Bài viết mới | Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Today at 16:06
Bốn nữ tiếp viên hàng không xách tay 11kg ma túy by Trà Mi Today at 08:35
ĂN KIÊNG by Trà Mi Today at 08:27
CHUYỆN NGHỀ .. by Trà Mi Today at 08:19
TRẢI LÒNG by Trà Mi Today at 08:05
7 chữ by Tinh Hoa Today at 00:03
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 23:28
GIÁO DỤC STEM: LÀM KÍNH LÚP by Trăng Yesterday at 08:53
Tửng đi bộ đội by Trăng Yesterday at 08:45
LỀU THƠ NHẠC by Trăng Yesterday at 08:40
Tên quốc gia by Trăng Yesterday at 08:28
Chính sách cải cách ruộng đất Việt Nam (1954-1995) by Trà Mi Yesterday at 07:36
TÌNH YÊU LAN 4 by buixuanphuong09 Yesterday at 02:57
TÌNH YÊU CÂY CỎ ĐV 11 by buixuanphuong09 Yesterday at 02:15
8 chữ by Tinh Hoa Yesterday at 00:57
Lục bát by Tinh Hoa Fri 24 Mar 2023, 02:49
Saigon Giữa Lòng Paris by Thanh-Thanh Fri 24 Mar 2023, 01:58
Năm Mão nói chuyện mèo by Trà Mi Thu 23 Mar 2023, 12:16
CƠM RANG by Phương Nguyên Thu 23 Mar 2023, 11:33
Truyện thơ "Lời cho Mây" by Tú_Yên tv Thu 23 Mar 2023, 07:45
HÌNH ẢNH ĐẸP 🌙❤️ by mytutru Thu 23 Mar 2023, 00:07
Thể Tánh Muôn Loài by mytutru Wed 22 Mar 2023, 23:56
Chiếc xe cũ by Phương Nguyên Wed 22 Mar 2023, 16:15
LỆ-CHÂU by Thanh-Thanh Wed 22 Mar 2023, 05:19
'Ngài thấy điều đó buồn cười à?' by Trà Mi Tue 21 Mar 2023, 11:22
Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Tue 21 Mar 2023, 10:23
NSƯT, NSND được tính tương đương học vị Thạc sĩ, Tiến sĩ? by Ai Hoa Tue 21 Mar 2023, 07:27
Một thoáng mây bay 6 by Phương Nguyên Mon 20 Mar 2023, 23:30
Cột đồng chưa xanh (2) by Trà Mi Mon 20 Mar 2023, 10:43
Cựu chủ tịch khách sạn bị tố nửa năm thay nước bể tắm một lần tự sát by Trà Mi Mon 20 Mar 2023, 10:19
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
| | PHÍM ĐÀN PIANO BẰNG NGÀ VOI. | |
| Tác giả | Thông điệp |
---|
Cẩn Vũ

Tổng số bài gửi : 1793 Registration date : 03/09/2012
 | Tiêu đề: PHÍM ĐÀN PIANO BẰNG NGÀ VOI. Mon 21 Mar 2022, 11:50 | |
| Chuyện đã lâu, giấu kín trong lòng giờ mới kể: Số là hồi em mới mua nhà, một căn nhà cũ làm theo phong cách Provence, nằm ở khu ngoại ô Paris. Chủ nhà là một bà cụ già trạc hơn 70 tuổi, sống một mình, nhưng rất dễ thương. Cụ đã quyết định rao bán căn nhà tổ, rồi sẽ dọn về ở với con trai trong thành phố.Khi em xem nhà, thì trong bụng cũng ưng ý, giá không đắt, tuy cần phải sơn sửa lại nhiều một chút mới ở được.Em chợt thấy ở góc phòng khách, có một cây đàn Piano cũ, tò mò đến gần, phủi sơ bụi, mở nắp và ngồi dạo thử một bài nhạc ngắn của Chopin, hình như là bài Op 64. No 2 thì phải, em không nhớ rõ nữa. Tuy âm thanh còn tốt, nhưng dây thì bị lac cung rất nhiều, có lẽ cụ không quan tâm, nên đã rất rất nhiều năm không vệ sinh, và lên dây lại thì phải. Mặt gỗ không còn bóng, mà sần sùi