Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 16:41

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Thu 25 Apr 2024, 18:57

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:56

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:51

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:46

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:55

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:48

Trụ vững duyên thầy by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:34

Mái Nhà Chung by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:33

THIỀN TUỆ (diệt trừ đau khổ) by mytutru Tue 23 Apr 2024, 00:07

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 09:57

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:36

Bức tranh gia đình by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:09

Mẹo kho thịt by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 07:29

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 23:01

Trang Họa thơ Phương Nguyên 2 by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 22:56

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 21 Apr 2024, 06:38

Mức thù lao không ai dám nghĩ đến by Trà Mi Wed 17 Apr 2024, 11:28

KHÔNG ĐỀ by Phương Nguyên Wed 17 Apr 2024, 11:00

Cách xem tướng mạo phụ nữ ngoại tình, không chung thủy by mytutru Tue 16 Apr 2024, 11:59

Ở NHÀ MỘT MÌNH by Phương Nguyên Tue 16 Apr 2024, 09:59

HÁ MIỆNG CHỜ SUNG by Phương Nguyên Sun 14 Apr 2024, 13:29

Trang thơ vui Phạm Bá Chiểu by phambachieu Fri 12 Apr 2024, 15:48

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Fri 12 Apr 2024, 15:32

Chết rồi! by Phương Nguyên Fri 12 Apr 2024, 13:57

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Thu 11 Apr 2024, 17:43

THẬN TRỌNG SIÊU LỪA by mytutru Wed 10 Apr 2024, 20:33

Không đánh, không mắng, không phạt, không có học sinh ưu tú by Trà Mi Wed 10 Apr 2024, 11:45

KHÓ NGỦ by Phương Nguyên Wed 10 Apr 2024, 01:46

MỘT CHÚT BUỒN by Phương Nguyên Tue 09 Apr 2024, 15:33

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 TAM BÁCH NIÊN TỬ ĐỐI - DA TRẮNG VỖ BÌ BẠCH

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
HanSiNguyen

HanSiNguyen

Tổng số bài gửi : 2855
Registration date : 12/10/2009

TAM BÁCH NIÊN TỬ ĐỐI - DA TRẮNG VỖ BÌ BẠCH Empty
Bài gửiTiêu đề: TAM BÁCH NIÊN TỬ ĐỐI - DA TRẮNG VỖ BÌ BẠCH   TAM BÁCH NIÊN TỬ ĐỐI - DA TRẮNG VỖ BÌ BẠCH I_icon13Wed 19 Dec 2018, 20:49

:bong:  rose  :hoa:

TAM BÁCH NIÊN TỬ ĐỐI

DA TRẮNG VỖ BÌ BẠCH  
[ĐOÀN THỊ ĐIỂM]

Tản mạn của Hàn Sĩ Nguyên
 :bong:  rose  :hoa: 
Về Đầu Trang Go down
https://www.youtube.com/hsn2k3
HanSiNguyen

HanSiNguyen

Tổng số bài gửi : 2855
Registration date : 12/10/2009

TAM BÁCH NIÊN TỬ ĐỐI - DA TRẮNG VỖ BÌ BẠCH Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TAM BÁCH NIÊN TỬ ĐỐI - DA TRẮNG VỖ BÌ BẠCH   TAM BÁCH NIÊN TỬ ĐỐI - DA TRẮNG VỖ BÌ BẠCH I_icon13Fri 21 Dec 2018, 20:37

rose rose rose
TAM BÁCH NIÊN TỬ ĐỐI

DA TRẮNG VỖ BÌ BẠCH  
[ĐOÀN THỊ ĐIỂM]

rose rose rose 

Người ra câu đối trên là Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm (1705-1749).
Tục truyền rằng, có một hôm, khi bà Điểm đang tắm, Trạng Quỳnh lần mò lại, tưng tửng, đòi vào… xem. Bà Điểm ra câu đối DA TRẮNG VỖ BÌ BẠCH, hứa nếu đối được sẽ cho vào tắm chung. Trạng Quỳnh, một người cực giỏi thời bấy giờ, vậy mà cũng cắn lưỡi, chịu thua! Trải qua 300 năm sau, người tham gia giải đối thì nhiều, nhưng hầu hết các câu đáp đều KHÔNG THỎA.

Giải mã câu đối BÌ BẠCH

1-Đây là một câu đối gồm 5 chữ THUẦN NÔM (thuần Việt), trong đó 2 chữ cuối BÌ BẠCH là một từ tượng thanh (Onomatopée), chỉ ra cái âm của tiếng vỗ trên da thịt, nó bao gồm một thanh bằng (dấu huyền trong chữ BÌ) và một thanh trắc (dấu nặng trong chữ BẠCH). BÌ BẠCH là tiếng Nôm thuần túy.
2-Điểm quái ác của câu đối này nằm ở chỗ 2 từ Nôm BÌ BẠCH tượng thanh nói trên lại có cả nghĩa Hán: BÌ là DA, BẠCH là TRẮNG.
3-Chữ giữa VỖ là một động từ
4-Hai chữ đầu gồm một danh từ DA (thanh bằng) và một tính từ TRẮNG (thanh trắc)

Trong 4 đặc điểm ấy, đặc điểm 1 tượng thanh đã là KHÓ, đặc điểm 2 là CỰC KHÓ. Suốt mấy trăm năm qua, câu đối này hầu như là một câu TỬ ĐỐI (câu đối chết, kg thể giải đối được). Thậm chí còn được gọi là câu TAM BÁCH NIÊN TỬ ĐỐI (Câu đối chết, không thể giải phá, suốt ba trăm năm).

oOo

Câu đáp của Trạng Quỳnh
 
Đây là một câu đáp được truyền khẩu đã lâu đời, kg biết của ai, cũng có ý kiến cho rằng đó là câu đáp tức thời của Trạng Quỳnh, ngay lúc ấy. Đó là câu:

TRỜI XANH MÀU THIÊN THANH  [Kd-Khuyết danh]

-Ông Lê Anh Chí đã nhận định như sau (trong website www.leanhchi.com): “Từ gần 300 năm nay, có nhiều người đã đối lại câu đối DA TRẮNG VỖ BÌ BẠCH. Hầu hết đều không chỉnh. Câu đáp TRỜI XANH MÀU THIÊN THANH này khá hay, nhưng vẫn không chỉnh, vì đây chỉ là một câu tả chân thôi, không có hành động của một chủ thể. Trong câu đối DA TRẮNG VỖ BÌ BẠCH, có chủ thể vỗ vào da gây ra tiếng bì bạch”.

-Ý kiến của HSN: TRỜI trùng thanh bằng với DA (một điều hỏng). Danh từ MÀU đối với động từ VỖ (hai điều hỏng). THIÊN THANH không phải là từ tượng thanh (ba điều hỏng).


:bong: rose :hoa:


Được sửa bởi HanSiNguyen ngày Fri 21 Dec 2018, 20:42; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://www.youtube.com/hsn2k3
HanSiNguyen

HanSiNguyen

Tổng số bài gửi : 2855
Registration date : 12/10/2009

TAM BÁCH NIÊN TỬ ĐỐI - DA TRẮNG VỖ BÌ BẠCH Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TAM BÁCH NIÊN TỬ ĐỐI - DA TRẮNG VỖ BÌ BẠCH   TAM BÁCH NIÊN TỬ ĐỐI - DA TRẮNG VỖ BÌ BẠCH I_icon13Fri 21 Dec 2018, 20:40

:cheers:

Trên website 
www.leanhchi.com ông Lê Anh Chí nói: “Câu đối này hiện nay đã có người đối được: đó là nhà ngữ học Nguyễn Tài Cẩn. Tôi nghĩ rằng tôi cũng đối được, trong bài này, tôi sẽ đưa ra 4 câu đáp, đối lại câu của Hồng Hà nữ sĩ!” 

Chúng ta sẽ rảo qua một vòng, xem thử các câu đáp ấy như thế nào. 

Câu đáp của ông NGUYỄN TÀI CẨN: 

Ông Lê Anh Chí viết: Nguyễn Tài Cẩn là một nhà ngữ học, đã giải đối như sau: 

RỪNG SÂU MƯA LÂM THÂM  [NTC]

-Nhận định của ông Lê Anh Chí: Câu này rất hay. Trước ông Nguyễn chưa có ai đối chỉnh đến thế (Lâm thâm là chữ tượng thanh-Lâm là rừng-Thâm là sâu-Có tác động của chủ thể: trời mưa, gây tiếng động lâm thâm). Chỉ có một khuyết điểm sau: Trong câu đối của nữ sĩ, tiếng động ‘bì bạch’ là do ta vỗ vào da thịt, chỉ có da thịt mới đưa đến tiếng động ‘bì bạch’. Còn "Rừng sâu mưa lâm thâm" thì mưa trong thành phố cũng có thể lâm thâm! Chẳng phải là một đặc điểm của mưa trong rừng! Mưa trong rừng có thể gây nên những tiếng động vũ bão, cuồng loạn.

-Nhận định của lão thủ An Chi (Tác giả An Chi, người phụ trách mục Chuyện Đông - Chuyện Tây trên tạp chí Kiến thức Ngày nay), ông cho rằng: “Da trắng” không đối bằng “má hồng”, “môi son”, “mắt huyền”, “máu đỏ”… thì thôi, chứ làm sao lại đối bằng “rừng sâu” được? Rồi ông hóm hỉnh hơn: “Mưa” mà đối được với “vỗ” thì “nắng” tất phải đối được với “sờ” trong “sờ mó”, “tạnh” tất phải đối được với “xoa” trong “xoa bóp”, “chớp” tất phải đối được với “vê” trong “vê râu”… Nghệ thuật đối mà đạt được đến những kết quả cụ thể như thế thì chẳng còn gì thảm não cho bằng! Và ông kết luận: Vì vậy mà câu “Da trắng vỗ bì bạch” vẫn còn treo ở đấy. Nó vẫn hấp dẫn như thường.

-Ý kiến của HSN: Tôi nhất trí với các nhận định của tiền bối AN CHI. Ngoài ra, còn một điểm nữa, “Lâm thâm” 2 thanh bằng, không nghịch thanh như “Bì bạch”, một bằng một trắc. Do đó, không thể cho rằng câu đáp này là chuẩn được.



oOo

Bốn câu đáp của ông Lê Anh Chí:

Câu thứ nhất: 
MẬP PHÙ THỞ PHÌ PHÒ  [LAC] (hay "Béo phù thở phì phò")

LAC giải thích:
-Phì (Hán Việt) = mập béo (Nôm)
-Phò (Hán Việt) = phù (Nôm và Hán Việt)
-Phù (Nôm) = (sưng) phù = quá mập béo
-Mập phù = phì phò
-người quá mập béo thì thở phì phò !

Ý kiến của HSN: Câu này hỏng ở 2 điểm
-Tính từ MẬP không thể đối với danh từ DA
-PHÙ không thể thay cho PHÌ. Dân ta nói MẬP PHÌ, SƯNG PHÙ, chứ không nói MẬP PHÙ

Câu thứ nhì: 
ÁO XANH LAY LỤC PHỤC  [LAC]

LAC giải thích:
-Lục (Hán Việt) = xanh lục (Nôm)
-Phục (Hán Việt) = áo (Nôm)
-Áo xanh = lục phục
-Lục phục là tiếng tượng thanh, âm thanh của quần áo khi bị lay động
-Lay động áo xanh thì nghe lục phục! Dĩ nhiên nếu ta lay giũ áo trắng thì cũng nghe lục phục, cũng như vỗ vào da đen cũng nghe bì bạch!

