Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Yesterday at 20:28

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:15

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 16:18

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Yesterday at 10:41

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Yesterday at 10:27

Lục bát by Tinh Hoa Yesterday at 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Yesterday at 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Sat 16 Mar 2024, 10:05

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:09

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:07

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Thu 14 Mar 2024, 09:55

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

LỀU THƠ NHẠC by Phương Nguyên Sun 10 Mar 2024, 08:39

MỪNG NGÀY 08.03 by Phương Nguyên Sun 10 Mar 2024, 08:21

Chỉn by Trà Mi Sat 09 Mar 2024, 12:30

Lỗi 404 by mytutru Fri 08 Mar 2024, 11:09

Thể Tánh Muôn Loài by mytutru Tue 05 Mar 2024, 23:44

5-8-8-8 by Tinh Hoa Tue 05 Mar 2024, 03:32

Còn mãi duyên thầy by buixuanphuong09 Mon 04 Mar 2024, 13:37

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sat 02 Mar 2024, 12:09

Hoa Sen Ao Sen by mytutru Sat 02 Mar 2024, 08:27

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4 ... 10, 11, 12  Next
Tác giảThông điệp
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn   Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 3 I_icon13Thu 05 Nov 2009, 02:55

14. KỊCH BẢN “MINH PHƯỢNG KÝ” CỦA AI ?

“Minh phượng ký” là một kịch bản truyền kỳ, mang màu sắc chính trị rõ ràng, và miêu tả sinh động của nó để đả phá khuôn sáo truyền thống lấy buồn vui ly hợp của nam nữ làm cốt, xác lập địa vị quan trọng của nó trong lịch sử văn học và sân khấu Trung Quốc, có ngưòi ca ngợi nó là tác phẩm đầu của dòng “kịch hiện đại”.
“Minh phượng ký” kể câu chuyện như sau: Vào niên hiệu Gia Tĩnh nhà Minh, hoàng đế say mê Đạo Lão bỏ bê việc nước. Nội các học sĩ Nghiêm Tung nắm luôn triều chính, tham nhũng làm trái pháp luật, tàn hại người lương thiện, tám gian thần bọn Dương Kế Thịnh âm thầm đấu tranh, người trước ngã, người sau tiếp với cha con họ Nghiêm, cuối cùng họ giành được thắng lợi. Nghiêm Tung bị bãi quan Nghiêm Thế Phiên bị chém đầu.
Nhân vật chính và các sự kiện quan trọng trong kịch đều có thật, vào thời bấy giờ ảnh hưởng rất lớn.
Kịch bản ra đời trước khi cha con họ Nghiêm sụp đổ, ít nhất nó cũng tham dự vào việc quét sạch dư đảng họ Nghiêm.
Tác giả vở kịch ưu tú này là ai?
Nhà lý luận hí khúc đời Minh, Lã Thiên Thành trong khúc phẩm ghi rõ “Vương Phượng Châu viết” là hiệu của Vương Thế Trinh, bút hiệu khác là Yêm Châu sơn nhân, nhà văn học nổi tiếng giữa đời Minh, nhân cha ông bị Nghiêm Tung hại, là người từng viết bài thơ “Thái bảo ca” vạch trần tội ác của cha con họ Nghiêm.
Các sách như “Cổ nhân truyền kỳ tổng mục”, “Truyền kỳ hối khảo tiêu mục” của Vô danh thị, “Khúc thoại” của Lương Đình Hữu, “Khúc mục tân biên” của Vi Phong Nghi, “Kim nhạc khảo chứng” của Diêu Biến đời Thanh… cũng đều cho rằng “Minh phượng ký” là tác phẩm của Vương Thế Trinh.
Ngay cả Hoàng Văn Dương người phụng chỉ sửa chữa từ khúc cổ kim, đem những vở kịch đã thấy vì sau khi trải qua khảo chứng nhiều mặt về tác giả của chúng, biên soạn thành cuốn “Trùng đính khúc hải tổng mục”, vẫn cho rằng “Minh Phượng Ký” là do tay Vương Thế Trinh viết ra.
Mặt khác, nhà lý luận kiêm hí khúc, toán học đời Thanh là Tiêu Tuần, trong kịch thuyết lại viết: “Truyền kỳ minh phượng” là do học trò của Vương Thế Trinh soạn. Chỉ có lớp pháp trường, là Vương Thế Trinh tự đặt lời hát. Nhưng, người học trò ấy tên gọi là gì, Tiêu Tuần mà lại không nói ra được. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu hí khúc đối với bản quyền “Minh Phượng Ký”thuộc về ai, vẫn chưa được kết luận rõ ràng.

