Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 21:24
ĐƯỜNG THƠ MÁI ẤM ĐÀO VIÊN by mytutru Today at 21:05
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Today at 20:03
7 chữ by Tinh Hoa Today at 14:10
Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh by Trà Mi Today at 13:41
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Today at 12:27
Tin Thời Sự Và Những Bình Luận “Trái Chiều” by chuoigia Today at 11:14
Thành Tâm Chú Nguyện by mytutru Today at 10:42
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Yesterday at 22:24
Lục bát by Tinh Hoa Yesterday at 13:26
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Tue 17 Sep 2024, 19:40
5 chữ by Tinh Hoa Tue 17 Sep 2024, 14:33
Vua Trời Hỏi Phật by mytutru Mon 16 Sep 2024, 22:10
BÀI GIẢNG RẤT HAY by mytutru Mon 16 Sep 2024, 20:09
Những bài học thuộc lòng by buixuanphuong09 Mon 16 Sep 2024, 06:46
Đường luật by Tinh Hoa Mon 16 Sep 2024, 06:08
Kỳ thi Tú tài IBM ở Sài Gòn năm 1974 by Ai Hoa Sun 15 Sep 2024, 16:35
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Thu 12 Sep 2024, 07:44
Một thoáng mây bay 14 by Ai Hoa Wed 11 Sep 2024, 07:37
Tính cách của người Sài Gòn ngày xưa by Trà Mi Mon 09 Sep 2024, 08:28
Vinh Danh Trong Toàn Cầu Thập Bát Danh Nhân by Trà Mi Mon 09 Sep 2024, 07:21
Xe gắn máy tại miền Nam Việt Nam trước 1975 by Trà Mi Thu 29 Aug 2024, 14:22
Lưu Kỷ Niệm TX Ngọc Điền by mytutru Wed 28 Aug 2024, 16:25
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Tue 27 Aug 2024, 18:39
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Tue 27 Aug 2024, 14:36
Một thoáng mây bay 5 by Ai Hoa Tue 27 Aug 2024, 14:22
CHIA ĐAU CÙNG PHƯƠNG NGUYÊN by Ai Hoa Mon 26 Aug 2024, 15:19
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Thu 22 Aug 2024, 03:13
TRANG THƠ LƯU NIỆM PHƯƠNG, LÝ by buixuanphuong09 Wed 21 Aug 2024, 15:30
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:35
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
| | |
Tác giả | Thông điệp |
---|
Cẩn Vũ
Tổng số bài gửi : 1802 Registration date : 03/09/2012
| Tiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh (2) Fri 25 Nov 2016, 08:50 | |
| _ Ta tự hỏi với tài nghệ của cha cháu, dù có hàng trăm binh lính cũng không chắc có thể phạm đến thân. Sau đấy trong lúc bọn lính lo lùng sục truy nã những người chạy trốn, ta lẻn vào phủ Đào gia giết mấy tên quân canh rồi trộm thi thể Tử Long mang đi. Khi xem xét kỹ ta nhận ra rằng ngoài những vết đâm chém bên ngoài do gươm giáo còn có một vết thương rất nhỏ ở ngực dường như là gây bởi mũi kim châm. Từ đấy ta đoán rằng trong số những người vây đánh có một cao thủ ngoại hạng sử dụng kim châm làm vũ khí. Người này hẳn đã học công phu trong Quỳ Hoa Bảo Điển. Những vết đâm chém của bọn cấm vệ chỉ thực hiện được sau khi cha cháu đã bị tử thương do mũi kim đâm trúng vào tim. Nếu suy luận của ta đúng thì người này phải là một thái giám trong hoàng cung.
------------------------------------------------
Thưa Thầy, theo Cẩn Vũ suy đoán chắc đây là Đông Phương Bất Bại phải hôn Thầy? Tay này chắc được triều đình thuê làm sát thủ! |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7167 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh (2) Mon 28 Nov 2016, 08:09 | |
| - Cẩn Vũ đã viết:
- _ Ta tự hỏi với tài nghệ của cha cháu, dù có hàng trăm binh lính cũng không chắc có thể phạm đến thân. Sau đấy trong lúc bọn lính lo lùng sục truy nã những người chạy trốn, ta lẻn vào phủ Đào gia giết mấy tên quân canh rồi trộm thi thể Tử Long mang đi. Khi xem xét kỹ ta nhận ra rằng ngoài những vết đâm chém bên ngoài do gươm giáo còn có một vết thương rất nhỏ ở ngực dường như là gây bởi mũi kim châm. Từ đấy ta đoán rằng trong số những người vây đánh có một cao thủ ngoại hạng sử dụng kim châm làm vũ khí. Người này hẳn đã học công phu trong Quỳ Hoa Bảo Điển. Những vết đâm chém của bọn cấm vệ chỉ thực hiện được sau khi cha cháu đã bị tử thương do mũi kim đâm trúng vào tim. Nếu suy luận của ta đúng thì người này phải là một thái giám trong hoàng cung.
