Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 16:41

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 18:57

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Yesterday at 12:56

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Yesterday at 12:51

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Yesterday at 12:46

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:55

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:48

Trụ vững duyên thầy by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:34

Mái Nhà Chung by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:33

THIỀN TUỆ (diệt trừ đau khổ) by mytutru Tue 23 Apr 2024, 00:07

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 09:57

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:36

Bức tranh gia đình by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:09

Mẹo kho thịt by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 07:29

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 23:01

Trang Họa thơ Phương Nguyên 2 by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 22:56

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 21 Apr 2024, 06:38

Mức thù lao không ai dám nghĩ đến by Trà Mi Wed 17 Apr 2024, 11:28

KHÔNG ĐỀ by Phương Nguyên Wed 17 Apr 2024, 11:00

Cách xem tướng mạo phụ nữ ngoại tình, không chung thủy by mytutru Tue 16 Apr 2024, 11:59

Ở NHÀ MỘT MÌNH by Phương Nguyên Tue 16 Apr 2024, 09:59

HÁ MIỆNG CHỜ SUNG by Phương Nguyên Sun 14 Apr 2024, 13:29

Trang thơ vui Phạm Bá Chiểu by phambachieu Fri 12 Apr 2024, 15:48

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Fri 12 Apr 2024, 15:32

Chết rồi! by Phương Nguyên Fri 12 Apr 2024, 13:57

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Thu 11 Apr 2024, 17:43

THẬN TRỌNG SIÊU LỪA by mytutru Wed 10 Apr 2024, 20:33

Không đánh, không mắng, không phạt, không có học sinh ưu tú by Trà Mi Wed 10 Apr 2024, 11:45

KHÓ NGỦ by Phương Nguyên Wed 10 Apr 2024, 01:46

MỘT CHÚT BUỒN by Phương Nguyên Tue 09 Apr 2024, 15:33

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Công và tội của vua Gia Long

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7112
Registration date : 01/04/2011

Công và tội của vua Gia Long Empty
Bài gửiTiêu đề: Công và tội của vua Gia Long   Công và tội của vua Gia Long I_icon13Mon 03 Apr 2023, 13:33

Hành vi bán nước của Nguyễn Ánh

Hầu hết sách sử đều công nhận rằng vua Gia Long tức là Nguyễn Ánh có công thống nhất đất nước sau nhiều năm chia cắt phân tranh giữa các lực lượng Đàng Trong và Đàng Ngoài. Gia Long cũng là người đầu tiên đã làm chủ một nước Việt Nam thống nhất từ ải Nam quan đến mũi Cà mau bao gồm các những hòn đảo trong vịnh Bắc Việt và các quần đảo Hoàng sa, Trường sa, Côn lôn, Thổ chu và đảo Phú quốc. Mặc dù có công đánh đổ chúa Nguyễn ở miền Nam, chúa Trịnh ở miền Bắc và đánh đuổi quân Thanh cùng Lê Chiêu Thống để cai trị Bắc Hà, ba anh em Tây Sơn chưa bao giờ kiểm soát toàn bộ lãnh thổ Việt Nam trong cùng một lúc.

Tuy nhiên lịch sử cũng không thể bỏ qua không lên án hành vi bán nước của Nguyễn Ánh cụ thể như sau:

1) Ủng hộ quân Thanh:

Năm 1988 khi Tôn Sĩ Nghị mang quân xâm lược Bắc hà, Nguyễn Ánh đang trấn thủ ở Gia định bèn sai Phạm Văn Trọng và Lâm Đồ mang thư bày tỏ sự ủng hộ và chở 50 vạn cân gạo ra giúp quân Thanh nhưng thuyền đi giữa đường bị gió bão đắm hết cả.

2) Thần phục Xiêm La

Cuối năm Nhâm Dần (1782), chúa Nguyễn sợ quân Tây Sơn sẽ vào nữa nên bàn với các tướng để thần phục Xiêm La, trên danh nghĩa liên minh:

… sai Cai cơ Lê Phúc Ðiển, Tham mưu Lê Phúc Bình sang Xiêm. Vua thấy giặc Tây Sơn liền năm vào cướp, lòng lo lắm, dụ cho các tướng rằng: “Giặc nay dẫu thua, sang xuân hẳn lại vào cướp. Ta quân yếu tướng ít thì lấy gì mà chống? Kế sách ngày nay không gì bằng kết hảo với nước Xiêm để nhờ giúp đỡ khi hoãn cấp”. Bèn chế hoa vàng hoa bạc, sai bọn Phúc Ðiển sang thông hiếu.

Sử triều Nguyễn cố ý dùng hai chữ “thông hiếu” để miêu tả tương quan Xiêm – Việt nhưng thực tế, việc triều cống cây vàng bạc mang ý nghĩa thần phục kèm theo những nhiệm vụ và quyền lợi nhất định, quan trọng nhất đối với chúa Nguyễn là việc trợ giúp quân sự của Xiêm La (và các thuộc quốc của họ) để chống lại Tây Sơn. Cây vàng bạc được giải thích như sau:

… là một cây giả có lá và hoa bằng bạc hay vàng. Tục lệ tiến cống cây vàng bạc hàm ý rằng người gửi bằng lòng vai trò phiên thuộc đối với quốc gia họ đem đến. Ðó là một biểu tượng của thần phục. Một cách tổng quát, triều đình Thái ở Bangkok [hay Thonburi hoặc Ayutthaya] không trực tiếp cai trị một phiên thuộc như một phần của vương quốc mà để cho họ khá tự do trong việc điều hành các vấn đề nội trị, ngoại trừ tất cả các liên hệ với bên ngoài đều do Bangkok chủ trì và người thủ lãnh phải được Bangkok thừa nhận. Bangkok cũng bảo đảm rằng họ sẽ bảo vệ phiên thuộc đó một khi bị đe dọa từ bên ngoài. Ðể đáp lại, nước chư hầu có nhiệm vụ cung cấp binh đội cho triều đình Xiêm La khi được yêu cầu và thủ lãnh của các chư hầu cũng phải sang Bangkok mỗi khi có những dịp quan trọng, chẳng hạn như việc đăng quang của một tân vương. Sau cùng, nước chư hầu phải tiến cống “Cây Vàng Bạc”sang Bangkok cứ ba năm một lần.

Theo tài liệu của nước ta thì chúa Nguyễn sang Xiêm năm 1784, sau đó có những lần đi theo viện binh trở về, đến 1787 thì về hẳn trong nước. Như trên đã nói, chúa Nguyễn trước đây triều cống cây vàng bạc cho Xiêm [coi như đã giao ước thần phục] nên khi qua Bangkok, việc đầu tiên ông đòi hỏi là viện trợ quân sự để về lấy lại nước:

… Tháng Ba mùa xuân năm thứ 7, Giáp Thìn [1784] xa giá đến Xiêm La kể lại đầu đuôi mọi gian lao và cầu xin viện binh để lấy lại nước. Vua Xiêm lấy lễ để an ủi tiếp đãi và tặng quà rất hậu. Phật vương [vua Xiêm] còn lấy tình giao hảo láng giềng hứa cử nghĩa binh giúp vua lấy lại nước. Nhị vương Xiêm La nhân đó nhắc lại việc năm trước là khi giao hòa với Thoại Ngọc hầu ở Cao Miên đã ước thề rằng nếu có hoạn nạn thì cứu lẫn nhau, nguyền hết sức với nhau. Không bao lâu, gặp khi Miến Ðiện xâm lấn ngoài biên, Nhị vương phải xuất chinh, nên ủy cho cháu là Chiêu Tăng làm soái tướng, Chiêu Sương làm tiên phong đem 2 vạn thủy binh cùng 300 thuyền chiến chọn ngày mùng 9 tháng Sáu khởi hành đưa vua vềnước, Tiếp Quận công theo hộ giá.

   Quân Xiêm sang giúp chúa Nguyễn lần thứ nhất

Một chi tiết không thấy ghi trong sử Việt Nam là việc quân Xiêm sang giúp chúa Nguyễn năm Quý Mão (1783). Theo Xiêm La thực lục [đệ Nhất kỷ], năm đó vua Xiêm sai Phraya Nakhosawan đem một đạo quân sang Chân Lạp, tuyển thêm một đạo quân Miên đi theo. Liên quân Xiêm Miên tiến sang nước ta bằng đường thủy.

Người chỉ huy lực lượng Tây Sơn khi đó là Ðông Ðịnh Vương Nguyễn Lữ [Ong Tinh Wuang theo sử Xiêm La] khi nghe tin quân Xiêm tiến qua liền sai người chặn đánh tại Sadec, hai bên đụng độ nhiều trận ác liệt. Phraya Nakhonsawan bắt được của Tây Sơn một số chiến thuyền và tù binh cùng nhiều loại khí giới nhưng sau đó đem trả lại. Phraya Wichinarong và một số tướng lãnh không đồng ý viết mật thư tố cáo Nakhonsawan phản quốc. Vua Xiêm ra lệnh cho quân Xiêm rút về, Phraya Nakhonsawan cùng 12 người khác bị xử tử tại nghĩa địa của chùa Photharam ở phía đông kinh thành.

   Quân Xiêm sang giúp chúa Nguyễn lần thứ hai

Việc Xiêm La đem quân giúp chúa Nguyễn năm Giáp Thìn (1784) được minh định từ nhiều phía. Theo tài liệu các nhà truyền giáo thuật lại thì:

… Bấy giờ [vua Xiêm] lại đãi vua An Nam cách lịch sự, cùng bảo giao nghĩa với nhau và quyết đánh quân Tây Sơn. Vua An Nam đã biết tỏ các đều ấy là chước bề ngoài, vì hai vua Xiêm chẳng thật lòng cứu giúp mình. Vậy vua An Nam ở trong Bang Cốc, mà tuy rằng, chẳng phải giam lại hai vua ở lịch sự bề ngoài, song chẳng khác chi như phải giam vì rằng có kẻ rình chực canh giữ luôn.

Hai vua Xiêm ra dấu như thể có ý giữ lời đã hứa, mà sai nhiều binh sĩ sang đánh giặc cho yên mà chia ra hai toán: một toán đi bộ, một toán đi thủy. Cháu đồng tông hai vua ấy, tên Triều Cẩn, thì làm quan đại tướng quân cai các toán ấy. Vua An Nam thì cũng có quan tướng An Nam, tên là ông Thê, vua đã tình cờ gặp trong thành Băng Cốc.