như da cóc, có chỗ bám bụi thời gian cỡ vài ly, quá bẩn luôn. Cụ im lặng đứng bên nghe em oánh, rồi gật gù, vỗ tay nhè nhẹ, cuối cùng cụ thốt: Cây đàn này là của gia đình bà truyền lại từ nhiều thế hệ trước, nay chỉ để ngắm, không ai đánh cả, mà cụ cũng chả biết chơi.Thế rồi em mở nắp đàn ra nhìn vào trong xem thử, Úi giời ơi! Nhãn hiệu in nổi trên khung gang là Pleyel, được sản xuất chắc là từ khoảng năm thế kỷ XVII-XVIII hoặc có thể lâu hơn, Nếu so cái tuổi của nó chắc là còn hơn số tuổi của em, bố em, mẹ em cộng lại…. Bà cụ từ tốn nói với em : Cháu biết chơi đàn? Chơi cũng khá đấy, vậy bà tặng luôn cho cháu cây đàn này để làm kỷ niệm.Em không suy nghĩ gì, vui vẻ gật đầu, rồi cảm ơn, tuy trong bụng không thích lắm, vì hiện nay em có một cây Grand Piano hiệu Steinway & Sons mới toanh, mà lão chồng mới tặng hôm sinh nhật vừa rồi. Khi dọn sang nhà mới, cây đàn cũ em di chuyển vào góc, rồi đặt cây đàn Steinway & Sons vào chỗ ấy, thì thấy ngứa mắt quá…hìhì…Một già một trẻ đứng bên nhau nó trông khập khiễng thế nào á. Rốt cuộc sau vài tháng, em quyết định bán lạc xoong nó cho đỡ chướng mắt. Ai ngờ, tay mua được cây đàn cũ của em với giá rẻ mạt, hắn nhờ chuyên gia thẩm định rồi mang đi đấu giá, thật là cổ vật giá trị liên thành. Nguyên bộ phím của nó làm bằng ngà voi ( Bây giờ người ta chỉ làm bằng gỗ Vân Sam sau khi đã xử lý cẩn thận chống mối mọt mà thôi, ngà voi đâu có mà làm, mà nếu có nhập từ Châu Phi về, thì kiểm lâm hoặc bảo vệ súc vật cũng bắt bỏ tù mọt gông) Em nghĩ, nếu ngày xưa họ làm đủ bộ 88 cái phím đàn ấy, thì chắc cũng phải dùng đến mấy chục cái ngà voi, và phải tiễn đưa chí ít là nửa dòng họ chú tượng về nơi chín suối ấy chứ .Thử tính giá trị chỉ riêng 88 phím ấy xem, có phải em nói ngoa đâu nhỉ? Vô giá, vô giá…. Nói đến đây cũng phải kể thêm, nếu ngà voi chính hiệu thì nó có các tia huyết nhỏ li ti càng để lâu càng hiện rõ, rất đẹp. Biết vậy, em ấm ức nhiều đến nỗi chả ngủ được, bèn ra bàn viết vào trang “ Nhật ký đời tôi” như sau:----------------------PHÍM ĐÀN PIANO BẰNG NGÀ VOI. Lỡ bán ve chai một chiếc đànLàm thời đế chế Ọt - tô- Man*Phím ngà voi đặc bày tia huyết Gỗ bạch dương nguyên nổi thớ vằn Ngỡ ném ra đường quân chẳng lượmThôi đành bỏ xó mẹ nào canHôm kia đứa trả mười phăng chẵnThảy quách cho nhanh kẻo bố gàn.Giám định vừa cho kết quả đànHoá là cổ vật đáng nghìn quanNhà xưa chỉ biết trưng đồ cảnhChủ mới bèn đem đấu giá sànCó lão người Tàu thua tái mặtHận thằng gốc Mỹ đến bầm ganRa cao hốt trước cười nham nhởChở gấp về dinh tặng vợ Hàn.Một phím ngà voi giá ngất trờiNếu mà bán cả? Ối Giàng ơi!Mua hai ốc đảo còn dư vốnXây tám đào viên chẳng hết lờiÔm mãi ưu sầu tâm mãi nuốiNghĩ càng tiếc rẻ lệ càng rơiNgu dốt cho rằng không giá trịMất đi dịp tốt đổi thay đời Lí Lắc 21/03/2022----------------------------- Chú thích:*Đế quốc Ottoman còn được gọi là Đế quốc Osman hay Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Osmanlı İmparatorluğu or Osmanlı Devleti; Tiếng Pháp: Empire ottoman), Là một đế quốc trải rộng xuyên suốt Nam Âu, Trung Đông và Bắc Phi từ thế kỷ 14 cho tới đầu thế ký 20. Đế quốc được hình thành từ thành phố Söğüt ở phía Tây Bắc của bán đảo Tiểu Á vào thế kỷ 13 bởi bộ tộc những người Turkoman dưới sự lãnh đạo của Osman I. Năm 1354, họ tiến vào châu Âu, thâu tóm toàn bộ vùng Balkan. Sau đó, họ chấm dứt sự tồn tại của Đế quốc Byzantine sau khi sultan Mehmed II chinh phục Constantinopoli. Đế chế này hùng mạnh, và có một nên văn hoá, nghệ thuật. kỹ thuật rất cao. Hùng mạnh từ thế kỷ XVI, và sụp đổ vào cuối thế kỷ XIX(Nguồn : Trên mạng)
Được sửa bởi Cẩn Vũ ngày Mon 21 Mar 2022, 14:21; sửa lần 2. |
|  | | Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4492 Registration date : 23/03/2013
 | Tiêu đề: Re: PHÍM ĐÀN PIANO BẰNG NGÀ VOI. Mon 21 Mar 2022, 12:54 | |
| - Cẩn Vũ đã viết:
- Chuyện đã lâu, giấu kín trong lòng giờ mới kể:
Số là hồi em mới mua nhà, một căn nhà cũ làm theo phong cách Provence, nằm ở khu ngoại ô Paris. Chủ nhà là một bà cụ già trạc hơn 70 tuổi, sống một mình, nhưng rất dễ thương. Cụ đã quyết định rao bán căn nhà tổ, rồi sẽ dọn về ở với con trai trong thành phố. Khi em xem nhà, thì trong bụng cũng ưng ý, giá không đắt, tuy cần phải sơn sửa lại nhiều một chút mới ở được. Em chợt thấy ở góc phòng khách, có một cây đàn Piano cũ, tò mò đến gần, phủi sơ bụi, mở nắp và ngồi dạo thử một bài nhạc ngắn của Chopin, hình như là bài Op 64. No 2 thì phải, em không nhớ rõ nữa. Tuy âm thanh còn tốt, nhưng dây thì bị lac cung rất nhiều, có lẽ cụ không quan tâm, nên đã rất rất nhiều năm không vệ sinh, và lên dây lại thì phải. Mặt gỗ không còn bóng, mà sần sùi như da cóc, có chỗ bám bụi thời gian cỡ vài ly, quá bẩn luôn. Cụ im lặng đứng bên nghe em oánh, rồi gật gù, vỗ tay nhè nhẹ, cuối cùng cụ thốt: Cây đàn này là của gia đình bà truyền lại từ nhiều thế hệ trước, nay chỉ để ngắm, không ai đánh cả, mà cụ cũng chả biết chơi. Thế rồi em mở nắp đàn ra nhìn vào trong xem thử, Úi giời ơi! Nhãn hiệu in nổi trên khung gang là Pleyel, được sản xuất chắc là từ khoảng năm thế kỷ XVII-XVIII hoặc có thể lâu hơn, Nếu so cái tuổi của nó chắc là còn hơn số tuổi của em, bố em, mẹ em cộng lại…. Bà cụ từ tốn nói với em : Cháu biết chơi đàn? Chơi cũng khá đấy, vậy bà tặng luôn cho cháu cây đàn này để làm kỷ niệm. Em không suy nghĩ gì, vui vẻ gật đầu, rồi cảm ơn, tuy trong bụng không thích lắm, vì hiện nay em có một cây Grand Piano hiệu Steinway & Sons mới toanh, mà lão chồng mới tặng hôm sinh nhật vừa rồi. Khi dọn sang nhà mới, cây đàn cũ em di chuyển vào góc, rồi đặt cây đàn Steinway & Sons vào chỗ ấy, thì thấy ngứa mắt quá…hìhì…Một già một trẻ đứng bên nhau nó trông khập khiễng thế nào á. Rốt cuộc sau vài tháng, em quyết định bán lạc xoong nó cho đỡ chướng mắt. Ai ngờ, tay mua được cây đàn cũ của em với giá rẻ mạt, hắn nhờ chuyên gia thẩm định rồi mang đi đấu giá, thật là cổ vật giá trị liên thành. Nguyên bộ phím của nó làm bằng ngà voi ( Bây giờ người ta chỉ làm bằng gỗ Vân Sam sau khi đã xử lý cẩn thận chống mối mọt mà thôi, ngà voi đâu có mà làm, mà nếu có nhập từ Châu Phi về, thì kiểm lâm hoặc bảo vệ súc vật cũng bắt bỏ tù mọt gông) Em nghĩ, nếu ngày xưa họ làm đủ bộ 88 cái phím đàn ấy, thì chắc cũng phải dùng đến mấy chục cái ngà voi, và phải tiễn đưa chí ít là nửa dòng họ chú tượng về nơi chín suối ấy chứ .Thử tính giá trị chỉ riêng 88 phím ấy xem, có phải em nói ngoa đâu nhỉ? Vô giá, vô giá…. Nói đến đây cũng phải kể thêm, nếu ngà voi chính hiệu thì nó có các tia huyết nhỏ li ti càng để lâu càng hiện rõ, rất đẹp. Biết vậy, em ấm ức nhiều đến nỗi chả ngủ được, bèn ra bàn viết vào trang “ Nhật ký đời tôi” như sau: ---------------------- PHÍM ĐÀN PIANO BẰNG NGÀ VOI. Lỡ bán ve chai một chiếc đàn Làm thời đế chế Ọt - tô- Man* Phím ngà voi đặc bày tia huyết Gỗ bạch dương nguyên nổi thớ vằn Ngỡ ném ra đường quân chẳng lượm Thôi đành bỏ xó mẹ nào can Hôm kia đứa trả mười phăng chẵn Thảy quách cho nhanh kẻo bố gàn . Nhờ ông giám định thử cây đàn Hoá là cổ vật đáng nghìn quan Nhà xưa chỉ biết trưng đồ cảnh Chủ mới bèn đem đấu giá sàn Có lão người Tàu thua tái mặt Hận thằng gốc Mỹ đến bầm gan Ra cao hốt trước cười nham nhở Chở gấp về dinh tặng vợ Hàn . Một phím ngà voi giá ngất trời Nếu mà bán cả? Ối Giàng ơi! Mua hai ốc đảo còn dư vốn Xây một đào viên chẳng hết lời Ôm mãi ưu sầu tâm mãi nuối Nghĩ càng tiếc rẻ lệ càng rơi Ngu dốt cho rằng không giá trị Mất đi dịp tốt đổi thay đời Lí Lắc 21/03/2022 ----------------------------- Chú thích: *Đế quốc Ottoman còn được gọi là Đế quốc Osman hay Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Osmanlı İmparatorluğu or Osmanlı Devleti; Tiếng Pháp: Empire ottoman), Là một đế quốc trải rộng xuyên suốt Nam Âu, Trung Đông và Bắc Phi từ thế kỷ 14 cho tới đầu thế ký 20. Đế quốc được hình thành từ thành phố Söğüt ở phía Tây Bắc của bán đảo Tiểu Á vào thế kỷ 13 bởi bộ tộc những người Turkoman dưới sự lãnh đạo của Osman I. Năm 1354, họ tiến vào châu Âu, thâu tóm toàn bộ vùng Balkan. Sau đó, họ chấm dứt sự tồn tại của Đế quốc Byzantine sau khi sultan Mehmed II chinh phục Constantinopoli. Đế chế này hùng mạnh, và có một nên văn hoá, nghệ thuật. kỹ thuật rất cao. Hùng mạnh từ thế kỷ XVI, và sụp đổ vào cuối thế kỷ XIX (Nguồn : Trên mạng)
 Tiếc đứt ruột |
|  | | |
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |