Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 16:41

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Thu 25 Apr 2024, 18:57

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:56

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:51

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:46

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:55

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:48

Trụ vững duyên thầy by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:34

Mái Nhà Chung by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:33

THIỀN TUỆ (diệt trừ đau khổ) by mytutru Tue 23 Apr 2024, 00:07

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 09:57

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:36

Bức tranh gia đình by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:09

Mẹo kho thịt by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 07:29

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 23:01

Trang Họa thơ Phương Nguyên 2 by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 22:56

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 21 Apr 2024, 06:38

Mức thù lao không ai dám nghĩ đến by Trà Mi Wed 17 Apr 2024, 11:28

KHÔNG ĐỀ by Phương Nguyên Wed 17 Apr 2024, 11:00

Cách xem tướng mạo phụ nữ ngoại tình, không chung thủy by mytutru Tue 16 Apr 2024, 11:59

Ở NHÀ MỘT MÌNH by Phương Nguyên Tue 16 Apr 2024, 09:59

HÁ MIỆNG CHỜ SUNG by Phương Nguyên Sun 14 Apr 2024, 13:29

Trang thơ vui Phạm Bá Chiểu by phambachieu Fri 12 Apr 2024, 15:48

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Fri 12 Apr 2024, 15:32

Chết rồi! by Phương Nguyên Fri 12 Apr 2024, 13:57

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Thu 11 Apr 2024, 17:43

THẬN TRỌNG SIÊU LỪA by mytutru Wed 10 Apr 2024, 20:33

Không đánh, không mắng, không phạt, không có học sinh ưu tú by Trà Mi Wed 10 Apr 2024, 11:45

KHÓ NGỦ by Phương Nguyên Wed 10 Apr 2024, 01:46

MỘT CHÚT BUỒN by Phương Nguyên Tue 09 Apr 2024, 15:33

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4  Next
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7112
Registration date : 01/04/2011

Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển   - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển    Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển   - Page 2 I_icon13Wed 28 Aug 2019, 12:15

Tập sách dày chỉ hàng loạt lỗi 20 năm từ điển của Nguyễn Lân

TTO - Phê bình và khảo cứu của tác giả Hoàng Tuấn Công là một cuốn sách dày hơn 560 trang vừa ra đời chỉ để phê bình các lỗi sai dày đặc trong ba bộ từ điển của nhà giáo Nguyễn Lân: Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân!

Những sai sót trong các sách của ông Nguyễn Lân từ lâu đã được học giới nhắc đến một cách có trách nhiệm, nhưng phía tác giả không tiếp thu và các lỗi sai vẫn nằm trong sách tái bản.

Đây chính là “giọt nước tràn ly” để Hoàng Tuấn Công thực hiện quyển sách nói trên.

Ông vừa dành cho Tuổi Trẻ một cuộc trao đổi nhân dịp quyển sách của ông đang nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc.

TT: Thưa ông, nhiều người (kể cả chính soạn giả) giải thích rằng nguyên nhân dẫn đến sai sót trong từ điển tiếng Việt của Nguyễn Lân là do tuổi tác: cụ biên soạn khi đã ở độ tuổi 90.

Lại có người cho rằng những sai sót đó là do cộng sự và học trò của cụ Nguyễn Lân, lỗi của soạn giả là không biên tập đến nơi đến chốn.

Là người khảo cứu rất kỹ từ điển của nhà giáo Nguyễn Lân, ông thấy thực hư thế nào?

HTC: Theo chúng tôi, vấn đề không phải như vậy. Bởi những sai sót trong từ điển của nhà giáo Nguyễn Lân diễn ra một cách hệ thống, tìm thấy trong tất cả các cuốn từ điển do ông biên soạn, chứ không riêng một cuốn nào.

Từ cuốn đầu tiên Muốn đúng chính tả (1949), Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam (1989), Từ điển từ và ngữ Hán Việt (1989) đến cuốn cuối cùng (Từ điển từ và ngữ Việt Nam xuất bản năm 2000, tái bản 2006).

Về vấn đề “cộng sự”, trong tất cả các lời nói đầu, cụ Nguyễn Lân đều nêu rõ ông chính là người trực tiếp biên soạn, “đơn thương độc mã” (chữ của cụ Nguyễn Lân) biên soạn.

Chúng tôi cũng không loại trừ nguyên nhân có những mục từ được biên soạn lúc “tuổi cao” nên có thể có sai sót, nhầm lẫn.

Tuy nhiên, nếu có thì đó chỉ là hiện tượng, chứ không phải bản chất.

Mặt khác, đã là sai sót thì do bất cứ nguyên nhân nào, khách quan hay chủ quan, biên soạn ở độ tuổi 80, 90 hay 100 cũng cần phải được sửa chữa.

Tuy nhiên, kể từ lần đầu tiên (1998) nhà nghiên cứu Huệ Thiên có bài Những sai sót khó ngờ của Nguyễn Lân trong Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam (tạp chí Thông tin Khoa học & Công nghệ Thừa Thiên - Huế), đến nay đã ngót 20 năm những sai sót đó vẫn còn nguyên xi trong tất cả những lần sách tái bản.

TT: Đóng góp đáng kể của sách Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân - Phê bình và khảo cứu, ngoài việc phát hiện và phân tích thuyết phục các lỗi sai ở các mục từ, là phần ông “thử lý giải” các sai sót khó hiểu của cụ Nguyễn Lân ở nhiều phương diện: kiến thức ngôn ngữ học, kiến văn, kiến thức Hán Nôm, cách hiểu tiếng mẹ đẻ...

Những lỗi thuộc về tiếng mẹ đẻ cho phép chúng ta nghĩ đến một điều: ngôn ngữ học nói chung và từ điển học nói riêng không phải là sở trường của soạn giả Nguyễn Lân?

HTC: Đúng vậy. Với bất cứ ai, bất cứ lĩnh vực nào, việc đem sở đoản ra “thi thố” như một sở trường sẽ khó tránh khỏi thất bại.

TT: Trong Lời đầu sách, ông có ghi nhận các quyển từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân được phát hành ở cả trong và ngoài nước với tần suất tái bản cao.

Với hàng loạt lỗi sai tồn tại “ổn định” qua các lần tái bản như vậy, ông nghĩ gì về công tác biên tập từ điển của các nhà xuất bản trong nước?

HTC: Những sai sót của các bộ từ điển do GS Nguyễn Lân biên soạn cho thấy dường như các nhà xuất bản đã hoàn toàn đặt niềm tin vào tên tuổi của soạn giả, GS Nguyễn Lân.

Dĩ nhiên, chúng tôi cũng hiểu việc đòi hỏi biên tập viên phải bao quát tất cả các lĩnh vực trong từ điển là chuyện khó. Tuy nhiên, nếu nghiêm túc, ít nhất người ta sẽ phát hiện những lỗi chính tả sơ đẳng như “nõ điếu”, viết thành “lõ điếu”; “len lét”, thành “nen nét” của soạn giả.

Về vấn đề biên tập từ điển, tôi được biết gần đây Nhà nước đã có quy định việc xuất bản từ điển phải qua cơ quan chuyên môn thẩm định nội dung.

Tuy nhiên, trong thực tế nhiều loại từ điển tiếng Việt khổ nhỏ, dành cho học sinh với những sai sót nghiêm trọng vẫn xuất hiện trên thị trường sách.

Chúng tôi đã nhiều lần lên tiếng về vấn đề này.

Riêng với từ điển của cụ Nguyễn Lân, đến quý 2-2017 vẫn còn được tái bản với những sai sót đã có từ hơn 20 năm trước, tôi nghĩ có một phần trách nhiệm của các nhà xuất bản và những người thừa kế tác phẩm.

(Theo Tuổi Trẻ online 17/08/2017
Lam Điền thực hiện)

"Giả sử những sai sót trong từ điển là do người cộng tác thì với tư cách là tác giả - người nhận Giải thưởng Nhà nước về các công trình này, GS Nguyễn Lân vẫn phải hoàn toàn chịu trách nhiệm." (Hoàng Tuấn Công)

Ngấy khác ngậy

Theo cụ Nguyễn Lân:

* “béo ngấy tt Nói thức ăn có nhiều mỡ quá: Bát canh béo ngấy”.

* “béo ngậy tt Như Béo ngấy”.

GS Nguyễn Lân giảng như vậy, nhưng trong thực tế với người Việt Nam, “béo ngậy” không thể đồng nghĩa (như) “béo ngấy”.

Vì “béo ngậy” = béo có vị ngọt, bùi, dậy mùi thơm ngon quyện lẫn nhau (1); trong khi “béo ngấy” = béo khiến người ta không muốn ăn nữa vì quá nhiều mỡ (2). Cùng là “béo” cả, nhưng nó khác nhau căn bản ở chỗ “ngậy” hay “ngấy”.

“Béo” (1) khiến cho ta muốn ăn, còn “béo” (2) lại khiến ta ngán đến tận cổ.

(Hoàng Tuấn Công)


Khép lại vấn đề kéo dài hàng chục năm

Đọc Hoàng Tuấn Công, phải thừa nhận tác giả có một cách làm việc minh bạch, khoa học: mỗi luận điểm đều được biện giải, dẫn chứng nguồn tư liệu của chính tác giả hay của các công trình đi trước; độc giả hoàn toàn có thể tự kiểm tra.

Những ai từng đọc các giai thoại về “Vua chính tả” Nguyễn Lân sẽ sửng sốt khi thấy chỉ trong cuốn sách mỏng (chỉ hơn 100 trang) Muốn đúng chính tả mà Hoàng Tuấn Công trưng ra được đến 22 lỗi, trong đó có những lỗi khó tưởng tượng được ở một học giả chuyên về từ điển như quyến dũ, xàm xỡ, trạnh lòng, sun soe, (ngã) xóng xoài, xặc sỡ, dây trun...

Làm từ điển phải có một phương pháp khoa học. Hoàng Tuấn Công cho thấy cụ Nguyễn Lân thiếu hẳn một cách làm như vậy: sách của cụ không hề ghi thư mục tham khảo hay bất cứ tài liệu, sách báo tra cứu, tham khảo nào; và trên thực tế, rất nhiều lỗi hoàn toàn có thể tránh được nếu cụ cẩn thận tra cứu, chứ không phải suy diễn, phỏng đoán.

Hoàng Tuấn Công không phải là người đầu tiên viết về những sai sót trong từ điển của GS Nguyễn Lân, nhưng có lẽ sẽ là người cuối cùng căn bản khép lại vấn đề đã kéo dài hàng chục năm qua...

Phó giáo sư, tiến sĩ ngôn ngữ học
Hoàng Dũng
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10556
Registration date : 23/11/2007

Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển   - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển    Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển   - Page 2 I_icon13Thu 29 Aug 2019, 11:10


Sao lại xoá comment rùi, T ui? no

_________________________
Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển   - Page 2 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10556
Registration date : 23/11/2007

Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển   - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển    Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển   - Page 2 I_icon13Thu 29 Aug 2019, 11:19

Danh hiệu "con người mới XHCN" dành cho cụ NL xứng đáng hơn đó T  :tongue:

Trường Đại học Sư phạm đã nhổ được hai cái gai: Trương Tửu và Trần Đức Thảo

Báo NHÂN DÂN
Chủ nhật, ngày 18-5-1958, trang 3

Đấu tranh vạch mặt bọn phá hoại “Nhân văn – Giai phẩm”
NHỮNG NGƯỜI TRÍ THỨC TRUNG THỰC LÊN TIẾNG
Giáo sư Nguyễn Lân: “TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÃ NHỔ ĐƯỢC HAI CÁI GAI”

Trường Đại học sư phạm có nhiệm vụ đào tạo những người giáo viên nhân dân tốt, nắm được những tri thức khoa học tiên tiến và thấm nhuần những phẩm chất cao quý của nền đạo đức xã hội chủ nghĩa, để toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân, toàn tâm toàn ý rèn luyện thế hệ trẻ thành những người thợ tích cực xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Nhưng trong mấy năm vừa qua kết quả của nhà trường đã phần nào không đáp ứng được những yêu cầu của xã hội và tấm lòng kỳ vọng tha thiết của nhân dân: một số sinh viên tốt nghiệp ở trường ra, về địa phương, đã dạy xằng, làm bậy, khiến cho các cấp lãnh đạo bực mình, phụ huynh học sinh chán ghét, và một số học sinh chịu ảnh hưởng xấu xa. Có người khi dạy về Cách mạng tháng Tám đã tuyên bố ở giữa lớp rằng lòng biết ơn của nhân dân đối với Đảng và Hồ Chủ tịch là một công thức (!), có người đã dùng bài “Người khổng lồ không tim” làm một bài giảng văn thay cho những bài thần thoại trong chương trình; có người đã cả gan dám nói với học sinh rằng chế độ ta đã như cái trôn chảo thì bôi đen cũng là vô ích; có người lại còn phát triển tự do cá nhân đến nỗi yêu đương nữ học sinh một cách bừa bãi; còn có người tự cao tự đại đến mức coi khinh tất cả các bạn đồng nghiệp dạy trước mình, thậm chí khi cấp trên cử dạy ở một trường cấp II thì không nhận và nói rằng: “Tôi dạy những người dạy cấp II chứ không dạy học sinh cấp II”...

Thực ra trong số sinh viên tốt nghiệp trường Đại học sư phạm, có những kẻ dạy xằng, làm bậy như thế chỉ là một thiểu số, bên cạnh những người đã tỏ ra cần cù và khiêm tốn trong nghề. Nhưng con sâu bỏ rầu nồi canh, nên đã xảy ra tình trạng đáng buồn là các khu, các ty rất e ngại khi được tin có những sinh viên tốt nghiệp Đại học sư phạm được bổ nhiệm về địa phương mình.

Những kết quả tai hại trên đây do đâu mà có? Phải chăng vì trường Đại học sư phạm đã không làm tròn cái nhiệm vụ quang vinh mà Đảng mà Đảng và Chính phủ đã giao cho? Phải chăng vì sinh viên không chịu tiếp thu sự giáo dục của nhà trường?

Không phải thế: Nhà trường vẫn cố gắng rất nhiều và đã đạt nhiều thành tích trong công tác giáo dưỡng và giáo dục, còn anh em sinh viên thì nói chung rất tích cực, rất chăm chỉ học tập và tu dưỡng.

Sở dĩ có những lệch lạc ở một số sinh viên khoa Văn và khoa Sử là vì họ đã chịu cái ảnh hưởng tàn khốc của Trương Tửu và Trần Đức Thảo.

Trong vài năm vừa qua ở trường Đại học sư phạm có cái hiện tượng “trống đánh xuôi, kèm thổi ngược”:

Nhà trường đòi hỏi các cán bộ giảng dạy trước khi lên lớp phải soạn giáo trình và giáo án; nhưng Tửu và Thảo thì không chịu viết giáo trình, lấy cớ là môn mình phụ trách khó quá chưa thể cho in thành tài liệu được. Sự thực là họ sợ mực đen giấy trắng dễ biểu lộ những tư tưởng phản động của họ. Họ thường tay không lên lớp rồi nói lung tung, không theo một phương pháp sư phạm nào. Vì không có giáo án nên đã có lần Trương Tửu không chuẩn bị, phải nhai lại một bài đã giảng kỳ trước, làm cho sinh viên hết sức công phẫn. Cũng vì không chuẩn bị nên Trần Đức Thảo giảng rất khó hiểu, nhiều sinh viên đã phàn nàn là không hiểu y muốn nói gì. Có người tưởng rằng y dạy khó hiểu là vì y dạy cao quá. Sự thực thì dù nội dung có cao, có sâu đến đâu mà nắm vững phương pháp sư phạm, người ta vẫn có thể giảng một cách dễ hiểu được. Còn như định tâm nói ra những ý phản động lại dùng chủ nghĩa Mác Lê-nin để làm cái bình phong thì tất nhiên phải diễn đạt một cách úp úp, mở mở, nên giảng khó hiểu không phải là lạ lùng gì!

Một yêu cầu quan trọng mà nhà trường đề ra là giáo sư lên lớp phải quan tâm đến việc giáo dục tư tưởng cho sinh viên, phải khiến cho sinh viên thấm nhuần chủ nghĩa xã hội khoa học, dùng chủ nghĩa duy vật biện chứng mà giải thích mọi hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội, đứng trên lập trường Đảng, lập trường của giai cấp vô sản mà nhận định mọi vấn đề. Đó là điều tâm niệm của mọi cán bộ giảng dạy yêu nước, yêu nghề và tự trọng. Nhưng Trương Tửu và Trần Đức Thảo thì ngược lại, chỉ âm mưu dùng cái diễn đàn của trường đại học để đả kích chế độ, đả kích Đảng và xuyên tạc chân lý. Thí dụ: Tửu đã say sưa giảng về Vũ Trọng Phụng để chứng minh rằng Vũ Trọng Phụng sáng suốt hơn Đảng. Còn Thảo thì trong hai năm dạy lịch sử tư tưởng chỉ cố ý dừng lại ở Hê-ghen, không hề giảng đến Mác, Thảo luôn luôn dùng cái “hạt nhân duy lý” để xóa nhòa ranh giới giữa duy vật và duy tâm, xóa nhòa ranh giới giữa ta và địch. Quả là Tửu và Thảo đã dụng tâm làm tan rã lòng tin tưởng của sinh viên vào Đảng, vào chế độ.

Chính vì Trương Tửu và Trần Đức Thảo có manh tâm chống Đảng, chống chế độ nên trong hai năm nay, họ đã gây nên ở trường Đại học sư phạm một không khí nặng nề, khó thở: Họ là giáo sư, là chủ nhiệm khoa, nghĩa là những người có cương vị trong hội đồng lãnh đạo của nhà trường. Nhưng thực ra họ luôn luôn tìm cách biến những buổi họp hội đồng lãnh đạo thành những cuộc cãi vã, thành những dịp để họ công kích ban giám đốc, công kích các đảng viên. Cho nên trong các buổi họp hội đồng lãnh đạo, ít khi người ta đi được đến những kết quả cụ thể về xây dựng chuyên môn, xây dựng tổ chức, mà phần lớn thời gian chỉ là để giải quyết những vấn đề tủn mủn, vụn vặt do họ nêu lên hoặc là để họ gây thêm mâu thuẫn trong nội bộ nhà trường. Có người đã cho rằng Tửu và Thảo luôn luôn dùng cái thủ đoạn “đảo nghị” mà nghị sĩ Pác-nen đã dùng ở nghị viện nước Anh hồi cuối thế kỷ thứ 19, để hội đồng lãnh đạo nhà trường không làm trọn nhiệm vụ mà nhân dân giao phó cho.

Không những Tửu và Thảo chĩa mũi dùi vào các đảng viên mà họ thường mạt sát với những lời sống sượng, thô bạo, họ còn tìm cách dèm pha tất cả những người ngoài Đảng không ăn cánh với họ. Riêng đối với những kẻ nghe theo họ thì họ đề cao, tâng bốc, đòi cho được hưởng quyền lợi nọ kia. Với cái óc bè phái ấy, họ đã phá hoại tinh thần đoàn kết rất cần thiết cho việc xây dựng nhà trường.

Thái độ hung hăng, phá phách của Tửu và Thảo ở trường Đại học sư phạm có phải là do sự bất mãn hay không? Chúng tôi thiết nghĩ họ không có lý do gì bất mãn cả, vì Đảng và Chính phủ đối đãi với họ thật là đã quá hậu.

Nhiều người đã ngạc nhiên không hiểu vì sao Trương Tửu mà có thể là giáo sư đại học được. Không những y có cái quá khứ chẳng hay ho gì, mà ngay đến cái vốn tri thức của y cũng rất là nông cạn, như người ta đã phân tích nhiều lần trên báo chí. Ấy thế mà Tửu vẫn được làm giáo sư trường Đại học sư phạm thì còn bất mãn nỗi gì?