_________________________
Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 3 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: 15. “MẪU ĐƠN ĐÌNH” RA ĐỜI Ở ĐÂU ?   Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 3 I_icon13Thu 05 Nov 2009, 02:58

15. “MẪU ĐƠN ĐÌNH” RA ĐỜI Ở ĐÂU ?

Kịch bản truyền kỳ “Mẫu đơn đình” có một tên nữa là “Hoàn hồn ký” cùng “Tử thoa ký”, “Nam kha ký”, Hàm nói nó được soạn ở trọ trên đường.
Giang Hi trong “Tảo quĩ nhàn đàm” nói: “Thầy của Thang Hiển Tổ là Văn Túc Công, Vương Tích Tước nghe nói Thang Hiển Tổ đến phía đông huyện Lâu nơi ông ở, mãi mãi không thấy đến bái yết, liền tự đi thăm dò hư thực ra sao, Tích Tước trong lòng lấy làm lạ liền ngầm mua chuộc tùy tùng của Thang Hiển Tổ, xem ông ta đang làm gì thì ra Thang vừa đi đường, vừa biên soạn “Mẫu đơn đình” tuỳ tùng của ông hàng ngày đem bản thảo ông lén đưa cho Tước xem. Đến khi Thang Hiển Tổ soạn xong bỏ trong ống tay áo mang cho Tước xem. Vương nói: “Tôi đã xem trước rồi!” Hiển Tổ trong lòng hổ thẹn nói: Tôi muốn viết “Tứ mộng ký”, đây chỉ là một vở trong số đó, còn ba vở kia chưa viết xong. Tích Tước đòi xem gấp, Hiển Tổ liền phóng bút một ngày viết xong ba kịch bản kia.
Lời kể trên, chưa nói “dọc đường kia đâu”. Nhưng ở phần “Đệ trạch – Viên Lâm quyển thứ 13 Côn, Tân lưỡng huyện tục tu hợp chí” lại có một đoạn ghi chép rất quan trọng: Trong truyện Côn Sơn có phủ của một quan Thái Sứ, là nơi Thái bộc thiếu khanh Từ Ứng Sinh ở, địa chỉ ở phường Phiền Ngọc, trong phường có hiến Phất Thạch. Từ Ứng Sinh và Thang Hiển Tổ đỗ tiến sĩ đồng khoa năm vạn lịch thứ 11 (1583) mà Thang Hiển Tổ từng là khách ở trong hiến Phất Thạch để sáng tác kịch bản “Mẫu đơn đình”. Vậy địa điểm sáng tác “Mẫu đơn đình” của Thang Hiển Tổ Lâm xuyên hay là Côn Sơn, điều này cần được học giả chuyên gia tiếp tục khảo cứu.

_________________________
Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 3 Signat21


Được sửa bởi Ý Nhi ngày Sat 07 Nov 2009, 23:15; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn   Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 3 I_icon13Thu 05 Nov 2009, 23:29

Ghi chú : Mẫu Đơn đình

Thái thú Nam An Đỗ Bảo Nghiêm Sư Trần Tối Lương triều Nam Tống dạy Lữ Lệ Nương đọc kinh thư. Lệ Nương cảm thấy lễ giáo phong kiến quá khắt khe, cùng với sự rủ rê ra ngoài giải khuây của a hoàn Xuân Hương, nàng nằm mộng thấy mình đem lòng yêu thư sinh Liễu Mộng Mai. Khi tỉnh giấc vì cảm thương nên mắc bệnh mà chết.
Ba năm sau, Liễu Mộng Mai đến thành Nam An dưỡng bệnh, tình cờ gặp được bức hoạ chân dung Lệ Nương, liền đem lòng yêu mến, ngày đêm ngắm nghía trò chuyện.
Hồn Lệ Nương về gặp gỡ Liễu thư sinh, hơn nữa còn sống lại cùng se duyên kết nghĩa vợ chồng với nhau.
Một cái kết có hậu là Liễu thư sinh đỗ trạng nguyên và Lệ Nương cũng được sự phong tặng của triều đình.
Câu chuyện kể về năm 246 sau Công nguyên đã khắc họa được sự khắt khe của lễ giáo phong kiến đối với tình yêu nam nữ, mỉa mai sự cổ hủ của Trần Tối Lương, ca ngợi Lệ Nương và Xuân Hương dám đấu tranh đạt được khát vọng tự do hạnh phúc.

_________________________
Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 3 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: 16. TÁC GIẢ “CA ĐẠI KHIẾU” LÀ AI ?   Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 3 I_icon13Thu 05 Nov 2009, 23:41

16. TÁC GIẢ “CA ĐẠI KHIẾU” LÀ AI ?


“Ca đại khiếu” (hát thay lời kêu than) tà tác phẩm tiêu biểu của tạp kịch đời Minh.
Nó là một vở kịch vui mang tính châm biếm. Trong suốt vở kịch, lấy hai hòa thượng làm vai chính, dựa theo bốn câu chuyện, lấy ý từ câu “giận cá chém thớt”, “mẹ vợ đay nghiến chàng rể”, “râu ông nọ, cắm cằm bà kia”, “chỉ đường cho hươu chạy” . Cấm dân thắp đèn “xâu lại với nhau”, tình tiết các vở ly kỳ, ngôn ngữ sâu cay, hài hước mang không khí dân dã đậm đà, nhằm châm biến sự tham lam, thối nát của quan lại.
Viên Hoằng Đạo – nhà văn học đời Minh đánh giá rất cao kịch bản này, khen mức độ của nó không thua sút kịch bản của Quan Hán Khanh, Vương Thực Phủ… là những tay viết kịch đại gia.

Tác giả “Ca đại khiếu” là ai? Nghi vấn này nảy sinh đi đôi với tác phẩm.
Niên hiệu Vạn Lịch đời Minh, nhà văn học sáng lập phái Công An, Viên Hoằng Đạo đến Chiết Giang làm quan, ở nhà của Biên tu Đào Vọng Linh, phát hiện một số sách rất hiếm, có cả “Ca đại khiếu” trong đó. Viên rất hứng thú với kịch bản này, ông liền nhờ người khắc in.
Không biết vào khoảng nào sau hai trăm năm kịch bản này không nghe ai nói đến, đến niên hiệu Đạo Quang đời Thanh, mới được họ Thẩm ở Sơn Âm sưu tập. Năm 1939, Thư viện Quốc gia Nam Kinh đem bản sao chép cẩn thận của Thẩm Thị Minh in để phổ biến trong nhân dân.
Về tác giả kịch bản này, Viên Hoằng Đạo viết: “Có người nói cho tôi biết, bảo là do Văn Trường (Từ Vị)”. Vì thế, suy luận của Hoằng Đạo không lấy gì làm chắc chắn. Ở quyển đầu bản sao ghi rõ Sơn Âm, Từ Văn Trường soạn , “Công An Viên Thạch Công hiệu đính”, thái độ hết sức khẳng định. Dưới quyển đầu, có bảy quyển Phàm Lệ ký tên là “Hổ Lâm Xung hòa cư sĩ”.
Xét về nội dung là của tác giả đích thân soạn Xung hoà cư sĩ này là ai?
Có người nói là bút danh của Từ Vị, nhưng thiếu chứng cứ. Có người lại bảo không phải là của Từ Vị, mà là người biên soạn các bộ hí khúc, “Triền đầu bách luyện” dưới thời Minh Sùng Trinh, mà tên họ không truy cứu được. Nhưng sự thật là: Viên Hoằng Đạo chết năm 1610, cách Sùng Trinh (1627) 17 năm. Vậy ông ta làm sao có thể còn viết gì sau khi ông đã chết ?

Xem ra để giải câu đố về tác giả, “Ca đại khiếu” còn cần thêm thời gian.

_________________________
Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 3 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: 17. “HOÀNG MAI HÍ” RA ĐỜI THỜI NÀO ? Ở ĐÂU ?   Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 3 I_icon13Thu 05 Nov 2009, 23:59

17. “HOÀNG MAI HÍ” RA ĐỜI THỜI NÀO ? Ở ĐÂU ?

Hoàng mai hí còn gọi là Hoàng mai điệu, là một loại kịch vui của địa phương, lưu hành ở các vùng An Huy, Giang Tây, Giang Tô, Hồ Bắc, Chiết Giang, Phúc Kiến, Sơn Tây v.v… nội dung của nó phổ thông, hình thức linh hoạt, phong cách tươi tắn khúc điệu du dương uyển chuyển.
Vào những năm 1960 trong thế kỷ 20, loại kịch theo thể loại này như “Thiên tiên phối” đã được quay thành phim, gây tiếng vang rất lớn ở khắp Trung Quốc, ngay cả các nơi như Hồng Công, Đài Loan cũng nổi lên phong trào say mê Hoàng mai.
Trước thời Cộng Hoà nhân dân Trung Hoa “Hoàng mai hí” đã bị bọn thống trị liệt vào loại hình gọi là “trò đồi phong bại tục” ra lệnh cấm diễn .
Để duy trì nguồn sống, nghệ nhân Hoàng mai không thể không ngầm diễn ở nông thôn. Do đời sống khó khăn, đa số nghệ nhân ít được học hành nên sự hình thành và phát triển của giọng hát và kinh nghiệm sân khấu của họ đều dựa vào truyền khẩu, còn nguồn gốc của Hoàng mai chỉ có thể theo hình thức truyền thuyết.
Về thời gian và địa điểm nẩy sinh “Hoàng Mai Hí”, cách nói phổ biến nhất là điệu hát hái chè ở huyện Hoàng Mai ở tỉnh Hồ Bắc là hình thái ban đầu của kịch bản này. Tiểu điệu ấy, trong quá trình hình thành, dung hợp với những điệu như Giang Tây, Phương Dương hoa cổ ở gần đó và không ngừng hoàn thiện. Sau niên hiệu Đạo Quang nhà Thanh, truyền vào một dải An Huy, Giang Tây, lại chịu ảnh hưởng của Thanh Dương Xoang và kết hợp với ca vũ dân gian âm nhạc, ca hát trong địa phương cuối cùng đã hình thành “Hoàng Mai Hí” và bắt rễ suốt một dải An Huy – An Khánh.
Truyền thuyết thứ hai nói “nhạc nhân” trong quân đội của Trương Hiếu Trung tản mác ở một dải Hoàng mai cuối đời Minh là “thủy tổ” của Hoàng mai hí. Tương truyền quân khởi nghĩa của Trương Hiến Trung sau khi tàn lụi ở Hồ Bắc, họ lấy nghề biểu diễn ca vũ mà sống. Được trăm họ ở nơi đó thích nghe, mê xem, có người còn học tập theo, do đó một dải Hoàng mai hình thành một loại hí kịch vui mới gọi là “Hoàng mai hí”.
Truyền thuyết thứ ba thì nói: Lễ hội đón thần ở miền An Huy, An Khánh là cái nơi nảy sinh ra nó. Trước đây mỗi đầu mùa hạ, quả mai chín vàng, nước lớn thường dâng cao, gây thành tai họa, dân chúng cầu khấn được mùa liền cử lễ hội “nghênh thần”, vừa ca vừa vũ để mua vui cho thần linh. Sau đó trên cơ sở biễu diễn ca vũ này đã nẩy sinh kịch vui có liên quan đến mùa hoàng mai, nhân đó gọi là “Hoàng mai hí”.

Những truyền thuyết nào, cái nào gần với sự thật hơn cả, còn đợi một bước khảo chứng, đột phá ngoạn mục.

_________________________
Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 3 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Điệu Hoàng Mai Hí   Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 3 I_icon13Fri 06 Nov 2009, 00:35

Hoàng Mai Hí - An Huy Dân Ca

Trích Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài (Cải lương Hồ Quảng)
Vũ Linh - Phượng Mai




_________________________
Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 3 Signat21


Được sửa bởi Ý Nhi ngày Fri 06 Nov 2009, 02:57; sửa lần 3.
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: 18. “NGUYÊN KHÚC TỨ ĐẠI GIA” ?   Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 3 I_icon13Fri 06 Nov 2009, 00:43

18. “NGUYÊN KHÚC TỨ ĐẠI GIA” ?

“Nguyên khúc” là tên gọi chung của tạp kịch và tán khúc đời Nguyên, tạp kịch thời đó là một hình thức vui ca, dùng giai điệu Bắc đã diễn ca hát xướng, tác gia tạp kịch nguyên có chép hơn trăm người, bốn tác giả nổi bật trong số đó được tôn là “Nguyên khúc tứ đại gia”.
Thuyết “tứ đại”sớm nhất thấy chép là “Trung nguyên âm vận” của Chu Đức Thanh, nhà âm vận học đời Nguyên. Chu lấy kịch bản tồn tại ở đời với tác gia đã biết làm nền tảng, từ góc độ âm vận học, đề ra cái thuyết Quan, Trịnh, Bạch, Mã là Nguyên tứ gia. Quan tức Quan Hán Khanh, Trịnh là Trịnh Quan Tổ, Bạch là Bạch Phát, Mã là Mã Chí Viễn.
Thuyết này vẫn được các nhà khúc luận đời sau như Vương Quốc Duy… tin tưởng.
Nhìn tổng quát sự sáng tác của Quan, Trịnh, Bạch, Mã có thể thấy bốn người này thật là cự phách. Quan Hán Khanh viết hơn 60 vở, được ca ngợi là “vua tạp kịch”. Trịnh Quang Tổ là “văn chương hoa mỹ đầy bụng”, “danh thơm toả mọi nhà”. Vở “Tưởng đầu mã khương”, Ngô đồng vũ của Bạch Phác. “Hán cung thu” của Mã Chí Viễn, ngày nay vẫn có giá trị nghệ thuật khá cao.
Đến đời Minh, có người tên Hà Lương Tuấn trong cuốn “Khúc luận” của ông, từ góc độ bình phẩm từ chương để lập ra thuyết: “Nhạc phủ ở đời Nguyên gọi Mã Đông Ly, Trịnh Đức Huy, Quan Hán Khanh, Bạch Nhân Phủ làm tứ đại gia. Tiến một bước nữa luận chứng nói: “Từ” của Mã già dặn hùng mạnh như “lệnh”, điệu hát thì uỷ mị (từ của Quan hùng hồn nhưng thiếu chiều sâu, Bạch rất giản dị nhưng thiếu lời hay nên lấy Trịnh làm đầu”.
Điều khiển người ta khó hiểu là: Vương Thực Phủ “sáng tác từ chương phong vận đẹp, những bậc kỳ sĩ đều bái phục, tạp kịch mới, truyền kỳ cũ lấy “Tây sương ký” là đầu trong thiên hạ (lời Giả Trọng Minh) nhưng bị gạt ngoài “tứ đại gia”.
Có người nói, cái đó có thể liên quan đến những người bảo vệ đạo đức phong kiến cho “Tây sương ký” là tối tăm, dâm ô. Mãi đến Minh Gia Tĩnh về sau mới có người bênh vực cho “Dưới Mái Tây”, tác giả là Vương Thực Phủ.
Sách viết về lịch sử hí khúc phổ thông đương đại đều xếp Quan Hán Khanh lên hàng đầu các nhà Nguyên khúc, Vương Thực Phủ hạng nhì.
Nhưng gần đây lại có người đề xuất trong nghiên cứu từ năm 1949 đến nay là vấn đề đánh giá Vương Thực Phủ còn thiếu sót, cho nên đối với “Nguyên khúc tứ đại gia” cần phải tiến thêm một bước nữa để làm rõ trắng – đen.

_________________________
Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 3 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Nguyên Khúc Tứ Đại Gia   Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 3 I_icon13Fri 06 Nov 2009, 00:56

Phụ lục :

Nguyên khúc tứ đại gia gồm: Quan Hán Khanh, Bạch Phác, Mã Trí Viễn và Trịnh Quang Tổ

Nguyên khúc là một trong những sản phẩm đặc sắc nhất thời kỳ nhà Nguyên (nội dung văn học hay thơ ca thời kỳ này nhiều về số lượng nhưng nghèo nàn về nội dung . Thơ Nguyên nhạt nhẽo, vô vị hơn thơ Đường, thơ Tống... Vậy nên nói khúc là sản phẩm đặc sắc nhất có lẽ cũng ko sai). Nguyên khúc bao gồm tán khúc và tạp kịch.

- Tán khúc : Tán khúc cũng là một dạng thơ, nó kế tục Tống từ. Nội dung tán khúc chủ yếu là bộc lộ nỗi lòng cá nhân, nói lên tình cảm cá nhân, tả những cảnh mà cá nhân thường tiếp xúc. Tuy vậy, cũng có một số bài phản ánh một số vấn đề sinh hoạt xã hội. Về mặt tình cảm, nó sáng sủa, hào phóng hơn Tống từ, nhưng xét về mặt đề tài vẫn chưa thoát khỏi ảnh hưởng của Tống từ, còn tràn ngập tình điệu của tầng lớp trí thức, mà lại ko có cái khí phách của Tô Thức đời Bắc Tống hay Lục Du...
Về hình thức, tán khúc cũng giống Tống từ ở chỗ dựa vào khúc điệu mà sáng tác , đồng thời hoà âm nhạc vào để hát . Khác nhau ở chỗ tán khúc hết sức vận dụng ngôn ngữ dân gian, còn Tống từ thì lời lẽ gọt đẽo, trau chuốt hơn. Ngoài ra, tán khúc phá bỏ sự gò bó về câu dài ngắn, phá bỏ âm vận bằng trắc của Tống từ. Câu ngắn nhất của tán khúc có thể chỉ có một - hai chữ, câu dài nhất có thể đến mấy chục chữ. Về âm vận, phàm những chữ hiệp vận đều có thể áp vận với nhau, đã ko gò bó về bằng trắc, lại ko gò bó về số vần. Vậy nên người làm tán khúc được tự do diễn tả tình cảm, tư tưởng hơn, lời lẽ cũng vì thế mà gần với tiếng nói hàng ngày, sinh động, tự nhiên hơn.

Một bài tán khúc của Quan Hán Khanh
隔牆聽琴
Cách tường thính cầm - Cách tường nghe đàn


月明中,
琴三弄,
閒愁萬種,
自訴情衷。
要知音耳朵,
聽得他芳心動。
司馬、文君
情偏重,
他每也曾理結絲桐。
又不是《黃鶴醉翁》,
又不是《泣麟悲風》,
又不是《清夜聞鐘》。


    Nguyệt minh trung,
    Cầm tam lộng,
    Nhàn sầu vạn chủng,
    Tự tố tình trung.
    Yêu tri âm nhĩ đoá,
    Thính đắc tha phương tâm động.
    Tư Mã, Văn Quân
    Tình thiên trọng,
    Tha mỗi dã tằng lý kết ti đồng.
    Hựu bất thị "Hoàng hạc tuý ông",
    Hựu bất thị "Khấp lân bi phong",
    Hựu bất thị "Thanh dạ văn chung".
    Đàn đùa ba khúc,
    Dưới ánh trăng trong,
    Sầu rơi ngàn giọt,
    Như tỏ nỗi lòng.
    Tri âm hỡi, hãy lắng tai,
    Đón những hương xưa tâm tình rung động.
    Tư Mã, Văn Quân,
    Cảm bởi thanh âm kết mối tơ đồng.
    Bài đàn rất lạ,
    Đã không phải "Hoàng hạc tuý ông",
    Lại chẳng giống "Khấp lân bi phong",
    Cũng chẳng là "Thanh dạ văn chung".
    (bản dịch phanlang)
- Tạp kịch : Trong Nguyên khúc, tạp kịch là bộ phận chủ yếu. Nó là một thứ ca kịch mang nhiều thành phần hiện thực, có nhiều tính nhân dân trong đó.
Tạp kịch đời Nguyên có xuất xứ bắt nguồn từ tạp kịch đời Tống Kim. Đó là một thứ kịch kết hợp với ca nhạc, nhảy múa, và đó là nghệ thuật sân khấu chính cống, có động tác, có đối thoại, có bối cảnh, có hoá trang hẳn hoi (khác với tạp kịch Tống) ...
Về đề tài , tạp kịch Nguyên có thể chia làm mấy loại như : ái tình, công án, lịch sử. Những loại này có liên quan mật thiết với nhau và đều được người dân ưa chuộng. Sở dĩ sự yêu thích này vì nó thường ca ngợi sự lương thiện, phản đối cường bạo, khát vọng ánh sáng... Người xem mượn nhân vật trong chuyện để bộc lộ nỗi niềm chung và riêng, và tạp kịch có thể biểu hiện được đầy dủ về mặt tư tưởng và tình cảm của con người - một điều hết sức có ý nghĩa. Tuy nhiên, ko thể đơn thuần xét tạp kịch ở mặt chính diện được, vì người viết tạp kịch thời đó thường tránh những đề tài chính diện. Họ phải diễn đạt tư tưởng , tình cảm một cách hết sức quanh co . Và những nhân vật trong tạp kịch Nguyên phần nhiều là những nhân vật tầm thường. Những nhân vật đó thường có tính cách chính trực, thông minh, lương thiện, yêu chính nghĩa, được tán dương nhiệt liệt... Bên cạnh đó tình cảm trong tạp kịch Nguyên bao giờ cũng lành mạnh, lạc quan. Tất nhiên là tạp kịch Nguyên cũng có những mặt tiêu cực, nhưng nói chung, tạp kịch Nguyên là một bộ phận chủ yếu của văn học đời Nguyên. Và có một địa vị xứng đáng trong sự phát triển của văn học Trung Quốc nói chung.

_________________________
Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 3 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: 19 . CÔN XOANG RA ĐỜI VÀO LÚC NÀO ?   Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 3 I_icon13Fri 06 Nov 2009, 01:00

19 . CÔN XOANG RA ĐỜI VÀO LÚC NÀO ?

Căn cứ vào sử liệu đời Minh, Thanh thì vào khoảng niên hiệu Gia Tĩnh (đời Minh) Ngụy Lương Phụ nhà ở Thái thương, trên nền tảng tiểu xướng Côn Sơn chắt lọc mà viết thành Côn Xoang.
Chu Di Tôn đời Thanh trong “Tĩnh chí cư thi thoại” đã viết: Ngụy Lương Phụ bắt đầu cải biến điệu Đức dương dải diêm làm muối biển)… thành Côn Xoang”.
Trịnh Chấn Đạc cũng đồng ý quan điểm này, ông viết: “Nhà âm nhạc vĩ đại này (chỉ Ngụy Lương Phụ) là một nhà sáng tác Côn Xoang”.
Nhưng báo kịch nghệ hai kỳ thứ 7, 8 năm 1961, đăng bài của Lộ Công lần đầu tham khảo về ông trong “Chân tích nhật lục” đời Minh phát hiện một bản thảo đề là “Lâu giang Thượng truyền Ngụy Lương Phụ nam từ dẫn chính”, trong đó có một đoạn viết như sau: “… chỉ có Côn Sơn là chính thanh (thanh điệu chính) do Hoàng Phan Xước đời Đường Huyền Tông truyền lại.
Triều Nguyên có Cố Kiên tuy ở cách núi Côn Luân ba mươi dặm nhưng tinh thông về Nam từ… giỏi phát huy những ảo điệu của” Nam khúc, cho nên đầu đời Minh có tên là Côn Sơn xoang.
Bài này vừa xuất hiện đã lập tức mở ra cuộc tranh luận sôi nổi, xưa vốn là của Ngụy Lương Phụ sáng lập Côn Sơn xoang, bây giờ lại biến thành việc của Cố Kiên triều Nguyên làm. Mà vẫn do Hoàng Phan Xước truyền lại. Lại thêm trước đó đã có người đề xuất, Ngụy Lương Phụ vốn là người ở Giang Tây, sau dời đến Thái Thương, làm sao ông làm ra tiểu xướng Côn Sơn?
Quan điểm mới này có thể lật đổ luận điểm cũ không ?
Cũng có người nảy sinh nghi ngờ đối với luận điểm mới bởi vì tìm khắp các tư liệu đời Nguyên có liên quan đến hí khúc, đều chưa từng thấy có ai tên Cố Kiên. Nếu vào thời bấy giờ Cố Kiên thuộc loại vô danh tiểu tốt, không có tên trong kinh truyện thì sao có thể “phát huy những ảo diệu của Nam khúc” để sáng lập ra Côn xoang lừng lẫy một thời? Xem ra cái ngôi vị người sáng lập Côn xoang của Ngụy Lương Phụ không có nền móng vững chắc, Cố Kiên muốn thay thế xem ra chứng cứ vẫn chưa rõ ràng, đầy đủ…

Nhưng bất luận thế nào, họ đều là các bậc đại công thần trong việc phát huy nghệ thuật Côn xoang.

_________________________
Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 3 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: 20. “THIẾU NỮ LY HỒN” ?   Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 3 I_icon13Fri 06 Nov 2009, 01:05

20. “THIẾU NỮ LY HỒN” ?

Tạp kịch Nguyên “Thiếu nữ ly hồn” (Mã Thanh tỏa “Thiếu nữ ly hồn”), tác giả là kịch tác gia rất nổi tiếng cuối đời Nguyên Trịnh Quang Tổ. “
Thiếu nữ ly hồn” là một vở kịch thơ lãng mạn được người đời say mê, mô tả Trương Thiếu Nữ và Vương Văn Cử yêu nhau nhưng mẹ Trương ngại chàng Vương không có công danh, tìm mọi cách ngăn cản, Văn Cử buộc phải vào kinh thi.
Trương Thiếu Nữ vì nhớ nhung Văn Cử mà hồn lìa thể xác, đuổi theo Văn Cử, kết làm vợ chồng và cùng nhau vào kinh.
Tình huống ngọn nguồn của “Thiếu nữ ly hồn” giới học thuật có rất nhiều giả thuyết khác nhau.

Một ý kiến bắt nguồn từ tiểu thuyết thần kỳ quái thời kỳ Lưu Nam Tống Triều. Người giữ quan điểm này là học giả đời Minh, Từ Ưng Thư. Trong quyển 6 “Ngũ chi đương đàm hội” nói: Tình tiết chuyện “Thiếu nữ ly hồn”, xuất phát từ ba cái, cái thứ nhất là “U minh lục” ở đời Nam Tống, Lưu Nghĩa Khánh; cái thứ hai là “Lưu Hờn ký” ở đời Đường, Trần Huyền Hựu; cái cuối cùng “Linh quái lục” đại khái thành sách vào cuối đời Đường trở về sau, ba bộ trứ tác kể trên đều có chuyện thiếu nữ lìa hồn.

Cốt truyện “U minh lục” kể một thiếu nữ họ Thạch ở Cự Lộc mến mộ dung mạo một chàng trai ở cùng quận tên Bàng A, liền bí mật hẹn hò. Sau bị vợ Bàng A phát giác, hai lần sai người trói thiếu nữ áp giải đến nhà họ Thạch cô gái bị trói hai lần hoá thân biến mất, mà xác vẫn còn ở trong nhà,… thì ra cái bị bắt là hồn phách của cô ta.

Một ý kiến khác lần đầu thấy ở tiểu thuyết đời Đường. Người giữ quan điểm này có học giả hiện đại Vương Quý Tư làm đại biểu. Họ cho rằng câu chuyện về “Thiếu nữ ly hồn” sớm nhất thấy trong “Ly hồn ký” tiểu thuyết của Trần Huyền Hựu đời Đường. Bởi cái mà tiểu thuyết này viết là Thiến Nương và Vương Trụ đã đính hôn từ nhỏ, lớn lên yêu nhau nhưng nàng Thiến Nương lại bị cha đem gả cho người khác nên Thiến Nương xuất hồn, nửa đêm đuổi theo người yêu. Những tình tiết này rất gần gũi với “Thiếu nữ ly hồn” của Trịnh Quang Tổ.
Còn một ý kiến cho rằng tạp kịch “Thiếu nữ ly hồn” là kế thừa tác phẩm văn học có cùng đề tài của người đời Kim mà mô phỏng theo những vở kịch tình yêu nổi tiếng như “Tây sương ký”, “Tường đầu mã thượng” v.v… đã gây ấn tượng sâu đậm với các tác giả đời sau.

Câu chuyện “Thiếu nữ ly hồn” quả thật đã chịu ảnh hưởng lớn của các tác phẩm cùng thể loại cùng tên ở thời nào còn đợi giới học thuật tiếp tục thảo luận và minh định.

_________________________
Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 3 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Sponsored content




Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn   Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 3 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» THỬ NHÌN LẠI: T.T. KH. NHÀ THƠ NỮ ẨN DANH, HAY MƯỢN DANH?
» Ghi danh học lớp thơ lục bát
» 10 loài hoa được mệnh danh là đẹp nhất thế giới
» 8 món ăn vặt nổi danh Sài Gòn
» 76 Câu nói -Danh ngôn về giá trị cuộc sống
Trang 3 trong tổng số 12 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4 ... 10, 11, 12  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: TRÚC LÝ QUÁN :: Tài Liệu-