Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 16:41

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 18:57

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Yesterday at 12:56

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Yesterday at 12:51

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Yesterday at 12:46

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:55

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:48

Trụ vững duyên thầy by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:34

Mái Nhà Chung by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:33

THIỀN TUỆ (diệt trừ đau khổ) by mytutru Tue 23 Apr 2024, 00:07

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 09:57

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:36

Bức tranh gia đình by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:09

Mẹo kho thịt by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 07:29

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 23:01

Trang Họa thơ Phương Nguyên 2 by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 22:56

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 21 Apr 2024, 06:38

Mức thù lao không ai dám nghĩ đến by Trà Mi Wed 17 Apr 2024, 11:28

KHÔNG ĐỀ by Phương Nguyên Wed 17 Apr 2024, 11:00

Cách xem tướng mạo phụ nữ ngoại tình, không chung thủy by mytutru Tue 16 Apr 2024, 11:59

Ở NHÀ MỘT MÌNH by Phương Nguyên Tue 16 Apr 2024, 09:59

HÁ MIỆNG CHỜ SUNG by Phương Nguyên Sun 14 Apr 2024, 13:29

Trang thơ vui Phạm Bá Chiểu by phambachieu Fri 12 Apr 2024, 15:48

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Fri 12 Apr 2024, 15:32

Chết rồi! by Phương Nguyên Fri 12 Apr 2024, 13:57

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Thu 11 Apr 2024, 17:43

THẬN TRỌNG SIÊU LỪA by mytutru Wed 10 Apr 2024, 20:33

Không đánh, không mắng, không phạt, không có học sinh ưu tú by Trà Mi Wed 10 Apr 2024, 11:45

KHÓ NGỦ by Phương Nguyên Wed 10 Apr 2024, 01:46

MỘT CHÚT BUỒN by Phương Nguyên Tue 09 Apr 2024, 15:33

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1 ... 11 ... 18, 19, 20, 21, 22  Next
Tác giảThông điệp
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

VietnamLeavesNoOneBehind -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 19 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19   VietnamLeavesNoOneBehind -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 19 I_icon13Mon 08 Jun 2020, 15:51

Thêm 9 người khỏi Covid-19
Hà NộiSáu bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, hai người ở Thái Bình, một tại TP HCM, được công bố khỏi Covid-19 sáng nay.

Sáu bệnh nhân tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương gồm 296, 289, 304, 306, 310 và 323. Trong số này, 5 người về từ Nga được cách ly tập trung tại Thái Bình; một là du học sinh Mỹ.

Bác sĩ Trần Văn Giang, Phó Trưởng khoa Virus - Ký sinh trùng, cho biết các bệnh nhân ra viện hôm nay sức khỏe rất tốt, hai lần âm tính nCoV liên tiếp. Họ hết sốt từ rất nhiều ngày, một vài người quá trình điều trị bị viêm phổi nay đã bình thường.

Hiện khoa Virus - Ký sinh trùng còn điều trị 5 bệnh nhân, trong đó chỉ hai ca dương tính, 3 bệnh nhân đã ít nhất một lần âm tính nCoV. Bác sĩ Giang nhận định các bệnh nhân dương tính còn lại diễn biến sức khỏe tích cực, có thể được công bố khỏi bệnh trong tháng 6.
 VietnamLeavesNoOneBehind -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 19 Anh-benh-nhan-ra-vien-1-5812-1591586838
"Bệnh nhân 323", du học sinh Mỹ, 19 tuổi, một trong sáu người được công bố khỏi Covid-19 sáng 8/6. Ảnh: Chi Lê.

"Bệnh nhân 323", 19 tuổi, du học sinh ở Mỹ cho biết cô rất may mắn vì được về Việt Nam để điều trị. Mặc dù phải cách ly và chưa quen với khí hậu Việt Nam, song cô cảm thấy không quá khó khăn.

"Bị bệnh ở Việt Nam vẫn tốt hơn ở Mỹ, vì ở đây tôi được chăm sóc rất chu đáo và có cơ hội điều trị. Khi vào bệnh viện, tôi chẳng còn gì phải lo nữa", cô gái trẻ chia sẻ.

Cũng trong buổi sáng, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình, "bệnh nhân 300", nam, 26 tuổi, và "bệnh nhân 327", nam, 31 tuổi, được tuyên bố khỏi Covid-19. Từ ngày 30 đến 6/6, họ ba lần xét nghiệm âm tính với nCoV, hiện tại sức khỏe ổn định.

"Bệnh nhân 271", nam, 37 tuổi, quốc tịch Anh, điều trị tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi, TP HCM, khỏi bệnh. Quá trình điều trị, bệnh nhân nhiều lần xét nghiệm âm tính với nCoV.

Cả 9 người tiếp tục được cách ly tại bệnh viện, theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo.

Theo Tiểu ban Điều trị, Bộ Y tế, như vậy đến nay 49 trong số 50 bệnh nhân quốc tịch nước ngoài đã khỏi Covid-19. Bệnh nhân nước ngoài còn lại đang được điều trị là phi công người Anh, vẫn trong tình trạng nặng, đã hết nCoV song bị nhiễm trùng phổi.

Như vậy, tổng số ca khỏi Covid-19 tại Việt Nam lên 316, chỉ còn 15 bệnh nhân điều trị ở 6 cơ sở y tế. 
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

VietnamLeavesNoOneBehind -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 19 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19   VietnamLeavesNoOneBehind -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 19 I_icon13Thu 11 Jun 2020, 20:54

Bệnh nhân phi công ngồi xe lăn phơi nắng
TP HCMSáng 11/6 các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy lần đầu tiên đưa bệnh nhân phi công ra ngoài ban công để phơi nắng. Bệnh nhân khỏe mạnh, ngồi vững vàng trên xe lăn. 

Đại diện Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết hiện bệnh nhân đã sạch vi khuẩn nhiễm trùng phổi, mẫu cấy đàm gần nhất kết quả âm tính. Hai ngày qua anh tập ngưng máy thở ngắt quãng, thời gian bỏ máy thở đang tăng dần.

Bệnh nhân không còn sốt, tỉnh táo hoàn toàn, có thể nhớ cả mật khẩu của điện thoại và iPad của mình. Anh vận động hai chi trên dần hồi phục về mức bình thường, có thể cầm bút viết lên bảng và sử dụng được điện thoại. Sức cơ hai chân cũng cải thiện, vận động lên 3/5 so với mức 1/5 của một tuần trước đó.

"Bệnh nhân có thể ngồi được trên xe lăn với sự trợ giúp của nhân viên y tế để phơi nắng mỗi sáng", đại diện Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết.

 VietnamLeavesNoOneBehind -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 19 BN91-1106-2231-1591866332
Bệnh nhân phi công ngồi xe lăn đón nắng. Ảnh do bệnh viện cung cấp.

Trong thời gian tới, bệnh viện sẽ ngưng kháng sinh cho bệnh nhân, tiếp tục tập bỏ máy thở, hỗ trợ dinh dưỡng đầy đủ, tập vận động phục hồi chức năng tích cực, phòng ngừa các nguy cơ nhiễm trùng mới. Các bác sĩ cân nhắc rút ống thông mở khí quản sau khi đã bỏ được máy thở, để bệnh nhân có thể giao tiếp trở lại bằng lời nói.

Đại diện bệnh viện cho biết "với sự tiến bộ hiện tại của bệnh nhân, có thể thời gian cần cho việc bỏ hoàn toàn được máy thở sẽ ngắn hơn tiên lượng".







Bệnh nhân cầm bút viết bảng, ngồi xe lăn phơi nắng. Video do bệnh viện cung cấp.

Phi công người Anh, làm việc cho Vietnam Airlines, được ghi nhận là "bệnh nhân 91" ngày 18/3, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM. Sau 65 ngày điều trị liên tục, bệnh nhân hết nCoV, được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy ngày 22/5. Hình ảnh X-quang phổi ngày 25/5, phổi đông đặc, xơ hết cả hai bên phổi, sự sống gần như lệ thuộc hoàn toàn vào ECMO.

Ngày 2/6, chức năng hô hấp của bệnh nhân cải thiện dần, oxy máu ổn định. Các thông số chỉ báo mức độ nhiễm trùng về mức gần bình thường. Sáng 3/6, bệnh nhân ngưng can thiệp ECMO, chuyển sang thở máy. Ngày 4/6, bệnh nhân lần đầu tiên mỉm cười sau hai tháng hôn mê. Tối 8/6, bệnh nhân có thể ngồi dậy, tập vật lý trị liệu đung đưa chân theo y lệnh bác sĩ. Sự hồi phục của bệnh nhân phi công được đánh giá là "kỳ diệu".


CHỈ CÓ THỂ LÀ VIỆT NAM

Quê hương tôi có một câu Phật pháp
Cứu mạng người hơn bảy tháp được xây
Lòng dân tôi luôn ghi nhớ câu này
Chữ nhân nghĩa là phương châm soi sáng

Chữa cho anh lương y đâu tính toán
Dù phải chi mấy chục vạn đô la
Họ tận tâm còn hơn ở nước nhà
Khiến tử thần phải cúi đầu lùi bước

Dõi theo anh có triệu người cả nước
Luôn nguyện cầu cho anh được bình an
Dân quê tôi luôn có tấm lòng vàng
Không phân biệt màu da và quốc tịch

Chuyện của anh đâu ..

David Tèo
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

VietnamLeavesNoOneBehind -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 19 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19   VietnamLeavesNoOneBehind -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 19 I_icon13Sat 13 Jun 2020, 20:15

Việt Nam chống Covid-19 với 'chi phí rất thấp'
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, Việt Nam đã chuẩn bị giải pháp từ sớm nên đã chống Covid-19 thành công với tổng chi phí rất thấp.

Phát biểu tại Quốc hội chiều 13/6, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định "có được cuộc sống như người Việt Nam hôm nay là mơ ước của nhiều nước". Trong khi số ca nhiễm và tử vong vì Covid-19 trên thế giới không ngừng tăng lên thì Việt Nam trải qua 58 ngày không có ca nhiễm nCoV trong cộng đồng.

"Chúng ta đạt được thành công đó vì từ cuối năm 2019, khi virus này còn chưa có tên gọi chính thức, Chính phủ đã tham vấn các tổ chức quốc tế, xây dựng kế hoạch chống dịch căn cơ, bài bản theo đúng nguyên lý và kinh nghiệm chống bệnh truyền nhiễm. Khi đó, trong các văn bản còn gọi là kế hoạch chống dịch mùa đông", Phó thủ tướng nói.

Việt Nam cũng đưa ra nhiều giải pháp sớm, nghiêm ngặt hơn khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Khi WHO cảnh báo Covid-19 là "lây nhiễm hạn chế", thì Việt Nam đã khuyến cáo đây là dịch bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao. Việt Nam là nước đầu tiên bắt buộc khai báo y tế với tất cả người nhập cảnh.

"Nhiều giải pháp khi được Chính phủ đưa ra khiến nhiều người nghi ngờ, nhưng sau này đều đánh giá là sự kịp thời, kiên quyết, nên đạt hiệu quả cao. Vì vậy, Việt Nam đã chống dịch thành công, với tổng chi phí rất thấp", ông Đam cho biết.

Tuy nhiên, mức chi phí cụ thể chưa được công bố.
 VietnamLeavesNoOneBehind -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 19 91316343-2866344650099472-4739-2925-5404-1592043077
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam. Ảnh: VGP

Phó thủ tướng Đam cho rằng Việt Nam chiến thắng Covid-19 còn nhờ truyền thống yêu nước của mọi tầng lớp nhân dân. Trong những ngày chống dịch, nhiều thầy thuốc làm việc không ngủ, không có đêm, không có ngày. "Có người phải xa vợ mới cưới, xa con mới sinh. Có vợ chồng làm việc chung bệnh viện cả tháng. Hàng nghìn chiến sĩ phải nằm lều bạt giữa rừng, mưa dầm gió rét, canh giữ đường mòn biên giới, thậm chí nhường doanh trại cho dân", ông Đam nói.

Thời gian tới, Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều nguy cơ lớn, bởi theo Phó thủ tướng, "chúng ta như cánh đồng trũng, mà nước bên ngoài rất cao, nên phải bao đê chặt. Nhưng không vì thế đóng cửa cực đoan mà phải thực hiện mục tiêu kép, vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế xã hội".

Về những nỗ lực của bác sĩ và nhà chức trách cứu chữa bệnh nhân phi công người Anh thời gian qua, ông Đam lý giải: "Việc này không chỉ thể hiện tinh thần người thầy thuốc mà còn thể hiện đạo lý của người Việt là nhịn miện đãi khách đường xa. Chúng ta rất may mắn vì chưa rơi vào tình thế có quá nhiều người nhiễm, phải lựa chọn xem cứu người nào, bỏ người nào. Nhưng nếu rơi vào tình thế đó, chúng ta cũng sẽ không vì người Việt mà bỏ mặc người nước ngoài".

Đến ngày 13/6, Bộ Y tế không ghi nhận thêm ca nhiễm nCoV, đánh dấu 58 ngày không lây nhiễm cộng đồng; 10 người đang điều trị; chưa ghi nhận ca tử vong. Bệnh nhân phi công người Anh là ca nặng nhất, đang hồi phục tốt. Anh tập cai máy thở, thời gian tạm ngưng máy thở dài hơn. Trong khi đó thế giới ghi nhận hơn 419.000 người chết trong hơn 7,4 triệu ca nhiễm.

Hoàng Thùy - Viết Tuân
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

VietnamLeavesNoOneBehind -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 19 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19   VietnamLeavesNoOneBehind -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 19 I_icon13Sun 14 Jun 2020, 20:24

Bệnh nhân phi công tự thở được 48 giờ
Tiểu ban Điều trị, Bộ Y tế chiều 14/6 cho biết bệnh nhân đã cai thở máy được 48 giờ, cần nhiều tuần để phục hồi đáp ứng với gắng sức và chức năng vận động.

Các chuyên gia đánh giá đây là bước tiến rất quan trọng trong quá trình điều trị và phục hồi của bệnh nhân. Trước đây các bác sĩ dự đoán phải mất nhiều tuần bệnh nhân mới có thể cai được máy thở. Tuy nhiên, chỉ sau 9 ngày ngưng sử dụng ECMO, anh đã cai máy thở.
"Với bước tiến này, có thể thấy phổi bệnh nhân đã hồi phục", các chuyên gia Tiểu ban Điều trị nhận định.
Hiện, bệnh nhân tự thở với lượng oxy 2 lít một phút qua ống mở khí quản, thở chậm hơn. Sức cơ hô hấp có cải thiện, ho mạnh hơn. Chức năng thận đã hồi phục, chức năng tim, gan tốt. Về thần kinh, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, sức cơ hai chân còn yếu.
Bệnh nhân ăn 1.250 ml súp xay và sữa mỗi ngày, cơ thể dung nạp tốt. Anh cũng đã ngưng kháng sinh, chỉ còn thuốc kháng nấm, giảm đau và kháng đông. Tập vật lý trị liệu ngày hai lần, được y bác sĩ điều chỉnh nước điện giải và săn sóc vết loét cùng cụt. 
Đến nay, bệnh nhân có số ngày điều trị dài nhất, với 88 ngày. Anh khởi bệnh ngày 18/3, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM. Sau 65 ngày điều trị liên tục, bệnh nhân hết nCoV, được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy ngày 22/5. Hình ảnh X-quang phổi ngày 25/5, phổi đông đặc, xơ hết cả hai bên phổi, sự sống gần như lệ thuộc hoàn toàn vào ECMO.
Tối 8/6, bệnh nhân có thể ngồi dậy, tập vật lý trị liệu đung đưa chân theo y lệnh bác sĩ. Sự hồi phục của bệnh nhân phi công được đánh giá là "kỳ diệu". Đây là kết quả phối hợp, nỗ lực điều trị của các bác sĩ và chuyên gia hàng đầu cả nước, trong gần ba tháng qua.
Liên tiếp những ngày gần đây, bệnh nhân đều được nhân viên y tế của Bệnh viện Chợ Rẫy đưa ra sưởi nắng. Anh nhớ được cả mật khẩu của điện thoại và iPad của mình dù hôn mê hai tháng. Đồng thời vận động hai chi trên dần hồi phục về mức bình thường, có thể cầm bút viết lên bảng và sử dụng được điện thoại.

Gã tử thần đầu hàng xin bỏ cuộc
Vì tay nghề của thầy thuốc nước tôi
Chuyện của anh là kỳ tích tuyệt vời
Ngày xuất viện sẽ ngập tràn hạnh phúc

Cố lên nhé, chúc anh mau bình phục
Để đáp đền nỗ lực của lương y
Đã ngày đêm viết câu chuyện diệu kỳ
Mà thế giới khó nơi nào làm được

Anh có biết hàng triệu người cả nước
Đều có chung điều ước gửi đến anh
Họ nguyện cầu cho anh được an lành
Và chúc anh sớm vượt qua gian khó

Cả cuộc đời chắc anh luôn ghi nhớ
Những ân nhân đã 

David Tèo
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

VietnamLeavesNoOneBehind -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 19 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19   VietnamLeavesNoOneBehind -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 19 I_icon13Mon 15 Jun 2020, 19:24

Bệnh nhân phi công giao tiếp tốt bằng lời
Bộ Y tế chiều 15/6 cho biết bệnh nhân cai máy thở được 3 ngày, có thể giao tiếp tốt bằng lời nói, sức cơ hô hấp tốt lên. 
Sau khi cai máy thở thành công, phi công 43 tuổi được rút ống mở khí quản, tự thở với oxy 2 lít một phút qua cannula mũi, nhịp thở tốt hơn trước. Chức năng thận đã hồi phục, chức năng tim, gan tốt, men tụy bình thường. Về thần kinh, bệnh nhân tiếp xúc tốt, sức cơ hai tay đang dần hồi phục về mức gần bình thường, sức cơ hai chân cải thiện 4/5.

Bệnh nhân cũng ăn được nhiều hơn hôm qua, với 1.450 ml súp xay và sữa mỗi ngày, cơ thể dung nạp tốt. Anh cũng đã ngưng toàn bộ kháng sinh, chỉ còn thuốc kháng nấm, giảm đau và kháng đông. Tiểu ban điều trị đánh giá bệnh nhân còn cần thêm thời gian để phục hồi đáp ứng với gắng sức và chức năng vận động.

Sự hồi phục của bệnh nhân phi công được đánh giá là "kỳ diệu". Đây là kết quả phối hợp, nỗ lực điều trị của các bác sĩ và chuyên gia hàng đầu cả nước trong ba tháng qua.
Liên tiếp những ngày gần đây, bệnh nhân đều được nhân viên y tế của Bệnh viện Chợ Rẫy đưa ra sưởi nắng. Anh nhớ được cả mật khẩu của điện thoại và iPad của mình dù hôn mê hai tháng. Đồng thời vận động hai chi trên dần hồi phục về mức bình thường, có thể cầm bút viết lên bảng và sử dụng được điện thoại.
Đây là bệnh nhân Covid-19 có số ngày điều trị dài nhất, 89 ngày. Người này khởi bệnh ngày 18/3, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM 65 ngày. Khi hết nCoV, được người bệnh chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy từ ngày 22/5. 

NỖI LÒNG ANH PILOT


Việt Nam ơi tôi yêu người nhiều lắm
Vì nơi đây luôn sâu đậm nghĩa nhân
Bên cạnh tôi luôn có những thiên thần
Những bác sĩ tận tâm và tài đức

Áo blouse trắng như bà tiên ông bụt
Mấy tháng trời nỗ lực chống Cô-vi
Họ viết nên câu chuyện thật diệu kỳ
Khiến thế giới phải nghiêng mình ngưỡng mộ

Cả cuộc đời tôi mãi luôn ghi nhớ
Những ân nhân chịu gian khó hy sinh
Nhớ người dân cả nước thật nghĩa tình
Đã ngày đêm nguyện cầu và chúc phúc.

David Tèo
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

VietnamLeavesNoOneBehind -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 19 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19   VietnamLeavesNoOneBehind -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 19 I_icon13Mon 15 Jun 2020, 19:39

60 ngày không lây nhiễm nCoV cộng đồng
6h ngày 15/6, Bộ Y tế không ghi nhận ca nhiễm nCoV, đánh dấu tròn hai tháng không lây nhiễm trong cộng đồng. Còn 11 bệnh nhân đang điều trị.

Tổng số ca nhiễm 334, trong đó 323 người đã khỏi. 297 ca đã ra viện, số khỏi còn lại đang được theo dõi 14 ngày tại viện sau khi được công bố khỏi bệnh. Ước tính thời gian điều trị trung bình của những bệnh nhân ra viện là 20 ngày.

Các bệnh nhân đang điều trị tại 7 cơ sở y tế, tình trạng sức khỏe cơ bản ổn định. Một người đã xét nghiệm âm tính lần một, ba âm tính lần hai. Còn 7 người dương tính.

Trong số nhiễm, 194 ca nhập cảnh được cách ly ngay, số còn lại lây nhiễm cộng đồng. 60 ngày qua không lây nhiễm cộng đồng.

Đến nay, 49 trên tổng số 50 bệnh nhân quốc tịch nước ngoài đã ra viện, chỉ còn phi công người Anh điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Anh hồi phục tốt, đã cai thở máy và tự thở được 48 giờ qua, không phải dùng kháng sinh nữa. Bệnh nhân còn cần nhiều tuần để phục hồi đáp ứng với gắng sức và chức năng vận động.

Gàn 9.000 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch được cách ly. Trong đó, cách ly tập trung tại bệnh viện 96 người, tại cơ sở tập trung hơn 7.000, số còn lại tại nhà hoặc nơi lưu trú.

Thế giới ghi nhận hơn 428.000 người chết trong hơn 7,7 triệu ca nhiễm. Việt Nam chưa ghi nhận ca tử vong do nCoV.

Theo dõi dịch Covid-19
(15/6/2020) Cập nhật 19h31
Thế giới :
Nhiễm 8,020,138
Tử vong 436,167
Bình phục 4,141,374
Việt Nam : Nhiễm bệnh 334 Đang điều trị 11 Khỏi 323
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

VietnamLeavesNoOneBehind -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 19 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19   VietnamLeavesNoOneBehind -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 19 I_icon13Wed 17 Jun 2020, 21:04

Bệnh nhân phi công không cần ghép phổi
Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, trưa 17/6 cho biết phổi bệnh nhân đang hồi phục tốt, đã tự thở, không cần phải ghép phổi.


Chiều qua ông Khuê thăm bệnh nhân phi công điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Anh tỉnh táo, tiếp xúc tốt, nói chuyện mạch lạc. Bệnh nhân đang được điều trị nội khoa, tình trạng nhiễm trùng đã hết, sức cơ tay, chân và hô hấp đều bình phục.

"Bệnh nhân hồi phục tốt. Đến giai đoạn này không nghĩ đến phải ghép phổi nữa", ông Khuê nói.

Ông Khuê cho biết khi ông nói lời chúc "mau khỏe để có thể trở về Anh", bệnh nhân đã phản xạ rất nhanh, đáp lại quê hương anh là Scotland.

"Điều này cho thấy phản xạ, hồi phục thần kinh của bệnh nhân như bình thường, không ai nghĩ anh ta vừa hôn mê hai tháng", ông Khuê nói.

Bệnh nhân cũng đã dùng điện thoại cả tuần nay, nói chuyện với bạn bè đang ở nhiều nước khác. Trước khi ông Khuê ra về, anh còn níu lại khoe và giơ cao chiếc khăn có chữ "Motherwell". Đây là món quà mà vợ chồng người bạn gửi từ Scotland đến Bệnh viện Chợ Rẫy vào tuần trước, ghi tên người nhận: "bệnh nhân 91".

"Tên gọi 'bệnh nhân 91' cả thế giới đã biết đến", ông Khuê nói.

Bệnh nhân cho biết "Motherwell" là tên một đội bóng ở quê hương mà anh yêu thích. Dòng chữ này cũng là lời cảm ơn của bệnh nhân với các thầy thuốc Việt Nam đã cứu sống anh.

Bệnh nhân khẳng định không có gia đình, không có bố hay anh em, mẹ đã mất. Anh xúc động, cho biết "tôi sẽ cố gắng tập luyện".

VietnamLeavesNoOneBehind -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 19 Phi-cong-1-6242-1592380900

Bệnh nhân giơ cao chiếc khăn có chữ "motherwell" cảm ơn các y bác sĩ Việt Nam. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Theo ông Khuê, sau khi cai máy thở thành công, bệnh nhân được rút ống mở khí quản, đến sáng nay tự thở với lượng oxy một lít một phút qua ống mũi, nhịp thở tốt hơn trước. Bác sĩ nhận định hiện "bệnh nhân cũng có thể ra về được". Việc quan trọng nhất hiện tại với anh là tập vật lý trị liệu, đặc biệt là kiểm soát nhiễm khuẩn chặt chẽ. Nếu bị nhiễm khuẩn lại sẽ rất nguy hiểm cho người bệnh.

Ngày 18/3, nam phi công phát hiện mắc Covid-19. Anh nhập viện trong tình trạng khỏe mạnh, sau đó đột ngột trở nặng, có thời điểm phổi gần như bị đông đặc, phải can thiệp ECMO từ ngày 6/4. Ông Khuê ví, có thời điểm, phổi bệnh nhân như ổ nuôi dưỡng các loại vi khuẩn. Hiện bệnh nhân đã hồi phục diệu kỳ.

Đến nay, bệnh nhân đã trải qua 90 ngày điều trị, là bệnh nhân Covid-19 có số ngày điều trị dài nhất ở nước ta. Anh điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM 65 ngày. Khi hết nCoV, được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy từ ngày 22/5. Bệnh nhân đã được ngưng lọc máu từ ngày 27/5, ngưng ECMO vào sáng 3/6, ngưng thở máy sáng 12/6. 

Đọc bản tin hàng triệu người nhẹ nhõm
Mừng cho anh sẽ sớm được phục hồi
Gã tử thần đã bỏ cuộc anh ơi
Nỗi lo lắng giờ hoá niềm hạnh phúc

Vài dòng thơ thay cho lời cảm phục
Những lương y tài đức thật phi thường
Dù không cùng dòng máu với quê hương
Vẫn ngày đêm luôn tận tình giúp đỡ

Ngày xuất viện anh ơi xin hãy nhớ
Bao ân nhân chịu gian khó hy sinh
Nhớ Việt Nam đất nước đậm nghĩa tình
Và cộng đồng đã quan tâm cầu nguyện.


David Tèo
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

VietnamLeavesNoOneBehind -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 19 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19   VietnamLeavesNoOneBehind -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 19 I_icon13Tue 23 Jun 2020, 11:36

Ba lần bệnh nhân phi công khiến bác sĩ 'rơi tim'
TP HCMTuần đầu tiên ở Bệnh viện Chợ Rẫy, tim bệnh nhân phi công nhiều lần dọa ngừng đập. Cứ mỗi lần nhịp tim anh ta rơi từ 100 xuống 50, tim bác sĩ cũng rơi theo. 
Bác sĩ Trần Thanh Linh, Phó khoa Hồi sức Tích cực, bác sĩ điều trị trực tiếp tại Chợ Rẫy, kể về cuộc chiến gian nan đưa bệnh nhân về từ cửa tử. Hiện bệnh nhân hồi phục, sức khỏe tiến triển tốt, mọi chức năng gần như bình thường. 


Để có được kết quả thần kỳ này, các bác sĩ phải trải qua những thử thách nghề chưa từng có, đưa ra những quyết định dũng cảm và đúng đắn. 


"Đây là cuộc chiến sinh tử. Trong đó, chúng tôi có ba lần phải cân não để đưa ra những quyết định quan trọng, quyết định sinh mạng người bệnh", bác sĩ Linh chia sẻ. 


Lần thứ nhất là khi chuyển bệnh nhân từ bệnh viện Bệnh Nhiệt đới sang Chợ Rẫy để hồi sức, chuẩn bị ghép phổi. Nhận nhiệm vụ đặc biệt này từ Tiểu ban Điều trị, Bộ Y tế, các bác sĩ Chợ Rẫy phải họp nhiều lần lên phương án sao cho an toàn. 
 VietnamLeavesNoOneBehind -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 19 Phi-cong-nguoi-Anh-1482-1592815886
Bệnh nhân 91 hồi phục kỳ diệu bởi sự nỗ lực không ngừng nghỉ của ngành y tế Việt Nam, nhận định của các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy, ngày 22/6. Ảnh: Hữu Khoa


Tại khoa Hồi sức tích cực (ICU), một phòng cách ly đặc biệt được chuẩn bị sẵn, đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối với các trang thiết bị y tế hiện đại nhất, dành riêng cho bệnh nhân. 


Khi ấy, sự sống của người bệnh này phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống máy ECMO (hệ thống oxy hóa máu ngoài cơ thể, hoạt động như tim phổi nhân tạo) và máy lọc máu. Quá trình vận chuyển bệnh nhân kèm máy móc và ống nối lằng nhằng phải đảm bảo hai máy nối với người không xảy ra bất kỳ sự cố nào. 


Chiều 22/5, bác sĩ Linh và hai điều dưỡng giỏi lên xe cứu thương đã trang bị đầy đủ thiết bị, thuốc đặc hiệu, sang bệnh viện Bệnh Nhiệt đới đón bệnh nhân. Quãng đường di chuyển chỉ khoảng 3 km, nhưng ai cũng thinh lặng, tập trung cao độ vào từng thông số trên màn hình monitor, theo dõi phản xạ dù nhỏ nhất của bệnh nhân. "Quá trình chuyển bệnh thực sự rất vất vả", bác sĩ Linh kể. 


Bệnh nhân hôn mê, nặng 88 kg, kèm theo hệ thống máy ECMO nặng, thiết bị cồng kềnh. Ê kíp cần sự trợ giúp của nhiều nhân viên y tế mới có thể đưa bệnh nhân lên xuống xe cứu thương. Đến khi bệnh nhân vào ICU an toàn, các dấu hiệu sinh tồn ổn định, cả ê kip thở phào nhẹ nhõm. 


Tuần đầu tiên điều trị, các bác sĩ không ít phen "rớt tim" theo tình trạng bệnh nhân.


Nhiều lần mỗi ngày, nhịp tim bệnh nhân rớt liên tục từ 100 lần một phút xuống chỉ còn 50-60 lần, nguy cơ ngừng tim rất cao. "Mỗi lúc như vậy, báo động đỏ khoa ICU kích hoạt, các y bác sĩ cấp tập thực hiện mọi cách hồi sức cho bệnh nhân", bác sĩ Linh kể. 


Trước tình thế đó, các bác sĩ hội chẩn, bàn bạc rất lâu và quyết định ngừng toàn bộ thuốc an thần, thuốc giãn cơ nhằm đánh giá bệnh nhân có thể hồi tỉnh thần kinh sau hai tháng dùng an thần liều cao hay không.


Nếu để bệnh nhân tiếp tục hôn mê, khả năng hồi phục càng thấp. Còn nếu dừng trợ thuốc, cơ thể bệnh nhân quá yếu, khi tự thở, nguy cơ vỡ phổi, tràn khí màng phổi rất dễ xảy ra.


May mắn, đêm 26/5, bệnh nhân có dấu hiệu hồi tỉnh, bác sĩ Linh và hai điều dưỡng chăm sóc mừng trào nước mắt. Phần vì mừng cho bệnh nhân qua cơn mê, có cơ hội sống, phần vì quyết định cai thuốc an thần là đúng đắn.
 VietnamLeavesNoOneBehind -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 19 D62b2a04c6ca3b9462db-3455-1592815886
Ê kíp gồm một bác sĩ điều trị trực tiếp cùng hai điều dưỡng phải túc trực 24/24, theo dõi chặt chẽ từng diễn biến bệnh của bệnh nhân. Ảnh: Hữu Khoa.


Lần "cân não" thứ ba là quyết định cai ECMO. Trên đà hồi phục tốt của bệnh nhân, các bác sĩ hướng tới cai ECMO để phổi vận động, phục hồi chức năng. Tuy nhiên, bác sĩ Linh nói đây không phải là y lệnh được đưa ra dễ dàng. 


"Quyết định này thực sự đau đầu đối với chúng tôi. Nếu cai thất bại, việc đặt lại máy lần thứ hai là cực kỳ khó khăn. Bệnh nhân không còn mạch máu để đặt các ống mở khí quản (canuyn)".


Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro, các bác sĩ tiến hành điều chỉnh các thông số mỗi ngày một chút, khi bệnh nhân đáp ứng tốt mới dám ngắt máy ECMO hoàn toàn.


Ngoài ra, vì bệnh nhân mở nội khí quản hơn ba tháng nên việc vệ sinh, thay mới canuyn cũng rất quan trọng. Bệnh nhân diễn biến nặng, nhiều biến chứng, trợ thở hoàn toàn qua máy móc. Do đó, các bác sĩ phải thao tác thay rất nhanh, chuẩn xác, không được phép sai sót dù là nhỏ nhất.


May mắn là những quyết định can thiệp y khoa dũng cảm, đúng thời điểm của các bác sĩ đã kéo được bệnh nhân về từ cửa tử. 


Giáo sư Nguyễn Gia Bình, Tổ trưởng Tổ Hội chẩn chuyên môn chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19 nguy kịch, đánh giá: "Trải qua 96 ngày điều trị, rất nhiều lần chúng ta hết hy vọng về bệnh nhân nhưng bằng trí tuệ tập thể, đặc biệt là sự cố gắng của đội ngũ y bác sĩ của bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, Chợ Rẫy, không chỉ cứu sống bệnh nhân mà còn là thể hiện tính nhân văn của Việt Nam trong chăm sóc sức khỏe bệnh nhân người nước ngoài".


Sự hồi phục của bệnh nhân phi công - "bệnh nhân 91", 43 tuổi, được cả thế giới nhìn nhận là thần kỳ. Đây là bệnh nhân Covid-19 nặng nhất tại Việt Nam. 
















Bệnh nhân phi công giao tiếp với các bác sĩ, ngày 22/6. Video do bệnh viện cung cấp.
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

VietnamLeavesNoOneBehind -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 19 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19   VietnamLeavesNoOneBehind -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 19 I_icon13Tue 23 Jun 2020, 11:39

'Tôi mang một món nợ với Việt Nam'
Hà NộiSau cuộc chiến chống Covid-19, ông Steve Jackson tự cho mình mang một món nợ lớn và rằng Việt Nam có thể làm bất cứ điều gì.


Ông Steve Jackson 49 tuổi, người Anh, đang làm việc cho một tổ chức phi chính phủ ở Hà Nội, đã chia sẻ với VnExpress những cảm xúc, suy nghĩ cá nhân và cuộc sống gia đình ông trong cuộc chiến chống Covid-19 ở Việt Nam.

VietnamLeavesNoOneBehind -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 19 Steve-Jackson-1-7228-1592877826



Ông Steve Jackson. 

Một người bạn châu Á của tôi có mẹ già ở Anh. Trong những cuộc trò chuyện qua mạng, cô ấy bảo Covid-19 khiến con người rơi vào "nỗi buồn quay chậm". Nỗi buồn ấy đã khiến cô có lần vừa chạy bộ vừa khóc. Tôi thừa nhận, mình có nhiều đêm không thể ngủ được. Ngay cả thứ nhỏ nhất cũng khiến tôi xúc động. Tôi không thể nghĩ về tương lai xa bởi mọi thứ thật đen tối.

Khi dịch bùng lên ở Vũ Hán, Việt Nam đã khẩn trương lên kế hoạch ứng phó. Trường mẫu giáo của con gái tôi bị đóng cửa. Khẩu trang trở thành vật bắt buộc. Chính phủ ráo riết tìm dấu người nhiễm bệnh. Ứng dụng được ra mắt, cung cấp nhiều tính năng khác nhau. Đáng kể nhất, bạn chỉ cần ấn nút là một nhóm nhân viên y tế trong bộ đồ bảo hộ sẽ xuất hiện. 

Ở Việt Nam, người nhiễm virus (F0) được nhập viện. Người từng tiếp xúc với bệnh nhân (F1) được cách ly. Người tiếp xúc với người từng tiếp xúc với bệnh nhân (F2) cũng được cách ly. Cứ như thế, bạn có thể hình dung được toàn bộ bức tranh.

Cùng lúc này, Covid-19 ở châu Âu đã vượt khỏi tầm kiểm soát. Nhất là ở Italy. Hàng trăm người chết mỗi ngày. Nước Anh thì chối bỏ sự nghiêm trọng của dịch bệnh.

Về phần chúng tôi, trường mẫu giáo của con gái tôi đóng cửa hàng tuần, rồi lên tới hàng tháng. Tôi làm việc ở nhà. Chúng tôi cố gắng xoay xở. Điều đó chẳng dễ dàng gì. Sau vài tuần, chúng tôi gửi con nhỏ đến nhà bà ngoại từ thứ hai đến thứ sáu. Hai tuần trôi qua, chúng tôi nhận ra không ai vui vẻ cả. Chúng tôi nhớ nhau và nỗi lo còn tệ hơn. Những cơn giận dữ thỉnh thoảng xuất hiện.

Tôi quyết định đón con về nhà và cùng tìm cách thích nghi. 

VietnamLeavesNoOneBehind -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 19 Phunthuoc-gianghuy-vnexpress2-3368-3776-1592812303

Xe của binh chủng hoá học phun thuốc khử trùng phố Trúc Bạch ngày 7/3. Ảnh: Giang Huy.

Ở giai đoạn đó, một điều khó tin xảy ra ở Việt Nam. Chúng tôi, những người nước ngoài sống ở đây, bắt đầu nhận ra đó là một thứ phi thường.

Có hai bức ảnh khiến tôi rơi nước mắt. Bức đầu tiên là các chiến sĩ nằm trên sàn bê tông. Bức thứ hai là những người trẻ Việt Nam, có lẽ bay từ nước ngoài về, ngồi trên giường tầng, đeo khẩu trang và trò chuyện. 

Các chiến sĩ đã nhường giường ngủ của họ cho việc cách ly. Họ nấu nướng, dọn dẹp. 

Các chiến sĩ phục vụ người dân, giúp người dân sống sót. Và lúc ấy, có hàng chục nghìn người được cách ly.

Rồi một cô gái nhiễm bệnh bay về từ châu Âu. Cô ấy đến viện, và người ta phải phong tỏa cả con phố. Mạng xã hội Việt Nam bùng nổ.

Điều đó tạo nên sự khác biệt. Đôi khi, sự minh bạch trở nên nguy hiểm quá mức cần thiết, nhưng cũng đem tới cảm giác rằng mỗi ca bệnh, mỗi mạng sống đều quan trọng.

Việt Nam vẫn không có ca tử vong nào.

Hàng nghìn người Việt Nam trở về từ nước ngoài. Họ đều được cách ly. Chính họ cũng hiểu rằng đó là việc phải làm.

Nếu bạn là một người đàn ông trung niên da trắng, bạn sẽ hiểu việc "tái lập trình suy nghĩ" của mình khó khăn thế nào. Khi dịch bệnh mới xuất hiện ở Việt Nam, chúng tôi không biết đất nước này có đủ máy thở không. Đến khi Covid-19 thực sự ảnh hưởng tới Việt Nam, tôi đã chắc chắn đất nước này sẽ chịu tổn thất nặng nề bởi nếu so sánh, ít nhất, Anh cũng là một nước phát triển hơn. Liệu tôi có nên về nước không? Tôi không dám lạc quan. Việt Nam sẽ đối phó ra sao? Liệu Việt Nam có thể đối phó không?

Một bệnh viện ở Hà Nội bùng phát dịch. Cần nỗ lực khổng lồ mới vệ sinh và cách ly được nó. Số ca tiếp tục tăng lên.

Chúng tôi chờ đợi sự bùng nổ. Chúng tôi chờ đợi thời điểm mọi thứ vượt khỏi tầm kiểm soát. Nhưng sự bùng nổ ấy không bao giờ đến.

Nhanh chóng, số ca hồi phục tăng lên. Nhiều ngày trôi qua mà không ghi nhận ca nhiễm mới nào trong cộng đồng. Số ca tử vong vẫn là không.

Chẳng mấy chốc, cả tháng trôi qua mà không có ca nhiễm mới nào. Trường học mở cửa trở lại. Vui quá! Tôi muốn lấy cờ cổ vũ bóng đá Việt Nam ra, buộc vào xe máy khi đưa con đến trường. Tôi muốn đập tay với tất cả các phụ huynh và giáo viên.

Cuộc sống bình thường của chúng ta quay trở lại. Cái sự tắc đường cũng trở nên tuyệt vời. Kể cả những ngày nắng nóng 40 độ C cũng được chào đón. Bầu trời xanh đối lập với ký ức về bầu trời mùa đông xám xịt đầy lo lắng. 

Tôi cảm thấy như mình vừa trúng xổ số.

Ở Anh, gia đình tôi đang đối phó với dịch bệnh, nhưng tất nhiên, tôi lo lắng cho họ. Chị em tôi là giáo viên và các trường học đang mở cửa trở lại. Anh rể tôi vẫn phải làm việc suốt thời gian phong tỏa bởi phần lớn những đứa trẻ anh dạy thuộc nhóm dễ bị tổn thương. Bong bóng bảo vệ của họ không hề chắc chắn. 

Do phong tỏa, bố mẹ tôi chỉ được rời nhà khi cho chó đi dạo. Nhưng giờ, cuộc sống được "mở" hơn một chút. Bố mẹ tôi đủ thông minh để không đưa mình vào tình huống nguy hiểm nhưng cũng tận hưởng những lần ra ngoài. 

Có lẽ phải vài năm nữa tôi mới được gặp lại họ.

Ở Anh, số ca tử vong do Covid-19 được công bố là 42.000. Thực tế, con số này có lẽ cao hơn 50%.

Thỉnh thoảng, các phương tiện truyền thông, tổ chức và học giả lại đặt câu hỏi về những con số ở Việt Nam, cho rằng đất nước này đang giấu giếm điều gì đó: "Ít nhất phải có một, hai ca chứ". Trong khi hàng nghìn người Anh tử vong, ở Việt Nam, chỉ còn vài ca nhiễm virus đơn lẻ.

Tuần này, tôi muốn trích dẫn một câu trong bài hát Ghen Cô Vy mà Việt Nam phát hành để kêu gọi cộng đồng rửa tay và đeo khẩu trang. Tôi tìm kiếm video có phụ đề tiếng Anh trên YouTube. Mấy tháng trước, tôi phát ngán bài hát này vì những xe đi qua khu phố nhà tôi cứ bật nó suốt. Bài hát lan truyền khắp thế giới. Đó là bằng chứng đầu tiên cho thấy Việt Nam sẽ đưa ra biện pháp đối phó đẳng cấp thế giới.

Tôi ngạc nhiên khi thấy giờ đây bài hát khiến mình hoài niệm. 

Tôi mang một món nợ với Việt Nam. Có thể tôi sẽ cho lại điều gì đó. Hoặc có thể, tôi chỉ đơn giản trở nên tốt hơn. 

Việt Nam cũng có thể tiến bộ, hoặc đúng hơn là duy trì những thứ làm nên đẳng cấp thế giới như bây giờ, bao gồm sự minh bạch, cởi mở, đoàn kết. Chúng có thể áp dụng cho mọi thứ và sẽ trở thành tiêu chuẩn mới.

#VietnamLeavesNoOneBehind (Việt Nam không bỏ ai lại phía sau), nhìn hashtag xuất hiện khắp nơi trong cuộc chiến Covid-19 là đủ đánh giá được tình hình. 

Người ta thường nói người Việt chăm chỉ nhưng không sáng tạo. Một bài hát nổi tiếng toàn cầu đã đập tan định kiến đó. Họ nói Việt Nam có thể sản xuất nhưng không thể phát triển sản phẩm riêng. Hãy nhìn vào những bộ xét nghiệm và ứng dụng. 

Tôi cược rằng Việt Nam sẽ sản xuất được vaccine. Việt Nam có thể làm bất cứ thứ gì.

Việt Nam vẫn không có cái chết nào do Covid-19.

Steve Jackson
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

VietnamLeavesNoOneBehind -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 19 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19   VietnamLeavesNoOneBehind -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 19 I_icon13Tue 23 Jun 2020, 20:12

Điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân phi công: 'Cực kỳ áp lực'
Lúc bệnh nhân ngủ, điều dưỡng Thắm yên lặng hàng giờ, tập trung dõi theo từng nhịp thở và chỉ số sinh tồn. Lúc bệnh nhân thức, chị kiên nhẫn dỗ dành anh ta ăn. 


"Cả thế giới quan tâm bệnh nhân khiến chúng tôi thêm căng thẳng, lo mình sơ suất làm ảnh hưởng đến bệnh viện, đến quốc gia", điều dưỡng Lê Thị Hồng Thắm, 28 tuổi, khoa Hồi sức Tích cực (ICU), Bệnh viện Chợ Rẫy, chia sẻ hôm 22/6.


Chị Thắm có kinh nghiệm 5 năm trong nghề điều dưỡng, được phân công chăm sóc riêng bệnh nhân phi công. Cùng với chị còn 11 điều dưỡng nữa, chia làm 3 ca trực mỗi ngày. Mỗi kíp trực chính chỉ có hai điều dưỡng trực tiếp, số còn lại chia làm hai nhóm ứng trực vòng ngoài, sẵn sàng hỗ trợ nếu điều dưỡng chính ốm hay quá mệt.


Chị Thắm trực tiếp chăm sóc bệnh nhân phi công từ ngày 22/5, khi anh ta chuyển từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM sang Chợ Rẫy. Chị thuộc nhóm điều dưỡng chịu trách nhiệm chính, trực tiếp túc trực, theo dõi toàn diện bệnh nhân trong phòng riêng. Đến nay, chị đã 32 ngày chăm sóc cho bệnh nhân đặc biệt này. 
 VietnamLeavesNoOneBehind -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 19 Dieu-duong-Cho-ray1-7069-1592902827
Điều dưỡng Lê Thị Hồng Thắm. Ảnh: Hữu Khoa.


Bệnh nhân rất cao lớn, nặng 88 kg, trong khi các nữ điều dưỡng vóc dáng nhỏ bé, chỉ nặng hơn 40 kg. Vì thế, trong phòng luôn có hai người để hỗ trợ bệnh nhân mỗi khi cần xoay trở tư thế, vận động, tập vật lý trị liệu. Kể cả khi bệnh nhân ngủ, điều dưỡng duy trì trạng thái tập trung cao độ, theo dõi các chỉ số sinh tồn. Suốt ca trực, các chị không được làm việc gì khác, không được dùng điện thoại. 


"Nếu bệnh nhân có diễn biến bất thường nào mà điều dưỡng không kịp thời phát hiện, hậu quả sẽ không thể tưởng tượng nổi", chị Thắm cho hay.


Khi bắt đầu điều trị tại Chợ Rẫy, tình trạng bệnh nhân rất nặng, mọi hoạt động sống phụ thuộc vào máy ECMO (hệ thống oxy hóa máu ngoài cơ thể). Bệnh nhân không có người thân hay bạn bè ở Việt Nam. Tất cả việc ăn uống, hỗ trợ vệ sinh cá nhân, động viên tinh thần khi bệnh nhân tỉnh lại, hoàn toàn do các điều dưỡng đảm nhận.


Điều dưỡng Thắm nói rằng có lẽ đây là bệnh nhân đáng nhớ nhất trong cuộc đời chị. Bệnh nhân là người nước ngoài, nếp sinh hoạt khác biệt, các điều dưỡng phải dành rất nhiều tâm huyết mới "chiều" được. 


Điều khó khăn nhất khi bệnh nhân tỉnh là mâu thuẫn về ngôn ngữ. Phi công nói tiếng Anh giọng Scotland. Các điều dưỡng với vốn tiếng Anh cơ bản không kịp nghe hiểu. Bệnh nhân khó chịu, thậm chí nổi cáu. 


"Biết bệnh nhân đau đớn nên mới phản ứng như vậy, nhưng bỗng dưng bị quát, tôi cũng buồn một chút", điều dưỡng Thắm nói.


Rút kinh nghiệm, chị chủ động học thêm tiếng Anh mỗi ngày để giao tiếp và chăm sóc bệnh nhân tốt nhất. Những lúc cần giải thích kỹ về tình trạng bệnh, chị dùng thêm Google dịch. Bên cạnh đó, chị tìm kiếm thông tin thêm về bệnh nhân trên báo chí để thấu hiểu và có cách trò chuyện phù hợp. 


Người bệnh tương đối nhạy cảm, khả năng chịu đau kém. Trước khi thực hiện bất kỳ thủ thuật nào, điều dưỡng phải tiếp xúc, thông báo, giải thích chi tiết trước. Thành ra, mỗi công việc dù rất đơn giản như đo huyết áp, mạch, chăm sóc vết thương... đều cần thời gian gấp đôi, gấp ba so với bình thường. Chị Thắm tự nhiên rèn thêm được tính kiên nhẫn dù lựa chọn nghề nghiệp này, tính cách chị vốn dĩ đã dịu dàng.


Chế độ ăn uống của bệnh nhân cũng khác biệt. Khi bắt đầu ăn được qua đường miệng, anh ta ăn rất ít và không "chịu" đồ ăn Việt Nam. Do đó, ngày nào điều dưỡng cũng phải hỏi trước bệnh nhân muốn ăn gì để báo nhà bếp chuẩn bị riêng. Thấy bệnh nhân ăn quá ít, điều dưỡng phải vừa ép vừa dỗ. Hiện tại, bệnh nhân ăn ngon miệng nhất với mì Ý spaghetti và sườn cừu chế biến theo phong cách Tây.


Không chỉ áp lực từ phía người bệnh, ê kip chăm sóc còn luôn trong tình trạng căng thẳng vì xã hội, truyền thông thế giới quan tâm đặc biệt đến bệnh nhân.


Chị Hoàng Thị Thi, điều dưỡng trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Chợ Rẫy, nói: "Khi bệnh nhân bắt đầu hồi tỉnh, ai cũng nghĩ bệnh nhân đã thoát cửa tử, tình hình không thể xấu đi. Thực sự, mọi người càng lạc quan, nhóm điều dưỡng càng lo lắng gấp bội. Nếu 'canh' bệnh nhân không kỹ, cấp cứu không kịp có thể gây hậu quả rất nghiêm trọng".


Trước, bệnh nhân hôn mê, điều dưỡng đã thay phiên nhau có mặt 24/24 giờ, làm thuốc, lau người, theo dõi nhất cử nhất động của bệnh nhân. Nay bệnh nhân tỉnh táo, nhóm điều dưỡng thêm nhiệm vụ trò chuyện, giải tỏa tâm lý bí bách vì ở phòng kín lâu ngày cho người bệnh.


"Bệnh nhân là người rất nhạy cảm, thậm chí rất dễ khóc", điều dưỡng Thi chia sẻ.
 VietnamLeavesNoOneBehind -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 19 Cho-ray-2-4400-1592902827
Điều dưỡng Thắm cùng đồng nghiệp chăm sóc bệnh nhân phi công, chiều 22/6. Ảnh: Hữu Khoa.


Sự chăm sóc tận tình chu đáo của các điều dưỡng, những quyết định điều trị y khoa chính xác kịp thời của các bác sĩ, đã giúp bệnh nhân vượt qua cửa tử và đang từng bước hồi phục. 


"Không chỉ tôi mà tất cả các y bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy đều vui mừng, hạnh phúc khi bệnh nhân mỗi ngày một tốt hơn. Chúng tôi chắc chắn sẽ tiếp tục nỗ lực hết mình để bệnh nhân xuất viện hoàn toàn khỏe mạnh", điều dưỡng Thắm chia sẻ.


Bệnh nhân phi công Anh, 43 tuổi, ca Covid-19 nặng nhất Việt Nam. Anh ta nhập viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM ngày 18/3, ban đầu khỏe mạnh, sau đó nặng dần, mắc hội chứng "bão cytokine" - hệ miễn dịch phản ứng thái quá chống lại chính cơ thể. Bệnh nhân hôn mê sâu, suy đa tạng, suy thận, phổi đông đặc có lúc đến 90%, phải lọc máu liên tục, can thiệp ECMO, dùng thuốc kháng đông và chống rối loạn đông máu. Có những lúc các thầy thuốc tưởng chừng không thể cứu được bệnh nhân.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




VietnamLeavesNoOneBehind -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 19 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VIỆT NAM CHỐNG COVID-19   VietnamLeavesNoOneBehind -  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19 - Page 19 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
VIỆT NAM CHỐNG COVID-19
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Giảng viên bị đuổi việc do chỉ trích biện pháp chống dịch COVID
» Covid ở Trung Quốc
» Nhạc chế: Kiếp nghèo thời covid - thư giãn cuối tuần
» Tuyệt vọng "tự đầu độc" để chữa Covid, FDA phải van nài
» Virus - Covid - 19
Trang 19 trong tổng số 22 trangChuyển đến trang : Previous  1 ... 11 ... 18, 19, 20, 21, 22  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN THƠ :: THƠ TRỮ TÌNH SÁNG TÁC ::  Góc thơ :: BùiXuânPhượng-