Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 16:41

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Thu 25 Apr 2024, 18:57

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:56

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:51

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:46

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:55

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:48

Trụ vững duyên thầy by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:34

Mái Nhà Chung by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:33

THIỀN TUỆ (diệt trừ đau khổ) by mytutru Tue 23 Apr 2024, 00:07

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 09:57

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:36

Bức tranh gia đình by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:09

Mẹo kho thịt by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 07:29

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 23:01

Trang Họa thơ Phương Nguyên 2 by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 22:56

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 21 Apr 2024, 06:38

Mức thù lao không ai dám nghĩ đến by Trà Mi Wed 17 Apr 2024, 11:28

KHÔNG ĐỀ by Phương Nguyên Wed 17 Apr 2024, 11:00

Cách xem tướng mạo phụ nữ ngoại tình, không chung thủy by mytutru Tue 16 Apr 2024, 11:59

Ở NHÀ MỘT MÌNH by Phương Nguyên Tue 16 Apr 2024, 09:59

HÁ MIỆNG CHỜ SUNG by Phương Nguyên Sun 14 Apr 2024, 13:29

Trang thơ vui Phạm Bá Chiểu by phambachieu Fri 12 Apr 2024, 15:48

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Fri 12 Apr 2024, 15:32

Chết rồi! by Phương Nguyên Fri 12 Apr 2024, 13:57

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Thu 11 Apr 2024, 17:43

THẬN TRỌNG SIÊU LỪA by mytutru Wed 10 Apr 2024, 20:33

Không đánh, không mắng, không phạt, không có học sinh ưu tú by Trà Mi Wed 10 Apr 2024, 11:45

KHÓ NGỦ by Phương Nguyên Wed 10 Apr 2024, 01:46

MỘT CHÚT BUỒN by Phương Nguyên Tue 09 Apr 2024, 15:33

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Thằng người gỗ - Carlo Collodi

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7112
Registration date : 01/04/2011

Thằng người gỗ - Carlo Collodi  - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thằng người gỗ - Carlo Collodi    Thằng người gỗ - Carlo Collodi  - Page 5 I_icon13Tue 23 Jul 2019, 10:00

Chương 28

Bích nô cô gặp nạn …

Trong cuộc đua vô hy vọng này đã có lúc Bích nô cô tưởng nguy mất rồi, vì con A li đô (tên con chó) chạy rất nhanh, sắp đuổi kịp nó.

Thằng người gỗ nghe sau lưng tiếng thở dữ dội của A li đô, có lúc nó nhận thấy cả hơi thở nóng hổi của con vật nữa.

Cũng may, bờ biển không còn bao xa, chỉ còn có mấy bước nữa là biển. Vừa chạy đến bờ, Bích nô cô đã đánh một cái phóc xuống nước như con nhái mèn.

A li đô muốn dừng lại, nhưng vì đã quá trớn, nó chạy tuột xuống nước. Rủi thay nó lội lại kém, bốn cẳng bối rối, không tự điều khiển được. Chưn nó càng vụng về chừng nào, mình nó chìm lần xuống nước.

Khi nó cố hết sức nhô mỏm lên khỏi mặt nước cặp mắt nó đưa qua đưa lại ra dáng sợ hãi. Nó sủa:

- Tôi chết đuối rồi! Tôi chết đuối rồi!

Bích nô cô biết nó đã thoát khỏi tai nạn nên liền trả lời với con kia:

- Cứ việc mà chết!

- Cứu tôi với ông bạn tốt Bích nô cô ơi! Cứu tôi với!

Nghe tiếng cầu cứu đau thương ấy, Bích nô cô cảm động vì tuy thế chứ bản thân nó vẫn tốt. Nó quay về phía con chó và nói:

- Nếu tôi cứu bác thì bác phải hứa là không quấy rầy tôi nữa chứ?

- Tôi hứa với bác đó! Tôi xin hứa! Bác hãy mau lên! Nếu tôi còn ở dưới nước chỉ nửa phút cũng đủ chết!

Bích nô cô đang lưỡng lự, nhưng nhớ lại lời bố nó thường bảo:

- Không bao giờ hối hận vì đã làm một việc phải.

Nó liền lội đến gần A li đô, hai tay cầm lấy đuôi nó để kéo vào bờ cát khô ráo.

Con chó thoát chết nhưng đứng không vững nữa. Nó bị uống nước mặn nên bụng phồng lên như quả bong bóng.

Bích nô cô không lấy gì làm tin A li đô cho lắm. Nó nghĩ bụng hay hơn là ta lại nhảy xuống biển để lội ra khơi. Nó gọi người bạn nó vừa cứu xong mà bảo:

- A li đô! Chào bạn nhé! Chúc bạn đi đường bình an, gặp được nhiều điều may mắn.

Chó đáp lại:

- Bích nô cô! Từ biệt bác nhé! Hết sức cảm tạ bác đã cứu sống tôi, bác đã giúp tôi một việc rất lớn, và trên đời này một hành vi tốt đẹp không bao giờ là không được đền đáp. Rồi có dịp bác sẽ gặp tôi.

Bích nô cô vẫn tiếp tục lội, nhung không bao giờ xa bờ quá. Cuối cùng đến một nơi nó tự cho là chắc chắn. Nó đưa mắt nhìn lên bờ thấy trên chóp một trái núi đá có một cái hang và từ trong hang ấy những làn khói bốc lên nghi ngút.

Nó tự nhủ:

- Trong hang ấy thế nào cũng có lửa. Càng hay! Mình đến đó hong áo quần và sưởi một chút chơi. Rồi sao nữa? Rồi ra sao thì ra chứ sao?

Quyết định xong, nó lội vào núi đá. Nhưng lúc sắp leo lên, nó cảm thấy có một vật gì từ dưới nước đưa lần nó lên và đưa bổng nó ra giữa không khí.

Ngay lúc ấy nó định chạy, nhưng chậm mất rồi. Nó ngạc nhiên thấy bị vây trong một cái lưới lớn, chung quanh có một bầy cá đủ các cỡ, lớn, nhỏ, đang lúc nhúc cựa quậy đuôi và vùng vẫy một cách tuyệt vọng.

Cũng lúc ấy từ trong hang đi ra một ông lão đánh cá xấu xí. Lão xấu đến ghê tởm, giống như một con quái vật dưới biển. Trên đầu lão không phải là tóc mà cả một đám cỏ xanh. Đầu lão xanh, mắt lão xanh, râu lão xanh và dài tận chân. Lão giống như một con tắt kè hai chân sau đứng thẳng dậy.

Lúc lão chài kéo lưới lên khỏi mặt nước, lão vui vẻ la lớn:

- Rõ trời giúp ta! Hôm nay cũng lại được một bữa tiệc cá ngon quá!

Bích nô cô tự thấy bạo dạn lần. Nó nghĩ thầm:

- Cũng may là mình không phải cá!

Lão đem cả lưới đầy vào hang. Trong hang tối mò và ám khói. Ở giữa một cái chảo đầy dầu ăn, đặt lên trên một cái lò. Một nùi mỡ bò rất hăng bốc lên, khiến người ta đến ngạt thở.

Lão chài xanh nói:

- Xem thử mình lưới được những con cá gì nào?

Lão chài thọc vào lưới một cái tay dị tướng giống cả một cái thủ ông để xúc bánh trong lò. Lão bắt ra một nắm cá hồng.

- Mấy con cá hồng mới tốt chứ!

Lão mân mê một cách thích thú lắm. Lão bốc luôn nhiều bận như thế, và cứ mội bận lão bắt cá ra khỏi nước, mồm lão lại thấy ứa nước bọt. Lão mừng rỡ:

- Ối chà! Những con cá thu ngon! Những con cá đối béo! Những con cua bể tuyệt!

Thế rồi những con cá thu, cá đối, lờn bơn, cua bể đều nằm lẫn lộn với mấy con cá hồng.

Cuối cùng chỉ còn có Thằng người gỗ sót trong lưới. lão chài xanh lôi cổ nó lên, giương cặp mắt xanh nhìn nó. Lão la lớn, có vẻ sợ hãi một chút:

- Giống cá gì lạ lùng như vậy kìa? Lão không nhớ là đã từng ăn thứ cá này bao giờ chưa?

Lão lật qua lật lại Thằng người gỗ để nhìn cho kỹ và khi đã nhìn khắp mình nó, lão kết luận:

- Mình nghĩ ra rồi, có lẽ là một con tôm bể.

Bích nô cô lấy làm nhục vì đã bị nhận lầm là tôm bể, nên nói một giọng bất bình:

- Dù tôi là tôm hay loài gì đi nữa, sao ông lại đối đãi với tôi như vậy? Tôi nói để ông liệu mà xử trí nhé! Tôi là một Thằng người gỗ.

Lão chài lặp lại:

- Một Thằng người gỗ? Tao nghĩ phải lắm chứ! Cá người gỗ đối với tao là một món ăn lạ. Thế càng hay! Tao lại càng thích ăn mày hơn nữa.

- Ăn tôi à? Ông phải biết rằng: “Tôi không phải là cá.” Chứ ông không nghe tôi nói và lý luận được như ông sao?

- Chính thế! Lão chài nói tiếp. Tao thấy rằng tuy mày là một con cá, nhưng mày có điều này may mắn là nói và lý luận được như tao, nên tao cũng cần có những sự tôn trọng đối với mày.

- Những sự tôn trọng gì thế?

- Muốn tỏ tình bằng hữu thân mến đặc biệt, tao cho phép mày chọn. Mày muốn tao đem mày đem chiên trong chảo hay nấu trong soong cà chua với nước “sốt”.

Bích nô cô trả lời:

- Thật thì, nếu tôi được phép lựa chọn, tôi xin được tự do trở về nhà mà thôi.

- Mày nói đùa hử! Mày tưởng tao sẽ để mất dịp tốt được nếm thứ cá người gỗ ở bờ biển này ư? Mày hãy yên tâm, tao sẽ bỏ mày vào chảo cùng mấy con cá khác, chắc mày đỡ hiu quạnh hơn. Chiên chung với nhau như thế bao giờ cũng là một niềm an ủi.

Nghe nói thế, Bích nô cô khóc la và cầu trời khẩn phật. Nó vừa khóc tấm tức vừa nói:

- Nếu mình đi học có phải hơn không? Vì mình đi theo bọn bạn bè nên mới đến nỗi khốn khổ như thế này … hu…hu…hu…!

Nó dẫy dụa như một con lươn và hết sức vùng vẫy để thoát khỏi bàn tay hộ pháp của lão chài. Nhưng lão lấy một nắm mây cột chân và tay nó lại như một khúc dồi, đoạn ném vào một cái chậu nằm chung với những con cá khác.

Lão lấy ra một cái đọi đầy bột và lần lượt nhúng mấy con cá vào. Hễ con cá nào trắc bột xong, lão lại ném vào trong một cái chảo dầu sôi.

Lão chiên mấy con cá thu trước rồi đến cua bể, cá đối, cá lờn bơn. Sau cùng cả là Bích nô cô.

Bích nô cô trông thấy cái chết trước mắt, cái chết mới thảm thương làm sao, nên nó hoảng sợ quá, khủng khiếp quá, thở không ra hơi, nói không ra tiếng để cầu cứu nữa. Nó chỉ đưa cặp mắt để van lơn mà thôi

Nhưng lão chài xanh, không chút quan tâm. Lão lăn tròn nó năm sáu bận trong bột, từ chân lên đến đầu, trông nó giống một Thằng người gỗ bằng thạch cao.

Lão xách cặp chân nó lên và …
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7112
Registration date : 01/04/2011

Thằng người gỗ - Carlo Collodi  - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thằng người gỗ - Carlo Collodi    Thằng người gỗ - Carlo Collodi  - Page 5 I_icon13Thu 25 Jul 2019, 08:40


Chương 29

Bích nô cô trở về với bà tiên.

Lúc lão chài sắp ném nó vào chảo, thì một con chó to lớn đánh hơi dầu rán, chạy thẳng vào hang.

- Cút mau!

Lão chài hét một giọng dọa nạt, tay vẫn cầm Thằng người gỗ trắng toát.
Nhưng con chó đói quá, vừa sủa vừa ve vẩy đuôi và nói:

- Cho tôi một miếng cá rán rồi tôi không quấy rầy nữa đâu!

- Cút mau!

Lão chài lặp lại và đưa chân ra để cho nó một đá. Nhưng trong lúc đói, con chó không muốn ai gây sự với nó. Nó quay lại phía lão chài gầm gừ và đưa hàm răng nhọn ra. Và cũng trong lúc ấy, người ta nghe một tiếng nho nhỏ như hơi thở:

- Cứu tôi với A li đô! Nếu không cứu tôi thì tôi bị rán mất.

Con chó biết ngay giọng nói của Bích nô cô và nó hết sức ngạc nhiên nhận thấy cái tiếng nho nhỏ ấy đưa ra từ cái gói bột mà lão chài đang cầm trên tay.

Làm thế nào bây giờ? Nó nhảy lên đớp lấy và dùng hàm răng cẩn thận giữ lấy gói bột, thoát ra khỏi hang và chạy như tên bắn.

Tức giận con chó đã phỗng mất trên tay con cá mà lão đang thích nhấm, lão đuổi theo nó. Nhưng vừa được mấy bước thì lão bị ngay một cơn ho dữ dội khiến lão phải trở lui.

A li đô tìm được con đường vào trong làng, nó dừng lại, đặt Bích nô cô xuống đất.

Bích nô cô nói:

- Tôi cảm ân bác quá!

A li đô tìm đáp:

-  Ân với huệ gì? Chính bác đã cứu tôi. Ân trả, nghĩa đền. Trên đời này phải
biết giúp đỡ lẫn nhau mới được.

- Nhưng làm thế nào bác lại chạy vào tận trong hang.

- Tôi đang nằm dài trên bãi cát như sắp chết thì một làn gió đưa mùi chiên xào đến. Mùi này khiến tôi thèm thuồng. Tôi mới tìm cho biết mùi ấy từ đâu mà lại. Nếu tôi chỉ đến chậm một phút…

- Thôi đừng nhắc lại chuyến ấy nữa, Bích nô cô còn giật mình kinh sợ. Nếu bác chỉ đến chậm một phút thì trong lúc này tôi đã bị rán vàng khè, bị ăn và tiêu hóa mất rồi còn đâu nữa! Chỉ nghĩ đến tôi cũng còn run.

A li đô cười, đưa chân mặt ra cho Bích nô cô bắt để tỏ tình bằng hữu rồi từ giã nhau.

Chó tìm đường về nhà, còn Bích nô cô một mình đi đến một cái nhà gần đấy, hỏi một ông cụ già đang sưởi nắng trước cửa.

- Cụ ơi! Cụ có biết tin gì về đứa bé bị thương trên đầu và tên là Âu Diên không?

- Mấy người thuyền chài đã đem nó vào cái nhà này, nhưng bây giờ thì …
Với một giọng đầy đau thương, Bích nô cô ngắt lời của ông cụ:

- Bây giờ nó chết rồi sao??

- Không. Nó còn sống và trở về nhà nó rồi.

- Thật à? Bích nô cô nhảy nhót mừng rỡ. Vết thương của nó không đến nỗi nặng à?

- Nặng lắm chứ! Có thể chết được đấy! Vì nó bị ném vào đầu một quyển sách đóng bằng da.

- Ai ném nó thế?

- Bạn học của nó, thằng Bích cô nô nào đấy!

- Bích nô cô là đứa nào thế? Thằng người gỗ giả vờ không biết.

- Nghe nói nó là một thằng bé hung tợn, một thằng ma cà bông, một thằng khốn nạn.

- Vu khống! Đó là những điều họ vu oan cho nó đấy!

- Thế cháu cũng biết Bích nô cô à?

- Biết sơ thôi.

Cụ già lại hỏi:

- Thế cháu có biết thằng Bích nô cô ấy là đứa bé thế nào không?

- Nó là một đứa bé tốt cụ ạ. Nó siêng năng, biết vâng lời, yêu mến bố và gia đình nó.

Khi Thằng người gỗ nói láo một cách trắng trợn như thế và không biết hổ thẹn thì bỗng cái mũi nó dài ra một tấc. Nó sợ hãi vội la lớn:

- Những điều cháu vừa nói về thằng bé ấy không đúng tí nào cả, cụ đừng tin. Cháu biết nó lắm. Nó là một thằng kỳ cục, lười biếng, không biết vâng lời người trên. Đáng lẽ đi đến trường thì nó theo chúng bạn để lêu lổng.
Nói xong những lời này thì mũi nó tự nhiên ngắn lại và thu nhỏ lại như bình thường.

Bỗng nhiên ông lão hỏi:

- Sao thân thể trò lại trắng cả như thế?

- Vì vô ý cháu chạm vào một bức tường mới quét vôi. Nó thẹn quá không dám thuật lại câu chuyện bị lăn bột như một con cá để bỏ vào chiên trong một cái chảo.

- Thế thì quần áo và mũ của cháu đâu?

- Cháu gặp bọn cướp bóc lột mất cả. Nếu cụ! Cụ có thể cho cháu một cái áo bành tô cũ để cháu mặc về nhà được không?

- Tội nghiệp cho cháu chưa! Lão chỉ còn có cái bao đựng đậu nho nhỏ. Nếu cháu muốn thì cứ việc lấy đi! Đấy! Lão cho cháu đấy!

- Bích nô cô không đợi phải mời đến lần thứ hai, nó chộp ngay lấy cái bao không, dùng kéo khoét một lỗ ở phía dưới và hai lỗ bên, đoạn mặc vào như một cái áo sơ mi.

Mặc một cách giản dị như thế, nó chạy về làng. Trong lúc đi đường nó không yên dạ, khốn tới, khốn lui. Nó tự nhủ:

-  Làm thế nào mà nhìn mặt mẹ ta bây giờ. Trông thấy ta, mẹ ta sẽ bảo sao? Mẹ ta có tha thứ việc trốn học vừa rồi không? Mẹ ta không tha thứ đâu! Mà cũng đáng đời lắm! Vì ta là một đứa gian ác bao giờ cũng thề thốt là sẽ sửa mình mà rốt cục không bao giờ giữ lời hứa cả.

Nó vào làng thì trời đã tối. Vì về tiết mưa nên nó lội bì bõm, nước lên đến mắt cá …

Nó định đi thẳng đến nhà bà tiên, gõ cửa để vào, nhưng lúc đến nơi, nó thấy không đủ can đảm nữa. Nó đâm đầu chạy hơn vài mươi bước. Rồi nó trở lại trước cửa nhưng vẫn còn do dự. Qua lần thứ ba rồi đến lần thứ tư nó mới dám đưa tay ra, run run gõ vào cửa một tiếng nho nhỏ.

Nó đợi rất lâu, Nửa giờ sau, cánh cửa tầng lầu từ từ mở. Tầng này là tầng cao nhất. Bích nô cô thấy một con Ốc Sên, đội trên đầu một ngọn đèn sáng, đi ra cửa sổ. Nó hỏi vọng xuống Bích nô cô:

- Ai lại đến trong giờ này thế?

Bích nô cô hỏi:

- Bà tiên có ở nhà không?

- Bà đang ngủ và không muốn một ai đánh thức cả. Nhưng ngươi là ai?

- Chính tôi …

- Tôi là ai?

- Bích nô cô.

- Ai? Bích nô cô?

- Thằng người gỗ ở trong nhà bà Tiên ấy mà!

- Tôi biết rồi! Ốc Sên đáp. Đợi dưới một chốc, tôi xuống mở cửa cho!

- Lạnh quá! Nhanh lên không thì tôi chết rét mất.

- Ông bạn này! Tôi là một con Ốc sên. Mà đã là Ốc sên thì có biết gì là gấp.

Một giờ qua, hai giờ qua, cửa cũng vẫn không mở.

Bích nô cô đã run vì sợ, lại run vì rét. Nước chảy dài trên lưng nó. Nó đem hết can đảm gõ cửa một lần nữa, và mạnh hơn lần trước. Lần này cửa sổ tầng thứ ba mở và Ốc Sên lại xuất hiện.

Bích nô cô từ dưới đường gọi vọng lên:

- Tôi đợi đã hằng giờ rồi.Trong một đêm như đêm nay, hai giờ cũng dài bằng hai năm. Chị làm phúc nhanh lên cho một chút.

Con vật kỳ diệu có tài kiên nhẫn và trầm tĩnh trả lời với Thằng người gỗ:

- Này ông bạn trẻ ơi! Ta là một con Ốc Sên. Mà đã là Ốc Sên thì còn biết gì mà gấp.

Cửa sổ lại đóng sầm lại.

Chẳng bao lâu đã nửa đêm, rồi thì một giờ, hai giờ sáng. Cửa vẫn đóng.
Bích nô cô mất hết kiên nhẫn, nổi giận cầm lấy thanh sắt trên cửa đánh mạnh vào cửa làm rung động cả nhà. Nhưng thanh sắt bỗng biến thành con lươn thoát khỏi tay nó bò lần xuống rãnh nước biến mất.

Bích nô cô càng nổi giận hơn:

- À, không có thanh sắt thì ta lại lấy chân để tống vào cửa!

Nó bước lùi lại đằng sau, nhảy sổ đến đạp vào cửa một cái rất hùng dũng.
Gỗ ở cửa thì mềm, mà nó đạp thì mạnh nên chân đâm thấu qua cửa đến một nửa, không thể nào rút ra được nữa. Chân nó đã mất hẳn vào cửa như đinh đóng.

Hãy tưởng tượng nỗi khổ của Bích nô cô trong cảnh nguy khốn ấy! Nửa đêm về sáng, nó vẫn phải chịu một chân dưới đất, một chân trên trời như vậy.

Qua ngày mai, trong lúc rạng trời, thì cửa mở. Ra chị Ốc Sên này chỉ mất có chín tiếng đồng hồ để đi từ tầng lầu thứ tư xuống cửa lớn ăn thông ra đường cái. Và có cần phải nói thêm rằng như thế mà chị ta lại còn phải toát mồ hôi nữa không?

Ốc Sên cười nói:

- Chú mày làm gì lại thọc chân vào cửa như thế?

- Thật là một tai nạn cho tôi. Chị Ốc Sên ơi! Chị hãy xem thử có cách nào giải thoát cho tôi được không?

- Chú bé ơi! Phải có một người thợ mộc mới được, mà tôi thì không bao giờ làm thợ mộc cả.

- Chị kêu cầu cứu với bà Tiên giúp tôi với!

- Bà Tiên đang ngủ và không muốn ai đánh thức cả.

- Thế thì chị bảo tôi phải làm gì bây giờ? Chân tôi thì như bị đóng đinh vào cửa rồi.

- Thì chú bé cứ việc đếm bầy kiến đang bò giữa đường mà chơi!

- Chị cho tôi thứ gì để ăn không tôi chết đói mất!

- Được! Có ngay bây giờ!

Nhưng mãi ba giờ đồng hồ sau. Bích nô cô mới thấy chị ta trở lại, đội một cái mâm bằng bạc trên đầu. Trong mâm một ổ bánh, một con gà quay và mấy quả mơ chín.

Ốc Sên:

- Đây là bữa ăn sáng mà bà Tiên bảo tôi đem cho chú mày đó.

Trong thấy các thứ tuyệt phẩm này, Bích nô cô trong lòng được an ủi nhiều lắm. Nhưng nó xìu ngay vì lúc ăn vào miệng nó mới nhận thấy bánh làm bằng thạch cao, gà làm bằng một thứ bìa cứng, còn quả mơ là một thứ đá tô điểm giống hệt như thật.

Nó muốn la khóc, muốn chìm đắm trong thất vọng, ném thật xa cái khay và các thức ăn, nhưng sức cùng lực kiệt khiến nó bất tỉnh.

Lúc hoàn hồn, nó thấy mình đang nằm trên một cái ghế tràng kỷ và bà Tiên ngồi bên cạnh. Bà Tiên nói với nó:

- Mẹ tha lỗi cho con một lần nữa. Nhưng nếu con còn phạm tội thì con hãy coi chừng.

Bích nô cô hứa từ rày về sau nó quyết chí học hành và luôn luôn giữ gìn hạnh kiểm. Và nó đã giữ trọn lời hứa cho đến hết năm.

Nhờ thế, kỳ thi tất niên nó đã được hân hạnh đứng đầu cả trường và hạnh kiểm của nó được xem là hoàn toàn, nên bà Tiên sung sướng nói:

- Ngày mai đây, những điều ước nguyện lớn lao của con sẽ đạt được.

- Thế nghĩa là sao hở mẹ?

- Nghĩa là ngày mai, con sẽ thoát khỏi lốt người gỗ mà trở thành một đứa bé khôn ngoan.

Ai không trông thấy nỗi vui mừng của Bích nô cô trong lúc nghe tin ấy, thì thật không sao tưởng tượng ra được.

Các bạn thân và các bạn đọc của nó qua ngày hôm sau đều được mời đến dự tiệc trong nhà bà Tiên để mừng ngày đại khánh ấy.

Bà Tiên bảo sắp đặt sẵn hai trăm cốc cà phê sữa, bốn trăm cái bánh phết đầy bơ.

Ngày lễ mừng ấy hẳn là đẹp đẽ và vui vẻ lắm, nhưng …

Khổ thay! Trong cuộc đời của Thằng người gỗ có cái chữ “nhưng” làm hư hại tất cả.
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7112
Registration date : 01/04/2011

Thằng người gỗ - Carlo Collodi  - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thằng người gỗ - Carlo Collodi    Thằng người gỗ - Carlo Collodi  - Page 5 I_icon13Fri 26 Jul 2019, 09:10

Chương 30

Đáng lẽ thành một đứa bé ngoan ngoãn,thì Bích nô cô lại trốn đi với bạn nó là thằng Bạch lạp.

Lẽ tất nhiên Bích nô cô xin phép bà Tiên đi một vòng vào trong làng để mời bạn hữu của nó.

Bà tiên nói:

- Con cứ đi mời các bạn của con để ngày mai đến dự tiệc, nhưng con phải trở về trước khi trời tối, con nhớ không?

- Con xin hứa với mẹ, chỉ trong một tiếng đồng hồ là con đã trở về đây rồi.

- Hãy coi chừng đấy! Đứa trẻ nào cũng hứa một cách sốt sắng, nhưng không đứa nào chịu giữ lời hứa bao giờ.

- Nhưng con có giống những đứa trẻ khác đâu? Khi nào con hứa lời gì con sẽ giữ ngay lời hứa ấy.

- Nếu con không vâng lời, thì đáng kiếp con lắm.

- Sao vậy?

- Vì những đứa trẻ nào không nghe những lời khuyên can của những kẻ lịch duyệt hơn mình thì bao giờ cũng gặp hoạn nạn.

- Nhưng bây giờ thì con đã hiểu biết rồi, con không còn dại dột nữa.

- Ta chờ xem con nói có đúng không?

Không nói thêm một lời nào nữa, Bích nô cô chào bà Tiên – bây giờ nó xem như là bà mẹ ruột - rồi thì vừa nhảy, vừa hát, mở cửa ra khỏi nhà.

Không đầy nửa tiếng đồng hồ, nó đã mời xong bọn bạn của nó. Có nhiều đứa vui lòng nhận lời lập tức, nhưng cũng có nhiều đứa kiếm cách từ chối lấy lệ, nhưng khi biết rằng những chiếc bánh chấm vào cà phê để ăn hai bên có phết bơ và có nhụy ở giữa thì chúng đồng thanh:

- Thế nào bọn tao cũng đến để mày được vui lòng.

Trong số bạn hữu, có một đứa Bích nô cô ưa thích nhất. Thằng này có cái biệt danh là Bạch Lạp vì thân thể nó gầy ốm và lỏng khỏng như một cây đèn bạch lạp thắp trong cây đèn gương  ở ngoài đường.

Bạch Lạp là một đứa lười biếng nhất và cứng cổ nhất trường. Nhưng Bích nô cô lại thương yêu nó lắm. Vì thế, nó đi ngay đến nhà thằng này để mời dự tiệc, nhưng Bạch lạp lại đi vắng. Nó trở lại một lần nữa cũng không gặp. Cho đến lần thứ ba cũng vậy.

Tìm Bạch lạp ở đâu bây giờ? Bích nô cô lùng khắp cả các nơi, và cuối cùng thì thấy nó đang núp dưới một cái cống của một cái trại.

Bích nô cô đi đến gần nó và hỏi:

- Mày đứng làm gì ở đây?

- Tao đợi họ đến đem đi.

- Mày đi đâu?

- Xa lắm! Tao đi xa lắm.

- Tao đến nhà tìm mày đã ba lần rồi.

- Tìm tao làm gì thế?

- Mày không biết à? Có một việc rất quan trọng đã xảy đến cho cuộc đời tao.

- Gì thế?

- Ngày mai tao không còn là một thằng người gỗ nữa, mà sẽ trở thành một đứa bé như mày và như bao nhiêu đứa khác.

- Thế thì sung sướng cho mày lắm!

- Ngày mai tao đợi mày đến dự tiệc ở nhà tao.

- Nhưng tao bảo là tối nay tao đã đi xa rồi mà!

- Vào khoảng mấy giờ?

- Gần rồi!

- Mày đi dâu?

- Tao đến một xứ đẹp nhất hoàn cầu, một cảnh bồng lai.

- Xứ ấy tên là gì nhỉ?

- Tên là xứ Nô Đùa. Sao? Mày có đi với chúng tao không?

- Tao à? Không bao giờ.

- Thế là mày lầm rồi, Bích nô cô ạ! Mày hãy tin tao. Nếu mày không đến xứ ấy, mày sẽ hối hận. Đối với bọn trẻ chúng mình còn có đâu sung sướng bằng xứ ấy nữa? Ở đấy không có trường học, không có thầy giáo, không có sách vở. Trong cái xứ hạnh phúc này, không bao giờ phải đi học cả. Thứ năm nghỉ học và một tuần gồm có sáu thứ năm và một chủ nhật. Mày hãy tưởng tượng xem! Nghỉ hè bắt đầu từ mồng một tháng giêng cho đến ba mươi mốt tháng chạp mới hết. Đó là một xứ thích hợp với tao, thích hợp cho tao! Tất cả các nước văn minh trên thế giới đều phải như thế cả?

- Vậy ở xứ Nô Đùa suốt ngày người ta làm những gì?

