Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:57

Lục bát by Tinh Hoa Yesterday at 15:58

Trụ vững duyên thầy by buixuanphuong09 Yesterday at 13:19

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 10:41

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Yesterday at 06:58

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Mon 14 Oct 2024, 15:48

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Mon 14 Oct 2024, 15:27

7 chữ by Tinh Hoa Mon 14 Oct 2024, 14:13

BỊ OÁNH VÌ THƠ?!!! by Phương Nguyên Sun 13 Oct 2024, 18:39

CHÍN NĂM DUYÊN by buixuanphuong09 Sun 13 Oct 2024, 12:07

Chút tâm tư by tâm an Sat 12 Oct 2024, 22:13

5-8-8-8 by Tinh Hoa Sat 12 Oct 2024, 08:37

Điển tích truyện Kiều by Trà Mi Thu 10 Oct 2024, 11:59

Cột đồng chưa xanh (2) by Cẩn Vũ Wed 09 Oct 2024, 08:28

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Wed 09 Oct 2024, 02:20

Hoạ thơ Bác Phượng by Trà Mi Tue 08 Oct 2024, 09:54

Đường luật by Tinh Hoa Mon 07 Oct 2024, 08:36

TRANG THƠ LƯU NIỆM PHƯƠNG, LÝ by buixuanphuong09 Sun 06 Oct 2024, 20:15

Một cuộc di tản giáo dục lớn khỏi Việt Nam…! by Trà Mi Sun 06 Oct 2024, 07:49

Một thoáng mây bay 14 by Ai Hoa Wed 02 Oct 2024, 08:55

Lịch Âm Dương by mytutru Tue 01 Oct 2024, 17:15

5 chữ by Tinh Hoa Tue 01 Oct 2024, 01:24

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sun 29 Sep 2024, 14:47

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Sun 29 Sep 2024, 11:52

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sun 29 Sep 2024, 01:44

Chúc mừng sinh nhật Cẩn Vũ by Ai Hoa Fri 27 Sep 2024, 09:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Fri 27 Sep 2024, 09:27

Vinh Danh Trong Toàn Cầu Thập Bát Danh Nhân by Trà Mi Wed 25 Sep 2024, 12:15

Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh by Trà Mi Wed 25 Sep 2024, 11:57

8 chữ by Tinh Hoa Tue 24 Sep 2024, 14:23

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9  Next
Tác giảThông điệp
Lữ Hoài

Lữ Hoài

Tổng số bài gửi : 749
Registration date : 15/04/2011

Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt   Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt - Page 8 I_icon13Fri 13 Jan 2012, 00:46

Mai Trắng Trong Lòng

Thế là tuần trăng cuối năm cũng đến!

Tôi không khỏi nao lòng khi ngồi một mình nghĩ ngợi ở góc sân vắng lặng này - chỉ có ta và trăng nhìn nhau giữa trời. Trăng cứ lúc tỏ lúc mờ vì những cụm mây bồng bềnh như cợt đùa giữa bóng tối và ánh sáng nhưng cũng đủ cho tôi thấy chậu mai ở góc sân từ năm ngoái bây giờ vừa mới nở một cánh hoa con đang lung lay theo từng cơn gió, hình như hoa cũng cảm khí trời se lạnh như tôi.

Bất chợt, tôi nghe bùi ngùi vì nhớ tiếng nói của mẹ quá đổi!

Tôi cố tưởng tượng ra giọng nói của mẹ như thế nào? Ráng hình dung vóc dáng của người ra sao? Không như người ta, tôi không có những hình ảnh của bà mẹ già sớm khuya ngóng trông con về. Tôi không có thể, chưa bao giờ cũng chẳng bao giờ được nghe tiếng gọi - con ơi, đưa mẹ đưa chùa nhé!

Nếu còn sống, có lẽ bay giờ mẹ bảo tôi chuẩn bị tuần sau về quê tảo mộ và cúng rước ông bà về ăn Tết. Nhưng đã lâu lắm, từ dạo mẹ ra đi mùa xuân cũng không còn ý nghĩa gì với tôi nữa. Đã từ lâu, tôi mất đi hình ảnh của những ngày rộn rả may quần sắm áo , và cũng không còn buổi sớm tinh sương nghe tiếng người đánh thức ngày đầu năm - dậy thay đồ mới đi mừng tuổi, các con ơi! Cái thuở rộn ràng xao xuyến của mùa xuân vụt biến mất vào một ngày cuối năm, để lại một kỷ niệm buồn rồi được cất vào ngăn kéo niêm phong lại mà chiếc chìa khóa thì đã hoen rỉ bởi những dòng nước mắt cũng bị vứt bỏ tự bao giờ. Quên thì không thể quên, nhớ thì không dám nhớ, nghĩ thì không muốn nghĩ... nhưng cứ thỉnh thoảng như rờ phải vết sẹo trong tim rồi lại nghe vết thương rỉ máu đau quặn thắt trong lòng.

Lần nào cũng vậy, thắp hương cho các ngôi mồ của ông bà và họ hàng , tôi không làm sao ngăn được nỗi ngậm ngùi xót xa cho số phận của người không có phần mồ yên mả đẹp, không có nơi an nghỉ yên lành dưới những tàng cây thanh tịnh. Mặc dù tôi không quan tâm đến hình thức nhưng không thể dửng dưng mà không mũi lòng cho những người khuất bóng mà chẳng biết họ ở nơi nao? Biết làm gì hơn là tự an ủi và trấn an rằng linh hồn người đã an tịnh nơi Niết Bàn. Tôi không quen níu kéo hay chùn lòng cho những gì không tồn tại ở kiếp người, sự chấp nhận và chịu đựng cũng từng phải học và rèn từ thuở bé. Nhưng không thể tránh được những phút giây làm mình thương tiếc, mặc dù biết khi nợ trần đã dứt ai rồi cũng phải ra đi.

Giá mà bây giờ mẹ còn thì tôi sẽ đưa mẹ hành hương những nơi chưa được đến, đi từ Ấn Độ qua Tây Tạng, biết đâu mẹ sẽ vẽ cho tôi xem những khuôn mặt đẹp của Quan Thế Âm Bồ Tát và Phật Di Lạc. Mẹ tôi thích hai vị bồ tát này, bỗng nhiên tôi nhớ lại hình ảnh hồi xưa cũng vào ngày cuối năm như bây giờ, mẹ lau bàn thờ và tắm tượng bằng nước bien être.... và nhìn tôi mỉm cười, nghĩ tới đây tôi thấy ấm lòng chi lạ. Phải chăng, mẹ muốn cho tôi nụ cười nên đêm nay trổ hoa mai như nhắc nhở - hãy ấp ủ nụ hoa an lạc trong tâm, con ạ!

Trăng rằm ngày cuối năm thật tròn và tỏa sáng đầy góc sân có nhánh Mai màu Tuyết trắng, gió vi vu cho tôi nghe văng vẳng câu thơ :

Tuyết đượm nhành tiên in sắc trắng
Sương pha bóng nguyệt ánh màu ngân
Mây lành gió lạnh nương hơi chánh
Vóc ngọc mình băng hắt khói trần...

("Thưởng Bạch Mai Cảm Đề" by Sương Nguyệt Anh )


Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt - Page 8 Bachmai7


Lữ Hoài rose







Về Đầu Trang Go down
Lữ Hoài

Lữ Hoài

Tổng số bài gửi : 749
Registration date : 15/04/2011

Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt   Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt - Page 8 I_icon13Sun 22 Jan 2012, 10:30

Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt - Page 8 Hoadao

Hồi sinh


Dù muốn hay không thì nàng xuân xinh đẹp vẫn cứ gõ cửa mọi nhà, ghé thăm tất cả rồi lại vội vã ra đi, cũng vô tình như những anh chàng mưa bão trái mùa và nóng nảy.
Năm nay Tết sớm. Nó tất bật với công việc cuối năm bù đầu với đồng lương ít ỏi. Biết làm sao được, thời buổi kinh tế eo sèo khó khăn. Đến Châu Âu Mỹ hiện đại ở tít phương trời nào kia cũng còn thất nghiệp kia mà…
Nó tự an ủi mình và bằng lòng với những gì mình có. Một góc nhà thuê nhỏ có ô cửa sổ bé xíu nhìn ra căn hẻm lúc nào cũng đông đúc kẻ mua người bán nhộn nhạo, cái tủ vải nhỏ đựng vài bộ quần áo phối với nhau thay đổi khi cần…hai cái nồi đa năng (vì khi cần có thể thay nhau nấu nướng đủ món tả pí lù mời hai đứa bạn thân).
Hàng ngày trên chiếc xe đạp về nhà, nó cảm nhận được Tết đang đến rất gần. Năm nay nó không về Tết. Quê xa Sài Gòn, tàu xe khó khăn, đi lại tốn kém bằng cả tháng làm việc. Nó gửi số tiền đó về để mẹ sắm Tết và chữa bệnh. Mẹ lam lũ vất vả cả đời với ruộng nương.
Mấy năm nay không hiểu sao mẹ đau bệnh liên miên, làm lụng không đủ tiền chữa bệnh. Nó nhớ mẹ và em đến trào nước mắt. Nó nhớ ngôi nhà nhỏ ở làng quê nghèo. Nó nhớ làn gió mát của Đầm Trà Ổ sinh sôi con cua con tép cưu mang những người dân nghèo xác xơ nhưng cần mẫn…
Hai mươi chín Tết. Nó hoà vào dòng người đi chợ hoa. Cơ man nào hoa đẹp. Những cây mai có giá bằng tiền lương nó đi làm mười năm trời. Nó tần ngần trước những cành đào Nhật Tân Hà Nội, những nụ hoa chúm chím và ửng hồng như đôi môi thiếu nữ mời gọi. Nghe nói ở Hà Nội hoa đào càng nở đẹp. Khi nào nó mới biết Hà Nội?
Hai triệu một cành đào. Nó lắng nghe và đi qua. Một chút thèm thuồng, một chút tiếc nuối. Khi nào nó mới mua được cành đào Nhật Tân về cắm trong nhà ngày Tết?
Nó lấy xe đạp ra về. Cạnh bãi xe có mấy cành đào Nhật Tân không chịu nổi nắng Sài Gòn, héo nụ bị vất nằm chỏng chơ. Nó cúi xuống nhặt một cành bung tròn nhỏ, mình sẽ mua những bông hoa đào giả gắn lên cũng đẹp...Nó sung sướng mỉm cười.
Nó cắm cành đào vào trong xô nước, vẩy một ít nước lên những cành chi chít nụ trắng đang buồn bã héo rũ, tội nghiệp em quá, sao chưa kịp nở đã vội héo tàn?
Nó chìm vào giấc ngủ say nồng, trong ngọt ngào của đêm mùa xuân, quên hẳn cành đào.
Sáng hôm sau tỉnh giấc, nó không tin vào mắt mình: Cả cành đào bừng lên sức sống. Không còn là cành đào khô héo hôm qua. Những nụ hoa héo hắt bừng tỉnh dậy, hé bung nụ hồng tròn căng, những bông hoa nở bung đẹp như tranh.
Nó mở cửa sổ đón gió xuân vào. Ngày mai, hai đứa bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên…


Sâm Hoài Nguyễn :hoa:
(Xuân từ Quê nhà)


Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt   Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt - Page 8 I_icon13Mon 23 Jan 2012, 01:02

Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt - Page 8 Cctxx10

Nhâm Thìn hạnh phúc và an khang nhen anh LH hi

Về Đầu Trang Go down
Lữ Hoài

Lữ Hoài

Tổng số bài gửi : 749
Registration date : 15/04/2011

Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt   Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt - Page 8 I_icon13Tue 24 Jan 2012, 15:45

Shiroi đã viết:
Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt - Page 8 Cctxx10

Nhâm Thìn hạnh phúc và an khang nhen anh LH hi

hearts Cám ơn Shiroi rất nhiều!
Mến chúc Shiroi năm mới dồi dào sức khỏe & vạn sự cát tường nhe! :bong:
hihi... hỗng ai lì xì nên hỗng có tiền đi đánh bài nên phải múa lân kiếm tiền xài chơi nè!Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt - Page 8 Tet

hihi... thấy giỏi hông dạ?:khi:

Về Đầu Trang Go down
Lữ Hoài

Lữ Hoài

Tổng số bài gửi : 749
Registration date : 15/04/2011

Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt   Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt - Page 8 I_icon13Tue 24 Jan 2012, 16:18

Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt - Page 8 MAIT2

Đón Xuân Về


Những ngày cuối năm thật là tất bật, chạy ngược chạy xuôi lo hoàn tất công việc cho xong để mà còn hưởng Tết. Ai nấy cũng nhốn nha nhốn nháo lu ba lu bu với chương trình của mình, quay cuồng với bao dự tính pha trộn với những băn khoăn và lo lắng để có mấy ngày Tết an lành vui vẻ. Tôi cũng chẳng là ngoại lệ, quà cáp thì mua chất đầy để mang tặng , rồi bù đầu lên kế hoạch ra budget xem sao cho hợp lệ để ngày cuối năm phát quà cho các em đi về quê với nụ cười thật tươi cùng với gia đình.

Hm... "về quê " hai chữ nghe thôi cũng đủ ấm lòng! Tôi cũng thích cái cảm giác đó lắm chứ, nhất là gặp lại người thân và bạn xưa cùng chòm xóm cũ. Nhưng lâu lắm rồi... sau bao năm dài, người thân ra đi hết thì cái cảm giác "về quê" cũng thành tro bụi bay mất hay sao đó. Người quen thì cũng đi đâu hết rồi, cảnh vật đều thay đổi, có chăng là kỷ nệm còn lại trong ký ức....

Nhớ hôm về quê tảo mộ tôi cứ thấy thế nào ấy mà không tả được, không có cảm giác thân thuộc rồi băn khoăn cứ như là đi thăm nơi nào xa lạ. Mảnh vườn rộng bây giờ có nhiều căn nhà mới đã và đang xây chung quanh...hm...gốc mít gốc bưởi đâu hết rồi? Nhìn mồ mả như bị đẫy lui về mấy gốc tre trông cô quạnh làm sao! Thấy buồn, nhưng thôi, cái tạm bợ thì mất chứ cái vĩnh cữu thì còn mãi mãi vậy. Tục lệ thì theo nhưng mà nghĩ cho cùng ngày ngày thắp hương trên bàn thờ, tổ tiên ở trong lòng đây mà... nghĩ ngợi chi cho nao lòng nhỉ?

Thật là lạ khi nghĩ tới vấn đề này, tổ tiên ông bà cha mẹ thật sự mới là cái linh hồn của mình chứ không phải nơi chốn. Nhìn đám trẻ hân hoan háo hức về quê thật vô tư và chính sự hồn nhiên trẻ trung đó mang lại niềm vui cho tôi khi nhớ lại những hình ảnh đẹp của ngày xưa. Thì ra, ai cũng cất trong lòng "quê hương yêu dấu" của mình, dẫu là một lũy tre xanh, một bờ giậu, một bến sông hay một góc sân trong khu vườn có tiếng cười của mình từng được vang lên nơi ấy. Ừ, quê của tôi chỉ có từng đó thôi, thời gian có thể làm vật đổi sao dời nhưng chẳng sao làm phai mờ những hình ảnh như thế được?!

Cuộc đời lữ thứ cứ rong ruỗi nay đây mai đó, cứ mỗi nơi ở lại nghị bụng "xin nhận nơi này làm quê hương" hm...vậy mà...!!! Vẫn thế, cứ như dòng nước chảy mãi không ngừng , vẫn trôi rồi hòa cùng các nhánh nước khác- gặp nhau rồi cùng chia tay, tẻ theo những nhánh khác rồi cuối cùng lại cùng nhau chảy về với biển cả. Đôi khi cuộc sống mang lại những sự tình cờ rất lạ lùng cho tôi những cuộc gặp gỡ thú vị với những người tôi yêu mến. Cả một thế giới tâm linh giữa người và vạn vật chung quanh hòa nhau giữa biển đời bao la cứ triền miên trôi đều của thời gian. Nhiều khi mình nghĩ sự tình cờ có vẻ vô trật tự, nhưng hình như đều có có sự sắp đặt vô hình nào đó theo quyền năng của đấng thiêng liêng....tất cả đều tuần tự đến rồi đi cũng giống như mùa màng. Và đấy, đông tàn thì xuân đến như một sự ao ước tận đáy lòng cũng được đáp ứng ngộ nghỉnh, đất trời dường như lúc nào cũng lắng nghe ý nguyện của con người, thì phải?!

Đêm nay đón giao thừa lại thấy yên lòng làm sao, tôi đứng mãi ngoài trời không muốn vô nhà để lắng nghe tâm tưởng tiết xuân đang trở mình thật nhẹ nhàng , yên ả như hứa hẹn một năm mới an lành. Nhìn hoa quả đủ màu thấy vui vui, trà bốc khói và hít mùi hương trầm ngào ngạt tôi thầm cám ơn cuộc đời đã cho mình những giây phút ấm lòng như vậy!

Với ly rượu trên tay, đọc tin nhắn chúc mừng từ khắp nơi trong không gian thật ấm cúng, tôi đón mừng ngày xuân với tâm hồn thanh thản vô cùng. Đâu đó tiếng pháo hoa cũng nổ vang sáng cả một góc trời, Xuân đã đến thật rồi đấy!


Lữ Hoài
:hoa:
Về Đầu Trang Go down
Lữ Hoài

Lữ Hoài

Tổng số bài gửi : 749
Registration date : 15/04/2011

Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt   Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt - Page 8 I_icon13Thu 26 Jan 2012, 22:49


Lên Trời Tảo Mộ

Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt - Page 8 Heartrain

Điện thoại gọi đêm
Vào một đêm cuối năm 2011 tôi nhận được điện thoại từ Huế gọi đến San Jose. Có thể lúc đó ở Việt Nam là buổi sáng nhưng tại Cali thì đã khuya lắm rồi. Vì chuyên làm việc ban đêm nên tôi không quản ngại nghe câu chuyện đã xảy ra 41 năm về trước.
Bà Trương thị Sen năm nay 70 tuổi, nhà ở đường Phan Đình Phùng, Huế xin được người quen số điện thoại, muốn nhờ tôi giúp để đi thăm mộ chồng.
Chồng chị là ai, chết ở đâu, chết bao lâu rồi, làm sao tôi có thể giúp được.
Và từ nơi xa xôi, bà Sen bằng giọng Huế rất Huế kể chuyện tình yêu trong chiến tranh. Từ một thời để yêu cho đến một thời để chết. Từ Mậu Thân 68 cho đến tan hàng 1975. Và cho đến ngày nay mới biết di hài của chồng lại đang ở Hoa Kỳ. Nhà rất nghèo ở Huế, người quả phụ của trung úy phi công trực thăng Việt Nam Cộng Hòa muốn qua Mỹ thăm mộ chồng. Đối với thiên hạ đi Mỹ ngày nay không còn khó khăn nhưng đối với bà Sen thì vẫn khó như lên trời. Và bà muốn lên trời tảo mộ.

Chuyện tình rất Huế :
Ngày xưa cả hai anh chị đều là dân gốc Huế. Anh học Quốc Học, chị học Bồ Đề, gặp nhau thương nhau rồi lấy nhau. Mối tình giản dị như con sông Hương Giang. Tết Mậu Thân gia đình đã sinh được một con và cả nhà thoát được đại nạn của Huế năm 1968. Nhưng cuối năm chị Trương thị Sen ở lại nhà, anh Nguyễn Diêu vào Thủ Đức. Khi ra trường anh được cho đi Mỹ học lái trực thăng. Tốt nghiệp về anh phi công trẻ phục vụ tại không đoàn 41 ở Đà Nẵng. Anh chị sinh hạ được thêm một cháu và Nguyễn Diêu lên trung úy lái trực thăng UH-1 Huey.

Rồi bà Sen kể tiếp. Sống tại Đà Nẵng, mẹ con quanh quẩn bên nhau chỉ biết chờ đợi. Chồng đi bay có khi chiều về. Có khi biệt phái ba bốn ngày. Gia đình phi công ai cũng biết là chờ đợi lo sợ chừng nào.
Đến khi Lam Sơn 119 vào Hạ Lào thì không thấy chồng về. Không đoàn cũng chẳng nói năng gì. Chỉ có anh bạn đến nói rằng: máy bay bị bắn rớt chắc chết cả rồi. Hy vọng mất tích rất ít. Giữa rừng núi Hạ Lào cũng chẳng ai tìm thấy xác. Cả tàu Mỹ Việt là 8 người. Hai ông đại tá, hai anh phi công Việt Nam. Thêm bốn tay nhà báo Mỹ. Tin về chiếc máy bay bị phòng không hạ với bốn nhà báo và hai đại tá đã vang dội cả Đà Nẵng.
Nhưng chẳng ai để ý đến mẹ con bà quả phụ người Huế. Phi đoàn thu xếp cho vợ phi công tử trận làm nhân viên dọn dẹp trong căn cứ để có tiền nuôi con. Sau một thời gian thì bà Sen dọn về Huế kiếm sống qua ngày. Năm 75 ngừng cuộc chiến, người vợ ấy vẫn còn hy vọng mong manh là người chồng mất tích trở về. Trung úy Nguyễn Diêu không bao giờ trở lại. Một thời để yêu và một thời để chết đã qua hẳn rồi. Những ngày sau 75 lại còn thêm khốn khổ. Hai đứa con vẫn còn nhỏ và đời sống ngày càng tối tăm. Đến nay dù đã có điện trên sông Hương nhưng vẫn chưa có ánh sáng trong lòng người vợ lính.
Rồi đến một ngày câu chuyện tìm xác chồng lại nằm trong tay người Mỹ.

Chuyến bay định mệnh năm 71.
Khi miền Nam mở mặt trận Lam Sơn 119 đánh qua Hạ Lào thì phía Hoa Kỳ cấm máy bay Mỹ chở phóng viên vượt biên.
Bốn anh nhà báo Mỹ bèn tìm cách đi máy bay của không quân Việt Nam. Chuyến bay định mệnh chở 8 người. Đại tá Phạm Ri, Đại tá Cao Khắc Nhật. Hai phi công là Nguyễn Diêu và Tạ Hòa. Diêu và Hòa là hai trung úy trẻ tuổi. Bốn anh nhà báo rất hăm hở và liều mạng.
Larry Burrows của tờ Life. Henri Huet của AP. Kent Potter của UPI và anh phóng viên gốc Nhật Keisaburo Shirnamoto của tờ Newsweek. Bay qua đất Lào để bám theo những cánh quân vượt biên thì bị phòng không Bắc Việt bắn trúng. Các phi công bạn còn trên trời cho biết vì máy bay nổ tung từ trên cao nên chẳng còn gì.
Khi Lam Sơn 119 rút về thì tất cả còn ở lại Hạ Lào.

Tảo mộ trên đất Lào.
Ba mươi bảy năm sau, vào năm 2008 viên trưởng phòng AP tại Saigon ngày xưa là Richard Pyle mới bay qua Hạ Lào tìm xác các phóng viên tử nạn. Sau nhiều ngày cùng dân địa phương đào xới đã tìm thấy tất cả di hài đã tan nát trộn lẫn cả 8 thành viên Mỹ Việt. Tất cả cho chung vào một thùng với cát bụi, không thể nào mà phân loại.
Sau cùng Mỹ đem tất cả về Mỹ. Vì bốn người hùng của họ là phóng viên nên Hoa Kỳ thu xếp để cho cả tro tàn vào một “Capsul” như là hộp sắt hàn kín và gắn vào bức tường tưởng niệm tại Newseum ở Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.

Newseum.
Viện Bảo Tàng truyền thông của Hoa Kỳ được hoàn thành năm 1998 là một cơ sở tân kỳ nhất thế giới về báo chí. Diện tích 250,000 sqfeet cao 7 tầng với 14 phòng triển lãm, 15 rạp hát. Chính tại đây di hài của 8 người trên trực thăng của chuyến bay tháng 2-1971 được giữ lại.
Trên bức tường tưởng niệm có danh sách 1843 nhà báo hy sinh trong công vụ từ 1837 cho đến nay, trong đó có 74 người chết trong chiến tranh Việt Nam. Có cả tên 8 người trên trực thăng rớt tại Hạ Lào. Richard Pyle cũng là đồng tác giả cuốn sách nổi tiếng Lost over Laos viết riêng về câu chuyện này.

Ngày tưởng niệm.
Vào tháng 4 năm 2008 gia đình và thân hữu của 4 nhà báo đã từ bốn phương về dự ngày tưởng niệm thành viên của họ. Một buổi họp mặt rất cảm động đã diễn ra nhưng 4 quân nhân Việt Nam có tro tàn lẫn trong đó thì coi như bị quên lãng.

Từ 2008 đến nay đã 4 năm trôi qua, các gia đình của 3 sĩ quan Việt Nam có cơ hội thăm viếng nơi đặt tro tàn của thân nhân, và thấy có tên khắc trên bia đá. Nhưng riêng bà Sen thì không có điều kiện.
Bây giờ sau 41 năm kể từ 1971 đến nay, người vợ muốn viếng thăm nơi để di hài của chồng. Có thể là chuyến thăm viếng cuối cùng.
Câu chuyện dài qua điện thoại canh khuya bây giờ được thu ngắn lại.
Đường lên trời để đi tảo mộ chồng có thể rất khó mà cũng rất dễ. Nhưng cần nhiều may mắn.
Tôi viết lại chuyện này gửi đến độc giả để xin chỉ cho người quả phụ cao niên con đường lên trời. Chuyến đi cần được hướng dẫn và cần tài chánh chừng vài ba ngàn. Bay từ Việt Nam qua Cali, ở nhờ nhà bạn rồi bay qua DC. Trên đường bay cần được đón tiếp cho ở trọ vài ngày. Đến DC thăm Newseum là vợ sẽ gặp chồng, không cần phải qua Lào tìm kiếm.
Chúng tôi cũng dùng bài này làm bản báo cáo cho tổng hội không quân, cho các chiến hữu của không đoàn 41 Đà Nẵng. Các bạn tính sao.
Và tôi cũng sẽ viết thư thẳng cho Newseum tại thủ đô nhân danh người vợ đợi chờ 41 năm tại Huế. Hỏi thăm xem cái cơ sở truyền thông lừng danh thế giới đó có thể giúp đỡ được không.
Xem ra cái anh truyền thông Mỹ này khá vô tình. Đã đi nhờ máy bay Việt Nam, và đã cùng nhau đi vào chốn vô cùng. Sau khi tìm xác lẫn lộn thành một đống tro tàn, các bạn chi tiền cho người Lào rồi chẳng hỏi han ai, tự tiện đem tro tàn của cả 4 chiến binh Việt Nam về gắn vào tường kính của museum báo chí Mỹ.
Rồi khi làm lễ tưởng niệm, khóc thương ca tụng lẫn nhau vào tháng 4 năm 2008, các bạn chẳng hề nói đến các linh hồn Việt Nam.
Nào các bạn không quân Việt Nam anh dũng muôn đời. Ta nên tìm cách đưa bà Sen qua tảo mộ chồng rồi mắng cho cái Newseum này mấy mắng cho chừa cái thói cửa quyền. Bộ xương thịt của anh em ta không đáng bàn tới hay sao.
Tôi cũng xin báo cáo cho các thân hữu tại thủ đô Hoa Kỳ. Nhờ các bạn ghé qua Newseum xem tro tàn, xương cốt và linh hồn của chiến hữu có còn ở quanh đấy hay không? Hỏi thăm bà Susan Bennett, the Newseum's deputy director phó giám đốc Newseum coi có thể bảo trợ cho gia đình các chiến binh VNCH đi thăm chồng vào tháng tư năm 2012. Nào đâu là AP.ABC.NBC hãy xin bảo trợ và quay phim chuyến đi từ Huế của bà Sen, từ Đồng Xoài của bà đại tá Cao khắc Nhật, từ Sài Gòn của bà trung úy Tạ Hòa, từ Canada của bà đại tá Phạm Ri. Phái đoàn quả phụ sẽ qua thăm Newseum trên con đường Pennsylvania tại DC.
Biết đâu đây cũng sẽ là những tin tức đáng kể
Bây giờ tôi xin hân hạnh bàn giao cho các bạn đây.
Địa chỉ bà Trương thị Sen 33/209 Phan Đình Phùng Huế Viet Nam.


Giao Chỉ, San Jose :hoa:



Về Đầu Trang Go down
Lữ Hoài

Lữ Hoài

Tổng số bài gửi : 749
Registration date : 15/04/2011

Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt   Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt - Page 8 I_icon13Sun 29 Jan 2012, 00:52



Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt - Page 8 Sch

Đại Hạ Giá

Thời buổi này còn cái gì không hạ giá nhỉ? Sách vở, quần áo, đồ điện tử v...v... hạ giá! Tôi cầm mảnh bằng đại học cạy cục mãi chưa tìm ra việc làm, cũng nhào ra vỉa hè bán sách đại hạ giá. Từ Victor Hugo, Lev Tolstoy, Tagore, Dostoievski... đến Khái Hưng, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng... cả thảy đều bị “hạ” nằm la liệt. Lắm lúc ngồi chồm hổm nhìn xuống các tên tuổi từng “vang bóng một thời”, tôi thầm hỏi:

- Nên cười hay nên khóc, thưa chư liệt vị?

Cách đây ít lâu, một ông lão hình dáng tiều tụy mang đến bán hai pho sách dày. Một cuốn là “Hán Việt Từ Điển” của Đào Duy Anh do Khai Trí tái bản. Cuốn kia là “Petit Larousse Illustré” in tại Paris năm 1973. Sách còn tinh tươm lắm, hẳn chủ nhân đã xài rất kỹ. Thấy giá rẻ, tôi mua. Loại ấn bản này đây, gặp loại khách biên biết, bán cũng được lời.

Ngoài bìa và một số trang ruột của mỗi cuốn, đều có ấn dấu son hình ellipse: “Bibliothèque - Đô Bi - Professeur”. À, té ra ông lão vốn từng là giáo chức. Thảo nào! Cất tiền vào ví rồi mà ông cứ dùng dằng nuối tiếc, ngoảnh lại nhìn những tài liệu - tài sản phải đứt ruột bán đi. Ngoái mãi mấy lần rồi ông mới dắt chiếc xe đạp cà tàng đạp về. Mắt ông đỏ hoe. Lòng tôi chợt se lại!

Chiều 25 Tết. Ngồi cạnh các danh tác tôi vẫn lim dim, thấp thỏm, chồm hổm ra đấy. Qua đường không ai thấy lá vàng rơi trên giấy. Sài Gòn chả có mưa bụi cho đủ khổ thơ Vũ Đình Liên. Nhưng bụi đường thì tha hồ, đủ khổ thứ dân lê lết vệ đường như tôi.
- Anh mua bánh bò, bánh tiêu?
Một chị hàng rong đến mời. Tôi lắc đầu. Bỗng chị sững người chăm chú nhìn vào hai bộ từ điển. Chị ngồi thụp xuống, đặt sề bánh bên cạnh, cầm hết cuốn này đến cuốn kia lật lật. Rồi chị hỏi giá cả hai. Ngần ngừ lúc lâu, chị nói:
- Anh có bán... trả góp không?
- Trời đất ơi! Người ta bán trả góp đủ thứ, chứ sách vở, sách đại hạ giá ai đời bán trả góp? Vả lại, tôi nào biết chị là ai, ở đâu?
- Tôi cần mua cả hai - chị nói tiếp - xin anh giữ, đừng bán cho người khác. Khi nào góp đủ, tôi sẽ lấy trọn. Anh thông cảm làm ơn giúp tôi.

Thấy lạ, tôi hỏi chuyện mới vỡ lẽ. Đô Bi chính là thầy cũ của chị hàng rong. Chị Tám (tên chị) bất ngờ thấy có dấu son quen, hiểu ra hoàn cảnh của thầy, bèn nảy ý chuộc lại cho người mình từng thọ ơn giáo dục. Song, bán bánh bò bánh tiêu nào được bao nhiêu, lại còn nuôi con nhỏ, không đủ tiền mua một lần nên chị xin trả góp.

Tôi cảm động quá, trao ngay hai bộ từ điển cho chị Tám:
- Chị hãy cầm lấy, kịp làm quà Tết cho thầy. Tôi cũng xin lại đúng số vốn mà thôi, chị à.
- Nhưng...
- Đừng ngại, chị trả góp dần sau này cũng được.

Chị lấy làm mừng rỡ, cuống quít trả tôi một ít tiền.
- Chao ôi, quý hóa quá! Cảm ơn... cảm ơn... anh nhe!

Mai lại, chị Tám trả góp tiếp. Chị kể :
- Thầy Bi thảm lắm... Gần Tết, cô lại ngã bệnh... Thầy nhận sách, mừng mừng tủi tủi tội ghê, anh à!... Thầy cũ trò xưa khóc, khóc mãi !!!

Tôi vụt muốn nhảy cỡn lên và thét to: “Hỡi ông Victor, ông Lev, ông Dostoievski... ơi! Ông Khái, ông Vũ, ông Ngô... ơi! Có những thứ không bao giờ hạ giá được! Có những người bình thường, vô danh tiểu tốt nhưng họ lại có những kiệt tác không hạ giá nổi, đó là ...‘Tấm lòng’ ”.



Huân Đoan :hoa:



Về Đầu Trang Go down
Lữ Hoài

Lữ Hoài

Tổng số bài gửi : 749
Registration date : 15/04/2011

Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt   Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt - Page 8 I_icon13Wed 01 Feb 2012, 17:04



Tâm lý ngày Tết

Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt - Page 8 Mai7

Lời dẫn của Phạm Tôn: Bài này Phạm Quỳnh viết bằng tiếng Pháp nhan đề Psychologie du Tet, đăng trên phần Pháp văn của Tạp chí Nam Phong số 149-1924, sau này có in trong Tiểu luận 1922-1932 (Essais 1922-1932) và đã được nhà văn Nguyên Ngọc dịch rất đạt ra tiếng ta, xuất bản năm 2007. Nhưng ở đây, xin giới thiệu với Thân hữu bản dịch của Tiến sĩ Phạm Thị Ngoạn, con gái Phạm Quỳnh, và là tác giả luận văn Tìm hiểu tạp chí Nam Phong để tạo thêm một nét hứng thú trong ngày Tết này.
Những dịp để cho cả một dân tộc cùng nhau hướng về một tình cảm, một tư tưởng, để cùng nhau rung động…thật là hiếm có. Thường phải có những sự xẩy ra khá quan trọng, có ảnh hưởng đến tính mạng cả một đoàn thể, để ai nấy đều phải để hết tâm trí vào.

Dân Việt Nam ta có cái may mắn, cái đặc ân là có một dịp vui chung cho tất cả, dịp ấy cứ đều đặn mỗi năm một lần vào ngày đầu xuân năm mới. Về dịp này tất cả đàn con đất Việt, từ người giàu cho đến kẻ nghèo, từ người tiên tiến cho đến kẻ thủ cựu đều một lòng một dạ, cùng nhau hớn hở đón chúa xuân, trong mấy ngày lễ long trọng, trang nghiêm mà cũng rộn ràng náo nhiệt biết bao! Ngày ấy là ngày TẾT.

“TẾT”, chữ màu nhiệm thay! Như đã chứa chất biết bao niềm vui mừng của cả một dân tộc vô tư vui vẻ, cứ mỗi năm, đến kỳ xuân tới là quên cả hết thẩy những nỗi lo lắng khó khăn của năm cũ để sẵn sàng hoan hỷ bước vào năm mới với chứa chan hy vọng.

Vậy thời ý nghĩa của ngày TẾT, của cái thực thể huyền bí ấy mà người ta sùng bái như một vị thần thánh có sức mạnh đến nỗi có thể khiến cho cả một dân tộc, trong khoảng mấy ngày tròn, đã cùng một tâm hồn, cùng một tình cảm, mà nhất là cùng một hy vọng tin tưởng ở ngày mai, hy vọng và tin tưởng mà nhiều khi họ rất cần phải có, để đương đầu với một cuộc đời vất vả bấp bênh…

TẾT không phải chỉ là ngày đầu năm mà thôi, vì nếu kể cả những ngày sửa soạn linh đình trước và những cuộc vui đùa giải trí sau, thì TẾT ít ra cũng phải kể tất cả là ba tuần. Nhưng dù sao tâm trạng của người ta mà ngày TẾT đã gây nên chưa dễ đã xóa nhòa trong chốc lát, và ta cũng nên thử nghiên cứu xem, để tìm hiểu giá trị đặc biệt của ngày lễ long trọng ấy.

TẾT không phải hoàn toàn không có nghĩa lý, mà lại còn bao trùm cả một “triết lý”.

Trong một năm bốn mùa liên tiếp nối nhau và đó là một hiện tượng tự nhiên rất quan trọng cho một dân tộc nông nghiệp. Theo như thuyết “Vũ trụ khai tịch” xưa, khoảng thời gian đông qua xuân tới là đánh dấu một thời kỳ hoàn toàn đổi mới, người và vạn vật thiên nhiên như sống lại và cùng nhau thông cảm trước sự đổi mới vui tươi để hăng hái đón mừng xuân mới. Trong mấy ngày cổ truyền ấy, con người ta phải hoàn toàn đổi mới, lột hết những gì cổ hủ của con người cũ đi mà tự tạo nên một tâm hồn mới mẻ; phải đuổi hết những tư tưởng yếm thế, phải tạo ra những ý vui, chỉ nói những lời ngọt ngào dễ thương, quên hết những hận thù, để đối với ai, – dù là kẻ thù chăng nữa- cũng một lòng khoan hồng bác ái. Như thế là ta đã góp phần vào sự gây dựng vũ trụ điều hòa, và do đó gây dựng hạnh phúc của xã hội và đồng thời hạnh phúc của chính mình. Những lời nặng nhẹ, những cử chỉ không hợp phép, những sự buồn bực, bất bình thổ lộ ra trong những ngày TẾT không những trái với lễ độ cổ truyền và rất kỵ trong những ngày tốt lành nhất của một năm ấy mà lại là một sự phản bội đối với vạn vật thiên nhiên, và như thế kẻ đã phạm tội ấy sẽ bị tai họa.

Dị đoan lại khiến cho người ta tin rằng tất cả những gì xẩy ra trong mấy ngày đầu năm đều có ảnh hưởng huyền bí, hay, dở đến cả một năm. Vì vậy sáng sớm ngày đầu năm, người khách đầu tiên đến nhà có thể coi như đã đem đến cho gia đình ấy hạnh phúc hay tai họa, tùy theo nếu người ấy là một người sướng hay khổ, có chức phận trong xã hội hay không, giàu hay nghèo, con cháu đông đủ hay hiếm hoi, tính nết tốt hay xấu, nhiều may mắn hay không…Một người có tang vừa đau khổ, một người rủi ro vừa bị thất bại trong công việc làm ăn…chớ nên đến thăm ai trong buổi sáng đầu năm vì sợ có thể sẽ đem lại rủi ro đến cho người ta. Để khỏi phải có những sự bất ngờ chẳng hay, người khách đầu tiên đến “xông đất” mỗi nhà, nghĩa là người khách có thể coi như sẽ đem lại may mắn hay rủi ro đến cho gia đình, đều được chủ nhà sắp đặt trước. Người ấy sẽ được lựa trong những bà con bè bạn thân thiết và là người được coi như có hạnh phúc đầy đủ, vừa giàu sang phú quí lại con cháu đầy đàn, để sáng sớm đầu năm làm “sứ giả” đem Hạnh phúc đến cho cả gia đình.

HẠNH PHÚC!
Hạnh phúc là cái mộng đẹp mà hết thảy chúng ta ai cũng mong ước. Ở nước Nam này, mỗi năm xuân tới, người ta kêu gọi, cầu khẩn, tìm kiếm Hạnh phúc bằng đủ mọi cách. Họ ca ngợi Hạnh phúc trên những câu đối đỏ chói treo trên tường bên những cánh cửa nhà. Màu đỏ là màu tượng trưng điểm lành, điểm tốt, vì vậy từ sân nhà cho đến trên bàn thờ, mỗi gia đình, chỗ nào cũng rải rác đầy xác pháo đỏ cùng những cánh hoa đào. Người ta cũng thế, ai cũng có vẻ tạo ra một vẻ mặt sung sướng, vui tươi, niềm nở như để dễ quyến rủ cái Hạnh phúc nó như cái bóng phảng phất khó lòng mà nắm được, tựa hồ như con chim hoàng oanh của nhà thi sĩ nọ, ríu rít hót ca trên cành liễu này rồi phút chốc đã lại bay qua cành liễu khác. Thật không cái gì cảm động bằng cái lòng nguyện vọng thiết tha của cả một dân tộc, nguyện vọng đến được một đời sống thanh nhàn hạnh phúc, mà tất cả đều mơ ước, nhưng dễ mấy ai đã tới được!

Vậy thì TẾT là gì? Là lời kêu thiết tha của cả đàn dân Việt trong dịp vạn vật đổi mới, nói lên lòng tin tưởng ở năm mới sẽ đến, và sự khát khao một đời sống thảnh thơi sung sướng.

Ngày TẾT lại còn có một ý nghĩa khác nữa. Ngày TẾT còn là sự thánh hóa, sự ca tụng, tán dương chủ nghĩa gia tộc và sự thờ phượng tổ tiên. Với tư cách này TẾT có thể coi như một thiết lập có liên hệ mật thiết với sự thành lập gia tộc ở nước Việt Nam ta. Mấy ngày TẾT chính là những ngày mà cả đại gia đình đông đủ sống quây quần tụ họp làm một. Gia đình Việt Nam thường có cha mẹ, anh chị em, hay là cả ông bà cô chú, có khi lại có cả cụ nội ngoại ở cùng cả một nhà. Những gia đình có con cháu đi làm xa trong cả năm, đến kỳ TẾT đều trở về đông đủ dưới mái nhà của tổ tiên. Những hôm đó trên bàn thờ trang hoàng rực rỡ, những bài vị ghi tên tuổi các vị tổ tiên đã mất, đều được mở ra chưng bày, những đèn hương sắp lên nghi ngút, những đồ mã tượng trưng nén vàng nén bạc để cung hiến tổ tiên được chất thành từng đống.

Vì TẾT không phải chỉ là ngày vui cho người sống mà còn cả cho người chết nữa. Chính trong những ngày TẾT các vị tổ tiên ông bà đều về sống chung với gia đình con cháu. Hôm ba mươi Tết, mỗi gia đình đều có một lễ thỉnh mời tổ tiên về. Rồi cứ mỗi ngày hai lần, dâng lễ cúng cơm cùng nước trà bánh trái. Đến ngày thứ ba là ngày cúng tiễn biệt, để rồi hồn của tổ tiên lại trở về nơi chín suối, mang theo lời chúc tụng cùng tâm sự của con cháu mà các ngài vừa được chung sống trong mấy ngày Tết vừa qua, và tuy từ biệt ra về, tổ tiên vẫn không quên phù hộ và che chở cho con cháu bằng một cách huyền bí.

Trong mấy ngày Tết, người sống và người chết lẫn lộn chung sống dưới mái gia đình. Bà con bạn bè đến thăm viếng nhau ngày Tết, trước hết không quên đến kính cẩn lễ trước bàn thờ tổ tiên rồi mới cùng nhau chúc tụng năm mới.

Tết với những tượng trưng và nghi lễ của ngày ấy đã ghi vào đời sống của chúng ta một giai đoạn vui sướng, mà giai đoạn ấy chúng ta có cái may mắn là cứ mỗi năm ta lại được sống lại một lần. Sống mấy ngày hoan hỷ vui chung cả quốc dân, tự thấy mình đã cũng chia sẻ sự vui sướng ấy và cùng thông cảm với tất những người đồng chung về một ý thức, một tư tưởng, đó là niềm vui không phải nhỏ; niềm vui ấy, chính ngày Tết đã đem lại cho ta, và ta sẽ không bao giờ quên ơn.

Riêng về phần tôi, mõi lần ngó về dĩ vãng, nhớ lại những ngày thơ ấu, những năm của tuổi trẻ đã qua, ngày Tết đã để lại cho tôi toàn những kỷ niệm êm đềm.

Một ngày kia nếu phải bỏ phiếu để bãi bỏ cái ngày lễ ấy đi, thì dù ai biện lẽ phải gì hay ho tốt đẹp đến đâu, tôi cũng bỏ phiếu chống sự bãi bỏ ấy, mặc dầu họ có thể cho tôi là một anh thủ cựu bướng bỉnh hay liều lĩnh.

Chú thích:

1.
Phạm Quỳnh (17 tháng 12 năm 1892 - 6 tháng 9[1] năm 1945) là một nhà văn hóa, nhà báo, nhà văn và quan đại thần triều Nguyễn (Việt Nam). Ông là người đi tiên phong trong việc quảng bá chữ Quốc ngữ và dùng tiếng Việt - thay vì chữ Nho hay tiếng Pháp - để viết lý luận, nghiên cứu. Ông có tên hiệu là Thượng Chi, bút danh: Hoa Đường, Hồng Nhân.

Ông được xem là người chiến đấu bất bạo động nhưng không khoan nhượng cho chủ quyền độc lập, tự trị của Việt Nam, cho việc khôi phục quyền hành của Triều đình Huế trên cả ba kỳ (Bắc, Trung, Nam), chống lại sự bảo hộ của Pháp và kiên trì chủ trương chủ nghĩa quốc gia với thuyết Quân chủ lập hiến.
Ngày 23/ 08/ 1945 ông bị Việt Minh bắt rồi bị thủ tiêu, mãi đến 1956 người ta mới tìm thấy di dài ông trong một khu rừng.
Ai là người ra lệnh giết Ông, chỉ có Trời mới biết.
Thương thay cho một nhà Trí thức, một nhà Văn hóa Việt chân chính !

2.
Chữ “Tết” tương đối đồng âm với chữ “Tiết” trong 24 “Tiết Khí” của lịch nông nghiệp Á đông (Âm lịch, Lịch mặt trăng..). Tết Cổ Truyền Việt Nam lại hầu như trùng với ngày đầu tiên của Tiết Lập Xuân, là ngày khởi đầu cho một mùa có tiết khí thuận lợi cho việc trồng trọt, gọi là ngày Nguyên Đán. Cho nên người Việt chúng ta bắt đầu là nhầm lẫn, sau đó là thành thói quen và cuối cùng đã biến Tết, một ngày lễ hội mừng năm mới theo Lịch nông nghiệp thành Tết Nguyên Đán.

Tết cổ truyền Việt Nam là một lễ hội truyền thống có liên quan đến việc trồng cấy cây nông nghiệp trong tập tục của người Việt cổ đại, chứ hoàn toàn không liên quan đến Tiết Nguyên Đán của Trung Hoa. Một số học giả cho rằng từ nguyên của Tết là xuất xứ từ Tiết Nguyên Đán bên Tàu là sai. Cũng chính vì vậy mà đã hình thành một khái niệm sai lầm trong nhận thức gọi Tết cổ truyền Việt Nam là Tết Nguyên Đán.

Ngày nay hầu như những bài viết của các học giả lịch sử, các nhà biên soạn từ điển, và ngay cả tầng lớp trí thức Việt Nam cũng như các chính khách, lãnh tụ Việt Nam khi viết về Tết cổ truyền hay chúc tụng Tết cổ truyền Dân tộc đều dùng từ “Tết Nguyên Đán”.

Sự nhầm lẫn vô tình này đã tạo ra suy nghĩ Tết cổ truyền Việt Nam có xuất xứ từ Trung Hoa. Và cho rằng chúng ta lệ thuộc vào Văn hóa Tàu.

Cũng chính vì suy nghĩ này mà một số trí thức Việt Nam ở hải ngoại đã hô hào chống Trung Quốc bằng cách gạt bỏ Tết Cổ truyền và Tết Trung thu ra khỏi sinh hoạt cộng đồng. Họ cuồng tín cho rằng làm như vậy mới thoát ra khỏi ách đô hộ Văn hóa của phương Bắc.

Tết cổ truyền Việt Nam là lễ hội có trước ngày lễ “Tân Niên”, lễ mừng ngày Nguyên Đán của người Tàu rất lâu. Và nếu như hai ngày lễ này có giống nhau về truyền thống, thì chính Người Trung Hoa bắt chước người Việt mới có lễ hội này chứ không thể nói rằng Tết cổ truyền Việt Nam xuất xứ từ Tàu được.

Không thể có chuyện cái có trước lại bắt chước cái có sau được, đó là nghịch lý.

Các bạn hãy xem Khổng Tử là bậc tổ sư cho lễ nhạc của Trung Hoa viết trong sách Kinh Lễ như sau: “:”Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn nguời Man, họ nhảy múa như điên, uống ruợu và ăn chơi vào những ngày đó, họ gọi tên cho ngày đó là “TẾ SẠ” (Tế Sạ là Khổng Tử phát âm chữ Thêts, là lễ hội năm mới của người Thái đất Phong Châu- TN)

Sách Giao Chỉ Chí cũng có đoạn viết “Bọn người Giao Quận thường tập trung lại từng phường hội nhảy múa hát ca, ăn uống chơi bời trong nhiều ngày để vui mừng một mùa cấy trồng mới, chúng gọi ngày đó là Nèn- Thêts, không những chỉ có dân làm nông mà tất cả người nhà của Quan lang, Chúa động cũng đều tham gia lễ hội này. Chỉ có bọn man di mới có ngày hội mà người trên kẽ dưới cùng nhau nhảy múa như cuồng vậy, bên ta không có sự Quân thần điên đảo như thế..”

Hai đoạn trích từ hai cuốn Kinh sử nổi tiếng của Văn hóa Trung Hoa đều khẳng định Tết của Việt có trước ngày “Tân Niên” Chinese new Year “, Thrếts Chìn” của người Tần Trung Hoa rất xa.

Tết cổ truyền của Việt Nam có từ thời Hồng Bàng, có trước cả thời Hùng Vương vì vậy mới có sự tích Lang Liêu gói bánh chưng bánh dày mừng Tết vua Cha chứ. Có nghĩa là Tết cổ truyền Việt Nam đã có hơn 4000 năm rồi.

3.
Trong khi lễ “Tân Niên- 新年 ” của người Tàu thì sao?

Theo lịch sử Trung Quốc, nguồn gốc Xuân tiết (春節), Tân niên (新年) hoặc Nông lịch tân niên (農曆新年). có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ.

Đời Tam đại, nhà Hạ (1767 TCN) Tân Niên chọn ngày đầu tháng giêng, tức tháng Dần. Nhà Thương (1122 TCN) lấy ngày đầu tháng Sửu, tức tháng chạp, làm tháng đầu năm. Nhà Chu (250 TCN) chọn tháng Tý, tức tháng mười một, làm tháng lễ mừng Tân Niên.

Đời Đông Chu, Khổng Tử đổi ngày Tân Niên vào một tháng nhất định là tháng Dần. Đời nhà Tần (thế kỷ 3 TCN), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi, tức tháng mười. Đến thời nhà Hán, Hán Vũ Đế (140 TCN) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần, tức tháng giêng. Từ đó về sau, không còn triều đại nào thay đổi về khởi đầu năm mới nữa cho đến tận bây giờ.

Như vậy là ngày Tân Niên của Trung Hoa có sau ngày Tết cổ truyền Việt rất xa. Và thay đổi tứ tung. Còn ngày Tết cổ truyền của Tộc Việt vốn không thay đổi từ thượng cổ cho đến nay. Thế thì tại sao lại nói ngày Tết cổ truyền Việt Nam là có từ Tết Tàu được. Thậm đại vô lý.

Nếu tra theo từ Nguyên của chữ Tết, vốn chẳng liên quan gì đến chữ Tiết trong Tiết Nguyên Đán của Lịch Tàu cả. Vì bởi Nguyên Đán vốn không phải là Tiết trong 24 bốn Tiết khí của Thời tiết phân chia theo lịch Mặt trăng. Nguyên Đán chỉ là buổi sáng đầu tiên trong ngày khởi đầu của Tiết Lập Xuân thôi (Nguyên= Nguyên vẹn, khởi đầu, Đán= buổi sáng)

Nguyên Đán vốn không phải là Tiết khí, vả lại ngày Nguyên Đán là ngày đầu của Tiết Lập Xuân, mà ngày đầu của Tiết Lập Xuân không nhất thiết trùng với ngày Sóc (ngày có trăng) là ngày đầu tiên của tháng đầu tiên trong năm được. Vì vậy Tết không thể là “Tiết” Nguyên Đán và càng không phải là “Tết” Nguyên Đán được.



Phạm Quỳnh


Về Đầu Trang Go down
Lữ Hoài

Lữ Hoài

Tổng số bài gửi : 749
Registration date : 15/04/2011

Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt   Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt - Page 8 I_icon13Fri 03 Feb 2012, 16:45


Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt - Page 8 MaiD

BẠCH MAI

Má tôi nói gốc bạch mai đó có tuổi lớn hơn bà. Khi bà còn là một đứa con gái nhỏ thường theo người lớn đến mấy sòng bài để được ăn hàng thì thấy cội mai đã là một cây cao và to, nay má tôi hơn chín chục, cây mai đã quá trăm tuổi từ lâu. Mấy đứa bé muốn hái hoa để chơi đồ mua bán hàng phải bắc ghế đứng lên. Đó là gốc bạch mai trong phủ Tuy Lý Vương, dân gian gọi là phủ Ba Cửa ở Vĩ Dạ, Huế.
Sau nhiều năm trở về tôi mới nhìn thấy gốc mai trắng, một cái cây già lão cằn cỗi, đã lâu không được người chăm bón. Phủ thờ hồi đó hoang tàn cùng với triều đại nhà Nguyễn. Phủ thờ chẳng còn gì nhiều, chỉ là căn nhà ngói năm gian, dài như cái rạp hát. Bên trong có vài cái tủ gỗ, mặt gương bễ cả, chứa hàng trăm bản khắc gỗ bộ sách của Ngài Tuy Lý và bàn thờ ngài. Tuy Lý Vương huý là Miên Trinh, một vị vương ưu tú, rất có thế lực, song không ra tham chính, trị nước chỉ sành và yêu chuộng văn thơ. Gốc bạch mai đứng ở cạnh cửa đi vào ở bên hông nhà, làm chỗ cột dây phơi quần áo . Tôi nhớ lúc đó cây to cỡ cột nhà, chiều cao chỉ độ ba mét, đến đây hình như nó bị bom đạn hay ai đó chém ngang, không cao lên được nữa. Từ nơi ấy nứt ra nhiều nhánh con, trông gióng như công chúa đội vương miện xanh.
Thú thật tôi chỉ mới nghe nói hoa mai màu trắng, chưa thấy cây bạch mai trổ hoa lần nào. Sau này về Nha Trang tôi quen một nhà thầu khoán cũ giàu có, ông về hưu vui thú điền viên, ông có một khu vườn cây cối hoa lá tốt tươi, trồng nhiều gốc mai. Ông bạn già chỉ tôi xem một cây mai, nói đó là gốc thanh mai (mai xanh). Lúc này chưa phải mùa mai trổ hoa, cây thanh mai chẳng có điểm gì đặc sắc. Mùa xuân năm ấy ông bạn già đặt tiệc thưởng hoa, tôi được mời đến xem mai nở, trong đó có cây thanh mai. Tôi tò mò muốn xem đoá hoa mai xanh. Thế nhưng đến nơi tôi vô cùng thất vọng. Chữ thanh mai làm tôi nghĩ tới đoá hoa thực sự màu xanh, không xanh lắm như nước biển thì ít nữa cũng xanh ngọc thạch, xanh lá non hoặc màu xanh lá già hay lá úa. Tôi nghi ngờ đây không phải là cây thanh mai chính hiệu. Những đoá hoa của nó có màu vàng nhạt, vàng nhẹ, vàng chanh, nhìn và tưởng tượng mới thấy ửng lên chút xanh xao sâu bên trong. Một màu xanh còn nằm trong màu vàng, màu xanh mơ hồ .
Từ đó tôi nghĩ người chơi hoa, chơi chim, chơi đồ cổ, thường tưởng tượng, li kỳ hoá sự việc, và cường điệu hoá nó lên, khoác cho chúng cái tên lạ, chỉ để thoả mãn tự ái. Từ đó tôi bắt đầu nghi ngờ về những hiện tượng phi thường trong thiên nhiên, cuộc đời này không dành chỗ cho sự huyền ảo mơ mộng .
Năm ấy tôi được mời làm giám khảo trong cuộc thi hội hoa xuân. Cuộc thi có nhiều bộ môn, non bộ, đá cảnh, hoa lan, hoa xương rồng… Trong cuộc thi này, ai cũng chú trọng tới hoa mai vì ấy là mấy ngày trước tết. Thực đúng là hội hoa xuân, nhiều thứ hoa lá, cây trái, nhất là mai, đủ loại to nhỏ, mai vườn, mai núi, mai biển …
Sau khi đoàn giám khảo đi một vòng quan sát và cho điểm vào sổ tay của mỗi người, một vị giám khảo già kề tai tôi nói nhỏ :”Đẹp thì có đẹp, nhưng toàn là hoàng mai, chậu, gốc, thân ,cành, hoa, lá đều tương tự như nhau, thực khó mà chọn lựa, lấy cây nào, bỏ cây nào . Phải chi có khóm bạch mai…” Ai cũng đồng ý, nếu có khóm bạch mai thì thế nào nó cũng chiếm ngôi hoa hậu, lĩnh giải thưởng mấy triệu bạc. Tôi nghĩ đến gốc bạch mai trong phủ Tuy Lý Vương ước mong:”Ừ, phải chi…”
Còn ba ngày nữa là tết, tôi ra chợ mua mai về chưng phòng khách và cắm lên bàn thờ ông bà. Tôi vừa đi chấm mai về nên thấy mai ở chợ đều xoàng mà giá lại đắt. Tôi thử trả bị người bán chê bai, tôi giận dỗi bỏ về.
Cuối đường tôi gặp một ông lão, dáng tiên phong đạo cốt, mặt mũi hồng hào, râu trắng như tuyết. Ông đẹp như một vị lão tiên trên non bồng đem hoa xuống trần gian bán. Ông lão đứng giữa phố phường ngựa xe tấp nập trông thật lạc lõng tội nghiệp. Tay ông càm cành mai lớn, gốc cây bằng cổ tay, cao mấy thước, đầy búp, vài đoá mai vàng rụt rè nở một cách thăm dò. Có lẽ ông cụ đứng trong nắng bán mai đã mấy giờ rồi, trông mỏi mệt, bên cành mai. Tôi dừng lại thăm dò, hỏi:” Cụ bán cành mai này sao ?”. Ông lão gật đầu. Tôi hỏi, sao không bảo con cháu đi bán, cụ nói chẳng có đứa nào. Tôi xem mai, hỏi giá, ông lão nói :”Mai nhà, đau lòng lắm mới chặt đi bán. Ông cho bao nhiêu cũng được…”. Tôi xem cành mai, nó là mai vườn, có nhiều búp non hứa hẹn khi nở sẽ rất rôm rả, sáng nay, hai bảy tháng chạp, chỉ mới vài nụ hé mở để lộ cái màu vàng nghệ, một màu vàng khoẻ khoắn, hứa hẹn nhiều cánh, có thể đây là giống mai vàng đa cánh, mai vườn được chọn lọc và chăm sóc kỹ lưỡng. Tôi mua cành hoa với một giá đắt, và tôi cũng tự vỗ về tự ái của mình về việc mua cành mai cốt để giúp ông cụ.
Ông già bán mai xong, đứng lên đổ thùng nước cắm hoa ra đường rồi xỏ chân vào đôi guốc gỗ đóng quai da bò. Ông không kêu xe mà đi bộ. Tôi hỏi nhà ,ông bảo gần đây. Tôi nói chở cụ về, cụ gật đầu. Tôi đưa cành mai cho ông lão cầm hộ, lấy xe chở ông, đi được một đoạn ông bảo tôi rẽ vào xóm nhỏ, dừng trước một vườn cây. Ông già cảm ơn đi vào, dáng thiểu não, như người đang bệnh.
Hôm sau và hôm sau nữa thêm một vài cái nụ nở, đúng là hoa nhiều cành, màu vàng nghệ khoẻ khoắn . Hình như chúng chỉ nở đôi ba nụ, nở một cách thăm dò, còn đợi đến chính tết. Tôi biết ông cụ là một chủ vườn rất giàu kinh nghiệm trong việc cắt cành tạo dáng và trảy lá. Cả nhà tôi lo việc sắm tết, tôi lo bày biện bàn thờ ông bà, đem bộ lư đồng đi đánh bóng, vợ tôi lo bánh mứt. Thời buổi này ai cũng bị cái thuyết thực dụng chi phối. Nhà nào cũng chỉ làm việc đơn giản là đem tiền đi mua sắm, không ai chịu bỏ công ra làm thứ gì. Tôi không thích như vậy, chúng tôi muốn làm bánh mứt cho trong nhà có không khí xuân, cho con cháu được dịp nấu bánh chưng, canh nồi bánh chưng đón giao thừa.
Đêm đó tôi ngồi thức canh nồi bánh chưng, ba giờ khuya mới chợp mắt. Tôi ngủ nơi phòng khách. Trong mơ hay không phải trong mơ, hay nửa mơ nửa tỉnh, tôi nghe tiếng than thở của nhiều người, âm thanh nhỏ xôn xao rúc rích. Lạ chưa lại có tiếng thút thít, tiếng nhiều đưá con trai gái và trẻ con khóc. Tiếng khóc nhỏ lắm, vi vu như có như không. Riu rít như tiếng loai côn trùng. Lúc đó tôi cho chỉ là chuyện huyễn hoặc trong mơ, tôi ngủ .
Sáng, khi cánh cửa lá sách bằng gỗ trong ra. Một lúc sau sáng hơn, có lẽ bên ngoài một buổi sáng mùa xuân còn đứng chờ, chưa chịu đi vào phòng . Tôi đã thức, mở một con mắt rồi hai con mắt. Tôi trông thấy cành mai trắng toát! Tôi dụi mắt nhìn cho kỹ, ngẫm nghĩ, hay tại cái ánh sáng ban mai xanh xao từ cửa sổ chiếu vào làm cho những bông hoa thấy trắng lên. Tôi ngồi dậy mở đèn, ngọn đèn nê-ông thước hai rất sáng. Những bông hoa màu trắng. Tôi vẫn còn nghi ngờ. Hay vì ánh sáng ngọn đèn huỳnh quang không thực, nó đánh lừa mắt người? Tôi mở tung cửa sổ, ánh sáng và cả ánh nắng tràn vào. Tời ơi ! Mai nở rộ trắng cành, thực đúng là “Cành mai trắng mộng “( tên một tập thơ của Vũ Hòang Chương ). Những đóa hoa như được cắt bằng giấy trắng, nhiều cánh trắng như bông. Đâu đó xôn xao tiếng người, tiếng xe cộ của người đi hái lộc đầu xuân .

Tôi kinh ngạc về hiện tượng kỳ di này. Ngay ngày đầu xuân tôi trở lại ngôi nhà ông cụ bán mai. Từ xa tôi đã trông thấy rất nhiều người chen chúc trước cánh cửa gỗ, nơi chiều qua tôi đưa ông cụ về. Tôi chen vào, thấy có treo tấm bảng báo tang. Đến đây tôi đã hiểu vì sao cành mai trắng mộng.




Quý Thể :hoa:


Về Đầu Trang Go down
Lữ Hoài

Lữ Hoài

Tổng số bài gửi : 749
Registration date : 15/04/2011

Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt   Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt - Page 8 I_icon13Mon 06 Feb 2012, 11:34

Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt - Page 8 Xlem

Chiếc xích lô chở mùa xuân

1
Tân ngồi vắt vẻo trên chiếc xích lô ngước nhìn những tảng mây trắng lững lờ trôi trên nền trời xanh thẫm, lòng bâng khuâng nhớ tới những ngày tháng cũ. Lúc ấy vào khoảng mười giờ sáng. Từ khi đạp xe ra khỏi nhà sáng sớm tới giờ anh vẫn chưa kiếm được một “cuốc” nào. Nếu đến trưa vẫn không có khách thì coi như mất toi nửa ngày tiền thuê xe và tất nhiên phải nhịn ăn luôn bữa trưa.

Chỗ Tân đậu xe góc đường Lê Lợi - Tự Do, anh cho là rất “địa lợi”, vì phía chéo bên kia đường là khách sạn Đại Lục, nơi có nhiều khách ngoại quốc tới ở. Họ thường bao luôn cả xe ngày để đi “tham quan” khắp Saigon Chợ Lớn. Đồng thời nơi này cũng là nơi có nhiều kỷ niệm với Tân - những ngày tháng cũ trước 75 - anh đã gặp “người yêu lý tưởng” của mình và sau đó cưới làm vợ. Cuộc sống lứa đôi tràn ngập hạnh phúc cho tới ngày 30 tháng 4 đen tối sầu thảm. Tân móc túi lấy gói thuốc rê vấn một điếu. Vừa phập phèo mấy hơi để dĩ vãng tan theo khói thuốc, thì anh nghe tiếng gọi xích lô bên kia đường. Tân vội quay nhìn. Một người đàn bà đưa tay vẫy gọi. Tân vứt vội mẩu thuốc hút dở, rời khỏi nệm xe, nhẩy phóc lên yên xích lô đạp nhanh tới bên kia vệ đường (vì chỗ này thuộc phạm vi “lãnh thổ” của khách sạn nên họ cấm xích lô đậu. Anh em xích lô chỉ có thể “đột kích” đón khách rồi phóng đi ngay).
“Cô muốn đi đâu?” Tân hỏi bằng tiếng Anh giọng rất chuẩn, rất Mỹ làm cô khách ngạc nhiên. Cô đặt mình lên xe thong thả nói:
”Anh muốn chở tôi đi đâu cũng được. Chạy chậm chậm thôi nhé!”
Tân hỏi lại: “Nghĩa là cô muốn mở một cuộc du lịch bỏ túi trong thành phố?”
“Đúng!”
Trước khi cho xe chuyển bánh, Tân nói: “Cô chưa cho biết sẽ trả tôi bao nhiêu tiền. Chúng ta nên sòng phẳng dứt khoát trước khi bắt đầu.
” Cô khách đáp: ”Tôi sẽ trả anh như đã trả cho những người trước anh.”
“Nghĩa là...?”
“Nghĩa là mỗi giờ tôi trả anh hai đô la.”
“Cô trả vậy hơi nhiều đấy!”
Cô khách nhắc lại câu hỏi của tôi khi nãy:
“Nghĩa là...?”
“Tôi tính cô một đô la một giờ thôi.”
Cô khách một lần nữa tỏ ra ngạc nhiên nhưng không nói gì.
Hôm qua cô trả cho anh xích lô đúng như giá anh ta đòi, thế mà khi trả tiền còn nằn nì xin thêm. Còn anh xích lô này thì lại xin bớt. Con người xứ sở này có vẻ phức tạp, khó hiểu thật.
Tân từ từ đạp xe về phía chợ Bến Thành. Tới nơi, anh hỏi khách:
”Cô đã biết chợ Bến Thành này chưa?” Và không chờ khách khách trả lời, anh nói tiếp:
“Đây là ngôi chợ lớn nhất của thành phố Saigon và có một bề dầy lịch sử.”
Cô khách mỉm cười. Từ lúc lên xe tới giờ. Tân mới thấy khách cười:
“Tôi biết. Hôm trước một người bạn Việt-Nam đã dẫn tôi vào trong chợ ăn món bún thịt nướng, lạ miệng và ngon lắm! Nhất là cái món nước “sốt” mặn mặn với ngọt ngọt và hơi cay.
“Cô ăn được cả nước mắm?”
“Cũng hơi... khó chịu một chút lúc đầu.”
Thấy sự trao đổi nói năng có vẻ thân mật cởi mở, Tân hỏi:
“Tôi hơi tò mò, xin lỗi trước. Cô tới Saigon du lịch hay làm việc?”
“Tôi tới Saigon có chút việc riêng, tiện thể làm chuyến du lịch luôn.”
“Cô tới đây lần đầu?”
Khách khẽ gật và đôi mắt xanh biếc của cô chớp chớp. Bây giờ Tân mới có dịp quan sát người đẹp. Cô khoảng dưới ba mươi tuổi, thân hình thon thả dong dỏng cao bó gọn trong chiếc áo pull trắng và chiếc quần gin mầu xanh đậm. Mớ tóc vàng óng ả của cô chẩy dài buông xõa xuống cái lưng ong. Nước da cô trắng hồng mịn màng. Những sợi lông tơ trên hai cánh tay trần tròn lẳn gợi cảm. Tân cũng đã có dịp vuốt ve những cánh tay như thế, nhưng xa xôi lắm rồi. Theo sự nhận xét sơ khởi của tân thì nhan sắc cô nàng ở mức trung bình nhưng khá quyến rũ ố hình như cô có cái duyên ngầm của các cô gái phương Đông.
“Cô mới từ Mỹ tới?” Tân hỏi.
Khách khẽ gật.
“Tôi đoán cô là người miền Đông nước Mỹ, Nếu không ở Washington DC. thì cũng bang nào vùng đó.”
Lần này cô nàng ngoái hẳn mình về phía sau nhìn Tân:
“Anh căn cứ vào đâu mà đoán tôi là người miền Đông?”
Tân hóm hỉnh cười:
“Giọng nói của cô và nhất là nước da của cô. Chỉ có những người sinh sống ở xứ lạnh mới có nước da trắng hồng như cô.” Tân nói nịnh thêm. “Đúng là nước da lý tưởng các cô gái mơ ước.”
Cô khách càng thêm ngạc nhiên. Một anh đạp xích lô, tức thuộc giới lao động bình dân thất học, mà lại có vẻ hiểu biết những sự việc ngoài tấm mắt của anh ta. Rồi còn biết cả nịnh đầm ố món “võ” của bọn đàn ông có học. Cô cười nhẹ trả lời Tân:
“Anh đoán giỏi đấy! Tôi sinh ra ở thành phố Charlotte bang North Carolina. Lớn lên đi học đi học và sống ở Washington DC.”
Tới chợ bến Thành cô bảo anh ngừng xe để cô vào chợ mua một món gì đó. Cô hỏi anh có đợi được không. Anh gật đầu. Mươi phút sau cô trở ra trên tay cầm một cái gói bọc giấy nhỏ.
“Bây giờ cô muốn tôi chở cô đi đâu?”
“Tùy anh.” Tân suy nghĩ một chút:
“Cô đã vào Chợ Lớn chưa?”
“Hay đấy! Tôi nghe bạn bè nói Chợ Lớn là thành phố của người Hoa như ở Hồng Kông vậy. Nên đi coi cho biết.”
“Cô đã đến Hồng Kông?”
“Tôi đến đó hồi còn là con nhóc đi với bố mẹ.”
Tân có vẻ ngập ngừng trước khi nói:
“Xin lỗi, cô đã lập gia đình?”
“Phải, tôi đã lập gia đình gần mười năm. Vợ chồng tôi có một con gái.”
Nói xong, cô khẽ thở dài, mặt thoáng buồn, đôi mắt xanh biếc đăm đăm như nhìn vào cõi xa xăm mơ hồ nào đó. Tân thấy vậy không hỏi nữa. Anh lặng lẽ đạp xe trên đường Trần Hưng Đạo rộng dài, dưới trời nắng bắt đầu gay gắt. Những chiếc xe gắn máy của bọn trẻ gầm rú phóng vùn vụt, đôi lúc cô khách sợ hãi kêu lên vì tưởng nó đâm nhào vào mình. Từ đường Đồng Khánh, cô bỏ Tân ngừng xe trước một tiệm tạp hóa. Lúc trở ra cô khoe với Tân một vật nhỏ:
”Anh thấy đẹp đấy chứ?” Tân thốt lên:
“Tưởng gì, cái này bên Mỹ đâu thiếu.”
“Phải, bên Mỹ không thiếu, nhưng đây là thứ tôi mua ở Chợ Lớn Việt Nam làm kỷ niệm, đồng thời làm quà tặng con gái tôi.”
Dứt lời cô khách lên xe ngồi, Tân đạp tiếp. Chợt cô quay lại hỏi Tân:
“À, tôi quên hỏi anh. Sao anh biết thứ tôi vừa mua bên Mỹ có nhiều?”
“Vì tôi đã ở bên đó và có mua nước tặng người yêu. Cái cô vừa mua là do người Tàu Chợ Lớn làm nhái theo đồ của Mỹ.”
“Ồ, anh đã ở bên Mỹ?” “Đi du lịch hay du học?”
“Tôi đi học.”
Cô lại thốt lên tiếng kêu ngạc nhiên và nhắc lại:
“Đi học? Thì ra anh sang Mỹ du học!”
“Không phải! Tôi đi lính được tuyển sang Mỹ học lái máy bay. Tôi sang Mỹ với tư cách sinh viên sỹ quan Không Quân!”
Cô khách người Mỹ đi từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác. Cô có vẻ thích thú nghe những điều Tân nói. Cái con người lam lũ nghèo khổ đạp xích lô này đã từng là sỹ quan Không Quân và đã sang Mỹ học? Cô nửa tin nửa ngờ, dò đường:
“Anh sống ở Mỹ lâu không? Bang nào nhỉ?”
Tân đưa tay quệt mồ hôi trên trán. Chiếc áo cũ mỏng mầu đen nhiều miếng vá anh mặc ướt đẫm mồ hôi. Tân cảm thấy bắt đầu mệt và khát nước. Chén xôi bắp nhỏ ăn từ sáng sớm, giờ đã tiêu hết. Anh trả lời khách không mấy hào hứng sốt sắng như lúc đầu:
“Tôi học lái máy bay tại Pensacola bang Louisiana vào năm 1967. Thời gian huấn luyện khoảng năm rưỡi. Tới năm 1972 tôi lại có dịp đi tu nghiệp ở Texas hơn tám tháng.”
“Anh còn nhớ tên khóa huấn luyện?”
“Khóa 67A. Khóa này tôi được huấn luyện cùng với bọn Pilot Hải Quân Mỹ.”
Sau khi thảng thốt kêu lên tiếng “ô”, cô ngưng hỏi và im lặng một lúc lâu.
Tân cũng chẳng quan tâm đến sự im lặng của cô khách. Anh đang mải lo đối phó với những xe cộ chạy hỗn độn, vô trật tự trên đường phố. Chỉ cần sơ ý một chút, có thể gây ra tai nạn thương tích cho người ngồi trên xe. Hai bên lề đường Đồng Khánh, người người đi lại tấp nập. Hàng hóa của các tiệm bầy tràn ra cả lề đường. Rồi những gánh hàng quà rong, những xe bán nước ngọt, trái cây, tạo nên một cảnh hoạt náo vui mắt. Cô khách có lẽ vui lây với không khí nhộn nhịp này, nhất là nhìn những người đàn bà Hoa mặc những bộ quần áo mỏng, giản dị. Cô hỏi Tân:
“Họ chắc không phải là người Việt?”
“Vâng, họ là người Hoa. Thành phố này là thành phố của người Hoa dù dưới thời nào cũng vẫn thế. Khó mà thay đổi được họ!”
“Không phải riêng nước anh. Ở bên Mỹ cũng vậy. Một thời gian nào đó, người Hoa sẽ cai trị thế giới.”
Ngưng chút cô nói tiếp: “Cả về chính trị và kinh tế. Vì thời đại chúng ta, kinh tế đang chi phối thống lĩnh toàn cầu!” Tân cãi:
“Tôi không đồng ý với cô. Người ta đã dùng kinh tế để làm cái roi cai trị.”
....
Cả buổi trưa hôm đó, cô khách người Mỹ và anh xích lô đạp mải mê tranh luận về nhiều vấn đề thời sự, chính trị, học thuyết, triết lý, chiến tranh, hòa bình... quên cả đường phố chật chội xe cộ chen lấn bừa bãi.
Năm đó là năm 1985, thành phố Saigon còn nhiều xe đạp, xe gắn máy, ít xe hơi. Riêng anh đạp xích lô quên cả mệt và đói. Anh đang hào hứng. Đã lâu lắm anh không hề dám nói năng thảo luận với bất cứ ai những vấn đề húy kỵ trên. Nói với cô khác lạ này không sợ báo cáo, không sợ xuyên tạc, chụp mũ. Tân yên tâm tự nhủ mình như vậy nên anh “phát ngôn mạnh bạo xả ga”. Gần xế chiều, Tân đạp xích lô chở cô khách Mỹ về khách sạn Đại Lục. Bước xuống khỏi xe khách mới hỏi:
“Nãy giờ tôi cứ thắc mắc mãi. Anh là sỹ quan Không Quân từng sang Mỹ học lái máy bay, sao lại... lại đi đạp xích lô?”
Tân phì cười trước câu hỏi này. Đúng là một người Mỹ ngây ngô. Anh trả lời:
“Vì tôi bị bắt đi tù.”
“À, ra thế!” “Anh bị tù có lâu không?”
“Gần mười năm.”
“Trời! Anh được tha lâu chưa?”
“Mới sáu tháng.”
“Ô là! Ở tù chắc là khổ lắm?”
“Tất nhiên. Chúng tôi đã trải qua những năm tháng sống thời Trung Cổ.”
“Tại sao các anh không vùng lên phản kháng, chống đối? Dân tộc anh là một dân tộc có cả một lịch sử oai hùng về ý chí quật cường, về truyền thống tranh đấu...”
Tân cười nửa miệng:
“Đồng thời dân tộc tôi cũng có truyền thống nhẫn nhục chịu đựng gian khổ.”
Cô khách người Mỹ mở bóp lấy hai tờ giấy năm đô la đưa cho Tân và hẹn sáng mai tới đón cô đi chơi tiếp. Tân cầm hai tờ giấy bạc ngần ngừ. Anh định đưa trả lại một tờ thì cô khách Mỹ đã bước vào trong khách sạn.
Sáng hôm sau đúng chín giờ, Tân đạp xe tới góc đường Lê Lợi - Tự Do đã nhìn thấy cô khách đứng chờ. Cô giơ tay vẫy chào anh rồi bước lại ngồi lên xe.
“Hôm nay cô muốn đi đâu?”
“Đi đâu cũng được. Tôi muốn có nhiều thì giờ để trò chuyện với anh.”
“Hôm qua cô trả tôi nhiều tiền quá. Công của tôi chỉ đáng nửa số tiền ấy thôi! Thế là hậu hĩnh lắm rồi. Hôm nay tôi sẽ đạp để trừ vào số tiền cô trả dư hôm qua.”
Cô khách Mỹ chỉ cười và chớp chớp đôi mắt xanh biếc không có ý kiến gì, nhưng trong đầu cô nẩy một câu hỏi: sao lại có anh chàng gàn dở thế nhỉ? Đã nghèo khổ mà lại còn chê tiền?
Còn Tân bây giờ mới nhìn thấy đôi mắt xanh mầu ngọc bích và trong sáng như mắt mèo đẹp tuyệt vời của cô. Trong đôi mắt ấy anh đọc thấy nhiều thứ lắm: hiền hòa, dịu dàng, nhân bản và cả nỗi đau tiềm tàng ẩn sâu. Đúng, đôi mắt là linh hồn của con người. Các cụ mình xưa nhận xét thật tài tình tinh vi. Xe chạy ra bờ sông Sài Gòn trước khách sạn Majectic. Cô khách ngỏ ý muốn ngồi chơi nơi vườn hoa. Tân nói đùa:
“Tuy ngồi chơi, tôi vẫn tính tiền cô theo giờ đạp xe đấy!”
“Tốt thôi, không có gì đáng phải bàn cãi!”
Để an toàn, khỏi lo lắng, Tân đặt chiếc xích lô ngay cạnh chỗ ghế ngồi và khóa bánh xe lại bằng dây xích. Anh nói với cô khách Mỹ:
“Cho chắc ăn!”
Cô khách cười: “Xe để sát bên cạnh anh, còn kẻ nào dám cả gan lấy cắp!”
“Bần cùng sinh đạo tặc cô ạ! Dân Việt Nam chúng tôi có câu thành ngữ này. Mà bây giờ thì cả nước đều “bần cùng” nên bất cứ việc gì cũng có thể “sinh đạo tặc”. Họ không ăn cắp nữa mà là ăn cướp. Đã tới mức ăn cướp thì họ đâu còn sợ cái gì. Lão Lê-Nin nói đúng đấy, nếu mất, họ chỉ mất cái cùm thôi!”
Cả hai cùng cất tiếng cười vui vẻ. Bờ sông Sài Gòn lúc nào cũng tụ tập đông người. Thấy khách ngoại quốc, bọn trẻ nhỏ chuyên bán những đồ lặt vặt rẻ tiền cho du khách, xúm lại vây quanh hai người mời mọc, gạ gẫm, nài nỉ. Chúng nói những câu tiếng Mỹ bồi ngây ngô ngộ nghĩnh. Rồi đám bán hàng rong xúm xít như ruồi bu. Tân khó chịu lắm, luôn tay xua đuổi thì bị mắng trả tục tĩu. Còn cô khách Mỹ cứ cười cười lấy làm vui thích hoạt cảnh này. Cô mua một gói đậu phụng rang cho mình, một gói cho Tân và mỗi người một chai côca -cola. Lâu lắm Tân mới uống lại thứ nước ngọt của “đế quốc Mỹ” này. Sao mà ngon ngọt đến thế. Mười mấy năm trời khi ở trong tù và cả lúc về ngoài đời anh chưa một lần được uống lại. Tiền ăn còn lo chưa nổi lấy đâu tiền uống côca -cola. Khi bóc gói đậu phụng, anh thất vọng. Nó đã bị hư từ lâu, nhưng người ta vẫn đem bán. Cô khách nói:
“Nếu ở bên Mỹ, nhà sản xuất bị kiện sặc gạch đấy!”
Vứt hai gói đậu phụng hư xuống sông xong, hai người ngồi nhìn trời đất. Một lúc lâu cô khách chợt hỏi:
“Trong khi ở Mỹ, anh có quen thân người bạn Mỹ nào không?”
“Có chứ! Bạn cùng khóa thì nhiều lắm, nhưng thân thiết thì chỉ một hai người.”
“Anh còn nhớ tên?”
“Nhớ chứ. Một anh tên là Tom Hamilton Một anh tên là Edward Carter. Không biết anh chàng này có họ hàng gì với lão Tổng Thống Jimmy Carter không!”
Cô khách Mỹ nói nhanh: “Edward Carter! Anh có nhớ sai tên không? Anh ta người ra sao?”
Tân vỗ vỗ trán như gọi những hình bóng cũ trở về:
“Anh ta cao lớn hơn tôi một chút và cũng tuổi tôi, năm nay được ba mươi sáu tuổi. Anh em cùng khóa thường nói đùa nếu cái mũi tôi cao một chút, dài hơn một chút, và nước da trắng thì đúng là anh em sinh đôi với Edward Carter.
” Cô khách Mỹ chăm chăm nhìn thẳng vào mặt Tân như quan sát, như dò xét. Rồi cô không giấu được một cái thở dài. Tân ngạc nhiên hỏi:
“Sao, nếu tôi đoán không lầm thì có thể cô quen biết hoặc có họ hàng với anh chàng Edward Carter này.
” Cô khách không trả lời. Cô lơ đãng nhìn sang phía bên kia bờ sông. Miệng cô lầm bầm mấy tiếng gì đó, Tân nghe không rõ. Tân móc túi lấy gói thuốc rê vấn hút.
“Anh hút thuốc gì mà có mùi khét thế?” Cô khách Mỹ hỏi.
“Đây là thuốc rê. Thứ thuốc rẻ tiền nhất của người Việt Nam. Lúc ở trong tù, đối với chúng tôi thuốc này là loại quý đấy cô ạ! Chúng tôi còn hút cả lá chuối khô và rễ cây nữa kìa!”
“Khổ cực vậy, thiếu thốn vậy mà các anh chịu đựng được để còn giữ được mạng sống trở về đời, tài thật!”
“Không ai, kể cả chúng tôi cũng không tin là mình sống nổi. Nhưng như vừa nói với cô đấy. Dân tộc tôi có sức chịu đựng gian khổ, bền bỉ dẻo dai. Hơn trăm năm nay chưa lúc nào dân tộc sống trong thanh bình yên ổn, trong no ấm sung sướng. Chiến tranh cứ tiếp diễn liên miên, hết ngoại xâm lại tới nội chiến, rồi cả nước chịu ảnh tù đầy đói rách nhục nhã. Nếu như người Mỹ của cô thì ít ra cũng chết nửa nước.”
“Sao anh không lái máy bay chạy ra ngoại quốc như một số người đã làm?”
“Tôi còn cha mẹ già. Cha mẹ tôi nhất định không chịu rời bỏ quê hương. Biết rằng ở lại sẽ phải chịu cảnh tù đầy và có thể bị giết chết nữa, nhưng tôi không thể bỏ mặc cha mẹ. Hơn nữa tôi còn con nhỏ mới sinh.”
“Bây giờ chắc con anh đã khá lớn. Thế còn vợ anh? Chị ấy vẫn một lòng đợi anh về? Tôi đọc sách báo thấy họ hết lời ca ngợi người đàn bà Á-Đông lúc nào cũng giữ trọn vẹn tình nghĩa vợ chồng. Dù chồng chết, còn trẻ vẫn ở vậy thờ chồng nuôi con.
” Tân lắc đầu thở dài, vứt mẩu thuốc xuống đất: “Tôi không có cái diễm phúc ấy. Sau khi tôi bị tù, vợ tôi để lại con cho cha mẹ tôi nuôi, đi lấy chồng khác.”
“Ồ, tôi xin lỗi. Tôi không có ý khơi lại sự đau buồn của anh. Nhưng tôi hơi tò mò, thế anh có oán hận người vợ không?”
“Cô ấy còn trẻ nên phải lấy chồng khác, đó là sự thường, có gì mà oán hận. Chỉ có điều hơi buồn là cô ấy lấy kẻ thù của chúng tôi.
” Đôi mắt xanh biếc của cô khách Mỹ chớp chớp. Cô có vẻ xúc động về chuyện riêng tư của Tân.
“Còn cha mẹ anh?”
Tới lượt Tân thở dài nuốt nước bọt như cố nén nỗi đau buồn xuống đáy lòng:
“Cha mẹ tôi đều mất khi tôi còn ở trong tù!”
Cô khách Mỹ kêu lên: “Thế còn đứa nhỏ?”
“May mắn cho nó được ông bà ngoại thương xót đem về nuôi, mặc dù ông bà cũng rất nghèo khổ. Ít ra thì cũng còn có những đốm lửa trong đêm tối phải không? “.
Và lần này chính Tân ngạc nhiên trố mắt nhìn cô khách Mỹ. Cô lấy khăn giấy chậm nước mắt. Cô khóc. Rồi cô đưa đôi mắt xanh biếc đẫm nước mắt nhìn Tân nói:
“Tôi tên Jacqueline Hunter. Còn anh?”
“Tôi là Tân, Đỗ Tân, cựu đại úy phi công Việt Nam Cộng Hòa. Rất hân hạnh được quen biết cô.”
Sau một lúc suy nghĩ đắn đo, Jacqueline nói:
“Anh có thể cho tôi địa chỉ để khi về Mỹ may ra tìm được mấy người bạn cũ của anh. Biết đâu họ chẳng hết lòng lo giúp đỡ can thiệp cho anh.”
“Cám ơn Jacqueline. Tôi ở số nhà.... Hẻm... Đường.... Thành phố Saigon.”
Họ còn ngồi nói chuyện với nhau rất lâu. Jacqueline có ý mời Tân đi dùng bữa trưa, nhưng anh từ chối, mặc dù bụng đang đói. Xuống xe cô móc bóp rút ra tờ giấy một trăm đô đưa Tân, nói:
“Anh cầm lấy để chi dùng. Rất tiếc tôi không thể giúp anh hơn.
” Tân từ chối ngay: “Cám ơn Jacqueline. Tôi cũng rất tiếc không thể nhận số tiền này. Tôi không muốn nhận một sự thương hại, hay một sự bố thí.”
”Không, đây là một tấm lòng. Anh hãy nhận lấy ở đây một tấm lòng.” Dứt lời Jacqueline nhét tờ giấy bạc một trăm đô vào tay Tân và bước nhanh vào trong khách sạn. Trước khi khuất hẳn, cô quay lại nói với Tân:
“Tạm biệt Tân, người bạn mời quý mến của tôi.”
Tân nhìn tờ giấy bạc một trăm đô nằm trong tay sững sờ. Một số tiền quá lớn và quá bất ngờ đối với anh. Chừng như định thần lại được, Tân phóng mình bước nhanh như chạy vào khách sạn, miệng gọi lớn: “Jacqueline! Jacqueline! Tôi không thể! Tôi không nhận số tiền này. Tôi xin trả lại cô!”
Nhưng Jacqueline đã mất hút. Anh bảo vệ khách sạn thấy gã xích lô chạy xồng xộc vào trong khách sạn miệng la lối ầm ĩ liền chặn Tân lại, nói lớn, giọng hách dịch:
Anh kia! Ra khỏi đây lập tức!”
Tân giơ tờ giấy một trăm đô nói:
“Tôi đưa tiền trả cô khách Mỹ!”
“Cái gì?ạ Cô ta đánh rơi tiền à?”
“Không, cô ấy trả tiền cuốc xe cho tôi một trăm đô, trong khi giá chỉ có năm đô.”
Anh bảo vệ ngẩn người ra nói:
“Lạ nhỉ? Đi cuốc xe có năm đô mà trả một trăm đô? Có khi là đô giả đấy! Đưa đây tôi coi nào!”
Nhưng Tân không đưa làm anh bảo vệ khách sạn nổi giận:
“Thôi, cút cha anh đi. Một trăm đô mà chê à? Anh đạp xe cả năm liệu có kiếm được nổi số tiền này không? Gặp con mụ Mỹ điên khùng vớ món bở thì hãy chuồn mau đi, không nó đổi ý ra đòi lại, thì chỉ có nước ăn cám, anh bạn ạ!”
Tân cầm tờ giấy bạc một trăm đô chậm rãi bước ra khỏi khách sạn. Một trăm đô, đúng là số tiền không nhỏ, nhưng công sức của anh bỏ ra đâu có xứng đáng để nhận sồ tiền này. Thôi sáng mai tới trả cô ta vậy.


Cả đêm đó Tân không ngủ được. Anh cứ trằn trọc “đánh vật” mãi với tờ giấy bạc một trăm đô. Tại sao lại có thể như thế nhỉ? Đi cuốc xe áng giá năm đô, cô ta trả một trăm đô. Chẳng lẽ là bạc giả như anh chàng bảo vệ khách sạn nói? Không! Nhất định không phải rồi! Cần gì cô ta phải làm cái việc lươn lẹo dối trá, Vậy tại sao cô ta trả cho mình cả một trăm đô? Thương hại? Bố thí? Một tấm lòng? Dù có là gì đi chăng nữa thì sáng mai cũng vẫn phải trả lại tiền cho cô ấy.
Tân thở dài. Tắt đèn. Bật đèn. Vuốt ve ngắm nghía tờ giấy bạc một trăm đô. Tờ giấy mầu xanh lá cây như sáng rực trong đêm. Một trăm đô đâu có nhỏ. Có khác gì tiền từ trên trời rơi xuống. Nhưng nhất định ngày mai phải trả lại cô ta, cô Jacqueline quý hóa: Tôi rất trân trọng tấm lòng của cô nhưng tôi không thể nhận số tiền này. Chúng ta chỉ mới có hai ngày quen biết, đâu đã có ân tình nghĩa trọng gì. Cám ơn lòng tốt của cô. Cám ơn người đàn bà ở phương trời xa đến. Nghĩ tới những người cùng chung nòi giống sống quanh tôi, cô làm tôi thấy đau đớn tủi nhục.

Hôm sau mới tám giờ sáng, Tân đã đạp xe tới chỗ cũ để đợi Jacqueline, mặc cho một người khách Tây phương đang vẫy tay gọi xe bên kia đường. Anh sốt ruột chờ, đốt hết điếu thuốc này đến điếu thuốc khác, thỉnh thoảng thọc tay vào túi quần để yên trí tờ giấy bạc một trăm đô vẫn còn nằm trong đó. Chín giờ đã tới. Rồi chín giờ mười phút. Chín giờ mười lăm phút. Không thấy bóng dáng Jacqueline đâu cả. Chín giờ hai mươi phút. Tân thấy anh bảo vệ khách sạn hôm qua bước lại phía anh. Chẳng lẽ tên này gặp mình kiếm cớ gây sự để đoạt tờ giấy một trăm đô? Tiền bạc làm con người mờ mắt dễ trở thành bất lương. Anh bảo vệ khách sạn tới bên Tân dừng lại và hỏi vẫn giọng hách dịch:
“Có phải anh là người hôm qua chở cô khách Mỹ?”
Tân gật. Anh ta đưa Tân một mảnh giấy:
”Này cầm lấy! Thư của cô ta đấy!” Dứt lời anh ta bước về khách sạn.
Thư là một mảnh giấy nhỏ có in tiêu đề khách sạn. Jacqueline viết bằng tiếng Anh:
“Tân mến! Hôm nay tôi có việc bất thần phải đáp máy bay đi Hà Nội. Chúc vui khỏe. Hẹn gặp lại.”
Cô ký tên một chữ tắt “J”.

2
Những ngày và cả những tháng sau đó Tân vẫn thường đậu xe góc đường Lê Lợi - Tự Do có ý chờ người đẹp Mỹ Quốc bất thần xuất hiện. Anh biết vô vọng nhưng vẫn cứ mong, cứ đợi. Rồi Tân tự an ủi đó là một giấc mơ, một giấc mơ đẹp có thật và sẽ không bao giờ hiện ra lần nữa. Anh chợt nhớ hai câu thơ của nhà văn Duyên Anh mà anh được nghe trong trại tù: “Đời rất hiếm hoi lần Bụt hiện. Cho nên đoạn kết thảm vô cùng.” Đời mình chưa đến đoạn kết, nhưng đến nước này thì đúng là “thảm vô cùng” rồi, còn chờ còn mong gì nữa “lần Bụt hiện”. Rồi anh lại lẩn thẩn nghĩ tới bốn chữ “Hồn Bướm Mơ Tiên” - tên một cuốn truyện của nhà văn Khái Hưng. Hồn Bướm Đỗ Tân đang mơ tới nàng tiên Jacqueline Hunter. Tiên đã về vùng đất Thiên đường của Hạ giới, còn bướm thì vẫn mơ màng nơi chốn địa ngục trần gian. Buổi tối, lúc ấy gần mười hai giờ đêm Tân mới về tới nhà. Hôm nay xui xẻo chỉ chạy được ba “cuốc” xe ngắn, vừa đủ tiền chi cho hai bữa ăn. Tới trước cửa nhà Tân thấy chị chủ nhà đứng ngay trước cửa có vẻ đợi anh. Tân hơi chột dạ. Hôm nay là ngày mùng năm đầu tháng nhưng anh vẫn chưa có tiền trả tiền thuê buồng. Bà ta đợi mình về để đòi đây. Số tiền Jacqueline cho anh đã tiêu hết, “tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống”. Tân định cất tiếng xin khất ít ngày thì chị chủ nhà đã tươi cười đưa anh một tờ giấy, nói:
“Chú Tân có tin vui nè!” Tân cười nhạt:
“Tin vui? Tôi làm gì có tin vui. Giỡn làm chi chị Tư?” Chị cho tôi nợ tiền thuê buồng mấy ngày nữa nghe!”
Chị chủ nhà vẫn cười cười nói:
“Tôi nói thiệt mà! Giấy gọi chú lên Tân Sơn Nhứt lãnh quà từ Mỹ gửi.”
Tân sửng sốt: “Quà ở Mỹ gửi? Lạ nhỉ?” Từ ngày ra tù về Tân chưa hề nhận được một lá thư nào từ ngoại quốc gửi về, nói chi đến việc nhận quà! Anh có nghe tin cánh Không Quân bên Mỹ tổ chức quyên góp tiền bạc cứu trợ, nhưng chưa tới tay anh. Có lẽ vì anh chưa liên lạc được với họ. Tân khấp khởi mừng thầm yên trí đây là quà của “các bạn ta” gửi. Anh cầm tờ giấy báo tin vui bước vào nhà đến bên ngọn đèn điện vàng vọt yếu ớt. Chị chủ nhà bước theo sau luôn miệng hỏi:
“Sao? Quà của ai gửi vậy?”
Bỗng Tân đưa tay trái đặt lên ngực. Tim anh đập nhanh, dồn dập. Anh coi lại tờ giấy báo tin lần nữa Thật bất ngờ ngoài cả sức tưởng tượng của Tân. Người gửi quà là Jacqueline. Số quà nặng tới hai mươi ký. Ngày hôm sau Tân phải chạy vạy mới mượn được đủ tiền dự phỏng để đóng thuế. Tất nhiên trong số tiền này có cả tiền của chị chủ nhà. Chị cứ luôn miệng lẩm bẩm:
“Trời đâu có phụ kẻ hiền lành.”

3
Washington DC. ngày... tháng... năm....
Tân thân mến,
Khi nhận được thư này tôi hy vọng Tân đã nhận được gói quà tôi gửi. Chắc Tân ngạc nhiên lắm? Những quần áo, vật dụng, radio, cassette không phải của mình tôi đâu mà còn là của một số bạn bè phi công cùng khóa với Tân gửi đấy! Khi ở Hà Nội về nước, tôi liền liên lạc ngay với Trung Tâm Huấn Luyện Fort Worth ở Dallas nên có được một số địa chỉ các bạn đồng khóa với Tân. Biết tin anh họ mừng lắm. Sau khi nghe tôi kể hiện cảnh của anh, họ buồn rầu khổ sở và tức tốc hè nhau góp gửi cho anh một số tiền cũng như vật dụng quần áo. Về tiền được hơn một ngàn đô. Tôi đang tìm cách gửi sao cho sớm đến tay anh mà không bị mất. Tôi mong anh sẽ hài lòng về số quà tặng “đó là những tấm lòng của bạn bè” chứ không phải “sự thương hại hay bố thí” như một lần anh đã hiểu lầm. Sở dĩ chúng tôi gửi tiền và mua những món đồ cho anh là do một người bạn Việt Nam chỉ dẫn. Anh ta bảo những thứ này ở Việt Nam đang bán được giá cao. Bây giờ tôi xin nói một chút về tôi chắc anh sẵn lòng nghe? Tôi đến Việt Nam không phải để du lịch. Tôi đến Việt Nam với mục đích duy nhất tìm kiếm tung tích chồng tôi. Chồng tôi chính là Đại Úy Phi Công Edward Carter thuộc Lực Lượng Hải Quân Hoa Kỳ, người học cùng khóa và là bạn thân của anh.”

Coi tới đây Tân ngừng lại. Bất ngờ quá! Anh cố hình dung lại người bạn phi công cùng khóa Edward Carter. Sau khi mãn khóa về nước, Tân có thư từ qua lại với anh ta, nhưng chỉ được hai năm sau đó mất liên lạc. Anh nhớ mang máng là Edward Carter được thuyên chuyển tới Đệ Thất Hạm Đội ở Thái Bình Dương. Lúc học ở Mỹ, Tân và Edward Carter có nhiều kỷ niệm, nhất là những buổi cuối tuần được nghỉ đi kiếm bồ bịch, mải vui quá ngày phép, hai người bị kỷ luật. Tân thở dài. Mới đó đã mười mấy năm trôi qua. Tân coi tiếp thư:
Trong một phi vụ oanh tạc vùng Thanh Hóa, máy bay của chồng tôi bị bắn hạ. Anh được báo cáo mất tích.” Tân lại ngưng coi và đặt lá thư xuống cái bàn gỗ nhỏ cũ kỹ đặt nơi đầu giường. Anh chống tay lên cằm, suy nghĩ trong xúc động. Edward bị bắt sống hay bị chết? Nếu bị bắt sống thì nhất định Jacqueline đã biết tin, vì tất cả tù binh Mỹ đều bị nhốt trong “khách sạn Hilton ” ở Hà Nội. Tân cầm thư coi tiếp:

“Tôi không tin thông báo của chính phủ. Bản danh sách quân nhân Mỹ mất tích còn quá dài. Tôi phải tự đi tìm chồng tôi vì tôi tin chồng tôi chưa chết. Chúng tôi mới lập gia đình có một đứa con gái. Khi chồng tôi mất tích nó được hai tuổi.
Tôi đến Việt Nam lần vừa rồi là lần thứ hai. Lần trước tôi đến Hà Nội và đi nhiều nơi, kể cả Thanh Hóa. Mất hơn một tháng chẳng kiếm được tin tức gì. Một người bạn viết thư cho tôi biết ở Saigon có một “tuy-ô” cung cấp người Mỹ mất tích rất đáng tin cậy. Thế là chẳng cần đắn đo suy nghĩ, tôi vội vã book vé bay sang Việt Nam liền. Tôi đã bị lừa nhưng được gặp anh. Đúng như người bạn Mỹ của anh nhận xét. Nếu cái mũi cao thêm một chút, dài thêm một chút, và nước da trắng thì anh đúng là bản sao của chồng tôi. Sao lại có thể có hai người giống nhau như thế và sao lại có sự tình cờ gặp gỡ giữa tôi và anh như thế nhỉ? Hôm đầu tiên ngồi trên chiếc xích lô của anh, tôi ngoái lại nhìn anh, không khỏi giật mình sửng sốt. Suýt chút nữa thì tôi kêu tên chồng. Anh có biết không, trong lúc liên lạc với Trung Tâm Huấn Luyện Fort Worth tôi mới biết thêm anh là người đạt số điểm cao nhất ở khóa đó. Ông chỉ huy trưởng Trung Tâm Huấn Luyện già đã về hưu vẫn còn nhớ tới anh và không ngớt lời ca ngợi anh một thanh niên thông minh giầu nghị lực, một phi công đầy triển vọng tài ba. Nói để anh mừng nhé. Các bạn người Mỹ của anh đang vận động với chính phủ can thiệp cho anh sang Mỹ định cư đấy. Công việc này tất nhiên rất khó khăn và nhiều trở ngại, nhưng ai có quyền cấm người ta hy vọng nhỉ, có phải thế không? Từ nay tôi sẽ liên lạc thường xuyên với anh qua thư từ. Anh cần những gì có thể cho tôi biết để tôi và các bạn anh cố gắng giúp. Dưới đây là một số địa chỉ các bạn cùng khóa với anh. Anh nhớ viết thư cho họ nhé. Có mấy người mang cấp bậc Đại Tá rồi đấy. Họ sẽ có thư cho anh, nếu không có gì trở ngại về phía anh.
Chúc anh vui khỏe.
J.


Ít ngày sau, đúng như thư Jacqueline viết, có một người lạ đem đến cho Tân hơn một ngàn đô. Tân cầm số tiền trong tay mà vẫn ngỡ như mình nằm chiêm bao. Anh không nén được xúc động, tay cầm cây bút run run khi viết mấy chữ biên nhận tiền. Rồi anh thấy đôi mắt mình cay cay... Anh đã không cầm được nước mắt. Đêm đó Tâm nằm mơ thấy mình chở Jacqueline trên xe xích lô. Tới một quãng vắng vẻ Jacqueline bảo anh ngừng xe lại rồi nàng rời khỏi xe, bất thần ôm chầm lấy anh hôn thắm thiết. Khi Tân giật mình thức giấc anh cảm thấy như mùi nước hoa, mùi da thịt của nàng còn phảng phất đâu đây.


4
Tân đi tù khoảng hơn năm thì vợ anh đi lấy chồng khác, một cán bộ ngoài Bắc vào. Chính chị đã dẫn người này lên tận trại tù ép buộc Tân ký giấy ly dị với hứa hẹn sẽ can thiệp cho anh về sớm. Tân chẳng tin vào cái sự hứa hẹn này nhưng với một người vợ sớm thay lòng đổi dạ như vậy, anh không còn gì để lưu luyến cầm giữ. Anh chỉ lo ngại cho đứa con nhỏ mới ba tuổi. Nhưng anh yên tâm phần nào khi biết con mình được ông bà ngoại đem về nhà nuôi. Khi Tân từ trại tù vùng cao nguyên trở về Saigon, anh tới ngay nhà ông bà già vợ. Con gái anh đã hơn mười tuổi, gầy và hơi xanh. Nó ôm chầm lấy bố khóc như mưa. Tân định ở nhờ ông bà già vợ ít ngày nhưng căn phòng quá nhỏ hẹp mà lại chứa những năm người: ông bà già vợ, vợ chồng người em vợ và con gái Tân nên không còn chỗ cho anh. Sau bữa cơm đạm bạc chỉ có rau muống muối mè (để đãi mừng chàng rể ở tù về), Tân phải kiếm cớ đi chỗ khác ngủ, mặc dù ông bà già vợ cố giữ lại “ăn hết nhiều chứ ở hết bao nhiêu”. Đêm đó, đêm đầu tiên được sống tự do ngoài đời, Tân đã phải nằm ngủ trong mái hiên của một ngôi chùa nhỏ ở ngoại ô và phải chen chúc với đám ăn mày, xì ke ma túy. Sáng dậy gói quần áo nhỏ Tân mang từ trại tù về cũng bị “chôm” mất. Tân đi kiếm nhà một người bạn tù về trước anh và được người này giới thiệu việc làm: rửa chén đĩa một tiệm phở. Làm được mấy ngày chưa kịp lãnh lương tuần Tân bị thôi việc. Anh đã làm sứt mẻ và vỡ quá nhiều chén đĩa trong khi rửa.

Mãi Tân mới kiếm được một việc tương đối “độc lập tự do” và hợp với “khả năng” của đa số tù cải tạo về: đạp xích lô. Tuy “lao động” vất vả cực nhọc lại không ”vinh quang” chút nào Tân cũng kiếm được đủ ngày hai bữa ăn và thuê một cái buồng nhỏ trong xóm nhà lá để đêm về có chỗ ngủ. Hôm nào chạy được khá tiền một chút, anh mời cả gia đình bố mẹ vợ và cô con gái đi làm một chầu phở bình dân. Cuộc sống khó khăn chật vật nhưng Tân vẫn lấy làm hài lòng vì dù sao vẫn còn hơn gấp trăm lần trong trại tù cải tạo, có làm không có ăn. Tân cho rằng khi con người đã trải qua cuộc sống trong tù cải tạo rồi thì tất cả mọi sự trên cõi đời này đều... nhẹ như lông hồng!

Có được số tiền “ngoại viện” Tân đem một nửa “phân phối” cho bố mẹ vợ, bạn bè và cả chị chủ nhà. Riêng cô con gái Tân dẫn đi may một lúc mấy bộ quần áo và mua cho chiếc xe đạp để đi học. Tân viết thư gửi Jacqueline bầy tỏ lòng biết ơn. Với các bạn bè người Mỹ cũng vậy. Và cứ thế mỗi tháng Tân nhận được một lá thư của Jaqueline cùng một số tiền hoặc hàng hóa, có lần có cả đồ hộp thức ăn, sữa. Tạm thời qua cơn bĩ cực nhưng Tân vẫn không chịu rời chiếc xích lô. Hàng ngày anh vẫn đạp xe ra phố, không phải để chở khách như trước mà là phương tiện để anh đi đó đây thăm bạn bè ăn nhậu. Thỉnh thoảng anh đạp xe tới góc phố Lê Lợi - Tự Do tưởng nhớ tới Jacqueline và những ngày đầu gặp gỡ. Đôi mắt xanh biếc và mái tóc vàng óng ả chẩy dài xuống lưng của Jacqueline hình như lúc nào cũng hiển hiện trước mắt Tân. Có lý nào cô nàng yêu mình? Tân băn khoăn, thắc mắc, khắc khoải mãi với câu hỏi này. Và đôi lúc anh thấy nhoi nhói nơi tim khi nghĩ rằng chẳng qua cô nàng thương hại mình thôi. Trong những lá thư gửi Jacqueline, Tân đã bóng gió viết về tình cảm của mình đối với nàng, nhưng có lẽ nàng không hiểu sự tế nhị này của người Á Đông. Trong thư hồi âm, Jacqueline vẫn viết nhiều về những ngày ở Việt Nam và hỏi Tân về lịch sử, phong tục, tập quán, phong cảnh và những món ăn của người Việt. Rồi cô hỏi Tân thích nhất món ăn gì của Mỹ và nếu được sang Mỹ định cư thích sống ở đâu. Mỗi lần nhận được thư Jacqueline là buổi tối hôm đó Tân nằm mơ thấy mình sống trên đất Mỹ. Lúc thì lái máy bay, có lúc thì đi hộp đêm với bạn bè người Mỹ nhẩy đầm nhậu nhẹt say khướt. Nhưng nhiều nhất vẫn vẫn là mơ thấy sóng đôi với Jacqueline, hết đi ngắm tuyết ở vùng đồi trắng xóa miền Đông, tới shopping ở các chợ miền Nam Cali nắng ấm. Khi thức giấc Tân thấy tiếc và muốn giấc mơ cứ thế kéo dài mãi.

Buổi sáng hôm đó Tân sửa soạn đạp xích lô đi “tiếu ngạo giang hồ” có một anh công an tìm gặp. Anh ta trố mắt ngạc nhiên khi thấy người mình đi tìm gặp lại là một anh đạp xích lô. Anh ta hỏi đi hỏi lại mãi có đúng tên là Đỗ Tân không rồi mới cho biết lý do. Có ông dân biểu Mỹ muốn gặp. Tân choáng người. Một dân biểu Mỹ muốn gặp anh? Rồi trực giác bén nhậy của Tân cho biết đây là một tin lành. Tân đạp xích lô theo anh công an đến khách sạn Đại Lục nơi trước đây Jacqueline ở. Mọi người làm trong khách sạn đều nhìn Tân với cặp mắt nghi ngờ và kiêng nể. Thì ra ông dân biểu Mỹ là cựu phi công học cùng khóa với Tân. Máy bay của ông bị bắn trong một phi vụ oanh tạc miền Bắc và bị nhốt “khách sạn Hilton ” hơn năm năm thì được thả. Về Mỹ ông ứng cử và đắc cử dân biểu. Jacqueline đã gặp ông trình bầy hoàn cảnh Tân và nhờ ông can thiệp với chính phủ cộng sản Việt Nam. Ông sang đây với một phái đoàn bàn thảo chương trình viện trợ nhân đạo cho Việt Nam, trong đó có “chút việc riêng tư” là can thiệp cho Tân sang Mỹ định cư. Trước khi gặp nhà chức trách, ông muốn gặp Tân để “nhận diện” người bạn đồng khóa năm xưa.


5
Anh Hoàng thân quý,
Sau khi chia tay anh ở phi trường Tân Sơn Nhất. thấm thoát thế mà đã hơn ba tháng trôi qua. Sở dĩ hôm nay mới viết thư cho anh vì khi đặt chân tới đất Mỹ, khỏi kể nhiều anh cũng thừa biết là tôi bận lắm. Sau khi nghỉ ngơi cho tỉnh người, đồng thời cũng là để gột sạch “bụi bậm xã hội chủ nghĩa” (còn bám chút đỉnh nơi thân thể), tôi và Jacqueline lo tổ chức lễ cưới. Rồi chúng tôi đi Washington DC tới bức tường đá đen ghi tên các chiến sĩ Hoa Kỳ hy sinh trong cuộc chiến Việt Nam.Chúng tôi dành ít phút cúi đầu tưởng niệm dưới hàng chữ ghi tên Carter.Sau đó chúng tôi đi hưởng tuần trăng mật ở Honolulu. Tiếp theo chúng tôi đi thăm chỗ tôi học lái máy bay năm xưa ở hai bang Lousiana, Texas và các bạn phi công cùng khóa. Ông bạn cựu phi công đương kim dân biểu đã giới thiệu cho tôi một job hợp với khả năng: lái máy bay cho một đồn điền. Còn Jacqueline vẫn tiếp tục nghề cũ y tá bệnh viện. Con gái tôi được Jacqueline và con gái cô quý mến lắm. Hai đứa ngoài giờ học cứ quấn quýt bên nhau như hai chị em ruột. Như anh biết đấy, khi ra đi tôi đã mang theo chiếc xích lô mà tôi phải mua lại với một giá mắc người chủ mới chịu bán. Cứ chủ nhật hoặc những ngày nghỉ lễ, tôi đạp xích lô chở Jacqueline và hai đứa nhỏ chạy lòng vòng trên các đường nhỏ trong thành phố. Đây là một chiếc xe độc đáo duy nhất có ở thành phố này, nên đạp tới đâu cũng được người Mỹ vui vẻ ngắm nghía và trầm trồ giơ tay chào. Có nhiều người bắt tôi xuống xe để cho họ đạp thử và suýt nữa thì làm lật cả xe. Lâu dần người Mỹ quen mắt với chiếc xe xích lô của tôi. Chúng tôi đặt chiếc xích lô ngay trong phòng khách. Nhờ nó, tôi và Jacqueline thành duyên chồng vợ nên chúng tôi vô cùng quý và trân trọng giữ gìn nó.
Hiện tại chúng tôi đang sống tràn trề hạnh phúc. Mùa xuân của cuộc đời tuy đến muộn nhưng chúng tôi bằng lòng lắm với những gì mình đang có, đang sống. Thiên đường có thật anh Hoàng ạ! Và chúng tôi đang tắm trong suối nguồn tươi mát của Thiên Đường.
Xin chúc anh và gia đình mọi điều tốt đẹp. Thỉnh thoảng rảnh rỗi anh nhớ viết thư cho tôi nhé.

Quý mến,
Đỗ Tân.




Thanh Thương Hoàng :hoa:


Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt - Page 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt   Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt - Page 8 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Chiếc Bóng của Giọt Nước Mắt
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Lý Chiều Chiều - Thanh Thuỷ, Lương Tuấn
» Những chiếc ô 'cuốn theo chiều gió'
» CHIỀU QUÊ (Chiều Sông Quê)
» Chiếc vòng đeo tay
» Bánh Bột Chiên Trứng
Trang 8 trong tổng số 9 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Tùy bút, nhật ký, truyện ngắn-