Bài viết mới | 7 chữ by Tinh Hoa Today at 14:10
Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh by Trà Mi Today at 13:41
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Today at 12:27
Tin Thời Sự Và Những Bình Luận “Trái Chiều” by chuoigia Today at 11:14
Thành Tâm Chú Nguyện by mytutru Today at 10:44
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Yesterday at 22:24
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 21:58
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:07
Lục bát by Tinh Hoa Yesterday at 13:26
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Tue 17 Sep 2024, 19:40
5 chữ by Tinh Hoa Tue 17 Sep 2024, 14:33
Vua Trời Hỏi Phật by mytutru Mon 16 Sep 2024, 22:10
BÀI GIẢNG RẤT HAY by mytutru Mon 16 Sep 2024, 20:09
Những bài học thuộc lòng by buixuanphuong09 Mon 16 Sep 2024, 06:46
Đường luật by Tinh Hoa Mon 16 Sep 2024, 06:08
Kỳ thi Tú tài IBM ở Sài Gòn năm 1974 by Ai Hoa Sun 15 Sep 2024, 16:35
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Thu 12 Sep 2024, 07:44
Một thoáng mây bay 14 by Ai Hoa Wed 11 Sep 2024, 07:37
Tính cách của người Sài Gòn ngày xưa by Trà Mi Mon 09 Sep 2024, 08:28
Vinh Danh Trong Toàn Cầu Thập Bát Danh Nhân by Trà Mi Mon 09 Sep 2024, 07:21
Xe gắn máy tại miền Nam Việt Nam trước 1975 by Trà Mi Thu 29 Aug 2024, 14:22
Lưu Kỷ Niệm TX Ngọc Điền by mytutru Wed 28 Aug 2024, 16:25
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Tue 27 Aug 2024, 18:39
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Tue 27 Aug 2024, 14:36
Một thoáng mây bay 5 by Ai Hoa Tue 27 Aug 2024, 14:22
CHIA ĐAU CÙNG PHƯƠNG NGUYÊN by Ai Hoa Mon 26 Aug 2024, 15:19
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Thu 22 Aug 2024, 03:13
TRANG THƠ LƯU NIỆM PHƯƠNG, LÝ by buixuanphuong09 Wed 21 Aug 2024, 15:30
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:35
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:26
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
| | |
Tác giả | Thông điệp |
---|
Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10594 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Một thoáng mây bay 4 Tue 19 Apr 2022, 09:20 | |
| Một thoáng mây bay 4: Thằng đó là tôi
Sau khi đậu Tú Tài I tôi nộp đơn xin vào học lại trường công. Thời đó các trường nổi tiếng như Petrus Ký, Chu Văn An, Võ Trường Toản đều có thông báo xét tuyển học sinh có bằng Tú Tài I vào lớp 12, điều kiện để nộp đơn là phải đậu từ hạng Bình trở lên. Với văn bằng có thứ hạng cao nhất năm đó tất nhiên tôi được nhận vào trường dễ dàng không phải bàn cãi
Tôi được xếp vào lớp 12B8, lớp cuối cùng của ban B. Trường có 8 lớp ban B (nhiều hơn lớp 10 & 11 bởi vì có tuyển thêm học sinh bên ngoài), 2 lớp ban A và 1 lớp ban C, nửa lớp ban D. Thường thì học sinh ban C, D ít được chú ý đến nhưng riêng lớp 12C năm đó có một nhân vật khá đặc biệt, cái tên Lương Văn Hy của anh ta vang dội khắp trường. Theo lời mấy bạn trong lớp tôi Hy học rất giỏi, nó bảo Hy thuộc lòng hết cuốn tự điển La Rousse (một quyển tự điển bách khoa tiếng Pháp khá dày, là sách gối đầu giường của những học sinh học Pháp Văn). Hỏi bất kỳ từ tiếng Pháp nào Hy cũng giảng giải được cả. Đặc biệt Hy còn đi học thêm luyện thi Tú Tài, ngoài các môn Triết học, Sinh ngữ cho ban C, D, còn học cả các môn toán dành cho ban B và môn Vạn vật dành cho ban A. Tôi nghe nói cũng phải le lưỡi khâm phục. Có lần bạn tôi chỉ mặt Hy cho tôi biết, ngược lại, dường như Hy cũng chú ý đến tôi vì khi bất ngờ gặp nhau ngoài hành lang, anh ta cũng nhìn tôi với ánh mắt tò mò. Tuy nhiên hai đứa chưa bao giờ chuyện trò. Tôi chẳng hiểu tại sao Hy chọn ban C vì thông thường học sinh giỏi sẽ chọn ban B hoặc ban A. Và cũng do vậy, Hy rất nổi bật, trong năm đó đứng nhất lớp trong hầu hết các môn nên cuối năm không ai lấy làm lạ khi Hy nhận lãnh phần thưởng danh dự của Tổng thống ban tặng. Bạn tôi thì trêu chọc tôi tại sao lại để cho Hy lãnh phần thưởng đặc biệt này, trong khi tôi đậu Tú Tài I hạng Tối Ưu mà Hy chỉ đậu hạng Ưu! Không phải tôi ganh tị với anh ta, nhưng thực tình theo tôi nghĩ học sinh khá ở trong một lớp toàn học sinh trung bình tự nhiên sẽ trở thành học sinh cực kỳ xuất sắc, huống chi Hy là một học sinh giỏi đủ các môn. Điều an ủi cho tôi là khác với Hy tôi bỏ công rất ít cho việc học tập. Cuộc đời mà suốt ngày chỉ học và học thì còn gì là vui thú?
Lớp tôi có hơn nửa số học sinh được xét tuyển từ trường ngoài vào. Ngày đầu học môn Lý Hoá do thầy Đoáng phụ trách. Thầy Đoáng vốn là Giảng nghiệm trưởng thuộc Ban Điện & Điện tử Khoa học đại học đường Sài gòn. Thầy bảo mỗi học sinh viết vào giấy tên và thứ hạng thi đậu Tú Tài I nộp lên thầy. Nhờ vậy chúng tôi mới biết rằng trong số năm chục học sinh toàn lớp, khoảng chừng 80% đậu hạng Ưu, Bình, số còn lại phần lớn Bình Thứ, hạng Thứ chỉ một hai người.
Khác với đa số học sinh được mang tiếng là khá và giỏi rất siêng năng chăm học, thông thường luôn luôn học thuộc bài và làm bài tập ở nhà đầy đủ, tôi thuộc thành phần học sinh nghịch ngợm và lười biếng chẳng bao giờ làm bài tập ở nhà. Chẳng thế mà ngay buổi học thứ hai thầy Đoáng xét tập tôi (ở trường công, các giáo sư có lệ kiểm tra tập học sinh xem có chép bài và làm bài chăng) đã mắng một câu khiến tôi nhớ đời: _ Học hành như thế mà Ưu với lời ban khen, khen cái nỗi gì mà khen?
Số là vì tôi viết vào giấy nộp cho thầy là hạng “Ưu với lời ban khen của Hội đồng Giám khảo”, thứ hạng được ghi chính thức trong văn bằng Tú Tài với điểm Tối Ưu.
Tôi quê độ quá cỡ, chỉ ngồi đực mặt ra, nhưng biết làm sao, đúng là tôi không nhớ làm bài tập, vì trên bậc đệ nhị cấp có ai xét tập bao giờ đâu (tất nhiên không kể đến trường hợp đặc biệt ở lớp 10 thầy Châu xét tập tôi và phát hiện tôi vẽ chuột trong đó). Tôi cứ nghĩ là ở các năm thi, thầy cô để học sinh tự giác nhiều hơn, vì nếu làm biếng, cuối năm thi rớt Tú Tài thì hầu như 99% là phải lên đường nhập ngũ.
