Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Today at 20:18

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Today at 08:52

5 chữ by Tinh Hoa Yesterday at 22:27

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 11:01

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:56

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:51

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:46

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:55

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:48

Trụ vững duyên thầy by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:34

Mái Nhà Chung by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:33

THIỀN TUỆ (diệt trừ đau khổ) by mytutru Tue 23 Apr 2024, 00:07

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:36

Bức tranh gia đình by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:09

Mẹo kho thịt by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 07:29

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 23:01

Trang Họa thơ Phương Nguyên 2 by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 22:56

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 21 Apr 2024, 06:38

Mức thù lao không ai dám nghĩ đến by Trà Mi Wed 17 Apr 2024, 11:28

KHÔNG ĐỀ by Phương Nguyên Wed 17 Apr 2024, 11:00

Cách xem tướng mạo phụ nữ ngoại tình, không chung thủy by mytutru Tue 16 Apr 2024, 11:59

Ở NHÀ MỘT MÌNH by Phương Nguyên Tue 16 Apr 2024, 09:59

HÁ MIỆNG CHỜ SUNG by Phương Nguyên Sun 14 Apr 2024, 13:29

Trang thơ vui Phạm Bá Chiểu by phambachieu Fri 12 Apr 2024, 15:48

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Fri 12 Apr 2024, 15:32

Chết rồi! by Phương Nguyên Fri 12 Apr 2024, 13:57

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Thu 11 Apr 2024, 17:43

THẬN TRỌNG SIÊU LỪA by mytutru Wed 10 Apr 2024, 20:33

Không đánh, không mắng, không phạt, không có học sinh ưu tú by Trà Mi Wed 10 Apr 2024, 11:45

KHÓ NGỦ by Phương Nguyên Wed 10 Apr 2024, 01:46

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 “nhân tình” và “tình nhân”

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7113
Registration date : 01/04/2011

“nhân tình” và “tình nhân” Empty
Bài gửiTiêu đề: “nhân tình” và “tình nhân”   “nhân tình” và “tình nhân” I_icon13Fri 01 Apr 2022, 07:48

Rắc rối “nhân tình” và “tình nhân”

Hoàng Tuấn Công


“nhân tình” và “tình nhân” Tinh-n10


Nhân tình và tình nhân là hai từ Việt gốc Hán có hai nghĩa khác nhau. Nhân tình人情 = tình người; tình cảm giữa người với người; tình hình dân chúng; còn tình nhân 情人 = người tình; người yêu. Tuy nhiên, thực tế sử dụng hai từ này trong tiếng Việt lại khá rắc rối. Nhiều người dùng đúng, nhưng cũng không ít người nhầm lẫn, đánh đồng, hoặc không phân biệt rõ ràng giữa hai từ “nhân tình” và “tình nhân”.

Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) ghi nhận cách dùng trong thực tế như sau:

– tình nhân = “người yêu. “Tình nhân lại gặp tình nhân, Hoa xưa ong cũ, mấy phân chung tình!” (Truyện Kiều)”.

– nhân tình = “người có quan hệ yêu đương không chính đáng với người khác, trong quan hệ với người ấy. Có nhân tình ~ bỏ nhà theo nhân tình”.

– “tình nhân như nhân tình.  “… Vợ ông phán mọc sừng đang bù khú với tình nhân ở phòng bên cạnh…” (Vũ Trọng Phụng).

Cách dùng tùy tiện hai từ nhân tình và tình nhân không chỉ tồn tại trong đời sống ngôn ngữ đại chúng mà còn in dấu ấn vào chữ nghĩa của cả những người cầm bút.

Mở đầu bài thơ Ghen, Nguyễn Bính viết:

“Cô nhân tình bé của tôi ơi
Tôi muốn môi cô chỉ mỉm cười,
Những lúc có tôi, và mắt chỉ,
Nhìn tôi những lúc tôi xa xôi…”


Nếu hiểu nhân tình = “người có quan hệ yêu đương không chính đáng với người khác, trong quan hệ với người ấy”, như Hoàng Phê giảng, thì “Cô nhân tình bé của tôi ơi”, trong thơ Nguyễn Bính hẳn là một phụ nữ ngoại tình, một kẻ đáng chê. Trong khi xét vào nội dung bài thơ thì “cô nhân tình” này là một cô người yêu có vẻ đẹp và tất cả sự trong trắng, khiến nhà thơ phải “ghen” đến mức:

“… Tôi muốn những đêm đông giá
Chiêm bao đừng lẩn quất bên cô,
Bằng không tôi muốn cô đừng gặp,
Một trẻ trai nào trong giấc mơ…”


Như vậy, nếu đây là văn bản đáng tin cậy và rằng đây thật sự là một thi phẩm của Nguyễn Bính thì nhà thơ của chúng ta đã dùng từ nhân tình với nghĩa không chuẩn xác.

Với Vũ Trọng Phụng thì khi viết “… vợ ông phán mọc sừng đang bù khú với tình nhân ở phòng bên cạnh…”, ông đã dùng đúng hai chữ tình nhân (người tình) theo nghĩa và cú pháp của một từ Việt gốc Hán. Trong khi nhân tình mà từ điển của Hoàng Phê đã giảng “người có quan hệ yêu đương không chính đáng với người khác, trong quan hệ với người ấy”, thực chất là cách diễn dịch hai chữ nhân tình theo cú pháp tiếng Việt thành người tình.

Vậy nhân tình và tình nhân có những nghĩa nào?

Xin liệt kê một số nghĩa chính sau đây:

1-NHÂN TÌNH:

–Tình người: Thành ngữ Hán Việt có câu Nhân tình thế thái (hoặc Thế thái nhân tình) có nghĩa là tình người, thói đời. Cụ Tú Xương khi nói về tình người bạc bẽo cũng đã viết: “Đ.mẹ nhân tình đã biết rồi, Lạt như nước ốc bạc như vôi”. Hay “Trước đèn xem truyện Tây minh, Gẫm cười hai chữ nhân tình éo le” (Lục Vân Tiên). Ở đây, từ nhân tình đã được dùng chính xác với nghĩa là tình người, lòng người.

-Dân tình: Tình hình dân chúng (nghĩa cổ). Ví dụ “Chuyến đi sang Pháp này, Trương Vĩnh Ký cũng thu thập, học hỏi được nhiều điều: “Vĩnh Ký trong 9 tháng giúp theo Sứ sự, đều đặng hoàn toàn; nhơn đó mà lại được quan sát nhơn tình, phong tục, châu lưu thành quách sơn xuyên…” (Trương Vĩnh Ký hành trạng – Đặng Thúc Liêng).

–Người tình: Người có quan hệ bất chính, khi cả hai (hoặc một trong hai) đang có vợ, có chồng. Ví dụ “Ông ấy bắt nhân tình với một cô đang còn trẻ lắm”, hoặc “Ông ấy có nhân tình nhân ngãi với…”.

Lưu ý, nhân tình với nghĩa người tình, người yêu trong quan hệ luyến ái, yêu đương chân chính (như cách dùng của Nguyễn Bính trong bài thơ Ghen) hầu như không được dùng trong đời sống.

2-TÌNH NHÂN:

–Người tình: Người có quan hệ yêu đương không chính đáng với người khác, trong quan hệ với người ấy.

–Người yêu: Người có quan hệ tình cảm thắm thiết, có ý muốn chung sống và gắn bó cuộc đời với một người nào đó (thường chỉ trai chưa vợ, gái chưa chồng). Ví dụ, chúng ta nói Ngày lễ tình nhân chứ không nói Ngày lễ nhân tình!

Nguồn: SÀI GÒN NHỎ
Về Đầu Trang Go down
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4777
Registration date : 23/03/2013

“nhân tình” và “tình nhân” Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: “nhân tình” và “tình nhân”   “nhân tình” và “tình nhân” I_icon13Fri 01 Apr 2022, 08:19

Trà Mi đã viết:
Rắc rối “nhân tình” và “tình nhân”

Hoàng Tuấn Công


“nhân tình” và “tình nhân” Tinh-n10


Nhân tình và tình nhân là hai từ Việt gốc Hán có hai nghĩa khác nhau. Nhân tình人情 = tình người; tình cảm giữa người với người; tình hình dân chúng; còn tình nhân 情人 = người tình; người yêu. Tuy nhiên, thực tế sử dụng hai từ này trong tiếng Việt lại khá rắc rối. Nhiều người dùng đúng, nhưng cũng không ít người nhầm lẫn, đánh đồng, hoặc không phân biệt rõ ràng giữa hai từ “nhân tình” và “tình nhân”.

Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) ghi nhận cách dùng trong thực tế như sau:

– tình nhân = “người yêu. “Tình nhân lại gặp tình nhân, Hoa xưa ong cũ, mấy phân chung tình!” (Truyện Kiều)”.

– nhân tình = “người có quan hệ yêu đương không chính đáng với người khác, trong quan hệ với người ấy. Có nhân tình ~ bỏ nhà theo nhân tình”.

– “tình nhân như nhân tình.  “… Vợ ông phán mọc sừng đang bù khú với tình nhân ở phòng bên cạnh…” (Vũ Trọng Phụng).

Cách dùng tùy tiện hai từ nhân tình và tình nhân không chỉ tồn tại trong đời sống ngôn ngữ đại chúng mà còn in dấu ấn vào chữ nghĩa của cả những người cầm bút.

Mở đầu bài thơ Ghen, Nguyễn Bính viết:

“Cô nhân tình bé của tôi ơi
Tôi muốn môi cô chỉ mỉm cười,
Những lúc có tôi, và mắt chỉ,
Nhìn tôi những lúc tôi xa xôi…”


Nếu hiểu nhân tình = “người có quan hệ yêu đương không chính đáng với người khác, trong quan hệ với người ấy”, như Hoàng Phê giảng, thì “Cô nhân tình bé của tôi ơi”, trong thơ Nguyễn Bính hẳn là một phụ nữ ngoại tình, một kẻ đáng chê. Trong khi xét vào nội dung bài thơ thì “cô nhân tình” này là một cô người yêu có vẻ đẹp và tất cả sự trong trắng, khiến nhà thơ phải “ghen” đến mức:

“… Tôi muốn những đêm đông giá
Chiêm bao đừng lẩn quất bên cô,
Bằng không tôi muốn cô đừng gặp,
Một trẻ trai nào trong giấc mơ…”


Như vậy, nếu đây là văn bản đáng tin cậy và rằng đây thật sự là một thi phẩm của Nguyễn Bính thì nhà thơ của chúng ta đã dùng từ nhân tình với nghĩa không chuẩn xác.

Với Vũ Trọng Phụng thì khi viết “… vợ ông phán mọc sừng đang bù khú với tình nhân ở phòng bên cạnh…”, ông đã dùng đúng hai chữ tình nhân (người tình) theo nghĩa và cú pháp của một từ Việt gốc Hán. Trong khi nhân tình mà từ điển của Hoàng Phê đã giảng “người có quan hệ yêu đương không chính đáng với người khác, trong quan hệ với người ấy”, thực chất là cách diễn dịch hai chữ nhân tình theo cú pháp tiếng Việt thành người tình.

Vậy nhân tình và tình nhân có những nghĩa nào?

Xin liệt kê một số nghĩa chính sau đây:

1-NHÂN TÌNH:

–Tình người: Thành ngữ Hán Việt có câu Nhân tình thế thái (hoặc Thế thái nhân tình) có nghĩa là tình người, thói đời. Cụ Tú Xương khi nói về tình người bạc bẽo cũng đã viết: “Đ.mẹ nhân tình đã biết rồi, Lạt như nước ốc bạc như vôi”. Hay “Trước đèn xem truyện Tây minh, Gẫm cười hai chữ nhân tình éo le” (Lục Vân Tiên). Ở đây, từ nhân tình đã được dùng chính xác với nghĩa là tình người, lòng người.

-Dân tình: Tình hình dân chúng (nghĩa cổ). Ví dụ “Chuyến đi sang Pháp này, Trương Vĩnh Ký cũng thu thập, học hỏi được nhiều điều: “Vĩnh Ký trong 9 tháng giúp theo Sứ sự, đều đặng hoàn toàn; nhơn đó mà lại được quan sát nhơn tình, phong tục, châu lưu thành quách sơn xuyên…” (Trương Vĩnh Ký hành trạng – Đặng Thúc Liêng).

–Người tình: Người có quan hệ bất chính, khi cả hai (hoặc một trong hai) đang có vợ, có chồng. Ví dụ “Ông ấy bắt nhân tình với một cô đang còn trẻ lắm”, hoặc “Ông ấy có nhân tình nhân ngãi với…”.

Lưu ý, nhân tình với nghĩa người tình, người yêu trong quan hệ luyến ái, yêu đương chân chính (như cách dùng của Nguyễn Bính trong bài thơ Ghen) hầu như không được dùng trong đời sống.

2-TÌNH NHÂN:

–Người tình: Người có quan hệ yêu đương không chính đáng với người khác, trong quan hệ với người ấy.

–Người yêu: Người có quan hệ tình cảm thắm thiết, có ý muốn chung sống và gắn bó cuộc đời với một người nào đó (thường chỉ trai chưa vợ, gái chưa chồng). Ví dụ, chúng ta nói Ngày lễ tình nhân chứ không nói Ngày lễ nhân tình!

Nguồn: SÀI GÒN NHỎ

Hôm trước PN mới dùng “tình nhân” để chỉ một cặp đôi (già) trong khi chưa biết họ có phải là vợ chồng hoặc là một cặp người yêu hợp pháp hay không. Chết thật :potay:
Về Đầu Trang Go down
 
“nhân tình” và “tình nhân”
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn
» HÀNH TRÌNH QUA NHỮNG LÁT CẮT CỦA ĐỜI SỐNG
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: GIẢI TRÍ :: Quê Hương yêu dấu :: Tiếng Việt-