Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Yesterday at 20:28

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:15

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 16:18

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Yesterday at 10:41

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Yesterday at 10:27

Lục bát by Tinh Hoa Yesterday at 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Yesterday at 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Sat 16 Mar 2024, 10:05

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:09

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:07

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Thu 14 Mar 2024, 09:55

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

LỀU THƠ NHẠC by Phương Nguyên Sun 10 Mar 2024, 08:39

MỪNG NGÀY 08.03 by Phương Nguyên Sun 10 Mar 2024, 08:21

Chỉn by Trà Mi Sat 09 Mar 2024, 12:30

Lỗi 404 by mytutru Fri 08 Mar 2024, 11:09

Thể Tánh Muôn Loài by mytutru Tue 05 Mar 2024, 23:44

5-8-8-8 by Tinh Hoa Tue 05 Mar 2024, 03:32

Còn mãi duyên thầy by buixuanphuong09 Mon 04 Mar 2024, 13:37

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sat 02 Mar 2024, 12:09

Hoa Sen Ao Sen by mytutru Sat 02 Mar 2024, 08:27

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Cướp đất xã Đồng Tâm

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : 1, 2  Next
Tác giảThông điệp
tvqm



Tổng số bài gửi : 143
Registration date : 07/06/2018

Cướp đất xã Đồng Tâm Empty
Bài gửiTiêu đề: Cướp đất xã Đồng Tâm   Cướp đất xã Đồng Tâm I_icon13Fri 10 Jan 2020, 03:05

Đụng độ cưỡng chế đất Đồng Tâm: ít nhất 3 công an, 1 người dân chết

VOA Tiếng Việt 09/01/2020


Sáng ngày 09/01, người dân tại khu vực xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP.Hà Nội đã phản đối lực lượng cưỡng chế đất đai trong một vụ đụng độ khiến 3 công an và 1 người dân địa phương chết, cùng một số bị thương. Theo tin của Bộ Công An.


Bộ Công an Việt Nam loan tin: “Một số đối tượng có hành vi chống đối, sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng... tấn công lực lượng chức năng, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, dẫn đến hậu quả 3 cán bộ chiến sĩ Công an hy sinh, 1 đối tượng chống đối chết, 1 đối tượng bị thương.”


Anh Trịnh Bá Tư, nhà hoạt động đất đai ở Hà Nội, nói với VOA: “Đây là một vụ cưỡng chế cực kỳ hung bạo khi mà chính quyền huy động đến 3 ngàn cảnh sát cơ động, công an và cán bộ đến uy hiếp người dân từ nửa đêm hôm 08/1."


“Từ nhiều ngày trước công an đã bao vây làng Đồng Tâm họ phát đi thông tin là sẽ đàn áp người dân.


“Rạng sáng nay, khoảng 2 giờ sáng bà con cho biết các lực lượng đã vây kín Đồng Tâm và đến khoảng 4 giờ sáng có khoảng 3 ngàn cảnh sát cơ động đã tấn công, chia cắt người dân thành các nhóm nhỏ, tiến vào bắt những thủ lĩnh của nhóm, làm gãy cánh tay của anh Lê Đình Công, con trai của ông Lê Đình 


“Họ bắt đi 10 người và đánh đập nhiều người khác, bao gồm cả người già, phụ nữ và trẻ em.”


Anh Trịnh Bá Tư cho biết, trong số những người bị bắt có anh trai của anh là Trịnh Bá Phương, cùng một số thành viên trong gia đình ông Lê Đình Kình, người có 57 tuổi Đảng, hiện được xem là “thủ lĩnh tinh thần” của người dân Đồng Tâm.


Luật sư Trần Đình Dũng mô tả trên Facebook cá nhân: “Tờ mờ sáng lực lượng cảnh sát lên con số nhiều trăm người tiến về Đồng Tâm, như một cuộc hành quân "đánh úp, bất ngờ, thần tốc" trong giáo trình đánh giặc.”


Nhà báo Trần Đình Thu viết trên Facebook tối ngày 9/1: “Việc nhà cầm quyền cho phép một đơn vị quân đội bao vây và giải quyết vấn đề, dù dưới góc độ nào cũng không thể chấp nhận. Quân đội không phải là cơ quan tố tụng trong việc giải quyết các vụ tranh chấp.”


Ông Thu viết tiếp: “Ngay sau đó, lại cấm báo chí tác nghiệp và bắt buộc chỉ đưa tin theo thông tin của Bộ công an là một sự vi phạm Luật báo chí trắng trợn mà chính Quốc hội đã ban hành.”


Trong khi đó, báo Thanh Niên trích lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định, các phóng viên nước ngoài muốn tác nghiệp tại Đồng Tâm thì cơ quan có thẩm quyền sẽ “xem xét.”


“Đối với các cơ quan báo chí nước ngoài khi tác nghiệp tại Việt Nam cần tuân thủ các quy định của Việt Nam. Yêu cầu của báo chí nước ngoài đưa tin tại Đồng Tâm sẽ được cơ quan có thẩm quyền xem xét”, bà Lê Thị Thu Hằng trả lời báo giới chiều ngày 9/1.


Nhà hoạt động Trịnh Bá Tư nói:


“Đây là vụ việc đặc biệt nghiêm trọng. Đây là một xung đột rất lớn giữa người dân và chính quyền khi các nhóm lợi ích cấu kết với nhau để thu hồi hoặc cướp trắng đất đai của người nông dân. Vụ việc sáng nay là đỉnh điểm của xung đột.”


Luật sư Trần Đình Dũng nhận định: “Biến cố Đồng Tâm (ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) bắt nguồn từ tranh chấp đất đai kéo dài nhiều năm và trở thành điểm nóng khi người dân xã Đồng Tâm cho rằng, hàng chục ha đất đồng Sênh được quyết định giao cho Tập đoàn Viettel thực hiện dự án là đất nông nghiệp của xã chứ không phải đất quốc phòng.”


Theo Bộ Công an, từ ngày 31/12/2019, một số đơn vị của Bộ Quốc phòng phối hợp với lực lượng chức năng xây dựng tường rào bảo vệ Sân bay Miếu Môn, thành phố Hà Nội theo kế hoạch.


Truyền thông Việt Nam cho biết trong quá trình xây dựng tường rào, sáng 9/1/2020, “một số đối tượng có hành vi chống đối, sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng... tấn công lực lượng chức 


Căng thẳng ở Đồng Tâm bắt nguồn từ việc 4 người dân nơi đây bị bắt để phục vụ điều tra vụ án “Gây rối trật tự công cộng” liên quan đến giải tỏa đất đai trên địa bàn năm 2017.


Ngày 15/4/2017, người dân Đồng Tâm đã bắt giữ 38 công an và cán bộ địa phương làm con tin. Cuối tháng 7/2017, Thanh tra TP. Hà Nội ban hành kết luận thanh tra về đất đai ở Đồng Tâm, theo đó khẳng định “toàn bộ diện tích đất sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm là đất quốc phòng.”


Ngay hôm 9/1, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (HRW) đã ra thông cáo kêu gọi chính quyền Việt Nam phải mở một cuộc điều tra công khai và khách quan về vụ đụng độ giữa người dân và công an tại xã Đồng Tâm khiến ít nhất 4 người chết.


Ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của HRW viết trong thông cáo: “Giới chức Việt Nam cần tiến hành một cuộc điều tra minh bạch và khách quan về những vụ việc này để tìm được gốc rễ của vấn đề, ai là người chịu trách nhiệm cho vụ bạo lực, liệu cảnh sát có sử dụng vũ lượng quá mức. Những người sử dụng bạo lực phải chịu trách nhiệm.”


HRW cũng kêu gọi chính quyền Việt Nam cho phép các nhà báo, các nhà ngoại giao và các quan chức thuộc LHQ đến tìm hiểu tình hình ở Đồng Tâm và giám sát việc điều tra vụ việc của chính phủ.
Về Đầu Trang Go down
tvqm



Tổng số bài gửi : 143
Registration date : 07/06/2018

Cướp đất xã Đồng Tâm Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cướp đất xã Đồng Tâm   Cướp đất xã Đồng Tâm I_icon13Fri 10 Jan 2020, 03:10

Quyết tử giữ đất ở Đồng Tâm: 3 công an bỏ mạng, 1 dân oan hy sinh


Cướp đất xã Đồng Tâm DONG%2BTAM



Bạn đọc Danlambao - Ít nhất 3 cán bộ công an và 1 người dân oan đã thiệt mạng sau vụ cưỡng chế, cướp đất vào rạng sáng ngày 9/1/2020 tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội.

Nguồn tin từ các mạng xã hội cho hay, vào đêm hôm trước, nhà cầm quyền CSVN đã huy động một lực lượng hỗn hợp lên đến hàng ngàn người, bao gồm công an và quân đội cùng nhiều loại vũ khí sát thương kéo đến bao vây toàn bộ khu vực, sẵn sàng sống mái với những người nông dân tay không tấc sắt.

Đáp lại, dân làng Đồng Tâm đã dùng mạng xã hội để phát lời kêu gọi giúp đỡ, đồng thời tuyên bố sẵn sàng đổ máu và quyết tử giữa đất.

Đến 4 giờ sáng, nhân lúc nhiều người đang say ngủ thì hàng ngàn công an, quân đội được lệnh đánh úp vào làng. Video phổ biến ra bên ngoài cho thấy cảnh lực lượng cưỡng chế tràn vào làng kèm theo rất nhiều tiếng súng, tiếng nổ và cả những tiếng người kẻng báo động vang lên dồn dộp.

Theo facebook Tin Mừng Cho Người Nghèo cho biết, lực lượng cướp đất đã tràn vào nhà dân để đàn áp mạnh tay, thậm chí đánh cả già lẫn trẻ. Ông Lê Đình Kình – thủ lĩnh dân làng Đồng Tâm bị bắt mất tích, con trai ông Kình là ông Lê Đình Công bị bắn gãy tay, con dâu ông Công và hai cháu nhỏ cũng bị bắt, trong đó có một cháu bé sơ sinh mới được ba tháng tuổi.





Cướp đất xã Đồng Tâm U2
Thông báo của Bộ Công an cộng sản sau vụ cướp đất.

Toàn bộ khu vực làng Đồng Tâm đã bị phá sóng điện thoại và cắt internet để thông tin không thể lọt ra ngoài. Mọi ngả đường dẫn vào xã Đồng Tâm đều bị lực lượng công an chốt chặn và phong tỏa từ cách xa 5 km, khiến không ai có thể ra vào và tiếp cận.

Những thông tin ban đầu cho biết, có ít nhất 3 cán bộ công an tham gia vụ đàn áp đã thiệt mạng, hiện chưa rõ nguyên nhân, nhưng Cổng thông tin điện tử Bộ Công an cáo buộc rằng nguyên nhân cái chết là do “ một số đối tượng có hành vi chống đối, sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng... tấn công lực lượng chức năng”.





Cướp đất xã Đồng Tâm U1
Facebook được cho là của vợ một cán bộ CA thiệt mạng sau vụ đàn áp
Trên mạng xã hội, dư luận đang loan truyền một đoạn status được cho là của vợ một trong những cán bộ công an thiệt mạng trong vụ đàn áp tại Đồng Tâm. Qua status khóc thương cho người chồng còn rất trẻ của mình, cô gái này cũng vô tình tiết lộ rằng có đến 3 nghìn quân tham gia vào vụ Đồng Tâm.  

Thông tin từ facebook Nguyễn Anh Tuấn cho biết những gì xảy ra vào lúc 4 giờ sáng ngày 9/1/2020 như sau: “Sau khi ném lựu đạn hạt nhựa và hơi cay, cảnh sát đã phá cửa nhà ông Công, xông vào bắn bị thương và giết chết một người dân (chưa xác định được danh tính). Sau đó bắt đi con dâu ông Lê Đình Công và hai cháu nhỏ, sau khi làm cho những người này bị ngạt hơi cay. Một cháu bé mới được 3 tháng tuổi”.

Cũng theo thông tin phía công an công bố, vụ đàn áp đã khiến một người dân thiệt mạng và một người khác bị thương. Tuy nhiên, con số thực tế có thể cao hơn rất nhiều vì các hình ảnh và video cho thấy phía lực lượng công an đã sử dụng rất nhiều vũ khí sát thương, trong khi người dân Đồng Tâm do bị dồn ép đến đường cùng nên cũng liều chết để giữ đất.   

Vụ đàn áp đẫm máu diễn ra vào thời điểm mà chỉ còn 2 tuần nữa là đến dịp Tết cổ truyền của dân tộc. Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung chính là kẻ sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm cho tất cả những đau thương, chết chóc sau phi vụ cướp đất này.

9/1/2020
Về Đầu Trang Go down
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11067
Registration date : 08/08/2009

Cướp đất xã Đồng Tâm Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cướp đất xã Đồng Tâm   Cướp đất xã Đồng Tâm I_icon13Fri 10 Jan 2020, 07:12

tvqm đã viết:
Đụng độ cưỡng chế đất Đồng Tâm: ít nhất 3 công an, 1 người dân chết
VOA Tiếng Việt 09/01/2020

Sáng ngày 09/01, người dân tại khu vực xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP.Hà Nội đã phản đối lực lượng cưỡng chế đất đai trong một vụ đụng độ khiến 3 công an và 1 người dân địa phương chết, cùng một số bị thương. Theo tin của Bộ Công An.

Bộ Công an Việt Nam loan tin: “Một số đối tượng có hành vi chống đối, sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng... tấn công lực lượng chức năng, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, dẫn đến hậu quả 3 cán bộ chiến sĩ Công an hy sinh, 1 đối tượng chống đối chết, 1 đối tượng bị thương.”

Anh Trịnh Bá Tư, nhà hoạt động đất đai ở Hà Nội, nói với VOA: “Đây là một vụ cưỡng chế cực kỳ hung bạo khi mà chính quyền huy động đến 3 ngàn cảnh sát cơ động, công an và cán bộ đến uy hiếp người dân từ nửa đêm hôm 08/1."

“Từ nhiều ngày trước công an đã bao vây làng Đồng Tâm họ phát đi thông tin là sẽ đàn áp người dân.
“Rạng sáng nay, khoảng 2 giờ sáng bà con cho biết các lực lượng đã vây kín Đồng Tâm và đến khoảng 4 giờ sáng có khoảng 3 ngàn cảnh sát cơ động đã tấn công, chia cắt người dân thành các nhóm nhỏ, tiến vào bắt những thủ lĩnh của nhóm, làm gãy cánh tay của anh Lê Đình Công, con trai của ông Lê Đình 

“Họ bắt đi 10 người và đánh đập nhiều người khác, bao gồm cả người già, phụ nữ và trẻ em.”

Anh Trịnh Bá Tư cho biết, trong số những người bị bắt có anh trai của anh là Trịnh Bá Phương, cùng một số thành viên trong gia đình ông Lê Đình Kình, người có 57 tuổi Đảng, hiện được xem là “thủ lĩnh tinh thần” của người dân Đồng Tâm.

Luật sư Trần Đình Dũng mô tả trên Facebook cá nhân: “Tờ mờ sáng lực lượng cảnh sát lên con số nhiều trăm người tiến về Đồng Tâm, như một cuộc hành quân "đánh úp, bất ngờ, thần tốc" trong giáo trình đánh giặc.”
Nhà báo Trần Đình Thu viết trên Facebook tối ngày 9/1: “Việc nhà cầm quyền cho phép một đơn vị quân đội bao vây và giải quyết vấn đề, dù dưới góc độ nào cũng không thể chấp nhận. Quân đội không phải là cơ quan tố tụng trong việc giải quyết các vụ tranh chấp.”

Ông Thu viết tiếp: “Ngay sau đó, lại cấm báo chí tác nghiệp và bắt buộc chỉ đưa tin theo thông tin của Bộ công an là một sự vi phạm Luật báo chí trắng trợn mà chính Quốc hội đã ban hành.”

Trong khi đó, báo Thanh Niên trích lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định, các phóng viên nước ngoài muốn tác nghiệp tại Đồng Tâm thì cơ quan có thẩm quyền sẽ “xem xét.”

“Đối với các cơ quan báo chí nước ngoài khi tác nghiệp tại Việt Nam cần tuân thủ các quy định của Việt Nam. Yêu cầu của báo chí nước ngoài đưa tin tại Đồng Tâm sẽ được cơ quan có thẩm quyền xem xét”, bà Lê Thị Thu Hằng trả lời báo giới chiều ngày 9/1.

Nhà hoạt động Trịnh Bá Tư nói:

“Đây là vụ việc đặc biệt nghiêm trọng. Đây là một xung đột rất lớn giữa người dân và chính quyền khi các nhóm lợi ích cấu kết với nhau để thu hồi hoặc cướp trắng đất đai của người nông dân. Vụ việc sáng nay là đỉnh điểm của xung đột.”

Luật sư Trần Đình Dũng nhận định: “Biến cố Đồng Tâm (ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) bắt nguồn từ tranh chấp đất đai kéo dài nhiều năm và trở thành điểm nóng khi người dân xã Đồng Tâm cho rằng, hàng chục ha đất đồng Sênh được quyết định giao cho Tập đoàn Viettel thực hiện dự án là đất nông nghiệp của xã chứ không phải đất quốc phòng.”

Theo Bộ Công an, từ ngày 31/12/2019, một số đơn vị của Bộ Quốc phòng phối hợp với lực lượng chức năng xây dựng tường rào bảo vệ Sân bay Miếu Môn, thành phố Hà Nội theo kế hoạch.

Truyền thông Việt Nam cho biết trong quá trình xây dựng tường rào, sáng 9/1/2020, “một số đối tượng có hành vi chống đối, sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng... tấn công lực lượng chức 

Căng thẳng ở Đồng Tâm bắt nguồn từ việc 4 người dân nơi đây bị bắt để phục vụ điều tra vụ án “Gây rối trật tự công cộng” liên quan đến giải tỏa đất đai trên địa bàn năm 2017.

Ngày 15/4/2017, người dân Đồng Tâm đã bắt giữ 38 công an và cán bộ địa phương làm con tin. Cuối tháng 7/2017, Thanh tra TP. Hà Nội ban hành kết luận thanh tra về đất đai ở Đồng Tâm, theo đó khẳng định “toàn bộ diện tích đất sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm là đất quốc phòng.”

Ngay hôm 9/1, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (HRW) đã ra thông cáo kêu gọi chính quyền Việt Nam phải mở một cuộc điều tra công khai và khách quan về vụ đụng độ giữa người dân và công an tại xã Đồng Tâm khiến ít nhất 4 người chết.

Ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của HRW viết trong thông cáo: “Giới chức Việt Nam cần tiến hành một cuộc điều tra minh bạch và khách quan về những vụ việc này để tìm được gốc rễ của vấn đề, ai là người chịu trách nhiệm cho vụ bạo lực, liệu cảnh sát có sử dụng vũ lượng quá mức. Những người sử dụng bạo lực phải chịu trách nhiệm.”

HRW cũng kêu gọi chính quyền Việt Nam cho phép các nhà báo, các nhà ngoại giao và các quan chức thuộc LHQ đến tìm hiểu tình hình ở Đồng Tâm và giám sát việc điều tra vụ việc của chính phủ.

Chân thành cảm ơn tác giả bài viết
Đọc xong mà nghe xót xa quá..
Không biết bao giờ đất nước VN này mới thật bình yên ?!

Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
tvqm



Tổng số bài gửi : 143
Registration date : 07/06/2018

Cướp đất xã Đồng Tâm Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cướp đất xã Đồng Tâm   Cướp đất xã Đồng Tâm I_icon13Sat 11 Jan 2020, 02:17

Máu nhuộm Đồng Tâm



Cướp đất xã Đồng Tâm Temp-danlambao50

Nguyễn Ngọc Sẵng (Danlambao) - Một sự kiện lớn đang diễn ra, nhà cầm quyền Hà Nội đang huy động một lực lượng lớn với vũ khí chuyên dụng, đội quân hùng hậu tấn công dân làng Đồng Tâm, người dân chỉ có máu xương để bảo vệ nhà cửa ruộng vườn mình.

Diễn tiến sự việc - Thời điểm của cuộc tấn công 

Cướp đất xã Đồng Tâm Temp-danlambao50


Không ai biết rõ nguyên nhân nào nhà cầm quyền chọn ngày 9 tháng giêng năm 2020, tức ngày 14 tháng 12 năm Kỷ Hợi, chỉ còn đúng nửa tháng, cả nước sẽ mừng Tết Nguyên Đán Canh Tý 2020, ngày lễ trọng đại nhất của dân tộc. 

Nhớ lại trong năm qua, tại thành phố Sài Gòn, người cộng sản tấn công vào Vườn Rau Lộc Hưng cũng vào dịp thành phố, toàn dân đang sửa soạn cho ngày Tết thiêng liêng nhất của mình. 

Xa hơn nữa, năm 1968 người cộng sản cũng chọn ngày Tết Mậu Thân để gây ra cuộc tấm máu, nhất là tại Huế, hơn 5 ngàn người dân vô tội bị họ say sưa sát hại, trước khi bị Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà đánh bật ra khỏi cố đô Việt Nam. 

Phải chăng đây là sự lựa chọn tâm lý làm cho đối tượng khiếp đảm,kinh hoàng trong những ngày thiêng liêng nhất của họ, hay một biểu hiện vô thần, một hành động vô văn hoá của người cộng sản? 

Hay gieo rắc tang thương cho người dân trong những ngày lễ trọng đại là căn tính của người cộng sản. 

Phản ứng của Cư Dân Mạng 

Trên Facebook sáng nay tràn ngập thông tin về việc người cộng sản tấn công dân làng Đồng Tâm. Sau đây là vài phê phán tiêu biểu: 

a. Em Quân đã chết trong sự kiện nhà cầm quyền tấn công vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội sáng nay. 

Tôi bùi ngùi cho em và cho bao nhiêu thanh niên Việt Nam khác. Tại sao đến giờ này người Việt vẫn phải giết nhau để thỏa mãn lòng tham của một thiểu số cai trị? 

Chế độ cộng sản đã mang nợ quá lớn với dân tộc này. Chúng nghĩ rằng đàn áp một cách tàn bạo sẽ làm người dân sợ nhưng không có chuyện đó đâu. Nhà Tần bạo ngược như vậy nhưng chỉ đến đời thứ hai là hết. (Nguyễn Tiến Trung) 

b. Facebooker Nguyễn Văn Phước viết rằng, "Máu đã đổ, mạng người đã mất - khi đất nước không hề còn kẻ thù, chiến tranh. Cũng những ngày sát Tết cổ truyền thiêng liêng, năm ngoái lấy đất của người dân Lộc Hưng, năm nay là với bà con Đồng Tâm." 

Sự việc này xảy ra khi khiến người ta không khỏi đặt câu hỏi về cách ứng xử của chính quyền. 

Facebooker Nguyễn Văn Phước tiếp: "Ứng xử với người dân Việt máu mủ có nhiều cách nhân tâm, đúng luật pháp hơn nhiều mà sao phải đột kích lúc 4 giờ sáng với tất cả thiết bị vũ trang hiện đại hơn cả chiến đấu với kẻ thù ngoại xâm đâm chìm tàu, ức hiếp ngư dân, đang cướp biển đảo của Tổ quốc?" 

c. Trao đổi với BBC News Tiếng Việt từ Hà Nội, PGS-TS Nguyễn Quý‎ Thọ, 

Học viện Chính sách & Phát triển, cũng cho rằng, trong nội bộ chính quyền Hà Nội, lâu nay vẫn chưa thống nhất trong cách nhìn nhận và ứng xử với người dân. 

Theo ông Thọ, có hai câu hỏi phải đặt ra ở đây. Tại sao sự việc diễn ra từ lâu và đến nay vẫn âm ỉ mà chính quyền không giải quyết dứt điểm, để rồi cứ đến một lúc nào đấy, xảy ra một sự kiện gì đấy thì người ta lại làm cho sự việc nóng lên. Rồi tại sao họ lại chọn để ra tay ngay vào thời điểm này, giữa khi các quan chức cao nhất của Hà Nội đang bị đề nghị xử l‎ý kỷ luật, dẫu l‎ý do liên quan đến những chuyện khác. 

"Hai câu hỏi đó là cần tiếp tục suy nghĩ thêm. Hay như việc ai chỉ đạo việc này và sẽ ảnh hưởng như thế nào thì đến nay chúng ta vẫn chưa thể khẳng định được. Chúng ta chỉ biết rằng, đấy, nếu đối xử với người dân như thế thì hậu quả sẽ là như thế. Và điều đó sẽ không chỉ ảnh hưởng đến bộ mặt của chính quyền thủ đô không thôi mà còn đặt ra rất nhiều vấn đề về chính sách và cả với cá nhân các vị lãnh đạo các việc đó," ông Thọ nói. 

d. Đã 10 ngày rồi, bọn chúng dùng mọi thủ đoạn khốn nạn, suốt ngày chúng cho loa phát hết công suất tuyên truyền xuyên tạc, kêu gọi Nhân dân giao nộp vũ khí và các phương tiện chiến đấu, trở về thì được khoan hồng, đồng thời chúng dùng còi cảnh sát biển gầm rú hết công suất hòng đè bẹp ý chí chiến đấu của Nhân dân, em ạ, chúng còn gom góp mỗi xã 17 thằng tự vệ, từng tốp đi lại lại trên đường, phía bên trong trường bắn miếu Môn cảnh sát cơ động và 3 xe vòi rồng, xe bắt người, xe cứu thương, cùng quân lính,sẵn sàng chờ lệnh mở cuộc tấn công vào Đồng xênh bất cứ lúc nào. (Face booker Thu Ngọc Đinh) 

e. Vũ khí, quân số, chiến thuật xử dụng với người dân Đồng Tâm. 

Bắt đầu 10 giờ đêm ngày tám tháng một 2020, các lực lượng An ninh mật vụ được tung đi canh từng nhà hoạt động ở Hà Nội trước đó. Một trung đoàn gồm có Bộ tư lệnh cảnh sát cơ động, đặc nhiệm, cảnh sát giao thông... Từ bộ cho tới huyện và lực lượng địa phương mang theo khí tài quân sự hạng nặng có cả xe bọc thép, xe phá sóng, máy LRAD, (LRAD là thiết bị truyền phát âm thanh và vũ khí phi sát thương, do tập đoàn LRAD của Mỹ sản xuất. LRAD được sử dụng để phát đi cảnh báo hoặc chùm âm thanh gây hại hay đau đớn ở khoảng cách xa hơn các loại loa thông thường. LRAD được sử dụng trong tuần tra trên biển, đuổi tàu vi phạm lãnh hải, chống cướp biển), đó là thiết bị phát sóng âm thanh cực lớn để trên xe. (vanews.org), cả thảy hơn một ngàn người được điều về nhanh chóng trong đêm, tập kết và bao vây quanh sân bay Miếu Môn. 

"Khoảng ba giờ sáng nay, rất đông người của chính quyền trong trang phục cảnh sát cơ động, cầm theo gậy gộc, dùi cui, súng, khiên, đổ về làng." 

"Theo thông tin mà dân làng chúng tôi được mật báo từ trước thì lần này có khoảng 8.000 người. Còn theo quan sát của tôi thì rất đông, đổ về các ngõ trong làng."(BBC 9/1/2020) 

4h sáng ngày chín tháng một, lệnh nổ súng cũng được truyền đi, tiếng súng nổ chát chúa, vang rền và rực sáng cả Đồng Tâm, tỏa sáng cả một bầu trời như cách Ông Nguyễn Phú Trọng mới nói “mặt trời tỏa sáng trên bầu trời Việt Nam”, hơi cay được bắn đi và lùng sục tất mọi nhà ở Đồng Tâm. (Phạm Minh Vũ) 

Không biết cuộc chiến như thế nào? Chúng ta đều phần nào đoán được, nhưng có lẽ, trang bị vũ khí tối tân cho lực lượng vũ trang để đi cướp đất của Nhân Dân thì trên thế giới này ngoài Việt Nam ra chắc chẳng còn ai làm được điều đó. 

Quả thực, Việt Nam làm được những việc mà thế giới không ai làm! (Phạm Minh Vũ). 

Cướp đất xã Đồng Tâm Temp-danlambao50

f. Chánh khí Đồng Tâm. 

Tinh thần đoàn kết chặt chẽ của Nhân dân ngày càng rộng lớn, chiều hôm thứ bảy vừa qua chúng dàn quân chuẩn bị tấn công Đồng Sênh, tiếng kẻng báo động toàn xã vang lên, sau 3, 4 phút, dân ta đã có mặt tại Đồng xênh khoảng trên 1000 người, em à, nếu chúng liều lĩnh xông vào thì Đồng xênh trở thành bãi chiến trường đẫm máu. 

Trong đầu người dân Đồng Tâm bây giờ là: Quyết tử để cho Đồng Sênh mãi mãi cho muôn đời con cháu mai sau. Vậy bằng bất kỳ giá nào cũng phải giữ được đất Đồng xênh trường tồn, hôm qua vào khoảng hơn 9h sáng chiếc tàu lượn không người lái bị các ngài thần thánh trong làng và các anh hùng liệt sĩ kéo cổ xuống bẻ gãy đầu ngay trên đầu làng, cách nhà anh 150m đây là tin tốt em ạ, chúng sắp đến ngày tận số rồi. (Thu Ngọc Đinh). 

"Nhà nào ở Đồng Tâm cũng đã trang bị đầy đủ rồi, sẽ không bắt giữ người như năm 2017 nữa đâu mà chắc chắn sẽ đổ máu 'như Gò Đống Đa'. Bởi vì chính quyền Hà Nội đã chèn ép người dân quá đáng," ông Lê Đình Công, xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội, nói với BBC hôm 22/5. 

Ông Công, con trai cụ Lê Đình Kình, cho BBC biết rằng hôm 27/8 đã có một "cuộc họp toàn thể nhân dân xã đồng tâm, khẳng định đất Đồng Sênh là đất nông nghiệp của nhân dân Đồng Tâm." 

"Thứ nhất, nếu chính quyền Hà Nội, công an Hà Nội mà cố tình cướp đi quyền lợi đất đai của người dân thì người dân Đồng Tâm sẽ giữ đến hơi thở cuối cùng." 

"Thứ hai nếu chính quyền mà bắt một người Đồng Tâm, thì người dân Đồng Tâm cũng sẽ sẵn sàng đổ máu." 

"Họ coi thường kỉ cương phép nước, coi thường pháp luật thì nhân dân đồng Tâm sẽ cho họ thấy thế nào là coi thường kỷ cương phép nước, và coi thường pháp luật. 

"Nhân dân Đồng Tâm sẽ xử toàn bộ người làm sai, không kể bất kì một ai từ huyện đến thành phố, người dân sẽ quyết tâm chiến đấu đổ máu." 

Giải Pháp cho Đồng Tâm 

Cướp đất xã Đồng Tâm Temp-danlambao50


Trao đổi với BBC hôm 21/5, luật sư Ngô Anh Tuấn - thuộc nhóm luật sư đang trợ giúp pháp lý cho dân Đồng Tâm - nói qua nghiên cứu hồ sơ vụ việc đã tìm ra một số manh mối về địa giới đất đai ở Đồng Tâm. 

"Manh mối thì nhiều và sẽ được chứng minh trong quá trình đối thoại với chính quyền. Vấn đề là chính quyền chưa từng đối thoại thực chất với dân Đồng Tâm bao giờ." 

"Hiện thời chúng tôi chưa muốn tiết lộ chi tiết, nhưng các luật sư sẽ giúp người dân đấu tranh để trước hết, được đối thoại với chính quyền. Qua đối thoại mới vỡ ra được các vấn đề khác. Thậm chí có thể đạt được một số thỏa thuận nào đó mà hai bên chấp nhận được," luật sư Tuấn nói với BBC từ Hà Nội. 

Về phía chính quyền cho thấy họ đã quyết ăn thua đủ và không muốn cho qua chuyện này, còn người dân thì có vẻ như cũng dám chấp nhận hy sinh (Luật sư Ngô Ngọc Trai) 

Còn quy trình giải quyết khiếu nại là lối giải quyết áp đặt quan điểm của kẻ mạnh đối với kẻ yếu. Và người dân sẽ không thể tâm phục khẩu phục cho một lối giải quyết như vậy, mà điều này là rất quan trọng trong việc giữ ổn cố đời sống xã hội. 

“Thực tế cho thấy, khiếu nại đến cái người lấy đất mà mong người ta thay đổi ý kiến thì cái cơ chế như vậy luôn khiến cho người dân ở vào trạng thái tuyệt vọng”. (BBC 23 tháng 10 2017). 

Người dân biết những dự án nào mang lại lợi ích cho quốc gia và họ sẳn sàng thương lượng với nhà nước vì lợi ích, nhất là lợi ích quốc phòng. Nhưng nhà nước phải đạt được sự đồng ý của dân trong đền bù và tái định cư, phải đền bù thoả đáng, phải tôn trọng dân khi thương lượng, tuyệt đối không được dùng sức mạnh cưỡng ép dân. 

Nhà nước Cộng Sản Việt Nam đã hàng ngàn lần thất hứa, nuốt lời hứa, cho nên việc đền bù phải thực hiện trước và đầy đủ. Chổ tái định cư phải sẳn sàng cho sinh hoạt thuận tiện hàng ngày của người dân. Nhà cầm quyền không còn uy tín để mất vì vậy muốn dân giao đất phải tuyệt đối làm đúng giao ước trước. 

Cuộc chiến giữ đất có 12 người thiệt mạng gồm sáu người dân không tiếc máu xương giữ lấy xóm làng và năm cảnh sát đã “hy sinh mạng sống để bảo vệ nhóm lợi ích”, một côn đồ chết, 30 người bị bắt (Facebooker Nancy Hanh Vy Nguyen). 

Một mất mát vô cùng phi lý và người cộng sản phải chịu trách nhiệm nầy. 

10.01.2020
Về Đầu Trang Go down
Việt Đường



Tổng số bài gửi : 2127
Registration date : 21/08/2009

Cướp đất xã Đồng Tâm Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cướp đất xã Đồng Tâm   Cướp đất xã Đồng Tâm I_icon13Sat 11 Jan 2020, 17:01

Cướp đất xã Đồng Tâm Hen-Voi-Giac-Ac-Voi-Dan-Vntvnd

Hèn Với Giặc, Ác Với Dân

Tưởng kéo hằng hà chống ngoại xâm
Ai ngờ dốc lực cướp Đồng Tâm
Nhìn đoàn khuyển mã lăm le tiến
Mà thấy thêm khinh Đảng chết bầm

Việt Đường
(11/01/2020)
Về Đầu Trang Go down
Thiên Hùng

Thiên Hùng

Tổng số bài gửi : 2547
Registration date : 19/08/2009

Cướp đất xã Đồng Tâm Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cướp đất xã Đồng Tâm   Cướp đất xã Đồng Tâm I_icon13Sun 12 Jan 2020, 10:39

HÈN VỚI GIẶC ÁC VỚI DÂN = VIỆT CỘNG



bash :danhkiem:
Về Đầu Trang Go down
tvqm



Tổng số bài gửi : 143
Registration date : 07/06/2018

Cướp đất xã Đồng Tâm Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cướp đất xã Đồng Tâm   Cướp đất xã Đồng Tâm I_icon13Sun 12 Jan 2020, 13:14

Đồng Tâm - khi đảng viên trở thành kẻ thù của đảng


Cướp đất xã Đồng Tâm %25C4%2590o%25CC%2582%25CC%2580ng%2Bta%25CC%2582m%2Bva%25CC%2580%2B%25C4%2591a%25CC%2589ng-danlambao

Mẹ Nấm (Danlambao) - Cụ Lê Đình Kình (85 tuổi), người được xem là linh hồn của những người dân Đồng Tâm đã qua đời vì những vết đạn được bắn từ những người đồng chí đảng viên của mình. Xung đột đất đai khiến một đảng viên lão thành cách mạng trở thành thế lực thù địch của đảng. Số người thiệt mạng sau vụ tấn công vào nhà dân lúc 4 giờ sáng vẫn còn là một bí ẩn, và Đồng Tâm thêm một lần nữa là minh chứng cho lời ca "đảng đã cho ta sáng mắt sáng lòng".

Xuất phát từ dòng thông báo ngắn ngủi trên Cổng thông tin của Bộ Công an: "Từ ngày 31/12/2019, một số đơn vị của Bộ Quốc phòng phối hợp với lực lượng chức năng tiến hành xây dựng tường rào bảo vệ Sân bay Miếu Môn, thành phố Hà Nội theo kế hoạch. Trong quá trình xây dựng, sáng 9/1/2020, một số đối tượng có hành vi chống đối, sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng... tấn công lực lượng chức năng, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, dẫn đến hậu quả 3 cán bộ chiến sĩ Công an hy sinh, 1 đối tượng chống đối chết, 1 đối tượng bị thương."

Nếu không có mạng xã hội, không có các đoạn video clip do người dân Đồng Tâm gửi ra khoảng 3-4 giờ sáng sớm ngày 9/1/2020, người ta sẽ lầm tưởng đây là một vụ "chống người thi hành công vụ" thông thường. Không hề có thứ công vụ nào được phát lệnh bằng việc nổ súng trong đêm khi người dân đang say ngủ phải choàng dậy gõ kẻng báo động cả.
Đây là một cuộc tấn công tiêu diệt có chủ đích của lực lượng công an, và mục tiêu chính là thôn Hoành và gia đình cụ Lê Đình Kình, những người đã tuyên bố sẽ hy sinh tính mạng để giữ đất.

Cuộc tấn công diễn ra trong sự phối hợp và chuẩn bị rất kỹ càng từ các ban bộ ngành qua việc cắt điện, cắt Internet trước đó. Hiện trường vụ án chính là nhà của cụ Lê Đình Kình.

Một ngày sau khi vụ tấn công xảy ra, công an ra quyết định khởi tố vụ án với ba tội danh "Giết người, Tàng trữ sử dụng vũ khí trái phép và Chống người thi hành công vụ".

Mấu chốt vấn đề ở chỗ thông tin đầu tiên xuất phát từ Bộ Công An là "gây rối trật tự công cộng" và "chống người thi hành công vụ". Bởi không hề có bằng chứng nào được trưng ra tại hiện trường "đang xây dựng" là khu vực tường rào sân bay Miếu Môn.
Vậy chữ "công vụ" ở đây nên được hiểu là xâm nhập gia cư bất hợp pháp và bị chống trả quyết liệt mới đúng bản chất?!

Facebooker Dương Quốc Chính đã đưa ra vấn đề rất đáng để quan tâm.
"Việc chống đối của người dân xảy ra trước ngày 9/1, tại công trường, hay họ chỉ chống đối khi bị tấn công? Theo mình hiểu, quy trình đúng pháp luật phải là: Nếu người dân chống đối tại chỗ tranh chấp đất, thì CAHN cần khởi tố vụ án, khởi tố bị can trước, vì đã có đủ dấu hiệu phạm tội, rồi mới đem quân tới bắt người, vào ban ngày, có đại diện của chính quyền địa phương chứng kiến, 1 cách công khai. Nhưng đây lại có một vụ đánh úp vào ban đêm, giống y như việc tấn công bọn tội phạm, khủng bố, bắt cóc... Rồi mới dẫn đến việc người dân tự vệ, chống lại công an, có thể dẫn đến tử vong của cả 2 bên. Có nghĩa là CA đã làm ngược quy trình, là tấn công trước, rồi tìm bằng chứng phạm tội sau.

Được biết, dân Đồng Tâm đã có lời kêu gọi toàn dân Đồng Tâm kháng chiến từ hàng tuần trước, công khai trên FB, mình còn đọc được, không lẽ CA không biết? Vì thế, lẽ ra công an phải tìm lý do cho vụ tấn công trước, ví dụ như việc tàng trữ vũ khí quân dụng...để khởi tố vụ án, có đủ căn cứ pháp lý cho việc bắt giữ công khai. Khi tới bắt người mà bị tấn công thì mới được nổ súng."


Hai ngày sau khi vụ việc xảy ra, những hình ảnh thực tế đầu tiên về "vụ tấn công" chính là thi thể của cụ Lê Đình Kình do người dân cung cấp. Cụ Kình được trao trả về cho gia đình trong tình trạng đã bị mổ khám nghiệm tử thi, có 2 vết đạn trên đầu và ngay ngực trái chỗ gần tim, chân bị gãy rời.
Điều này khá trái ngược với thông tin do thiếu tướng Tô Ân Xô (Chánh văn phòng Bộ Công an) "qua khám nghiệm, trên tay ông Kình cầm một trái lựu đạn." 

Hiện trường của vụ án giết người này là nhà riêng của cụ Kình, cụ chết ngay trên giường ngủ. 

Thông tin do Công an đưa ra ai sẽ kiểm chứng được khi báo chí bị phong tỏa, các cơ quan báo chí nước ngoài muốn tác nghiệp tại Đồng Tâm "sữ được xem xét"?!

Sẽ có rất nhiều câu hỏi được đặt ra trong vụ việc Đồng Tâm, nhưng tôi chỉ muốn nhắc lại lời của một người được xem là có liên quan gián tiếp đến quyền lợi của người dân trong vụ khiếu kiện đất đai này đó là luật sư đại diện Ngô Anh Tuấn:

"Chưa có bất kỳ cuộc đối thoại nào diễn ra một cách đúng nghĩa kể từ sau buổi đối thoại nhằm thuyết phục dân thả “con tin”. Chỉ có tuyên truyền, định hướng một chiều từ phía chính quyền mà thôi! Người dân có tranh chấp chỉ được trình bày, giải thích các nội dung mà mình băn khoăn trên mạng xã hội..."


Đó chính là lý do vì sao người dân, hay nói chính xác hơn là những đảng viên kiên trung tại Đồng Tâm đang chờ đợi đồng đội của mình trả lời. Hơn ai hết những người đã từng là Chủ tịch xã, Bí thư xã, Trưởng công an xã.... những người đã từng hy sinh tuổi trẻ đóng góp cho công cuộc cách mạng hiểu rõ họ đã và đang niềm tin vào những điều gì. Và họ vẫn trông chờ câu trả lời từ những lãnh đạo cấp cao hơn, những người đang rao giảng niềm tin và đạo đức như Nguyễn Đức Chung, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc...

"Không cần đối thoại, không cần tòa án", chỉ cần tuyên truyền và phát lệnh xua hơn ngàn quân vào làng, những người đã hơn nửa đời người đi theo đảng ở Đồng Tâm bỗng chốc trở thành những kẻ chống đối và những kẻ phản loạn trong mắt những người dân Việt Nam đang bị ngu muội hóa.

Vụ việc ở Đồng Tâm, điều đáng hãi hùng nhất ngoài hình ảnh thương tâm của cụ Lê Đình Kình trong tình trạng được cho là bị tra tấn cho đến chết chính là thái độ hung hãn khát máu của một bộ phận không nhỏ người Việt trên mạng xã hội.
"Không cần lắng nghe, không cần suy nghĩ", đảng nói đúng là đúng, đảng bảo chống đối là đám đông phải hô to khẩu hiệu "cần nghiêm trị" như một quy trình được cài đặt sẵn. Vô văn hóa, mất nhân tính đó chính là điều đáng lo mà nhiều thanh niên trẻ Việt Nam đang thể hiện qua vụ việc Đồng Tâm.

Cuối cùng, đến tận lúc chết, cụ Lê Đình Kình vẫn là một đảng viên và vẫn đang mong chờ được đối thoại với đảng. Chi tiết này có lẽ sẽ là một bài học đắt giá cho nhiều người khác vẫn đang nuôi niềm tin vào đảng.
Đến tận lúc này những cụm từ như "cuộc cưỡng chế", "cuộc tấn công" hay "chống người thi hành công vụ" nên được thay thế cho đúng hơn để miêu tả bản chất của sự việc này vốn là: một cuộc xâm nhập gia cư bất hợp pháp có tổ chức với quy mô gần (hoặc hơn) 3000 quân của công an Hà Nội đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của người dân Đồng Tâm.

Tất cả những tranh cãi về giá trị pháp lý và nguyên tắc cư xử đúng sai của nhà cầm quyền và người dân trong tất cả các vụ cưỡng chế hay tranh chấp đất đai phải được suy xét thấu đáo, không né tránh bản chất vấn đề - đó là “đất đai là sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý”. Mọi cuộc tranh cãi đúng sai đều vô nghĩa nếu dựa trên một lổ hổng trầm trọng về quyền sống, quyền được mưu sinh của công dân. Những cuộc cưỡng chế, thâu tóm đất đai trước dịp Tết đoàn viên, chưa và sẽ không bao giờ là hành động có thể mang lại sự ấm no hạnh phúc cho xã hội.

Năm 2020 rồi, đừng đổ tội chống phá nhà nước, chống phá chính quyền cho dân khi chính nhà nước được lãnh đạo bởi những người cướp chính quyền luôn nuôi dã tâm cướp trắng tài sản của nhân dân qua nhiều thời kỳ bằng nhiều thủ đoạn.

11.01.2020
Về Đầu Trang Go down
Thiên Hùng

Thiên Hùng

Tổng số bài gửi : 2547
Registration date : 19/08/2009

Cướp đất xã Đồng Tâm Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cướp đất xã Đồng Tâm   Cướp đất xã Đồng Tâm I_icon13Sun 12 Jan 2020, 13:25

Đảng cướp ngày cướp đêm = Đảng Cộng Sản Việt Nam




bash :danhkiem:
Về Đầu Trang Go down
tvqm



Tổng số bài gửi : 143
Registration date : 07/06/2018

Cướp đất xã Đồng Tâm Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cướp đất xã Đồng Tâm   Cướp đất xã Đồng Tâm I_icon13Wed 22 Jan 2020, 06:11

Thảm kịch Lê Đình Kình - Thảm kịch của người dân lương thiện sống trong thể chế tồn tại bằng bạo lực và lừa dối (Phần I)

Cướp đất xã Đồng Tâm Quy%25CC%2589%2Bco%25CC%25A3%25CC%2582ng%2Bsa%25CC%2589n%2Ba%25CC%2586n%2B%25C4%2591a%25CC%2582%25CC%2581t-danlambao

Phạm Đình Trọng (Danlambao) - Đảng cộng sản cầm quyền lo sợ, thù ghét pháp luật, lo sợ thù ghét nhân dân, đó là thảm họa lớn nhất của lịch sử Việt Nam. Thảm họa đó là tội ác cải cách ruộng đất. Là cuộc chiến tranh Nam Bắc núi xương sông máu. Là lênh láng máu dân đổ ra trong tết Mậu Thân 1968. Là nỗi đau Văn Giang, nỗi đau Dương Nội, nỗi đau Thủ Thiêm, nỗi đau Lộc Hưng, nỗi đau Đồng Tâm. Lo sợ và thù ghét pháp luật, lo sợ và thù ghét nhân dân, nhà nước cộng sản công an trị sẽ còn gây nhiều tội ác, nhiều nỗi đau, nhiều máu đổ cho người dân Việt Nam khốn khổ...

*

1. Giữa thời bình, công an mở mặt trận tổng lực đánh vào dân

Theo lời kể của dân Đồng Tâm, đêm ngày 8 rạng sáng 9 tháng một, năm 2020 có tới chín ngàn quân chính phủ gồm công an và quân đội bao vây dân làng Đồng Tâm. Quân bố ráp, tấn công Đồng Tâm rải khắp xã và khắp các ngả đường bao quanh Đồng Tâm. Người dân không thể bao quát hết bề rộng và bề sâu thế trận của công an nên ước lượng không thể chính xác. Nhưng ba điều có thể khẳng định. 

Một là số quân tham gia sự kiện Đồng Tâm 8.1.2020 không thể tới chín ngàn. Chín ngàn là quân số xấp xỉ một sư đoàn. Theo nhiều nguồn tin, lực lượng vũ trang hành quân đến Đồng Tâm đêm 8.1.2020 khoảng hơn ba ngàn quân, tương đương hai trung đoàn. Hai trung đoàn mũ sắt, áo giáp, tay khiên tay súng, ầm ầm xe pháo vây ráp một làng quê nhỏ bé, hiền hòa của thủ đô Hà Nội, thành phố hòa bình là sự ngạo ngược chà đạp pháp luật, chà đạp cuộc sống bình yên, chà đạp mạng sống người dân. Như kiêu binh thời vua Lê chúa Trịnh kéo đàn kéo lũ đi cướp của dân, bắt đàn bà con gái hãm hiếp giữa ban ngày, ngay giữa kinh thành Thăng Long. 

Hai là tên gọi sự kiện. Sự kiện Đồng Tâm kéo dài từ nhiều ngày trước và bùng nổ vào đêm 8.1.2020 không phải chỉ là cuộc tuần tra, lập chốt kiểm soát trên đường làng, bình thường, đơn giản như mấy ông tướng công an uốn lưỡi biện minh trên truyền thông nhằm giành phần chính đáng cho cuộc sử dụng binh đao bất chính với dân của nhà nước công an trị. 

Đó thực sự là cuộc động binh lớn, một trận đánh lớn hơn nhiều lần trận đánh đẹp do đại tá công an Đỗ Hữu Ca chỉ huy bắn đạn AK vào ngôi nhà gia đình anh nông dân Đoàn Văn Vươn ở Cống Rộc, Tiên Lãng, Hải Phòng 8 năm trước. Lực lượng trận đánh đẹp tấn công dân của đại tá Đỗ Hữu Ca chỉ có vài chục công an và quân đội đều thuộc lực lượng vũ trang Hải Phòng và trận đánh diễn ra chớp nhoáng chỉ trong buổi sớm ngày 5.1.2012. 

Cuộc động binh Đồng Tâm 8.1.2020 là trận đánh binh chủng hợp thành, có xe bọc thép, có vũ khí điện tử, có chó nghiệp vụ, có cảnh sát cơ động, cảnh sát chữa cháy. Hàng ngàn quân trùng trùng, lớp lớp được trang bị vũ khí hiện đại tới tận răng đã bao vây cô lập hoàn toàn xã Đồng Tâm với thế giới chung quanh, nội bất xuất, ngoại bất nhập. Sóng điện thoại, mạng internet bị cắt. Người dân không được ra khỏi Đồng Tâm và sóng internet không lọt được vào Đồng Tâm. Trẻ Đồng Tâm cũng không được tới trường nhiều ngày. Không phải chỉ dân Đồng Tâm bị cấm cửa. Những người dân Hà Nội quan tâm đến cuộc đấu tranh giữ mảnh đất sống của người dân Đồng Tâm cũng bị công an đến từng nhà, vòng trong vòng ngoài vây hãm không cho ra khỏi nhà suốt cả tuần. 

Cuộc động binh lớn nhằm vào người dân Đồng Tâm đang lo cho con trẻ có tấm áo mới mặc tết, lo cho trên bàn thờ tổ tiên có tấm bánh chưng khi ngày tết Canh Tý đã cận kề. Rải quân kín mọi ngõ ngách. Xe bọc thép như những lô cốt, những pháo đài rải trên đường làng. Những họng súng lăm lăm. Tiếng nổ đùng đoàng trong đêm. Một cuộc chiến tổng lực đã thực sự diễn ra. 

Vài chục tay súng công an và lính địa phương Hải Phòng không gây án mạng, chỉ để lại vài vết đạn lỗ chỗ trên tường nhà anh nông dân Đoàn Văn Vươn cũng được đại tá giám đốc công an Hải Phòng gọi là trận đánh đẹp. Cuộc động binh của hàng ngàn quân binh chủng hợp thành do bộ Công an chỉ huy đêm 8.1.2020 với bốn mạng người chết, ba chục người dân bị bắt, nhiều người dân bị đòn tra của công an mang thương tích đến nay vẫn đang phải cách ly và chạy chữa trong bệnh viện chưa biết sống chết ra sao. Cuộc động binh thảm khốc như vậy không thể không gọi là trận đánh lớn và ác liệt. Đó thực sự là một trận đánh, một cuộc bố ráp, đàn áp dân Đồng Tâm bằng súng đạn với mức độ khốc liệt của chiến tranh và kéo dài chứ không phải chỉ là cuộc tuần tra đơn thuần vốn phải lặng lẽ, âm thầm. 

Ba là cấp độ sự kiện. Quân có mặt trong sự kiện Đồng Tâm 8.1.2020 là quân chính quy, tinh nhuệ, hiện đại nhất của Bộ Công an chứ không phải quân của sở công an Hà Nội. Sở chỉ huy cuộc động binh cũng đặt ở Bộ Công an chứ không đặt ở sở công an Hà Nội. Cáo buộc tội trạng người dân Đồng Tâm lấy cớ cho cuộc động binh, thông báo “chiến sự”, công bố “chiến lợi phẩm” cũng phát ra từ Bộ Công an. Phát ngôn về cuộc động binh đều là các tướng Chánh văn phòng, tướng Thứ trưởng Bộ Công an. Sự kiện Đồng Tâm 8.1.2020 thực sự là cuộc đối thoại bằng súng đạn của nhà nước công an trị với người nông dân thuần chất và lương thiện làm ăn, là một hành động quân sự cấp nhà nước. 

Theo lời cụ bà Dư Thị Thành, lực lượng công an đằng đằng sát khí bủa vây dày đặc quanh nhà cụ, cắt khóa cửa, xông vào phòng ngủ, bắn chết chồng cụ bà Dư Thị Thành là cụ ông Lê Đình Kình ngay trên giường ngủ, ngay trước mặt cụ bà Dư Thị Thành bằng bốn phát đạn gần như dí sát người đều nhằm váo chỗ giết chết tức thì, hạ gục lập tức. Một viên đạn xuyên vào ngực trái. Hai viên đạn khoan vào đầu. Môt viên đạn thổi bay cả một mảng khớp gối chân trái. Phần dưới chân trái chỉ còn dính lắt lẻo với phần trên bới sợi gân và mảnh thịt bèo nhèo. Giết chủ nhà. Bắt tất cả những người còn lại trong nhà dẫn đi. Lùng sục vơ vét của chìm mang đi. Nhân danh nhà nước, nhân danh bảo vệ pháp luật nhưng công an đã hành cử tàn bạo hơn cả băng cướp, giết người cướp của. 

2. Từ tội ác mang tên Nguyễn Thị Năm đến tội ác mang tên Lê Đình Kình 

Phát lệnh cuộc động binh lớn quân số lên tới cả ngàn tay súng đánh vào dân, cho phép lính trong đêm phá cửa xông vào nhà dân dí súng vào ngực, vào đầu dân bóp cò gây bàng hoàng người dân cả nước, gây chấn động cả thế giới. Một cái lệnh không biết đến pháp luật, chà đạp lên pháp luật, cho phép đạo quân công an nhà nước hành xử với dân như một băng cướp giết người cướp của thì lãnh đạo cấp thành phố Hà Nội không thể và không dám. Cho lính được tử hình dân tại nhà, không cần bản án, không cần pháp trường thì lãnh đạo cấp thành phố Hà Nội không thể và không dám cho phép. 

Cấp trên của ủy viên bộ Chính trị, Bí thư thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải và cấp trên của ủy viên trung ương đảng, chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung chính là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Ủy viên bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Theo nguyên tắc tập trung dân chủ của tổ chức cộng sản, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, lệnh tấn công Đồng Tâm, lệnh xử bắn cụ Lê Đình Kình ngay tại giường ngủ phải được bộ Chính trị nhất trí tán thành nhưng trách nhiệm trực tiếp không thể lẩn tránh thuộc về ông đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng và ông đứng đầu chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. 

Một đảng chính trị với những ông đảng trưởng như ông đảng trưởng Hồ Chí Minh xóa bỏ bộ tư pháp trong chính phủ của ông. Ông đảng trưởng Lê Duẩn nói thẳng ra rằng xã hội cộng sản không cần pháp luật: Chúng ta là nhà nước xã hội chủ nghĩa, chúng ta không cần pháp luật. Chúng ta chỉ cần phê bình và tự phê bình là đủ. (Lời ông Duẩn). Ông đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng thì khinh khỉnh đưa cương lĩnh đảng của ông lên trên hiến pháp của nước: Hiến pháp là văn bản pháp lý quan trọng sau cương lĩnh của đảng (Lời ông Trọng). Đảng cầm quyền đứng ngoài và đứng trên hiến pháp, pháp luật như đảng cộng sản Việt Nam thì họ chà đạp lên pháp luật là lẽ đương nhiên, là sự kiêu ngạo cộng sản của họ. Nhưng chà đạp pháp luật tới mức trong thời bình mở trận đánh lớn với trang bị vũ khí hiện đại đánh vào một làng quê bình yên, đột kích vào nhà người dân tay không, xử bắn người dân ngay tại giường ngủ thì chưa từng có trong lịch sử xã hội loài người, kể cả ở những xã hội độc tài, phát xít ghê tởm nhất. 

Trước khi bị xử bắn trên pháp trường cải cách ruộng đất năm 1953, bà Nguyễn Thị Năm đang là ân nhân, là cứu tinh của đảng cộng sản Việt Nam. Thuở ban đầu dựng lên nhà nước, dựng lên quân đội, đảng cộng sản không một cắc bạc nuôi chính phủ, không một hạt thóc nuôi quân đội. Bà chủ hãng buôn Nguyễn Thị Năm cùng vài ông chủ, bà chủ tư sản dân tộc khác, mỗi người đã đổ hàng ngàn lạng vàng ra cho chính quyền cộng sản trang trải công việc. Bà chủ trang trại Nguyễn Thị Năm dã dốc cả cơ nghiệp ra nuôi cơ quan đầu não kháng chiến và cơ quan bộ Tổng tư lệnh khi chính phủ kháng chiến phải rời thủ đô Hà Nội rút lên chiến khu Việt Bắc. Trước khi bị công an cộng sản bắn chết tại giường ngủ, cụ Lê Đình Kình vẫn đang là đảng viên cộng sản, chưa hề bị đảng kỉ luật, chưa bị tòa án tuyên một bản án nào, dù là bản án nhẹ nhất. 

Cải cách ruộng đất xử bắn bà Nguyễn Thị Năm là một tội ác lịch sử, là nỗi ô nhục muôn đời của đảng cộng sản Việt Nam. Ban đêm công an cộng sản xông vào nhà đảng viên cộng sản Lê Đình Kình, bắn chết đảng viên Kình ngay tại giường ngủ còn là tội ác và nỗi ô nhục lớn hơn nhiều lần tội ác và nỗi ô nhục mang tên Nguyễn Thị Năm. 

Nhắc đến hai nỗi ô nhục mang tên Nguyễn Thị Năm và Lê Đình Kình của đảng cộng sản Việt Nam để thấy rằng hơn nửa thế kỷ bão táp cách mạng đã qua, loài người đã bước những bước dài từ nô lệ sang tự do, từ độc tài sang dân chủ, từ sự thống trị của sức mạnh bạo lực sang sự thống trị của sức mạnh văn hóa, sức mạnh nhân văn nhưng ban lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam, thành phần nòng cốt, ưu tú nhất của đảng vẫn chìm đắm trong tăm tối bạo lực, vẫn nghiền xài bạo lực với dân, vẫn ảo tưởng dựa vào sức mạnh bạo lực để giữ chính quyền. Trượt dài trong bạo lực, đảng cộng sản đã đi từ tội ác mang tên Nguyễn Thị Năm đến tội ác mang tên Lê Đình Kình. Tội ác sau lớn hơn, man rợ hơn nhiều lần tội ác trước. 

Trong khi loài người đang gấp gáp đi tới dân chủ, văn minh thì đảng cộng sản Việt Nam vẫn mải miết đi giật lùi vào bạo lực. độc tài hoang dã. Đảng cộng sản có chính quyền bằng “cướp chính quyền” và giữ chính quyền bằng bạo lực. Cầm quyền trái pháp luật, đảng cộng sản luôn lo sợ và thù ghét pháp luật. Cầm quyền không chính danh, không do lá phiếu người dân bầu chọn, trong sâu thẳm tiềm thức, đảng cộng sản còn nỗi lo sợ và thù ghét nhân dân thâm căn cố đế. 

Đảng cộng sản cầm quyền lo sợ, thù ghét pháp luật, lo sợ thù ghét nhân dân, đó là thảm họa lớn nhất của lịch sử Việt Nam. Thảm họa đó là tội ác cải cách ruộng đất. Là cuộc chiến tranh Nam Bắc núi xương sông máu. Là lênh láng máu dân đổ ra trong tết Mậu Thân 1968. Là nỗi đau Văn Giang, nỗi đau Dương Nội, nỗi đau Thủ Thiêm, nỗi đau Lộc Hưng, nỗi đau Đồng Tâm. Lo sợ và thù ghét pháp luật, lo sợ và thù ghét nhân dân, nhà nước cộng sản công an trị sẽ còn gây nhiều tội ác, nhiều nỗi đau, nhiều máu đổ cho người dân Việt Nam khốn khổ. 

21.01.2020
Về Đầu Trang Go down
tvqm



Tổng số bài gửi : 143
Registration date : 07/06/2018

Cướp đất xã Đồng Tâm Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cướp đất xã Đồng Tâm   Cướp đất xã Đồng Tâm I_icon13Wed 22 Jan 2020, 06:17

Thảm kịch Lê Đình Kình - Thảm kịch của người dân lương thiện sống trong thể chế tồn tại bằng bạo lực và lừa dối (Phần II)

Cướp đất xã Đồng Tâm Ngo%25CC%25A3n%2Blu%25CC%259B%25CC%2589a%2B%25C4%2590o%25CC%2582%25CC%2580ng%2BTa%25CC%2582m-danlambao

Phạm Đình Trọng (Danlambao) - ...Bắn vỡ tim, nát óc cụ Kình ngay tại nhà cụ, ngay trên gường ngủ của cụ rồi mang xác cụ đi, tự tiện mổ phanh thây cụ ra. Tưởng đã là tột cùng tàn ác man rợ. Nhưng không. Khi gọi vợ con cụ Kình nhận xác cụ về chôn cất, những người bắn cụ còn bắt vợ con cụ ký giấy xác nhận cụ Kình chết ở đồng Sênh, cách nơi cụ bị giết chết bốn cây số. Không phải chỉ tột cùng man rợ mà còn tột cùng của sự trắng trợn lừa dối. Sự việc người dân biết rõ, họ còn lừa dối như vậy thì cái chết của ba công an, chỉ họ biết với nhau, họ lừa dối thế nào mà chẳng được. Với sự tàn bạo nam rợ và lừa dối trắng trợn của nhà nước công an trị thì mọi người dân Việt Nam đều là Lê Đình Kình...

3. Sự thật cuộc thảm sát Đồng Tâm rạng sáng 9.1.2020 

Vụ việc tranh chấp 59 ha đất cánh Đồng Sênh giữa người dân Đồng Tâm và chính quyền Hà Nội là vụ việc dân sự quá đơn giản, thường tình. Vụ việc của luật pháp, chỉ một phán quyết công tâm của tòa án, vụ việc sẽ kết thúc thỏa đáng, thấu đáo và êm thấm. Chỉ có pháp luật mới giải quyết công bằng và hài hòa mọi tranh chấp quyền lợi trong xã hội dân sự. 

Từ ngàn đời nay dân Đồng Tâm đã đổ mồ hôi làm ra hạt lúa, hạt ngô trên hơn 100 ha đất đồng Sênh. Trong bản đồ dự án sân bay Miếu Môn rộng 280 ha được Chính phủ hoạch định trong quyết định số 113/TTg ngày 14.4.1980 có 47,36 ha đất phía đông cánh đồng Sênh của dân Đồng Tâm. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Sơn Bình lúc đó bằng văn bản 386 QĐ/UB ngày 10.11.1981 đã thu hồi có đền bù 47,36 ha đất phía đông cánh đồng Sênh của hợp tác xã nông nghiệp Đồng Tâm giao cho dự án sân bay Miếu Môn. Đơn vị quân đội được giao quản lý đất dự án sân bay đã đóng cọc bê tông phân định mốc giới 280 ha đất qui hoạch sân bay Miếu Môn. 

59 ha đất còn lại phía tây cánh đồng Sênh ngoài mốc giới dự án sân bay, người dân Đồng Tâm vẫn một nắng hai sương với đất cho đến nay, một năm hai vụ làm ra của cải vật chất cho xã hội. Còn dự án sân bay Miếu Môn mãi mãi chỉ là dự án, sân bay chỉ có trên giấy và 280 ha đất của lúa, của ngô chuyển thành đất dự án sân bay thì bỏ hoang. Một số dân Đồng Tâm quý đất, thương đất lại phải xin đơn vị quân đội cho thuê lại chính mảnh đất của mình để lại được thức khuya dậy sớm với đất, để đất khỏi mồ côi, hoang hóa. 

Can qua nổi lên từ 2015 khi 59 ha đất nông nghiệp của dân Đồng Tâm phía tây cánh đồng Sênh liền kề đất dự án sân bay Miếu Môn lọt vào những cặp mắt thèm khát bành trướng thanh thế, thèm khát lợi nhuận của mấy ông tướng tá doanh nghiệp Viettel nửa dơi nửa chuột, nửa kinh doanh thương trường kiếm lợi nhuận tư bản, nửa an ninh quốc phòng kiếm lưng vốn chính trị. Và mấy ông tướng tá với sức mạnh đồng tiền của doanh nghiệp đại gia trên thương trường và sức mạnh chính trị của an ninh quốc phòng đã khiến chính quyền Hà Nội phải quyết liệt phù phép biến 59 ha đất nông nghiệp của dân Đồng Tâm thành đất quốc phòng mà không trưng ra được quyết định của cấp có đủ thẩm quyền thu hồi 59 ha đất phía tây cánh đồng Sênh giao cho quốc phòng, cũng không trưng ra được bản đồ thu hồi đất theo quyết định đó. 

Chính quyền Hà Nội không có văn bản pháp luật chuyển đổi 59 ha đất phía tây cánh đồng Sênh từ đất nông nghiệp thành đất quốc phòng. Không đủ lẽ phải để đối thoại lý lẽ với dân. Không có căn cứ pháp luật để lôi dân ra tòa án phân xử. Nhưng họ có thừa sức mạnh bạo lực nhà nước và với lòng tham, với bảo bối “đất đai là sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý”, mà nhà nước chính là lòng tham của họ, 59 ha đất phía tây cánh đồng Sênh liền được họ thậm thụt ngã giá và ký giao kèo với Viettel. Giờ họ phải dùng sức mạnh bạo lực nhà nước giành bằng được 59 ha đất phía tây cánh đồng Sênh, thực hiện nghĩa vụ của bên ký giao kèo với Viettel. 

Ngày 15.4.2017, trận đầu tiên sức mạnh bạo lực nhà nước gồm bạo lực công an Hà Nội và bạo lực quân đội mang danh Viettel đánh lén nhưng vô cùng hiểm độc và hèn hạ nhằm thủ tiêu thủ lĩnh giữ đất của người dân Đồng Tâm. 

Một lực lượng gồm đám lính trẻ cùng ô tô phục sẵn trên con đường vắng chạy qua cánh đồng Sênh. Một lực lượng vào làng Hoành gồm đám sĩ quan công an huyện Mỹ Đức đã từng luyện võ trong trường công an và sĩ quan quân đội Viettel quân phục, quân hàm nghiêm chỉnh gây lòng tin cho thủ lĩnh giữ đất Lê Đình Kình. Họ mời cụ Kình và chỉ một cụ Kình, không cho người dân nào cùng đi ra cánh đồng Sênh vắng vẻ, lừa nhờ cụ Kình chỉ mốc giới phân định đất dự án sân bay và đất còn lại của Đồng Tâm. Ra đến chỗ lực lượng bạo lực đã bày thế trận, viên trung tá phó công an huyện Mỹ Đức liền tung thế võ hiểm hạ gục cụ Kình. Lãnh trọn cú đòn độc, cụ già 82 tuổi còm cõi bay lên rồi vật xuống đường nhựa nơi chiếc ô tô trực chờ chở xác cụ đi phi tang. Đầu đập xuống đường nhựa, xương hông bị vỡ, xương đùi bị gãy, Chỉ nhờ may mắn cụ Kình thoát chết nhưng trở thành tật nguyền, tàn phế suốt đời. 

Thủ lĩnh nông dân giữ đất Lê Đình Kình không chết bởi bạo lực cơ bắp ngày 15.4.2017 thì người thủ lĩnh khí khái, lẫm liệt đó phải chết bởi bạo lực súng đạn đêm 8 rạng sáng ngày 9.1.2020. Đó là sự thật Đồng Tâm, sự thật cuộc thảm sát Đồng Tâm rạng sáng 9.1.2020 

4. Dối trá 

Mở trận đánh lớn bất chính, bất minh và tàn bạo đánh vào dân, bộ Công an phong tỏa mọi thông tin sự thật về trận đánh Đồng Tâm 8.1.2020. Ngay cả đội ngũ báo chí đông đúc của đảng, của công an cũng không được tiếp cận sự thật Đồng Tâm. Độc quyền thông tin về trận đánh nhưng những ông tướng công an ở sở chỉ huy, những người thảo kịch bản và hoạch định phương án tác chiến Đồng Tâm 8.1.2020, hoạch định cả những cái chết ở Đồng Tâm cũng thông tin bất nhất về cái chết của ba sĩ quan công an. 

Sáng 9.1.2020, trong thông báo đầu tiên về tin chiến sự Đồng Tâm, bộ Công an đưa tin ba sĩ quan công an chết ở cánh đồng Sênh do “một số đối tượng chống đối, sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng... tấn công lực lượng xây dựng hàng rào bảo vệ sân bay Miếu Môn khiến ba cán bộ chiến sĩ công an hy sinh”. Hôm sau ông tướng chánh văn phòng bộ Công an lại lôi tên ba ông sĩ quan xấu số chết ngoài đồng Sênh phải về chết giữa làng Hoành mới buộc được tội cho dân Đồng Tâm gây ra cái chết của ba sĩ quan công an. Hôm sau nữa ông tướng thứ trưởng bộ Công an lại điều ba sĩ quan công an về chết ngay trong khe tường giữa nhà cụ Kình và nhà bên canh mà họ gọi là “hố kỹ thuật”: “Ba cán bộ, chiến sĩ công an không phải thiệt mạng do “hầm chông, lựu đạn, bom xăng, dao phóng”, mà cả ba bị chết do cùng té xuống “hố kỹ thuật” sâu bốn mét” (Lời ông tướng Thứ trưởng bộ Công an). Phải chết ngay trong khe tường cạnh nhà cụ Kình để có tang chứng buộc tội gia đình cụ Kình giết công an, do đó công an mới phản ứng bắn chết cụ Kình. 

Vì sao các ông tướng công an ở sở chỉ huy trận đánh Đồng Tâm lại lúng túng, ấp úng, mơ màng, nói năng huyên thuyên về cái chết của ba công an, ba đồng đội của họ như vậy. Hai khả năng đặt ra. 

Một. Cái chết của ba công an không có trong thực tế, chỉ có trong kịch bản của những người lên phương án tác chiến ở sở chỉ huy trận đánh. Trong trận đánh phải có cái chết của ít nhất ba công an để biên minh cho hành xử tàn bạo của công an, trong đêm xông vào nhà dân, bắn chết dân như bắn một kẻ có nợ máu. Nhưng tác giả kịch bản quá kém cỏi, kịch bản quá sơ hở. Ba cái chết cứ phải thay đổi để bịt những sơ hở đó mà bịt không nổi. 

Ba cái chết được truy tặng huân chương chiến công cao nhất nhưng ngoài tên người, tên đơn vị thì thân nhân và gia đình người chết sơ sài không bình thường. Ba gia đình mang nỗi đau của ba cái chết phải là chủ thể trong đám tang. Nhưng trong đám tang, gia đình vô cùng mờ nhạt, không thấy nỗi đau chỉ thấy hình thức thủ tục của một đám tang. Cả việc tặng huân chương, thăng quân hàm đầy báng bổ pháp luật, báng bổ giá trị cao quí của những tấm huân chương cũng được làm nhanh bất thường đến kinh ngạc. 

Bình thường bộ hồ sơ tưởng thưởng, vinh thăng phải hành trình vòng vèo qua nhiều cửa, nhiều cấp, nhiều cuộc họp xét duyệt, nhiều dấu son của một nền hành chính nhiêu khê, trì trệ. Đơn vị cơ sở là trung đoàn cảnh sát cơ động phải tập hợp tư liệu, xây dựng báo cáo thành tích khen thưởng, họp hội đồng, họp đảng ủy xem xét và làm văn bản đề nghị lên cấp trên là BTL CSCĐ (bộ tư lệnh cảnh sát cơ động). BTL CSCĐ lại trình lên BCA (Bộ Công an). BCA trình lên Chính phủ. Từ tờ trình của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước mới ký quyết định tặng thưởng huân chương. Từ đề nghị của trung đoàn đến Chủ tịch nước ký quyết định phải qua ít nhất năm cấp. Mỗi cấp đều phải theo trình tự: Thủ trưởng xét duyệt, văn phòng thảo đề nghị, xin chữ ký rồi trình lên cấp trên. Thần tốc nhất mỗi cấp cũng phải mất một ngày. Nhưng ba công an chết ở Đồng Tâm ngày 9.1 thì ngay hôm sau đã có chữ kí của Chủ tịch nước quyết định truy tặng huân chương. Kỳ lạ là ngày 9.1 công bố ba cái chết, trong cùng một ngày hôm sau, 10.1, có ngay chữ ký của cả Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch nước. Mau lẹ phi thường như việc tôn vinh đã có sẵn trong kịch bản, đã được hoàn tất từ trước, chỉ chờ công bố cái chết là công bố tặng huân hương. 

Chỉ vài chục người dân họp mặt tưởng niệm ngày đau thương ngày 19.1, ngày 17.2, ngày 14.3... lập tức có hàng trăm công an chìm nổi khống chế dân, giải tán cuộc họp mặt chính đáng của dân và hàng chục mật vụ cầm máy quay video dí sát vào mặt từng người dân ghi hình. Trong trận đánh lớn vào Đồng Tâm của hàng ngàn cảnh sát cơ động phải có hàng trăm ống kính video nghiệp vụ của công an có mặt ở mọi chỗ, với máy ghi hình cao cấp, ghi được hình trong mọi điều kiện ánh sáng, nhất là những điểm có xung đột, là đỉnh điểm bùng nổ như nhà cụ Kình. 

Sở chỉ huy trận đánh rất cần hình ảnh, bằng chứng xác thực về cái chết của công an để biện minh cho trận tấn công vào dân tàn bạo của công an. Có tới ba cái chết quý giá đó thì đội ngũ ghi hình đông đảo của công an phải xô đến bấm máy ở mọi góc độ. Nhưng các tướng công an ở sở chỉ huy trận đánh đưa thông tin về ba cái chết mà không có nổi một tấm hình đủ sức thuyết phục, đủ sức chứng minh xác thực về cái chết của công an ở Đồng Tâm rạng sáng 9.1.2020. Có cái chết thực thì nơi ba công an ngã xuống không thể tùy tiện di chuyển hết nơi này đến nơi khác. Cái chết đau lòng có thực đó cũng đã được ghi lại bằng nhiều tấm ảnh xúc động và đầy sức thuyết phục, không mơ sồ và giả tạo như hai, ba tấm ảnh nghèo nàn do dư luận viên tung lên mạng. 

Hai. Cái chết của ba công an chỉ là tai nạn xảy ra ngoài kịch bản. Quân đội và công an đua nhau làm kinh tế, hăm hở làm kinh tế, say mê làm kinh tế. Đua nhau làm kinh tế, sĩ quan quân đội và công an đều kiếm tiền rất giỏi và rất giàu như tướng Lê Mã Lương đã chỉ ra. Giỏi kiếm tiền, giỏi làm giàu, chỉ biết mê mải đếm tiền thì phẩm chất người lính, khả năng tác chiến của quân đội phải thấp kém và kĩ năng nghiệp vụ của công an phải tồi tệ. 

Kéo đại quân bất ngờ đánh vào một làng quê nhỏ bé, quyền chủ động hoàn toàn thuộc về công an khai chiến. Trong trận đánh, người dân bị khống chế, giam trong nhà, người dân chỉ tự vệ cũng bất lực. Công an hoàn toàn làm chủ tình thế, làm chủ diễn biến trận đánh mà có tới ba sĩ quan công an cấp tá, cấp úy nối nhau lao xuống “hố kỹ thuật” chết thảm thì kỹ năng, nghiệp vụ của những sĩ quan công an đó quá tồi dẫn đến cái chết quá lãng nhách, không đáng. 

Cơm ăn, áo mặc từ tiền thuế của dân, nhận đồng lương ưu đãi từ tiền thuế của dân mà nỡ cầm khẩu súng có được cũng từ tiền thuế của dân bắn vào dân rồi nhận cái chết do tự té xuống “hố kỹ thuật”. Dù đau lòng, thương tâm nhưng đó là những cái chết tầm thường của những con người công cụ phản bội nhân dân, chống lại nhân dân. 

Nhưng nhà nước công an trị cần biện minh cho chiến dịch bất minh, bất chính, tàn bạo đánh vào dân Đồng Tâm nên phải vội vã tôn vinh cái chết của ba con người công cụ cầm súng bắn vào dân trở thành “xả thân bảo vệ đất nước, bảo vệ tổ quốc”. 

Ông tiến sĩ văn chương Nguyễn Phú Trọng có biết tổ quốc là gì không? Tổ quốc là đất nước núi sộng ruộng đồng tổ tiên để lại. Tổ quốc là nhân dân bền bỉ lam lũ làm nên sức sống của đất nước, là người dân âm thầm hy sinh, đổ máu giữ gìn cương vực lãnh thổ làm nên sự trường tồn của tổ quốc. Nổ súng bắn vào nhân dân, bắn vào những người làm nên sự trường tồn của tổ quốc mà là bảo vệ tổ quốc ư? Trao huân chương cho những cái chết tầm thường của những người cầm súng bắn nhân dân, phản bội nhân dân. Đó là những tấm huân chương lừa dối nhân dân. 

Bắn vỡ tim, nát óc cụ Kình ngay tại nhà cụ, ngay trên gường ngủ của cụ rồi mang xác cụ đi, tự tiện mổ phanh thây cụ ra. Tưởng đã là tột cùng tàn ác man rợ. Nhưng không. Khi gọi vợ con cụ Kình nhận xác cụ về chôn cất, những người bắn cụ còn bắt vợ con cụ ký giấy xác nhận cụ Kình chết ở đồng Sênh, cách nơi cụ bị giết chết bốn cây số. Không phải chỉ tột cùng man rợ mà còn tột cùng của sự trắng trợn lừa dối. Sự việc người dân biết rõ, họ còn lừa dối như vậy thì cái chết của ba công an, chỉ họ biết với nhau, họ lừa dối thế nào mà chẳng được. Với sự tàn bạo nam rợ và lừa dối trắng trợn của nhà nước công an trị thì mọi người dân Việt Nam đều là Lê Đình Kình. 

Thảm kịch Lê Đình Kình chính là thảm kịch của người dân lương thiện sống trong thể chế tồn tại bằng bạo lực và lừa dối. Thảm kịch đó hôm nay đã xảy ra với cụ Lê Đình Kình ở Đồng Tâm. Ngày mai thảm kịch đó sẽ xảy ra với bất cứ ai, ở bất cứ đâu trên đất nước Việt Nam đau thương dưới thể chế cộng sản công an trị. 

22.01.2020
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Cướp đất xã Đồng Tâm Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cướp đất xã Đồng Tâm   Cướp đất xã Đồng Tâm I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Cướp đất xã Đồng Tâm
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 2 trangChuyển đến trang : 1, 2  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: KIẾN THỨC và CUỘC SỐNG :: Tin tức, thời sự-