Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:57

Lục bát by Tinh Hoa Yesterday at 15:58

Trụ vững duyên thầy by buixuanphuong09 Yesterday at 13:19

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 10:41

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Yesterday at 06:58

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Mon 14 Oct 2024, 15:48

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Mon 14 Oct 2024, 15:27

7 chữ by Tinh Hoa Mon 14 Oct 2024, 14:13

BỊ OÁNH VÌ THƠ?!!! by Phương Nguyên Sun 13 Oct 2024, 18:39

CHÍN NĂM DUYÊN by buixuanphuong09 Sun 13 Oct 2024, 12:07

Chút tâm tư by tâm an Sat 12 Oct 2024, 22:13

5-8-8-8 by Tinh Hoa Sat 12 Oct 2024, 08:37

Điển tích truyện Kiều by Trà Mi Thu 10 Oct 2024, 11:59

Cột đồng chưa xanh (2) by Cẩn Vũ Wed 09 Oct 2024, 08:28

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Wed 09 Oct 2024, 02:20

Hoạ thơ Bác Phượng by Trà Mi Tue 08 Oct 2024, 09:54

Đường luật by Tinh Hoa Mon 07 Oct 2024, 08:36

TRANG THƠ LƯU NIỆM PHƯƠNG, LÝ by buixuanphuong09 Sun 06 Oct 2024, 20:15

Một cuộc di tản giáo dục lớn khỏi Việt Nam…! by Trà Mi Sun 06 Oct 2024, 07:49

Một thoáng mây bay 14 by Ai Hoa Wed 02 Oct 2024, 08:55

Lịch Âm Dương by mytutru Tue 01 Oct 2024, 17:15

5 chữ by Tinh Hoa Tue 01 Oct 2024, 01:24

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sun 29 Sep 2024, 14:47

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Sun 29 Sep 2024, 11:52

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sun 29 Sep 2024, 01:44

Chúc mừng sinh nhật Cẩn Vũ by Ai Hoa Fri 27 Sep 2024, 09:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Fri 27 Sep 2024, 09:27

Vinh Danh Trong Toàn Cầu Thập Bát Danh Nhân by Trà Mi Wed 25 Sep 2024, 12:15

Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh by Trà Mi Wed 25 Sep 2024, 11:57

8 chữ by Tinh Hoa Tue 24 Sep 2024, 14:23

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Những Giai Thoại về Các Vị Tam Nguyên

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Những Giai Thoại về Các Vị Tam Nguyên Empty
Bài gửiTiêu đề: Những Giai Thoại về Các Vị Tam Nguyên   Những Giai Thoại về Các Vị Tam Nguyên I_icon13Mon 23 Jan 2012, 03:17

Những Giai Thoại về Các Vị Tam Nguyên


(1) Giai thoại về Lê Quí Đôn

Lê Quí Đôn thuở nhỏ thông minh khác thường, mới 2 tuổi đã nhận biết được 2 chữ "hữu, vô". Lên 5 tuổi bắt đầu học Kinh Thư, học đâu nhớ đấy chỉ một lần là thuộc, lên 6 tuổi biết làm thơ văn. Năm ông 7, 8 tuổi, một hôm có quan Thượng tìm đến thăm cha ông là Trung Hiếu Công Lê Phú Thứ, nhân gặp một đứa trẻ nên hỏi thăm đường. Lúc đó Lê Quí Đôn đang tắm truồng bèn giang hai tay, hai chân ra đố quan Thượng nếu biết được là chữ gì thì sẽ dẫn đường. Quan Thượng thấy đứa trẻ hỗn xược không thèm trả lời. Lê Quí Đôn cười ầm lên chê là chữ "Thái" dễ thế mà không biết. Quan Thượng lúc vào nhà mới biết thằng nhỏ là con bạn mình, muốn thử tài bèn cho gọi ông lên mắng cho một trận rồi bắt phải làm một bài thơ tự trách mình trong đó mỗi câu đều phải có tên một thứ rắn, làm không làm được sẽ bị đánh đòn vì tội hỗn láo. Ông ứng khẩu làm bài thơ nôm "Rắn Đầu Biếng Học":

Chẳng phải liu điu cũng giống nhà
Rắn đầu biếng học chẳng ai tha
Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ
Nay thét mai gầm rát cổ cha
Ráo mép chỉ quen tuồng nói dối
Lằn lưng cam chịu tiếng roi tra
Từ nay Châu, Lỗ chăm nghề học
Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia


Một hôm Lê Quí Đôn đến chơi nhà Lý Trưởng thấy trên bàn có quyển sổ biên tên những người thiếu thuế. Ông mở ra coi thấy người thì thiếu năm bảy đấu thóc, người thì vài quan tiền. Ít lâu sau nhà Lý Trưởng bị cháy ra tro, quyển sổ thiếu thuế cũng bị thiêu hủy. Khi gặp ông, người Lý Trưởng than không biết tra cứu vào đâu để đòi tiền. Ông bèn đọc lại từ đầu đến cuối cho chép lại. Người Lý Trưởng chưa dám quyết nhưng đến khi chiếu theo sổ đi thu các món nợ thì đúng cả, không ai than phiền khiếu nại gì, lúc đó mới tin.

Trong dịp đi dạo phố ở kinh đô Thăng Long với bạn, nhân gặp một đám ma đi ngang, người bạn đố ông làm câu đối khóc người không quen. Ông ứng khẩu đọc ngay:

Thấy xe thiên cổ xịch đưa ra, không thân thích lẽ đâu mà khóc mướn ?
Tưởng sự bách niên dừng nghĩ lại, não can tràng cho nên phải thương vay !


Khi Lê Quí Đôn được cử đi sứ Trung Hoa một danh sĩ Tàu nghe tiếng anh tài nước Nam nên muốn thử. Một hôm mời ông đi vãn cảnh chùa xem văn bia. Chùa này ở cạnh bờ sông buổi chiều nước dâng lên ngập cả bia. Khi ông mới xem xong thì nước thủy triều đã dâng lên phủ lấp không còn thấy bia nữa. Khi về vị danh sĩ Tàu hỏi ông về bài văn bia, ông đọc lại nguyên văn không thiếu một chữ.


Tương truyền khi Lê Quí Đôn đỗ Bảng Nhãn ông cho treo tấm bảng trước cửa nhà với hàng chữ "Thiên hạ nghi nhất tự lai vấn" (trong thiên hạ ai không biết chữ nào cứ đến hỏi). Khi Trung Hiếu Công mất có một cụ già từ xa đến điếu tang, yêu cầu ông đem giấy bút ra viết câu đối mà cụ làm để khóc thân phụ ông. Ông vâng lời đem giấy bút chờ viết. Ông cụ đọc:

- Chi

Lê Quí Đôn do dự không biết viết chữ "Chi" nào vì chữ nho có tới mười mấy chữ "Chi" khác nhau. Ông cụ lại đọc tiếp:

- Chi

Lê Quí Đôn đành hỏi:

- Bẩm chữ Chi nào ạ ?

Lúc đó ông cụ mới mắng ông là đỗ tới Bảng Nhãn mà chữ Chi không biết viết thì nếu có ai thấy tấm bảng treo trước cửa nhà vào hỏi chữ Chi thì sao? Sau đó ông cụ đọc một hơi nguyên câu đối:

Chi chi tam thập niên dư, xích huyện hồng châu kim thượng tại
Tại tại sổ thiên lý ngoại, đào hoa lưu thủy tử hà chi?


nghĩa là:

Đâu đâu hơn ba chục năm, xích huyện hồng châu nay vẫn đó
Đó đó ngoài mấy ngàn dặm, đào hoa lưu thủy bác về đâu?


Giai thoại trên có thể do người đời sau đặt ra với dụng tâm răn người có tài không nên kiêu ngạo. Giai thoại trên trái ngược với bản tính của Lê Quí Đôn vốn là người trung thực, khiêm tốn và có lòng nhân. Ông thường hay giúp đỡ bà con họ hàng, bạn bè. Người nào nghèo ông thường tư cấp cho ít nhiều. Nhưng đối với chính bản thân ông lại rất tiết kiệm, thường chỉ mặc áo vải ăn cơm rau. Ông rất thích đọc sách, dù làm quan cao trong triều nhưng đêm nào cũng đọc sách đến khuya mới đi ngủ. Khi về trí sĩ ông cho làm một cái nhà tranh ngoài đề 2 chữ "Cấn Trai" để tỏ ý mình.

** Bài thơ "Rắn Đầu Biếng Học" ông làm lúc còn nhỏ, bài Kinh Nghĩa có đề là "Vãng chi nhữ gia, tất kính tất giới, vô vi phu tử" (Về nhà chồng phải kính phải răn chớ trái lời chồng), bài Văn Sách hỏi về câu "Lấy chồng cho đáng tấm chồng, bõ công trang điểm má hồng răng đen".

*** Cách chép sử của Trung Hoa có 2 loại là biên niên (chép các việc xảy ra theo thứ tự năm tháng) và kỷ truyện (phần kỷ chép các việc của vua, phần truyện chép liệt truyện các nhân vật). Thể biên niên bắt đầu từ sách Tả Truyện, thể kỷ truyện bắt đầu từ bộ Sử Ký của Tư Mã Thiên. Bộ sử này chia ra phần Kỷ viết về các vị hoàng đế, phần Niên Biểu liệt kê năm tháng, phần Thư chép chính sự, phần Thế Gia chép về công hầu, phần liệt truyện chép về sĩ thứ. Bộ Tống Sử của Thảo Khắc Thác đời Nguyên cũng viết theo thể kỷ truyện gồm Bản Kỷ, Chí, Biểu và Liệt Truyện.


(2) Giai thoại về Trần Bích San

Trần Bích San là người con chí hiếu, khi làm Tri Phủ An Nhơn ở miền Trung thấy địa phương có lụa nổi tiếng, ông thửa một tấm rồi sai người đưa về Bắc biếu mẹ. Mẹ ông chiêu đãi người mang lụa chu tất rồi gửi lại cho ông một gói đồ. Giở gói ra ông thấy còn nguyên tấm lụa và một cái roi mây. Ông hiểu ý thân mẫu mắng mình là đi xa làm công sai mà dĩ công vi tư. Ông nằm xuống tự đánh mình đủ ba roi rồi hướng về quê Vị Xuyên lạy tạ mẹ (theo di cảo của Hoàng Đạo Thúy 1900-1994, chưa xuất bản).

Năm 1875 lúc Trần Bích San đang làm Tuần Phủ Hà Nội, linh mục Trần Lục (tên thật là Trần Hữu Triêm) ở Phát Diệm mới được phong làm Khâm Sai Tuyên Phủ Sứ tới thăm. Trong lúc trò chuyện, muốn thử tài vị Tam Nguyên, linh mục đưa ra một vế đối nói rằng đã nghe được muốn đối nhưng khó quá, nhân dịp gặp nhà đại khoa nhờ đối giùm. Vế ra như sau:

Ba cụ ngồi một cỗ, cụ đủ điều cụ chẳng sợ ai

Vế ra khó vì có tới 3 chữ "cụ'. Chữ "cụ" lại có ba nghĩa khác nhau. "cụ" là "cụ đạo" tiếng gọi các linh mục ở miền Bắc, "cụ" còn có nghĩa là "sẵn sàng", là "sợ hãi". Ý và lời của vế ra vừa ngạo mạn, vừa ngạo nghễ của người đang đắc thế. Trần Bích San từ chối vì e rằng vế đối khiếm nhã. Linh mục Trần Lục cho là Trần Bích San không đối nổi nên càng nài ép, nại cớ đây là chuyện văn chương "văn hành công khí" không có gì phải e ngại. Ông bèn ứng khẩu đối:

Một đạo há hai đường, đạo trộm cắp đạo còn nói láo!

Dùng chữ "đạo" đối với chữ "cụ" là tuyệt hay. Chữ "đạo" cũng có 3 nghĩa như chữ "cụ": "đạo" là cố đạo", đạo là "con đường", là "trộm cắp". Ý và lời mỉa mai kẻ tu hành vượt qua đạo hạnh, xu thời mà còn lên mặt đắc chí.

(Trích một đoạn sử về việc Pháp chiếm Hà Nội lần thứ nhất năm 1873:

Sau khi hạ xong thành Hà Nội ngày 19/11/1873, Francis Garnier quyết định đánh chiếm toàn bộ 4 tỉnh châu thổ sông Hồng. Ngày 26/11 Trung Úy Balny d'Avricourt chiếm Phủ Lý, Trung Úy Esmez chiếm Phủ Thường rồi Phủ Bình và Hoài Yên. Hai ngày sau 28/11, Pháp chiếm Hưng Yên không tốn một viên đạn, Bắc Ninh và Thái Nguyên cũng xin hàng. Ngày 4/12 Thiếu Úy De Trentinian dưới sự yểm trợ của tàu Espingole của Trung Úy Balny d'Avricourt hạ thành Hải Dương. Hôm sau, 5/12 Chuẩn Úy Hautefeuille được Linh Mục Trần Lục hướng dẫn xuống chiếm thành Ninh Bình không tốn một viên đạn. Viên sĩ quan này chĩa súng vào màng tang vị quan thủ thành đe dọa nếu không đầu hàng sẽ bắn vỡ sọ. Linh Mục Trần Lục còn tuyển mộ được 150 lính đến giúp Hautefeuille bảo vệ an ninh)


(3) Giai Thoại Về Nguyễn Khuyến

Nguyễn Khuyến và Trần Bích San là hai học trò xuất xắc của Hoàng Giáp Tam Đăng Phạm Văn Nghị. Khoa thi Hương năm 1864, Tam Đăng họp các môn sinh vào dặn dò trước khi thi. Ông dặn Nguyễn Tất Thắng lấy thủ khoa trường Hà Nội, còn Trần Bích San lấy thủ khoa trường Nam Định rồi khi vào kinh thi Hội cố giật cho được Tam Nguyên. Tan ra, Yên Đổ buồn bực than với Trần Bích San. Vị Xuyên trấn an là thường ngày tài mình vẫn kém bạn, sở sĩ thày nói như vậy là có dụng ý khuyến khích mình mà thôi. Khoa thi Hương năm ấy quả nhiên Nguyễn Tất Thắng đỗ giải nguyên trường Hà Nội, Trần Bích San đỗ giải nguyên trường Nam Định. Năm sau vào kinh thi Hội, Trần Bích San đỗ luôn Tam Nguyên còn Nguyễn Tất Thắng thì trượt. Sau khi đổi tên là Nguyễn Khuyến để tự răn, đến hai khoa sau ông mới đỗ Tam Nguyên. Khi Yên Đổ về thăm thày, Tam Đăng hội các môn sinh lại và giải thích cho biết văn thơ của Vi Xuyên hàm xúc nghiêm mật, còn của Yên Đổ thì tài hoa phóng túng, mỗi người một vẻ không ai hơn ai, nhưng văn cử nghiệp cần nghiêm mật vì thế mà Vị Xuyên đỗ sớm hơn Yên Đổ.

Khi về trí sĩ Yên Đổ sống hòa minh với dân gian ở nông thôn. Gần đến Tết, ông hàng xóm bảo con mang một cơi trầu sang thưa với cụ Tam Nguyên xin một câu đối về thờ ông bà. Người con bưng cơi trầu sang, lúc đó Yên Đổ đứng bên này bờ dậu đã nghe biết. Ông vui vẻ bảo: Bố anh đã làm xong câu đối rồi ta khỏi phải làm. Người con còn đang ngơ ngác không hiểu, ông bảo lấy bút ra chép. Ông đọc một câu đối gần như nguyên văn lời ông bố dặn con:

Kiếm một vơi trầu thưa với cụ
Xin đôi câu đối để thờ ông


Có một anh đi làm bồi cho Tây, khi về làng vênh váo, huyênh hoang ra mặt ta đây. Trời nóng nực xuống sông tắm chẳng may bị chết đuối. Yên Đổ gửi một câu đối viếng như sau:

Hôm nọ sống về làng, mặc áo địa, đi giầy tây, nhởn nhơ ra dáng nhỉ!
Ngày nay chết đầu nước, úp tấm thiên, vùi đất thịt, sâm xoẳn đứt đuôi rồi!


Câu đối mừng ông quan chột mắt mới đậu Phó Bảng võ:

Cung kiếm ra tay, thiên hạ đổ dồn hai mắt lại
Rồng mây gặp hội, anh hùng chỉ có một ngươi thôi

Câu đối mừng nhà mới của một ông coi chợ (khán thị):

Nhất cận thị, nhị cận giang, thử địa tích tằng xưng tị ốc
Giàu ở làng, sang ở nước, nhờ trời nay được vểnh râu tôm



Đây là một câu đối duy nhất trong kho tàng câu đối nước ta vì vế trên hoàn toàn chữ Hán, vế dưới toàn bằng chữ nôm.

Câu đối viếng Tú Xương:

Kìa ai chín suối xương không nát
Có lẽ nghìn thu tiếng vẫn còn



(4) Giai thoại về Vũ Phạm Hàm


Vũ Phạm Hàm tuổi trẻ đỗ cao nên tự phụ, thí sinh nhiều người đứng tuổi có ý không phục nên khi ra đầu bài thi ông thường dùng điển tích hiểm hóc, ý nghĩa ngoắt ngoéo cốt cho học trò phải phục sự uyên bác của mình. Có lần ông ra đầu bài văn sách chỉ có 8 chữ ở sách Hán làm cả trường mắc mẹo. Đầu bài ra:

Ngụy du vân mộng, quả chấp tín phủ ?

Phép làm văn sách thí sinh phải đưa ra lý lẽ, lập luận ngược lại ý của quan trường. Nhưng việc Hán Cao Tổ giả đi chơi Vân Mộng để bắt Hàn Tín (tạo cơ hội cho Hàn Tín làm phản để bắt) là chuyện có thật không thể cãi là không có được. Thí sinh làm bài đều tìm cách chứng minh là việc Hán Cao Tổ đi chơi Vân Mộng không phải để bắt Hàn Tín. Ai cũng nghĩ chữ "Tín" của đầu bài chỉ "Hàn Tín". Nhưng chữ "chấp tín" có nghĩa là "giữ điều tín" (không phải bắt Hàn Tín).
Đầu đề thực ra có nghĩa là "Việc Hán Cao Tổ đi chơi Vân Mộng có phải là giữ điều tín không?". Nhưng đã "ngụy du" thì "chấp tín" thế nào được, "đi chơi giả vờ" thì không cần giữ điều tín nữa vì bài bàn về việc ngụy du Vân Mộng chê Hán Cao Tổ có câu "quân nhân chấp tín, thân nhân chấp trung" (nghĩa là làm quan phải giữ điều tín, bày tôi phải giữ điều trung) dẫn ở Tả Truyện ý nói Hán Cao Tổ bạc đãi công thần là bất tín.

Sưu Tầm
Về Đầu Trang Go down
 
Những Giai Thoại về Các Vị Tam Nguyên
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Giai thoại văn học Việt Nam
» 36 giai thoại về Nguyễn Công Trứ
» Việt Sử Giai Thoại - Tập 4 - Nguyễn Khắc Thuần
» Những giai thoại hay về Lương Thế Vinh
» Việt Sử Giai Thoại - Tập 3 - Nguyễn Khắc Thuần
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: GIẢI TRÍ :: Quê Hương yêu dấu :: Danh nhân nước Việt-