- Không làm gì cả, chỉ nô đùa từ sáng đến chiều, tối lại thì đi ngủ để qua hôm sau sẽ vui chơi lại.

- Thế à?

Bích nô cô nhè nhẹ gật đầu như có ý bảo:

- “Cuộc đời ấy cũng thích hợp với mình đấy!”

- Này! Mày có đi với tao không? Nhận lời hay không? Mày phải nhất định đi chứ!

- Không! Không! Nghìn lần không. Tao đã hứa với bà Tiên thân mến của tao, tao sẽ trở thành một đứa trẻ ngoan ngoãn và tao muốn giữ lời hứa. Vả lại giờ mặt trời đã lặn, mày hãy ở lại đây, tao trở về nhà đã nhé! Cáo từ mày và chúc mày được mọi sự tốt lành.

- Mày chạy đi đâu mà gấp thế?

- Tao về nhà. Bà Tiên muốn tao trở về trước khi trời tối.

- Đợi vài phút nữa.

- Chậm mất rồi!

- Chỉ vài phút nữa thôi.

- Bà Tiên sẽ quở tao.

- Để cho bà quở! Lúc nào bà quở chán rồi thì bà cũng phải dịu đi.

- Thế mày đi bằng cách nào? Một mình mày hay cả bọn.

- Một mình à? Chúng tao đến những hơn một trăm đứa.

- Chúng bây đi bộ à?

- Chốc nữa có một chiếc xe ngựa đến chở tao và đem tao đến xứ Nô Đùa ấy.

- Làm thế nào để trông thấy được chiếc xe sắp đi ngang qua đây nhỉ?

- Để làm gì?

- Để xem bọn mày đi đến xứ ấy.

- Mày chỉ ở lại đây một chốc nữa thì sẽ thấy ngay.

- Không! Không! Tao muốn về nhà thôi.

- Đợi thêm vài phút nữa!

- Tao đợi đã lâu rồi. Bà Tiên có lẽ đã lo sợ cho tao.

- Đáng thương cho bà nhỉ?

Bích nô cô hỏi:

- Mày có chắc là ở xứ ấy không có trường học không?

- Tuyệt nhiên không?

- Cũng không có thầy giáo?

- Không có lấy một lão nữa.

- Và không bao giờ bó buộc phải làm việc chứ?

- Không bao giờ! Không bao giờ.

- Chao ôi! Xứ gì mà tuyệt vời thế? Bích nô cô nghe nói thêm đến nhỏ giải. Xứ gì mà đầy hạnh phúc thế? Tao tuy chưa đến, nhưng chỉ tưởng tượng cũng đủ thấy thích rồi.

- Sao mày không đi với tao?

- Dụ dỗ tao cũng vô ích thôi mày ạ. Tao đã hứa với bà Tiên là trở thành một đứa trẻ khôn ngoan, tao không sao nuốt lới được.

- Vậy tao cáo từ mày đã nhé! Hôm nào đi học mày nhớ thay tao mà chào tất cả các trường sơ đẳng và cao đẳng nhé!

- Chào mày! Chúc mày đi đường được sức khỏe, vui chơi cho thỏa thích và thỉnh thoảng lại nhớ đến chúng bạn.

Bích nô cô bước mấy bước như muốn cáo từ để đi nhưng nó dừng lại, quay về phía bạn nó hỏi:

- Mày có chắc là ở xứ ấy một tuần gồm có sáu ngày thứ năm và một chủ nhật không?

- Hoàn toàn chắc!

- Nguồn tin đã cho mày biết rằng ở xứ Nô Đùa nghỉ hè bắt đầu từ mồng một tháng giêng đến ba mươi mốt tháng chạp có đích xác không?

- Đích xác lắm.

- “Xứ gì mà thần tiên thế nhỉ?” Bích nô cô lặp đi một lần nữa và nó tự thấy không sao dằn được lòng thèm muốn. Nhung bỗng nhiên nó tỉnh ngộ, nói tiếp một cách nhanh chóng:

- Thôi chào mày lần cuối cùng nhé! Chúc mày đi đường bình yên.

- Chào mày!

- Bao giờ thì mày đi?

- Gần rồi.

- Nếu chỉ trong một tiếng đồng hồ nữa chúng bây đã đi thì tao có thể chờ đợi được.

- Mày không sợ bà Tiên à?

- Trời đã tối mất rồi. Về nhà sớm hay hơn muộn hơn một tiếng đồng hồ cũng thế thôi!

- Bích nô cô ơi! Thế bà Tiên trách mắng mày thì sao?

- Tao để cho bà tha hồ mà la mắng. Khi nào hét la chán thì bà lại thôi.

Bóng tối trùm xuống và trời đã đen nghịt. Bỗng chúng thấy từ đàng xa lấp lánh ánh sáng và chúng nghe tiếng nhạc ngựa, tiếng còi nho nhỏ giống như tiếng muỗi kêu.

Bạch Lạp đứng thẳng người lên và hét lớn:

- Đã đến rồi đó!

Bích nô cô hỏi nho nhỏ:

- Ai thế?

- Chiếc xe đến rước bọn tao ấy mà! Mày có đi không?

Bích nô cô lại hỏi:

- Thật ư mày? Trong xứ ấy trẻ con không phải làm việc à?

- Không đời nào! Không đời nào!

- Xứ gì mà tuyệt thật! Tuyệt thật! Tuyệt thật.
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7112
Registration date : 01/04/2011

Thằng người gỗ - Carlo Collodi  - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thằng người gỗ - Carlo Collodi    Thằng người gỗ - Carlo Collodi  - Page 5 I_icon13Mon 29 Jul 2019, 07:52

Chương 31

Bích nô cô đến xứ thần tiên

Cỗ xe ngựa đi đến. Nó đi đến rất nhẹ nhàng, không có lấy một tiếng động, vì các bánh xe bao bọc bằng bông gòn và giẽ rách.

Mười hai cặp lừa nho nhỏ kéo chiếc xe ấy. Mấy con lừa hình vóc bằng nhau chỉ khác có sắc lông, con thì xám, con thì trắng, con lốm đốm đen trắng như màu muối tiêu, còn những con khác có những vằn vàng lẫn xanh biếc.

Một điều đặc biệt là mười hai cặp lừa này (tức là 24 con) đáng lẽ bịt móng sắt thì lại đi giày đàn ông làm bằng thứ da trắng.

Còn gã cầm cương? Các em hãy tưởng tượng một người nho nhỏ, lùn tịt nhưng lại chành bành, nhờn nhờn phục phịch như cả một khối mỡ bò. Mặt y hồng hào, mồm nhỏ, nhưng luôn luôn mỉm cười, lời nói của y dịu dàng, mơn trớn như mèo kêu lúc khẩn cầu đến lòng tốt của chủ. Bọn trẻ trông thấy y liền đem lòng yêu mến, tranh giành nhau leo lên xe để gã đưa đến cảnh thần tiên mà trên bản đồ ghi là xứ Nô Đùa.

Xe đã đầy một bọn trẻ từ tám đến mười hai tuổi, chồng chất đứa này lên đứa khác như cá mắm. Chúng chen nhau đến ngạt thở, nhưng không một đứa nào phàn nàn kêu ca gì cả.

Trong lòng chúng nó được an ủi và nghĩ rằng chỉ trong mấy tiếng đồng nữa là chúng sẽ đến một xứ mà không có sách vở, không có trường học, không thầy giáo nên chúng bằng lòng chịu đựng những điều khó chịu ấy, không quản gì bị xô đẫy, khát nước và mất ngủ.

Xe vừa dừng bánh thì gã cầm cương lùn tịt đã ngảnh cái mặt cám dỗ nói vói Bạch lạp.

- Này em! Em cũng muốn đi với ta đến xứ thần tiên tuyệt diệu ấy chứ?

- Nhất định tôi đi chứ!

- Nhưng tôi nói để em biết trong chiếc xe này hiện không còn một chỗ nào nữa.

- Điều đó cần gì! Nếu ở trong không có chỗ thì tôi đeo ở càng xe vậy.

Thế rồi nó đánh một cái phóc lên trên gọng xe, ngồi như cỡi ngựa.Gã lùn tịt ấy đem tất cả mọi vẻ dễ yêu ra mà nói với Bích nô cô:

- Còn em, em định làm gì? Em ở lại đây hay đi với ta? Bích nô cô đáp:

- Tôi ở lại, tôi sẽ trở về nhà, tôi chăm học để làm cho trường nổi tiếng. Đó là bổn phận của tất cả những đứa trẻ tốt.

- Như thế thì hay cho em quá chừng.

Bạch Lạp nói:

- Này Bích nô cô! Mày hãy nghe tao mà đi với chúng tao. Chúng tao chơi vui thỏa thích lắm.

- Không! Không! Không!

Ban đầu chỉ một vài tiếng từ trong xe đưa ra:

- Hãy đến với chúng tao! Chúng tao sẽ vui chơi thỏa thích lắm.

Rồi thì có đến trăm tiếng cùng hét lên một loạt:

- Hãy đến với chúng tao! Chúng tao sẽ vui chơi thỏa thích lắm.

- Nếu tao đến với chúng bây thì bà Tiên sẽ bảo sao?

Thằng người gỗ tuy nói thế, nhưng nó đã bắt đầu động lòng và đang lưỡng lự.

- Chao ôi! Mày đừng làm ra vẻ lo buồn như thế. Mày nên biết rằng chúng tao sẽ đến một xứ mà chúng tao có thể nô đùa thỏa thích từ snag đến tối.

Bích nô cô không trả lời, nhưng nó thở dài. Nó thở dài một lần nữa rồi một lần nữa. Cuối cùng nó nói:

- Dành riêng cho tao một chỗ, để tao đi với chúng bây.

- Trong này đã chật cả rồi, nhưng muốn đãi em vào bậc thượng khách nên ta nhường chỗ của ta nơi ghế cho em ngồi đó!

- Thế còn ông?

- Ta à! Ta đi bộ.

- Không! Không bao giờ tôi lại chịu thế. Tôi muốn cỡi lên lưng một trong những con lừa này.

Bích nô cô đi đến con thứ nhất và sửa soạn nhảy tót lên lưng nó, nhưng con vật quay lại tức khắc đá cho nó một đá làm nó chỏng dựng hai chân lên trời.

Bầy trẻ cất giọng cười một cách vô lễ và thô tục. Nhưng gã đánh xe không cười một tí nào. Gã đến gần con lừa nổi chứng ấy tỏ vẻ nâng niu săn sóc. Gã giả vờ ôm nó, rồi bất thần cắn một miếng đứt mất nửa tai bên phải.

Bích nô cô lom khom trở dậy, nổi giận nhảy lên lưng con vật. Nó nhảy một cách hăng hái làm bọn trẻ ngừng hẳn cười để la lớn:

- Hoan hô Bích nô cô, và vỗ tay vang dậy.

Nhưng lừa bỗng nhiên đưa hai chân sau chỏng dậy tống nó một đá rất nhanh. Thằng người gỗ lăn cù xuống đống sỏi bên vệ đường.  Tiếng cười lại nổi lên. Gã đánh xa cũng vẫn không cười nhưng trong lòng lão bỗng thấy yêu tha thiết con lừa ấy, đến nỗi lão ôm mà hôn nó một cái và cắn đứt mất nửa tai bên trái còn sót lại.

Đoạn gã nói với Thằng người gỗ:

- Giờ em cứ bỏ bên này một chân, bên kia một chân thử xem, không sợ gì cả. Trong trí con lừa bé nhỏ này có những ý tưởng tinh nghịch, ta đã nói nhỏ bên tai nó mấy lời, ta hy vọng rằng những lời ấy sẽ khiến nó trở nên hiền lành và biết suy xét.

Bích nô cô leo lên, và chiếc xe bắt đầu quay bánh. Trong lúc mấy con lừa rầm rộ chạy và xe lăn trên con đường lớn thì Bích nô cô nghe tuồng như có giọng nói hiền từ chỉ vừa thoang thoáng rõ:

- “Rõ ngươi đã ngu chưa? Ngươi chỉ hành động theo ý của ngươi rồi ngươi sẽ hối hận”.

Bích nô cô hoảng sợ nhìn bên này, bên kia, cố tìm cho ra tiếng ấy từ đâu mà đến.

Nhưng nó không thấy gì cả. Lừa vẫn phi nước đại, xe vẫn lăn trên đường.

Bạch Lạp ngáy khò khò, lão đánh xe ngồi trên ghế hát nho nhỏ trong miệng:

- Chúng nó ngủ suốt cả đêm!
Còn ta chẳng bao giờ an giấc.

Đi được mấy cây số nữa, Thằng người gỗ lại nghe cái tiếng nho nhỏ ấy nói với nó:

- “Này thằng khờ bé nhỏ kia! Những đứa trẻ nào bỏ học, phản bội sách vở, phản bội trường học với thầy giáo để hoàn toàn đắm mình trong ngu dại, trong nô đùa, chung cục lại thế nào cũng phải khổ.”

Nghe những lời nói ấy, nói một giọng bình tĩnh và tinh quái, thật không lúc nào Bích nô cô sợ hãi bằng lúc này nữa, nên từ trên mông lừa nó nhảy xuống đất chụp lấy giây cương để giữ mấy con lừa lại. Nhưng nó mới ngạc nhiên làm sao, khi thấy con lừa bé nhỏ ấy khóc, khóc giống hệt một đứa con nít.

Bích nô cô la lớn:

- Này ông đánh xe! Ông biết có một chuyện lạ lắm không? Con lừa bé nhỏ này khóc ông ạ.

- Để cho nó khóc vì có phen nó đã được cười rồi.

- Nhưng ai dạy cho nó nói thế ông? Có phải ông không?

- Không! Nó tự học để nói lẩm nhẩm một vài câu vì nó đã từng sống chung đến những ba năm với mấy con chó thông thái.

- Tội nghiệp cho con vật chưa!

Lão lùn tịt nói:

- Thôi! Chúng ta không hơi sức đâu để mất thì giờ mà xem một con lừa khóc. Hãy nhảy lên mông nó mà ngồi. Chúng ta đi đi thôi, vì ban đêm mát trời mà đường thì còn dài lắm.

Bích nô cô vâng lời và tuyệt nhiên nó không nói thêm một câu gì nữa.

Chiếc xe lại tiếp tục chạy và qua ngày hôm sau, lúc mặt trời vừa hé mọc thì đã đến xứ Nô Đùa bình yên vô sự.

Xứ này không giống một xứ nào trên hoàn cầu cả. Dân chúng toàn là con trẻ. Đứa già nhất mười bốn tuổi, và trẻ nhất lên tám.

Các ngã đường, những cuộc vui, những tiếng ồn ào huyên náo có thể làm điên người.

Ở đâu cũng thấy những đứa trẻ nghịch ngợm, đứa thì giương cung để bắn, đứa đánh quần, đứa đá bóng. Có những thằng cỡi ngựa, bịt mắt để cùng nhau trốn bắt.

Có bọn thi nhau chạy đua, hoặc mặc áo hề, mồm ăn bùi nhùi đốt lửa đỏ. Chúng ngâm thơ, hát, nhảy nhào lộn rất nguy hiểm hoặc chỏng hai chân lên trời, dùng tay để đi trên mặt đất. Bọn trẻ cười la, reo hò, kêu gọi nhau, vỗ tay, huýt còi ầm ỹ. Có đứa thì lại bắt chước giống hệt giọng gà mái lúc vừa đẻ trứng.

