Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:13

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 19:09

BÁC SĨ. LỜI TỰ TIM MÌNH by phambachieu Yesterday at 13:51

8 chữ by Tinh Hoa Yesterday at 08:25

BÀI GIẢNG RẤT HAY by mytutru Fri 13 Dec 2024, 20:14

7 chữ by Tinh Hoa Fri 13 Dec 2024, 03:05

Lục bát by Tinh Hoa Wed 11 Dec 2024, 02:26

Phật Pháp Nhiệm Mầu by mytutru Mon 09 Dec 2024, 23:04

Trụ vững duyên thầy by buixuanphuong09 Mon 09 Dec 2024, 09:16

Chúc Muội Trăng by mytutru Fri 06 Dec 2024, 04:53

KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by mytutru Thu 05 Dec 2024, 23:02

KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by mytutru Thu 05 Dec 2024, 04:42

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Thu 05 Dec 2024, 03:34

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Tue 03 Dec 2024, 15:58

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Tue 03 Dec 2024, 15:43

Tranh thơ Tú_Yên by Tú_Yên tv Tue 03 Dec 2024, 15:35

TRANG THƠ JENNY HO by phambachieu Mon 02 Dec 2024, 16:29

NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Mon 02 Dec 2024, 14:56

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Mon 02 Dec 2024, 01:40

Lịch Âm Dương by mytutru Sun 01 Dec 2024, 05:24

Đường luật by Tinh Hoa Sat 30 Nov 2024, 05:22

KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Ai Hoa Thu 28 Nov 2024, 13:05

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22

Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54

Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07

Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36

Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09

Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Nguyễn Văn Siêu

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Nguyễn Văn Siêu Empty
Bài gửiTiêu đề: Nguyễn Văn Siêu   Nguyễn Văn Siêu I_icon13Sat 28 Jan 2012, 05:33

Nguyễn Văn Siêu

Câu đối, đối nhanh của Nguyễn Văn Siêu



Nguyễn Văn Siêu Data5c10

Nguyễn Văn Siêu Nvs10
Bức tranh này do một người Trung Quốc vẽ nhân dịp Cụ thọ 70 (năm 1868)


Nguyễn Văn Siêu (1799-1872) là nhà văn được người đời ca ngợi ngang với Cao Bá Quát “Thần Siêu, Thánh Quát”. Ông đỗ phó bảng năm 1838, ông làm quan đến án sát rồi bị giáng, từ quan về quê dạy học. Ông là người có công tô điểm diện mạo Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội.
Khi Nguyễn Văn Siêu được cử về giữ chức án sát ở Hà Tĩnh, các nho sĩ vùng này lập mẹo để thử tài thần Siêu xem như thế nào. Họ bố trí cho một người chạy ra đường, đón võng ông đi qua để xin câu đối. Ông hỏi hoàn cảnh, người ấy nói là gia đình có hai bố mẹ cùng chết một lúc, nay xin câu đối về thờ chung, hỏi thêm hành trạng người đã khuất thì chẳng ai có công tích hay tài năng gì đặc biệt cả, người ta bày giấy bút ra trước mặt ông, để xin …có ngay!

Nguyễn Văn Siêu hơi lúng túng. Đầu đề “khô khan” như thế này, thì phải có thời gian suy nghĩ. Ông nói với người kia:

- Được, ta sẽ viết ngay. Có điều giấy bút này xấu quá ta không quen viết. Anh chịu khó chạy đi đổi cho ta thứ khác.

Thời gian người kia chạy đi kiếm giấy bút tốt là thời gian ông cấu tứ. Và đôi câu đối được viết ra:

- Đình tiền đồng trúc giao phù, xưng cô diệc xưng ai, bất thắng địa thảm thiên sầu, cửu tự chi ân vị báo
- Tuyền hạ sắt cầm tịnh cổ, bất quan diệc bất quả, ý giả sơn minh hải thệ, bách niên chi ước mạc vong.


Dịch là:
Trước sân gậy vông gậy trúc chống xen nhau, hết xưng cô rồi lại xưng ai, xiết bao trời thảm đất sầu, chín chữ cù lao chưa chút báo.
Dưới suối, đàn sắt đàn cầm cùng hòa hợp, thôi nỗi quan và thôi nỗi quả, ý hẳn non thề biển hẹn, trăm năm nguyện ước quyết không quên. (1)
( BBT - Kho tàng Giai thoại VN)

(1) Đám tang xưa, khi cha mất, con chống gậy vông tự xưng là cô, khi mẹ mất con chống gậy tre tự xưng là ai. Quan là người chết vợ, quả là người chết chồng. Trong hoàn cảnh như vậy mà Nguyễn Văn Siêu viết được câu đối ý tình tha thiết nói đúng cảnh ngộ chung và cảnh ngộ riêng một cách thanh thoát và thật tài tình.


Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Nguyễn Văn Siêu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nguyễn Văn Siêu   Nguyễn Văn Siêu I_icon13Sat 28 Jan 2012, 05:35

Nguyễn Văn Siêu và Tháp Bút, Đài Nghiên


Nguyễn Văn Siêu (1799-1872) người làng Kim Lũ nay thuộc phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Năm 26 tuổi đỗ á nguyên, hơn 10 năm sau đậu Phó bảng. Làm quan lúc đầu giữ chức Kiểm thảo Viện Hàn lâm, sau thăng Chủ sự bộ Lễ... Năm 1849, được cử làm Phó sứ sang Trung Quốc. Năm 1851, được bổ làm án sát Hà Tĩnh, rồi án sát Hưng Yên. Năm 1854, ông dâng sớ từ quan về nhà. Từ đó, chuyên việc dạy học và viết sách.

Nguyễn Văn Siêu không những là một nhà văn, nhà thơ nổi tiếng mà còn là một nhà nghiên cứu nghiêm túc. Những tác phẩm nghiên cứu của ông có Phương Đình dư địa chí, Chư kinh khảo ước, Chư sử khảo thích, Tứ thư bị giảng... Về sáng tác, tác phẩm của Nguyễn Văn Siêu tập hợp trong các bộ Phương Đình thi loại, Phương Đình văn loại... Sáng tác của Nguyễn Văn Siêu thể hiện đậm nét lòng tự hào của nhà thơ về đất nước, về dân tộc mình. Ông ca ngợi chiến công hiển hách đời Trần và qua đó khẳng định vai trò của nhân dân ta trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược. Trong thơ Nguyễn Văn Siêu cũng có nhiều bài miêu tả thiên nhiên hữu tình, nhất là cảnh Hà Nội, Hồ Gươm, Hồ Tây, sông Nhị, sông Tô, gò Đống Đa ...

Chỉ tiếc là phần sáng tác còn lại hiện nay của Nguyễn Văn Siêu đều viết bằng chữ Hán. Không thấy có tác phẩm bằng chữ nôm. Đương thời Nguyễn Văn Siêu được đánh giá rất cao. Ông và Cao Bá Quát được coi là hai nhà nho tiêu biểu nhất lúc bấy giờ. Người ta gọi ông là "Thần Siêu", cũng như gọi Cao Bá Quát là "Thánh Quát". Riêng với Hà Nội, công tích lớn của Thần Siêu là đã tu bổ khu đền Ngọc Sơn thành một danh thắng mà đến nay non một thế kỷ rưỡi vẫn giữ nguyên giá trị thu hút du khách.

Nguyên đền này vào thời đầu thế kỷ XIX chỉ mới là một miếu nhỏ thờ Quan Vũ, vị thần tượng trưng cho sự trung tín lễ nghĩa. Ông Tín Trai mới sửa sang thành một ngôi chùa (tất là có thờ Phật). Khoảng 1840 Vũ Tông Phan và bạn bè sửa lại thành đền, thờ thêm Văn Xương là vị thần tượng trưng cho văn chương, thi cử và đỗ đạt.

Trải hai chục năm, đền xuống cấp. Khoảng 1862-1863, ông Siêu hô hào bà con Hà Nội góp công của, tu sửa lại đền. Việc tu sửa kéo dài ba bốn năm, đến năm 1865-1866 mới xong. Lần này ngoài việc làm lại ba nếp đền chính, ông Siêu còn cho xây thêm Tháp Bút, Đài Nghiên, Cầu Thê Húc và Trấn Ba Đình. Quần thể đó tồn tại tới tận nay.

Nguyễn Văn Siêu Nvs_t10

Đến thăm đền, sẽ thấy ngay ở bên trái lớp cổng đầu tiên sừng sững một toà tháp bằng đá xây trên ngọn núi do đá xếp thành. Núi này có đường kính 12m, cao 4m. Tháp vuông có năm tầng, cạnh đáy tầng 1 là 2m, lên đến tầng 5 là 1,2m. Cả năm tầng cao 28m. Trên tầng 5 là ngọn bút lông, cả cán và ngòi cao 0,9m. Như vậy tổng cộng ngọn tháp cao 28,9m. Đó là cụm kiến trúc Tháp Bút.

Ngọn núi chồng bằng đá đó có tên là núi Độc tôn chứ không phải Đào Tai, Ngọc Bội như sách Đại Nam nhất thống chí đã chép. Bài Bút Tháp chí do Nguyễn Văn Siêu soạn, khắc trên thân tháp ở tầng thứ ba mặt nhìn về hướng Tây ghi sự thực này. Dưới đây là lời dịch bài chí: "Trên đỉnh núi Độc Tôn có tháp Bút năm tầng. Tháp nhờ núi mà cao thêm, núi nhờ tháp và truyền mãi. Khoảng Lê Vĩnh Hựu (1735-1739) nghịch Phương (tức Nguyễn Danh Phương- NVP) lên chiếm núi Độc Tôn ở huyện Phổ Yên xứ Thái Nguyên, Vương sư (chúa Trịnh Doanh- NVP) đi đánh dẹp, đóng quân ở núi Ngọc Bội, liên tiếp phá giặc. Ngày khải hoàn nhân gò đất cao, đắp núi để ghi công, đặt tên là núi Độc Tôn. Sau cuộc chính biến (thay đổi Lê - Trịnh - Tây Sơn - Nguyễn - NVP) núi bị gai góc phủ đầy. Trong hồ có miếu Văn Xương. Vào dịp trùng tu miếu, ngó sang bờ Đông, thấy có núi, bèn phát cỏ dọn cây, xây tháp Bút, đối diện với đài Nghiên. ấy núi là biểu tượng của chiến công mà tháp là biểu tượng của văn vật. Cả hai cái đó dựa vào nhau mà tồn tại".

Trong thực tế dường như cùng lúc cho đắp núi Độc Tôn thì chúa Trịnh cho đắp bên bờ trái hồ (tức bờ phía Tây) cạnh cung Khánh Thuỵ, một ngọn núi đặt tên là Ngọc Bội để đối với núi Độc Tôn. Vì sách Hà Nội địa dư của Dương Bá Cung có ghi cụ thể là:"ở bên trái hồ có cung Khánh Thuỵ, lại có cả núi Ngọc Bội đắp năm Vĩnh Hựu, tượng hình cho võ công phá giặc". Ngọc Bội là tên ngọn núi mà chúa Trịnh Doanh đã đóng quân.

Có thể là do không nhận kỹ ra điều này nên sách Đại Nam nhất thống chí mới lầm núi Độc Tôn ra Ngọc Bội khiến nhiều sách báo ngày nay cứ lặp lại sai lầm này.

Cung Khánh Thuỵ đã bị vua Lê Chiêu Thống cho phá huỷ khoảng 1786-1787 và trong dịp này hẳn núi Ngọc Bội cũng bị san phẳng).

Nói trở lại Tháp Bút, tính đến năm 2007, đã là 141 tuổi. Tháp Bút theo ý tưởng của những người thiết kế là "biểu tượng của văn vật". Điều này được nói rõ thêm trong vài Bút Tháp chí đã nêu ở trên. Biểu tượng của văn vật! Vậy văn vật là gì? Văn vật theo định nghĩa của sách Từ Nguyên là "vị nhạc điển chương dã" có nghĩa nói về lễ nhạc và điển chương. Như vậy văn vật là văn hoá và chính trị.

Ngày nay, ta thấy tháp có năm tầng, đỉnh là một ngòi bút lông dựng ngược. Trên thân ba tầng giữa, có khắc theo chiều dọc ba chữ Tả Thanh Thiên có nghĩa là Viết (lên) trời xanh. Đã có nhiều người giải thích ý nghĩa của ba chữ này: nào là giãi bày tấm lòng với trời xanh, nào là cảm hứng đầy tráng khí, nào là tầm nhìn và tâm hồn rộng mở bao la, nào là đặt câu hỏi với trời xanh về nhân tâm thế đạo v.v...

Thực cụm kiến trúc Bút Tháp vừa là biểu dương văn chương đồng thời lại biểu dương võ công, vì nó là võ công của chúa Trịnh trong việc dẹp cuộc khởi nghĩa của Hẻo Nguyễn Danh Phương.

Từ Bút Tháp đi tiếp, qua cổng Bảng Rồng, Bảng hổ đến lớp cổng thứ ba. Khác với hai lớp cổng ngoài (hoặc là bốn hàng cột trụ hoặc là cửa trống) lớp cổng này có tường cao, có mái, có cửa cuốn, cánh cửa gỗ sơn son. Trên mái đặt một cái nghiên đá cho nên cổng cũng có tên là Nghiễn đài = đài nghiên. Vì có bút thì phải có nghiên, mà bút dùng để viết lên trời xanh thì nghiên cũng phải lớn tương xứng với bút. Đây là một cái nghiên được tạc từ cả một tảng đá xanh hình quả đào cắt ngang theo chiều dọc khoét lõm lòng chảo, bề dài quả đào 0,97m; bề ngang 0,8m; cao 0,3m; chu vi chừng 2 mét, cũng được là từ lần trung tu 1865. Có bao con thiềm thừ (con cóc) đội nghiên như ba cái chân kiềng. Đặc biệt trên thân nghiên có khắc một bài minh mà tác giả lại cũng là Nguyễn Văn Siêu. Chỉ có 64 chữ (Hán) nhưng ý tứ thật hàm súc: Có nhiều cách hiểu và tới nay có nhiều bản dịch khác nhau. Dưới đây chúng tôi tạm dịch như sau: "Xưa lấy hốc đất làm nghiên, chú giải Đạo đức kinh, nghiền ngẫm bên nghiên lớn, viết sách Hán Xuân Thu. Từ đá tách ra làm nghiên, chẳng có hình dáng, không vuông không tròn, dùng vào mọi việc kỳ diệu. Không cao không thấp, ngôi ở chính giữa. Cúi soi hồ Hoàn Kiếm, ngửa trông ngọn bút đá ứng vào sao Thai mà làm ra mọi biến đổi. Ngậm nguyên khí mà mài hư không".

Có thể đây là một quan niệm có tính chất bản thể luận về cái nghiên mực và cũng là về tư tưởng của con người ta, trong đó có mối đồng nguyên Đạo giáo và Nho giáo. Văn chương của thần Siêu hàm súc thì đây hẳn là dẫn chứng.



Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Nguyễn Văn Siêu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nguyễn Văn Siêu   Nguyễn Văn Siêu I_icon13Sat 28 Jan 2012, 05:35

Cao Bá Quát và Nguyễn Văn Siêu


Cao Bá Quát và Nguyễn Văn Siêu là đôi bạn tri âm, hai ông được người xưa phong “thánh”, “thần” về tài năng và đức độ. Giai thoại dưới đây được mọi người truyền tụng kể về lần gặp gỡ đầu tiên của hai ông.
Nguyễn Văn Siêu thuở bé có nhà ở Hà Nội. Hồi ông còn chưa đỗ đạt nhà rất nghèo, phải mở trường dạy học ở ngay nhà. Một hôm Cao Bá Quát từ Bắc Ninh ra chơi Hà Nội, đi qua một nhà nghe có tiếng bình văn, liền bước vào đứng xem. Quát thấy thầy đồ trạc chừng 25,26 tuổi đang ngồi trên một cái chõng tre đã cũ kỹ xiêu vẹo, còn học trò ngồi ở chiếu trải giữa sân nhà. Quát lúc bấy giờ cũng chỉ chừng 16, 17 tuổi, đứng nghe thầy giảng một cách tò mò. Bỗng Nguyễn Siêu nhìn ra trông thấy liền vọng hỏi:
-Anh kia đi đâu mà thơ thẩn thế?
Quát đáp:
-Tôi là học trò, muốn xin vào học thầy.
Siêu nói:
-Có phải học trò thì hãy đối thử một vế đối đã nhé? Rồi Siêu đọc:

Tiên sinh tọa tịch thượng, cót chi két,
Két chi cót, cót cót két két (1).


Cao Bá Quát đối ngay:

Tiểu tử nhập đình trung, thẩn chi thơ,
Thơ chi thẩn, thẩn thẩn thơ thơ (2).


Nguyễn Văn Siêu rất phục, hỏi ra mới biết là Cao Bá Quát người mà Siêu đã nghe đồn học giỏi từ lâu. Từ đó hai người đi lại đàm luận sách vở với nhau, không mấy chốc trở thành đôi bạn tri âm.




Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Nguyễn Văn Siêu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nguyễn Văn Siêu   Nguyễn Văn Siêu I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Nguyễn Văn Siêu
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Văn Thanh Trắc Nguyễn Văn (toàn tập)
» Tiếng Việt đang bị ...bụi bám? - Nguyễn Văn Toàn
» Tình khúc- Nguyễn Văn Thơ
» Hãy Kể Tôi Nghe - Thơ Việt Đường, nhạc Nguyễn Văn Thành
» Thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn toàn tập
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: GIẢI TRÍ :: Quê Hương yêu dấu :: Danh nhân nước Việt-