Bài viết mới | Điển tích truyện Kiều by Trà Mi Today at 08:14
Một cuộc di tản giáo dục lớn khỏi Việt Nam…! by Trà Mi Today at 07:49
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:24
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 06:57
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Fri 04 Oct 2024, 10:19
Lục bát by Tinh Hoa Fri 04 Oct 2024, 07:29
7 chữ by Tinh Hoa Wed 02 Oct 2024, 12:22
Một thoáng mây bay 14 by Ai Hoa Wed 02 Oct 2024, 08:55
Lịch Âm Dương by mytutru Tue 01 Oct 2024, 17:15
5 chữ by Tinh Hoa Tue 01 Oct 2024, 01:24
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sun 29 Sep 2024, 15:22
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sun 29 Sep 2024, 15:14
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sun 29 Sep 2024, 14:47
LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Sun 29 Sep 2024, 11:52
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sun 29 Sep 2024, 01:44
Chúc mừng sinh nhật Cẩn Vũ by Ai Hoa Fri 27 Sep 2024, 09:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Fri 27 Sep 2024, 09:27
Vinh Danh Trong Toàn Cầu Thập Bát Danh Nhân by Trà Mi Wed 25 Sep 2024, 12:15
Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh by Trà Mi Wed 25 Sep 2024, 11:57
8 chữ by Tinh Hoa Tue 24 Sep 2024, 14:23
ĐƯỜNG THƠ MÁI ẤM ĐÀO VIÊN by mytutru Mon 23 Sep 2024, 22:39
Tin Thời Sự Và Những Bình Luận “Trái Chiều” by chuoigia Sun 22 Sep 2024, 01:08
Kỳ thi Tú tài IBM ở Sài Gòn năm 1974 by Trà Mi Fri 20 Sep 2024, 09:44
Thành Tâm Chú Nguyện by mytutru Thu 19 Sep 2024, 10:42
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Wed 18 Sep 2024, 22:24
Vua Trời Hỏi Phật by mytutru Mon 16 Sep 2024, 22:10
BÀI GIẢNG RẤT HAY by mytutru Mon 16 Sep 2024, 20:09
Những bài học thuộc lòng by buixuanphuong09 Mon 16 Sep 2024, 06:46
Đường luật by Tinh Hoa Mon 16 Sep 2024, 06:08
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Thu 12 Sep 2024, 07:44
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
| | |
Tác giả | Thông điệp |
---|
Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Câu đối Tue 18 Nov 2014, 06:10 | |
| - Ai Hoa đã viết:
- CÂU ĐỐI CỦA CÁC NHÂN VẬT LỊCH SỬ
....
3. Vợ Ba Cai Vàng
Bà Ba Cai Vàng, tên thật là Lê Thị Miên, còn được gọi là Yến Phi, biệt biệu Hồng Y liệt nữ; là vợ ba của Cai Vàng, thủ lĩnh cuộc nổi dậy chống lại nhà Nguyễn vào năm 1862-1864, dưới thời vua Tự Đức tại miền Bắc Việt Nam. Quê bà ở thôn Đại Trạch, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Tương truyền, trong một ngày hội Lim, có một công tử đang giỡ trò thô lỗ trêu ghẹo những cô gái quê. Bất bình, một chàng trai trẻ xông tới tung quyền cước khiến người vị công tử ngã sóng soài trên mặt đất. Lập tức, những người theo hầu ùa tới. Thất thế, chàng trai vội nhảy phốc lên con ngựa của mình rồi phóng đi mất dạng...
Người ta kể rằng, vì cô Miên không chịu lấy chồng,, nên có lần cô bị các nho sĩ làm thơ trêu ghẹo rằng: - Lạnh lùng thay, giấc cô Miên Mùi hương tịch mịch bóng đèn thâm u.
Không chịu kém, cô Miên xướng trước một câu, thách ai đối được sẽ nhận người ấy làm chồng, nhưng rồi không một ai lên tiếng.
- Chưa chồng chơi chốn chùa chiền, chanh chua chuối chát chính chuyên chờ chồng
Năm 1862 Cai Vàng khởi binh chống lại vua Tự Đức, thời đó trong nước lan truyền câu ca: "Trên trời có ông sao dài, ở vùng Kinh Bắc có Cai Tổng Vàng". Một lần, Cai Vàng mở hội vật, hội võ ở khắp nơi để tuyển người khoẻ mạnh sung vào nghĩa quân của mình. Trong một hội vật ở vùng Thiên Thai, Bắc Ninh có một đô vật nhỏ nhắn, khôi ngô tuấn tú, mặt hoa da phấn đã vật ngã nhiều đô vật sĩ nổi tiếng trong vùng, sắp chiếm giải nhất, thì trong keo vật cuối cùng mái tóc của “đô” này bị xổ tung, hiện nguyên hình là một giai nhân. Nghi đó là gián điệp của triều đình, nên nữ đô vật này và hơn 10 cô gái bạn của cô đều bị bắt giải về bản doanh, trình lên thủ lĩnh Cai Vàng. Cai Vàng cho nhốt riêng từng người qua đêm, sáng hôm sau đích thân ông thẩm vấn. Cô gái “đô vật” khai tên Lê Thị Miên, tự Yến Phi, con gái một ông đồ ở thôn Đại Trạch, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Cai Vàng nói cô là con thầy đồ ắt phải biết chữ bèn ra câu đối: - Cô Miên ngủ một mình
Vì đêm qua cô bị nhốt một mình ở trong rừng sâu, nên Cai Vàng mới nghĩ ra vế đối này. Nhưng vấn đề ở chỗ chữ "cô" là gái chưa chồng, đổi ra "cô" là cô đơn, một mình; chữ "Miên" là "dài" lại viết chữ "miên" là "ngủ" thành ra từ Hán Việt "cô miên" nghĩa nôm là "ngủ một mình", mà tai quái ở chỗ Miên lại chính là tên của cô gái này. Tổng Thịnh nghĩ chắc chắn cô gái không thể đối nổi.