Thất là ồn ào, hỗn độn như cảnh địa ngục, huyên náo như ma quỷ, khiến người ta phải nhét bông gòn vào tai để khỏi điếc.

Trên tường các nhà đều có những biểu ngữ viết bằng than, chử rất lớn:

- Các trò chơi muôn năm!

- Chúng tôi không thích trường học.

- Đả đảo toán pháp!

Lúc vào thành phố, Bích nô cô và Bạch Lạp cùng các bạn đồng hành của chúng xen lẫn vào với mấy đứa kia. Và chỉ trong chốc lát chúng đã trở nên quen biết và thân thiết với nhau.

Cuộc vui hoàn toàn khắp cả mọi chỗ.

Những buổi đi dạo liên tiếp, cuộc vui này kế đến cuộc vui kia. Giờ và ngày trôi qua, rồi tuần này đến tuần khác, không có một sức mạnh gì giữ lại được.

Một khi tình cờ gặp Bạch Lạp thì Bích nô cô lại nói:

- Chao ôi! Cuộc đời mới thích thú làm sao!

- Mày thấy tao nói đã đúng chưa? Thế mà mày lại không chịu đi, tao nhớ mày cứ nằng nặc đòi trở về với bà Tiên để mất thì giờ mà học tập. Sở dĩ hôm nay mày khỏi phải khó chịu vì sách vở, vì trường học cũng là nhờ tao cả, nhờ ở lời khuyên răn, ở sự thúc giục của tao, mày rõ chưa?

- Chỉ có tình bằng hữu chân thật mới chịu giúp nhau những việc ích lợi như thế.

- Thật đấy Bạch Lạp ạ! Lúc này sở dĩ tao được hoàn toàn sung sướng cũng là nhờ mày cả. Mày biết không! Nói đến mày, thầy giáo thường bảo tao thế này: “Bích nô cô, con không nên chơi thân với thằng Bạch lạp. Nó là một đứa bạn xấu, nó chỉ được một điều là khuyên con làm bậy thôi.

- Thương hại cho thầy chưa! Bạch Lạp lắc qua lắc lại cái đầu mà trả lời. “Tao biết rõ là lão có ác cảm với tao lắm. Lão thích đặt điều vu khống cho tao. Nhưng tao là người đại lượng nên tao tha cho lão.

- Bích nô cô! Mày rõ mới cao thượng chứ! Nói thế rồi nó ôm thằng kia một cách thân mật và hôn vào trán.

Sống ở xứ thần tiên được năm tháng, chỉ chuyên việc chơi, đùa, ngày này qua ngày khác và không bao giờ nghĩ đến sách vở hay trường học. Nhưng một buổi sáng sớm, Bích nô cô tỉnh giấc. Nó cảm thấy một điều rất kỳ quái khiên nó trở nên buồn rầu, nhưng không phải là vô cớ.
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7112
Registration date : 01/04/2011

Thằng người gỗ - Carlo Collodi  - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thằng người gỗ - Carlo Collodi    Thằng người gỗ - Carlo Collodi  - Page 5 I_icon13Thu 01 Aug 2019, 07:46

Chương 32

Bích nô cô mọc tai lừa. Nó trở thành một con lừa thật và biết kêu hí hô.

Điều kỳ quái ấy là gì nhỉ?

Tôi sẽ nói để các em biết.

Điều kỳ quái ấy là Bích nô cô lúc ngủ dậy, đưa tay lên gãi đầu, và trong lúc gãi đầu nó thấy …

Các em thử đoán xem nó thấy gì?

Nó rất hoảng sợ khi thấy tai nó dài ra có đến một bàn tay. Các em hẳn cũng biết rằng ngay từ lúc ra đời. Thằng người gỗ chỉ có hai tai nhỏ xíu, nhỏ đến nỗi mắt không trông thấy. Giờ các em hãy tưởng tượng nỗi lo sợ của nó khi đưa tay rờ, bỗng nhận thấy tai nó trong đêm vừa qua đã lớn lên một cách ghê gớm.

Nó lập tức chạy đi tìm cái gương để soi, gương không có, nó phải đổ nước vào một cái chậu. Nhưng khi soi mặt, nó trông thấy một hình ảnh mà không đời nào nó muốn nhìn đến. Bóng nó trong nước đã tô điểm thêm một cặp tai lừa đồ sộ.

Các em chắc cũng hiểu thấu những nổi đau khổ, thẹn thùng và thất vọng của Bích nô cô chứ! Nó khóc, nó la, nó đánh mạnh đầu vào tường.

Nó càng thất vọng , tai càng lớn thêm và đầu mọc lông đâm ra tua tủa.

Nghe tiếng thất vọng la hét khát khao của nó, một chú CuLy (giống thú ngủ suốt cả mùa đông) ở tầng trên chạy xuống đi vào phòng.

Thấy Bích nô cô đang trong cơn giận dữ thì nó vội vàng hỏi:

- Ông bạn láng giềng ơi! Ông có điều gì thế?

- Này bạn CuLy, tôi bị bệnh, bệnh nặng quá! Một chứng bệnh làm tôi khiếp sợ. Trông thấy tôi như thế này mà bạn không biết à?

- Chỉ biết sơ sơ thôi!

- Bạn xem thử có phải tôi lên cơn sốt không?

Cu Ly đưa chân mặt đàng trước ra bắt mạch cho Bích nô cô rồi thở dài nói:

- Này bạn, tôi tiếc đã đem lại cho bạn một tin buồn. Bạn đang lên một cơn sốt ghê tởm.

- Sốt gì thế?

- Bạn bị bệnh sốt của giống lừa.

- Tôi chưa từng biết thứ sốt này bao giờ cả.

Tuy Bích nô cô đáp thế, nhưng kỳ thật nó đã đoán biết bệnh của nó.

- Này để tôi nói cho bạn nghe nhé! Bạn nên biết rằng chỉ trong vòng hai tiếng đồng hồ nữa, bạn không còn là một Thằng người gỗ hay một đứa trẻ nữa.

- Thế tôi sẽ thành cái gì?

- Thành một con lừa bằng xương bằng thịt như mấy con lừa thắng trong những cỗ xe chở su và xà lách ra chợ bán.

Bích nô cô than khóc:

- Khốn khổ cho tôi!

Nó đưa hai tay ra nắm lấy hai tai, kéo dài và dày vò như tai của một kẻ nào khác.

Cu Ly lại nói:

- Ông bạn ơi! Ông bạn đành phải chịu vậy mà thôi. Từ nay phải đành cam số phận. Sách thánh hiền đã dạy:- “Những đứa trẻ nào lười biếng, khinh khi sách vở, trường học và thầy giáo, suốt ngày chỉ ham chơi đùa lêu lổng, chẳng chóng thì chầy, thế nào cũng hóa thành những con lừa nho nhỏ.”

- Có thật thế không ông bạn?

- Thật lắm chứ! Giờ đây ông bạn có than khóc cũng vô ích. Đáng lẽ ra phải lo liệu từ trước.

- Nhưng có phải lỗi tại tôi đâu! Bạn nên tin rằng: Đây là lỗi tại thằng Bạch Lạp cả.

- Bạch Lạp là ai thế?

- Một thằng bạn cùng trường với tôi. Tôi đã muốn trở về nhà rồi chứ. Tôi muốn vâng lời mẹ tôi, tôi muốn chăm lo học hành để làm cho thầy giáo được hãnh diện, nhưng mà Bạch Lạp nó nói: " Sao mà mày lại học hành làm gì thế? Rõ chán quá! Sao mày lại thích đi đến trường? Đi với tao đến xứ Nô Đùa có phải hơn không? Ở đấy chúng tao không phải học hành gì cả, ở đấy chúng tao vui chơi từ sáng đến tối và bao giờ chúng tao cũng thích thú cả."

- Thế sao bạn lại nghe theo lời khuyên của thằng bạn xấu ấy?

- Bởi vì …

- Bởi vì sao?

- Bởi vì …bạn CuLy ơi! Bởi vì tôi là một Thằng người gỗ không có trí phán đoán lại không có lương tâm nữa. Nếu tôi có một điểm lương tâm thì không bao giờ tôi bỏ bà Tiên thân mến của tôi mà đi. Bà thương tôi như một người mẹ và đã giúp cho tôi được rất nhiều việc. Trong giờ phút này, đáng lẽ tôi không còn một Thằng người gỗ mà đã thành một đứa trẻ như bao nhiêu đứa trẻ khác. Bây giờ nếu tôi gặp thằng Bạch lạp thì nó hãy coi chừng với tôi, tôi sẽ cho nó một trận mới được.

Thế rồi nó sửa soạn ra đi.

Nhưng khi bước chân ra ngưỡng cửa, sực nhớ lại nó có cặp tai lừa, ló mặt ra trước công chúng như thế thì thẹn lắm, nên nó đã nghĩ ra được một cách. Nó lấy một cái mũ vải trùm lên đầu, kéo sụp xuống tận mang tai, đoạn mới chạy đi tìm thằng Bạch Lạp.

Nó tìm ở ngoài đường, ở những chỗ công cộng, trong các rạp hát, khắp cả mọi nơi nhưng chẳng thấy thằng kia đâu.

Gặp ai nó cũng hỏi thăm, nhưng không ai biết Bạch lạp đâu cả. Nó đi đến nhà trọ của thằng kia. Khi đến nhà nó liền gõ cửa. Bạch Lạp ở trong nhà hỏi vọng ra:

- Ai đó?

Bích nô cô đáp:

- Tao đây!

- Đợi một chốc, tao ra mở cửa cho.

Nửa giờ sau, cửa lớn mở, Bích nô cô rất ngạc nhiên lúc bước chân vào, nó cũng trông thấy trên đầu thằng Bạch Lạp một cái mũ vải trùm cả hai tai. Bích nô cô tự thấy được an ủi và nghĩ thầm:

- " Có lẽ thằng bạch Lạp cũng mắc một chứng bệnh như mình chứ gì? Nó cũng bị lên cơn sốt của giống lừa ư? "

Giả vờ không hay biết gì cả, Bích nô cô mỉm cười hỏi Bạch lạp:

- Mày vẫn như thường luôn chứ?

- Tao vẫn như thường luôn như con chuột trong chĩnh nếp.

- Có quả thật thế không?

- Chứ mày bảo tao nói láo làm gì?

- Xin lỗi mày, chứ tại sao mày lại lấy mũ vải trùm lên hai tai như thế?

- Thầy thuốc bảo tao phải trùm như vậy vì tao bị đau đầu gối. Còn mày, sao mày cũng lấy mũ trùm kín hai tai?

- Tao à? thầy thuốc bảo tao phải trùm như thế này vì tao bị thương ở chân.

- Bích nô cô! Tội nghiệp cho mày chưa?

- Bạch lạp! Tội nghiệp cho mày chưa?

Nói thế rồi hai đứa yên lặng nhìn nhau lòng đầy nghi kỵ.

Cuối cùng lấy giọng ngọt ngào, Bích nô cô nói với bạn:

- Bạch Lạp ơi! Tao tò mò muốn biết thử mày có đau tai không?

- Không! không đời nào! Còn mày?

- Không đời nào! Nhưng từ mai này, tai tao đã làm cho tao khó chịu.

- Tao cũng đau như mày thế!

- Mày cũng thế à? Nhưng mày đau tai bên nào?

- Cả hai. Còn mày?

- Cũng cả hai tai. Hay là chúng mình cùng chung một bệnh?

- Tao chỉ sợ thế.

- Này Bạch Lạp! Mày có thể thi ân cho tao việc này không?

- Vui lòng lắm chứ! Tao sẽ hết sức ….

- Mày có thể cho tao xem hai tai của mày được không?

- Mày muốn xem thì xem, nhưng cho tao xem hai tai của mày trước đã Bích nô cô ạ.

- Không! Mày đưa cho tao xem trước.

- Không! Mày cho tao xem hai tai mày trước, rồi tao sẽ đưa tai tao ra.

Thằng người gỗ:

- Chúng ta hãy giao hẹn với nhau như những cặp bạn bè tốt.

- Chúng ta cùng cất mũ lên một lượt. Mày nhận lời không?

- Nhận lời.

- Này nhé! Này!

- Bích nô cô dọng dạc đếm:

- Một … hai … ba!

Đến tiếng " ba " cả hai cùng cất mũ tung lên giữa không khí.

Một tấn tuồng không thật thì cũng có vẻ khó tin. Nghĩa là Bích nô cô và Bạch Lạp đứa nọ trông thấy đứa kia đau khổ, vì gặp điều chẳng may, đáng lẽ chúng thẹn thùng, buồn bã khi đưa cặp tai to ấy lớn cho nhau coi, nhưng sau khi nhăn nhăn, nhó nhó, chúng bỗng bật cười lên, cười như nắc nẻ.

Chúng cười, cười như điên như dại, nhưng trong lúc đang cười một cách vui vẻ như thế, thì Bạch lạp tự nhiên dịu hẳn. Nó chếnh choáng như say rượu, sắc da bỗng nhiên thay đổi. Nó nói với bạn nó:

- Bích nô cô! Mày cứu tao với!

- Gì thế mày?

- Tao thấy không sao đứng vững được nữa.

Bích nô cô vừa la, vừa khóc, dẫm hai chân và la lớn:

- Tao cũng không sao đứng vững được.

Trong khi nói với nhau như thế thì cả hai gập mình xuống đất đi cả hai tay lẫn hai chân. Chúng xây quanh, và chạy khắp trong phòng. Lúc chúng chạy thì mặt chúng dài ra và miệng hóa thành mõm, thân hình sinh một lớp da xám nhạt có vằn đen.

Nhưng hai thằng vô phúc này bị đau đớn hơn cả là lúc chúng mọc đuôi. Vừa thẹn thùng vừa đau khổ, chúng định than khóc cho số phận. Chúng đừng than khóc có hơn không? Vì tiếng nói của chúng bỗng hóa thành những tiếng rống ghê rợn cất lên một loạt: hí hô … hí hô …

Khi ấy, ở ngoài có tiếng gõ cửa và có tiếng hỏi:

- Mở cửa! tao là gã lùn tịt, gã đánh xe đã đem chúng mày đến xứ này đây. Mở cửa mau không thì chúng mày hãy coi chừng!
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7112
Registration date : 01/04/2011

Thằng người gỗ - Carlo Collodi  - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thằng người gỗ - Carlo Collodi    Thằng người gỗ - Carlo Collodi  - Page 5 I_icon13Fri 02 Aug 2019, 08:11

Chương 33

Bích nô cô hoá thành lừa bị đem ra chợ bán.

Thấy cửa không chịu mở, gã đánh xe lấy chân nện một cái rất mạnh.

Khi vào trong nhà rồi, gã nói với Bích nô cô và Bạch lạp, giọng bao giờ cũng vẫn vui vẻ.

- Này các con! Các con cũng biết kêu hí hô đấy ư? Ta nhận ngay được tiếng của các con nên ta đến đây!

Nghe nói thế, hai con lừa luống cuống và ngờ nghệch, đầu đưa lắc lư, tai cụp xuống, đuôi lòng thòng giữa hai cẳng.

Trước tiên, lão lùn tịt vuốt ve và rờ rịt chúng. Đoạn gã lấy một cái bàn chải lại, chải mãi thành thử lông của hai con lừa láng hệt như gương. Gã tròng một cái giây thừng vào cổ chúng, giắt ra chợ để bán, hy vọng kiếm được một số lời kha khá.

Người mua thật không hiếm. Bạch Lạp thì bán cho một người nhà quê vừa mới chết mất một con lừa từ hôm qua.

Còn Bích nô cô thì một ông chủ xiếc mua nó về tập cho nó nhảy như những con vật khác trong đoàn.

Giờ đây chắc các em cũng đã hiểu. Gã lùn tịt ấy làm nghề gì chứ?

Gã yêu quái tàn ác này gương mặt hiền lành như sữa và mật ong, thỉnh thoảng lại đánh xe đi một vòng. Trong lúc đi đường gã lại dùng những lời hứa hẹn tốt đẹp, những lời tán tỉnh để dụ dỗ những đứa trẻ lười biếng, ghét sách vở và trường học, để chở chúng đến xứ Nô Đùa, khiến chúng có bao nhiêu thì giờ quý báu đều tiêu phí vào việc la hét vui đùa. Cứ mãi mãi nô đùa không bao giờ học hành lấy một chữ, những đứa con nít bị phĩnh phờ này rốt cuộc hóa thành những con lừa thật sự.

Gã lùn tịt thích chí và tự lấy làm bằng lòng lắm. Lão trở thành chủ nhân của những con lừa ấy, đem chúng ra bán ở các chợ. Nhờ thế chỉ trong có mấy năm lão đã trở thành triệu phú.

Cuộc đời của Bạch Lạp rồi sao tôi không biết, nhưng tôi chỉ biết Bích nô cô, ban đầu đã chịu một cảnh huống rất khổ cực nặng nề.

Lúc đem Bích nô cô vào chuồng, ông chủ lấy rơm bỏ đầy cả máng. Nhưng vừa mới ăn một nhúm, Bích nô cô vội khạc ra.

Ông chủ liền la nó và lấy cỏ khô bỏ vào máng. Cỏ khô cũng không làm cho Bích nô cô ưa thích. Ông nổi giận quát:

- A! Cỏ khô mày cũng không thích hử? Lừa ơi Để tao xem thử có phải mày có những tính thất thường không? Tao biết cách làm cho mày mất hết những tính ấy.

Muốn sửa cho nó một mẻ, ông lấy roi quất vào chân.

Đau quá, Bích nô cô khóc và hí lên.

Nó hí như thế này:

- Tôi không thể nào tiêu hóa nỗi thừ rơm này.

Ông chủ hiểu tiếng lừa rất giỏi, đáp lại:

- Thế thì mảy hãy ăn cỏ khô.

- Hi …hô. Cỏ khô cũng làm tôi đau bụng.

Ông chủ càng nổi giận, đánh cho nó một lần nữa và nói:

- Mày tưởng rằng một con lừa như mày phải ăn đến gà hầm sao?

Bị sửa thêm mẻ thứ hai này, Bích nô cô đã khôn ngoan, liền dịu ngay lập tức, và giữ vẻ yên lặng.

Lúc cửa chuồng đã đóng, Bích nô cô chỉ còn lại một mình. Không ăn đã lâu, nên nó thấy đói. Cơn đói bắt nó ngáp. Trong khi ngáp nó há rộng mồm ra như cả một cái lò lớn.

Trong máng cũng chẳng có vật gì ngon hơn, nên nó đành chịu nhai một ít cỏ khô. Nó nhai mãi, nhai mãi, nhai rất lâu rối mới nhắm mắt nuốt ựt một cái.

Nó bảo thầm:

- Cỏ khô này cũng được đấy! Nhưng mà mình cứ tiếp tục đi học thì vẫn hơn. Trong giờ này, đáng lẽ mình được ăn một miếng bánh nóng và một lát lạp xưởng, thì mình lại phải nhai cỏ khô

Ngày hôm sau, khi tỉnh giấc, Bích nô cô xem trong máng có còn tí cỏ khô nào không. Nhưng đã sạch cả, vì nó đã ăn hết ngay từ lúc ban đêm.

Nó ngoạm một nạm rơm không giống cơm mà cũng không giống bún.

- Chao ôi! Hoạn nạn của ta ít ra cũng là một bài học cho những đứa trẻ không biết vâng lời, không thích làm việc. Chao ôi! Chao ôi!

Ông chủ lúc ấy bước vào chuồng lừa, la nó:

- Thôi bớt bớt đi! Đừng có chao ôi nữa. Con lừa bé nhỏ kia, mày tưởng tao mua mày về đây chỉ cốt cho mày ăn và uống thôi ư? tao mua mày về là để cho mày làm việc, để mày làm ra tiền cho tao. Phải can đảm lên! Hãy đi với tao vào rạp xiếc, tao sẽ bày cách cho mày nhảy qua vòng và nhảy các điệu nhảy khác, hai chưn sau đứng dựng thẳng lên.

Dù muốn dù không, Bích nô cô cũng phải tập những điệu chủ dạy. Nó mất hết ba tháng để tập và phải nhận lấy những lằn roi đến nứt da.

Cuối cùng cả là đến ngày mà chủ nhật của Bích nô cô cho quảng cáo một cuộc biểu diễn hết sức ly kỳ. Chương trình bằng giấy ngũ sắc dán khắp cả các ngõ đường cho mọi người biết như sau:

ĐẠI DẠ HỘI

Hôm nay sẽ có các tài tử.

Những con ngựa của đoàn nhảy và đóng trò như thường lệ.

Lần đầu tiên người ta thấy LỪA BÍCH NÔ CÔ tức NGÔI SAO CỦA NHỮNG LỐI NHẢY.

Rạp sẽ thắp đèn sáng như ban ngày.

Các em biết không? Hôm đó, một tiếng đồng hồ trước giờ khai diễn, rạp đã chật cả người.

Không thừa lấy một chỗ từ hạng cao đến hạnh thấp. Dù bỏ vàng ra cũng không kiếm được một chỗ nữa. Trên sàng gác, bọn con nít cả trai lẫn gái đủ các cỡ tuổi chờ xem cho được Bích nô cô nhảy.

Xong lớp đầu, ông chủ gánh xiếc mặc áo đen, quần cụt trắng, đi giày ống bằng thứ da mịn, bước ra trước khán giả đông đúc, cúi đầu nói mấy lời khóac lác như sau:

- Thưa quý khán giả
Thưa quý Ông, quý Bà
Kẻ hèn mọn này trong lúc di ngang qua châu thành văn vật này, lấy làm vui mừng và hân hạnh được biểu diễn trước các Ngài khán giả cao quý một con lừa danh tiếng, đã từng có cái hân hạnh phô bày những điệu nhảy múa trước Hoàng Đế và các triều đình ở Âu Châu.
Chúng tôi xin cảm tạ các Ngài đến xem để khuyến khích chúng tôi!

Ông chủ nói xong, những tiếng cười, những tràng vỗ tay vang lên gấp bội, rào rào như cả một cơn bão táp.

Lừa Bích nô cô thắng vào một bộ y phục đặc biệt sang trọng: một cái dây cương mới bằng thứ da láng, có những cái vòng, những cái hình chạm nổi bằng đồng lấp lánh. Mỗi bên tai lừa đều cắm một cái hoa trà màu trắng. Lông gáy của nó chải rất đẹp, đánh thành từng lọn thắt nơ lụa hồng.

Nó mang trên mình một tấm băng bằng vàng và bạc, lông đuôi lại thắt những dải nhung xanh.

Nói tóm lại thì thật là một con lừa xinh quá.

Ông chủ xiếc lại một lần nữa giới thiệu với khán giả:

- Chúng tôi xin thú thật là đã thắng bao nhiêu điều khó khăn để dạy dỗ và luyện tập con vật này mà chúng tôi đã bắt được trong lúc nó đang tự do ăn cỏ từ ngọn núi này qua ngọn núi khác ở các cánh đồng miền nhiệt đới.

Xin các Ngài hãy nhìn cặp mắt “rừng rú” của nó. Chúng tôi đã kiếm hết mọi cách để dạy dỗ nó nhưng thảy đều vô hiệu nên phải dùng đến roi vọt. Nhưng lòng nhân từ của chúng tôi chỉ làm cho nó giảm bớt tình thân mật. Rồi thì càng ngày, nó càng sinh ác cảm đối với chúng tôi.

Một hôm, tôi nhận thấy trên xương sọ nó có một cái bướu bằng xương mà viện Khoa học Pháp quốc đã công nhận đó là một bộ phận phát sinh tóc và có biệt tài về khoa nhảy. Vì vậy nên không những chúng tôi tập cho nó nhảy qua những cái vòng tròn mà lại còn dạy cho nó những điệu nhảy hoàn toàn nữa.

Xin quý Ngài thưởng thức để xét đoán tài nghệ nó. Và trước khi quý Ngài được rõ tài nghệ, chúng tôi có lời mời quý Ngài chiều mai hãy đến dự buổi diễn của chúng tôi. Nhưng trong tiết mưa này, những trận mưa có thể xảy đến nên chúng tôi dời buổi diễn buổi chiều vào lúc mười một giờ trưa.

Nói dứt, ông chủ xiếc cuối đầu lễ phép chào khán giả, các ông, các bà và các cô, các cậu.

Bích nô cô rất dễ bảo, quỳ hai chân trước, gục xuống cho đến lúc chủ nó nhịp ngọn roi và ra lệnh đi bước một.

Tức thì Bích nô cô đứng thẳng bốn chưn dậy, theo nhịp, đi bước một vòng quanh sân khấu.

- Đi nước kiệu!

Vâng lời điều khiển, Bích nô cô đì nước kiệu.

- Phi nước đại.

Trong lúc nó đang phi như một con ngựa rừng, thì ông chủ đưa tay lên trời bắn một phát súng lục.

Nghe tiếng nổ, con lừa bé nhỏ giả vờ bị thương, bổ nhào xuống nằm dài giữa sân khấu như là nó đã chết thật. Lúc nó đứng dậy thì những tiếng vỗ tay, những tiếng la hét vang ầm lên tận chín tầng xanh.

Lẽ tất nhiên, Lừa ta ngẩng đầu lên nhìn và khi nhìn nó thấy trên hàng ghế thượng hạng một người đàn bà đẹp, có đeo một sợi giây chuyền nơi cổ, đầu sợi giây chuyền có một cái tượng nho nhỏ, trên tượng có vẻ hình Thằng người gỗ.

- Hình ấy là hình ta! Còn bà ấy là bà Tiên.

Bích nô cô tự nhủ như thế, vì nó nhận được bà Tiên ngay. Mừng quá không thể tự kiềm chế nổi, nó cất tiếng kêu:

- Mẹ Tiên của con ơi! Mẹ Tiên ơi!

Nhưng tự mồm nó không phải bật ra tiếng người mà lại những tiếng hí ..hô vang dội và kéo dài ra, khiến khán giả, nhất là bọn trẻ đều cười rộ. Ông chủ muốn dạy cho nó và bảo cho nó hiểu là không nên hí trước khán giả, nên đã lấy cái roi nện vào mũi nó một cái.

Con lừa đưa lưỡi ra liếm mũi nó giây phút cho bớt đau, nhưng đến khi ngẩng đầu lên nhìn hàng ghế thượng hạng thì thấy đã trống không và bà Tiên đã đi mất.

Nó như mất hết tinh thần, mắt đầy lệ, thổn thức khóc. Thế mà không một người nào hay biết? Ông chủ nó lại càng vô tâm hơn nữa, nên đã nhịp cái roi để ra lệnh:

- Gắng lên Bích nô cô! giờ này hãy tỏ cho khán giả biết là mày biết nhảy vòng.

Bích nô cô ướm thử đôi ba lần, nhưng lần nào, chạy đến vòng nó cũng chui xuống dưới để chạy qua. Và nó thấy như thế vẫn dễ chịu hơn là nhảy xuyên qua vòng. Cuối cùng, rồi nó cũng nhảy qua.

Nhưng khổ thay, hai chưn sau nó vướng vào cái vòng, làm nó ngã chúi ra đằng trước, sức nạng của tấm thân nó đè mạnh xuống chân.

Lúc đứng dậy thì nó bị què và khó nhọc lắm mới đi vào chuồng được.

- Bích nô cô! Chúng tôi tôi muốn xem Bích nô cô diễn trò! Hoan họ Bích nô cô!

Bọn trẻ la lớn. Chúng cảm động vì việc không may đã xảy đến cho con vật. Nhưng trong hôm đó, con lừa bé nhỏ không còn trở ra đóng trò nữa.

Sáng hôm sau, vị thú y khám Bích nô cô xong, tuyên bố là nó phải chịu què suốt đời.

Ông chủ gánh xiếc nói với gã giữ lừa:

- Anh bảo một con lừa què thì tôi còn dùng làm gì nữa? Chỉ tốn thêm một miệng ăn thôi. Anh hãy đem nó ra chợ mà bán quách nó đi!

Ra đến chợ, tức thì có người mua ngay. Lão này hỏi gã giữ lừa:

- Anh muốn bán con lừa què này là bao nhiêu?

- Hai chục quan.

- Tôi trả hai mươi xu đấy! Anh đừng tưởng tôi có ý mua nó về để bắt làm việc. Tôi chỉ cốt dùng bộ da của nó mà thôi. Tôi muốn làm một cái trống cho ban nhạc làng tôi!

Lúc trao xong hai mươi xu, lão mua lừa giắt nó đến một tảng núi đá ở bên bờ biển. Lão cột vào cổ lừa một viên đá, đoạn dùng giây thừng cột bốn cẳng lừa. Khi đã giữ đầu mút giây, gã đẩy mạnh Lừa xuống nước.

Bích nô cô mang viên đá ở cổ, chìm thẳng xuống đáy nước. Lão mua lừa, tay vẫn giữ chặt đầu giây, ngồi trên núi đá, chờ Lừa thật chết đuối, rồi sẽ kéo lên để lột da.
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7112
Registration date : 01/04/2011

Thằng người gỗ - Carlo Collodi  - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thằng người gỗ - Carlo Collodi    Thằng người gỗ - Carlo Collodi  - Page 5 I_icon13Mon 05 Aug 2019, 08:10

Chương 34

Bích nô cô bị bầy cá ăn và trở thành Thằng người gỗ như trước…

Sau khi thả con lừa bé nhỏ xuống nước đã được năm chục phút, lão lái buôn tự nhủ:

- Trong giờ phút này chắc là con lừa què đã chết hẳn rồi. Ta kéo nó lên để lột da mà làm trống.

Thế rồi lão kéo cái giây đã cột bốn cẳng con lừa.

Lão kéo lên … kéo lên … kéo lên. Đầu mút cả, lão trông thấy …. Các em thử đoán xem?

Đáng lẽ ra là một con lừa thì lão thấy xuất hiện một Thằng người gỗ đang còn sống và quằn quại như một con lươn.

Trông thấy Thằng người gỗ này, lão ngỡ mình nằm mơ. Lão kinh ngạc, mồm há hốc, mắt như muốn rơi ra khỏi tròng.

Lúc đã hoàn hồn, lão than khóc:

- Con lừa ta ném xuống bể bây giờ đâu rồi?

Thằng người gỗ cười đáp:

- Chính tôi đây!

- Mày à?

- Vâng chính tôi!

- À quân ăn cướp! Mày muốn nhạo báng tao hử?

- Tôi mà nhạo báng ông à? Không đời nào đâu ông ạ! Lời nói của tôi hết sức đúng đắn.

- Nhưng mày là một con lừa thì làm thế nào trong lúc ở dưới nước, lại biến thành Thằng người gỗ được?

- Đó có lẽ là công hiệu của nước biển. Biển thường hay có cái lối đùa giỡn như thế.

- Này Thằng người gỗ! Mày hãy coi chừng! Hãy coi chừng tao. Chớ có chọc ghẹo tao. Mày mà làm tao nổi xung thì khốn khổ cho mày đó!

- Này ông chủ! Ông có muốn biết rõ tất cả sự thật không? Hãy tháo cái cái dây trói chân tôi ra rồi tôi kể cho mà nghe.

Lão lái buôn này vốn có bụng tốt, vả lão cũng muốn biết sự thật, nên mở hết các mối giây ở chân Thằng người gỗ.

Bích nô cô được tự do như chim trời liền nói:

- Tôi kể để ông hay rằng: “Trước kia tôi là một Thằng người gỗ như ông thấy đây! Đáng lẽ ra tôi được thay lốt biến thành một đứa trẻ như tất cả những đứa trẻ khác trên đời này, nhưng vì tôi lười biếng, bỏ nhà ra đi theo bạn bè hư hỏng. Một buổi sáng sớm, trong lúc ngủ dậy, tôi bỗng hóa thành một con lừa, hai tai và cái đầu dài thượt. Chao ôi! Tôi thẹn thùng biết bao! Tôi cầu trời để ông chẳng bao giờ gặp phải một điều như vậy.

Người ta đem tôi ra chợ phiên để bán chung với những con lừa khác. Một ông chủ gánh xiếc trong đầu đã có ý định tập cho tôi vọt và nhảy vòng. Nhưng một hôm, trong lúc trình diễn, tôi ngã một cái què mất hai chân. Ông chủ xiếc biết rằng một con lừa què không còn ích lợi gì cho ông ta nữa, nên đem tôi đi bán, và chính ông là người đã mua tôi.

- Tao mua mày hai mươi xu, thế thì ai trả lại số tiền ấy cho tao?

-Ai bảo ông mua tôi làm gì? Ông mua tôi để lấy da làm trống ư? Làm trống ư…?

- Giờ đây tao phải làm sao cho ra tấm da khác?

- Ông chủ ơi! Không nên thất vọng. Trên đời này không thiếu gì lừa đâu.

- Thằng ranh kia! Câu chuyện của mày đã hết chưa?

Thằng người gỗ đáp:

- Chưa. Chỉ còn mấy lời nữa thôi. Sau khi mua tôi xong, ông đem tôi đến đây để giết, nhưng vì ông có một tấm lòng nhân đạo nên chỉ lấy thừng cột đá vào cổ tôi mà ném xuống biển. Cử chỉ thanh nhã ấy đã làm hân hạnh cho ông và cũng làm cho tôi ghi ân muôn thuở. Nhưng mà ông chủ yêu mến ơi! Lần này ông đã tính toán mà không nghĩ đến bà Tiên.

- Bà Tiên nào thế?

- Mẹ tôi đấy! Bà giống như tất cả các bà mẹ hiền thương con và luôn luôn để ý đến con, âu yếm cứu giúp con trong cơn hoạn nạn, mặc dù những đứa trẻ này trốn học để đi chơi, tính tình xấu xa, đáng lẽ phải bỏ liều chúng mới phải. Tôi nói rằng bà Tiên hiền từ ấy lúc trông thấy tôi sắp chết đuối, đã sai một bầy cá đến cứu tôi. Chúng tưởng tôi là một con lừa đã chết, nên bắt đầu rỉa thịt để ăn. Chao ôi! Bữa tiệc mới ngon lành làm sao? Tôi không ngờ cá lại còn háu ăn hơn bọn trẻ nữa. Con thì ăn tai của tôi, con thì ăn mồm, ăn cổ, ăn lông gáy, ăn da chưn, ăn lưng. Trong bầy cá có một con nho nhỏ đã lễ phép ăn giùm chùm đuôi cho tôi.

Lão lái buôn nói:

- Từ này tao thề không thèm ăn cá nữa. Khi mổ ruột một con cá hồng hay cá thu mà trông thấy đuôi ngựa trong ruột nó chắc là tao khó chịu lắm.

- Tôi cũng như ông vậy. Thế rồi ông biết không? Lúc cá ăn sạch lớp da lừa bao trùm từ đầu xuống đến chân tôi, lẽ tất nhiên là chúng gặm đến cả xương tôi của tôi nữa – nói cho đúng là chúng gặm cả đến gỗ. Đây này! Ông hãy nhìn xem! Tôi làm bằng một thứ gỗ rất cứng, sau khi đã dùng răng đớp ba miếng, chúng nhận thấy gỗ cứng quá, răng không thể làm gì tôi và ghê tởm cho thứ đồ ăn khó tiêu này, chúng đi tản mác mỗi con một nơi, và không động chạm gì dến tôi nữa.

Cũng vì thế nên lúc kéo giây lên, ông trông thấy không phải là một con lừa chết mà lại là một Thằng người gỗ còn sống.

- Tao cóc cần câu chuyện của mày. Lão đáp một giận giận dữ. Tao chỉ biết một điều là tao đã bỏ ra hai mươi xu mà mua mày và tao chỉ muốn lấy số tiền đó lại.

Mày có biết tao sẽ làm gì không? Tao sẽ đem mày ra chợ cân mày để bán theo cũi khô cho người ta đem về chụm lửa.

- Ông cứ việc bán tôi đi! Tôi không còn thích gì hơn nữa.

Nói đoạn nó đánh một phóc xuống nước. Nó vui vẻ lội ra khỏi bờ, nói vói lại với lão lái buôn đáng thương hại ấy:

- Xin kiếu ông nhé! Nếu khi nào ông có cần đến da để bịt trống, ông hãy nhớ đến tôi nhé!

Rồi nó cười và tiếp tục lội. Được một lát nó ngoảnh lại và hét lớn:

- Xin kiếu ông nhé! Nếu khi nào ông cần một ít cũi khô để đốt, ông hãy nhớ đến tôi nhé!

Trong nháy mắt nó đã lội ra xa tít không còn ai trông thấy nữa, nghĩa là chỉ trông thấy trên mặt nước một điểm đen, chốc chốc đưa chân lên khỏi mặt nước và nhào lộn như một con hải trư lúc nô đùa vui vẻ.

Nó lội mãi như thế không có lấy một chủ định. Bỗng Bích nô cô thấy ở giữa nước một hòn núi đá giống như thứ đá cẩm thạch trắng và trên đỉnh núi có một con dê cái nhỏ đang kêu be be , tiếng kêu tha thiết và đang ra dấu gọi nó đến.

Điều đặc biệt hơn cả là lông của con dê bé nhỏ ấy không phải trắng hoặc đen hay nhiều màu sắc như bao nhiêu con dê khác, mà lông nó lại xanh, màu xanh da trời, lấp lánh trông giống hệt tóc bà Tiên.

Các em hẳn cũng nghĩ rằng quả tim của Bích nô cô lúc ấy đập mạnh ra sao! Nó cố đem hết sức ra để lội đến núi đá.

Vừa được nửa đường, nó thấy trồi lên mặt nước một cái đầu ghê gớm của một con thủy quái lội về phía nó, mồm mở rộng ra như cả một cái hố thẳm, hai hàm rằng của nó nhe ra chỉ trông thấy cũng đủ khiếp.

Con thủy quái này chính là con cá Nhám mà trong truyện này đã nhiều lần nói đến. Người ta tặng nó một cái biệt hiệu là “Bạo Chúa của loài cá và các nhà chài lưới” vì tính thích tàn sát và hung bạo của nó.

Hãy tưởng tượng nỗi khủng khiếp của Bích nô cô lúc trông thấy con thủy quái. Nó cố tránh, lội qua ngả khác để trốn, nhưng cái mồm mênh mông há rộng ra cứ nhanh như tên tiến về phía nó.

- Bích nô cô ơi! Hãy mau lên!

Con dê nhỏ và đẹp kêu be be lên thế.

Bích nô cô dùng cả hai tay, thân thể, chân và bàn chân để lội một cách thất vọng.

- Mau lên Bích nô cô, kẻo con quái vật ấy đã gần đến nơi rồi.

Bích nô cô đem hết sức bình sinh của nó để lội nhanh gấp đôi lên.

- Bích nô cô! Hãy coi chừng, con quái vật ấy đã kịp ngươi rồi đó! Nó đấy rồi! Mau lên, mau lên! Ngươi nguy mất rồi!

- Không bao giờ Bích nô cô lội nhanh như thế, vùn vụt, vùn vụt như một con cá.

- Nó đã đến được núi đá và con dê cúi xuống trên mặt biển, đưa hai chân trước ra để giúp nó lên khỏi mặt nước.

- Nhưng chậm mất rồi. Quái vật đã đuổi kịp nó. Con cá trong lúc hô hấp đã nuốt trửng nó như nuốt một quả trứng gà. Cá đánh ựt một cái rất mạnh khiến Bích nô cô ngã nhào vào ruột nó. Ngã mạnh quá, Bích nô cô ngất đi đến hơn một tiếng đồng hồ mới tỉnh.

Khi hoàn hồn, nó không còn hay biết gì nữa. Nó cũng chẳng rõ hiện mình đang ở trong một thế giới nào.

Quanh mình nó đâu cũng bóng tối, một thứ bóng tối dày đặt đến nỗi nó tưởng chun vào một trong một lọ mực. Nó lắng nghe, nhưng không có một tiếng động nào cả. Chốc chốc nó cảm thấy có những luồng gió mạnh thổi vùn vụt vào mặt nó. Ban đầu nó không nghĩ ra những ngọn gió đó ấy từ đâu mà lại, nhưng sau nó mới hay rằng từ trong phổi con quái vật đưa ra.

Nhưng cũng nên nói ra để các em biết, con cá Nhám Xà đang khổ về bệnh suyển. Mỗi khi nó thở người ta cứ tưởng là gió bấc nổi dậy.

Ban đầu Bích nô cô cố giữ vững can đảm, nhưng đến khi đủ bằng chứng đích xác là nó đang nằm trong ruột con quái vật, nó bắt đầu la khóc:

- Ai cứu tôi với! Ai cứu tôi với! Khốn khổ cho tôi chưa? Không ai cứu tôi được sao?

- Bác muốn có người cứu bác hử? Câu nói ấy từ trong bóng tối đưa ra giọng ồ ồ rè rè như tiếng đàn sai bậc.

Bích nô cô sợ đến lạnh xương sống, vội hỏi:

- Ai đó?

- Tôi! Tôi là Cá Thu đây! Tôi cũng bị một cảnh ngộ đáng thương, cũng bị con cá Nhám nuốt như bác đây! Thế bác là cá gì đấy?

- Tôi không phải là cá gì cả. Tôi chỉ là một Thằng người gỗ.

- Nếu không phải là cá sao bác lại để cho con quái vật nuốt.

- Tôi có để cho nó nuốt đâu? Chính nó tự nuốt đấy chứ! Bây giờ tôi làm gì trong bóng tối này nhỉ?

- Hãy đành chịu đựng như vậy và chờ cá Nhám tiêu hóa luôn cả hai chúng ta.

Bích nô cô thét ngược lên và khóc:

- Nhưng tôi không muốn bị tiêu hóa.

- Tôi cũng vậy, tôi không muốn bị tiêu hóa, nhưng tôi là một nhà hiền triết, tôi tự an ủi lấy mà nghĩ rằng, đã sinh ra là cá thì chết đuối dưới nước vẫn là danh giá hơn chết trong chảo dầu.

- Rõ khờ dại! Bích nô cô la lên thế.

- Đó là ý kiến của tôi, Cá Thu đáp lại. Cũng như về chính trị, tất cả ý kiến đều phải được tôn trọng.

- Còn tôi, tôi muốn ra khỏi nơi này, tôi muốn trốn thoát.

- Nếu trốn được thì bác cứ trốn đi!

Thằng ngưòi gỗ hỏi:

- Con cá Nhám đã nuốt chúng ta có lớn không?

- Bác hãy tưởng tượng là mình nó dài hơn một cây số, đó là chưa kể đến cái đuôi.

Trong lúc trò chuyện, Bích nô cô thấy xa xa, rất xa , một thứ ánh sáng.

Bích nô cô hỏi:

- Ánh sáng gì ở đàng kia thế?

- Có lẽ ánh sáng của một kẻ nào cùng chung một cảnh ngộ với chúng ta và cũng như chúng ta đang chờ đợi cá tiêu hóa.

- Để tôi đến đó xem thử. Có lẽ một con cá nào đã lớn tuổi cũng nên. Biết đâu nó không có cách bày cho tôi trốn thoát!

- Tôi cũng hết lòng cầu chúc cho bác đó!

- Kiếu từ! Bác Cá Thu nhé!

- Kiếu từ bác, chúc bác được may mắn.

- Rồi chúng ta sẽ gặp nhau ở đâu?

- Làm sao biết trước được điều đó! Hay hơn là đừng nghĩ đến.
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7112
Registration date : 01/04/2011

Thằng người gỗ - Carlo Collodi  - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thằng người gỗ - Carlo Collodi    Thằng người gỗ - Carlo Collodi  - Page 5 I_icon13Thu 08 Aug 2019, 07:27

Chương 35

Bích nô cô đã gặp người nào trong ruột con cá Nhám?

Các em thử đoán xem?

Bích nô cô vừa cáo từ bạn tốt của nó là con Cá Thu, nó liền lao mình trong bóng tối. Nó mò mẫm mà đi trong ruột cá. Bước từng bước một, nó tiến về phía ánh sáng mà nó trông thấy ở đàng xa.

Lúc đi nó cảm thấy chân nó lún xuống và trợt vào những cái lỗ, đầy một thứ nước nhờn nhờn. Thứ nước này bốc lên một mùi tanh nồng nặc.

Càng đi tới, ánh sáng càng chói lọi. Nó cứ đi lần, đi lần và nó đến nơi.
Nó thấy gì? Tôi đố các em đó?

Nó thấy một cái bàn bé nhỏ, đồ vật tơm tất. Trên bàn một ngọn nến, cháy sáng cắm trên cái chai màu lục. Trước bàn, một ông già bé nhỏ, tóc bạc phơ, giống cả một con người tuyết hay người mỡ. Lão ngồi đó và đang nhắm mấy con cá nho nhỏ, còn sống và đang mạnh nên thỉnh thoảng, lúc lão sắp nhai thì nó lại thoát ra khỏi miệng.

Trông thấy ông già, Bích nô cô vui mừng quá vì là bất ngờ, nên tưởng có thể nổi điên lên được.

Nó muốn cười, nó muốn khóc, nó muốn nói tất cả mọi sự, nhưng không sao nói thành tiếng, nó chỉ thốt được những lời đứt quãng. Sau cùng, nó cố đem hết sức mới kêu lên được một tiếng vui vẻ, dang rộng hai cánh tay ra, bổ đến ôm choàng lấy cổ ông lão.

- Bố ơi! Giờ con lại được gặp bố. Con quyết không rời bố nữa, không đời nào.

