Bài viết mới | Kỳ thi Tú tài IBM ở Sài Gòn năm 1974 by Ai Hoa Today at 16:35
Những bài học thuộc lòng by Ai Hoa Today at 15:46
7 chữ by Tinh Hoa Today at 03:07
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 15:18
Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh by Trà Mi Yesterday at 12:43
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Yesterday at 00:07
Đường luật by Tinh Hoa Thu 12 Sep 2024, 10:20
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Thu 12 Sep 2024, 07:44
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 11 Sep 2024, 11:42
Một thoáng mây bay 14 by Ai Hoa Wed 11 Sep 2024, 07:37
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Tue 10 Sep 2024, 21:51
Tính cách của người Sài Gòn ngày xưa by Trà Mi Mon 09 Sep 2024, 08:28
Vinh Danh Trong Toàn Cầu Thập Bát Danh Nhân by Trà Mi Mon 09 Sep 2024, 07:21
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Thu 05 Sep 2024, 19:19
Tin Thời Sự Và Những Bình Luận “Trái Chiều” by chuoigia Wed 04 Sep 2024, 21:29
Lục bát by Tinh Hoa Sat 31 Aug 2024, 23:09
Xe gắn máy tại miền Nam Việt Nam trước 1975 by Trà Mi Thu 29 Aug 2024, 14:22
Lưu Kỷ Niệm TX Ngọc Điền by mytutru Wed 28 Aug 2024, 16:25
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Tue 27 Aug 2024, 18:39
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Tue 27 Aug 2024, 14:36
Một thoáng mây bay 5 by Ai Hoa Tue 27 Aug 2024, 14:22
CHIA ĐAU CÙNG PHƯƠNG NGUYÊN by Ai Hoa Mon 26 Aug 2024, 15:19
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Thu 22 Aug 2024, 03:13
TRANG THƠ LƯU NIỆM PHƯƠNG, LÝ by buixuanphuong09 Wed 21 Aug 2024, 15:30
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:35
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:26
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:23
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU by Phương Nguyên Tue 20 Aug 2024, 08:58
Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Tue 20 Aug 2024, 05:55
Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Mon 19 Aug 2024, 01:44
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
| | Chiến Tranh Thương Mại Mỹ-Trung | |
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
tvqm
Tổng số bài gửi : 143 Registration date : 07/06/2018
| Tiêu đề: Re: Chiến Tranh Thương Mại Mỹ-Trung Mon 24 Sep 2018, 03:38 | |
| Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Chuyên gia Nga nói Trump làm đúng, Bắc Kinh tổn thất nặng nềPosted on September 21, 2018 By VietPho.orgChiến tranh thương mại Trung – Mỹ tiếp tục leo thang. Sau khi Tổng thống Mỹ Trump tuyên bố đánh thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Cộng có tổng trị giá khoảng 200 tỷ Đô la Mỹ, Bắc Kinh cũng đã đưa ra biện pháp đáp trả. Có chuyên gia của Nga cho rằng, từ góc độ lợi ích quốc gia của Mỹ mà xét, cách làm của ông Trump phù hợp với lợi ích quốc gia của Mỹ, bên cạnh đó một khi chiến tranh thương mại bùng nổ một cách toàn diện, Bắc Kinh sẽ tổn thất thảm hại. Ngày 17/9, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố thu thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Cộng có tổng trị giá khoảng 200 tỷ Đô la Mỹ (USD), ngày 24/9 sẽ bắt đầu thực thi. Hiện tại tỉ lệ trưng thu thuế quan là 10%, đến ngày 1/1/2019, tỉ lệ thuế quan sẽ tăng cao lên đến 25%.Ông Trump cho biết, phía Mỹ mong muốn đối thoại với Trung Cộng, nhưng nếu Bắc Kinh thực hiện biện pháp trả đũa đối với nông dân và ngành công nghiệp Mỹ, thì Mỹ sẽ lập tức đánh thuế đối với hàng hóa Trung Cộng trị giá 267 tỷ USD, điều này có nghĩa là tất cả các hàng hóa của Trung Cộng xuất khẩu sang Mỹ đều sẽ bị ảnh hưởng. Ông còn nhấn mạnh, hành vi thương mại của chính quyền Trung Cộng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển lành mạnh lâu dài của nền kinh tế Mỹ, ông cũng kêu gọi Bắc Kinh có biện pháp hành động để chấm dứt chính sách thương mại không công bằng.Ngày 18/9, Bắc Kinh đã đáp trả lại và cho biết, sẽ thu thuế quan 10% hoặc 5% đối với 5207 sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ trong danh mục thuế, tổng trị giá khoảng 60 tỷ USD, bắt đầu thực thi từ ngày 24/9. Đài Á châu Tự do (RFA) dẫn quan điểm của một chuyên gia Nga cho biết, Bắc Kinh sẽ tổn thất nặng nề trong cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ.Bản tin cho biết, ông Alexei Piric – Giám đốc “Trung tâm liên lạc Âu – Á” của Nga cho rằng, từ lợi ích quốc gia của Mỹ mà xét, cách làm của ông Trump là vô cùng chính xác, có hiệu quả và thiết thực, “nhưng từ góc độ của Trung Cộng mà xét, thì Trung Cộng sẽ phải chịu tổn thất, hơn nữa lại là tổn thất nặng nề. Bởi vì chiến tranh thương mại đã bùng nổ trên mọi phương diện, trong khi thực lực kinh tế của Bắc Kinh vẫn không cách nào sánh ngang với Washington.”Alexei Piric giải thích rằng, nguyên nhân trực tiếp là kinh tế Trung Cộng tăng trưởng dựa vào xuất khẩu, và xuất khẩu lại dựa nhiều vào thị trường Mỹ.Bắc Kinh muốn tìm một thị trường có quy mô tương đương Mỹ để thay thế nhưng là điều cực kỳ khó. Mặc dù các sản phẩm của Mỹ xuất khẩu vào thị trường Trung Cộng cũng bị ảnh hưởng bởi thuế quan của Trung Cộng, nhưng mức độ tổn hại là nhỏ hơn rất nhiều so với tổn hại của Trung Cộng.Còn có chuyên gia Nga cho rằng, trong cuộc chiến thương mại này, Trung Cộng vẫn luôn giữ tư thế đối kháng có nguyên nhân là do Trung Cộng đã không còn đường lui, cho dù Trung Cộng không suy xét đến tổn thất kinh tế quốc gia, nhưng chấp nhận quá nhiều điều kiện ví dụ như mở cửa tự do internet, thì sẽ đe dọa trực tiếp đến sự thống trị của Đảng Cộng sản Trung Cộng.Bản tin cho biết, hiện nay, chính sách của Bắc Kinh là kéo dài đến kỳ bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ, với kỳ vọng Đảng Dân chủ cản trở ông Trump có thể vượt lên, đồng thời thông qua sức mạnh của giới doanh nghiệp tài chính ở Phố Wall thân Cộng Sản để gây áp lực cho ông Trump, buộc ông phải thay đổi kế hoạch.Tuy nhiên, tỉ lệ người dân ủng hộ ông Trump hiện tại đang lên cao, do đó kỳ vọng này của Đảng Cộng sản Trung Cộng là rất mong mạnh.Bên cạnh đó, theo CNBC đưa tin, Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ Wilbur Ross cho biết, biện pháp tăng thu thuế quan không phải là “hành động lỗ mãng”, mục đích là để thay đổi cho ngay chính lại hành vi của Bắc Kinh, để các công ty Mỹ đang cạnh tranh tại Trung Cộng có một sân chơi công bằng. Đối với hành động trả đũa của Bắc Kinh, Bộ trưởng Ross cho rằng, “đạn của Trung Cộng đã dùng hết rồi”, bởi vì kim ngạch xuất khẩu của Trung Cộng sang Mỹ gấp gần 4 lần so với kim ngạch xuất khẩu của Mỹ vào Trung Cộng. |
| | | tvqm
Tổng số bài gửi : 143 Registration date : 07/06/2018
| Tiêu đề: Re: Chiến Tranh Thương Mại Mỹ-Trung Tue 09 Oct 2018, 05:40 | |
| Mỹ sẽ áp dụng biện pháp “phản công toàn diện” Có quan chức Nhà Trắng đã tiết lộ rằng Mỹ đang chuẩn bị sẵn sàng khởi động biện pháp trừng phạt đảng Cộng sản Trung cộng (ĐCSTC) toàn diện trên quy mô lớn, đây sẽ là “cuộc chiến trừng phạt” chưa từng có. Về vấn đề này, một học giả Trung cộng đại lục nhận định, biện pháp trừng phạt của Mỹ nhắm vào giới quan chức ĐCSTC còn khiến giới quan chức lo ngại hơn cuộc chiến thương mại, nhiều khả năng ĐCSTC có thể bị Mỹ xếp vào danh sách nước thù địch.
Có học giả Trung cộng Đại lục đã cho biết, Mỹ đang triển khai kế hoạch trừng phạt đối với cả cá nhân quan chức cấp cao ĐCSTC, động thái còn căng hơn cả cuộc chiến tranh thương mạiMỹ sẽ áp dụng biện pháp “phản công toàn diện”? Làn sóng thứ ba của các cuộc chiến tranh thương mại Trung-Mỹ đã bắt đầu, chiến tuyến lần này có thể mở rộng hơn. Trang tin Axios tại Mỹ trích dẫn hai nguồn tin giấu tên từ quan chức Nhà Trắng cho biết, phía Mỹ thu thập được một số lượng lớn chứng cứ về tấn công mạng, can dự bầu cử, trộm cắp tài sản trí tuệ của ĐCSTC, qua đó sẽ có hành động đáp trả. Thông tin cũng chỉ ra, Tổng thống Trump đã bật đèn xanh cho kế hoạch toàn diện này với sự vào cuộc của cả cơ quan an ninh quốc gia, bộ quốc phòng, ngân khố, và thương mại của Mỹ, sớm nhất là trong vòng vài tuần kế hoạch sẽ được thực thi.Thời báo Kinh tế Hồng Kông có nhận định, nếu thông tin này là đúng, có nghĩa là Mỹ sẽ khởi động một cuộc chiến trừng phạt toàn diện chống lại ĐCSTC.Nếu Mỹ áp dụng biện pháp trừng phạt tài chính thì tình hình rất nghiêm trọng, khi đó sẽ xảy ra vấn đề đóng băng tài sản của quan chức cấp cao ĐCSTC cũng như tài sản doanh nghiệp nhà nước của ĐCSTC tại Mỹ; cấm các chính phủ, tổ chức kinh doanh hoặc cá nhân các chuyên gia làm ăn với Trung cộng; và thậm chí ngăn cấm Trung cộng sử dụng các giao dịch ngoại hối bằng Đô la Mỹ… Thông tin cho rằng, một khi Mỹ dùng “vũ khí hạt nhân tài chính” này, hoạt động thương mại quốc tế của ĐCSTC sẽ sụp đổ trước. Tại Trung cộng, 70% doanh nghiệp xuất khẩu ra nước ngoài có đầu tư nước ngoài, khi các doanh nghiệp tài trợ nước ngoài này rời bỏ Trung cộng, các doanh nghiệp địa phương của Trung cộng nằm trong dây chuyền sản xuất sẽ bị ảnh hưởng. Khi nguồn tài sản khổng lồ chảy ra khỏi Trung cộng như vậy thì hệ thống tài chính của ĐCSTC sẽ sụp đổ. Một trong những dấu hiệu là vào ngày 20/9, Bộ Ngoại giao Mỹ áp đặt biện pháp trừng phạt đối với ông Lý Thượng Phúc (Li Shangfu), Chủ nhiệm Bộ Phát triển Trang bị Quân ủy Trung ương ĐCSTC với lý do mua quân bị của Nga, đây chính là tín hiệu cho thấy Mỹ đã có biện pháp trừng phạt tài chính nhắm vào cá nhân quan chức Trung cộng.“Vũ khí tài chính” sẽ kéo theo đối đầu quân sự? Ông Hạ Giang Binh (He Jiangbin), nhà kinh tế Trung cộng Đại lục cho biết, biện pháp trừng phạt của Mỹ chống lại các quan chức cấp cao ĐCSTC là dấu hiệu về cuộc chiến tài chính đang chính thức mở ra, và khả năng của một màn đối đầu quân sự cũng đã chính thức bắt đầu.Trước đó, ông Hạ Giang Binh đã viết một bài báo trên tờ Apple Daily của Hồng Kông cảnh báo rằng, các lệnh trừng phạt tài chính còn đáng sợ hơn chiến tranh thương mại, và Mỹ cũng đã sẵn sàng trong vấn đề này. Đặc trưng của nó là tính hủy diệt mạnh và độ chính xác cao, có thể giảm thiểu “chi phí tác chiến” của Mỹ. Mỹ có tiếng nói tuyệt đối trong Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Thương mại Thế giới, còn hệ thống thanh toán quốc tế cũng dùng đồng Đô la Mỹ làm trung tâm. Bộ Tài chính Mỹ được trao quyền để thực hiện biện pháp trừng phạt đối với các nước độc tài chống lại loài người, gây thảm sát hàng loạt, thành lập các trại tập trung, diệt chủng và đàn áp tôn giáo, chà đạp lên nhân quyền. Một khi lệnh chế tài được triển khai, các quốc gia và tổ chức này về cơ bản không thể thực hiện các giao dịch xuất nhập khẩu, kết quả là sự sụp đổ trong hoạt động thương mại nước ngoài. Hiện tại, các quốc gia đã bị các quỹ tài chính của Mỹ trừng phạt bao gồm Venezuela, Nga, Iran, Iraq và Yemen. Nhìn qua những dấu hiệu hiện nay cho thấy có khả năng Mỹ sẽ áp dụng hành động tương tự đối với ĐCSTC.Ông Hạ Giang Binh cũng chỉ ra rằng, Nga đã bị Mỹ xếp vào nước thù địch vì cáo buộc can thiệp vào các cuộc bầu cử tại Mỹ. Hiện nay, ĐCSTC cũng đang bước chân theo Nga.Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đều nhận định rằng ĐCSTC đã có ý đồ can thiệp vào các cuộc bầu cử của Mỹ. Ngày 23/9, tờ China Daily bản tiếng Anh của ĐCSTC đã đăng 4 trang quảng cáo trên tờ báo lớn nhất của bang Iowa là The Des Moines Register, theo đó có ghi rõ “do China Daily trả phí và viết”, nội dung những trang này nhằm chỉ trích Tổng thống Mỹ Trump và các cử tri quan trọng của đảng Cộng hòa tại bang Iowa rằng “Trump đã làm hại những người trồng đậu tương của bang này”. Nhiều nhận định cho rằng đây là một “tội chứng” quan trọng phơi bày ĐCSTC can thiệp vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ.Ngày 26/9, tại Diễn đàn về không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc do Tổng thống Trump chủ trì, Trump đã bất ngờ cảnh cáo ĐCSTC không được can thiệp vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ.. Trump nói: “Chúng tôi phát hiện Trung cộng (ĐCSTC) đã cố gắng can thiệp vào cuộc bầu cử sắp tới của chúng tôi vào tháng Mười Một, nhằm chống lại chính phủ của tôi. Họ không muốn tôi, hoặc chúng ta, giành được chiến thắng trong cuộc bầu cử, bởi vì tôi là Tổng thống đầu tiên gây thách thức về thương mại đối với Trung cộng (ĐCSTC). Ông Hạ Giang Binh cho rằng, trong tình hình căng thẳng hiện nay, hoàn toàn có khả năng Mỹ sẽ chính thức liệt ĐCSTC vào danh sách nước thù địch, sẽ có lệnh cấm vận thương mại, và biện pháp trừng phạt tài chính toàn diện cũng sẽ được áp dụng. Trong hoàn cảnh của Nga, nước Nga còn có nguồn tài nguyên dầu và lương thực dồi dào, nhưng Trung cộng thì thiếu thốn hơn!Thanh Vân |
| | | tvqm
Tổng số bài gửi : 143 Registration date : 07/06/2018
| Tiêu đề: Re: Chiến Tranh Thương Mại Mỹ-Trung Tue 09 Oct 2018, 06:27 | |
| [size=33]Hai đòn hiểm của Trump, TQ lập tức yêu cầu du học sinh về nước? [/size] Tác giả: Trí Đạt | Nguồn: Trí Thức Vn | Ngày đăng: 2018-10-07 |
[size=53]Theo một nguồn tin từ giới ngoại giao đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tiết lộ với giới truyền thông Mỹ, ĐCSTQ mới ra thông báo mật trong nội bộ tạm dừng cho phép con cái các quan chức cấp cao đi du học tại Mỹ, còn những con cái quan chức cấp cao nào đang theo học tại Mỹ cũng phải trở về nước trong năm nay. Có phân tích cho rằng, động thái của ĐCSTQ có thể liên quan đến việc Trump bắt giữ gián điệp sinh viên và các lệnh trừng phạt kinh tế nhắm trực tiếp vào tài sản quan tham cấp cao của nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc.
[/size] Ngày 01/10, phiên bản tiếng Nhật “Tạp chí Thương nghiệp” tại Mỹ đưa tin, sau khi Tổng thống Mỹ Trump lên tiếng tuyên bố “sinh viên Trung Quốc sang Mỹ toàn là gián điệp” thì ĐCSTQ bắt đầu có hành động. Có nguồn tin từ giới ngoại giao của ĐCSTQ tiết lộ, ĐCSTQ mới ra công văn mật trong nội bộ cấm con cái các quan chức cấp cao đi du học tại Mỹ, còn những con cái quan chức cấp cao đang theo học tại Mỹ cũng phải trở về nước trong năm nay. Lãnh đạo cấp cao Trung Quốc cho rằng xung đột thương mại Trung – Mỹ rất khó để giải quyết trong một thời gian ngắn, vì vậy con cái của các quan chức cấp cao này không chỉ bị yêu cầu trở về nước mà còn tạm thời cấm đi du học tại Mỹ. Phân tích cho rằng, việc ĐCSTQ khẩn cấp triệu tập con quan chức cao cấp trở về Trung Quốc có thể có hai lý do. Thứ nhất: Chính phủ của Trump sẽ đẩy mạnh truy cứu sinh viên gián điệp Theo trang tin tức Politico ở Mỹ, trong một bữa ăn tối riêng tư vào ngày 07/8 Tổng thống Mỹ Trump đã từng ám chỉ vấn nạn gần như tất cả sinh viên đến từ Trung Quốc là gián điệp. Tờ Epoch Times phiên bản tiếng Anh cũng chỉ ra, ĐCSTQ đã sử dụng du học sinh để ăn cắp bí mật từ nhiều viện nghiên cứu và trường đại học khác nhau trong quá trình học tập tại nước ngoài. Sau khi các sinh viên gián điệp này tốt nghiệp, lại được vào làm việc trong Chính phủ, các viện nghiên cứu và các công ty lớn của Mỹ để tiếp tục đánh cắp thêm thông tin liên quan cung cấp cho ĐCSTQ. Còn giới truyền thông Úc cũng đã đưa ra nhận định rằng gián điệp viên sinh viên của ĐCSTQ không chỉ đánh cắp công nghệ mà còn theo dõi những người mà ĐCSTQ cho là nhân vật quan trọng. Theo một nguồn tin từ tờ Chính sách Đối ngoại (Foreign Policy) tại Mỹ, hàng năm Hiệp hội Học giả và Sinh viên Trung Quốc (The Chinese Students and Scholars Association, CSSA) tại Đại học Georgetown Mỹ đều nhận tài trợ từ nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc, đóng vai trò như “tai mắt”của ĐCSTQ, giám sát lời nói và hành động của du học sinh Trung Quốc. Hiện nay, khi cuộc chiến tranh thương mại Trung – Mỹ leo thang, gần đây Tổng thống Trump lại tiếp tục lên tiếng ám chỉ hầu hết sinh viên Trung Quốc tại Mỹ làm gián điệp, theo đó có thể Chính phủ của Trump sẽ truy cứu hoặc trục xuất các sinh viên gián điệp. Thứ hai: Đòn trừng phạt tài sản cá nhân quan chức cao cấp của ĐCSTQ Như chúng ta đều biết, quan chức ĐCSTQ hầu như không có quan nào không tham nhũng, tài sản của hầu hết các quan chức tham nhũng đều mang giấu ở nước ngoài, một khi Mỹ ban lệnh trừng phạt nhắm trực tiếp vào cá nhân giới quyền quý ĐCSTQ, đóng băng tài sản bất hợp pháp của họ ở nước ngoài, khi đó cơ quan chức năng của Mỹ có thể thông qua con cái của giới quan tham này đang học tập tại Mỹ để tìm được thêm nhiều bằng chứng. Vào ngày 20/9, Mỹ đã công bố một loạt các biện pháp trừng phạt nghiêm nhắm vào Bộ trưởng Bộ Phát triển Thiết bị của Quân ủy Trung ương ĐCSTQ Lý Thư Phúc (Li Shangfu), biện pháp trừng phạt bao gồm đóng băng tất cả tài sản của Lý Thư Phúc nằm trong khu vực quản lý của Mỹ và cấm quan chức này có visa của Mỹ. Biện pháp trừng phạt này đã đặc biệt khiến ĐCSTQ lo lắng, vì thế phía Trung Quốc đã có một loạt các phản ứng ngay sau đó. Vào ngày 21/9, ĐCSTQ đã ngay lập tức quyết định triệu hồi Thẩm Kim Long (Shen Jinlong), chỉ huy Hải quân đang đến thăm Mỹ, để phản đối Mỹ. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng bày tỏ “sự phẫn nộ mạnh mẽ”, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trịnh Trạch Quang (Zheng Zeguang) cũng triệu tập Đại sứ Mỹ đến để phản đối. Đồng thời, truyền thông của ĐCSTQ cũng lên tiếng rầm rộ, gọi hành động này của Mỹ là chưa từng có tiền lệ, “không thể đánh giá thấp biện pháp trừng phạt này chống lại Trung Quốc”. Có bình luận cho rằng, ngay cả khi Trump áp đặt mức thuế 25% đối với 50 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc thì ĐCSTQ cũng không triệu tập Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc; khi Trump áp thuế hàng hóa Trung Quốc lên đến 200 tỷ USD thì ĐCSTQ cũng không triệu tập Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc. Nhưng lần này, khi đòn trừng phạt nhắm trực tiếp vào cá nhân một sĩ quan cao cấp, ĐCSTQ lập tức triệu tập Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc. Qua vấn đề này cho thấy, có thể vì các đòn thuế quan trước đó thì thiệt hại được san bằng cho đa số mọi người dân thường, nhưng lần này hoàn toàn khác vì nhắm trực tiếp vào quan chức cấp cao của ĐCSTQ, và đòn này không khác gì đánh trúng điểm nhạy cảm nhất của quan chức Cộng sản Trung Quốc. Truyền thông Hồng Kông đã từng chỉ ra, Mỹ chính là sự lựa chọn đầu tiên của giới quan tham ĐCSTQ khi muốn chạy thoát thân, hiện đã có hơn 7.000 quan chức tham nhũng Trung Quốc đang trốn ở Mỹ. Trong năm 2010, một giáo sư tại Trường Đảng Trung ương tiết lộ rằng có 1,18 triệu người thân (vợ/chồng, con) của quan tham Trung Quốc đã định cư ở nước ngoài. Về vấn đề này, trong một bài bình luận, tờ Apple Daily tại Hồng Kông cho biết rằng phía Mỹ đang lặng lẽ thắt chặt sợi thòng lọng vào kinh tế và quân sự của ĐCSTQ. Tài sản của giới quyền quý ĐCSTQ chuyển đến Mỹ đã lên đến “con số thiên văn”, mặc dù ngoài miệng họ luôn tuyên bố muốn bảo vệ lợi ích quốc gia, an ninh quốc gia, nhưng trên thực tế vấn đề họ lo lắng nhất chính là nguồn của cải phi pháp mà họ vơ vét được. Một khi Chính phủ Trump bắt đầu biện pháp trừng phạt nhắm trực tiếp và các cá nhân quan chức ĐCSTQ, không chỉ sinh viên gián điệp Trung Quốc sẽ bị trục xuất, mà tài sản ở nước ngoài của quan chức cấp cao ĐCSTQ cũng sẽ bị tịch thu, ngoài ra họ còn phải đối mặt với những biện pháp chế tài khác, vì vậy ĐCSTQ phải ngay lập tức phản ứng bằng việc triệu hồi giới du học sinh con cái các quan tham về nước. Tuy nhiên, nguồn tin cũng cho biết, con cái những quan tham này đang hưởng thụ cuộc sống xa xỉ tại Mỹ bằng tiền thuế của người dân, chúng sẽ không về nước mà chuyển sang Canada hoặc Anh,…. để tiếp tục thụ hưởng. Trí Đạt |
| | | tvqm
Tổng số bài gửi : 143 Registration date : 07/06/2018
| Tiêu đề: Re: Chiến Tranh Thương Mại Mỹ-Trung Sat 24 Nov 2018, 06:08 | |
| Cuộc chiến kinh tế Mỹ - Trung?
Nguyễn Minh Tâm (Danlambao) - Như quan điểm ở bài trước: “nhận định tình hình mới”, sẽ không có cuộc chiến quân sự nào xảy ra cả và cả trong năm tới cũng sẽ không, nếu có chỉ là những trận đụng độ nhỏ trên biển rồi 2 bên tạm hòa hoãn, nhường nhịn chờ chỉ thị, bởi Trung cộng thừa biết rằng lực lượng của mình chưa thể nào so sánh với Hoa Kỳ, ngược lại Mỹ cũng không muốn để Trung cộng dẫn dắt đến cuộc chiến tranh hạt nhân, cho nên cả 2 bên sẽ không dám mở màn cho cuộc chiến tranh khốc liệt. Nhưng, tương lai, dù thế lực yếu xuống, bằng mọi cách Trung cộng phải quyết giữ Biển Đông, để giữ nguồn năng lượng dầu khí và làm chủ con đường ra Biển Đông, có thể Trung cộng sẽ khiêu khích Mỹ lao vào cuộc chiến, bởi vì chỉ có chiến tranh hạt nhân Trung cộng mới có thể sánh ngang hàng với Mỹ. Đó là cuộc chiến giữa thằng liều lĩnh thí mạng cùi, bản chất của bọn lưu manh và thằng văn minh đạo đức, giữa chén sành và chén kiểu. Cái hay của Mỹ trong tương lai sẽ là tránh những cuộc đụng độ vô nghĩa này? Nhưng không phải nhịn hoài?
Hãy xem bản đồ, phía trên đông bắc, có Hàn Quốc, dưới chút, có Đài Loan như viên đá tảng án ngữ trước cổng nhà Trung Cộng vương ra biển Thái Bình dương. Mất Đài Loan, thật sự Trung cộng không mất về nội lực, lâu nay nó vẫn vậy rồi, Đài Loan vẫn là một nước độc lập đúng nghĩa, họ đã có chân trong Liên hiệp quốc từ 1945-1971, họ vẫn hưởng 200 hải lý thềm lục địa, Trung cộng đâu có quờ quạng ra vô được. Có thể nói đường ra Thái Bình dương của Trung cộng rất hẹp, trừ phi ở phía dưới khu vực Biển Đông Việt Nam. Nếu chiếm được nguyên chữ S Việt Nam, con đường biển của Trung Quốc quá tuyệt vời. Cho nên, trong tình thế hiện tại, nếu muốn diệt Trung cộng, đầu tiên, Mỹ phải đỡ đầu và quốc tế can thiệp, Đài Loan tuyên bố độc lập, khi đó Trung cộng mới bắt đầu tan tác. Trung cộng không có khả năng nào chống lại cả, họ chỉ mất đi tính chính danh, mất mặt trước nhân dân, lộ diện sự yếu kém thấy rõ, hiện nguyên hình là con hổ giấy, giống như cái mặt bị cắt đi một cái tai mà phải để nguyên cho thiên hạ ngắm nhìn, chứ sức mạnh của Trung Quốc cũng còn nguyên đó. Tuy, thể diện của nó chỉ còn 50%.
Đài Loan cũng đâu điên dại gì khơi khơi đứng ra tuyên bố độc lập. Họ đã và đang tiếp tục làm, ngày 24/11 sẽ trưng cầu dân ý về cái tên Taiwan cho đội tuyển Olympic tại Tokyo 2020, bước đi rất cẩn thận của bàn Thái Anh Văn. Theo Taiwan News, ngày 16/11 Hạ nghị sỹ bang California Dana Rohrabacher đã đệ trình lên Hạ viện yêu cầu Chính phủ Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ với Đài Loan, nên từ bỏ chính sách “Một Trung Quốc” vì nó không thực tế.. Nghĩa là cả thế giới họ sẽ dùng chiến lược chính trị, chiến tranh nhân dân để giúp Đài Loan độc lập, chứ đâu có dùng quân sự, thì Trung cộng chống đối bằng cách nào? Giỏi lắm võ mồm? Rồi Đài Loan cũng sẽ, biểu tình vài lần nữa, trung cầu dân ý, xem ý nguyện của người dân cho Trung cộng và thế giới thấy rõ, họ chỉ phục vụ nhân dân chứ “họ đâu có muốn”. Trung cộng bó tay.
Trung cộng dùng vũ lực à? Không lẽ xua quân vượt đường biển qua chiếm lấy Đài Loan? Xưa rồi diễm? Đạo luật Bảo vệ Đài Loan “Taiwan Relations Act” 1979 vẫn còn đó. (Nếu chiếm được Đài Loan thời Obama Trung cộng đã chiếm rồi). Hay bắn tên lửa qua Đài Loan, coi chừng Đài Loan bắn vài trái vào đập thủy điện Tam hiệp thì thiệt hại của Trung cộng không thể nào ước lượng nỗi, trong khi quốc tế đứng cười, dân tộc nó đang hủy diệt?? Mỹ không chết thằng Tây nào, trong khi kẻ thù của Trung cộng là Mỹ chứ không phải Đài Loan. Chắc chắn không có cửa thắng Trung cộng sẽ không dám động binh, đành muối mặt mà chấp nhận thua đau khi một mình mà đối chọi với cả thế giới. Tuy nhiên nó phải qua một giai đoạn võ mồm dữ dội và từng bước đi cẩn thận.
Liệu cuộc chiến tranh thương mại có chấm dứt hay không?
Theo chúng tôi: không? Hội nghị APEC vừa qua Phó tổng thống Mike Pence có trả lời báo chí: Mỹ tôn trọng chính sách một TQ, không có nghĩa là Hoa Kỳ không cổ vũ cho Đài Loan độc lập, mà đó là bước đi đầy pháp lý của Trump. Tất cả mọi chiến thuật trong trận chiến này, Trump đều rất cẩn thận, pháp lý rõ ràng, quốc hội thông qua, Trump mới khai hỏa. Luật pháp Hoa Kỳ đâu phải trò đùa, để tùy thuộc đảng Cộng hòa thao túng. Tất cả mọi nghị quyết trong cuộc chiến thương mại này Thượng viện đã thông qua, do đó nó sẽ tiếp tục cho đến khi mọi yêu sách của Hoa Kỳ mà Tập Cận Bình phải nhượng bộ.
Có thể Tập Cận Bình sẽ đáp ứng phần nào, một số yêu cầu nhẹ nhàng như cân bằng cán cân mậu dịch, chống bán phá giá, không thao túng ngoại tệ, không gián điệp mạng, v.v..., Chứ làm sao từ bỏ chủ trương ăn cắp của mình. Nó đã trở thành một quốc sách khi chỉ cần 2 chi tiết trong sản phẩm giả không giống sản phẩm gốc. Làm sao kỹ thuật công nghệ của Trung cộng phát triển nếu không ăn cắp từ các công ty của Mỹ, họ buộc phải chuyển giao nếu muốn làm ăn với đất nước 1,4 tỷ dân này. Chính vì vậy Trung cộng mới tự tin sẽ sánh kịp Mỹ trong Công nghệ 5G, trí tuệ nhân tạo, kể cả công nghệ quốc phòng. Đó là ăn cắp tài sản sở hữu trí tuệ. Bây giờ bảo thằng ăn cắp, mầy đừng ăn cắp nữa để chơi với với thế giới, làm sao xảy ra được. Không ăn cắp nữa, nó sống bằng cách nào? Phát triển bằng cách nào? Bây giờ làm người lương thiện ngồi tẩn mẩn gia công kiếm 3xu, 3 đồng, liệu nó có chịu nỗi không? Cho nên cuộc chiến này sẽ tiếp tục cho đến khi thằng ăn cắp “thoi thóp thở”.
Trong chuyện này, Mỹ sai hay Trung Quốc sai? Mỹ sai? Sai từ trong tầm chiến lược, bạn sơ hở, bạn không đề phòng, bạn không bảo mật, bạn nuôi ong tay áo, bạn đem hàng hóa qua nhà người ta gia công thì bạn bị người ta biết kỹ thuật cách thức chế biến thôi? Không trách ai cả? Đó là sai lầm từ chiến lược của đảng Dân chủ khi chủ trương toàn cầu hóa, đem các nhà máy ra khỏi nước Mỹ, để cạnh tranh giá rẻ, làm cho dân Mỹ thất nghiệp. Vậy muốn tiêu diệt Trung cộng phải làm sao? … Vâng, đem nhà máy về lại? Hoặc chỉ gia công một số thành tố nào đó thôi. Thời gian qua, Trung cộng đã gia công, chiếm lĩnh đến 90% thị trường hàng gian hàng giả trên toàn thế giới mỗi năm thu lợi nhuận gần 400 tỷ dola.
Song song đó, Hạ viện Mỹ cũng đang đưa hồ sơ Tân Cương Tây tạng, diệt chủng người Duy ngô nhĩ, cướp mổ nội tạng, tội ác chống lại loài người lên bàn tròn hội nghị thế giới. Các nhà lập pháp Hoa Kỳ trình dự luật hôm 14/11 kêu gọi chính quyền Trump có biện pháp mạnh mẽ hơn về việc Trung cộng đàn áp người Hồi giáo thiểu số. Dân biểu hạ viện Cộng hòa Chris Smith, một trong những người đề xướng dự luật tại Hạ viện nói: “Các quan chức chính phủ Trung cộng phải chịu trách nhiệm về tội đồng lõa trong tội ác này và cần ngăn các doanh nghiệp Mỹ góp phần giúp Trung cộng hình thành chế độ cảnh sát công nghệ cao ở Tân Cương”. Ở Thượng viện, dự luật cũng được 2 Thượng nghị sĩ Cộng hòa Marco Rubio và Thượng nghị sĩ Dân chủ Bob Menendez đề xướng. https://www.bbc.com/vietnamese/world-46204404
Như vậy, có vẻ Hoa Kỳ đang dùng tổng lực tấn công Trung cộng trên tất cả mọi mặt. Hoa Kỳ chủ trương không chỉ đối đầu quân sự với Trung cộng mà còn cô lập, siết cổ, quấn thòng lọng, tấn công trực diện bằng những giải pháp kinh tế, chống gián điệp mạng, phong tỏa tài sản quan chức Trung cộng, và làm cho Trung cộng khủng hoảng về kinh tế chính trị ở trong nước. Và bên ngoài, bờ Đông gọng kềm bao vây Ấn Độ- Thái Bình Dương, bờ Tây đẩy mạnh tội ác diệt chủng của Trung cộng ở Tân Cương để thế giới lên tiếng, tạo động lực cho người Duy Ngô Nhĩ đứng lên giành độc lập, ngọn lửa đã âm ỉ sẵn sàng. Trung cộng tứ bề thọ địch.
Nhìn bản đồ, xem vị trí của Tân Cương. Diện tích rộng gấp 5 lần nước Pháp, chiếm 1/6 diện tích của TQ, trữ lượng dầu mỏ đứng thứ 2 của TQ, trữ lượng than chưa khai thác đứng thứ nhất thế giới, rất nhiều khoảng sản chưa khai thác, là địa điểm để Trung cộng thử vũ khí hạt nhân. Vị trí địa chính trị cực kỳ quan trọng trên con đường tơ lụa trước kia, con đường huyết mạch giao thương Á – Âu và “nhất đới, nhất lộ” của Tập Cận Bình hiện tại. Tân Cương, đất nước cực Tây của Trung cộng nối liền Á- Âu, đã bị Mao Trạch Đông sát nhập vào TQ năm 1949 với 45% dân số người Duy Ngô Nhĩ, đến hôm nay chỉ còn là dân tộc thiểu số ngay trên chính quê hương mình và người Hán chiếm đế 46% trên tổng dân số. Chính vì vậy bạo loạn sắc tộc giữa người Hồi bản địa (Urumqui) và người Hán xảy ra liên tục, từng ngày từng giờ, Cảnh sát TQ kiểm soát giấy tờ ngay cả trẻ em, nhưng thời gian qua quốc tế chưa can thiệp được?. Vì nguồn lợi bán dầu lửa cho Trung cộng từ Kazakhstan, Turmenistan và Uzbekistan phải đi qua Tân Cương, cho nên Trung cộng đã gây sức ép đối với các nước Trung Á, không cho họ ủng hộ các phong trào ly khai của người Duy Ngô Nhĩ. Do đó, đây mới chính là ngọn lửa bùng phát cao nhất chống lại Trung cộng vì những chính sách tàn bạo, đàn áp dã man, triệt tiêu văn hóa Trung Á, áp đặt Hán hóa diệt chủng cả một dân tộc. Nếu so sánh vị trí địa chiến lược giữa VN và Tân Cương, chưa biết ai hơn ai? VN ở cực Đông vươn ra biển, Tân Cương cực Tây của TQ lao về Châu Âu. Vì thế chúng ta phải thấy rằng, hồ sơ Biển Đông chỉ là mặt trận giương oai, diễn võ về quân sự của Trung cộng, Mỹ và đồng minh, gầm gừ, khiêu khích, súng đã lên nòng, dao kề tận cổ, chứ rất khó để xảy ra chiến tranh. Dù Mỹ có đem vào bao nhiêu hàng không mẫu hạm, máy bay tàu chiến, cũng chỉ là mục đích phủ đầu khống chế Trung cộng không cho bành trướng, và để bảo vệ cho Đài Loan độc lập trong trường hợp xấu nhất, chứ Mỹ không dại, bởi vì, dù Mỹ có san phẳng mấy hòn đảo nhân tạo kia, sức mạnh Trung cộng vẫn còn đó, mà nguy cơ hạt nhân càng tăng cao? Làm sao để Trung cộng bị chia 5 xẻ 7 khi đó sức mạnh Trung cộng mới bị triệt tiêu, Mỹ mới làm bá chủ thế giới, không còn "Made in China 2025". Do đó, theo chúng tôi, ngoài mặt trận Biển Đông, mặt trận kinh tế, tăng thuế lên toàn bộ hàng hóa nhập khẩu của Trung cộng, cấm cửa các Công ty điệp viên ăn cắp công nghệ, phong tỏa toàn bộ tài sản của quan chức CSTQ v.v..., Cùng với mặt trận Đài Loan, Mỹ sẽ kêu gọi thế giới đánh bọc sườn Trung cộng bằng con đường Tân Cương. Nếu cả thế giới, nhìn thấy hiểm họa từ TQ, lên án tội ác diệt chủng, đòi thanh sát viên trực tiếp và để phản đối tội ác chống lại loài người bằng cách trục xuất tất cả du học sinh TQ trên thế giới về nước, thật là đại họa cho Trung cộng. Đây mới chính là cửa ngõ còn trống để lòn lách vào nội địa chính trường Trung cộng, chặn con đường giao thương, tiếp tế dầu lửa, cô lập TC ở phía Tây mà lâu nay Mỹ và Đồng minh chưa làm chủ được khu vực Trung á này ngoài Liên xô và Trung cộng, gây bất ổn xã hội, kích thích người dân Tân Cương, Tây tạng, TQ đứng lên, phe phái nội bộ chính trị đánh nhau, làm tan vỡ Trung cộng ra nhiều mãnh. Nhân cơ hội này, Mỹ và các nước Phương tây phải đánh giá lại vị trí địa chiến lược cực kỳ quan trọng của Tân Cương. Nếu Mỹ và Đồng Minh giúp Tân Cương độc lập xây dựng một nhà nước thân phương Tây, khi đó Mỹ mới thật sự làm bá chủ thế giới. Mất Đài Loan, Trung cộng không chết, chỉ mất mặt, mất thể diện, nhưng mất Tân Cương, Trung cộng mất đi sức mạnh thật sự, mất nguồn khí đốt và bị cô lập hoàn toàn bên hướng tây, trong khi đó bên hướng Đông “Bộ tứ kim cương” Mỹ Nhật Úc Ấn đang làm chủ, liệu Trung cộng có tồn tại nỗi không? Nghĩa là Trung cộng chết? Cùng lúc, 4 mặt trận này đồng thời diễn ra mới tiêu diệt được Tàu cộng. Bởi vì mặt trận Biển Đông chỉ dừng ở mức độ đó thôi, kèm hãm và khiêu khích lẫn nhau. Mặt trận thương mại, Trung cộng sẽ không bao giờ nhượng bộ đến tận cùng, bởi vì bỏ quốc sách ăn cắp là tự sát, thằng ăn cắp làm sao hoàn lương, nói ai tin? Trung cộng sẵn sàng quay về bế quan tỏa cảng, về thời kỳ đồ đá để bảo vệ đảng. Đóng công xưởng thì dân chúng về quê phát triển lại nông nghiệp, tự cung tự cấp. Tập Cận Bình sẽ đàn áp khốc liệt tất cả sự phản kháng của người dân, trừ khử diễn biến nội bộ phe phái để bảo vệ Đại Hán. Chỉ còn 2 mặt trận Tân Cương và Đài Loan, thời gian sẽ trả lời, cái nào đến đích trước, đó cũng là thời điểm bắt đầu Trung cộng sụp đổ, chia 5 xẻ 7. Tuy nhiên, càng co cụm trong thế thủ Trung cộng càng dễ tự diệt vong. Song, chính trường xã hội Mỹ, quyết định của nhân dân Mỹ luôn ảnh hưởng đến tình hình thế giới. Và, Trung cộng chỉ có 3 cách để chống lại cuộc chiến này: 1/ Rút lui, câu giờ, bảo vệ Đảng chờ cơ hội, chờ bầu cử Mỹ. 2/ Võ mồm, khuyết trương hư danh, phá đám, hù dọa, khiêu khích cuộc chiến quân sự. 3/Thọc sâu vào chính trường xã hội Mỹ, lợi dụng đảng Dân chủ, phá hoại truyền thông, đánh lạc hướng dư luận, gây chia rẽ nước Mỹ. Do đó, có lẽ Trump cũng cần phải mở mặt trận thứ 5 làm sạch nước Mỹ, truy cứu tội danh đối với Hillary hoặc Obama mới là đòn chí mạng ‘MAGA” nước Mỹ và diệt sạch mầm móng Tàu cộng, cắt đứt vòi bạch tuộc Hán cộng đã xâm nhập nước Mỹ. Mặt trận thứ 5 này mới thật sự hạ gục knock-out Trung cộng không còn chổ để bám víu, nội gián bẩn thỉu, lũng đoạn các nước. Thế giới này đâu có để cho bọn tàn ác phi nhân tính thống trị, bọn lưu manh giả dối ăn cắp rao giảng đạo đức, cho nên Cộng sản phải bị tiêu diệt. Sài Gòn 23/11/2018 ========================================== Bài đính kèm: Nỗi buồn thảm mang tên Tân Cương NguyenTrangNhung Thứ Năm, 11/22/2018 - 22:02 RFA Tân Cương là một vùng lãnh thổ tự trị của Trung Quốc với gần 22 triệu người, trong đó có khoảng 11 triệu người Duy Ngô Nhĩ. Sắc tộc thiểu số Hồi giáo này đang chịu đựng nỗi thống khổ của việc bị giám sát và đàn áp thô bạo bởi "bộ máy an ninh tổng lực" của chính quyền trung ương. Kể từ sau các cuộc biểu tình bạo động của người Duy Ngô Nhĩ vào năm 2009, chính quyền Trung Quốc đã tăng cường các chính sách an ninh nhằm vào họ một cách quy mô. Trong vòng một thập kỷ, ngân sách dành cho an ninh đã tăng gấp 10, đạt đến hơn 9 tỷ đô-la vào năm 2017.[1] Riêng từ năm 2016 đến năm 2017, ngân sách đã tăng lên 92%.[2] Một phần của ngân sách tăng thêm này được dùng để tuyển dụng khoảng 100 ngàn vị trí an ninh mới.[3] Cho đến nay, khoảng 7 ngàn đồn công an được thiết lập để giám sát người dân khu tự trị.[4] Cùng với đó, các phương tiện công nghệ, kể cả các phương tiện công nghệ cao như camera công cộng, thiết bị bay không người lái cũng được dùng đến. Các thông tin của người dân như dữ liệu smartphone, đường nét gương mặt đều bị nhận diện bởi công nghệ.[5] Riêng mẫu ADN, dấu vân tay, mống mắt, nhóm máu được thu thập thông qua chương trình khám sức khỏe miễn phí kể từ năm 2016.[6] Theo cách nói của báo giới, Tân Cương đối với Trung Quốc là một phòng thí nghiệm khổng lồ về giám sát điện tử, để từ đó các công cụ giám sát sẽ được nhân rộng đến các vùng khác ở trong nước, thậm chí, ra ngoài biên giới quốc gia. Ngoài các công cụ trên, một công cụ khác là các trại cải tạo. Theo BBC, có ít nhất 44 trại cải tạo đã được chính quyền trung ương mở ra để giam giữ những người Duy Ngô Nhĩ[7] "ly khai", "cực đoan tôn giáo" và "khủng bố". Đối tượng tiềm năng nhất cho các trại cải tạo là những người Duy Ngô Nhĩ sinh từ năm 1980, vì đây là thành phần "bạo lực" và "không đáng tin cậy", theo cách nhìn của chính quyền Trung Quốc.[8] Theo Adrian Zenz, một nhà nghiên cứu tại Đức, hàng trăm ngàn người Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ tại các trại cải tạo.[9] Nhiều hãng thông tấn trên thế giới thậm chí đưa ra con số khiếp đảm hơn – gần hoặc hơn 1 triệu.[10] Khi bị giam giữ trong trong các trại cải tạo, một người may mắn thì được thả sau nhiều tuần, kém may mắn hơn thì được thả sau nhiều tháng hay nhiều năm, và bi kịch nhất là biến mất vĩnh viễn. Các tù nhân bị đối xử thô bạo, với các điều kiện nghèo nàn về thực phẩm, vệ sinh và y tế.[11] Gần như tất cả người Duy Ngô Nhĩ ở nước ngoài đều có các thành viên trong gia đình bị giam giữ tại các trại cải tạo ở Tân Cương.[12] Đồn công an, công nghệ cao, trại cải tạo không phải là toàn bộ công cụ. Tinh vi hơn, Trung Quốc còn thi hành các chính sách xóa bỏ văn hóa của người Duy Ngô Nhĩ. Theo lời ông Dolkun Isa, chủ tịch Hội Người Duy Ngô Nhĩ Thế giới, từ năm 2017, Trung Quốc tăng cường cấm đoán nhiều hoạt động tôn giáo ở Tân Cương, như ngăn cản nhân viên công vụ hành lễ tại nhà thờ, buộc mọi người ăn thịt heo, uống rượu trong tháng ăn chay của người Hồi giáo.[13] Thêm vào đó, Trung Quốc còn buộc người Duy Ngô Nhĩ thực hành văn hóa của người Hán. Từ ngày 1/4/2017, chính quyền trung ương thực hiện chính sách "trừ khử cực đoan" mà thực chất là chính sách "Trung Quốc hóa", bao gồm việc buộc người Duy Ngô Nhĩ trong các trại cải tạo học tiếng Trung Quốc, hát Hồng ca Trung Quốc, đặt lại tên theo kiểu Trung Quốc, và cảm ơn Đảng Cộng sản Trung Quốc trước khi ăn.[14] Đầu năm 2018, người thiểu số bản địa còn bị buộc đón tiếp các quan chức Trung Quốc đến nhà mình sống chung để "được" các quan chức này giám sát và tuyền truyền chính trị. Kết quả đến nay là hơn 1 triệu quan chức Trung Quốc đã đến sống chung với các gia đình nông thôn ở miền nam Tân Cương.[15] Đỉnh cao của sự trấn áp là mổ cướp nội tạng. Theo một báo cáo của cựu nghị viên David Kilgour (Canada), luật sư nhân quyền David Matas (Canada) và nhà báo Ethan Gutmann (Mỹ), một trong các nhóm nạn nhân của mổ cướp nội tạng tại Trung Quốc là người Duy Ngô Nhĩ.[16] Không rõ lượng người Duy Ngô Nhĩ bị mổ cướp nội tạng là bao nhiêu, song cũng như các học viên Pháp Luân Công, những ai bặt vô âm tín đều có thể đã là nạn nhân của cách thức chết chóc này. Nhìn tổng thể, bức tranh Tân Cương thật buồn thảm, đen tối và chẳng có mấy hi vọng vào tương lai, khi một nửa dân số của nó là người Duy Ngô Nhĩ mất tự do và bị tẩy não. Cứ như vậy, chẳng bao lâu nữa, Tân Cương sẽ không còn những người Duy Ngô Nhĩ thứ thiệt, mà chỉ còn những người Ngô Duy Nhĩ vong thân, những người bị đánh cắp hết căn cước và không còn biết được đâu là nguồn gốc thực sự mà mình thuộc về. Chú thích: [1] Security spending ramped up in China’s restive Xinjiang region [2] Như [1] [3] Beijing is spending its way to 'an experiment of what is possible' to police Xinjiang’s Uyghurs [4] Như [3] [5] From laboratory in far west, China's surveillance state spreads quietly [6] China: minority region collects DNA from millions [7] China’s hidden camps [8] Xinjiang authorities targeting Uyghurs under 40 for re-education camps [9] China security spending surges in Xinjiang despite camp denials [10] Chẳng hạn như BBC (xem chú thích 7) [11] Young Uyghur woman dies in detention in Xinjiang political ‘re-education camp’ [12] China's war on islam: Dolkun Isa escaped Xinjiang and Interpol to defend Uyghur existence [13] Trung Quốc tiếp tục ‘hành hạ’ Tân Cương bằng những yêu sách mới [14][15] Như [13] [16] Report: China still harvesting organs from prisoners at a massive scale |
| | | tvqm
Tổng số bài gửi : 143 Registration date : 07/06/2018
| Tiêu đề: Re: Chiến Tranh Thương Mại Mỹ-Trung Wed 05 Dec 2018, 13:06 | |
| Đình chiến thương mại: Trung Quốc dùng kế hoãn binh? VOA 05/12/2018 Hai ông Trump và Tập tại cuộc gặp ở Argentina Mỹ và Trung Quốc đã đồng ý ngưng chiến tranh thương mại sau bữa tiệc tối giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Argentina hôm 1/12. Giờ đây các nhà đàm phán của hai bên có 90 ngày đình chiến để tìm cách giải quyết các bất đồng nhằm tránh quay trở lại con đường đánh thuế lẫn nhau.
Trước đó ông Trump đã áp thuế chủ yếu là 10% lên 250 tỷ đô la hàng nhập khẩu từ Trung Quốc – tức là một nửa tất cả những gì Trung Quốc bán cho Mỹ. Ông cũng đe dọa sẽ tăng thuế từ 10% lên 25% vào đầu năm sau nếu Bắc Kinh không đáp ứng những đòi hỏi của ông cũng như sẽ áp thuế lên toàn bộ 267 tỷ đô la còn lại hàng hóa của Trung Quốc. Tuy nhiên, sau cuộc gặp tại Buenos Aires, ông Trump đã hoãn việc tăng thuế lên 25% đến ngày 1/3. Để đáp lại, Trung Quốc sẽ rút lại thuế trả đũa đánh vào xe hơi Mỹ và mua thêm nhiều nông sản của Mỹ. Những nhượng bộ này, dù không đáng kể, đã được các thị trường chứng khoán chào đón tích cực. Kéo dài sự bất định “Ngoài hoãn lại việc áp đặt thêm thuế quan, kết quả quan trọng thứ hai của cuộc gặp bên lề G-20 là chúng ta giờ đây đã bước vào một giai đoạn bất định kéo dài thêm,” tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) nhận định. “Về ngắn hạn, vẫn chưa có thỏa thuận nào cả mà chỉ là sự đồng ý của hai bên dừng leo thang chiến tranh quan thuế để câu thêm giờ để tìm ra một con đường khả dĩ,” tờ báo này viết thêm và cảnh báo rằng nếu sau 90 ngày mà hai bên không tìm ra một giải pháp toàn diện thỏa mãn cả hai bên – mà điều này nhiều khả năng sẽ xảy ra – thì cuộc chiến sẽ leo thang trở lại. Tờ báo này chỉ ra rằng những vấn đề không được giải quyết tại cuộc gặp Trump-Tập mới có tầm quan trọng đặc biệt, chẳng hạn như quan ngại của Mỹ về cáo buộc Trung Quốc ăn cắp sở hữu trí tuệ và kế hoạch rộng lớn của Bắc Kinh hướng đến tự sản xuất được công nghệ cao với phương châm ‘Sản xuất ở Trung Quốc cho đến năm 2025’. SCMP dự đoán rằng trong vòng 90 ngày tới chắc chắn Bắc Kinh sẽ giữ đúng lời hứa mua thêm nông sản và các sản phẩm năng lượng Mỹ. Tuy nhiên, chỉ điều này không thì không thể thỏa mãn được những cố vấn cứng rắn nhất của ông Trump về thương mại, trong đó có Đại diện Thương mại Robert Lighthizer và Cố vấn thuơng mại Peter Navarro. “Kết quả của cuộc gặp G-20 đem đến sự thở phào tạm thời, nhưng nó vẫn chưa đến gần được đưa ra một giải pháp thoát khỏi chiến tranh mậu dịch,” tờ SCMP nhận định. “Những khác biệt sâu sắc, căn bản giữa hai nước vẫn còn đó và không có khả năng được giải quyết rốt ráo trong vòng 90 ngày.” Trump mắc bẫy Trung Quốc? Trang tin tài chính của Yahoo cho rằng với thỏa thuận ngưng chiến này thì ông Trump đang đánh mất các đòn bẩy mà ông có thể sử dụng để gây áp lực với Trung Quốc. “Nếu như bạn là Trung Quốc thì liệu bạn sẽ chọn thời hạn chót để đáp ứng các yêu cầu của Tổng thống Donald Trump vào lúc này hay thêm vài tháng nữa?” trang tin này đặt vấn đề. Theo trang tin này Tổng thống Trump đang ở trong những ngày cuối cùng mà Đảng của ông còn đang kiểm soát Quốc hội. Đến tháng Ba năm sau, khi thời hạn chót chấm dứt thì ông Trump sẽ không còn khả năng khiến Quốc hội thông qua các đạo luật của ông đã từng làm được với đạo luật cắt giảm thuế hồi năm 2017. “Bắt đầu từ tháng Một, Trump sẽ phải đối phó với Đảng Dân chủ kiểm soát Hạ viện và họ có thể điều tra bất cứ tranh cãi nào về ông Trump mà họ muốn,” trang tin này viết. “Ngay cả phe Cộng hòa trong Thương viện cũng đang nói về áp đặ các giới hạn đối với khả năng Trump áp thuế quan và can thiệp vào thương mại. “Trong khi đó, Công tố viên đặc biệt Robert Mueller đang tiến gần tới hoàn thành cuộc điều tra về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử của Mỹ hồi năm 2016 và điều này dự đoán thêm nhiều cộng sự của ông Trump bị kết án và thêm nhiều thông tin được khai ra sẽ gây tổn thương cho ông Trump về chính trị. Trên tất cả, nền kinh tế Mỹ dường như đã tăng trưởng chậm lại, khiến cho nước Mỹ trở nên dễ bị tổn thương hơn trước thuế quan và các biện pháp bảo hộ khác mà Trump ưa thích.” “Những ràng buộc về chính trị trong nước của Trump sẽ là lợi thế của Trung Quốc,” trang tin này viết. Trang tin này cũng cho rằng thỏa thuận ngưng chiến cho thấy ông Trump ‘không muốn leo thang tranh chấp bởi vì nó sẽ làm tổn hại đến thị trường chứng khoán Mỹ’ mà ông Trump xem là chỉ dấu cho thấy khả năng ông lãnh đạo nền kinh tế Mỹ. Trái lại, Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc lại không bị trói buộc gì về chính trị ở trong nước. Trang tin này dự đoán nỗi hân hoan của các thị trường về sự hưu chiến này có lẽ sẽ không kéo dài lâu vì cả Mỹ và Trung Quốc đều diễn giải thỏa thuận hưu chiến khác nhau. Trong khi Bắc Kinh công khai hứa hẹn ít hơn rất nhiều so với những gì mà ông Trump nói là họ đã cam kết, tức là không phải là một đột phá lớn đáng để ăn mừng. Nhiều phân tích gia cho rằng cuộc chiến thương mại leo thang là điều không thể tránh khỏi khi mà cả hai bên đều có lập trường không thể nhượng bộ. “Chúng tôi vẫn nghi ngờ về một thỏa thuận thương mại đáng kể giữa hai nền kinh tế khổng lồ,” kinh tế gia Greg Daco của Oxford Economics nhận định sau cuộc gặp ở Buenos Aires. “Chúng tôi tin rằng có khả năng cao cuộc chiến này sẽ leo thang vào đầu năm 2019.” Theo trang này thì những yêu cầu mà ông Trump đưa ra với Trung Quốc không có gì mới mà thực ra các đời tổng thống trước đều đã đưa ra với Trung Quốc nhưng Bắc Kinh chỉ hứa miệng mà không làm. Nhiều phân tích gia cho rằng khó có khả năng Bắc Kinh từ bỏ mô hình kinh tế mà họ đã đi theo trong hàng chục năm và xem đó là tương lai của họ. Cũng theo trang tin này thì mặc dù ông Trump cho rằng các biện pháp áp thuế của ông sẽ khiến nền kinh tế Trung Quốc bị tổn thương mạnh mẽ, nhưng nó cũng làm tổn hại kinh tế Mỹ nữa, và ông Trump ‘có thể đã đạt tới giới hạn của mức độ chủ nghĩa bảo hộ mà các doanh nghiệp Mỹ có thể tiếp nhận’. Thị trường chứng khoán Mỹ đã diễn biến bất thường trong năm nay mặc dù kinh tế tăng trưởng mạnh và gói cắt giảm thuế cho doanh nghiệp giúp lợi nhuận của họ tăng vọt. “Chủ nghĩa bảo hộ của Trump là một trong những quan ngại lớn nhất của các nhà đầu tư, đó là lý do tại sao các chỉ số chứng khoán tăng đáng kể khi có tin về thỏa thuận ngưng chiến,” trang tin này viết. Thêm nữa, nếu kinh tế tăng trưởng chậm lại, thì chứng khoán lại càng dễ tổn thương hơn nữa với thuế quan. Chỉ số tăng trưởng đặt mức cao là 4,2% vào quý hai, nhưng sau đó giảm xuống 3,5% vào quý ba, trong khi dự đoán tăng trưởng cho quý bốn chỉ là 2,8%, theo công cụ ước đoán của Cục dự trữ liên bang ở Atlanta (Atlanta Federal Reserve). Hãng Moody’s dự đoán tăng trưởng trong năm 2019 sẽ là 2,9% và trong năm 2020, năm bầu cử tổng thống, chỉ là 0,9%. Trong hoàn cảnh đó, bất cứ điều gì làm hại đến lợi nhuận, trong đó có thuế quan, sẽ có tác động rõ ràng lên giá cổ phiếu nếu như các nhà đầu tư cảm thấy bi quan hơn về triển vọng tương lai. Tuy nhiên, cũng có khả năng ông Trump có thể thật sự ép Trung Quốc thực hiện những cải cách đối với nền kinh tế của họ mà ông mong muốn. Dù sao thì các biện pháp đánh thuế của ông Trump đang làm tổn thương Trung Quốc. Tuy nhiên, ngay cả cố vấn kinh tế của ông Trump là ông Larry Kudlow cũng thừa nhận rằng hành động mới quan trọng chứ không phải là những cam kết mơ hồ. Và Trung Quốc sẽ có lợi thế khi kéo dài đàm phán vì nó càng bế tắc lâu chừng nào, họ càng có thể đạt được thỏa thuận có lợi cho mình chừng đó. Đối phó dư luận trong nước? Hãng tin BBC của Anh thì cho rằng thỏa thuận ngưng chiến này là cần thiết đối với cả ông Trump và ông Tập để xoa dịu sự quan ngại của người dân trong nước của họ. Bản thân ông Tập đang chống đỡ với nền kinh tế đang chậm lại ở trong nước và nếu ông đem về được một thỏa thuận giúp làm giảm sự tổn thương đối với các nhà sản xuất trong nước thì đó sẽ được ca ngợi là thắng lợi lớn của ông. Theo BBC thì có bằng chứng cho thấy các công ty Trung Quốc đang bị tổn thương trong cuộc chiến thương mại nhưng với mức thuế hiện nay là 10% thì họ vẫn có thể xoay sở được. Nếu như ông Trump vẫn giữ đúng lời hứa như trước đây là tăng thuế lên 25% chứ không hoãn lại ba tháng nữa thì tình hình sẽ thay đổi hết sức bất lợi cho Trung Quốc. Ba tháng trì hoãn giúp Trung Quốc đi qua được thời điểm Tết Âm Lịch mà không gây xáo trộn lớn cho sản xuất và đời sống của người dân nước họ. Về phần mình, ông Trump cũng có động lực để hưu chiến với Trung Quốc. BBC cho biết các nhóm vận động hành lang của Mỹ đang tích cực gây áp lực lên ông Trump phải dẹp bỏ những bất đồng với Trung Quốc và chỉ ra rằng Mỹ đánh thuế cao hơn cũng có nghĩa là các nhà sản xuất Mỹ phải chịu chi phí nhiều hơn và do đó người tiêu dùng Mỹ phải móc hầu bao nhiều hơn để mua hàng hóa. Mặc dù ông Trump từng công khai bác bỏ những lo ngại này, nhưng thỏa thuận ngưng chiến này sẽ giúp ông có được hình ảnh tích cực hơn đối với người dân trong nước trong khi vẫn cho phép các công ty Mỹ thêm thời gian để chuẩn bị đối phó nếu như ông Trump thật sự áp tăng thuế lên 25% sau thời gian ngưng chiến. Hôm 4/12, ông Trump nêu ra khả năng kéo dài thỏa thuận hưu chiến thương mại 90 ngày với Trung Quốc nhưng cảnh báo ông sẽ quay lại đánh thuế nếu hai bên không thể giải quyết được những khác biệt của mình. Cam kết mơ hồ BBC cũng cho rằng Trung Quốc tìm cách đảm bảo ngôn ngữ trong thỏa thuận này càng mơ hồ và càng không mang tính ràng buộc càng tốt. Do đó mà nó không hề nêu tỷ lệ Bắc Kinh sẽ mở cửa thị trường đến mức nào hoặc sẽ mua thêm bao nhiêu hàng của Mỹ. Đài CNN của Mỹ cũng có cùng chung nhận định với BBC. Theo quan sát của đài này thì các cơ quan truyền thông Trung Quốc khi đưa tin về thỏa thuận hưu chiến không hề nhắc gì đến ‘thời hạn chót 90 ngày’ này mà thay vào đó họ nó lan truyền thông tin đó như là ‘chấm dứt vô thời hạn việc đánh thuế’ trong khi các cuộc đàm phán tiếp diễn. CNN dẫn lời bà Bonnie Glaser, giám đốc Dự án Sức mạnh Trung Quốc tại Trung Tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, nói rằng sự không đồng nhất giữa Mỹ và Trung Quốc trong cách diễn giải thỏa thuận cho thấy ‘thỏa thuận có rất nhiều chỗ có thể gây hiểu lầm’. Mặc dù phía Mỹ nói rằng Trung Quốc đồng ý ‘mua thêm đáng kể hàng hóa Mỹ ngay lập tức’ nhưng thông báo của phía Trung Quốc lại không hề đề cập đến việc ‘mua thêm’ này mà chỉ nói chung chung là ‘hai bên muốn đạt một thỏa thuận cụ thể có lợi cho cả hai’. Theo bà Glaser thì việc Trung Quốc không đề cập đến điều khoản ‘mua thêm’ này cũng dễ hiểu vì ‘không có khả năng ông Tập Cận Bình muốn người dân trong nước có cảm nhận rằng ông đang nhượng bộ trước Mỹ’. Nếu như theo những gì mà Trung Quốc thể hiện trong thông báo của họ về kết quả cuộc gặp thì Bắc Kinh đang hy vọng rằng thỏa thuận này sẽ là điểm bắt đầu để kết thúc cuộc chiến thương mại của ông Trump, CNN nhận định. “Tôi cho rằng phía Trung Quốc đang hy vọng các nhân tố chính trị và kinh tế sẽ kết hợp để thuyết phục chính quyền Trump giảm đòi hỏi để Trung Quốc có thể đáp ứng,” bà Glaser được CNN dẫn lời nói. Tuy nhiên, cho dù cuộc gặp ở Argentina có bàn đến việc chấm dứt luôn việc đánh thuế hay không, thông cáo của Nhà Trắng không hề nói gì về chuyện đó. Trong khi ca ngợi cuộc gặp này là ‘rất thành công’ và ông có ‘vinh dự to lớn’ được làm việc với ông Tập, ông Trump chỉ nói rằng là việc tăng thuế ‘chỉ được hoãn lại’ vào lúc này. Hãng tin AFP đã điểm lại bốn trở ngại chính có thể khiến hai bên khó lòng đạt được thỏa thuận chung cuộc. Khoảng cách thâm hụt Tổng thống Trump đã gần như dùng mọi phương cách để buộc Trung Quốc giảm khoản thâm thủng trên 300 tỷ đô la mỗi năm mà Mỹ phải chịu trong giao thương với Trung Quốc nhưng đến nay vẫn chưa lay chuyển được Bắc Kinh. Các quan chức Mỹ than phiền rằng Trung Quốc sử dụng các biện pháp trợ giá và các chiến thuật khác một cách không công bằng để làm tràn ngập thị trường Mỹ với hàng hóa rẻ quá mức mà các công ty Mỹ không thể cạnh tranh lại, trong đó có nhôm và thép. Nhà Trắng cho biết theo thỏa thuận giữa hai ông Trump-Tập, Trung Quốc đã đồng ý mua một số lượng lớn các sản phẩm nông nghiệp, năng lượng và công nghiệp từ Mỹ để thu hẹp lại thâm hụt thương mại khổng lồ. Tuy nhiên thỏa thuận không đưa ra con số cụ thể là Trung Quốc sẽ mua thêm bao nhiêu hàng Mỹ - điều này có nghĩa là hai nước sẽ phải mặc cả với nhau về con số này trong giai đoạn đàm phán 90 ngày. Tuy nhiên, việc Trung Quốc đồng ý ‘ngay lập tức’ mua trở lại các hàng hóa nông nghiệp Mỹ có thể là một điểm cộng cho ông Trump do ông đang cần sự ủng hộ của những cử tri nông dân của ông trong kỳ bầu cử tổng thống sắp tới. Hồi tháng Bảy, Bắc Kinh đã áp thuế 25% lên đậu nành và các nông sản khác của Mỹ, khiến cho khối cử tri nông dân vốn là thành phần ủng hộ ông Trump mạnh mẽ lao đao. Sở hữu trí tuệ Phía Mỹ cũng muốn Trung Quốc đảm bảo rằng họ sẽ trấn áp nạn ăn cắp sở hữu trí tuệ ở nước này. Hồi tháng Ba, ông Trump đã áp thuê lên 50 tỷ đô la hàng nhập khẩu từ Trung Quốc để trừng phạt nước này về các cáo buộc ăn cắp sở hữu trí tuệ mà Mỹ cho rằng khiến cho các công ty Mỹ thiệt hại đến 600 tỷ đô la một năm – cáo buộc mà Trung Quốc bác bỏ. Một báo cáo mới đây của văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer đã cáo buộc Trung Quốc vẫn tiếp tục chiến dịch tấn công mạng có sự hậu thuẫn của Nhà nước đối với các công ty Mỹ. Tuy nhiên, trong nỗ lực rũ bỏ tiếng xấu là nơi sản xuất hàng nhái, trong những năm gần đây Bắc Kinh đã có những biện pháp cải thiện bảo vệ sở hữu trí tuệ, trong đó có thiết lập các tòa án chuyên môn về sở hữu trí tuệ để xử lý những vấn đề như tranh cãi về bằng sáng chế, bản quyền và vi phạm thương hiệu. Nước này cũng phát động một chiến dịch trên toàn quốc để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các công ty nước ngoài trong năm 2017. Chuyển giao công nghệ Mỹ và các nước châu Âu từ lâu đã cáo buộc Trung Quốc ép buộc các công ty nước ngoài phải chuyển giao công nghệ cho các đối tác nội địa nếu muốn làm ăn trên thị trường Trung Quốc. Bản báo cáo của ông Lighthizer cáo buộc Trung Quốc vẫn áp đặt những hạn chế đối với sở hữu nước ngoài và vẫn thực hiện các biện pháp cấp phép và phê chuẩn hành chánh, cũng như chế độ phê duyệt đầu tư nước ngoài ‘không minh bạch và tùy ý’ để gây áp lực buộc các công ty nước ngoài phải chuyển giao công nghệ. Ông Tập đã cam kết ông sẽ củng cố các biện pháp bảo vệ sở hữu trí tuệ, nhưng các công ty nước ngoài ở Trung Quốc cho biết lời hứa đó đã quá nhàm và không có ý nghĩa thực chất. Tham vọng công nghệ cao Trung Quốc đang dựa vào các quốc gia như Mỹ và Hàn Quốc để cung cấp cho họ những con chip ở trình độ cao, một điểm yếu trong nỗ lực của họ muốn trở thành nước đi đầu về công nghệ toàn cầu. Thỏa thuận hưu chiến không đề cập gì đến kế hoạch ‘Sản xuất tại Trung Quốc cho đến 2025’ nhằm xây dựng khả năng công nghệ cao lên đến trình độ ngang hàng với Mỹ. Nhằm giảm sự lệ thuộc vào công nghệ nước ngoài, chính sách này nhằm vào các lĩnh vực then chốt như tự động hóa, phương tiện năng lượng mới và thiết bị viễn thông. Washington đã nhắm vào các công ty công nghệ Trung Quốc với lý do quan ngại về an ninh quốc gia. Hồi tháng 10, Mỹ đã hạn chế bán những công nghệ quan trọng cho công ty sản xuất chíp nhà nước Fujian Jinhua với cáo buộc hãng này ăn cắp bí mật thương mại. |
| | | tvqm
Tổng số bài gửi : 143 Registration date : 07/06/2018
| Tiêu đề: Re: Chiến Tranh Thương Mại Mỹ-Trung Mon 10 Dec 2018, 13:19 | |
| Lãnh đạo Huawei của TQ bị bắt tại Canada theo yêu cầu của Mỹ VOA 6/12/2018 Con gái của nhà sáng lập Công ty công nghệ Trung Quốc Huawei bị bắt ở Canada và đang đối mặt với yêu cầu dẫn độ sang Mỹ, làm dấy lên lo ngại về căng thẳng thương mại Mỹ - Trung và có gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán toàn cầu. Theo Reuters, việc Canada bất ngờ bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu (Meng Wanzhou), giám đốc tài chính của công ty công nghệ Huawei Technologies Co Ltd theo yêu cầu của Mỹ làm dấy lên nghi ngại có thể làm bế tắc thỏa thuận đình chiến thương mại 90 ngày mà Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mới đạt được. Bà Mạnh Vãn Chu bị bắt giữ được cho là liên quan đến cáo buộc vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran, Reuters dẫn một nguồn tin cho biết. Bộ Tư pháp Hoa Kỳ không bình luận về việc bà Mạnh Vãn Chu bị bắt tại Canada. Cũng theo Reuters, việc bắt giữ bà Mạnh và những biện pháp trừng phạt mà Mỹ có thể áp dụng đối với nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới này sẽ tác động lớn đến chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu. Giá cổ phiếu của các nhà cung cấp châu Á cho Huawei, tính cả Qualcomm Inc và Intel, đột ngột giảm vào ngày 6/12. Bà Mạnh, một trong những Phó chủ tịch hội đồng quản trị của công ty Huawei và con gái của người sáng lập công ty Nhậm Chính Phi (Ren Zhengfei), bị bắt vào ngày 1/12 tại Vancouver, Canada, theo yêu cầu của chính quyền Mỹ và một phiên tòa dự định diễn ra ngày 7/12, theo người phát ngôn Bộ Tư pháp Canada. Công ty Huawei đã xác nhận vụ bà Mạnh bị bắt giữ và cho biết thêm rằng công ty “không biết rõ các hành động sai trái” của bà như cáo buộc. Đại sứ quán Trung Quốc tại Canada tuyên bố kiên quyết phản đối vụ bắt giữ này và kêu gọi trả tự do cho bà Mạnh ngay lập tức.Phát ngôn viên của đại sứ quán Trung Quốc hôm 5/12 cho biết: “Trung Quốc kiên quyết phản đối các hành động làm tổn hại nghiêm trọng tới quyền con người của nạn nhân. Trung Quốc yêu cầu Hoa Kỳ và Canada ngay lập tức phải sửa sai và trả tự do cho bà Mạnh Vãn Chu ngay lập tức.”Các nguồn tin nói với Reuters vào tháng Tư rằng nhà chức trách Mỹ đã điều tra công ty Huawei, nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, kể từ ít nhất năm 2016 vì bị cáo buộc vận chuyển các sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc sang Iran và các quốc gia khác, và vì vậy đã vi phạm luật xuất khẩu và lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ.Cuộc điều tra của Bộ Tư pháp Mỹ được tiến hành sau hàng loạt hành động nhằm chấm dứt hoặc hạn chế công ty Huawei và nhà sản xuất điện thoại Trung Quốc ZTE tiếp cận với nền kinh tế Mỹ sau những cáo buộc rằng các công ty này có thể sử dụng công nghệ để do thám Mỹ.=======================================Phó chủ tịch Huawei Mạnh Vãn Chu vừa bị bắt tại Canada là ai? VOA 7/12/2018Bà Mạnh Vãn Chu, Giám đốc tài chính của công ty thiết bị viễn thông Huawei, đã bị bắt giữ tại Canada theo yêu cầu từ chính quyền Mỹ, trong bối cảnh về cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ-Trung đang có chiều hướng căng thẳng dưới chính quyền của Tổng thống Donald Trump. Công ty Huawei của Trung Quốc được cho là một trong những công ty trực tiếp phải đối mặt với những thiệt hại nặng nề trong cuộc chiến thương mại giữa hai cường quốc. Hồi tháng 8, Tổng thống Donald Trump ký luật cấm chính phủ Mỹ dùng sản phẩm của công ty này vì lý do an quốc gia. Nhưng bà Mạnh Vãn Chu là ai và công ty của bà có ảnh hưởng gì đến vấn đề an ninh của Hoa Kỳ? Ái nữ của đảng viên cộng sản thâm niên Theo Reuters, bà Mạnh Vãn Chu (Meng Wanzhou), năm nay 46 tuổi, là con gái của nhà sáng lập và bà hiện là phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị, kiêm Giám đốc Tài chính (CFO) của Huawei, công ty công nghệ Trung Quốc đặt trụ sở tại Thâm Quyến, Quảng Đông. Bà là người được dự đoán sẽ “kế vị” vị trí của cha mình trong tương lai. Cha bà là Nhậm Chính Phi (Ren Zhengfei), làm việc trong ngành công nghệ quốc phòng, và là đảng viên Cộng sản từ 1958. Trong thời gian ở quân đội, ông được bầu là đại biểu của quân đội tham dự Đại hội Đảng Toàn quốc. Sau khi rời quân ngũ, ông lập ra công ty Huawei vào năm 1987, và vào năm 2005, ông được tạp chí Times coi là một trong 500 người có ảnh hưởng nhất thế giới. Bà Mạnh hiện sử dụng họ của mẹ nên không mang họ Nhậm (Ren) của cha bà.
Bà Mạnh Vãn Chu. Bà Mạnh Vãn Chu có bằng thạc sỹ đại học công nghệ Hoa Trung ở Vũ Hán. Bà Mạnh bắt đầu làm việc cho công ty của cha vào năm 1993, một năm sau khi bà làm việc cho Ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc (China Construction Bank).
Các vai trò từng trải qua của Mạnh Vãn Chu là trong mảng ngân hàng, quản lý vốn và kế toán.
Vào năm 2003, bà Mạnh đã thành lập tổ chức tài chính thống nhất toàn cầu của Huawei với những cấu trúc chuẩn, những quy trình, hệ thống tài chính và những nền tảng công nghệ thông tin.
Từ năm 2005, bà Mạnh đã đảm nhận vai trò điều hành việc thành lập năm trung tâm dịch vụ trên toàn cầu, bà cũng là người đã hoàn thành trung tâm thanh toán toàn cầu đặt tại Thâm Quyến, Trung Quốc. Những trung tâm này đã trở thành động lực thúc đẩy hiệu quả của việc kế toán và quản lí chất lượng, góp phần mở rộng hệ thống kế toán để có thể đáp ứng đủ với tốc độ phát triển và mở rộng của Huawei trên thị trường toàn cầu.
Từ năm 2005, bà Mạnh đã đóng vai trò lãnh đạo trong việc thành lập 5 trung tâm dịch vụ được chia sẻ trên khắp thế giới. Các trung tâm này đã giúp nâng cao hiệu quả kế toán và giám sát chất lượng của Huawei, góp phần mở rộng nhanh chóng quy mô hoạt động của Huawei ở nước ngoài.
Từ năm 2007, bà Mạnh đã phụ trách Chương trình Chuyển đổi Dịch vụ tài chính tích hợp trong một dự án chung tám năm với IBM để giúp Huawei phát triển hệ thống dữ liệu và quy tắc phân bổ nguồn lực, cải thiện hiệu quả hoạt động và tối ưu hóa quá trình kiểm soát nội bộ.
Bà làm Giám đốc tài chính của Huawei cho đến lúc bị bắt ở Canada.
Bà Mạnh Vãn Chu có nguy cơ bị dẫn độ sang Mỹ khi Huawei bị nghi ngờ vi phạm lệnh trừng phạt Iran và hỗ trợ hoạt động gián điệp của Bắc Kinh.
Trang tin Đông Phương ngày 6/12 cho biết bà Mạnh Vãn Chu là người sẽ thay cha trở thành Chủ tịch Huawei sau khi ông nghỉ giữ chức vào cuối năm nay.
Công ty Huawei làm gián điệp?
Huawei, một trong những tập đoàn cung cấp thiết bị và dịch vụ viễn thông lớn nhất thế giới, đang bị giám sát chặt chẽ tại Mỹ do các quan chức an ninh nước này cáo buộc họ có mối liên hệ mật thiết với chính phủ Trung Quốc. Các sản phẩm của Huawei gây lo ngại rằng có thể hỗ trợ cho hoạt động gián điệp của Bắc Kinh.
Huawei có 180.000 nhân viên trên toàn cầu và doanh thu đạt 47,4 tỷ đôla trong nửa đầu năm 2018, dự kiến đạt doanh thu 92 tỷ đôla trong năm nay.
Hiện Huawei đang là hãng smartphone lớn thứ hai trên thế giới về mặt doanh số, vượt qua cả Apple. Huawei đặt ra mục tiêu sẽ chi ra số tiền 20 tỷ đôla cho nghiên cứu và phát triển trong năm nay, sau khi đã chi ra số tiền 13,8 tỷ đôla (tương đương 15% tổng doanh thu) cho nghiên cứu và phát triển trong năm 2017. Điều này cho thấy tham vọng của Huawei trong việc nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới.
Huawei có tham vọng lớn trong nhiều lĩnh vực, từ trí tuệ nhân tạo (AI), cho tới sản xuất con chip, và thiết bị không dây thế hệ thứ 5 (5G). Những bước tiến mạnh của Huawei trong lĩnh vực liên lạc di động tương lai đã khiến Mỹ lo ngại và trở thành một lý do cho những nỗ lực của Mỹ nhằm kiềm chế sự nổi lên của Trung Quốc về công nghệ.
Ngoài ra, Mỹ luôn cáo buộc Huawei là một nguy cơ đối với an ninh quốc gia, khiến các sản phẩm Huawei hầu như không thể đặt chân vào thị trường Mỹ.
Vào năm 2016, nhà chức trách Mỹ bắt đầu bày tỏ lo ngại rằng Huawei và một số nhà cung cấp khác có thể lắp đặt “cửa sau” trong thiết bị để có thể theo dõi người dùng ở Mỹ. Huawei bác bỏ những cáo buộc này.
Tuy vậy, Bộ Quốc phòng Mỹ đã ra lệnh dừng cung cấp thiết bị Huawei tại các căn cứ quân sự Mỹ với lý do an ninh. Best Buy, một trong những nhà bán lẻ hàng điện tử lớn nhất ở Mỹ, cũng đã dừng bán sản phẩm Huawei.
Điện thoại Huawei. Hãng tin Reuters dẫn một số nguồn tin cho biết, nhà chức trách Mỹ đã tiến hành điều tra Huawei kể từ năm 2016 với cáo buộc tập đoàn này đã chuyển giao các sản phẩm có nguồn gốc từ Mỹ sang Iran và các quốc gia khác, vi phạm quy định xuất khẩu của Mỹ, cũng như biện pháp trừng phạt của nước này đối với Iran. Bộ trưởng Ngân khố Mỹ Steven Mnuchin từng nói Hoa Kỳ sẽ “làm mạnh tay” với bất cứ công ty nào "trốn tránh lệnh cấm vận" với Iran. Sau khi bà Mạnh bị bắt, ông Ben Sasse, Thượng nghị sĩ bang Nebraska, Ủy viên Ủy ban Quân lực và Tài chính Thượng nghị viện đã lên tiếng ca ngợi hành động của phía Canada. Ông nói, Huawei đã vi phạm lệnh cấm vận Iran của Mỹ và nói: “Phía sau một số hành vi xâm lược các nước khác của Trung Quốc rõ ràng được chính phủ ủng hộ, nhà đương cục Bắc Kinh thường lấy các công ty tư nhân để núp bóng”. “Vụ bắt một thành viên gia đình của người sáng lập Huawei cho thấy căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đã leo thang nhanh chóng đến mức nào,” New York Times trích lời TJ Pempel, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học California nhận định. Tin Mạnh Vãn Chu bị bắt làm cổ phiếu của Huawei bị sụt giảm ngay lập tức nhất là khi cuộc thương chiến Mỹ - Trung tiếp tục là vấn đề lớn cho Bắc Kinh. Vụ bắt giữ CFO kiêm Phó chủ tịch của tập đoàn này có thể bị phía Trung Quốc xem như một “vụ tấn công” vào đỉnh cao của thế giới doanh nghiệp Trung Quốc, vì Huawei đến nay được xem là công ty công nghệ toàn cầu nhất của Trung Quốc, với hoạt động phủ sóng ở châu Phi, châu Âu và châu Á. |
| | | tvqm
Tổng số bài gửi : 143 Registration date : 07/06/2018
| Tiêu đề: Re: Chiến Tranh Thương Mại Mỹ-Trung Mon 10 Dec 2018, 13:37 | |
| Hoa Vi, kẻ thù công khai số 1 của Hoa Kỳ Minh Anh (RFI) Đăng ngày 09-12-2018 Sửa đổi ngày 09-12-2018 23:39Gian hàng công nghệ 5G của Hoa Vi (Huawei) tại một hội chợ ở Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 28/09/2018.REUTERS/StringerTập đoàn viễn thông hàng đầu của Trung Quốc từ một thập niên này là mục tiêu chỉ trích mạnh mẽ của Mỹ. Vụ bắt giữ giám đốc tài chính của Hoa Vi tại Canada cho thấy một sự leo thang trong cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung.Nhân vật bị Canada bắt không đơn giản chỉ là một giám đốc tài chính tầm thường. Mạnh Vãn Châu (Meng Wanzhou) còn là con gái của ông Nhậm Chính Phi (Ren Zhengfei), nhà sáng lập và tổng giám đốc đầy quyền lực của hãng điện tử lớn nhất nước.Trả lời các câu hỏi của kênh truyền hình France 24, ông Jean-François Dufour, giám đốc văn phòng Hội đồng DCA phân tích về Trung Quốc cho rằng mấu chốt vấn đề nằm ở chính ông Nhậm Chính Phi.Vì sao Washington lại nhắm vào Hoa Vi ?Hoa Kỳ nghi ngờ Mạnh Vãn Châu vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào Iran. Bà có nguy cơ bị dẫn độ theo yêu cầu của Washington. Nhưng vụ bắt giữ này không đơn giản có liên quan đến Iran. Đó còn là một bước mới trong cuộc chiến mà Hoa Kỳ và một số đồng minh đang tiến hành từ gần một thập niên nay chống lại tập đoàn to lớn này có quan hệ chặt chẽ với đảng Cộng Sản Trung Quốc.Chuyên gia Jean-François Dufour nhắc lại « Vụ ngăn chặn một tập đoàn Trung Quốc mua lại một doanh nghiệp Mỹ đầu tiên đã có liên quan đến Hoa Vi năm 2008 ». Nhà cung cấp trang thiết bị điện tử hàng đầu cho thế giới sau đó còn bị Ủy ban Tình báo của Quốc Hội Mỹ điểm mặt chỉ tên năm 2011.Mỗi lần như thế, chính quyền Washington đều nhấn mạnh đến nguy cơ đối mặt với một tập đoàn được cho là tuân theo chỉ thị của Bắc Kinh, có thể cài đặt các chương trình dọ thám trong các linh kiện.Tội lỗi chính của Hoa Vi là đã được thành lập bởi một người từng là sĩ quan của Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân trong vòng 8 năm. Nhậm Chính Phi chưa bao giờ phủ nhận quá khứ và mối liên hệ của ông với bộ máy chính quyền. Năm 2013, chủ nhân của tập đoàn này từng tuyên bố « nếu như chúng tôi không có được sự bảo trợ của chính phủ, có lẽ chúng tôi đã bị đánh sập từ lâu rồi ».Hoa Vi không chỉ đơn giản được bảo vệ. Tập đoàn này còn được Bắc Kinh chăm lo về mặt tài chính. Hoa Vi đã được chọn để đưa quân đội Trung Quốc bước vào kỷ nguyên điện tử và trong giai đoạn 2005-2010, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc đã cấp cho hãng một khoản tín dụng to lớn đến 35 tỷ đô la để tài trợ cho việc chinh phục thị trường quốc tế.Cuộc đua 5GĐối với các cơ quan tình báo phương Tây và nhất là Hoa Kỳ, ngần ấy dấu hiệu cho thấy Hoa Vi chẳng khác gì con ngựa thành Troie phục vụ chế độ Bắc Kinh, tiến triển trong lĩnh vực chiến lược cao vì an ninh quốc gia. Tuy nhiên, ông Jean-François Dufour lưu ý : « Tất cả các tập đoàn quan trọng của Trung Quốc và hiện diện trên trường quốc tế đều có quan hệ chặt chẽ với Bắc Kinh, và điều đó gần như là chắc chắn ». Mã Vân (Jack Ma), ông chủ có uy tín của trang bán hàng qua mạng Alibaba còn là đảng viên đảng Cộng Sản. Điều đó không ngăn cản ông trở thành một trong những ông chủ được tôn trọng nhất tại Mỹ.Vậy vì sao chỉ có Hoa Vi bị Washington gán cái mác kẻ thù Trung Quốc số 1? Chuyên gia Jean-François Dufour cho rằng đó là do cuộc chiến công nghệ mà cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ đều lao vào. Thách thức lúc này nằm ở một ký hiệu : 5G, nghĩa là bước phát triển sắp tới một mạng lưới internet di động đường truyền tốc độ cao.Song song với việc bắt giữ nữ giám đốc tài chính Hoa Vi, Luân Đôn thông báo Hoa Vi sẽ không được tham gia vào việc phát triển công nghệ này trên lãnh thổ Anh Quốc. Trước đó, New Zealand cũng có quyết định tương tự.Ông Jean-François Dufour giải thích : « Hoa Kỳ và các đồng minh không muốn là một doanh nghiệp Trung Quốc tiến xa về công nghệ này, xem như là trọng tâm của ngành công nghiệp tương lai ». Mạng 5G được cho là có một vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nha xe ô tô có kết nối, điện thoại, hàng không hay các chuỗi dây chuyền sản xuất tự động hóa.Hoa Vi, với những hiểu biết trong lĩnh vực điện tử và nguồn quỹ dồi dào vô giới hạn, nắm trong tay các lá chủ bài để trở thành tác nhân chủ đạo của cuộc cách mạng này. Vì vậy, theo ông Jean-François Dufour, Washington phản đối Hoa Vi vừa vì những nguyên nhân mang tính biểu tượng vừa có tính chất thực tế.« Đó có lẽ sẽ dấu hiệu của sự đảo thế bởi vì Hoa Kỳ từ trước đến giờ vẫn luôn đi trước mở đường trong khi Trung Quốc buộc phải đi theo xu thế ». Đối với Mỹ, đó một sự thay đổi trục không thể nào chấp nhận được.Nhất là, nếu Hoa Vi có được công nghệ 5G, một lượng lớn các doanh nghiệp Mỹ bắt buộc sẽ phải nhờ đến tác nhân gây tranh cãi này cung cấp trang thiết bị. « Washington không hề muốn bị rơi vào tình trạng một tập đoàn có quan hệ với chế độ Bắc Kinh có thể đặt ra các chuẩn cho toàn bộ ngành công nghiệp của Mỹ », như kết luận của chuyên gia kinh tế Dufour.Do vậy, theo chuyên gia người Pháp, việc bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu là bằng chứng rõ nét nhất cho thấy Washington sẽ làm mọi cách để ngăn cản xu thế phát triển này. Con gái của tổng giám đốc tập đoàn Hoa Vi chỉ là nạn nhân của cuộc chiến Trung – Mỹ giành quyền thống trị công nghệ. |
| | | tvqm
Tổng số bài gửi : 143 Registration date : 07/06/2018
| Tiêu đề: Re: Chiến Tranh Thương Mại Mỹ-Trung Wed 30 Jan 2019, 03:32 | |
| Mỹ truy tố Huawei tội lừa đảo và đánh cắp bí mật thương mạiVOA 29/1/2019Quyền Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Matt Whitaker, giữa, và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Wilbur Ross, trái, và Giám đốc FBI Christopher Wray tại sự kiện liên quan tới Huawei ở thủ đô Washington DC hôm 28/1. Hoa Kỳ hôm 28/1 truy tố tập đoàn Huawei của Trung Quốc cùng giám đốc tài chính và hai công ty chi nhánh tội lừa đảo ngân hàng để tránh lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran, trong vụ việc gây căng thẳng quan hệ với Bắc Kinh. Theo Reuters, trong bản cáo trạng gồm 13 tội danh được nộp lên tòa án tại New York, Bộ Tư pháp Mỹ nói rằng Huawei đã lừa dối một ngân hàng hoạt động trên toàn cầu và chính quyền Mỹ về mối quan hệ của tập đoàn này với các công ty chi nhánh là Skycom Tech và Huawei Device USA Inc nhằm tiến hành giao dịch với Iran. Trong một vụ khác được nộp lên tòa ở tiểu bang Washington, Bộ Tư pháp Mỹ cũng cáo buộc hai công ty chi nhánh của Huawei với 10 tội danh, trong đó có đánh cắp bí mật thương mại, lừa đảo chuyển tiền và cản trở công lý, liên quan tới cáo buộc đánh cắp công nghệ tự động dùng thử nghiệm điện thoại thông minh của tập đoàn viễn thông T-Mobile của Mỹ. Reuters cho biết rằng Huawei không hồi đáp trước yêu cầu bình luận.Các cáo trạng trong hai vụ trên gây thêm áp lực của Mỹ đối với Huawei, tập đoàn sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới. Chính quyền của ông Trump, theo Reuters, đang tìm cách ngăn chặn các công ty Mỹ mua thiết bị của Huawei và thúc giục các nước đồng minh cùng làm vậy. Các chuyên gia an ninh Mỹ bày tỏ quan ngại rằng các thiết bị của Huawei có thể được sử dụng để thực hiện các hoạt động do thám ở Hoa Kỳ. Theo yêu cầu của Mỹ, Canada đã bắt giám đốc tài chính của Huawei, bà Mạnh Vãn Chu, hồi tháng 12 năm ngoái, và con gái của người sáng lập tập đoàn này đang tìm cách chống lại yêu cầu bị dẫn độ sang Hoa Kỳ. Chính quyền Mỹ cáo buộc bà Mạnh đóng vai trò chính trong kế hoạch sử dụng các công ty chi nhánh làm ăn với Iran bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Tehran. |
| | | tvqm
Tổng số bài gửi : 143 Registration date : 07/06/2018
| Tiêu đề: Re: Chiến Tranh Thương Mại Mỹ-Trung Wed 30 Jan 2019, 03:46 | |
| Hoa Vi: Mỹ công bố 23 tội danh, Trung Quốc tố cáo động cơ chính trị.Trọng Nghĩa (RFI) Đúng như dự liệu, Bắc Kinh vào hôm nay, 29/01/2019 đã cực lực lên án Washington về các cáo buộc chính thức nhắm vào tập đoàn điện thoại Trung Quốc Hoa Vi. Hôm qua, 28/01, bộ Tư pháp Mỹ đã công bố 23 tội danh nhắm vào Hoa Vi, từ vi phạm cấm vận Mỹ đối với Iran, cho đến đánh cắp công nghệ tiên tiến. Lãnh đạo Hoa Vi Mạnh Vãn Châu, bị bắt tại Canada, đang chờ quyết định dẫn độ qua Mỹ để trả lời về các tội danh nói trên. Theo thông tín viên Simon Leplâtre tại Thượng Hải, Trung Quốc đã tố cáo ý đồ chính trị của Mỹ trong vụ điều tra và truy tố Hoa Vi, nhưng thông điệp của Bắc Kinh không có nhiều tính thuyết phục đối với công luận ở ngoài nước :"Trung Quốc đang tìm cách phản công trước các cáo buộc của Hoa Kỳ nhắm vào Hoa Vi. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã lên án những hành vi « thao túng chính trị ».Trên đài truyền hình nhà nước Trung Quốc, nhân vật này tố cáo « Hoa Kỳ đang sử dụng sức mạnh của nhà nước để làm mất uy tín và tấn công một số doanh nghiệp Trung Quốc, với mưu toan bóp nghẹt hoạt động chính đáng và hợp pháp của các công ty này ».Các cáo buộc trên rõ ràng nhằm mục tiêu đối nội, nhưng khó có khả năng thuyết phục các nước khác rằng hoạt động của Hoa Vi hoàn toàn hợp pháp, sau những tiết lộ gần đây.Người ta từng biết là Hoa Vi bị buộc tội bán hàng cho Iran, bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ. Trên điểm này, Bắc Kinh có thể tố cáo Washington về việc áp đặt thẩm quyền của tư pháp Mỹ trên toàn thế giới, thông qua nguyên tắc luật Mỹ có hiệu lực kể cả ở ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ, một nguyên tắc vốn bị nhiều nước lên án.Nhưng giờ đây, tình thế khó khăn cho Trung Quốc. Cuộc điều tra của FBI đã vạch trần những cáo buộc về gián điệp công nghiệp, và thậm chí là cả một hệ thống tặng thưởng, trong nội bộ Hoa Vi, cho những ai mang về cho tập đoàn này những thông tin bí mật.Hoa Vi đã phủ nhận, nhưng những chi tiết mới kể trên có thể khiến cho uy tín của tập đoàn Trung Quốc bị hoen ố lâu dài."Cáo trạng Mỹ với 23 tội danh nhắm vào Hoa ViPhản ứng gay gắt của Trung Quốc được đưa ra ngay sau khi tại Hoa Kỳ, ngày 28/01, tư pháp Mỹ đã công bố cáo trạng gồm 23 tội danh được dùng làm cơ sở để truy tố tập đoàn viễn thông Trung Quốc Hoa Vi ra trước tòa án Mỹ.Tổng cộng có 4 thực thể bị truy tố : Tập đoàn Hoa Vi, hai chi nhánh của Hoa Vi, và giám đốc tài chính Hoa Vi, Mạnh Vãn Châu. Các tội danh có có thể chia thành hai loại. Một phần về các hành vi gian lận và thông đồng liên quan tới các giao dịch với Iran, vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào Teheran. Phần thứ hai là các cáo buộc theo đó Hoa Vị đánh cắp công nghệ của Mỹ, cụ thể là của công ty T-Mobile, hứa thưởng tiền cho nhân viên nào lấy được công nghệ tân tiến từ các doanh nghiệp cạnh tranh với Hoa Vi trên toàn thế giới.Theo quyền bộ trưởng Tư Pháp Mỹ Matthew Whitaker hôm qua, bản cáo trạng không cáo buộc chính phủ Trung Quốc trong vụ này, nhưng ông nhắc lại rằng trách nhiệm của chính quyền Bắc Kinh là phải « buộc công dân và các doanh nghiệp của họ tôn trọng luật pháp ». Về trường hợp Mạnh Vãn Châu, 46 tuổi, giám đốc tài chánh Hoa Vi, bị chính quyền Canada bắt hôm 01/12/2018 theo yêu cầu của Mỹ, bà hiện được tại ngoại ở Vancouver chờ đến ngày 06/02/2019 là ngày mà tòa án Canada xem xét quyết định cho dẫn độ sang Mỹ. |
| | | tvqm
Tổng số bài gửi : 143 Registration date : 07/06/2018
| Tiêu đề: Re: Chiến Tranh Thương Mại Mỹ-Trung Tue 14 May 2019, 23:42 | |
| Trung Quốc thay đổi hầu hết các điều kiện thỏa thuận thương mại với Mỹ
VOA 8/5/2019
Bức điện ngoại giao gửi từ Bắc Kinh tới Washington vào tối thứ Sáu, với những sửa đổi có hệ thống trong bản thảo hiệp định thương mại dài gần 150 trang, được cho là thổi bay nỗ lực đàm phán trong nhiều tháng qua giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, Reuters dẫn ba nguồn tin từ chính phủ Hoa Kỳ và ba nguồn tin thuộc khu vực tư nhân thông thạo vấn đề cho biết hôm 8/5.
Tài liệu bị phía Trung Quốc thay đổi nhiều chỗ, đi ngược lại những yêu cầu cốt lõi của Hoa Kỳ, các nguồn tin trên nói với Reuters.
Trong tất cả 7 chương của dự thảo thỏa thuận thương mại, Trung Quốc đều xóa đi các cam kết thay đổi quy định để giải quyết các bất đồng vốt lõi, vốn là nguyên nhân khiến Hoa Kỳ phát động cuộc chiến thương mại, bao gồm: đánh cắp tài sản trí tuệ và bí mật thương mại của Mỹ; ép buộc chuyển giao công nghệ; cách chính sách cạnh tranh thương mại; mở cửa thị trường tài chính; và thao túng tiền tệ.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Chủ nhật đã lên Twitter dọa sẽ áp thuế từ 10% đến 25% lên lượng hàng hóa trị giá 200 tỷ đôla của Trung Quốc ngày vào thứ Sáu tuần này, thời điểm rơi vào giữa chuyến thăm dự kiến của Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc tới Washington để tiếp tục các cuộc đàm phán thương mại.
Việc loại bỏ những từ ngữ pháp lý mang tính ràng buộc trong dự thảo đã tác động trực tiếp vào ưu tiên hàng đầu của Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer, người xem những thay đổi trong các quy định của Trung Quốc là cần thiết để xác minh việc tuân thủ của Bắc Kinh, sau nhiều năm các quan chức Hoa Kỳ gọi cam kết cải cách của Trung Quốc là chỉ những lời “hứa suông”.
Ông Lighthizer mạnh mẽ thúc đẩy một cơ chế bắt buộc phải thi hành, giống như những biện pháp trừng phạt kinh tế đối với các chế độ như Triều Tiên hay Iran, hơn là một thỏa thuận thương mại thông thường.
Người phát ngôn của Nhà Trắng, Đại diện Thương mại và Bộ Tài chính Hoa Kỳ chưa trả lời yêu cầu bình luận của Reuters.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng trong một cuộc họp báo hôm 8/5 nói rằng giải quyết những bất đồng về thương mại là một “quá trình đàm phán” và Trung Quốc không “tránh né vấn đề”.
Ông Cảnh Sảng cũng không trả lời trực tiếp những câu hỏi cụ thể của Reuters về các cuộc đàm phán, mà đẩy sang cho Bộ Thương mại.
Theo hãng thông tấn Anh, ông Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin đã bị “sốc” vì mức độ thay đổi trong dự thảo. Hai quan chức nội các hôm thứ Hai nói với các phóng viên rằng việc Trung Quốc quay lưng lại với các cam hết đã thúc đẩy lệnh áp thuế của ông Trump, nhưng không cung cấp thêm chi tiết về phạm vi các sửa đổi.
Ông Lưu Hạc tuần trước nói với ông Lighthizer và ông Mnuchin rằng họ cần tin tưởng Trung Quốc trong việc thực hiện các cam kết của mình thông qua những thay đổi về hành chính và quy định, Reuters dẫn hai trong số các nguồn tin cho biết. Cả ông Mnuchin lẫn ông Lighthizer đều cho rằng điều đó không thể chấp nhận được, do Trung Quốc từng có lịch sử không thực hiện các cam kết cải cách.
Một nguồn tin trong khu vực tư nhân am hiểu về các cuộc đàm phán cho biết vòng đàm phán cuối cùng đã diễn ra một cách tồi tệ bởi vì Trung Quốc “quá tham lam”.
Dự kiến, Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc sẽ đến Washington vào thứ Năm để tiếp tục đàm phán dự kiến kéo dài hai ngày, mà chỉ mới tuần trước được xem là cuộc đàm phán then chốt và có thể là vòng cuối cùng trước khi đạt được một thỏa thuận thương mại lịch sử.
Nhưng hiện giờ, các giới chức Hoa Kỳ có rất ít hy vọng rằng ông Lưu sẽ đưa ra bất kỳ đề nghị nào để mang cuộc đàm phán trở lại đúng hướng, Reuters dẫn hai trong số các nguồn tin cho biết. |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Chiến Tranh Thương Mại Mỹ-Trung | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 2 trong tổng số 3 trang | Chuyển đến trang : 1, 2, 3 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |