Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Yesterday at 20:28

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:15

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 16:18

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Yesterday at 10:41

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Yesterday at 10:27

Lục bát by Tinh Hoa Yesterday at 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Yesterday at 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Sat 16 Mar 2024, 10:05

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:09

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:07

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Thu 14 Mar 2024, 09:55

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

LỀU THƠ NHẠC by Phương Nguyên Sun 10 Mar 2024, 08:39

MỪNG NGÀY 08.03 by Phương Nguyên Sun 10 Mar 2024, 08:21

Chỉn by Trà Mi Sat 09 Mar 2024, 12:30

Lỗi 404 by mytutru Fri 08 Mar 2024, 11:09

Thể Tánh Muôn Loài by mytutru Tue 05 Mar 2024, 23:44

5-8-8-8 by Tinh Hoa Tue 05 Mar 2024, 03:32

Còn mãi duyên thầy by buixuanphuong09 Mon 04 Mar 2024, 13:37

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sat 02 Mar 2024, 12:09

Hoa Sen Ao Sen by mytutru Sat 02 Mar 2024, 08:27

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Một số thành ngữ thông dụng

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3  Next
Tác giảThông điệp
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10549
Registration date : 23/11/2007

Một số thành ngữ thông dụng - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một số thành ngữ thông dụng   Một số thành ngữ thông dụng - Page 2 I_icon13Fri 16 Aug 2019, 15:57

buixuanphuong09 đã viết:
Ai Hoa đã viết:
“DÙI ĐỤC CHẤM MẮM NÊM” hay “DÙI ĐỤC CHẤM MẮM CÁY” hay là “BẦU DỤC CHẤM MẮM CÁY (CÁI)”?

Trong dân gian hiện tồn tại 3 cách nói trên nhưng suy cho cùng câu “Bầu dục chấm mắm cáy” (còn có cách nói khác là “Bầu dục chấm nước cáy”) là có lý hơn cả. Lý do là khi muốn phê phán những người cư xử kém, thô bạo, thiếu tế nhị (trong lời nói hay việc làm), ứng xử không phù hợp, người ta dùng đến câu này.

Đem bầu dục ra chấm mắm cáy là đem một món ngon chấm với loại mắm không ngon cho thấy sự vụng về, không phù hợp.

Bầu dục là quả cật của một số thú nuôi để ăn thịt (bầu dục lợn, gà, vịt, ...), còn gọi là bồ dục. Nếu ăn đúng cách thì phải chấm với chanh, nước gừng. Và nếu đem bầu dục chấm vào mắm cáy (cũng viết “cái”, là tên gọi chung các loại mắm cá) thì hỏng món ngon này, bởi mắm cáy thường ăn với cà, dưa, rau muống. Trong Tục ngữ phong dao của Nguyễn Văn Ngọc có câu ca dao:

“Sáng ngày bầu dục chấm chanh
Trưa gỏi cá cháy, tối canh cá chày”.


Như vậy, câu “Bầu dục chấm mắm cáy” là đúng nhất. Những câu “Dùi đục chấm mắm nêm” hay “Dùi đục chấm mắm cáy” không chính xác (là những biến thể).

Có nguồn khác nói rằng cáy là một loài cua mỏng vỏ,  mắm cáy chính là loại mắm được làm từ con cáy đó. Tuy nhiên, đây là loại mắm không ngon, chỉ dành cho người nghèo. Bầu dục là món ăn ngon và hiếm. Vậy mà cái món ngon và hiếm ấy lại đem chấm với mắm cáy, một thứ mắm xoàng nhất, có thể nói là mạt hạng trong các loại mắm ở vùng biển.

Trong “Phú Việt Nam” có bài “Đàm tục phú” -một bài phú khuyết danh từ thế kỷ trước-khi phê phán những kẻ văn dốt, võ nhát nhưng lại ham muốn học đòi những người  có khả năng kinh bang tế thế, cũng liên hệ đến sự chủng chẳng, không phù hợp giữa  bầu dục và mắm cáy:

Chủng chẳng như bầu dục mắm cáy, muốn bậc kinh luân
Chình chịch như khối đất nắm ao bèo, toan bề thao lược


Có thể là do những nét tương tự về ngữ âm giữa bầu dục và dùi đục mà xuất hiện biến thể “dùi đục chấm mắm cáy”.

(ST)
Cảm ơn thầy. Thuở học sinh trò cũng đã được các thầy giải thích tương tự là "Bầu dục chấm mắm cáy", cáy này là con cáy giống con cua, cáy làm mắm thì ngon hơn cua. Cua giã nấu canh thì tuyệt, nhưng làm mắm thì dở. Cáy thì ngược lại. Ngày nay "rau lang chấm nước cáy" là đặc sản, món ăn cao cấp đắt tiền. Xưa trò nghèo, rau lang nước cáy là món ăn thông dụng, nhưng giờ muốn ăn thì phải vào khách sạn.

"Dùi đục chấm nước cáy" là biến thể của "Bầu dục chấm mắm cáy", nhưng trò không còn nhớ những giải thích ở trường, nay được thầy giải thích mới sáng tỏ. 
Tuy nhiên, câu "Dùi đục chấm nước cáy" mà ở quê trò vẫn thường nói với nhau, không mang tính chê trách mà chỉ muốn nói cái quê mùa, cục mịch, kém cỏi nhưng chất phác. Dùi đục là khúc gỗ nhỏ, nặng, dùng để đập vào cán đục, tạo lực cho lưỡi đục.
Đại ý là như vậy. Trò không đủ khả năng diễn đạt, cũng chưa hiểu sâu ý nghĩa cụm từ. 
Nhờ thầy xem còn chỗ nào chưa ổn thầy chỉ cho.  


Thật ra "dùi đục chấm mắm nêm" hay "dùi đục chấm mắm cáy" mang ý nghĩa khác. Người ta thường nói: "nói năng như dùi đục chấm mắm nêm", tức là nói năng quê mùa cộc lốc, không văn hoa bóng bảy, rào trước đón sau. Theo Hoàng Tuấn Công thì “Dùi đục” ám chỉ sự thô kệch, cục cằn, bốp chát, quen dùng sức mạnh (“Ai đem dùi đục đi hỏi vợ”; “Bàn tay dùi đục”). Còn "mắm cáy" đồng nghĩa với món dân dã, rẻ tiền, kém sang trọng (“Ăn thịt bò lo ngay ngáy, ăn mắm cáy ngáy kho kho”). Bởi vậy, “Dùi đục mắm cáy”, hay “Dùi đục chấm mắm cáy” là cách nói chế giễu sự cục cằn, quê kệch, thô lỗ mà thôi.


_________________________
Một số thành ngữ thông dụng - Page 2 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37022
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

Một số thành ngữ thông dụng - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một số thành ngữ thông dụng   Một số thành ngữ thông dụng - Page 2 I_icon13Fri 16 Aug 2019, 17:08

Ai Hoa đã viết:
buixuanphuong09 đã viết:
Ai Hoa đã viết:
“DÙI ĐỤC CHẤM MẮM NÊM” hay “DÙI ĐỤC CHẤM MẮM CÁY” hay là “BẦU DỤC CHẤM MẮM CÁY (CÁI)”?

Trong dân gian hiện tồn tại 3 cách nói trên nhưng suy cho cùng câu “Bầu dục chấm mắm cáy” (còn có cách nói khác là “Bầu dục chấm nước cáy”) là có lý hơn cả. Lý do là khi muốn phê phán những người cư xử kém, thô bạo, thiếu tế nhị (trong lời nói hay việc làm), ứng xử không phù hợp, người ta dùng đến câu này.

Đem bầu dục ra chấm mắm cáy là đem một món ngon chấm với loại mắm không ngon cho thấy sự vụng về, không phù hợp.

Bầu dục là quả cật của một số thú nuôi để ăn thịt (bầu dục lợn, gà, vịt, ...), còn gọi là bồ dục. Nếu ăn đúng cách thì phải chấm với chanh, nước gừng. Và nếu đem bầu dục chấm vào mắm cáy (cũng viết “cái”, là tên gọi chung các loại mắm cá) thì hỏng món ngon này, bởi mắm cáy thường ăn với cà, dưa, rau muống. Trong Tục ngữ phong dao của Nguyễn Văn Ngọc có câu ca dao:

“Sáng ngày bầu dục chấm chanh
Trưa gỏi cá cháy, tối canh cá chày”.


Như vậy, câu “Bầu dục chấm mắm cáy” là đúng nhất. Những câu “Dùi đục chấm mắm nêm” hay “Dùi đục chấm mắm cáy” không chính xác (là những biến thể).

Có nguồn khác nói rằng cáy là một loài cua mỏng vỏ,  mắm cáy chính là loại mắm được làm từ con cáy đó. Tuy nhiên, đây là loại mắm không ngon, chỉ dành cho người nghèo. Bầu dục là món ăn ngon và hiếm. Vậy mà cái món ngon và hiếm ấy lại đem chấm với mắm cáy, một thứ mắm xoàng nhất, có thể nói là mạt hạng trong các loại mắm ở vùng biển.

Trong “Phú Việt Nam” có bài “Đàm tục phú” -một bài phú khuyết danh từ thế kỷ trước-khi phê phán những kẻ văn dốt, võ nhát nhưng lại ham muốn học đòi những người  có khả năng kinh bang tế thế, cũng liên hệ đến sự chủng chẳng, không phù hợp giữa  bầu dục và mắm cáy:

Chủng chẳng như bầu dục mắm cáy, muốn bậc kinh luân
Chình chịch như khối đất nắm ao bèo, toan bề thao lược


Có thể là do những nét tương tự về ngữ âm giữa bầu dục và dùi đục mà xuất hiện biến thể “dùi đục chấm mắm cáy”.

(ST)
Cảm ơn thầy. Thuở học sinh trò cũng đã được các thầy giải thích tương tự là "Bầu dục chấm mắm cáy", cáy này là con cáy giống con cua, cáy làm mắm thì ngon hơn cua. Cua giã nấu canh thì tuyệt, nhưng làm mắm thì dở. Cáy thì ngược lại. Ngày nay "rau lang chấm nước cáy" là đặc sản, món ăn cao cấp đắt tiền. Xưa trò nghèo, rau lang nước cáy là món ăn thông dụng, nhưng giờ muốn ăn thì phải vào khách sạn.

"Dùi đục chấm nước cáy" là biến thể của "Bầu dục chấm mắm cáy", nhưng trò không còn nhớ những giải thích ở trường, nay được thầy giải thích mới sáng tỏ. 
Tuy nhiên, câu "Dùi đục chấm nước cáy" mà ở quê trò vẫn thường nói với nhau, không mang tính chê trách mà chỉ muốn nói cái quê mùa, cục mịch, kém cỏi nhưng chất phác. Dùi đục là khúc gỗ nhỏ, nặng, dùng để đập vào cán đục, tạo lực cho lưỡi đục.
Đại ý là như vậy. Trò không đủ khả năng diễn đạt, cũng chưa hiểu sâu ý nghĩa cụm từ. 
Nhờ thầy xem còn chỗ nào chưa ổn thầy chỉ cho.  


Thật ra "dùi đục chấm mắm nêm" hay "dùi đục chấm mắm cáy" mang ý nghĩa khác. Người ta thường nói: "nói năng như dùi đục chấm mắm nêm", tức là nói năng quê mùa cộc lốc, không văn hoa bóng bảy, rào trước đón sau. Theo Hoàng Tuấn Công thì “Dùi đục” ám chỉ sự thô kệch, cục cằn, bốp chát, quen dùng sức mạnh (“Ai đem dùi đục đi hỏi vợ”; “Bàn tay dùi đục”). Còn "mắm cáy" đồng nghĩa với món dân dã, rẻ tiền, kém sang trọng (“Ăn thịt bò lo ngay ngáy, ăn mắm cáy ngáy kho kho”). Bởi vậy, “Dùi đục mắm cáy”, hay “Dùi đục chấm mắm cáy” là cách nói chế giễu sự cục cằn, quê kệch, thô lỗ mà thôi.

Cảm ơn thầy. Lâu nay trò cứ nghĩ cụm từ này chỉ sự quê mùa chất phác nên đôi lúc nói : "Thơ tôi chỉ dùi đục chấm nước cáy" hoá ra dở quá. Thơ trò kém cỏi thật nhưng không đến nỗi thô lỗ cục cằn! 
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

Một số thành ngữ thông dụng - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một số thành ngữ thông dụng   Một số thành ngữ thông dụng - Page 2 I_icon13Mon 19 Aug 2019, 09:11

Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37022
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

Một số thành ngữ thông dụng - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một số thành ngữ thông dụng   Một số thành ngữ thông dụng - Page 2 I_icon13Mon 19 Aug 2019, 14:45

Trà Mi đã viết:
Trà Mi ơi! Xem video này khiến tôi cháy lòng một nỗi nhớ diết da. 68 năm rồi mà tưởng như mới hôm qua. Đó là vào năm 1951 trở về trước, tôi sống yên vui với tuổi thơ bên gia đình, dưới chính quyền Bảo Đại, trong vùng Pháp chiếm. Cha tôi dạy học, mẹ tôi buôn cáy, cuộc sống thanh bần dễ chịu. Ngoại và Dì tôi làm tương Bần thì rất tuyệt, nhưng làm nước cáy thì rất dở. Mẹ tôi thì ngược lại, làm cáy rất ngon. Tôi nói "nước cáy" chứ không phải "mắm cáy". "Mắm cáy" bây gờ có máy say sinh tố người ta say cả con, còn "nước cáy" mẹ tôi làm là sau khi muối đã ngấu thì dã lọc bỏ bã. "Mắm cáy" tôi chưa được ăn, còn "nước cáy" đặc mà chấm ngọn lang luộc thì rất tuyệt, "nước cáy" nhiều người không quen không ăn được. Tôi thì nhớ vị "nước cáy" đến cháy lòng. 
Từ năm 52, gia đình tôi phải chuyển lên các thôn trên ở nhờ, Pháp đuổi cả làng và san thành bình địa. Từ đó mẹ tôi bỏ nghề buôn cáy vì giao thông trở ngại nên chỉ buôn vặt. Nhưng lúc này cha tôi lại được tăng lương, mỗi tháng 1.100 đ Đông Dương, tôi học ở Hà Nội mỗi tháng được 300 đồng, chi ăn 250đ, còn 50đ tiêu vặt, tất nhiên là khem khổ, nhưng thỉnh thoảng về mẹ dúi cho một tí, hoặc về Ngoại, Ngoại thúi cho một tẹo nên cũng có tiền vi vu với bạn gái. Hai năm Trung học ở Hà Nội là thời kì sung sướng nhất của đời tôi, sau đó là những tháng năm dài sống trong cơ cực khổ đau. 
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10549
Registration date : 23/11/2007

Một số thành ngữ thông dụng - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một số thành ngữ thông dụng   Một số thành ngữ thông dụng - Page 2 I_icon13Tue 20 Aug 2019, 13:10

buixuanphuong09 đã viết:
Trà Mi đã viết:
Trà Mi ơi! Xem video này khiến tôi cháy lòng một nỗi nhớ diết da. 68 năm rồi mà tưởng như mới hôm qua. Đó là vào năm 1951 trở về trước, tôi sống yên vui với tuổi thơ bên gia đình, dưới chính quyền Bảo Đại, trong vùng Pháp chiếm. Cha tôi dạy học, mẹ tôi buôn cáy, cuộc sống thanh bần dễ chịu. Ngoại và Dì tôi làm tương Bần thì rất tuyệt, nhưng làm nước cáy thì rất dở. Mẹ tôi thì ngược lại, làm cáy rất ngon. Tôi nói "nước cáy" chứ không phải "mắm cáy". "Mắm cáy" bây gờ có máy say sinh tố người ta say cả con, còn "nước cáy" mẹ tôi làm là sau khi muối đã ngấu thì dã lọc bỏ bã. "Mắm cáy" tôi chưa được ăn, còn "nước cáy" đặc mà chấm ngọn lang luộc thì rất tuyệt, "nước cáy" nhiều người không quen không ăn được. Tôi thì nhớ vị "nước cáy" đến cháy lòng. 
Từ năm 52, gia đình tôi phải chuyển lên các thôn trên ở nhờ, Pháp đuổi cả làng và san thành bình địa. Từ đó mẹ tôi bỏ nghề buôn cáy vì giao thông trở ngại nên chỉ buôn vặt. Nhưng lúc này cha tôi lại được tăng lương, mỗi tháng 1.100 đ Đông Dương, tôi học ở Hà Nội mỗi tháng được 300 đồng, chi ăn 250đ, còn 50đ tiêu vặt, tất nhiên là khem khổ, nhưng thỉnh thoảng về mẹ dúi cho một tí, hoặc về Ngoại, Ngoại thúi cho một tẹo nên cũng có tiền vi vu với bạn gái. Hai năm Trung học ở Hà Nội là thời kì sung sướng nhất của đời tôi, sau đó là những tháng năm dài sống trong cơ cực khổ đau. 

Cám ơn bác đã chia sẻ! Sự tàn phá của chiến tranh thì những người trải qua mới thấm thía! Ở miền Nam sau hiệp định Geneva 1954 được hưởng thanh bình có năm sáu năm, từ khi có chiến dịch Đồng Khởi thì đường sá bị phá hoại, làng mạc bị pháo kích, bom mìn...  các vùng nông thôn bất an, dân lành khốn khổ, chỉ ở thành phố và thị xã mới tương đối an toàn. Đời sống dân chúng thì càng ngày càng tồi tệ bởi vì phần lớn ngân sách cũng như các khoản quốc tế viện trợ đều dành cho quốc phòng (do chiến tranh càng ngày càng ác liệt). Năm 1960s lương giáo viên mỗi tháng (không dạy thêm) tương đương 1-2 lượng vàng hoặc 3000 tô phở, sang năm 1970s chỉ còn bằng ba chỉ (chưa tới 1000 tô phở)... Sau 1975 không cần nói  :potay:

_________________________
Một số thành ngữ thông dụng - Page 2 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Trăng



Tổng số bài gửi : 1841
Registration date : 23/04/2014

Một số thành ngữ thông dụng - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một số thành ngữ thông dụng   Một số thành ngữ thông dụng - Page 2 I_icon13Wed 21 Aug 2019, 13:32

Ai Hoa đã viết:
buixuanphuong09 đã viết:
Trà Mi đã viết:
Trà Mi ơi! Xem video này khiến tôi cháy lòng một nỗi nhớ diết da. 68 năm rồi mà tưởng như mới hôm qua. Đó là vào năm 1951 trở về trước, tôi sống yên vui với tuổi thơ bên gia đình, dưới chính quyền Bảo Đại, trong vùng Pháp chiếm. Cha tôi dạy học, mẹ tôi buôn cáy, cuộc sống thanh bần dễ chịu. Ngoại và Dì tôi làm tương Bần thì rất tuyệt, nhưng làm nước cáy thì rất dở. Mẹ tôi thì ngược lại, làm cáy rất ngon. Tôi nói "nước cáy" chứ không phải "mắm cáy". "Mắm cáy" bây gờ có máy say sinh tố người ta say cả con, còn "nước cáy" mẹ tôi làm là sau khi muối đã ngấu thì dã lọc bỏ bã. "Mắm cáy" tôi chưa được ăn, còn "nước cáy" đặc mà chấm ngọn lang luộc thì rất tuyệt, "nước cáy" nhiều người không quen không ăn được. Tôi thì nhớ vị "nước cáy" đến cháy lòng. 
Từ năm 52, gia đình tôi phải chuyển lên các thôn trên ở nhờ, Pháp đuổi cả làng và san thành bình địa. Từ đó mẹ tôi bỏ nghề buôn cáy vì giao thông trở ngại nên chỉ buôn vặt. Nhưng lúc này cha tôi lại được tăng lương, mỗi tháng 1.100 đ Đông Dương, tôi học ở Hà Nội mỗi tháng được 300 đồng, chi ăn 250đ, còn 50đ tiêu vặt, tất nhiên là khem khổ, nhưng thỉnh thoảng về mẹ dúi cho một tí, hoặc về Ngoại, Ngoại thúi cho một tẹo nên cũng có tiền vi vu với bạn gái. Hai năm Trung học ở Hà Nội là thời kì sung sướng nhất của đời tôi, sau đó là những tháng năm dài sống trong cơ cực khổ đau. 

Cám ơn bác đã chia sẻ! Sự tàn phá của chiến tranh thì những người trải qua mới thấm thía! Ở miền Nam sau hiệp định Geneva 1954 được hưởng thanh bình có năm sáu năm, từ khi có chiến dịch Đồng Khởi thì đường sá bị phá hoại, làng mạc bị pháo kích, bom mìn...  các vùng nông thôn bất an, dân lành khốn khổ, chỉ ở thành phố và thị xã mới tương đối an toàn. Đời sống dân chúng thì càng ngày càng tồi tệ bởi vì phần lớn ngân sách cũng như các khoản quốc tế viện trợ đều dành cho quốc phòng (do chiến tranh càng ngày càng ác liệt). Năm 1960s lương giáo viên mỗi tháng (không dạy thêm) tương đương 1-2 lượng vàng hoặc 3000 tô phở, sang năm 1970s chỉ còn bằng ba chỉ (chưa tới 1000 tô phở)... Sau 1975 không cần nói  :potay:
Sau 75 đâu có ai thèm ăn phở nữa đâu ạ , nhìn mấy tượng đài là đủ rồi lol2
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10549
Registration date : 23/11/2007

Một số thành ngữ thông dụng - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một số thành ngữ thông dụng   Một số thành ngữ thông dụng - Page 2 I_icon13Wed 21 Aug 2019, 15:54

Trăng đã viết:
Ai Hoa đã viết:
buixuanphuong09 đã viết:
Trà Mi đã viết:
Trà Mi ơi! Xem video này khiến tôi cháy lòng một nỗi nhớ diết da. 68 năm rồi mà tưởng như mới hôm qua. Đó là vào năm 1951 trở về trước, tôi sống yên vui với tuổi thơ bên gia đình, dưới chính quyền Bảo Đại, trong vùng Pháp chiếm. Cha tôi dạy học, mẹ tôi buôn cáy, cuộc sống thanh bần dễ chịu. Ngoại và Dì tôi làm tương Bần thì rất tuyệt, nhưng làm nước cáy thì rất dở. Mẹ tôi thì ngược lại, làm cáy rất ngon. Tôi nói "nước cáy" chứ không phải "mắm cáy". "Mắm cáy" bây gờ có máy say sinh tố người ta say cả con, còn "nước cáy" mẹ tôi làm là sau khi muối đã ngấu thì dã lọc bỏ bã. "Mắm cáy" tôi chưa được ăn, còn "nước cáy" đặc mà chấm ngọn lang luộc thì rất tuyệt, "nước cáy" nhiều người không quen không ăn được. Tôi thì nhớ vị "nước cáy" đến cháy lòng. 
Từ năm 52, gia đình tôi phải chuyển lên các thôn trên ở nhờ, Pháp đuổi cả làng và san thành bình địa. Từ đó mẹ tôi bỏ nghề buôn cáy vì giao thông trở ngại nên chỉ buôn vặt. Nhưng lúc này cha tôi lại được tăng lương, mỗi tháng 1.100 đ Đông Dương, tôi học ở Hà Nội mỗi tháng được 300 đồng, chi ăn 250đ, còn 50đ tiêu vặt, tất nhiên là khem khổ, nhưng thỉnh thoảng về mẹ dúi cho một tí, hoặc về Ngoại, Ngoại thúi cho một tẹo nên cũng có tiền vi vu với bạn gái. Hai năm Trung học ở Hà Nội là thời kì sung sướng nhất của đời tôi, sau đó là những tháng năm dài sống trong cơ cực khổ đau. 

Cám ơn bác đã chia sẻ! Sự tàn phá của chiến tranh thì những người trải qua mới thấm thía! Ở miền Nam sau hiệp định Geneva 1954 được hưởng thanh bình có năm sáu năm, từ khi có chiến dịch Đồng Khởi thì đường sá bị phá hoại, làng mạc bị pháo kích, bom mìn...  các vùng nông thôn bất an, dân lành khốn khổ, chỉ ở thành phố và thị xã mới tương đối an toàn. Đời sống dân chúng thì càng ngày càng tồi tệ bởi vì phần lớn ngân sách cũng như các khoản quốc tế viện trợ đều dành cho quốc phòng (do chiến tranh càng ngày càng ác liệt). Năm 1960s lương giáo viên mỗi tháng (không dạy thêm) tương đương 1-2 lượng vàng hoặc 3000 tô phở, sang năm 1970s chỉ còn bằng ba chỉ (chưa tới 1000 tô phở)... Sau 1975 không cần nói  :potay:
Sau 75 đâu có ai thèm ăn phở nữa đâu ạ , nhìn mấy tượng đài là đủ rồi lol2

Về VN việc đầu tiên là tìm quán phở ăn một tô cho đã thèm. Có quán phở đường Nguyễn Trãi ăn rất ngon, còn các quán khác ngày xưa có tiếng mà nay ăn chỉ thấy bình thường!


Chỗ AH ở, chưa ăn được tô phở nào ngon cả!  :potay:

_________________________
Một số thành ngữ thông dụng - Page 2 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Trăng



Tổng số bài gửi : 1841
Registration date : 23/04/2014

Một số thành ngữ thông dụng - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một số thành ngữ thông dụng   Một số thành ngữ thông dụng - Page 2 I_icon13Wed 21 Aug 2019, 16:03

Ai Hoa đã viết:
Trăng đã viết:
Ai Hoa đã viết:
buixuanphuong09 đã viết:
Trà Mi đã viết:
Trà Mi ơi! Xem video này khiến tôi cháy lòng một nỗi nhớ diết da. 68 năm rồi mà tưởng như mới hôm qua. Đó là vào năm 1951 trở về trước, tôi sống yên vui với tuổi thơ bên gia đình, dưới chính quyền Bảo Đại, trong vùng Pháp chiếm. Cha tôi dạy học, mẹ tôi buôn cáy, cuộc sống thanh bần dễ chịu. Ngoại và Dì tôi làm tương Bần thì rất tuyệt, nhưng làm nước cáy thì rất dở. Mẹ tôi thì ngược lại, làm cáy rất ngon. Tôi nói "nước cáy" chứ không phải "mắm cáy". "Mắm cáy" bây gờ có máy say sinh tố người ta say cả con, còn "nước cáy" mẹ tôi làm là sau khi muối đã ngấu thì dã lọc bỏ bã. "Mắm cáy" tôi chưa được ăn, còn "nước cáy" đặc mà chấm ngọn lang luộc thì rất tuyệt, "nước cáy" nhiều người không quen không ăn được. Tôi thì nhớ vị "nước cáy" đến cháy lòng. 
Từ năm 52, gia đình tôi phải chuyển lên các thôn trên ở nhờ, Pháp đuổi cả làng và san thành bình địa. Từ đó mẹ tôi bỏ nghề buôn cáy vì giao thông trở ngại nên chỉ buôn vặt. Nhưng lúc này cha tôi lại được tăng lương, mỗi tháng 1.100 đ Đông Dương, tôi học ở Hà Nội mỗi tháng được 300 đồng, chi ăn 250đ, còn 50đ tiêu vặt, tất nhiên là khem khổ, nhưng thỉnh thoảng về mẹ dúi cho một tí, hoặc về Ngoại, Ngoại thúi cho một tẹo nên cũng có tiền vi vu với bạn gái. Hai năm Trung học ở Hà Nội là thời kì sung sướng nhất của đời tôi, sau đó là những tháng năm dài sống trong cơ cực khổ đau. 

Cám ơn bác đã chia sẻ! Sự tàn phá của chiến tranh thì những người trải qua mới thấm thía! Ở miền Nam sau hiệp định Geneva 1954 được hưởng thanh bình có năm sáu năm, từ khi có chiến dịch Đồng Khởi thì đường sá bị phá hoại, làng mạc bị pháo kích, bom mìn...  các vùng nông thôn bất an, dân lành khốn khổ, chỉ ở thành phố và thị xã mới tương đối an toàn. Đời sống dân chúng thì càng ngày càng tồi tệ bởi vì phần lớn ngân sách cũng như các khoản quốc tế viện trợ đều dành cho quốc phòng (do chiến tranh càng ngày càng ác liệt). Năm 1960s lương giáo viên mỗi tháng (không dạy thêm) tương đương 1-2 lượng vàng hoặc 3000 tô phở, sang năm 1970s chỉ còn bằng ba chỉ (chưa tới 1000 tô phở)... Sau 1975 không cần nói  :potay:
Sau 75 đâu có ai thèm ăn phở nữa đâu ạ , nhìn mấy tượng đài là đủ rồi lol2

Về VN việc đầu tiên là tìm quán phở ăn một tô cho đã thèm. Có quán phở đường Nguyễn Trãi ăn rất ngon, còn các quán khác ngày xưa có tiếng mà nay ăn chỉ thấy bình thường!


Chỗ AH ở, chưa ăn được tô phở nào ngon cả!  :potay:

Dạ Thầy thèm ăn phở ha Thầy ? :biking:
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37022
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

Một số thành ngữ thông dụng - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một số thành ngữ thông dụng   Một số thành ngữ thông dụng - Page 2 I_icon13Wed 21 Aug 2019, 20:34

Ai Hoa đã viết:
buixuanphuong09 đã viết:
Trà Mi đã viết:
Trà Mi ơi! Xem video này khiến tôi cháy lòng một nỗi nhớ diết da. 68 năm rồi mà tưởng như mới hôm qua. Đó là vào năm 1951 trở về trước, tôi sống yên vui với tuổi thơ bên gia đình, dưới chính quyền Bảo Đại, trong vùng Pháp chiếm. Cha tôi dạy học, mẹ tôi buôn cáy, cuộc sống thanh bần dễ chịu. Ngoại và Dì tôi làm tương Bần thì rất tuyệt, nhưng làm nước cáy thì rất dở. Mẹ tôi thì ngược lại, làm cáy rất ngon. Tôi nói "nước cáy" chứ không phải "mắm cáy". "Mắm cáy" bây gờ có máy say sinh tố người ta say cả con, còn "nước cáy" mẹ tôi làm là sau khi muối đã ngấu thì dã lọc bỏ bã. "Mắm cáy" tôi chưa được ăn, còn "nước cáy" đặc mà chấm ngọn lang luộc thì rất tuyệt, "nước cáy" nhiều người không quen không ăn được. Tôi thì nhớ vị "nước cáy" đến cháy lòng. 
Từ năm 52, gia đình tôi phải chuyển lên các thôn trên ở nhờ, Pháp đuổi cả làng và san thành bình địa. Từ đó mẹ tôi bỏ nghề buôn cáy vì giao thông trở ngại nên chỉ buôn vặt. Nhưng lúc này cha tôi lại được tăng lương, mỗi tháng 1.100 đ Đông Dương, tôi học ở Hà Nội mỗi tháng được 300 đồng, chi ăn 250đ, còn 50đ tiêu vặt, tất nhiên là khem khổ, nhưng thỉnh thoảng về mẹ dúi cho một tí, hoặc về Ngoại, Ngoại thúi cho một tẹo nên cũng có tiền vi vu với bạn gái. Hai năm Trung học ở Hà Nội là thời kì sung sướng nhất của đời tôi, sau đó là những tháng năm dài sống trong cơ cực khổ đau. 

Cám ơn bác đã chia sẻ! Sự tàn phá của chiến tranh thì những người trải qua mới thấm thía! Ở miền Nam sau hiệp định Geneva 1954 được hưởng thanh bình có năm sáu năm, từ khi có chiến dịch Đồng Khởi thì đường sá bị phá hoại, làng mạc bị pháo kích, bom mìn...  các vùng nông thôn bất an, dân lành khốn khổ, chỉ ở thành phố và thị xã mới tương đối an toàn. Đời sống dân chúng thì càng ngày càng tồi tệ bởi vì phần lớn ngân sách cũng như các khoản quốc tế viện trợ đều dành cho quốc phòng (do chiến tranh càng ngày càng ác liệt). Năm 1960s lương giáo viên mỗi tháng (không dạy thêm) tương đương 1-2 lượng vàng hoặc 3000 tô phở, sang năm 1970s chỉ còn bằng ba chỉ (chưa tới 1000 tô phở)... Sau 1975 không cần nói  :potay:
Năm 1952-1954 là thời kì sung sướng nhất của cá nhân trò, nhưng lại là những ngày đen tối nhất của dân làng. Cả làng bị san thành bình địa, đồng ruộng bỏ hoang, dân làng tan tác khắp muôn phương. Thu 1954, giải phóng :
.... Cả nước tưng bừng buồn để riêng tôi
Cha thu dung kinh tế giao thời
Mẹ làm ruộng chưa quen càng thiếu gạo ....
Rồi tiếp đến những tháng ngày hai chữ "liên quan" đè nặng trên lí lịch .....
Không cần nói thầy cũng biết ....
Nó thế thì nó thế chứ sao!
Có điều, trò không chịu an bài, đã vượt lên tất cả để có hôm nay.
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

Một số thành ngữ thông dụng - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một số thành ngữ thông dụng   Một số thành ngữ thông dụng - Page 2 I_icon13Wed 08 Jul 2020, 13:12

21. Con cà con kê

Vì từ “con” mà từ trước đến nay vẫn có hai cách hiểu khác nhau về thành ngữ đó.

Nhiều người cho rằng “con cà con kê” là một thành ngữ có sự kết hợp của hai từ cùng có ý nghĩa trong tiếng Việt và tiếng Hán, đó là “cà” (trong tiếng Việt cổ “cà” nghĩa là “gà”) và “kê” (tiếng Hán có nghĩa là “gà”). Song nếu vậy thì nghĩa đen của thành ngữ này hiểu một cách nôm na sẽ là: dài dòng, luẩn quẩn và trùng lặp, “hết con gà lại quay lại con gà”? Mà như thế thì nghĩa đen này không phù hợp với nghĩa biểu trưng của thành ngữ theo cách dùng phổ biến hiện nay.

Lại có người giải thích theo một cách khác, rằng: “cà” và “kê” trong thành ngữ nêu trên không phải là “gà” mà là “cây cà” và “cây kê”. Cà gieo thành đám. Trăm nghìn cây con mọc lên. Kê gieo thành đám như mạ. Cây cà, cây kê đến tuổi trồng, người ta nhổ lên, bó thành từng bó nhỏ rồi đưa đi trồng. Công việc trồng cà, trồng kê tỉ mẩn, vào những ngày mưa, với việc tỉa ra từng cây một, rề rà. Từ đó, nghĩa đen của thành ngữ này là: dài dòng hết cây cà lại sang cây kê, không dứt. Cách giải thích này xem ra có cơ sở hơn là vì quả thật nó phù hợp với nghĩa biểu trưng của thành ngữ “con cà con kê” như cách dùng phổ biến hiện nay của mọi người.


22. Chưa biết mèo nào cắn mỉu nào

Điều đáng chú ý ở thành ngữ này là từ mỉu. Mỉu là biến thể ngữ âm của từ miu. Trong đời sống hàng ngày cũng như trong sách vở, chúng ta chỉ gặp từ miu (hoặc miêu). Vậy trong thành ngữ trên, tại sao không phải là miu như chúng ta vẫn thường biết mà lại là mỉu?

Một trong những đặc điểm của thành ngữ là tính chất đối của các ý, các vế... Chẳng hạn như thành ngữ "lươn ngắn chê chạch dài", ý nghĩa “lươn ngắn” đối với ý nghĩa “chạch dài”; và đặc biệt là sự đối ứng chi tiết giữa các thanh: lươn (thanh bằng) đối với chạch (thanh trắc), ngắn (thanh trắc) đối với dài (thanh bằng).

Trở lại thành ngữ trên, hai vế mèo nào và mỉu nào đối với nhau (qua từ cắn). Thực chất ở cả hai vế đều là mèo cả. Vì vậy không có sự đối ứng về loài (như giữa lươn và chạch). Nhưng ở hai vế này có sự đối ứng của thanh: mèo (thanh bằng) đối với mỉu (thanh trắc). Chính vỏ ngữ âm của từ mỉu đã gợi cho vế thứ hai mang nét nghĩa nào đó khác với vế thứ nhất, mà nếu là từ miu thì không thể có được. Và như vậy, mèo và mỉu tuy là một song người ta vẫn cảm thấy ở chúng có cái gì đó khác nhau. Mặt khác, sự biến âm “miu” thành “mỉu” tạo cho thành ngữ bao hàm sắc thái hài hước nhẹ nhàng.


23. Giàu vì bạn, sang vì vợ

Trong tiếng Việt, tồn tại cả hai dạng “giàu vì bạn, sang vì vợ” và “giàu đổi bạn, sang đổi vợ”. Nhiều người cho rằng đây là hai biến thể của một câu tục ngữ duy nhất. Theo huớng này, hoặc thừa nhận biến thể này là đúng và phủ nhận biến thể kia, hoặc ngược lại. Trong tiếng Việt, tồn tại cả hai dạng “giàu vì bạn, sang vì vợ” và “giàu đổi bạn, sang đổi vợ”. Nhiều người cho rằng đây là hai biến thể của một câu tục ngữ duy nhất. Theo huớng này, hoặc thừa nhận biến thể này là đúng và phủ nhận biến thể kia, hoặc ngược lại. Kì thực thì đây là hai câu tục ngữ riêng biệt, bởi vì hình thức và ý nghĩa của chúng có sự phân biệt rạch ròi.

Ở câu tục ngữ “giàu vì bạn, sang vì vợ”, ý nghĩa được toát là sự đúc kết một kinh nghiệm lâu đời về cách ứng xử của nguời con trai trước bạn bè và người vợ của mình. Bao giờ cũng vậy, hễ gặp bạn bè, dù nghèo khó thật, chàng vẫn tỏ ra giàu có và hào phóng. Còn đối với vợ, chàng tỏ ra mình là người sang trọng, có tài được nhiều người kính phục. Một số người có cách hiểu khác về câu tục ngữ này. Theo họ, câu tục ngữ này ý nói: nhờ có bạn bè và người vợ tốt mà chàng trai mới trở nên giàu sang. Do vậy, chàng trai cần phải quý trọng bạn bè và vợ con. Sự tồn tại cả hai cách hiểu phổ biến đối với câu tục ngữ này có thể tìm thấy cách giải thích, ở cách hiểu từ vì. Ở cách hiểu thứ nhất, vì được hiểu trong nghĩa mục đích; còn ở cách hiểu thứ hai, vì được hiểu theo nghĩa nguyên nhân.

Cũng là cách ứng xử với bạn bè và người vợ, nhưng ở câu tục ngữ “giàu đổi bạn, sang đổi vợ” mang một ý nghĩa hoàn toàn khác. Câu tục ngữ này trước hết phê phán những kẻ hay thay lòng đổi dạ. Khi nghèo khó thì anh còn biết chơi với bạn nghèo. Khi giàu có, hắn ta sợ bạn nghèo làm phiền nên bỏ bạn cũ để tìm đến bọn giàu kết bạn mong được lợi lộc, chí ít thì cũng ''có đi có lại'' và được tiếng là sánh vai với các bậc đàn anh giàu có trong thiên hạ. Lại nữa, khi anh ta chưa có địa vị, người vợ của mình là tất cả. Nhưng trớ trêu thay, khi đạt được địa vị cao hơn, hắn ta nghĩ ngay tới một người vợ tương xứng hơn với mình. Sự phụ bạc đối với bạn bè, vợ con của bọn người sống bạc bẽo, hợm đời, trưởng giả này không phải là hiếm. Đây là sự đúc kết kinh nghiệm thực tế qua nhiều thế kỉ và đồng thời cũng là lời kết án đối với lối sống của những hạng người như vậy.

Rõ ràng là hai câu: “giàu vì bạn, sang vì vợ” và ''giàu đổi bạn, sang đổi vợ” là hai câu tục ngữ riêng biệt. Mỗi câu biểu thị một ý nghĩ riêng, đúc kết một chân lý riêng và bài học được rút ra qua đó cũng rất riêng.


24. Ăn cơm nhà thổi tù và hàng tổng

Ngày trước ở nông thôn, tổng là đơn vị hành chính cấp cơ sở (theo cách nói bây giờ) bao gồm một số xã, nhiều tổng mới hợp thành một phủ (tương đương huyện bây giờ). Trong tổng, to nhất là chánh tổng rồi đến lý trưởng các làng xã và bé nhất là anh mõ làng, tức là người đàn ông cùng đinh, không có tấc đất cắm dùi, chuyên đi làm thuê và kiềm nghề làm mõ. Hể có việc gì của làng: ma chay, đình đám, cưới xin thuế má thì anh mõ có trách nhiệm phải đi gõ mõ báo tin cho cả làng, cả xã biết. Anh mõ phải làm nhiệm vụ ấy như một nghĩa vụ với làng mà không được trả công, không được hưởng một quyền lợi gì cả. Ngoài một công cụ thông tin là cái mõ, ngày xưa còn cái tù và tức là vỏ một con ốc biển hoặc một cái sừng trâu thông hai đầu dùng hơi thổi để báo tin tức, việc làng. Việc dùng tù và đi thổi khắp làng, khắp tổng mà chẳng được hưởng lợi lộc gì chính là cơ sở để xuất hiện thành ngữ ăn cơm nhà thổi tù và hàng tổng hay ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng.

Thành ngữ trên thường được dùng trong tiếng Việt để nói cái ý những người làm việc công, và không được hưởng tí quyền lợi gì.

Dần dà, thành ngữ ăn cơm nhà thổi tù và hàng tổng hay ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng được mở rộng ý nghĩa ra. Tất cả những việc làm tốn công, vô ích vì không mang lại được hiệu quả gì đều có thể được ví bằng thành ngữ này.

Gần nghĩa với thành ngữ này, trong tiếng Việt còn có thành ngữ ăn cơm nhà vác ngà voi.


25. Ăn cháo đái bát

Thành ngữ ăn cháo đái bát gồm hai vế: vế thứ nhất nói về việc nhận ân nghĩa (ăn cháo), về thứ hai nói về sự bội bạc ân nghĩa đó (đái bát).

Về thành ngữ này, một số người còn băn khoăn, không hiểu dạng đích thực của nó là ăn cháo đái bát hay ăn cháo đá bát. Thực ra, điều đó chẳng có nghĩa lý gì, bởi vì hành vi đái bát hay đá bát đều biểu thị sự phũ phàng đến thô bạo của người đời. Dĩ nhiên, hành vi đái bát gây ấn tượng mạnh mẽ, nặng nề hơn và phù hợp với cách nói khoa trương, phóng đại mà dân gian vẫn ưa dùng. Hơn nữa, trên thực tế sử dụng, hầu như ta chỉ gặp dạng ăn cháo đái bát mà thôi. Như vậy, chẳng cần biện luận nhiều, chúng ta cũng dễ dàng chấp nhận dạng thức ăn cháo đái bát là dạng đích thực của thành ngữ đang xét.

Vấn đề đáng quan tâm hơn là tại sao dân gian lại dùng cụm từ ăn cháo để biểu hiện việc ân nghĩa? Có bao nhiêu thứ khác, quý hiếm hơn, đáng giá hơn sao không được chọn dùng, trong khi đó lại dùng cháo, một thức ăn bậc thấp nhất, để chỉ cái ân cái nghĩa do người khác mang lại?

Thông thường cháo là món ăn nhẹ, dễ tiêu thích hợp với người bệnh đuối sức, không ăn được cơm. Bát cháo từ tay người khác mang lại chăm sóc lẽ nào người bệnh chẳng biết nâng niu trân trọng? Lại nữa cháo trong dân gian các cụ bà thường dùng để cúng lễ ở các miếu dưới gốc đa, sau đó ban phát cho trẻ để lấy phước. Vì thế mà có chuyện “cướp cháo gốc (lá) đa”. Khi gặp nạn đói kém nhiều người quẫn bách cơm không có ăn, áo không có mặc, sống thoi thóp trong hoạn nạn, những người có lòng nhân đức thường nấu cháo để phát chẩn, giúp cho người bị nạn bát cháo cầm hơi. Bát cháo cứu giúp con người ra khỏi cái đói đến chết người cũng chẳng đáng ghi lòng tạc dạ hay sao? Một miếng khi đói bằng mót gói khi no là thế!

Những điều liên tưởng ở trên cho thấy cách lập ý lập tứ của thành ngữ ăn cháo đái bát vùa cụ thể vùa rất sâu sắc. Với quan niệm sâu kín đó, nhân dân đã khéo léo tạo nên một sự đối lập gắt gao giữa một bên là ân nghĩa với một bên khác là hành vi phụ bạc đến mức thô bạo nhằm toát lên giá trị phê phán của thành ngữ ăn cháo đái bát đối với những kẻ sống không có trước có sau, sống vô ơn bạc nghĩa.

“Cậu nào lấy mất bi đông người ta rồi. Chỉ được cái ăn cháo đái bát, uống cho khỏe vào rồi vất cả bi đông người ta đi”. (Lê Khánh. “Những ngày vui”).

Cùng nghĩa với ăn cháo đái bát, trong tiếng Việt còn có những thành ngữ như qua cầu rút ván, qua sông đấm vào sóng... Tuy vậy, khi sử dụng cần chú ý đến sự khác nhau rất tinh tế về sắc thái ý nghĩa của chúng.ề thành ngữ này, một số người còn băn khoăn, không hiểu dạng đích thực của nó là ăn cháo đái bát hay ăn cháo đá bát. Thực ra, điều đó chẳng có nghĩa lý gì, bởi vì hành vi đái bát hay đá bát đều biểu thị sự phũ phàng đến thô bạo của người đời. Dĩ nhiên, hành vi đái bát gây ấn tượng mạnh mẽ, nặng nề hơn và phù hợp với cách nói khoa trương, phóng đại mà dân gian vẫn ưa dùng. Hơn nữa, trên thực tế sử dụng, hầu như ta chỉ gặp dạng ăn cháo đái bát mà thôi. Như vậy, chẳng cần biện luận nhiều, chúng ta cũng dễ dàng chấp nhận dạng thức ăn cháo đái bát là dạng đích thực của thành ngữ đang xét. Vấn đề đáng quan tâm hơn là tại sao dân gian lại dùng cụm từ ăn cháo để biểu hiện việc ân nghĩa? Có bao nhiêu thứ khác, quý hiếm hơn, đáng giá hơn sao không được chọn dùng, trong khi đó lại dùng cháo, một thức ăn bậc thấp nhất, để chỉ cái ân cái nghĩa do người khác mang lại? Thông thường cháo là món ăn nhẹ, dễ tiêu thích hợp với người bệnh đuối sức, không ăn được cơm. Bát cháo từ tay người khác mang lại chăm sóc lẽ nào người bệnh chẳng biết nâng niu trân trọng? Lại nữa cháo trong dân gian các cụ bà thường dùng để cúng lễ ở các miếu dưới gốc đa, sau đó ban phát cho trẻ để lấy phước. Vì thế mà có chuyện “cướp cháo gốc (lá) đa”. Khi gặp nạn đói kém nhiều người quẫn bách cơm không có ăn, áo không có mặc, sống thoi thóp trong hoạn nạn, những người có lòng nhân đức thường nấu cháo để phát chẩn, giúp cho người bị nạn bát cháo cầm hơi. Bát cháo cứu giúp con người ra khỏi cái đói đến chết người cũng chẳng đáng ghi lòng tạc dạ hay sao? Một miếng khi đói bằng mót gói khi no là thế! Những điều liên tưởng ở trên cho thấy cách lập ý lập tứ của thành ngữ ăn cháo đái bát vùa cụ thể vùa rất sâu sắc. Với quan niệm sâu kín đó, nhân dân đã khéo léo tạo nên một sự đối lập gắt gao giữa một bên là ân nghĩa với một bên khác là hành vi phụ bạc đến mức thô bạo nhằm toát lên giá trị phê phán của thành ngữ ăn cháo đái bát đối với những kẻ sống không có trước có sau, sống vô ơn bạc nghĩa.

“Cậu nào lấy mất bi đông người ta rồi. Chỉ được cái ăn cháo đái bát, uống cho khỏe vào rồi vất cả bi đông người ta đi”. (Lê Khánh. “Những ngày vui”).

Cùng nghĩa với ăn cháo đái bát, trong tiếng Việt còn có những thành ngữ như qua cầu rút ván, qua sông đấm vào sóng... Tuy vậy, khi sử dụng cần chú ý đến sự khác nhau rất tinh tế về sắc thái ý nghĩa của chúng.

Theo Giải thích thành ngữ tục ngữ
(Nguồn: sachhayonline)
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Một số thành ngữ thông dụng - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một số thành ngữ thông dụng   Một số thành ngữ thông dụng - Page 2 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Một số thành ngữ thông dụng
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 2 trong tổng số 3 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: KIẾN THỨC và CUỘC SỐNG :: Thành ngữ điển tích-