Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Today at 20:14

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Yesterday at 20:28

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 16:18

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Yesterday at 10:41

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Yesterday at 10:27

Lục bát by Tinh Hoa Yesterday at 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Yesterday at 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Sat 16 Mar 2024, 10:05

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:09

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:07

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Thu 14 Mar 2024, 09:55

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

LỀU THƠ NHẠC by Phương Nguyên Sun 10 Mar 2024, 08:39

MỪNG NGÀY 08.03 by Phương Nguyên Sun 10 Mar 2024, 08:21

Chỉn by Trà Mi Sat 09 Mar 2024, 12:30

Lỗi 404 by mytutru Fri 08 Mar 2024, 11:09

Thể Tánh Muôn Loài by mytutru Tue 05 Mar 2024, 23:44

5-8-8-8 by Tinh Hoa Tue 05 Mar 2024, 03:32

Còn mãi duyên thầy by buixuanphuong09 Mon 04 Mar 2024, 13:37

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sat 02 Mar 2024, 12:09

Hoa Sen Ao Sen by mytutru Sat 02 Mar 2024, 08:27

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3 ... , 10, 11, 12  Next
Tác giảThông điệp
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: 84. BỨC “TIN MỪNG” THẬT HAY GIẢ?   Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 11 I_icon13Thu 26 Nov 2009, 02:46

84. BỨC “TIN MỪNG” THẬT HAY GIẢ?

Đerck Paozi là họa sĩ Hòa Lan nổi tiếng khắp châu Âu vào thế kỷ 15. Toàn bộ tác phẩm cả đời ông sáng tác, sau khi ông mất, đã trở thành báu vật của những nhà sưu tầm, rất được các tay sưu tập danh họa đua nhau chiếm hữu!! Năm 1872, ở Mi Lan (Ý) tổ chức một cuộc triển lãm danh họa, khán giả may mắn được xem những tác phẩm nổi tiếng của Paozi như “Tin mừng Phục Sinh”, “An táng” v.v…

Từ đó về sau, qua một thế kỷ, tác phẩm của Paozi lại không thấy xuất hiện ở các phòng triển lãm (cả công lẫn tư).

Năm 1986, nhà sưu tầm danh họa Mỹ, Gans mở hàng bán đấu giá, một bức tranh sơn dầu của Paozi bức “Tin mừng”. Một thời gian, được người ta bàn tán xôn xao xem danh tác đó của Paozi có phải tranh giả hay không?!

Taswaca, người có uy tín trong giới hội họa cho rằng bức “Tin mừng” trong tay Gans đã bị người ta mô phỏng theo bút pháp của Paozi!

Taswaca nói, ông đã từng thấy một thợ vẽ Ý, vẽ hai nhân vật trong “Tin mừng”. Trong đó một người là thiên sứ, một là Đức mẹ Maria.

Căn cứ vào cuộc điều tra chính thức thì thợ vẽ đó sở trường về phục hồi tranh cổ. Ông ta đã có cơ hội xem tận mắt bức họa này. Nếu thế ,ông ta có điều kiện vẽ giả khá thuận lợi!

Hành vi của Viện “Gaiti” chắc hẳn là một sự khiêu chiến đối với chuyên gia như Taswaca. Ông ta tức tốc bay sang Mỹ, hòng lấy lại thể diện cho mình!!

Trong phòng hóa nghiệm của Viện bảo tàng “Gaiti” đã mở ra cuộc giám định khoa học để biện minh cho sự thật – giả của “Tin mừng”.

Kết quả kiểm nghiệm, đã nhận định bức đó là tranh thật 100% của Paozi vẽ để rút ra kết luận kể trên !!

Nhóm Taswaca vẫn tỏ ra thắc mắc đối với kết luận sau khi giám định. Họ cho rằng chỉ so sánh hai tác phẩm của một tác giả mà hạ lời quyết đoán là không chuẩn xác!! Nhất là trong kiểm nghiệm hóa chất rõ ràng đã phát hiện có màu dầu ở mấy chỗ, là cái mà vào thời của Paozi chưa từng chế tạo!

“Tin mừng” là tranh thật hay giả, trong cuộc đôi co, đấu khẩu của đôi bên, trước sau chưa có lời phán quyết cuối cùng!

_________________________
Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 11 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: 85. TƯỢNG CỔ HY LẠP   Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 11 I_icon13Thu 26 Nov 2009, 02:47

85. TƯỢNG CỔ HY LẠP

Về nghệ thuật tạc tượng Hy Lạp, người ta phát hiện một vấn đề rất lý thú là: điêu khắc cổ Hy Lạp đều xuất hiện dưới hình thức khỏa thân.

Tượng Venus cụt tay, là mẫu tượng của cái tốt đẹp trong lòng người đời. Nghệ sĩ và nhân dân cũng vậy, đều hiểu được cái đẹp sứt mẻ. Nhưng nếu đó không phải là một pho tượng khỏa thân mỹ lệ thì người ta có thích thú cái đẹp sức mẻ của nó hay không? Tượng Hy Lạp cổ, tại sao đều xuất hiện trong hình thức khỏa thân?

Họa sĩ đại danh Rodin đánh giá loại tượng này như sau:

Người Hy Lạp có quan niệm đặc thù về cái đẹp. Trong con mắt họ, thì nhân vật lý tưởng không phải là phần tâm linh sáng suốt mà là sự phát dục tốt theo tỷ lệ cân đối, thân thể khỏe mạnh, vận động dẻo dai trong các môn thể thao, võ thuật mà điển hình là hình tượng khỏa thân.

Chính vì người cổ Hy Lạp thường tôn sùng vẻ đẹp thân thể đó, cho nên, khi nam nữ thanh niên khỏa thân phô diễn sức khỏe với nhau trên đấu trường thì dân chúng, khán gì không hể có chút cảm giác hổ thẹn xen vào, họ chỉ nghĩ đến sức sống dâng trào, thể hiện sự hài hòa giữa con người và tự nhiên !!

Tượng khỏa thân Hy Lạp cổ thể hiện cái đẹp một cách vô tư trước mọi người và cái đẹp sáng tạo của thân thể con người. Văn hoá Đông Tây đối với điều “Thiện –Mỹ” đều vui vẻ tiếp nhận, lý luận xưa nay đã phân định đầy đủ rõ ràng! Đặt biệt ở bộ phận Olympic quốc tế.

Thời gian gần đây, nhiều học giả Trung Quốc mạnh dạn đề ra quan điểm cho rằng điêu khắc Hy Lạp cổ, không bắt nguồn từ phong tục khỏa thân, cũng không riêng tôn sùng cái đẹp thân thể, tự nhiên – mà là sản phẩm của phong trào khoái lạc chủ nghĩa trong nền văn hoá phương Tây. Vấn đề chính vẫn là một thứ “mô tả tính qua hình”.

Dù nói thế nào chăng nữa, thì tượng khỏa thân ở Hy Lạp cổ vẫn là những hòn ngọc trong kho tàng nghệ thuật thế giới, còn như bàn rộng ra về lịch sử, xã hội, về sự hình thành của nó, ta nên dành riêng cho các chuyên gia có thời gian tìm hiểu.

_________________________
Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 11 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: 86. “AJAX” NGƯỜI HÙNG HY LẠP   Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 11 I_icon13Fri 27 Nov 2009, 00:36

86. “AJAX” NGƯỜI HÙNG HY LẠP

Vào đầu thập niên 1970, bãi tắm Letch Malina ở gần vùng Địa Trung Hải (nước Ý ) môt người tắm biển khi lặn sâu xuống, đã đụng vào một tượng đồng, khi tượng đó được vớt lên, người ta mới phát hiện rằng đó là một pho tượng lạ. Các chuyên gia giám định pho tượng, cho nó là tượng Hy Lạp cổ, nhân vật được điêu khắc là vị anh hùng Hy Lạp tên là “Ajax” đúc khoảng thế kỷ thứ 5 trước công nguyên!

“Ajax” ngủ say dưới đáy biển nước Ý trên 2400 năm, ngày nay pho tượng nghệ thuật đó được coi trọng và canh gác rất nghiêm mật!