Còn Trần Đức Thảo thì từ khi hòa bình lập lại được cử làm Phó giám đốc trường Đại học Văn khoa rồi làm chủ nhiệm khoa Sử, có quyền điều khiển nhiều giáo sư khác, trong đó có những đảng viên như ông Trần Văn Giàu; Thảo lại được sử dụng một cái quỹ mua sách cho khoa hàng mấy chục triệu đồng, thậm chí đã mua cho khoa Sử một bộ “Địa chất học” giá hai triệu đồng mà cũng không ai ngăn cản được; Thảo lại còn buộc nhà trường phải công nhận những việc rất vô lý, thí dụ như đòi giữ lại ở khoa Sử môn Tâm lý học là một môn ở bất cứ trường Đại học sư phạm nước nào cũng phải đi liền với môn giáo dục học. Ấy thế mà trong mấy năm không ai có thể thay đổi cái tình trạng bất hợp lý đó. Ngoài ra Thảo còn có những đòi hỏi rất nhiều về phương diện vật chất; trong khi anh em cán bộ giảng dạy khác không có nhà ở hoặc phải ở chen chúc bốn năm người trong một phòng nhỏ thì Thảo được ở một cái nhà lầu cao ráo, rộng rãi; thế mà vẫn cứ luôn luôn mè nheo, bắt dọn đi dọn lại, sửa đi sửa lại. Thảo dồn ép đồng chí phụ trách quản trị đến nỗi đồng chí này đã phải thốt ra lời nói rằng: “Đứng trước ông Thảo, tôi như người cố nông đứng trước địa chủ trong thời phong kiến!”. Thảo được chiêu đãi như thế, còn có lý gì bất mãn nữa?

Vấn đề này, chúng tôi vẫn cứ tự đặt ra trước khi học tập hai văn kiện, nhưng không sao giải quyết được..

Phải chờ đến khi đã học tập, anh em các tổ được giác ngộ, yêu cầu Tửu và Thảo phải kiểm thảo, rồi anh em góp thêm nhiều hiện tượng, chúng tôi mới hiểu được rằng Trương Tửu và Trần Đức Thảo không phải chỉ là những người trí thức bất mãn mà rõ ràng là những kẻ có mưu đồ xấu xa về chính trị. Trước những hiện tượng cụ thể anh em nêu lên mà Tửu và Thảo không thể chối cãi được, chúng tôi mới thấy được những tư tưởng phản động có thể hạ phẩm giá con người đến mức độ nào. Một số sự việc đã khiến chúng tôi phải sửng sốt không ngờ những người vẫn mệnh danh là đại trí thức như Tửu và Thảo mà có thể ti tiện, đê hèn như thế.

Quả đợt học tập hai văn kiện là một cơn gió lành mạnh đã thổi bạt được những rác rưởi của chủ nghĩa xét lại, đã lật được mặt nạ một số người trước đây người ta vẫn cho là thượng lưu trí thức, và riêng đối với trường Đại học sư phạm, đã nhổ được hai cái gai gây ra bao nhiêu vướng víu trong việc xây dựng nhà trường.

Gai đã nhổ rồi, không khí trường Đại học sư phạm trở nên khác hẳn: mọi người, mọi thành phần, sau đợt học tập, đã cùng đứng trên một lập trường, cùng thống nhất một ý chí, nên tình đoàn kết càng ngày càng chặt chẽ. Trên cơ sở của mối đoàn kết đó, mọi công tác của nhà trường như tổ chức, giảng dạy, học tập, lao động... đều tiến hành được đều đặn, với một đà phấn khởi chưa từng có.

Từ nay nhà trường như một thân thể đã cắt được cái ung thư trở nên lành mạnh, khỏe khoắn. Nhất định trong một tương lai ngắn, trường Đại học sư phạm của chúng ta sẽ xứng đáng là một trường Đại học xã hội chủ nghĩa, xứng đáng với nhiệm vụ đào tạo những người giáo viên tốt cho nền giáo dục phổ thông đương một ngày một vươn lên mạnh mẽ.

GS Nguyễn Lân

_________________________
Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển   - Page 2 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10556
Registration date : 23/11/2007

Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển   - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển    Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển   - Page 2 I_icon13Thu 29 Aug 2019, 11:38

Đáp ứng yêu cầu của độc giả đối với người viết bài “Góp phần tìm hiểu sự thực về GS Nguyễn Lân”

Mới đây, ngày 23/6/2014, chủ Blog Quê choa đã chuyển cho tác gỉả mấy dòng thư của độc giả Yên Duyên Hương nêu vài thắc mắc, như sau:

Cảm ơn ông Nguyễn Quang Lập. Qua Quê choa, chúng tôi mới biết được nhiều sự thật về học thuật, về "tên tuổi" của nhiều "học giả ", những Nguyễn Lân, Lê Xuân Đức, Vũ Ngọc Khánh... Vừa qua có bài Góp phần tìm hiểu sự thật về GS Nguyễn Lân. Qua Quê choa, chúng tôi xin hỏi: trong bài viết có nói: đợt phong Giáo sư đầu tiên là năm 1956, nhưng theo từ điển mở Wikipedia thì đợt phong Giáo sư đầu tiên của Việt Nam là năm 1976 (trong đó có Trần Đức Thảo). Liệu có sự nhầm lẫn nào của ông Lê Mạnh Chiến, dẫn đến việc bỏ sót tên GS Nguyễn Lân không ?
Chúng tôi được biết, sinh thời GS Nguyễn Lân đã có lời xin lỗi ông Trần Đức Thảo. Vậy, thực hư chuyện này là thế nào ?
Rất mong ông Nguyễn Quang Lập liên hệ với tác giả giúp chúng tôi.
Xin trân trọng cảm ơn trước.



Tác giả thấy mình có nghĩa vụ đáp ứng các yêu cầu trên đây của quý vị độc giả nên phải viết bài giải đáp này và đưa lên mạng Internet để chuyển đến các độc giả đã gửi lời yêu cầu, cùng tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng sự thật và quan tâm đến hiện trạng văn hóa – giáo dục của đất nước.

I. Những ý chính trong bài Góp phần tìm hiểu sự thật về GS Nguyễn Lân

Trong một cuộc gặp gỡ thân mật của một nhóm bạn học cũ nhân dịp tết Canh Ngọ, đã diễn ra một cuộc mạn đàm nghiêm túc để tìm hiểu sự thật về Nhà giáo Nguyễn Lân. Nội dung cuộc mạn đàm này đã được lược thuật kèm theo việc khảo chứng dựa trên những sách vở do Nhà giáo Nguyễn Lân biên soạn và những tài liệu viết về ông mà hiện nay đang lưu hành, cho nên độc giả rất dễ kiểm tra. Người lược thuật chịu trách nhiệm hoàn toàn trước công chúng. Sau đây là những kết quả của cuộc mạn đàm, được tóm tắt theo trình tự các phần trong bài gốc, với các tiểu mục ♦I, ♦II. ♦III.

♦I. Cuộc mạn đàm ngoài dự kiến: nêu những tiền đề của cuộc mạn đàm: Trong vài chục năm gần đây, trên các sách báo chính thống đã lưu hành hàng trăm bàì của nhiều người trong quần thể trí thức co danh phận ở nước ta ca tụng công lao và tài đức của NGND Nguyễn Lân. Họ chỉ nhìn thấy lớp trang sức bóng bảy mà không ai biết đến thực chất những thành tích ảo của ông nên đã viết những lời tán tụng sai sự thật, tạo nên nhiều điều ngộ nhận rất tai hai. Vì vậy, đã diễn ra một cuộc mạn đàm để tìm hiểu sự thật về Nhà giáo này, dựa trên những chứng liệu mà mọi người đều dễ dàng tìm thấy.

♦II. Trả lời một số câu hỏi thiết thực: giải đáp 4 câu hỏi, tìm ra 4 sự thật mà lâu nay hẩu như không ai nghĩ đến:

Trong các bài viết về Nhà giáo Nguyễn Lân hiện đang lưu hành trên báo chí chính thống (hơn 100 bài) các tác giả (hầu hết là những người có cương vị cao trong giáo giới) đều nhằm một mục đích là ca ngợi hết lời, chỉ cốt để ca ngợi càng nhiều càng tốt, cho nên có nhiều bài trùng lặp với nhau cả ý lẫn lời, lại xen nhiều chi tiết khác với lời kể của chính Nhà giáo Nguyễn Lân, sai sự thật. Tính xác thực của loạt bài này rất thấp, nhiều dẫn liệu không đáng tin cậy.
Hầu hết mọi người lâu nay vẫn gọi ông Nguyễn Lân là Giáo sư, chính ông cũng tự xưng là Giáo sư. Một số tài liệu (ví dụ: từ điển Wikipedia tiếng Việt trước ngày24/6 /2014, hoặc bài của PGS Lê Khánh Bằng trong Kỷ yếu Hội thảo Nhà giáo Nhân dân Giáo sư Nguyễn Lân – cuộc đời và sự nghiệp) đã khẳng định rằng, ông Nguyễn Lân thuộc lớp người đầu tiên được phong học hàm Giáo sư, năm 1956. Sự thực thì ông là Giáo sư tự phong, chưa bao giờ được Nhà nước phong Giáo sư.
Ông Nguyễn Lân được gọi là một nhà văn, nhà thơ, nhà biên soạn từ điển mẫu mực, với 42 tác phẩm đồ sộ. Thực ra, trong số hơn 40 tác phẩm có dính tên ông, đa số là những tác phẩm rất nhỏ (dăm bày chục trang) và nhỏ (dưới 200 trang), có những quyển mang tên nhiều tác giả, trong đó ông Nguyễn Lân chỉ có mươi trang, v.v, không có một tác phẩm nào ra hồn, đến nỗi năm ông tròn 90 tuổi, Nhà nước muốn trao giải thưởng cho ông nhưng không thể dựa vào một tác phẩm nào cả. Cuối cùng, ông cố cho ra 1 quyển khá dày là Từ điển từ và ngữ Việt Nam (2111 trang, xuất bản năm 2000), trông có vẻ to vì được in bằng giấy dày, chữ to hơn và thưa hơn so với mọi cuốn tử điển thông thường, nhưng cũng không thể gọi đó là đại từ điển. Hơn nữa, quyển từ điển này là nơi tập trung tất cả mọi sai lầm trong “sự nghiêp biên soạn từ điển” của ông, số lượng sai lẩm có thể lên đến hàng ngàn, ảnh hưởng rất xấu đến việc dạy và học tiễng Việt cuar các thế hệ người Việt hiện tại và mai sau.
Mọi người chỉ nhìn thấy bề dày của cuốn Từ điển từ và ngữ Việt Nam mà không khảo sát nó, không nhận thấy vô số sai lầm rất đáng sợ trong đó nên ai nấy đều cho rằng, đó là thành quả vĩ đại, là công trình sáng tạo tuyệt vời của một bậc đại trí thức siêu đẳng chỉ biết quên mình vì dân vì nước, miệt mại làm việc năm này qua tháng khác. Trên thực tế, nó chỉ là sự lắp ráp thô thiển của ba cuốn từ điển đã có sẵn. Trước hết, soạn giả lấy quyển Từ điển tiếng Việt dày 1415 trang của nhóm Văn Tân (gồm 13 người, trong đó có Nguyễn Lân) làm “xương sống”, sau đó ghép thêm hai quyển khác chứa đựng rất nhiều sai lầm khủng khiếp, đều của Nguyễn Lân, đó là Từ diển từ và ngữ Hán Việt (866 trang) và Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam (323 trang), rồi cộng thêm một số từ lấy ở các từ điển khác nhưng được giảng lại theo cách đoán mò và nói liều vốn là thuộc tính của soạn giả. Vì vậy, việc “biên soạn” được thực hiên rất dễ dàng, có hiệu quả kinh tế rất “đậm”.


♦ III. Những sự thực đáng kinh ngạc về Nhà giáo Nguyễn Lân. Phần này cho thấy những phẩm chất và những hành vi phản sư phạm của Nhà giáo Nguyễn Lân, thể hiện qua 4 sự thật, với những bằng chứng cụ thể rất dễ tìm thấy:

1. NGND Nguyễn Lân – người đã dày công làm tổn hại tiếng Việt.
NGND Nguyễn Lân được coi là người “suốt đời bảo vệ sự trong sáng của Việt”. Chính ông cũng tự khẳng định vai trò ấy của mình một cách đầy tự tin và tự hào. Để thể hiện vai trò ấy, ông dốc sức biên soạn các thứ từ điển về tiếng Việt. Việc “chú gíải từ tố’ và “giải thích từ nguyên” (của các từ có gốc Hán) được ông coi là nét đặc sắc nhất, hơn hẳn các từ điển đã có từ trước. Các Giáo sư Lê Trĩ Viễn, Vũ Khiêu, cùng vô số Giáo sư, tiến sĩ, nhà văn, nhà báo khác đều coi đây là cống hiến vô cùng to lớn và đặc sắc của ông, thể hiện tài năng, trí tuệ kiệt xuất và tâm huyết của một vị đại trí thức đối với đất nước, đối với tiếng Việt. Nhưng, qua vô số ví dụ cụ thể, chúng tôi đã chứng minh được rằng, ông phạm quá nhiều sai lầm nghiêm trọng nhất do thiếu kiến thức cơ bản, do không có năng lực tra cứu, do không đọc được chữ Hán, v.v. thậm chí, không phân biệt được từ tố với âm tố và cũng chưa hiểu thế nào là từ nguyên. Ông chỉ quen đoán mò và nói liều nên đã phạm hết dạng sai lầm này đến dạng sai lầm khác

2. NGND Nguyễn Lân đề ra những yêu cầu rất khắt khe đối với người thầy giáo, nhưng chính ông lại chưa nắm vững những kiến thức ở bậc trung học.
Được coi là một nhà sư phạm mẫu mực kiêm học giả thông kim bác cổ, NGND Nguyễn Lân đòi hỏi người thấy giáo XHCN phải học tập, rèn luyện, phấn đấu không ngừng về mọi phương diện. Theo ông, người thầy giáo XHCN, ngoài việc học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, kiên định lập trường cách mạng, quan điểm giai cấp, học tập tác phong, đạo đức của Hồ chủ tịch, còn phải không ngừng nâng cao trình độ học vấn của mình. Trong quyển Người thầy giáo xã hội chủ nghĩa (Nxb Sự thật, Hà Nội, 1960), ông viết: “ Nếu dạy một mà không biết mười thì ít nhất người thầy giáo cũng phải biết hai, ba chứ dạy bài nào mà chỉ biết bài ấy thì thực là nguy hiểm, vì không những chẳng giải đáp được thắc mắc của học sinh mà lại còn dễ dàng nói sai sự thật và phản lại khoa học. Ta nên nhớ rằng mỗi lời thầy giáo nói ra là bốn, năm chục học sinh chú ý nghe; thầy dạy một điều sai là bốn năm chục bộ óc bị đầu độc; như thế thì không những đã chẳng dạy được gì thêm, lại còn khiến học sinh có những khái niệm không đúng cần phải gột rửa đi nữa. Ngoài bộ môn mình phụ trách, người thầy giáo xã hội chủ nghĩa còn phải nắm được các bộ môn khác nữa: tối thiểu, trình độ văn hóa phổ thông của người thầy giáo, về mọi ngành tri thức, phải không được thấp hơn trình độ học sinh ở cấp mình giảng dạy. Thí dụ, một giáo viên về Việt văn ở lớp tám ít ra cũng phải nắm được những bộ môn khoa học tự nhiên của cấp III; có như thế thì khi giảng dạy Việt văn mới có thể đưa ra những dẫn chứng cụ thể”. Cứ theo lời ông thì ai cũng nghĩ rằng, kiến thức của ông sâu rộng lắm, cao siêu lắm. Khốn thay, ở quyển Từ điển từ và ngữ Việt Nam (công trình của ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước), người ta dễ dàng tìm thấy ngay vài chục từ ngữ thuộc các lĩnh vực toán học, vật lý học, hóa học, sinh vật học, địa lý, lịch sử, văn học được sử dụng trong chương trình trung học mà bị soạn giả Nguyễn Lân giải thích sai hết, tỏ ra không hiểu gì cả. Kiến thức của Nhà giáo Nguyễn Lân về mọi lĩnh vực khoa học thường thức chưa đạt đến trình độ trung học, vậy thì ông không thể dạy bất cứ môn nào ở bậc trung học.

3. NGND Nguyễn Lân chỉ quen dạy dỗ người khác nhưng không biết chỗ yếu kém của mình nên đã sa đà vào việc “biên soạn” từ điển, đầu độc tiếng Việt.
Nhà giáo Nguyễn Lân có những lời dạy về “đạo làm thầy” rất chí lý. Ông đã từng răn dạy con dâu: « Con làm cô giáo thì phải nhớ là dù một chữ chưa hiểu cũng phải đọc, phải hỏi cho thật hiểu mới được dạy cho học trò, óc trẻ con như trang giấy trắng, con vẽ sai lên đó làm sao tẩy sạch được ». Con dâu của ông kể tiếp : « Rồi ba giảng giải, muốn tìm hiểu một vấn đề gì thì phải hiểu cả lịch sử, cả hoàn cảnh cụ thể của nó… ». Một lần khác, ông đã căn dặn con trai (là một phó Giáo sư) : “Cái khó nhất trong cách đối xử ở đời là biết mình đang ở vị trí nào. Con đừng quên rằng, một người giỏi lắm thì cũng đi sâu được một hai chuyên môn. Vì vậy, phải luôn coi người khác là thầy của mình về những chuyên ngành khác”. Trong sự nghiệp “trồng người”, hẳn là ông đã nhiều lần dạy học trò bằng những câu như thế, mà ta có thể quy thành nguyên tắc: Không được dạy những điều mà mình chưa hiểu rõ ; muốn vậy thì phải biết rõ phạm vi kiến thức của mình. Tiếc thay, ông chỉ quen dạy người khác nhưng không biết răn mình, không hề biết mình đang ở vị trí nào . Bởi vậy, mặc dầu không đọc được chữ Hán, ông vẫn tin rằng, nhờ có kinh nghiệm lâu năm nên mình thừa sức hiểu hết các từ ngữ tiếng Việt có gốc Hán, thế là ông biên soạn cuốn Từ điển từ và ngữ Hán Việt (nhưng phải tránh việc thể hiện chữ Hán), xuất bản năm 1989. Tuy dung lượng của nó chỉ bằng một phần ba so với cuốn Hán Việt từ điển giản yếu của Đào Duy Anh (lưu hành từ năm 1932) nhưng lại chứa đựng nhiều trăm sai lầm, vậy mà được GS Lê Trí Viễn đánh giá là “một công cụ tra cứu rất quý không thể thiếu được đối với bất kỳ ai, trước hết là học sinh, sinh viên, các thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu, biên soạn, khi muốn nắm được nghĩa chính xác của các từ ngữ Hán – Việt trong tiếng Việt hiện nay”. Lời ca tụng đó đã biến quyển từ điển tồi tệ này thành của quý, khiến soạn giả ngỡ rằng mình là người duy nhất đủ sức đảm đương sứ mạng “gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt”. Thế là, liên tiếp trong mấy năm sau đó, ông sản xuất thêm ba cuốn nữa là Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, Từ điển tục ngữ thành ngữ Pháp Việt,Từ điển tục ngữ thành ngữ Việt Pháp. Càng ngày, “uy tín học thuật” của ông càng lên cao trong đám người có bằng cấp và chức vị nhưng lười đọc và ít suy nghĩ. Người ta chỉ chú ý đến tên sách chứ chẳng mấy người đọc sách và hiểu sách nên không ai biết rằng, tác giả của chúng không những mù tịt về Hán ngữ mà vốn liếng tiếng Việt cũng rất nghèo, thậm chí, không phân biệt được đâu là thành ngữ, đâu là tục ngữ. Khi đã ngoài 90 tuổi, ông bèn tập hợp tất cả mọi từ ngữ tiếng Việt trong cả bốn cuốn, gộp thêm cuốn Từ điển tiếng Việt của nhóm Văn Tân (gồm 13 người, trong đó có ông) để tạo thành cuốn Từ điển từ và ngữ Việt Nam, với hàng ngàn sai lầm thuộc mọi chủng loại: về chú giải từ tố, về giải thích từ nguyên, về thành ngữ, tục ngữ, về tri thức khoa học, về lỗi chính tả, v.v..
Trong lĩnh vực biên soạn từ diển, NGND Nguyễn Lân thực sự là người yếu kém nhất, với những lỗ hổng kiến thức không thể khắc phục.

4. Ví dụ duy nhất về “tầm cao trí tuệ” của Nhà giáo Nguyễn Lân đã góp thêm chứng cứ để khẳng định điều ngược lại.
Trong hàng trăm bài viết để ca ngợi tài năng và trí tuệ hơn người của Nhà giáo Nguyễn Lân, chỉ có một bài duy nhất (của một vị PGS TS) nêu ra một ví dụ để làm bằng chứng về cái “trí tuệ siêu phàm” ấy. Xin kể tóm tắt câu chuyện sau đây:
Tại khu mộ của Nguyễn Trường Tộ, có hai câu (người ta cho là đôi câu đối) bằng chữ Hán khắc nổi, vốn là: Nhất thất túc thành thiên cổ hận ║ Tái hồi đầu thị bách niên thân (Nghĩa là: Một lần sẩy chân, trở thành mối hận ngàn đời ║ Quay đầu nhìn lại, đã là cái thân trăm năm). Lâu ngày, chữ thân (nghĩa là thể xác, là thân thể) bị sứt mẻ hết nhưng nhiều người dân không biết chữ Hán vẫn còn nhớ đấy là chữ thân. Những người “có học” thì đoán đó là chữ cơ (nghĩa là cơ nghiệp, cơ đồ). Vị PGS TS nọ bèn thỉnh giáo Thầy Nguyễn Lân và đã được Thầy phán truyền: “Vế trên của câu đối là hận (ân hận) – một từ chỉ sự trừu tượng, thì vế dưới đối lại phải là một từ có tính chất cũng trừu tượng, cho nên dùng chữ cơ (cơ đồ) là chuẩn xác và hợp lý hơn là chữ thân (thân thể)”. Rồi ông PGS TS bình luận: Rõ là đầy sức thuyết phục Tôi nhớ mãi câu nói cảm ơn của tôi khi đó: Thưa thầy! đúng là “Nhất tự thiên kim” vậy.
Người viết bài “Góp phần tìm hiểu sự thật về GS Nguyễn Lân” cho rằng, lý lẽ của Thấy Nguyễn Lân rất khó chấp nhận. Cái chữ bị sứt kia phải là chữ thân mới hợp với ý than thân trách phận ở câu trước đó. Nhất thất túc thành thiên cổ hận ║ Tái hồi đầu, thị bách niên thân. Nghĩa là: Một lần sẩy chân (= một lần cẩu thả, một lần hẫng hụt, một lần sa ngã) thì ôm hận ngàn đời.║ Ngoái đầu nhìn lại thì mình chỉ còn cái thân già yếu . Như thế mới đúng với tâm tư của người có hoài bão lớn nhưng “lỡ thời”.
Nếu thay chữ thân bằng chữ cơ, nghĩa là cơ nghiệp, là sự nghiệp, thì sẽ sự thể sẽ là: Nhất thất túc thành thiên cổ hận.║ Tái hồi đầu, thị bách niên cơ. Nghĩa là: Một lần sẩy chân (= một lần cẩu thả, một lần hẫng hụt, một lần sa ngã) thì phải ôm hận mãi mãi. ║ Ngoái đầu nhìn lại thì mình đã có cơ nghiệp trăm năm . Như vậy thì cái sự “thất túc” kia không gây nên hậu quả gì ghê gớm, chẳng đáng phải mang hận ngàn đời.
Kết quả khảo cứu của chúng tôi đã xác nhận rằng, hai câu ấy phải là: Nhất thất túc thành thiên cổ hận ║ Tái hồi đầu, thị bách niên thân. Đây là hai câu thơ cuối cùng trong một bài thơ thất ngôn bát cú có xuất xứ khá ly kỳ, liên quan đến một số học giả nổi tiếng thời nhà Minh và nhà Thanh.

Chúng ta lại có thêm một bằng chứng xác thực cho thấy trình đô học vấn non kém và thòi quen nói liều của NGND Nguyễn Lân.

Trên đây là bản tóm lược 8 sự thật về NGND Nguyễn Lân mà tác giả đã khảo chứng khá kỹ càng trong bài Góp phần tìm hiểu sự thật về GS Nguyễn Lân.

II. Trả lời thư của độc giả Yên Duyên Hương

Trong bài Góp phần tìm hiểu sự thật về Giáo sư Nguyễn Lân, ở đoạn trả lời câu hỏi 2 (phần II. Trả lời một số câu hỏi thiết thực, hỏi về việc Nhà giáo Nguyễn Lân có được nhà nước Việt Nam phong học hàm Giáo sư hay không), tác giả đã chứng minh: NGND Nguyễn Lân chưa bao giờ được nhà nước phong chức danh Giáo sư như lâu nay mọi người vẫn nhầm lẫn. Mở đầu việc khảo chứng điều này, tác giả viết:

Trong Quyết định 162/CP do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký ngày 11 tháng 9 năm 1956 về việc phong chức danh Giáo sư cho 29 Nhà giáo, nhà khoa học tiêu biểu (trong đó có các ông Tạ quang Bửu, Trần Đại Nghĩa, v.v.), có tên những người sau đây:

● Sử học (5): Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Huyên, Phạm Huy Thông, Nguyễn Khánh Toàn. ● Văn học (3): Đặng Thai Mai, Nguyễn Mạnh Tường, Trương Tửu. ●Triết học (1): Trần Đức Thảo. ● Toán học (2): Tạ Quang Bửu, Lê Văn Thiêm. ● Vật lý (1): Ngụy Như Kon Tum. ● Hóa học (1): Nguyễn Hoán. ● Y học (14): Đặng Văn Chung, Hồ Đắc Di, Vũ Công Hòe, Đỗ Xuân Hợp, Đặng Vũ Hỷ, Nguyễn Xuân Nguyên, Đặng Văn Ngữ, Đặng Văn Nội, Trương Công Quyền, Phạm Ngọc Thạch, Đinh Văn Thắng, Hoàng Tích Trí, Tôn Thất Tùng, Trần Hữu Tước. ● Nông học (1): Lương Định Của. ● Cơ khí (1): Trần Đại Nghĩa.

Quyết định 162/CP ra đời khi Nhà nước sắp xếp lại các cơ sở Đại học đã có từ trước và mở thêm một số trường Đại học mới, ban đầu, có 6 trường vào năm 1956 (gồm có: Đại học Sư phạm, Đại học Tổng hợp, Đại học Y – Dược, Đại học Nông Lâm, Đại học Bach khoa, Đại học Kinh tế - Tài chính). Để trao trọng trách cho các nhà khoa học hàng đầu trong công tác tổ chức và giảng dạy ở các trường Đại học mới được thành lập, Chính phủ đã phong học hàm Giáo sư cho 29 người kể trên. Quyết định này được ký và công bố trong tháng 9 năm 1956. Đây là lần phong Giáo sư đầu tiên của Nhà nước ta. Từ năm 1980 trở đi mới có những đợt phong học hàm Giáo sư tiếp theo.

Thế nhưng, một số độc giả tra cứu trên mạng Internet (ví dụ, theo Từ điển Wikipedia tiếng Việt, tại mục từ Giáo sư Việt Nam.) hoặc nguồn tài liệu nào đó, lại cho rằng, Quyết định này được ký ngày 11 tháng 9 năm 1976 (chứ không phải là năm 1956 như tác giả đã viết) và cho rằng, sự khảo chứng của tác giả là “thiếu chính xác”. Từ đó, họ coi sự “thiếu chính xác” ấy là cơ sở để đặt vần đề “nghi vấn” mọi kết quả khảo chứng khác của tác giả.

Về vấn đề này, tác giả khẳng định một lần nữa: Quyết định 162/CP về đợt phong học hàm Giáo sư đầu tiên ở Miền Bắc Việt Nam được ký ngày 11/9/1956, và chỉ có thể là năm 1956 chứ không thể là 1976 . Tác giả cũng không hề bỏ sót tên NGND Nguyễn Lân trong danh sách những người được phong học hàm Giáo sư, vì ông chưa bao giờ được phong Giáo sư.

Về việc các ông Trần Đức Thảo và Trương Tửu đã được phong học hàm Giáo sư từ trước năm 1958 thì chính Nhà giáo Nguyễn Lân cũng đã nói đến nhiều lần.

Trong cao trào “đấu tranh chống “bọn phản động Nhân văn – Giai phẩm” hồi giữa năm 1958, Nhà giáo Nguyễn Lân là một người rất hăng hái, kiên định lập trường của giai cấp vô sản, có thành tích rất nổi bật trong cuộc đấu tranh quyết liệt này. Lập trường cách mạng của ông đã thể hiện rõ trong bài Trường Đại học Sư phạm đã nhổ được hai cái gai : Trương Tửu và Trần Đức Thảo, đăng trên báo Nhân dân (trang 3) số ra ngày Chủ nhật, 18/5/1958. Trong bài báo này, ông Nguyễn Lân đã nhiều lần nhấn mạnh rằng, các ông Trần Đức Thảo, Trương Tửu lúc bấy giờ là Giáo sư.

Sau cuộc đấu tranh sôi sục, thực chất là những đợt đấu tố khốc liệt mà những ngưởi bị đấu tố không được mở miệng, kết cục là, các Giáo sư Trần Đức Thảo, Trương Tửu, Đào Duy Anh, Nguyễn Mạnh Tường đều phải vĩnh viễn rời khỏi bục giảng các trường Đại học và sống tiếp vài chục năm cho đến hết đời trong cảnh cùng quẫn và tủi nhục, luôn luôn bị theo dõi, rình rập.

Năm 1976, các ông Trần Đức Thảo và Trương Tửu vẫn còn bị theo dõi, giám sát nghiêm ngặt. Tình trạng đó còn kéo dài thêm hơn mười năm nữa mới chấm dứt. Câu chuyện sau đây do Giáo sư Trương Tửu (1913 – 1999) kể lại cho chúng tôi đã chứng tỏ điều đó.

Khi công cuộc “Đổi mới” diễn ra đi đôi với việc “cởi trói”, sự đối xử với các “phần tử Nhân văn Giai phẩm” bắt đầu bớt nghiệt ngã. Trước đó, đại đa số học trò cũ và những người quen biết đều không dám liên hệ với họ vì ai cũng sợ mang tai họa vào thân. Năm 1987, khi thấy việc tiếp xúc với các “thầy giáo Nhân văn Giai phẩm” không còn nguy hiểm như trước nữa, Giáo sư Nguyễn Đình Chú (là học sinh cũ của các thầy Trương Tửu, Trần Đức Thảo) bèn đứng ra tổ chức cuộc họp đồng môn để kỷ niệm 30 năm ngày ra trường (1957 – 1987) và kính mời các thầy đến dự, trong số đó, không thể thiếu các Giáo sư từng mắc đại nạn trong cuộc “đấu tranh chống Nhân văn Giai phẩm”. Thế nhưng vẫn có một học trò cũ lúc bấy giờ (năm 1987) cũng là Giáo sư về Văn học Việt Nam hiện đại đã vội vã đi báo cáo với công an, đòi ngăn chặn cuộc gặp gỡ này.Tuy nhiên, tình hình bấy giờ không còn căng thẳng như trước, công an không để ý đến “nguồn tin” mật báo này nữa. Cuộc họp đã diễn ra một cách tốt đẹp, đầy xúc động. Đương nhiên là vắng mặt ông Giáo sư kia.

Việc các ông Trần Đức Thảo và Trương Tửu đã được Nhà nước phong chức danh Giáo sư đại học hẳn là không có gì phải nghi ngờ. Sau khi cả hai ông bị đuổi khỏi trường Đại học từ giữa năm 1958 cho đến ngày qua đời, chưa có một chỉ thị nào xóa bỏ bản án quá nghiệt ngã và oan trái đối với họ. Cả hai ông Trấn Đức Thảo và Trương Tửu bị coi là những tên tội phạm nguy hiểm. Cho đến những ngày diễn ra công cuộc “Đổi mới” kèm theo việc “cởi trói” ở nước ta, tình trạng đó mới được nới lỏng. Vậy, không có lý do gì để tin rằng các vị Trương Tửu, Trần Đức Thảo được Nhà nước Việt Nam phong học chức danh Giáo sư vào năm 1976. Quyển sách GIÁO SƯ VIỆT NAM của Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước (Nxb Khoa học Xã hội ấn hành năm 2004) đã ghi nhận rằng, trước năm 1980 việc phong chức danh Giáo sư chỉ được thực hiện một lần duy nhất, có 29 người được phong Giáo sư trong lần này. Bởi vậy, nếu căn cứ theo Từ điển Wikipedia tiếng Việt hoặc một tài liệu nào đó để tin rằng đợt phong Giáo sư đầu tiên diễn ra năm 1976 là hoàn toàn sai lầm.

Đến đây, chúng tôi đã trả lời xong hai điều thắc mắc trong thư của độc giả Yên Duyên Hương, cụ thể là: uĐợt phong học hàm Giáo sư đầu tiên diễn ra năm 1956 chứ không phải năm 1976 như một số tài liệu đã viết sai. v Chúng tôi cũng không “bỏ sót tên ông Nguyễn Lân” khỏi danh sách những người được phong học hàm Giáo sư, vì ông chưa bao giờ được phong Giáo sư mà chỉ là Giáo sư tự phong.

Độc giả Yên Duyên Hương còn đặt cho chúng tôi một câu hỏi khác nữa: Chúng tôi được biết, sinh thời GS Nguyễn Lân đã có lời xin lỗi Trần Đức Thảo. Vậy, thực hư chuyện này là thế nào ?

Tác giả xin phép mượn một bài của nhà báo Phú Cường, trong đó nói về điều “ân hận” của Nguyễn Lân đối với Trần Đức Thảo để trả lời câu hỏi này của quý vị.

Trong bài Chuyện giờ mới kể về GS NGND Nguyễn Lân (trên báo điện tử Vietnamnet, tại địa chỉ http://vnn.vietnamnet.vn/vanhoa/2003/9/30157/ ) của Nhà báo Phú Cường viết nhân 49 ngày mất của GS NGND Nguyễn Lân, có đoạn cuối cùng mang tiêu đề là Tôi có hai điều ân hận, như sau:

Sống một cuộc đời trong sáng, không màng công danh, phú quý, dồn hết tâm trí vào việc "trồng người”, GS NGND Nguyễn Lân được Nhà nước trao tặng nhiều danh hiệu cao quý, hàng năm nhân dịp Tết cổ truyền, ngày Nhà giáo Việt Nam, các vị lãnh đạo cấp cao Đảng và Nhà nước đều đến thăm và tặng quà cụ. Cụ có lần tâm sự:

“Cả đời tôi sống thanh bạch, không làm điều gì để trái với lương tâm, chỉ có hai điều tôi cứ ân hận mãi. Một là tôi được các vị lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước đến tận nhà thăm hỏi, nhưng do tuổi cao, đi lại không thuận tiện nên chưa lần nào đến nhà đáp lễ được. Điều thứ hai là, năm 1957, hồi tôi là Chủ tịch Công đoàn ngành giáo dục, được tổ chức phân công cuộc họp phê phán ông Trần Đức Thảo, một nhà triết học rất uyên bác. Là nhiệm vụ trên giao, tôi không thể không thực hiện, mà trong lòng thấy ân hận vô cùng. Rất mừng, năm 2000 các công trình nghiên cứu của GS Trần Đức Thảo được Đảng và Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh”.

Bây giờ hai cụ đều ở cõi vĩnh hằng, chắc rằng hai nhà trí thức lớn của nước nhà đều cười vui, thông cảm trong niềm kính trọng nhau.



Đọc những lời “gan ruột” của Nhà giáo Nguyễn Lân, thoạt tiên chúng ta tưởng như đó là biểu hiện tấm lòng trung thực của một người “trót vì tay đã nhúng chàm”, nay lương tâm cắn rứt nên đã dũng cảm, thẳng thắn thừa nhận những lỗi lầm mà trước đây mình đã phạm phải. Thế nhưng, tinh ý một chút thì sẽ thấy rằng, trong sự ân hận quá muộn màng này vẫn lấp ló sự thiếu chân thành nên ông vẫn cố đổ lỗi cho hoàn cảnh khách quan. Hơn nưa, trong hai điều “ân hận mãi” ấy, điều “ân hận” thứ nhất là ở chỗ, do tuổi cao, đi lại không thuận tiện nên chưa lần nào đến nhà đáp lễ các vị lãnh đạo Nhà nước từng đến nhà thăm hỏi ông ; rồi sau đó mới đến điều “ân hận” thứ hai, do phải hết lòng “phục tùng tổ chức” (phải dùng lời lẽ đao búa để xỉa xói, nhục mạ người bị đấu tố) nên phải lập thành tích xuất sắc trong việc kể tội và luận tội các ông bạn đồng nghiệp vốn có địa vị cao hơn mình. Điều “ân hận” thứ nhất thực ra chỉ nên gọi là sự áy náy, băn khoăn về tình cảm, nhưng đã được ông nâng lên thành điều “ân hận” cao hơn hẳn sự dày vò, cắn rứt và hổ thẹn mà mọi người có lương tâm đều không thể tránh khỏi khi nghĩ đến thành tích đổ dầu vào lửa trong cuộc hãm hại đày đọa những người lương thiện. Về thực chất và sức tác động, những lời buộc tội của chứng nhân kiêm quan tòa Nguyễn Lân chẳng khác gì những nhát gươm hay những mũi tên tẩm thuốc độc để hạ gục nạn nhân. Vậy mà trong hai đồng nghiệp vô tội từng bị ông coi là kẻ thù phải trừng trị đích đáng, sau khi họ đã mất hết tất cả mọi chỗ bấu víu về tinh thần và vật chất, phải nếm đủ mùi đắng cay, tủi hận suốt 30 – 40 năm rồi ngậm ngùi về nơi chín suối, chỉ có một người vừa được tuyên dương (coi như được minh oan) thì được ông nghĩ lại rồi lặng lẽ nói riêng với một nhà báo, tỏ ý “ân hận” sau khi người đó qua đời gần một chục năm. Còn đối với người đồng nghiệp vô tội nhưng không (hay chưa) được tuyên dương thì ông không hề “ân hận”.

Cũng không khó nhận ra trò ngụy biện của ông Nguyễn Lân. Bởi vì, với tư cách “Chủ tịch Công đoàn ngành giáo dục, được tổ chức phân công cuộc họp phê phán ông Trần Đức Thảo (...) Là nhiệm vụ trên giao, tôi không thể không thực hiện” nếu ông Nguyễn Lân thực sự là một con người nhân hậu và hiểu biết lẽ phải thì ông sẽ làm nhiệm vụ “trên giao” đó một cách “cầm chừng” chứ không thể hăng hái “toàn tâm toàn ý” đấu tố đồng nghiệp với những lời chửi rủa, nhục mạ nặng nề như vậy. Trên thực tế, hồi bấy giờ không phải chỉ có một mình ông Nguyễn Lân phê phán các ông Trương Tửu và Trần Đức Thảo. Nhưng có lẽ chỉ những lời lẽ đấu tố cay độc của Nguyễn Lân mới trở thành “áng văn bất hủ” mà đến đến tận bây giờ đọc lại, ai nấy đều rùng mình ghê rợn.

Nếu quả thật ông Nguyễn Lân thấy lương tâm cắn rứt, ân hận thì hẳn là ông phải viết bài công khai nói lên điều đó hoặc chính thức xin lỗi trước mặt Trần Đức Thảo chứ không phải đợi đến khi ông này qua đời gần muời năm và được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh. Cho nên chúng ta không lấy gì làm lạ khi Nhà giáo Nguyễn Lân không hề ‘ân hận’ về việc đấu tố, nhục mạ ông Trương Tửu. Khi ông Trần Đức Thảo còn sống và còn mang thân phận một công dân hạng bét thì NGND Nguyễn Lân không có gì ân hận về việc làm thất đức và tàn nhẫn của mình. Chỉ sau khi ông Trần Đức Thảo qua đời gần 10 năm và trở thành người có địa vị cao hơn hẳn (là Giáo sư thật, được trao giải thưởng cao nhất, còn ông Nguyễn Lân thì vẫn là Giáo sư tự phong và được trao giải thưởng thấp hơn) thì ông Nguyễn Lân mới “ân hận”. Còn ông Trương Tửu thì chỉ mới thoát khỏi thân phận công dân hạng bét để gia nhập đội ngũ “phó thường dân” nên ông Nguyễn Lân không cần phải bận tâm về việc làm độc ác năm xưa. Nếu cùng lúc, cả Trần Đức Thảo lẫn Trương Tửu đều được Nhà nước trao giải thưởng hoặc được tôn xưng thì cái điều “ân hận” thứ hai của Nhà giáo Nguyễn Lân hẳn sẽ khác hơn.

Ông Nguyễn Lân không “ân hận” đối với ông Trương Tửu mà chỉ “ân hận” đối với ông Trần Đức Thảo vì về sau ông Trần Đức Thảo trở lại địa vị cao hơn mình, chứ không phải vì kính trọng người tài cao học rộng. Mà địa vị hay “trọng lượng” của ông Trần Đức Thảo (nếu ông còn sống) thì chẳng thấm vào đâu so với các quan chức từ thứ trưởng trở lên. Bởi thế, đối với ông Nguyễn Lân, cái “lỗi” xúc phạm, chà đạp danh dự và nhân phẩm của ông Trần Đức Thảo còn nhẹ hơn nhiều so với cái “lỗi” chưa đi thăm đáp lễ các vị lãnh đạo cấp cao.

Trở lại câu hỏi của độc giả Yên Duyên Hương:

Chúng tôi được biết, sinh thời GS Nguyễn Lân đã có lời xin lỗi ông Trần Đức Thảo. Vậy, thực hư chuyện này là thế nào ?

Tác giả coi việc lý giải hai điều “ân hận” của NGND Nguyễn Lân đã là lời giải đáp cho câu hỏi của quý vị: Ông Nguyễn Lân chỉ “ân hận” vì sự “thất lễ” đối với những người bề trên, những người có ngôi vị cao hơn mình. Bởi vậy, sinh thời, GS Nguyễn Lân không bao giờ có lời xin lỗi ông Trần Đức Thảo, cũng như ông đã không hề “ân hận: đói với ông Trương Tửu. Đó là một sự thật hiển nhiên.

●♦●

“Trải qua một cuộc bể dâu”, nhân cách và tài năng của các Giáo sư Trần Đức Thảo và Trương Tửu tuy bị chà đạp và vấy bẩn suốt ba chục năm nhưng đến nay vẫn được người đời trân trọng và biểu dương. Họ vẫn để lại hình ảnh đẹp trong lòng mọi người Việt Nam có hiểu biết, có lương tri. Còn NGND Nguyễn Lân -- người luôn luôn hãnh diện với cái hư danh Giáo sư tiếm xưng và đắc ý tự hào về những cuốn từ điển từng làm lóa mắt hàng loạt trí thức lười học và ít suy nghĩ, nhưng lại đầy rẫy những sai sót “để đời”, làm méo mó tiếng Việt, rất độc hại đối với tiếng Việt -- nay đã bắt đầu được người đời phán xét với đầy đủ tang chứng cụ thể để cảnh cáo và tẩy độc nhằm trả lại vẻ đẹp hồn nhiên cho tiếng Việt và ghi nhớ một giai đoạn suy đồi của nền văn hóa – giáo dục Việt Nam.

Lê Mạnh Chiến

_________________________
Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển   - Page 2 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10556
Registration date : 23/11/2007

Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển   - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển    Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển   - Page 2 I_icon13Thu 29 Aug 2019, 12:09

Sự trái ngược giữa lời dạy và việc làm của nhà giáo Nguyễn Lân
   
        Tại trang 64 – 65 trong  quyển Người thầy giáo xã hội chủ nghĩa (Nxb Sự thật, Hà Nội, 1960), nhà giáo Nguyễn Lân đã viết:

     Người thầy giáo xã hội chủ nghĩa chỉ học tập chủ nghĩa Mác-Lênin không, không đủ! Công việc chính của người thầy giáo là giảng dạy, là vũ  trang cho học sinh những tri thức khoa học tiên tiến nhất, để hình thành ở họ thế giới quan khoa học, để, trên cơ sở những tri thức đó, xây dựng cho họ những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết cho đời sống.  Vậy, dạy môn nào, người thầy giáo xã hội chủ nghĩa phải nắm vững bộ môn ấy. Nếu dạy một không thể biết mười thì ít nhất người thầy giáo cũng phải biết hai, ba chứ dạy bài nào mà chỉ biết bài ấy thì thực là nguy hiểm, vì không những chẳng giải đáp được thắc mắc của học sinh mà lại còn dế dàng nói sai sự thật và phản lại khoa học. Ta nên nhớ rằng mỗi lời thầy giáo nói ra là bốn, năm chục học sinh chú ý nghe; thầy dạy một điều sai là bốn năm chục bộ óc bị đầu độc; như thế thì không những đã chẳng dạy được gì thêm, lại còn khiến học sinh  có những khái niệm không đúng cần phải gột rửa đi nữa.
       Ngoài bộ môn mình phụ trách, người thầy giáo xã hội chủ nghĩa còn phải nắm được các bộ môn khác nữa: tối thiểu, trình độ văn hóa phổ thông của người thầy giáo, về mọi ngành tri thức, phải không được thấp hơn trình độ học sinh ở cấp mình giảng dạy. Thí dụ, một giáo viên  về Việt văn ở lớp tám ít ra cũng phải nắm được những bộ môn khoa học tự nhiên của cấp III; có như thế thì khi giảng dạy Việt văn mới có thể đưa ra những dẫn chứng cụ thể.
     Hơn nữa, người thầy giáo xã hội chủ nghĩa lại còn phải tìm hiểu những phát minh mới nhất của nhân loại, còn phải tìm đọc những tác phẩm hay nhất mới xuất bản. Thí dụ; một giáo sư về sử học không thể ỷ vào môn học của mình dạy mà chẳng biết gì đến năng lượng nguyên tử, đến vệ tinh nhân tạo, đến tên lửa vũ trụ;  một giáo sư về toán học không thể chẳng biết gì đến quyển tiểu thuyết hay nhất trong nước hay là ở các nước bạn.
     Cho nên vai trò của người thầy giáo trong nhà trường và trong xã hội đòi hỏi một vốn tri thức càng ngày càng phong phú hơn, càng ngày càng mới hơn.  
               
 
     Thật là những lời vàng ngọc. Nếu mọi thầy giáo đặt cho mình nhiệm vụ luôn luôn học hỏi để nâng cao kiến thức nhằm phục vụ đắc lực cho việc giảng dạy như lời của nhà giáo Nguyễn Lân thì chất lượng giáo dục trong nhà trường hẳn là không thể chê vào đâu được.  Có lẽ ngoài nhà giáo Nguyễn Lân thì chẳng thầy giáo nào nghĩ được , viết được và dám viết những lời  như thế.  

     Nhưng, mọi người phải thất vọng biết bao khi đọc những định nghĩa hay những lời chú giải  ở nhiều từ ngữ thuộc các bộ môn toán học, vật lý học, hóa học, sinh vật học, lịch sử ...  trong  Từ điển từ và ngữ Việt Nam của ông. Xin nêu một số chứng cứ trên “giấy trắng mực đen”. Ở mỗi từ, câu định nghĩa của nhà giáo Nguyễn Lân sẽ được gạch dưới, và câu ví dụ của ông sẽ được ghi bằng chữ nghiêng. Tiếp đó là nhận xét của người viết bài này.

 ● Ấu trùng = u Động vật nhỏ ở thời kỳ mới sinh  Ấu trùng của chuồn chuồn;  v tt Mới đẻ. Rằng con đương độ ấu trùng, xa xôi non nước lạ lùng biết sao. (Trê cóc).

Không phải động vật nhỏ nào cũng sinh ra ấu trùng. Định nghĩa như vậy thì quá mù mờ và dẫn đến sự hiểu sai.   Ít nhất cũng phải nêu được mấy ý như sau: Ấu trùng là dạng tự do mới ra khỏi trứng của một số động vật cấp thấp như côn trùng, ếch nhái, và phải trải qua thời kỳ biến thái mới đạt đến dạng trưởng thành.  Ấu trùng bao giờ cũng chỉ là danh từ, không phải là tính từ với nghĩa là mới đẻ . Cái trứng cóc đã nở ra ấu trùng cóc đầy thôi.

  ● Ðịa Trung Hải  = Biển ở giữa lục địa.  Biển Ca-xpiên là một địa trung hải.

Đành rằng, Địa Trung Hải nghĩa là biển ở trong lục địa., nhưng nhóm từ này đã trở thành tên riêng để chỉ một biển có diện tích 25 triệu kilomet vuông, nằm ở phía nam Châu Âu, phía bắc Châu Phi, phía tây Châu Á, thông với Ðại Tây Dương qua eo biển Gibraltar và thông với Biển Ðỏ qua kênh đào Suez  Soạn giả đã đã không nói đến Ðịa Trung Hải với tư cách một địa danh rất quan trọng trên bản đồ thế giới, mà đã biến danh từ riêng này thành một danh từ chung, với nghĩa là cái hồ lớn!  
 
  ● Đô hộ = Thống trị và áp bức bóc lột. Trong gần một trăm năm, nước ta ở dưới ách đô hộ của thực dân Pháp.

Không đúng. Trong từ này, theo từ điển Từ hải,  đô 都 nghĩa là toàn bộ; hộ 護 nghĩa là bảo vệ, là trông nom. Theo từ điển Từ hải, đô hộ nghĩa là tổng giám, tức là giám sát toàn bộ chứ không hề có nghĩa là áp bức bóc lột.  Đó là tên một chức quan. Hán Tuyên Đế (ở ngôi từ 74 đến năm 49 TCN) thiết lập chức Tây vực Đô hộ, là chức trưởng quan cao nhất ở vùng Tây vực. Nhà Đường đặt các chức An Đông đô hộ, An Tây đô hộ, An Bắc đô hộ, và  An Nam đô hộ, là viên quan cao nhất thống trị nước ta. Do đó, trong tiếng Việt, từ  đô hộ  được hiểu là thống trị. Nhưng, là người biên soạn từ điển từng nhấn mạnh việc « chú giải từ tố » và « giải thích từ nguyên » thì không thể giải thích tùy tiện.

  ● Đồng điếu dt = Đồng nguyên chất màu đỏ. Tiếc thay hạt gạo tám xoan, thổi nồi đồng điếu lại chan nước cà (cd).

Không đúng. Đồng điếu là một hợp kim tự nhiên của đồng, mà  thành phần phối hợp quan trọng nhất là thiếc, và có thể có nhiều  nguyên tố khác nhưng không có kẽm. Gọi là  hợp kim tự nhiên là vì thành phần của  nó được quyết định bởi  kinh nghiệm pha trộn loại quặng chứa đồng và  loại quặng chứa thiếc, còn các thành phần khác thì người ta  không  thể biết và  không  thể điều chỉnh được. Đây là  một trong  hai dạng hợp kim của đồng được sử dụng rộng rãi trong đời sống từ xa xưa đến ngày nay, có đặc điểm  là cứng và dễ đúc.  Dạng hợp kim kia gọi là đồng thau thì không chứa thiếc mà lại chứa kẽm, có đặc tính là dễ dát  mỏng vì mềm dẻo,  thường dùng để  làm chậu, làm  mâm nhưng  không thể đúc được vì  khi nung chảy  thì nios rất quánh, rất  khó chảy vào các ngóc ngách của  khuôn đúc. Câu ca dao mà ông Nguyễn Lân nêu ra cũng cho thấy rằng, đồng điếu là một sản phẩm mà dân gian đã sử dụng từ lâu, khi mà người ta chưa hề có các  khái niệm về hỗn hợp và hóa hợp, về đơn chất, hợp chất, về các nguyên tố, v.v.. khi mà trình độ luyện kim còn hết sức thô sơ, làm sao có thể nghĩ đến cái gì nguyên chất hay không nguyên chất. Từ khi biết sử dụng phương pháp điện phân (cuối thé kỷ 19, ở Pháp), các  nhà bác học mới biết cách tinh luyện đồng tương đối nguyên chất. Ở Việt Nam hiện nay (đầu thế kỷ 21) vẫn chưa có nơi nào tinh chế được đồng nguyên chất (may ra chỉ có mô huinhf trong phòng thí nghiệm). Định nghĩa do nhà giáo Nguyễn Lân đưa ra là hoàn toàn sai, nhưng điều đáng buồn hơn là, nó chứng tỏ rằng, ngưởi đưa ra định nghĩa đó thiếu hẳn sự  hiểu biết về lịch sử phát triển của nền văn minh nhân loại.  

  ● Giám quốc  = Từ cũ chỉ tổng thống một nước cộng hòa tư sản . Hồi đó Clémenceau mất chức giám quốc nước Pháp.

Định nghĩa này rất sai và chứng tỏ rằng soạn giả vừa kém tiếng Việt vừa kém hiểu biết về lịch sử. Cứ dựa theo các từ tố (giám = trông coi ; quốc = nước, quốc gia) thì cũng đủ hiểu rằng,  Giám quốc là người cầm quyền ở một nước quân chủ thay nhà vua (khi  vua vắng mặt). Từ điển Từ nguyên của Trung Quốc đã nêu định nghĩa như thế. Cũng có trường hợp, vua mới lên ngôi còn quá nhỏ thì Hoàng tộc cũng chọn một người làm giám quốc. Ví dụ, năm 1908, Phổ Nghi lên ngôi vua nhà Thanh khi mới hai tuổi, Hoàng tộc đã cử cha của ông ta là Tải Thuần làm giám quốc. Ở nước ta cũng đã từng có chức giám quốc. Cuối năm 1787, Vũ Văn Nhậm theo lệnh của Nguyễn Huệ ra bắc giết Nguyễn Hữu Chỉnh rồi lập Sùng Nhượng Công Lê Duy Cận (con vua Lê Hiển Tông, chú của Lê Chiêu Thống) làm giám quốc vì Lê Chiêu Thống đã chạy khỏi kinh thành để cầu viện quân Thanh.  Khi Nguyễn Huệ ra bắc giết Vũ Văn Nhậm, ông vẫn để Lê Duy Cận làm giám quốc. Trước đây, từng có người gọi tổng thống nước Pháp là giám quốc vì họ chưa biết từ tổng thống. Trong Từ điển từ và ngữ Hán – Việt, soạn giả Nguyễn Lân còn viết rằng, Ngày nay người ta dùng từ  tổng thống  để thay từ giám quốc. Thử hỏi, có thể gọi Tải Thuần hay Lê Duy Cận là tổng thống hay không ?

   ● Ngọc tỉ = Ấn của nhà vua. .Bảo Đại đã giao ngọc tỉ cho đại diện của chính phủ cách mạng, khi tuyên bố thoái vị. (Soạn giả Nguyễn Lân chú giải: tỉ = cái ấn).

Nếu thế thì ngọc tỉ là cái ấn bằng ngọc, dù là của ai cũng vậy chứ không phải chỉ của nhà vua. Theo từ điển Từ nguyên thì từ thời Tần – Hán về sau, chỉ riêng cái ấn của Hoàng đế mới gọi là tỉ 璽, và ngọc tỉ nghĩa là Hoàng đế chi ngọc ấn, tức là ấn bằng ngọc của hoàng đế. Đã là từ điển, lại có chú giải từ tố  thì phải chính xác, nên phải giải thích: tỉ là cái ấn của Hoàng đế, ngọc tỉ là cái ấn bằng ngọc của Hoàng đế.  Trong lịch sử Việt Nam chưa thấy ở đâu nói đến ngọc tỉ. Hoàng đế Bảo Đại chỉ có cái ấn bằng vàng, không hề có ấn ngọc, sao ông có thể giao ngọc tỉ cho đại diện của chính phủ cách mạng.

   ● Nhãn áp = Áp suất của máu ở mắt.  Sai hết sức nghiêm trọng. Nhãn áp là áp suất  trong nhãn cầu, Nên nhớ rằng, nhãn cầu (ocular bulb, globe oculaire) không chứa máu mà chứa một chất lỏng trong suốt, cho nên cũng có thể nói: Nhãn áp là áp suất của chất lỏng trong nhãn cầu.

   ● Nhiệt hạch  dt = nhiệt  phát ra từ sự phá hủy hạt nhân nguyên tử . Nhiệt hạch là một nguồn năng lượng rất lớn.

Sai nghiêm trọng! Nhiệt hạch là một từ được sử dụng ở Trung Quốc và Việt Nam để dịch từ thermonuclear trong tiếng Anh hoặc thermonucléaire trong tiếng Pháp, nghĩa là liên quan với quá trình kết hợp hạt nhân của các nguyên tố nhẹ ở nhiệt độ rất cao . Đó là một tính từ (chứ không phải là danh từ như ông Nguyễn Lân đã dạy) để tạo thành các từ phức hợp như năng lượng nhiệt hạch, vũ khí nhiệt hạch, chiến tranh nhiệt hạch, v.v.

  ● Phức số = Số tính không theo hệ thập phân. Số giờ tính ra phút là một phức số.

Sai hoàn toàn. (Sai như thế nào, xin mời quý vị xem ở từ Số phức  ở dưới đây. Phức số cũng chính là  Số phức. Các từ tố phức vá số tuy có nguồn gốc từ Hán ngữ nhưng đã Việt hóa hoàn toàn nên chúng có thể ghép với nhau theo trật tự của Việt ngữ thì thành ra từ số phức, nếu theo trật tự của Hán ngữ thì thành ra từ phức số).  Số đếm không theo hệ thập phân có thể là số nhị phân, số tam phân, v.v., cách gọi tên phụ thuộc vào cơ số của hệ đếm, tùy từng trường hợp. Số đếm giờ, phút và giây được tính theo hệ lục thập phân.

   ● Số phức = Tổng của một số thực và một số ảo. 6 giờ 20 phút 12 giây là một số phức .

Câu định nghĩa tuy không sai nhưng chưa đầy đủ và không chặt chẽ. Phải định nghĩa như sau:  Số phức (hay phức số) là một số có dạng  X = A + Bi, trong đó, A và  B là những só thực, i gọi là đơn vị ảo; i2 = - 1. (i bình phương - AH) Còn câu ví dụ thì sai hoàn toàn và không liên quan gì với câu định nghĩa. Điều đó chứng tỏ rằng soạn giả chỉ biết nhặt nhạnh sao chép của người khác mà không hiểu  gì cả. Bởi vậy, tuy từ phức số cũng là một cách gọi khác của từ  số phức nhưng lại được soạn giả gán cho một định nghĩa và một ví dụ khác hẳn.

   ● Số thực = Số dương hoặc số âm biểu  thị bằng một số thập phân vô hạn. Số hữu tỉ hay số vô tỉ đều là số thực.

Vậy thì các số nguyên không phải là số thực hay sao? Định nghĩa như thế không đúng, mà phải nói rằng: Số thực là tên gọi chung của tất cả các số hữu tỉ và số vô tỉ., phân biệt với số ảo.  Một điều đáng chú ý là, trong Từ điển từ và ngữ Việt Nam, soạn giả Nguyễn Lân nói đến số hữu tỉ, số vô tỉ, số thực, số phức nhưng không nhắc đến số ảo. Vì sao? Vì ông không hiểu gì về các loại số trong toán học..

   ● Số vô tỉ = Số không thể biểu diễn được dưới dạng một số nguyên hay một phân số. a2 (a bình phương - AH) là một số vô tỉ.

Định nghĩa về số vô tỉ như thế thì không sai nhưng ví dụ thì chẳng liên quan gì với định nghĩa, và sai hoàn toàn, chứng tỏ soạn giả chỉ biết sao chép mà hoàn toàn không hiểu gì cả.  Số vô tỉ  là số mà nếu viết dưới dạng số thập phân thì sẽ là một số vô hạn không tuần hoàn, ví dụ: √2  =  1, 414 213562373095.....; số pi :   π = 3,14159 26535 89793 23846..., là những số vô tỷ.

 ● Thạch anh (thạch: đá; anh; tốt đẹp) = khoáng chất dạng kết tinh, trông óng ánh. Vách hang lấp lánh như thạch anh.

Định nghĩa như vậy quá mơ hồ, không nêu được những tính chất đặc trưng của thạch anh để phân biệt với các khoáng vật khác.  Câu ví dụ cũng rất gượng ép. Có thể định nghĩa ngắn gọn như sau: thạch anh = dạng kết tinh phổ biến của oxid silic SiO2, trong suốt, không màu hoặc có các màu nhạt, rất cứng và giòn, là thành phần cấu tạo chủ yếu của các loại đá kết tinh (như đá hoa cương...), của một số đá trầm tích (như sa thạch...)  và của đa số các loại cát.

 ● Thạch tín  (thạch: đá; tín: tin) = Hợp chất của a-xen chứa nhiều chất độc. Thạch tín thường được goi là nhân ngôn.

Định nghĩa này không ổn. Trước hết, đây là một khoáng vật, dạng bột. Nó là một chất độc  chứ không phải chứa nhiều chất độc. Nếu chú giải rằng, thạch nghĩa là đá, tín nghĩa là tin, rồi coi đó là việc giải thích từ nguyên thì thật là chướng, bởi vì như vây thì hai từ tố đó chẳng nói lên điều gì cả, thà đừng cắt nghĩa các từ tố còn hơn. Trong Hán ngữ không có từ thạch tín mà chỉ có từ tín thạch. Tín thạch 信石 là một khoáng vật dạng bột, màu trằng, không có mùi, có công thức là As2O3, tức là trioxid arsenic, rất độc, có thể làm chết người. Gọi là tín thạch vì nó được tìm thấy ở Tín Châu, thuộc tỉnh Giang Tây ở Trung Quốc, được sử dụng trong Đông y để điều trị ung nhọt, viêm loét, chữa các chứng cam tẩu mã,  hen suyễn..., thường gọi tắt là tín 信. Chữ tín 信 vốn được cấu tạo từ chữ nhân 亻(biền thể của chữ 人 , nghĩa là người) và chữ ngôn 言 nghĩa là lời nói. Nhân ngôn nghĩa là lời bàn tán của người đời (nhiều khi không đúng sự thật và rất nguy hiểm). Ngạn ngữ Trung Hoa có câu: Nhân ngôn khả úy, nghía là lời bàn tán của người đời rất đáng sợ (không kém gì tín thạch, tuy có tác dụng chữa bệnh nhưng có thể làm chết người). Vì vậy, người Trung Quốc đã “chơi chữ”, gọi tín thạch là nhân ngôn. Về từ này, trong Từ điển từ và ngữ Việt Nam, soạn giả Nguyễn Lân viết:  nhân ngôn = Một thứ thuốc độc màu vàng. Nhân ngôn cũng có tên là thạch tín. Định nghĩa như vậy thì quá mơ hồ. Nếu soạn giả có kiến thức vững vàng thì phải viết: Nhân ngôn = lời bàn tán (hoặc dư luận) của người đời, tuy cần tham khảo nhưng nhiều khi khác xa sự thật, phải thận trọng   Từ nhân ngôn còn được dùng để chỉ chất tín thạch (mà ở nước  ta quen gọi là thạch tín).

  ● Vi điện tử dt (H. vi; nhỏ bé; điện: điện; tử; hạt) = Hạt điện tử cực nhỏ.

Hoàn toàn sai. Không có hạt nào có tên là  vi điện tử.  Điện tử, hay electron là một hạt cơ bản mang điện tích âm, có khối lượng   m  =  9,10938291(40)×10−28 g, mang điện tích  e = −1.602176565(35)×10−19 C. Mọi điện tử đều có khối lượng như nhau và điện tích như nhau. Thuật ngữ vi điện tử  không phải là một danh từ (như soạn giả đã ngộ nhận), mà là một tính từ, tương ứng với từ  mocroelectronic trong tiếng Anh hoặc từ microélectronique trong tiếng Pháp, thể hiên mối liên quan đến việc chế tạo hay lắp ghép  các linh kiện  điện tử  rất nhỏ.  Ví dụ: mạch vi điện tử, thiết bị bi vi điện tử.

      Những thí dụ trên  đây chứng tỏ rằng, kiến thức của nhà giáo Nguyễn Lân về mọi lĩnh vực khoa học thường thức chưa đạt đến trình độ trung học, hoàn  toàn trái ngược với đòi hỏi của ông đối với một giảng viên đại học. .

Lê Mạnh Chiến

_________________________
Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển   - Page 2 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Trăng



Tổng số bài gửi : 1841
Registration date : 23/04/2014

Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển   - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển    Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển   - Page 2 I_icon13Thu 29 Aug 2019, 13:04

Ai Hoa đã viết:
Sự trái ngược giữa lời dạy và việc làm của nhà giáo Nguyễn Lân
   
        Tại trang 64 – 65 trong  quyển Người thầy giáo xã hội chủ nghĩa (Nxb Sự thật, Hà Nội, 1960), nhà giáo Nguyễn Lân đã viết:

     Người thầy giáo xã hội chủ nghĩa chỉ học tập chủ nghĩa Mác-Lênin không, không đủ! Công việc chính của người thầy giáo là giảng dạy, là vũ  trang cho học sinh những tri thức khoa học tiên tiến nhất, để hình thành ở họ thế giới quan khoa học, để, trên cơ sở những tri thức đó, xây dựng cho họ những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết cho đời sống.  Vậy, dạy môn nào, người thầy giáo xã hội chủ nghĩa phải nắm vững bộ môn ấy. Nếu dạy một không thể biết mười thì ít nhất người thầy giáo cũng phải biết hai, ba chứ dạy bài nào mà chỉ biết bài ấy thì thực là nguy hiểm, vì không những chẳng giải đáp được thắc mắc của học sinh mà lại còn dế dàng nói sai sự thật và phản lại khoa học. Ta nên nhớ rằng mỗi lời thầy giáo nói ra là bốn, năm chục học sinh chú ý nghe; thầy dạy một điều sai là bốn năm chục bộ óc bị đầu độc; như thế thì không những đã chẳng dạy được gì thêm, lại còn khiến học sinh  có những khái niệm không đúng cần phải gột rửa đi nữa.
       Ngoài bộ môn mình phụ trách, người thầy giáo xã hội chủ nghĩa còn phải nắm được các bộ môn khác nữa: tối thiểu, trình độ văn hóa phổ thông của người thầy giáo, về mọi ngành tri thức, phải không được thấp hơn trình độ học sinh ở cấp mình giảng dạy. Thí dụ, một giáo viên  về Việt văn ở lớp tám ít ra cũng phải nắm được những bộ môn khoa học tự nhiên của cấp III; có như thế thì khi giảng dạy Việt văn mới có thể đưa ra những dẫn chứng cụ thể.
     Hơn nữa, người thầy giáo xã hội chủ nghĩa lại còn phải tìm hiểu những phát minh mới nhất của nhân loại, còn phải tìm đọc những tác phẩm hay nhất mới xuất bản. Thí dụ; một giáo sư về sử học không thể ỷ vào môn học của mình dạy mà chẳng biết gì đến năng lượng nguyên tử, đến vệ tinh nhân tạo, đến tên lửa vũ trụ;  một giáo sư về toán học không thể chẳng biết gì đến quyển tiểu thuyết hay nhất trong nước hay là ở các nước bạn.
     Cho nên vai trò của người thầy giáo trong nhà trường và trong xã hội đòi hỏi một vốn tri thức càng ngày càng phong phú hơn, càng ngày càng mới hơn.  
               
 
     Thật là những lời vàng ngọc. Nếu mọi thầy giáo đặt cho mình nhiệm vụ luôn luôn học hỏi để nâng cao kiến thức nhằm phục vụ đắc lực cho việc giảng dạy như lời của nhà giáo Nguyễn Lân thì chất lượng giáo dục trong nhà trường hẳn là không thể chê vào đâu được.  Có lẽ ngoài nhà giáo Nguyễn Lân thì chẳng thầy giáo nào nghĩ được , viết được và dám viết những lời  như thế.  

     Nhưng, mọi người phải thất vọng biết bao khi đọc những định nghĩa hay những lời chú giải  ở nhiều từ ngữ thuộc các bộ môn toán học, vật lý học, hóa học, sinh vật học, lịch sử ...  trong  Từ điển từ và ngữ Việt Nam của ông. Xin nêu một số chứng cứ trên “giấy trắng mực đen”. Ở mỗi từ, câu định nghĩa của nhà giáo Nguyễn Lân sẽ được gạch dưới, và câu ví dụ của ông sẽ được ghi bằng chữ nghiêng. Tiếp đó là nhận xét của người viết bài này.

 ● Ấu trùng = u Động vật nhỏ ở thời kỳ mới sinh  Ấu trùng của chuồn chuồn;  v tt Mới đẻ. Rằng con đương độ ấu trùng, xa xôi non nước lạ lùng biết sao. (Trê cóc).

Không phải động vật nhỏ nào cũng sinh ra ấu trùng. Định nghĩa như vậy thì quá mù mờ và dẫn đến sự hiểu sai.   Ít nhất cũng phải nêu được mấy ý như sau: Ấu trùng là dạng tự do mới ra khỏi trứng của một số động vật cấp thấp như côn trùng, ếch nhái, và phải trải qua thời kỳ biến thái mới đạt đến dạng trưởng thành.  Ấu trùng bao giờ cũng chỉ là danh từ, không phải là tính từ với nghĩa là mới đẻ . Cái trứng cóc đã nở ra ấu trùng cóc đầy thôi.

  ● Ðịa Trung Hải  = Biển ở giữa lục địa.  Biển Ca-xpiên là một địa trung hải.

Đành rằng, Địa Trung Hải nghĩa là biển ở trong lục địa., nhưng nhóm từ này đã trở thành tên riêng để chỉ một biển có diện tích 25 triệu kilomet vuông, nằm ở phía nam Châu Âu, phía bắc Châu Phi, phía tây Châu Á, thông với Ðại Tây Dương qua eo biển Gibraltar và thông với Biển Ðỏ qua kênh đào Suez  Soạn giả đã đã không nói đến Ðịa Trung Hải với tư cách một địa danh rất quan trọng trên bản đồ thế giới, mà đã biến danh từ riêng này thành một danh từ chung, với nghĩa là cái hồ lớn!  
 
  ● Đô hộ = Thống trị và áp bức bóc lột. Trong gần một trăm năm, nước ta ở dưới ách đô hộ của thực dân Pháp.

Không đúng. Trong từ này, theo từ điển Từ hải,  đô 都 nghĩa là toàn bộ; hộ 護 nghĩa là bảo vệ, là trông nom. Theo từ điển Từ hải, đô hộ nghĩa là tổng giám, tức là giám sát toàn bộ chứ không hề có nghĩa là áp bức bóc lột.  Đó là tên một chức quan. Hán Tuyên Đế (ở ngôi từ 74 đến năm 49 TCN) thiết lập chức Tây vực Đô hộ, là chức trưởng quan cao nhất ở vùng Tây vực. Nhà Đường đặt các chức An Đông đô hộ, An Tây đô hộ, An Bắc đô hộ, và  An Nam đô hộ, là viên quan cao nhất thống trị nước ta. Do đó, trong tiếng Việt, từ  đô hộ  được hiểu là thống trị. Nhưng, là người biên soạn từ điển từng nhấn mạnh việc « chú giải từ tố » và « giải thích từ nguyên » thì không thể giải thích tùy tiện.

  ● Đồng điếu dt = Đồng nguyên chất màu đỏ. Tiếc thay hạt gạo tám xoan, thổi nồi đồng điếu lại chan nước cà (cd).

Không đúng. Đồng điếu là một hợp kim tự nhiên của đồng, mà  thành phần phối hợp quan trọng nhất là thiếc, và có thể có nhiều  nguyên tố khác nhưng không có kẽm. Gọi là  hợp kim tự nhiên là vì thành phần của  nó được quyết định bởi  kinh nghiệm pha trộn loại quặng chứa đồng và  loại quặng chứa thiếc, còn các thành phần khác thì người ta  không  thể biết và  không  thể điều chỉnh được. Đây là  một trong  hai dạng hợp kim của đồng được sử dụng rộng rãi trong đời sống từ xa xưa đến ngày nay, có đặc điểm  là cứng và dễ đúc.  Dạng hợp kim kia gọi là đồng thau thì không chứa thiếc mà lại chứa kẽm, có đặc tính là dễ dát  mỏng vì mềm dẻo,  thường dùng để  làm chậu, làm  mâm nhưng  không thể đúc được vì  khi nung chảy  thì nios rất quánh, rất  khó chảy vào các ngóc ngách của  khuôn đúc. Câu ca dao mà ông Nguyễn Lân nêu ra cũng cho thấy rằng, đồng điếu là một sản phẩm mà dân gian đã sử dụng từ lâu, khi mà người ta chưa hề có các  khái niệm về hỗn hợp và hóa hợp, về đơn chất, hợp chất, về các nguyên tố, v.v.. khi mà trình độ luyện kim còn hết sức thô sơ, làm sao có thể nghĩ đến cái gì nguyên chất hay không nguyên chất. Từ khi biết sử dụng phương pháp điện phân (cuối thé kỷ 19, ở Pháp), các  nhà bác học mới biết cách tinh luyện đồng tương đối nguyên chất. Ở Việt Nam hiện nay (đầu thế kỷ 21) vẫn chưa có nơi nào tinh chế được đồng nguyên chất (may ra chỉ có mô huinhf trong phòng thí nghiệm). Định nghĩa do nhà giáo Nguyễn Lân đưa ra là hoàn toàn sai, nhưng điều đáng buồn hơn là, nó chứng tỏ rằng, ngưởi đưa ra định nghĩa đó thiếu hẳn sự  hiểu biết về lịch sử phát triển của nền văn minh nhân loại.  

  ● Giám quốc  = Từ cũ chỉ tổng thống một nước cộng hòa tư sản . Hồi đó Clémenceau mất chức giám quốc nước Pháp.

Định nghĩa này rất sai và chứng tỏ rằng soạn giả vừa kém tiếng Việt vừa kém hiểu biết về lịch sử. Cứ dựa theo các từ tố (giám = trông coi ; quốc = nước, quốc gia) thì cũng đủ hiểu rằng,  Giám quốc là người cầm quyền ở một nước quân chủ thay nhà vua (khi  vua vắng mặt). Từ điển Từ nguyên của Trung Quốc đã nêu định nghĩa như thế. Cũng có trường hợp, vua mới lên ngôi còn quá nhỏ thì Hoàng tộc cũng chọn một người làm giám quốc. Ví dụ, năm 1908, Phổ Nghi lên ngôi vua nhà Thanh khi mới hai tuổi, Hoàng tộc đã cử cha của ông ta là Tải Thuần làm giám quốc. Ở nước ta cũng đã từng có chức giám quốc. Cuối năm 1787, Vũ Văn Nhậm theo lệnh của Nguyễn Huệ ra bắc giết Nguyễn Hữu Chỉnh rồi lập Sùng Nhượng Công Lê Duy Cận (con vua Lê Hiển Tông, chú của Lê Chiêu Thống) làm giám quốc vì Lê Chiêu Thống đã chạy khỏi kinh thành để cầu viện quân Thanh.  Khi Nguyễn Huệ ra bắc giết Vũ Văn Nhậm, ông vẫn để Lê Duy Cận làm giám quốc. Trước đây, từng có người gọi tổng thống nước Pháp là giám quốc vì họ chưa biết từ tổng thống. Trong Từ điển từ và ngữ Hán – Việt, soạn giả Nguyễn Lân còn viết rằng, Ngày nay người ta dùng từ  tổng thống  để thay từ giám quốc. Thử hỏi, có thể gọi Tải Thuần hay Lê Duy Cận là tổng thống hay không ?

   ● Ngọc tỉ = Ấn của nhà vua. .Bảo Đại đã giao ngọc tỉ cho đại diện của chính phủ cách mạng, khi tuyên bố thoái vị. (Soạn giả Nguyễn Lân chú giải: tỉ = cái ấn).

Nếu thế thì ngọc tỉ là cái ấn bằng ngọc, dù là của ai cũng vậy chứ không phải chỉ của nhà vua. Theo từ điển Từ nguyên thì từ thời Tần – Hán về sau, chỉ riêng cái ấn của Hoàng đế mới gọi là tỉ 璽, và ngọc tỉ nghĩa là Hoàng đế chi ngọc ấn, tức là ấn bằng ngọc của hoàng đế. Đã là từ điển, lại có chú giải từ tố  thì phải chính xác, nên phải giải thích: tỉ là cái ấn của Hoàng đế, ngọc tỉ là cái ấn bằng ngọc của Hoàng đế.  Trong lịch sử Việt Nam chưa thấy ở đâu nói đến ngọc tỉ. Hoàng đế Bảo Đại chỉ có cái ấn bằng vàng, không hề có ấn ngọc, sao ông có thể giao ngọc tỉ cho đại diện của chính phủ cách mạng.

   ● Nhãn áp = Áp suất của máu ở mắt.  Sai hết sức nghiêm trọng. Nhãn áp là áp suất  trong nhãn cầu, Nên nhớ rằng, nhãn cầu (ocular bulb, globe oculaire) không chứa máu mà chứa một chất lỏng trong suốt, cho nên cũng có thể nói: Nhãn áp là áp suất của chất lỏng trong nhãn cầu.

   ● Nhiệt hạch  dt = nhiệt  phát ra từ sự phá hủy hạt nhân nguyên tử . Nhiệt hạch là một nguồn năng lượng rất lớn.

Sai nghiêm trọng! Nhiệt hạch là một từ được sử dụng ở Trung Quốc và Việt Nam để dịch từ thermonuclear trong tiếng Anh hoặc thermonucléaire trong tiếng Pháp, nghĩa là liên quan với quá trình kết hợp hạt nhân của các nguyên tố nhẹ ở nhiệt độ rất cao . Đó là một tính từ (chứ không phải là danh từ như ông Nguyễn Lân đã dạy) để tạo thành các từ phức hợp như năng lượng nhiệt hạch, vũ khí nhiệt hạch, chiến tranh nhiệt hạch, v.v.

  ● Phức số = Số tính không theo hệ thập phân. Số giờ tính ra phút là một phức số.

Sai hoàn toàn. (Sai như thế nào, xin mời quý vị xem ở từ Số phức  ở dưới đây. Phức số cũng chính là  Số phức. Các từ tố phức vá số tuy có nguồn gốc từ Hán ngữ nhưng đã Việt hóa hoàn toàn nên chúng có thể ghép với nhau theo trật tự của Việt ngữ thì thành ra từ số phức, nếu theo trật tự của Hán ngữ thì thành ra từ phức số).  Số đếm không theo hệ thập phân có thể là số nhị phân, số tam phân, v.v., cách gọi tên phụ thuộc vào cơ số của hệ đếm, tùy từng trường hợp. Số đếm giờ, phút và giây được tính theo hệ lục thập phân.

   ● Số phức = Tổng của một số thực và một số ảo. 6 giờ 20 phút 12 giây là một số phức .

Câu định nghĩa tuy không sai nhưng chưa đầy đủ và không chặt chẽ. Phải định nghĩa như sau:  Số phức (hay phức số) là một số có dạng  X = A + Bi, trong đó, A và  B là những só thực, i gọi là đơn vị ảo; i2 = - 1. (i bình phương - AH) Còn câu ví dụ thì sai hoàn toàn và không liên quan gì với câu định nghĩa. Điều đó chứng tỏ rằng soạn giả chỉ biết nhặt nhạnh sao chép của người khác mà không hiểu  gì cả. Bởi vậy, tuy từ phức số cũng là một cách gọi khác của từ  số phức nhưng lại được soạn giả gán cho một định nghĩa và một ví dụ khác hẳn.

   ● Số thực = Số dương hoặc số âm biểu  thị bằng một số thập phân vô hạn. Số hữu tỉ hay số vô tỉ đều là số thực.

Vậy thì các số nguyên không phải là số thực hay sao? Định nghĩa như thế không đúng, mà phải nói rằng: Số thực là tên gọi chung của tất cả các số hữu tỉ và số vô tỉ., phân biệt với số ảo.  Một điều đáng chú ý là, trong Từ điển từ và ngữ Việt Nam, soạn giả Nguyễn Lân nói đến số hữu tỉ, số vô tỉ, số thực, số phức nhưng không nhắc đến số ảo. Vì sao? Vì ông không hiểu gì về các loại số trong toán học..

   ● Số vô tỉ = Số không thể biểu diễn được dưới dạng một số nguyên hay một phân số. a2 (a bình phương - AH) là một số vô tỉ.

Định nghĩa về số vô tỉ như thế thì không sai nhưng ví dụ thì chẳng liên quan gì với định nghĩa, và sai hoàn toàn, chứng tỏ soạn giả chỉ biết sao chép mà hoàn toàn không hiểu gì cả.  Số vô tỉ  là số mà nếu viết dưới dạng số thập phân thì sẽ là một số vô hạn không tuần hoàn, ví dụ: √2  =  1, 414 213562373095.....; số pi :   π = 3,14159 26535 89793 23846..., là những số vô tỷ.

 ● Thạch anh (thạch: đá; anh; tốt đẹp) = khoáng chất dạng kết tinh, trông óng ánh. Vách hang lấp lánh như thạch anh.

Định nghĩa như vậy quá mơ hồ, không nêu được những tính chất đặc trưng của thạch anh để phân biệt với các khoáng vật khác.  Câu ví dụ cũng rất gượng ép. Có thể định nghĩa ngắn gọn như sau: thạch anh = dạng kết tinh phổ biến của oxid silic SiO2, trong suốt, không màu hoặc có các màu nhạt, rất cứng và giòn, là thành phần cấu tạo chủ yếu của các loại đá kết tinh (như đá hoa cương...), của một số đá trầm tích (như sa thạch...)  và của đa số các loại cát.

 ● Thạch tín  (thạch: đá; tín: tin) = Hợp chất của a-xen chứa nhiều chất độc. Thạch tín thường được goi là nhân ngôn.

Định nghĩa này không ổn. Trước hết, đây là một khoáng vật, dạng bột. Nó là một chất độc  chứ không phải chứa nhiều chất độc. Nếu chú giải rằng, thạch nghĩa là đá, tín nghĩa là tin, rồi coi đó là việc giải thích từ nguyên thì thật là chướng, bởi vì như vây thì hai từ tố đó chẳng nói lên điều gì cả, thà đừng cắt nghĩa các từ tố còn hơn. Trong Hán ngữ không có từ thạch tín mà chỉ có từ tín thạch. Tín thạch 信石 là một khoáng vật dạng bột, màu trằng, không có mùi, có công thức là As2O3, tức là trioxid arsenic, rất độc, có thể làm chết người. Gọi là tín thạch vì nó được tìm thấy ở Tín Châu, thuộc tỉnh Giang Tây ở Trung Quốc, được sử dụng trong Đông y để điều trị ung nhọt, viêm loét, chữa các chứng cam tẩu mã,  hen suyễn..., thường gọi tắt là tín 信. Chữ tín 信 vốn được cấu tạo từ chữ nhân 亻(biền thể của chữ 人 , nghĩa là người) và chữ ngôn 言 nghĩa là lời nói. Nhân ngôn nghĩa là lời bàn tán của người đời (nhiều khi không đúng sự thật và rất nguy hiểm). Ngạn ngữ Trung Hoa có câu: Nhân ngôn khả úy, nghía là lời bàn tán của người đời rất đáng sợ (không kém gì tín thạch, tuy có tác dụng chữa bệnh nhưng có thể làm chết người). Vì vậy, người Trung Quốc đã “chơi chữ”, gọi tín thạch là nhân ngôn. Về từ này, trong Từ điển từ và ngữ Việt Nam, soạn giả Nguyễn Lân viết:  nhân ngôn = Một thứ thuốc độc màu vàng. Nhân ngôn cũng có tên là thạch tín. Định nghĩa như vậy thì quá mơ hồ. Nếu soạn giả có kiến thức vững vàng thì phải viết: Nhân ngôn = lời bàn tán (hoặc dư luận) của người đời, tuy cần tham khảo nhưng nhiều khi khác xa sự thật, phải thận trọng   Từ nhân ngôn còn được dùng để chỉ chất tín thạch (mà ở nước  ta quen gọi là thạch tín).

  ● Vi điện tử dt (H. vi; nhỏ bé; điện: điện; tử; hạt) = Hạt điện tử cực nhỏ.

Hoàn toàn sai. Không có hạt nào có tên là  vi điện tử.  Điện tử, hay electron là một hạt cơ bản mang điện tích âm, có khối lượng   m  =  9,10938291(40)×10−28 g, mang điện tích  e = −1.602176565(35)×10−19 C. Mọi điện tử đều có khối lượng như nhau và điện tích như nhau. Thuật ngữ vi điện tử  không phải là một danh từ (như soạn giả đã ngộ nhận), mà là một tính từ, tương ứng với từ  mocroelectronic trong tiếng Anh hoặc từ microélectronique trong tiếng Pháp, thể hiên mối liên quan đến việc chế tạo hay lắp ghép  các linh kiện  điện tử  rất nhỏ.  Ví dụ: mạch vi điện tử, thiết bị bi vi điện tử.

      Những thí dụ trên  đây chứng tỏ rằng, kiến thức của nhà giáo Nguyễn Lân về mọi lĩnh vực khoa học thường thức chưa đạt đến trình độ trung học, hoàn  toàn trái ngược với đòi hỏi của ông đối với một giảng viên đại học. .

Lê Mạnh Chiến

Thưa Thầy và tỷ TM, ông Lê Mạnh Chiến này có dạo cũng tranh luận qua lại với GS Phan Huy Lê quanh lịch sử
Những bài viết thế này có lưu ở mạng, chê có, miệt thị có , bênh vực có..làm cho người đoc hoang mang , ko biết nguồn nào là chính xác
Thôi thì đành phải nhờ Thầy và tỷ TM chỉ bảo , quan điểm riêng của Thầy và tỷ thế nào ạ ?
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7112
Registration date : 01/04/2011

Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển   - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển    Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển   - Page 2 I_icon13Fri 30 Aug 2019, 08:12

Trăng đã viết:


Thưa Thầy và tỷ TM, ông Lê Mạnh Chiến này có dạo cũng tranh luận qua lại với GS Phan Huy Lê quanh lịch sử
Những bài viết thế này có lưu ở mạng, chê có, miệt thị có , bênh vực có..làm cho người đoc hoang mang , ko biết nguồn nào là chính xác
Thôi thì đành phải nhờ Thầy và tỷ TM chỉ bảo , quan điểm riêng của Thầy và tỷ thế nào ạ ?

Chuyện ông GS Phan Huy Lê để nói sau nhen T. Bi giờ TM copy bài này dìa rùi mình bàn loạn tiếp!  :tongue:

Góp phần tìm hiểu sự thật về giáo sư Nguyễn Lân

Lê Mạnh Chiến lược thuật và khảo chứng

Hàng năm, sau tết nguyên đán, nhóm bạn đồng môn trung học (cấp 2) hồi trước năm 1954 của chúng tôi thường tổ chức cuộc họp mặt đầu năm để nhó lại những kỷ niệm sâu đậm xa xưa trong thời kháng chiến chống Pháp, để đổi những suy tư hoặc chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn.  Năm nay, họ gặp nhau vào ngày mùng 6 tháng giêng âm lịch tại nhà bạn Minh Trí ở quận Tây Hồ. Anh bạn này có ngôi nhà khang trang, có sân, có vườn, rất thích hợp với những cuộc họp mặt vui vẻ. Hơn nữa, anh lại là người ham đọc sách, có thói quen tra cứu kỹ lưỡng, có suy nghĩ độc lập, chịu khó mua sắm những quyển sách mà anh cảm thấy cần thiết cho sự hiểu biết của mình  nên anh có vốn hiểu biết khá sâu rộng.  Đến nhà anh, bao giờ chúng tôi cũng biết thêm nhiều điều lý thú và bổ ích. Nhờ thời tiết ấm áp nắng ráo nên số người tham dự đông hơn mọi năm. Vài người còn dẫn ông bạn già cùng đến họp, khiến cuộc gặp mặt năm nay càng thêm đông vui, gồm gần hai chục ông già trên dưới 75 tuổi, có người 80 tuổi. Buổi gặp mặt năm nay có  khác hơn mọi năm vì đã diễn ra một cuộc thảo luận khá sôi nổi về một chủ đề  liên quan đến văn hóa và giáo dục.

Cuộc mạn đàm ngoài dự  kiến


      Sau  một hồi chào hỏi, tay bắt mặt mừng, thông báo với  nhau về tình hình gia sự, về con cháu nội ngoại, ôn lại những kỷ niệm xa xưa,  nói lên những niềm vui nỗi buồn và đôi điều mong muốn ở tuổi già, chúng tôi cùng nhau ăn uống qua loa nhẹ nhàng, định sẽ đi thăm mấy ngôi chùa ở gần đấy  rồi chụp vài tấm ảnh chung để làm vật kỷ niệm, theo dự kiến. Bỗng bác M.H., một vị khách, vốn là cán bộ cấp cao của ngành giáo dục thông báo:
     Năm nay, có một sự kiện rất đáng mừng, nhất là đối với những người từng làm thầy giáo, đó  là việc Hội đông Nhân dân TP Hà Nội đã quyết định  sắp tới đây sẽ  lấy  tên Giáo sư Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân để đặt cho một đường  phố dài 2km tại nội thành. Giáo sư Nguyễn Lân là một thầy giáo nổi tiếng, một tài năng lỗi lạc, một đại trí thức uyên bác, một nhà sư phạm kiệt xuất. Điều đó thì hầu như mọi  người đều biết, nhưng có lẽ một số bác còn chưa biết những nét cụ thể về cuộc đời của người thầy giáo mẫu mực này, nên tôi  xin phép nhắc lại đôi nét về bậc “sư biểu” huyền thoại của chúng  ta để chia sẻ niềm vui chung.
      GS Nguyễn Lân sinh ngày 14 tháng 6 năm 1906 trong một gia đình nhà nông nghèo, hiếu học ở làng Ngọc Lập, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Ông  bước vào nghề dạy học rất sớm. Từ năm 1923 đến năm 1935, ông dạy học ở hai trường tư thục Hồng Bàng  vả Thăng Long. Ông đã từng thi  đỗ thủ khoa vào Trường Cao đẳng Sư  phạm Đông Dương  và cũng thi đỗ tốt nghiệp thủ khoa của trường này. Tại Trường Tư thục Thăng Long, cùng với các nhà giáo giỏi như  Đặng Thai Mai, Hoàng Minh Giám, Tôn Thất Bình ..., ông đã đào tạo được những tú tài xuất sắc cho Việt Nam. Từ  năm 1935 đến năm 1945,  ông dạy học  tại Huế. Năm 1946, ông  ra Hà Nội và dạy học tại Trường Chu Văn An. Khi kháng chiến bùng nổ, ông đưa vợ con lên vùng Việt Bắc và được cử làm Giám đốc giáo dục Liên khu 10 gồm 6 tỉnh: Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Yên (nay là Vĩnh Phúc), Tuyên Quang, Lào Cai và Hà Giang. Năm 1951, ông được cử đi dạy ở Khu học xá tại  tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Năm 1956, ông giảng dạy và làm chủ nhiệm Khoa Tâm lý- Giáo dục của trường Đại học Sư phạm Hà Nội đến khi về hưu. Cùng với các nhà giáo nổi tiếng và xuất sắc khác như Tạ Quang Bửu, Trần Đại Nghĩa, Ngụy Như Kon-Tum, Đặng Thai Mai,  Nguyễn Khánh Toàn..., ông thuộc lớp người đầu tiên được nhà nước Việt Nam phong Học hàm Giáo sư. Năm 1971, ông về  hưu ở tuổi 65. Từ đó cho đến khi qua đời, ông đã dành trọn thời gian cho việc  nghiên cứu và gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt. Ông đã biên soạn nhiều  cuốn từ điển nổi tiếng  như: Từ điển  Pháp – Việt,  (1981), Từ  điển từ và ngữ Hán - Việt, (1989), Từ điển thành ngữ, tục ngữ Pháp – Việt (1993), Từ điển từ và ngữ Việt Nam (2000), v.v. Năm 1988, ông được  nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân.  Năm 2001,  ông được trao tặng Giải thưởng nhà nước về khoa học và công nghệ cho "Cụm công trình về giáo dục học và từ điển tiếng Việt".  Ngày 7 tháng 8 năm 2003, ông qua đời ở tuổi 97, tại Hà Nội.

       Bầu không khí bỗng trầm lắng một lúc, hình như mọi người còn phải cân nhắc, suy nghĩ một lát, rồi bạn  Nguyễn Kỳ lên tiếng:

Những điều bác khách vừa kể, chúng tôi đều đọc được ở  một số sách báo  gần đây. Trong Diễn văn khai mạc Hội thảo Kỷ niệm 100 năm ngày sinh GS Nguyễn Lân,  1906 – 2006,  GS TS Nguyễn Viết Thịnh, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã  nói:   “.....Nhà giáo nhân dân  Nguyễn Lân  còn la một nhà văn, nhà thơ, một nhà biên soạn từ điển mẫu mực với 42 tác phẩm đồ sộ là những di sản rút ra từ những nghiên cứu, những định hướng  có giá trị về nhân cách trong sự phát triển nền giáo dục của nước nhà nhằm phát huy sức mạnh truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc với những tiến bộ về văn hóa giáo dục của thế giới.”
       Được biết, nhà giáo Nguyễn Lân đã biên soạn  10 quyển từ điển, gồm  5 quyển  được biên soạn “cùng tập thể” và 5 quyển là sản phẩm của một mình ông, trong số đó có hai quyển  quan trọng nhất, đó là Từ điển từ và ngữ Hán Việt (865 trang, Nxb TP Hố Chí Minh, 1989) và Từ điển từ và ngữ Việt Nam (2111 trang, Nxb TP Hồ Chí Minh, 2000). Kể về số lượng thì như thế cũng đã khá nhiều. Cuốn sách Từ  điển từ và ngữ Hán – Việt đã được GS Lê Trí Viến khẳng định rằng  “..., nó sẽ là một công cụ tra cứu rất quý không thể thiếu được đối với bất kỳ ai, trước hết là học sinh, sinh viên, các thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu, biên soạn, khi muốn nắm được nghĩa chính xác của các  từ và ngữ Hán-Việt trong tiếng Việt hiện nay”.  Còn về cuốn Từ điển từ  và ngữ  Việt Nam thì GS Vũ Khiêu đánh giá rằng, “...trí tuệ và tâm huyết của tác giả  đã tạo ra một tác phẩm rất có giá trị mà cả xã hội đang mong đợi”. Nhờ sự đánh giá rất cao như vậy cho nên cuốn Từ điển từ và ngữ Việt Nam mới in xong trong tháng 3 năm 2000 thì cuối năm  đó nhà giáo Nguyễn Lân được xét tặng  Giải thường Nhà nước.
       Chẳng bao lâu sau đó,  khi  đọc bài Đọc lướt Từ điển từ và  ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân  (chỉ mới “đọc lướt” ba mục chữ cái A, B, C mà đã thấy 107 cái sai!) và bài  Những chỗ sai khó ngờ trong «Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam» của Nguyễn Lân (cả hai bài đều của Huệ Thiên), rồi đến bài  Hai quyển từ điển rất có hại cho tiếng Việt (của Lê Mạnh Chiến) viết về từ điển của Nguyễn Lân thì mọi người  vô cùng  kinh ngạc về thành tích làm hại tiếng Việt của một người vốn  được coi là  có công lao đặc biệt trong việc “gìn giữ và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt”. Độc giả chỉ cần gõ tên từng bài kia lên thanh tìm kiếm của Google thì sẽ tìm thấy ngay trên mạng Internet.  Gần đây  có thêm các loạt bài  của Hoàng Tuấn Công (Từ điển từ và ngữ Việt Nam của GS Nguyễn Lân, mục chữ cái nào cũng có sai sót; Những sai lầm mang tính hệ thống trong “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” của GS Nguyễn Lân; Thử lý giải những sai sót để đời của Nhà biên soạn từ điển – GS Nguyễn Lân, và v.v.)  thì nỗi kinh hoàng càng tăng lên gấp bội. Phài khẳng định rằng, tính xác thực của các bài báo này rất cao, không thể chối cãi  được. Ngay khi còn sống, nhà giáo Nguyễn Lân đã có phản ứng gay gắt đối với bài Đọc lướt Từ điển từ và  ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân của Huệ Thiên nhưng không đưa ra được lý lẽ gì để phản bác. Còn ông  Nguyễn Lân Dũng  (con trai của ông Nguyễn Lân) thì hết sức bực tức  đối với bài Hai quyển từ điển rất có hại cho tiếng Việt của Lê Mạnh  Chiến ngay từ phút đầu tiên khi ông ấy  đọc được trên báo Người Đại biển Nhân dân, nhưng từ đó đến nay đã gần chục năm trôi qua mà ông Dũng cùng những người có tâm trạng như ông ta không thể viết được một dòng phản bác, mặc dầu họ có quá thừa quyết tâm và thời gian để làm việc đó.  Đối với trọng trách của một người thầy giáo, không có điều gì tệ hại bằng việc truyền bá những “tri thức” sai lệch, không có điều gì đáng chê trách bằng việc giảng dạy cho người khác những điều mà mình chưa học hoặc chưa hiểu biết kỹ càng. Từ điển về tiếng Việt là sách giúp mọi người hiểu rõ tiếng Việt, là sách tra cứu cho mọi người sử dụng tiếng Việt, gồm cả học sinh và các thầy giáo, các nhà văn, nhà báo, các nhà nghiên cứu, cả người Việt Nam và người nước ngoài. Vẫn biết rằng, biên soạn từ điển là một việc rất khó, nhưng cái khó nằm ở chỗ định nghĩa hoặc giải thích những từ ngữ, những khái niệm quá trừu tượng, quá khó hiểu chứ không phải nằm ở mọi từ ngữ hoặc mọi khái niệm đơn giản hay ở sự nhặt nhạnh các từ ngữ.. Hơn nữa, người biên soạn hoàn toàn chủ động trong việc đưa từ ngữ này vào từ diển hoặc tạm tránh từ ngữ kia, tùy theo thực lực của mình. Như vậy, người giỏi thì biên soạn được từ điển phong phú về số lượng từ ngữ, sâu rộng và chính xác về ngữ nghĩa; người chưa giỏi thì từ điển do ông ta  biên soạn ra  ắt phải nghèo nàn, hời hợt, không đáp ứng được yêu cầu của độc giả, nhưng vẫn có thể hạn chế được mọi sai sót. Nếu biết rõ năng lực của mình, biết đến đâu thì giảng đến đấy,  nhất thiết không được dạy bảo người khác về điều mà mình chưa biết rõ thì làm gì có chuyện sai nhan nhản trong một cuốn từ điển, ngay cả ở những từ ngữ rất bình thường, rất đơn giản. Thật đáng ngạc nhiên khi người ta  cố ý lảng tránh những lời cảnh báo về những cuốn từ điển có hại kia và cứ ca tụng một chiều, quá đáng,  bỏ qua sự thật, rồi nâng tác giả của những cuốn từ điển ấy thành bậc  “sư biểu”, tức  là  mẫu mực về học vấn và đạo đức.


Mọi người tần ngần, dường như chờ đợi ý kiến của bác M.H. nhưng một lúc sau vẫn không thấy ông có ý kiến gì. Dường như ông không thể có ý kiến gì khác. Ông chủ nhà xin phép nói:
      Trong 10 năm gần đây, đã xuất hiện  ba cuốn  sách chuyên đề về nhà giáo Nguyễn Lân. Thứ nhất là cuốn Vinh quang nghề thầy (NXB Giáo dục, Hà Nội, 2004, 440 trang) do Nguyễn Lân Dũng tuyển chọn hoặc mời người viết bài. Thứ hai là cuốn Giáo sư Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân với sự nghiệp trồng người – Kỷ yếu hội thảo kỷ niệm 100 năm ngày sinh Giáo sư NL 1906 – 2006 (gọi tắt là Kỷ yếu I, 114 trang, do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ấn hành ngày 14 tháng 6 năm 2006). Thứ ba là cuốn  Nhà giáo Nhân dân Giáo sư  Nguyễn Lân – cuộc đời và sự nghiệp (gọi tắt là Kỷ yếu II, 220 trang, do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ấn hành tháng 12 năm 2013).

Chúng tôi đã đến các cơ quan xuất bản các tập sách  này để hỏi mua nhưng đều được trả lời rằng: “Đây là sách do gia đình GS Nguyễn Lân bỏ tiền ra in để biếu nhằm tuyên truyền trong phạm vi cần thiết chứ không bán”. Cả ba cuốn sách đều không ghi giá bán ngoài bìa. Ngay cà Thư viện Quốc gia cũng không có ba cuốn sách này. Thực chất, chúng là những bản xưng tụng trong nội bộ gia đình, là những nén hương của con cháu, của học trò, của  những người thân, những người ngưỡng mộ hoặc có quan hệ xa gần nào đó thắp trên bàn thở để tưởng niệm người quá cố. Bởi vậy, những  bài viết trong đó không cần tính chính xác, tính  chặt chẽ, miễn sao cứ viết thật hay thật đẹp về  người  đã khuất, không cần  dẫn chứng. Độc giả của chúng (là những người được tặng sách)  cũng là  những đối tượng được  chọn lọc kỹ càng.
       Người ta đã hiểu lầm khi coi những buổi tưởng niệm người quá cố với những bài tán tụng một chiều là những hội thào khoa học, coi các tập Kỷ yếu về các hội thảo ấy là những văn bản đánh giá, khẳng định  công lao, thành tích khoa học sáng ngời và phẩm chất vô cùng cao quý của người quá cố, rồi từ đó dựng nên một thần tượng để cho thế hệ hiện tại và mọi thế hệ mai sau tôn thờ. Điều đó đã dẫn đến Quyết định của HĐND thành phố Hà Nội về việc sử dụng tên Nguyễn Lân để đặt cho một con đường lớn ở trong thành phố. Sự thật thì ba tập sách kia về nhà giáo Nguyễn Lân hoàn toàn  không  đủ độ tin cậy để đánh giá  tài năng và cống hiến của ông.  Chúng tôi đã có ý định tổ chức  một cuộc thảo luận về vấn đề này trong đám bạn bè cùng  những người quan tâm, nhằm kiểm chứng những điều đã được viết trong đó.
      Hôm nay, nhân việc bác M.H. nhắc đến tin này,  bạn Nguyễn  Kỳ và tôi đã phát  biểu vài lời hé lộ chút ít sự thực. xung quanh huyền thoại về nhà giáo Nguyễn Lân. Lâu nay, tôi và một số bạn có mặt ở đây đã chú ý đến huyền thoại này  nên đã thu thập được khá nhiều chứng cứ quan trọng đủ để khẳng định được một số điều rất cụ thể.  Mong  rằng, sắp tới chúng ta sẽ có một cuộc họp mặt để thảo luận về câu chuyện này.


         Mọi người trao đổi  rì rầm một lúc. Vài phút sau, có người lên tiếng:
         - Vậy thì ngay hôm nay, ông chủ nhà cứ “thuyết trình” cho chúng tôi nghe rồi mọi người cùng mạn đàm có phải tiện lợi hơn không? Tôi  đề nghị mọi người  không đi thăm chùa chiền  nữa, để nghe thêm về câu chuyện hấp dẫn và bổ ích này. Các bác có đồng ý như vậy không?”
       Có tiếng nói to:  “Chuyện đáng quan tâm như thế, bỏ dở sao đành”.
        Mọi người đồng thanh lên tiếng: “hãy cứ tiếp tục ”.
        Chủ nhà vui vẻ đáp :

      Nói là “thuyết trình” thì  có vẻ  trịnh trọng quá, chúng tôi không dám nhận lời.  Nhưng các bác có thể đặt câu hỏi, tôi và các bạn khác biết đến đâu thì  trả lời đến đấy, và mọi người chắc cũng có nhiều ý kiến đóng góp thêm. Cần phải nói ngay rằng, nhiều người đã nghe nói hoặc đã  đọc các bài viết về nhiều phẩm chất  tốt đẹp tuyệt vời của nhà giáo Nguyễn Lân (tuy không có dẫn chứng cụ thể), trong đó, phần  lớn đều  là  những lời ngoa truyền, khác xa sự thực nên  chưa mấy ai biết về những “mặt trái” rất đáng chê trách của ông cùng  những tai hại do chúng gây ra. Mặc dầu đã có một số tác giả vạch rõ rất nhiều sai lầm ngbiêm trọng trong các từ điển của nhà giáo Nguyễn Lân,  với đầy đủ dẫn chứng chặt chẽ, nghiêm túc và có trách nhiệm nên suốt nhiều năm qua không ai bác bỏ được, nhưng dường như những lời tán tụng một chiều vẫn che khuất  những tiếng nói trung thực.  Bởi vậy, ở đây chúng ta cần nói rõ  vè những sự thực còn ít người biết về  nhà giáo này, với những dẫn chứng rất cụ thể, “nói có sách, mách có chứng”.

      Thế là cuộc gặp mặt đầu năm của nhóm cựu học sinh  chúng tôi chuyển thành một cuộc  mạn đàm, tạm  gọi là  “Góp phần tìm hiểu về nhà giáo Nguyễn Lân”.  Ông chủ nhà ôm ra một chồng lớn gồm  một số quyển sách, nhiều tờ báo và nhiều bài báo in rời để giúp cử tọa  tìm hiểu và đặt câu hỏi. Mọi người vừa lắng nghe vừa háo hức chuyền tay nhau đọc lướt qua các tập sách báo để tìm hiểu  thêm.
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7112
Registration date : 01/04/2011

Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển   - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển    Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển   - Page 2 I_icon13Fri 30 Aug 2019, 08:29

Trả lời một số câu hỏi thiết thực

Câu hỏi 1:
Bác M.H. đã nói về những sự kiện quan trọng trong quãng đời học tập và giảng dạy của Nhà giáo Nguyễn Lân, trong đó có những điều gì chưa đúng hoặc thiếu chính xác?


Trả lời:
Bạn Nguyễn Kỳ vừa nói rằng, “Những điều bác khách vừa kể, chúng tôi đều đọc được ở một số sách báo gần đây”. Đó là sự xác nhận về việc bác M.H. đã nói rất trung thực theo những điều đã được ghi nhận trên sách báo. Chỉ có điều oái oăm là, các sự kiện đó được các tác giả viết đi viết lại mà vẫn không ăn khớp với nhau, nhiều khi không đúng. Sau đây là một số ví dụ.

● Tiểu sử Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân (ở sách Vinh quang nghề thầy và cả ở Kỷ yếu I) đã ghi: “Dạy học tại hai trường tư thuc Hồng Bàng và Thăng Long (từ 1923 đến 1935)”, và “Chủ nhiệm khoa Tâm lý – Giáo dục Trường Đại học Sư phạm Hà Nội từ năm 1956 đến năm 1971 (về nghỉ hưu)
● GS Nguyễn Đình Chú viết: “Năm 1932, Nguyễn Lân tốt nghiệp thủ khoa Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương và chính thức bước vào nghề dạy học, mở trường tư thục Thăng Long ở Hà Nội.” (Kỷ yếu II, trang 11) ;
● PGS Lê Khánh Bằng viết : “Năm 1927, thầy đỗ khoa thi vào Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương. Năm 1932, thầy dạy tại trường Thăng Long, Hà Nội “ ....Năm 1956, thầy về dạy tại Khoa Tâm lý – Giáo dục của trường ĐH SP HN , rối sau đó làm chủ nhiệm khoa. Thầy đã được phong học hàm Giáo sư (Kỷ yếu II,trang 89, 90 )
● Th.S Vũ Thị Mai Hường viết: “Năm 1932, Nguyễn Lân tốt nghiệp thủ khoa Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương và chính thức bước vào nghề dạy học. Ông đã bắt đầu với việc mở Trường Tư thục Thăng Long ở Hà Nội” (Kỷ yếu II, trang 208 -209 ).
● Th.S Nguyễn Thúy Quỳnh viết: “Năm 1927, Nguyễn Lân đỗ thủ khoa vào Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương. Năm 1932, ông dạy tại trường Hồng Bàng, sau đó, làm giám học và dạy 2 môn Văn, Sử tại Trường Thăng Long. Cùng với các nhà giáo giỏi như Đặng Thai Mai, Hoàng Minh Giám, Tôn Thất Bình..., ông đã đào tạo ra những tú tài xuất sắc cho Việt Nam (Kỷ yếu II, trang 195).
● Bản tin của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (do Minh Vượng tổng hợp) viết: “Năm 1927, ông thi đỗ Thủ khoa vào Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương. Năm 1932, tốt nghiệp thủ khoa của trường, ông về dạy học tại Trường Hồng Bàng (Hải Phòng); sau đó làm giám học và dạy 2 môn Văn, Sử tại Trường Thăng Long (Hà Nội). Tại Trường Tư thục Thăng Long, cùng với các nhà giáo giỏi như Đặng Thai Mai, Hoàng Minh Giám, Tôn Thất Bình ... ông đã đào tạo được những tú tài xuất sắc cho Việt Nam. Từ năm 1935 đến năm 1945 ông sinh sống tại Huế.”
(Nguồn: http://www.baotanglichsu.vn/portal/vi/Tin-tuc/Nhan-vat-lich-su/2013/08/3A9239FE/ )
● Từ điển Wikipedia tiếng Việt, trong bài tiểu sử nhà giáo Nguyễn Lân cũng viết: Năm 1927: Ông thi đỗ Thủ khoa vào Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương.

Rõ ràng là những điều bác M.H. đã nói về nhà giáo Nguyễn Lân đều đã được đăng tải trên các sách báo. Phải nói rằng, bác M.H. nhớ rất chính xác những điều mà mình đã đọc.
Theo “Hồi ký giáo dục” do chinh nhà giáo Nguyễn Lân viết (mà những người có bài trong hai tập Kỷ yếu hội thảo I và II đều được phân phát từ trước) thì năm 1927, ông mới tốt nghiệp Trường Bưởi (tương đương tốt nghiệp Trung học cơ sở, tức là lớp 9 hiện nay) nhưng không thi vào Cao đẳng Sư phạm, mà xin dạy tiểu học tại Trung Bắc học hiệu ở phố Lý Quốc Sư hiện nay (Vinh quang nghề thầy, trang 16) . Như vậy, năm 1923, ông mới tốt nghiệp tiểu học, chưa đi dạy học. Năm 1927, ông chưa thi vào trường Cao đẳng Sư phạm Đông dương nên không thể đỗ thù khoa trong kỳ thi vào trường năm ấy, như nhiều người đã viết. Năm 1929, ông mới thi đỗ vào Trường Cao đẳng Sư phạm (không thấy nói đỗ thủ khoa trong kỳ thi này), đến năm 1932 thì tốt nghiệp (ông viết là đỗ đầu trong nhóm 7 người học Văn) và ra dạy học tại Trường tư thục Hồng Bàng ở phố Hàng Trống (trang 19). Dạy ở trường Hồng Bàng 2 năm, ông mới chuyển sang dạy Trường Thăng Long từ năm 1934, đến năm 1935 thì ông bị chuyển vào Huế. Tuy nhiều tác giả viết rằng ông là người sáng lập Trường tư thục Thăng Long, nhưng không phải như vậy, vì trường này đã được thành lập từ năm 1929 (khi ông Nguyễn Lân mới bắt đầu vào học Cao đẳng Sư phạm). Sự thực là như vậy: ngày 19/11/2009 trường này đã làm lễ kỷ niệm 80 năm thành lập, (xem: http://www.vietnamplus.vn/80-nam-thanh-lap-truong-tieu-hoc-thang-long/25765.vnp), có Phó chủ tịch nước là bà Nguyễn Thị Doan tham dự.

Trong ”Hồi ký giáo dục”, Nhà giáo Nguyễn Lân cho biết, Trường Thăng Long lúc bấy giờ (năm 1934) chỉ được phép đào tạo học sinh đi thi Cao đẳng tiểu học (tương đương với Trung học cơ sở hiện nay) vì ông Hiệu trưởng Phạm Hữu Ninh chỉ có bằng Cao đẳng tiểu học. Trong niên khóa 1934 – 1935, trường này có tổ chức ôn thì cho hơn 30 học sinh chuẩn bị thi tú tài phần 1 và đã có 7 người thi đỗ. Những học sinh này đều học ở các nơi khác là chính, chỉ nhờ các thầy ở Trường Thăng Long kèm cặp thêm. Sự thi đỗ hay trượt là do sức học của họ là chính, không thể nói là do Trường Thăng Long đào tạo, càng không thể nói là do thầy giáo Nguyễn Lân đào tạo.

Cũng theo “Hồi ký giáo dục”, đến năm 1965, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội mới có Khoa Tâm lý – Giáo dục. Nhà giáo Nguyễn Lân làm Chủ nhiệm khoa đầu tiên, từ năm 1965 đến năm 1971 chứ không phải từ năm 1956 đến năm 1971 như đã ghi trong tiểu sử. Trước năm 1965, ông làm tổ phó Tổ Tâm lý – Giáo dục. Thầy giáo Nguyễn hữu Tảo (1900 – 1966) - người mà ông Nguyễn Lân coi là bậc đàn anh về tuổi tác và về kinh nghiệm, đã giữ chức Tổ trưởng cho đến khi về hưu (cuối năm 1964). Ông Nguyễn Lân viết: “Khi cụ Tảo xin về hưu, tôi lại trở thành tổ trưởng” (Vinh quang nghề thầy, trang 40).

Hiện nay không có bằng chứng để khẳng định tính xác thực của “Hồi ký giáo dục” này (ví dụ như các giấy tờ cũ của các trường mà Nhà giáo Nguyễn Lân theo học, các bản tin trên báo chí đương thời, v.v.) nhưng đây là tài liệu duy nhất nói về những sự kiện trong quãng đời đi học và dạy học của ông, do chính ông viết ra, cho nên, đó vẫn là tài liệu duy nhất đáng tin hơn cả. Nhưng người tuyển chọn bài, những người viết bài và những người biên tập ba quyển sách ca ngợi nhà giáo Nguyễn Lân vẫn không cần chú ý đến những sự sai lệch, thiếu nhất quán ngay trước mắt như thế, điều đó chứng tỏ rằng họ không quan tâm đến sự đúng hay sai, chỉ cần gán cho nhà giáo Nguyễn Lân thật nhiều thành tích và phẩm chất cao quý, theo hướng đã định sẵn . Do đó, có thể tin rằng, các bài viết để tán tụng nhà giáo Nguyễn Lân không thể phản ánh nhứng giá trị thực trong cuộc đời và sự nghiệp của ông.
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7112
Registration date : 01/04/2011

Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển   - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển    Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển   - Page 2 I_icon13Fri 30 Aug 2019, 08:35

Câu hỏi 2:
Bác M.H. còn nói rằng, nhà giáo Nguyễn Lân cùng với các nhà giáo nổi tiếng và xuất sắc khác như Tạ Quang Bửu, Trần Đại Nghĩa, Ngụy Như Kon-Tum, Đặng Thai Mai, Nguyễn Khánh Toàn... thuộc lớp người đầu tiên được nhà nước Việt Nam phong Học hàm Giáo sư, và chính nhà giáo Nguyễn Lân cũng luôn luôn tự nhận mình là Giáo sư nhưng nhiều cựu sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nồi người vẫn nói rằng, ông Nguyễn Lân chỉ là Giáo sư tự phong mà thôi.. Vậy, đâu là sự thực?

Trả lời:
Nhà giáo Nguyễn Lân đã được hầu hết mọi người gọi là Giáo sư. Các nhà lãnh đạo như Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt, các vị Bộ trưởng, Hiệu trưởng, v.v., đều gọi như thế. PGS Lê Khánh Bằng ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cũng khẳng định: “Thầy đã được phong học hàm Giáo sư”. Chính ông Nguyễn Lân cũng luôn luôn ghi danh hiệu Giáo sư ở các bài báo hoặc các quyển sách của mình..
Tiểu sử của nhà giáo Nguyễn Lân ở từ điển Wikipedia tiếng Việt trên mạng Internet (hiển nhiên là đã được thân nhân của nhà giáo Nguyễn Lân hoàn toàn tán thành), được viết như sau:
● Năm 1927: Ông thi đỗ Thủ khoa vào Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương. (sai!)
● Năm 1932: Ông dạy tại Trường Hồng Bàng, sau đó làm giám học và dạy 2 môn văn, sử tại Trường Thăng Long. Tại Trường Tư thục Thăng Long, cùng với các nhà giáo giỏi như Đặng Thai Mai, Hoàng Minh Giám, Tôn Thất Bình... , ông đã đào tạo ra những tú tài xuất sắc cho Việt Nam.
● Từ năm 1935 đến năm 1945: ông sinh sống tại Huế
..........
● Năm1956: Ông về dạy tại khoa tâm lý giáo dục của trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Ông cùng với các nhà giáo nổi tiếng và xuất sắc khác như: Tạ Quang Bửu, Trần Đại Nghĩa, Ngụy Như Kon Tum, Đặng Thai Mai, Nguyễn Khánh Toàn... là lớp người đầu tiên được nhà nước Việt Nam phong Học hàm Giáo sư.
● Năm 2001: Ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ cho "Cụm công trình về giáo dục học và từ điển tiếng Việt".

Như vậy, rất nhiều người, rất nhiều tài liệu đã khẳng định rằng, nhà giáo Nguyễn Lân là một trong những người đầu tiên đã được phong tặng chức danh Giáo sư, cùng với các trí thức nổi tiếng khác như Tạ Quang Bửu, Trần Đại Nghĩa, v.v. Tuy nhiên, muốn biết nhà giáo Nguyễn Lân có được phong học hàm Giáo sư hay không, chúng ta phải dựa vào các Quyết định chính thức của Nhà nước trong các lần phong tặng học hàm Giáo sư.

Trong Quyết định 162/CP do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký ngày 11 tháng 9 năm 1956 về việc phong hàm giáo sư cho 29 nhà giáo, nhà khoa học tiêu biểu (trong đó có các ông Tạ quang Bửu, Trần Đại Nghĩa, v.v.), có tên những người sau đây:
● Sử học (5): Đào Duy Anh, Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Huyên, Phạm Huy Thông, Nguyễn Khánh Toàn. ● Văn học (3): Đặng Thai Mai, Nguyễn Mạnh Tường, Trương Tửu. ●Triết học (1): Trần Đức Thảo. ● Toán học (2): Tạ Quang Bửu, Lê Văn Thiêm. ● Vật lý (1): Ngụy Như Kon Tum. ● Hóa học (1): Nguyễn Hoán. ● Y học (14): Đặng Văn Chung, Hồ Đắc Di, Vũ Công Hòe, Đỗ Xuân Hợp, Đặng Vũ Hỷ, Nguyễn Xuân Nguyên, Đặng Văn Ngữ, Đặng Văn Nội, Trương Công Quyền, Phạm Ngọc Thạch, Đinh Văn Thắng, Hoàng Tích Trí, Tôn Thất Tùng, Trần Hữu Tước. ● Nông học (1): Lương Định Của. ● Cơ khí (1): Trần Đại Nghĩa.
Quyết định này không ghi tên nhà giáo Nguyễn Lân. Như vậy, ông Nguyễn Lân không được phong học hàm Giáo sư trong đợt đầu tiên (năm 1956) như mọi người vẫn ngoa truyền. Ở các đợt phong học hàm Giáo sư tiếp theo (vào các năm 1980, 1984, 1986, 1988, 1989, 1991, 1992, 1996, 1997, 2001, 2002, 2003) cũng không có tên nhà giáo Nguyễn Lân.
Hầu như tất cả các nhà giáo đã từng được Chính phủ mời ra dạy Đại hoc hối cuối năm 1945 hoặc đã day các lớp Dự bị Đại học trước năm 1954 đều được phong Giáo sư theo Quyết định 162/CP năm 1956. Chỉ có hai vị trong số đó không được phong Giáo sư, đó là cụ Cao Xuân Huy và cụ Nguyễn Thúc Hào (đều quê ở Nghệ An), có lẽ vì họ xuất thân từ các gia đình địa chủ, quan lại. Nhà giáo Nguyễn Lân đến năm 1956 mới được cử vào bộ môn Tâm lý – Giáo dục ở Đại học Sư pham Hà Nội, làm phụ tá cho nhà giáo Nguyễn Hữu Tảo (1900 – 1966) cho đến hết năm 1964. Nhà giáo Nguyễn Hữu Tảo (về hưu tháng 12/1964) chưa được phong học hàm Giáo sư, bởi vậy, nhà giáo Nguyễn Lân không được phong Giáo sư là lẽ đương nhiên.
Năm 2004, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội cùng với Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước đã xuất bản cuốn sách GIÁO SƯ VIỆT NAM (khổ 19x27cm, 1132 trang; mỗi trang đều in ảnh, sơ yếu lý lịch và thành tích khoa học của một giáo sư) Tại trang 11 có DANH SÁCH CÁC GIÁO SƯ ĐƯỢC NHÀ NƯỚC PHONG TRƯỚC NĂM 1980, gồm 29 người, sắp xếp tên theo thứ tự ABC, như sau:

ĐÀO DUY ANH (Sử học)
TẠ QUANG BỬU (Toán học)
ĐẶNG VĂN CHUNG (Y học)
LƯƠNG ĐỊNH CỦA (Nông học)
HỒ ĐẮC DI (Y học)
TRẦN VĂN GIÀU (Sử học)
NGUYỄN HOÁN (Hóa học)
VŨ CÔNG HÒE (Y học)
ĐỖ XUÂN HỢP (Y học)
NGUYỄN VĂN HUYÊN (Sử học)
ĐẶNG VŨ HỶ (Y học)
ĐẶNG THAI MAI (Văn học)
TRẦN ĐẠI NGHĨA (Cơ khí)
NGUYỄN XUÂN NGUYÊN (Y học)
ĐẶNG VĂN NGỮ (Y học)
ĐẶNG VĂN NỘI (Y học)
TRƯƠNG CÔNG QUYỀN (Y học)
PHẠM NGỌC THẠCH (Y học)
TRẦN ĐỨC THẢO (Triết học)
ĐINH VĂN THẮNG. (Y học)
LÊ VĂN THIÊM (Toán học)
PHẠM HUY THÔNG (Sử học)
NGUYỄN KHÁNH TOÀN (Sử học)
HOÀNG TÍCH TRÝ (Y học)
NGỤY NHƯ LON TUM (Vật lý)
TÔN THẤT TÙNG (Y học)
TRẦN HỮU TƯỚC (Y học)
NGUYỄN MẠNH TƯỜNG (Văn học)
TRƯƠNG TỬU (Văn học)

Danh sách này hoàn toàn phù hợp với danh sách kèm theo Quyết định 162/CP kể trên. Ở đó không có tên nhà giáo Nguyễn Lân.
Từ trang 13 đến trang 1100 ghi tên các Giáo sư được phong trong các đợt tiếp theo đến năm 2003, cùng với tiểu sử và thành tích của từng người (mỗi vị chiếm trọn 1 trang nhưng một số vị không nộp hồ sơ thì được ghi tên chung trong một số trang, không có ảnh và không có tiểu sử). Gần hai chục trang cuối cùng là Danh sách 1094 Giáo sư được phong từ đợt đầu tiên năm 1956 đên năm 2003, sắp xếp tên theo thứ tự ABC. Trong số đó có một người tên là Nguyễn Lân nhưng ông này là Kiến trúc sư, sinh năm 1940, quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế chứ không phải là nhà biên soạn từ điển Nguyễn Lân.
Trong đám thư từ chúc tết và mừng thọ nhà giáo Nguyễn Lân khi ông còn sống (in trong quyển Vinh quang nghề thầy do ông Nguyễn Lân Dũng tuyển chọn bài vở), người ta thấy Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã gọi ông là “Lão đồng chí”, Cố phó thủ tướng Tố Hữu thì gọi ông là “thầy”, Cựu phó thủ tướng Nguyễn Khánh thì gọi ông là ‘bác”, chứ không gọi ông là “Giáo sư”. Các vị cựu lãnh đạo này rất cẩn trọng trong việc sử dụng ngôn từ. Họ không nhầm, không sơ hở trong cách xưng hô.
Một người lên tiếng:
Như vậy, rõ ràng là nhà giáo Nguyễn Lân chưa từng được Nhà nước phong học hàm Giáo sư. Danh hiệu Giáo sư của nhà giáo Nguyễn Lân là một danh hiệu tự phong. Chính ông cùng các con cháu của ông đã quảng bá danh hiệu đó một cách công nhiên, đầy tự hào, coi như một danh hiệu chính thức có thật.
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7112
Registration date : 01/04/2011

Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển   - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển    Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển   - Page 2 I_icon13Fri 30 Aug 2019, 09:49

Câu hỏi 3

Trong bài Phát biểu khai mạc Hội thảo kỷ niệm 100 năm ngày sinh GS Nguyễn Lân 1906 – 2006 (tháng 8 năm 2006), với chủ đề “Giáo sư Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân với sự nghiệp trồng người”, GS TS Nguyễn Viết Thịnh, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã nói: “Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân còn là một nhà văn, nhà thơ, một nhà soạn từ điển mẫu mực với 42 tác phẩm đồ sộ, đó là những di sản rút ra từ những nghiên cứu , những định hướng có giá trị về nhân cách trong sự phát triển nền giáo dục của nước nhà nhằm phát huy sức mạnh truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc với những tiến bộ về văn hóa giáo dục của thế giới”. Vì sao một người có đến 42 tác phẩm khoa học “đồ sộ” mà không được phong học hàm Giáo sư và cũng chỉ được trao tặng Giải thưởng Nhà nước (không được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh) đợt II, khi đã ở tuổi 95, sau khi quyển Từ điển từ và ngữ Việt Nam vừa mới in xong “chưa ráo mực” ? Lời tán tụng của GS TS Nguyễn Viết Thịnh về nhà giáo Nguyến Lân có đúng hay không?

Một người nêu ý kiến:

“Trước hết, ít nhất, nhà giáo Nguyễn Lân đã được xác định là tác giả của hai quyển từ điển rất có hại cho tiếng Việt. Điều đó đã được phân tích và công bố cách đây gần 10 năm, và tất cả những người bênh vực ông đều không thể chối cãi được. Nhưng, sự thực còn nguy hiểm hơn thế nữa, vì điều đó mới là phát hiện ban đầu của một tác giả chưa có điều kiện xem xét hết mọi quyển từ điển của ông Nguyễn Lân mà thôi. Nay đã có bằng chứng đầy đủ để nói rằng, tất cả 5 quyển từ điển do ông Nguyễn Lân biên soạn một mình đều phạm rất nhiều sai lầm, rất có hại cho tiêng Việt. Vậy thì ông không thể là một là nhà biên soạn từ điển mẫu mực, mà phải nói rằng, ông là một nhà biên soạn từ điển rất cẩu thả, coi thường trách nhiệm, gây nhiều tai hại, rất đáng phê phán thật nghiêm khắc. Mọi người còn cần phải phân tích, phê phán nhiều hơn nữa về điều này. Nay hãy xem xét về mặt ”khối lượng” thành tích của ông. Có đúng là nhà giáo Nguyễn Lân đã để lại 42 tác phẩm “đồ sộ” như lời tán dương của GS TS Nguyễn Viết Thịnh hay không ?”

Trả lời: (Vì phần này khá dài, TM xin lược bớt một số câu, chỉ giữ lại ý chính)

Danh mục các tác phẩm của nhà giáo Nguyễn Lân đã được ông Nguyễn Lân Dũng đưa vào cuốn sách Vinh quang nghề thầy (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2004) và cũng được in lại đầy đủ trong sách “Giáo sư Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân với sự nghiệp trồng người – Kỷ yếu Hội thảo kỷ niêm 100 năm ngày sinh GS nguyễn Lân, 1906 – 2006” (Đại học Sư phạm Hà Nội ấn hành, 14/6/2006). Chính nhà giáo Nguyễn Lân đã cung cấp danh mục này khi ông còn sống và cho in ở cuối cuốn Từ điển từ và ngữ Việt Nam do Nxb TP Hồ Chí Minh phát hành năm 2000.

Trước Cách mạng tháng Tám, nhà giáo Nguyễn Lân có 6 tác phẩm. Cả 6 tác phẩm này được in với khổ giấy nhỏ và thưa chữ nhưng đều rất mỏng. Ví dụ: Cậu bé nhà quê. 77 trang (tương đương 50 trang khổ 13x19cm hiện nay); Nguyễn Trường Tộ, 109 trang; mỗi trang chưa đén 200 chữ; nếu in ở khổ giấy 13x19cm như các tiểu thuyêt thông thường hiện nay (mỗi trang in 30 dòng, mỗi dòng từ 10 đến 12 chữ, trung bình là 11 chữ) thì số trang in sẽ vào khoảng 66 trang. Cụ thể là, tác phẩm Những trang sử vẻ vang gômg 2 tập (tập I, 193 trang; tập II, 165 trang, tổng cọng là 358 trang), năm 1998, Nxb Khoa học Xã hội in lại, chỉ có 196 trang). Các quyển Khói hương, Ngược dòng, Hai ngả, mỗi quyển chỉ vào khoảng 70 - 80 trang khổ 13x19cm.

Theo danh mục do nhà giáo Nguyễn Lân cung cấp thì sau Cách mạng tháng Tám, ông đã viết 31 tác phẩm, trong đó có 11 tác phẩm “cùng tập thể” và 20 tác phẩm viết riêng. Trong danh mục đó (in trong sách Vinh quang nghề thầy và Kỷ yếu I) cũng có chỗ không chính xác. Ví dụ, không có sách Giáo trình giáo dục học (NXB Giáo dục, 1961) như ông đã ghi, nhưng có sách Sơ thảo giáo dục học đại cương (Nxb Giáo dục, 1962, 569 trang); không có sách Luân lý lớp sáu và lớp bảy phổ thông (Nxb Giáo dục, 1964), mà có sách Luân lý lớp sáu phổ thông (Nxb Giáo dục, 1964, 48 trang) và sách Luân lý lớp bày phổ thông (Nxb Giáo dục, 1964, 62 trang). Ngoài ra, nhà giáo Nguyễn Lân cũng ghi sót quyển Hồi ký giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1997, tái bản 1998, 44 trang. Như vậy, con số 11 tác phẩm “cùng tập thể” nay trở thành 12, và 20 tác phẩm do ông viết riêng sau năm 1945, nay được tính là 21.

Trong số 12 tác phẩm “cùng tập thể” ấy có ít nhất lả 6 tác phẩm nhỏ và rất nhỏ. Tuy quyển sách Luân lý lớp sáu phổ thông cũng được coi là một trong 42 tác phẩm “đồ sộ” nhưng trên thực tế thì ông Nguyễn Lân chỉ viết chung với người khác (có thể là ông viết phần nhiều hơn) trong 5 trang sách mà thôi. Ở quyển Luân lý lớp bày phổ thông gồm 13 bài thì ông Nguyễn Lân có 3 bài viết chung với các tác giả khác, tổng cọng là 10 trang rưỡi. Trong quyển Viết thế nào cho đúng (87 trang), ông Nguyễn Lân chỉ có bài Vì sao tôi yêu tiếng Việt chưa đầy 16 trang, nhưng cũng được coi là một trong 42 tác phẩm “đồ sộ”. Mặt khác, bài Vì sao tôi yêu tiếng Việt cũng được in trong một tác phẩm khác, là quyển Tôi yêu tiếng Việt (viết riêng).

Ở quyển Sơ thảo giáo dục học đại cương (569 trang), ông Nguyễn Lân chỉ là một trong 10 người biên soạn. Có 3 quyển từ điển dày trên 1000 trang do rất nhiều người biên soạn và một bộ sách dịch do 5 người dịch. Đó chưa phải lầ những tác phẩm “đồ sộ”, lại càng không phải là những “tác phẩm đồ sộ của nhà giáo Nguyễn Lân”, vì ông chỉ là một thành viên thứ yếu trong các nhóm rất đông người (riêng quyển Từ điển Việt - Pháp, gồm hai soạn giả, trong đó, ông Nguyễn Lân không phải là soạn giả chủ yếu).

Chúng tôi chưa tìm thấy quyển Lớp nhà ba thế hệ. Điều đó cho phép nghĩ rằng, đó cũng là một tác phẩm nhỏ hoặc rất nhỏ, không có tiếng vang, và nhà giáo Nguyễn Lân cũng chỉ có 1 – 2 bài ngắn trong đó mà thôi.

Hai mươi mốt (21) tác phẩm viết riêng sau năm 1945. Trong số 21 tác phẩm này, có quyển Giảng văn (do Trung học vụ Liên khu X xuất bản năm 1951) và tập thơ Nhớ nguồn (Nxb Văn học, 1994), tìm ở Thư viện Quốc gia, Thư viện Khoa học Xã hội, Thư viện Trung ương của Quân đội, Thư viện Hà Nội, Thư viện Đại học Sư phạm Hà Nội đều không thấy.

Mặc dầu GS TS Nguyễn Viết Thịnh nói rằng nhà giáo Nguyễn Lân đã để lại 42 tác phẩm đồ sộ, nhưng theo danh mục do chính chủ nhân cung cấp thì chỉ có 37 tên sách, kèm theo tên cơ quan xuất bản và năm xuất bản. Ngoài danh mục đó, chúng tôi cũng bổ sung 2 tên sách và đã xem xét 35 tên sách. Chắc chắn rằng con 37 + 2 tác phẩm ấy là gần sự thật nhất, còn con số số 42 tác phầm do ông GS TS Nguyễn Viết Thịnh đưa ra là sai. Càng sai hơn nữa khi GS TS Nguyễn Viết Thịnh gọi đó lả 42 tác phẩm đồ sộ.

Qua sự khảo sát cụ thể trên đây thì thấy rằng, từ năm 1988 trở về trước, tất cả các tác phẩm của nhà giáo Nguyễn Lân viết riêng, hầu hết đều rất nhỏ (trên – dưới 100 trang). Chỉ có quyển Những trang sử vẻ vang (Nxb Khoa học Xã hội in được 196 trang), và quyển Lịch sử giáo dục học thế giới (210 trang) là không quá nhỏ mà thôi. Ngoài ra, ông cũng viết chung với nhiều người khác ở 12 tác phẩm, trong đó có 6 quyển rất nhỏ. Ở mỗi tác phẩm “viết chung” ấy, ông chỉ có một hoặc vài bài, trên dưới một chục trang. Trong mọi tác phẩm “cùng tập thể” (phần lớn là tập thể đông người) dù rất nhỏ hay không nhỏ lắm, ông luôn luôn đóng vai trò phụ thuộc, không phải là người chủ biên, không chịu trách nhiệm về một tác phẩm nào cả.

Từ năm 1988 trở đi, nhà giáo Nguyễn Lân vẫn tiếp tục viết những tác phẩm rất nhỏ. Quyển sách hơi dày đầu tiên là Từ điển từ và ngữ Hán – Việt (Nxb TP Hồ chí Minh, 1989, 865 trang) và 3 quyển không nhỏ lắm, trên – dưới 300 trang (Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1989, 353 trang; Từ điển thành ngữ, tục ngữ Pháp – Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1992, 308 trang; Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt – Pháp, Nxb Văn học, Hà Nội, 1993, 271 trang) Cuối cùng,, ông cho ra mắt độc giả cuốn Từ điển từ và ngữ Việt Nam, Nxb TP Hồ Chí Minh, 2000, 2111 trang. Đây là quyển sách duy nhất của ông có số trang khá lớn, hoàn thành lúc ông đã 95 tuổi. Nhờ sự tán dương của GS Lê Trí Viễn đối với quyển Từ điển từ và ngữ Hán- Việt và của GS Vũ Khiêu đối với quyển Từ điển từ và ngữ Việt Nam, cho nên ngay trong năm 2000, khi quyển này mới in ra “chưa ráo mực”, nhà giáo Nguyễn Lân đã lọt vào danh sách những người được trao tặng Giải thưởng Nhà nước đợt 2 cho "Cụm công trình về giáo dục học và từ điển tiếng Việt".

Nhìn bên ngoài thì quyển Từ điển từ và ngữ Hán – Việt của Nguyễn Lân không nhỏ lắm. Nó được in trên giấy khổ 14 x 21cm.trang, in bằng chữ to và thưa.Dung lượng từ ngữ của nó so so với Hán – Việt từ điển giản yếu của Đào Duy Anh (ra đời năm 1932) thì nghèo nàn hơn rất nhiều. Đây là một quyển từ điển Hán Việt có dung lượng rất nhỏ và phạm rất nhiều sai lầm.

Quyển từ điển Petit Larousse rất nổi tiếng của Pháp dày hơn 2000 trang, khổ 15,5 x 23,5cm, mối trang gồm 90 dòng, nhưng không ai gọi nó là đại từ điển, lại càng không phải là quyển từ điển đồ sộ, mà chính tên của nó đã mang chữ Petit, nghĩa là nhỏ. Từ điển Petit Robert gồm 2 tập, tổng cọng hơn 4500 trang, khổ giấy 16 x 24cm, mỗi trang 92 dòng, nghĩa là có dung lượng bằng 2,5 lần từ điển Petit Larousse mà vẫn được gọi là từ điển nhỏ. Từ điển từ và ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân được in trên khổ giấy 16 x 24cm (rộng hơn quyển Petit Larousse một ít, và đúng bằng quyển Petit Robert), 2111 trang (xấp xỉ bằng số trang của quyển Petit Larousse) nhưng giấy dày hơn nên dày gấp rưỡi quyển Petit Larousse, khổ giấy lại nhỉnh hơn nên trông ‘bề thế” hơn hẳn. Nếu cũng được in bằng giấy mỏng như ở Petit Larousse thì Từ điển từ và ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân cũng sẽ dày (bằng 28% bề dày của Petit Larousse), chưa bằng 1/5 bề dày của nó hiện nay, tức là chưa đến 2cm. Khi đó, có lẽ GS TS Nguyễn Viết Thịnh không gọi nó là quyển từ điển đồ sộ nữa, và nếu có nói như thế thì ai cũng thấy rất khó nghe.

Từ điển từ và ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân tuy dày hơn 2100 trang, trông có vẻ to lớn nhưng vẫn là một quyển từ điển tiếng Việt loại nhỏ, không phải là quyển từ điển “đồ sộ”.

Trong số gần 40 tác phẩm của nhà giáo Nguyễn Lân, đại đa số là những tác phẩm rất nhỏ và nhỏ, chỉ có 2 tác phẩm trên dưới 200 trang, 3 từ điển trên dưới 300 trang, một từ điển 865 trang, và quyển từ điển lớn nhất dày 2111 trang. Hai quyển từ điển nhiều trang nhất cũng vẫn thuộc loại từ điển nhỏ. Tất cả năm quyển từ điển ấy đều phạm quá nhiều sai lầm nghiêm trọng, đã và đang bị tố cáo mạnh mẽ trước công luận trong thời gian gần đây.

Như trên kia đã nói, trong thời gian giảng dạy ở Đại học Sư phạm Hà nội, nhà giáo Nguyễn Lân vẫn là phụ tá của nhà giáo Nguyễn Hữu Tảo nên chỉ là giảng viên hạng ba, đứng sau các nhà giáo Trần Đức Thảo và Trương Tửu hai bậc, cho nên đương nhiên là ông chưa đủ trình độ và uy tín để được phong Giáo sư. Nhiều người cho rằng,điều đó đã khiến ông ấm ức cho nên đến năm 1958, trong đợt đấu tố Nhân văn Giai phẩm, nhà giáo Nguyễn Lân đã hăng hái viết bài Trường Đại học Sư phạm đã nhổ được hai cái gai để vu oan giá họa cho các Giáo sư Trương Tửu và Trần Đức Thảo.

Năm 1996, Nhà nước Việt Nam bắt đầu đặt ra Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước để trao tặng cho những tác gỉa có những tác phẩm xuất sắc. Lúc bầy giờ, nhà giáo Nguyễn Lân đã 90 tuổi, là một trong những người được chú ý để xem xét việc trao tặng giải thưởng nhưng vì ông chỉ có những tác phẩm rất nhỏ cho nên không thể tìm ra một lý do có vẻ “thuận tai” để trao giải thưởng cho ông.. Lẽ nào có thể trao tặng giải thưởng về thành tích viết sách Ngữ pháp Việt Nam (từ lớp 3 đến lớp 7, 131 trang) và viết sách Muốn đúng chính tả (149 trang khổ 12 x 16cm, in chữ to, rất thưa, trong đó đã “xui dại”độc giả viết sai chính tả như: trỗi dậy thì ông dạy là chỗi dậy, rớm máu thì ông dạy là dớm máu, chạnh lòng thì ông dạy là trạnh lòng, nông choèn choẹt thì ông dạy là nông trèn trẹt, đen sì thì ông dạy là đen xì, ngồi ru rú thì ông dạy là ngồi giu giú, xun xoe thì ông dạy là sun soe, v.v.). Chẳng lẽ tặng giải thưởng cho ông Nguyễn Lân vì ông đã tham gia biên soạn sách Sơ thảo giáo dục học đại cương ( NXB Giáo dục, 1962, 569 trang) cùng với 9 tác giả khác, hoặc vì ông đã tham gia biên soạn Từ điển tiếng Việt (Nxb Khoa học Xã hội, 1991, 1415 trang) cùng với 12 người khác, do Văn Tân chủ biên)? . Cũng không thể trao tặng Giải thưởng Nhà nước cho ông Nguyễn Lân vì ông đã tham gia dịch cuốn tiểu thuyết Jăng- Krixtốp của Romain Rolland cùng với 4 người khác. Cho đến năm 1996, khi ông Nguyễn Lân đã ngoài 90 tuổi, và đã có cuốn Từ điển từ và ngữ Hán-Việt dày 865 trang (trông có vẻ dày dặn một chút chứ không lèo tèo như những quyển trước đó), vẫn chưa đủ lý do để trao tặng Giải thưởng Nhà nước cho ông. Mặc dầu lúc bấy giờ chưa ai vạch ra cái dung lượng quá nghèo nàn và những sai lầm đầy rẫy trong đó, nhưng cứ xem qua thì cũng đủ thấy nó thua kém rất xa so với cuốn Hán Việt từ điển giản yếu của Đào Duy Anh ra đời trước nó hai phần ba thế kỷ. Bởi vậy, phải chờ đên khi cuốn Từ điển từ và ngữ Việt Nam (Nxb TP Hồ Chí Minh, 2000) dày 2111 trang (nhìn thì thấy to hơn và dày gấp rưỡi từ điển Petit Larousse nhưng dung lượng chữ thì chỉ bằng một phần ba so với từ điển Lpetit Larousse) vừa in xong thì mới có lý do để trao tặng Giải thưởng Nhà nước đợt II cho ông về “Cụm công trình về giáo dục học và Từ điển tiếng Việt”!

Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển   - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển    Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển   - Page 2 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» ,Ba Cách Chuyển Hóa Nhân Quả
» Tản Đà toàn tập
» Chuyên vui chôm trên net
» Chuyện con chó Nhật
» Chuyện Hai Viên Sỏi
Trang 2 trong tổng số 4 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: GIẢI TRÍ :: Quê Hương yêu dấu :: Tiếng Việt-