Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 16:41

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 18:57

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Yesterday at 12:56

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Yesterday at 12:51

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Yesterday at 12:46

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:55

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:48

Trụ vững duyên thầy by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:34

Mái Nhà Chung by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:33

THIỀN TUỆ (diệt trừ đau khổ) by mytutru Tue 23 Apr 2024, 00:07

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 09:57

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:36

Bức tranh gia đình by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:09

Mẹo kho thịt by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 07:29

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 23:01

Trang Họa thơ Phương Nguyên 2 by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 22:56

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 21 Apr 2024, 06:38

Mức thù lao không ai dám nghĩ đến by Trà Mi Wed 17 Apr 2024, 11:28

KHÔNG ĐỀ by Phương Nguyên Wed 17 Apr 2024, 11:00

Cách xem tướng mạo phụ nữ ngoại tình, không chung thủy by mytutru Tue 16 Apr 2024, 11:59

Ở NHÀ MỘT MÌNH by Phương Nguyên Tue 16 Apr 2024, 09:59

HÁ MIỆNG CHỜ SUNG by Phương Nguyên Sun 14 Apr 2024, 13:29

Trang thơ vui Phạm Bá Chiểu by phambachieu Fri 12 Apr 2024, 15:48

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Fri 12 Apr 2024, 15:32

Chết rồi! by Phương Nguyên Fri 12 Apr 2024, 13:57

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Thu 11 Apr 2024, 17:43

THẬN TRỌNG SIÊU LỪA by mytutru Wed 10 Apr 2024, 20:33

Không đánh, không mắng, không phạt, không có học sinh ưu tú by Trà Mi Wed 10 Apr 2024, 11:45

KHÓ NGỦ by Phương Nguyên Wed 10 Apr 2024, 01:46

MỘT CHÚT BUỒN by Phương Nguyên Tue 09 Apr 2024, 15:33

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6 ... 13 ... 22  Next
Tác giảThông điệp
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

RacismIsAVirus -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19   RacismIsAVirus -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 5 I_icon13Sun 05 Apr 2020, 12:07

Xét nghiệm nhanh

RacismIsAVirus -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 5 Nguyenlanhieupng-1539019743 Nguyễn Lân Hiếu Thứ bảy, 4/4/2020, 03:31 (GMT+7)  54 Lưu


Hôm qua là một ngày tôi sẽ không quên. Lo lắng, bực bội, có lúc tiêu cực rồi hồi hộp, và cuối cùng vỡ òa trong niềm vui.
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội có diện tích rất nhỏ và mật độ khám chữa bệnh khá cao. Chính vì vậy, ngay từ khi có tin về dịch trước Tết, chúng tôi đã triển khai nhiều phương pháp phòng chống, như tập huấn cung cấp kiến thức phòng bệnh, lắp đặt máy quét thân nhiệt tự động, xây khu sàng lọc, cách ly, thành lập ban chỉ đạo, đội phản ứng nhanh, cấp cứu ngoại viện... Nhiều kịch bản được xây dựng. Nhưng thú thật, với con virus quái lạ này chúng ta không thể lường trước mọi điều.
Một nhân viên bệnh viện chúng tôi khai báo có yếu tố dịch tễ đi chăm bố ốm ở bệnh viện Bạch Mai cách đây 12 ngày. Ngay lập tức, tôi đã mời chuyên gia truyền nhiễm sàng lọc. Thật may, bố của em được xét nghiệm RT-PCR (lấy dịch tỵ hầu) âm tính lần một, bản thân em cũng tự cách ly tại nhà.
Mọi chuyện tưởng đã yên. Nhưng hôm kia em sốt và đau họng. Với hiểu biết của nhân viên y tế, em tự nguyện ra phường làm xét nghiệm nhanh đúng theo hướng dẫn. Lúc 11 giờ 30 có kết quả dương tính với kiểm tra nhanh qua lấy máu. Tôi bảo em bình tĩnh ngồi nhà đợi kết quả RT-PCR của CDC Hà Nội. Đến 16 giờ, em báo tin kết quả RT-PCR dương tính.
Sau một phút "thần người", tôi quyết định khởi động quy trình đã chuẩn bị sẵn khi có nhân viên y tế bị phơi nhiễm. Rà soát, khoanh đối tượng tiếp xúc gần để lấy mẫu ngay buổi chiều, cách ly tại chỗ, khử khuẩn bệnh viện, dừng bệnh nhân xuất viện, ngừng tiếp nhận bệnh nhân mới... Đến 17 giờ 30, chúng tôi mới biết là có sự nhầm lẫn khi nghe báo kết quả RT-PCR qua điện thoại. Kết quả này phải đến ngày mai mới có. Chúng tôi không thể chờ đợi trong lo âu thêm nữa, dù chỉ là một ngày, biết bao bệnh nhân đang cần chúng tôi cứu chữa. Chúng tôi quyết định làm lại xét nghiệm ngay bằng hệ thống RT-PCR của bệnh viện mình. Một nhóm lấy mẫu được cử đến nhà bạn nhân viên. Chiếc xe cứu thương lại lao vun vút trên đường.
19 giờ 30, chỉ trong vòng hai giờ đồng hồ, mọi công việc đã hoàn tất với thái độ chuyên nghiệp của tất cả nhân viên bệnh viện cũng như các bác bảo vệ, cô lao công. Mọi người ở nguyên các vị trí và hồi hộp đợi kết quả. Những hộp cơm nóng hổi trên bàn mà chẳng ai muốn ăn. Tất cả chỉ thầm cầu mong may mắn đến với chúng tôi và cho cả Hà Nội đang oằn mình chống dịch.
22 giờ 10 phút, tôi không thể quên được giọng nói của giáo sư trưởng bộ phận xét nghiệm nhà trường qua điện thoại: "Anh ơi âm tính tất cả rồi!". Cảm giác vỡ òa, tôi chỉ muốn hét thật to và ôm thật chặt cậu điều dưỡng trưởng đang ngồi cạnh. Âm tính cả bạn nhân viên và tất cả những người tiếp xúc gần. Chúng tôi nhìn nhau, ánh mắt nở nụ cười, ngón tay cái giơ cao và cùng nhảy lên chụp một tấm ảnh ghi lại khoảnh khắc không thể nào quên.
Khi cảm xúc đã chùng xuống, nghĩ lại cuộc "diễn tập" chiều tối hôm qua mà thấy tự hào vì đồng đội của mình. Những người vẫn bình tĩnh nghe hiệu lệnh, nhẹ nhàng chia tay gia đình, xách vali vào bệnh viện rồi cũng thanh thản quay lại nhiệm vụ hàng ngày không một lời phàn nàn trách cứ. Anh điều dưỡng hết ca trực vừa từ viện về, chưa kịp ôm con lại vội ra đi với lời hẹn "bố về sau hai tuần nữa", chị y công tâm sự chẳng lo gì vì đã xác định điều ấy cũng sẽ xảy ra, anh bạn thân tôi lao vào viện trong đêm, tình nguyện cùng cách ly để hỗ trợ ăn uống cho y bác sĩ...
Tuy vậy, trong tôi vẫn còn một băn khoăn là xét nghiệm nhanh do CDC Hà Nội thực hiện. Đây là phương pháp mới triển khai nhưng rõ ràng hiệu quả cần bàn luận. Sức lực của anh em CDC bỏ ra là rất lớn. Chúng tôi cũng là đơn vị đi lấy mẫu rà soát ở sân bay, bệnh viện Bạch Mai nên hiểu rất rõ những vất vả này. Tuy nhiên, tỷ lệ dương tính được xét nghiệm lại bằng phương pháp RT-PCR là âm tính chiếm tất cả các mẫu cho đến thời điểm này. Trong Y học, chúng tôi có thể gọi là dương tính giả trong chẩn đoán bệnh.
Tìm hiểu kỹ, tôi thấy tỷ lệ âm tính giả cũng có và không phải nhỏ ở những bệnh nhân mới nhiễm Covid-19 mà cơ thể chưa kịp sản sinh ra kháng thể. Nguyên lý của xét nghiệm nhanh đang được CDC Hà Nội sử dụng nhằm phát hiện sự có mặt của kháng thể IgM/IgG kháng Sars-Cov-2 tồn tại trong máu của đối tượng được xét nghiệm. Giai đoạn đầu của nhiễm virus, 3 đến 7 ngày tùy thuộc vào từng bệnh nhân, cơ thể chưa sản sinh đủ kháng thể kháng Sars-Cov-2 nên xét nghiệm nhanh lúc này cho ra kết quả âm tính. Trong khi ở giai đoạn này, bệnh nhân hoàn toàn có khả năng lây truyền virus ra cộng đồng mà chỉ xét nghiệm RT-PCR mới chẩn đoán được.  
Khi kết qủa xét nghiệm nhanh IgG/IgM dương tính thì có thể nói đối tượng đã từng nhiễm virus, nhưng liệu còn tồn tại virus trong cơ thể hay không thì vẫn phải thực hiện phản ứng RT-PCR để khẳng định. Ngoài ra, giá trị của kết quả dương tính này còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây nhiễu, ví dụ như có phản ứng chéo với các virus khác hay không. Tôi rất lo lắng khi đọc những dòng "người dân mừng rỡ khoe kết quả xét nghiệm nhanh Covid-19". Liệu những người nhận kết quả âm tính này có tiềm tàng nhiễm virus song không được giải thích cặn kẽ của bác sỹ chuyên ngành sẽ chủ quan mà nơi lỏng các liệu pháp phòng hộ hay không?  
Qua trao đổi với Giáo sư trưởng phòng xét nghiệm sinh học phân tử lớn của Hàn Quốc, quê hương của các loại xét nghiệm nhanh, tôi được biết họ sử dụng rộng rãi xét nghiệm RT-PCT với số lượng lên tới 12.000 xét nghiệm mỗi ngày. Phòng lab của giáo sư mà tôi liên lạc thực hiện 4.000 xét nghiệm một ngày. Còn xét nghiệm nhanh có triển khai nhưng giá trị thật sự hạn chế.
Chính vì vậy, với các xét nghiệm nhanh bằng lấy máu tìm kháng thể, theo tôi cần rà soát, thống nhất lại chỉ định, quy trình lấy mẫu và thông báo kết quả. Ví dụ, xét nghiệm nhanh sẽ được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp khi bệnh nhân cần mổ cấp cứu không trì hoãn mà có yếu tố dịch tễ; hay khi có ổ dịch khu trú cần kiểm tra nhanh để dự đoán mức độ nguy hiểm; hay áp dụng khi tiếp nhận bệnh nhân mới tại các bệnh viện để tránh ảnh hưởng đến đội ngũ cán bộ y tế đang cần bảo toàn cho công cuộc chống dịch còn dài... Tuy nhiên, cần ưu tiên làm lại ngay bằng xét nghiệm RT-PCR để chẩn đoán chính xác dương tính trước khi chúng ta tìm kiếm, cách ly tiếp các F1, F2 làm ảnh hưởng đến hàng trăm hay hàng ngàn người, tiêu tốn nhân lực y tế và sinh phẩm, ảnh hưởng đến tâm lý cộng đồng.
Chúng ta đang nỗ lực làm rất tốt công cuộc chống dịch. Tuy nhiên, đây là dịch bệnh xảy ra lần đầu tiên trong lịch sử nên diễn biến và cách xử trí có thể thay đổi cho phù hợp mỗi thời điểm. Dù chúng ta cùng một ý nguyện sớm đẩy lui dịch bệnh, nhưng nếu thấy chưa hợp lý, cần khẩn trương chuyển đổi cách thực thi. Đó mới là cách làm vừa có tâm vừa có tầm.
Nguyễn Lân Hiếu
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

RacismIsAVirus -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19   RacismIsAVirus -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 5 I_icon13Mon 06 Apr 2020, 08:22

Thứ hai, 6/4/2020, 05:47 (GMT+7)


Người Mỹ gốc Á bị kì thị vì Covid-19
Khi nước Mỹ chìm trong nỗi sợ Covid-19 cũng là khi những người gốc Á bị cho là "thủ phạm phát tán virus" và bị kỳ thị khắp nơi.


Kyle Navarro cúi xuống mở khóa xe đạp thì thấy một người đàn ông da trắng lớn tuổi đang nhìn chằm chằm. Cậu cố phớt lờ ông ta, nhưng không thể. Người đàn ông đi ngang qua, nhìn và miệt thị anh chàng sinh viên y khoa này là nhếch nhác. "Ông ta nhổ nước bọt về phía tôi và tiếp tục bước đi", Navarro nói.

Navarro đang ở San Francisco và rất lo lắng về nạn phân biệt chủng tộc liên quan đến nCoV do chủng virus này được phát hiện đầu tiên ở Trung Quốc. Người châu Á bị đổ lỗi và tấn công vô căn cứ khi dịch lan rộng khắp thế giới. Và giờ, Navarro đã chính thức thành nạn nhân của sự kì thị đó.

"Theo bản năng, tôi định hét vào mặt ông ta. Nhưng sau khi hít một hơi, tôi nhận ra làm vậy sẽ khiến tôi gặp nguy hiểm", Navroro nói.

Thay vào đó, anh đã lên Twitter kể lại sự việc để lên án hành động phân biệt chủng tộc và nhận được hàng ngàn bình luận đồng cảm.

RacismIsAVirus -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 5 Ngu-o-i-My-go-c-A-du-ng-ma-ng-3893-1809-1586105836
Kyle Navarro - sinh viên y khoa người Mỹ gốc Philippines. Ảnh: AP.

Người Mỹ gốc Á đang sử dụng mạng xã hội để huy động mọi người chống lại các cuộc tấn công có động cơ phân biệt chủng tộc trong đại dịch, mà Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) dự đoán sẽ tăng khi dịch bệnh ngày nghiêm trọng.

Một chuỗi các phong trào chống phân biệt chủng tộc trong hai tuần qua đã cho ra đời các hashtag #WashTheHate (Hãy gột rửa sự thù ghét) #RacismIsAVirus (Phân biệt chủng tộc là virus), # IAmNotCOVID19 (Tôi không phải là Covid-19). Nhiều diễn đàn trực tuyến để báo cáo những vụ người gốc Á bị tấn công xuất hiện.

Tháng trước, Chinese for Affirmative Action (một tổ chức vì bình đẳng cho người Mỹ gốc Hoa ở San Francisco) và Hội đồng Chính sách và Kế hoạch Châu Á Thái Bình Dương đã thành lập trung tâm báo cáo các vụ tấn công. Tổng chưởng lý của New York cũng cung cấp đường dây nóng chuyên về các vụ như vậy.

"Khi căng thẳng và lo lắng gia tăng, chúng tôi biết số sự cố thù ghét sẽ gia tăng", Cynthia Choi, đồng giám đốc điều hành của Chinese for Affirmative Action, cho hay.

Trung tâm của hai tổ chức này đã nhận được tới hơn 1.000 báo cáo từ khắp nước Mỹ, từ những người nhổ nước bọt đến ném chai từ trong xe hơi vào người gốc Á. Một báo cáo của FBI được gửi tới cho cơ quan thực thi pháp luật địa phương dự đoán các vụ tấn công sẽ gia tăng và cho biết một người đàn ông Mỹ gốc Á và hai con đã bị tấn công bằng dao tại Câu lạc bộ Sam ở Texas vào tháng trước. Nghi phạm 19 tuổi nghĩ các nạn nhân đang lây bệnh cho người khác.

