Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 16:41

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 18:57

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Yesterday at 12:56

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Yesterday at 12:51

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Yesterday at 12:46

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:55

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:48

Trụ vững duyên thầy by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:34

Mái Nhà Chung by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:33

THIỀN TUỆ (diệt trừ đau khổ) by mytutru Tue 23 Apr 2024, 00:07

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 09:57

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:36

Bức tranh gia đình by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:09

Mẹo kho thịt by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 07:29

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 23:01

Trang Họa thơ Phương Nguyên 2 by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 22:56

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 21 Apr 2024, 06:38

Mức thù lao không ai dám nghĩ đến by Trà Mi Wed 17 Apr 2024, 11:28

KHÔNG ĐỀ by Phương Nguyên Wed 17 Apr 2024, 11:00

Cách xem tướng mạo phụ nữ ngoại tình, không chung thủy by mytutru Tue 16 Apr 2024, 11:59

Ở NHÀ MỘT MÌNH by Phương Nguyên Tue 16 Apr 2024, 09:59

HÁ MIỆNG CHỜ SUNG by Phương Nguyên Sun 14 Apr 2024, 13:29

Trang thơ vui Phạm Bá Chiểu by phambachieu Fri 12 Apr 2024, 15:48

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Fri 12 Apr 2024, 15:32

Chết rồi! by Phương Nguyên Fri 12 Apr 2024, 13:57

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Thu 11 Apr 2024, 17:43

THẬN TRỌNG SIÊU LỪA by mytutru Wed 10 Apr 2024, 20:33

Không đánh, không mắng, không phạt, không có học sinh ưu tú by Trà Mi Wed 10 Apr 2024, 11:45

KHÓ NGỦ by Phương Nguyên Wed 10 Apr 2024, 01:46

MỘT CHÚT BUỒN by Phương Nguyên Tue 09 Apr 2024, 15:33

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6 ... 10, 11, 12  Next
Tác giảThông điệp
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: 29. TÁC GIẢ “CỔ ĐẾ VƯƠNG ĐỒ”   Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 5 I_icon13Mon 09 Nov 2009, 03:51

29. TÁC GIẢ “CỔ ĐẾ VƯƠNG ĐỒ”

“Cổ đế vương đồ” lại gọi “Lịch đại đế vương đồ” là tác phẩm hội họa quí giá của Trung Quốc, hiện còn bày ở viện bảo tàng Boston, Mỹ. Đó là một cuộn tranh màu vẽ trên lụa, trong tranh vẽ chân dung 13 vị đế vương từ Lưỡng Hán đến đời Tùy. Họa gia đối với thời đại cuộc đời và cá tính của mỗi nhân vật đều nắm vững đối với minh quân và bạo chúa đều có khen chê phân minh như vẽ vua khai quốc, có khí sắc hiên ngang; vẽ vua vong quốc thành kẻ suy sụp tinh thần. Họa sư đó là ai?

Từ xưa đến nay, họa sư đầu đời Đường, Diêm Lập Bản vẫn được coi là tác giả “Cổ đế vương đồ”. Các sách xuất bản những năm gần đây, như “Trung Quốc hội họa tử” của Vương Bá Mẩn, “Trung Quốc mỹ thuật sử” của Trương Quang Phúc biên soạn, đều theo thuyết đó.

Nhưng có nhiều học giả lại giữ thái độ hoài nghi. Như Từ Bang Đạt trong “Trung Quốc hội họa sử đồ lục” chỉ nói: “Tương truyền là tác phẩm của Diêm Lập Bản”. Mà trong “Trung Quốc lịch đại hội họa đồ lục” của Lâm Thụ Trung, Chu Tích Dần biên soạn, chỉ nói là tranh đời Đường, không ghi rõ tên tác giả.

Nhà mỹ thuật sử Kim Duy Nặc đã trình bày quan điểm của mình, ông viết: “Cổ đế vương đồ” hiện nay ở viện bảo tàng Boston Mỹ là bản mô phỏng đời Tống, ngay nguyên bản cũng không phải Diêm Lập Bản vẽ. Lập luận của ông dựa trên hai điều:

Thứ nhất là lời trình bày có liên hoan có liên quan của nhà sưu tầm và nhà giám định nổi tiếng Bắc Kinh, Mễ Phế.

Mễ Phế trong sách “Họa sử” đã hai lần nhắc đến “Cổ đế vương đồ”. Đoạn thứ nhất là một người tên Vương Cầu có một bức chân dung đế vương thời cổ vẽ từ Lưỡng Hán đến triều Tùy, hình dạng hết sức quái dị, tiếc rằng tôi chưa được nhìn thấy.

Đoạn thứ hai đại ý là: Sau khi nghe nói nhà Vương Cầu có bức “Cổ đế vương đồ”, tôi đến chỗ Tôn Trung Tuân nhìn thấy “Cổ đế vương đồ” vẽ trên giấy gai trắng, không tô màu. Theo Tôn Trung Tuân nói, Dương Bao từng mượn bức này nhờ người vẽ lại “Cổ đế vương đồ” mà Vương Cần mua được là bản mô phỏng, trên tranh còn có dấu ấn “Tử Mỹ” tên tự của Dương Bao.

Thứ hai, Diêm Lập Bản là cháu ngoại của Bắc Chu Vũ đế Vũ Văn Ưng, thì sao ông có thể đem ông ngoại của mình vẽ thành kẻ thô bạo ngang ngược, và trong chữ đề trên tranh ghi là “vô đạo? Có thể đoán chắc tranh gốc không do tay Diêm vẽ ra.

_________________________
Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 5 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: 30. TÀO THÁO “TRÓC ĐAO”   Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 5 I_icon13Mon 09 Nov 2009, 03:52

30. TÀO THÁO “TRÓC ĐAO”

Từ “tróc đao” nghĩa là cầm đao. Có một điển cố nói: Ngụy Vương Tào Tháo cho rằng mình dung mạo xấu, không thể dùng oai trấn áp ngoại bang liền bảo Thôi Diễm đóng giả Ngụy Vương tiếp sứ Hung Nô, tự mình cầm đau, đứng hộ vệ. Sau các văn sĩ gọi là “tróc đao”, ý nói Tào Tháo nhờ người khác đóng thay mình.

Tống Huy Tông, tên Triệu Cật, hoàng đế Bắc Tống, là một nhà thư họa. Oâng là một vị vua vong quốc, đối nội thì tham lam táo bạo, đối ngoại thì nhu nhược bất lự, nhưng về nghệ thuật thì ông kiệt xuất.

Về hội họa, Triệu Cật có công khai phá đóng góp chiếm một vị trí lớn trong lịch sử hội họa. Tranh của ông được xem là kỹ càng xác thực, giỏi về hoa điểu, tương truyền là dùng sơn sống điểm mắt chim, rất sinh động. Theo thống kê, tranh Triệu Cật còn lại trên 20 bức nhưng trong những tác phẩm đó, quả thật có bao nhiêu tranh đúng là của Triệu Cật, giới học thuật trước nay có cái nhìn không giống nhau!

Thái Thao, Đặng Xuân trong sách của họ viết “Thuyết vi sơn từng đàm” và “Họa giám” đều chỉ ra rõ ràng một số tác phẩm của Triệu Cật phần nhiều đều được họa sĩ trong họa viện này vẽ thay.

Một số học giả hiện đại, kế thừa thành quả nghiên cứu của người trước đới với tranh Triệu Cật còn lại để tiến hành sự phân tích khảo đính rất sâu sắc, tỉ mỉ… kết luận rút ra được đã khiến mọi người kinh ngạc.

Tranh của Tống Huy Tông ngày nay có đến tám, chín phần là do cao thủ trong họa viện vẽ thay, chỉ có số ít tác phẩm như “Tuyết giang quy trạo đồ” (Tranh sông tuyết quay chèo về). “Ngự ưng đồ” (Tranh chim ưng của vua) thì chưa có ai phản bác.

Người ta còn muốn hỏi: Người là bậc thầy hội họa, một đời khoẻ mạnh (Huy Tông từ 18 đến 43 tuổi còn ở ngôi) tại sao phải dựa vào công sức của ngươì khác mà đóng ấn “Tuyên hòa ngự chế”, “Tuyên hoà điện ngự chế tịnh thư”, hoặc sai người viết thay những chữ như “Ngự chế ngự họa tịnh thư” (tranh vua vẽ và đề chữ). Đó quả là một câu đó khiến mọi người còn hồ nghi.

_________________________
Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 5 Signat21


Được sửa bởi Ý Nhi ngày Mon 09 Nov 2009, 03:56; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: 31. “TRÂM HOA SĨ NỮ ĐỒ”   Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 5 I_icon13Mon 09 Nov 2009, 03:53

31. “TRÂM HOA SĨ NỮ ĐỒ”

“Trâm hoa sĩ nữ đồ” (tranh phụ nữ quí tộc cài trâm giắt hoa) là một cuộn tranh lụa có trục, hiện tàng trữ ở Viện bảo tàng ở tỉnh Liêu Ninh. Cuộn tranh miêu tả năm phụ nữ quí tộc, ăn mặc đẹp, búi tóc cao, đầu giắt bông hoa mình mặc áo the.

Từ xưa đến nay, tác phẩm kiệt xuất “Trâm hoa sĩ nữ đồ” vẫn được coi là Chu Phảng đời Đường vẽ.

Chu Phảng là một họa sư nổi tiếng cuối thời Trung Đường, sau đời Ngô Đạo Tử, xuất thân quí tộc, từng làm quan ở Tuyên Châu, sở trường vẽ phụ nữ. Nhân vật ông vẽ toát ra sức khỏe, đơn giản, hình thể đầy đặn, sắc thái dịu, đẹp đẽ.

Sau đời Tôn Trung Sơn, một số chuyên gia học giả như Thẩm Tòng Văn, sau khi đi sâu, nghiên cứu lịch sử mỹ thuật và phục sắc thời cổ lại rút ra được kết luận phủ định. Do khảo chứng nhiều mặt, từ góc độ như trang phục, vật trang sức, kiểu tóc của nhân vật cho đến phong cách nghệ thuật, toàn thể bức tranh đều có cái nhìn khác nhau!

Một số ý kiến cho rằng theo trang sức của nhân vật trong tranh, thì các tác phẩm đã được người đời Đường trở về sau, mô phỏng.

Một số ý kiến cho rằng, kiểu trang phục tay áo dài quét đất, có vào cuối đời Đường, bức tranh này có thể là tác phẩm thời kỳ đó.

Có một số ý kiến khác lại cho rằng, xét từ phong cách nghệ thuật, nội dung miêu tả, tính tự và không khí đời sống thì nó phải là tác phẩm thời Nam Đường. Lục Du trong ghi chép về quốc chủ nam Đường Lý Rực, sau nhà Đại Chu “sáng chế kiểu búi tóc cao, xiêm nhỏ, đầu giắt bông hoa vểnh trên mái tóc, người ta đều bắt chước” trong “Nam Đường thư” là một chứng cứ có sức thuyết phục.

Những ý kiến kể trên có một điểm nhất trí về cách ăn mặc, trang sức của nhân vật trong tranh, không thuộc thời Trung Đường. Nhân đó mà “Trâm hoa sĩ nữ đồ” không có thể là tác phẩm của Chu Phảng. Thế thì nó là của ai? Mà tất cả những người nêu luận điểm còn để trống. Do đó vẫn còn nhiều học giả tin vào thuyết do Chu Phảng vẽ.

_________________________
Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 5 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: 32. ÂM GIAI NGŨ THANH   Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 5 I_icon13Mon 09 Nov 2009, 03:55

32. ÂM GIAI NGŨ THANH

Âm giai là một nhóm âm xếp hàng theo thứ tự cao thấp của âm lên bổng hoặc xuống trầm, lấy cung điệu làm tiêu chuẩn. Dựa theo số lượng âm chứa trong cung mà gọi là “âm giai ngũ thanh”, “âm giai thất thanh”… Ngũ thanh, cũng gọi là Ngũ âm, là năm bậc trong cổ nhạc Trung Quốc: cung, thương, giốc, chủy, vũ tương đương với 1, 2, 3, 5, 6 trên âm phổ hiện hành.

Âm giai ngũ thanh trong lịch sử âm nhạc có đơn vị cực kỳ quan trọng, còn như thời gian ra đời của nó, có nhiều thuyết v.v…

Theo truyền thống, ngũ thanh có trước thời đại Quản Trọng. Ông sống vào đầu thời Xuân Thu, năm sinh, năm mất vào khoảng 725 – 645 trước công nguyên. Thuyết này dựa vào nội dung ở thiên Địa viên trong sách Quản Tử mà duy vào thời Quản Trọng tác giả sách này sống thì âm giai ngũ thanh đã lưu hành, nên sự hình thành của nó đã có trước thời đó, bởi trong thiên đó đã chép phép lấy số ngũ âm.

Nhưng người thời nay sau khi khảo sát tỉ mỉ, đều cho rằng, sách Quản Tử làm vào thời Chiến Quốc Tần Hán giả danh không đủ làm bằng. Rất nhiều học giả căn cứ vào kết quả đo lường âm thanh của nhạc khí mới đào lên trong những năm gần đây nên đã có vài lập luận mới.

Có người căn cứ vào kết quả đo lường âm thanh của biên chung (dãy chuông), biên khánh (dãy khánh), huân như kên, sáo văn vật đào dưới đất lên mà suy đoán: “Vào đời Thương, thế hệ của âm giai nguyên thủy vừa mới hình thành, ngũ thanh và thất thanh gần như đồng thời phát triển, thất thanh có thể vào đầu đời Thương; ngũ thanh có thể vào đầu đời Thương, thế kỷ thứ 15 trước công nguyên đã hình thành”.

Nhạc sĩ sáng tác Lã Ký qua phân tích đo lường âm của các huân bằng gốm có hai lỗ âm đào được ở các nơi như thôn Bán Pha Tây An, thôn Kinh huyện Vạn Vinh Sơn Tây và ở Hà Nam, đã đem âm thanh của hai loại huân, hợp lại với nhau, vừa khéo hoàn thành âm giai ngũ thanh tương đồng với ngũ thanh chúng ta đang dùng ngày nay. Bởi vậy, ông cho rằng, vào cuối thời mẫu hệ, tổ tiên người Hoa đã có một số hình thái âm giai… Có thể suy luận, âm giai ngũ thanh vào cuối thời mẫu hệ đã hình thành.

Những thuyết kể trên, cái nào đúng cái nào sai, còn đợi khai quật thêm các di chỉ có luận chứng thuyết phục.

_________________________
Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 5 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: 33. BÍCH HỌA “KHÁCH SỨ ĐỒ”   Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 5 I_icon13Tue 10 Nov 2009, 03:13

33. BÍCH HỌA “KHÁCH SỨ ĐỒ”

Bích họa “Khách sứ đồ” bàn ở đây, là một trong rất nhiều bức ở mộ của Chương Hoài – thái tử Lý Hiền đời Đường.

Bức này vẽ ba sứ nước Phiên, người thứ nhất đội mũ da, mặc bào xám cổ tròn, chân đi hia vàng; người thứ hai, mặc bào tía cổ bẻ, đi hia đen; người thứ ba, đội mũ lông vũ chỏm nhọn, mặc bào trắng cổ đỏ, đi hia vàng. Ba sứ giả nước ngoài này được ba quan chức nhà Đường hướng dẫn.

Bức bích họa này, từ thần thái, cách ăn mặc của nhân vật đến lễ nghi có phong thái cung đình và nét vẽ tinh xảo của nó đều xứng đáng là tác phẩm hàng đầu trong những bích họa ở lăng tẩm nhà Đường.

Nhưng nội dung của bức “Khách sứ đồ” lại có hai ý kiến hoàn toàn khác nhau!!

Một ý kiến cho rằng cái mà “Khách sứ đồ” mô tả là cảnh đến chia buồn khi sứ giả nước phiên điếu tang thái tử Lý Hiền.

Vương triều lý Đường thời đó các lễ hôn, tang, giá thú của thái tử, công chúađều mời sứ giả nước ngoài đến dự. Những khách mời được coi là thượng khách ngồi cùng hàng với dòng tôn thất, văn võ bá quan.

Ba vị sứ giả trong bức “Khách sứ đồ” xét về hàng ngũ, vị trí của họ đều giống với nghi thức thăm viếng chia buồn. Do đó ta có thể đoán “Khách sứ đồ”là tác phẩm ghi lại nghi thức tang lễ Lý Hiền.

Một quan điểm khác cho rằng cái mà “Khách sứ đồ” mô tả là cảnh chia buồn, không hợp với thực tế khách quan.

Bởi lẽ trong điển chương đời Đường, đối với các nhân vật cũng gồm cả sứ giả nước ngoài trong lễ nghi cung đình, về trang phục của họ đều được qui định nghiêm ngặt. Trong đại lễ tống táng, đế vương và quan chức đều phải mặc màu tang trắng, dù là khách mời cũng không có ngoại lệ.

Vậy thì, ba sứ giả trong “Khách sứ đồ” mặc tang phục đẹp đẽ không thể nào hợp với không khí chia buồn. Hơn nữa, ba quan chức nhà Đường, dẫn đường cho khách, không tỏ vẻ đau buồn mà giống như vào triều bái kiến vậy.

Hai quan điểm trên mỗi cái đều có lý lẽ, nhưng cả hai đều không thuyết phục nhau. Không biết cuộc tranh luận này còn kéo dài đến bao giờ?

_________________________
Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 5 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: 34. “KIM SƠN THẮNG TÍCH ĐỒ”   Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 5 I_icon13Tue 10 Nov 2009, 03:13

34. “KIM SƠN THẮNG TÍCH ĐỒ”

Đầu thế kỷ 20 vào đời Quang Tự nhà Thanh. Thái hậu Từ Hi đã qua đời, Long Dụ được thăng làm Thái hậu, muốn lôi kéo các người trong đảng phái cách mạng, để gở cái thế nguy ngập của giang sơn Đại Thanh.

Một hôm Long Dụ có Túc Thân Vương hầu bên, cho mời Uông Tinh Vệ đang giữ chức vụ quan trọng. Thái hậu Long Dụ chính tay đem bức “Kim sơn thắng tích đồ” của Đường Bá Hổ tặng cho Uông Tinh Vệ, ông ta không dám tin vào sự việc xảy ra trước mắt, thầm biết “Kim sơn thắng tích đồ” vô cùng giá trị, là cái mà hoàng đế Càn Long xuống Giang Nam mua được ở Tô Châu.

Vui mừng quá độ, Uông Tinh Vệ cầm bức tranh không biết xoay sở ra sao. Nguyên vợ ông ta, Trần Bích Quân người đàn bà xảo trá, tham lợi và rất mưu cơ. Bà ta đem bức tranh thủ bút của Đường Bá Hổ, giấu kín trong mật thất tại một ngôi chùa ở ngoại ô Thiên Tân.

Trần Bích Quân tự thấy, việc này thần không biết quỷ không hay, nhưng bà ta vẫn luôn đứng ngồi bất an, tâm thần bất ổn.

Mãi đến năm 1940, tình hình trong và ngoài nước ngày càng khẩn cấp. Trần Bích Quân sợ tranh giấu trong mật thất bị suy xuyển, bèn chuyển bức tranh đi nơi khác lần nữa.

Sáng ngày 26 tháng 1 năm 1940, một chiếc du thuyền ở vịnh Bột Hải đột nhiên bị một bọn cướp biển đánh phá, chúng hóa trang là người của mật vụ Nhật Bản phái đến, là vì bức tranh quí giá trong tay Trần Bích Quân. Đến khi chúng lục tung cả du thuyền thì không có bức tranh quí giá nào và cũng không có bóng dáng của Trần Bích Quân đâu cả!

Thì ra Trần Bích Quân đột nhiên thay đổi chủ ý, bà ta đổi đáp một chiết tàu hàng từ Đường Cô, lén về Nam Kinh.

Trần Bích Quân chưa ngớt lo sợ, lại đem bức tranh quí đến hầm nhà Chu Phật Hải. Vì thấy hầm xi măng cốt sắt là nơi tốt nhất để giấu bức tranh!

Bỗng một hôm, nhà của Chu Hải bốc khối cuồn cuộn, lưỡi lửa liếm thấu trời, trong khoảnh khắc, cả tòa nhà sang trọng và hầm sắt đã biến thành một đống đổ nát hoang tàn!

Thì ra, đó cũng do đặc vụ Nhật Bản. Chúng đã cướp mất bức “Kim sơn thắng tích đồ” dưới hầm, sau đó cho một mồi lửa thiêu hủy toà nhà.

Vài ngày sau, bức tranh đó đã đến Tokyo trong khi những tên trộm kia mừng liên hoan, thưởng thức bức tranh, thì một chuyên gia Nhật Bản cho rằng đó là tranh giả.

Nghe lời truyền ra, tên đầu sỏ cơ quan đặc vụ đã nhảy xuống biển tự sát vì thua “mưu trí đàn bà”ø!

Vậy bức tranh thật “Kim sơn thắng tích đồ” bây giờ ở đâu?

_________________________
Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 5 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: 35. “ĐÔN HOÀNG KHÚC PHỔ” KỲ BÍ   Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 5 I_icon13Tue 10 Nov 2009, 03:14

35. “ĐÔN HOÀNG KHÚC PHỔ” KỲ BÍ

Ngày 26 tháng 5 năm 1900, trong một động chứa kinh sách trong hang Mạc Cao ở Đôn Hoàng, người ta phát hiện năm vạn đồ vật chôn giấu gần nghìn năm. Trong đó gọi là “ Đôn Hoàng khúc phổ”. Báu vật hiếm có trên đời ấy, tám năm sau bị người pháp Behier cướp mang về nước, hiện lưu giữ ở Thư viện Quốc gia Pháp.

Ngoài ra, có hai quyển sao lục hai mươi tự phổ, chỉ pháp, và nhạc khúc “Hoãn khê sa”.

Gần trăm năm nay, học giả Trung Quốc và nước ngoài đã nghiên cứu hai quyển còn lại, tuy thu được thành quả đáng mừng, nhưng ghi vấn đặt ra cũng nhiều…

Thứ nhất, gọi “Đôn hoàng khúc phổ” thế nào mới đúng?

Các học giả, mỗi người một ý, kể ra tên gọi rất nhiều: “Khúc tử công xích phổ”, “Đôn hoàng tỷ bà phổ”, “Đôn hoàng Đường nhân đại khúc phổ”, “Đôn hoàng Đường nhân nhạc phổ”, “Đôn hoàng khúc phổ”, “Đôn hoàng quyển” v.v… các loại tên gọi có đến hơn mười thứ.

Ngày nay, người ta thích tên gọi “Đôn hoàng khúc phổ” hơn.

Thứ hai, “Đôn hoàng khúc phổ” sao chép năm nào?

Không ai thấy niên đại sao chép mà chỉ thấy lưng bìa có chữ “Trường hưng tứ niên Trung hưng điện hậu thánh tiết giảng kinh văn”. Trường hưng năm thứ tư tức năm 993. Phần lớn học giả căn cứ vào đó cho là sao chép năm 993 sau Công Nguyên.

Đến năm 1984, Hà Xương Lâm căn sứ vào bút tích khác cuối kinh văn, viết hơn mười bài xướng từ và câu thơ đoán là “Đôn hoàng khúc phổ” sao chép vào tháng giêng nhuận, năm 934.

Thứ ba “Đôn hoàng khúc phổ” là khúc gì?

“Đôn hoàng khúc phổ” chỉ là loại nhạc khí đã xác định, không còn ghi ngờ gì nữa, nhưng nó thuộc loạikhúc phổ có nội dung gì, thì mỗi người một ý.

Diệp Đống cho rằng: “Đôn hoàng khúc phổ” là do một loạt phân khúc tổ hợp thành Đường đại khúc.

Triệu Hiểu Sinh nói: “Đôn hoàng khúc phổ” là nhạc phổ từ điệu xưa nhất, nay còn truyền lại.

Tịch Trăn Quán nói: “Đôn hoàng khúc phổ” là một bản tấu, có hình thức vũ nhạc hoàng chỉnh .

Quan Dã Duy Thản Trần : “Đôn hoàng khúc phổ” soạn cho một loại sáo vũ nhạc mang tính địa phương ở cuối đời Đường đến Ngũ Đại, có thể gọi là “khúc của Sa Châu”.

_________________________
Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 5 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: 36. ĐÀN CẦM CÓ VÀO THỜI NÀO?   Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 5 I_icon13Tue 10 Nov 2009, 03:14

36. ĐÀN CẦM CÓ VÀO THỜI NÀO?

Một khúc “cao sơn lưu thủy” nghe xong khiến tâm hồn lâng lâng thư thái. Khúc nhạc cổ hay như thế, do đàn cầm gảy nên, khiến người ta đối với cổ cầm càng thêm phần tôn kính!

Nghe đồn lịch sử của đàn (cổ) cầm, ra đời khoảng trên dưới ba nghìn năm. Mà thời gian cụ thể còn có nhiều ý kiến bất đồng.

Lịch sử ghi có người phát minh nông tang Phục Hi Thần Nông, từng “đẽo gỗ đồng làm đàn, chằng sợ tơ làm dây”, từ đó mà sáng tạo ra đàn cầm.

Nhưng, Phục Hi vốn là nhân vật trong truyền thuyết thần thoại cổ đại Trung Quốc, nói ông sáng tạo đàn cầm, thật khó có ai tin .

Có học giả lý giải, đàn cầm trải qua một thời gian từ công cụ sản xuất chuyển sang đàn cầm mà hình thành. Sự xuất hiện ban đầu của nó vào thời còn chế độ nô lệ ở Trung Quốc.

Th ời kỳ đó từng là một giai đoạn lịch sử rất dài. Cho tới nay, chứng cơ ùcó văn tự ghi chép hoặc có di vật khảo cổ chứng minh cổ cầm Trung Quốc có thể xuất hiện vào thời Tây Chu đến Xuân Thu.

Theo sử sách đàn cầm có vào thời Tây Chu, đã lưu hành rộng rãi trong xã hội, nó luôn luôn hòa tấu với đàn. Trong Kinh Thi, cái gọi là “gia huyền hộ tụng” (từng nhà đàn, tụng), “Cầm sắt hữu chi” (cầm sắt bầu bạn với nhau), là nói về hai thứ đàn đó.

Trong số những đàn cầm, đàn sắt đào được ở Trung Quốc, cái cổ nhất làm từ thời Xuân Thu Chiến Quốc.

Một số sử gia cho rằng, cổ cầm xuất hiện vào thời Xuân Thu trở về trước, vẫn còn ở vào giai đoạn nguyệt thủy, chưa thành thục. Nên vẫn chưa thể thích ứng với việc hòa tấu nhạc khúc.

Mãi đến thời kỳ Tần Hán, đàn cầm về tạo hình đã có cải tiến quan trọng, kỹ xảo diễn tấu cũng theo đó mà nâng cao, hình thành âm sắc độc đáo của nó. Đó mới là đàn (cổ) cầm mang ý nghĩa đích thực.

Không biết cách nhìn nhận này có được công nhận chăng?

_________________________
Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 5 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: 37. KHÚC NHẠC “QUẢNG LĂNG TÁN”   Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 5 I_icon13Tue 10 Nov 2009, 03:15

37. KHÚC NHẠC “QUẢNG LĂNG TÁN”

Khúc nhạc đàn cầm “Quảng lăng tán” là một khúc cổ đại nổi tiếng. Nó có kết cấu đồ sộ, hùng hồn, âm giai phong phú, được ca ngợi là “đàn anh các nhạc khúc”.

Ghi chép về “Quảng lăng tán” trong tư liệu lịch sử không ít, nhưng bên trong lại không vạch ra được nội dung của khúc nhạc mô tả điều gì?

Có học giả bàn rằng, cầm khúc “Quảng lăng tán” miêu tả chuyện Nhiếp Chính thời Chiến quốc lo báo thù cho cha, tìm cách giết Hán Vương.

Vào thế kỷ thứ 2 Công Nguyên, Thái Ung đời Hán viết cuốn “Cầm tháo”, tức “Nhiếp Chính thích Hàn vương khúc”, sách này miêu tả tình tiết Nhiếp Chính báo thù cho cha đâm chết Hàn vương, Nhiếp Chính tự hủy dung mạo mà chết, mẹ ông không chịu nhục đã cùng chết với con. Nhưng từ đời Hán về sau, “Nhiếp Chính thích Hàn Vương Khúc” không còn ai nhắc đến mà gọi là “Quảng lăng tán”. Theo suy đoán, có thể là tên đó đã đụng chạm đến sự tôn nghiêm của giai cấp thống trị, nên cần né tránh.

Nhưng căn cứ với ghi chép trong những sách như “Sử ký”, “Chiến Quốc sách”, câu chuyện mà “Quảng lăng tán” miêu tả không giống với “Nhiếp Chính thích Hàn Vương Khúc” nguyên bản là chuyện Nhiếp Chính được Nghiêm Trọng Tử dùng để giết Hiệp Lũy.

So với “Sử ký” Tư Mã Thiên, độ tin cậy của cuốn sách “Cầm tháo” mà Thái Ung viết, rất đáng ngờ. Tư Mã Thiên nghiêm cẩn về học thuật là điều mọi người đều công nhận.

Cổ cầm khúc “Quảng lăng tán” trải qua ngàn năm lưu truyền đến nay càng tăng thêm sự trong sáng trong lịch sử âm nhạc Trung Quốc. Tuy nhiên, vấn đề nhạc khúc đó căn cứ vào nội dung nào mà sáng tác, đến nay có cái nhìn chưa thống nhất, nhưng vẫn không ảnh hưởng chút nào đến sức quyến rũ của nó!




QUẢNG LĂNG TÁN



_________________________
Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 5 Signat21


Được sửa bởi Ý Nhi ngày Fri 13 Nov 2009, 03:03; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: 38. AI VIẾT KHÚC NHẠC “THẬP DIỆN MAI PHỤC”   Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 5 I_icon13Tue 10 Nov 2009, 03:16

38. AI VIẾT KHÚC NHẠC “THẬP DIỆN MAI PHỤC”

Khúc nhạc cổ cho đàn tỳ bà “Thập diện mai phục” lại có tên “Hoài Âm bình Sở”, thời Hán Sở. Lấy trận chiến ở Cai Hạ của Lưu Bang, Hạng Vũ làm chủ đề, vận dụng kỹ xảo riêng của tỳ bà khiến vô số tâm linh của quân binh chấn động, ngày nay đã trở thành khúc nhạc nổi tiếng trên thế giới. Điều đáng tiếc là kiệt tác đó không biết ai là tác giả đích thực.

Ghi chép bằng văn tự có liên quan đến đại khúc tỳ bà này, thấy trong “Tứ chiếu Đường tập Thang tỳ bà truyện” của Vương Du Định đời Minh. Trong truyện đã ghi chép tường tận về Thang Ưùng Tăng (khoảng 1585-1652) được người đời gọi là “Thang tỳ bà đàn khúc tỳ bà Hán Sở”, họ Thang đàn hơn 110 bản… mà hay nhất là khúc “Hán Sở”. Giữa lúc đôi bên quyết chiến, tiếng xô sát long trời lở đất, ngói trên mái nhà dường như rung rinh;lại có tiếng vang, tiếng trống, tiếng cung kiếm, tiếng người ngựa gào thét; lâu lâu có nỗi oan khó giải bày là tiếng Sở ca thê lương mà hùng tráng, là tiếng Hạng Vương bi ca khẳng khái, lúc từ biệt nàng Ngu Cơ bị vây hãm; ở đầm lớn có tiếng quân kỵ đuổi theo; đến Oâ Giang có tếng Hạng Vương tự vẫn, tiếng gió ngựa giày đạp của quân kỵ tranh xác Hạng Vương, khiến người nghe hưng phấn rồi kinh hoàng, cuối cùng bật khóc mà bàng hoàng, sự cảm động lòng người của nó đến độ như vậy”.

Có người đem giai điệu của đoạn đầu “Thập diện mai phục” so vớùi khúc thứ năm lớp thứ bảy “Ca khúc cổ điển” ở biên giới phía Bắc của sắc tộc Duy Ngô Nhĩ, phát hiện âm điệu cốt lõi, dấu lặng và khí vị của hai cái hết sức giống nhau, nhân đó mà cho rằng “Thập diện mai phục” hấp thu được tinh hoa âm nhạc của sắc tộc thiểu số Tây Bắc. Thang Ưùng Tăng đúng là đã từng đến chiến trường Tây Bắc như Gia cốc quan, Trương dịch, Tửu tuyền v.v… có đủ điều kiện để sáng lập “Thập diện mai phục”. Nhưng, Vương Du Định, người giao du thân mật và kết làm tri kỷ với Thang Ưùng Tăng, trong “Thang tỳ bà truyện” lại chưa nói Thang sáng tác “Thập diện mai phục”, mà đem nó liệt vào loại “cổ khúc”.

Nhiều người cho rằng các cổ khúc tỳ bà đều phát sinh từ dân gian, rồi trải qua diễn xuất luyện tập của mấy đời nghệ nhân nên ngày càng chín chắn, hoặc đến cao độ thuần phục, là kết tinh của trí tụê tập thể “Thập diện mai phục” có thể cũng lại như vậy chăng?

Xem ra, câu đố về tác giả “Thập diện mai phục” chưa thể sáng tỏ!

_________________________
Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 5 Signat21


Được sửa bởi Ý Nhi ngày Fri 13 Nov 2009, 03:06; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Sponsored content




Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn   Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 5 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» THỬ NHÌN LẠI: T.T. KH. NHÀ THƠ NỮ ẨN DANH, HAY MƯỢN DANH?
» Những địa danh đặc biệt trên Thế Giới
» HOA ẢO CÔNG DANH
» PhỐ ĐạI GiA !
» HƯ DANH
Trang 5 trong tổng số 12 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6 ... 10, 11, 12  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: TRÚC LÝ QUÁN :: Tài Liệu-