Ý kiến của HSN: Câu này trật cấu trúc của vế xuất. Trong vế xuất chữ BẠCH (màu trắng) đi sau. Câu đáp này màu LỤC lại đi trước. Nếu đảo lại PHỤC LỤC thì từ tượng thanh này vô nghĩa (không có trong ngôn ngữ VN)

Câu thứ ba: 
QUẦN ÁO VUNG PHÙNG PHỤC  [LAC]

LAC giải thích:
-Quần (Nôm) = cái quần = quây quần (nghĩa bóng) = Phùng (Hán Việt)
-Áo (Nôm) = Phục (Hán Việt)
-Quần áo = phùng phục
-quần áo mà vung, mà giũ thì nghe phùng phục!

Ý kiến của HSN: Chữ QUẦN nghĩa cụ thể (cái quần) bị ép ra nghĩa trừu tượng (quây quần) để đi cặp với PHÙNG, là một điều gượng ép. Chữ ÁO (danh từ) không thể chọi với chữ TRẮNG (tính từ). QUẦN ÁO trùng thanh với DA TRẮNG. PHÙNG PHỤC không thể hiểu thay thế cho PHẦN PHẬT được. Đó là 4 điều hỏng của câu đáp này.

Câu thứ tư: 
ĐÁ CHÀM SỜ LAM NHAM  [LAC]

LAC giải thích:
-Lam (Hán Việt) = (màu) xanh chàm (Nôm)
-Nham (Hán Việt) = đá (Nôm)
-Đá chàm = lam nham
-đá chàm sờ thấy lam nham lám nhám
-chữ "bì bạch" là tượng thanh, "lam nham" ở đây là tượng-cảm-giác. Ngoài ra còn có ý nói: sự hình thành của đá chàm cẩu thả lam nham. [Lê Anh Chí]

Ý kiến của HSN: Giống như câu thứ hai, câu này hỏng về cấu trúc, chữ LAM đi trước, trong khi chữ BẠCH của vế xuất đi sau. Đảo lại thành NHAM LAM cho đúng cấu trúc, thì hóa ra vô nghĩa (từ này không có trong ngôn ngữ Việt)

Tóm lại, cả 4 câu đáp của ông Lê Anh Chí đều không thỏa vậy. 



:cheers:

Về Đầu Trang Go down
https://www.youtube.com/hsn2k3
HanSiNguyen

HanSiNguyen

Tổng số bài gửi : 2855
Registration date : 12/10/2009

TAM BÁCH NIÊN TỬ ĐỐI - DA TRẮNG VỖ BÌ BẠCH Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TAM BÁCH NIÊN TỬ ĐỐI - DA TRẮNG VỖ BÌ BẠCH   TAM BÁCH NIÊN TỬ ĐỐI - DA TRẮNG VỖ BÌ BẠCH I_icon13Fri 21 Dec 2018, 20:44

:cheers:

CÁC CÂU ĐÁP KHÁC

Trải dài suốt 300 năm qua, có rất nhiều câu đáp cho 
DA TRẮNG VỖ BÌ BẠCH. Tựu trung, ngoại trừ những câu chỉ nhằm mục đích đùa giỡn (chẳng hạn như GÀ ĐEN KÊU Ô KÊ - CHÉM GIÓ ĐI AIR BLADE) ra, các câu đáp khác có thể tạm quy thành 6 nhóm chính

Nhóm 1:
 Hỏng ngay chữ đầu tiên, không đối thanh, hoặc trật từ loại (DA là danh từ, thanh bằng. Do đó câu đáp nào có từ đầu tiên trùng thanh bằng, hoặc không phải là danh từ đương nhiên bị loại)
 
TRỜI XANH MÀU THIÊN THANH [Kd]
RỪNG SÂU MƯA LÂM THÂM  [Nguyễn Tài Cẩn]
QUẦN ÁO VUNG PHÙNG PHỤC  [Lê Anh Chí]
RÙA ĐEN LÈN QUY HẮC  [Việt Thành]
RÙA VÀNG LỒNG QUY HOÀNG  [Việt Thành]
NHÀ VÀNG NGỒI ĐƯỜNG HOÀNG [Kd]
NHÀ MỚI ĂN TÂN GIA  [Kd]
CON THẦY SĂN SƯ TỬ  [Kd]
MÂY RỒNG RUNG VÂN LONG  [Lu Ha]
LÔNG RỒNG CHEN MAO LONG  [Lu Ha]
SEN TRẮNG ĐIỂM BẠCH LIÊN  [Lu Ha]
MẤT SÁCH ĐI THẤT THƠ  [Kd]
BẢY TIẾNG KÊU THẤT THANH  [Kd]
SÁU BI VA LỤC CỤC  [Kd]
 
(MẤT là động từ-BẨY, SÁU là tính từ số đếm)
 
Nhóm 2: Hỏng chữ thứ nhì (TRẮNG là tính từ chỉ màu sắc, thanh trắc. Câu đáp nào có chữ thứ nhì trùng thanh trắc và không phải là tính từ sẽ bị loại.
 
QUẦN ÁO VUNG PHÙNG PHỤC  [Lê Anh Chí]
MẤT SÁCH ĐI THẤT THƠ  [Kd]
BẢY TIẾNG KÊU THẤT THANH [Kd]
SÁU BI VA LỤC CỤC  [Kd]
NHÀ
MỚI ĂN TÂN GIA  [Kd]
SEN TRẮNG ĐIỂM BẠCH LIÊN  [Lu Ha]
SUỐT ĐỎ KHOAN THÔNG HỒNG  [Kd]
HẠC ĐỎ THỞ HỒNG HỘC  [Kd] 
 
(ÁO, SÁCH, TIẾNG, BI là các danh từ, không chọi được với TRẮNG trong vế xuất)
 
Nhóm 3: Hỏng chữ thứ ba (VỖ là động từ, thanh trắc. Do đó, câu đáp nào có chữ thứ ba trùng thanh trắc hoặc không phải là động từ cũng bị loại).
 
TRỜI XANH MÀU THIÊN THANH  [Kd]
SUỐI VÀNG NGẬP HOÀNG TUYỀN  [Lu Ha]
CHỊ ĐEN KHÓC TỈ TI  [Hoài Anh Võ Quang Thạch]
ĐẤT ĐEN NẮN ĐỊA Ô  [Thanh Đạt]
TÓC XANH
THẤY PHÁT THƯƠNG  [Kd]
MẮT ĐEN
NGẮM NHÃN HUYỀN [Kd]
MÂM VÀNG
THẤY BÀNG HOÀNG  [Kd]
NGỖNG HỒNG
THỞ HỘC HÀ  [Hoài Anh Võ Quang Thạch]
HẠC ĐỎ
THỞ HỒNG HỘC  [Kd] 


(MÀU không phải là động từ)
 
Nhóm 4: Hai từ cuối không tượng thanh,không tượng hình, cũng không biểu cảm. Đương nhiên bị loại.

TRỜI XANH MÀU THIÊN THANH [Kd]
RÙA ĐEN LÈN QUY HẮC  [Việt Thành]
RÙA VÀNG LỒNG
QUY HOÀNG  [Việt Thành]
GẤU VÀNG ĂN
HÙNG HOÀNG [Hàn Băng Tâm]
ĐẤT ĐEN NẮN
ĐỊA Ô  [Thanh Đạt]
MÂY RỒNG RUNG VÂN LONG  [Lu Ha]
LÔNG RỒNG CHEN MAO LONG  [Lu Ha]
SEN TRẮNG ĐIỂM BẠCH LIÊN  [Lu Ha]
BƯỚM VÀNG XUYÊN ĐIỆP HỒ  [Lu Ha]
NHÀ VÀNG NGỒI ĐƯỜNG HOÀNG [Kd]
TÓC XANH THẤY
PHÁT THƯƠNG  [Kd]
MẮT ĐEN NGẮM
NHÃN HUYỀN [Kd]
NHÀ MỚI ĂN TÂN GIA  [Kd]
CON THẦY SĂN
SƯ TỬ  [Kd]

Nhóm 5: Có 2 từ cuối, tượng thanh, tượng hình hoặc biểu cảm, nhưng không nghịch thanh (cùng có 2 thanh bằng hoặc 2 thanh trắc)


RỪNG SÂU MƯA LÂM THÂM  [Nguyễn Tài Cẩn]
ÁO XANH LAY LỤC PHỤC  [Lê Anh Chí]
ĐÁ CHÀM SỜ LAM NHAM  [Lê Anh Chí]
MÂM VÀNG THẤY BÀNG HOÀNG  [Kd]
XƯƠNG LIỀN KÊU CỐT KẾT  [Kd]
QUẠ ĐEN KÊU Ô Ô  [Nguyễn Phước Thạnh – Dương Hồng Kỳ]
MẬP PHÙ THỞ PHÌ PHÒ  [Lê Anh Chí]
SÁU BI VA LỤC CỤC  [Kd]


-LỤC PHỤC, LAM NHAM: ngược cấu trúc với BÌ BẠCH
-CỐT KẾT: không thay cho CÓT KÉT được.
-MẬP PHÙ, SÁU BI: trật từ loại.


Nhóm 6: Có 2 từ cuối tượng thanh, tượng hình, hoặc biểu cảm và 2 từ này nghịch thanh (một trắc, một bằng). Đây là câu cho đáp án ĐÚNG (nếu 3 chữ đầu cũng đúng)
 
QUẦN ÁO VUNG PHÙNG PHỤC  [Lê Anh Chí]
TAY SƠ SỜ TÍ TI  [Kd]
BUỒNG XANH VANG THẤT THANH  [Kd]
PHÒNG XANH VANG THẤT THANH  [Kd]
BẢY TIẾNG KÊU THẤT THANH [Kd]
MẤT SÁCH ĐI THẤT THƠ  [Kd]
NGỖNG HỒNG THỞ HỘC HÀ  [Hoài Anh Võ Quang Thạch]
CHỊ ĐEN KHÓC TỈ TI  [Hoài Anh Võ Quang Thạch]
HẠC ĐỎ THỞ HỒNG HỘC  [Kd] 
 
Thật đáng tiếc cho các câu đáp này, về gần đích nhất mà vẫn CHƯA ĐẠT
-QUẦN, TAY, BUỒNG, PHÒNG, trùng thanh với DA: Hỏng!
-PHÙNG PHỤC: ép chữ PHÙNG. Và PHÙNG PHỤC không thay thế được PHẦN PHẬT.
-BẢY là tính từ chỉ số đếm, không chọi được với danh từ DA. TIẾNG là danh từ không chọi được với tính từ TRẮNG (đã vậy, lại còn cùng thanh trắc)

-MẤT SÁCH: trật từ loại
-NGỖNG là NGA, không phải HỘC. HỒNG và HÀ cũng là dùng ép (đã vậy lại trùng thanh giữa THỞ và VỖ của vế xuất)

-Câu CHỊ ĐEN KHÓC TỈ TI trùng thanh trắc chữ KHÓC rất uổng. Nhưng CHỊ ĐEN và TỈ TI cũng không ổn.
-Câu HẠC ĐỎ THỞ HỒNG HỘC có vẻ đạt yêu cầu nhất. Nhưng câu này vấp 3 lỗi về trùng thanh: ĐỎ trùng thanh với TRẮNG, THỞ trùng thanh với VỖ, HỒNG HỘC trùng thanh với BÌ BẠCH… Hơn nữa, “lão thủ AN CHI” chắc cũng không cho rằng con HẠC có thể chọi được với DA (!)

Tóm lại: Từ 4 đặc điểm GIẢI MÃ đã nêu ở đầu bài, nhìn lại các câu đáp, ta sẽ thấy TẤT CẢ đều hỏng, hỏng hết. Và khi ta chưa có được câu đáp nào thỏa đáng, đành phải kết luận câu đối này là một câu TỬ ĐỐI thôi.


:cheers:


Được sửa bởi HanSiNguyen ngày Sat 22 Dec 2018, 01:23; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://www.youtube.com/hsn2k3
HanSiNguyen

HanSiNguyen

Tổng số bài gửi : 2855
Registration date : 12/10/2009

TAM BÁCH NIÊN TỬ ĐỐI - DA TRẮNG VỖ BÌ BẠCH Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TAM BÁCH NIÊN TỬ ĐỐI - DA TRẮNG VỖ BÌ BẠCH   TAM BÁCH NIÊN TỬ ĐỐI - DA TRẮNG VỖ BÌ BẠCH I_icon13Fri 21 Dec 2018, 21:01

:cheers:

CÂU ĐÁP TẠM của HSN 

 (Tạm đặt mình vào cương vị của Trạng Quỳnh, cách đây khoảng 300 năm, đứng xớ rớ trước cửa cái buồng tắm ấy):


DA TRẮNG VỖ BÌ BẠCH  [ĐTĐ]
               Da (tôi) trắng, (tôi) vỗ (nghe kêu) bì bạch.
CHÓP XINH RÌNH PHIÊU DIÊU  [HSN]
               Chóp (ai) xinh, (tôi) rình (tôi thấy) phiêu diêu. 

-CHÓP: vật hình chóp, hình nón, có đỉnh nhọn (giống cái gì vậy ta?)
-XINH: tính từ phẩm tính, có thể chọi với tính từ màu sắc TRẮNG
-RÌNH là động từ chỉ việc rình rập, rình mò, lén nhìn, có thể chọi với VỖ được
-PHIÊU DIÊU: từ biểu cảm (nói lên cảm xúc) với nghĩa là nhẹ nhàng lâng lâng, muốn bay bổng lên. (Chúng ta hoàn toàn có thể dùng từ tượng thanh, hoặc từ  tượng hình, hoặc từ biểu cảm để chọi với từ tượng thanh, điều này chấp nhận được) 
-DIÊU, cũng như DAO nghĩa là xinh, là đẹp (Giống như SWELL, PRETTY, BEAUTIFUL vậy)
-PHIÊU: trong tiếng Hán, còn cách đọc khác là PHIẾU (dấu sắc) hoặc PHIỂU (dấu hỏi). Chữ PHIỂU (dấu hỏi) này là cái phễu (miền Bắc) cái quặng (miền Nam), một vật dụng hình chóp, có một đầu nhọn. PHIỂU (dấu hỏi) còn là một nhạc cụ cổ xưa hình chóp, giống cái chuông, chuyên dùng để gõ. Thời Xuân Thu Chiến Quốc, khi hộ tống vua Triệu dự hội nghị với vua Tần, Tướng quốc Lạn Tương Như đã rút gươm ép vua Tần đánh cái phễu là đánh cái nhạc cụ PHIỂU này vậy.


Câu CHÓP XINH RÌNH PHIÊU DIÊU này chỉ là một câu đáp TẠM, trong đó, chữ PHIÊU được phát âm và được hiểu như PHIỂU, một vật hình chóp chỉ cái chóp xinh của… phụ nữ. Do tính chất PHIÊU DIÊU trùng thanh (hai thanh bằng), và phải hiểu một cách gượng ép chữ PHIÊU (không dấu) này như PHIỂU (dấu hỏi), nên câu đáp này chỉ là một chút mua vui, giúp bằng hữu bốn phương tham khảo mà thôi. 

oOo

MỘT CHÚT TÂM SỰ

Khi lần theo câu đối BÌ BẠCH này, cách đây 20 năm, tôi hầu như đã nắm được chìa khóa để giải phá nó. Có lúc đã tưởng chừng mình sắp về đến đích rồi, nhưng rút cục vẫn KẸT MỘT SỢI TÓC, khiến nên câu đáp không thể hoàn chỉnh.

Mấu chốt của nó ở đâu: Ở 2 chữ cuối. Nếu ta tìm được 2 từ Nôm tượng thanh, tượng hình, hoặc biểu cảm có 2 thanh nghịch nhau (Trắc trước, Bằng sau), mà bản thân 2 từ ấy lại có nghĩa Hán thì bài toán xem như đã có lời giải. Cần thiết phải đi từ nấc thang đầu tiên ấy, may ra mới có thể về đích. Nếu bạn cứ tìm 2 chữ đầu trước, chắc chắn bạn sẽ đi vào ngõ cụt. Và câu đáp của bạn may lắm cũng sẽ chỉ lọt vào các nhóm… bị loại.

Theo cái hướng đi vừa nói, có lần tôi đã tìm ra 2 chữ thuần Nôm: TỈNH KHÔ
-Đây là một từ biểu cảm, chỉ cái trạng thái cảm xúc: tỉnh táo, tỉnh queo, tỉnh rụi, không bộc lộ cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên hay sợ hãi gì ra mặt.
-Từ TỈNH KHÔ này Trắc trước Bằng sau chọi với BÌ BẠCH (Bằng trước, Trắc sau) rất đẹp.
-Tỉnh (Hán) là cái giếng. Còn Khô (Hán) nghĩa là cạn, khô héo

Lập tức, tôi có được câu đáp:

GIẾNG CẠN PHƠI TỈNH KHÔ  [HSN]
              Cái giếng cạn (của ai) phơi (ra) tỉnh queo!

-GIẾNG là cái giếng nước, tất nhiên. Nhưng nghĩa bóng ám chỉ bộ phận sinh dục nữ (kiểu như chữ LỖ: "Một lỗ sâu sâu mấy cũng vừa" vậy)
-CẠN: khô, nông, không sâu
-PHƠI: phơi ra, phô bày ra, tô hô ra
-TỈNH KHÔ: tỉnh queo, không ngượng ngùng gì

Tưởng chừng là QUÁ ĐẸP. Tưởng chừng là đã phá giải được câu đối quái chiêu của bà Điểm... Nhưng nhìn lại thì vẫn HỎNG. Vì sao? 
-Vì TỈNH KHÔ bắt đầu bằng cặp phụ âm T-K không giống nhau, trong khi BÌ BẠCH 2 phụ âm B-B. 
-Hơn nữa, CẠN và TRẮNG trùng thanh, cùng là thanh Trắc cả. 

Thế mới đau. Tiếc hùi hụi câu này, các bạn ạ. Nói rằng "tưởng chừng sắp về tới đích, nhưng lại... LỌT GIẾNG" là vì thế. Tôi không giấu dốt, phô bày cái yếu kém đó của mình ra đây. Chỉ mong các bạn nắm lấy cái LA BÀN ấy, một ngày nào đó, các bạn sẽ có thể tìm ra được câu đáp, mà chính tôi đã KHÔNG THỂ.

Chúc tất cả quý hữu luôn vui

Hàn Sĩ Nguyên
Saigon, tháng 12 năm 2018


:cheers: :bong: rose :hoa: :cheers:
Về Đầu Trang Go down
https://www.youtube.com/hsn2k3
HanSiNguyen

HanSiNguyen

Tổng số bài gửi : 2855
Registration date : 12/10/2009

TAM BÁCH NIÊN TỬ ĐỐI - DA TRẮNG VỖ BÌ BẠCH Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TAM BÁCH NIÊN TỬ ĐỐI - DA TRẮNG VỖ BÌ BẠCH   TAM BÁCH NIÊN TỬ ĐỐI - DA TRẮNG VỖ BÌ BẠCH I_icon13Mon 24 Dec 2018, 11:01

:bong: rose :hoa:

QUÁ TRÌNH PHÁ KHÓA TÌM CHÌA

cho câu đối

DA TRẮNG VỖ BÌ BẠCH [ĐTĐ]

 
1-Lần thất bại thứ nhất:

CHÓP XINH RÌNH PHIÊU DIÊU  [HSN]
 
Như đã nói, câu này chỉ là câu đáp tạm, vì nó chất đầy tính gượng ép:
 
-Nếu hiểu PHIÊU là PHIỂU với nghĩa cái chóp, DIÊU là xinh. Thì PHIỂU DIÊU rất đúng với CHÓP XINH, lại nghịch thanh (một trắc, một bằng) chọi được với BÌ BẠCH, nhưng trường hợp này 2 chữ PHIỂU DIÊU vô nghĩa (kg có nghĩa là nhẹ nhàng lâng lâng được).
-Nếu hiểu như PHIÊU DIÊU (nhẹ nhàng lâng lâng) thì PHIÊU DIÊU trùng 2 thanh bằng, không chọi được với BÌ BẠCH. Hơn nữa chữ PHIÊU (không dấu) kg thể là phễu, là vật hình chóp.
 
Tóm lại, hiểu như thế nào thì câu này cũng đầy gượng ép, và chỉ có thể… vứt đi mà thôi
 
2-Lần thất bại thứ hai:
 
GIẾNG CẠN PHƠI TỈNH KHÔ  [HSN]
 
Câu này tốt hơn câu PHIÊU DIÊU kia nhiều. Ngặt một nỗi CẠN bị trùng thanh trắc với TRẮNG. Chỉ có một lỗi ấy. Nhưng thế cũng đủ để bị loại bỏ. Chưa kể nếu xét nét chi ly, thì câu này cũng HỎNG ở 2 điểm khác nữa:
 
-Một là, GIẾNG không chọi được với DA (như lão thủ AN CHI đã nhận định chung, khi bình câu RỪNG SÂU MƯA LÂM THÂM của ông Nguyễn Tài Cẩn)
-Hai là, TỈNH KHÔ có 2 phụ âm đầu T-K, trong khi BÌ BẠCH là B-B giống nhau.
 
oOo

Hai câu đáp ấy HỎNG, tuy vậy, việc lần mò tìm cách giải phá câu đối quái chiêu của bà Điểm, dù liên tiếp thất bại, vẫn đem lại những kinh nghiệm quý giá, và những điều tổng kết bổ ích, giúp mình nhận ra SAI Ở ĐÂU, và phải khởi đầu lại như thế nào…
 
3-Ý tưởng nối tiếp giúp tôi tìm đến 2 chữ Đ: ĐIẾM ĐÀNG
 
-ĐIẾM ĐÀNG là từ Nôm, nghịch thanh và khởi đầu Đ-Đ, lại là trạng từ thể cách (Adverb of manner) giống như BÌ BẠCH. Vậy ĐIẾM ĐÀNG có thể là câu đáp tốt, tốt hơn TỈNH KHÔ.
-Trong tiếng Hán, ĐIẾM là quán, ĐÀNG (cũng như ĐƯỜNG) là nhà. Hai từ Nôm ĐIẾM ĐÀNG, mỗi từ đều có nghĩa Hán. Đạt thêm một yếu tố nữa.
 
Lập tức tôi có câu đáp:
 
QUÁN NHÀ CHƠI ĐIẾM ĐÀNG  [HSN]
 
-Chữ NHÀ này, bình thường là danh từ chỉ cái nhà, nhưng khi đi sau một từ khác như “sân nhà”, “rượu nhà” thì chữ nhà ấy là tính từ sở hữu (Sân nhà là sân của mình, đối lập với sân khách là sân của đối phương. Rượu nhà là rượu của mình, rượu tự làm lấy ở nhà mình). Tính từ NHÀ này chọi được với tính từ màu sắc TRẮNG.
-Ý nghĩa: Quán nhà chơi trò… đểu, hoặc tính tiền ăn gian khách, hoặc phục vụ món ăn không đúng về giá trị, không xứng về chất lượng so với khoản tiền khách phải trả.
 
Mọi thứ có vẻ như là TẠM ĐƯỢC… Nhưng mà hỡi ơi… Lập luận chính xác của lão thủ AN CHI vẫn lơ lửng đó… QUÁN là cái quán, cái tiệm… sao mà đối được với DA thịt chứ!
 
4-Hai chữ ĐIẾM ĐÀNG không xong, tôi lại loay hoay đi tìm 2 chữ khác: TÁN TÀN
 
-TÁN TÀN là từ Nôm nghịch thanh, khởi đầu T-T giống như BÌ BẠCH. Khi kết hợp với động từ VUNG ta có cụm từ VUNG TÁN TÀN nghĩa là vung, là vãi (cái gì đó) ra tứ phía như kiểu Mãn thiên hoa vũ (Mưa hoa bay đầy trời).
-TÁN và TÀN đều có nghĩa Hán: TÁN là cái lọng, cái dù, cái ô. Còn TÀN nghĩa là hư, hư hỏng, hư hại.
 
Lập tức tôi có câu đáp:
 
LỌNG HƯ VUNG TÁN TÀN  [HSN]
 
Mọi thứ đều ăn khớp hết, tưởng đã về đích, nhưng LỌNG là cái ô, cái dù cũng không chọi được với DA (theo tiêu chuẩn gắt gao của lão thủ AN CHI). Và vì thế câu DA TRẮNG VỖ BÌ BẠCH vẫn chưa có lời giải!
 
Tôi ghi lại cái quá trình PHÁ KHÓA TÌM CHÌA (nhiều lần thất bại) ấy ở đây, mục đích để giới thiệu với các bạn cái NGUYÊN TẮC phải nắm để giải câu đối này… Tôi thất bại nhiều lần, vì tôi chưa gặp may, và trí lực của tôi cũng chỉ CÓ HẠN. Tôi hy vọng các bạn khác, trí lực cao hơn tôi, kiến thức rộng hơn tôi, và có CƠ MAY nhiều hơn tôi, sẽ có thể, một ngày nào đó, tìm ra câu giải đáp. Ngày đó KHÔNG XA, các bạn ạ. Chúc các bạn thành công (hơn tôi).
 
Hàn Sĩ Nguyên trân trọng
Saigon, tháng 12/2018

HanSiNguyen
====================
Ngày tháng đong đưa đời gió bụi
Mặc ai xa mã chốn gian trần


:bong: rose :hoa:
Về Đầu Trang Go down
https://www.youtube.com/hsn2k3
HanSiNguyen

HanSiNguyen

Tổng số bài gửi : 2855
Registration date : 12/10/2009

TAM BÁCH NIÊN TỬ ĐỐI - DA TRẮNG VỖ BÌ BẠCH Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TAM BÁCH NIÊN TỬ ĐỐI - DA TRẮNG VỖ BÌ BẠCH   TAM BÁCH NIÊN TỬ ĐỐI - DA TRẮNG VỖ BÌ BẠCH I_icon13Wed 26 Dec 2018, 03:47

:bong: rose :hoa: 

NHỮNG KẾT LUẬN RÚT ĐƯỢC

rose rose rose 

1-Một là, không thể làm mò mẫm tự phát, mà phải lần dò theo đúng nguyên tắc. Việc thất bại với PHIÊU DIÊU, chỉ ra rằng phải tìm được một cặp từ nghịch thanh (trắc-bằng) trước nhất. Từ thất bại với 2 chữ PHIÊU DIÊU này mà có câu thứ hai với 2 từ cuối TỈNH KHÔ nghịch thanh.

2-Hai là, cặp nghịch thanh ấy phải khởi đầu bằng 2 phụ âm giống nhau mới đáp ứng được 2 chữ BÌ BẠCH. Nếu 2 phụ âm đầu khác nhau như trường hợp TỈNH KHÔ cũng sẽ không đạt yêu cầu. TỈNH KHÔ thất bại, dẫn đến việc tìm ra những từ nghịch thanh cùng phụ âm đầu như ĐIẾM ĐÀNG và TÁN TÀN.

3-Ba là, khi đã có được 2 từ cuối đạt yêu cầu rồi, việc truy xuất ra nghĩa Nôm của 2 từ Hán ấy lại dẫn đến thất bại khác: Đó là 2 chữ đầu KHÔNG CHỌI được với DA (theo tiêu chuẩn của lão thủ AN CHI), chẳng hạn như QUÁN (ĐIẾM), và LỌNG (TÁN) đều không phải là các bộ phận trên thân thể như DA (BÌ), do đó các câu đáp ấy đều hóa ra… lãng nhách (!)

4-Bốn là, vấn đề bây giờ lại quay ngược trở về với chữ đầu tiên: Phải có một danh từ thanh trắc chỉ bộ phận nào đó trên cơ thể trước đã. Những danh từ thanh bằng như XƯƠNG, MÔI, CẰM, TAY, CHÂN trùng thanh bằng với DA đều tự bị loại, vì không thỏa yêu cầu. Bắt buộc phải là danh từ thanh trắc như MẮT, TÓC, MŨI, LƯỠI, RỐN… đặc biệt những danh từ thanh trắc nào chỉ “chỗ hiểm” như HÁNG, VÚ, VẾ hoặc có thể hiểu 2 nghĩa (trên và dưới, tục thanh ngấm ngầm) như MÉP, MIỆNG, KHÓE… sẽ càng “thanh lịch” và tốt đẹp hơn nữa. Từ các chữ này, truy nguyên ra tiếng Hán, sau đó tìm cặp trạng từ nghịch thanh. Đó là lộ trình duy nhất ĐÚNG vậy.

Thí dụ: Với chữ TÓC, truy nguyên ra từ Hán là PHÁT, cặp từ nghịch thanh (tượng thanh, tượng hình, hoặc biểu cảm) sẽ là PHÁT (GÌ?). Mấu chốt chung cuộc ở nơi chữ GÌ ấy. Tìm không ra, hoặc tìm ra từ không thích hợp thì bế tắc vẫn hoàn bế tắc vậy.

5-Năm là, không được quên rằng “DA TRẮNG VỖ BÌ BẠCH” là một câu đối mang ý bỡn cợt, tục thanh, xuất ra trong bối cảnh một người nữ đang tắm, và một người nam đang lần mò đến, đang lân la, rình mò, ngắm nhìn, đang định gạ gẫm, kiếm chác… DA TRẮNG, mà DA gì? Không phải ý bà Điểm muốn nói da chung chung, càng không phải là da đầu hay da tay hay da của những bộ phận “nghiêm túc” khác.

Tìm hiểu chữ thứ ba, chữ VỖ, động từ VỖ thì đã rõ ràng là một động tác diễn tả việc dùng tay đập lên người hoặc đồ vật khác cho phát ra tiếng kêu, thế nhưng trong câu đối ấy, túc từ (đối tượng object) của chữ VỖ ấy đâu? Túc từ này ẨN, nghĩa là được giấu đi, không nói ra, để người đọc tự hiểu… Vậy thì tác giả đã VỖ cái gì? Ẩn ý của bà Điểm nếu không phải là VỖ mông, hay VỖ ngực thì cũng là VỖ háng hoặc VỖ vế (bắp vế, bắp đùi)… Như vậy, một câu đáp (nếu có, nếu tìm được) cũng phải ẩn cái ý tục thanh ngấm ngầm này, thì khi đó mới có thể gọi là hoàn chỉnh vậy.

Thí dụ: Với chữ MẮT, từ Hán tương ứng là NHÃN hoặc NHẪN, có thể cho ra cặp nghịch thanh nào đó phù hợp (có thể lắm)… nhưng câu MẮT (gì đó) đi kèm với NHÃN… hoặc NHẪN…, e rằng sẽ không thể mang ý tục thanh nơi cửa buồng tắm được. Và như thế cũng sẽ không đạt!

Nhân tố “tục thanh ngấm ngầm” này khiến câu đối đã khó lại càng thêm khó. Có vẻ như nó bó hẹp phạm vi của câu đáp lại hơn nữa… Nhưng không phải thế, tôi cho rằng cái ý “tục thanh ngấm ngầm” này lại giúp phạm vi tìm từ được khai triển RỘNG thêm thì đúng hơn. Không những các từ cụ thể quanh quẩn bộ phận kín có thể là lời đáp, mà cả những từ lóng ám chỉ các bộ phận ấy (như CHÓP xinh, như NÚI to, như HÁNG thâm, như RỐN lồi, như LƯỠI hồng, như GIẾNG khô, như LỖ thâm, như LỖ sanh v.v…) đều có thể là đáp án chính xác vậy…


Tóm tắt về LỘ TRÌNH giải đáp:

1-Trước hết, tìm một danh từ chỉ một bộ phận trên người (Mắt, Tóc, Lưỡi v.v...) hoặc từ lóng chỉ một bộ phận trên người (như LỖ, KHÓE, KẼ, MÉP v.v...). Đây là tiêu chuẩn gắt gao của lão thủ AN CHI.
2-Truy nguyên từ ấy ra tiếng Hán
3-Tìm cặp từ nghịch thanh (trắc bằng) của từ Hán ấy mang tính chất tượng thanh, tượng hình hoặc biểu cảm)



Lời kết:

Tôi đã phát hiện cái SẠN ĐẠO gập ghềnh dẫn đến việc TIẾP CẬN mục tiêu chung cuộc gần đến như thế, mà cuối cùng vẫn không thể tìm ra câu đáp. Chỉ có thể tự trách chính mình thiểu năng mà thôi. Và trên tất cả, chỉ có thể bội phục, cảm phục bà Điểm… Càng nghĩ sâu, càng cảm phục bà nhiều hơn vậy.

Chơi đối nhức đầu lắm, tôi đã lớn tuổi rồi, lại mang bệnh trầm kha, không thể đeo đẳng mãi với ĐỐI. Tôi xem như mình đã thất bại trong việc giải đáp câu đối này, nhưng với các điểm khai phá nêu trên, thực sự tôi hy vọng rằng một ngày không xa, sẽ có một ai đó trong số các bạn đạt đến thành công.

Hàn Sĩ Nguyên
Tháng 12 năm 2018
:bong: rose :hoa:
Về Đầu Trang Go down
https://www.youtube.com/hsn2k3
Sponsored content




TAM BÁCH NIÊN TỬ ĐỐI - DA TRẮNG VỖ BÌ BẠCH Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TAM BÁCH NIÊN TỬ ĐỐI - DA TRẮNG VỖ BÌ BẠCH   TAM BÁCH NIÊN TỬ ĐỐI - DA TRẮNG VỖ BÌ BẠCH I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
TAM BÁCH NIÊN TỬ ĐỐI - DA TRẮNG VỖ BÌ BẠCH
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Việt Sử Giai Thoại - Tập 5 - Nguyễn Khắc Thuần
» Việt Sử Giai Thoại - Tập 2 - Nguyễn Khắc Thuần
» Việt Sử Giai Thoại - Tập 3 - Nguyễn Khắc Thuần
»  Thơ xướng hoạ vui cầu hoạ TÂN NIÊN /XUÂN SANG
» THÂN DẬU NIÊN LAI KIẾN THÁI BÌNH
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: BIÊN KHẢO, BÌNH LUẬN THƠ VĂN-