Nhiều người cho rằng Tổng thống Donald Trump đã khiến cho sự kì thị người châu Á nghiêm trọng hơn khi gọi dịch bệnh là "virus Trung Quốc". Tuy nhiên, tuần trước, ông Trump đã nói tại một cuộc họp báo và trên Twitter rằng, không nên đổ lỗi cho người Mỹ gốc Á về dịch bệnh dưới bất kỳ hình thức nào. Tuy nhiên, các thành viên đảng đối lập cho rằng phát ngôn của ông đã kịp gây tác động tiêu cực.

Người Mỹ thường quay sang tấn công người gốc Á trong những thời điểm khó khăn như khi nền kinh tế hỗn độn vào những năm 1980. Năm 1982, Vincent Chin bị giết bởi hai cha con Ebens và Nitz ở Detroit khi những người này cho rằng sự thành công của ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản đã khiến họ mất việc dù thực tế Chin là người gốc Hoa, không phải người Nhật và tình trạng suy thoái kinh tế trong khu vực là kết quả của hàng loạt sự kiện phức tạp xảy ra rất lâu trước khi Chin ra đời.

"Vào thời điểm đó, tôi biết rằng tôi phải cẩn thận với những người xung quanh. Tôi nghĩ chúng ta đang ở giai đoạn đó", Helen Zia, một nhà báo người Mỹ gốc Hoa ở California, người đã sống tại Detroit thời điểm Chin bị giết hại, cho hay.

Khi hai kẻ giết Chin chỉ phải chịu mức án ba năm quản chế, Zia cho biết bà và nhiều người khác đã liên lạc với các nhóm vận động, nhà thờ và phương tiện truyền thông tiếng Trung Quốc để phản đối bản án. Chỉ dựa vào thư và điện thoại, họ đã tìm thấy các đồng minh trong Hiệp hội Quốc gia vì sự Tiến bộ của người da màu (NAACP) và Liên đoàn Chống phỉ báng cũng như tiến hành các cuộc biểu tình trên toàn quốc.

Cuối cùng, dù Ebens và Nitz không phải đối mặt với án tù, nhưng phải đối mặt với khoản tiền bồi thường khổng lồ cho gia đình Chin mà đến hàng chục năm sau vẫn còn hàng triệu USD chưa trả hết được.

"Đó là khoảnh khắc lịch sử. Chúng tôi như bị chết đuối, và chúng tôi phải tập hợp lại để thay đổi những gì đang diễn ra xung quanh", Zia cho hay.

RacismIsAVirus -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 5 Ky-thi-8510-1586105836
Cuộc tuần hành kỷ niệm 20 năm ngày Vincent Chin - một người Mỹ gốc Hoa bị  sát hại vì phân biệt chủng tộc. Ảnh: AP.

Nhờ phương tiện truyền thông xã hội, các thế hệ trẻ người Mỹ gốc Á hiện đang lên tiếng trong thời điểm có thể là thời khắc quan trọng khác. Choi hy vọng họ sẽ tập hợp được cả những người không phải là người châu Á cũng muốn chống lại làn sóng phân biệt chủng tộc trong đại dịch lần này. Các nhóm như NAACP và Hội đồng về Quan hệ Hồi giáo - Mỹ đã lên án các giọng điệu kì thị người châu Á.

Với các cuộc tấn công leo thang, Zia không thể không lo sợ đại dịch dẫn đến một thảm kịch khác như cái chết của Chin.

"Mức độ giận dữ đó... đã ở đây rồi. Đối với người Mỹ gốc Á, có virus gây bệnh Covid-19 và virus thù ghét. Virus thù ghét cũng sẽ trở nên tồi tệ hơn nhiều", Zia cảnh báo.

Ánh Dương (Theo AP

Ôi! Cái thế giới tự do mà người ta hết lời ca ngợi đây!

Theo dõi dịch Covid-19
(6/4/2020) Cập nhật 07h55
Thế giới :
Nhiễm bệnh 1,272,900
Tử vong 69,426
Bình phục 262,331
Nguy kịch 45.589
Trong đó :
Mỹ : Nhiễm bệnh 336,673 Tử vong 9,616
Tây Ban Nha : Nhiễm bệnh 131,646 Tử vong 12,641
Italy : Nhiễm bệnh 128,948 Tử vong 15,887
Đức : Nhiễm bệnh 100,123 Tử vong 1,584
Pháp : Nhiễm bệnh 92,839 Tử vong 8,078
Trung Quốc : Nhiễm bệnh 81.639  Tử vong 3.329
Iran : Nhiễm bệnh 58,226 Tử vong  3,603
Anh : Nhiễm bệnh 47,806 Tử vong  4,934
 
Việt Nam : Nhiễm bệnh 241 Tử vong 0 Khỏi 91
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

RacismIsAVirus -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19   RacismIsAVirus -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 5 I_icon13Mon 06 Apr 2020, 08:30

 Sáng nay không ghi nhận thêm ca nhiễm nCoV
6h ngày 6/4, Bộ Y tế không ghi nhận thêm ca dương tính nCoV nào. Số ca bệnh đến nay là 241, trong đó 91 người đã khỏi. 


Như vậy trong 24 giờ qua chỉ một ca Covid-19 được ghi nhận, trong khi một bệnh nhân điều trị ở Quảng Nam ra viện.   

Tính đến sáng nay, cả nước có hơn 3.000 người nghi nhiễm đang được theo dõi cách ly, giảm gần 600 ca so với hôm qua. Trong đó 314 người mới cách ly trong ngày, 2.840 người từ những ngày trước tiếp tục theo dõi.

Hơn 67.000 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe. Trong đó hơn 23.000 người cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú, giảm trên 10.000 trường hợp so với hôm qua. Họ là người có yếu tố dịch tễ nhưng không ho, sốt, khó thở, chưa xác định mắc bệnh.

"Bệnh nhân 237", người Thụy Điển, nhập viện hôm 3/4, có nhiều bệnh nền. Ông mắc ung thư máu (dòng bạch cầu hạt) 4 năm, tuy nhiên đã bỏ thuốc 4 tháng nay.

Bệnh nhân đang điều trị ở khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Hình ảnh chụp CT phổi cho thấy viêm phổi do virus, bệnh nhân phải thở oxy qua mặt nạ, điều trị hỗ trợ. Hiện tại, bệnh nhân tỉnh, không sốt, tình trạng chảy máu mũi đã cầm, đỡ phù hai chi dưới.

4 trong 5 bệnh nhân nặng sức khỏe tiến triển tích cực, trong đó bác gái "bệnh nhân 17" đã ngừng chạy ECMO (tim phổi nhân tạo), ba người đã ngưng thở máy. Bệnh nhân còn nặng là cụ bà 88 tuổi quê Hưng Yên - "bệnh nhân 161", thể trạng suy kiệt, bị xuất huyết não, tăng huyết áp... phải thở máy.

Trong số 241 bệnh nhân được ghi nhận tại Việt Nam có 150 người từ nước ngoài về, chiếm 62,2%. Có 91 người bị lây nhiễm thứ phát trong nước. 
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

RacismIsAVirus -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19   RacismIsAVirus -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 5 I_icon13Mon 06 Apr 2020, 12:35

Thứ hai, 6/4/2020, 11:52 (GMT+7)


Bệnh nhân phi công Anh phải can thiệp ECMO
TP HCM"Bệnh nhân 91", 43 tuổi, ca đầu tiên liên quan quán bar Buddha, ngày 6/4 suy hô hấp nặng, phải can thiệp ECMO.