Ông lão vừa dụi mắt vừa nói:

- Mắt ta không lầm dấy chứ! Chính Bích nô cô đấy phải không con?

- Phải! Phải! Chính con đây bố ạ. Bố tha lỗi cho con phải không bố? Chao ôi! Bố tốt quá! Còn con thì ... nếu bố biết được những nỗi hoạn nạn, những nỗi cơ cực mà con đã gặp phải? Này bố, bố hãy nhớ lại ngày mà bố bán chiếc áo bành tô để mua quyển sách vần cho con đến trường học tập. Con trốn đi xem trò người gỗ, ông chủ rạp định ném con vào lửa để quay cừu, nhưng sau ông ấy đưa cho con năm đồng tiền vàng để đem về cho bố. Rủi cho con giữa đường con gặp một con Chồn và một con Mèo. Chúng đưa con đến quán Tôm Đỏ, chúng háu ăn hơn cả Bác Giời nữa. Con phải đi một mình giữa đêm hôm khuya khoắc, và con gặp bọn cướp đuổi theo. Con chạy thật xa, chúng vẫn đuổi theo, con chạy xa hơn nữa, chúng vẫn bám riết sau lưng con, con quyết chạy nhanh lên, nhưng lại bị chúng tóm được và treo cổ con lên cây một sồi lớn. Nhờ có bà Tiên tóc xanh sai một cỗ xe ngựa đến chở con về. Lúc thầy thuốc bắt mạch con, họ tuyên bố: «Nếu nó không chết thì chắc nó đang còn sống."

Rồi vì con nói láo nên mũi con bắt đầu dài một cách ghê gớm, đến nỗi con không ra lọt cửa phòng. Con đi với con Chồn và con Mèo, chôn bốn đồng tiền vàng – con tiêu mất một đồng trong quán rượu – Con Két nó chế nhạo con. Đáng lẽ ra con có được đến hai nghìn đồng tiền vàng, con lại không có lấy một đồng nào cả. Khi quan Toà biết con bị đánh cắp, ông liến bắt con bỏ vào nhà giam để làm vui lòng tụi kẻ cắp. Ở tù ra, con trông thấy một chùm nho ở dưới cánh đồng. Con bị cái bẫy của bác nhà quê kẹp. Bác nhà quê tròng vào cổ con một cái vòng và bắt con giữ chuồng gà. Bác biết con vô tội nên liền tha ra. Nhưng con rắn có cái đuôi phun khói nó cười, cười mãi đến nỗi đứt mạch máu ở cổ. Khi ấy con trở về nhà bà Tiên, nhưng bà đã chết rồi.

Thấy con khóc, một con bồ câu nói:

- Tôi thấy thân phụ của bạn đang làm một chiếc thuyền con con để đi tìm bạn đấy!

Con trả lời:

- Nếu tôi có được cặp cánh như bạn.

Nhưng nó nói tiếp:

- Bạn có muốn tìm thân phụ của bạn không?

Con nói:

- Sao lại không muốn. Nhưng ai chở tôi đi bây giờ?

Nó đáp:

- Tôi.

Con lại hỏi:

- Bác bảo thế nào?

Nó trả lời:

- Bạn hãy leo lên lưng tôi.

Chúng con bay luôn cả đêm. Qua ngày hôm sau, những người đánh cá nhìn ra khơi bảo với con:

- Ở ngoài kia, trong một chiếc thuyền con, có một người sắp chết đuối. Tuy cách xa nhưng con cũng biết ngay là bố, vì tâm linh con bảo với con như thế. Con ra dấu huyên thiên để bố trở vào bố.

- Bố cũng nhận ra con, bố muốn trở vào bờ lắm, nhưng biết thế nào được!
Gió biển thổi mạnh và một đợt sóng úp mất thuyền của bố.

Một con cá Nhám to lớn, lúc bấy giờ đang ở gần đấy, trông thấy bố, nó lội đến, lè lưỡi ra và rất nhanh nhẹn nó đớp bố như đớp một khúc dồi.

Bích nô cô hỏi:

- Bố ở đây được bao lâu rồi?

- Đã hai năm rồi. Hai năm, bố xem bằng hai thế kỷ.

- Bố lấy gì mà sống? Đèn bạch lạp bố kiếm ở đâu mà thắp thế? Ai cho bố hộp quẹt để thắp?

- Để bố kể hết cho con nghe, cơn bão đánh chìm chiếc ghe của bố, đã đánh đắm cả một chiếc thuyền buôn to lớn. Khách đi thuyền đều thoát nạn, nhưng chiếc thuyền trút dựng xuống và con cá Nhám trong ngày hôm đó lại háu ăn, nên đã nuốt trọn cả chiếc thuyền, sau khi đã nuốt bố vào bụng.

- Sao? Cả chiếc thuyền mà nó chỉ nuốt có một miếng?

- Nuốt có một miếng thôi. Và chỉ phun ra có cái cột buồm, vì cái cột này đã nhét vào răng nó như một cái xương cá. Cũng may, may cho bố là thuyền này không những là có thịt ướp trong hộp, mà lại còn có bánh bích quy, bánh nướng, rượu, nho khô, phô mách, cà phê, đèn bạch lạp, hộp quẹt. Nhờ những thứ này, bố sống được hai năm và bây giờ thì lương thức đã cạn. Hôm nay trong tủ đựng thức ăn không còn gì nữa, và cây nến này là cây nến cuối cùng còn sót lại.

- Rồi sao nữa bố?

- Rồi thì chúng ta sẽ ở trong bóng tối

Bích nô cô nói:

- Nhưng mà bố ơi, chúng ta không nên để mất thì giờ, phải tìm cách trốn ngay lập tức.

- Con định trốn bằnh cách nào?

- Thoát khỏi mồm cá rồi chúng ta nhảy ra biển để lội.

- Con nói thế được đấy, nhưng bố không biết lội.

- Cần gì. Bố cỡi trên vai con, con lội cừ lắm. Con sẽ đưa bố vào bờ bình an vô sự.

- Hão huyền lắm con ạ. Gia Bích lắc đầu và mỉm cười một cách thiểu não. Con tưởng rằng một con người gỗ chỉ cao một thước như con mà đủ sức cõng bố lên vai để lội ư?

- Chúng ta hãy ướm thử xem. Nhưng dù số mệnh có bắt hai bố con chúng ta phải chết, thì chết trong tay nhau vẫn hơn.

Không nói một lời nào nữa, Bích nô cô cầm lấy cây nến đi trước soi đường và nói với bố nó:

- Bố cứ đi theo con, không việc gì đâu mà phải sợ.

Cả hai đi được một lúc, như thế - suốt cả mình và bao tử cá Nhám – Khi đến cuống họng con quái vật thì dừng lại, nhìn quanh một vòng, chờ cơ hội thuận tiện để thoát.

Cũng nên nói để các em biết là con Nhám xà đã quá già mất rồi... Lại mang bệnh suyễn nặng, tim nó đập mau và bao giờ cũng há mồm ra trong lúc ngủ.
Cho nên Bích nô cô đứng trong cuống họng mà nhìn ra ngoài có thể thấy một góc trời sao sáng và ánh trăng rất đẹp.

- Chính là lúc chúng ta nên thoát thân rồi đây! Bích nô cô bảo thầm vào tai bố nó như vậy.

Cá Nhám đang ngủ say, bốn bề yên lặng và trông rõ như ban ngày.

- Bố hãy đi theo con, và chỉ một chốc nữa là chúng ta thoát nạn.

Nói đoạn , cả hai lại bước qua cuống họng con cá, đi lần ra ngoài cái mồm đồ sộ. Hai người cẩn thận đi đầu ngón chân, bước trên một cái lưỡi rộng và dài như cả một con đường trong công viên lớn.

Hai bố con sắp đánh một cái phóc ra ngoài thì vừa lúc ấy cá Nhám hắt hơi một cái, cái hắt hơi này đã gây nên một sức xô đẩy rất mạnh khiến Bích nô cô và Gia Bích nhào lui vào tận cùng bao tử của cá.

Trong lúc té, ngọn nến vụt tắt. Hai cha con đều ở trong bóng tối.

Bích nô cô:

- Bây giờ thì sao?

- Thì nguy mất rồi chứ còn gì nữa.

- Sao lại nguy? Bố đưa tay cho con và khéo kẻo trượt.

- Con đưa bố đi đâu?

- Chúng ta lại thử trốn thoát lần nữa. Bố cứ đi với con, không có gì mà sợ cả.

Bích nô cô cầm lấy tay bố, vẫn đi trên đầu mấy ngón chân, thẳng tới cuống họng con vật, bước trên lưỡi và leo qua hàm răng.

Trước khi quyết định, Bích nô cô nói với Gia Bích:

- Bố hãy cỡi trên vai và lấy tay quàng cổ con. Bố chỉ việc ôm cho chặt, còn thì để con tự liệu lấy.

Gia Bích ngồi trên vai con, và Bích nô cô thì trong lòng tự thấy vững vàng lắm, nhảy một cái đã ra mặt biển để lội. Biển yên lặng như một lớp dầu. Ánh trăng vằng vặc, cá Nhám vẫn ngáy khò khò dù cho súng bắn cũng không chuyển.
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7112
Registration date : 01/04/2011

Thằng người gỗ - Carlo Collodi  - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thằng người gỗ - Carlo Collodi    Thằng người gỗ - Carlo Collodi  - Page 5 I_icon13Fri 09 Aug 2019, 09:36

Chương Kết

Bích nô cô thoát lốt người gỗ để trở thành một đứa bé.

Trong lúc Bích nô cô lội thật nhanh để vào bờ thì nó nhận thấy bố nó ngồi trên vai, một nửa chân thòng xuống nước đang run lẩy bẩy như lên cơn sốt.

- Bố run vì lạnh hay vì sợ thế bố?

- Có lẽ cả lạnh lẫn sợ cũng nên.

Nhưng Bích nô cô lại nghĩ rằng ông lão run vì sợ nên nó nói để ông được an lòng.

- Bố ơi! Hãy can đảm lên! Chỉ vài phút nữa là chúng ta đã đến bờ và thoát nạn rồi.

Ông lão hỏi:

- Cái bờ hạnh phúc của ta ở đâu nhỉ?

Lão đăm đăm nhìn ra xa như người thợ đang đưa kim ra để xâu mối chỉ.

- Bố đã nhìn khắp vùng nhưng chỉ thấy trời và nước mà thôi.

- Con thấy cả bờ biển nữa đó! Mắt con như mắt mèo, đêm ngày gì cũng thấy được cả.

Bích nô cô giả vờ vui vẻ, kỳ thật nó cũng đã bớt can đảm. Sức nó kém sút dần, hơi thở đã thấy hào hễn, nhọc nhằn. Sức nó không chịu đựng được nữa mà bờ thì hãy còn xa.

Nhưng còn chút hơi thở nào, nó vẫn cố lội. Rồi thì ngoẳnh đầu lại, nhìn Gia Bích, nói một giọng đứt quảng:

- Bố ơi! Giúp con với không con chết mất!

Khi hai bố con sắp chết đuối thì bỗng nghe một giọng như tiếng đàn sai bậc:

- Ở đây có ai sắp chết phải không?

- Tôi và bố tôi.

- Tôi nghe tiếng quen lắm. Phải bác là Bích nô cô không?

- Chính tôi. Còn bác?

- Tôi là Cá Thu , người bạn cùng chung hoạn nạn với bác trong ruột cá Nhám đây.

- Làm thế nào mà bác thoát thân được đấy?

- Tôi noi gương của bác. Chính bác đã đưa đường chỉ lối cho tôi đó! Và bác thoát xong thì tôi cũng thoát.

- Này bác Cá Thu ơi! Bác vừa đến kịp thời quá. Tôi xin bác nghĩ đến con cái của bác về sau mà cứu vớt chúng tôi, không thì chúng tôi chết mất.

- Rất vui lòng. Bác với cụ hãy nắm lấy đuôi tôi. Chỉ bốn phút là tôi sẽ đưa vào đến bờ.

Các em cũng thừa biết là Bích nô cô và Gia Bích nhận lời ngay lập tức. Nhưng đáng lẽ nắm lấy đuôi thì cả hai nhảy tót lên lưng cá mà ngồi.

Bích nô cô hỏi:

- Chúng tôi có nặng lắm không?

- Nặng à? Không hơn một cái hoa, tôi chỉ xem như hai vỏ nghêu trên lưng tôi mà thôi.

Vào đến bờ, Bích nô cô phải nhảy trước lên đất để đỡ bố nó nhảy theo sau. Nó quay lại phía Cá Thu nói một giọng cảm động:

- Bác đã cứu bố tôi và tôi, tôi không biết lấy lời gì để cảm tạ bác. Xin phép bác cho tôi ôm bác để tỏ lòng tri âm muôn đời.

Cá Thu đưa mồm ra khỏi mặt nước và Bích nô cô quỳ xuống đất, đặt một cái hôn âu yếm vào đó. Cử chỉ thân ái này, Cá Thu thật không ngờ đến, nên nó cảm động quá, và chỉ sợ tỏ ra là mình đã khóc như một đứa con nít, nên nó vội lặn xuống nước biến mất.

Trong lúc ấy trời bắt đầu rạng đông. Bích nô cô đưa tay ra dìu Gia Bích lúc bấy giờ hai chân đã kiệt quệ.

- Bố hãy dựa vào tay con rồi chúng ta cùng đi. Chúng ta hãy đi chầm chậm như kiến, lúc nào mệt mỏi chúng ta sẽ nghỉ lại bên vệ đường. Bích nô cô nói.

- Nhưng chúng ta đi đâu bây giờ?

- Đi tìm một cái nhà hay cái trại nào, may ra có kẻ làm phúc bố thí cho chúng ta một miếng bánh để qua cơn đói và một bó rơm để chúng ta nằm.

Đi chưa được trăm bước, hai bố con thấy hai cái mõm ghê tởm đang ngồi xin bên vệc đường. Đó là con Chồn và con Mèo, nhưng thật cũng khó lòng mà nhận được chúng.

Các em hãy tưởng tượng Mèo ta giả vờ mù, không giả mãi hóa thật. Con Chồn thì bị bệnh sài ăn đến nỗi cằn cỗi. Nó mất hẳn cả cái đuôi, vì trong lúc túng bấn nó đã phải buộc lòng bán cái đuôi tốt đẹp cho một gã bán hàng rong mua làm phủ phất.

Chồn nói giọng nghẹn ngào đầy nước mắt:

- Bích nô cô ơi! Hãy cứu giúp hai kẻ nghèo nàn tàn tật này.

Con Mèo lập lại:

- Hai kẻ tàn tật này.

- Đi cho rảnh! Đồ mặt mo! Thằng người gỗ đáp. Chúng bây chỉ lừa tao được một lần thôi, chứ đừng có mong đánh lừa tao lần nữa.

- Bích nô cô! hãy tin lời chúng tôi. Chúng tôi nói thật đấy, hiện chúng tôi nghèo lắm

- Nếu chúng bây nghèo thì đáng khiếp cho chúng bây. Ngạn ngữ đã nói: "Tham thì thâm!" Cút đi cho rãnh.

- Hãy thương xót chúng tôi với! Chồn nói.

- Chúng tôi với. con Mèo lập lại.

- Ta kiếu từ đây, hai thằng mặt mo nhé. Chắc chúng bây nhớ câu ngạn ngữ: "Của thiên trả địa".

- Đừng ruồng bỏ chúng tôi tội nghiệp, con Chồn nói:

- Tội nghiệp, con Mèo lập lại.

- Chúng tao đi nhé! Đồ mặt mo! Các ngươikhông nhớ câu: "Kẻ nào lấy cắp áo choàng của người đồng loại, thường đến lúc chết không có lấy áo cánh mà mặc"?

Thế rồi Bích nô cô và Gia Bích lại lặng lẽ đi. Được trăm bước, cuối cùng con đường kiệt, có một túp lều tranh, bốn phía trát rơm, trên mái xây ngói và gạch.

Bích nô cô nói:

- Túp lều này chắc có người ở, chúng ta hãy đến gõ cửa xem thử.

Hai bố con Bích nô cô cùng đi đến và gõ cửa.

Từ trong nhà có tiếng nho nhỏ đưa ra:

- Ai đó?

- Hai cha con chúng tôi không có thức ăn, không nơi trú ẩn ...

- Hãy quay cái chốt, cánh cửa sẽ mở ra ngay.

Bích nô cô quay chốt để mở mửa. Lúc vào nhà, nhìn quanh, nhìn quất, nó không thấy ai cả.

Bích nô cô ngạc nhiên hỏi:

- Chủ nhà đâu rồi nhỉ?

- Tôi đây.

Cả hai ngẩng đầu nhìn lên thì thấy con Dế Mèn biết nói đang đậu ở một chiếc đòn tay trên trần nhà.

Bích nô cô lễ phép chào:

- Ông bạn Dế Mèn thân mến ơi!

- Giờ ngươi gọi ta là Dế Mèn thân mến phải không? Thế ngươi có nhớ lúc ngươi đuổi ta ra khỏi nhà và ngươi ném cho ta một búa không?

- Ngươi nói chí lý lắm. Ngươi hãy tống cổ tôi đi. Ngươi cho tôi một nhát búa, nhưng ngươi hãy thương hại tình cảnh bố tôi với.

- Tôi thương hại cả bố lẫn con. Tôi chỉ nhắc lại để ngươi nhớ việc làm độc ác của ngươi đó thôi. Trên đời này bao giờ ở hiền cũng gặp lành cả?

- Ngươi nói có lý, hoàn toàn có lý. Tôi sẽ ghi nhớ bài học của ngươi. Nhưng ngươi nói cho tôi biết là ngươi làm thế nào để mua túp lều này đó.

- Một con dê thanh lịch có bộ lông màu xanh rất đẹp đã biếu cho tôi túp lều này hôm qua.

Bích nô cô hết sức nóng nảy muốn biết vội hỏi:

- Bây giờ con dê ấy đâu rồi?

- Tôi không rõ.

- Bao giờ con dê trở lại.

- Có lẻ không trở lại nữa. Nó đi từ đêm qua và xem bộ âu sầu lắm, và trong khi nó khóc chừng như có nói: "Tội nghiệp cho Bích nô cô chưa? Từ đây ta không còn trông thấy nó nữa. Trong giờ phút này Cá Nhám đã nuốt nó rồi."

- Dê nói như thế ư? Thế thì Mẹ ta rồi chứ ai nữa? Chắc chắn bà Tiên thân mến của ta đó.

Bích nô cô khóc thét lên. Khóc xong, nó chùi nước mắt và sửa soạn giường rơm nho nhỏ cho bố Gia Bích nghỉ. Đoạn nó hỏi Dế Mèn biết nói:

- Biết kiếm đâu ra một cốc sữa cho bố tôi bây giờ?

- Cách đây ba bước, có một ông lão làm vườn tên Đặng Nô có nhiều bò cái lắm. Nếu ngươi cần dùng sữa cứ đến đấy mà xin.

Bích nô cô chạy tìm Đặng Nô, nhưng ông ta hỏi:

- Em muốn nhiều hay ít sữa?

- Một cốc đầy.

- Mỗi cốc giá một xu. Em đưa đây một xu ta bán cho.

- Tôi không có lấy một đồng tiền quèn nữa.

Bích nô cô đáp một giọng buồn rầu và tủi nhục.

- Mặc em. Nếu em không có một đồng tiền thì ta lại không có lấy một giọt sữa để cho em.

Bích nô cô thở dài. Lúc nó sắp sửa ra về thì Đặng Nô lại nói:

- Hãy đợi một chốc đã. Chúng ta có thể thương lượng với nhau như vầy: Em sẽ quay cái máy quay của ta nơi giếng.

- Máy quay là máy gì thế?

- Một thứ khí cụ bằng gỗ dùng để lấy nước dưới giếng lên mà tưới cho vườn rau.

- Để tôi quay thử.

- Cứ hễ em kéo lên một trăm gàu nước thì ta lại cho em một cốc sữa.

- Được.

Đặng Nô đem Thằng người gỗ vào trong vườn rau và tập cho nó biết cách quay để lấy nước.

Bích nô cô bắt đầu làm việc ngay, và mới kéo được một trăm gàu, mồ hôi nó đã ra như tắm. Nó chưa bao giờ bị nhọc đến thế.

- Từ trước đến nay, công việc này ta giao cho con lừa của ta, nhưng bây giờ nó sắp chết rồi.

Bích nô cô nói:

- Ông hãy đưa tôi vào cho tôi xem nó một chút?

- Được.

Lúc Bích nô cô vào chuồng lừa, nó thấy một con lừa bé nhỏ nằm trên đống rơm ra dáng mệt nhọc lắm.

Khi nhìn tận mặt con lừa này, nó cảm động tự nhủ:

- Ta đã từng trông thấy con lừa này đâu rồi nhỉ? Mặt nó đối với ta không có gì là lạ cả.

Cúi mình xuống Bích nô cô hỏi nhỏ vào tai lừa:

- Ngươi là ai?

Nghe hỏi thế, con lừa bé nhỏ mở cặp mắt yếu đuối sắp từ trần đáp lại bằng tiếng lừa:

- Tôi là Bạch lạp.

Rồi nó nhắm mắt lại mà thở hơi cuối cùng. Bích nô cô nói thầm:

- Tội nghiệp cho Bạch lạp. Nó lấy một nắm rơm chùi giọt nước mắt chảy xuống má.

- Đối với một con lừa không liên quan gì đến em, sao em lại cảm động đến thế?

- Ông biết không? nó vốn là bạn của tôi.

- Sao? Đặng Nô cất tiếng cười. Sao? Em có bạn học là giống lừa ư? Chắc là em học giỏi lắm?

Bích nô cô nghe nói mấy lời ấy, nó tũi nhục lắm nên không đáp, cầm lấy cốc sữa còn nóng hổi, chạy về túp lều của nó.

Từ ngày ấy trở đi, luôn trong năm tháng, mỗi buổi sớm mai mặt trời vừa hé rạng, nó đã trở dậy đi quay nước để kiếm cốc sữa cần thiết cho sức khoẻ mong manh của bố nó.

Nhận thấy công việc này vẫn chưa đủ, ít lâu về sau nó tập thêm cách lấy mây để đan thúng và giỏ. Nhờ cần kiệm, nên với số tiền kiếm được, cũng đủ chi tiêu các thứ cần dùng trong gia đình.

Ngoài ra, nó còn tự tay đóng một cái xe nho nhỏ xinh xắn để khi nào mát trời, nó đẩy bố nó đi đổi gió.

Buổi tối nó tập đọc, tập viết. Nó bỏ ra mấy đồng tiền để mua một quyển sách lớn đã mất bìa và mấy tờ mục lục để mà đọc.

Nó lại dùng cọng rơm chuốt nhọn như ngòi viết để tập viết. Vì không có mực và bình mực, nó ép trái dâu và trái anh đào lấy nước để thay thế.

Nhờ chăm chỉ làm việc và nhờ tài khéo léo, không những nó kiếm đủ tiền để mua các thứ cần dùng cho bố nó cứ luôn luôn đau yếu, nó còn để dành được bốn mươi xu để mua một cái áo mới.

Một buổi sáng sớm, nó nói với bố nó:

- Con ra chợ mua một cái áo bành tô, một cái mũ mới, một đôi giày. Lúc con trở về nhà – nó vừa nói vừa cười – con ăn mặc oai đến nỗi bố tưởng là một vị Đại vương nào.

Khi ra khỏi nhà nó vui vẻ chạy một mạch. Bỗng nhiên nó nghe ai gọi tên nó. Nó ngảnh lui thì thấy chị Ốc Sên đẹp đẽ từ trong hàng giậu ló đầu ra.

Ốc Sên nói:

- Ngươi biết ta à?

- Chừng như ...

- Ngươi không nhớ con Ốc Sên này là thị tỳ của bà Tiên tóc xanh sao? Người không nhớ hôm ta đem đèn xuống để soi đường cho ngươi và ngươi thì có một chân mắc trong cửa sao?

- Tôi đều nhớ cả. Bích nô cô đáp. Nhưng chị Ốc Sên ơi! Bà Tiên ở đâu rồi chị? Bà thường nhớ đến tôi không? Bà có thương yêu tôi nữa không? Bà ở xa hay gần, tôi có thể đi thăm được không?

Bích nô cô hỏi luôn miệng không dứt, nhưng Ốc Sên vẫn cái lối điềm đạm ấy, thủng thẳng đáp:

- Bích nô cô ơi! Tội nghiệp quá! Bà Tiên đang đau, nằm ở bệnh viện.

- Ở bệnh viện?

- Bị không biết bao nhiêu nỗi đau khổ dồn dập nên bà phải lâm bệnh. Hiện bà không có lấy một đồng xu để mua bánh nữa.

- Thật thế ư. Chao ôi! Nghe chị nói mà tôi buồn quá. Tội nghiệp cho bà Tiên chưa? Tội cho bà chưa! Nếu tôi có được bạc vạn, tôi sẽ mang đến cho bà ngay. Nhưng tôi chỉ có bốn mươi xu thôi. Đây, bốn mươi xu đây. Thôi định đi mua một cái áo mới. Chị Ốc Sên, chị hãy cầm lấy mà đem về cho bà.

- Sao em không dùng để mua áo mới.

- Áo mới mà làm gì? Tôi còn muốn bán tất cả những thứ rách rưới đang mặc trong mình để giúp bà. Chị Ốc Sến, chị hãy đi mau lên! Hai ngày nữa chị hãy trở lại đây, tôi hy vọng sẽ đưa thêm cho chị ít xu nữa. Từ trước đến nay tôi làm việc để giúp bố tôi, bây giờ tôi lại làm việc thêm năm tiếng đồng hồ để giúp bà mẹ hiền của tôi. Thôi kiếu từ chị nhé! Tôi chờ chị, hai ngày nữa chĩ hãy trở lại nhé!

Ốc sên không còn cái lối chậm chạp thường ngày nữa, nó chạy vun vút như thằn lằn gặp ngày nắng lớn..

Bích nô cô trở về nhà thì bố nó hỏi:

- Áo mới của con đâu rồi?

- Con kiếm không có chiếc nào mặc vừa cả. Thôi để lúc khác vậy.

Từ hôm đó, đáng lẽ Bích nô cô thức đến mười giờ thì nó thức đến nửa đêm. Đáng lẽ làm tám chiếc giỏ mây thì nó làm ra mười sáu chiếc. Thế rồi nó mới đi nằm ngủ.

Trong giấc ngủ, nó mơ thấy bà Tiên xinh đẹp và tươi cười . Sau khi hôn nó, bà bảo:

- Bích nô cô! Con giỏi lắm. Nhờ tấm lòng tốt của con, nên ta tha thứ tất cả các tội lỗi của con đã làm từ trước đến nay. Những đứa trẻ nào tận tâm giúp đỡ cha mẹ trong cơn nghèo nàn bệnh tật, thì dù không treo gương sáng về đức hạnh đi nữa, cũng rất đáng khen và đáng mến. Từ nay con nên thận trọng và con sẽ được sung sướng.

Khi giấc mơ tan , Bích nô cô tỉnh giấc và mở lớn cặp mắt.

Nó rất đổi ngạc nhiên khi nhận thấy nó không còn là một Thằng người gỗ nữa, mà đã biến thành một đứa trẻ nhỏ như bao nhiêu đứa trẻ khác.
Nó nhìn quanh mình một lượt. Nó không thấy bốn bức tường rơm của túp lều nữa, mà một gian phòng xinh xắn, trang hoàng một cách đơn sơ nhưng thanh nhã.

Nhảy trên giường xuống đất, nó thấy ngay một bộ quần áo mới, một cái mũ nồi, một đôi giày ống rất vừa vặn.

Khi mặc xong bộ quần áo mới vào, lẽ tất nhiên nó thọc tay vào túi, lấy ra một cái " ví " bằng ngà, ở trên có ghi mấy chữ:

"Bà Tiên tóc xanh trả lại cho Bích nô cô thân yêu bốn chục đồng xu nó đã cho bà, và có lời cảm ơn tấm lòng tốt của nó."

Nó mở ví ra, đáng lẽ bốn chục đồng xu, thì nó lại thấy lấp lánh bốn chục đồng tiền vàng còn mới nguyên.

Lúc nhìn vào gương, nó chỉ tưởng là một đứa trẻ nào khác. Không phải là hình ảnh một con người gỗ đã hiện trong gương, mà một đứa bé nhanh nhẹn, thông minh, tóc hoe hoe, mắt xanh, bộ tịch vui vẻ hớn hở.

Bỗng nhiên nó cất tiếng gọi:

- Bố ơi, bố ở đâu thế bố?

Nó đi vào phòng bên cạnh, thì thấy Gia Bích khỏe mạnh và vui vẻ như ngày xưa, và đang trở lại nghề chạm trổ như ngày trước.

Lão đang vẽ một cái mái hiên nhà có tô điểm hoa lá và đầu con thú vật.

- Bố ơi! Con thật muốn biết vì sao có những sự thay đổi lạ lùng như thế này?

- Việc thay đổi lạ lùng trong nhà chúng ta đều hoàn toàn nhờ công lao của con mà ra cả. Gia Bích trả lời với nó như thế?

- Sao lại nhờ công lao của con?

- Vì những đứa trẻ, đang xấu thành tốt, đều có quyền lực thay đổi quang cảnh trong gia đình hóa ra vui vẻ, mới mẻ hẳn lên.

- Cái lốt Thằng người gỗ Bích nô cô trốn đâu rồi hở bố?

- Nó đây.

Gia Bích đưa ra một con người gỗ, đặt nó dựa lưng vào ghế, đầu nghiêng về một bên, hai tay buông xuôi chân tuy còng kẻo nhưng vẫn còn đứng được.

Bích nô cô nhìn Thằng người gỗ trong chốc lát, lòng thỏa thích, nó tự bảo:

- Lúc mình đang còn là Thằng người gỗ rõ thật lố bịch quá! Nay mình được hóa thành đứa trẻ, thật hạnh phúc cho mình biết bao!

Hết
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Thằng người gỗ - Carlo Collodi  - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thằng người gỗ - Carlo Collodi    Thằng người gỗ - Carlo Collodi  - Page 5 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Thằng người gỗ - Carlo Collodi
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 5 trong tổng số 5 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện Sưu tầm :: Truyện cổ tích thế giới-