------------------------------------------------
Thưa Thầy, theo Cẩn Vũ suy đoán chắc đây là Đông Phương Bất Bại phải hôn Thầy? Tay này chắc được triều đình thuê làm sát thủ! Đông Phương Bất Bại bị Lệnh Hồ Xung đâm chết rùi, Cẩn Vũ ơi, tay này có lẽ là đệ tử hay truyền nhân gì của Đông Phương Bất Bại thôi, phải hôn thầy Iu Bông? |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh (2) Wed 30 Nov 2016, 04:42 | |
| |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7167 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh (2) Fri 02 Dec 2016, 10:26 | |
| |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10594 Registration date : 23/11/2007
| | | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| | | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10594 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh (2) Tue 07 Feb 2017, 08:31 | |
| |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10594 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh (2) Fri 10 Feb 2017, 10:07 | |
| Cột đồng chưa xanh (tt)
Đào Long Vân ngoài mặt tuy vâng dạ cho ông yên tâm, nhưng trong lòng chàng đã có chủ ý. Sau đấy mặc dù thầy lang khẩn khoản mời chàng nán lại dùng cơm chiều chàng thoái thác xin về quán trọ để chuẩn bị đi lễ Miếu Ngũ Nhạc ngày mai. Dọc đường chàng ghé mua ít thếp vàng, hương đèn và bánh trái rồi về thẳng phòng trọ.
Hôm sau Đào Long Vân thức rất sớm, rửa mặt vận trang phục xong chàng xách tay nãi lễ vật lững thững ra bến sông, nơi lần đầu chàng và Nguyễn tiểu thư gặp gỡ. Nhớ lần ấy bọn chàng có bốn người, giờ đây anh em họ Vũ đã về Cao Bằng, còn Chi Lan vẫn chưa rõ tung tích, chỉ còn lại một mình chàng. Chàng thở dài nghĩ ngợi, không biết rằng quẻ bói Lục Nhâm của Thanh Trần đạo trưởng có linh ứng thật hay chăng?
Đào Long Vân ra đến bến sông cũng vừa sang đầu giờ Mão. Từ xa chàng đã thấy dáng chiếc thuyền quen thuộc của Nguyễn tiểu thư. Con bé a hoàn đứng sẵn trên bến chờ đợi, gặp chàng nó mừng rỡ vái chào và mời chàng lên thuyền. Nguyễn tiểu thư bước ra mạn thuyền đón tiếp. Trên thuyền ngoài ra còn có bốn trạo phu và một người lão bộc tuổi ngoại ngũ tuần, Nguyễn tiểu thư giới thiệu đấy là Đô Lương, một trong những thuộc hạ tin cẩn của quan Đốc học, đi theo để gánh đồ và bảo vệ tiểu thư. Tiểu thư đã sai dọn sẵn trà và các thứ bánh điểm tâm trong khoang. Hai người ngồi vào vừa ăn vừa trò chuyện. Con bé a hoàn đứng hầu sau lưng Nguyễn tiểu thư, nó nheo mắt nhìn chàng như trêu ghẹo.
Mặt trời dần lên. Khí trời mát mẻ trong lành rất dễ chịu. Đào Long Vân đưa mắt nhìn ngắm quang cảnh dọc hai bờ sông Kinh Thầy. Thuyền bè trên sông mỗi lúc càng thêm tấp nập.
Đi chưa quá nửa giờ đã đến bến đỗ. Bốn trạo phu ở lại giữ thuyền còn những người khác lên bờ. Nguyễn tiểu thư đề nghị nhân tiện viếng đền thờ Hưng Đạo Vương ở gần đấy trước. Đền toạ lạc ở thung lũng núi Rồng thuộc địa phận hai làng Vạn An (tên Nôm là Kiếp) và Dược Sơn (tên Nôm là Bạc) nên có tên gọi là Đền Kiếp Bạc. Đời Trần, Vạn An có tên là Vạn Kiếp, nơi đây ngày xưa là căn cứ thuỷ quân hùng mạnh của nhà Trần. Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông cổ lần thứ hai, Vạn Kiếp là nơi xảy ra các cuộc giao tranh dữ dội giữa thuỷ quân Trần do Hưng Đạo Vương chỉ huy và thuỷ quân Mông Cổ do Ô Mã Nhi chỉ huy. Khu vực Vạn Kiếp có vị trí đặc biệt quan trọng về giao thông cũng như quân sự. Ở đây có sông Lục Đầu chảy phía Tây với chiều dài gần hai mươi dặm, gồm sáu dòng hợp lưu: sông Lục Nam, sông Cầu, sông Thương, sông Đuống chảy từ phía tây bắc về đổ xuống hai dòng hạ lưu là sông Kinh Thầy và sông Thái Bình để ra biển. Kiếp Bạc ba phía có dãy núi Rồng hình tay ngai bao bọc những thung lũng của sông Thương ăn vào hẻm núi, có thể tập kết hàng nghìn chiến thuyền trước khi xông trận. Trên các đỉnh núi có thể quan sát một vùng sông nước làng mạc bao la, tạo thế chủ động cho quân khi tiến cũng như lùi, tiền công hậu thủ. Phía bắc là hệ thống núi rừng trùng điệp, nơi có thể ẩn giấu hàng vạn quân, lập căn cứ an toàn, phía nam có làng mạc trù phú lắm của nhiều người là nguồn cung cấp nhân tài vật lực to lớn cho chiến tranh. Chẳng phải ngẫu nhiên mà sau cuộc kháng chiến chống Mông Cổ lần thứ nhất Hưng Đạo Vương đã đóng đại bản doanh và phủ đệ tại Vạn Kiếp. Sau khi ba lần chống giặc toàn thắng, Ngài đã lui về đây sống những năm tháng an bình cho đến ngày mất.
Đền Kiếp Bạc được xây dựng từ năm Canh Tý là năm Hưng Đạo Vương qua đời. Cổng đền uy nghi bề thế thiết kế dạng bức cuốn thư với ba cửa vòm và hai trụ biểu to. Trên đỉnh là hình tượng "Song long triều nhật" với biểu tượng mặt trời là một vòng tròn đang bốc lửa. Vòng tròn chia hai nửa phần trên bao phủ phần dưới, tượng trưng cho sự giao hoà vũ trụ. Dưới vòng tròn ngay chính giữa là bức đại tự gồm bốn chữ "Dữ Thiên Vô Cực" (sự nghiệp ví với trời đất). Hai bên tả hữu là những cặp linh thú đối xứng trong tư thế "Long mã hà đồ", "Thần qui lạc thư", "Phụng hoàng hàm thư" ... Bên dưới bức đại tự là một bức đại tự khác với hàng chữ "Trần Hưng Đạo Vương Từ". Thấp hơn một tí ở hai bên là hai bức đại tự nữa, bên hữu là bốn chữ "Âm dương hợp đức" (đức hợp với trời đất), bên tả là bốn chữ "Nhạc độc chung linh" (Sông núi hun đúc thành khí thiêng). Phân cách giữa các bức đại tự là đôi câu đối: "Vạn Kiếp hữu sơn giai kiếm khí Lục Đầu vô thuỷ bất thu thanh"
nghĩa là: "Vạn Kiếp có non đầy khí kiếm Lục đầu không nước chẳng âm thu"
Mặt sau nghi môn trang trí từng cặp tiêu cảnh đào, tùng, lộc, trúc, mai, tước, tiêu tượng, hồng trĩ, cúc, điệp ... thể hiện sự trường tồn vĩnh cửu.
Ái Hoa
(còn tiếp)
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10594 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh (2) Mon 13 Feb 2017, 09:49 | |
| Cột đồng chưa xanh (tt)
Qua khỏi tam quan bước vào một sân rộng. Hai bên là hai dãy nhà dài, gọi là Tả, Hữu Thành Các là nơi để các quan về nghỉ ngơi chuẩn bị lễ hội. Trong sân là giếng Mắt Rồng, giếng nằm ở trung tâm thung lũng dãy núi Rồng do mạch nước ngầm từ trong núi chảy ra, nên được mang tên. Tương truyền giếng được xây dựng từ đời Trần do danh tướng Yết Kiêu tìm phát hiện nguồn nước. Nước giếng thiêng trong mát đã tiếp sức mạnh cho quân sĩ nhà Trần mỗi khi ra trận. Giữa sân là Nhà Bạc, công trình nằm trên Thần đạo, cầu nối giữa nghi môn và chính điện, mang ý nghĩa như một tắc môn chắn tà khí cho đền. A hoàn Thể Vân nói liến thoắng, như muốn tỏ ra người biết nhiều chuyện. Nó chỉ cái sân nói: _ Thưa tiên sinh, cái sân này có tên gọi là Bãi Kiếm. Trước kia Đức Thánh Trần đã xử tên giặc Phạm Nhan ở đấy.
Nguyễn tiểu thư cười hỏi: _ Mi có biết Phạm Nhan là ai chăng?
A hoàn ấp úng: _ Dạ ... con không rõ lắm! Phải chăng hắn là tướng giặc Mông Cổ?
Tiểu thư gật đầu: _ Đúng rồi. Nhưng hắn sinh ra ở nước Nam. Tên hắn là Nguyễn Bá Linh.
A hoàn ngạc nhiên: _ Thế hắn là kẻ phản quốc à?
Tiểu thư trả lời: _ Đúng mà cũng không hẳn. Lý tiên sinh học nhiều biết rộng, mi nhờ người giải thích cho.
Đào Long Vân mỉm cười: _ Theo sách Công Dư Tiệp Ký thì cha hắn là người Quảng Đông sang buôn bán ở nước ta, lấy vợ người làng An Bài, Đông Triều. Mẹ hắn nằm mộng thấy ngủ với rồng, rồi sinh ra hắn. Có người tiên đoán rằng sau này sẽ là kẻ gây loạn lạc cho nước Nam nên bèn cấp báo Ngọc Hoàng Thượng Đế. Ngài liền cho Thanh Y đồng tử xuống trần dẹp loạn. Khi ấy vợ An Sinh Vương Trần Liễu chiêm bao thấy gặp thằng bé áo xanh xin làm con, tỉnh dậy thì sinh ra Đức Thánh.
A hoàn hỏi tiếp: _ Rồi sao, thưa tiên sinh? _ Lớn lên hắn theo cha về Tàu, học được phép phù thuỷ, rất cao tay ấn. Do tính dâm đãng, hắn thường biến giả thành con gái vào cung vua Nguyên tư thông với cung nữ. Sau vua Nguyên bắt được xử án trảm quyết. Để chuộc tội, Bá Linh tình nguyện làm hướng đạo đưa đường cho Thoát Hoan sang đánh nước ta. Người ta nói Bá Linh mặt chuột, tai dơi, mắt lươn ti hí, có tài sái đậu thành binh tức là rải nắm đậu sẽ biến thành hàng trăm binh sĩ Mông Cổ mình cứng như sắt đá gươm đâm tên bắn không thủng. Khi hắn cưỡi ngựa ra trận, tay cầm thanh bảo kiếm, xoà đầu rũ tóc, mồm niệm chú lẩm bẩm mấy câu thì trời đất bỗng nổi cơn giông, cát sỏi bay vù vù, mây đen kéo tới mù mịt, người giáp mặt không thấy nhau. Rồi lại nghe thấy trên không tiếng reo ầm ầm tựa như có thiên binh vạn mã đổ xuống khiến quân ta kinh hãi bỏ chạy. Nhờ tà thuật của Bá Linh mà quân giặc đã phá được nhiều trại của quân ta.
A hoàn le lưỡi: _ Kinh thế à? _ Tướng quân Phạm Ngũ Lão và Nguyễn Chế Nghĩa bẩm lại với Hưng Đạo vương về việc Bá Linh dùng phép thuật. Ngài mới hỏi ai có kế gì để phá yêu thuật không. Yết Kiêu thưa: “Tôi nghe khi xưa công chúa có gặp Tiên Mẫu cho thanh kiếm thần giao cho đại vương, hẹn khi nào gặp giặc có yêu thuật, hễ chỉ thanh gươm ấy niệm thần chú thì tức khắc phá được. Đại vương sao không dùng kiếm ấy ?” Hưng Đạo Vương cười nói: “Thuật ấy chẳng qua là ảo thuật, xưa nay dùng phép phù thủy hay có đồ ấy, chỉ dùng thứ dơ bẩn là trừ được, can chi phải mượn đến phép thần tiên”. Bèn gọi Tướng quân Phạm Ngũ Lão và Nguyễn Chế Nghĩa hẹn rằng : “Hai người cho quân sĩ trữ sẵn đồ dơ bẩn, phục hai bên núi, ngày mai ta đánh giặc … Khi nào giặc dùng đến yêu thuật, có âm binh trên không kéo xuống thì cho quân sĩ từ trên đầu núi phóng uế xuống, tất phá được!” Hai tướng phụng mệnh, cho chứa sẵn máu chó, máu dê khi lâm trận vẩy ra, tức thì khí mù tan hết, giông gió liền tạnh, rồi thấy người ngựa khí giới bằng cỏ gà và giấy nứa lả tả rơi xuống đất.
A hoàn vỗ tay: _ Hay thật! Thế rồi Đức Thánh bắt được hắn? _ Chưa đâu! Thua trận đó Bá Linh còn dùng pháp thuật khác để cướp trại Vạn Kiếp. Nửa đêm hắn sai âm binh thần tướng kéo ra bạt ngàn, lố nhố quân đầu trâu mặt ngựa, mặt mũi dữ tợn như hung thần. Cung nỏ bắn cũng không ngăn được âm binh, quân ta vô cùng kinh hãi. Trận đó Hưng Đạo Vương và quân sĩ phải rút về Thăng Long. Để diệt Bá Linh, Hưng Đạo Vương nói: “Ta thuở xưa có học được dị thuật, ta lập thành đồ trận gọi là Cửu cung bát quái, lại may có một thanh thần kiếm, vậy để ngày mai ta dẫn quân vào thành dàn trận, đánh nhau với quân Nguyên, kỳ bắt được yêu nhân mới thôi”. Hưng Đạo Vương bày thành đồ thế, chia quân dàn ra tám cửa, mỗi cửa một sắc cờ, mặt chính Đông cờ xanh, mặt chính Tây cờ trắng, Mặt chính Bắc cờ đen, mặt chính Nam cờ đỏ, góc Đông Nam dán cờ sắc đỏ trắng, góc Tây Bắc dán cờ sắc xanh đen, góc tây Nam dán cờ sắc trắng đỏ, góc Tây Bắc dán cờ sắc trắng đen. Mỗi mặt dàn ba trăm quân, năm mươi kỵ mã cầm cờ, hai trăm rưỡi bộ tốt cầm khí giới, ở chính giữa có một toán quân cầm cờ vàng. Bá Linh xem thế trận nghĩ: “có sát khí bộc lên, chắc có quỷ thần chi đây”. Khi Bá Linh dẫn năm trăm quân đánh ở mặt Đông vào, Hưng Đạo vương cầm thanh kiếm thần, niệm chú mấy câu rồi cầm lá cờ vàng phất lên. Bá Linh thất trận phải dùng đến phép độn giáp để biến mất, còn năm trăm quân đều chết hoặc bị bắt sống. Quân Nguyên phải lui quân.
A hoàn thất vọng: _ Vậy hắn lại thoát ư? _ Bắt hắn thực khó lắm! Hưng Đạo vương sai gia tướng Yết Kiêu đi đục thuyền bắt Bá Linh, nhưng cứ bắt được thì nó lại biến mất. Hưng Đạo vương dặn : “Định bắt Bá Linh phải trữ sẵn chỉ ngũ sắc, chờ khi bắt tình cờ, dùng dây ấy quấn vào mình thì nó không biến hình được”. Yết Kiêu làm theo, quả nhiên bắt được.
A hoàn reo lên: _ Có thế mới là ... Đức Thánh chứ. Rồi Ngài chém hắn ở nơi đây phải không thưa tiên sinh?
Đào Long Vân lắc đầu: _ Tuy Ngài xử án ở đây, nhưng Bá Linh xin được đưa về quê mẹ ờ làng An Bài chịu chết. Hưng Đạo vương sai con là Hưng vũ vương Quốc Nghiễn điệu Bá Linh về An Bài hành hình, nhưng cứ chém cụt đầu này nó lại mọc ra đầu khác, đâm lao bổ búa cũng không dứt thịt. Hưng Vũ vương không biết làm cách nào, bèn sai người về tâu với Hưng Đạo vương. Ngài nổi giận, cầm thanh thần kiếm xuống tận An Bài. Bá Linh trông thấy Hưng Đạo vương và thanh thần kiếm mới chịu phép.
Ái Hoa
(còn tiếp)
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| | | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Cột đồng chưa xanh (2) | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 6 trong tổng số 87 trang | Chuyển đến trang : 1 ... 5, 6, 7 ... 46 ... 87 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |