Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Những bài học thuộc lòng by Trà Mi Today at 08:19

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Today at 00:47

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 21:54

Tính cách của người Sài Gòn ngày xưa by Trà Mi Yesterday at 08:28

Vinh Danh Trong Toàn Cầu Thập Bát Danh Nhân by Trà Mi Yesterday at 07:21

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Sun 08 Sep 2024, 21:28

7 chữ by Tinh Hoa Sun 08 Sep 2024, 20:35

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Sun 08 Sep 2024, 20:34

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Thu 05 Sep 2024, 19:19

Tin Thời Sự Và Những Bình Luận “Trái Chiều” by chuoigia Wed 04 Sep 2024, 21:29

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Tue 03 Sep 2024, 23:39

Lục bát by Tinh Hoa Sat 31 Aug 2024, 23:09

Xe gắn máy tại miền Nam Việt Nam trước 1975 by Trà Mi Thu 29 Aug 2024, 14:22

Lưu Kỷ Niệm TX Ngọc Điền by mytutru Wed 28 Aug 2024, 16:25

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Tue 27 Aug 2024, 18:39

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Tue 27 Aug 2024, 14:36

Một thoáng mây bay 5 by Ai Hoa Tue 27 Aug 2024, 14:22

CHIA ĐAU CÙNG PHƯƠNG NGUYÊN by Ai Hoa Mon 26 Aug 2024, 15:19

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Thu 22 Aug 2024, 03:13

TRANG THƠ LƯU NIỆM PHƯƠNG, LÝ by buixuanphuong09 Wed 21 Aug 2024, 15:30

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:35

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:26

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:23

THÀNH KÍNH PHÂN ƯU by Phương Nguyên Tue 20 Aug 2024, 08:58

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Tue 20 Aug 2024, 05:55

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Mon 19 Aug 2024, 01:44

Chia buồn by Phương Nguyên Fri 16 Aug 2024, 08:13

Phật Tại Tâm = Cánh Cửa Mở Vào Cửa Phật & Bốn Quả Thánh by mytutru Fri 16 Aug 2024, 02:14

Một thoáng mây bay 13 by Ai Hoa Thu 15 Aug 2024, 07:39

Chút tâm tư by tâm an Wed 14 Aug 2024, 07:12

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Thể Hát Nói

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Thể Hát Nói Empty
Bài gửiTiêu đề: Thể Hát Nói   Thể Hát Nói I_icon13Thu 17 Dec 2009, 04:47

Hát nói

Hát nói là một thể văn vần có tính cách văn học cao. Nhiều bài hát nói đã trở thành bài bản của bộ môn nghệ thuật ca trù (lối hát ả đào).

Đủ khổ, Dôi khổ và Thiếu khổ

Mỗi bài hát nói chia làm nhiều đoạn, gọi là khổ bài. Mỗi khổ có bốn câu, trừ khổ cuối chỉ có ba câu.

Theo số khổ, hát nói chia ra làm ba thể :

- Đủ khổ là bài có ba khổ (khổ đầu 4 câu, khổ giữa 4 câu, và khổ cuối 3 câu). Thể này là chính thể.
- Dôi khổ là những bài có hơn ba khổ, khổ dôi ra là khổ giữa.
- Thiếu khổ là những bài thiếu một khổ (thường là khổ giữa) chỉ có 7 câu.

Hai thể sau là biến thức.

Đủ khổ :

Các câu trong bài đủ khổ :
11 câu trong bài đủ khổ có tên riêng là
- Khổ đầu : Câu 1 và 2 được gọi là lá đầu, câu 3 và 4 là Xuyên thưa
- Khổ giữa : câu 5 và 6 là thơ, câu 7 và 8 là xuyên mau
- Khổ xếp : câu 9 gọi là dồn, câu 10 xếp, câu 11 keo.

Số chữ trong bài hát nói :

Số chữ trong câu không nhất định. Thường đặt những câu 7, 8 chữ; nhưng cũng có khi đặt những câu ngắn hơn chỉ có 4, 5 chữ hoặc dài 12 tới 18 chữ.

Duy có câu cuối, bao giờ cũng đặt 6 chữ và hai câu 5-6, nếu đặt hai câu thơ thì phải theo thể thơ ngũ ngôn (câu 5 chữ) hoặc thất ngôn (câu 7 chữ). Nhưng nếu hai câu 5-6 không đặt theo thể thơ, thì số chữ so le cũng được.

Luật bằng trắc trong bài hát nói

Đại khái một khổ trong bài hát nói theo luật như sau

t T b B t T
b B t T b B
b B t T b B
t T b B t T

Khổ xếp (khổ cuối) chỉ có ba câu, thì theo luật của ba câu đầu kể trên

Trong đó không kể những chữ gác ra ngoài luật vì số chữ trong mỗi câu hát là không nhất định. Câu 6 chữ phải theo đúng luật kể trên. Còn những câu dài hơn 6 chữ thì muốn ứng dụng luật này phải chia làm 3 đoạn con, trong mỗi đoạn con, chữ cuối phải theo đúng luật bằng trắc. Những chữ gác ra ngoài không kể, được tuỳ ý sử dụng. Những câu ít hơn 6 chữ thì chia làm 2 đoạn mà đoạn thiếu là đoạn đầu không kể còn 2 đoạn sau thì phải theo đúng luật.

Cách gieo vần trong bài hát nói :

Trong bài hát nói dùng cả hai vần, vần bằng và vần trắc.
Khi nào trong một câu, đang vần bằng đổi sang vần trắc, hoặc trái lại, thì vừa có yêu vận (vần lưng) và có cước vận (vần cuối câu). Những câu ấy là những câu chẵn, trừ câu thứ 6 là câu thơ nên chỉ có cước vận thôi.
Trong mỗi khổ, cước vận của câu đầu và câu cuối phải dùng tiếng trắc, cước vận của hai câu giữa phải dùng tiếng bằng. Yêu vận của câu thứ hai dùng tiếng trắc mà yêu vận của câu thứ tư là tiếng bằng.

! Rất nhiều bài hát nói được truyền lại không giữ cước vận.


Thí dụ những bài đủ khổ :

Gặp cô đầu cũ (II)

Hốt ức lục, / thất niên / tiền sự,
Trải trăng hoa / chưa trả nợ / hương nguyền.
Đến bây giờ / lại gặp / người quen,
Nỗi lưu lạc / sự ghét ghen / là thế nhỉ.
Thiếp tự thân khinh, lang vị khí,
Thần tuy tội trọng, đế do liên.
Can chi mà tủi phận, hờn duyên,
Để son phấn đàn em thêm khúc khích.
Ý trung nhân tự khả tình tương bạch,
Thôi bút nghiên, đàn phách cũng đều sai.
Trông nhau nói nói, cười cười.

(Dương Khuê)
Bài mẫu

  1. 0 x T / x B / x T
  2. 0 x B / 0 t T / b B
  3. 0 b B / t T / b B
  4. 0 x T / 0 x B / 0 x T
  5. t T b B b T T (Thơ)
  6. b B t T t B B (Thơ)
  7. 0 b B / t T / b B
  8. 0 x T / b B / 0 t T
  9. 0 b T / 0 x B / x T
  10. 0 x B / x T / 0 b B
  11. b B / t T / b B
(DK)


Ngẫu chiếm

Người quân tử gặp khi vận kiển
Liệu qua loa cho xong chuyện thì thôi
Việc gần xa phải trái kệ thây đời
Hơi đâu nghĩ vào người thêm tức bực
Ấy mới biết sự đời tuỳ lúc
Thắc mắc chi mà cầy cục có làm chi
Ăn thì ăn, ở thì ở, đứng thì đứng, đi thì đi
Cầm bắt được lòng người khi đã dễ
Với những kẻ đàn hoà vui miệng trẻ
Biết mười mươi ngoảnh mặt sẽ làm thinh
Chờ khi cờ đến tay mình

(Trần Tế Xương)
Bài mẫu

  1. 0 x T / x B / x T
  2. 0 x B / 0 x T / b B
  3. 0 b B / x T / 0 b B
  4. 0 x T / x B / 0 x T
  5. 0 x T / x b / x T
  6. 0 0 x B / x T / 0 b B
  7. 0 b B / 0 --- 0 x T / 0 x B
  8. 0 x T / 0 b B t T
  9. 0 x T / x B / 0 x T
  10. 0 x B / x T / 0 b B
  11. x B / x T / x B
(TTX)
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Thể Hát Nói Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thể Hát Nói   Thể Hát Nói I_icon13Fri 18 Dec 2009, 05:33

Dôi khổ

Trong những bài Dôi khổ, vẫn có khổ đầu ở trên và khổ xếp ở dưới. Còn khổ giữa thì làm dôi ra thành 2, 3 khổ hoặc nhiều hơn nữa tuỳ ý.
Trong những khổ dôi ra, số câu số chữ trong câu, cách gieo vần và luật bằng trắc vẫn theo như các khổ chính

Thí dụ :

Chí làm trai

Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc
Nợ tang bồng vay trả trả vay
Chí làm trai nam bắc đông tây
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể

Nhân sinh thế thuợng thuỳ vô nghệ
Lưu đắc đan tâm chiếu hãn thanh
Đã chắc ai rằng nhục rằng vinh
Mấy kẻ biết anh hùng thời vị ngộ

Cũng có lúc mây tuôn sóng vỗ
Quyết ra tay lèo lái trận cuồng phong.
Chí những toan xẻ núi lấp sông
Làm nên tiếng anh hùng đâu đấy tỏ

Đuờng mây rộng thênh thênh cử bộ
Nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo
Thảnh thơi thơ túi ruợu bầu.

(Nguyễn Công Trứ)


Thiếu khổ

Một đôi khi, các bài hát nói thiếu hẳn đi một khổ, thường là khổ giữa, chỉ còn lại có 7 câu.

Chú Mán


Phong lưu nhất ai bằng chú Mán
Trong anh em chúng bạn kém thua xa
Buổi loạn ly bốn bể không nhà
Răng chẳng nhuộm, vợ chẳng lấy, lụa là chẳng mặc
Mán chỉ làm đủ tiền tiêu vặt
Khi cao lâu, khi cà phê, khi nước đá, khi thuốc lá, khi đủng đỉnh ngồi xe
Sự đời Mán chẳng buồn nghe

(Trần Tế Xương)
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Thể Hát Nói Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thể Hát Nói   Thể Hát Nói I_icon13Sat 19 Dec 2009, 20:43

THƠ VÀ MƯỠU TRONG BÀI HÁT NÓI

a) THƠ :


Trong bài Hát nói thường hay có 2 câu thơ hoặc bằng chữ Hán mượn của người xưa hoặc do chính tác giả làm ra viết theo thể ngũ ngôn hoặc thất ngôn như trong các bài thi dụ ở trên.

b) MƯỠU :


Mưỡu (hay mão có nghĩa dạo đầu) là những câu thơ lục bát mượn trong ca dao hay thơ của người xưa hoặc do chính tác giả làm ra đặt ở đầu bài (gọi là Mưỡu đầu) hay cuối bài nhưng trước câu keo (gọi là Mưỡu hậu). Mưỡu có thể gồm 2 câu ( Mưỡu đơn) hay 4 câu (Mưỡu kép).
Không phải bài nào cũng có mưỡu; có nhiều bài không có. Lại có nhiều bài chỉ có mưỡu đầu hoặc mưỡu hậu; hoặc có đủ cả hai.
Mưỡu được viết theo thể lục bát, tuân theo luật bằng trắc và cách gieo vần của thể này.

Mưỡu đầu bao giờ cũng đặt trên bài hát nói. Mưỡu đầu có thể là mưỡu đơn hoặc mưỡu kép. Chữ cuối của mưỡu đầu không nhất thiết phải hiệp vần với câu đầu của bài hát nói.

Mưỡu hậu bao giờ cũng là mưỡu đơn (hai câu lục bát). Thường mưỡu hậu được đặt giữa câu xếp và câu keo. Nhưng cũng có khi đặt hẳn xuống dưới câu keo, nghĩa là dưới bài hát nói.
Nếu mưỡu hậu được đặt giữa câu xếp và câu keo, thì chữ cuối câu lục vần với chữ cuối câu xếp và chữ cuối câu bát buông vần xuống cho chữ cuối câu keo.



  • Thí dụ : Bài chỉ có mưỡu đầu

HỎI GIÓ

Mưỡu đầu (kép):


Cát đâu ai bốc tung giời?
Sóng sông ai vỗ cây đồi ai rung?
Hỏi rằng dì gió hay chăng?
Phong tình đem thói lạ lùng trêu ai?

Hát nói:

Khoái tai phong dã!
Giống vô tình gỗ đá cũng mê tơi
Gặp gió đây cho hỏi một đôi nhời
Ta hỏi gió quen ai mà phảng phất?
Thử thị Đà giang phi Xích Bích
Dã vô Gia Cát dữ Chu lang?
Ai cầu phong mà gió tự đâu sang?
Hay mải khách văn chương tìm kết bạn?
Gió hỡi gió phong trần ta đã chán
Cánh chim bằng chín vạn những chờ mong
Nên chăng gió cũng chiều lòng!

(Tản Đà)


  • Thí dụ : Bài chỉ có mưỡu hậu
Mẹ Mốc

So danh giá ai bằng mẹ Mốc,
Ngoài hình hài, gấm vóc chẳng thêm ra;
Tấm hồng nhan đem bôi lấm xoá nhoà,
Làm thế để cho qua mắt tục.

Ngoại mạo bất cầu như mĩ ngọc,
Tâm trung thường thủ tự kiên kim
Nhớ chồng con muôn dặm xa tìm,
Giữ son sắt êm đềm một tiết.

Sạch như nước, trắng như ngà, trong như tuyết,
Mảnh gương trinh vằng vặc quyết không nhơ,

    Đắp tai ngảnh mặt làm ngơ,
    Rằng khôn cũng kệ, rằng khờ cũng thây.
Khôn kia dễ bán dại này!

(Nguyễn Khuyến)



  • Thí dụ : Bài đủ mưỡu đầu và mưỡu hậu

DUYÊN NỢ PHÙ SINH

Mưỡu:

Trời Nam biển Á bao la
Nực cười vơ vẩn là ta với mình
Ham chi duyên nợ phù sinh
Nghìn thu luống để vương tình nước non

Hát nói:


Nợ duyên, duyên nợ
Kiếp phù sinh xoay trở biết bao xong
Chiếc thuyền con chất nặng gánh tang bồng
Đâu đã biết nước đời trong với đục
Tự thị hành tàng quan thế cục
Nhãn tương mộng huyền tống kim sinh
Gẫm nghìn xưa, ai anh hùng, ai chí sĩ, ai cao khiết, ai tài tình
Trong khổ hải lênh đênh ai cũng thế
Thôi thế sự vui buồn chi sá kể
Nước non này tri kỷ dễ làm thinh ?


    Sa chân xuống cõi phù sinh
    Một duyên, hai nợ, ba tình, ai ơi

Yêu nhau xin nhớ lấy lời

(Trần Tuấn Khải)



Tài liệu tham khảo


Dương Quảng Hàm, "Văn Học Việt Nam", Bộ Giáo dục/ Trung tâm học liệu xuất bản, 1939
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Thể Hát Nói Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thể Hát Nói   Thể Hát Nói I_icon13Thu 18 Feb 2010, 06:11

Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Thể Hát Nói Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thể Hát Nói   Thể Hát Nói I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Thể Hát Nói
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN THƠ :: TẬP LÀM THƠ :: Các thể loại thơ khác-