Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Today at 16:36

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Today at 16:31

Tuổi trẻ phải yêu như Emma Watson by Như Hoa Today at 12:43

Thành ngữ tục ngữ Hán Việt by Phương Nguyên Today at 10:55

Điển tích truyện Kiều by Trà Mi Today at 08:11

Đường luật by Tinh Hoa Today at 00:10

ĐA THỜI CHÁNH NIỆM THIỀN by mytutru Yesterday at 23:17

ĐA THỜI CHÁNH NIỆM by mytutru Yesterday at 11:32

7 chữ by Tinh Hoa Yesterday at 05:00

Thơ Mytutru qua Youtube và Hình đẹp by mytutru Mon 13 Jan 2025, 23:54

Biệt Nghiệp Trong Cộng Nghiệp by mytutru Mon 13 Jan 2025, 21:57

SƯ Minh Tuệ by mytutru Mon 13 Jan 2025, 19:36

Chuối by Phương Nguyên Mon 13 Jan 2025, 10:28

8 chữ by Tinh Hoa Sun 12 Jan 2025, 04:16

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Sat 11 Jan 2025, 20:56

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 11 Jan 2025, 15:50

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Thu 09 Jan 2025, 12:23

CHÁNH NIỆM LÀ TRÌ KINH NIỆM PHẬT by mytutru Wed 08 Jan 2025, 00:10

Tình yêu không phân tuổi tác by Ai Hoa Tue 07 Jan 2025, 14:47

Bước Chân Thiền Hành by mytutru Fri 03 Jan 2025, 01:36

ĐƯỜNG THƠ MÁI ẤM ĐÀO VIÊN by mytutru Fri 03 Jan 2025, 01:31

BÁC SĨ. LỜI TỰ TIM MÌNH by phambachieu Wed 01 Jan 2025, 06:31

Lịch Âm Dương by mytutru Wed 01 Jan 2025, 01:19

HUYÊN THIÊN - HUYÊN THUYÊN - LUYÊN THUYÊN - LIÊN THIÊN by Trà Mi Tue 31 Dec 2024, 07:50

Kính Thầy và Tỷ Trà My ơi by Trà Mi Tue 31 Dec 2024, 07:27

HAPPY NEW YEAR 2025 by mytutru Tue 31 Dec 2024, 03:41

Chúc mừng Giáng Sinh & Năm mới by Phương Nguyên Tue 24 Dec 2024, 15:51

CHÚC MỪNG NOEL CUỐI NĂM by mytutru Tue 24 Dec 2024, 01:28

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Mon 23 Dec 2024, 08:38

Tranh thơ Tú_Yên by Tú_Yên tv Sun 22 Dec 2024, 16:33

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Phong tục tết thời xưa

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Phong tục tết thời xưa Empty
Bài gửiTiêu đề: Phong tục tết thời xưa   Phong tục tết thời xưa I_icon13Sat 16 Feb 2013, 04:38

Phong tục tết thời Lý - Trần


Từ bao đời nay, Tết Nguyên Đán là ngày lễ quan trọng, linh thiêng của dân tộc Việt. Ở mỗi triều đại, phong tục đón Tết đều mang nét văn hóa riêng, thể hiện tinh thần, khí phách và sự phồn thịnh của triều đình, quân dân đương thời.


Dưới đây là một số nét văn hóa riêng trong phong tục đón Tết thời Lý - Trần.

Tối 30 Tết, vua yết kiến thái hậu, thái thượng hoàng ở cung Đồng Nhân. Các tăng đồ, đạo sĩ vào cung làm lễ tống trừ ma quỷ. Đêm 30, dân Đại Việt đốt pháo trước cửa nhà để xua đuổi tà ma và đón mừng năm mới.

Phong tục thời Lý - Trần cho phép con trai, con gái nhà nghèo nếu yêu nhau nhưng không đủ tiền cưới xin theo lễ giáo phong kiến thì lúc này có thể tự ý lấy nhau. Đây là phong tục mang tính nhân đạo hiếm có trong thời phong kiến.

Phong tục tết thời xưa Tetque10

Sáng mồng 1 Tết, vua Trần ngự ở điện Vĩnh Thọ. Thái tử và các quan hầu cận đến chúc mừng nhà vua. Sau đó, vua vào cung Trường Xuân làm lễ cúng tổ tiên. Tiếp theo, vua ngự ở điện Thiên Ân, các phi tần xếp hàng ngồi quanh còn nội quan đứng ở trước điện. Thái tử và các quan đứng theo bậc, lạy mừng vua, tiến 3 lần rượu. Tiếp theo, thái tử lên lầu dự yến, triều quan ngồi ở điện nhỏ phía Tây... dự yến đến xế chiều mới ra về.

Ở trước điện, thợ thuyền dựng ngay đài Chúng Tiên hai tầng, tam cấp, ngói bạc chiếu sáng khung trời, tòa sen phô bày tướng quý. Trên nóc Bảo Đài có chim thiêng đứng đậu (chim là hình ảnh mặt trời, dương khí). 4 góc có rồng cuốn bay (cá rồng là biểu tượng của nước, âm khí). Trên thềm cao nhất, đấng Thanh Minh ngồi ngự. Thấp hơn có cấp dưới, bậc dưới, tiên nữ và chầu quan. Nhạc quan dàn hàng ở ngoài sân. Mọi người cùng nhảy múa, ca hát. Không khí tưng bừng, rộn rã, phấn chấn đón chào các chư hầu từ xa vào chầu ở kinh đô.

Vua lên quan Đài dự yến tiệc, trước khi ăn phải thực hiện đủ 9 lần vái, 9 lần uống rượu rồi mới tan tiệc. Ngày Tết, mọi nhà dân đều dọn mâm cơm cúng tổ tiên. Thời Thăng Long - Đại Việt tôn sùng đạo Phật nên trai gái ngày Tết thường mang hương lên chùa lễ Phật.

Phong tục tết thời xưa Huyck510

Ngày mồng 2 Tết, các quan được ở nhà cúng lễ tổ tiên. Ngày mồng 3 Tết, vua ngự trên lầu phía cửa Đại Hùng (cửa Nam) xem hoàng tử cùng các quan nội thị ném quả tú cầu (quả còn). Quả tú cầu được làm bằng gốm, to bằng nắm tay trẻ con, có buộc 20 dải ngũ sắc. Ai đón mà không rơi là người đó nhận được nhiều may mắn trong năm. Toàn kinh thành nhộn nhịp, tưng bừng trong các trò chơi. Trai gái chơi đánh đu, đá cầu, ca múa giao duyên, tung còn, kéo co. Ai thắng được uống rượu, ai thua uống nước lã.

Mồng 4 Tết, vua Lý mở tiệc ban yến cho các quan. Sáng mồng 5 Tết, vua mở tiệc bắt đầu cho khai hạ. Sau đó, các quan dân đi lễ chùa, đền rồi đi dạo chơi các công viên nổi tiếng. Ngày mồng 7, thấy trời sáng đẹp, không mưa gió thì người ta tin rằng con người cả năm được khỏe mạnh. Do đó, họ mở tiệc ăn mừng (gọi là khai hạ). Sau này, cứ đến mồng 7, kể cả trời có mưa thì quan dân cũng mở tiệc khai hạ.

Rằm tháng Giêng, người ta có câu: “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”. Đó là ngày thượng nguyên, ngày trăng tròn đầu tiên của một năm mới. Theo “An Nam chí lược”, đêm nguyên tiêu, triều đình nhà Trần dựng cây đèn trên sân rộng (gọi là đèn Quảng Chiếu), tỏa ánh sáng rực rỡ trên trời, dưới đất. Các vị sư đi xung quanh đèn đọc kinh, các quan đứng vòng quanh đèn làm lễ Triều Đăng.

Theo thời gian, Tết Nguyên Đán của người Việt vẫn còn giữ phong tục thời Lý - Trần. Bên cạnh nội dung nghi lễ truyền thống, người dân còn sinh hoạt văn hóa, văn nghệ tạo nguồn hứng khởi đón năm mới cường thịnh.


Sưu tầm
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Phong tục tết thời xưa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phong tục tết thời xưa   Phong tục tết thời xưa I_icon13Sat 16 Feb 2013, 04:40

Phong tục tết thời Nguyễn


So với nghi lễ thời nhà Lý - Trần, phong tục đón Tết Nguyên Đán triều Nguyễn có phần đơn giản hơn.


Về cơ bản, những tập tục cũ như yết kiến nhà vua, dự yến tiệc, lễ chùa, cúng tổ tiên… vẫn được gìn giữ. Tuy nhiên, theo thời gian, một số tập tục sau ngày mồng 1 Tết không còn nhiều nghi thức phức tạp như trước.

Ngày 20/12 (âm lịch), lễ Phật thức (hay còn gọi là lễ rửa ấn) được tổ chức khá công phu. Các quan trong triều mặc áo thụng xanh ra chầu tại điện Cần Chánh. Nhà vua đã ngự ở đó từ trước. Yết kiến xong, vua và quan quân tiến hành lễ rửa ấn. Ấn được rửa bằng nước Hương Thủy lấy ở ngã ba sông và được đựng trong bình chứa đầy hoa thơm. Rửa xong, các quan cất ấn vào tủ rồi khóa lại, bên ngoài có niêm hai chữ “hoàng phong”. Sau đó, vua và các quan về cung nghỉ ngơi.

Đến ngày 22, vua ngự ở đền Thái Miếu làm lễ mời các vị tiên đế về ăn Tết. Trên mỗi bàn thờ tiên đế, nhà vua đã cho bày trước một cây lụa trắng (gọi là chế bạch).

Ngày 30, vua ngự ở điện Thái Hòa làm lễ thượng tiên (lễ dựng cây nêu). Suốt đêm 30, các phi tần chầu ở điện Quang Minh còn các cung nữ thì múa hát ở cung Duyệt Thị.

Mồng 1, lễ đón Tết được cử hành trọng thể. Vua ngự tại điện Thái Hòa, các quan làm lễ triều bái 5 lạy và dâng hạ biểu.

Theo phong tục cũ, ngày mồng 7 là lễ khai hạ (tức lễ hạ nêu). Nghi lễ này cũng được tiến hành như thời nhà Lý - Trần. Ngày mồng 8, nhà vua cử một vị quan lên đàn Nam Giao làm lễ tế trời đất, cầu cho mưa thuận gió hòa, làm ăn yên ổn, đời sống quân dân phồn thịnh.


Sưu tầm
Về Đầu Trang Go down
 
Phong tục tết thời xưa
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» CẢNH NHÀN (Hàn Phong)
» DẤU CHÂN TRẦN THẾ
» PHÚ
» HÀNG ON LAI (Hàn Phong)
» Phong tục Việt Nam
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: GIẢI TRÍ :: Quê Hương yêu dấu :: Phong tục tập quán-