Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Yesterday at 20:28

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:15

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 16:18

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Yesterday at 10:41

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Yesterday at 10:27

Lục bát by Tinh Hoa Yesterday at 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Yesterday at 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Sat 16 Mar 2024, 10:05

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:09

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:07

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Thu 14 Mar 2024, 09:55

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

LỀU THƠ NHẠC by Phương Nguyên Sun 10 Mar 2024, 08:39

MỪNG NGÀY 08.03 by Phương Nguyên Sun 10 Mar 2024, 08:21

Chỉn by Trà Mi Sat 09 Mar 2024, 12:30

Lỗi 404 by mytutru Fri 08 Mar 2024, 11:09

Thể Tánh Muôn Loài by mytutru Tue 05 Mar 2024, 23:44

5-8-8-8 by Tinh Hoa Tue 05 Mar 2024, 03:32

Còn mãi duyên thầy by buixuanphuong09 Mon 04 Mar 2024, 13:37

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sat 02 Mar 2024, 12:09

Hoa Sen Ao Sen by mytutru Sat 02 Mar 2024, 08:27

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Từng có một "Nữ thần Tự do" giữa Hà Nội

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

Từng có một "Nữ thần Tự do" giữa Hà Nội      Empty
Bài gửiTiêu đề: Từng có một "Nữ thần Tự do" giữa Hà Nội    Từng có một "Nữ thần Tự do" giữa Hà Nội      I_icon13Mon 25 Oct 2021, 12:02


Từng có một "Nữ thần Tự do" giữa Hà Nội      Tuong-13
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

Từng có một "Nữ thần Tự do" giữa Hà Nội      Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Từng có một "Nữ thần Tự do" giữa Hà Nội    Từng có một "Nữ thần Tự do" giữa Hà Nội      I_icon13Tue 26 Oct 2021, 12:40

Tượng Thần Tự Do Tại Hà Nội

Sóng Việt Đàm Giang



Từng có một "Nữ thần Tự do" giữa Hà Nội      Nuthan10


Cách đây hơn 125 năm, Việt Nam chúng ta cũng đã có một tượng Nữ Thần Tự Do. Bài viết ngắn sau đây tóm lược những tài liệu thu thập trên internet từ nhiều nguồn khác nhau cho biết lịch sử tượng Tự do soi sáng Thế giới (thông thường được gọi là Nữ Thần Tự Do) từ khi xuất hiện cho đến khi biến mất tại Hà Nội, Việt Nam.

Trước hết cần có vài hàng nói về tượng Nữ Thần Tự do tại cảng New-York.

Tượng Nữ Thần Tự Do tại hải cảng New-York trên đảo Liberty phía nam đảo Ellis là một món quà đặc biệt của Pháp tặng Hoa Kỳ và được chính thức khánh thành ngày 28 tháng 10, 1886, sau hơn hai năm thực hiện tượng cùng làm chân đài, để kỷ niệm lễ độc lập ngày 4 tháng 7 1884 của Hoa Kỳ. Người thực hiện là điêu khắc gia Frédéric Auguste Bartholdi. Tượng đúng ra mang tên "Tự do Soi Sáng Thế giới" với biểu hiệu tượng là một người phụ nữ mặc áo choàng rộng đại diện cho Nữ thần La mã mang tên Libertas, đầu đội vương miện có bẩy tia dài và nhọn tượng trưng cho nguồn sáng tỏa chiếu ra khắp bẩy đại dương (7 đại dương hiểu theo nghĩa hiện đại là: Pacific Ocean, Atlantic Ocean, Indian Ocean, Artic Ocean, Mediterranean Ocean, Caribbean Ocean, và Gulf of Mexico) và bẩy châu (7 châu: Africa, Antarctica, Asia, Australia, Europe, North America, and South America), tay phải dơ cao một bó đuốc, trong tay trái ôm một tấm bảng có ghi ngày độc lập Hoa Kỳ ( July 4, 1776). Tượng cao 46 m (151 feet). Dưới chân tượng có sợi xích sắt chặt đứt đoạn hàm ý chống lại ách nô lệ. Tượng là một biểu tượng cho Tự do và cho Hợp Chủng Quốc: một dấu hiệu đón chào tất cả những người di dân từ khắp nơi đến đất hứa.

Khi làm tượng Nữ thần, ngoài tượng chính, và một phiên bản gốc kích thước cao hơn 11 m (37 ft 9 inches) đặt ở trên đảo Grenelle, sông Seine, Paris, Bartholdi có làm một số phiên bản gốc nhỏ có kích thước cỡ 2.85m (chiếm tỷ lệ 1/16 so với tượng chính), trong số đó, một bản đặt trong vườn Luxembourg, Paris, và một phiên bản nhỏ cùng cỡ được cho lên tàu mang sang Việt Nam để dự tham dự Hội chợ Đấu xảo Hà Nội (nay là Cung văn hóa Hữu Nghị Việt - Xô) vào năm 1887. Lý do sau khi chinh phục được vùng Đông Dương, và có Hòa ước Patenôtre vào năm 1884 (hòa ước Giáp Thân 1884), chính phủ Pháp muốn tổ chức một cuộc đấu xảo/triển lãm (thời đó hai chữ đấu xảo được hiểu theo nghĩa là triển lãm). Địa điểm là một khu đất cỏ trống rộng, nơi thường được tổ chức thi Hương vào những nãm có cuộc thi. Cuộc triển lãm có mục đích phô trương sự văn minh, kỹ thuật tân tiến của Pháp cùng ý đồ "khai hóa", mang ánh sáng văn minh soi sáng dân thuộc địa qua tượng "Tự Do soi sáng Thế giới".

Sau cuộc triển lãm năm 1887, khu đất trống phải trả lại cho trường thi Hương diễn ra cứ bốn nãm một lần, tượng được hội Bắc kỳ tương tế (Fraternite Tonkinoise) mượn tạm để khánh thành trụ sở, sau đó tượng được Pháp trao lại cho cho chính quyền Hà Nội, Việt Nam, và được mang đặt tại quảng trường bốn tòa nhà, nơi có một vườn hoa mới làm giữa bốn tòa nhà được dùng làm tòa Thị chính, Kho bạc, nhà Bưu điện, và phủ Thống sứ , nơi này sau đó được mang tên là vườn hoa Chí Linh (nơi hiện nay có tượng đài Lý Thái Tổ và mang tên công viên Lý Thái Tổ).

Khi chính phủ bảo hộ muốn mang tượng ông Paul Bert - vị Thống sứ đầu tiên của nhà nước bảo hộ đã qua đời vào ngày 11, ttháng 11, 1886, chỉ sau bẩy tháng nhậm chức Thống sứ- từ Pháp qua để kỷ niệm Quốc Khánh nước Pháp (14 tháng 7, 1890), họ muốn đặt tượng ông Paul Bert tại vườn hoa Chí Linh, và như thế là tượng Nữ Thần phải mang đi chỗ khác. Trong khi chờ đợi một chỗ đặt, tượng Nữ thần phải đứng trên bãi đất đâu đó. Một kỹ sư Pháp tên Daurelle đề nghị đặt tượng ngay trên nóc Tháp Rùa (Quy sơn Tháp), thế là sau một thời gian nằm trên đất, dân Hà nội thấy tượng Nữ thần (hay tượng Bà Đầm Xòe) đứng trên nóc Tháp Rùa, quay mặt về vườn hoa Chí Linh/vườn hoa Paul Bert/Ngân hàng Đông Dương gần cạnh đó. Vườn hoa Paul Bert còn được gọi là vườn hoa Nhà kèn, vì ở đấy có một nhà bát giác mà hàng tuần đội kèn đồng của dàn quân nhạc Pháp ra đó biểu diễn. Những chi tiết này được viết rõ trong cuốn "Le vieux Tonkin" (Bắc Ký cổ xưa) của Claude Bourrin, viết về xứ Bắc Kỳ trong thời điểm từ 1890 đến 1894 (nhà in IDEO, Hà Nội, 1941, tr. 48-49).


Từng có một "Nữ thần Tự do" giữa Hà Nội      Image110

(1) Hình chụp từ phía tây hồ Gươm: tượng thần Tư do trên nóc Tháp rùa nhìn về tượng Paul Bert (góc bên tay trái), hình này lấy từ báo L' Indépendance tonkinoise, số đặc biệt, ra tháng 7/1891


Từng có một "Nữ thần Tự do" giữa Hà Nội      Image111

(2) Hình do Bác sĩ Louis Sadoul chụp năm 1890, có tượng thần Tự do trên nóc Tháp rùa, quay lưng vào Nhà Thờ Lớn St. Joseph bên góc phải.


Từng có một "Nữ thần Tự do" giữa Hà Nội      Image112

(3) Hình vẽ (khuyết danh) từ gần đến xa cho thấy lưng tượng Paul Bert tay trái dương cờ Pháp nằm tại vườn hoa Paul Bert/vườn Nhà Kèn nhìn ra hồ Hoàn Kiếm có tượng thần Tự Do trên nóc Tháp Rùa, và xa hơn nữa là nhà Thờ Lớn bên góc phải.


Từng có một "Nữ thần Tự do" giữa Hà Nội      Image113

(4) Post card: Công viên Chí Linh/Paul Bert/vườn nhà Kèn tám cạnh và tòa nhà Kho bạc.


Từng có một "Nữ thần Tự do" giữa Hà Nội      Image114

(5) Hình vẽ Thần Tự Do phía sau có Nhà thờ Lớn, có Tượng Tự Do trên nóc Tháp Rùa ở Hà Nội, của Cesard, với ghi chú "Liberté sur le Pagodon du Petit - Lac à Hanoi" được đãng trong báo La Vie Indochinoise, tháng 12 năm 1896. (Nguyễn Phúc Giác Hải- DCV online.net).


Từng có một "Nữ thần Tự do" giữa Hà Nội      Image115

(6) Hình thuộc tài liệu của R. Duboil


Từng có một "Nữ thần Tự do" giữa Hà Nội      Image116

(7) Hồ Hoàn Kiếm, Tháp Rùa, và cầu Thê Húc.

Qua ghi chú trên những tấm hình kể trên, chúng có thể đoán rằng tượng Nữ Thần đã đứng trên nóc Tháp Rùa từ khoảng từ năm 1890 (dựa theo hình của Louis Sadoul) cho đến 1896 (theo hình vẽ và ghi chú của báo La Vie Indochinoise vào năm 1896.

Như vậy, tượng Nữ Thần bị đặt trên đất một thời gian rồi được đặt trên nóc Tháp Rùa, rồi đến năm 1896 lại được mang xuống vì bị sự phản đối và chỉ trích nặng nề của người dân địa phương và cả một số giới chức Pháp. Và rồi, tượng được chuyển đến vườn hoa Neyret ở phía đông hồ Hoàn kiếm (tức Vườn Hoa Cửa Nam gần Thư viện Quốc gia) cho đến ngày Cách Mạng Tháng 8 1945. Tượng vào thời điểm đó được mệnh danh là Tượng Đài Công Lý (Monument de La Justice).


Từng có một "Nữ thần Tự do" giữa Hà Nội      Image117 Từng có một "Nữ thần Tự do" giữa Hà Nội      Image118

(8) - (9): Bức tượng toàn thân của Paul Bert tay cầm lá cờ Pháp và một người bản xứ nhỏ bé ngồi dưới chân đã tạo nên nhiều bất bình và chỉ trích.


Từng có một "Nữ thần Tự do" giữa Hà Nội      Image119 Từng có một "Nữ thần Tự do" giữa Hà Nội      Image120


(10) - (11): Tượng Nữ Thần đặt tại vườn hoa Cửa Nam -vườn hoa Neyret- (1896-1945)

Vào ngày 1 tháng 8, 1945 (Cách mạng tháng Tám), tượng Nữ thần, và một số tượng khác kể cả tượng Paul Bert) bị kéo đổ do lệnh của ông Trần văn Lai, thị trưởng đầu tiên người Việt của Hà Nội. (Bản tin trên báo Đông Pháp ngày 2/8/1945 cho biết, pho tượng Paul Bert bị kéo đổ lúc 9 giờ 10 phút, "Bà đầm xoè" bị giật đổ lúc 9 giờ 45 phút ngày 1/8/1945).

Những tượng đồng bị kéo đổ này được mang cất vào trong kho phế vật của sở Lục lộ thành phố Hà Nội từ năm 1945. Vào năm 1949, chùa Thần Quang thuộc làng Ngũ Xã khởi công dự án đúc tượng phật A Di Ðà. Tài liệu cho biết trong ba năm chuẩn bị đúc tượng (1949-1952), chùa đã kêu gọi khách thập phương đóng góp nhiều đồ đồng để đúc tượng nhưng vẫn không đủ số lượng nên đã đến xin chính quyền ban cho những tượng đồng trong kho của sở Lục lộ Thành phố, và ông thị trưởng thành phố đã chấp thuận cho chùa Thần Quang tất cả số tượng đồng trong kho, trong số đó có cả tượng Nữ thần và tượng Paul Bert.

Ngày 26 tháng 10, 1952, sồ đồng thu thập đủ loại và từ nhiều tượng kể cả tượng Nữ thần và tượng Paul Bert được đun nóng chảy rồi đổ vào khuôn để đúc tượng A Di Đà cho chùa Thần Quang, làng Ngũ Xã. Pho đại tượng Phật A Di Đà ở chùa Thần Quang này có tư thế ngồi bằng. Tượng có chiều cao 3.95 m, chu vi phần dưới là 11.6m, chu vi toà sen (bệ tượng) là 15 m, tổng cộng trọng lượng là khoảng trên dưới 10 tấn.


Từng có một "Nữ thần Tự do" giữa Hà Nội      Image121


(12)Tượng A Di Đà: chùa Thần Quang, làng Ngũ Xã


Từng có một "Nữ thần Tự do" giữa Hà Nội      Image122


(13) Le Vieux Tonkin - Le Théâtre - Le Sport - La Vie Mondaine de 1890 à 1894 , BOURRIN (Claude)  ,Tập 2: Năm 1890 - 1894. Đây là tập đặc biệt viết về các họat động thể thao, kịch nghệ, thú tiêu khiển của xã hội thượng lưu ở miền Bắc vào cuối thế kỷ 19.

Xuất bản tại Hà Nội, năm 1941. Sách gồm 358 trang. Tác giả: CLAUDE BOURRIN.

Kết luận.

Phiên bản Tượng Nữ thần "Tự Do soi sáng Thế giới" được Pháp tặng cho Việt Nam vào năm 1887, qua nhiều thăng trầm di chuyển nhiều lần, rồi nằm trong bóng tối nhà kho hơn bảy năm trời, sau cùng tượng đã bị nấu chảy để lấy đồng đúc tượng A Di Đà vào năm 1952. Như vậy tổng cộng tượng Tư do đã hiện diện ở Hà Nội, Việt Nam được khoảng 65 năm (1887-1952)

Năm nay 2012 là vừa tròn 60 năm tượng "Tự do soi sáng Thế giới" ở Việt Nam đã nằm trong tâm, thân của tượng A Di Đà của chùa Thần Quang, làng Ngũ Xã.

Trong cõi vô thường sở hữu chủ có có không không, sự xót xa ngậm ngùi tiếc nuối nếu có tưởng cũng chẳng nên lấy thế mà mang thêm phiền muộn. Thôi thì cũng có thể nghĩ dù tượng thần "Tự do soi sáng Thế giới" ở Hà nội không còn nữa nhưng ít nhất người dân Hà Nội hay người Việt trong nước cũng vẫn còn tượng Phật A Di Đà Từ Bi Đức Độ để thờ cúng.


Sóng Việt Đàm Giang sưu tầm và biên soạn

(Nguồn: Chim Việt Cành Nam)
Về Đầu Trang Go down
 
Từng có một "Nữ thần Tự do" giữa Hà Nội
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: GIẢI TRÍ :: Quê Hương yêu dấu :: Hình ảnh quê hương-