Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 23:55

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:53

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Yesterday at 19:40

5 chữ by Tinh Hoa Yesterday at 14:33

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Yesterday at 02:06

Vua Trời Hỏi Phật by mytutru Mon 16 Sep 2024, 22:10

BÀI GIẢNG RẤT HAY by mytutru Mon 16 Sep 2024, 20:09

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Mon 16 Sep 2024, 09:22

Những bài học thuộc lòng by buixuanphuong09 Mon 16 Sep 2024, 06:46

Đường luật by Tinh Hoa Mon 16 Sep 2024, 06:08

Kỳ thi Tú tài IBM ở Sài Gòn năm 1974 by Ai Hoa Sun 15 Sep 2024, 16:35

7 chữ by Tinh Hoa Sun 15 Sep 2024, 03:07

Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh by Trà Mi Sat 14 Sep 2024, 12:43

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Thu 12 Sep 2024, 07:44

Một thoáng mây bay 14 by Ai Hoa Wed 11 Sep 2024, 07:37

Tính cách của người Sài Gòn ngày xưa by Trà Mi Mon 09 Sep 2024, 08:28

Vinh Danh Trong Toàn Cầu Thập Bát Danh Nhân by Trà Mi Mon 09 Sep 2024, 07:21

Tin Thời Sự Và Những Bình Luận “Trái Chiều” by chuoigia Wed 04 Sep 2024, 21:29

Lục bát by Tinh Hoa Sat 31 Aug 2024, 23:09

Xe gắn máy tại miền Nam Việt Nam trước 1975 by Trà Mi Thu 29 Aug 2024, 14:22

Lưu Kỷ Niệm TX Ngọc Điền by mytutru Wed 28 Aug 2024, 16:25

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Tue 27 Aug 2024, 18:39

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Tue 27 Aug 2024, 14:36

Một thoáng mây bay 5 by Ai Hoa Tue 27 Aug 2024, 14:22

CHIA ĐAU CÙNG PHƯƠNG NGUYÊN by Ai Hoa Mon 26 Aug 2024, 15:19

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Thu 22 Aug 2024, 03:13

TRANG THƠ LƯU NIỆM PHƯƠNG, LÝ by buixuanphuong09 Wed 21 Aug 2024, 15:30

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:35

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:26

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:23

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Một thoáng mây bay 5

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2
Tác giảThông điệp
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10594
Registration date : 23/11/2007

Một thoáng mây bay 5   - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 5    Một thoáng mây bay 5   - Page 2 I_icon13Tue 19 Jul 2022, 08:24

Phương Nguyên đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
Trà Mi đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Một thoáng mây bay 5

Đầu năm học sinh viên chúng tôi được tham dự buổi trình luận án Tiến sĩ đệ tam cấp của thầy Lê Khắc Tích. Hội đồng Giám khảo có 4 giáo sư: GS Chu Phạm Ngọc Sơn, Trưởng ban Hoá lý và Hoá lý hữu cơ, chủ tịch Hội đồng, GS Nguyễn Ngọc Sương, Trưởng Ban Hoá hữu cơ, GS Nguyễn Văn Hoàng, Trưởng ban Hoá Vô cơ và Ứng dụng, và GS Nguyễn Thanh Khuyến, Tiến sĩ quốc gia về ngành Hoá phân giải. Tất cả các vị đều mặc lễ phục Tiến sĩ đặc trưng của Trường Đại học mình tốt nghiệp. Ngoài ra có GS Nguyễn Chung Tú, Khoa trưởng Khoa học Đại học đường (kiêm Trưởng ban Vật Lý). Mặc dù có nhiều thầy cô dạy lý thuyết và thực tập cùng ngồi dự phía dưới nhưng vì mới vào trường chúng tôi chẳng biết ai cả.  Thầy Tích mặc bộ complet màu đen, giọng đặc sệt miền Trung. Phần lớn sinh viên ù ù cạc cạc nghe thầy Tích trình bày luận án như là vịt nghe sấm. Sau phần trình bày các giàm khảo đặt câu hỏi và ứng viên trả lời. Cuối cùng Hội đồng giám khảo bước ra gian phòng phía sau họp chấm điểm.

Chừng khoảng 15 phút sau các vị trở lại, GS Chu Phạm Ngọc Sơn thay mặt Hội đồng giám khảo tuyên bố kết quả thầy Lê Khắc Tích đạt văn bằng Tiến sĩ đệ tam cấp hạng Tối danh dự với lời ban khen của HĐGK, tuy rằng khi trả lời câu hỏi đôi lúc thầy tỏ ra lúng túng. Cả giảng đường tiếng vỗ tay vang dội. Bạn tôi ghé tai bảo nhỏ: thường khi thầy hướng dẫn cho ra trình luận án thì hầu như đậu 100%, và đương nhiên chỉ có 2 thứ hạng, Danh dự và Tối danh dự. Sau này, tham gia vào hoạt động khoa học tôi mới biết thực ra luận án đã được các Giáo sư giám khảo duyệt trước và trình luận án chỉ là hình thức cho đúng thủ tục.

Thầy Tích được khoác vào lễ phục và đội nón Tiến sĩ của Trường. Trông mặt thầy thật là xúc động. Có bằng Tiến sĩ đệ tam cấp sẽ được tuyển vào ngạch Giảng sư uỷ nhiệm, chỉ số lương 630, không lớn hơn giáo sư Trung học đệ nhị cấp (chỉ số 470) bao nhiêu, nhưng chỉ phải dạy 3 giờ lý thuyết mỗi tuần và có thêm phụ cấp giảng dạy 15 ngàn và phụ cấp khảo cứu 15 ngàn nữa, cộng lại trên 60 ngàn đồng một tháng, đủ sống khá sung túc thời đó. Vì vậy hầu như vị nào cũng đều sắm xe hơi đi làm cả. Trong chương trình làmTiến sĩ đệ tam cấp, sinh viên phải có bằng Cử nhân giáo khoa và học một năm chứng chỉ đệ tam cấp, thi đậu xong làm khảo cứu thêm 2 năm để viết luận án. Rất ít người đậu chứng chỉ đệ tam cấp trong 1 năm và hầu như không có người nào trình luận án sau 2 năm. Nghe nói thầy Tích phải mất 7 năm để làm xong luận án!

Học đại học khác hẳn Trung học. Thầy cô cứ giảng bài trên bảng, sinh viên theo dõi và tự ghi chép. Không có điểm danh hiện diện. Không có kiểm tra tập vở. Không có sách giáo khoa bắt buộc. Sinh viên muốn tìm hiểu thêm thì tự vào thư viện mượn sách, nhưng sách khoa học thời này cực kỳ thiếu thốn, và dĩ nhiên, chưa có internet như bây giờ để search Google. Các thầy cô cũng quay cours ronéo bài giảng để bán cho những sinh viên không dự giảng hoặc lười ghi chép.

Ngoài giờ lý thuyết thì sinh viên được chia nhóm để học Thực tập. Trước khi học, các sinh viên phải đóng tiền thực tập và mua sách thực tập. Giờ thực tập là bắt buộc, nếu không dự đủ sẽ không được ghi danh dự thi cuối khoá. Điều này gây khó khăn cho quân nhân công chức và những người đang đi làm muốn học lên để thăng chức và cải ngạch tăng lương, vì thời trước không có cái gọi là hệ tại chức. Do vậy thay vì Khoa học, đa số bọn họ phải chọn học Đại học Văn khoa hay Luật khoa, hoặc cả hai như chị tôi hiện là nhân viên thư ký Bộ Giáo dục, cả hai trường này không có môn thực tập bắt phải hiện diện, sinh viên có thể mua cours tự học ở nhà trong suốt niên khoá trước khi dự thi. Thực tập toán được dạy trên giảng đường với môn xác suất thống kê và toán số, còn thực tập vật lý và hoá học được dạy trong các phòng thí nghiệm. Phòng thực tập Hoá dự bị nằm đối xứng với Phòng thực tập Hoá vô cơ trong khối nhà gần mặt đường Cộng hoà, bên tay trái từ cổng đi vào, nhưng quay mặt vào trong, đối diện với dãy lầu của các Ban Thực vật, Động vật và Sinh lý.