May cho tôi là đến kỳ thi đệ nhất lục cá nguyệt môn Lý Hoá, tôi có dịp gỡ gạc chút đỉnh. Thầy Đoáng có lối trả bài thi vô tiền khoáng hậu. Sau 1 tuần chấm bài thi, thầy mang xấp bài thi của học sinh vô lớp, đặt trên bàn rồi điềm nhiên xướng điểm. Lũ học trò hồi hộp trông đợi, một trăm con mắt lom lom ngó thầy giở từng bài lên, một trăm cái tai chăm chú lắng nghe.
Đầu tiên thầy xướng: zê rô điểm, rồi thầy đọc một loạt tên. Sau đó là nửa điểm, một loạt tên khác. Thầy tiếp tục xướng: 1 điểm, một loạt tên, 1 điểm rưỡi, một loạt tên, 2 điểm, vv.
Đến khi thầy xướng xong tên học sinh 3 điểm, bắt đầu qua 3 điểm rưỡi, Bộ, một học sinh loại khá trong lớp, reo to lên mừng rỡ: _ May quá, không có tên tao!
Vừa lúc đó thầy đọc ngay tên của nó. Nên nhớ đây là điểm trên 20, mà môn Lý Hoá nhân hệ số 4.
Các điểm càng cao thì số học sinh càng rải rác, mỗi bậc điểm lác đác một hai tên hoặc không có tên nào. Tổng kết lại cả lớp chỉ có ba học sinh được điểm trên trung bình, Phúc đứng nhất với 18/20, kế đến Tuý 17 và tôi 16,5. Không tốt lắm nhưng cũng khá an ủi. Phúc là học sinh thông minh, chăm chỉ nhưng không hiểu sao kết quả Tú Tài I chỉ đậu hạng Bình. Có lần một thầy cô nào nhắc nhở Phúc, qua lời thầy cô đó đại khái tôi hiểu là Phúc thông minh nhưng do tính thiếu cẩn thận nên thi cử khó thành công. Chữ viết của Phúc rất xấu, vừa bé vừa ngoằn ngoèo khó đọc. Tuý thi Tú Tài I tốt hơn, hạng Ưu, cũng là học sinh giỏi thuộc nhóm đứng đầu lớp.
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Phương Nguyên
Tổng số bài gửi : 4872 Registration date : 23/03/2013
| Tiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 4 Tue 19 Apr 2022, 19:01 | |
| - Ai Hoa đã viết:
- Một thoáng mây bay 4: Thằng đó là tôi
Sau khi đậu Tú Tài I tôi nộp đơn xin vào học lại trường công. Thời đó các trường nổi tiếng như Petrus Ký, Chu Văn An, Võ Trường Toản đều có thông báo xét tuyển học sinh có bằng Tú Tài I vào lớp 12, điều kiện để nộp đơn là phải đậu từ hạng Bình trở lên. Với văn bằng có thứ hạng cao nhất năm đó tất nhiên tôi được nhận vào trường dễ dàng không phải bàn cãi
Tôi được xếp vào lớp 12B8, lớp cuối cùng của ban B. Trường có 8 lớp ban B (nhiều hơn lớp 10 & 11 bởi vì có tuyển thêm học sinh bên ngoài), 2 lớp ban A và 1 lớp ban C, nửa lớp ban D. Thường thì học sinh ban C, D ít được chú ý đến nhưng riêng lớp 12C năm đó có một nhân vật khá đặc biệt, cái tên Lương Văn Hy của anh ta vang dội khắp trường. Theo lời mấy bạn trong lớp tôi Hy học rất giỏi, nó bảo Hy thuộc lòng hết cuốn tự điển La Rousse (một quyển tự điển bách khoa tiếng Pháp khá dày, là sách gối đầu giường của những học sinh học Pháp Văn). Hỏi bất kỳ từ tiếng Pháp nào Hy cũng giảng giải được cả. Đặc biệt Hy còn đi học thêm luyện thi Tú Tài, ngoài các môn Triết học, Sinh ngữ cho ban C, D, còn học cả các môn toán dành cho ban B và môn Vạn vật dành cho ban A. Tôi nghe nói cũng phải le lưỡi khâm phục. Có lần bạn tôi chỉ mặt Hy cho tôi biết, ngược lại, dường như Hy cũng chú ý đến tôi vì khi bất ngờ gặp nhau ngoài hành lang, anh ta cũng nhìn tôi với ánh mắt tò mò. Tuy nhiên hai đứa chưa bao giờ chuyện trò. Tôi chẳng hiểu tại sao Hy chọn ban C vì thông thường học sinh giỏi sẽ chọn ban B hoặc ban A. Và cũng do vậy, Hy rất nổi bật, trong năm đó đứng nhất lớp trong hầu hết các môn nên cuối năm không ai lấy làm lạ khi Hy nhận lãnh phần thưởng danh dự của Tổng thống ban tặng. Bạn tôi thì trêu chọc tôi tại sao lại để cho Hy lãnh phần thưởng đặc biệt này, trong khi tôi đậu Tú Tài I hạng Tối Ưu mà Hy chỉ đậu hạng Ưu! Không phải tôi ganh tị với anh ta, nhưng thực tình theo tôi nghĩ học sinh khá ở trong một lớp toàn học sinh trung bình tự nhiên sẽ trở thành học sinh cực kỳ xuất sắc, huống chi Hy là một học sinh giỏi đủ các môn. Điều an ủi cho tôi là khác với Hy tôi bỏ công rất ít cho việc học tập. Cuộc đời mà suốt ngày chỉ học và học thì còn gì là vui thú?
Lớp tôi có hơn nửa số học sinh được xét tuyển từ trường ngoài vào. Ngày đầu học môn Lý Hoá do thầy Đoáng phụ trách. Thầy Đoáng vốn là Giảng nghiệm trưởng thuộc Ban Điện & Điện tử Khoa học đại học đường Sài gòn. Thầy bảo mỗi học sinh viết vào giấy tên và thứ hạng thi đậu Tú Tài I nộp lên thầy. Nhờ vậy chúng tôi mới biết rằng trong số năm chục học sinh toàn lớp, khoảng chừng 80% đậu hạng Ưu, Bình, số còn lại phần lớn Bình Thứ, hạng Thứ chỉ một hai người.
Khác với đa số học sinh được mang tiếng là khá và giỏi rất siêng năng chăm học, thông thường luôn luôn học thuộc bài và làm bài tập ở nhà đầy đủ, tôi thuộc thành phần học sinh nghịch ngợm và lười biếng chẳng bao giờ làm bài tập ở nhà. Chẳng thế mà ngay buổi học thứ hai thầy Đoáng xét tập tôi (ở trường công, các giáo sư có lệ kiểm tra tập học sinh xem có chép bài và làm bài chăng) đã mắng một câu khiến tôi nhớ đời: _ Học hành như thế mà Ưu với lời ban khen, khen cái nỗi gì mà khen?
Số là vì tôi viết vào giấy nộp cho thầy là hạng “Ưu với lời ban khen của Hội đồng Giám khảo”, thứ hạng được ghi chính thức trong văn bằng Tú Tài với điểm Tối Ưu.
Tôi quê độ quá cỡ, chỉ ngồi đực mặt ra, nhưng biết làm sao, đúng là tôi không nhớ làm bài tập, vì trên bậc đệ nhị cấp có ai xét tập bao giờ đâu (tất nhiên không kể đến trường hợp đặc biệt ở lớp 10 thầy Châu xét tập tôi và phát hiện tôi vẽ chuột trong đó). Tôi cứ nghĩ là ở các năm thi, thầy cô để học sinh tự giác nhiều hơn, vì nếu làm biếng, cuối năm thi rớt Tú Tài thì hầu như 99% là phải lên đường nhập ngũ.
May cho tôi là đến kỳ thi đệ nhất lục cá nguyệt môn Lý Hoá, tôi có dịp gỡ gạc chút đỉnh. Thầy Đoáng có lối trả bài thi vô tiền khoáng hậu. Sau 1 tuần chấm bài thi, thầy mang xấp bài thi của học sinh vô lớp, đặt trên bàn rồi điềm nhiên xướng điểm. Lũ học trò hồi hộp trông đợi, một trăm con mắt lom lom ngó thầy giở từng bài lên, một trăm cái tai chăm chú lắng nghe.