Không ngờ cô gái đối ngay: - Tổng Thịnh tóm nhiều đứa
Ông Cai Vàng tên "Thịnh" làm "cai tổng", thì "tổng" là "tóm", "Thịnh" là "nhiều", còn chữ "mình" thì cô đối bằng "đứa" mà lại rất phù hợp với tình thế lúc ấy. Cai Tổng Vàng cảm phục tài trí cô Miên, đã thu nạp làm… “vợ ba”, phong cho làm phó tướng.
Sau khi Tổng Thịnh bị trúng đạn chết, để trả thù cho chồng, mùa xuân năm 1864, Bà Ba Cai Vàng trực tiếp cầm quân đánh vào Nải Sơn (Kiến Thụy, Hải Phòng). Sau 22 ngày chiến đấu liên tục, hao quân hao tướng mà không thắng được, bà cho lui quân. Xét thấy, không còn đủ sức để tiến hành cuộc chiến đấu lâu dài được nữa, ngày 11 tháng 3 năm 1864, bà tổ chức lễ tế chồng cùng các thuộc hạ đã mất, rồi giải tán lực lượng...Theo truyền thuyết, Bà Ba Cai Vàng mai danh ẩn tích ở chùa Dặn (Đình Bảng, Bắc Ninh). Cũng có người cho rằng, bà đã vào tu tại chùa Hương nơi thôn Tứ Kỳ (nay là thôn Đại Trạch, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh), với pháp danh là Đàm Giác Linh. Tại chùa này, bà đã cho dựng miếu Âm Hồn để thờ chồng (Cai Vàng) và các cộng sự đã bỏ mình trong cuộc chiến vừa qua. Sau khi bà mất, nhân dân lập miếu thờ, hai bên cửa miếu có đề đôi câu đối sau: - Tiểu cát phục nhung y, kỵ mã huy kỳ, danh trấn anh hùng nhân Kinh Bắc Xuất gia quy thiền phái, chiêu kinh tịch kệ, giác chân đức độ Phật Như Lai (Thời trẻ mang giáp trụ, cỡi ngựa phất cờ, nức tiếng anh hùng miền Kinh Bắc Xuất gia vào chùa thiền, tụng kinh đọc kệ, hiểu tường đức độ Phật Như Lai)
...
(còn tiếp)
Ngộ hén anh AH, Cô Ba Cai Vàng là con một ông thầy đồ mà vật ngã nhiều đô vật sĩ nổi tiếng Cô Ba cũng thật đặc biệt đó |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10598 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Câu đối Tue 18 Nov 2014, 07:25 | |
| Coi truyện này nè:
Vợ Ba Cai Vàng
Ngày xưa ở tổng Hoàng-vân có một viên cai tổng, người ta thường gọi là Cai Vàng.
Thuở trẻ ông ta bắt được một viên ngọc kỵ đạn, đeo vào người có phép làm cho những mũi tên hòn đạn sắp đụng vào da thịt phải rẽ đi lối khác. Ông rất mừng rỡ, từ đó đeo vào người không bao giờ rời.
Trong thời kỳ làm cai tổng, có lần Cai Vàng tiêu mất tiền thuế, bị quan tỉnh bắt giam ở ngục, tra tấn rất khổ sở. Lúc quân canh giải qua một khu rừng, Cai Vàng nhân lúc mọi người sơ hở, bẻ gông bỏ chạy. Bọn lính áp giải vừa đuổi vừa bắn, nhưng nhờ có phép mầu của viên ngọc, ông trốn thoát vô sự. Từ đấy Cai Vàng chiêu tập đồ đảng, sắm sửa khí giới chống lại triều đình, tự xứng là Thượng công.
Cai Vàng có ba người vợ, đáng chú ý là người vợ thứ ba, mới hai mươi tuổi mà võ nghệ tuyệt trần. Trước ngày mưu đồ việc lớn, ông cho gọi cả ba vợ đến họp với mình để dò tình ý. Ông hỏi:
- Tôi nay không khác gì cưỡi trên lưng hổ, sớm muộn bọn chúng cũng chẳng để yên cho nào. Vậy tôi muốn một phen chọc trời khuấy nước, diệt cho hết lũ tham tàn để vẫy vùng riêng một cõi. Ba nàng nghĩ sao?