Lần đầu tiên bước vào phòng thực tập hoá chúng tôi rất hồi hộp. Sinh viên thực tập phải tự mua mỗi người một bộ ống nghiệm, ống nhỏ giọt và kẹp ống nghiệm để làm thực tập phân giải định tính. Phần phân giải định lượng thì được trường cung cấp buret, pipet, bình Erlenmeyer và becher. Các chai thuốc thử được đặt ở một góc để dùng chung. Ở Trung học các thầy cô làm thí nghiệm học sinh đứng xem, còn ở phòng thực tập này, thầy cô dạy thực tập đứng xem sinh viên làm thực hành. Cuối giờ thực tập giảng nghiệm viên kiểm tra dụng cụ để bắt sinh viên lỡ làm bể dụng cụ phải mua đền.

Trong phòng thực tập vật lý, do giới hạn máy móc nên chúng tôi xoay vòng lần lượt những bài thực tập khác nhau, vì vậy có những thí nghiệm mà sinh viên chưa được học lý thuyết về nó sẽ rất lúng túng khi thực hành.

Mặc dù thao tác vụng về ở những giờ thực tập đầu, dần dần chúng tôi trở nên quen thuộc và sử dụng thành thạo hơn các dụng cụ thí nghiệm. Nhờ thực tập nhóm nhỏ, chúng tôi quen biết gần gũi nhau hơn là ở giảng đường rộng lớn. Tuy vậy vì tính nhút nhát, suốt năm học tôi vẫn chưa quen một người bạn gái chung lớp nào, nói chi là bạn gái chung trường!

Nhóm tôi có 4 người, trước cùng là học sinh trường Petrus Ký. Trong nhóm có Nguyễn Hoàng Tuấn, thường gọi là Tuấn Cận, vì hắn mang cặp kiếng cận dày cộm, để phân biệt với Bùi Quang Tuấn, tức Tuấn Cao, vì hắn có chiều cao đáng kể. Người thứ tư là Phi Hùng. Tuấn Cận nhà ở gần trường thường vào sớm giành chỗ tốt cho bọn tôi nên chúng tôi ít khi phải ngồi dưới đất. Tuấn Cận thường chọn chỗ ở dãy giữa, gần phía trước cách bục giảng chừng 3, 4 hàng để dễ nhìn bảng và nghe rõ. Gần chỗ chúng tôi ngồi có một nhóm nữ sinh, trong đó có một cô tóc xoã vai, da ngăm đen trông khá xinh. Mấy bạn tôi gọi là “con bé đen” và thường ghẹo tôi với cô ta, vì có một lần tôi khen cô bé đẹp. Tôi không biết tên và cũng chưa bao giờ nói chuyện với cô.

Việc hẹn hò của tôi với Đính em chị Huệ tại trường tiếp tục trong vài tháng. Nàng thường mặc áo dài hồng, hoặc xanh, hoặc trắng, rất dễ thương, nói chuyện bẽn lẽn. Tuy nhiên tôi lúc đó lần đầu mới quen bạn gái, rất ngớ ngẩn và khờ khạo. Thậm chí còn không dám nắm tay. Nói chuyện vơ vẩn một lát đã bí tịt đề tài, chỉ nhìn nhau cười. Tôi không còn nhớ chúng tôi nói với nhau về những chuyện gì ngoại trừ một lần nàng dặn tôi đừng cắt móng tay ngắn sát vào nơi tiếp xúc da thịt, bởi vì đầu ngón tay có dây thần kinh chạy tới tim dễ gây đau tim. Mấy mươi năm qua tôi vẫn nhớ làm theo lời nàng, cho dù vậy, trái tim tôi vẫn đau không ít lần. Chẳng biết có phải chán tôi không mà một hôm nàng bảo là thôi đừng hẹn ở trường nữa sợ người ta thấy mang tiếng. Vì tự ái tôi dại dột nói một câu mà sau này tôi ân hận mãi:
_ Nếu Đính cảm thấy sợ mang tiếng thì thôi đừng gặp nhau nữa!

Nàng lập tức bỏ về và từ đó chúng tôi không bao giờ gặp nhau.

Vài năm sau, chị tôi cho biết Đính đã lập gia đình và có một đứa con nhỏ rất dễ thương. Chị tôi lấy làm tiếc mà không hiểu vì sao chúng tôi chia tay. Tuổi trẻ xốc nổi nhiều tự ái đã làm lỡ bao cơ hội tìm hạnh phúc!

Tôi hụt hẫng một thời gian rồi cũng qua đi, vì thật sự giữa 2 đứa cũng chưa có tình yêu, kỷ niệm sâu đậm gì. Hơn nữa tôi còn phải vùi đầu vào sự học hành thi cử, vì cái lệnh tổng động viên vẫn lơ lửng treo trên đầu những sinh viên đại học. Nếu không đậu thì sẽ phải lên quân trường, ra chiến trận và tương lai là nấm mồ xanh cỏ. Ngay cả đậu dự bị mà không vô được Đại học Sư Phạm thì cuộc đời chẳng biết về đâu.



Nghe chừng Đính lớn hơn, già dặn hơn “tôi” nhiều nhỉ. Tuổi đó thì thường không thích hẹn hò với “em”. Tan là điều dễ hiểu  dzot hong thôi bị  bash

người ta bảo con đường ngắn nhứt dẫn tới trái tim là qua... dạ dày, đáng lẽ nếu hẹn cô ấy ở quán kem, quán chè, bún riêu, bún ốc... thì đã tới lun rùi!    :pp:

“Tôi” hùi đó còn ngây thơ trong sáng mờ, đâu bít mấy chiêu đốn tim đó đâu nà  :chemieng:  

Tiếc quá, sao hùi đó hong có PN ví TM để nhờ làm cố vấn cho hén?!!   :potay:

Giả mà có, ai biết cái thoáng mây kia còn bay nhanh hơn á thầy lol2

giá có thì mây hoá thành mưa rùi, bay đi đâu được?   :tongue:  

_________________________
Một thoáng mây bay 5   - Page 2 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10594
Registration date : 23/11/2007

Một thoáng mây bay 5   - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 5    Một thoáng mây bay 5   - Page 2 I_icon13Thu 15 Aug 2024, 07:56

Được tin GSTS Chu Phạm Ngọc Sơn đã qua đời ngày 11/08/2024 học trò xin thắp một nén nhang lòng tiễn biệt Thầy để tưởng nhớ công ơn Thầy dạy và tình cảm Thầy đã dành cho khi còn ở dưới mái trường Đại học Khoa học Sài gòn.



Một thoáng mây bay 5   - Page 2 Anh_1110

_________________________
Một thoáng mây bay 5   - Page 2 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10594
Registration date : 23/11/2007

Một thoáng mây bay 5   - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 5    Một thoáng mây bay 5   - Page 2 I_icon13Thu 15 Aug 2024, 08:05

Không thể kể hết công lao của thầy Chu Phạm Ngọc Sơn

TS Nguyễn Đức Nghĩa, nguyên Phó Giám đốc ĐHQG TP HCM


Xin được tiễn biệt người thầy tài giỏi, đáng kính đã dốc hết tâm sức cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học và phát triển TP HCM


Tôi đã "tiếp cận" với thầy Chu Phạm Ngọc Sơn lần đầu tiên năm 1974 qua quyển sách "Hóa đại cương - Vô cơ" do thầy chủ biên, khi chuẩn bị định hướng học ngành hóa học ở bậc đại học.

Mãi đến năm thứ ba (1979) ở Khoa Hóa Trường Đại học Tổng hợp TP HCM, tôi mới được học trực tiếp với thầy môn chuyên ngành về "phương pháp phân tích phổ hồng ngoại và cộng hưởng từ hạt nhân". Nhưng những câu chuyện về người thầy tài giỏi Chu Phạm Ngọc Sơn tôi đã được nghe nhiều thầy cô khác kể lại với niềm kính phục ngay từ khi bước vào giảng đường năm thứ nhất. Chẳng hạn như những năm 1955 - 1960, khi thầy Nguyễn Thanh Khuyến từ Pháp về Khoa học Đại học đường làm giảng nghiệm viên thì thầy Chu Phạm Ngọc Sơn còn là sinh viên nhưng khi thầy Khuyến bảo vệ luận án tiến sĩ năm 1969 thì thầy Sơn là thành viên hội đồng chấm luận án của thầy Khuyến.