Đầu tiên thầy xướng: zê rô điểm, rồi thầy đọc một loạt tên. Sau đó là nửa điểm, một loạt tên khác. Thầy tiếp tục xướng: 1 điểm, một loạt tên, 1 điểm rưỡi, một loạt tên, 2 điểm, vv.
Đến khi thầy xướng xong tên học sinh 3 điểm, bắt đầu qua 3 điểm rưỡi, Bộ, một học sinh loại khá trong lớp, reo to lên mừng rỡ: _ May quá, không có tên tao!
Vừa lúc đó thầy đọc ngay tên của nó. Nên nhớ đây là điểm trên 20, mà môn Lý Hoá nhân hệ số 4.
Các điểm càng cao thì số học sinh càng rải rác, mỗi bậc điểm lác đác một hai tên hoặc không có tên nào. Tổng kết lại cả lớp chỉ có ba học sinh được điểm trên trung bình, Phúc đứng nhất với 18/20, kế đến Tuý 17 và tôi 16,5. Không tốt lắm nhưng cũng khá an ủi. Phúc là học sinh thông minh, chăm chỉ nhưng không hiểu sao kết quả Tú Tài I chỉ đậu hạng Bình. Có lần một thầy cô nào nhắc nhở Phúc, qua lời thầy cô đó đại khái tôi hiểu là Phúc thông minh nhưng do tính thiếu cẩn thận nên thi cử khó thành công. Chữ viết của Phúc rất xấu, vừa bé vừa ngoằn ngoèo khó đọc. Tuý thi Tú Tài I tốt hơn, hạng Ưu, cũng là học sinh giỏi thuộc nhóm đứng đầu lớp.
Lớp của thầy đúng 50 học sinh. Vậy là nhiều hay vẫn còn ít ạ? |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10594 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 4 Wed 20 Apr 2022, 07:40 | |
| - Phương Nguyên đã viết:
- Ai Hoa đã viết:
- Một thoáng mây bay 4: Thằng đó là tôi
Sau khi đậu Tú Tài I tôi nộp đơn xin vào học lại trường công. Thời đó các trường nổi tiếng như Petrus Ký, Chu Văn An, Võ Trường Toản đều có thông báo xét tuyển học sinh có bằng Tú Tài I vào lớp 12, điều kiện để nộp đơn là phải đậu từ hạng Bình trở lên. Với văn bằng có thứ hạng cao nhất năm đó tất nhiên tôi được nhận vào trường dễ dàng không phải bàn cãi
Tôi được xếp vào lớp 12B8, lớp cuối cùng của ban B. Trường có 8 lớp ban B (nhiều hơn lớp 10 & 11 bởi vì có tuyển thêm học sinh bên ngoài), 2 lớp ban A và 1 lớp ban C, nửa lớp ban D. Thường thì học sinh ban C, D ít được chú ý đến nhưng riêng lớp 12C năm đó có một nhân vật khá đặc biệt, cái tên Lương Văn Hy của anh ta vang dội khắp trường. Theo lời mấy bạn trong lớp tôi Hy học rất giỏi, nó bảo Hy thuộc lòng hết cuốn tự điển La Rousse (một quyển tự điển bách khoa tiếng Pháp khá dày, là sách gối đầu giường của những học sinh học Pháp Văn). Hỏi bất kỳ từ tiếng Pháp nào Hy cũng giảng giải được cả. Đặc biệt Hy còn đi học thêm luyện thi Tú Tài, ngoài các môn Triết học, Sinh ngữ cho ban C, D, còn học cả các môn toán dành cho ban B và môn Vạn vật dành cho ban A. Tôi nghe nói cũng phải le lưỡi khâm phục. Có lần bạn tôi chỉ mặt Hy cho tôi biết, ngược lại, dường như Hy cũng chú ý đến tôi vì khi bất ngờ gặp nhau ngoài hành lang, anh ta cũng nhìn tôi với ánh mắt tò mò. Tuy nhiên hai đứa chưa bao giờ chuyện trò. Tôi chẳng hiểu tại sao Hy chọn ban C vì thông thường học sinh giỏi sẽ chọn ban B hoặc ban A. Và cũng do vậy, Hy rất nổi bật, trong năm đó đứng nhất lớp trong hầu hết các môn nên cuối năm không ai lấy làm lạ khi Hy nhận lãnh phần thưởng danh dự của Tổng thống ban tặng. Bạn tôi thì trêu chọc tôi tại sao lại để cho Hy lãnh phần thưởng đặc biệt này, trong khi tôi đậu Tú Tài I hạng Tối Ưu mà Hy chỉ đậu hạng Ưu! Không phải tôi ganh tị với anh ta, nhưng thực tình theo tôi nghĩ học sinh khá ở trong một lớp toàn học sinh trung bình tự nhiên sẽ trở thành học sinh cực kỳ xuất sắc, huống chi Hy là một học sinh giỏi đủ các môn. Điều an ủi cho tôi là khác với Hy tôi bỏ công rất ít cho việc học tập. Cuộc đời mà suốt ngày chỉ học và học thì còn gì là vui thú?
Lớp tôi có hơn nửa số học sinh được xét tuyển từ trường ngoài vào. Ngày đầu học môn Lý Hoá do thầy Đoáng phụ trách. Thầy Đoáng vốn là Giảng nghiệm trưởng thuộc Ban Điện & Điện tử Khoa học đại học đường Sài gòn. Thầy bảo mỗi học sinh viết vào giấy tên và thứ hạng thi đậu Tú Tài I nộp lên thầy. Nhờ vậy chúng tôi mới biết rằng trong số năm chục học sinh toàn lớp, khoảng chừng 80% đậu hạng Ưu, Bình, số còn lại phần lớn Bình Thứ, hạng Thứ chỉ một hai người.
Khác với đa số học sinh được mang tiếng là khá và giỏi rất siêng năng chăm học, thông thường luôn luôn học thuộc bài và làm bài tập ở nhà đầy đủ, tôi thuộc thành phần học sinh nghịch ngợm và lười biếng chẳng bao giờ làm bài tập ở nhà. Chẳng thế mà ngay buổi học thứ hai thầy Đoáng xét tập tôi (ở trường công, các giáo sư có lệ kiểm tra tập học sinh xem có chép bài và làm bài chăng) đã mắng một câu khiến tôi nhớ đời: _ Học hành như thế mà Ưu với lời ban khen, khen cái nỗi gì mà khen?
Số là vì tôi viết vào giấy nộp cho thầy là hạng “Ưu với lời ban khen của Hội đồng Giám khảo”, thứ hạng được ghi chính thức trong văn bằng Tú Tài với điểm Tối Ưu.
Tôi quê độ quá cỡ, chỉ ngồi đực mặt ra, nhưng biết làm sao, đúng là tôi không nhớ làm bài tập, vì trên bậc đệ nhị cấp có ai xét tập bao giờ đâu (tất nhiên không kể đến trường hợp đặc biệt ở lớp 10 thầy Châu xét tập tôi và phát hiện tôi vẽ chuột trong đó). Tôi cứ nghĩ là ở các năm thi, thầy cô để học sinh tự giác nhiều hơn, vì nếu làm biếng, cuối năm thi rớt Tú Tài thì hầu như 99% là phải lên đường nhập ngũ.
May cho tôi là đến kỳ thi đệ nhất lục cá nguyệt môn Lý Hoá, tôi có dịp gỡ gạc chút đỉnh. Thầy Đoáng có lối trả bài thi vô tiền khoáng hậu. Sau 1 tuần chấm bài thi, thầy mang xấp bài thi của học sinh vô lớp, đặt trên bàn rồi điềm nhiên xướng điểm. Lũ học trò hồi hộp trông đợi, một trăm con mắt lom lom ngó thầy giở từng bài lên, một trăm cái tai chăm chú lắng nghe.
