Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Today at 12:48

LỀU THƠ NHẠC by Trà Mi Today at 12:15

NỒI CƠM KHỔNG TỬ by mytutru Yesterday at 23:23

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 22:49

Trang Thơ Phạm Đa Tình by Phạm Đa Tình Yesterday at 20:46

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:07

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:32

Giọng hát "Cọp nhai đậu phộng" by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:29

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Tue 26 Mar 2024, 07:39

Khoảnh Khắc Vui Với Đường Thi by Tam Muội Mon 25 Mar 2024, 00:30

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sun 24 Mar 2024, 23:42

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Sat 23 Mar 2024, 02:26

Mái Nhà Chung by mytutru Fri 22 Mar 2024, 20:26

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 22 Mar 2024, 19:10

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Fri 22 Mar 2024, 07:06

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Thu 21 Mar 2024, 10:43

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:16

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:07

Lục bát by Tinh Hoa Mon 18 Mar 2024, 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Mon 18 Mar 2024, 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Một thoáng mây bay 5

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : 1, 2  Next
Tác giảThông điệp
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10552
Registration date : 23/11/2007

Một thoáng mây bay 5   Empty
Bài gửiTiêu đề: Một thoáng mây bay 5    Một thoáng mây bay 5   I_icon13Tue 10 May 2022, 10:09

Một thoáng mây bay 5: Đường vào Khoa học

Câu chuyện đậu 2 bằng Tú Tài hạng Tối Ưu được lan truyền trong bạn bè tôi và những người quen biết với gia đình, đặc biệt là hai người bạn thân của chị tôi là Lan và Huệ. Cũng lạ là tên của hai chị tình cờ lại ứng với câu ca dao mà nhạc sĩ Phạm Duy đã đưa vào bài hát Khúc Lan Sầu:

Lan Huệ sầu ai Lan Huệ héo
Lan Huệ sầu đời trong héo ngoài tươi!


Tôi không biết hai chị có sầu đời không, và bên trong có héo không nhưng ngoài mặt gặp tôi hai chị rất tươi. Chị Lan có mái tóc dài, khuôn mặt thanh tú, cặp mắt đẹp và đôi chân mày như vẽ. Chị Huệ trái lại có nước da hơi ngăm đen, không đẹp sắc sảo nhưng nhìn cũng khá duyên dáng. Hai chị được nghe thành tích học tập của tôi thì rất thích tôi và đã góp phần quảng bá, tạo nên huyền thoại về tôi đối với những người xung quanh.

Chị Huệ cũng học ở Đại Học Khoa Học Sài Gòn nên thỉnh thoảng tôi gặp chị trong trường. Chị thấy tôi liền bước tới hỏi thăm:
_ Em có bạn gái chưa?

Tôi thật thà đáp:
_ Chưa chị ạ! Em có biết ai đâu mà quen?

Chị Huệ cười cười:
_ Vậy hả? Muốn làm quen không, để bữa nào chị hỏi em gái chị.

Thấy tôi trố mắt nhìn chị vội nói tiếp:
_ Em gái chị có nhiều bạn học lắm, để chị bảo nó giới thiệu cho em.

Tôi vụt hỏi:
_ Vậy quen em gái chị được không?

Chị cười phá lên:
_ Ghê không? Dám chủ động đề nghị làm quen em chị há? Ừ, để chị về hỏi em chị rồi báo cho chị của em, hẹn ngày tới nhà cho hai đứa gặp nhau nghe.

Tôi về nhà nói chuyện với chị tôi. Chị cho biết là em chị Huệ tên Đính, rất là dễ thương. Nghe chị nói vậy trong đầu tôi bắt đầu mơ tưởng những hình ảnh viển vông.

Một chiều cuối tuần, trời nắng đẹp, chị tôi chở tôi tới nhà chị Huệ coi mắt. Sau khi chào hỏi, chị Huệ gọi Đính ra tiếp chuyện. Cô nàng dễ thương thật, mặc dù không đẹp lộng lẫy nhưng cũng khá xinh xắn. Nàng mặc một chiếc áo thun chỉ ngắn tay màu xanh đậm xen lẫn những viền chấm li ti màu đỏ nhìn rất bắt mắt. Trong buổi gặp nàng mắc cỡ cúi mặt không dám nhìn lên và nói rất ít. Về phần tôi tài ăn nói chỉ là con số không to tướng nên phần nhiều là để hai bà chị nói chuyện với nhau còn hai đứa em toàn ngậm hột thị lắng nghe là chủ yếu, thỉnh thoảng được hỏi tới mới trả lời nhát gừng. Cuối cùng khi trời sụp tối, chị tôi với tôi từ giã chị Huệ và Đính ra về.

Những ngày kế tiếp, tôi hồi hộp chờ kết quả buổi ra mắt. Vài bữa sau, chị tôi báo cho biết là Đính bằng lòng làm quen với tôi, mặc dù cô nàng chê tôi là… kiêu ngạo, khinh thường người khác. Tôi nhút nhát thì có, chớ khinh thường ai, kiêu ngạo cái gì? Có lẽ tại tôi kém ăn nói, không trò chuyện nhiều, và cũng có thể là như mọi cô gái nhỏ thường õng ẹo làm giá khi bắt đầu quen, nàng tìm cớ chê bai để không tỏ ra quá vồn vã. Để tránh luống cuống bởi sự dò xét của gia đình, chúng tôi hẹn gặp nhau trong trường.


_________________________
Một thoáng mây bay 5   Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4760
Registration date : 23/03/2013

Một thoáng mây bay 5   Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 5    Một thoáng mây bay 5   I_icon13Tue 10 May 2022, 12:44

Ai Hoa đã viết:
Một thoáng mây bay 5: Đường vào Khoa học

Câu chuyện đậu 2 bằng Tú Tài hạng Tối Ưu được lan truyền trong bạn bè tôi và những người quen biết với gia đình, đặc biệt là hai người bạn thân của chị tôi là Lan và Huệ. Cũng lạ là tên của hai chị tình cờ lại ứng với câu ca dao mà nhạc sĩ Phạm Duy đã đưa vào bài hát Khúc Lan Sầu:

Lan Huệ sầu ai Lan Huệ héo
Lan Huệ sầu đời trong héo ngoài tươi!


Tôi không biết hai chị có sầu đời không, và bên trong có héo không nhưng ngoài mặt gặp tôi hai chị rất tươi. Chị Lan có mái tóc dài, khuôn mặt thanh tú, cặp mắt đẹp và đôi chân mày như vẽ. Chị Huệ trái lại có nước da hơi ngăm đen, không đẹp sắc sảo nhưng nhìn cũng khá duyên dáng. Hai chị được nghe thành tích học tập của tôi thì rất thích tôi và đã góp phần quảng bá, tạo nên huyền thoại về tôi đối với những người xung quanh.

Chị Huệ cũng học ở Đại Học Khoa Học Sài Gòn nên thỉnh thoảng tôi gặp chị trong trường. Chị thấy tôi liền bước tới hỏi thăm:
_ Em có bạn gái chưa?

Tôi thật thà đáp:
_ Chưa chị ạ! Em có biết ai đâu mà quen?

Chị Huệ cười cười:
_ Vậy hả? Muốn làm quen không, để bữa nào chị hỏi em gái chị.

Thấy tôi trố mắt nhìn chị vội nói tiếp:
_ Em gái chị có nhiều bạn học lắm, để chị bảo nó giới thiệu cho em.

Tôi vụt hỏi:
_ Vậy quen em gái chị được không?

Chị cười phá lên:
_ Ghê không? Dám chủ động đề nghị làm quen em chị há? Ừ, để chị về hỏi em chị rồi báo cho chị của em, hẹn ngày tới nhà cho hai đứa gặp nhau nghe.

Tôi về nhà nói chuyện với chị tôi. Chị cho biết là em chị Huệ tên Đính, rất là dễ thương. Nghe chị nói vậy trong đầu tôi bắt đầu mơ tưởng những hình ảnh viển vông.

Một chiều cuối tuần, trời nắng đẹp, chị tôi chở tôi tới nhà chị Huệ coi mắt. Sau khi chào hỏi, chị Huệ gọi Đính ra tiếp chuyện. Cô nàng dễ thương thật, mặc dù không đẹp lộng lẫy nhưng cũng khá xinh xắn. Nàng mặc một chiếc áo thun chỉ ngắn tay màu xanh đậm xen lẫn những viền chấm li ti màu đỏ nhìn rất bắt mắt. Trong buổi gặp nàng mắc cỡ cúi mặt không dám nhìn lên và nói rất ít. Về phần tôi tài ăn nói chỉ là con số không to tướng nên phần nhiều là để hai bà chị nói chuyện với nhau còn hai đứa em toàn ngậm hột thị lắng nghe là chủ yếu, thỉnh thoảng được hỏi tới mới trả lời nhát gừng. Cuối cùng khi trời sụp tối, chị tôi với tôi từ giã chị Huệ và Đính ra về.

Những ngày kế tiếp, tôi hồi hộp chờ kết quả buổi ra mắt. Vài bữa sau, chị tôi báo cho biết là Đính bằng lòng làm quen với tôi, mặc dù cô nàng chê tôi là… kiêu ngạo, khinh thường người khác. Tôi nhút nhát thì có, chớ khinh thường ai, kiêu ngạo cái gì? Có lẽ tại tôi kém ăn nói, không trò chuyện nhiều, và cũng có thể là như mọi cô gái nhỏ thường õng ẹo làm giá khi bắt đầu quen, nàng tìm cớ chê bai để không tỏ ra quá vồn vã. Để tránh luống cuống bởi sự dò xét của gia đình, chúng tôi hẹn gặp nhau trong trường.


Cái “thoáng mây bay” này mới bắt đầu tính là 1 nè :tongue:
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10552
Registration date : 23/11/2007

Một thoáng mây bay 5   Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 5    Một thoáng mây bay 5   I_icon13Fri 10 Jun 2022, 08:29

Một thoáng mây bay 5

Khoa học đại học đường dạy theo hệ thống chứng chỉ. Để được cấp văn bằng Cử nhân, sinh viên phải hoàn tất 7 chứng chỉ. Năm đầu tiên bắt buộc chọn một trong 4 chứng chỉ dự bị là Toán Lý (MGP), Toán Lý Hoá (MPC) Lý Hoá Vạn vật (SPCN) hoặc Sinh lý Sinh hoá (PCB). Sau khi đậu chứng chỉ dự bị, sinh viên học tiếp 6 chứng chỉ chuyên khoa trong 3 năm, thông thường mỗi năm 2 chứng chỉ. Nếu đủ sức sinh viên có thể ghi danh 3 hoặc tối đa 4 chứng chỉ chuyên khoa cho mỗi năm, như vậy sẽ học xong chương trình Cử nhân một năm sớm hơn quy định. Rất ít sinh viên ra trường sớm, đa số là 4 năm, thậm chí có những người mất năm bảy năm hoặc cá biệt hàng chục năm mới ra trường. Nam sinh học một năm nếu không lấy nổi chứng chỉ dự bị hoặc 2 chứng chỉ chuyên khoa sẽ bị gọi nhập ngũ. Đậu 7 chứng chỉ theo một trình tự quy định sẽ được cấp bằng Cử nhân giáo khoa theo một hướng khoa học nào đó (thí dụ: Cử nhân giáo khoa Toán, Cử nhân giáo khoa Vật lý, Cử nhân giáo khoa Hoá học, Cử nhân giáo khoa Lý Hoá, Cử nhân giáo khoa Vạn vật, v.v…). Nếu có 7 chứng chỉ không nằm theo định hướng nào, sinh viên có thể xin cấp bằng Cử nhân khoa học tự do.  Người có bằng Cử nhân có thể xin đi làm công sở, xí nghiệp, hoặc xin đi dạy Trung học, hoặc học tiếp chứng chỉ đệ tam cấp (thường được gọi là Cao học), sau đó làm khảo cứu (gọi là rề sẹc, từ tiếng Pháp récherche) để lấy văn bằng Tiến sĩ đệ tam cấp (Docteur de 3è cycle) hay Tiến sĩ quốc gia (Docteur d’État). Một số lớn sinh viên đậu xong chứng chỉ dự bị nộp đơn vào Đại học Y khoa, Nha khoa hay Sư phạm và phải trải qua một cuộc thi tuyển lựa cực kỳ gay gắt bởi vì tất cả thí sinh đủ điều kiện dự thi đều đã vượt qua kỳ thi lấy chứng chỉ dự bị, một chứng chỉ được các giáo sư của trường Khoa học đánh giá là khó hơn cả những chứng chỉ chuyên khoa của các năm tiếp theo. Nhiều người rớt thi tuyển đã quyết tâm dành cả năm để ôn luyện và thi lại năm sau. Một số sinh viên sau khi học chứng chỉ dự bị chọn thi vào Trung tâm kỹ thuật Phú Thọ để học các ngành kỹ sư với xác suất đậu vô cùng cao, gần như chắc chắn. Trung tâm kỹ thuật Phú Thọ chỉ đòi văn bằng Tú Tài 2 để được dự thi, nhưng đề thi vào khá khó đối với học sinh Tú tài. Người ta cho rằng đề thi tuyển vào Phú Thọ nằm giữa trình độ lớp 12 và chứng chỉ dự bị MPC, do đó sinh viên đã học 1 năm MGP hoặc MPC sẽ làm bài thi dễ như bỡn.

Cho mỗi chứng chỉ đã ghi danh sinh viên phải dự kỳ thi cuối năm học gồm 3 giai đoạn. Đầu tiên là thi viết gồm tất cả các môn lý thuyết trong chứng chỉ đã học. Nếu đạt điểm trên trung bình ở giai đoạn này sinh viên được niêm yết tên trên danh sách đậu thi viết và vào thi thực tập. Vượt qua kỳ thi thực tập, sinh viên sẽ phải qua giai đoạn ba là thi vấn đáp hoặc bút vấn. Cuối cùng nếu cộng tổng số điểm cả ba kỳ trên trung bình thì được lấy đậu. Sinh viên đậu thi viết mà rớt thực tập, hoặc đậu thực tập mà rớt vấn đáp/bút vấn được phép giữ điểm thi không cần phải thi viết/thực tập cho 2 lần thi lại kế tiếp (khoá 2 năm đó và khoá 1 năm sau). Nếu thi lại 2 lần vẫn rớt thì không được giữ điểm nữa. Vì tỉ số sinh viên đậu thi viết rất ít, hội đồng giám khảo thường vớt thêm những người có điểm dưới trung bình cùng vào thi thực tập, với tính cách là nợ điểm, hy vọng rằng giai đoạn sau có điểm cao hơn sẽ bù lại. Những người này được niêm yết trong danh sách đậu “khoan hồng”. Giai đoạn thực tập cũng có những người đậu diện “khoan hồng”. Những người trong danh sách “khoan hồng” nếu rớt thì khi thi lại sẽ không được giữ điểm mà phải dự thi đủ 3 giai đoạn. Trong mỗi khoá thi, ở kết quả chính thức sau 3 giai đoạn thi, hội đồng chứng chỉ thường vớt thêm những người có tổng số điểm dưới trung bình với hạng Khoan hồng (nếu điểm trung bình trên 9/20) và Tối khoan hồng (nếu dưới 9/20). Điểm đậu Tối khoan hồng không cố định, các giáo sư quyết định riêng cho từng khoá thi, tuỳ theo tỉ số sinh viên đậu. Tuy vậy khi cấp chứng chỉ thi đậu, dù là Khoan hồng hay Tối khoan hồng cũng chỉ ghi hạng Thứ mà thôi.

Rớt khoá 1 sinh viên có thể thi lại khoá 2 sau khi có kết quả từ 3 tuần đến 1 tháng, theo trình tự y hệt. Ở mỗi khoá, kết quả chính thức sau 3 giai đoạn được niêm yết xếp hạng theo thứ tự tổng số điểm. Ngoài các sinh viên thi đậu còn có bảng phụ ghi tên các sinh viên được lưu điểm thi viết hoặc điểm thực tập cho khoá sau. Nếu không thấy tên mình ở đâu hết là biết khoá sau phải thi lại từ đầu. Nói chung tỉ lệ sinh viên đậu cộng cả 2 khoá độ khoảng 15-20%. Rớt cả 2 khoá, các nam sinh chuẩn bị lên đường đi học trường sĩ quan trừ bị Thủ đức, nếu không được hoãn dịch vì lý do gia cảnh hay sức khoẻ, và các nữ sinh tiếp tục ghi danh học lại năm tới, nếu không muốn bỏ dở sự học hay chuyển sang trường khác. Vì học hành thi cử khó khăn như vậy, phần đông các cô gái sau một thời gian theo học đều có dung nhan tàn tạ như lá mùa thu, và trường đại học Khoa học Sài gòn xưa nay vẫn được mệnh danh là “Trung tâm tàn phá nhan sắc”.

Trên bảng kết quả có 3 vị trí đáng chú ý, trong đó có 2 chỗ đặc biệt, một nơi đầu bảng, tức là thủ khoa, thứ nhì ở cuối bảng, được gọi đùa là “đậu trên Thầy’, bởi tên sẽ nằm ngay phía trên tên và chữ ký của giáo sư trưởng chứng chỉ. Đậu thủ khoa thì khỏi nói, đương nhiên rất vinh dự, được nhiều người kính nể, kể cả ghen tị, và bị bạn bè bắt khao thật to, nhưng “đậu trên thầy” càng nên ăn mừng lớn hơn vì chỉ sơ sẩy chút xíu là rớt, phải thi lại từ đầu. Lúc ấy mới thấm thía câu:

_ Nghển cổ cò trông bảng không tên, giời đất hỡi văn chương xuống bể
Lủi đầu cuốc về nhà gọi vợ, bố mẹ ơi tiền bạc lên giời


Tuy nhiên, vị trí có thể nói khiến người có tên đau đớn nhất, khóc không thành lời, là “thủ khoa Thứ”. Đó là vị trí cao nhất trong những người đậu hạng Thứ, thông thường là chỉ thiếu nửa điểm hoặc một điểm dưới hạng Bình Thứ trên tổng số khoảng chừng 200 điểm. Dù điểm khá cao, văn bằng cũng chỉ ghi đậu hạng Thứ, không mảy may phân biệt với những người xếp dưới, trong khi so tổng số điểm giữa thủ khoa Thứ và vị trí cuối bảng (thường là Tối khoan hồng) có thể cách biệt nhau ba bốn chục điểm. Đậu hạng từ Bình Thứ trở lên được gọi là đậu có “măng-sông” (mention). Cái này có lẽ do truyền thống từ trước đến nay trong kết quả kỳ thi ờ bậc đại học hạng Bình rất hiếm có, nói gì đến hạng Ưu! Ở nhiều khoá thi người đậu thủ khoa cũng chỉ được hạng Bình Thứ. Đối với giới sinh viên học giỏi, đậu không có “măng-sông” thường bị lôi ra làm đề tài trêu chọc.



_________________________
Một thoáng mây bay 5   Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10552
Registration date : 23/11/2007

Một thoáng mây bay 5   Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 5    Một thoáng mây bay 5   I_icon13Mon 20 Jun 2022, 08:50

Một thoáng mây bay 5

Tôi ghi danh vào MPC vì muốn thi vào Đại học sư phạm. Từ nhỏ tôi vốn mê nghề dạy học. Mặc dù lương căn bản của một giáo sư trung học không cao nhưng làm giáo sư vẫn đủ sức nuôi mình và vợ con. Lương công chức thời đó được cộng thêm phụ cấp vợ con, càng lắm con càng được trợ cấp nhiều, tuy rằng chưa đủ bù đắp cho vật giá nên một số thầy cô phải dạy giờ thêm ở các trường tư thục. Thí dụ như ba tôi một mình đi dạy nuôi được một đàn con lớn nhỏ hơn chục đứa, mà mẹ tôi chỉ phải ở nhà lo việc nội trợ. Ngoài Trung học kỹ thuật Cao Thắng là trường chính, ông còn dạy thêm các trường tư Nguyễn Duy Khang, Lasan Taberd, Phan Sào Nam, Đạt Đức. Gia đình tôi không giàu nhưng cũng sở hữu một căn nhà gạch đúc nửa lầu diện tích 100 met vuông giữa quận 3 với đầy đủ vật dụng radio, cassette, TV, tủ lạnh, máy giặt, xe gắn máy… và chị em tôi người nào cũng học hành đàng hoàng không ai phải bỏ dở. Hơn nữa nghề giáo vốn được mọi người kính nể, vì dân ta vốn có truyền thống tôn sư trọng đạo. Hàng xóm chung quanh gặp ba mẹ tôi nói chuyện bao giờ cũng xưng hô ông giáo, bà giáo rất là trang trọng, và chúng tôi thì được gọi là con ông giáo. Ngay cả khi về quê, nơi ba tôi từng dạy học nhiều năm trước, người dân ở đây vẫn còn gọi chúng tôi như vậy.

Lấy chứng chỉ MPC xong có thể học Đại học sư phạm 1 năm ra thành giáo sư Trung học đệ nhất cấp, hoặc 3 năm thành giáo sư Trung học đệ nhị cấp. Trong thời gian học các giáo sinh được trợ cấp một tháng khoảng hai ngàn rưỡi (thay đổi theo chỉ số vật giá) cho đến khi ra trường. Các sinh viên ra trường sẽ được gọi vào văn phòng chọn nhiệm sở ưu tiên theo thứ hạng, tức là Thủ khoa sẽ được đưa cho một danh sách các trường có yêu cầu năm đó để lựa trường mình muốn dạy trước, tiếp đến là Á khoa, rồi lần lượt hạng 3, 4, 5…. cho tới người cuối cùng phải nhận chỗ không được chọn lựa. Giáo sư trung học đệ nhị cấp chỉ bắt buộc có mặt ở trường dạy 16 tiếng mỗi tuần, thời giờ còn lại tự do, ở nhà soạn bài, chấm bài hay làm việc riêng tư.

Sỉ số sinh viên giữa các chứng chỉ dự bị rải ra không đều. Đông nhất là SPCN, số lượng trên 4000 người, đa số là nữ, một phần vì MGP và MPC khó hơn, đòi hỏi phải giỏi Toán, một phần do chương trình SPCN là căn bản cho các môn thi vào Y khoa và Nha khoa. Chứng chỉ PCB mới được GS Mai Trần Ngọc Tiếng ban Sinh lý và GS Đinh Văn Hoàng ban Sinh hoá lập ra, với tin đồn rằng sinh viên chứng chỉ này dễ dàng đậu vào Y Nha khoa hơn cả SPCN. Tuy nhiên sỉ số sinh viên PCB tương đối ít, chỉ độ 100, vì sinh viên phải học trên khuôn viên trường ở Thủ đức, có xe đưa rước mỗi ngày, và tiền chi phí ghi danh rất cao, sinh viên nghèo khó lòng kham nổi. Chứng chỉ MGP có lẽ chỉ thích hợp cho những sinh viên có năng khiếu về Toán học, số sinh viên ghi danh ước khoảng 4-5 trăm người. Chứng chỉ MPC nằm ở mức trung bình, có chừng 1800 người học.

Trường Khoa học tuy nhiều giảng đường nhưng chỉ có 2 giảng đường lớn, Đại giảng đường I với sức chứa 450 người và Đại giảng đường II sức chứa 700 người. Vì vậy chứng chỉ SPCN phải chia ra làm 4 lớp luân phiên học lý thuyết. Thực tập phân nhiều nhóm nhỏ tuỳ thuộc vào sức chứa của các phòng thực tập. Chứng chỉ MPC cũng phải chia làm 2 lớp: MPC1 và MPC2. Giờ lý thuyết không bắt buộc tham dự nhưng Thực tập thì có điểm danh và sinh viên phải nộp tường trình kết quả cuối giờ.

MPC học ở Đại giảng đường 2, nửa lớp cũng còn trên sức chứa của nó nên nhiều sinh viên học phải ngồi trên cầu thang hai bên, giữa các dãy bàn hoặc đứng nghe ở cuối giảng đường. Giáo sư giảng bài nói vào micro, tay cầm thước chỉ lên bảng. Thời đó máy tính và máy chiếu chưa thông dụng nên các giáo sư phải dùng phấn viết lên bảng. Để có chỗ ngồi tốt nhìn bảng rõ chúng tôi phải vào giảng đường thật sớm. May mắn là tôi gặp một số bạn quen Trung học, chúng tôi họp thành một nhóm để giành chỗ cho nhau. Một đứa vào sớm sẽ rải tập sang các chỗ liền kế nhau để cho những đứa vào sau ngồi.

Tôi được xếp vào lớp MPC1. Toán có 3 thầy phụ trách: thầy Lê Kim Đính, giảng sư, trưởng ban Toán dự bị và ứng dụng, dạy Giải tích (hệ số 2), thầy Thái Văn Tùng dạy Hình học (hệ số 1) và thầy Đặng Văn Định dạy Đại số (hệ số 1). Thực tập toán số và xác suất có thầy Viêm và thầy Tần. Vật lý có thầy Nguyễn Thông Minh dạy điện học, thầy Phó Đức Minh dạy Quang học và Nhiệt học, và thầy Cao Xuân An dạy Cơ học. Các môn này đồng hệ số 1. Hoá có thầy Lê Văn Thục dạy Hoá đại cương, thầy Nguyễn Huy Ngọc dạy Hoá Vô Cơ và thầy Nguyễn Hữu Tính dạy Hoá hữu cơ. Các thầy dạy toán và vật lý của lớp MPC2 cũng giống MPC1 ngoại trừ môn Nhiệt học do thầy Trần Thế Hiển dạy. Thầy Trần Thế Hiển quen cách giảng bài ở trung học vì thầy dạy Lý hoá rất nổi tiếng ở các trung tâm luyện thi Tú Tài 2, nên mặc dù thầy chỉ là Giảng nghiệm trưởng, sinh viên cũng thích nghe giảng hơn Thầy Phó Đức Minh là Giảng sư, Tiến sĩ đệ tam cấp. Vì thế một số sinh viên lớp tôi bỏ giờ thầy Minh để qua học thầy Hiển.

Về Hoá đại cương, thú thật là thầy Lê Văn Thục không có nhiều khả năng sư phạm, giảng bài nghe rất dễ ngủ gật. Một số sinh viên bỏ giờ thầy Thục qua lớp MPC2 có thầy Nguyễn Hữu Tính dạy cả 2 môn Hoá đại cương và Hoá hữu cơ. Thầy Tính giảng bài hấp dẫn, dễ tiếp thu, nên sinh viên rất thích học. Cả hai thầy đều có bằng Tiến sĩ đệ tam cấp.

Thầy Nguyễn Huy Ngọc dạy Hoá Vô Cơ cũng bình thường không hay không dở, nhưng so với thầy Nguyễn Thanh Khuyến dạy MPC2 thì sinh viên không thích bằng. Thầy Khuyến là giáo sư diễn giảng, Tiến sĩ quốc gia Hoá học, chuyên ngành Hoá Phân giải, có vài chục năm kinh nghiệm dạy Hoá Vô Cơ. Thầy có khả năng truyền thụ kiến thức rất tốt, không bắt sinh viên phải nhớ thuộc lòng bài. Thầy bảo rằng bản thân thầy cũng không nhớ công thức, vấn đề là mình làm thế nào khi cần có thể tự tạo ra công thức để dùng. Thầy cùng với thầy Hà Ngọc Bích biên soạn chung sách giáo khoa Lý Hoá lớp 12 được hầu hết các trường trung học sử dụng. Mặc dù vậy, do trùng giờ với nhóm thực tập, mà ngại đổi giờ khá phiền toái nên tôi vẫn trụ lại lớp MPC1, không đổi qua học lớp MPC2 như nhiều bạn khác.

Về Toán, thầy Lê Kim Đính dạy bài rất căn bản và dễ hiểu. Hầu hết sinh viên đều rất mến thầy. Sau giờ học thầy thường nán lại giải đáp thắc mắc cho sinh viên. Đôi khi có sinh viên mang những bài toán khó ra nhờ thầy giải, thầy sẽ hỏi sinh viên đó cho biết bài toán lấy từ sách nào, nếu có thì thầy mới giải, bởi vì thầy có kinh nghiệm là nhiều người cố tình tạo ra những bài toán không thể giải được để đánh đố. Chẳng giống như mọi người và ngược với những lời khuyên của các nhà giáo dục xưa nay là học trò càng hỏi nhiều càng tốt, càng hỏi nhiều càng giỏi, tôi cả đời đi học không bao giờ hỏi bài thầy cô giáo. Một phần vì tính nhút nhát, một phần vì ương gàn, có gì không hiểu tôi thích tự mình suy nghĩ giải đáp cho ra mới thôi.

Khác với thầy Đính, thầy Tùng dạy bài có vẻ từ chương hơn. Có lẽ thầy dạy lâu năm nên thầy rất thuộc bài giảng, cứ vào lớp là thầy thao thao từ đầu giờ đến cuối giờ, và học trò thì cắm cúi ghi chép.

Ngoài môn Giải tích của thầy Đính tôi thích nhất môn Điện học của thầy Nguyễn Thông Minh. Thầy Nguyễn Thông Minh nói chuyện vui vẻ và giảng bài cực kỳ sễ hiểu, trong khi thầy Phó Đức Minh dạy hai môn Quang học và Nhiệt học lại rất từ tốn, tuy nhiều sinh viên cho rằng thầy dạy không hấp dẫn, nhưng tôi tiếp thu và nhớ bài khá tốt nên về nhà không phải ôn lại. Trái lại thầy An dạy Cơ học giảng bài hơi nhanh, tôi theo có phần chật vật hơn cả.



_________________________
Một thoáng mây bay 5   Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10552
Registration date : 23/11/2007

Một thoáng mây bay 5   Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 5    Một thoáng mây bay 5   I_icon13Thu 14 Jul 2022, 11:53

Một thoáng mây bay 5

Đầu năm học sinh viên chúng tôi được tham dự buổi trình luận án Tiến sĩ đệ tam cấp của thầy Lê Khắc Tích. Hội đồng Giám khảo có 4 giáo sư: GS Chu Phạm Ngọc Sơn, Trưởng ban Hoá lý và Hoá lý hữu cơ, chủ tịch Hội đồng, GS Nguyễn Ngọc Sương, Trưởng Ban Hoá hữu cơ, GS Nguyễn Văn Hoàng, Trưởng ban Hoá Vô cơ và Ứng dụng, và GS Nguyễn Thanh Khuyến, Tiến sĩ quốc gia về ngành Hoá phân giải. Tất cả các vị đều mặc lễ phục Tiến sĩ đặc trưng của Trường Đại học mình tốt nghiệp. Ngoài ra có GS Nguyễn Chung Tú, Khoa trưởng Khoa học Đại học đường (kiêm Trưởng ban Vật Lý). Mặc dù có nhiều thầy cô dạy lý thuyết và thực tập cùng ngồi dự phía dưới nhưng vì mới vào trường chúng tôi chẳng biết ai cả.  Thầy Tích mặc bộ complet màu đen, giọng đặc sệt miền Trung. Phần lớn sinh viên ù ù cạc cạc nghe thầy Tích trình bày luận án như là vịt nghe sấm. Sau phần trình bày các giàm khảo đặt câu hỏi và ứng viên trả lời. Cuối cùng Hội đồng giám khảo bước ra gian phòng phía sau họp chấm điểm.

Chừng khoảng 15 phút sau các vị trở lại, GS Chu Phạm Ngọc Sơn thay mặt Hội đồng giám khảo tuyên bố kết quả thầy Lê Khắc Tích đạt văn bằng Tiến sĩ đệ tam cấp hạng Tối danh dự với lời ban khen của HĐGK, tuy rằng khi trả lời câu hỏi đôi lúc thầy tỏ ra lúng túng. Cả giảng đường tiếng vỗ tay vang dội. Bạn tôi ghé tai bảo nhỏ: thường khi thầy hướng dẫn cho ra trình luận án thì hầu như đậu 100%, và đương nhiên chỉ có 2 thứ hạng, Danh dự và Tối danh dự. Sau này, tham gia vào hoạt động khoa học tôi mới biết thực ra luận án đã được các Giáo sư giám khảo duyệt trước và trình luận án chỉ là hình thức cho đúng thủ tục.

Thầy Tích được khoác vào lễ phục và đội nón Tiến sĩ của Trường. Trông mặt thầy thật là xúc động. Có bằng Tiến sĩ đệ tam cấp sẽ được tuyển vào ngạch Giảng sư uỷ nhiệm, chỉ số lương 630, không lớn hơn giáo sư Trung học đệ nhị cấp (chỉ số 470) bao nhiêu, nhưng chỉ phải dạy 3 giờ lý thuyết mỗi tuần và có thêm phụ cấp giảng dạy 15 ngàn và phụ cấp khảo cứu 15 ngàn nữa, cộng lại trên 60 ngàn đồng một tháng, đủ sống khá sung túc thời đó. Vì vậy hầu như vị nào cũng đều sắm xe hơi đi làm cả. Trong chương trình Tiến sĩ đệ tam cấp, sinh viên phải có bằng Cử nhân giáo khoa và học một năm chứng chỉ đệ tam cấp, thi đậu xong làm khảo cứu thêm 2 năm để viết luận án. Rất ít người đậu chứng chỉ đệ tam cấp trong 1 năm và hầu như không có người nào trình luận án sau 2 năm. Nghe nói thầy Tích phải mất 7 năm để làm xong luận án!

Học đại học khác hẳn Trung học. Thầy cô cứ giảng bài trên bảng, sinh viên theo dõi và tự ghi chép. Không có điểm danh hiện diện. Không có kiểm tra tập vở. Không có sách giáo khoa bắt buộc. Sinh viên muốn tìm hiểu thêm thì tự vào thư viện mượn sách, nhưng sách khoa học thời này cực kỳ thiếu thốn, và dĩ nhiên, chưa có internet như bây giờ để search Google. Các thầy cô cũng quay cours ronéo bài giảng để bán cho những sinh viên không dự giảng hoặc lười ghi chép.

Ngoài giờ lý thuyết thì sinh viên được chia nhóm để học Thực tập. Trước khi học, các sinh viên phải đóng tiền thực tập và mua sách thực tập. Giờ thực tập là bắt buộc, nếu không dự đủ sẽ không được ghi danh dự thi cuối khoá. Điều này gây khó khăn cho quân nhân công chức và những người đang đi làm muốn học lên để thăng chức và cải ngạch tăng lương, vì thời trước không có cái gọi là hệ tại chức. Do vậy thay vì Khoa học, đa số bọn họ phải chọn học Đại học Văn khoa hay Luật khoa, hoặc cả hai như chị tôi hiện là nhân viên thư ký Bộ Giáo dục, cả hai trường này không có môn thực tập bắt phải hiện diện, sinh viên có thể mua cours tự học ở nhà trong suốt niên khoá trước khi dự thi. Thực tập toán được dạy trên giảng đường với môn xác suất thống kê và toán số, còn thực tập vật lý và hoá học được dạy trong các phòng thí nghiệm. Phòng thực tập Hoá dự bị nằm đối xứng với Phòng thực tập Hoá vô cơ trong khối nhà gần mặt đường Cộng hoà, bên tay trái từ cổng đi vào, nhưng quay mặt vào trong, đối diện với dãy lầu của các Ban Thực vật, Động vật và Sinh lý.

Lần đầu tiên bước vào phòng thực tập hoá chúng tôi rất hồi hộp. Sinh viên thực tập phải tự mua mỗi người một bộ ống nghiệm, ống nhỏ giọt và kẹp ống nghiệm để làm thực tập phân giải định tính. Phần phân giải định lượng thì được trường cung cấp buret, pipet, bình Erlenmeyer và becher. Các chai thuốc thử được đặt ở một góc để dùng chung. Ở Trung học các thầy cô làm thí nghiệm học sinh đứng xem, còn ở phòng thực tập này, thầy cô dạy thực tập đứng xem sinh viên làm thực hành. Cuối giờ thực tập giảng nghiệm viên kiểm tra dụng cụ để bắt sinh viên lỡ làm bể dụng cụ phải mua đền.

Trong phòng thực tập vật lý, do giới hạn máy móc nên chúng tôi xoay vòng lần lượt những bài thực tập khác nhau, vì vậy có những thí nghiệm mà sinh viên chưa được học lý thuyết về nó sẽ rất lúng túng khi thực hành.

Mặc dù thao tác vụng về ở những giờ thực tập đầu, dần dần chúng tôi trở nên quen thuộc và sử dụng thành thạo hơn các dụng cụ thí nghiệm. Nhờ thực tập nhóm nhỏ, chúng tôi quen biết gần gũi nhau hơn là ở giảng đường rộng lớn. Tuy vậy vì tính nhút nhát, suốt năm học tôi vẫn chưa quen một người bạn gái chung lớp nào, nói chi là bạn gái chung trường!

Nhóm tôi có 4 người, trước cùng là học sinh trường Petrus Ký. Trong nhóm có Nguyễn Hoàng Tuấn, thường gọi là Tuấn Cận, vì hắn mang cặp kiếng cận dày cộm, để phân biệt với Bùi Quang Tuấn, tức Tuấn Cao, vì hắn có chiều cao đáng kể. Người thứ tư là Phi Hùng. Tuấn Cận nhà ở gần trường thường vào sớm giành chỗ tốt cho bọn tôi nên chúng tôi ít khi phải ngồi dưới đất. Tuấn Cận thường chọn chỗ ở dãy giữa, gần phía trước cách bục giảng chừng 3, 4 hàng để dễ nhìn bảng và nghe rõ. Gần chỗ chúng tôi ngồi có một nhóm nữ sinh, trong đó có một cô tóc xoã vai, da ngăm đen trông khá xinh. Mấy bạn tôi gọi là “con bé đen” và thường ghẹo tôi với cô ta, vì có một lần tôi khen cô bé đẹp. Tôi không biết tên và cũng chưa bao giờ nói chuyện với cô.

Việc hẹn hò của tôi với Đính em chị Huệ tại trường tiếp tục trong vài tháng. Nàng thường mặc áo dài hồng, hoặc xanh, hoặc trắng, rất dễ thương, nói chuyện bẽn lẽn. Tuy nhiên tôi lúc đó lần đầu mới quen bạn gái, rất ngớ ngẩn và khờ khạo. Thậm chí còn không dám nắm tay. Nói chuyện vơ vẩn một lát đã bí tịt đề tài, chỉ nhìn nhau cười. Tôi không còn nhớ chúng tôi nói với nhau về những chuyện gì ngoại trừ một lần nàng dặn tôi đừng cắt móng tay ngắn sát vào nơi tiếp xúc da thịt, bởi vì đầu ngón tay có dây thần kinh chạy tới tim dễ gây đau tim. Mấy mươi năm qua tôi vẫn nhớ làm theo lời nàng, cho dù vậy, trái tim tôi vẫn đau không ít lần. Chẳng biết có phải chán tôi không mà một hôm nàng bảo là thôi đừng hẹn ở trường nữa sợ người ta thấy mang tiếng. Vì tự ái tôi dại dột nói một câu mà sau này tôi ân hận mãi:
_ Nếu Đính cảm thấy sợ mang tiếng thì thôi đừng gặp nhau nữa!

Nàng lập tức bỏ về và từ đó chúng tôi không bao giờ gặp nhau.

Vài năm sau, chị tôi cho biết Đính đã lập gia đình và có một đứa con nhỏ rất dễ thương. Chị tôi lấy làm tiếc mà không hiểu vì sao chúng tôi chia tay. Tuổi trẻ xốc nổi nhiều tự ái đã làm lỡ bao cơ hội tìm hạnh phúc!

Tôi hụt hẫng một thời gian rồi cũng qua đi, vì thật sự giữa 2 đứa cũng chưa có tình yêu, kỷ niệm sâu đậm gì. Hơn nữa tôi còn phải vùi đầu vào sự học hành thi cử, vì cái lệnh tổng động viên vẫn lơ lửng treo trên đầu những sinh viên đại học. Nếu không đậu thì sẽ phải lên quân trường, ra chiến trận và tương lai là nấm mồ xanh cỏ. Ngay cả đậu dự bị mà không vô được Đại học Sư Phạm thì cuộc đời chẳng biết về đâu.



_________________________
Một thoáng mây bay 5   Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4760
Registration date : 23/03/2013

Một thoáng mây bay 5   Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 5    Một thoáng mây bay 5   I_icon13Fri 15 Jul 2022, 08:09

Ai Hoa đã viết:
Một thoáng mây bay 5

Đầu năm học sinh viên chúng tôi được tham dự buổi trình luận án Tiến sĩ đệ tam cấp của thầy Lê Khắc Tích. Hội đồng Giám khảo có 4 giáo sư: GS Chu Phạm Ngọc Sơn, Trưởng ban Hoá lý và Hoá lý hữu cơ, chủ tịch Hội đồng, GS Nguyễn Ngọc Sương, Trưởng Ban Hoá hữu cơ, GS Nguyễn Văn Hoàng, Trưởng ban Hoá Vô cơ và Ứng dụng, và GS Nguyễn Thanh Khuyến, Tiến sĩ quốc gia về ngành Hoá phân giải. Tất cả các vị đều mặc lễ phục Tiến sĩ đặc trưng của Trường Đại học mình tốt nghiệp. Ngoài ra có GS Nguyễn Chung Tú, Khoa trưởng Khoa học Đại học đường (kiêm Trưởng ban Vật Lý). Mặc dù có nhiều thầy cô dạy lý thuyết và thực tập cùng ngồi dự phía dưới nhưng vì mới vào trường chúng tôi chẳng biết ai cả.  Thầy Tích mặc bộ complet màu đen, giọng đặc sệt miền Trung. Phần lớn sinh viên ù ù cạc cạc nghe thầy Tích trình bày luận án như là vịt nghe sấm. Sau phần trình bày các giàm khảo đặt câu hỏi và ứng viên trả lời. Cuối cùng Hội đồng giám khảo bước ra gian phòng phía sau họp chấm điểm.

Chừng khoảng 15 phút sau các vị trở lại, GS Chu Phạm Ngọc Sơn thay mặt Hội đồng giám khảo tuyên bố kết quả thầy Lê Khắc Tích đạt văn bằng Tiến sĩ đệ tam cấp hạng Tối danh dự với lời ban khen của HĐGK, tuy rằng khi trả lời câu hỏi đôi lúc thầy tỏ ra lúng túng. Cả giảng đường tiếng vỗ tay vang dội. Bạn tôi ghé tai bảo nhỏ: thường khi thầy hướng dẫn cho ra trình luận án thì hầu như đậu 100%, và đương nhiên chỉ có 2 thứ hạng, Danh dự và Tối danh dự. Sau này, tham gia vào hoạt động khoa học tôi mới biết thực ra luận án đã được các Giáo sư giám khảo duyệt trước và trình luận án chỉ là hình thức cho đúng thủ tục.

Thầy Tích được khoác vào lễ phục và đội nón Tiến sĩ của Trường. Trông mặt thầy thật là xúc động. Có bằng Tiến sĩ đệ tam cấp sẽ được tuyển vào ngạch Giảng sư uỷ nhiệm, chỉ số lương 630, không lớn hơn giáo sư Trung học đệ nhị cấp (chỉ số 470) bao nhiêu, nhưng chỉ phải dạy 3 giờ lý thuyết mỗi tuần và có thêm phụ cấp giảng dạy 15 ngàn và phụ cấp khảo cứu 15 ngàn nữa, cộng lại trên 60 ngàn đồng một tháng, đủ sống khá sung túc thời đó. Vì vậy hầu như vị nào cũng đều sắm xe hơi đi làm cả. Trong chương trình Tiến sĩ đệ tam cấp, sinh viên phải có bằng Cử nhân giáo khoa và học một năm chứng chỉ đệ tam cấp, thi đậu xong làm khảo cứu thêm 2 năm để viết luận án. Rất ít người đậu chứng chỉ đệ tam cấp trong 1 năm và hầu như không có người nào trình luận án sau 2 năm. Nghe nói thầy Tích phải mất 7 năm để làm xong luận án!

Học đại học khác hẳn Trung học. Thầy cô cứ giảng bài trên bảng, sinh viên theo dõi và tự ghi chép. Không có điểm danh hiện diện. Không có kiểm tra tập vở. Không có sách giáo khoa bắt buộc. Sinh viên muốn tìm hiểu thêm thì tự vào thư viện mượn sách, nhưng sách khoa học thời này cực kỳ thiếu thốn, và dĩ nhiên, chưa có internet như bây giờ để search Google. Các thầy cô cũng quay cours ronéo bài giảng để bán cho những sinh viên không dự giảng hoặc lười ghi chép.

Ngoài giờ lý thuyết thì sinh viên được chia nhóm để học Thực tập. Trước khi học, các sinh viên phải đóng tiền thực tập và mua sách thực tập. Giờ thực tập là bắt buộc, nếu không dự đủ sẽ không được ghi danh dự thi cuối khoá. Điều này gây khó khăn cho quân nhân công chức và những người đang đi làm muốn học lên để thăng chức và cải ngạch tăng lương, vì thời trước không có cái gọi là hệ tại chức. Do vậy thay vì Khoa học, đa số bọn họ phải chọn học Đại học Văn khoa hay Luật khoa, hoặc cả hai như chị tôi hiện là nhân viên thư ký Bộ Giáo dục, cả hai trường này không có môn thực tập bắt phải hiện diện, sinh viên có thể mua cours tự học ở nhà trong suốt niên khoá trước khi dự thi. Thực tập toán được dạy trên giảng đường với môn xác suất thống kê và toán số, còn thực tập vật lý và hoá học được dạy trong các phòng thí nghiệm. Phòng thực tập Hoá dự bị nằm đối xứng với Phòng thực tập Hoá vô cơ trong khối nhà gần mặt đường Cộng hoà, bên tay trái từ cổng đi vào, nhưng quay mặt vào trong, đối diện với dãy lầu của các Ban Thực vật, Động vật và Sinh lý.

Lần đầu tiên bước vào phòng thực tập hoá chúng tôi rất hồi hộp. Sinh viên thực tập phải tự mua mỗi người một bộ ống nghiệm, ống nhỏ giọt và kẹp ống nghiệm để làm thực tập phân giải định tính. Phần phân giải định lượng thì được trường cung cấp buret, pipet, bình Erlenmeyer và becher. Các chai thuốc thử được đặt ở một góc để dùng chung. Ở Trung học các thầy cô làm thí nghiệm học sinh đứng xem, còn ở phòng thực tập này, thầy cô dạy thực tập đứng xem sinh viên làm thực hành. Cuối giờ thực tập giảng nghiệm viên kiểm tra dụng cụ để bắt sinh viên lỡ làm bể dụng cụ phải mua đền.

Trong phòng thực tập vật lý, do giới hạn máy móc nên chúng tôi xoay vòng lần lượt những bài thực tập khác nhau, vì vậy có những thí nghiệm mà sinh viên chưa được học lý thuyết về nó sẽ rất lúng túng khi thực hành.

Mặc dù thao tác vụng về ở những giờ thực tập đầu, dần dần chúng tôi trở nên quen thuộc và sử dụng thành thạo hơn các dụng cụ thí nghiệm. Nhờ thực tập nhóm nhỏ, chúng tôi quen biết gần gũi nhau hơn là ở giảng đường rộng lớn. Tuy vậy vì tính nhút nhát, suốt năm học tôi vẫn chưa quen một người bạn gái chung lớp nào, nói chi là bạn gái chung trường!

Nhóm tôi có 4 người, trước cùng là học sinh trường Petrus Ký. Trong nhóm có Nguyễn Hoàng Tuấn, thường gọi là Tuấn Cận, vì hắn mang cặp kiếng cận dày cộm, để phân biệt với Bùi Quang Tuấn, tức Tuấn Cao, vì hắn có chiều cao đáng kể. Người thứ tư là Phi Hùng. Tuấn Cận nhà ở gần trường thường vào sớm giành chỗ tốt cho bọn tôi nên chúng tôi ít khi phải ngồi dưới đất. Tuấn Cận thường chọn chỗ ở dãy giữa, gần phía trước cách bục giảng chừng 3, 4 hàng để dễ nhìn bảng và nghe rõ. Gần chỗ chúng tôi ngồi có một nhóm nữ sinh, trong đó có một cô tóc xoã vai, da ngăm đen trông khá xinh. Mấy bạn tôi gọi là “con bé đen” và thường ghẹo tôi với cô ta, vì có một lần tôi khen cô bé đẹp. Tôi không biết tên và cũng chưa bao giờ nói chuyện với cô.

Việc hẹn hò của tôi với Đính em chị Huệ tại trường tiếp tục trong vài tháng. Nàng thường mặc áo dài hồng, hoặc xanh, hoặc trắng, rất dễ thương, nói chuyện bẽn lẽn. Tuy nhiên tôi lúc đó lần đầu mới quen bạn gái, rất ngớ ngẩn và khờ khạo. Thậm chí còn không dám nắm tay. Nói chuyện vơ vẩn một lát đã bí tịt đề tài, chỉ nhìn nhau cười. Tôi không còn nhớ chúng tôi nói với nhau về những chuyện gì ngoại trừ một lần nàng dặn tôi đừng cắt móng tay ngắn sát vào nơi tiếp xúc da thịt, bởi vì đầu ngón tay có dây thần kinh chạy tới tim dễ gây đau tim. Mấy mươi năm qua tôi vẫn nhớ làm theo lời nàng, cho dù vậy, trái tim tôi vẫn đau không ít lần. Chẳng biết có phải chán tôi không mà một hôm nàng bảo là thôi đừng hẹn ở trường nữa sợ người ta thấy mang tiếng. Vì tự ái tôi dại dột nói một câu mà sau này tôi ân hận mãi:
_ Nếu Đính cảm thấy sợ mang tiếng thì thôi đừng gặp nhau nữa!

Nàng lập tức bỏ về và từ đó chúng tôi không bao giờ gặp nhau.

Vài năm sau, chị tôi cho biết Đính đã lập gia đình và có một đứa con nhỏ rất dễ thương. Chị tôi lấy làm tiếc mà không hiểu vì sao chúng tôi chia tay. Tuổi trẻ xốc nổi nhiều tự ái đã làm lỡ bao cơ hội tìm hạnh phúc!

Tôi hụt hẫng một thời gian rồi cũng qua đi, vì thật sự giữa 2 đứa cũng chưa có tình yêu, kỷ niệm sâu đậm gì. Hơn nữa tôi còn phải vùi đầu vào sự học hành thi cử, vì cái lệnh tổng động viên vẫn lơ lửng treo trên đầu những sinh viên đại học. Nếu không đậu thì sẽ phải lên quân trường, ra chiến trận và tương lai là nấm mồ xanh cỏ. Ngay cả đậu dự bị mà không vô được Đại học Sư Phạm thì cuộc đời chẳng biết về đâu.



Nghe chừng Đính lớn hơn, già dặn hơn “tôi” nhiều nhỉ. Tuổi đó thì thường không thích hẹn hò với “em”. Tan là điều dễ hiểu  dzot hong thôi bị  bash
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7086
Registration date : 01/04/2011

Một thoáng mây bay 5   Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 5    Một thoáng mây bay 5   I_icon13Fri 15 Jul 2022, 08:23

Phương Nguyên đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Một thoáng mây bay 5

Đầu năm học sinh viên chúng tôi được tham dự buổi trình luận án Tiến sĩ đệ tam cấp của thầy Lê Khắc Tích. Hội đồng Giám khảo có 4 giáo sư: GS Chu Phạm Ngọc Sơn, Trưởng ban Hoá lý và Hoá lý hữu cơ, chủ tịch Hội đồng, GS Nguyễn Ngọc Sương, Trưởng Ban Hoá hữu cơ, GS Nguyễn Văn Hoàng, Trưởng ban Hoá Vô cơ và Ứng dụng, và GS Nguyễn Thanh Khuyến, Tiến sĩ quốc gia về ngành Hoá phân giải. Tất cả các vị đều mặc lễ phục Tiến sĩ đặc trưng của Trường Đại học mình tốt nghiệp. Ngoài ra có GS Nguyễn Chung Tú, Khoa trưởng Khoa học Đại học đường (kiêm Trưởng ban Vật Lý). Mặc dù có nhiều thầy cô dạy lý thuyết và thực tập cùng ngồi dự phía dưới nhưng vì mới vào trường chúng tôi chẳng biết ai cả.  Thầy Tích mặc bộ complet màu đen, giọng đặc sệt miền Trung. Phần lớn sinh viên ù ù cạc cạc nghe thầy Tích trình bày luận án như là vịt nghe sấm. Sau phần trình bày các giàm khảo đặt câu hỏi và ứng viên trả lời. Cuối cùng Hội đồng giám khảo bước ra gian phòng phía sau họp chấm điểm.

Chừng khoảng 15 phút sau các vị trở lại, GS Chu Phạm Ngọc Sơn thay mặt Hội đồng giám khảo tuyên bố kết quả thầy Lê Khắc Tích đạt văn bằng Tiến sĩ đệ tam cấp hạng Tối danh dự với lời ban khen của HĐGK, tuy rằng khi trả lời câu hỏi đôi lúc thầy tỏ ra lúng túng. Cả giảng đường tiếng vỗ tay vang dội. Bạn tôi ghé tai bảo nhỏ: thường khi thầy hướng dẫn cho ra trình luận án thì hầu như đậu 100%, và đương nhiên chỉ có 2 thứ hạng, Danh dự và Tối danh dự. Sau này, tham gia vào hoạt động khoa học tôi mới biết thực ra luận án đã được các Giáo sư giám khảo duyệt trước và trình luận án chỉ là hình thức cho đúng thủ tục.

Thầy Tích được khoác vào lễ phục và đội nón Tiến sĩ của Trường. Trông mặt thầy thật là xúc động. Có bằng Tiến sĩ đệ tam cấp sẽ được tuyển vào ngạch Giảng sư uỷ nhiệm, chỉ số lương 630, không lớn hơn giáo sư Trung học đệ nhị cấp (chỉ số 470) bao nhiêu, nhưng chỉ phải dạy 3 giờ lý thuyết mỗi tuần và có thêm phụ cấp giảng dạy 15 ngàn và phụ cấp khảo cứu 15 ngàn nữa, cộng lại trên 60 ngàn đồng một tháng, đủ sống khá sung túc thời đó. Vì vậy hầu như vị nào cũng đều sắm xe hơi đi làm cả. Trong chương trình làmTiến sĩ đệ tam cấp, sinh viên phải có bằng Cử nhân giáo khoa và học một năm chứng chỉ đệ tam cấp, thi đậu xong làm khảo cứu thêm 2 năm để viết luận án. Rất ít người đậu chứng chỉ đệ tam cấp trong 1 năm và hầu như không có người nào trình luận án sau 2 năm. Nghe nói thầy Tích phải mất 7 năm để làm xong luận án!

Học đại học khác hẳn Trung học. Thầy cô cứ giảng bài trên bảng, sinh viên theo dõi và tự ghi chép. Không có điểm danh hiện diện. Không có kiểm tra tập vở. Không có sách giáo khoa bắt buộc. Sinh viên muốn tìm hiểu thêm thì tự vào thư viện mượn sách, nhưng sách khoa học thời này cực kỳ thiếu thốn, và dĩ nhiên, chưa có internet như bây giờ để search Google. Các thầy cô cũng quay cours ronéo bài giảng để bán cho những sinh viên không dự giảng hoặc lười ghi chép.

Ngoài giờ lý thuyết thì sinh viên được chia nhóm để học Thực tập. Trước khi học, các sinh viên phải đóng tiền thực tập và mua sách thực tập. Giờ thực tập là bắt buộc, nếu không dự đủ sẽ không được ghi danh dự thi cuối khoá. Điều này gây khó khăn cho quân nhân công chức và những người đang đi làm muốn học lên để thăng chức và cải ngạch tăng lương, vì thời trước không có cái gọi là hệ tại chức. Do vậy thay vì Khoa học, đa số bọn họ phải chọn học Đại học Văn khoa hay Luật khoa, hoặc cả hai như chị tôi hiện là nhân viên thư ký Bộ Giáo dục, cả hai trường này không có môn thực tập bắt phải hiện diện, sinh viên có thể mua cours tự học ở nhà trong suốt niên khoá trước khi dự thi. Thực tập toán được dạy trên giảng đường với môn xác suất thống kê và toán số, còn thực tập vật lý và hoá học được dạy trong các phòng thí nghiệm. Phòng thực tập Hoá dự bị nằm đối xứng với Phòng thực tập Hoá vô cơ trong khối nhà gần mặt đường Cộng hoà, bên tay trái từ cổng đi vào, nhưng quay mặt vào trong, đối diện với dãy lầu của các Ban Thực vật, Động vật và Sinh lý.

Lần đầu tiên bước vào phòng thực tập hoá chúng tôi rất hồi hộp. Sinh viên thực tập phải tự mua mỗi người một bộ ống nghiệm, ống nhỏ giọt và kẹp ống nghiệm để làm thực tập phân giải định tính. Phần phân giải định lượng thì được trường cung cấp buret, pipet, bình Erlenmeyer và becher. Các chai thuốc thử được đặt ở một góc để dùng chung. Ở Trung học các thầy cô làm thí nghiệm học sinh đứng xem, còn ở phòng thực tập này, thầy cô dạy thực tập đứng xem sinh viên làm thực hành. Cuối giờ thực tập giảng nghiệm viên kiểm tra dụng cụ để bắt sinh viên lỡ làm bể dụng cụ phải mua đền.

Trong phòng thực tập vật lý, do giới hạn máy móc nên chúng tôi xoay vòng lần lượt những bài thực tập khác nhau, vì vậy có những thí nghiệm mà sinh viên chưa được học lý thuyết về nó sẽ rất lúng túng khi thực hành.

Mặc dù thao tác vụng về ở những giờ thực tập đầu, dần dần chúng tôi trở nên quen thuộc và sử dụng thành thạo hơn các dụng cụ thí nghiệm. Nhờ thực tập nhóm nhỏ, chúng tôi quen biết gần gũi nhau hơn là ở giảng đường rộng lớn. Tuy vậy vì tính nhút nhát, suốt năm học tôi vẫn chưa quen một người bạn gái chung lớp nào, nói chi là bạn gái chung trường!

Nhóm tôi có 4 người, trước cùng là học sinh trường Petrus Ký. Trong nhóm có Nguyễn Hoàng Tuấn, thường gọi là Tuấn Cận, vì hắn mang cặp kiếng cận dày cộm, để phân biệt với Bùi Quang Tuấn, tức Tuấn Cao, vì hắn có chiều cao đáng kể. Người thứ tư là Phi Hùng. Tuấn Cận nhà ở gần trường thường vào sớm giành chỗ tốt cho bọn tôi nên chúng tôi ít khi phải ngồi dưới đất. Tuấn Cận thường chọn chỗ ở dãy giữa, gần phía trước cách bục giảng chừng 3, 4 hàng để dễ nhìn bảng và nghe rõ. Gần chỗ chúng tôi ngồi có một nhóm nữ sinh, trong đó có một cô tóc xoã vai, da ngăm đen trông khá xinh. Mấy bạn tôi gọi là “con bé đen” và thường ghẹo tôi với cô ta, vì có một lần tôi khen cô bé đẹp. Tôi không biết tên và cũng chưa bao giờ nói chuyện với cô.

Việc hẹn hò của tôi với Đính em chị Huệ tại trường tiếp tục trong vài tháng. Nàng thường mặc áo dài hồng, hoặc xanh, hoặc trắng, rất dễ thương, nói chuyện bẽn lẽn. Tuy nhiên tôi lúc đó lần đầu mới quen bạn gái, rất ngớ ngẩn và khờ khạo. Thậm chí còn không dám nắm tay. Nói chuyện vơ vẩn một lát đã bí tịt đề tài, chỉ nhìn nhau cười. Tôi không còn nhớ chúng tôi nói với nhau về những chuyện gì ngoại trừ một lần nàng dặn tôi đừng cắt móng tay ngắn sát vào nơi tiếp xúc da thịt, bởi vì đầu ngón tay có dây thần kinh chạy tới tim dễ gây đau tim. Mấy mươi năm qua tôi vẫn nhớ làm theo lời nàng, cho dù vậy, trái tim tôi vẫn đau không ít lần. Chẳng biết có phải chán tôi không mà một hôm nàng bảo là thôi đừng hẹn ở trường nữa sợ người ta thấy mang tiếng. Vì tự ái tôi dại dột nói một câu mà sau này tôi ân hận mãi:
_ Nếu Đính cảm thấy sợ mang tiếng thì thôi đừng gặp nhau nữa!

Nàng lập tức bỏ về và từ đó chúng tôi không bao giờ gặp nhau.

Vài năm sau, chị tôi cho biết Đính đã lập gia đình và có một đứa con nhỏ rất dễ thương. Chị tôi lấy làm tiếc mà không hiểu vì sao chúng tôi chia tay. Tuổi trẻ xốc nổi nhiều tự ái đã làm lỡ bao cơ hội tìm hạnh phúc!

Tôi hụt hẫng một thời gian rồi cũng qua đi, vì thật sự giữa 2 đứa cũng chưa có tình yêu, kỷ niệm sâu đậm gì. Hơn nữa tôi còn phải vùi đầu vào sự học hành thi cử, vì cái lệnh tổng động viên vẫn lơ lửng treo trên đầu những sinh viên đại học. Nếu không đậu thì sẽ phải lên quân trường, ra chiến trận và tương lai là nấm mồ xanh cỏ. Ngay cả đậu dự bị mà không vô được Đại học Sư Phạm thì cuộc đời chẳng biết về đâu.



Nghe chừng Đính lớn hơn, già dặn hơn “tôi” nhiều nhỉ. Tuổi đó thì thường không thích hẹn hò với “em”. Tan là điều dễ hiểu  dzot hong thôi bị  bash

người ta bảo con đường ngắn nhứt dẫn tới trái tim là qua... dạ dày, đáng lẽ nếu hẹn cô ấy ở quán kem, quán chè, bún riêu, bún ốc... thì đã tới lun rùi!    :pp:
Về Đầu Trang Go down
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4760
Registration date : 23/03/2013

Một thoáng mây bay 5   Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 5    Một thoáng mây bay 5   I_icon13Fri 15 Jul 2022, 18:15

Trà Mi đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Một thoáng mây bay 5

Đầu năm học sinh viên chúng tôi được tham dự buổi trình luận án Tiến sĩ đệ tam cấp của thầy Lê Khắc Tích. Hội đồng Giám khảo có 4 giáo sư: GS Chu Phạm Ngọc Sơn, Trưởng ban Hoá lý và Hoá lý hữu cơ, chủ tịch Hội đồng, GS Nguyễn Ngọc Sương, Trưởng Ban Hoá hữu cơ, GS Nguyễn Văn Hoàng, Trưởng ban Hoá Vô cơ và Ứng dụng, và GS Nguyễn Thanh Khuyến, Tiến sĩ quốc gia về ngành Hoá phân giải. Tất cả các vị đều mặc lễ phục Tiến sĩ đặc trưng của Trường Đại học mình tốt nghiệp. Ngoài ra có GS Nguyễn Chung Tú, Khoa trưởng Khoa học Đại học đường (kiêm Trưởng ban Vật Lý). Mặc dù có nhiều thầy cô dạy lý thuyết và thực tập cùng ngồi dự phía dưới nhưng vì mới vào trường chúng tôi chẳng biết ai cả.  Thầy Tích mặc bộ complet màu đen, giọng đặc sệt miền Trung. Phần lớn sinh viên ù ù cạc cạc nghe thầy Tích trình bày luận án như là vịt nghe sấm. Sau phần trình bày các giàm khảo đặt câu hỏi và ứng viên trả lời. Cuối cùng Hội đồng giám khảo bước ra gian phòng phía sau họp chấm điểm.

Chừng khoảng 15 phút sau các vị trở lại, GS Chu Phạm Ngọc Sơn thay mặt Hội đồng giám khảo tuyên bố kết quả thầy Lê Khắc Tích đạt văn bằng Tiến sĩ đệ tam cấp hạng Tối danh dự với lời ban khen của HĐGK, tuy rằng khi trả lời câu hỏi đôi lúc thầy tỏ ra lúng túng. Cả giảng đường tiếng vỗ tay vang dội. Bạn tôi ghé tai bảo nhỏ: thường khi thầy hướng dẫn cho ra trình luận án thì hầu như đậu 100%, và đương nhiên chỉ có 2 thứ hạng, Danh dự và Tối danh dự. Sau này, tham gia vào hoạt động khoa học tôi mới biết thực ra luận án đã được các Giáo sư giám khảo duyệt trước và trình luận án chỉ là hình thức cho đúng thủ tục.

Thầy Tích được khoác vào lễ phục và đội nón Tiến sĩ của Trường. Trông mặt thầy thật là xúc động. Có bằng Tiến sĩ đệ tam cấp sẽ được tuyển vào ngạch Giảng sư uỷ nhiệm, chỉ số lương 630, không lớn hơn giáo sư Trung học đệ nhị cấp (chỉ số 470) bao nhiêu, nhưng chỉ phải dạy 3 giờ lý thuyết mỗi tuần và có thêm phụ cấp giảng dạy 15 ngàn và phụ cấp khảo cứu 15 ngàn nữa, cộng lại trên 60 ngàn đồng một tháng, đủ sống khá sung túc thời đó. Vì vậy hầu như vị nào cũng đều sắm xe hơi đi làm cả. Trong chương trình Tiến sĩ đệ tam cấp, sinh viên phải có bằng Cử nhân giáo khoa và học một năm chứng chỉ đệ tam cấp, thi đậu xong làm khảo cứu thêm 2 năm để viết luận án. Rất ít người đậu chứng chỉ đệ tam cấp trong 1 năm và hầu như không có người nào trình luận án sau 2 năm. Nghe nói thầy Tích phải mất 7 năm để làm xong luận án!

Học đại học khác hẳn Trung học. Thầy cô cứ giảng bài trên bảng, sinh viên theo dõi và tự ghi chép. Không có điểm danh hiện diện. Không có kiểm tra tập vở. Không có sách giáo khoa bắt buộc. Sinh viên muốn tìm hiểu thêm thì tự vào thư viện mượn sách, nhưng sách khoa học thời này cực kỳ thiếu thốn, và dĩ nhiên, chưa có internet như bây giờ để search Google. Các thầy cô cũng quay cours ronéo bài giảng để bán cho những sinh viên không dự giảng hoặc lười ghi chép.

Ngoài giờ lý thuyết thì sinh viên được chia nhóm để học Thực tập. Trước khi học, các sinh viên phải đóng tiền thực tập và mua sách thực tập. Giờ thực tập là bắt buộc, nếu không dự đủ sẽ không được ghi danh dự thi cuối khoá. Điều này gây khó khăn cho quân nhân công chức và những người đang đi làm muốn học lên để thăng chức và cải ngạch tăng lương, vì thời trước không có cái gọi là hệ tại chức. Do vậy thay vì Khoa học, đa số bọn họ phải chọn học Đại học Văn khoa hay Luật khoa, hoặc cả hai như chị tôi hiện là nhân viên thư ký Bộ Giáo dục, cả hai trường này không có môn thực tập bắt phải hiện diện, sinh viên có thể mua cours tự học ở nhà trong suốt niên khoá trước khi dự thi. Thực tập toán được dạy trên giảng đường với môn xác suất thống kê và toán số, còn thực tập vật lý và hoá học được dạy trong các phòng thí nghiệm. Phòng thực tập Hoá dự bị nằm đối xứng với Phòng thực tập Hoá vô cơ trong khối nhà gần mặt đường Cộng hoà, bên tay trái từ cổng đi vào, nhưng quay mặt vào trong, đối diện với dãy lầu của các Ban Thực vật, Động vật và Sinh lý.

Lần đầu tiên bước vào phòng thực tập hoá chúng tôi rất hồi hộp. Sinh viên thực tập phải tự mua mỗi người một bộ ống nghiệm, ống nhỏ giọt và kẹp ống nghiệm để làm thực tập phân giải định tính. Phần phân giải định lượng thì được trường cung cấp buret, pipet, bình Erlenmeyer và becher. Các chai thuốc thử được đặt ở một góc để dùng chung. Ở Trung học các thầy cô làm thí nghiệm học sinh đứng xem, còn ở phòng thực tập này, thầy cô dạy thực tập đứng xem sinh viên làm thực hành. Cuối giờ thực tập giảng nghiệm viên kiểm tra dụng cụ để bắt sinh viên lỡ làm bể dụng cụ phải mua đền.

Trong phòng thực tập vật lý, do giới hạn máy móc nên chúng tôi xoay vòng lần lượt những bài thực tập khác nhau, vì vậy có những thí nghiệm mà sinh viên chưa được học lý thuyết về nó sẽ rất lúng túng khi thực hành.

Mặc dù thao tác vụng về ở những giờ thực tập đầu, dần dần chúng tôi trở nên quen thuộc và sử dụng thành thạo hơn các dụng cụ thí nghiệm. Nhờ thực tập nhóm nhỏ, chúng tôi quen biết gần gũi nhau hơn là ở giảng đường rộng lớn. Tuy vậy vì tính nhút nhát, suốt năm học tôi vẫn chưa quen một người bạn gái chung lớp nào, nói chi là bạn gái chung trường!

Nhóm tôi có 4 người, trước cùng là học sinh trường Petrus Ký. Trong nhóm có Nguyễn Hoàng Tuấn, thường gọi là Tuấn Cận, vì hắn mang cặp kiếng cận dày cộm, để phân biệt với Bùi Quang Tuấn, tức Tuấn Cao, vì hắn có chiều cao đáng kể. Người thứ tư là Phi Hùng. Tuấn Cận nhà ở gần trường thường vào sớm giành chỗ tốt cho bọn tôi nên chúng tôi ít khi phải ngồi dưới đất. Tuấn Cận thường chọn chỗ ở dãy giữa, gần phía trước cách bục giảng chừng 3, 4 hàng để dễ nhìn bảng và nghe rõ. Gần chỗ chúng tôi ngồi có một nhóm nữ sinh, trong đó có một cô tóc xoã vai, da ngăm đen trông khá xinh. Mấy bạn tôi gọi là “con bé đen” và thường ghẹo tôi với cô ta, vì có một lần tôi khen cô bé đẹp. Tôi không biết tên và cũng chưa bao giờ nói chuyện với cô.

Việc hẹn hò của tôi với Đính em chị Huệ tại trường tiếp tục trong vài tháng. Nàng thường mặc áo dài hồng, hoặc xanh, hoặc trắng, rất dễ thương, nói chuyện bẽn lẽn. Tuy nhiên tôi lúc đó lần đầu mới quen bạn gái, rất ngớ ngẩn và khờ khạo. Thậm chí còn không dám nắm tay. Nói chuyện vơ vẩn một lát đã bí tịt đề tài, chỉ nhìn nhau cười. Tôi không còn nhớ chúng tôi nói với nhau về những chuyện gì ngoại trừ một lần nàng dặn tôi đừng cắt móng tay ngắn sát vào nơi tiếp xúc da thịt, bởi vì đầu ngón tay có dây thần kinh chạy tới tim dễ gây đau tim. Mấy mươi năm qua tôi vẫn nhớ làm theo lời nàng, cho dù vậy, trái tim tôi vẫn đau không ít lần. Chẳng biết có phải chán tôi không mà một hôm nàng bảo là thôi đừng hẹn ở trường nữa sợ người ta thấy mang tiếng. Vì tự ái tôi dại dột nói một câu mà sau này tôi ân hận mãi:
_ Nếu Đính cảm thấy sợ mang tiếng thì thôi đừng gặp nhau nữa!

Nàng lập tức bỏ về và từ đó chúng tôi không bao giờ gặp nhau.

Vài năm sau, chị tôi cho biết Đính đã lập gia đình và có một đứa con nhỏ rất dễ thương. Chị tôi lấy làm tiếc mà không hiểu vì sao chúng tôi chia tay. Tuổi trẻ xốc nổi nhiều tự ái đã làm lỡ bao cơ hội tìm hạnh phúc!

Tôi hụt hẫng một thời gian rồi cũng qua đi, vì thật sự giữa 2 đứa cũng chưa có tình yêu, kỷ niệm sâu đậm gì. Hơn nữa tôi còn phải vùi đầu vào sự học hành thi cử, vì cái lệnh tổng động viên vẫn lơ lửng treo trên đầu những sinh viên đại học. Nếu không đậu thì sẽ phải lên quân trường, ra chiến trận và tương lai là nấm mồ xanh cỏ. Ngay cả đậu dự bị mà không vô được Đại học Sư Phạm thì cuộc đời chẳng biết về đâu.



Nghe chừng Đính lớn hơn, già dặn hơn “tôi” nhiều nhỉ. Tuổi đó thì thường không thích hẹn hò với “em”. Tan là điều dễ hiểu  dzot hong thôi bị  bash

người ta bảo con đường ngắn nhứt dẫn tới trái tim là qua... dạ dày, đáng lẽ nếu hẹn cô ấy ở quán kem, quán chè, bún riêu, bún ốc... thì đã tới lun rùi!    :pp:

“Tôi” hùi đó còn ngây thơ trong sáng mờ, đâu bít mấy chiêu đốn tim đó đâu nà  :chemieng:  
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10552
Registration date : 23/11/2007

Một thoáng mây bay 5   Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 5    Một thoáng mây bay 5   I_icon13Sat 16 Jul 2022, 09:21

Phương Nguyên đã viết:
Trà Mi đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Một thoáng mây bay 5

Đầu năm học sinh viên chúng tôi được tham dự buổi trình luận án Tiến sĩ đệ tam cấp của thầy Lê Khắc Tích. Hội đồng Giám khảo có 4 giáo sư: GS Chu Phạm Ngọc Sơn, Trưởng ban Hoá lý và Hoá lý hữu cơ, chủ tịch Hội đồng, GS Nguyễn Ngọc Sương, Trưởng Ban Hoá hữu cơ, GS Nguyễn Văn Hoàng, Trưởng ban Hoá Vô cơ và Ứng dụng, và GS Nguyễn Thanh Khuyến, Tiến sĩ quốc gia về ngành Hoá phân giải. Tất cả các vị đều mặc lễ phục Tiến sĩ đặc trưng của Trường Đại học mình tốt nghiệp. Ngoài ra có GS Nguyễn Chung Tú, Khoa trưởng Khoa học Đại học đường (kiêm Trưởng ban Vật Lý). Mặc dù có nhiều thầy cô dạy lý thuyết và thực tập cùng ngồi dự phía dưới nhưng vì mới vào trường chúng tôi chẳng biết ai cả.  Thầy Tích mặc bộ complet màu đen, giọng đặc sệt miền Trung. Phần lớn sinh viên ù ù cạc cạc nghe thầy Tích trình bày luận án như là vịt nghe sấm. Sau phần trình bày các giàm khảo đặt câu hỏi và ứng viên trả lời. Cuối cùng Hội đồng giám khảo bước ra gian phòng phía sau họp chấm điểm.

Chừng khoảng 15 phút sau các vị trở lại, GS Chu Phạm Ngọc Sơn thay mặt Hội đồng giám khảo tuyên bố kết quả thầy Lê Khắc Tích đạt văn bằng Tiến sĩ đệ tam cấp hạng Tối danh dự với lời ban khen của HĐGK, tuy rằng khi trả lời câu hỏi đôi lúc thầy tỏ ra lúng túng. Cả giảng đường tiếng vỗ tay vang dội. Bạn tôi ghé tai bảo nhỏ: thường khi thầy hướng dẫn cho ra trình luận án thì hầu như đậu 100%, và đương nhiên chỉ có 2 thứ hạng, Danh dự và Tối danh dự. Sau này, tham gia vào hoạt động khoa học tôi mới biết thực ra luận án đã được các Giáo sư giám khảo duyệt trước và trình luận án chỉ là hình thức cho đúng thủ tục.

Thầy Tích được khoác vào lễ phục và đội nón Tiến sĩ của Trường. Trông mặt thầy thật là xúc động. Có bằng Tiến sĩ đệ tam cấp sẽ được tuyển vào ngạch Giảng sư uỷ nhiệm, chỉ số lương 630, không lớn hơn giáo sư Trung học đệ nhị cấp (chỉ số 470) bao nhiêu, nhưng chỉ phải dạy 3 giờ lý thuyết mỗi tuần và có thêm phụ cấp giảng dạy 15 ngàn và phụ cấp khảo cứu 15 ngàn nữa, cộng lại trên 60 ngàn đồng một tháng, đủ sống khá sung túc thời đó. Vì vậy hầu như vị nào cũng đều sắm xe hơi đi làm cả. Trong chương trình Tiến sĩ đệ tam cấp, sinh viên phải có bằng Cử nhân giáo khoa và học một năm chứng chỉ đệ tam cấp, thi đậu xong làm khảo cứu thêm 2 năm để viết luận án. Rất ít người đậu chứng chỉ đệ tam cấp trong 1 năm và hầu như không có người nào trình luận án sau 2 năm. Nghe nói thầy Tích phải mất 7 năm để làm xong luận án!

Học đại học khác hẳn Trung học. Thầy cô cứ giảng bài trên bảng, sinh viên theo dõi và tự ghi chép. Không có điểm danh hiện diện. Không có kiểm tra tập vở. Không có sách giáo khoa bắt buộc. Sinh viên muốn tìm hiểu thêm thì tự vào thư viện mượn sách, nhưng sách khoa học thời này cực kỳ thiếu thốn, và dĩ nhiên, chưa có internet như bây giờ để search Google. Các thầy cô cũng quay cours ronéo bài giảng để bán cho những sinh viên không dự giảng hoặc lười ghi chép.

Ngoài giờ lý thuyết thì sinh viên được chia nhóm để học Thực tập. Trước khi học, các sinh viên phải đóng tiền thực tập và mua sách thực tập. Giờ thực tập là bắt buộc, nếu không dự đủ sẽ không được ghi danh dự thi cuối khoá. Điều này gây khó khăn cho quân nhân công chức và những người đang đi làm muốn học lên để thăng chức và cải ngạch tăng lương, vì thời trước không có cái gọi là hệ tại chức. Do vậy thay vì Khoa học, đa số bọn họ phải chọn học Đại học Văn khoa hay Luật khoa, hoặc cả hai như chị tôi hiện là nhân viên thư ký Bộ Giáo dục, cả hai trường này không có môn thực tập bắt phải hiện diện, sinh viên có thể mua cours tự học ở nhà trong suốt niên khoá trước khi dự thi. Thực tập toán được dạy trên giảng đường với môn xác suất thống kê và toán số, còn thực tập vật lý và hoá học được dạy trong các phòng thí nghiệm. Phòng thực tập Hoá dự bị nằm đối xứng với Phòng thực tập Hoá vô cơ trong khối nhà gần mặt đường Cộng hoà, bên tay trái từ cổng đi vào, nhưng quay mặt vào trong, đối diện với dãy lầu của các Ban Thực vật, Động vật và Sinh lý.

Lần đầu tiên bước vào phòng thực tập hoá chúng tôi rất hồi hộp. Sinh viên thực tập phải tự mua mỗi người một bộ ống nghiệm, ống nhỏ giọt và kẹp ống nghiệm để làm thực tập phân giải định tính. Phần phân giải định lượng thì được trường cung cấp buret, pipet, bình Erlenmeyer và becher. Các chai thuốc thử được đặt ở một góc để dùng chung. Ở Trung học các thầy cô làm thí nghiệm học sinh đứng xem, còn ở phòng thực tập này, thầy cô dạy thực tập đứng xem sinh viên làm thực hành. Cuối giờ thực tập giảng nghiệm viên kiểm tra dụng cụ để bắt sinh viên lỡ làm bể dụng cụ phải mua đền.

Trong phòng thực tập vật lý, do giới hạn máy móc nên chúng tôi xoay vòng lần lượt những bài thực tập khác nhau, vì vậy có những thí nghiệm mà sinh viên chưa được học lý thuyết về nó sẽ rất lúng túng khi thực hành.

Mặc dù thao tác vụng về ở những giờ thực tập đầu, dần dần chúng tôi trở nên quen thuộc và sử dụng thành thạo hơn các dụng cụ thí nghiệm. Nhờ thực tập nhóm nhỏ, chúng tôi quen biết gần gũi nhau hơn là ở giảng đường rộng lớn. Tuy vậy vì tính nhút nhát, suốt năm học tôi vẫn chưa quen một người bạn gái chung lớp nào, nói chi là bạn gái chung trường!

Nhóm tôi có 4 người, trước cùng là học sinh trường Petrus Ký. Trong nhóm có Nguyễn Hoàng Tuấn, thường gọi là Tuấn Cận, vì hắn mang cặp kiếng cận dày cộm, để phân biệt với Bùi Quang Tuấn, tức Tuấn Cao, vì hắn có chiều cao đáng kể. Người thứ tư là Phi Hùng. Tuấn Cận nhà ở gần trường thường vào sớm giành chỗ tốt cho bọn tôi nên chúng tôi ít khi phải ngồi dưới đất. Tuấn Cận thường chọn chỗ ở dãy giữa, gần phía trước cách bục giảng chừng 3, 4 hàng để dễ nhìn bảng và nghe rõ. Gần chỗ chúng tôi ngồi có một nhóm nữ sinh, trong đó có một cô tóc xoã vai, da ngăm đen trông khá xinh. Mấy bạn tôi gọi là “con bé đen” và thường ghẹo tôi với cô ta, vì có một lần tôi khen cô bé đẹp. Tôi không biết tên và cũng chưa bao giờ nói chuyện với cô.

Việc hẹn hò của tôi với Đính em chị Huệ tại trường tiếp tục trong vài tháng. Nàng thường mặc áo dài hồng, hoặc xanh, hoặc trắng, rất dễ thương, nói chuyện bẽn lẽn. Tuy nhiên tôi lúc đó lần đầu mới quen bạn gái, rất ngớ ngẩn và khờ khạo. Thậm chí còn không dám nắm tay. Nói chuyện vơ vẩn một lát đã bí tịt đề tài, chỉ nhìn nhau cười. Tôi không còn nhớ chúng tôi nói với nhau về những chuyện gì ngoại trừ một lần nàng dặn tôi đừng cắt móng tay ngắn sát vào nơi tiếp xúc da thịt, bởi vì đầu ngón tay có dây thần kinh chạy tới tim dễ gây đau tim. Mấy mươi năm qua tôi vẫn nhớ làm theo lời nàng, cho dù vậy, trái tim tôi vẫn đau không ít lần. Chẳng biết có phải chán tôi không mà một hôm nàng bảo là thôi đừng hẹn ở trường nữa sợ người ta thấy mang tiếng. Vì tự ái tôi dại dột nói một câu mà sau này tôi ân hận mãi:
_ Nếu Đính cảm thấy sợ mang tiếng thì thôi đừng gặp nhau nữa!

Nàng lập tức bỏ về và từ đó chúng tôi không bao giờ gặp nhau.

Vài năm sau, chị tôi cho biết Đính đã lập gia đình và có một đứa con nhỏ rất dễ thương. Chị tôi lấy làm tiếc mà không hiểu vì sao chúng tôi chia tay. Tuổi trẻ xốc nổi nhiều tự ái đã làm lỡ bao cơ hội tìm hạnh phúc!

Tôi hụt hẫng một thời gian rồi cũng qua đi, vì thật sự giữa 2 đứa cũng chưa có tình yêu, kỷ niệm sâu đậm gì. Hơn nữa tôi còn phải vùi đầu vào sự học hành thi cử, vì cái lệnh tổng động viên vẫn lơ lửng treo trên đầu những sinh viên đại học. Nếu không đậu thì sẽ phải lên quân trường, ra chiến trận và tương lai là nấm mồ xanh cỏ. Ngay cả đậu dự bị mà không vô được Đại học Sư Phạm thì cuộc đời chẳng biết về đâu.



Nghe chừng Đính lớn hơn, già dặn hơn “tôi” nhiều nhỉ. Tuổi đó thì thường không thích hẹn hò với “em”. Tan là điều dễ hiểu  dzot hong thôi bị  bash

người ta bảo con đường ngắn nhứt dẫn tới trái tim là qua... dạ dày, đáng lẽ nếu hẹn cô ấy ở quán kem, quán chè, bún riêu, bún ốc... thì đã tới lun rùi!    :pp:

“Tôi” hùi đó còn ngây thơ trong sáng mờ, đâu bít mấy chiêu đốn tim đó đâu nà  :chemieng:  

Tiếc quá, sao hùi đó hong có PN ví TM để nhờ làm cố vấn cho hén?!!   :potay:

_________________________
Một thoáng mây bay 5   Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4760
Registration date : 23/03/2013

Một thoáng mây bay 5   Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 5    Một thoáng mây bay 5   I_icon13Sun 17 Jul 2022, 07:10

Ai Hoa đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
Trà Mi đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Một thoáng mây bay 5

Đầu năm học sinh viên chúng tôi được tham dự buổi trình luận án Tiến sĩ đệ tam cấp của thầy Lê Khắc Tích. Hội đồng Giám khảo có 4 giáo sư: GS Chu Phạm Ngọc Sơn, Trưởng ban Hoá lý và Hoá lý hữu cơ, chủ tịch Hội đồng, GS Nguyễn Ngọc Sương, Trưởng Ban Hoá hữu cơ, GS Nguyễn Văn Hoàng, Trưởng ban Hoá Vô cơ và Ứng dụng, và GS Nguyễn Thanh Khuyến, Tiến sĩ quốc gia về ngành Hoá phân giải. Tất cả các vị đều mặc lễ phục Tiến sĩ đặc trưng của Trường Đại học mình tốt nghiệp. Ngoài ra có GS Nguyễn Chung Tú, Khoa trưởng Khoa học Đại học đường (kiêm Trưởng ban Vật Lý). Mặc dù có nhiều thầy cô dạy lý thuyết và thực tập cùng ngồi dự phía dưới nhưng vì mới vào trường chúng tôi chẳng biết ai cả.  Thầy Tích mặc bộ complet màu đen, giọng đặc sệt miền Trung. Phần lớn sinh viên ù ù cạc cạc nghe thầy Tích trình bày luận án như là vịt nghe sấm. Sau phần trình bày các giàm khảo đặt câu hỏi và ứng viên trả lời. Cuối cùng Hội đồng giám khảo bước ra gian phòng phía sau họp chấm điểm.

Chừng khoảng 15 phút sau các vị trở lại, GS Chu Phạm Ngọc Sơn thay mặt Hội đồng giám khảo tuyên bố kết quả thầy Lê Khắc Tích đạt văn bằng Tiến sĩ đệ tam cấp hạng Tối danh dự với lời ban khen của HĐGK, tuy rằng khi trả lời câu hỏi đôi lúc thầy tỏ ra lúng túng. Cả giảng đường tiếng vỗ tay vang dội. Bạn tôi ghé tai bảo nhỏ: thường khi thầy hướng dẫn cho ra trình luận án thì hầu như đậu 100%, và đương nhiên chỉ có 2 thứ hạng, Danh dự và Tối danh dự. Sau này, tham gia vào hoạt động khoa học tôi mới biết thực ra luận án đã được các Giáo sư giám khảo duyệt trước và trình luận án chỉ là hình thức cho đúng thủ tục.

Thầy Tích được khoác vào lễ phục và đội nón Tiến sĩ của Trường. Trông mặt thầy thật là xúc động. Có bằng Tiến sĩ đệ tam cấp sẽ được tuyển vào ngạch Giảng sư uỷ nhiệm, chỉ số lương 630, không lớn hơn giáo sư Trung học đệ nhị cấp (chỉ số 470) bao nhiêu, nhưng chỉ phải dạy 3 giờ lý thuyết mỗi tuần và có thêm phụ cấp giảng dạy 15 ngàn và phụ cấp khảo cứu 15 ngàn nữa, cộng lại trên 60 ngàn đồng một tháng, đủ sống khá sung túc thời đó. Vì vậy hầu như vị nào cũng đều sắm xe hơi đi làm cả. Trong chương trình Tiến sĩ đệ tam cấp, sinh viên phải có bằng Cử nhân giáo khoa và học một năm chứng chỉ đệ tam cấp, thi đậu xong làm khảo cứu thêm 2 năm để viết luận án. Rất ít người đậu chứng chỉ đệ tam cấp trong 1 năm và hầu như không có người nào trình luận án sau 2 năm. Nghe nói thầy Tích phải mất 7 năm để làm xong luận án!

Học đại học khác hẳn Trung học. Thầy cô cứ giảng bài trên bảng, sinh viên theo dõi và tự ghi chép. Không có điểm danh hiện diện. Không có kiểm tra tập vở. Không có sách giáo khoa bắt buộc. Sinh viên muốn tìm hiểu thêm thì tự vào thư viện mượn sách, nhưng sách khoa học thời này cực kỳ thiếu thốn, và dĩ nhiên, chưa có internet như bây giờ để search Google. Các thầy cô cũng quay cours ronéo bài giảng để bán cho những sinh viên không dự giảng hoặc lười ghi chép.

Ngoài giờ lý thuyết thì sinh viên được chia nhóm để học Thực tập. Trước khi học, các sinh viên phải đóng tiền thực tập và mua sách thực tập. Giờ thực tập là bắt buộc, nếu không dự đủ sẽ không được ghi danh dự thi cuối khoá. Điều này gây khó khăn cho quân nhân công chức và những người đang đi làm muốn học lên để thăng chức và cải ngạch tăng lương, vì thời trước không có cái gọi là hệ tại chức. Do vậy thay vì Khoa học, đa số bọn họ phải chọn học Đại học Văn khoa hay Luật khoa, hoặc cả hai như chị tôi hiện là nhân viên thư ký Bộ Giáo dục, cả hai trường này không có môn thực tập bắt phải hiện diện, sinh viên có thể mua cours tự học ở nhà trong suốt niên khoá trước khi dự thi. Thực tập toán được dạy trên giảng đường với môn xác suất thống kê và toán số, còn thực tập vật lý và hoá học được dạy trong các phòng thí nghiệm. Phòng thực tập Hoá dự bị nằm đối xứng với Phòng thực tập Hoá vô cơ trong khối nhà gần mặt đường Cộng hoà, bên tay trái từ cổng đi vào, nhưng quay mặt vào trong, đối diện với dãy lầu của các Ban Thực vật, Động vật và Sinh lý.

Lần đầu tiên bước vào phòng thực tập hoá chúng tôi rất hồi hộp. Sinh viên thực tập phải tự mua mỗi người một bộ ống nghiệm, ống nhỏ giọt và kẹp ống nghiệm để làm thực tập phân giải định tính. Phần phân giải định lượng thì được trường cung cấp buret, pipet, bình Erlenmeyer và becher. Các chai thuốc thử được đặt ở một góc để dùng chung. Ở Trung học các thầy cô làm thí nghiệm học sinh đứng xem, còn ở phòng thực tập này, thầy cô dạy thực tập đứng xem sinh viên làm thực hành. Cuối giờ thực tập giảng nghiệm viên kiểm tra dụng cụ để bắt sinh viên lỡ làm bể dụng cụ phải mua đền.

Trong phòng thực tập vật lý, do giới hạn máy móc nên chúng tôi xoay vòng lần lượt những bài thực tập khác nhau, vì vậy có những thí nghiệm mà sinh viên chưa được học lý thuyết về nó sẽ rất lúng túng khi thực hành.

Mặc dù thao tác vụng về ở những giờ thực tập đầu, dần dần chúng tôi trở nên quen thuộc và sử dụng thành thạo hơn các dụng cụ thí nghiệm. Nhờ thực tập nhóm nhỏ, chúng tôi quen biết gần gũi nhau hơn là ở giảng đường rộng lớn. Tuy vậy vì tính nhút nhát, suốt năm học tôi vẫn chưa quen một người bạn gái chung lớp nào, nói chi là bạn gái chung trường!

Nhóm tôi có 4 người, trước cùng là học sinh trường Petrus Ký. Trong nhóm có Nguyễn Hoàng Tuấn, thường gọi là Tuấn Cận, vì hắn mang cặp kiếng cận dày cộm, để phân biệt với Bùi Quang Tuấn, tức Tuấn Cao, vì hắn có chiều cao đáng kể. Người thứ tư là Phi Hùng. Tuấn Cận nhà ở gần trường thường vào sớm giành chỗ tốt cho bọn tôi nên chúng tôi ít khi phải ngồi dưới đất. Tuấn Cận thường chọn chỗ ở dãy giữa, gần phía trước cách bục giảng chừng 3, 4 hàng để dễ nhìn bảng và nghe rõ. Gần chỗ chúng tôi ngồi có một nhóm nữ sinh, trong đó có một cô tóc xoã vai, da ngăm đen trông khá xinh. Mấy bạn tôi gọi là “con bé đen” và thường ghẹo tôi với cô ta, vì có một lần tôi khen cô bé đẹp. Tôi không biết tên và cũng chưa bao giờ nói chuyện với cô.

Việc hẹn hò của tôi với Đính em chị Huệ tại trường tiếp tục trong vài tháng. Nàng thường mặc áo dài hồng, hoặc xanh, hoặc trắng, rất dễ thương, nói chuyện bẽn lẽn. Tuy nhiên tôi lúc đó lần đầu mới quen bạn gái, rất ngớ ngẩn và khờ khạo. Thậm chí còn không dám nắm tay. Nói chuyện vơ vẩn một lát đã bí tịt đề tài, chỉ nhìn nhau cười. Tôi không còn nhớ chúng tôi nói với nhau về những chuyện gì ngoại trừ một lần nàng dặn tôi đừng cắt móng tay ngắn sát vào nơi tiếp xúc da thịt, bởi vì đầu ngón tay có dây thần kinh chạy tới tim dễ gây đau tim. Mấy mươi năm qua tôi vẫn nhớ làm theo lời nàng, cho dù vậy, trái tim tôi vẫn đau không ít lần. Chẳng biết có phải chán tôi không mà một hôm nàng bảo là thôi đừng hẹn ở trường nữa sợ người ta thấy mang tiếng. Vì tự ái tôi dại dột nói một câu mà sau này tôi ân hận mãi:
_ Nếu Đính cảm thấy sợ mang tiếng thì thôi đừng gặp nhau nữa!

Nàng lập tức bỏ về và từ đó chúng tôi không bao giờ gặp nhau.

Vài năm sau, chị tôi cho biết Đính đã lập gia đình và có một đứa con nhỏ rất dễ thương. Chị tôi lấy làm tiếc mà không hiểu vì sao chúng tôi chia tay. Tuổi trẻ xốc nổi nhiều tự ái đã làm lỡ bao cơ hội tìm hạnh phúc!

Tôi hụt hẫng một thời gian rồi cũng qua đi, vì thật sự giữa 2 đứa cũng chưa có tình yêu, kỷ niệm sâu đậm gì. Hơn nữa tôi còn phải vùi đầu vào sự học hành thi cử, vì cái lệnh tổng động viên vẫn lơ lửng treo trên đầu những sinh viên đại học. Nếu không đậu thì sẽ phải lên quân trường, ra chiến trận và tương lai là nấm mồ xanh cỏ. Ngay cả đậu dự bị mà không vô được Đại học Sư Phạm thì cuộc đời chẳng biết về đâu.



Nghe chừng Đính lớn hơn, già dặn hơn “tôi” nhiều nhỉ. Tuổi đó thì thường không thích hẹn hò với “em”. Tan là điều dễ hiểu  dzot hong thôi bị  bash

người ta bảo con đường ngắn nhứt dẫn tới trái tim là qua... dạ dày, đáng lẽ nếu hẹn cô ấy ở quán kem, quán chè, bún riêu, bún ốc... thì đã tới lun rùi!    :pp:

“Tôi” hùi đó còn ngây thơ trong sáng mờ, đâu bít mấy chiêu đốn tim đó đâu nà  :chemieng:  

Tiếc quá, sao hùi đó hong có PN ví TM để nhờ làm cố vấn cho hén?!!   :potay:

Giả mà có, ai biết cái thoáng mây kia còn bay nhanh hơn á thầy lol2
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Một thoáng mây bay 5   Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 5    Một thoáng mây bay 5   I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Một thoáng mây bay 5
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» cách điều trị bệnh thoái hóa cột sống và bài thuốc chữa thoái hóa cột sống
» Tranh Thơ của Tamhonlangtu
» Một thoáng mây bay 3
» Ca dao tình mẹ - Vũ Luân, Thoại Mỹ
» Một thoáng mây bay 4
Trang 1 trong tổng số 2 trangChuyển đến trang : 1, 2  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện sáng tác, truyện kể ::   :: Ái Hoa-