Tiến sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, cho biết đã hội chẩn liên viện với Bệnh viện Chợ Rẫy sáng nay, chỉ định cho bệnh nhân can thiệp ECMO (oxy hóa qua màng ngoài cơ thể). Kíp bác sĩ Chợ Rẫy đã sang bệnh viện Nhiệt đới hỗ trợ thực hiện ECMO cho bệnh nhân tại phòng cách ly áp lực âm Khoa Nhiễm D.

Theo bác sĩ Châu, bệnh nhân xét nghiệm dương tính ngày 18/3, sốt cao liên tục từ khi nhập viện, suy hô hấp tăng dần. Hình ảnh chụp X-quang phổi tổn thương mô kẽ, phế nang lan tỏa 2 phế trường diễn tiến ngày càng xấu hơn. Bệnh nhân được điều trị hỗ trợ hô hấp thở oxy mũi, sau đó chuyển sang thở oxy mask (thở qua mặt nạ) từ ngày 25/3. Ngày 27/3, bệnh nhân bắt đầu thở CPAP, ngày 5/4 phải thở máy xâm lấn.

"Kết quả xét nghiệm Real time RT-PCR mẫu bệnh phẩm đường hô hấp đến ngày 3/4 còn dương tính, tải lượng virus còn cao", bác sĩ Châu cho biết.

Đây là bệnh nhân nCoV thứ hai tại Việt Nam phải can thiệp ECMO. Người đầu tiên là bác gái của "bệnh nhân 17", 64 tuổi, có bệnh lý nền rối loạn tiền đình, suy hô hấp nặng, phải can thiệp ECMO hơn 2 tuần.    

RacismIsAVirus -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 5 Ca-ch-ly-a-p-lu-c-a-m-15861481-6740-2862-1586148206
Bác sĩ bảo hộ chuẩn bị vào phòng cách ly áp lực âm tại khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM. Ảnh: Hữu Khoa.

Bệnh nhân trú tại quận 2, phi công hãng hàng không Vietnam Airrlines. Ngày 8/2 anh là hành khách từ London về Việt Nam trên chuyến bay của Vietnam Airlines số hiệu VN10, số ghế 5K. Tiếp sau đó, anh không nhớ rõ lịch trình đi lại và các chuyến bay quốc tế, quốc nội.

Ngày 16/3, anh là phi công trên chuyến bay VN272 TP HCM - Hà Nội và VN607 Hà Nội - TP HCM trong cùng ngày. Từ ngày 13/3 đến 18/3 anh lưu trú tại TP HCM và tới một số địa điểm ăn uống, giải trí, trong đó có quán bar Buddha. Ngày 17/3, bệnh nhân khởi phát sốt, ho, chiều 18/3 tới Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM khám và xác định dương tính.

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM, hiện có 18 ca liên quan đến bar Buddha từ ca chỉ điểm là "bệnh nhân 91". Ngành y tế đang theo dõi sát, xử trí chuỗi lây nhiễm liên quan quán bar này. Hiện thành phố ghi nhận 53 trường hợp dương tính nCoV, trong đó 31 ca đang điều trị, 22 người đã khỏi.         

RacismIsAVirus -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 5 Bar-Buddha-SK-4609-1586149402
18 ca liên quan quán bar Buddha tại TP HCM, ca đầu tiên được ghi nhận là "bệnh nhân 91". Đồ họa: Tiến Thành. 

Hiện Việt Nam ghi nhận 241 bệnh nhân, trong đó 150 người đang điều trị, 91 người đã khỏi. 44 bệnh nhân kết quả xét nghiệm âm tính từ một lần, 17 ca âm tính từ 2 lần trở lên. Sức khỏe của một số bệnh nhân nặng khá lên: hai người thở oxy đang có tiến triển; bác gái của "bệnh nhân 17" được dừng tim phổi nhân tạo ECMO.

Các ca tiên lượng nặng gồm bà cụ 88 tuổi quê Hưng Yên bị tai biến mạch máu não, bệnh nhân người Thụy Điển 64 tuổi ung thư máu, bệnh nhân 71 tuổi người Vĩnh Phúc ung thư gan.
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

RacismIsAVirus -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19   RacismIsAVirus -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 5 I_icon13Mon 06 Apr 2020, 13:01

Thứ bảy, 4/4/2020, 17:20 (GMT+7)


Phân biệt hai kỹ thuật xét nghiệm nCoV
Khi chưa có thuốc hay vaccine, xét nghiệm là phương tiện hàng đầu để chống Covid-19. Vậy khi nào cần xét nghiệm, xét nghiệm cái gì, bao nhiêu lần, và làm gì với các kết quả?


Bài dưới đây của Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Vũ Trung, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Trưởng bộ môn Vi sinh, bộ môn Vi sinh - Ký sinh trùng lâm sàng, Trường Đại học Y Hà Nội, cung cấp thông tin về xét nghiệm phát hiện nCoV.

Hiện nay Việt Nam đã vào giai đoạn ba chống dịch Covid-19, nguy cơ lây lan ra cộng đồng rất cao. Khi thiếu liệu pháp điều trị đặc hiệu và chưa có vaccine, xét nghiệm là công cụ hữu ích nhất để chẩn đoán, điều trị và dự phòng virus lây lan.

Có hai nhóm kỹ thuật xét nghiệm chủ yếu để phát hiện SARS-CoV-2 (nCoV) gồm phát hiện virus thông qua vật liệu di truyền (acid nucleic-ARN) của virus, và phát hiện đáp ứng miễn dịch với virus.

Phát hiện ARN bằng kỹ thuật khuếch đại gen có giá trị thông tin cho cá nhân biết tình trạng nhiễm để khi đi khám, phòng lây nhiễm, giúp chẩn đoán, điều trị, quản lý và các biện pháp phòng lây nhiễm.

Phát hiện kháng thể đặc hiệu với nCoV có giá trị thông tin về cá nhân nhiễm vi rút, người từng nhiễm, phát hiện kháng thể và giám sát dịch tễ.

Cả 2 nhóm đều có lợi cho cá nhân, cơ sở y tế và cộng đồng. Tuy nhiên phát hiện kháng thể đặc hiệu chỉ có lợi khi sử dụng trên nhóm người đã bị nhiễm hoặc có miễn dịch bảo vệ.

RacismIsAVirus -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 5 Xet-nghiem-okok-7507-1585975573
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm nhanh tại quận Đống Đa, Hà Nội ngày 31/3. Ảnh: Giang Huy.

Kỹ thuật xét nghiệm phát hiện ARN

Chúng ta phát hiện nCoV chủ yếu nhờ kỹ thuật sinh học phân tử dựa vào nguyên lý khuếch đại ARN. Kỹ thuật thường dùng nhất là PCR (Polymerase Chain Reaction - Phản ứng chuỗi trùng hợp). Các kỹ thuật này phát hiện sự có mặt của ARN trong mẫu bệnh phẩm từ người bệnh hoặc người nghi ngờ nhiễm virus.

Loại bệnh phẩm thường dùng nhất là dịch ở họng mũi (tỵ hầu) và họng miệng (khẩu hầu). Nhân viên lấy mẫu dùng dụng cụ chuyên dụng đưa vào mũi với độ sâu nhất định hoặc họng miệng để lấy mẫu. Hai loại bệnh phẩm này được khuyến cáo sử dụng để xét nghiệm, giúp phát hiện nCoV chính xác. Dịch lấy ra được để chung trong một ống có môi trường bảo quản rồi vận chuyển về phòng xét nghiệm để xử lý, tách vật liệu di truyền, thực hiện kỹ thuật Realtime Reverse Transcription-PCR. Ngoài hai loại dịch kể trên, một số loại dịch tiết ở đường hô hấp dưới như đờm, dịch rửa phế quản... cũng dùng để xét nghiệm trong trường hợp bệnh nhân bị viêm phổi.

Khả năng cũng như tỷ lệ phát hiện nCoV ở từng loại bệnh phẩm, từng lần lấy bệnh phẩm sẽ khác nhau ở cùng một người và khác nhau giữa người này với người khác. Đặc biệt, khả năng phát hiện virus cũng thay đổi qua các giai đoạn của bệnh. Một số bệnh nhân bị viêm phổi có thể có kết quả phát hiện virus ở dịch họng mũi, họng miệng âm tính nhưng có thể có kết quả dương tính với xét nghiệm dịch ở đường hô hấp dưới hoặc bệnh phẩm khác ví dụ phân.

Như vậy, độ nhạy của xét nghiệm trong thực tế của bất cứ kỹ thuật nào rất khó xác định chính xác và chắc chắn không được 100% như kỳ vọng về lý thuyết. Kết quả của xét nghiệm âm tính không có nghĩa là người đó không bị nhiễm virus. Kết quả dương tính cần xem xét khả năng dương tính giả. Do vậy, việc phối hợp xét nghiệm với đánh giá các yếu tố trên lâm sàng cũng như tiền sử dịch tễ là rất quan trọng.

Ngoài ra, sự xuất hiện ARN không đồng nghĩa với việc virus đó còn sống và tồn tại trong cơ thể người và cũng không đồng nghĩa với việc virus có thể lây truyền từ người này sang người khác. Tuy nhiên, phát hiện ARN của nCoV từ bệnh phẩm vẫn là kỹ thuật để xác định người nhiễm tốt nhất hiện nay.

Độ chính xác của kỹ thuật còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như khi lấy bệnh phẩm có đúng vị trí không, đủ lượng dịch, lượng virus trong dịch, bệnh phẩm có được vận chuyển, bảo quản đảm bảo các điều kiện tối ưu, việc xử lý bệnh phẩm có đúng quy định, ARN của virus có bị phá huỷ, các khâu của quá trình xét nghiệm có được đảm bảo theo yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng xét nghiệm tại cơ sở y tế hay không. Nếu toàn bộ yếu tố trên được đảm bảo, việc xét nghiệm phát hiện nCoV hiệu quả, giúp xác định người nhiễm, chẩn đoán, điều trị, giám sát cũng như quản lý bệnh nhân và cộng đồng.

RacismIsAVirus -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 5 Xet-nghiem-hau-hong-4401-1585975574
Dịch hầu họng được đựng trong ống bảo quản, tại Sân bay Nội Bài, Hà Nội ngày 18.3. Ảnh: Giang Huy.

Với các kỹ thuật xét nghiệm nói chung, đặc biệt là các kỹ thuật chẩn đoán nCoV, vẫn còn có nhiều câu hỏi, những thách thức, những vấn đề chưa thống nhất. Điều này rất bình thường vì nCoV còn mới, khoa học cần thời gian để nghiên cứu, tăng cường hiểu biết để cải tiến, hoàn thiện các kỹ thuật, tăng độ nhạy, độ đặc hiệu và giá trị của xét nghiệm. Giả sử nCoV có thể gây nhiễm bất cứ ai và dẫn đến việc lây truyền virus trước khi người nhiễm có triệu chứng, thậm chí nhiễm virus mà không có triệu chứng, việc xét nghiệm phát hiện nhiễm virus rất quan trọng khi ta đã ghi nhận về tiền sử tiếp xúc, phơi nhiễm...

Liên quan đến câu hỏi chúng ta cần xét nghiệm bao nhiêu lần cho một người nếu lần đầu xét nghiệm âm tính để có thể nói rằng người đó không nhiễm hay đã "sạch virus", chưa có câu trả lời chính xác, cần nghiên cứu thêm và cần cập nhật hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và giám sát tại cơ sở y tế và cộng đồng tuỳ thuộc vào tình hình thực tế tại quốc gia, khu vực, lãnh thổ và từng địa phương.

Hiện xuất hiện nhiều loại sinh phẩm, hóa chất (gọi chung là test) giúp xét nghiệm phát hiện nCoV. Việc này cũng đặt ra nhiều thách thức mới như phải hiểu biết rõ hơn về đặc tính của các test, tối ưu hóa các xét nghiệm, theo dõi khả năng xuất hiện sự biến đổi của virus. Cuối cùng, chúng ta phải thường xuyên giải trình tự gene để theo dõi sự biến đổi, đột biến của virus. 

Khi yêu cầu về xét nghiệm tăng lên, việc giảm thời gian trả kết quả xét nghiệm đóng vai trò rất quan trọng nhằm quản lý tốt hơn cho bệnh nhân và nhân viên y tế. Do đó, việc phát triển test xét nghiệm chẩn đoán nhanh cần được ưu tiên. Đo tải lượng virus cũng hữu ích trong việc theo dõi sự phục hồi, đáp ứng với trị liệu và/hoặc đánh giá mức độ lây nhiễm.

Ngoài vấn đề test xét nghiệm, còn có những thách thức trong chuỗi cung ứng hóa chất sinh phẩm và vật tư tiêu hao bao gồm tăm bông lấy dịch họng mũi, họng miệng, hóa chất tách chiết ARN, hóa chất thực hiện PCR. Ngay cả với các xét nghiệm thương mại đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Mỹ phê chuẩn, vẫn có sự chậm trễ trong việc lắp đặt máy móc và cung cấp hóa chất sinh phẩm để đáp ứng nhu cầu tại nhiều nơi. Hiện tại, có nhiều nỗ lực đang được thực hiện trên nhiều khía cạnh để giải quyết các thách thức về nguồn cung, đảm bảo tính liên tục và an toàn của các vấn đề liên quan đến test xét nghiệm.

Phát hiện kháng thể đặc hiệu với nCoV

Bên cạnh các xét nghiệm sinh học phân tử phát hiện ARN, các loại kỹ thuật xét nghiệm khác như phát hiện IgM, IgA, IgG hoặc kháng thể trong máu (có thể gọi là xét nghệm huyết thanh học) được nhiều nhà khoa học và công ty nghiên cứu và phát triển.

RacismIsAVirus -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 5 Xetnghiemdachien-gianghuy-vnex-2208-8255-1585975574
Dụng cụ lấy mẫu xét nghiệm nhanh tại quận Đống Đa, Hà Nội ngày 31/3. Ảnh: Giang Huy.

Trong bệnh lý nhiễm trùng, sự hình thành kháng thể phụ thuộc vào thời gian nhiễm và vật chủ. Đối với dịch Covid-19, một số nghiên cứu chỉ ra phần lớn bệnh nhân bắt đầu có kháng thể trong máu từ 7 đến 11 ngày sau khi nhiễm. Do đáp ứng tự nhiên với nCoV rất muộn nên kỹ thuật xét nghiệm phát hiện kháng thể không hữu ích trong bối cảnh bệnh lý cấp tính.

Các nghiên cứu cũng không xác định chắc chắn kháng thể được hình thành sau khi nhiễm nCoV có tác dụng bảo vệ hoàn toàn hay một phần để tránh bị nhiễm trong tương lai hay không.

Các kỹ thuật sinh học phân tử và huyết thanh học đều rất hữu ích trong việc phát hiện người nhiễm, chẩn đoán, điều trị và nghiên cứu về nCoV và bệnh Covid-19. Các kỹ thuật xét nghiệm đóng vai trò quyết định, bên cạnh sự hiểu biết về virus học, bệnh học, dịch tễ học. Ngoài ra, những biện pháp quyết liệt như "giãn cách xã hội" là yếu tố quyết định trong cuộc chiến với đại dịch này. 
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

RacismIsAVirus -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19   RacismIsAVirus -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 5 I_icon13Mon 06 Apr 2020, 13:03

Thứ hai, 6/4/2020, 12:31 (GMT+7)


Việt Nam phân lập thành công thêm một nhánh nCoV
Nhóm nhà khoa học tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương phân lập thành công thêm nhánh nCoV ở những bệnh nhân về từ châu Âu.


Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Quỳnh Mai, Phó Viện trưởng Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, cho biết virus gây bệnh Covid-19 đã biến đổi thành nhiều nhánh. Thế giới đã ghi nhận 3 nhánh nCoV. Việt Nam ghi nhận và phân lập được nhánh virus trên các bệnh nhân về từ Vũ Hán, Trung Quốc, vào tháng 2, và nhánh nCoV ở các bệnh nhân từ châu Âu về vào tháng 3. 

Trong đó, nhánh virus ở các bệnh nhân về từ châu Âu có đặc tính riêng, khác biệt so với nhánh virus ở các bệnh nhân về từ Vũ Hán.

Hiện nhóm nhà khoa học chưa công bố rõ sự khác biệt giữa hai nhánh nCoV.

Nhóm nhà khoa học đang nghiên cứu, so sánh xem nhánh virus nào có độc lực và khả năng lây nhiễm cao hơn dựa trên các yếu tố điều kiện môi trường, cơ thể hoặc tế bào cảm nhiễm. Nhóm đồng thời cũng cố gắng chỉ ra mối liên hệ giữa yếu tố địa lý, nguồn gốc và độc lực của nCoV.

"Virus sẽ còn biến đổi. Chúng tôi đang theo dõi sát và nghiên cứu kỹ lưỡng các biến đổi này", bà Mai nói.

RacismIsAVirus -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 5 Xem-mau-phan-lap-virus-2-2020-5918-1586147186
Nhà nghiên cứu xem qua màn hình ảnh phân lập nCoV từ bệnh nhân ở Vũ Hán về tháng 2, tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Ảnh: Chi Lê

Việc phân lập và chỉ ra sự biến đổi của virus chưa áp dụng trong quá trình tìm thuốc điều trị Covid-19, song giúp nghiên cứu, chế tạo vaccine và sinh phẩm xét nghiệm. Phân lập thành công virus còn giúp đưa ra biện pháp dự phòng bệnh hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

RacismIsAVirus -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19   RacismIsAVirus -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 5 I_icon13Tue 07 Apr 2020, 09:53

Thứ ba, 7/4/2020, 06:13 (GMT+7)

Sáng nay không ghi nhận thêm ca nhiễm nCoV

6h ngày 7/4, Bộ Y tế không ghi nhận thêm ca nhiễm nCoV nào. Số bệnh nhân 245, trong đó 150 người đang điều trị.


Như vậy 24 giờ qua ghi nhận 4 ca nhiễm mới, 4 người được tuyên bố khỏi bệnh, một bệnh nhân trở nặng phải can thiệp ECMO.  
Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch, hiện có ba bệnh nhân nặng. Trong đó, hai người đang thở máy, lọc máu là bác gái "bệnh nhân 17", 64 tuổi, và "bệnh nhân 161", 88 tuổi. Hai ca này điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.
"Bệnh nhân 91", phi công người Anh, 43 tuổi, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, chuyển từ thở máy không xâm nhập sang thở máy xâm nhập và can thiệp ECMO.

Số khỏi bệnh đến sáng 7/4 là 95. Dự kiến hôm nay thêm 18 người được ra viện. 
Các bệnh nhân đang điều trị tại 21 cơ sở y tế trên cả nước, đa số sức khỏe ổn định. Số ca kết quả xét nghiệm âm tính một lần là 32; âm tính hai lần 30 ca.
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

RacismIsAVirus -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19   RacismIsAVirus -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 5 I_icon13Tue 07 Apr 2020, 09:55

Ý kiến (119)
Quan tâm nhất | Mới nhất

Quá tuyệt vời - Quá phấn khởi đây là tin vui 3 ngày liên tiếp bước qua ngày thứ 07 chúng ta thực hiện cách ly toàn XH trên Toàn Quốc ... Chúc mọi người mọi nhà may mắn & bình an ạ.
PPanservices NĐH - 3h trước
 460ThíchTrả lờiVi phạmChia sẻ
Xem thêm 11 trả lời
Tuyệt vời quá Việt Nam ơi.... mỗi ngày chỉ cần xem tin tức như trên là cảm giác nhẹ lòng biết bao. Cảm ơn các ban ngành chống dịch ngày đêm chống dịch chữa trị bệnh dịch tại VN ....VN cố lên chúng ta sẽ sớm vượt qua.
HHắc Ám Anti Fan - 2h trước
 262ThíchTrả lờiVi phạmChia sẻ

Tin vui buổi sáng nay, mong rằng đại dịch nCoV sẽ mau chóng qua đi. Để cuộc sống thường ngày sẽ quay trở lại với mọi người trên Toàn Cầu....VN cố lên!
HHoàng Thị Châu Hà - 3h trước
 224ThíchTrả lờiVi phạmChia sẻ
Xem thêm 1 trả lời
Cứ phát huy hiệu quả trong phòng ngừa chống dịch Covid-19 như thế này nhé Việt Nam ơi! Yêu tổ quốc, yêu tất cả đồng bào ai ở chổ nào thì cứ ở yên chỗ đó nhé. Chúc tất cả công dân Việt Nam thực hiện nghiêm túc 14 ngày cách ly toàn XH thật an toàn gặp nhiều may mắn và khoẻ mạnh ạ.
HHelen Nguyen - 2h trước
 79ThíchTrả lờiVi phạmChia sẻ

Tôi ở Úc và luôn theo dõi dịch hằg ngày o VN, cảm thấy mỗi ngày ko có ca mới nhiễm thật hạnh phúc, mong mọi thứ sớm ổn với ng dân VN cta
HHa Ly Doan Thi - 3h trước
 75ThíchTrả lờiVi phạmChia sẻ
Xem thêm 1 trả lời
Tôi yêu Việt Nam - Tự hào Việt Nam.... Qua nay sáng cập nhật toàn tín hiệu tốt ko thôi ....Cố lên Việt Nam ơi! Cảm ơn tất cả toàn dân đã chung tay 1 lòng chống dịch.
HHuy-Truc Nguyen - 3h trước
 72ThíchTrả lờiVi phạmChia sẻ

Tin vui buổi sáng.... Hy vọng Chiều cũng là tin vui như thế nhé VN ơi!
RacismIsAVirus -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 5 7995855594_1581937141Cay Đắng Ngắm Cỏ Xanh - 2h trước
 61ThíchTrả lờiVi phạmChia sẻ

Mong buổi chiều cũng vậy. Sáng không có mà chiều ghi nhận cũng như không!
NNavi - 2h trước
 45ThíchTrả lờiVi phạmChia sẻ
Xem thêm 3 trả lời
Vui qua! Mình thích con số âm tính 2 lần 30 ca này ghê!
mminhson - 2h trước
 38ThíchTrả lờiVi phạmChia sẻ

Có ai như tui không? Chưa dám vui chờ cuối ngày xem công bố thêm mấy ca nữa rồi tính huhu.
NNguyen Thang - 2h trước
 34ThíchTrả lờiVi phạmChia sẻ
Xem thêm 1 trả lời
Ba buổi sáng liên tiếp được nhận tin vui, nhịp sống của người dân Việt Nam được trở về với đời thường sẽ không còn xa nữa, cảm ơn tất cả mọi người đã chung tay diệt đại dịch này.!
TThanh - 3h trước
 31ThíchTrả lờiVi phạmChia sẻ
Xem thêm 3 trả lời
Chỉ mong là chiều nay cũng đừng thêm ca nào và cứ như thế, chứ đừng sáng nay k thêm ca nào mà chiều thì tiếp tục tăng như qua nghe buồn lắm
RacismIsAVirus -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 5 6005861183_1459349356Bảo Nguyễn - 2h trước
 24ThíchTrả lờiVi phạmChia sẻ
Xem thêm 1 trả lời
Khi thế giới chưa ổn thì vn không được chủ quan, nguy hiểm vẫn đang rình rập xung quanh
KK-Eric - 2h trước
 22ThíchTrả lờiVi phạmChia sẻ

Hy vọng hết tháng 4 này dịch sẽ qua. Mọi người cố gắng lên chút nữa nhé.
TTien Dao - 2h trước
 22ThíchTrả lờiVi phạmChia sẻ

Không ghi nhận ca nào sáng nay là một tín hiệu đáng mừng cho một ngày làm việc vất vả , và mong tin mừng thật là trọn vẹn .
h
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

RacismIsAVirus -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19   RacismIsAVirus -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 5 I_icon13Tue 07 Apr 2020, 10:11

Thứ hai, 6/4/2020, 13:42 (GMT+7)

Chuyên gia y tế: 'Đừng chủ quan khi ca nhiễm mới giảm'

Chuyên gia Trần Đắc Phu cho rằng số ca nhiễm mới giảm liên tiếp trong mấy ngày qua là tín hiệu tốt nhưng chưa đủ để đánh giá tình hình dịch.


Ông Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng Khẩn cấp Sự kiện Y tế Công cộng Việt Nam, cho biết như trên sau cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch, trưa 6/4.
Theo Bộ Y tế, trong bốn ngày gần đây, số ca nhiễm giảm mạnh, từ 10 ca ngày 3/4 xuống 3 ca ngày 4/4, một ca ngày 5/4 và đến sáng 6/4, Việt Nam chưa ghi nhận thêm ca nào.
"Các ca nhiễm mới có xu hướng giảm trong 5 ngày qua chưa giúp đánh giá được điều gì, bởi thời gian ủ bệnh đến 14 ngày. Phải để sau 14 ngày mới đánh giá được", ông Phu nói.
Theo ông Phu, Việt Nam đã làm "sớm và quyết liệt". Ngay từ giai đoạn đầu của dịch, Việt Nam đã triển khai biện pháp mạnh mẽ là tập trung giám sát người nhập cảnh, đầu tiên là từ Trung Quốc, Hàn Quốc, sau đó đến châu Âu, Mỹ. Khi số người nhập cảnh giảm thì số ca nhiễm trong nhóm này cũng giảm.
Tuy nhiên, ông Phu lấy ví dụ Singapore, lúc đầu họ đã kiềm chế tốt dịch bệnh nhờ kiểm soát được người nhập cảnh từ Trung Quốc, Hàn Quốc. Nhưng đến giai đoạn sau, khi việc này không thực hiện tốt, dịch lại lan nhanh.
"Vì vậy, khi ca nhiễm mới giảm, chúng ta vẫn không được chủ quan mà cần phải quyết liệt hơn nữa", ông Phu nhấn mạnh.
Ở giai đoạn này, ông Phu đánh giá Việt Nam đã kiểm soát và xét nghiệm người nhập cảnh nhiều, nhưng xét nghiệm sàng lọc trong cộng đồng chưa nhiều. "Cần đẩy mạnh xét nghiệm trong cộng đồng, vì có xét nghiệm mới phát hiện nhiều, từ đó có cơ sở đánh giá được tình hình dịch", ông Phu nói.

Việt Nam vẫn đang chống dịch theo phương châm "ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng và dập dịch". Những ổ dịnh như Bệnh viện Bạch Mai, bar Buddha đã được khoanh vùng xử lý tốt nên "dịch không bùng phát".
Theo ông, bây giờ mối quan tâm chính là các ca trong cộng đồng.
"Nếu Việt Nam không làm tốt, dịch sẽ bùng lên như ở các nước", ông Phu nói.
Một ví dụ cho vấn đề này là "bệnh nhân 237", người Thụy Điển ung thư máu, nhập cảnh từ tháng 12/2019, vừa được phát hiện nhiễm nCoV, có lịch sử di chuyển phức tạp. Hiện giới chức y tế chưa xác định được nguồn lây của bệnh nhân này là từ nước ngoài hay tại Việt Nam; và nếu lây tại Việt Nam thì cụ thể là từ nguồn nào. 
"Giai đoạn hai có những diễn biến về dịch tễ khác với giai đoạn đầu, và số ca, nhất là ca nhiễm trong cộng đồng, tăng nhanh. Chúng ta phải quyết liệt, nếu không toàn bộ công sức của giai đoạn một sẽ đổ sông đổ biển", ông Phu nói.
Ông Phu khuyến cáo giai đoạn này người dân không được chủ quan, đặc biệt tuân thủ giãn cách xã hội, thực chất là không cho người bệnh tiếp xúc người lành và ngược  lại. Người này không lây người kia, gia đình này không lây gia đình khác, xã này không lây xã kia... như vậy mới tiến tới khống chế được dịch.
15 ngày tới, nếu dịch có chiều hướng giảm, cả nước có thể nới lỏng giãn cách xã hội, nhưng sẽ có các biện pháp khác phù hợp với tình hình, bởi dịch vẫn còn kéo dài.
RacismIsAVirus -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 5 1-3502-1586153173_m_680x0
Ông Trần Đắc Phu. Ảnh: VGP.
Tại cuộc họp ban chỉ đạo quốc gia sáng nay, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tổng kết, tới 6/4 Việt Nam đã trải qua một tháng kể từ giai đoạn 2 của dịch, 2 tháng rưỡi kể từ ngày phát hiện ca nhiễm đầu tiên (22/1). Lúc đó, Việt Nam là một trong số vài nước bị lây nhiễm. Tới nay, khi dịch bệnh đã lan ra toàn thế giới, Việt Nam ghi nhận 241 ca, đứng thứ 96 trên thế giới về số ca nhiễm; là một trong 3 nước có trên 200 ca nhiễm mà chưa có người tử vong.
"Có thể khẳng định tới giờ phút này, Việt Nam đã và đang kiểm soát được dịch bệnh", Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói.
Song Phó Thủ tướng nhận định, dịch bệnh trên thế giới vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, khó lường. Phía trước vẫn còn rất nhiều gian khó và tiềm ẩn không ít rủi ro. "Chúng ta quyết không được chủ quan, lơi lỏng. Nếu toàn dân đồng lòng, toàn dân chống dịch thì nhất định chúng ta sẽ chiến thắng", Phó Thủ tướng khẳng định.

Lê Nga


Ý kiến (120)

Quan tâm nhất | Mới nhất

Nghe trường hợp bệnh nhân ủ bệnh 23 ngày mà lo. Corona ngày càng khó lường.
VN mình tự biết không giàu như các nước phương Tây, không mạnh như Mỹ, Trung ... nên mỗi người dân chúng ta càng không được chủ quan. Chỉ cần một sai lầm có thể khiến nhiều người mất mạng, khiến kinh tế nước nhà chậm mất cả chục năm.
VN cố lên!

+ Đúng rồi, 30 chưa phải là Tết nha các bạn. VN mới giảm số lây nhiễm 1, 2 ngày nay mà 1 số vị có tầm nhìn hạn hẹp đã cho rằng VN đã khống chế dịch thành công, VN là nhất thế giới và nhao nhao đòi mở cửa trường học & bỏ cách ly! Thiệt là bó tay và bó cả chân luôn với mấy vị này!
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

RacismIsAVirus -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19   RacismIsAVirus -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 5 I_icon13Tue 07 Apr 2020, 10:39

Thứ ba, 7/4/2020, 01:03 (GMT+7)

Bác sĩ Bình Thuận bật khóc khi bệnh nhân cuối âm tính

Bệnh nhân nhiễm nCoV cuối cùng điều trị tại Bình Thuận có kết quả xét nghiệm âm tính, các y bác sĩ ôm chầm lấy nhau, có người khóc vì vui mừng. 


Bác sĩ Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận, cho biết theo kết quả xét nghiệm của Viện Pasteur Nha Trang, "bệnh nhân 36" âm tính lần đầu vào sáng 6/4. Đây là một trong số 9 bệnh nhân nCoV tại tỉnh Bình Thuận.           
"Bệnh nhân 36" là người giúp việc cho gia đình "bệnh nhân 34" ở thành phố Phan Thiết. Bệnh nhân 36 có bệnh nền tăng huyết áp, xơ phổi, nên điều trị khó hơn các bệnh nhân nhập viện cùng lúc. Một ca khác đang điều trị tại đây là "bệnh nhân 44" (bé trai 12 tuổi) cũng đã có kết quả âm tính lần đầu. 
"Nếu tình hình tiến triển tốt, có khả năng, cuối tuần này, hai bệnh nhân cuối cùng sẽ được xuất viện", bác sĩ Thành cho hay. 

RacismIsAVirus -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 5 Bac-si-binh-thuan-oa-khoc-khi-benh-nhan-cuoi-am-tinh-1586174905_m_460x0

 

 

Các bác sĩ òa khóc khi nhận kết quả "bệnh nhân 36" âm tính lần đầu, sáng 6/4. Video: Khoa Truyền nhiễm BV tỉnh Bình Thuận. 
Lúc nhận thông báo bệnh nhân cuối cùng có kết quả âm tính, những người làm công tác điều trị tại Khoa Truyền nhiễm vỡ òa cảm xúc. Các bác sĩ, điều dưỡng và nhân viên hộ lý tại đây ôm nhau khóc, mừng vui khôn tả, bởi công tác điều trị cho 9 bệnh nhân nCoV của Bình Thuận sắp hoàn tất.         
Bác sĩ Dương Thị Lợi, Trưởng khoa Truyền nhiễm, cho biết khoảng 8h30, lúc giao ban xong, chị cùng một số nhân viên đang ăn cơm thì nghe thông báo kết quả từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh. "Mấy anh chị em trong khoa mừng quá, ôm nhau nhảy, khóc, không kịp mang khẩu trang khi quay clip", bác sĩ Lợi nói. 

Từ lúc Bình Thuận ghi nhận ca đầu tiên, nhóm y bác sĩ gồm 17 người tham gia điều trị cho các bệnh nhân nCoV tại Khoa Truyền nhiễm đã phải ăn nghỉ tại chỗ, không về nhà gần một tháng qua. Mọi sinh hoạt đều tách biệt trong khu cách ly.      
Một số nữ điều dưỡng có con nhỏ, mọi công việc ở nhà đều phải nhờ chồng quán xuyến. Những lúc hết ca trực, nhớ con, họ gọi về nhà qua các ứng dụng chat video. Tuần trước, một nữ điều dưỡng không thể về chịu tang mẹ do tham gia công tác điều trị tại đây. Chị chỉ biết gạt nước mắt hướng về nhà với nỗi day dứt.  
Bác sĩ Lợi cho biết lúc đầu khi đón nhận cách ly và điều trị 9 bệnh nhân địa phương, tâm lý của chị cũng như đồng nghiệp không khỏi lo lắng, bởi cơ sở vật chất ở Khoa Truyền nhiễm đã xuống cấp từ nhiều năm nay. Áp lực tinh thần luôn đè nặng lên ê-kip điều trị, nhất là lúc hay tin có đồng nghiệp ở Hà Nội bị lây nhiễm chéo. 
Dù vậy, họ không nản lòng. Các y bác sĩ trong khu cách ly luôn động viên nhau vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ tuyến đầu phòng chống dịch. "Thấy các bệnh nhân đặt niềm tin vào người thầy thuốc, chúng tôi phải nỗ lực hết mình để họ sớm hồi phục", bác sĩ Lợi chia sẻ. 

RacismIsAVirus -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 5 Khoa-Truyen-nhiem-BV-Da-khoa-B-1707-4443-1586172565_m_460x0

Các y bác sĩ trực ở Khoa Truyền nhiễm, sáng 3/4, chụp ảnh kỷ niệm sau khi 7 bệnh nhân được chữa khỏi xuất viện. Ảnh: Việt Quốc.




Ca nhiễm nCoV đầu tiên ở Bình Thuận là "bệnh nhân 34", nữ doanh nhân Đặng Thị Lynh Trang, 51 tuổi, sau chuyến đi Mỹ trở về hồi cuối tháng 2. Ngày 10/3, bà được xác định dương tính với nCoV, và là nguồn "siêu lây nhiễm" cho 8 người ở Bình Thuận và 2 người ở TP HCM.          
Ngoài "bệnh nhân 34", 8 người (gồm: chồng, con trai, con dâu, cháu ngoại, bà sui, người giúp việc, nữ nhân viên công ty và con trai nữ nhân viên công ty) cũng được cách ly điều trị tại khu cách ly Bệnh viện Đa khoa Bình Thuận.
Bảy bệnh nhân 34, 37, 38, 40, 41, 42, 43 đã xuất viện hôm 3/4, còn lại hai bệnh nhân 36 và 44. Mẹ "bệnh nhân 44" là "bệnh nhân 37" được cho xuất viện, nhưng đã xin ở lại cách ly phòng bên cạnh để động viên tinh thần con trai. 
Việt Quốc
Theo dõi dịch Covid-19
(7/4/2020) Cập nhật 10h21
Thế giới :
Nhiễm bệnh 1,346,974
Tử vong 74,702
Bình phục 278,698
Trong đó :
Mỹ : Nhiễm bệnh 367,385 Tử vong 10,876
Tây Ban Nha : Nhiễm bệnh 136,675  Tử vong 13,341
Italy : Nhiễm bệnh 132,547 Tử vong 16,523
Đức : Nhiễm bệnh 103,375 Tử vong 1,810
Pháp : Nhiễm bệnh 98,010 Tử vong 8,911
Trung Quốc : Nhiễm bệnh 81,740 Tử vong 3.331
Iran : Nhiễm bệnh 60,500 Tử vong  3,739
Anh : Nhiễm bệnh 51,608 Tử vong  5,373
 

Việt Nam : Nhiễm bệnh 245 Tử vong 0 Khỏi 95
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




RacismIsAVirus -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19   RacismIsAVirus -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 5 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
VIỆT NAM CHỐNG COVID-19
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Giảng viên bị đuổi việc do chỉ trích biện pháp chống dịch COVID
» Covid ở Trung Quốc
» Nhạc chế: Kiếp nghèo thời covid - thư giãn cuối tuần
» Tuyệt vọng "tự đầu độc" để chữa Covid, FDA phải van nài
» Virus - Covid - 19
Trang 5 trong tổng số 22 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6 ... 13 ... 22  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN THƠ :: THƠ TRỮ TÌNH SÁNG TÁC ::  Góc thơ :: BùiXuânPhượng-