Ðối chiếu với các chi tiết khác trong sử nước ta, ông Thê chính là Châu Văn Tiếp. Châu Văn Tiếp trước đây cùng một số thuộc hạ theo đường bộ chạy sang Xiêm tìm chúa Nguyễn, nay được phong làm Bình Tây đại đôđốc chỉ huy toàn bộ lực lượng Việt Nam đổ bộ lên Kiên Giang rồi tiến đánh các xứ từ Hà Tiên đến Vĩnh Long. Tháng Mười năm đó, Châu Văn Tiếp bị thương ở Mân Thít rồi chết, chúa Nguyễn hết sức thương tiếc.

Ðại Nam thực lục, đệ Nhất kỷ chép:

… Mùa hạ, tháng Sáu, vua từ nước Xiêm đem quân về Gia Ðịnh. Vua Xiêm sai cháu là Chiêu Tăng và Chiêu Sương đem 2 vạn thủy quân và 300 chiến thuyền để giúp.

Vua lấy Chu Văn Tiếp làm Bình Tây đại đô đốc, điều bát các quân. Ngày Nhâm Thìn
[tính ra là ngày 9 tháng Sáu hay 25-7-1784], xuất phát từ thành Vọng Các, đi ra cửa biển Bắc Nôm.

Mùa thu, tháng Bảy, quân ta tiến đánh được đạo Kiên Giang, phá được Ðô đốc giặc là Nguyễn Hóa ở sông Trấn Giang, rồi thẳng đến xứ Ba Xắc, Trà Ôn, Mân Thít, Sa Ðéc, chia quân đóng đồn.

Lấy Mạc Tử Sinh làm Tham tướng trấn Hà Tiên, quản lý binh dân sự vụ…

Vua thấy quân Xiêm tàn bạo, đến đâu là cướp bóc đấy, nhân dân ta oán rất nhiều, bảo các tướng rằng: “Muốn được nước phải được lòng dân. Nay Chu Văn Tiếp đã mất, quân Xiêm không ai chế ngự được. Nếu được Gia Ðịnh mà mất lòng dân thì ta cũng không nỡ làm. Thà hãy lui quân để đừng làm khổ nhân dân”.


Trong khi chúa Nguyễn đi cùng với viện binh Xiêm trở về, lực lượng của ông nhân thế đó đã tấn công và thắng nhiều trận suốt từ Kiên Giang đến vùng Vũng Bèo làm chủ một khu vực rộng lớn khắp miền Hậu Giang:

… Mùa đông, tháng 10, Ngoại tả chưởng dinh bình tây đại đô đốc Chu Văn Tiếp đem thủy binh đánh giặc ở sông Mân Thít [Trà Vinh]. Chưởng tiền giặc là Bảo cự chiến hồi lâu. Văn Tiếp nhảy lên thuyền, bị giặc đâm trúng. Vua vẫy quân đánh gấp, chém được Chưởng tiền Bảo. Quân giặc bị tử thương rất nhiều, phải bỏ thuyền chạy. Phò mã giặc là Trương Văn Ða chạy đến Long Hồ [Vĩnh Long]. Quân ta bắt được thuyền ghe khí giới rất nhiều.

Trong khi đó quân Xiêm tiến xuống chiếm khu vực Ba Thắc đóng quân lại đây, một phần vì đa số dân là người Cao Miên, một phần vì khu vực này trù phú, tàu bè buôn bán qua lại nhiều mà các nhà truyền giáo viết là “… rất giàu có, nhiều quân Ngô [người Hoa] quen sang buôn bán ở đó”. Một miêu tả chung của nhiều nguồn khác nhau là quân Xiêm trong những tháng chiếm đóng rất vô kỷ luật, chỉ lo ăn chơi cướp bóc, gian dâm phụ nữ.

Khi nghe tin quân Xiêm hiệp lực với chúa Nguyễn đang tiến chiếm Gia Ðịnh, Nguyễn Nhạc sai Nguyễn Huệ đem binh thuyền vào cứu Sài Gòn. Hai bên đụng độ nhiều trận nhưng không phân thắng bại. Khi quân bộ của Xiêm La kéo đến, toán quân này hợp cùng quân thủy đóng ở Trà Suốt, lập thành một chiến lũy dài để cự địch.

Quân của Nguyễn Huệ kéo đến, mai phục ở Rạch Gầm và sông Xoài Mút rồi dụ quân Xiêm vào. Thủy quân Xiêm kéo đến giao chiến trước nhưng quân Tây Sơn thế hăng, Nguyễn Huệ dùng binh rất nghiêm chỉ tiến chứ không lùi nên quân Xiêm không cự nổi. Bao nhiêu chiến thuyền đều bị lấy hết sạch khiến tướng lãnh Xiêm La phải bỏ thuyền lên bộ hợp với quân Miên và quân chúa Nguyễn đã đóng sẵn lập trận chống cự. Nguyễn Huệ thừa thắng tiến lên, liên quân Xiêm La – Gia Ðịnh lớp chết lớp bị bắt làm tù binh. Hai tướng Xiêm Chiêu Tăng, Chiêu Sương chỉ còn vài ngàn quân theo đường núi Chân Lạp chạy về nước.

… Huệ đến, đánh vào trận không được, muốn đem quân về. Có tên phản thần là Lê Xuân Giác bày kế cho Huệ đem hết quân mạnh mai phục ở Rạch Gầm và ở sông Xoài Mút [thuộc tỉnh Ðịnh Tường], rồi dụ quân Xiêm lại đánh. Tướng Xiêm là Chiêu Tăng và Chiêu Sương không hiểu địa thế khó dễ ra sao, cậy mình thắng luôn, bèn dẫn quân tiến thẳng đến Mỹ Tho, cuối cùng bị phục binh của giặc thủy bộ hai mặt ập đánh. Chiêu Tăng và Chiêu Sương thua to bỏ chạy, chỉ còn vài nghìn lính theo đường núi Chân Lạp mà chạy về. Lê Văn Quân và các quân cũng đều vỡ chạy. Cai cơ quản Nội thủy Trung thủy là Nguyễn Văn Oai chết trận [truy tặng Chưởng cơ].

Xiêm La thực lục, đệ Nhất kỷ chép:

… Vào tháng năm [lịch Xiêm, khoảng tháng 3, dương lịch] của năm Thìn [Year of the Great Snake] [Giáp Thìn, 1785] nhà vua sai cháu [nephew] là Chaofa Kromluang Thepharirak chỉ huy một đội chiến thuyền và năm ngàn quân, với lệnh là tấn công và tái chiếm – không được thất bại – lãnh thổ Sài Gòn cho Ong Chiang Su [chúa Nguyễn]. Nhà vua cũng cho phép đích thân Ong Chiang Su đi theo với đoàn quân. Một toán quân đường bộ do Phraya Wichinarong chỉ huy được lệnh tiến theo đường Cam Bốt và điều động thêm một đoàn quân Cao Miên. Chaophraya Aphaiphubet tuyển thêm một lực lượng 5.000 quân Cam Bốt để đi cùng quân Thái.

Phraya Wichinarong đưa đạo quân Thái – Cam Bốt tấn công vào Piamchopsadaek [Sa Ðéc]. Tại một địa điểm có tên là Phraek Phrayaman [Nha Mân], họ đụng độ và đánh với quân Tây Sơn vài trận. Quân Việt chống không nổi phải rút lui. Phraya Wichinarong liền tiến lên về phía Piambarai và tấn công vào những vị trí đóng quân tại huyện Ban Payung.

Cháu của vua là Chaofa Kromluang Thepharirak, cùng với các tướng lãnh cao cấp cùng Ong Chiang Su từ biệt nhà vua và đưa chiến thuyền đi ra thẳng tiến theo hướng biển đến Banteay Meas. Quân tại Banteay Meas dưới quyền của Phraya Rachasetthi và Phraya Thatsada được điều động để tăng viện. Liên quân tiến vào sông Bassac và dừng lại tại rạch Wamanao.


Xem như thế lực lượng bản bộ của quân Xiêm ít nhất cũng hơn một vạn người bao gồm 5.000 đi theo đường thủy và trên dưới một vạn đi theo đường bộ. Lực lượng đó đi đến đâu tăng viện đến đó nhất là Chân Lạp đang là thuộc quốc của họ nên có nghĩa vụ phải phụ lực một khi được yêu cầu. Ít nhất ta thấy cũng có ba đạo quân Miên trong đó 5.000 người của Chaophraya Aphaiphubet và hai đạo quân của Phraya Rachasetthi, Phraya Thatsada không rõ bao nhiêu.

Ngoài ra họ còn có thêm những cánh quân do dư đảng chúa Nguyễn đang nằm sẵn trong nước, tính ra tổng cộng phải nhiều hơn hai vạn cho cả ba thành phần Xiêm – Miên – Việt. Theo tài liệu của Vũ Thế Doanh trong Mạc thị gia phả thì quân Xiêm lên đến 5 vạn người (bao gồm 2 vạn quân thủy và 3 vạn quân bộ theo đường Cao Miên).

Việc quân Xiêm đem “hai vạn thủy quân và 300 chiến thuyền” sang nước ta rồi bị đánh bại tại Mỹ Tho đã trở thành một biến cố lịch sử được khai thác rất cặn kẽ. Sử triều Nguyễn cũng nhấn mạnh “từ sau cuộc bại trận năm Giáp thìn, miệng tuy nói khoác mà lòng thì sợ Tây Sơn như cọp…”. Trong tình hình tứ cố vô thân, chúa Nguyễn cho người chạy sang Xiêm cáo cấp và cùng thuộc hạ bỏ trốn ra một hòn đảo tít ngoài khơi. Tuy nhiên, chúa Nguyễn cũng không yên nên lại chạy vì “… quân Tây Sơn đuổi bức sát đến Thổ Châu. Vua lại sang đảo Cổ Cốt, gặp Cai cơ Trung đem binh thuyền Xiêm đến đón, vua bèn sang Xiêm…”.

Từ khi xảy ra trận Rạch Gầm (đêm mồng 8 rạng mồng 9 tháng Chạp năm Giáp Thìn tức 19-1-1785) đến khi chạy ra Thổ Châu, lênh đênh các nơi tới Cổ Cốt (Ko Kut) (vào khoảng tháng Hai năm Ất Tỵ) rồi đến Bangkok tháng Ba, ngày Canh Tuất (tức ngày 9-4-1785), tính ra thời gian cũng chừng vài tháng.

Sau hai lần thất bại, vua Xiêm cho chúa Nguyễn và những người theo ông định cư tại phía nam huyện Tonsamrong (ta gọi là Long Kỳ ngoại thành Bangkok), và trợ cấp một khoản tiền là 5 chang [400 bat, không rõ giá trị ngày nay là bao nhiêu] hàng năm. Vua Xiêm cũng tặng cho Nguyễn Ánh những huy hiệu (insignia) bao gồm một khay trầu, một bình nước bằng vàng, một thanh kiếm có khảm vàng và một lọng che cán ngắn. Ðây cũng là những gì mà Nặc Ông Eng (Ấn hay In theo sử ta) – một ông hoàng Chân Lạp khi đó đang được nuôi dưỡng tại Bangkok – được hưởng. Nói chung, chúa Nguyễn được triều đình Xiêm đối xử như một hoàng tử thuộc quốc lưu lạc trên đất nước họ theo đúng nghi lễ bình thường. Ðiều đó cũng dễ hiểu vì chúa Nguyễn lúc này không có đất mà cũng chẳng có dân, chỉ có một đội quân đi theo tương đối ít ỏi, tương lai còn bấp bênh hơn Nặc Ông Eng.

Về sinh hoạt thường ngày, Nguyễn Ánh cũng được lâm triều như một quan lại, di chuyển bằng một chiếc thuyền kiểu Việt Nam có sáu tay chèo và vài tùy tòng đứng cầm lọng. Sử Xiêm La cũng viết thêm là trong triều đình, chúa Nguyễn được xếp tại một sảnh (gallery) phía tây điện Amarintharaphisek (Amarin Throne Hall), ngay trước tổng quản Ngự Lâm Quân (Krom Tamruat). Ông được phép ngồi xếp bằng theo kiểu người Việt, có một thông ngôn là Phra Ratchamontri đi theo. Theo một bức tranh của Thái Lan vẽ cảnh chúa Nguyễn hội kiến với vua Rama I trong điện Amarin năm 1782 còn lưu trữ trong văn khố hoàng gia Xiêm ta thấy miêu tả không sai, tất cả các quan Xiêm La quỳ mọp chắp tay theo nghi thức của họ còn Nguyễn Ánh mặc y phục và đóng khăn kiểu Việt Nam, ngồi xếp bằng ngay trước ngai vàng, đối diện với vua Xiêm.

(còn tiếp)

Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7112
Registration date : 01/04/2011

Công và tội của vua Gia Long Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Công và tội của vua Gia Long   Công và tội của vua Gia Long I_icon13Thu 06 Apr 2023, 08:47


3) Cắt đất cho Vạn Tượng

Phủ Trấn Ninh gồm 8 huyện ở phía tây tỉnh Nghệ An (chưa rõ bao nhiêu dặm, nhưng ước chừng lớn gấp đôi tỉnh Nghệ An hiện nay). Đời Lê Thánh Tông đánh phá Ai Lao đã lấy đất đặt làm phủ này. Khi Gia Long lên ngôi đã cắt vùng này cho Vạn Tượng để lôi kéo sự ủng hộ.

Theo Khâm định Việt sử Thông giám cương mụcː

    "Tháng 7, mùa thu. 1448. Tồn Bồn Man cầu xin phụ thuộc về ta. Triều đình đem đất của Tồn Bồn Man đặt làm châu Quy Hợp. Lời chua - Tồn Bồn Man: Đất này ở về phía tây tỉnh Nghệ An, đông nam giáp miền thượng du Nghệ An và phần rừng rú thuộc Quảng Bình, tây bắc giáp châu Ninh Biên thuộc Hưng Hóa và miền thượng du thuộc Thanh Hóa, phía dưới tiếp giáp với Quỳ Châu và Tương Dương thuộc Nghệ An. Tồn Bồn Man còn tên nữa là Bồn Man, Cầm Lư thị nối đới làm thổ tù. Khi Lê Thái Tổ đã khai quốc, Bồn Man mới bắt đầu đến triều cống. Dưới triều Lê Nhân Tông, năm Thái Hòa thứ 5 (1447), Bồn Man đến tiến cống voi và xin phụ thuộc về ta. Nhà vua xuống chiếu cho đổi Bồn Man làm châu Quy Hợp lệ thuộc vào phủ Lâm An. Theo Nhất thống chí của Lê Định thì châu Quy Hợp có 12 sách và động, đều là dân người Mán cả. Có quan quân đóng ở đó để phòng thủ. Từ đồn Quy Hợp này đi lên phía tây thì đến phủ Trấn Ninh, đường dài 1.929 tầm. Đó là con đường mà nước Vạn Tượng sang ta triều cống tất phải đi qua."

Năm 1478, Cầm Công (hay Lư Cầm Công thủ lĩnh của Bồn Man) liên kết với Lan Xang đem binh quấy nhiễu châu Quy Hợp[8]. Vua Lê Thánh Tông sai các tướng Lê Thọ Vực, Trịnh Công Lệ... đánh quân Bồn Man và Lão Qua. Quân Đại Việt đi chia làm 5 đạo từ Nghệ An, Thanh Hóa, Hưng Hóa và đã đánh bại đồng thời đánh đuổi tới lưu vực sông Mê Kông giáp với Miến Điện ngày nay.

Theo Việt Nam sử lược thì:

Sau khi Cầm Công bị giết, vua Lê Thánh Tông đã sáp nhập lãnh thổ Bồn Man vào Đại Việt, đặt tên là Phủ Trấn Ninh và giao cho một người họ hàng của Cầm Công là (Lư) Cầm Đông làm Tuyên úy Đại sứ và đặt các quan cai trị (Quy Hợp) như trước.[9]. Vùng đất này đặt thành phủ Trấn Ninh, gồm 7 huyện là:

   Cảnh Thuần (景淳)
   Châu Lang (珠琅),
   Kim Sơn (金山),
   Minh Quảng (明廣),
   Quang Vinh (光荣),
   Thanh Vị (清渭),
   Trung Thuận (忠顺).


Vào khoảng thời gian cuối những năm Vĩnh Hựu (1735-1739) thời Lê Ý Tông, Trấn Ninh (với cả Sầm Châu và Trình Quang) bị một hoàng thân nhà Lê là Lê Duy Mật chiếm cứ (bắt giam tù trưởng Trấn Ninh là (Lư) Cầm Hương), chống lại nhà Lê-Trịnh. Năm 1770, Trịnh Sâm điều quân sang đánh dẹp Lê Duy Mật, lập lại Trấn Ninh và giao cho cháu Cầm Hương là Lư Cầm Uẩn làm tù trưởng. Đến cuối thế kỷ 18 (thập niên 1770), vương quốc Xiêm đã hình thành và lớn mạnh, thì Muang Phuan (Trấn Ninh), trở thành một chư hầu của Xiêm, nhưng vẫn triều cống Đại Việt.

Thời nhà Tây Sơn Việt Nam, các tù trưởng Trấn Ninh, theo Xiêm và Vạn Tượng (Viêng Chăn) chống lại nhà Tây Sơn. Năm 1791, Trần Quang Diệu mang 3 vạn quân sang Trấn Ninh bắt được các tù trưởng Thiệu Kiểu, Thiệu Đế của Trấn Ninh.

Năm 1802, Gia Long đem đất Trấn Ninh cắt cho vương quốc Vạn Tượng của A Nỗ (Anouvong).

Sự việc này được chép ngắn gọn trong Khâm định Việt sử Thông giám cương mục:

    “ Trấn Ninh: Đất Bồn Man xưa, hồi đầu triều Lê, họ Cầm nối nhau làm phụ đạo; đến Lê Thánh Tông chia đất này lập ra làm phủ Trấn Ninh, quản lãnh 7 huyện: Kim Sơn, Thanh Vị, Cảnh Thuần, Quang Minh, Minh Quảng, Quang Lang và Tư Thuận, cho họ Cầm nối đời làm tù trưởng. Cuối năm Vĩnh Hựu (niên hiệu Lê Ý Tông 1735-1739), Lê Duy Mật chiếm cứ, đến năm Cảnh Hưng thứ 31 (1770) mới dẹp yên được, lại cho họ Cầm được nối đời quản trị. Bản Triều, năm Gia Long thứ nhất (1802) đem đất ấy phong cho nước Vạn tượng. ”

Đại Nam thực lục cũng chép:

    “ Trước kia vua từ thành Gia Định ra đánh miền Bắc, quốc trưởng nước Vạn Tượng là Chiêu ấn nhiều lần cho binh theo quan quân ở miền thượng đạo đi đánh giặc. Khi Bắc Hà đã định, vua lấy đất Trấn Ninh ban cho.”

Như vậy sau hơn 300 năm thuộc về lãnh thổ Đại Việt dưới thời nhà Hậu Lê và nhà Tây Sơn, Trấn Ninh đã trở về tay người Lào.

Vua Minh Mạng (con trai Gia Long) từng khen Trấn Ninh là "đất ấy hiểm yếu, đời Lê trước Lê Duy Mật chiếm giữ hơn 30 năm, nhà Lê không làm gì được, hình thế vững chắc như thế đấy". Minh Mạng biện hộ cho việc Gia Long cắt vùng đất này cho Vạn Tượng là "không tính đến tiểu tiết".

(còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7112
Registration date : 01/04/2011

Công và tội của vua Gia Long Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Công và tội của vua Gia Long   Công và tội của vua Gia Long I_icon13Thu 06 Apr 2023, 09:56


4) Hiệp ước Versailles (1787)

Hiệp ước Versailles năm 1787 (tiếng Pháp: Traité de Versailles de 1787) là một hiệp ước được ký kết giữa một bên là hầu tước Montmorin đại diện cho vua nước Pháp Louis XVI, một bên là Pigneau de Behaine (Bá Đa Lộc) thay mặt Nguyễn Ánh. Nội dung chủ yếu là việc Nguyễn Ánh đồng ý cắt lãnh thổ Việt Nam cho Pháp để Pháp đưa quân đội, vũ khí sang giúp đánh nhà Tây Sơn.


Công và tội của vua Gia Long Signat10

Chữ ký của Armand Marc, comte de Montmorin, Bộ trưởng bộ Ngoại giao và Hải quân Pháp, trong Hiệp ước Versailles 1787. Chữ ký còn lại Evèque d'Avran, hay Pigneau de Béhaine.


Do nhiều yếu tố, đặc biệt là cuộc Cách mạng Pháp năm 1789 lật đổ Hoàng gia, nên nước Pháp đã không thi hành Hiệp ước Versailles 1787, nên theo sử gia Tạ Đại Chí Trường, giá trị Hiệp ước Versailles 1787 chỉ là tờ giấy lộn. Tuy nhiên Hiệp ước Versailles vẫn trở thành một di họa đối với Việt Nam. Về sau, Pháp đã dựa vào hiệp ước này để làm cớ yêu cầu nhà Nguyễn cắt đất, và sau đó xâm lược Việt Nam vào năm 1858. Sau này tác giả Faure chép truyện Bá Đa Lộc, có nuối tiếc rằng nếu Hiệp ước thành sự thực thì Pháp có thể chiếm Việt Nam sớm hơn mấy chục năm:

“Nếu lúc ấy Chính phủ Pháp sẵn sàng giúp ông Bá Đa Lộc thì ông ấy đã giúp cho nước Pháp hoàn thành cuộc bảo hộ ở An Nam ngay từ cuối thế kỷ 18, để sau khỏi phải dùng đến chiến sự mới xong công việc”.

Bối cảnh

Năm 1782, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ đem quân vào đánh đất Gia Định, Nguyễn Ánh phải chạy về Ba Giống, rồi ra đảo Phú Quốc. Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ rút về Quy Nhơn, Nguyễn Ánh lại tái chiếm Gia Định, năm 1783, Nguyễn Huệ lại mang quân đánh khiến Nguyễn Ánh phải lánh ra Phú Quốc. Nguyễn Huệ đánh ra Phú Quốc, Nguyễn Ánh chạy ra Côn Lôn, Nguyễn Huệ đem thuyền vây Côn Lôn, nhờ có bão mà Nguyễn Ánh chạy thoát ra đảo Cổ Cốt, rồi lại về Phú Quốc.

Bây giờ Nguyễn Ánh lương thực hết, phải hái rau, tìm củ chuối để ăn, thế cùng lực kiệt. Trước đây Nguyễn Ánh có quen với người Pháp, làm giám mục đạo Gia Tô tên là Bá Đa Lộc (Pierre Pigneau de Béhaine, évêque d'Adran) khi ấy Bá Đa Lộc đang ở Chantaboun (thuộc nước Xiêm), Nguyễn Ánh bèn sai người đến bàn việc. Bá Đa Lộc khuyên Nguyễn Ánh cầu viện nước Pháp, nhưng phải cho Hoàng tử Cảnh đi làm tin thì mới được.

Mọi sự sắp xếp đã rồi, nhưng vì trái gió mùa, Bá Đa Lộc chưa đi tàu về Pháp được. Nguyễn Ánh trong bụng chưa quyết hẳn việc cầu viện nước Pháp, liền sang nước Xiêm La xin cứu viện. Nước Xiêm mang 3 vạn quân, 300 chiếc thuyền tiến sang Đại Việt. Nguyễn Nhạc nghe tin, cử Nguyễn Huệ đem binh vào, đánh bại quân Xiêm La ở Trận Rạch Gầm - Xoài Mút vào tháng 1 năm 1785.

Diễn biến

Vào cuối năm 1783, Nguyễn Ánh giao cho Bá Đa Lộc vai trò "sứ giả đặc biệt của vua Nam Hà" với một tờ quốc thư 14 khoản cầu viện Pháp và quốc ấn để vị Giám mục này được toàn quyền thay mặt Nguyễn Ánh sang Pháp cầu viện triều đình vua Louis XVI. Đi kèm với Bá Đa Lộc là con cả của Nguyễn Ánh là Nguyễn Phúc Cảnh và các tướng Phạm Văn Nhơn, Nguyễn Văn Liêm. Sinh mạng của cậu bé về sau trở thành hoàng tử trưởng nhà Nguyễn, khi ấy mới lên 4 tuổi bị đưa ra "thế chấp" "làm con tin" trong cuộc cầu viện này.

Nhưng mãi đến cuối năm 1784, đoàn thuyền của Bá Đa Lộc mới rời Việt Nam rồi sau đó lại bị kẹt ở Pondichéry, Ấn Độ (thuộc Pháp). Đến giữa 1786 họ rời khỏi Pondichéry và tới hải cảng Lorient ở Pháp vào tháng 2 năm 1787. Mất một thời gian vận động khá lâu, đến đầu tháng 5 năm 1787, Bá Đa Lộc cùng hoàng tử Cảnh mới được tiếp kiến vua Louis XVI. Ngày 28 tháng 11 năm 1787, tại cung điện Versailles, Thượng thư Bộ Ngoại giao Pháp là Armand Marc, Bá tước de Montmorin, thay mặt vua Pháp ký với đại diện của Nguyễn Ánh là Giám mục Bá Đa Lộc bản hiệp ước "Tương trợ tấn công và phòng thủ" (thường gọi là Hiệp ước Versailles).

Nội dung

Hiệp ước này gồm có 10 khoản, nội dung chính là về việc vua Pháp cam kết cung cấp cho Nguyễn Ánh 4 chiếc tàu chiến loại frégaté cùng 1.200 bộ binh 200 pháo binh và 250 lính Cafres (lính da đen châu Phi) và các phương tiện trang bị vũ khí tương ứng; ngược lại Nguyễn Ánh phải chấp thuận:

Cắt cửa biển Đà Nẵng và quần đảo Côn Lôn cho Pháp, cho phép người Pháp được quyền tự do buôn bán và kiểm soát thương mại của người nước ngoài ở Việt Nam.
Phải cung cấp thủy thủ, tàu bè, lương thực và quân nhu thiết yếu cho Pháp khi Pháp có chiến tranh với một nước khác ở khu vực Viễn Đông.
Mỗi năm phải đóng một chiếc tàu, y như tàu của nước Pháp đã cho sang giúp, để đem sang trả cho vua nước Pháp.

Thực hiện

Ngày 27 tháng 12 năm 1787, Bá Đa Lộc cùng hoàng tử Cảnh rời Pháp và trở lại Pondichéry để đợi sự chi viện từ phía chính quyền Louis, nhưng ngày 14 tháng 7 năm 1789 giới bình dân Pháp đã làm cuộc cách mạng lật đổ triều đại phong kiến Louis, thiết lập nền cộng hòa tư sản, cộng thêm việc Bá tước nhận trách nhiệm chi viện là De Conway vốn có hiềm khích với Bá Đa Lộc đã tấu sàm, nước Pháp tỏ ra không muốn nhắc đến hiệp ước cũ nữa.

Theo Lịch sử nội chiến Việt Nam 1787 (Tạ Đại Chí Trường), nguyên nhân chính khiến nước Pháp không thực hiện Hiệp ước Versailles bởi: Nước Pháp tài chính bị kiệt quệ đến nỗi 10 ngày trước ký thỏa ước Versailles, triều đình Pháp trù liệu vay 420 triệu đồng livres. Thêm nữa trước đó một tháng, nước Phổ đã tràn vào chiếm nước Cộng hòa Batave, đánh đổ đảng thân Pháp làm cho Pháp mất đồng minh trên mặt biển là yếu tố cần thiết để giữ thuộc địa. Khi Bá Đa Lộc đi rồi, viên Trưởng văn phòng bộ thuộc địa mới bảo Do lệnh Vua cho Deconway hay rằng không tính tới chuyện viễn chinh Đông Dương.

Chờ mãi mà không nhận được sự chi viện từ Bá tước De Conway, Giám mục Bá Đa Lộc đã tự quyên góp tiền từ các thương gia có mưu đồ đặt cơ sở buôn bán ở Đại Việt cùng với số tiền 15.000 franc Pháp của gia đình mình cho, đem mua súng đạn và tàu chiến. Tháng 7 thì Bá Đa Lộc cùng hoàng tử Cảnh về đến Gia Định. Các hoạt động quyên góp tiền sau này hay xây dựng, sửa sang thành Gia Định, Vĩnh Long, Châu Đốc, Hà Tiên, Biên Hòa, Bà Rịa, huấn luyện cơ đội pháo thủ, tổ chức bộ binh và rèn luyện tập binh lính theo lối châu Âu, trung gia mua tàu chiến và vũ khí... đều có sự góp sức của những người Pháp mà do Bá Đa Lộc chiêu mộ, kêu gọi. Việc củng cố Gia Định cộng thêm sự giúp đỡ của người Pháp đã giúp cho thế lực của Nguyễn Ánh ngày càng mạnh, có thể đối đầu với Tây Sơn.

Các hoạt động giúp đỡ Nguyễn Ánh về mặt quân sự của Giám mục Bá Đa Lộc không phải là sự trợ giúp chính thức của chính phủ Pháp mà chỉ là hành động tự nguyện của một nhóm người theo sự chiêu mộ của Giám mục. Thực tế này đã bị cuộc cách mạng Pháp năm 1789 biến thành một "sự nhập nhằng không rõ ràng" và những biến động liên tục của nước Pháp từ cuộc cách mạng này khiến hơn nửa thế kỷ sau nước Pháp luôn phải hoài nghi và nuôi hy vọng hão huyền về những quyền lợi tại Việt Nam mà họ nghĩ lý ra là họ phải được nhận. Chính phủ Pháp chỉ còn ghi nhớ hiệp ước 1787 về công cuộc trợ giúp của người Pháp đối với Nguyễn Ánh ở Việt Nam, ngoài ra không còn một bằng cớ xác đáng nào về vấn đề đó.

Do Cách mạng Pháp nổ ra lật đổ Hoàng gia, nước Pháp đã không thực thi điều khoản nào trong Hiệp ước Versailles. Hiệp ước Versailles tuy được ký nhưng không còn giá trị.

Hậu quả

Việc không thi hành thỏa ước Versailles khiến các sử gia Pháp sau này thấy mất một cơ hội chiếm thuộc địa Đông dương sớm hơn gần một thế kỷ. Họ gọi nhà cầm quyền Pháp thời bấy giờ là phản bội, lừa dối, phỏng gạt.

Nước Pháp không thực hiện Hiệp ước nhưng Bá Đa Lộc đã kêu gọi các thương nhân người Pháp trợ giúp cho Nguyễn Ánh. Theo Tạ Đại Chí Trường, việc quân nhân, giáo sĩ Tây phương có mặt ở Gia Định cũng tức là đã mở cửa cho văn minh Tây phương tràn vào.

Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Công và tội của vua Gia Long Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Công và tội của vua Gia Long   Công và tội của vua Gia Long I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Công và tội của vua Gia Long
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Cười vỡ bụng-Song Long Hội full-phim hài Thành Long mới nhất 2012 full vietsub
» Ni Viện Phước Long A
» Hạ Long
» Sự thật về “Đô đốc Đặng Tiến Đông” ở Lương Xá! - Trúc Diệp Thanh
» Vịnh Hạ Long
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: TRÚC LÝ QUÁN :: Lịch Sử-