Một thoáng mây bay 5   - Page 2 14-cho10

GS-TS Chu Phạm Ngọc Sơn phát biểu tại một hội thảo khoa học. Ảnh: TƯ LIỆU


Những năm 1980 - 1995, tình hình đời sống cả nước khó khăn do kinh tế còn bị cấm vận, các bộ môn của khoa hóa phải "tăng gia" tự sản xuất các sản phẩm hóa chất để bán ra thị trường, Bộ môn Hóa vô cơ - Phân tích mà tôi theo đuổi phải làm sản phẩm sản xuất từ nước tương, xà phòng cho đến thuốc tím, thuốc tẩy đường... Bộ môn Hóa Lý của thầy Sơn khi đó có mặt hàng chủ lực là chế biến dầu từ vỏ hạt điều dùng cho sơn mài, không chỉ mang lại phúc lợi thêm cho giảng viên mà còn là kết quả nghiên cứu rất thành công và ứng dụng cho thị trường lúc đó.

Tôi còn có một cơ duyên được làm việc với thầy là đánh máy các giáo trình hóa học. Thời ấy (đến tận những năm cuối 19xx) giáo trình dạng sách in rất hiếm hoi. Thầy cô phải viết tay các giáo trình chưa xuất bản, chuyển đến cho tôi (cũng là trợ lý giáo vụ khoa hóa) đánh máy bằng máy đánh chữ của thế kỷ trước (nay là đồ cổ quý hiếm) trên nền stencil để sau đó in ra giấy bằng kỹ thuật in ronéo. Trước khi in phải chuyển bản giáo trình đã đánh máy trên stencil để thầy cô kiểm tra phê duyệt. Những giáo trình của thầy Sơn đều được thầy duyệt cẩn thận, thậm chí đến thuật ngữ danh pháp hóa học, vốn các thầy rất chặt chẽ.


Một thoáng mây bay 5   - Page 2 14-cho11

Đồng nghiệp, học trò, người thân trong lễ mừng thọ GS-TS Chu Phạm Ngọc Sơn. Ảnh: TƯ LIỆU


Năm 1987, thầy Chu Phạm Ngọc Sơn chuyển đến làm Giám đốc Trung tâm Dịch vụ phân tích thí nghiệm, cũng là nơi thầy đã dốc hết tâm sức và vận động sự hỗ trợ của các đồng nghiệp ở nước ngoài về trang thiết bị hiện đại và hóa chất hiếm để xây dựng trung tâm từ những ngày đầu. Trung tâm Dịch vụ phân tích thí nghiệm được thành lập để phục vụ các mục tiêu kinh tế, khoa học của thành phố nhưng ít ai biết ý tưởng thành lập trung tâm được thôi thúc bởi một sự kiện khủng khiếp vào cuối thập niên 1970 tại TP HCM - nhiều trẻ sơ sinh bị chết sau khi được xoa phấn rôm, nguyên nhân là do sử dụng sản phẩm giả được sản xuất trong nước. Nếu Việt Nam có một trung tâm phân tích thực hiện được phân tích hóa học nhanh chóng thì bi kịch như vậy đã không xảy ra.

Công lao của thầy Sơn để lại cho đời không thể kể hết. Biết bao công trình nghiên cứu của thầy và nhóm nghiên cứu đã được ứng dụng. Biết bao thế hệ học trò không chỉ học thầy ở kiến thức mà còn ở phong cách và phương pháp làm việc…


(Nguồn: Báo Người Lao Động)

_________________________
Một thoáng mây bay 5   - Page 2 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10594
Registration date : 23/11/2007

Một thoáng mây bay 5   - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 5    Một thoáng mây bay 5   - Page 2 I_icon13Thu 15 Aug 2024, 08:32

Nhớ thầy Chu Phạm Ngọc Sơn

GS.TS LÊ NGỌC THẠCH


* LTS: Được tin GS.TS Chu Phạm Ngọc Sơn qua đời, GS.TS Lê Ngọc Thạch - nguyên giảng viên khoa hóa học, Trường đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM) - gửi tới Tuổi Trẻ bài viết về người thầy của mình. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.


Từ sinh viên thành nhân viên của thầy

Em được biết thầy khi học với thầy chứng chỉ hóa lý 1 niên học 1968-1969. Đó là năm thứ hai em theo học tại Trường đại học Khoa học (Khoa học Đại học đường Sài Gòn).

Duyên số đưa đẩy, đến niên học 1969-1970, em trở thành nhân viên của thầy, ở cấp thấp nhất: nghiệm chế viên bán thời gian (préparateur mi-temps) - cấp nhân viên phục vụ giảng dạy chưa có bằng cử nhân, mấy tháng mới lãnh lương một lần.

Lúc đó, thầy đã là trưởng ban hóa học. Em còn nhớ phòng làm việc của thầy và bàn làm việc của thầy, ở tầng một, dãy A bây giờ, thuộc cánh phải khi lên cầu thang, phòng trong cùng. Lúc em làm trưởng bộ môn hóa học hữu cơ, thì trong phòng này em xây thêm hai bệ thí nghiệm dài hai bên vách phòng và chuyển làm phòng nghiên cứu về tinh dầu.

Em còn nhớ, cánh cửa tủ, hộc dưới của bàn làm việc của thầy bao giờ cũng "rộng mở", trong đó có tất cả chìa khóa cửa kho hóa chất và dụng cụ. Luôn "rộng mở" là để tụi em, nhóm nghiệm chế viên, có thể lấy hóa chất và dụng cụ ở kho bất cứ lúc nào cũng được. Tánh thầy là vậy, không câu nệ hình thức, luôn đặt kết quả công việc phục vụ cho sinh viên lên trên hết.

Để lại cho đời những điều tốt đẹp

Thầy tham gia hội đồng chấm luận án của em với tư cách là ủy viên hội đồng. Hôm em bảo vệ, thầy có đọc một bản nhận xét, ngoài phần chuyên môn, em còn nhớ đại ý là các em làm việc tại trường từ trước 1975, sau 1975 còn ở lại trường đã kiên trì cố gắng hoàn tất luận án, đó là một điều rất đáng khen.

Nhất là trường hợp của em, thầy hướng dẫn (thầy Lê Văn Thới) đã qua đời trước thời điểm em bảo vệ luận án. Nghe thầy nói mà em muốn rớt nước mắt khi nhớ đến ân sư đã không hiện diện được vào ngày hoàn thành luận án của mình. Trước khi trình bày, em có xin hội đồng và quý quan khách tham dự dành một phút mặc niệm để tưởng nhớ đến người thầy, người đồng nghiệp kính yêu của mọi người.


Một thoáng mây bay 5   - Page 2 45511210

GSTS Chu Phạm Ngọc Sơn đọc nhận xét trong buổi bảo vệ luận án của TS Lê Ngọc Thạch (Ảnh từ Facebook)


Nhiều quyển sách của em biên soạn trong thời gian gần đây như "Bài tập hóa học lập thể hữu cơ cơ sở"; "Hóa học hữu cơ (các nhóm định chức chính) tập 1, tập 2 và tập 3" đều do thầy phản biện chính. Thầy phản biện kỹ lắm! Các quyển sách này có chất lượng phần lớn cũng nhờ công của thầy, nhất là phần danh pháp và thuật ngữ hóa học.

Tiếng Anh lẫn tiếng Pháp, thầy rất giỏi, nên các bảng đối chiếu thuật ngữ Anh/ Pháp/ Việt, mà thường em để ở phần cuối các quyển sách nói trên, một tay thầy đã chỉnh sửa cho em.

Xúc tác chuyển pha, một xúc tác xanh quan trọng trong hóa học xanh, tiền thân của chất lỏng ion (ionic liquid), lần đầu tiên em biết là nhờ thầy dạy. Sau khi đi Pháp về, thầy giới thiệu liền loại xúc tác mới này cho mọi người.

Việc khoa hóa học hợp tác với phòng thí nghiệm của GS.TS André Loupy ở Đại học Orsay (Université Paris-Sud) là do thầy tổ chức và kết nối. May mắn em là người đầu tiên được chọn sang làm việc sau tiến sĩ ở ngôi trường danh giá số một này của nước Pháp.

Ai rồi thì cũng phải ra đi. Cái trân quý là thầy để lại những điều tốt đẹp cho cuộc đời này, góp phần xây dựng đất nước càng ngày càng phát triển, đó là những việc sẽ được mọi người ghi ơn và nhớ mãi. Thầy Chu Phạm Ngọc Sơn là người Thầy dạy em những điều như thế!

Kính tiễn Thầy!


(Tuổi Trẻ)



Một thoáng mây bay 5   - Page 2 45475810

Một kỷ niệm với Thầy trong ngày bảo vệ luận án

_________________________
Một thoáng mây bay 5   - Page 2 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10594
Registration date : 23/11/2007

Một thoáng mây bay 5   - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 5    Một thoáng mây bay 5   - Page 2 I_icon13Tue 27 Aug 2024, 14:22

Nguyên văn bài viết của GS Lê Ngọc Thạch (nhận từ Facebook)

Nhớ thầy, GS.TS. Chu Phạm Ngọc Sơn

Em được biết thầy khi học với thầy chứng chỉ Hóa Lý 1 niên học 1968-1969. Đó là năm thứ hai em theo học tại Trường đại học Khoa học (Khoa học Đại học đường Sài Gòn). Năm đầu tiên, niên học 1967-1968, em còn học chứng chỉ dự bị MPC (Toán-Lý-Hoá).

Trong năm này em học Hoá Lý 1 song song với chứng chỉ Hoá học Hữu cơ Cơ cấu của Thầy Lê Văn Thới.

Duyên số đưa đẩy, đến niên học 1969-1970, em trở thành nhân viên của thầy, ở cấp thấp nhất: nghiệm chế viên bán thời gian (préparateur mi-temps), cấp nhân viên phục vụ giảng dạy chưa có bằng cử nhân, mấy tháng mới lãnh lương một lần!

Lúc đó, thầy đã là Trưởng ban Hóa học. Em còn nhớ phòng làm việc của Thầy và bàn làm việc của Thầy, ở tầng một, dãy A bây giờ, thuộc cánh phải khi lên cầu thang, phòng trong cùng. Trong phòng này có bàn làm việc của một số thầy khác, em còn nhớ đó là quý Thầy: Nguyễn Văn Hoàng, Nguyễn Thanh Khuyến, Hà Ngọc Bích,...

Lúc em làm Trưởng Bộ môn Hóa học Hữu cơ, thì trong phòng này em xây thêm hai bệ thí nghiệm dài hai bên vách phòng và chuyển làm phòng nghiên cứu về tinh dầu.

Em còn nhớ, cánh cửa tủ, hộc dưới của bàn làm việc của thầy bao giờ cũng "rộng mở", tất cả chìa khóa cửa kho hóa chất và dụng cụ luôn được máng trong đó. Luôn "rộng mở" là để tụi em, nhóm nghiệm chế viên, có thể lấy hóa chất và dụng cụ ở kho bất cứ lúc nào cũng được. Tánh Thầy là vậy, không câu nệ hình thức, luôn đặt kết quả công việc phục vụ cho sinh viên lên trên hết.

Nhưng có lẽ chắc chưa được một niên học. Vào khoảng năm 1970, vì nhu cầu phát triển, nên Ban Hoá học chia ra làm ba Ban mới: Hoá học Hữu cơ, Hoá Lý và Hoá học Vô cơ. Em theo Thầy Thới về Ban Hoá học Hữu cơ.

Trước năm 1975, trường Đại học Khoa học không có cấp Khoa như bây giờ, tất cả các Ban chuyên khoa trực tiếp làm việc với Thầy Khoa trưởng, giống như là Hiệu trưởng của cấp Trường Đại học Khoa học Tự nhiên hiện nay.

Quý Thầy trong phòng nhỏ đó lần lượt đi về nơi làm việc mới, phòng đó chỉ còn lại một mình Thầy Nguyễn Xuân Nguyên, vì Thầy Nguyên cũng chọn làm việc tại Ban Hoá học Hữu cơ như em!

Có thể xem phòng đó là di tích cái nôi của Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TpHCM bây giờ!

Thầy tham gia hội đồng chấm luận án (bao gồm 9 người) của em. Thầy là Uỷ viên hội đồng. Thầy có đọc một bản nhận xét, ngoài phần chuyên môn, em còn nhớ đại ý là các em làm việc tại trường từ trước 1975, sau 1975 còn ở lại trường (thí dụ như chị Lê Thị Nhứt Hoa, nghiên cứu sinh của Thầy) đã kiên trì cố gắng hoàn tất luận án, đó là một điều rất đáng khen, nhất là trường hợp của em, thầy hướng dẫn (thầy Lê Văn Thới) đã qua đời trước khi bảo vệ luận án. Nghe thầy nói mà em muốn rớt nước mắt khi nhớ đến ân sư đã không hiện diện được vào ngày hoàn thành luận án của mình. Mặc dù trước khi trình bày, em có xin hội đồng và quý quan khách tham dự dành một phút mặc niệm để tưởng nhớ đến người Thầy, người đồng nghiệp kính yêu của mọi người.

Thầy phản biện sách:

Nhiều quyển sách của em biên soạn trong thời gian gần đây như -"Bài tập hóa học lập thể hữu cơ cơ sở"; -"Hóa học hữu cơ (các nhóm định chức chính) Tập 1, Tập 2 và Tập 3" đều do Thầy phản biện chính. Em luôn nhớ ơn Thầy.

Thầy phản biện kỹ lắm! Các quyển sách này có chất lượng phần lớn cũng nhờ công của Thầy. Nhất là phần danh pháp và thuật ngữ hóa học. Không ngờ Thầy cũng đồng ý với Thầy Thới ở rất nhiều điểm. Thí dụ như tiếp vỹ ngữ -lysis/-lyses (tiếng Anh/Tiếng Pháp) phải dịch nhất quán là -giải, thí dụ như thermolysis/thermolyse là sự nhiệt giải; electrolysis/electrolyse dịch là sự điện giải;... Không nên dịch là -phân (phần), chữ "phân" dành dịch cho tiếp vỹ ngữ -mer/-mère; thí dụ như enantionmer/énantionmère dịch là chất đối phân; polymer/polymère dịch là chất đa phân;...

Thầy nói, Thầy phục Thầy Thới ở chỗ tư tưởng nhất quán trong danh pháp và thuật ngữ, tư tưởng chỉ đạo này làm cho sự dịch thuật tiếng Anh/Pháp sang tiếng Việt và ngược lại, trở nên ngăn nắp trong hai chiều, bám sát từ nguyên (etymology) và khoa học, tránh cho người học không phải học thuộc lòng cách dịch từng chữ một. Đó là điều quan trọng trong dịch thuật thuật ngữ khoa học mà em luôn học từ hai Thầy kính thương.

Tiếng Anh lẫn tiếng Pháp, thầy rất giỏi, nên các bảng đối chiếu thuật ngữ Anh/ Pháp/ Việt, mà thường em để ở phần cuối các quyển sách nói trên, một tay Thầy đã chỉnh sửa cho em.

Hoá học Xanh:

Xúc tác chuyển pha, một xúc tác xanh quan trọng trong Hóa học Xanh, tiền thân của chất lỏng ion (ionic liquid), lần đầu tiên em biết cũng là nhờ thầy dạy. Sau khi Thầy đi Pháp về, Thầy giới thiệu liền loại xúc tác mới này cho mọi người.

Việc trường ta, Khoa Hóa học hợp tác với phòng thí nghiệm của GS.TS André Loupy ở Đại học Orsay (Université Paris-Sud) cũng do một tay Thầy tổ chức và giới thiệu cho hai bên biết nhau.

May mắn em là người đầu tiên được chọn sang làm việc sau tiến sĩ ở ngôi trường danh giá số một này của nước Pháp. Cám ơn Thầy nhiều.

Do đó em rất vui, vì đã đóng góp tài chính và xây dựng Giải thưởng Hoá học Xanh mang tên Thầy Lê Văn Thới dành cho Hội Hoá học Tp HCM, mà Thầy là Chủ tịch lúc Thầy còn mạnh khoẻ.

Ai rồi thì cũng phải ra đi. Cái trân quý là thầy để lại những điều tốt đẹp cho cuộc đời này, góp phần xây dựng đất nước mình càng ngày càng phát triển, đó là những việc sẽ được mọi người ghi ơn và nhớ mãi. Thầy Chu Phạm Ngọc Sơn là người Thầy dạy em những điều như thế đó!

Kính tiễn Thầy!

GSTS Lê Ngọc Thạch

_________________________
Một thoáng mây bay 5   - Page 2 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Một thoáng mây bay 5   - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 5    Một thoáng mây bay 5   - Page 2 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Một thoáng mây bay 5
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» cách điều trị bệnh thoái hóa cột sống và bài thuốc chữa thoái hóa cột sống
» Một thoáng mây bay 10
» PhỐ ĐạI GiA !
» Một thoáng mây bay 11
» 4 chữ
Trang 2 trong tổng số 2 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện sáng tác, truyện kể ::   :: Ái Hoa-