Đầu tiên thầy xướng: zê rô điểm, rồi thầy đọc một loạt tên. Sau đó là nửa điểm, một loạt tên khác. Thầy tiếp tục xướng: 1 điểm, một loạt tên, 1 điểm rưỡi, một loạt tên, 2 điểm, vv.
Đến khi thầy xướng xong tên học sinh 3 điểm, bắt đầu qua 3 điểm rưỡi, Bộ, một học sinh loại khá trong lớp, reo to lên mừng rỡ: _ May quá, không có tên tao!
Vừa lúc đó thầy đọc ngay tên của nó. Nên nhớ đây là điểm trên 20, mà môn Lý Hoá nhân hệ số 4.
Các điểm càng cao thì số học sinh càng rải rác, mỗi bậc điểm lác đác một hai tên hoặc không có tên nào. Tổng kết lại cả lớp chỉ có ba học sinh được điểm trên trung bình, Phúc đứng nhất với 18/20, kế đến Tuý 17 và tôi 16,5. Không tốt lắm nhưng cũng khá an ủi. Phúc là học sinh thông minh, chăm chỉ nhưng không hiểu sao kết quả Tú Tài I chỉ đậu hạng Bình. Có lần một thầy cô nào nhắc nhở Phúc, qua lời thầy cô đó đại khái tôi hiểu là Phúc thông minh nhưng do tính thiếu cẩn thận nên thi cử khó thành công. Chữ viết của Phúc rất xấu, vừa bé vừa ngoằn ngoèo khó đọc. Tuý thi Tú Tài I tốt hơn, hạng Ưu, cũng là học sinh giỏi thuộc nhóm đứng đầu lớp.
Lớp của thầy đúng 50 học sinh. Vậy là nhiều hay vẫn còn ít ạ? Lớp của nhân vật trong truyện, 50 là trung bình, nhưng mà nhiều hay ít quan trọng sao? _________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Phương Nguyên
Tổng số bài gửi : 4872 Registration date : 23/03/2013
| Tiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 4 Wed 20 Apr 2022, 08:22 | |
| - Ai Hoa đã viết:
- Phương Nguyên đã viết:
- Ai Hoa đã viết:
- Một thoáng mây bay 4: Thằng đó là tôi
Sau khi đậu Tú Tài I tôi nộp đơn xin vào học lại trường công. Thời đó các trường nổi tiếng như Petrus Ký, Chu Văn An, Võ Trường Toản đều có thông báo xét tuyển học sinh có bằng Tú Tài I vào lớp 12, điều kiện để nộp đơn là phải đậu từ hạng Bình trở lên. Với văn bằng có thứ hạng cao nhất năm đó tất nhiên tôi được nhận vào trường dễ dàng không phải bàn cãi
Tôi được xếp vào lớp 12B8, lớp cuối cùng của ban B. Trường có 8 lớp ban B (nhiều hơn lớp 10 & 11 bởi vì có tuyển thêm học sinh bên ngoài), 2 lớp ban A và 1 lớp ban C, nửa lớp ban D. Thường thì học sinh ban C, D ít được chú ý đến nhưng riêng lớp 12C năm đó có một nhân vật khá đặc biệt, cái tên Lương Văn Hy của anh ta vang dội khắp trường. Theo lời mấy bạn trong lớp tôi Hy học rất giỏi, nó bảo Hy thuộc lòng hết cuốn tự điển La Rousse (một quyển tự điển bách khoa tiếng Pháp khá dày, là sách gối đầu giường của những học sinh học Pháp Văn). Hỏi bất kỳ từ tiếng Pháp nào Hy cũng giảng giải được cả. Đặc biệt Hy còn đi học thêm luyện thi Tú Tài, ngoài các môn Triết học, Sinh ngữ cho ban C, D, còn học cả các môn toán dành cho ban B và môn Vạn vật dành cho ban A. Tôi nghe nói cũng phải le lưỡi khâm phục. Có lần bạn tôi chỉ mặt Hy cho tôi biết, ngược lại, dường như Hy cũng chú ý đến tôi vì khi bất ngờ gặp nhau ngoài hành lang, anh ta cũng nhìn tôi với ánh mắt tò mò. Tuy nhiên hai đứa chưa bao giờ chuyện trò. Tôi chẳng hiểu tại sao Hy chọn ban C vì thông thường học sinh giỏi sẽ chọn ban B hoặc ban A. Và cũng do vậy, Hy rất nổi bật, trong năm đó đứng nhất lớp trong hầu hết các môn nên cuối năm không ai lấy làm lạ khi Hy nhận lãnh phần thưởng danh dự của Tổng thống ban tặng. Bạn tôi thì trêu chọc tôi tại sao lại để cho Hy lãnh phần thưởng đặc biệt này, trong khi tôi đậu Tú Tài I hạng Tối Ưu mà Hy chỉ đậu hạng Ưu! Không phải tôi ganh tị với anh ta, nhưng thực tình theo tôi nghĩ học sinh khá ở trong một lớp toàn học sinh trung bình tự nhiên sẽ trở thành học sinh cực kỳ xuất sắc, huống chi Hy là một học sinh giỏi đủ các môn. Điều an ủi cho tôi là khác với Hy tôi bỏ công rất ít cho việc học tập. Cuộc đời mà suốt ngày chỉ học và học thì còn gì là vui thú?
Lớp tôi có hơn nửa số học sinh được xét tuyển từ trường ngoài vào. Ngày đầu học môn Lý Hoá do thầy Đoáng phụ trách. Thầy Đoáng vốn là Giảng nghiệm trưởng thuộc Ban Điện & Điện tử Khoa học đại học đường Sài gòn. Thầy bảo mỗi học sinh viết vào giấy tên và thứ hạng thi đậu Tú Tài I nộp lên thầy. Nhờ vậy chúng tôi mới biết rằng trong số năm chục học sinh toàn lớp, khoảng chừng 80% đậu hạng Ưu, Bình, số còn lại phần lớn Bình Thứ, hạng Thứ chỉ một hai người.
Khác với đa số học sinh được mang tiếng là khá và giỏi rất siêng năng chăm học, thông thường luôn luôn học thuộc bài và làm bài tập ở nhà đầy đủ, tôi thuộc thành phần học sinh nghịch ngợm và lười biếng chẳng bao giờ làm bài tập ở nhà. Chẳng thế mà ngay buổi học thứ hai thầy Đoáng xét tập tôi (ở trường công, các giáo sư có lệ kiểm tra tập học sinh xem có chép bài và làm bài chăng) đã mắng một câu khiến tôi nhớ đời: _ Học hành như thế mà Ưu với lời ban khen, khen cái nỗi gì mà khen?
Số là vì tôi viết vào giấy nộp cho thầy là hạng “Ưu với lời ban khen của Hội đồng Giám khảo”, thứ hạng được ghi chính thức trong văn bằng Tú Tài với điểm Tối Ưu.
Tôi quê độ quá cỡ, chỉ ngồi đực mặt ra, nhưng biết làm sao, đúng là tôi không nhớ làm bài tập, vì trên bậc đệ nhị cấp có ai xét tập bao giờ đâu (tất nhiên không kể đến trường hợp đặc biệt ở lớp 10 thầy Châu xét tập tôi và phát hiện tôi vẽ chuột trong đó). Tôi cứ nghĩ là ở các năm thi, thầy cô để học sinh tự giác nhiều hơn, vì nếu làm biếng, cuối năm thi rớt Tú Tài thì hầu như 99% là phải lên đường nhập ngũ.
May cho tôi là đến kỳ thi đệ nhất lục cá nguyệt môn Lý Hoá, tôi có dịp gỡ gạc chút đỉnh. Thầy Đoáng có lối trả bài thi vô tiền khoáng hậu. Sau 1 tuần chấm bài thi, thầy mang xấp bài thi của học sinh vô lớp, đặt trên bàn rồi điềm nhiên xướng điểm. Lũ học trò hồi hộp trông đợi, một trăm con mắt lom lom ngó thầy giở từng bài lên, một trăm cái tai chăm chú lắng nghe.
Đầu tiên thầy xướng: zê rô điểm, rồi thầy đọc một loạt tên. Sau đó là nửa điểm, một loạt tên khác. Thầy tiếp tục xướng: 1 điểm, một loạt tên, 1 điểm rưỡi, một loạt tên, 2 điểm, vv.
Đến khi thầy xướng xong tên học sinh 3 điểm, bắt đầu qua 3 điểm rưỡi, Bộ, một học sinh loại khá trong lớp, reo to lên mừng rỡ: _ May quá, không có tên tao!
Vừa lúc đó thầy đọc ngay tên của nó. Nên nhớ đây là điểm trên 20, mà môn Lý Hoá nhân hệ số 4.
Các điểm càng cao thì số học sinh càng rải rác, mỗi bậc điểm lác đác một hai tên hoặc không có tên nào. Tổng kết lại cả lớp chỉ có ba học sinh được điểm trên trung bình, Phúc đứng nhất với 18/20, kế đến Tuý 17 và tôi 16,5. Không tốt lắm nhưng cũng khá an ủi. Phúc là học sinh thông minh, chăm chỉ nhưng không hiểu sao kết quả Tú Tài I chỉ đậu hạng Bình. Có lần một thầy cô nào nhắc nhở Phúc, qua lời thầy cô đó đại khái tôi hiểu là Phúc thông minh nhưng do tính thiếu cẩn thận nên thi cử khó thành công. Chữ viết của Phúc rất xấu, vừa bé vừa ngoằn ngoèo khó đọc. Tuý thi Tú Tài I tốt hơn, hạng Ưu, cũng là học sinh giỏi thuộc nhóm đứng đầu lớp.
Lớp của thầy đúng 50 học sinh. Vậy là nhiều hay vẫn còn ít ạ? Lớp của nhân vật trong truyện, 50 là trung bình, nhưng mà nhiều hay ít quan trọng sao? Dạ cũng có chút xíu liên quan. Nhiều thì chật chội đông đúc, chất lượng giảng dạy và tiếp thu kiến thức không bằng học sinh đông vừa vừa thui. |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10594 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 4 Wed 20 Apr 2022, 10:42 | |
| - Phương Nguyên đã viết:
Dạ cũng có chút xíu liên quan. Nhiều thì chật chội đông đúc, chất lượng giảng dạy và tiếp thu kiến thức không bằng học sinh đông vừa vừa thui. Lớp học ở trường công thường trên dưới 50, nhưng không bao giờ tới 60. Còn lớp học ở trường tư thực tế thường trên 100 học sinh, khi làm học bạ họ chia thành 2 lớp để khỏi vi phạm quy định của Bộ giáo dục.
Trường công có kỷ luật hơn, điểm danh kiểm soát sự hiện diện hàng ngày. Mặt khác học sinh sợ bị đuổi học nên cũng chăm chỉ cố gắng nhiều hơn.
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10594 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 4 Wed 20 Apr 2022, 11:27 | |
| Một thoáng mây bay 4
Kể về thầy Đoáng cũng có nhiều chuyện đáng tức cười. Hẳn là quen với lối giảng bài trên Đại học, thầy đọc bài giảng lướt qua, chẳng học sinh nào hiểu. Thầy than van: _ Nói hoài mà không chịu hiểu!
Rồi thầy vỗ về: _ Về nhà xem sách lại!
Nếu chỉ cần xem sách để hiểu bài thì học sinh nghe thầy giảng bài làm gì nhỉ?
Cái câu “Nói hoài mà không chịu hiểu” mà thầy lặp đi lặp lại nhiều lần trong lớp trở thành một dấu ấn của thầy, được các học sinh nhái giọng khi đùa cợt nhau.
Sau kỳ thi đó lớp tôi làm đơn cử đại diện lên gặp hiệu trưởng thỉnh cầu đổi giáo sư khác dạy Lý Hoá. Hôm sau thầy Đoáng vô lớp chửi rủa dữ dội vụ xin đổi giáo sư này, và dĩ nhiên thầy vẫn tiếp tục phụ trách môn cho tới cuối năm học.
Đối với riêng tôi, gặp thầy hay cũng tốt, giúp mình đỡ thời gian tự học, gặp thầy không hay cũng chẳng sao, phải bỏ công đọc sách và suy nghĩ nhiều hơn. Tôi từng nghe một người nào đó nói rằng thành công của học sinh gồm có 70% do bản thân, 20% do phương tiện & sách vở và chỉ có 10% do thầy dạy.
Môn toán có hai giáo sư dạy: thầy Đặng phụ trách môn Hình học giải tích và thầy Lưu phụ trách hai môn Đại số và Giải tích. Thầy Đặng tuy nhiệt tình nhưng có lẽ kém chuyên môn sư phạm nên học sinh chê giảng bài khó hiểu, học sinh lớp tôi thích thầy Lưu hơn. Một số đứa còn đi học kèm thêm lớp toán luyện thi Tú Tài II do thầy Lưu dạy ngoài. Thi Tú Tài II khó hơn Tú Tài I nhiều thành thử đa số học sinh lớp 12 đều đi học thêm luyện thi buổi chiều. Chẳng hạn như Nhân lớp tôi đi học thêm giáo sư Cam Duy Lễ. Thầy Lễ cũng là giáo sư môn toán tại trường nhưng không dạy lớp tôi. Thầy là người ra đề thi môn toán cho kỳ thi Tú Tài II của Bộ giáo dục tổ chức mỗi năm.
Nhân có người em song sinh học lớp 12B7 ở kế bên. Hai đứa giống nhau như hai giọt nước. Có lần Nghĩa qua lớp tôi, tôi cứ nhầm là Nhân, tôi ngạc nhiên thấy hắn sao chằng cười chào nói chuyện với mình. Sau này mới vỡ lẽ, bởi tôi là học sinh mới ở bậc lớp 12 (mặc dù là học sinh cũ từ lớp đệ thất tới lớp 10). Hai anh em chúng đi học kèm lớp toán luyện thi của thầy Lễ tại nhà. Trong lớp tôi Nhân thường khoe khoang thầy Lễ giỏi, ra đề toán khó cho học sinh luyện tập, chỉ dẫn những phương pháp, mẹo tính hay, vv.
Tuy nhiên có lẽ tôi hơi khác thường nên hợp với thầy Đặng. Lần đầu cho bài kiểm tra thầy vẽ hình lên bảng cho học sinh làm bài. Mặc dù tôi rất ít phát biểu trong lớp, kỳ này tôi lại làm gan đứng lên nói rằng thầy cho đề sai, hoặc thầy vẽ hình sai. Thầy Đặng đứng ngẫm nghĩ một hồi rồi gật đầu nhìn nhận và bảo lớp sửa đề bài lại cho đúng hình vẽ trên bảng. Khi phát bài kiểm tra ra thầy cho tôi 20/20 trong khi điểm hạng kế đó của học sinh khác chỉ là 18. Đến kỳ thi đệ nhất lục cá nguyệt, thầy Đặng cho đề và chấm thi, tôi được nhất lớp với số điểm 97,5/100 (môn toán có hệ số 5).
Đối với các thầy cô khác tôi không có nhiều ấn tượng lắm. Chỉ có thầy Phỏng dạy sử địa, tôi đặc biệt nhớ là do sau môt lần kiểm tra, thầy cười cười nói với cả lớp rằng có một số học sinh trong lớp quay bài, thầy thấy nhưng thầy không bắt. Thầy hi vọng rằng những lần cọp dê lén lút sẽ giúp em đó nhớ bài và đi thi được kết quả cao.