Có nhà sử học bàn rằng “Ajax” trên đường đi từ Hy Lạp đến La Mã, vì thuyền gặp nạn mà yên nghĩ dưới đó. Nhưng vật báu này hẳn là người La Mã chở về, hay người Hy Lạp đem tặng thì không thể biết được!

Căn cứ vào sử liệu ghi chép, từ giữa thế kỷ thứ nhất trước công nguyên thì Hy Lạp đã ở dưới sự thống trị của đế quốc La Mã. Kỹ thuật điêu khắc của Hy Lạp thời đó phát triển rất rực rỡ đã xuất hiện các bậc thầy nghệ thuật điêu khắc như Phidias, Milon…

Trải qua tay các chuyên gia khảo sát tượng đồng “Ajax” trông rất giống pho tượng làm từ tay nhà điêu khắc Phidias. Bất luận từ cách bố cục hay thủ pháp tạo hình, đều rất giống các tác phẩm khác của bậc thầy Phidias. Nhưng điều cần bàn là tác phẩm của Phidias chưa có một bức nào là thật 100%. Đưa các tác phẩm mô phỏng ra để so sánh, có đáng tin cậy không? Điều này cần phải suy xét thận trọng.

Dù cho về hình thức “Ajax” giống với thủ pháp sáng tác cả Phidias nhưng phong cách nghệ thuật lại không hoàn toàn tương xứng! Trong những tác phẩm của Phidias mà người ta biết rõ, phần nhiều chạy theo vẻ đẹp hoa lệ bên ngoài, trong khi “Ajax” ở đây lại cổ kính trang nhã…

Vậy “Ajax” có vô tình bị giông bão nhận chìm hay là bị cướp biển đánh úp? Cho tới nay không ai có thể đoán định! Thế thì, người phải chăng có của báo nghệ thuật nào khác cùng chịu chung số phận trong tai nạn đó?!

_________________________
Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 11 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: 87. KIẾN TRÚC VÒM   Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 11 I_icon13Fri 27 Nov 2009, 00:37

87. KIẾN TRÚC VÒM

Kiến trúc kết cấu vòm đã đưa nghệ thuật này lên một đỉnh cao mới.

Cái đẹp của kiến trúc vòm là sự chống đỡ mạnh mẽ, lại có nét vẽ uốn lượn tô vẽ của đồ họa. Trong vòng kết hợp với sự khoa trương nghệ thuật, nhưng không mất sự nghiêm cẩn về khoa học, kỹ thuật…

Nếu bạn được thấy cầu đá vòm ở Triệu Châu xây dựng từ đời Tùy, chắc bạn sẽ thán phục nghệ thuật bắc cầu như vậy!

Bạn có biết kiến trúc vòm xuất hiện từ thời nào không?

Kiến Trúc Hy Lạp cổ mà người ta biết rõ, có thể nói là thành tựu hết sức huy hoàng. Kỹ thuật cuốn mái vòm của người La Mã cũng đã lên tới đỉnh cao. Vào thế kỷ thứ nhất trước công nguyên, miếu mạo của người La Mã xây dựng khẩu độ vòm có đường kính đến hơn 40 mét, kiệt tác ấy khiến người đời kinh ngạc và thán phục.

Nhưng kỹ thuật cuốn vòm không thể có ai đủ sức thực hiện một mình vì không thấy bất kỳ ghi chép bằng văn tự nào! Hoặc có thể thành tựu của tập thể công trình sư qua nhiều đời.

Căn cứ vào khảo chứng của các nhà sử học, thế kỷ thuật cuốn vòm do các nước cổ theo văn minh phương Đông truyền vào Hy Lạp cổ, sau đó truyền sang La Mã.

Văn minh cổ đại Trung Quốc có lịch sử từ lâu đời nên mái vòm ở thời Lưỡng Hán đã có thành tích cao độ. Nóc vòm nhà mồ Tây Hán, và mái vòm Đông Hán, vào thời bấy giờ, không nước nào trên thế giới, có thể sánh bằng. Đến khi kiến trúc châu Âu đạt tới mức này thì đã là việc mấy trăm năm sau…

Nếu dựa theo tình hình khách quan mà phân tích, thì hình thái ban đầu của kiến trúc vòm là vào trước thời Hán. Căn cứ chính là, kiến trúc vòm đời Hán đã thành quy mô, lại hết sức hoàn mỹ.

Có người cho rằng vào thời Tiên Tần, đã xuất hiện kiến trúc ở Trung Quốc.

Nhưng luận điểm này, cũng không có sử liệu chứng thực. Bởi vậy thời kỳ xuất hiện kiến trúc vòm cổ nhất Trung Quốc còn đang tìm hiểu… Chưa thể nói kiểu vòm ra đời ở đâu vào thời kỳ nào!…

_________________________
Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 11 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: 88. “THẦN MẶT TRỜI” RHODES   Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 11 I_icon13Fri 27 Nov 2009, 00:37

88. “THẦN MẶT TRỜI” RHODES

Về phía Đông ở vùng Địa Trung Hải, có một đảo nhỏ tên là Rhodes. Trên mảnh đất nhỏ xíu ấy, lại dựng sừng sững hơn trăm tượng “Thần Mặt Trời”. Nếu hỏi ở đâu tôn sùng Mặt Trời nhất, thì đầu tiên phải kể là dân cư trên đảo Rhodes. Dân cư ở đây coi Thần Mặt Trời là thần bảo hộ đảo Rhodes.

Hơn ba trăm năm trước công nguyên đã xảy ra một cuộc chiến tranh tàn khốc khiến dân trên đảo Rhodes bị giày xéo. Nhân dân trên đảo nhờ sự giúp sức của Ai Cập, đã đánh bại cuộc xâm lăng của Macédoine. Để chúc mừng thắng lợi này, các nhà điêu khắc trên đảo Rhodes đã trải qua 12 năm dùng đồng thau đúc một pho tượng Thần Mặt Trời Helies khổng lồ, tên là Colossus.

Nửa thế kỷ sau, tượng đồng ấy từng được người đời sau gọi là kỳ quan thứ năm trên thế giới, sau nó bị đổ sập trong một cơn động đất.

Tượng Thần Mặt Trời đổ xuống chân gãy tay cụt, nằm gục dưới đất suốt nghìn năm. Giữa thế kỷ thứ bảy sau công nguyên, người Ả Rập chiếm đông đảo Rhodes họ đem tượng đồng bán cho người Syrie.

Tượng thần bị nung chảy lấy đồng. Nhưng vì người ta hâm mộ tượng đồng, nên trước sau cứ kể nó mãi. Điều đáng tiếc là thời bấy giờ, không ai ghi chép sự cố nào về nó khiến cho truyền thyết về tượng đồng cũng trở thành cổ quái, ly kỳ.

Có người miêu tả Thần Mặt Trời trên đảo Rhodes như thế này. Tượng thần dáng vẽ hiên ngang, uy vũ, khỏa thân, tay cầm kiếm đỉnh đầu có hào hoang chói loà, chân đạp lên con sống lớn.

Đến thế kỷ thứ 16 Thần Mặt Trời đứng sừng sững chân đứngxoạc trên hai đầu đê biển, để thuyền bè đi ngang qua bên dưới. Kiếm ở bên phải thành đuốc cháy rừng rực về đêm, soi sáng cho tàu biển.

Nhưng có người tả, cách nói đó cách rất xa với sự thực. Tượng người cao trên 39 mét bên dưới, thuyền có thể qua lại, người ta có định dùng thần làm vòm cổng không? Hoặc nhờ thần bảo vệ bến cảng?

Truyền thuyết về hình dạng của Thần Mặt Trời có nhiều kiểu cách, nhưng không có kiểu nào có thể đại diện cho bộ mặt nguyên thuỷ của pho tượng… hoặc chỉ có Trời –Đất biết?!

_________________________
Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 11 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: 89. TƯỢNG ĐÁ TRÊN “ĐẢO PÂQUES”   Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 11 I_icon13Fri 27 Nov 2009, 00:38

89. TƯỢNG ĐÁ TRÊN “ĐẢO PÂQUES”

Vào một ngày Lễ Phục Sinh năm 1722. Thống tướng hải quân Hà Lan, Jacob Roggeveen đóng ở vùng biển Thái Bình Dương mênh mông đã phát hiện một đảo nhỏ. Từ đó, lấy tên là đảo Pâques (Lễ Phục Sinh).

“Đảo Pâques” cách bờ biển Nam châu Mỹ chưa đầy 4.000 hải lý. Khi Jacob Roggeveen bước lên đạo này, đã bị cảnh trí kỳ dị trên đảo làm cho kinh ngạc đến đờ người ra.

Trên núi dưới núi bao quanh là biển, trên đảo, chỗ nào cũng có tượng đá đầu người. Những tượng đá này, cái thấp nhất cũng cao 10 mét, cái cao nhất cỡ 30 mét. Mỗi tượng, nét mặt đều khác nhau, sinh động như một quần thể người đá chung sống với nhau …

Phát hiện quan trọng này của Jacob Roggeveen đã khiến giới khoa học kỹ thuật trên thế giới chấn động. Nhà thám hiểm, kiêm chuyên gia khảo cổ, nhà sử học các nơi trên thế giới lục tục kéo đến, có ý làm rõ quần thể tượng đá đó xem chúng muốn nói lên điều gì?

Có học giả cho rằng, tượng đá lớn là dấu vết lịch sử của nền văn hóa Da Đỏ Nam Mỹ ở đây đã từng có một thời phồn vinh thịnh vượng, văn hóa phát đạt. Ngoài ra trên một số cao nguyên khác ở Nam Mỹ, người ta cũng phát hiện có tượng đá, nhà đá, đồ dùng bằng đá…

Nhưng có chuyên đề khảo cổ bàn rằng: tượng đá lớn trên đảo Pâques thuộc nền văn hoá Polynesia. Vì cư dân trên đảo phần lớn là giốmg người Polynesia đời đời lưu truyền khắc đá tuyệt vời này.

Nhà thám hiểm Na Uy, Hedar, sau khi kkhảo sát trên đảo Paque đã phát biểu: “Dân tộc này cần cù trí tuệ đã đến hòn đảo nhỏ, yên ổn hoà bình lâu dài để trao dồi kỹ thuật, đục trạm truyền thống, như muốn xây dựng “tháp thông trời” trên đảo Pâques”.

Lời bàn bóng bẩy ấy, càng khiến người ta khó hiểu: “Dân tộc cần cù, trí tuệ” và “Kỹ thuật đục trạm truyền thống” ấy là gì? Hòn đảo trơ trụi, cây cỏ không mọc được làm sao có lương thực sinh sống? Núi lửa rải khắp, khoáng sản không có, vậy họ lấy gì để tạc tượng đá khổng lồ như vậy?

Đối với một loạt vấn đề đó, không nhà khoa học nào có thể tìm ra một kết luận nghiêm túc, chuẩn xá!!!!

_________________________
Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 11 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: 90. HỌA SĨ QUÁI KIỆT   Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 11 I_icon13Fri 27 Nov 2009, 00:38

90. HỌA SĨ QUÁI KIỆT

Khoảng giữa thế kỷ 16, El Greco ra đời trên đảo Greto Venise.

Greco bắt đầu học vẽ vào lúc nào không ai biết được. Chỉ biết thời trẻ, ông sang Yù học họa sư Titian và vẽ theo phong cách nghệ thuật bậc bầy vĩ đại như Michangelo.

Greco ở Yù không bao lâu thì sang Tây Ban Nha. Lý do ông ra đi không ai nói rõ ràng. Có người nói ông quá cuồng vọng đã khiến mọi người chán ghét, bấc đắc dĩ phải bỏ ra đi. Có người lại nói do ở đây tài nghệ ông không bằng người nên cần đi Tây Ban Nha tìm một lối thoát!

Greco đến sống ở thành phố nhỏ, Toledo (Tây Ban Nha). Trong thời gian này, tác phẩm lớn “Alporis” của ông ra đời. Đó là một công trình giáo đường đặt làm, bức tranh ấy có người cho là đã đạt nghệ thuật cao siêu, giá trị vô cùng. Nhưng cũng có người chê trách Greco thuận tay vẽ bừa, cực kỳ vụng về.

Suốt cuộc đời, Greco sáng tác rất nhiều tác phẩm. Những bức như “Đức Bà Lên Trời”, “phong cảnh Toledo”, “Sứ đồ Pierre và Paul” v.v… nhờ bút pháp độc đáo siêu quần mà đã dẫn tới bao sự tranh luận của các “tai mắt” trong giới nghệ thuật.

Trong phần lớn các tác phẩm của ông, tỷ lệ thân thể nhân vật không giữ tỷ lệ đối xứng lên đến mức độ nghiêm trọng! Rất nhiều người nghi ngờ họa sĩ Greco mắc bệnh thần kinh và chứng loạn thị, nên hình dạng qua con mắt ông, đã vượt khỏi quy luật thông thường! Một nhà phê bình pháp nói: “Greco là một thiên tài điên!”

Cũng có người đối với tranh của Greco, có sự nhìn nhận vô tư đầy đủ. Như Dolgeponov (Liên Xô cũ) cho rằng: Tác phẩm của Greco, gạt bỏ những chi tiết tầm thường thoát khỏi sự chiều lòng của số đông người, nó tràn đầy sức sống, hơi thở và tính chất cao thượng, thuần khiết mà vẫn chứa đầy đủ kỹ xảo của một nghệ sĩ chân chính!

Đối với con người và bản sắc trong tranh của Greco, có nhiều cách đánh giá. Điều đó không phải là không có quan hệ với cá tính bí ẩn của ông!

Greco có kết hôn hay không, cũng có nhiều dư luận khác nhau!

Người thì nói ông có vợ con, nhưng hồ sơ trong giáo đường không có ghi chép. Có người nói suốt đời ông không lấy vợ, chỉ có một người tình đi lại một thời gian và sinh một đứa con.

Cuộc đời Greco có tính cách kỳ quái như thế!

_________________________
Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 11 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: 91. CÂU ĐỐ VỀ “CÁI CHẾT CỦA MARAT”   Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 11 I_icon13Tue 01 Dec 2009, 00:00

91. CÂU ĐỐ VỀ “CÁI CHẾT CỦA MARAT”

Jean-Paul Marat là lãnh tụ cách mạng tư sản Pháp trong thế kỷ 18 đồng thời cũng là nhà chính trị thuộc phái Jacobins.

Ngày 13 tháng 7 năm 1793 cô gái Codet đến nhà Marat ở phố Saint Anreno, nói với người gác cửa muốn gặp thủ lãnh Marat, nhưng bị người đó từ chối, đôi bên cãi cọ to tiếng. Lúc đó Jean-Paul Marat đang ngâm mình trong bồn tắm, nghe thấy tiếng cãi và ông bảo vợ ra lệnh người gác cửa để yên cho cô gái vào.

Cô gái vào nhà không bao lâu thì từ nhà tắm vang lên một tiếng kêu thảm thiết của Marat v.v… khi bà Marat và người hầu chạy vào phòng tắm, họ đã bị cảnh trước mắt làm cho kinh ngạc đến đờ cả người ra.

Marat trần truồng, nửa người ngục trong bồn tắm, khăn vàng quấn trên đầu rũ sau gáy. Trước ngực, một dòng máu tươi chảy xuống, tay phải cầm bút buông thõng cạnh bồn, bên cạnh có một con dao găm, tay trái còn nắm một tờ giấy.

Marat bị thảm sát, bỗng chút lụi tàn, sứ mạng cách mệnh vẫn chưa hoàn thành. Bậc thầy hội họa Pháp Jacques Louis David, bị cái chết của Jean-Paul Marat làm rúng động. Sự phẫn nộ kia đã khiến họa sĩ khơi dậy hứng khởi sáng tác mãnh liệt. Ông đem cái chết của Marat vẽ thành tác phẩm kinh điển trong lịch sử nghệ thuật.

“Cái chết của Marat” đã tái hiện giờ phút cuối cùng của nhà cách mạng Pháp, vạch trần âm mưu của các phần tử phản động. Theo lời họa sĩ David nói thì: “Đem gương hy sinh của thủ lĩnh Marat vì nhân dân mà thể hiện cho nhân dân xem là sự công ích”.

Nhưng, họa sĩ không nêu rõ vấn đề khi vẽ về “Cái chết của Marat”, ngoài cách giải thích kể trên, còn có ý nghĩa nào nữa chăng?

Nhưng có nhiều người trong ngành hội họa cho rằng, David sắp xếp cho “Cái chết của Marat” tức như tả thực, nhưng ý nghĩa đích thực là mô tả phẩm chất cao thượng giản dị, siêng năng phấn đấu hiến thân quên mình của Marat nêu lên đầy đủ!

Bản thân David nghĩ thế nào? Ông ta vẫn không nói thêm điều gì…!

_________________________
Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 11 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: 92. “NGƯỜI ĐÀN BÀ LẠ MẶT”   Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 11 I_icon13Tue 01 Dec 2009, 00:03

92. “NGƯỜI ĐÀN BÀ LẠ MẶT”

Bức chân dung “Người đàn bà xa lạ” mặt của họa sĩ Kramskoi từ lâu được giới nghệ thuật gọi là kiệt tác…

Ai có dịp được xem tranh này, không ai không bị rung động bởi sức thụ cảm nghệ thuật sâu sắc của nó. Tranh mô tả một buổi sáng mùa đông, thảm tuyết trắng bao trùm nơi nơi, ánh sáng ban mai tô điểm cho một phụ nữ đoan trang, mỹ lệ, ngồi trên xe ngựa. Dáng vẻ ấy, trông kiêu kỳ nhưng đầy nét kiều mỵ, trong trầm tĩnh hé lộ xuân tình.

“Người đàn bà xa lạ” của Kramskoi tên thật là gì. Đây là một câu hỏi những ai quan tâm về hội họa thường thắc mắc.

Có người đoán thiếu nữ là người yêu đầu tiên của họa sĩ Kramskoi đã ngồi làm mẫu cho danh họa này. Họa sĩ tài hoa với mối tình đầu, suốt đời không quên. Ông đem bao niềm nhớ nhung tập trung vào nét bút làm nên một kỷ niệm tồn tại mãi trong lòng! Tác phẩm này, ông lấy “tên xa xôi” vì nghĩ rằng tất cả đều đã thành vĩnh hằng.

Nhưng có người lại nói, “Người đàn bà xa lạ” vốn là Anna Karenina, nhân vật chính dưới ngòi bút đại văn hào Tolstoi.

Kramskoi với Tolstoi là đôi bạn chân tình. Do sự đồng cảm với bộ danh tác “Anna Karenina” mà gợi hứng cho ông sáng tác, vì ông đặc biệt yêu mến nhân vật Anna Karenina. Ông dùng thủ bút, ghi lại vẽ mỹ lệ của nàng, đó là việc rất thuận tình hợp lý.

Nhưng học trò của Kramskoi là Repin lại có một cái nhìn khác.

Ông cho rằng “Người đàn bà xa lạ” không phải bức mô tả chân dung mà là “tranh thuần tuý sáng tác”. Nhân vật trong tranh dựa theo người mẫu nào, đó là một phụ nữ lý tưởng, mỹ lệ trong lòng họa sĩ. Nhưng chúng ta vì yêu mến nét đặc sắc của “Người đàn bà xa lạ” dưới ngọn bút điêu luyện của Kramskoi, vẫn cảm thấy đằng sau bức danh họa, nên có một câu ghi chú để các nhà nghiên cứu có mấu chốt lý giải!

_________________________
Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 11 Signat21


Được sửa bởi Ý Nhi ngày Tue 01 Dec 2009, 00:15; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn   Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 11 I_icon13Tue 01 Dec 2009, 00:04

Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 11 21040610b3cbf1ee44

_________________________
Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 11 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Sponsored content




Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn   Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn - Page 11 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» THỬ NHÌN LẠI: T.T. KH. NHÀ THƠ NỮ ẨN DANH, HAY MƯỢN DANH?
» Ghi danh học lớp thơ lục bát
» 10 loài hoa được mệnh danh là đẹp nhất thế giới
» 8 món ăn vặt nổi danh Sài Gòn
» 76 Câu nói -Danh ngôn về giá trị cuộc sống
Trang 11 trong tổng số 12 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3 ... , 10, 11, 12  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: TRÚC LÝ QUÁN :: Tài Liệu-