Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Yesterday at 20:28

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:15

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 16:18

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Yesterday at 10:41

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Yesterday at 10:27

Lục bát by Tinh Hoa Yesterday at 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Yesterday at 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Sat 16 Mar 2024, 10:05

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:09

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:07

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Thu 14 Mar 2024, 09:55

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

LỀU THƠ NHẠC by Phương Nguyên Sun 10 Mar 2024, 08:39

MỪNG NGÀY 08.03 by Phương Nguyên Sun 10 Mar 2024, 08:21

Chỉn by Trà Mi Sat 09 Mar 2024, 12:30

Lỗi 404 by mytutru Fri 08 Mar 2024, 11:09

Thể Tánh Muôn Loài by mytutru Tue 05 Mar 2024, 23:44

5-8-8-8 by Tinh Hoa Tue 05 Mar 2024, 03:32

Còn mãi duyên thầy by buixuanphuong09 Mon 04 Mar 2024, 13:37

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sat 02 Mar 2024, 12:09

Hoa Sen Ao Sen by mytutru Sat 02 Mar 2024, 08:27

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Những câu chuyện về thành ngữ tục ngữ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : 1, 2  Next
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

Những câu chuyện về thành ngữ tục ngữ Empty
Bài gửiTiêu đề: Những câu chuyện về thành ngữ tục ngữ   Những câu chuyện về thành ngữ tục ngữ I_icon13Mon 16 Mar 2020, 11:43

Mũ ni che tai

Ý nghĩa của câu thành ngữ nói về thái độ bàng quang, tiêu cực, gác bỏ ngoài tai mọi sự đời, trốn tránh đấu tranh.

Chuyện kể:

Xưa có hai vợ chồng con chiền chiện làm tổ ở tai ông sư. Vốn tâm niệm không sát sinh nên ông sư cứ để cho chiền chiện sống ở đó. Được ít lâu chiền chiện đẻ ra một chiền chiện con.

Một hôm, chiền chiện mẹ bay đi kiếm ăn. Lúc trở về qua hồ sen, chiền chiện ngỡ trong hoa sen có sâu bọ, bèn bay vào kiếm thức ăn thì bấy giờ trời đã tối, cánh hoa sen cụp lại, chiền chiện không sao ra được, phải nương náu trong hoa.

Đêm ấy, chiền chiện bố ở tổ một mình, bị con cào cào nó đánh chiếm tổ, vô tình thế nào cào cào đè gẫy mất chân chiền chiện con.

Sáng ra, hoa sen nở, chiền chiện mẹ bay về tổ. Chiền chiện bố vừa giận, vừa ghen, quát tháo mắng ầm cả lên rằng:

- Con kia! Đêm qua mày ăn nằm với ai, để ở nhà cào cào nó vào nó phá, nó làm gẫy chân con…

Chiền chiện mẹ nghe nói vội nhảy ra đứng ở vành tai ông sư om sòm chửi cào cào rằng:

- Mày làm thế nào cho chân con bà lành lại thì làm. Nếu mày để cho chồng bà đánh mắng bà thì mày chết với bà.

Cào cào bay lại đậu lên vành tai bên kia ông sư mà mắng lại rằng:

- Mày nấu cơm không lành, canh không ngọt cho chồng mày, nó đánh mắng mày chứ việc gì đến tao.

Rồi hai con hăng lên, đánh nhau toán loạn, chửi rủa nhau đến cùng, làm ông sư đinh tai nhức óc, không sao chịu được.

Có người đến bảo ông sư rằng:

- Nhà chùa không nỡ vứt cái tổ chim đi thì chụp cái mũ lên đầu, chúng cứ cãi nhau nữa cũng chẳng hề gì.

Ông sư nghe nói phải mới nhờ bà vãi đan cho một cái mũ len có cái diềm rộng.

Bà vãi đan xong cái mũ này làm ngơ được mọi điều trong thiên hạ thì gọi nó là mũ ni.

Thế rồi mỗi lần vợ chồng chiền chiện và cào cào cãi nhau, ông sư nọ lại lấy cái mũ ra đội vào, cẩn thận che kín cả hai tai và sau gáy lại, rồi a di đà Phật, “mũ ni che tai, mũ ni che tai”.

Cũng vì không bỏ tổ chim, cứ để nó làm tổ tai mình nên chẳng bao lâu nhà sư ấy đắc đạo. (1)

   Cái sự cãi nhau mà lại ở ngay tai người khác mà người ấy vẫn làm ngơ được chẳng qua là nhờ cái mũ ni che tai. Thế mới hay, thờ ơ bàng quan lại được thăng chức là điều thật vô lý. Cái thói như thế, người đời còn gọi là “dĩ hòa vi quý”.

(Theo Đi tìm điển tích thành ngữ của Tiêu Hà Minh - NXB Thông tấn)

(1) Theo truyện “Vợ chồng con chiền chiện và ông sư” Nguyễn Văn Ngọc – NXB Văn học, 2003.
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37022
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

Những câu chuyện về thành ngữ tục ngữ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những câu chuyện về thành ngữ tục ngữ   Những câu chuyện về thành ngữ tục ngữ I_icon13Tue 17 Mar 2020, 12:46

Cái sự cãi nhau mà lại ở ngay tai người khác mà người ấy vẫn làm ngơ được chẳng qua là nhờ cái mũ ni che tai. Thế mới hay, thờ ơ bàng quan lại được thăng chức là điều thật vô lý. Cái thói như thế, người đời còn gọi là “dĩ hòa vi quý”.

(Theo Đi tìm điển tích thành ngữ của Tiêu Hà Minh - NXB Thông tấn)


Trong cuộc sống tôi thường gặp hai cụm từ này ở hai bình diện khác nhau, tôi không đồng tình với tác giả bài viết đánh đồng nó, nhưng không đủ sức chứng minh. Nhờ thầy và Trà Mi phân tích cho ý nghĩa chân thực của cụm từ “dĩ hòa vi quý”.
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

Những câu chuyện về thành ngữ tục ngữ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những câu chuyện về thành ngữ tục ngữ   Những câu chuyện về thành ngữ tục ngữ I_icon13Wed 18 Mar 2020, 08:44

buixuanphuong09 đã viết:
Cái sự cãi nhau mà lại ở ngay tai người khác mà người ấy vẫn làm ngơ được chẳng qua là nhờ cái mũ ni che tai. Thế mới hay, thờ ơ bàng quan lại được thăng chức là điều thật vô lý. Cái thói như thế, người đời còn gọi là “dĩ hòa vi quý”.

(Theo Đi tìm điển tích thành ngữ của Tiêu Hà Minh - NXB Thông tấn)


Trong cuộc sống tôi thường gặp hai cụm từ này ở hai bình diện khác nhau, tôi không đồng tình với tác giả bài viết đánh đồng nó, nhưng không đủ sức chứng minh. Nhờ thầy và Trà Mi phân tích cho ý nghĩa chân thực của cụm từ “dĩ hòa vi quý”.

TM copy bài viết dưới đây cho bác tham khảo:

Dĩ hòa vi quý – có đúng là dễ dãi, xuề xòa, không phân biệt tốt xấu?

Trên một diễn đàn trực tuyến, một bạn học sinh bức xúc chia sẻ : “[…] hôm nay em đi học văn, cô giáo dạy là “dĩ hòa vi quý” là tiêu cực, câu “dĩ hòa vi quý” có ý chê bai những con người không dám đấu tranh. Nghĩ đi nghĩ lại thì thấy lời cô nói không sai, mà cũng không đúng lắm. Nếu như thế thì xã hội sẽ loạn lên mất, chém giết suốt ngày, gia đình sẽ chẳng có hòa thuận.” Quan điểm của cô giáo trong câu chuyện này hết sức phổ biến hiện nay. Rốt cuộc, “”dĩ hòa vi quý”” là đúng hay sai?

Định nghĩa lại “dĩ hòa vi quý”


Tra định nghĩa của «dĩ hòa vi quý» trên internet cho ra kết quả : “Coi sự hoà thuận, yên ổn là quý hơn cả, có thể từ đó sinh ra xuề xòa, không phân biệt phải trái, tốt xấu.” Chiểu theo định nghĩa này thì nó sai rành rành. Một người mang khái niệm như vậy về “dĩ hòa vi quý” thì hiển nhiên là cực lực phản đối nó. Cụm từ này xuất phát từ Nho gia, bởi thế mà không ít người đã chụp cái mũ “cổ hủ, lạc hậu, phong kiến” lên các bậc Thánh Hiền. Thực hư chuyện này ra sao?

Về mặt ngữ nghĩa, “dĩ hòa vi quý” là lấy sự hòa thuận, hài hòa làm quan trọng và cao quý. Nó bắt nguồn từ trong Luận Ngữ: “Lễ chi dụng, hòa vi quý. Tiên vương chi đạo, tự vi mỹ. Tiểu đại do chi, hữu sở bất hành. Tri hòa nhi hòa, bất dĩ lễ tiết chi, diệc bất khả hành dã.” Giải nghĩa: “Sử dụng lễ nghĩa thì hòa là quý. Đạo trị quốc các minh quân thời xưa tốt đẹp đều là như thế. Việc lớn nhỏ đều làm thế này (hòa vi quý) cũng có khi không thành công, vì biết hòa thuận hài hòa là hòa thuận hài hòa mà không dùng lễ nghĩa điều tiết thì cũng không thành công vậy.”

Có chữ nào là “xuề xòa”, là “không phân biệt phải trái, tốt xấu” ở trong này chăng? Hoàn toàn không. Ngược lại, các bậc tiên hiền tuy cho rằng hòa là quý, nhưng không phải hòa bất chấp hoàn cảnh, mà cái hòa này phải đạt được bằng lễ nghĩa. « Lễ » được xem là quy phạm đạo đức và hành vi mà Thiên thượng (Trời) chế định cho con người, qua đó mà phân biệt Thiện-Ác, thị phi, nên và không nên làm. “Nghĩa” lại là nguồn gốc của “Lễ”.

Biến tướng của “dĩ hòa vi quý” trong xã hội hiện nay

Báo Người Lao Động có bài viết: Đừng xử lý theo kiểu “dĩ hòa vi quý”, trong đó 10 cán bộ xã ở tỉnh Đắc Nông mua bằng tốt nghiệp THPT giả để thăng quan tiến chức vừa bị phát giác. Trước vụ việc này, lãnh đạo huyện ủy tỏ ra rất “dĩ hòa vi quý”, xuề xòa mà rằng: “Dù những cán bộ này sử dụng bằng bất hợp pháp nhưng họ có đóng góp nhiều cho xã trong mấy chục năm qua nên sắp tới, chúng tôi sẽ có hình thức kỷ luật phù hợp, không để họ giữ chức vụ chủ chốt nhưng sẽ vận động đi học lại và bố trí một công việc khác ở xã”.

Báo Dân Việt cũng có bài : Không thể «dĩ hòa vi quý» khi lựa chọn cán bộ. Cùng chung mạch tư duy ấy, báo Việt Nam Net từng đăng tải ý kiến của một vị ủy viên Quốc Hội : «Tôi không “dĩ hòa vi quý” được»

Hàng loạt bài viết tương tự đã phơi bày ý nghĩa biến dị của “dĩ hòa vi quý”: bao che cho cái xấu, cái ác, cái tiêu cực. Nó đã và đang là căn bệnh trầm kha của toàn xã hội hiện nay. Vì «dĩ hòa vi quý» nên em nào cũng đạt học sinh giỏi cho phụ huynh vừa lòng (sau đó phân ra giỏi loại I, giỏi loại II và giỏi loại III), trường nào cũng đậu tốt nghiệp trên 90%, hội nghị nào cũng «thành công tốt đẹp», nghị quyết nào cũng «thông qua, nhất trí cao độ», v.v…

Những câu chuyện về thành ngữ tục ngữ Dihoav10

(Ảnh : binhlong.edu.vn)

Xã hội hài hòa : xưa và nay

“Dĩ hòa vi quý” ở tầm vĩ mô thể hiện trong quan điểm về một xã hội hài hòa. Khổng Tử tuyên dương Đức trị: «Dùng mệnh lệnh, pháp luật để dẫn dắt chỉ đạo dân, dùng hình phạt để quản lý dân, làm như vậy tuy có giảm được phạm pháp, nhưng người phạm pháp không biết xấu hổ, sỉ nhục. Dùng đạo đức để hướng dẫn chỉ đạo dân, dùng lễ nghĩa để giáo hóa dân, làm như vậy chẳng những dân hiểu được thế nào là nhục nhã khi phạm tội, mà còn cam tâm tình nguyện sửa chữa sai lầm của mình tận gốc từ mặt tư tưởng.» (Tứ Thư – Luận Ngữ).

Ngày nay, Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cũng cực lực duy trì ổn định và trật tự xã hội, cảm tưởng như đang tiếp nối tinh thần của cổ nhân. Lãnh đạo Đặng Tiểu Bình từng có câu nói bất hủ: «Giết 200 000 người đổi lấy hai mươi năm ổn định», không ít người từng tấm tắc khen cái gan lớn của ông ta. Để đoạt lấy «ổn định» cho sự cai trị của mình, ĐCSTQ không tiếc sinh mạng của người dân, sẵn sàng vứt bỏ lương tri chứ đừng nói gì «Lễ Nghĩa».

Tổng bí thư ĐCSTQ Hồ Cẩm Đào cũng «sáng tạo» ra cái gọi là «Xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa (XNCN)». «Xã hội hài hòa» thoạt nghe rất giống lời của bậc Thánh hiền xưa kia, nhưng cái đuôi «XHCN» mới nói lên sự thật. Những ai không tuân phục ý chí của nhà cầm quyền XNCN Trung Quốc thì không được liệt vào trong vùng «hài hòa» này, là đối tượng bị tiêu diệt. Các nhân sỹ dân chủ nhân quyền, người trong tôn giáo, các học viên Pháp Luân Công… đều trở thành mục tiêu công kích và đàn áp của ĐCSTQ.

   Một mặt phê phán “dĩ hòa vi quý” của cổ nhân bằng thứ triết học đấu tranh tanh máu, mặt khác lại nương vào cái «dĩ hòa vi quý» biến dị mà bức hại con người, thủ đoạn của ĐCSTQ quả là tinh vi.

Kết

“Dĩ hòa vi quý”
dựa trên nền tảng đạo đức lễ nghĩa đã bị hiểu lầm thành xuề xòa, thỏa hiệp với cái xấu ác. Khôi phục ý nghĩa chân chính đầy giá trị nhân văn của cụm từ này không chỉ nối lại nhịp cầu về với cội nguồn văn hóa của tổ tiên, mà còn góp phần thay đổi tư duy biến dị bại hoại trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống, mang tới hòa bình ổn định thực sự cho đất nước. Xin kết lại bài viết này bằng bài thơ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm : «Dĩ hòa vi quý».

Ở thế đừng tranh tiếng trượng phu
Làm chi cho có sự đôi co
Ðấy cậy đấy khôn, đây chẳng nhịn
Ðây rằng đây phải, đấy không thua
Duật nọ hãy còn đua với bạng
Lươn kia hầu dễ kém chi cò
Chữ rằng: Nhân “dĩ hòa vi quý”
Vô sự thì hơn, kẻo phải lo.


Mã Lương

Chuyên mục “Chữ và Nghĩa” chủ trương trả lại ý nghĩa đích thực, nghĩa gốc của những từ ngữ mà chúng ta đang dùng trong đời sống hiện đại. Nếu chúng ta hiểu không đúng nghĩa của từ, chúng ta sẽ không thể hiểu được lời nói của ông cha, cũng không đọc được sách vở chính thống, chính là tự cắt đi sự liên hệ với quá khứ. Do vậy, chúng tôi xin giúp độc giả phạt cỏ dọn cành ngõ hầu phát quang lối cũ về với người xưa. Và cũng nhân đó giúp cho độc giả có được dăm ba phút giải trí nhẹ nhàng.

Ngày nay, bao che cho cái sai, cái xấu, cái tiêu cực để đạt được sự hoà hảo, yên ổn bề mặt bị coi là “dĩ hoà vi quý”. Trong khi ý nghĩa chân chính của cụm từ này vốn rất tốt đẹp.

Trong cơ quan Nhà nước có người làm ăn tắc trách, có người khai khống hoá đơn biển thủ công quỹ, v.v. nhưng chẳng ai nói ra vì sợ mất lòng. Hỏi ra thì nói: “dĩ hoà vi quý”.

Mỗi một lần hội nghị là một lần “thành công tốt đẹp”, mỗi một nghị quyết đưa ra đều “thông qua”, “nhất trí cao độ”, thế rồi sau lưng thì bàn ra tán vào, chấp hành lỏng lẻo. Hỏi ra lại nói: “dĩ hoà vi quý”.

Điểm sơ sơ vài hoàn cảnh sử dụng cụm từ “dĩ hoà vi quý” trong xã hội hiện đại, mới thấy nó đã bị gán cho hàm nghĩa xấu xí, biến dị.

Muốn hiểu “dĩ hoà vi quý” (lấy hoà làm quý) thực sự nghĩa là gì, trước hết ta cần hiểu cho đúng nghĩa của chữ “Hoà” cái đã.

Dùng bừa chữ “Hoà”, vua cũng bị mắng

Không chỉ con người thế kỷ 21 mới bị nhầm lẫn về ý nghĩa của chữ “Hoà”, mà cách đây khoảng 2500 năm, có một ông vua đã dùng nhầm chữ “Hoà” này, và bị một vị quan đại thần mắng “té tát”.

Thời Xuân Thu Chiến Quốc, Tề Cảnh Công có lần nói Lương Khưu Cứ rất hoà hợp với mình. Yến Tử đáp lời vua rằng:

   Ông ấy không phải là “hoà hợp” với bệ hạ, ông ấy rất giống với bệ hạ. Rất hoà hợp là bệ hạ có lỗi lầm thì ông ấy sẽ khuyên bệ hạ, như vậy mới gọi là hoà hợp. Bệ hạ có lỗi lầm, ông ấy cũng theo bệ hạ làm chuyện xấu, đó gọi là giống, không phải gọi là hoà hợp.

Cảnh Công nghe xong thì miệng méo xệch.


Những câu chuyện về thành ngữ tục ngữ Dihoav10

Sau khi Yến Tử đáp lời lại, Tề Cảnh Công cảm thấy rất mất mặt. (Ảnh: sohu.com)


Buổi tối hôm đó, vừa nhìn thấy có sao chổi (thông thường có sao chổi là điềm báo không hay), Cảnh Công lập tức sắp xếp người: “Người hãy mau đi cầu Thần linh bảo hộ, cầu nguyện cho sao chổi đó nhanh chóng mất đi”.  Yến Tử nói: “Sao chổi đó là do ông trời muốn nhắc nhở quân vương đã làm những chuyện không tốt.

Cho nên thưa quốc vương, giả như ngài từ bỏ những thú vui chơi, từ bỏ những tên nịnh thần, tiến cử trung thần, chịu nghe lời chân thật, lo cho dân chúng, thì sao chổi đó tự nhiên không còn nữa, không cần đi cầu nguyện thì nó cũng không còn nữa. Giả như hiện giờ bệ hạ chỉ dựa vào việc cầu nguyện để sao chổi đó mất đi, tập quán xấu không chịu sửa, thì “sao bột” còn nguy hiểm hơn sao chổi sẽ xuất hiện”
.

Ngày hôm đó, Tề Cảnh Công bị Yến Tử mắng tổng cộng ba lần, trong lòng rất giận. Sau này Yến Tử mất, Tề Cảnh Công lại thương tiếc vô cùng. Có một hôm Cảnh Công khóc lớn: “Nhớ Công Phụ lúc xưa, Yến Tử một ngày khuyên ta ba lần, bây giờ tìm một người khuyên ta một lần cũng tìm không ra”.

Nguồn gốc của chữ Hoà và “dĩ hoà vi quý”

Chữ Hoà trong tiếng Hán (和) có ý chỉ sự hài hoà, hoà hợp, hoà bình. Ý nghĩa của chữ Hoà trong tâm thức cổ nhân có thể được hiểu thông qua cách viết ban sơ của nó: 龢.

Bên trái là chữ 龠 (dược) là một thứ nhạc khí như sáo, có 3 lỗ. Chữ “dược” gồm có 3 phần: chữ 亼 (tập) ở trên cùng nghĩa là tập hợp lại, chữ 品 (phẩm) ở giữa minh hoạ những chiếc lỗ trên cây sáo, và dưới cùng là chữ 冊 (sách) chỉ những thẻ tre được ghép lại thành quyển sách thuở xưa.  

Hơn nữa, kết hợp chữ 亼 (tập) và chữ 冊 (sách) lại với nhau tạo thành chữ 侖 (luân), biểu thị tư duy logic, mạch lạc, theo thứ tự.

Bên phải của chữ 龢 (hoà) là chữ 禾 (hoà) chỉ lúa, mạ, thóc.

Như vậy, các thành phần của chữ 龢 (hoà) đã thể hiện quan niệm truyền thống của người Trung Hoa về sự hoà hợp giữa thiên nhiên và con người.


Những câu chuyện về thành ngữ tục ngữ Dihoav11

Người xưa tin rằng con người là sản phẩm của trời đất, vậy nên chữ “hòa” ở đây thể hiện sự hoà hợp giữa thiên nhiên và con người. (Ảnh: kisspng.com)


Khi sang đến địa hạt của quan hệ giữa người với người, Hoà cũng là một trong những giá trị cốt lõi của văn hoá truyền thống phương Đông. Người quân tử trước hết cần tu dưỡng đức hạnh cá nhân thì mới có thể đạt đến sự hoà thuận trong gia đình và hoà bình cho quốc gia: “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”.

Trong Luận Ngữ – Học nhi có viết: “Lễ chi dụng, hòa vi quý. Tiên vương chi đạo, tự vi mỹ. Tiểu đại do chi, hữu sở bất hành. Tri hòa nhi hòa, bất dĩ lễ tiết chi, diệc bất khả hành dã”. Nghĩa là:

   Sử dụng lễ nghĩa thì hòa là quý. Đạo trị quốc các minh quân thời xưa tốt đẹp đều là như thế. Việc lớn nhỏ đều làm thế này (hòa vi quý) cũng có khi không thành công, vì biết hòa thuận hài hòa là hòa thuận hài hòa mà không dùng lễ nghĩa điều tiết thì cũng không thành công vậy.

Như vậy, muốn đạt đến sự hài hoà tốt đẹp thì trước tiên phải thực thi được “Lễ”. Lễ không chỉ là lễ nghi, nghi thức, mà hiểu rộng ra, còn là quy phạm lễ nghĩa, đạo đức và hành vi mà Thiên thượng chế định cho con người, qua đó mà phân biệt Thiện ác, thị phi, nên và không nên làm.

Trong “Tả truyện” cũng viết: “Thần văn dĩ đức hòa dân, bất văn dĩ loạn”, nghĩa là: Thần nghe nói lấy đức làm cho dân thuận hợp, không nghe nói lấy loạn mà làm.

Vậy nên, “hoà vi quý” trong văn hoá truyền thống phương Đông tuyệt đối không phải là cái xuê xoa, hoà hảo bề mặt, không phân biệt tốt xấu đúng sai như người hiện đại hiểu lầm. Ngược lại, nó là sự hoà thuận, hài hoà chân chính dựa trên nền tảng đức hạnh và lễ nghĩa.


Những câu chuyện về thành ngữ tục ngữ Dihoav12

“Hoà vi quý” trong văn hoá truyền thống không phải là cái xuê xoa, hoà hảo bề mặt mà là sự hài hoà chân chính dựa trên nền tảng đức hạnh và lễ nghĩa. (Ảnh: wikipedia.org)

Hài hoà trong sự khác biệt

Người xưa theo đuổi sự hài hoà trong khi vẫn tôn trọng sự khác biệt. Đây là tiêu chuẩn để phân biệt quân tử và tiểu nhân trong Nho giáo. “Hài hoà nhưng khác biệt” là truy cầu sự an hoà nội tâm, chứ không phải là đồng thuận trên bề mặt. Đó là sự thừa nhập, dung nạp những khác biệt phong phú của các sự vật và con người. “Hải nạp bách xuyên, hữu dung nãi đại”, biển vì có thể dung nạp được trăm sông, dung chứa được nên mới thành ra to lớn vĩ đại.

Ngược lại, “đồng nhất mà không hài hoà” lại là sự trấn áp những quan điểm bất đồng và mọi sự chống đối, tiêu diệt sự khác biệt. Theo cách này, có thể đạt được sự thống nhất trên bề mặt tạm thời, tuy nhiên sẽ tích tụ bất mãn trong xã hội và rốt cục dẫn đến đổ vỡ.  

Ở Trung Quốc thời hiện đại, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đề xướng “Xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa”. “Xã hội hài hòa” có vẻ giống lời Thánh hiền xưa, nhưng cái đuôi “xã hội chủ nghĩa” lại nói lên bản chất của vấn đề. Những ai có tư tưởng khác biệt với nhà cầm quyền xã hội chủ nghĩa vô Thần Trung Quốc thì không được xếp vào trong vùng “hài hòa” này, là đối tượng bị trấn áp, tiêu diệt. Các nhân sỹ dân chủ nhân quyền, các học viên Pháp Luân Công, v.v. đều trở thành mục tiêu công kích và đàn áp của ĐCSTQ.

Một từ, một câu vốn mang hàm nghĩa tốt đẹp, nhân văn, nếu như bị tráo đổi nội hàm, đổi trắng thay đen, thì tinh hoa trí huệ cổ nhân có thể bị coi là rác rưởi, mà rác rưởi thực sự lại khoác áo mỹ miều. Tin rằng, mỗi bạn đọc đều có kiến giải của riêng mình.

Thanh Ngọc
(Nguồn: DKN)

Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37022
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

Những câu chuyện về thành ngữ tục ngữ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những câu chuyện về thành ngữ tục ngữ   Những câu chuyện về thành ngữ tục ngữ I_icon13Wed 18 Mar 2020, 09:16

Trà Mi đã viết:
buixuanphuong09 đã viết:
Cái sự cãi nhau mà lại ở ngay tai người khác mà người ấy vẫn làm ngơ được chẳng qua là nhờ cái mũ ni che tai. Thế mới hay, thờ ơ bàng quan lại được thăng chức là điều thật vô lý. Cái thói như thế, người đời còn gọi là “dĩ hòa vi quý”.

(Theo Đi tìm điển tích thành ngữ của Tiêu Hà Minh - NXB Thông tấn)


Trong cuộc sống tôi thường gặp hai cụm từ này ở hai bình diện khác nhau, tôi không đồng tình với tác giả bài viết đánh đồng nó, nhưng không đủ sức chứng minh. Nhờ thầy và Trà Mi phân tích cho ý nghĩa chân thực của cụm từ “dĩ hòa vi quý”.

TM copy bài viết dưới đây cho bác tham khảo:

Dĩ hòa vi quý – có đúng là dễ dãi, xuề xòa, không phân biệt tốt xấu?

Trên một diễn đàn trực tuyến, một bạn học sinh bức xúc chia sẻ : “[…] hôm nay em đi học văn, cô giáo dạy là “dĩ hòa vi quý” là tiêu cực, câu “dĩ hòa vi quý” có ý chê bai những con người không dám đấu tranh. Nghĩ đi nghĩ lại thì thấy lời cô nói không sai, mà cũng không đúng lắm. Nếu như thế thì xã hội sẽ loạn lên mất, chém giết suốt ngày, gia đình sẽ chẳng có hòa thuận.” Quan điểm của cô giáo trong câu chuyện này hết sức phổ biến hiện nay. Rốt cuộc, “”dĩ hòa vi quý”” là đúng hay sai?

Định nghĩa lại “dĩ hòa vi quý”


Tra định nghĩa của «dĩ hòa vi quý» trên internet cho ra kết quả : “Coi sự hoà thuận, yên ổn là quý hơn cả, có thể từ đó sinh ra xuề xòa, không phân biệt phải trái, tốt xấu.” Chiểu theo định nghĩa này thì nó sai rành rành. Một người mang khái niệm như vậy về “dĩ hòa vi quý” thì hiển nhiên là cực lực phản đối nó. Cụm từ này xuất phát từ Nho gia, bởi thế mà không ít người đã chụp cái mũ “cổ hủ, lạc hậu, phong kiến” lên các bậc Thánh Hiền. Thực hư chuyện này ra sao?

Về mặt ngữ nghĩa, “dĩ hòa vi quý” là lấy sự hòa thuận, hài hòa làm quan trọng và cao quý. Nó bắt nguồn từ trong Luận Ngữ: “Lễ chi dụng, hòa vi quý. Tiên vương chi đạo, tự vi mỹ. Tiểu đại do chi, hữu sở bất hành. Tri hòa nhi hòa, bất dĩ lễ tiết chi, diệc bất khả hành dã.” Giải nghĩa: “Sử dụng lễ nghĩa thì hòa là quý. Đạo trị quốc các minh quân thời xưa tốt đẹp đều là như thế. Việc lớn nhỏ đều làm thế này (hòa vi quý) cũng có khi không thành công, vì biết hòa thuận hài hòa là hòa thuận hài hòa mà không dùng lễ nghĩa điều tiết thì cũng không thành công vậy.”

Có chữ nào là “xuề xòa”, là “không phân biệt phải trái, tốt xấu” ở trong này chăng? Hoàn toàn không. Ngược lại, các bậc tiên hiền tuy cho rằng hòa là quý, nhưng không phải hòa bất chấp hoàn cảnh, mà cái hòa này phải đạt được bằng lễ nghĩa. « Lễ » được xem là quy phạm đạo đức và hành vi mà Thiên thượng (Trời) chế định cho con người, qua đó mà phân biệt Thiện-Ác, thị phi, nên và không nên làm. “Nghĩa” lại là nguồn gốc của “Lễ”.

Biến tướng của “dĩ hòa vi quý” trong xã hội hiện nay

Báo Người Lao Động có bài viết: Đừng xử lý theo kiểu “dĩ hòa vi quý”, trong đó 10 cán bộ xã ở tỉnh Đắc Nông mua bằng tốt nghiệp THPT giả để thăng quan tiến chức vừa bị phát giác. Trước vụ việc này, lãnh đạo huyện ủy tỏ ra rất “dĩ hòa vi quý”, xuề xòa mà rằng: “Dù những cán bộ này sử dụng bằng bất hợp pháp nhưng họ có đóng góp nhiều cho xã trong mấy chục năm qua nên sắp tới, chúng tôi sẽ có hình thức kỷ luật phù hợp, không để họ giữ chức vụ chủ chốt nhưng sẽ vận động đi học lại và bố trí một công việc khác ở xã”.

Báo Dân Việt cũng có bài : Không thể «dĩ hòa vi quý» khi lựa chọn cán bộ. Cùng chung mạch tư duy ấy, báo Việt Nam Net từng đăng tải ý kiến của một vị ủy viên Quốc Hội : «Tôi không “dĩ hòa vi quý” được»

Hàng loạt bài viết tương tự đã phơi bày ý nghĩa biến dị của “dĩ hòa vi quý”: bao che cho cái xấu, cái ác, cái tiêu cực. Nó đã và đang là căn bệnh trầm kha của toàn xã hội hiện nay. Vì «dĩ hòa vi quý» nên em nào cũng đạt học sinh giỏi cho phụ huynh vừa lòng (sau đó phân ra giỏi loại I, giỏi loại II và giỏi loại III), trường nào cũng đậu tốt nghiệp trên 90%, hội nghị nào cũng «thành công tốt đẹp», nghị quyết nào cũng «thông qua, nhất trí cao độ», v.v…

Những câu chuyện về thành ngữ tục ngữ Dihoav10

(Ảnh : binhlong.edu.vn)

Xã hội hài hòa : xưa và nay

“Dĩ hòa vi quý” ở tầm vĩ mô thể hiện trong quan điểm về một xã hội hài hòa. Khổng Tử tuyên dương Đức trị: «Dùng mệnh lệnh, pháp luật để dẫn dắt chỉ đạo dân, dùng hình phạt để quản lý dân, làm như vậy tuy có giảm được phạm pháp, nhưng người phạm pháp không biết xấu hổ, sỉ nhục. Dùng đạo đức để hướng dẫn chỉ đạo dân, dùng lễ nghĩa để giáo hóa dân, làm như vậy chẳng những dân hiểu được thế nào là nhục nhã khi phạm tội, mà còn cam tâm tình nguyện sửa chữa sai lầm của mình tận gốc từ mặt tư tưởng.» (Tứ Thư – Luận Ngữ).

Ngày nay, Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cũng cực lực duy trì ổn định và trật tự xã hội, cảm tưởng như đang tiếp nối tinh thần của cổ nhân. Lãnh đạo Đặng Tiểu Bình từng có câu nói bất hủ: «Giết 200 000 người đổi lấy hai mươi năm ổn định», không ít người từng tấm tắc khen cái gan lớn của ông ta. Để đoạt lấy «ổn định» cho sự cai trị của mình, ĐCSTQ không tiếc sinh mạng của người dân, sẵn sàng vứt bỏ lương tri chứ đừng nói gì «Lễ Nghĩa».

Tổng bí thư ĐCSTQ Hồ Cẩm Đào cũng «sáng tạo» ra cái gọi là «Xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa (XNCN)». «Xã hội hài hòa» thoạt nghe rất giống lời của bậc Thánh hiền xưa kia, nhưng cái đuôi «XHCN» mới nói lên sự thật. Những ai không tuân phục ý chí của nhà cầm quyền XNCN Trung Quốc thì không được liệt vào trong vùng «hài hòa» này, là đối tượng bị tiêu diệt. Các nhân sỹ dân chủ nhân quyền, người trong tôn giáo, các học viên Pháp Luân Công… đều trở thành mục tiêu công kích và đàn áp của ĐCSTQ.

   Một mặt phê phán “dĩ hòa vi quý” của cổ nhân bằng thứ triết học đấu tranh tanh máu, mặt khác lại nương vào cái «dĩ hòa vi quý» biến dị mà bức hại con người, thủ đoạn của ĐCSTQ quả là tinh vi.

Kết

“Dĩ hòa vi quý”
dựa trên nền tảng đạo đức lễ nghĩa đã bị hiểu lầm thành xuề xòa, thỏa hiệp với cái xấu ác. Khôi phục ý nghĩa chân chính đầy giá trị nhân văn của cụm từ này không chỉ nối lại nhịp cầu về với cội nguồn văn hóa của tổ tiên, mà còn góp phần thay đổi tư duy biến dị bại hoại trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống, mang tới hòa bình ổn định thực sự cho đất nước. Xin kết lại bài viết này bằng bài thơ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm : «Dĩ hòa vi quý».

Ở thế đừng tranh tiếng trượng phu
Làm chi cho có sự đôi co
Ðấy cậy đấy khôn, đây chẳng nhịn
Ðây rằng đây phải, đấy không thua
Duật nọ hãy còn đua với bạng
Lươn kia hầu dễ kém chi cò
Chữ rằng: Nhân “dĩ hòa vi quý”
Vô sự thì hơn, kẻo phải lo.


Mã Lương
Cảm ơn Trà Mi. Qua bài viết này tôi đã hiểu thêm. Tôi thấm nhuần cụm từ "Dĩ hoà vi quý" tự thuở xa xưa, ý nghĩa của nó rất đáng trân trọng. Trước đây (tôi nói "trước đây" là cái thời còn đói nghèo, cả ở chế độ cộng sản và đế quốc), tôi từng chứng kiến người ta hiểu cái từ này theo hướng rất tích cực, đúng như ý nghĩa trong Luận ngữ, coi trọng về mặt đạo đức, lễ nghĩa. Ngày nay thì nó đã biến chứng ... Tóm lại, ý nghĩa chính xác của cụm từ này là rất đúng, rất tốt và tôi cũng hiểu đúng. Còn xã hội ngày nay thì ..., biết vậy thôi, tôi sắp về với đất, bận tâm chi việc đời !!!!!
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

Những câu chuyện về thành ngữ tục ngữ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những câu chuyện về thành ngữ tục ngữ   Những câu chuyện về thành ngữ tục ngữ I_icon13Wed 18 Mar 2020, 10:37

Thả mồi bắt bóng

Chuyện kể có một con chó lượn qua hàng thịt. Nó quắp được một miếng thịt to và vội vàng tha mồi chạy. Lúc chạy ngang qua cầu, nhìn xuống lòng lạch, với làn nước trong veo, con chó thấy hình bóng của miếng thịt in dưới nước, xem ra còn to hơn miếng thịt nó gậm trong miệng. Thế là chàng ta bèn bỏ miếng thịt trong miệng, lao ngay xuống nước để chộp cái bóng của miếng thịt được rọi to dưới mặt nước. Kết quả miếng thịt cũng mất và bóng chỉ là bóng nên cũng tan đi khi miếng thịt không còn. Thế là con chó đành trơ mõm lội lên và không còn thức ăn để mà ăn.

Hình ảnh này gợi cho mọi người một loại người tham lam, thường không chịu an phận trong cuộc sống. Không chấp nhận những gì mình hiện có mà mơ tưởng đến những hình ảnh mông lung như chiếc bóng. Sự mơ tưởng làm mờ đi lý trí và không phân biệt đâu là cái có thật đâu là ảo ảnh và sẳn sàng đánh đổ những giá trị có thật mà mình có để bắt lấy những điều hư ảo.

Trong cuộc sống, để đạt đến một giá trị nào đó người ta thường phải trải qua nhiều gian nan, vất vả. Nhưng khi đạt đến giá trị đó, và tìm thấy sự bình an hạnh phúc trong nó, thì người ta lại quên đi những gian nan vất vả mà mình đã phải trải qua cũng như không còn nhận chân được giá trị cái mà mình đã đạt được. Và với một hào nhoáng nào đó, một bề ngoài có vẻ lợi lộc hơn, vinh quang hơn nào đó. họ đã buông rơi cái hạnh phúc của mình đang có, cái giá trị thật mà mình đang nắm trong tay để theo đuổi cái ảo ảnh mà họ không bao giờ có thể với tới được, hoặc chỉ là cái bóng, vớ vào rồi thì bóng tan, vinh quang giả tạo tan, lợi lộc cũng chẳng có... và chỉ còn biết ngậm ngùi nuối tiếc cho những sai lầm của mình.

Tương tự với nghĩa này người ta còn có câu:

“Đứng núi này trông núi nọ”.

Đứng dưới chân núi, thấy cảnh sắc hùng vĩ, thấy trời mây tráng lệ, con người đã bỏ bao công sức cố gắng trèo lên đỉnh núi để được ở giữa cái hùng vĩ, để nắm bắt cái tráng lệ uy nghi của rừng, để hòa lẫn vào trong cái phong cảnh mà mình yêu thích. Đường đi từ chân núi lên đến đỉnh gian nan ôi là bao, nhưng khi lên đến đỉnh rồi, đứng cạnh một cây dầu một cây si nào đó, họ thấy nó cũng bình thường như bao cây dầu, cây si mà họ thấy ở dưới đồng bằng. Dưới chân họ cũng là đất, lá đá, trên đầu họ vẫn là mây, là gió, họ không có cảm giác mãn nguyện khi họ đã thực hiện được hành trình lên núi như họ đã mong muốn. Vì cái nhìn của họ bây giờ không còn là cái nhìn tổng quan của nơi họ đang đứng mà là cái nhìn sang ngọn núi bên kia, và họ đã thả tưởng tượng đi cao đi xa hơn để nghĩ rằng có lẽ bên kia núi sẽ đẹp hơn!

Ở đâu cũng thế thôi, mỗi nơi một vẻ đẹp riêng, một đặc điểm riêng! Mỗi nơi có lợi điểm riêng và cũng có bất tiện riêng ! Hãy biết mình đang cần gì và chấp nhận những gì mà mình đang có.

(Theo Giải thích Thành ngữ - Tục ngữ / sachhayonline)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

Những câu chuyện về thành ngữ tục ngữ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những câu chuyện về thành ngữ tục ngữ   Những câu chuyện về thành ngữ tục ngữ I_icon13Thu 19 Mar 2020, 10:31

Ếch ngồi đáy giếng

Số là, có một con ếch, do sự ngẫu nhiên nào đó, ngay từ khi sinh ra đã ở trong một cái giếng nọ. (Cũng có thể không phải do ngẫu nhiên mà còn là do sở thích của họ hàng nhà ếch nữa. Chả thế trong kho tàng thành ngữ, tục ngữ Việt Nam có câu: Giếng đâu thì ếch đó). Sống cùng với ếch ở trong giếng chỉ có vài con nhái, cua, ốc nhỏ. Từ dưới đáy giếng nhìn lên ếch ta chỉ nhìn thấy khoảng trời bé bằng cái vung. Nó nghĩ: Tất cả vũ trụ chỉ có vậy, vì thế ếch tự coi mình là chúa tể. Hàng ngày, nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng khiến các con vật bé nhỏ kia hoảng sợ. Nó càng lấy làm oai.

Nhưng có một năm, có thể do thái độ xấc xược "coi trời bằng vung" của ếch thấu đến tai Ngọc Hoàng. Ngọc Hoàng nổi giận đùng đùng và quyết định phế truất "ngai vàng" nơi đáy giếng của ếch nên đã làm một trận mưa thật to. Nước trong giếng dềnh lên, tràn vào bờ, đưa ếch ta ra ngoài.

Quen thói cũ, ếch nhâng nháo nhìn lên trời, nó bỗng thấy cả một bầu trời rộng lớn hơn nhiều cái khoảng trời nó vẫn thấy. Ếch ta không tin và thấy bực bội vì điều đó. Để ra oai, nó cất tiếng kêu ồm ộp. Vị chúa tể hy vọng là sau tiếng kêu của mình mọi thứ đều phải trở lại như cũ. Nhưng bầu trời vẫn là bầu trời. Còn nó vì mãi nhìn lên trời chả thèm để ý đến xung quanh, nên đã bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.

Từ cách nhìn thế giới bên ngoài chỉ thông qua miệng giếng của chú ếch nọ mà thành ngữ "Ếch ngồi đáy giếng" trước hết để chỉ "những người hiểu biết ít do điều kiện tiếp xúc hẹp". Sau nữa, lại từ thái độ nhâng nháo "coi trời bằng vung" của ếch mà thành ngữ này còn hàm ý nói về sự chủ quan, coi thường thực tế. Số phận của những người đó, nếu không giống như con ếch huênh hoang, hợm hĩnh nọ, thì chí ít, họ cũng phải trả bằng những thất bại chua xót khi tiếp xúc với thực tiễn phong phú và sinh động, mà khi hiểu ra thì sự đã rồi.

(Theo Giải thích Thành ngữ - Tục ngữ / sachhayonline)

Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

Những câu chuyện về thành ngữ tục ngữ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những câu chuyện về thành ngữ tục ngữ   Những câu chuyện về thành ngữ tục ngữ I_icon13Fri 20 Mar 2020, 08:25

Ăn chay niệm phật nói lời từ bi

Theo Phật giáo, ăn chay là ăn không quá giờ Ngọ, không ăn thịt các động vật. Niệm Phật là xưng đọc, nhớ nghĩ đến danh hiệu của Phật. Nói lời từ bi là nói những lời tâm phúc, tốt lành, thanh nhã, mang lại lợi ích cho mọi người, mọi loài, không thêu dệt, không nói dối, lật lọng, không chửi bới nguyền rủa, bởi từ là ban cho sự vui, bi là cứu cho khỏi khổ ải.

Lần giở trang sử Phật giáo, chúng ta được gặp Tuệ Viễn ở Lư Sơn (vào thế kỷ 7, đời Đường) đã có công lập ra liên xã, phổ biến phép niệm Phật, ăn chay, hướng dẫn Tịch độ. Thời ấy, Tuệ Viễn đã ra quy ước trong toàn xã ai ai cũng phải ăn chay niệm Phật và lời nói ra phải đủ đức từ bi, không được ngôn đàm hí tiếu. Thành ngữ ăn chay niệm Phật, nói lời từ bi có từ thuở đó.

Trong sử dụng ngôn ngữ, nhiều khi thành ngữ "ăn chay niệm Phật, nói lời từ bi" được rút gọn thành "ăn chay niệm Phật". Dạng thức rút gọn này vẫn phản ánh đầy đủ ý nghĩa toàn thành ngữ.

(Theo Giải thích Thành ngữ - Tục ngữ / sachhayonline)

Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

Những câu chuyện về thành ngữ tục ngữ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những câu chuyện về thành ngữ tục ngữ   Những câu chuyện về thành ngữ tục ngữ I_icon13Tue 24 Mar 2020, 14:02

Máu ghen Hoạn Thư

Đã đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du mấy ai quên được Hoạn Thư, con người “ở ăn thì nết cũng hay, nói điều ràng buộc thì tay cũng già”. Mà nhớ nhất là sự đánh ghen của người đàn bà họ Hoạn này, cái ghen sâu sắc, âm thầm mà độc địa, tàn khốc.

Khi biết tin chồng đi lấy vợ lẽ, Hoạn Thư giận lắm nhưng không hề để lộ cho ai biết, thậm chí còn trị tội bọn gia nhân khi chúng định mách bảo để tâng công. Khi Thúc Sinh về đến nhà, Hoạn Thư sai bày rượu tiếp đón vui vẻ như không có gì xảy ra. Thấy thế Thúc mừng lắm, yên trí là vợ chưa biết, cho nên cũng “ngậm tăm" luôn cái chuyện vợ lẽ kia. Hoạn Thư như “đi guốc trong bụng” chồng, đúng lúc Thúc Sinh đang nôn nao nhớ Kiều thì Hoạn Thư gợi ý là Thúc nên quay lại Lâm Truy. Được lời như cởi tấm lòng, Thúc vội vàng lên ngựa ra đi. Chỉ chờ có vậy Hoạn Thư cũng vội lên xe về Tích Giang thăm cha mẹ đẻ và một cuộc đánh ghen bắt đầu.

Hoạn Thư thuê bọn côn đồ Ưng Khuyển đi đường tắt sang Lâm Truy bắt cóc Kiều. Đầu tiên họ Hoạn cho Kiều một trận đòn phủ đầu, sau đó cho về làm con hầu nhà Hoạn Thư với tên mới là Hoa Nô. Nói về chàng Thúc, sau khi tưởng Kiều đã chết, tỏ ra đau đớn lắm nhưng rồi nỗi đau cũng nguôi dần. Rồi một hôm chàng lại đánh đường về thăm vợ cũ quê xưa. Thật trớ trêu là cái bẫy của Hoạn Thư đã giăng sẵn chờ chàng. Khi Thúc vừa về đến nhà lập tức Hoạn Thư cho gọi Kiều ra hầu hạ. Thúc Sinh và Kiều gặp nhau mà như trong cơn ác mộng, lòng dạ cứ rối bời, không hiểu là thật hay là do ma quỷ! Thật là một cách đánh ghen kỳ lạ, “giết người không dao” vậy. Chưa hết Hoạn Thư còn bắt Kiều phục dịch hầu hạ hai vợ chồng mình nữa. “Bắt khoan bắt nhặt đến lời, bắt quỳ tận mặt bắt mời tận tay”. Còn nữa, Hoạn Thư còn bắt Kiều đánh đàn hầu rượu. Tiếng đàn “như khóc như than” của Kiều làm cho Thúc Sinh tan nát lòng bao nhiêu thì Hoạn Thư càng hởi lòng hởi dạ bấy nhiêu. Sau đó, nể lời đề nghị của chồng, Hoạn Thư cho Kiều ra Quan âm các để tụng kinh niệm phật với cái tên mới Trạc Tuyền. Đã là tình cầm sắt mà phải giả bộ làm ngơ, dù gần nhau gang tấc, chàng Thúc đau khổ lắm. Một hôm nhân khi Hoạn Thư về thăm mẹ đẻ Thúc lẻn ra tình tự với Kiều. Hai bên đang kể lể nỗi lòng, thở than sùi sụt thì Hoạn Thư đã trở về và nghe hết mọi chuyện. Sau đó Hoạn Thư vào Quan âm các đàng hoàng vui vẻ chào hỏi hai người, khen tài hoa Thúy Kiều rồi khoác tay chồng cùng về nhà như không hề biết chuyện gì. Cách xử sự của Hoạn Thư làm Kiều kinh ngạc đến run sợ, và ngay đêm đó Kiều đã quyết định trốn khỏi nhà Hoạn Thư để bắt đầu một chặng đời lưu lạc mới của mình. Điều đặc biệt là trong suốt quá trình đánh ghen Hoạn Thư không hề hỏi đến và làm như tuyệt nhiên không biết gì về quan hệ giữa Thúc Sinh và Thúy Kiều, cứ coi như hai người không quen biết nhau vậy!

“Máu ghen đâu có lạ đời nhà ghen” đến nỗi Thúc Sinh lấy Kiều rồi mà phải bó tay còn Kiều thì kinh sợ mà chạy trốn! Cho đến nay “Máu ghen Hoạn Thư” chắc vẫn còn nhiều người ngán ngẩm và kiêng nể! Đã đành là, “ghen tuông thì cũng người ta thường tình”. Nhưng để biến một kiểu ghen thành di sản văn hoá, - tâm lý điển hình cho một lớp người và được xã hội hoá, dân gian hoá, như lối ghen của Hoạn Thư thì không có nhiều trong văn hoá thế giới. Nguyễn Du ơi! Không phải sau ba trăm năm, mà rồi sẽ mãi mãi, người đời vẫn còn khóc vì tài và mệnh của một con người.

(Theo Giải thích Thành ngữ - Tục ngữ / sachhayonline)

Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

Những câu chuyện về thành ngữ tục ngữ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những câu chuyện về thành ngữ tục ngữ   Những câu chuyện về thành ngữ tục ngữ I_icon13Wed 29 Apr 2020, 11:04

Bàn tay có ngón ngắn ngón dài

Câu thành ngữ muốn nhắc nhở con người ta không nên đánh đồng tất cả cùng loại, tất cả giống nhau vì mỗi người mỗi vẻ, mỗi việc mỗi khác.

Chuyện kể:

Xưa cái bàn tay sinh ra đã như bây giờ, cả năm ngón có ngón ngắn ngón dài.

Nhưng năm ngón tay thì cho thế là không công bằng nên cứ ấm ức, tị nạnh cãi cọ nhau mỗi ngày. Vì chúng không đoàn kết nên chẳng làm được việc gì, hễ bảo cầm cái gì là các ngón cứ rũ ra, chẳng bèn chụm lại.

Bàn tay giận lắm mới mắng chúng:

- Chúng mày là anh em, cớ ao tị nạnh cãi cọ nhau?

Chúng nói:

- Người ăn ở không đều, có năm anh em cùng sinh ra cùng giờ, cùng ngày, cùng tháng, cùng năm thế mà lại có đứa to, đứa nhỏ, đứa ngắn, đứa dài.

Bàn tay đem nỗi thắc mắc của chúng nói với người. Người không biết giải thích sao mới hỏi thần Tạo Hóa. Thần Tạo Hóa nói với người rằng:

- Xưa kia, thần Sinh Mệnh trình ta vậy, nên nó vậy, chứ ta cũng chưa tìm hiểu tỉ mỉ nó như như thế nào! Rồi thần Tạo Hóa bảo với người:

- Thôi được, nếu chúng muốn bằng nhau, thì bằng.

Thế rồi từ đó các ngón tay lại bằng nhau chằn chặn.

Từ ngày các ngón tay bằng nhau, cái bàn tay cứ trùng trục ra trông đến buồn cười. Khổ một nỗi là khi chúng bằng nhau rồi thì chả đứa nào chịu kém đứa nào, thành thử cứ ỳ ra, chẳng làm được việc, cầm cái gì rơi cái đấy.

Người thấy bất tiện quá mới mắng các ngón rằng:

- Chúng mày tị hiềm sinh chuyện. Tạo hóa sinh ra như thế là có quy luật chứ đâu theo ý riêng của chúng mày.

Các ngón tay thấy sai mới im thin thít.

Rồi người lại lên thần Tạo Hóa xin được cho các ngón tay to bé, dài ngắn như trước. Thần Tạo Hóa vốn là người am hiểu sự đời mới lại chấp nhận cho năm ngón tay của bàn tay ngắn dài, to, bé như xưa.

Người mới bảo bàn tay xòe ra, thấy các ngón lại dài ngắn khác nhau, mới phân tích cho chúng rõ về cái phận của mình:

- Chúng mày là anh em trong một bàn tay, nhưng mỗi đứa có một chức phận, mỗi đứa có một cái tên. Bây giờ nghe tao nói đây: Ngón to lùn là ngón Cái. Nó là anh, nó hỗ trợ các em để cầm, để nắm, hễ bóc cái gì thì bảo nó, tôn nó là anh cả. Ngón kế, dài thon hơn là anh hai. Khi chúng mày cụp xuống, nó ngỏng lên chỉ đường gọi là ngón Trỏ. Ngòn dài nhất có nhiệm vụ động viên phong trào, hô hoán bốn đứa kia cùng làm, ấy là ngón Giữa. Còn ngón thứ tư có dáng hình đẹp, vừa phải làm công việc như các anh, các em, còn phải làm duyên làm dáng cho cả bàn, ta đặt tên là ngón Đeo Nhẫn. Cuối cùng là đứa bé nhất, nhưng không có nó không thành bàn tay, đặt tên nó là ngón Út.

Từ bấy giờ, năm ngón tay không còn thay đổi nữa, chúng đều thấy thân phận của mình, mỗi khi bàn tay làm gì chúng đều răm rắp làm theo.

   Trong xã hội, phận người ta cũng đã được định đoạt như các ngón tay, như là một sự sắp đặt của tạo hóa. Vậy nên cái sự suy bì thiệt hơn như các ngón tay hẳn là không nên. Bàn tay phải có ngón ngắn ngón dài, giống như người ta phải có người thế nọ, người thế kia.

  Sự đời cũng giống người ta
   Bàn tay năm ngón suy ra sự đời.


(Theo Giải thích Thành ngữ - Tục ngữ / sachhayonline)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

Những câu chuyện về thành ngữ tục ngữ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những câu chuyện về thành ngữ tục ngữ   Những câu chuyện về thành ngữ tục ngữ I_icon13Fri 12 Jun 2020, 11:21

Cá chậu chim lồng

Câu thành ngữ ám chỉ cảnh sống bó buộc, tù túng, mất tự do.

Chuyện kể:

Ngày xưa, có một nhà giàu nọ rất chơi thích chơi chim cảnh. Người nhà giàu thường nhốt chim sáo trong lồng treo trước cửa nhà để mua vui. Rồi một ngày, người nọ lại bắt được một con cá vàng, bèn thả vào chậu đặt cạnh lồng chim để làm cảnh. Ngày ngày, người chủ đem thức ăn đến cho chim và cá, cốt để thưởng thức tiếng hót của chim, dạy chim nói tiếng người và xem cá lượn lờ tung tăng trong chậu.

Một hôm, người chủ đi vắng, con cá nói với con chim rằng:

- Chị còn sung sướng nỗi gì mà còn nhảy nhót liên hồi, lại còn líu la líu lô. Chị có biết chị đang ở đâu?

Thấy con cá cùng cảnh ngộ bắt chuyện, con sáo mới giãi bày:

- Tôi thấy chị cứ lượn lờ bơi quanh cái chậu, còn nhởn nhơ nỗi gì, tôi thấy ấm ức cho chị lắm thay. Còn tôi, trước đây, sống ở trời đất bao la rộng bằng ngàn, bằng vạn chiếc lồng. Vườn là rừng, sông suối chỗ nào tôi cũng biết. Tôi muốn bay, muốn đậu, mặc sức, rồi líu lô suốt ngày trên vách đá cùng họ hàng chim muông. Giờ đây bị nhốt trong lồng, muốn đạp mà ra, tôi có hót là hót cho đỡ nhớ rừng, nhớ đàn, chứ nào có sung sướng gì.

Lúc ấy cá mới nói:

- Tôi và chị cùng chịu chung số phận. Tôi sống ở sông. Sông nước mênh mông, họ hàng nhà cá chúng tôi từng đàn lượn tung tăng, đến ngày con nước trẩy hội đông vui. Tôi nhớ sông, nhớ đàn mà quẫy quanh nơi thành chậu, để mà vươn ra chứ đâu có nhởn nhơ nỗi gì.

Một con mèo suốt ngày rình bên chậu nước và chiếc lồng, chỉ chờ thời cơ cá nhảy ra khỏi chậu là ngoạm lấy, rồi tìm cách thò tay vào lồng mà tóm ngọn con chim, nghe thấy chúng than thở với nhau, đành góp lời vào:

- Khổ thân cho chúng mày. Cá chậu chim lồng. Số phận đã run rủi vậy, con than vãn nỗi gì.

   Cảnh đời không gì khổ hơn, nguy hiểm hơn cảnh “cá chậu chim lồng”, đã bị nhốt ở nơi chật hẹp lại bị đối xử không ra gì, số phận không biết đâu mà lường, sống chết không biết đâu mà tránh.

  Ai ơi cá chậu chim lồng
   Một ngày bằng cả năm gông ngồi tù


   Ấy nên ngay cả con chim, con cá cũng muốn tự do, huống hồ là con người.

(Theo Giải thích Thành ngữ - Tục ngữ / sachhayonline)
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Những câu chuyện về thành ngữ tục ngữ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những câu chuyện về thành ngữ tục ngữ   Những câu chuyện về thành ngữ tục ngữ I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Những câu chuyện về thành ngữ tục ngữ
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» CHUYỆN ĐỜI TÔI
» Thơ Sĩ Đoan
» Chuyện ngày xưa - Mỹ Châu
» CHUYỆN VỀ THẦY-TRÒ_ TUÝ TRÀO
» Tản mạn- MÙA XUÂN NÓI CHUYỆN SỐNG LÂU
Trang 1 trong tổng số 2 trangChuyển đến trang : 1, 2  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: KIẾN THỨC và CUỘC SỐNG :: Thành ngữ điển tích-