Một giáo sư khác là thầy Hoàng dạy môn triết học. Môn này gồm 2 phần: Luận lý và Đạo đức. Giờ thầy Hoàng xem như là giờ giải lao đối với chúng tôi. Thầy giảng bài tựa như là kể truyện nên chúng tôi rất thích. Thầy dặn nghe giảng đừng có ghi bài, thầy sẽ dành thì giờ cho ghi sau. Tôi thường say sưa nghe thầy giảng nhiều khi quên cả thời gian, luyến tiếc khi tiếng chuông báo hiệu tan giờ.
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Phương Nguyên
Tổng số bài gửi : 4872 Registration date : 23/03/2013
| Tiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 4 Wed 20 Apr 2022, 13:17 | |
| - Ai Hoa đã viết:
- Một thoáng mây bay 4
Kể về thầy Đoáng cũng có nhiều chuyện đáng tức cười. Hẳn là quen với lối giảng bài trên Đại học, thầy đọc bài giảng lướt qua, chẳng học sinh nào hiểu. Thầy than van: _ Nói hoài mà không chịu hiểu!
Rồi thầy vỗ về: _ Về nhà xem sách lại!
Nếu chỉ cần xem sách để hiểu bài thì học sinh nghe thầy giảng bài làm gì nhỉ?
Cái câu “Nói hoài mà không chịu hiểu” mà thầy lặp đi lặp lại nhiều lần trong lớp trở thành một dấu ấn của thầy, được các học sinh nhái giọng khi đùa cợt nhau.
Sau kỳ thi đó lớp tôi làm đơn cử đại diện lên gặp hiệu trưởng thỉnh cầu đổi giáo sư khác dạy Lý Hoá. Hôm sau thầy Đoáng vô lớp chửi rủa dữ dội vụ xin đổi giáo sư này, và dĩ nhiên thầy vẫn tiếp tục phụ trách môn cho tới cuối năm học.
Đối với riêng tôi, gặp thầy hay cũng tốt, giúp mình đỡ thời gian tự học, gặp thầy không hay cũng chẳng sao, phải bỏ công đọc sách và suy nghĩ nhiều hơn. Tôi từng nghe một người nào đó nói rằng thành công của học sinh gồm có 70% do bản thân, 20% do phương tiện & sách vở và chỉ có 10% do thầy dạy.
Môn toán có hai giáo sư dạy: thầy Đặng phụ trách môn Hình học giải tích và thầy Lưu phụ trách hai môn Đại số và Giải tích. Thầy Đặng tuy nhiệt tình nhưng có lẽ kém chuyên môn sư phạm nên học sinh chê giảng bài khó hiểu, học sinh lớp tôi thích thầy Lưu hơn. Một số đứa còn đi học kèm thêm lớp toán luyện thi Tú Tài II do thầy Lưu dạy ngoài. Thi Tú Tài II khó hơn Tú Tài I nhiều thành thử đa số học sinh lớp 12 đều đi học thêm luyện thi buổi chiều. Chẳng hạn như Nhân lớp tôi đi học thêm giáo sư Cam Duy Lễ. Thầy Lễ cũng là giáo sư môn toán tại trường nhưng không dạy lớp tôi. Thầy là người ra đề thi môn toán cho kỳ thi Tú Tài II của Bộ giáo dục tổ chức mỗi năm.
Nhân có người em song sinh học lớp 12B7 ở kế bên. Hai đứa giống nhau như hai giọt nước. Có lần Nghĩa qua lớp tôi, tôi cứ nhầm là Nhân, tôi ngạc nhiên thấy hắn sao chằng cười chào nói chuyện với mình. Sau này mới vỡ lẽ, bởi tôi là học sinh mới ở bậc lớp 12 (mặc dù là học sinh cũ từ lớp đệ thất tới lớp 10). Hai anh em chúng đi học kèm lớp toán luyện thi của thầy Lễ tại nhà. Trong lớp tôi Nhân thường khoe khoang thầy Lễ giỏi, ra đề toán khó cho học sinh luyện tập, chỉ dẫn những phương pháp, mẹo tính hay, vv.
Tuy nhiên có lẽ tôi hơi khác thường nên hợp với thầy Đặng. Lần đầu cho bài kiểm tra thầy vẽ hình lên bảng cho học sinh làm bài. Mặc dù tôi rất ít phát biểu trong lớp, kỳ này tôi lại làm gan đứng lên nói rằng thầy cho đề sai, hoặc thầy vẽ hình sai. Thầy Đặng đứng ngẫm nghĩ một hồi rồi gật đầu nhìn nhận và bảo lớp sửa đề bài lại cho đúng hình vẽ trên bảng. Khi phát bài kiểm tra ra thầy cho tôi 20/20 trong khi điểm hạng kế đó của học sinh khác chỉ là 18. Đến kỳ thi đệ nhất lục cá nguyệt, thầy Đặng cho đề và chấm thi, tôi được nhất lớp với số điểm 97,5/100 (môn toán có hệ số 5).
Đối với các thầy cô khác tôi không có nhiều ấn tượng lắm. Chỉ có thầy Phỏng dạy sử địa, tôi đặc biệt nhớ là do sau môt lần kiểm tra, thầy cười cười nói với cả lớp rằng có một số học sinh trong lớp quay bài, thầy thấy nhưng thầy không bắt. Thầy hi vọng rằng những lần cọp dê lén lút sẽ giúp em đó nhớ bài và đi thi được kết quả cao.
Một giáo sư khác là thầy Hoàng dạy môn triết học. Môn này gồm 2 phần: Luận lý và Đạo đức. Giờ thầy Hoàng xem như là giờ giải lao đối với chúng tôi. Thầy giảng bài tựa như là kể truyện nên chúng tôi rất thích. Thầy dặn nghe giảng đừng có ghi bài, thầy sẽ dành thì giờ cho ghi sau. Tôi thường say sưa nghe thầy giảng nhiều khi quên cả thời gian, luyến tiếc khi tiếng chuông báo hiệu tan giờ.
Vẫn chưa thấy bóng hồng nào xuất hiện thầy ui |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10594 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 4 Wed 20 Apr 2022, 15:33 | |
| - Phương Nguyên đã viết:
- Ai Hoa đã viết:
- Một thoáng mây bay 4
Kể về thầy Đoáng cũng có nhiều chuyện đáng tức cười. Hẳn là quen với lối giảng bài trên Đại học, thầy đọc bài giảng lướt qua, chẳng học sinh nào hiểu. Thầy than van: _ Nói hoài mà không chịu hiểu!
Rồi thầy vỗ về: _ Về nhà xem sách lại!
Nếu chỉ cần xem sách để hiểu bài thì học sinh nghe thầy giảng bài làm gì nhỉ?
Cái câu “Nói hoài mà không chịu hiểu” mà thầy lặp đi lặp lại nhiều lần trong lớp trở thành một dấu ấn của thầy, được các học sinh nhái giọng khi đùa cợt nhau.
Sau kỳ thi đó lớp tôi làm đơn cử đại diện lên gặp hiệu trưởng thỉnh cầu đổi giáo sư khác dạy Lý Hoá. Hôm sau thầy Đoáng vô lớp chửi rủa dữ dội vụ xin đổi giáo sư này, và dĩ nhiên thầy vẫn tiếp tục phụ trách môn cho tới cuối năm học.
Đối với riêng tôi, gặp thầy hay cũng tốt, giúp mình đỡ thời gian tự học, gặp thầy không hay cũng chẳng sao, phải bỏ công đọc sách và suy nghĩ nhiều hơn. Tôi từng nghe một người nào đó nói rằng thành công của học sinh gồm có 70% do bản thân, 20% do phương tiện & sách vở và chỉ có 10% do thầy dạy.
Môn toán có hai giáo sư dạy: thầy Đặng phụ trách môn Hình học giải tích và thầy Lưu phụ trách hai môn Đại số và Giải tích. Thầy Đặng tuy nhiệt tình nhưng có lẽ kém chuyên môn sư phạm nên học sinh chê giảng bài khó hiểu, học sinh lớp tôi thích thầy Lưu hơn. Một số đứa còn đi học kèm thêm lớp toán luyện thi Tú Tài II do thầy Lưu dạy ngoài. Thi Tú Tài II khó hơn Tú Tài I nhiều thành thử đa số học sinh lớp 12 đều đi học thêm luyện thi buổi chiều. Chẳng hạn như Nhân lớp tôi đi học thêm giáo sư Cam Duy Lễ. Thầy Lễ cũng là giáo sư môn toán tại trường nhưng không dạy lớp tôi. Thầy là người ra đề thi môn toán cho kỳ thi Tú Tài II của Bộ giáo dục tổ chức mỗi năm.
Nhân có người em song sinh học lớp 12B7 ở kế bên. Hai đứa giống nhau như hai giọt nước. Có lần Nghĩa qua lớp tôi, tôi cứ nhầm là Nhân, tôi ngạc nhiên thấy hắn sao chằng cười chào nói chuyện với mình. Sau này mới vỡ lẽ, bởi tôi là học sinh mới ở bậc lớp 12 (mặc dù là học sinh cũ từ lớp đệ thất tới lớp 10). Hai anh em chúng đi học kèm lớp toán luyện thi của thầy Lễ tại nhà. Trong lớp tôi Nhân thường khoe khoang thầy Lễ giỏi, ra đề toán khó cho học sinh luyện tập, chỉ dẫn những phương pháp, mẹo tính hay, vv.
Tuy nhiên có lẽ tôi hơi khác thường nên hợp với thầy Đặng. Lần đầu cho bài kiểm tra thầy vẽ hình lên bảng cho học sinh làm bài. Mặc dù tôi rất ít phát biểu trong lớp, kỳ này tôi lại làm gan đứng lên nói rằng thầy cho đề sai, hoặc thầy vẽ hình sai. Thầy Đặng đứng ngẫm nghĩ một hồi rồi gật đầu nhìn nhận và bảo lớp sửa đề bài lại cho đúng hình vẽ trên bảng. Khi phát bài kiểm tra ra thầy cho tôi 20/20 trong khi điểm hạng kế đó của học sinh khác chỉ là 18. Đến kỳ thi đệ nhất lục cá nguyệt, thầy Đặng cho đề và chấm thi, tôi được nhất lớp với số điểm 97,5/100 (môn toán có hệ số 5).
Đối với các thầy cô khác tôi không có nhiều ấn tượng lắm. Chỉ có thầy Phỏng dạy sử địa, tôi đặc biệt nhớ là do sau môt lần kiểm tra, thầy cười cười nói với cả lớp rằng có một số học sinh trong lớp quay bài, thầy thấy nhưng thầy không bắt. Thầy hi vọng rằng những lần cọp dê lén lút sẽ giúp em đó nhớ bài và đi thi được kết quả cao.
Một giáo sư khác là thầy Hoàng dạy môn triết học. Môn này gồm 2 phần: Luận lý và Đạo đức. Giờ thầy Hoàng xem như là giờ giải lao đối với chúng tôi. Thầy giảng bài tựa như là kể truyện nên chúng tôi rất thích. Thầy dặn nghe giảng đừng có ghi bài, thầy sẽ dành thì giờ cho ghi sau. Tôi thường say sưa nghe thầy giảng nhiều khi quên cả thời gian, luyến tiếc khi tiếng chuông báo hiệu tan giờ.
Vẫn chưa thấy bóng hồng nào xuất hiện thầy ui học trường nam chỉ toàn là... bóng đen thui, làm gì có bóng hồng? _________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Phương Nguyên
Tổng số bài gửi : 4872 Registration date : 23/03/2013
| Tiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 4 Wed 20 Apr 2022, 18:49 | |
| - Ai Hoa đã viết:
- Phương Nguyên đã viết:
- Ai Hoa đã viết:
- Một thoáng mây bay 4
Kể về thầy Đoáng cũng có nhiều chuyện đáng tức cười. Hẳn là quen với lối giảng bài trên Đại học, thầy đọc bài giảng lướt qua, chẳng học sinh nào hiểu. Thầy than van: _ Nói hoài mà không chịu hiểu!
Rồi thầy vỗ về: _ Về nhà xem sách lại!
Nếu chỉ cần xem sách để hiểu bài thì học sinh nghe thầy giảng bài làm gì nhỉ?
Cái câu “Nói hoài mà không chịu hiểu” mà thầy lặp đi lặp lại nhiều lần trong lớp trở thành một dấu ấn của thầy, được các học sinh nhái giọng khi đùa cợt nhau.
Sau kỳ thi đó lớp tôi làm đơn cử đại diện lên gặp hiệu trưởng thỉnh cầu đổi giáo sư khác dạy Lý Hoá. Hôm sau thầy Đoáng vô lớp chửi rủa dữ dội vụ xin đổi giáo sư này, và dĩ nhiên thầy vẫn tiếp tục phụ trách môn cho tới cuối năm học.
Đối với riêng tôi, gặp thầy hay cũng tốt, giúp mình đỡ thời gian tự học, gặp thầy không hay cũng chẳng sao, phải bỏ công đọc sách và suy nghĩ nhiều hơn. Tôi từng nghe một người nào đó nói rằng thành công của học sinh gồm có 70% do bản thân, 20% do phương tiện & sách vở và chỉ có 10% do thầy dạy.
Môn toán có hai giáo sư dạy: thầy Đặng phụ trách môn Hình học giải tích và thầy Lưu phụ trách hai môn Đại số và Giải tích. Thầy Đặng tuy nhiệt tình nhưng có lẽ kém chuyên môn sư phạm nên học sinh chê giảng bài khó hiểu, học sinh lớp tôi thích thầy Lưu hơn. Một số đứa còn đi học kèm thêm lớp toán luyện thi Tú Tài II do thầy Lưu dạy ngoài. Thi Tú Tài II khó hơn Tú Tài I nhiều thành thử đa số học sinh lớp 12 đều đi học thêm luyện thi buổi chiều. Chẳng hạn như Nhân lớp tôi đi học thêm giáo sư Cam Duy Lễ. Thầy Lễ cũng là giáo sư môn toán tại trường nhưng không dạy lớp tôi. Thầy là người ra đề thi môn toán cho kỳ thi Tú Tài II của Bộ giáo dục tổ chức mỗi năm.
Nhân có người em song sinh học lớp 12B7 ở kế bên. Hai đứa giống nhau như hai giọt nước. Có lần Nghĩa qua lớp tôi, tôi cứ nhầm là Nhân, tôi ngạc nhiên thấy hắn sao chằng cười chào nói chuyện với mình. Sau này mới vỡ lẽ, bởi tôi là học sinh mới ở bậc lớp 12 (mặc dù là học sinh cũ từ lớp đệ thất tới lớp 10). Hai anh em chúng đi học kèm lớp toán luyện thi của thầy Lễ tại nhà. Trong lớp tôi Nhân thường khoe khoang thầy Lễ giỏi, ra đề toán khó cho học sinh luyện tập, chỉ dẫn những phương pháp, mẹo tính hay, vv.
Tuy nhiên có lẽ tôi hơi khác thường nên hợp với thầy Đặng. Lần đầu cho bài kiểm tra thầy vẽ hình lên bảng cho học sinh làm bài. Mặc dù tôi rất ít phát biểu trong lớp, kỳ này tôi lại làm gan đứng lên nói rằng thầy cho đề sai, hoặc thầy vẽ hình sai. Thầy Đặng đứng ngẫm nghĩ một hồi rồi gật đầu nhìn nhận và bảo lớp sửa đề bài lại cho đúng hình vẽ trên bảng. Khi phát bài kiểm tra ra thầy cho tôi 20/20 trong khi điểm hạng kế đó của học sinh khác chỉ là 18. Đến kỳ thi đệ nhất lục cá nguyệt, thầy Đặng cho đề và chấm thi, tôi được nhất lớp với số điểm 97,5/100 (môn toán có hệ số 5).
Đối với các thầy cô khác tôi không có nhiều ấn tượng lắm. Chỉ có thầy Phỏng dạy sử địa, tôi đặc biệt nhớ là do sau môt lần kiểm tra, thầy cười cười nói với cả lớp rằng có một số học sinh trong lớp quay bài, thầy thấy nhưng thầy không bắt. Thầy hi vọng rằng những lần cọp dê lén lút sẽ giúp em đó nhớ bài và đi thi được kết quả cao.
Một giáo sư khác là thầy Hoàng dạy môn triết học. Môn này gồm 2 phần: Luận lý và Đạo đức. Giờ thầy Hoàng xem như là giờ giải lao đối với chúng tôi. Thầy giảng bài tựa như là kể truyện nên chúng tôi rất thích. Thầy dặn nghe giảng đừng có ghi bài, thầy sẽ dành thì giờ cho ghi sau. Tôi thường say sưa nghe thầy giảng nhiều khi quên cả thời gian, luyến tiếc khi tiếng chuông báo hiệu tan giờ.
Vẫn chưa thấy bóng hồng nào xuất hiện thầy ui học trường nam chỉ toàn là... bóng đen thui, làm gì có bóng hồng? Thì bóng hồng ở trường nữ lọt vào, chả nhẽ hong có. Làm sao tin hihi |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10594 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 4 Thu 21 Apr 2022, 08:38 | |
| Một thoáng mây bay 4
Cả năm học lớp 12 không có biến cố gì lớn. Đến tháng 6 tôi thi Tú Tài II. Mặc dù suốt năm học tôi học hành chẳng đàng hoàng lắm, nhưng trong hơn nửa tháng nghỉ trước kỳ thi tôi tận lực ôn tập 16 tiếng mỗi ngày để hoàn thành chương trình và đi thi với niềm tự tin rất cao. Tất cả những vấn đề còn lơ mơ ngay lúc thi đệ nhị lục cá nguyệt, đến giờ phút đó tôi trở nên thông suốt lạ kỳ. Ba ngày thi 10 môn giống như kỳ thi Tú Tài I, chỉ thay môn Việt văn bằng môn Triết học. Lần này kém may mắn hơn, tôi làm môn Toán không suôn sẻ lắm, bởi vì không kịp giờ. Có lẽ tại tính tôi quá cẩn thận, nhiều khi đang làm câu dưới lại chợt dò lại câu trên e rằng mình có thiếu sót gì chăng. Bất kỳ lời giải nào tôi cũng muốn được hoàn hảo! Khi giám thị thu bài, tôi vẫn chưa làm xong, phải bỏ hẳn một câu cuối bài toán.
Thi xong tôi hồi hộp bất an vì trong quá trình học tập tôi chưa bao giờ làm bài lỡ dỡ như thế. Nhất lại là môn Toán có hệ số 5 trên tổng số 18 hệ số của các môn (Ở Tú Tài I, môn Toán có hệ số 4 trên tổng số 15 hệ số). Rớt thì chắc chắn không rồi, nhưng tôi chỉ sợ xếp thứ hạng thấp. Hàng ngày tôi cầu Trời khẩn Phật cho đậu hạng Ưu để khỏi quê mặt với bạn bè.
Rồi cũng tới ngày biết kết quả. Người quen của ba tôi lại đến báo tin: tôi đậu Tú Tài II với hạng Tối Ưu lần nữa. Trong các môn thi, chỉ có 2 môn có trung bình dưới 18/20 là Triết học 15 (hệ số 2) và Pháp văn 17 (hệ số 1). Điểm môn Triết như vậy là cao rồi, bởi vì giống như luận Việt văn, bài luận Triết không bao giờ đạt được điểm tối đa. Nhưng với môn Pháp văn tôi vẫn cảm thấy hơi ấm ức, không biết mình bị trừ điểm ở câu nào! Môn Toán tôi chỉ được có 90/100, thấy hơi buồn. Tôi tự trách phải chi mình viết bài nhanh hơn chút nữa và đừng cẩn thận dò tới dò lui hoài thì đã không đến đỗi! Dù vậy, kết quả thi Tú Tài II này đã trên cả mong đợi của tôi. Trong tất cả các hội đồng thi Tú Tài II toàn quốc năm ấy tôi có điểm thi cao nhất và là thí sinh duy nhất đạt thứ hạng Tối Ưu. Đó cũng là kỷ lục, vì từ trước đến nay dường như chưa có học sinh nào thi Tú Tài I và Tú Tài II đều đạt thứ hạng Tối Ưu như tôi. Mọi người gặp tôi thường trêu ghẹo gọi đùa tôi là đứa “Hai lần Tối Ưu” khiến tôi liên tưởng đến nhân vật trong truyện “Ông Đồ Bể” của nhà văn Khái Hưng được Thần Miếu gọi là Ông “Hai lần Thủ Khoa”.
Các bạn cùng lớp tôi đa số đều có kết quả thi khá. Thông thường các học sinh có kết quả Tú Tài II kém hơn Tú Tài I một bậc, nghĩa là nếu Tú Tài I hạng Ưu thì Tú Tài II hạng Bình, Tú Tài I hạng Bình thì Tú Tài II hạng Bình Thứ. Chỉ có một số ít giữ được thứ hạng năm trước. Tổng cộng lớp tôi có chừng năm sáu đứa hạng Ưu và hơn chục đứa hạng Bình. Trong hàng học sinh giỏi của lớp ngoài tôi ra có Vũ, Cầm và Tuý đạt hạng Ưu nhưng Phúc chỉ được hạng Bình, thực đáng tiếc cho nó! Một điều khiến tôi càng đắc ý hơn cả là Hy chỉ đậu hạng Ưu mặc dù anh ta đã quyết tâm cố gắng rất nhiều để lấy hạng Tối Ưu! Nghe nói bài thi môn Triết học của Hy (hệ số 4 cho ban C) đạt tới 17/20, điểm cao nhất có thể đạt của môn này.
Trong kỳ thi xảy ra một việc khiến tôi vô cùng khó chịu mà tôi không biết giải quyết thế nào cho tốt. Số là tên bạn học vào phòng thi được xếp ngồi bàn ngay phía trên tôi trước buổi thi đầu tiên nói thẳng với tôi là nó không học hành gì hết. Nó năn nỉ xin tôi cho nó chép bài thi tôi làm. Tôi chẳng vị tình bạn, lại chẳng thích gì mấy đứa lười học, nhưng tôi ngại nếu mình không cho nó coi, bị dồn vào bước đường cùng dù sao cũng rớt nên nó sẽ quấy phá không cho mình làm bài, hoặc quá quắt hơn, nó liều lĩnh giựt bài thi xé đi mình chỉ có nước ngồi khóc. Mặt khác, nếu để nó chép nguyên xi bài tôi các giám khảo phát hiện bài hai đứa giống nhau có lẽ sẽ bị kỷ luật cả hai. Vô cùng khó nghĩ, nhưng rồi tôi quyết định giải pháp tối ưu là bảo nó rằng sẽ cho nó coi một nửa, nó đồng ý. Môn triết học thì phần đầu là câu hỏi giáo khoa trong bài học, nó chép giống không sao, nhưng phần thứ nhì là bài luận văn tôi che lại, vì nếu nó chép giống tôi chắc chắn sẽ bị phát hiện. Những môn khác tôi cũng chỉ hé cho nó một nửa bài. Nửa còn lại tự nó giải quyết. Riêng môn Trắc nghiệm tôi đánh đến đâu nó theo đến đó không làm sao che giấu được. May mắn là mọi sự trót lọt không có chuyện gì xảy ra. Cuối cùng, khi dán bảng kết quả nó đậu hạng Bình Thứ. Thiệt đúng là Trời độ kẻ gian tà!
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 4 | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 1 trong tổng số 3 trang | Chuyển đến trang : 1, 2, 3 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |