Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 16:41

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Thu 25 Apr 2024, 18:57

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:56

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:51

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:46

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:55

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:48

Trụ vững duyên thầy by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:34

Mái Nhà Chung by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:33

THIỀN TUỆ (diệt trừ đau khổ) by mytutru Tue 23 Apr 2024, 00:07

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 09:57

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:36

Bức tranh gia đình by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:09

Mẹo kho thịt by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 07:29

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 23:01

Trang Họa thơ Phương Nguyên 2 by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 22:56

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 21 Apr 2024, 06:38

Mức thù lao không ai dám nghĩ đến by Trà Mi Wed 17 Apr 2024, 11:28

KHÔNG ĐỀ by Phương Nguyên Wed 17 Apr 2024, 11:00

Cách xem tướng mạo phụ nữ ngoại tình, không chung thủy by mytutru Tue 16 Apr 2024, 11:59

Ở NHÀ MỘT MÌNH by Phương Nguyên Tue 16 Apr 2024, 09:59

HÁ MIỆNG CHỜ SUNG by Phương Nguyên Sun 14 Apr 2024, 13:29

Trang thơ vui Phạm Bá Chiểu by phambachieu Fri 12 Apr 2024, 15:48

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Fri 12 Apr 2024, 15:32

Chết rồi! by Phương Nguyên Fri 12 Apr 2024, 13:57

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Thu 11 Apr 2024, 17:43

THẬN TRỌNG SIÊU LỪA by mytutru Wed 10 Apr 2024, 20:33

Không đánh, không mắng, không phạt, không có học sinh ưu tú by Trà Mi Wed 10 Apr 2024, 11:45

KHÓ NGỦ by Phương Nguyên Wed 10 Apr 2024, 01:46

MỘT CHÚT BUỒN by Phương Nguyên Tue 09 Apr 2024, 15:33

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Nguyễn Bính và tuần báo Trăm hoa (1955-1957)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7112
Registration date : 01/04/2011

Nguyễn Bính và tuần báo Trăm hoa (1955-1957)  - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nguyễn Bính và tuần báo Trăm hoa (1955-1957)    Nguyễn Bính và tuần báo Trăm hoa (1955-1957)  - Page 2 I_icon13Fri 27 Oct 2017, 10:14

Nguyễn Bính và tuần báo Trăm hoa (1955-1957)

Lại Nguyên Ân


(tiếp theo)

PHỤ LỤC

Số 6 Trăm hoa loại mới (chủ nhật 2/12/1956) ở trang 1 có bài của Thạch Lựu Nói để xây dựng, "lời nói của ta lúc này đương góp phần xây dựng chế độ...cũng vì thế mà lời nói của ta càng nên thận trọng...nói điều gì, nói làm sao cho có lợi, cho lọt tai người nghe..."

Ở trang 2 có bài ký Trăm Hoa với giọng chính luận thành thục nhan đề Để phát triển chế độ ta, phải bảo đảm cho nhân dân được tham gia quản lý kiểm soát tích cực mọi công việc của Nhà nước.

Về sáng tác có truyện ngắn của Đỗ Văn Một bài tính sai ; trang thơ có bài Nguyễn Bính dịch thơ Đường, bài Chén cơm viết trong kháng chiến của Nguyễn Ngọc Tấn, và nhất là bài thơ của Tạ Hữu Thiện Xem lá thư tình của Bích kể chuyện cô gái Hồng Gai tên Bích : người yêu từ thời kháng chiến của Bích nay báo tin kết hôn với cô bần nông gặp trong cải cách, anh ta từ bỏ Bích vì nghe nói lý lịch nhà Bích không trong sạch; Bích đau khổ; tác giả an ủi : cô sẽ gặp người yêu chân chính và trong cuộc hôn nhân ấy "vấn đề lý lịch" sẽ thành chuyện lố bịch !

Về bình luận văn nghệ ở trang 2 có bài của T.H.(=Trăm Hoa) Đầu đuôi câu chuyện bài thơ Chiếc lược và bài thơ khiếu nại lên Hồ Chủ tịch, cho biết rõ thêm: tại lớp học chính trị cho một số văn nghệ sĩ, một cán bộ của Uỷ ban CCRĐ TƯ đến nói chuyện, có kể câu chuyện một chị cố nông lúc chia quả thực nói chỉ ước ao được một cái lược chải đầu vì từ bé tới giờ chị chưa hề có; cán bộ ấy nói thêm: câu chuyện này làm Hồ Chủ tịch xúc động và tỏ ý nhắc văn nghệ sĩ khai thác đề tài này. Thụy An dự nghe, xúc động với câu chuyện, hăm hở ngày đêm viết xong bài thơ Chiếc lược, tiếc rằng để lay lắt gần một năm không được sử dụng, chuyển đến phòng văn nghệ quần chúng của vụ nghệ thuật (chứ không phải vụ văn hoá đại chúng như một vài số trước viết thiếu chính xác) thì bị cho là thơ không hay, vẫn bị loại bỏ. "Lúc ấy, bài thơ Chiếc lược không được phổ biến, chị Thụy An lấy làm ức lắm. Chị có làm ngay một bài thơ khiếu nại lên Hồ Chủ tịch, vì lẽ cái đề tài này Hồ Chủ tịch có nhắn nhủ anh chị em văn nghệ nên sáng tác..."

Tiếp đó dẫn toàn bộ bài thơ kiêm thư khiếu nại ký Thụy An tức Phương Thao mà thực ra tác giả còn chưa gửi đi vì sợ làm phiền cụ Hồ. Đây là đoạn cuối : "Chuyện chiếc lược này đây / Viết thi đua sáng tác/ Đợt đầu tiên chín ngày / "Sau đó sẽ liên tục / Làng văn nhiều chuyện hay"/ Bảo nhau bỏ cả Tết / Hăm hở viết mê say / Vâng lời Bác căn dặn / Viết chuyện chiếc lược này / It lâu Hội trả lại / Với lời phê: "Khá hay" / Nhưng ý Vụ văn hoá: / "Hay gì mà kêu hay / Loại này vô thiên lủng / Đem trả tác giả ngay" / Nghe phê bình chẳng chuộc / Tác giả đâm ngẩn ngây / Lược đẹp hay không đẹp?/ Vứt bỏ hay dùng đây?/Luống thương công chuốt lược / Mà chẳng lọt đến tay... / Sự tình kiện lên Bác / Hoạ có vơi hận này".

Kết thúc bài báo, T.H. bảo chuyện Thụy An có ý trách Hội văn nghệ nay đã là chuyện cũ, vì thường vụ Hội đã tự kiểm điểm và hứa sửa chữa.

Ở mục "Nói gần nói xa" Trần Nguyên tỏ ý không tán thành lời bào chữa cho một kẻ đã phạm tội cướp của lại toan cưỡng hiếp nạn nhân và cho rằng mức kêu án 7 năm tù đối với y là nhẹ quá.

Ở mục "Học người xưa", Hải Đường kể tích Lạn Tương Như và Liêm Pha "vì lợi nước bỏ thù riêng".

Ở mục "Việc làng ta", Tường Vi hỏi : sau góp ý của văn nghệ sĩ và dư luận, số phận giải thưởng văn học 54-55 liệu có thay đổi gì không ? nhất là đối với tập bút ký Nam Bộ mến yêu của Hoài Thanh và tập thơ Ngôi sao của Xuân Diệu ? Cạnh đó là thông tin : Văn phòng Thủ tướng phủ gặp đại diện báo Nhân văn, khẳng định báo này có khuyết điểm trong việc chấp hành thể lệ lưu chiểu, việc sở báo chí cảnh cáo báo này là đúng, tuy lẽ ra chưa đến mức nên đăng công khai lên báo.

Số này có 2 biếm hoạ, một tả thủ trưởng nói với vợ một cán bộ dưới quyền: thằng bé gầy thế, sao không mua nhung Liên Xô cho nó uống ? trả lời : lương chồng tôi ít quá lại đông con; một bức nữa vẽ cặp vợ chồng ngồi ghế công viên, thấy bọn trẻ đốt pháo "tạch tạch sè" chột dạ mình là tiểu tư sản, bảo nhau ngồi xa nhau ra !


Số 7 Trăm hoa loại mới ( chủ nhật 9/12/1956), về sáng tác báo đăng bài thơ Tỉnh giấc chiêm bao của Nguyễn Bính, truyện ngắn Tư Mã Thiên bất mãn của Quách Mạt Nhược do Đỗ Quyên dịch, và một bản dịch thơ Đường.

Ở mục "Việc làng ta" có bài Một vài nhận xét về "Tuyển tập thơ Việt Nam 1945-1956" của Lưu Thuỷ. Tác giả khen những bài được tuyển như Cô lái đò của Lương An, Bên kia sông ĐuốngTâm sự đêm giao thừa của Hoàng Cầm, Hoa lúa của Hữu Loan, Trưa hè của Nguyễn Bính, Cha tôi của Lê Đạt, Nhớ của Hồng Nguyên, Lại về tỉnh nhỏ của Yến Lan, lại dẫn ý kiến một người khác cho rằng tuyển tập này "thiếu đoàn kết, chỉ đăng thơ của những anh em kháng chiến và hầu hết ở trong biên chế"; riêng người viết bài này cho "vấn đề là có bao nhiêu bài thơ hay bị bỏ quên và có bao nhiêu bài thơ dở choán chỗ không hợp lý trong tuyển tập", "cái dở của một số thơ cũng như số lượng thơ dở trong tuyển tập nó rõ rệt quá làm cho vấn đề trở thành dư luận rộng rãi", "đã gọi là một tuyển tập mà bài dở nhiều, bài hay ít, thì chữ tuyển tập thành ra vô nghĩa".

Mai Sinh trong mục "Nói gần nói xa" nhắc ngành mậu dịch giữ bình ổn giá cả diêm, rượu, thuốc lào, thuốc lá trong dịp Tết sắp đến cho dân nhờ.

Biếm hoạ của Văn Tôn tả anh chàng người lảo đảo, miệng há hốc, mặt tái xanh như bị trúng gió vì vừa chen mua hàng mậu dịch.

Phần thời sự chính trị in lại bài Nói để xây dựng (đã đăng số trước nhưng nhiều chữ mất dấu khó đọc); cạnh đó cũng đăng tiếp 2 phần cuối bài ký Trăm Hoa nhan đề Để phát triển chế độ : 2/ Vai trò của nhân dân trong việc xây dựng và phát triển chế độ ta; 3/ Mấy vấn đề cần giải quyết. Bài báo nêu nhiệm vụ nâng cao nhận thức của nhân dân về vai trò của mình đối với xã hội, mở rộng dân chủ cho nhân dân, nhấn mạnh vai trò của báo chí.

"...Việc xây dựng một chế độ pháp trị dân chủ, cải tiến các cơ quan nhà nước và không ngừng mở rộng mối liên hệ giữa nhà nước với nhân dân, kết hợp với việc sửa sai trong cải cách ruộng đất, chỉnh đốn tổ chức, trong công tác kinh tế tài chính, v.v...là những yếu tố chính bảo đảm về chính trị và tổ chức để nhân dân tham gia quản lý và kiểm soát tích cực mọi công việc nhà nước".

(còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7112
Registration date : 01/04/2011

Nguyễn Bính và tuần báo Trăm hoa (1955-1957)  - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nguyễn Bính và tuần báo Trăm hoa (1955-1957)    Nguyễn Bính và tuần báo Trăm hoa (1955-1957)  - Page 2 I_icon13Tue 31 Oct 2017, 09:21

Nguyễn Bính và tuần báo Trăm hoa (1955-1957)

Lại Nguyên Ân


(tiếp theo)

PHỤ LỤC

Số 8 Trăm hoa loại mới ( chủ nhật 16/12/1956) được gọi là "Số kỷ niệm Toàn quốc Kháng chiến", đăng ở trang nhất bài của Thạch Lựu nhan đề Báo "Nhân văn" nên thành khẩn tự phê. Bài báo nói việc phê bình phản đối báo Nhân văn hiện lúc ấy đương là phong trào quần chúng sôi nổi, từ bản kiến nghị của 500 công nhân các nhà in đến các bản kiến nghị, thư của các ngành các cơ quan đến các bài trên các báo, các cuộc họp tại các khu phố, "đã phân tích phê phán và vạch rõ ràng đầy đủ từ nét lớn tới chi tiết những khuyết điểm căn bản, những tư tưởng lạc hậu, lối đả kích thiếu xây dựng, những sự việc vu khống xuyên tạc chế độ của báo Nhân văn", "điều quan trọng ngay bây giờ không phải là việc báo Nhân văn có ra nữa hay không, những người phụ trách báo Nhân văn có bị truy tố, bị tội tình nặng nhẹ gì không. Điều quan trọng ngay bây giờ là ở chỗ báo Nhân văn có nhận thấy sâu sắc những sai lầm của mình, những tai hại do mình gây ra hay không, mức tiếp thu ý kiến xây dựng của quần chúng đến đâu. Và báo Nhân văn có đủ dũng cảm thành khẩn tự phê bình công khai trước nhân dân trước Đảng và Chính phủ hay không?"

Số này dành toàn bộ mục "Nói gần nói xa" đăng kiến nghị chung của 44 đoàn viên Công đoàn vụ Tổ chức bộ Thương nghiệp (gửi Quốc hội, Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc) tố cáo báo Nhân văn ( gieo rắc tư tưởng lạc hậu, gây bi quan hoài nghi chế độ ta, khuyến khích những hành động tự do vô kỷ luật ; lợi dụng chủ trương mở rộng dân chủ, bịa đặt một số việc không có thật, xuyên tạc một số sự việc khác, thổi phồng một số khuyết điểm nhỏ để đả kích vu cáo các cơ quan lãnh đạo của Đảng, chính quyền, quân đội, văn nghệ, công an, mậu dịch,v.v...; gây nghi nghờ các nước bạn, xuyên tạc tình hình Hungary...; giúp cho địch tuyên truyền vu cáo phá hoại ta, làm mất uy tín Đảng, chính phủ và chế độ ta), kiến nghị : đình chỉ việc cho xuất bản báo Nhân văn , đưa báo này ra trước dư luận và pháp luật để trừng trị thích đáng, kiến nghị ra một đạo luật "đảm bảo quyền tự do báo chí của nhân dân đồng thời ngăn cấm những hành động lợi dụng tự do ngôn luận để xuyên tạc, gieo rắc tư tưởng lạc hậu, hoài nghi, chia rẽ , kích thích những hành động vô kỷ luật có lợi cho địch v.v. như trường hợp báo Nhân văn”


Về sáng tác số này đăng thơ Hữu Loan Tâm sự Thủ đô, bài thơ viết ngày kháng chiến Phá đồn giặc của Nguyễn Bính, truyện ngắn Sẵn sàng tha thứ cho em của Trúc Đường, truyện hài hước Sách dạy gửi thư theo lối mới của Chekhov do Triêu Dương dịch .

Mục "Học người xưa" kể chuyện vua U Vương nhà Chu chiều ý mỹ nhân cho đốt đuốc trên chòi canh khiến lệ báo động chư hầu đến cứu nguy bị mất tác dụng.

Ở trang thời sự xã hội số này Trăm Hoa có bài Phải làm gì để cải thiện đời sống nhân dân? Cạnh đó là thơ vui của Mai Sinh về giá bán thuốc lá Trung Quốc ở Hà Nội lúc ấy. "...Nghe nói rằng bên quê bác Mao / Tính ra ba bốn trăm một bao / Hà Nội-Bắc Kinh xe lửa suốt / Về đây sao giá vọt lên cao...".

Số này bắt đầu công bố kết quả cuộc thi "hoạ thơ cảnh giác" do báo Trăm hoa tổ chức.

Số 9 Trăm hoa loại mới (chủ nhật 23/12/1956) đăng ở trang 1 bài Nói và làm của Thạch Lựu.

"Ai chả nói được rằng tôi yêu nước. Ai chẳng nói được rằng tôi vì dân. Ai chẳng nói được rằng tôi chịu sự lãnh đạo của Đảng, theo chủ nghĩa Mác-Lênin. Nhưng chỉ căn cứ vào việc làm, người ta mới có thể xác định được rằng ai yêu nước ai không yêu nước, vì nhân dân hay chỉ vì cá nhân mình? có theo đúng đường lối của Đảng, có thực hành đúng chủ nghĩa Mác-Lênin hay không? "

Ở mục "Đọc sách báo" có bài của Trần Nguyên Phê bình "Đất mới" tập I.

"Đất mới chỉ chứa đựng một mớ hằn học, ghen tuông, xuyên tạc đến trắng trợn sự thật trong phạm vi nhà trường đại học của chúng ta. Đất mới thực ra chỉ là một miếng "đất cũ" xác xơ cằn cỗi đến thảm hại, mọc lơ thơ dăm ba bông hoa độc trái mùa. Không những không phản ánh trung thực được phong trào sinh viên hiện nay, những tác giả viết trong Đất mới còn dụng tâm đưa ra một số sự việc đã cũ, thổi phồng lên, bóp méo đi, khoét sâu thêm, hòng gây cho người đọc một ấn tượng đen tối và những nhận xét sai lầm về chế độ đại học của chúng ta. Ai chưa biết gì về trường Đại học Việt Nam (dân chủ cộng hoà) đọc Đất mới sẽ phải nghĩ rằng trong cái khu vườn ươm nhân tài đất nước đó chỉ toàn có chuyên chính, độc tài, đảng trị khắt khe, bè phái nhũng lạm, tình yêu bị cướp phá, nhân tài bị vùi dập, hơn 300 sinh viên hiện đương sống ở đấy như trong một ngục tù ngột ngạt có bàn tay sắt (của Đảng) lúc nào cũng thò ra để bóp nghẹt hết tiến bộ, hết hạnh phúc, tương lai. Qua những sự việc kể ra trong Đất mới (cấp phát học bổng, thi tốt nghiệp, tham gia đấu tranh chính trị ở Thanh Hoá năm 1952, chế độ đảng trị, lịch sử một câu chuyện tình, chuyện Phùng Quán hỏng thi) ta thấy rõ rệt một điều : nội dung các bài viết chỉ cố moi móc một số khuyết điểm và nhược điểm của những người lãnh đạo sinh viên (giáo sư Trần Văn Giàu, hiệu đoàn trưởng, phó, trưởng ban tuyên huấn, bí thư...) nhằm mục đích chĩa mũi dùi công kích vào Đảng lãnh đạo, tức là đánh thẳng vào chế độ nhà trường đại học của chúng ta nói riêng, vào chế độ dân chủ cộng hoà của chúng ta nói chung."

Số này dành toàn bộ mục "Nói gần nói xa" đăng những kiến nghị và thư từ phản đối báo Nhân văn. Bản tuyên bố của 180 nhà báo ở Hà Nội đòi báo Nhân văn phải chấm dứt ngay thái độ và phương pháp tuyên truyền xuyên tạc. Bản tuyên bố của các nhà văn hiện ở Hà Nội ký tên Tô Hoài, Thế Lữ, Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tưởng, Võ Huy Tâm, Nguyễn Bính, Học Phi, Hoàng Trung Thông, Hoa Bằng, Mộng Sơn, Vân Đài, Bùi Hiển, Nguyên Hồng, Thanh Tịnh, Đào Vũ, Nguyên Ngọc, Bửu Tiến, Đặng Thai Mai, Từ Bích Hoàng, Phạm Hổ, Trần Huyền Trân cho rằng những quan điểm nghệ thuật và xu hướng khác nhau, giá trị của những tác phẩm đã đăng trên Nhân văn là những điều còn phải thảo luận lâu dài, nhưng những vấn đề chính trị bộc lộ trên Nhân văn thì tỏ rõ là khuynh hướng xấu và có hại, cần nghiêm khắc đấu tranh ngăn chặn. Tuyên bố của những người công tác văn nghệ Liên khu 5 ký tên Nguyễn Văn Bổng, Y Yôn, Khương Hữu Dụng, Phan Huỳnh Điểu, Vân Đông, Trinh Đường, Tế Hanh, Nguyên Hồ, Phạm Hổ, Hoàng Châu Ký, Hoàng Kiệt, Nguyễn Lai, Nguyễn Viết Lãm, Yến Lan, Vương Linh, Nguyễn Thành Long, Nguyên Ngọc, Phan Thao, Ngô Thông, Nam Trân, Nguyễn Nho Tuý, Nguyễn Văn Song "...nhận thấy báo Nhân văn có nhiều tác hại về chính trị (...) chúng tôi, những người yêu chân lý và tha thiết với việc xây dựng và bảo vệ chế độ tốt đẹp của chúng ta, kiên quyết đòi báo Nhân văn phải chấm dứt ngay thái độ sai lầm có hại cho công cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà".

Bản tuyên bố của các bạn văn nghệ Nam Bộ cho biết có 235 bạn văn nghệ Nam Bộ hiện có mặt ở Hà Nội đã ký vào tuyên bố này, cho rằng  "...báo Nhân văn chỉ lấy khuyết điểm làm đề tài, và lúc nói khuyết điểm lại có nhiều chỗ xuyên tạc sự thật", "báo Nhân văn là một phương tiện để cho đich lợi dụng gây sự hiểu lầm miền Bắc, gây chia rẽ Bắc-Nam", "chúng tôi phản đối thái độ không xây dựng của báo Nhân văn và đòi Nhân văn chấm dứt ngay thái độ có hại ấy".

Về sáng tác số này có 2 bài thơ : Chim thêu của Nguyễn Bính và Bút tung hoành của Võng Xuyên, và phần tiếp truyện ngắn Sẵn sàng tha thứ cho em của Trúc Đường.

Trang xã hội đăng tiếp (kỳ 2) bài Phải làm gì để cải thiện đời sống nhân dân? của Trăm Hoa; cạnh đó là bài thơ vui Tự thán thuốc lào đắt.

Số này cũng tiếp tục đăng các bài trúng giải cuộc thi hoạ thơ "cảnh giác" của báo Trăm hoa.

(còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7112
Registration date : 01/04/2011

Nguyễn Bính và tuần báo Trăm hoa (1955-1957)  - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nguyễn Bính và tuần báo Trăm hoa (1955-1957)    Nguyễn Bính và tuần báo Trăm hoa (1955-1957)  - Page 2 I_icon13Thu 30 Nov 2017, 10:04

Nguyễn Bính và tuần báo Trăm hoa (1955-1957)

Lại Nguyên Ân


(tiếp theo)

PHỤ LỤC

Số 10 Trăm hoa loại mới (chủ nhật 30/12/1956) ở trang 1 có bài của Thạch Lựu Nguyện vọng thiết tha, chân chính, bày tỏ sự tin tưởng và hy vọng vào kỳ họp thứ 6 của Quốc hội (họp từ 29/12/1956). 


Chen giữa bài này cũng trên trang 1 là biếm hoạ vẽ người có hai đầu "một cái quái thai nịnh trên nạt dưới"


Số này dành toàn bộ mục "Nói gần nói xa" cho bài của Trần Nguyên, hoan nghênh sắc lệnh số 282 của Chủ tịch nước ký ngày 14/12/1956, quy định chế độ báo chí...
" Bản sắc lệnh này định rõ tính chất và nghĩa vụ của báo chí dưới chế độ của ta. Báo chí phải là một công cụ đấu tranh của nhân dân, phải phục vụ quyền lợi của tổ quốc, phải bảo vệ chế độ của chúng ta và ủng hộ chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà", " điều thứ 9 có định rõ báo chí không được tuyên truyền chống pháp luật của nhà nước, chống đường lối chính sách của chính phủ, viết bài có tính chất chống lại chế độ dân chủ nhân dân, chống lại chính quyền, chia rẽ nhân dân và chính quyền, nhân dân và bộ đội"; "báo chí không được tiết lộ bí mật quốc gia, không được tuyên truyền dâm ô, trụy lạc, đồi bại "


Về sáng tác số này có bài thơ Xuống trần của Nguyên Thuỷ và 3 bài thơ Cây giang xanh vỏ, Gác đêm, Nếu cần em cứ gọi của Phác Văn, truyện ngắn Chiếc hôn đầu của nhà văn Tiệp Lu-i A-sơ-kê-na-si (?) do Mai Thúc Luân lược dịch. 


Trang bạn đọc đăng bài của Hoàng Đình Kính ở Hải Phòng về tập sách Đất mới tập 1.
"Một số bài đăng trong Đất mới như bài của Bùi Quang Đoài, của Q. Ngọc và T. Hồng đều không ít thì nhiều có những luận điệu giống như luận điệu của Giai phẩm và Nhân văn";… " Tóm lại Giai phẩm, Nhân văn, Đất mới lần lượt ra đời và toàn nhìn xã hội bằng con mắt của những người bất mãn, ghen ghét, đố kỵ ; đọc trong ba thứ sách báo đó người ta có cảm tưởng rằng từ khi có chế độ dân chủ cộng hoà đến giờ, Đảng và Chính phủ không lãnh đạo được nhân dân làm được việc gì ích quốc lợi dân cả, xã hội ta toàn những chuyện ngửa nghiêng đen tối, cơ hồ khó có thể vững vàng được"


Cạnh đó là bài hoạ thơ Thuốc lào đắt tự thán đăng kỳ trước.  

     
Số 11 Trăm hoa loại mới (chủ nhật 6/1/1957) dành phần lớn số trang đăng báo cáo của Ban Thường vụ Quốc hội tại kỳ họp thứ 6, diễn văn của Hồ Chủ tịch chào mừng Quốc hội. 


Về sáng tác số này có các bài thơ Tôi tìm em của Tạ Hữu Thiện, Mưa rừng của Hoàng Yến, dịch thơ Độc toạ Kính Đình sơn của Lý Bạch, truyện ngắn Nhớ nhà của Đỗ Văn; ngoài một vài biếm hoạ nội bộ và đả kích Mỹ-Diệm, số này dành nhiều chỗ quảng cáo cho Trăm hoa Xuân sẽ phát hành ngày 23 Tết âm lịch.

Số Tết đinh dậu (thay cho các số 12, 13, 14) tức là Trăm hoa Xuân có các bài chính : Mùa xuân năm nay (xã luận của Thạch Lựu) ; Đầu năm xông các báo, hay là một giấc mơ xuân (phóng sự hư cấu của Tường Vi ) ; Tình quê, Mùa xuân xanh (hai bài thơ Nguyễn Bính); Cùng lứa tuổi (bút ký viết 1947 của Tô Hoài ) ; Bên đường chiến khu (thơ, viết 1948 của Yến Lan) ; Theo thời (truyện ngắn của Đoàn Giỏi ) ; Chấp một xe (truyện vui của Trúc Đường); Tình luỹ tre xanh ( thơ của Văn Tôn); ngoài ra còn có dịch thơ Đường, thơ vui Khấn Táo quân, hoạ thơ Thuốc lào đắt, tranh vui, nụ cười. Trăm hoa số này đăng thể lệ cuộc thi câu đố và câu đối đầu xuân. Với thông báo sắp tới Trăm hoa sẽ đăng đều kỳ bản dịch tiểu thuyết Trung Hoa Hồng lâu mộng, số này trích đăng bài của Đặng Thai Mai (đã đăng Tập san Đại học sư phạm số 2, tháng 6&7/1956) về những tranh luận gần đây ở Trung Quốc xung quanh tác phẩm này.

Số 15&16 ( không đánh số, ra sau số Tết đinh dậu) tức là Trăm hoa số đặc biệt đầu Xuân đăng một số sáng tác như Xuân nhớ, thơ Nguyễn Bính; Quản Thổi, truyện ngắn của Phùng Cung; Mỗi khi vò trang lịch, thơ của Tạ Hữu Thiện; Cô đào hát, truyện ngắn, dịch của Ê-ren-bua; Chiếc quả sơn, thơ Yến Lan; Lên xe xuống ngưạ, truyện ngắn của Trúc Đường; ngoài ra còn có : dịch thơ Đường, thơ đả kích Ngô Đình Diệm, tranh hài hước, v.v...


Bài Kính cáo bạn đọc của Trăm Hoa cho biết dự định thay đổi nội dung và hình thức tờ báo từ số đầu xuân này đã không thể thực hiện được vì báo gặp quá nhiều khó khăn (giá giấy vốn cao, giá in lại lên cao, giá sinh hoạt và tiền thuê nhà đắt đỏ, các nhà in đều bận những công việc được đặt trước, Trăm hoa không có nhà in riêng, khó tìm được nơi nhận in cho mình báo hằng tuần, việc phát hành cũng gặp thêm nhiều trở ngại...), vì vậy để Trăm hoa khỏi bị gián đoạn, sau số đầu xuân này Trăm hoa sẽ chuyển thành tạp chí mỗi tháng một số, mỗi số khoảng 60 trang, đăng trọn 1-2 tác phẩm thơ, truyện ngắn thật có giá trị.


Tất nhiên đây chỉ là dự kiến thuần tuý. Trên thực tế, tuần báo tư nhân Trăm hoa kết thúc ở đây.    

Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Nguyễn Bính và tuần báo Trăm hoa (1955-1957)  - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nguyễn Bính và tuần báo Trăm hoa (1955-1957)    Nguyễn Bính và tuần báo Trăm hoa (1955-1957)  - Page 2 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Nguyễn Bính và tuần báo Trăm hoa (1955-1957)
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Nguyễn Văn Lục: Trí thức miền Nam 1955-1975
» Những Đoá Từ Tâm
» Lục bát
» Trí thức miền Nam sau 75
» Cây tre trăm đốt - cổ tích
Trang 2 trong tổng số 2 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: TRÚC LÝ QUÁN :: Tài Liệu-