Người vợ cả thưa rằng:
- Châu chấu chống xe làm sao được? Chàng đừng nghĩ dại dột! Cái vạ diệt tộc hãy còn rình sau lưng đấy. Mong chàng nghĩ lại thôi. Nếu chàng dấy quân, thiếp đành xin trở về nuôi mẹ. Một mai nhỡ có việc gì, thiếp xin phụng dưỡng mẹ già thay chàng.
Người vợ thứ hai cũng tiếp luôn:
- Chàng ơi! Nghe thiếp đừng đi, Cửa nhà cơ nghiệp thiếu gì ăn chơi!
Nhưng nghe hai người đàn bà ấy một mực “bàn ra”, người vợ thứ ba không nhịn được, tức giận hầm hầm quát to lên rằng:
- Hai chị không biết lúc này là lúc nào ư? Chim không bay được, cây không mọc lên chỉ vì bọn chúng. Hiện nay bốn phương nhao nhác còn chờ Thượng công. Những lời yếu đuối của hai chị nên mang về xó bếp. Thiếp tôi nhất thua nhì được, quyết xin theo chàng đến cùng, diệt phường Kiệt Trụ, gây dựng cơ đồ. Người nào thương mẹ nhớ cha cứ cho về!
Nói rồi cưỡi ngựa thét loa ra bãi tập với các quân sĩ. Thấy ý vợ ba cương quyết nên Cai Vàng không trù trừ nữa, nhất định tế cờ khởi nghĩa. Chẳng bao lâu mọi nơi hưởng ứng, người ngựa chật đất. Bộ hạ của ông sức khỏe như hùm sói, võ nghệ rất cao cường. Có những người như Lý Hạnh tự xưng là nguyên soái, Lý Chuột tự xưng là quận công, Tuần Cận làm tiền quân,v.v… Vợ ba Cai Vàng trỗi lên giữa đám tướng sĩ đó. Trong trận đánh chiếm phủ thành Lạng-giang, nàng hai tay cầm hai thanh gươm ngồi trên mình ngựa xông ra giữa hàng trận, quan quân chỉ còn biết rê ra mà chạy. Lấy được phủ Lạng, nàng giao thành lại cho chồng, rồi tự cầm quận tiên phong tiến đánh huyện Văn-giang.
Nghe tin Cai Vàng nổi loạn, bọn quan tỉnh dồn tất cả quân sĩ đến vây phủ Lạng, hòng cướp lại. Bấy giờ vợ ba Cai Vàng đang vây huyện lỵ Văn-giang, nghe quân cấp báo, liền nói:
- Thằng nào dám cả gan như vậy! Ta chỉ vén váy diệt cho một trận thì e chúng mày chạy bằng bay cũng không thoát! (*)
Lập tức, nàng kéo quân trở về kịch chiến với quan quân. Bọn quan tỉnh địch không nổi, bị đánh tơi bời. Thấy khó đương với giặc, bọn chúng liền làm biểu tâu vua. Vua sai mấy viên đại tướng điều quân sĩ mấy tỉnh khác về, bắt họ diệt cho được Cai Vàng.
Hai bên cầm cự luôn mấy tháng. Mỗi lần giáp chiến, Cai Vàng xông lên trước, tên đạn bên quân triều đình trút vào người ông như mưa, nhưng chả ăn thua gì. Thấy thế, bọn chúng khiếp đảm, cho là ông có trời giúp, ai nấy ngã lòng, quân đào ngũ ngày một nhiều.
Về sau, có một người thủ hạ thân tín của Cai Vàng phạm tội, hắn sợ chủ giết, nhân đêm tối lẻn sang đầu hàng quân triều đình. Hắn mách:
- Thầy tôi có ngọc đeo vào người, những thứ đạn gang bắn vào thì chẳng khác gì chạm vào vách sắt. Chỉ còn cách lấy vàng đúc đạn mà bắn, họa có trúng chăng.
Bọn chúng nghe nói, lập tức đúc một số đạn bằng vàng giao cho những tên bắn giỏi, dặn chỉ gặp Cai Vàng mới nhất loạt nổ súng. Ngày hôm sau chúng đem quân khiêu chiến. Nguyên soái Lý Hạnh đem quân chống cự, nhưng chúng nhất thiết chỉ réo tên Cai Vàng từ sáng đến trưa không nghỉ. Thấy thế, Cai Vàng nổi giận ruổi ngựa tiến ra. Quả nhiên đạn vàng đã làm cho viên ngọc kỵ đạn mất hết mầu nhiệm. Đạn xuyên vào đầu ông và làm đứt mất một tai bên phải. Ông chỉ còn ôm đầu phi ngựa trở về phủ thành. Người vợ ba và bọn thủ hạ xúm lại chữa chạy, nhưng vết thương nặng quá, không thể cứu nổi.
Trước khi trút hơi thở cuối cùng, Cai Vàng chỉ còn trối lại với vợ được mấy câu: – Nàng ôi! Trời hại ta nửa đường đứt gánh… Ta giao phó tất cả quân sĩ cho nàng… Nàng gắng sức trả thù cho ta!
Thấy chồng chết, vợ ba Cai Vàng căm uất vô hạn. Một mặt, nàng bắt mọi người giữ kín tin chồng chết và cho quân bí mật đem xác chồng vượt vòng vây đưa về chôn ở quê hương. Còn mình thì tự điều khiển thủ hạ chống cự quân triều. Nàng chọn ba trăm người quyết tử theo mình ra trận. Hôm ấy viên thống lĩnh, người đã chỉ huy quân đội bắn đạn vàng, ra ứng chiến. Nàng chống đỡ mấy hiệp rồi giả cách thua chạy. Thống lĩnh ta đang quáng quàng về thắng lợi, mừng quýnh vội thúc ngựa đuổi theo rất gấp. Không ngờ thấp cơ thua trí đàn bà, hắn bị nàng dùng chước đà đao, thình lình quay lại bắt sống được. Lập tức nàng cắp nách đưa về thành, sai bỏ cũi giải về quê hương, đốt làm nến tế ma cho chồng.
Từ đó, tướng sĩ lại càng hồ hởi. Trong một trận giao phong khác, vợ ba Cai Vàng lại bắt sống được một viên Hồng lô. Thấy tướng địch là một người trẻ tuổi đẹp trai, nàng không nỡ giết (**), sai giam hắn lại, cho ăn uống tử tế. Quân lính của nàng còn thắng mấy trận nữa, nhưng lúc bấy giờ quân triều đình biết tin Cai Vàng đã chết, nên lại cố sức vây đánh. Cuối cùng quân của nàng phải bỏ phủ thành tản về các nẻo. Biết cơ khó duy trì được lâu dài, một hôm vợ Cai Vàng hội các tướng sĩ lại, bảo họ:
- Nay Thượng công đã mất, chúng ta chưa gặp thời. Vậy cho mọi người ai nấy về nhà làm ăn, đợi dịp tốt khác sẽ hay.
Các tướng sĩ đành gạt nước mắt chia tay. Nàng cho người giải viên Hồng lô trả cho triều đình với điều kiện để cho quân mình được tự giải tán, không truy nã.
Đoạn nàng sai đem tất cả của cải phân phát cho mọi người rồi bỏ đi, không biết là đi đâu.
(Sưu tầm)
Lời bàn: (*) Võ nghệ phi thường, lời nói cũng phi thường luôn! (**) Đẹp trai có lợi quá há?
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Câu đối Wed 19 Nov 2014, 05:18 | |
| Không dám nói đụng đến người xưa, nhưng thời đại bây giờ toàn là trai đẹp không à, nếu giống như Cô Ba thì giới quần thoa hết đánh giặc được rồi |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10598 Registration date : 23/11/2007
| | | | Tuyết Lê
Tổng số bài gửi : 309 Registration date : 13/09/2014
| Tiêu đề: Re: Câu đối Wed 19 Nov 2014, 23:25 | |
| Hjhjhj Thầy ơi Trai đẹp hiếm rồi. Nhưng ,,,,,, thanh niên bây giờ ,,,bê đê nhiều lắm ạ Con ,,,tiếc,, vì hỏng có người yêu hjhj |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10598 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Câu đối Fri 21 Nov 2014, 07:49 | |
| - Tuyết Lê đã viết:
- Hjhjhj
Thầy ơi Trai đẹp hiếm rồi. Nhưng ,,,,,, thanh niên bây giờ ,,,bê đê nhiều lắm ạ Con ,,,tiếc,, vì hỏng có người yêu hjhj Chắc tại con trai đáng yêu hơn con gái! _________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10598 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Câu đối Mon 24 Nov 2014, 07:54 | |
| CÂU ĐỐI CỦA CÁC NHÂN VẬT LỊCH SỬ (tt)
5. Ngự Sử Vũ Duy Tuân (1840 - 1815)
Vũ Duy Tuân người làng Lạc Tràng, tỉnh Hà Nam. Ông đỗ Cử nhân trường Hà Nội khoa Đinh Mão (1867), vào thi Hội khoa Mậu Thìn (1868), đỗ Phó bảng, làm quan dưới triều vua Tự Đức đến chức Ngự sử khi mới 29 tuổi.
Vua Tự Đức rất có hiếu, thường quanh quẩn bên màn thân mẫu là Từ Dụ Thái hậu, sớm hôm hầu hạ, nên việc triều chính có phần trễ nải. Bên ngoài thì quân Pháp chỉ lăm le thôn tính, tình thế nước nhà ngàn cân treo sợi tóc. Có nhiều việc quan trọng, khẩn cấp cần phải tấu trình, Vũ Duy Tuân xin vào chầu mấy lần mà không được gặp, sau phải dâng sớ có câu: “Yến tước sử đường, mẫu tử tương hộ, hú hú nhiên kỳ tương lạc, tự dĩ vi an”. Nghĩa là: “Nhà cháy đến nơi mà mẹ con chim én, chim sẻ ở góc đầu nhà vẫn cùng mớm nhau, ra chiều vui vẻ, tự cho là yên ổn lắm”.
Nhà vua xem xong giận quá, châu phê bốn chữ “Tiến sỹ bất đệ” có ý mỉa mai rằng: "Tiến sỹ cũng không đỗ được, còn làm nên trò trống gì mà cứ hay chỉ trích".
Thấy lời tấu không được vua chấp thuận, ít lâu sau ông dâng sớ xin vua được từ quan. Khi từ giã triều đình, ông cho khắc bốn chữ “Tiến sỹ bất đệ” vào biển sơn son thếp vàng treo trên chỗ ngồi ngầm nói rằng: “Ở lăng miếu hay ở giang hồ, lúc nào cũng nhớ lời vua quở trách, dù phi lý”.
Thấy không tiện về quê, ông đến ở nhờ nhà một người bạn họ Lê quê làng Kim Lũ, huyện Thanh Liêm, rồi làm nghề dạy học ở đó. Ông mất năm 1915, thọ 75 tuổi.
Tương truyền, khi vào thi hội, các sĩ tử (đủ mặt cử nhân các trường Trung, Nam, Bắc) họp lại thử đoán xem đầu bài sẽ ra về vấn đề gì. Vũ Duy Tuân nói:
- Theo ngu ý, năm nay quân Pháp, ngoài sự khiêu khích ra, còn xây thành lũy ở khắp nơi, và đặt binh trại rải rác gần kinh thành, có ý nhòm ngó. Tôi chắc kỳ văn sách khoa này thế nào đức Kim thượng cũng hỏi về công thủ chi sách (kế sách đánh hay hoà), anh em nghĩ sao?
Cử toạ vỗ tay tán đồng, rồi bàn nhau nếu đầu bài đúng như thế sẽ nhất tề luận theo thế công, nhất quyết xin chủ trương đánh, để tỏ lòng bất khuất của sĩ phu. Khi vào trường thi, quả như lời họ Vũ đoán, kỳ văn sách ra đề về đoạn kim: "quân xâm lăng hiện nay càng ngày càng thêm gây hấn, đồn lũy khắp dân gian, vậy nên đánh hay nên hoà?" Sĩ tử thấy đầu đề đều khâm phục Vũ và cùng làm bài xin triều đình khởi thế công. Trong quyển văn của Vũ có câu: “Triều đình ủng bách vãn chi tinh binh, kiến nghĩa bất vi vô dũng dã”. (Triều đình hiện có sẵn trăm vạn quân lính tinh nhuệ, theo việc nghĩa thì nên đánh quân xâm lăng, thế mà không đánh thì thật là không dũng cảm chút nào).
Vua Tự Đức phê vào bên câu này: "Kim nhật thỉnh chiến, minh nhật thỉnh chiến, chiến nhi bất thắng, tương trí trẫm ư hà địa?" (Hôm nay xin đánh, ngày mai xin đánh, nếu đánh mà thua, thì rồi đặt trẫm ở nơi nào?)
Văn trường không trúng ý khảo quan, nên họ Vũ chỉ đỗ phó bảng. Trong bọn có cử nhân họ Dương, bội ước với anh em: khi họp bàn thì vâng vâng, dạ dạ: xin đánh; đến khi vào trường lại viết trái lại: xin hoà. Trúng ý quan trường, nên Dương được đỗ tiến sĩ. Dẫu sao, Vũ vẫn là người chiến thắng về sĩ khí, danh dự còn hơn đỗ tiến sĩ nhiều. Hết thảy sĩ tử Trung, Nam, Bắc hợp lại khen ngợi ông nhiệt liệt, rồi cùng nghĩ đôi câu đối mừng:
- Minh đình sách vấn kiêm tam đối Giáp đệ thâu nhân chỉ nhất hoà
(Triều đình hỏi kế sách thì ông đối đáp được mọi điều Thế mà giáp đệ chỉ đỗ phó bảng, thua người khác chỉ tại một chữ hòa)
6. Bắc Kỳ Tán Lý Quân Vụ Nguyễn Cao (1840 - 1885)
Nguyễn Cao sinh năm tại làng Cách bi, tức làng Gạch, huyện Quế Dương, tỉnh Bắc Ninh, học trò Hoàng giáp Phạm văn Nghị, sau giữ chức Tán tương quân vụ chống Pháp, nên thường gọi là Tán Cao. Cha là tri huyện Nguyễn Hành thất lộc sớm. Năm Nguyễn Cao được 12 tuổi, gửi xuống ở nhà học Tú tài Nguyễn Gia Chấp, xã Liễu Ngạn, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Đến năm 20 tuổi, học đã đủ lối, Nguyễn tú tài mới cho xuống nhập môn Hoàng giáp Phạm văn Nghị ở Tam Đăng. Năm 28 tuổi, Cao đỗ thủ khoa Đinh Mão (1867). Ông được bổ làm tri huyện Yên Dũng, sau thăng tri phủ Lạng Giang. Lúc Pháp gây hấn ông giữ chức bang biện quân vụ. Rồi ông lên Bố chánh Thái Nguyên, được ít lâu xin đi khẩn hoang ở Nhã Nam. Năm Quý Mùi (1883) ông giữ chức Bắc kỳ tán lý quân vụ. Đến khi triều đính ký hoà ước với Pháp, ông lấy làm bất mãn, bèn treo ấn từ quan. Năm 1885, vua Hàm Nghi xuất bôn, xuống chiếu Cần Vương, Nguyễn Cao tìm đến chiến khu Bãi Sậy phụ lực với Nguyễn thiện Thuật, chuyên giữ việc huấn luyện chiến thuật du kích. Nghĩa quân do Nguyễn Cao chỉ huy thường đánh phá đồn Pháp, gây thiệt hại cho Pháp không ít. Sau Pháp phải dùng đại binh, hợp quân cùng lính của Hoàng cao Khải và Lê Hoan, thắt chặt vòng vây. Chủ tướng Nguyễn thiện Thuật chạy lên Thái Nguyên rồi thuận đường sang Trung Hoa. Nguyễn Cao tìm về nương náu tại làng Kim Giang, phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông. Nguyễn Cao bèn mở trường dạy học trong làng, học trò đến học rất đông. Vốn người đạo đức, nên được khắp vùng kính nể như bậc phụ huynh. Một hôm có một nhà nho đến xin câu đối để mừng một ông đỗ tiến sĩ làm quan to, Nguyễn Cao viết:
大家積德百年而今也高名顯宦 聖朝開科取士所求乎子孝臣忠
- Đại gia tích đức bách niên, nhi kim giã cao danh hiển hoạn Thánh triều khai khoa thủ sĩ, sở cầu hồ tử hiếu thần trung
(Nhà đại gia tích đức hàng trăm năm, nên ngày nay ông nghè được làm quan to nổi danh lừng lẫy Nhà vua mở khoa thi kén học trò, mong muốn rằng chọn được người làm con có hiếu, làm tôi phải trung)
Không ngờ ông Nghè cạn nghĩa cho rằng câu này dụng ý mỉa mai, bèn ngầm báo quan trên đến bắt họ Nguyễn về tội phản đối chính phủ Bảo hộ. Khi Nguyễn Cao bị bắt, học trò và cả dân làng Kim Giang, rủ nhau gom góp mỗi người một quan tiền xanh để lo lót cho ông được thả về. Về sau, đề đốc Nhung muốn lập công, lại báo bắt lần nữa. Dân làng lại bổ tiền như lần trước, mong để Nguyễn thoát nạn, song ông không muốn phiền lụy xa gần nhiều quá, tự ra xuất thú. Khi bị giải ra trước quan ta lẫn tây, trong đó có Hoàng Cao Khải, hội đồng dụ dỗ nếu chịu ra làm quan sẽ bổ chức to và còn hậu đãi. Nguyễn Cao không chịu hàng, hội đồng lại cho đem khí cụ tra tấn ra để doạ nạt. Ông thò tay vào trong áo lấy mảnh sứ đã dấu sẵn. Rạch bụng, rút ruột ra vứt vào mặt họ Hoàng, rồi thống mạ thậm tệ, làm cho cử tọa vừa kinh hoàng vừa tức giận. Lát sau, ông cắn lưỡi tự tận.
(còn tiếp)
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Shiroi
Tổng số bài gửi : 19896 Registration date : 23/11/2007
| | | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10598 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Câu đối Tue 25 Nov 2014, 07:39 | |
| |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10598 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Câu đối Tue 25 Nov 2014, 07:53 | |
| CÂU ĐỐI CỦA CÁC NHÂN VẬT LỊCH SỬ (tt)
7. Thủ Khoa Nguyễn Hữu Huân (1841-1875)
Nguyễn Hữu Huân sinh tại Định Tường, làng Tịnh Hà: năm 20 tuổi đỗ thủ khoa nhưng không màng đến công danh. Năm 1861, đứng ra tổ chức nghĩa quân ở các tỉnh Định Tường, Kiên Giang, Hà Tiên, Châu Đốc. Lại giao thiệp với các tàu buôn Hải Nam để mua khí giới. Sau vì cạn lương, ông phải giải tán nghĩa quân, về ẩn náu ở chợ Gạo, Định Tường. Năm 1863, ông bị quân Pháp bao vây, ông chạy thoát về Châu Đốc, nhưng rồi bị bắt ở đó. Pháp dụ hàng ông không chịu nên bị đày ra Côn đảo, và sau đày đi đảo Réunion. Năm 1874, triều đình nhường sáu tỉnh miền Nam cho Pháp, Pháp tha cho ông về, nhưng giao cho Tổng đốc Đỗ hữu Phương quản thúc. Trong thời gian bị quản thúc, ông chỉ ngâm thơ uống rượu, và tỏ ý băn khoăn về việc gia đình, cốt để cho Phương yên trí ông đã chán nản mọi việc. Quả nhiên Phương tưởng thật, xin Pháp trả tự do cho ông. Bấy giờ Pháp đã nắm vững được tình hình rồi, nên cũng ưng thuận thả ông ra. Được tha, ông lại ngầm tổ chức nghĩa quân chống Pháp. Tháng 4 - 1875, ông bị quân Pháp vây bắt. Lần này, Pháp lại dụ hàng nữa, song ông khăng khăng một mực, nên bị đem hành hình tại chợ Phú Kiết, tỉnh Định Tường. Trước khi chết ông để lại câu đối như sau:
- Hữu chí nan thân, không uổng bách niên chiêu vật nghị Tuy công bất tựu, diệc tương nhất tử báo quân ân
(Có chí khôn bày, không uổng trăm năm lời nghị chúng Tuy công chưa lập, cũng đành một thác báo ơn vua)
8. Quản Cơ Nguyễn Trung Trực (1939-1968)
Sinh ra dưới thời Minh Mạng, thuở nhỏ ông có tên là Chơn. Từ năm Kỷ Mùi (1859) đổi là Lịch (Nguyễn Văn Lịch, nên còn được gọi là Năm Lịch), và cũng từ tên Chơn ấy cộng với tính tình ngay thật, nên ông được thầy dạy học đặt thêm tên hiệu là Trung Trực.
Nguyên quán gốc Nguyễn Trung Trực ở xóm Lưới, thôn Vĩnh Hội, tổng Trung An, huyện Phù Cát, trấn Bình Định. Sau khi hải quân Pháp nhiều lần bắn phá duyên hải Trung Bộ, gia đình ông phải phiêu bạt vào Nam, định cư ở xóm Nghề (một xóm trước đây chuyên nghề chài lưới), làng Bình Nhựt, tổng Cửu Cư Hạ, huyện Cửu An, Phủ Tân An (nay thuộc xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) và sinh sống bằng nghề chài lưới vùng hạ lưu sông Vàm Cỏ. Không rõ năm nào, lại dời lần nữa xuống làng Tân Thuận, tổng An Xuyên.(nay là xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau).
Ông là con trưởng trong một gia đình có 8 người con. Lúc nhỏ, ông rất hiếu động, thích học võ nên khi lớn lên ông là người có thể lực khỏe mạnh, giỏi võ nghệ và là người có nhiều can đảm, mưu lược.
Tháng 2 năm 1859 Pháp nổ súng tấn công thành Gia Định. Vốn xuất thân là dân chài, nằm trong hệ thống lính đồn điền của kinh lược Nguyễn Tri Phương, nên ông sốt sắng theo và còn chiêu mộ được một số nông dân vào lính để gìn giữ Đại đồn Chí Hòa, dưới quyền chỉ huy của Trương Định.
Sau khi Đại đồn Chí Hòa thất thủ ngày 25 tháng 2 năm 1861, Nguyễn Trung Trực về Tân An. Đến ngày 12 tháng 4 năm 1861, thành Định Tường thất thủ, quân Pháp kiểm soát vùng Mỹ Tho, thường cho những tàu chiến vừa chạy tuần tra vừa làm đồn nổi di động. Một trong số đó là chiếc tiểu hạm Espérance (Hy Vọng), án ngữ nơi vàm Nhựt Tảo (nay thuộc xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An).
Vào khoảng sáng ngày 10 tháng 12 năm 1861, Nguyễn Trung Trực cùng Phó quản binh Huỳnh Khắc Nhượng, Tán quân Nguyễn Học, Võ Văn Quang và hương thôn Hồ Quang Chiêu...tổ chức cuộc phục kích đốt cháy tàu chiến này.
Trận này quân của Nguyễn Trung Trực đã diệt 17 lính và 20 cộng sự người Việt, chỉ có 8 người trốn thoát (2 lính Pháp và 6 lính Tagal, tức lính đánh thuê Philippines, cũng còn gọi là lính Ma Ní). Lúc đó, viên sĩ quan chỉ huy tàu là trung úy hải quân Parfait không có mặt, nên sau khi hay tin dữ, Parfait đã dẫn quân tiếp viện đến đốt cháy nhiều nhà cửa trong làng Nhật Tảo để trả thù.
Theo sau chiến thắng vừa kể, nhiều cuộc tấn công quân Pháp trên sông, trên bộ đã liên tiếp diễn ra...
Khi Hòa ước Nhâm Tuất 1862 được ký, ba tỉnh miền Đông lọt vào tay thực dân Pháp, Nguyễn Trung Trực nhận chức Lãnh binh, đưa quân về hoạt động ở ba tỉnh miền Tây. Đầu năm 1867, ông được triều đình phong chức Hà Tiên thành thủ úy để trấn giữ đất Hà Tiên, nhưng ông chưa kịp đến nơi thì tòa thành này đã bị quân Pháp chiếm mất vào ngày 24 tháng 6 năm 1867. Không theo lệnh triều đình rút quân ra Bình Thuận, Nguyễn Trung Trực đem quân về lập mật khu ở Sân chim (tả ngạn sông Cái Lớn, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang). Từ nơi này, ông lại dẫn quân đến Hòn Chông (nay thuộc xã Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, lập thêm căn cứ kháng Pháp.
Ở Kiên Giang, sau khi nắm được tình hình của đối phương và tập trung xong lực lượng (trong số đó có cả hương chức, nhân dân Việt - Hoa - Khmer); vào 4 giờ sáng ngày 16 tháng 6 năm 1868, Nguyễn Trung Trực bất ngờ dẫn quân từ Tà Niên (nay là xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) đánh úp đồn Kiên Giang (nay là khu vực UBND tỉnh Kiên Giang), do Trung úy Sauterne chỉ huy. Kết thúc trận, nghĩa quân chiếm được đồn, tiêu diệt được 5 viên sĩ quan Pháp, 67 lính, thu trên 100 khẩu súng cùng nhiều đạn dược và làm chủ tình hình được 5 ngày liền.
Đây là lần đầu tiên, lực lượng nghĩa quân đánh đối phương ngay tại trung tâm đầu não của tỉnh. Nhận tin Chủ tỉnh Rạch Giá cùng vài sĩ quan khác bị giết ngay tại trận, George Diirrwell gọi đây là một sự kiện bi thảm (un événement tragique).
Với hai chiến công lẫy lừng này ông được danh sĩ Huỳnh Mẫn Đạt khen ngợi bằng hai câu thơ sau:
- Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên đia Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần
(Lửa hồng Nhật Tảo vang trời đất Kiếm tuốt Kiên giang khóc quỷ thần)
Hai ngày sau (ngày 18 tháng 6 năm 1868), Thiếu tá hải quân A. Léonard Ausart, Đại úy Dismuratin, Trung úy hải quân Richard, Trung úy Taradel, Trần Bá Lộc, Tổng Đốc Phương nhận lệnh Bộ chỉ huy Pháp ở Mỹ Tho mang binh từ Vĩnh Long sang tiếp cứu. Ngày 21 tháng 6 năm 1868, Pháp phản công, ông phải lui quân về Hòn Chông (Kiên Lương, Kiên Giang) rồi ra đảo Phú Quốc, lập chiến khu tại Cửa Cạn nhằm kình chống đối phương lâu dài.
Tháng 9 năm 1868, chiếc tàu Groeland chở Lãnh Binh Tấn (tức Huỳnh Tấn hay Huỳnh Văn Tấn, còn được gọi Huỳnh Công Tấn, trước có quen biết ông Trực vì cùng theo Trương Định kháng Pháp. Sau này, Tấn trở thành cộng sự cho Pháp), cùng 150 lính ở Gò Công đến đảo Phú Quốc để bao vây và truy đuổi ông Trực.
Nhà sử học Phạm Văn Sơn thuật chuyện:
"Hương chức và dân trên đảo bị đội Tấn dọa phải theo và phụ lực với hắn để bao vây bọn ông Trực. Sau hai trận ghê gớm, bọn ông Trực phải trốn vào trong núi. Đội Tấn rượt theo, nghĩa quân bị kẹt trong một khe núi nhỏ hẹp. Cùng đường, bọn ông Trực phải ra hàng..."
Giám đốc Sở nội vụ Paulin Vial viết:
"Nguyễn Trung Trực chịu nộp mạng, chỉ vì thiếu lương thực và vì mạng sống của bao nghĩa quân đang bị bao vây hàng tháng trời ròng rã tại Phú Quốc"
Nhưng có người lại cho rằng để bảo toàn lực lượng nghĩa quân, nhân dân trên đảo và lòng hiếu với mẹ (Huỳnh Tấn xúi Pháp bắt mẹ của ông để uy hiếp), Nguyễn Trung Trực tự ra nộp mình cho người Pháp và đã bị đưa về giam ở Sài Gòn.
Vào buổi sáng ngày 27 tháng 10 năm 1868, nhân dân Tà Niên, nơi nổi tiếng về nghề dệt chiếu, và nhiều nơi khác đổ xô ra chợ Rạch Giá, vì Pháp đem Nguyễn Trung Trực ra hành quyết. Ông Trực yêu cầu Pháp mở trói, không bịt mắt để ông nhìn đồng bào và quê hương trước phút "ra đi". Bô lão làng Tà Niên đến vĩnh biệt ông, đã trải xuống đất một chiếc chiếu hoa có chữ "thọ"(chữ Hán) màu đỏ tươi thật đẹp cho ông bước đứng giữa. Ông hiên ngang, dõng dạc trước pháp trường, nhìn bầu trời, nhìn đất nước và từ giã đồng bào…
Tương truyền, trước khi bị hành quyết Nguyễn Trung Trực đã ngâm một bài thơ:
- Thư kiếm tùng nhung tự thiếu niên, Yêu gian đàm khí hữu long tuyền, Anh hùng nhược ngộ vô dung địa. Bảo hận thâm cừu bất đái thiên.
Thi sĩ Đông Hồ dịch:
- Theo việc binh nhung thuở trẻ trai, Phong trần hăng hái tuốt gươm mài. Anh hùng gặp phải hồi không đất, Thù hận chang chang chẳng đội trời.
(còn tiếp)
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Câu đối | |
| |
| | | |
Trang 2 trong tổng số 4 trang | Chuyển đến trang : 1, 2, 3, 4 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |