Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
7 chữ by Tinh Hoa Today at 00:49

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 22:20

Lan Đào Viên 5 by buixuanphuong09 Sat 03 Jun 2023, 19:10

TÌNH YÊU CÂY CỎ ĐV 12 by buixuanphuong09 Sat 03 Jun 2023, 15:35

8 chữ by Tinh Hoa Sat 03 Jun 2023, 11:12

Hội thảo khoa học “Cách viết bài vị và văn cúng bằng Tiếng Việt” by buixuanphuong09 Fri 02 Jun 2023, 14:41

Phụ huynh "giật mình" khi biết lớp con 37/37 đều đạt học sinh giỏi by Trà Mi Fri 02 Jun 2023, 09:40

NÀNG ĐI MUA CUA by Phương Nguyên Fri 02 Jun 2023, 06:29

Một thoáng mây bay 9 by Ai Hoa Wed 31 May 2023, 10:11

Lục bát by Tinh Hoa Wed 31 May 2023, 06:22

LÀM GÌ CÓ “THẦN TRỐNG ĐỒNG”? by Trà Mi Tue 30 May 2023, 09:49

Vài ý kiến về vụ án “Cô giáo Lê Thị Dung” ở Nghệ An by Trà Mi Tue 30 May 2023, 09:13

EM LA Cô Gái Bạc Liêu by nguoidienviyeunguoi Tue 30 May 2023, 09:07

Chính sách cải cách ruộng đất Việt Nam (1954-1995) by Trà Mi Tue 30 May 2023, 08:36

CHUYỆN NGHỀ .. by Trà Mi Tue 30 May 2023, 08:22

NHƯỢC NGUYỆT. by Trà Mi Tue 30 May 2023, 08:18

Chút tâm tư by tâm an Tue 30 May 2023, 03:37

VIỆT NAM "THUỘC TRUNG QUỐC" BAO GIỜ? by Ai Hoa Mon 29 May 2023, 10:35

MÈO HOANG by buixuanphuong09 Sun 28 May 2023, 16:08

MÈO ĐẾN THÌ KHÓ, CHÓ ĐẾN THÌ GIÀU by Ai Hoa Sun 28 May 2023, 14:26

Đem 3280 tỷ làm đồ giả ngắm chơi! by Ai Hoa Sun 28 May 2023, 14:24

Thế giới Tình yêu by nguoidienviyeunguoi Sat 27 May 2023, 18:39

HÒ Ơ Ơ by nguoidienviyeunguoi Sat 27 May 2023, 18:24

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Fri 26 May 2023, 11:16

GÓC VƯỜN ĐÀO XƯỚNG HỌA 2023 by mytutru Fri 26 May 2023, 00:51

Chọn Cách Trả Nghiệp SC Đào Liên by mytutru Thu 25 May 2023, 21:52

Trang thơ Quang Dự by quangdu Thu 25 May 2023, 20:47

Lược sử Ukraine by Trà Mi Mon 22 May 2023, 13:14

Holodomor (Голодомо́р), nạn đói ở Ukraine by Trà Mi Mon 22 May 2023, 12:54

Ca Dao by bounthanh sirimoungkhoune Sun 21 May 2023, 22:25

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Trung Hoa thập đại danh khúc

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Trung Hoa thập đại danh khúc Empty
Bài gửiTiêu đề: Trung Hoa thập đại danh khúc   Trung Hoa thập đại danh khúc I_icon13Fri 26 Mar 2010, 03:45

Trung Hoa thập đại danh khúc Cover-10





Cổ nhạc Trung Quốc lưu truyền mười nhạc khúc nổi tiếng được xưng tụng “Trung Hoa thập đại danh khúc”. Mười nhạc khúc đó bao gồm:

1. Cao sơn lưu thuỷ
2. Quảng lăng tán
3. Bình sa lạc nhạn
4. Mai hoa tam lộng
5. Thập diện mai phục
6. Tịch dương tiêu cổ
7. Ngư tiều vấn đáp
8. Hồ gia thập bát phách
9. Hán cung thu nguyệt
10.Dương xuân bạch tuyết.

Đằng sau mỗi nhạc khúc là những giai thoại thú vị. Nghe nhạc khúc mà không biết nguyên nhân dẫn khởi nhạc khúc tất không thể đi đến tận cùng cái vi diệu của khúc ý. Mỗi nhạc khúc có những câu chuyện lịch sử và văn chương đằng sau chúng. Cần biết để có thêm hứng thú khi thưởng thức nhạc khúc.

1. Cao sơn lưu thuỷ

Cao sơn lưu thuỷ gắn liền với một giai thoại về mối tình tri âm tri kỉ giữa Bá Nha và Chung Tử Kỳ. Ngay từ thời Xuân Thu Chiến Quốc( thế kỉ 4 tr.CN), Liệt Ngự Khấu, người nước Trịnh, trong Thang vấn, sách Liệt Tử chép: “ Bá Nha chơi đàn tuyệt hay, Chung Tử Kỳ nghe đàn càng giỏi. Bá Nha chơi đàn, chí tại núi cao, Chung Tử Kỳ nói: ‘Hay thay! vời vợi tựa Thái sơn’. Chí để nơi dòng nước chảy, Chung Tử Kỳ nói: ‘Hay thay! mênh mang như sông nước’. Bất luận là chí tại cao sơn hay chí tại lưu thuỷ, Bá Nha trong mỗi khúc nhạc đều biểu hiện chủ đề hoặc tư tưởng của mình, nhờ đó Chung Tử Kỳ có thể lĩnh hội được ý tứ đó. Nghe nhạc vốn dĩ là cảm cái khúc mà người chơi gửi gắm, đạo lý này vốn dĩ đã có từ ngàn xưa vậy. Cầm phổ sớm nhất của nhạc khúc này được ghi trong Thần kỳ bí phổ. Giải thích về nhạc khúc này sách viết: “Cao sơn lưu thuỷ ban đầu chỉ có một đoạn, đến đời Đường nó được phân thành hai khúc nhạc giống nhau, không phân đoạn, đến đời Tống người ta mới phân Cao Sơn thành 4 đoạn, Lưu Thuỷ thành 8 đoạn”.

2. Quảng lăng tán

Trong truyện Kiều, khi Kiều đàn cho Kim Trọng nghe tại vườn Thúy, có đoạn:

Kê Khang này khúc Quảng Lăng
Một rằng lưu thủy hai rằng hành vân


Câu đầu chính là để chỉ khúc "Quảng lăng tán" . Nhắc đến "Quảng lăng tán", thì phải nhắc đến hai câu chuyện, chuyện của thích khách Nhiếp Chính thời Chiến Quốc và chuyện của Kê Khang. Cha của Nhiếp Chính vì Hàn Vương mà đúc kiếm, do trễ ngày giao kiếm mà bị thảm sát, Nhiếp Chính vì trả thù cha luyện đàn mười năm, nổi tiếng khắp nơi, được Hàn Vương triệu vào đàn. Nhiếp Chính nhân cơ hội này giết chết Hàn Vương rồi hủy dung tự tử để khỏi liên lụy thân nhân. Người đời sau vì cảm khái câu chuyện này mà soạn nên khúc "Quảng lăng tán". Sáu trăm năm sau, đời Ngụy Tấn, có Kê Khang là một nhạc gia nổi tiếng trong nhóm “Trúc Lâm thất hiền” đã phát triển khúc này thành một khúc nhạc tuyệt luân. Đương thời họ Tư Mã đang tiếm quyền Tào Nguỵ, Kê Khang tài giỏi nhưng tính cương liệt, đứng về phía nhà Nguỵ một mực tỏ thái độ không hợp tác với họ Tư Mã. Năm 262 sau CN Kê Khang vì tội làm loạn triều chính đã bị chặt đầu giữa chợ, trước khi chết ông đã tấu khúc "Quảng lăng tán" một lần cuối cùng rồi thốt lên rằng: "Quảng Lăng Tán từ nay thất truyền!"

3. Bình sa lạc nhạn

Thời Minh triều còn có tên Lạc nhạn bình sa, khúc điệu du dương, dìu dập, trong tiếng đàn có tiếng nhạn. Miêu tả chim nhạn đáp xuống giữa không trung, ngoái đầu ngắm cảnh.

4. Mai hoa tam lộng

Nhạc khúc thuộc loại "tá vật vịnh hoài", mượn hình ảnh tinh khiết,sự thơm ngát và sức kiên cường chống chọi với cái lạnh của hoa mai để tán tụng những người có tiết tháo cao thượng.Nửa đầu khúc nhạc giai điệu du dương, thanh u gợi lên sự cao quý và trạng thái tĩnh tại an tường của hoa mai. Nửa đoạn sau vội vàng, hấp tấp biểu hiện động thái bất khuất của hoa mai.Giai điệu tiết tấu hai đoạn đầu và cuối như là bất đồng, tương phản rõ rệt...

5. Thập diện mai phục

Nhạc khúc miêu tả tình cảnh quyết chiến oanh liệt cuối cùng của chiến tranh Sở Hán vào năm 202 trước công nguyên. Trận ấy, tứ diện Sở ca, bốn bề mai phục, Hạng Vũ phải tự tử ở Ô Giang, Lưu Bang giành được thắng lợi. Theo GS Trần Văn Khê thì “Thập diện mai phục” là một trong những bản khó đàn nhất, đặc biệt từ chương Ba đến sau có mấy đoạn khi đàn phải chen ngón giữa của bàn tay trái vào các dây làm âm thanh phát ra đục và giống như tiếng gươm giáo chạm nhau, như Nguyễn Du đã tả khi Kiều đàn cho Kim Trọng nghe khúc này:

Khúc đâu Hán Sở chiến trường
Nghe ra tiếng sắt tiếng vàng chen nhau


6. Tịch dương tiêu cổ

Là khúc nhạc trữ tình khoảng trước sau năm 1925.

7. Ngư tiều vấn đáp

Bày tỏ niềm an vui tự tại của “ngư tiều” giữa chốn rừng xanh núi biếc (thanh sơn lưu thuỷ). Nhạc khúc dùng phương thức đối thoại giữa “ngư giả” và “tiều giả”, những lúc mà nhạc khúc lên cao chính biểu đạt câu hỏi, lúc mà giai điệu thấp xuống thì biểu thị câu trả lời. Toàn khúc phiêu dật tiêu sái, biểu hiện thần thái thong dong tự tại của "ngư tiều"…

8. Hồ gia thập bát phách

“Hồ gia thập bát phách” kể về về cố sự “Văn Cơ quy hán”. Trong khung cảnh chiến loạn thời mạt Hán, Thái Diễm ( Thái Văn Cơ) lưu lạc ở đất Hung Nô 20 năm. Nàng thân tuy là sống bên cạnh của nhà vua, nhưng lòng thì luôn hoài niệm về cố hương. Lúc Tào Tháo phái người đón nàng về cố hương, nàng không nỡ rời xa hai đứa con nhỏ, niềm vui hồi hương bị nỗi đau cốt nhục chia ly bao phủ làm tâm tình nàng cực kỳ mâu thuẫn… Có thể nói đây chính là khúc bi ai nhất trong “Trung Hoa thập đại danh khúc”.

9. Hán cung thu nguyệt

Kể lại tâm tình của cung nữ thời xưa thường bị áp bức, khóc lóc thê lương, gợi nên sự đồng cảm

10.Dương xuân bạch tuyết.

“Dương xuân bạch tuyết” dùng tiếng đàn miêu tả cảnh mùa xuân sang, tuyết đang tan ra. Ở thời điểm giao mùa vẫn còn cái hơi lạnh của mùa đông nhưng đã có cái ấm áp của mùa xuân. Tiếng đàn trầm bổng khoan hòa, nhẹ nhàng như nước chảy bên tai, làm người nghe quên cả trời đất, cảm thấy trong lòng nhẹ nhàng sảng khoái, mơ màng như thấy có những tia nắng ấm áp lan tỏa lên thân mình, xa xa những lớp tuyết đang từ từ tan ra trên một cành mai gầy...
Về Đầu Trang Go down
 
Trung Hoa thập đại danh khúc
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Những dâm phụ lừng danh Trung Quốc
» THỬ NHÌN LẠI: T.T. KH. NHÀ THƠ NỮ ẨN DANH, HAY MƯỢN DANH?
» Những “mỹ tửu” nức danh đất Việt
» PhỐ ĐạI GiA !
» XIN HỎI CÁC NHẠC SƯ DANH TIẾNG
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: ♪ THẾ GIỚI ÂM NHẠC ♪ :: Nhạc Quốc Tế-