Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Today at 12:06

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 08:53

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:15

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Yesterday at 12:48

NỒI CƠM KHỔNG TỬ by mytutru Wed 27 Mar 2024, 23:23

Trang Thơ Phạm Đa Tình by Phạm Đa Tình Wed 27 Mar 2024, 20:46

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:32

Giọng hát "Cọp nhai đậu phộng" by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:29

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Tue 26 Mar 2024, 07:39

Khoảnh Khắc Vui Với Đường Thi by Tam Muội Mon 25 Mar 2024, 00:30

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sun 24 Mar 2024, 23:42

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Sat 23 Mar 2024, 02:26

Mái Nhà Chung by mytutru Fri 22 Mar 2024, 20:26

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 22 Mar 2024, 19:10

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Fri 22 Mar 2024, 07:06

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Thu 21 Mar 2024, 10:43

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:16

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:07

Lục bát by Tinh Hoa Mon 18 Mar 2024, 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Mon 18 Mar 2024, 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3 ... 5, 6, 7 ... 10, 11, 12  Next
Tác giảThông điệp
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 6 Empty
Bài gửiTiêu đề: 39. VŨ KHÚC NGHÊ THƯỜNG LÀ GÌ?   Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 6 I_icon13Tue 10 Nov 2009, 03:16

39. VŨ KHÚC NGHÊ THƯỜNG LÀ GÌ?

“Nghê thường vũ y khúc” gọi tắt là “Nghê thường” là vũ nhạc cung đình dưới thời Đường, thuộc điệu “Thương”. Toàn khúc phân làm ba phần: tán, trung và khúc phá. Tán tự là diễn tấu nhạc khí, không vũ không ca, trung tự bắt đầu có nhịp phách, vừa ca vừa vũ: khúc phá là cao trào của toàn khúc, nhiều âm nhịp gấp, thanh điệu sang sảng, lúc kết thúc thì chuyển chậm, chỉ vũ mà không ca. “Nghê thường vũ y vũ” phối hợp với nó, người vũ nửa trên trang sức lông vũ nhiều màu, nửa dưới mặc váy trắng, hoa văn lấp lánh, thế múa nhẹ nhàng, trang nhã, giống như tiên nữ trên mây. Tóm lại, múa nhạc và y phục của nó điều ra sức miêu tả tiên cảnh vô hư chập chờn với hình ảnh tiên nữ.

Quá trình sáng tác vũ khúc này, có truyền thuyết thần thoại về: Đường Huyền Tông, Lý Lông Cơ từng theo chân một đạo sĩ tên La Công Viễn du Nguyệt Điện. Trên cung Trăng, Huyền Tông thấy vài trăm tiên nữ mặc xiêm y trắng múa theo tiên nhạc ở quảng đình. Đường Huyền Tông vốn thông hiểu âm luật nên sau khi về đến nhân gian, dựa vào ký ức viết ra nửa phần trước là “Nghê thường”, nửa phần sau không nhớ được nữa.

Giữa lúc buồn không biết xoay xở cách nào, Huyền Tông bỗng nghe báo có tiết độ sứ Tây Lương, Dương Kính Thuật vào triều, và dâng một bài “Bà la môn khúc” âm điệu của nó hết sức phù hợp với cái ông nghe trên cung trăng. Huyền Tông cả mừng, bèn đem tiên nhạc vừa ghi được làm ca từ, lấy “Bà la môn khúc” làm nhạc chương ở phần sau và gọi là “Nghê thường vũ y khúc”.

Điều đó rõ là sự bịa đặt của tiểu thuyết gia.

Trong bài tựa của Nhạc phủ “Bà la môn” viết: Giai điệu Thương, trong năm Khai Nguyên, tiết độ sứ Tây Lương, Dương Kính Thuật dâng, năm Thiên bảo thứ 13 đổi là “Nghê thường vũ y”, “Điệu khúc Thương” là chỉ “Nghê thường khúc”. “Khai Nguyên” là niên hiệu của Đường Huyền Tông tức năm 713 – 741. “Thiên Bảo” cũng là niên hiệu của Đường Huyền Tông, tức năm 742- 756.

Trong “Dương thái chân ngoại truyện” nói về “Nghê thường vũ y khúc”, Đường Huyền Tông lên lầu Tam hương ngắm núi Nữ nhi mà làm ra.

Cũng có người cho rằng, Huyền Tông lên lầu Tam hương ngắm núi Nữ nhi, sau về cung, chỉ làm được nửa phần đầu “Nghê thường”, mãi về sau tiếp thu “Bà la môn khúc” của Dương Kính Thuật dâng, mới có thể diễn tiếp thành toàn khúc.

Tự thân “Nghê thường vũ y khúc” muốn miêu tả cảnh tiên, mà quá trình sáng tác của nó lại vàng thao lẫn lộn, khiến tác phẩm càng bao phủ một sắc thái truyền kỳ, huyễn mộng!

_________________________
Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 6 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 6 Empty
Bài gửiTiêu đề: 40. “DƯƠNG QUAN TAM ĐIỆP”   Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 6 I_icon13Tue 10 Nov 2009, 03:17

40. “DƯƠNG QUAN TAM ĐIỆP”

“Dương quan tam điệp” là nhạc khúc nhạc cổ cầm, mới đầu thấy trong “Chiết âm thiết tự cầm phổ”, các phái đàn cầm đều lấy bài thơ “Dương quan tam điệp” nguyên tên “Tống Nguyên nhị sứ An Tây vị” thành khúc của Dương Duy đời Đường làm chính. Vận dụng thủ pháp hát xướng hát đi hát lại nhiều lần, nhưng cách nhìn mỗi người một khác. Có người tổng hợp giải thích của các học giả xưa nay về “tam điệp” qui kết thành hai loại: một loại cho rằng “điệp”(láy) trong phạm vi bài thơ, một loại khác lại cho rằng: “điệp” là sự mở rộng và phát triển của bài thơ.

Để tiện trình bày hãy xem lại bài thơ “Dương quan tam điệp” của Dương Duy:

“Vị thành triều vũ ấp khinh trần,
Khách xá thanh thanh liễu sắc tân,
Khuyến quân cánh tận nhất bôi tửu,
Tây xuất dương quan vô cố nhân”


(Bụi tung thành Vị trận mưa mai,
Nhà khách xanh xanh sắc liễu phơi,
Anh hãy cùng tôi, ta cạn chén,
Dương quan người cũ biết cùng ai?)

Trước hết xin xem thí dụ nói về phép điệp (nhắc) của bài thơ:

Nhà thơ đời Tống Tô Đông Pha khi bàn về phép hát “tam điệp” (ba láy) nói: “Xưa truyền lại “Dương quan” hát điệp ba lần, nhưng người hát đời nay mỗi câu láy hai lần mà thôi. Nếu lấy cả một bài mà nói, lại là điệp bốn lần, đều sai. Có người mỗi câu hát ba lần, để ứng với thuyết tam điệp, thì gọi là tạp, không còn có tiết tấu, cảm âm. Tôi ở Mật Châu, trưởng quan Văn Huân, nhân có việc đến Mật Châu, nói ông biết cách hát cổ bản “Dương quan”. Mỗi câu đều hát hai lần, mà câu thứ nhất không điệp, bèn cho cổ bản tam điệp là thế”.

Lại có một loại điệp khác, tức là mở rộng và phát huy theo ý hướng bài thơ.

Tập “Dương xuân bạch tuyết” viết vào đời Nguyên, hợp vào điệu Đại Thạch “Dương quan tam điệp khúc”:

“Hưu phiền não:
Khuyến quân cánh tận nhất bôi tửu,
Chỉ khủng phạ tây xuất Dương quan,
Cựu du như mộng, nhãn tiền vô cố nhân
Chỉ khủng phạ tây xuất Dương quan,
Nhãn tiền vô cố nhân”.

(Chớ phiền não:
Khuyên anh hãy cạn thêm chén nữa,
Chỉ sợ ra khỏi Dương quan,
Cuộc chơi xưa như mộng,
Trước mắt không còn cố nhân,
Chỉ sợ ra khỏi Dương quan,
Trước mắt không còn cố nhân).

Có người thống kê khúc phổ “Dương quan tam điệp” nay đã có hơn ba mươi bản, tổng cộng sáu loại hình. Như vậy “điệp” lấy đâu làm chuẩn, chúng ta khó mà phân hơn kém.



DƯƠNG QUAN TAM ĐIỆP


_________________________
Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 6 Signat21


Được sửa bởi Ý Nhi ngày Fri 13 Nov 2009, 03:19; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 6 Empty
Bài gửiTiêu đề: 41 . GỐC “NHỊ HỒ” Ở ĐÂU ?   Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 6 I_icon13Wed 11 Nov 2009, 16:21

41 . GỐC “NHỊ HỒ” Ở ĐÂU ?

“Nhị hồ” là một loại đàn Hồ cầm, thuộc loại đàn cây. Âm sắc của nó dịu hòa, réo rắt, sức biểu cảm mạnh mà tinh tế “Nhị Tuyền ánh nguyệt” là một nhạc khúc dùng đàn nhị hồ diễn tấu. Ngày nay, nhị hồ không chỉ là một viên ngọc xán lạn trong nhạc khí cổ truyền, mà được ca ngợi trong âm nhạc thế giới. Về nơi bắt nguồn của nó, học giả Trung Quốc và nước ngoài đều có tranh luận, tìm hiểu.

Học giả Nhật Bản Điền Biên Thượng Hùng trong cuốn “Trung Quốc âm nhạc sử” ông viết: Hồ cầm của Trung Quốc (đặc biệt chỉ đàn nhị hồ) không phải là cái mà Trung Quốc cổ đại có, mà từ Aán Độ du nhập. Oâng luận chứng rằng hình dạng của Hồ cầm giống với loại đàn đơn giản nhất của ravastlong (đàn nhị kéo dây cổ nhất thế giới). Ravastlong tương truyền do Ravana, quốc vương Ceylan (cách nay khoảng 5000 năm trước) phát minh. Dù không phải vậy, nhưng đàn kéo cung do người Ấn Độ làm ra cũng đúng. Đàn nhị kéo dây Trung Quốc xuất hiện ở đời Đường là theo sự hưng thịnh của Phật giáo khi truyền vào Trung Quốc.

Có người không đồng ý với thuyết đó, cho là ghi chép trong sử Trung Quốc như “Tân Đường thứ”, “Tống sử” v.v… có liên quan đến nước Thiên Trúc (Thân độc) và trong cuốn “Đại Đường Tây vực ký” do cao tăng nổi tiếng đời Đường là Huyền Trang viết, đều không đề cập đến việc này.

Không ít chuyên gia Trung Quốc cho rằng, nguồn ngốc của Nhị hồ ở khu vực của sắc tộc thiểu số Tây Bắc cổ đại Trung Quốc. Chứng cớ là: phương pháp kéo đèn bắt nguồn từ Hề cầm, mà nguồn gốc của Hề cầm lại bắt nguồn từ “Hề bộ” tức là sắc tộc thiểu số phương Bắc Trung Quốc sống ở lưu vực Nhiêu lạc thủy (nay là sông Lạp mộc, khu tự trị Nội Mông). Trong “Nhạc thư” của Trần Trăn – người đời Tống có chép khá tường tận về Hề cầm. Đời Tống để kỷ niệm nhà âm nhạc, nhà văn học, nhà tư tưởng Kê Khang đời Ngụy bị họ Tư Mã giết hại, đem “Hề cầm” đổi làm “Kê cầm”. Đồng thời Hồ cầm mã vị của dân du mục Tây Bắc cũng truyền vào nội địa. Sau đó “Hề cầm” và “Hồ cầm mã vị” dung hợp với nhau, phát triển đến đời Nguyên, trở thành hình dạng mới của “Hồ cầm” tức “Nhị hồ”.

Có người dứt khác cho rằng, thủy tổ của Nhị hồ kế cầm là do Kê Khang chế tạo. Ngoài đời Tống, Trần Nguyên Tịnh trong “Sự lâm quảng ký” nhận định “Kế cầm” do Kê Khang chế, cho nên gọi là “Kế cầm”.

Đúng ra “Nhị hồ” gốc từ đâu? Đến nay vẫn chưa có sự thống nhất.

_________________________
Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 6 Signat21


Được sửa bởi Ý Nhi ngày Fri 13 Nov 2009, 03:17; sửa lần 2.
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 6 Empty
Bài gửiTiêu đề: 42. LAI LỊCH VỀ TRÚC ĐỊCH   Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 6 I_icon13Wed 11 Nov 2009, 16:22

42. LAI LỊCH VỀ TRÚC ĐỊCH

Trúc địch (sáo trúc) gọn nhỏ, có thể hòa tấu trong dàn nhạc một cách đa dạng phong phú, địa vị thật đặc biệt trong số nhạc khí cổ truyền Trung Quốc Tương truyền ở xã hội nguyên thủy, tổ tiên người Hoa trong đời sống hoang dã, ăn thịt hút tủy, phát hiện lòng ống xương phát ra âm thanh dễ nghe, do đó chế ra ống địch (bằng ống xương). Sáo Trúc địch có phải dựa trên đó biến dạng hay không, hiện nay còn có nhiều dư luận.

Người Nhật, Lâm Mộc Khiêm Tam trong cuốn “Đông Á nhạc khí khỏe” ông viết: “Địch của Trung Quốc từ Ấn Độ hoặc Tây Vực truyền vào”.

Đời Minh có người thừa nhận địch thổi ngang do Trương Khiên đi sứ Tây Vực mang về Trung Nguyên. Tây Vực trong thời Hán chỉ hạn hẹp trong tỉnh Tứ Xuyên, tỉnh đó có người Khương, giỏi thổi ống địch. Cái mà Trương Khiên mang về có phải Khương địch hay không, đến nay vẫn chưa biết chắc.

Căn cứ vào sử liệu khác dưới thời Hán Vũ đế, Khâu Trọng chế súng địch. Oâng ta chế tác trúc địch, hay biến cải Khương địch, văn tự không nhắc đến?!

Phần đông học giả Trung Quốc cho rằng, trúc địch không phải mang từ nước ngoài về, mà đã có từ thời Hoàng đế. Sự xuất hiện của Trúc địch đã thay cho ống địch chế bằng xương trải qua thời gian dài (khoảng ba nghìn năm). Trước đây không lâu, ở mộ Tăng hầu huyện Tùy Hồ phía Hoa Bắc đã đào được hai cây địch thổi ngang bằng trúc. Căn cứ vào chuyên gia khảo chứng, địch đào có từ thời Chiến quốc (ba bốn trăm năm trước triều Hán) và được người ta quí trọng.

Trúc địch trong giai đoạn đầu chỉ có hai lỗ hoặc ba lỗ đến đời Nguyên mới biến thành trúc địch sáu lỗ như hiện nay. Theo đà phát triển âm nhạc, hí khúc, trúc địch lại phân thành hai loại bang địch và khúc địch làm cho Bắc khúc Nam âm lộ rõ vẻ phong nhã.

Trúc địch tuy nhỏ, nhưng lai lịch không phải tầm thường, nếu muốn nói cho tường tận, thật không phải chuyện dễ.

_________________________
Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 6 Signat21


Được sửa bởi Ý Nhi ngày Wed 11 Nov 2009, 16:23; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 6 Empty
Bài gửiTiêu đề: 43. CA XƯỚNG CÓ TỪ THỜI NÀO?   Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 6 I_icon13Wed 11 Nov 2009, 16:22

43. CA XƯỚNG CÓ TỪ THỜI NÀO?

Ca xướng là một nghệ thuật, đồng thời cũng là một cách tận hưởng giọng hát ngọt ngào! Điều chắc chắn rằng sẽ không có ai ghét nó dù họ có biết hát hay không?

Nghệ thuật ca xướng bắt đầu có vào thời nào? Điều này cần phải đi sâu và tìm hiểu.

Thuyết xa xưa nói, ca xướng vào thời Cát Thiên thị là một trong tam hoàng đã bắt đầu mở màn.

Theo “Lã Thị Xuân Thu thiên cổ nhạc” ghi: “Nhạc của Cát Thiên thị ngày xưa có ba người cầm đuôi bò nhịp chân mà hát bài “Bát khuyết”…”

Cái gọi là Bát khuyết như ngũ cốc của dân gian, công sức của trời bao la, không gì không có. Không chỉ ca xướng mà còn kèm theo vũ nhạc đủ thấy tình cảm vui nhộn của nó.

Một thuyết khác nói, ca xướng bắt đầu từ Đế Thuấn.

Theo “Sử ký – Nhạc thư” ghi, vua Thuấn vốn là người con hiếu thảo, để tỏ tình nhớ mong cha mẹ, ông làm ra một cây đàn cầm năm dây, lấy nó đệm cho khúc hát nhớ cha mẹ tên là “Nam phong”.

Thuấn còn cử ông Quỳ làm nhạc quan, sai phổ nhạc khúc, khuyên người đời sống ngay thẳng không áp bức người khác thái độ dễ dãi, mà không ngạo mạn, cậy mình. Ngài còn nhân hậu dạy bảo, làm thơ và dùng cái đó diễn đạt tư tưởng tình cảm, ca xướng là dùng giai điệu để bộc lộ tình cảm, nó phải phù hợp với âm luật khiến cho đẹp ý, vui tai…

Ngoài ra, chúng ta còn có lời ca trong “Sơn hải kinh –Đại Hoang Tây kinh” được xem là của Trưởng Cầm cháu nội Chuyên Húc, vì mọi người mà làm ra các nhạc khúc.

Ghi chép qua các thời kỳ lịch sử đều đi đến kết luận và sự ra đời của xướng ca. Nhưng quả thật cách nhìn của ai chuẩn xác hơn?

Chúng ta ngày nay, tay cầm micro, hát karaoke, nhảy múa có nghĩ đến nghệ thuật ca xướng; nam nữ, trẻ già cùng thú vị có đặt ra câu hỏi về nguồn của nó không? Hay mặc nhiên xem sự hưởng thụ là trên hết?

_________________________
Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 6 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 6 Empty
Bài gửiTiêu đề: 44. ÂM NHẠC CẢI CÁCH ĐỜI THƯỜNG   Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 6 I_icon13Wed 11 Nov 2009, 16:25

44. ÂM NHẠC CẢI CÁCH ĐỜI THƯỜNG

Theo sự hình thành của âm nhạc cải cách đời Đường, thì âm nhạc Trung Quốc đã tiến lên một đỉnh cao mới.

Cái gọi là nhạc cải cách đời Đường là nhạc Trung nguyên và Tây Vực kết hợp với nhau và có phong cách nghệ thuật độc đáo. Cũng có thể nói là nó kế thừa truyền thống “nhạc Thanh Thương”, gồm thâu tinh tuý âm nhạc các sắc tộc Trung nguyên và Tây Vực để mở rộng ra.

Thế thì, chủ thể của âm nhạc đời Đường là gì? Về vấn đề đó có hai quan điểm khác nhau.

Một quan điểm cho rằng, âm nhạc đời Đường mượn nhạc của Tây Vực làm gốc.

Căn cứ vào bộ “Thông điển – Nhạc điển” thì: “Từ đời Chu Tùy đến nay, tạp khúc quản huyền (đàn sáo) có đến vài trăm khúc, phần nhiều dựa vào nhạc Tây Lương (cổ vũ khúc nhạc múa tróng, phần nhiều dùng nhạc Qui Tư )”.

Tây Lương ở miền Vũ Uy, Cam Túc; Qui Tư là chỉ Khố Ban Tân Cương. Bởi vậy có người suy đoán nhận định trên là đúng.

Một số người có căn cứ vào bích hoạ Phật giáo Đôn Hoàng trong đầu đời Đường như “Đông phương dược sư tịnh thổ biến” mà cho rằng nhạc khí, nhạc luật Tây Vực đã thịnh hành ở Trung nguyên và chiếm địa vị độc tôn.

Trái với đều đó, nhiều học giả lại cho rằng, cốt lõi của âm nhạc đời Đường là âm nhạc Trung nguyên dù ảnh hưởng của nhạc Tây Vực đã ăn sâu bén rễ lâu đời.

Khu vực Trung nguyên có di sản âm nhạc dân gian phong phú, nếu không quan tâm đến âm nhạc truyền thống và âm nhạc dân gian ở địa phương mà coi âm nhạc Tây Vực độc tôn là không hợp lý.

Hơn nữa, sự phát triển của âm nhạc chịu tính cách riêng trong văn hóa khu vực, điểm này đúng vì ở thời cổ sự giao thông rất khó khăn, điều này không ai có thể phủ nhận.

Aâm nhạc đời Đường hấp thụ phần lớn nhạc Tây Vực đó là sự thật không thể tranh cãi, nhưng nếu nói nhạc Tây Vực là lý do dẫn dắt nhạc đời Đường thì không khỏi có phần thiên lệch.

Chủ thể của âm nhạc đời Đường có phải âm nhạc Trung nguyên hay không là một mối nan giải.

Chúng ta cũng nên linh động trong vấn đề này.

_________________________
Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 6 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 6 Empty
Bài gửiTiêu đề: 45. DỰC DƯƠNG XOANG GỐC Ở ĐÂU?   Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 6 I_icon13Wed 11 Nov 2009, 16:26

45. DỰC DƯƠNG XOANG GỐC Ở ĐÂU?

Dực dương xoang là một loại tuồng địa phương rất đặc sắc, hình thành vào cuối đời Nguyên đầu đời Minh. Là tuồng địa phương nhưng nó bắt nguồn từ địa phương nào? Vẫn có nhiều ý kiến trái ngược nảy sinh.

Vấn đề xuất xứ từ hai Dực dương thì có một Dực dương ở trung du Tín Giang vùng Đông Bắc Giang Tây và một Dực dương khác ở Quán Hà, Hà Nam về phía Tây. Căn cứ vào sách “Ổi đàm” của Chúc Doãn Minh, đời Minh giới thiệu thì Dực dương xoang có thể do thanh xoang Nam khúc mà ra. Cũng là nói về sự phát triển, hình thành trên khúc Nam hí của nó.

Ngoài ra, trong sách “Nam từ dẫn chính” đời Minh viết rằng: Dực dương xoang ngay từ đầu đời Minh đã lưu truyền rộng rãi ở miền Vân Quí, cũng có thể thấy Dực dương xoang bắt nguồn từ Giang Tây.

Căn cứ vào những ghi chép lịch sử đó, sách “Trung Quốc hí khúc thông sử” do Trương Canh, Quách Hán Thành chủ biên, nghiêng về quan điểm Dực dương xoang bắt nguồn từ Dực dương ở Giang Tây. Đồng thời trong sách trình bày, Dực dương xoang trong hệ thống Nam hí làm thành một môn phái có phong cách địa phương độc đáo. Mà những khúc nhạc địa phương có hình thức tôn giáo biễu diễn như “Na tế”đã tạo ra, nảy sinh ảnh hưởng đối với diễn biến của Dực dương xoang.

Những người có kiến giải khác đối với nguồn ngốc của Dực dương xoang cho rằng, Dực dương xoang chỉ là sự “Đổi lốt” của Cao xoang ở phương Nam mà thôi.

Lý Ngư đời Thanh trong “Nhàn tình ngụ ký – Aâm luật” bàn rằng “Tây sương” của Dực dương xoang dùng điệu tuy kém nhưng lời văn của hát không đổi, vẫn giữ nguyên là “Tây sương” không biến nó thành quái thai.

Do đó có thể nhìn ra, khúc Dực dương xoang dựa vào tạp kịch phương Bắc, hoặc cải biên, hoặc “bê nguyên si”.

Dực dương xoang quả thực ra đời ở phương Nam hay bắt nguồn từ tạp kịch phương Bắc vẫn cần tìm thêm khảo chứng có tính thuyết phục.

_________________________
Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 6 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 6 Empty
Bài gửiTiêu đề: 46. “NHỊ TUYỀN ÁNH NGUYỆT”   Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 6 I_icon13Fri 13 Nov 2009, 02:25

46. “NHỊ TUYỀN ÁNH NGUYỆT”

Mùa hè năm 1955, nhóm âm nhạc Dương Âm Lưu ghi âm bản nhạc Nhị hồ “Nhị tuyền ánh nguyệt” của Hoa Ngạn Quân (người mù A Bính ). Sau đó Dương viết trong cuốn “A Bính khúc tập” rằng “Nhị tuyền ánh nguyệt” là bản miêu tả ánh trăng chiếu sáng suốt đáy suối Nhị tuyền.

Cách đó hơn hai mươi năm, Dương Âm Lưu viết bài “A Bính” tác giả bản “Nhị tuyền ánh nguyệt” rằng “Nhạc khúc miêu tả trăng sáng in bóng dưới mé ao phía Nam đình Nhị tuyền…”

Năm 1979 “A Bính khúc tập” xuất bản lần thứ hai, Dương lại sửa đổi quan điểm của mình: “Khúc này lấy cảnh ở gần đỉnh núi Nhị tuyền, Huệ tuyền Bô Tích làm đề tài, và nhấn mạnh “Tiêu đề “Nhị tuyền ánh nguyệt” là tác giả A Bính tự nói ra”.

Nhưng, Chúc Thế Khuông cũng ghi âm bản “Nhị tuyền ánh nguyệt” vào năm trước trong bài “Đầu đuôi chuyện định danh “Nhị tuyền ánh nguyệt”” kể là: Khi Dương tiên sinh hỏi A Bính trên bản này là gì thì A Bính nói : “Khúc này không có tên rồi thuận miệng đặt tên, lâu ngày liền thành chết tên này”.

Thẩm Hiệp thì nhìn cách khác, ông cho rằng “Nhị tuyền ánh nguyệt” theo âm hưởng trong bài, chúng ta không hề nghe bất kỳ âm thanh mô tả cảnh vật bên ngoài, càng không thể nói là có bất kỳ âm hưởng nào gợi lên “tuyền” và “nguyệt”!!

Chính các người thân thân như chị dâu, cháu gái… của A Bính cũng nói: “Ông ta nhân một ngày đi làm về, nghĩ đến cuộc sống vẫn chưa yên ổn, lúc hiu quạnh một mình, bỗng lo buồn, mới tấu ra những âm điệu não nuột thê thảm đó!!”

Như vậy, xem ra sự thê lương của bản đàn “Nhị tuyền ánh nguyệt” của A Bính, không thể hài hòa với cái tiêu đề trang nhã này.

Một số người khi cảm thụ sâu sắc vì bản nhạc này, họ không hề lưu ý đến chuyện “nước suối gió trăng”.

Vậy tiêu đề “Nhị tuyền ánh nguyệt” có giúp bạn lĩnh hội được điều gì không?

_________________________
Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 6 Signat21


Được sửa bởi Ý Nhi ngày Fri 13 Nov 2009, 02:35; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 6 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn   Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 6 I_icon13Fri 13 Nov 2009, 02:35

Đọc thêm :

"Nhị tuyền ánh nguyệt" là tác phẩm của nhạc sĩ mù dân gian nổi tiếng A Bình (tên thật là Hoa Ngạn Quân, 1893 - 1950), sáng tác vào khoảng thập niên 40 của thế kỷ 20.
A Bình là người thành phố Vô Tích tỉnh Giang Tô. Bố ông là đạo sĩ của điện Lôi Tôn thuộc Vô Tích, lên 4 tuổi A Bình mồ côi mẹ, được gửi đến một gia đình người thân, từ nhỏ đã gặp sự ghẻ lạnh và kỳ thị của người đời, tạo nên tính cách quật cường của ông. Do hồi nhỏ được học tập kỹ năng âm nhạc với người bố, lên 13 tuổi, ông biết sử dụng nhiều loại nhạc cụ như đàn tỳ bà, nhị, sáo... Sau khi người bố qua đời, A Bình bị mù, phải sống lang thang trên đường phố, trở thành nghệ sĩ dân gian, phải kiếm sống bằng nghề đàn ca, mọi người thường gọi ông là Bình mù.
"Nhị tuyền ánh nguyệt" là tác phẩm tiêu biểu của A Bình, gồm 6 đoạn, cộng thêm lời dẫn và câu kết. Lời dẫn ngắn gọn tựa như tiếng thở than trước nỗi đau khổ não nề. Chủ đề âm nhạc do hai câu nhạc ở đoạn trên và đoạn dưới tạo thành. Đoạn đầu, thiên về sự tố cáo, khiến thính giả phải suy ngẫm; đoạn sau giàu khả năng biến đổi bất ngờ, đem lại cho người nghe cảm giác đau khổ trong im lặng, một lúc sau mới phừng phừng nổi giận. Tiếp đến là mấy lần đảo phách của chủ đề âm nhạc, qua đó thể hiện một cách hết sức lâm ly mọi tình cảm phức tạp của A Bình: trầm tư dẫn đến đau buồn, đau buồn chuyển sang bi phẫn, bi phẫn hoá ra giận dữ, giận dữ biến thành tưởng nhớ, bộc lộ lòng dũng cảm của A Bình trước thế lực đen tối, gây niềm xúc động sâu sắc nơi thính giả.
Sau khi nghe nhạc phẩm "Nhị tuyền ánh nguyệt", nhà chỉ huy dàn nhạc lừng danh thế giới Zeponlin đã trầm trồ phát biểu: "Cái cảm giác đoạn trường thật vô cùng thích hợp với nhạc phẩm này"



Nhị Tuyền Ánh Nguyệt


_________________________
Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 6 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 6 Empty
Bài gửiTiêu đề: 47. VŨ ĐIỆU TRUNG QUỐC   Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 6 I_icon13Fri 13 Nov 2009, 02:41

47. VŨ ĐIỆU TRUNG QUỐC

Rất nhiều dân tộc trên thế giới đều có vũ điệu mang phong cách độc đáo của họ. Dân tộc Trung Hoa cũng không ngoại lệ. Họ đã qua mấy nghìn năm lịch sử về nguồn ngốc vũ đạo, nhưng mỗi nhà nói một khác.

Một thuyết nói nói, bắt nguồn từ lao động. Người chủ trương thuyết này rất nhiều. Bộ sách có tâm cỡ, uy tín lớn là “Từ Hải” viết “Vũ điệu bắt nguồn từ lao động, kết hợp với thi ca, âm nhạc là một trong hình thức nghệ thuật sớm nhất trong lịch sử loài người”. Một số học giả cho rằng, nhân dân lao động thời cổ Trung Quốc rất phong phú, tự nhiên đã sinh ra nhu cầu diễn đạt tư tưởng tình cảm và đời sống xã hội. Tình cảm hưng phấn thì tự động sẽ giơ tay chân, khi tình cảm bi thương, hối hận thì sẽ đấm ngực, dậm chân… lâu dần liền hình thành hình thức. Vũ điệu dân gian liền theo đó mà diễn tả. Về sau có người cải cách và chắt lọc các vũ điệu dân gian, sáng tạo các hình thức vũ đạo khác như vũ điệu cung đình, cuối cùng hình thành vũ đạo chuyên nghiệp.

Một thuyết khác cho là nó mô phỏng từ võ thuật. Người chủ trương thuyết này cho rằng, nguồn nguốc của võ thuật là cầm khí giới, trong săn bắn và chiến đấu giữa các bộ lạc thời xưa. Để nâng cao tài nghệ săn bắn, tăng cường thực lực chiến đấu bằng khí giới, họ cần luyện tập võ thuật. Sau khi môn võ hình thành có khuôn phép, người có tài nghệ thành thục được mời, vâng lệnh hoặc tự nguyện đứng ra biểu diễn, cho mọi người thưởng thức. Cách biểu diễn này liền trở thành bước đầu của vũ đạo Trung Quốc. Thời đại Thuấn, có một loại “múa can thích”. Người múa tay cầm mộc (can) giơ búa (thích) nhảy nhót, đã thuyết minh một cách rất hình tượng mối quan hệ giữa vũ đạo với võ thuật. Vào đời nhà Aân, võ thuật hình thành khuôn phép, bắt đầu diễn biến thành “giới”. Theo Quách Mạt Nhược khảo chứng, “giới” là vũ nhạc biễu diễn ở tôn miếu. Đến đời Chu, Chu Công Đán hấp thu tinh hoa của “can thích vũ” và “giới vu”õ sáng tác ra “Đại Vũ vũ” lấy Vũ Vương Phạt Trụ làm chủ đề, đó là hình thái ban đầu của vũ điệu Trung Quốc.

Có một thuyết nói vũ điệu sản sinh từ vũ thuật (thuật phù thuỷ). Người chủ trương thuyết này cho rằng, thời Xuân Thu Chiến Quốc, dân gian lưu hành một thứ “Na vũ”, thứ vũ này là phù thủy dân gian nhảy múa. Đến đời Hán, “Na vũ”, truyền đến cung đình thành vũ đạo với qui mô lớn hơn, do 130 người tham gia vào dịp tế lễ tháng chạp hàng năm. Thứ vũ đạo này mãi đến sau đời nhà Thanh ở các địa phương như Giang Tây… còn thịnh hành.

Ba thuyết kể trên, mỗi thuyết đều có lý lẽ của nó, điều này khiến chúng ta không biết phải theo thuyết nào.

_________________________
Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 6 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Sponsored content




Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 6 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn   Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 6 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» THỬ NHÌN LẠI: T.T. KH. NHÀ THƠ NỮ ẨN DANH, HAY MƯỢN DANH?
» Báo danh
» NHỚ (tập danh hoa)
» Danh sách học viên lớp thơ lục bát
» Danh sách Họp mặt tại nhà SĨ ĐOAN
Trang 6 trong tổng số 12 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3 ... 5, 6, 7 ... 10, 11, 12  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: TRÚC LÝ QUÁN :: Tài Liệu-