Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Today at 11:42

Một thoáng mây bay 13 by Ai Hoa Today at 11:39

Chết rồi! by Ai Hoa Today at 11:31

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 17:48

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Yesterday at 11:06

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Fri 03 May 2024, 19:13

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Fri 03 May 2024, 16:27

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 03 May 2024, 06:36

Mái Nhà Chung by mytutru Thu 02 May 2024, 00:38

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Wed 01 May 2024, 21:49

7 chữ by Tinh Hoa Tue 30 Apr 2024, 10:59

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Mon 29 Apr 2024, 08:52

5 chữ by Tinh Hoa Sun 28 Apr 2024, 22:27

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:56

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:51

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:46

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:48

Trụ vững duyên thầy by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:34

THIỀN TUỆ (diệt trừ đau khổ) by mytutru Tue 23 Apr 2024, 00:07

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:36

Bức tranh gia đình by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:09

Mẹo kho thịt by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 07:29

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 23:01

Trang Họa thơ Phương Nguyên 2 by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 22:56

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 21 Apr 2024, 06:38

Mức thù lao không ai dám nghĩ đến by Trà Mi Wed 17 Apr 2024, 11:28

KHÔNG ĐỀ by Phương Nguyên Wed 17 Apr 2024, 11:00

Cách xem tướng mạo phụ nữ ngoại tình, không chung thủy by mytutru Tue 16 Apr 2024, 11:59

Ở NHÀ MỘT MÌNH by Phương Nguyên Tue 16 Apr 2024, 09:59

HÁ MIỆNG CHỜ SUNG by Phương Nguyên Sun 14 Apr 2024, 13:29

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ???

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4  Next
Tác giảThông điệp
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ???   TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? - Page 2 I_icon13Tue 05 Mar 2024, 19:41

B. Văn Bản Học Khách Quan Và Chủ Quan
1.Thanh Tâm Tài Tử và Thanh Tâm Tài Nhân.
Các nhà Kiều học Việt Nam không phải tự dưng mặc định cuốn sách Kim Vân Kiều Truyện là của một bút danh Thanh Tâm Tài Nhân, người Hoa. Sự mặc định này có nguồn gốc chính thức từ nhận định của giáo sư Dương Quảng Hàm trong cuốn Việt Nam Văn Học Sử Yếu ấn hành năm 1943. Từ đó đến nay không ai phản biện quan điểm cụ Dương, ngược lại chỉ tìm cách hỗ trợ thêm. Những tên tuổi lớn có thể nói đến: Đào Duy Anh, Hoàng Xuân Hãn. Còn học giả đàn em và học trò như Nguyễn Thạch Giang, Trần Nghĩa, Ngô Đức Thọ….thì vô số.
Trong bài viết trên báo Tri Tân số 4 tháng 6-1941, cụ Dương đã so sánh 2 cuốn Kim Vân Kiều truyện. Một cuốn chép tay bút danh Thanh Tâm Tài Tử phát hiện trước, để tại Viễn Đông Bác Cổ Hà Nội và cuốn in có bút danh Thanh Tâm Tài Nhân phát hiện sau.
Cả hai cuốn nói trên, phát hiện đầu tiên ở Việt Nam cũng là đầu tiên trên thế giới. Theo Cụ Dương: cuốn chép tay chép chữ ‘ nhân’ bị nhầm thành ‘tử’. Bản in giấy sản xuất ở Tàu, kèm với Thánh Thán và Hoa Đường là một nhà phê bình người Hoa nổi tiếng. Vì vậy kết luận: Kim Vân Kiều truyện là tiểu thuyết người Hoa, Thanh Tâm Tài Nhân là tác giả, Kim Thánh Thán bình luận. Nguyễn Du dựa vào cốt truyện này dịch sang thơ nôm: Truyện Kiều. Nội dung này được đưa vào cuốn Việt Nam Văn Học sử yếu năm 1943, cuốn sách được xem là nền tảng sách giáo khoa văn học sử đến nay.
Để khách quan chúng tôi xem như một phiên tòa xem xét quyền sở hữu trí tuệ. Lý do để chấp nhận thụ lý hồ sơ là:
-Cả 2 bản chép tay và bản in đều không ghi niên đại, nên tự chúng không thể chứng minh cuốn nào có trước.
-Trước năm 1919, Việt Nam dùng chữ Hán, nên sách chữ Hán trước đó tại Việt Nam không nhất thiết là của người Hoa.
-Trước năm 1919 nhiều sách Việt nam in tại Tàu, nên không thể nói giấy in và nhà in của Tàu phải là sách Tàu.
Để giải quyết tranh chấp quyền tác giả của hai nước, trước hết phải xem hai bút danh này có phải là một không? Hiện nay không có bằng chứng tại Trung Hoa có bút danh Thanh Tâm Tài Tử. Tại Việt nam thì có cả 2 bút danh theo di lục :Thanh Tâm Tài Tử 1830, Thanh Tâm Tài Nhân 1902. Cũng không có cơ sở nào để khẳng định 2 bút danh là một.
Như vậy trước hết là xét tại Việt Nam rồi mới đến Trung Hoa về 2 bút danh này. Việc xem xét dựa vào bằng chứng chứ không có việc mặc nhiên thừa nhận.
2.Bản văn.
-Cuốn Kim Vân Kiều Truyện bản chép tay thấy công khai đầu tiên 1914 gồm 4 quyển ghi ở bìa chung: Thanh Tâm Tài Tử. Trong đầu mỗi quyển đều ghi như như nhau: Quán Hoa đường bình luận Kim Vân Kiều truyện, Thánh Thán ngoại thư, Thanh Tâm Tài Tử biên thứ. Cuốn này được lưu tại thư viện văn học Việt Nam ký hiệu A953, còn 2 cuốn như vậy lưu tại Thư Viện quốc gia Anh và Đại học Yale ở Mỹ. Viễn Đông Bác Cổ chuyển ra Hà Nội năm 1902, cuốn sách có mặt từ năm nào không rõ, nhưng Maspero làm việc tại Viễn Đông Bác Cổ Hà Nội từ 1904-1910 đã thấy và năm 1914 ông đã có bài viết về cuốn này. (dẫn theo Durand, trong tập Kỷ yếu 150 năm ngày sinh Nguyễn Du.
Lê Thước năm 1924 cũng đã nhắc tới cuốn này có ở VĐBC khi ông so sánh với 1 quyển in ông sưu tầm.)
-Cuốn Kim Vân Kiều Truyện bản in Lê Thước phát hiện năm 1924 chỉ một trong 4 quyển, Đào Duy Anh nói thêm là nhà Hoài Thanh cũng có một quyển, cả 2 không thấy nói rõ là quyển thứ mấy. Thấy đủ 4 quyển in công khai là bản Hoàng Xuân Hãn, sưu tập từ vài người, do cụ Dương Quảng Hàm mượn khảo sát năm 1941. Quyển 1 mất 21 trang đầu nên không kể. Quyển 4 mất 21 trang cuối nhưng phần đầu còn do đó xét được. Ba quyển 2,3,4 trang đầu ghi: Thanh Tâm Tài Nhân Biên Thứ. Tuy nhiên lại ghi khác nhau về hình thức đăng ký giữa 3 quyển, cụ thể: Quyển 2 ghi: Quán Hoa Đường bình luận Kim Vân Kiều truyện- Thánh Hâm (Thánh Hâm chứ không phải Thánh Thán ngoại thư). Quyển 3 ghi: Quán Hoa Đường bình luận Kim vân Kiều truyện - Thánh Thán ngoại thư.( giống bản chép tay A953) Quyển 4 lại ghi: Ngũ Vân lâu bình luận Kim Vân Kiều truyện ( Ngũ Vân Lâu chứ không phải Quán Hoa Đường) - Thánh Thán ngoại thư.
Giáo sư Dương Quảng Hàm mô tả đầy đủ và trung thực, nhưng ông đã suy luận một chiều. Cũng như một bức tranh người nhìn ra bà phù thủy người khác lại ra nàng công chúa vậy. Giáo sư cũng đã nhận xét: Bản in rất nhiều lỗi. Nhưng ông lại bỏ qua chuyện nhiều lỗi in khi nhận định, chỉ chú trọng từ ngữ không theo quy ước kỵ húy thời Nguyễn để kết luận bản in có trước thời Nguyễn và là sách Tàu. Sao giáo sư không nghĩ nếu sách người Tàu viết chữ Tàu mà thợ in Tàu lại khắc sai nhiều chữ? Cuốn A953 viết kỵ húy nhà Nguyễn thì rõ ràng viết thời nhà Nguyễn nên không sai. Còn người cố ý vội vàng sửa chữ cho khỏi kỵ húy nước Nam, thợ in Tàu nhìn nhập nhòe không hiểu nên mới khắc sai.
Dễ thấy rằng bản in các quyển không được in cùng lúc. Việc đăng ký hình thức bản quyền tùy tiện, chúng đã được sửa chửa từ bản chép tay để đem in, và mỗi cuốn là một người khác biên soạn sửa chửa, do đó nội dung đăng ký bản quyền chụp giựt, mỗi quyển in một khác. Như vậy cuốn viết tay A953 là bản thảo gốc không in, được biên tập bởi 1 người. Trong khi đó, các quyển của Hoàng Xuân Hãn sưu tầm do nhiều người khác sao lại cuốn A953, sửa một số từ đem in, khiến thợ người Tàu khắc sai rất nhiều từ ngữ. Theo nhà nghiên cứu Lai Quảng Nam, cuốn mà Hoàng Xuân Hãn có là bản in thử, in tại 4 nhà in khác nhau giao lại cho người đặt hàng. Chắc chắn người đặt hàng không đồng ý nên chấm dứt hợp đồng, vì vậy chỉ có 1 bản duy nhất còn lại.
Có thể đặt vấn đề ngược lại: 4 quyển in khác nhau có trước bản chép tay không? Đặt vấn đề thì được, nhưng không có gì chứng minh có trước. 4 quyển của A953 chép nội dung bản quyền thống nhất: Quán Hoa Đường Bình Luận Kim Vân Kiều truyện - Thánh Thán
Ngoại Thư - Thanh Tâm Tài Tử Biên Thứ. Nếu chép lại bộ Hoàng Xuân Hãn có thì mỗi quyển phải chép phần đăng ký bản quyền từng quyển ghi khác nhau như 4 quyển của Hoàng Xuân Hãn có. Trong khi bản A953 phát hiện trước, tên tác giả lại có di lục chuyên bàn về nội dung, danh chính ngôn thuận phần thắng đã thuộc về A953. Đó là những bằng chứng trực tiếp, không bị mâu thuẫn. Trong một phiên tòa bên nào có bằng chứng trực tiếp thì thắng, bên kia dù có biện luận bởi ngàn bằng chứng gián tiếp cũng vô ích. Nói cách khác có oan cũng đành chịu, huống chi là không bị oan. Cho nên sách giáo khoa là đại diện cho kiến thức xã hội chấp nhận, phải như một công bố quyết định của tòa, không được nói trái lại. Kêu oan thì có quyền, quyền đó xem như nằm trong biên khảo cá nhân để người khác tham khảo thêm.
Phụ vào bằng 2 chứng trực tiếp, bên thắng kiện còn lý giải thêm: một người sưu tập được cùng lúc 4 quyển cổ thư in khác nhau đã khó, lại thêm mỗi quyển lại mất nhiều trang. Như tình hình của Lê Thước, Hoài Thanh, Hoàng Xuân Hãn sưu tập từ 1924 - 1941 quyển 1 mất 21 trang đầu, quyển 4 không biết bao nhiêu tờ, chỉ còn 21 tờ đầu, vậy

thì làm sao chép lại đủ câu truyện như cuốn A953? Trong khi người sao lại từ một bản thảo nguyên vẹn A953 dễ dàng hơn, đem in từng quyển mới đủ đầu đuôi câu chuyện, thời gian sau có quyển bị xé mất các trang là chuyện bình thường. (cÒN ...) 
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ???   TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? - Page 2 I_icon13Wed 06 Mar 2024, 06:30

3. Nhân thân 2 bút danh và di lục:
a.Thanh Tâm Tài Tử và Thanh Tâm Tài Nhân ở Việt nam.
-1830 Minh Mạng có văn bản còn lưu: Thanh Tâm Tài Tử cổ kim minh lương đề tập biên: Theo nội dung văn bản, Thanh Tâm Tài Tử gồm các quan Hàn Lâm và các nhà nho tài tử. Minh mạng xem như nhóm tao đàn ngày nay. Tao đàn phải gồm nhiều người, đối với Minh Mạng là một nhóm bình giảng Truyện Kiều, gần với dạng " Kiều học" ngày nay. Nội dung chỉ đạo của văn bản này được thể hiện trong KVKT của Thanh Tâm Tài Tử. Các bài thơ, phú về Kiều của Phạm Quý Thích, Minh Mạng, Hà Tôn Quyền, Tự Đức, Nguyễn Khuyến… đều được xếp chung vào tập này. Như vậy bút danh Thanh Tâm Tài Tử được nhiều người biết rất lâu, nên không có chuyện do chép lại sách mà nhầm chữ nhân thành tử như giáo sư Dương đoán.
- Cuốn tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện được dịch sang quốc ngữ đầu tiên bởi 2 tác giả Nguyễn Duy Ngung và Nguyễn Đỗ Mục, lại có thêm ông chủ nhà in Tân dân hiệu đính, không nói rõ dịch từ cuốn nào, cũng ghi rõ bút danh Thanh Tâm Tài Tử. Dễ hiểu rằng các ông đã dịch từ cuốn A953 mới đủ tròn câu chuyện. Không thể dịch từ 4 quyển mất
đầu đuôi. Vậy bút danh này được nhiều người trước 1924 cùng biết tới trước. Ở đây xin nói thêm rằng: Cụm từ "nhà nho tài tử " xuất hiện phổ biến triều Nguyễn. Trước đó ít nhắc tới cụm từ này. Cao Bá Quát thời Tự Đức có Tài Tử Đa Cùng Phú. Nam bộ có " đờn ca tài tử ", ngày nay còn sử dụng. Tài tử là những người ham vui, phóng khoáng, yêu văn nghệ. Nhiều bài viết thời Nguyễn kể cả các học giả Tây Phương thường nhắc tới cụm từ nhà nho tài tử.
Cần nhắc thêm rằng các nhà Trung Hoa học của Pháp từ 1914 đến 1930 như Maspero, Coerdier, Durand chỉ nhắc tới bút danh Thanh Tâm Tài Tử. Năm 1941 gs Dương Quảng Hàm đã tận mắt so sánh bản in với bản A953, Thanh Tâm Tài Tử ( đã nói trên) kèm cuốn in Kim Vân Kiều Lục chữ Hán khuyết danh. Giáo Sư kết luận cuốn Kim Vân Kiều Lục khuyết danh là của Việt Nam tóm tắt truyện Kiều, tuy không nói rõ vì sao. Nhưng ngày nay thẩm tra là có căn cứ vững chắc sẽ trình bày sau. Nhưng cụ cho Thánh Thán là Kim Thánh Thán; Thanh Tâm Tài Nhân là người Hoa, Thanh Tâm Tài Tử và Thanh Tâm Tài Nhân là một, chữ Tử
子 là do chép nhầm chữ nhân 人 là một loạt suy diễn và gán ghép không bằng chứng.
-Cụm từ Thanh Tâm Tài Nhân tại Việt Nam di lục sớm nhất nhắc tới là Đào Nguyên Phổ 1898. Sau đó là Kiều Oánh Mậu, cùng gọi là: sách Thanh Tâm Tài Nhân. Bùi Khánh Diễn gọi Thanh Tâm Tài Nhân Truyện. Như vậy cả 3 ông đều gọi là nhan sách chứ không phải bút danh. Chiêm Vân Thị lại gọi Kim Vân Kiều Lục của Thanh Tâm Tài Nhân Biên Thứ. Ông gọi tên tác giả nhưng nhan sách khác. Chu Mạnh Trinh 1905 cũng
gọi như Chiêm Vân Thị, nhưng bài phú tổng luận của ông lại dẫn Kim Vân Kiều Lục.
Năm người này không ai nhắc tới Kim Vân Kiều Truyện. Người gọi truyện, người gọi lục phản ánh giai đoạn này tiểu thuyết là bản viết tay chép lại ruột Kim Vân Kiều Lục 1876 hoặc A953 nhưng chưa bìa, chưa đặt tên chính thức.
b.Thanh Tâm Tài Nhân Tại Trung Hoa:
-Không có tác phẩm, hoặc di lục nào ghi bút danh Thanh Tâm Tài Tử tại Trung Hoa.
-Cổ Thực tự nhận bút danh Thanh Tâm Tài Nhân cho Trung Hoa Dân Quốc năm 1926 thời hiện đại, sau khi cuốn sách đã dịch ra tại Việt Nam. Trước đó không có di lục nào ghi nhận tác giả và tác phẩm. Học giả Trung Hoa đến nay hoàn toàn không tìm ra nhân thân tác giả đã đành, cũng không thấy ai nhắc tới, nhưng lại biết năm sinh- tử. Tự đặt năm sinh tử (1636-1707) và quốc tịch Trung Hoa là nhận bừa. Hơn nữa bút danh Thanh Tâm Tài Nhân này lần lượt gán cho nhiều tác giả thời Minh đến Thanh (1521-1707): Từ Vị, Kim Thánh Thán, Trương Chiêu, Trương Quân, Thiên tàng chủ nhân, Từ Chấn, Tề Thế Xương đều không thành.
Nếu TTTN là có thật thì các học giả Trung Hoa không khó gì để tìm ra, thống nhất ngay từ đầu .Trong khi tại Việt Nam xác định Thanh Tâm Tài Tử là bút danh thực có từ thời Minh Mạng 1830. Bút danh Thanh Tâm Tài Nhân xuất hiện 68 năm sau đó là bút danh ăn theo. Cho nên in vào sách giáo khoa Thanh Tâm Tài Nhân Trung quốc là tác giả Kim
Vân Kiều truyện đồng thời Kim Vân Kiều truyện là nguồn gốc Truyện Kiều là việc làm phi khoa học.
Như vậy về bằng chứng trực tiếp xét rằng:
-Tại Việt nam bút danh Thanh Tâm Tài Tử xuất hiện trước bút danh Thanh Tâm Tài Nhân 68 năm.Thanh Tâm Tài Tử có di lục liên quan đến nội dung cuốn sách, có nhiều người làm chứng: Minh Mạng viết và các Hàn Lâm thừa chỉ ghi chép, có văn bản chứng minh. Do đó không thể là bút danh bị chép nhầm.
Ngược lại Thanh Tâm Tài Nhân là bút danh chỉ nghe Đào Nguyên Phổ nói 68 năm sau khi bút danh Thanh Tâm Tài Tử được xác nhận. Sách có in tên Thanh Tâm Tài Nhân nghe Lê Thước nói 96 năm sau bút danh Thanh Tâm Tài Tử được ghi nhận.
Phần sách thực chứng, cuốn in thấy được sau cuốn viết tay A953 ít nhất 27 năm, đủ thời gian sao chép lại, biên tập cuốn viết tay đem in. Bên cho tác giả Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân không chứng minh được bút danh này có trước Thanh tâm Tài Tử, không chứng minh được sách thực chứng có trước, do đó phải thua kiện như đã nói trên.
-Tại Trung Hoa ghi nhận tác giả và tác phẩm năm 1926 mà không có di lục xác định nhân thân tác giả và tác phẩm trước đó, đến nay vẫn không tìm ra di lục.
Nhận định của cụ Dương là lập thuyết thiếu sót, suy diễn cảm tính chứ không phải là kết luận dựa trên bằng chứng. Thứ nhất, cụ không nhắc tới văn bản Minh Mạng đã ghi Thanh Tâm Tài Tử từ 1830. Nói cách khác nhân thân, hoàn cảnh của người chép tên Thanh Tâm Tài Tử được biết, văn bản còn lưu. Thứ hai: giữa bản chép tay và bản in không thể quả quyết bản in có trước. Thứ ba: chữ 子 tử và 人 nhân âm đọc và nét khác
nhau. Thứ tư: từ bìa đến đầu mỗi trang A953 đều nhất quán ghi Tử. Vả lại có thể nhầm một từ trong trang văn bản, không thể nhầm tên tác giả ở bìa và mỗi đầu trang 4 quyển được. Sự khác nhau giữa tử và nhân là cố ý. Trước khi in phải có bản viết tay. Người đem in sửa lại bản thảo trước khi in chứ không hề in nhầm. Bản in cải tên tác giả và một số câu cú, từ ngữ trong văn bản một cách vội vàng, dẫn tới thợ khắc chữ để in bị lỗi nhiều chỗ trong sách.
Kết luận: bản in là bản đạo thư, nhằm mục đích thương mại hoặc mục đích khác.
(còn...
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ???   TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? - Page 2 I_icon13Wed 06 Mar 2024, 09:34

4. Tại Nhật:
Không nói đến việc học giả Việt Nam suy diễn mà xem như chân lý bao nhiêu năm:
Thanh Tâm Tài Nhân là Từ Vị ( theo giả thuyết của Lý Văn Hùng, một ký giả người
Hoa Chợ Lớn), Kim Thánh Thán là người phê bình từ cụ Dương đến Hoàng Xuân Hãn bị chính người Hoa và các học giả Tây phương bác bỏ.
Hiện nay, trường phái cho Thanh Tâm Tài Nhân người Hoa, Kim Vân Kiều truyện có trước truyện Kiều chỉ còn bám víu vào bằng chứng ở nước nước thứ 3 là Nhật Bản. Vì vậy chúng tôi xem xét kỹ.
Từ năm 1980 đến nay học giả Tàu Đổng Văn thành viện dẫn: Bách tải thư mục tại Nhât năm 1754 có ghi: Kim Vân Kiều Lục của Thanh Tâm Tài Nhân. Năm 1763 dịch ra cuốn Tú Tượng Thông Tục Kim Kiều Truyện ( truyện tranh) không được người Nhật quan tâm, bản gốc chữ Hán nay đã thất lạc. Cuốn dịch này được phóng tác thành Phong tục Kim Ngư Nữ năm 1829, bởi dịch giả nổi tiếng thời đó: Bakin nhưng đến nay cũng
không mấy ai biết.
Trước hết phải khẳng định đây là một thông tin lập thuyết từ suy diễn gán ghép chứ chưa phải bằng chứng. Thông tin từ Đổng Văn Thành tung ra từ năm 1980 lại càng đáng nghi ngờ. Đoàn Lê Giang, Trần Ích Nguyên cũng dẫn theo Đổng Văn Thành mà thôi.
Quan trọng nhất, đến khi người viết bài này, chưa ai trình ra được cuốn Bách tải thư mục, chỉ nghe theo Đổng Văn Thành giải thích rằng đó là cuốn kiểm kê hàng hóa của
hàng trăm chuyến tàu nhập vào Nhật Bản. Thực ra thông tin này Đổng Văn Thành dẫn
lại từ Tôn Khải Đệ 1931, không đáng tin cậy như phân tích ở phần trên. Cần hiểu thêm,
những chuyến hàng ở nước ngoài nhập vào Nhật lưu tại thư viện Hoàng Gia, có món hàng là bí mật quốc gia, nó thể cướp hoặc đánh cắp của nước khác, không dễ gì người ngoài được xem. Thứ hai, thông tin cuốn Hán văn nhập đã bị mất, chỉ còn bản dịch mâu thuẫn với sự thật. Thực tế thì tại Nhật vẫn có 2 bản in Hán Văn, một bản vì mất đầu đuôi
nên không có niên đại. Nhưng một bản có quyển cuối có niên đại, in tại nhà in Văn Uyên Nhật năm 1938. Tức sau khi ở VĐBC đã có cuốn A953 ít nhất 24 năm. ( Benoit, Diễn biến câu truyện Vương Thúy Kiều, từ sự kiện lịch sử Trung Hoa đến kiệt tác văn chương Việt nam, trang 319 ).
Cuốn in tại Nhật cũng không một lời giới thiệu vì sao in một bản chữ Hán vào thời điểm 1938 người Nhật không còn dùng chữ Hán. Cho thấy đây là dấu tích người Hoa hoặc người Việt thuê in lại cuốn ở Việt Nam tại Nhật, có thể làm mất đầu đuôi để hợp thức hóa cổ vật. Tám quyển in của 2 bản tại Nhật đều mất trang đầu và nhiều trang khác. Rủi thay lại còn một quyển 4 ở Nhật có năm in 1938.
Lập thuyết cho rằng Kim Vân Kiều truyện được dịch sang tiếng Nhật có tên Tú Tượng thông tục Kim Kiều Truyện. Trước hết tú tượng là truyện tranh. Thông tục được cho là truyện bình dân. Có ai trình ra cuốn truyện đó có bao nhiêu tranh chưa? Kim Kiều là nhan đề, không có chữ Vân. Tiến sĩ Đoàn Lê Giang biện giải rằng tại Nhật " thường lược bớt tên Vân" nghe đã nực cười. Dịch sang lần đầu không ai đọc thì sao gọi là thường lược? Cho rằng nhan đề Kim Kiều là gọi tắt tên nhân vật Kim Trọng- Vương Thúy Kiều, nhưng bên trong nhân vật là tên Nhật nghe có hợp lý không? Hơn nữa cuốn gọi là Tú Tượng thông tục Kim Kiều truyện lại không có lưu bản gốc trong thư viện quốc gia Nhật. Cũng không có bản in cổ năm 1774. Chỉ mới được dịch năm 2018, nội dung hệt cuốn Lý Trí Trung thì cũng như khai sinh trước đẻ sau.
Đọc nội dung Phong Tục Kim Ngư truyện ( truyện con cá vàng) của Bakin được cho là phóng tác từ Tú Tượng Thông Tục Kim Kiều Truyện, 5 cuốn viết từ 1829- 1830.. Chữ Kim không dính líu gì tới tên nhân vật Kim Trọng mà nhằm chỉ màu vàng, ngư: con cá thì chẳng liên quan gì tới Thúy Kiều. Bối cảnh lịch sử tại Nhật trong truyện trước Gia
Tĩnh khoảng 100 năm. Nội dung tóm tắt là ngư ông bắt được một con cá màu vàng khi bán xong cảm thấy tiếc, linh cảm sẽ mất con gái đầu Uwoko. Cuộc đời Uwoko giống như bao đời kỹ nữ khác, cũng có gặp gỡ Niwai Kinjuro, cũng bán thân chuộc cha nhưng bị lừa làm kỹ nữ. Cũng bị ghen tương rồi cũng trốn đi tu, được lãnh chúa Ụjigami cứu, rồi Ujigami bị lãnh chúa Tomoogi lừa giết. Nàng Uwoko trả thù đâm chết thuộc hạ
Tomoogi rồi trầm mình. Nàng cũng được ngư ông vớt, ni sư Ni kakuen cải lão hoàn sinh. Đi tu đến cuối đời 90 tuổi, trả xong nghiệp cá vàng kiếp trước đã ăn nhiều cá nhỏ.
Đoàn Lê Giang thừa nhận Kim Ngư Nữ không phải phóng tác từ bản dịch Kim Vân Kiều truyện, thì nó phải phóng tác từ Tú Tượng Thông Tục Kim Kiều truyện là bản dịch của Kim Vân Kiều Truyện thì nội dung đâu có gì khác? ( Đoàn Lê Giang và Nguyễn Đỗ An Nhiên, kỷ niệm 200 năm sinh Nguyễn Du trang 807-822).
Quan trọng nhất là ông không nhận ra Kim ngư nữ gần với cốt truyện của Kim Vân Kiều Lục hoặc là truyện Kiều của Việt Nam hơn là Kim Vân Kiều Truyện. Rõ ràng so sánh nhân vật tương ứng đổi tên thì các nhân vật rất sát với Kim Vân Kiều Lục. Các nhân vật phụ tương ứng như trong Kim Vân Kiều Truyện không có trong Kim Ngư truyện: như Mã Kiều, Bạc Hạnh, Bộ Tân, Vệ hoa Dương, La Trung Quân, Hoa Nhân, Lôi phong, Hạ
Báo, Lợi Sinh, Tuyên Nghĩa, Dụ Ân, Âm Mưu, Trương Năng…Rõ ràng nếu Phong Tục Kim Ngư Truyện, nếu có phóng tác là phóng tác Kim Vân Kiều Lục của Việt Nam, có từ khoảng 1820-1825, hoặc đọc Thu Hổ Khâu, Hổ Phách Trủy, Song Kỳ Mộng…gì đó cũng phóng tác được. Do đó không có căn cứ phóng tác từ Kim Vân Kiều truyện.
Những thông tin tiến sĩ Đoàn Lê Giang cung cấp thì không khác với thông tin của Đổng Văn Thành và dẫn từ bài viết của Hatanataka Toshio, 1971-1972. ( xem Đoàn Lê Giang và Nguyễn Đỗ An Nhiên, Đại Thi hào Dân Tộc Danh Nhân Văn Hóa Nguyễn Du, trang 807- 875, NXB Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh, 2015).
Tôi tin vào những tư liệu dưới đây để tìm ra sự thật hơn tin Đổng Văn Thành. Năm 1931 Tôn Khải Đệ trong bài viết " Đông Kinh Nhật Bản sở kiến tiểu thuyết thư mục " có nhắc tới một bản Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân tại Nhật, ông mô tả mỗi trang 8 dòng, mỗi dòng 20 chữ. Thực tế Benoit kiểm tra không có cuốn nào như thế.
Cuốn lưu tại Nhật in năm 1938 mỗi trang 10 dòng, mỗi dòng 25 chữ, hệt bản của Lê Thước thấy năm 1924 tại Việt Nam. ( Charles Benoit, Diễn biến câu truyện Vương thúy Kiều….trang 318). Rõ ràng năm 1931 Tôn Khải Đệ chưa hề tận mắt thấy cuốn Kim Vân Kiều truyện tại thư viện Hoàng gia, bịa chuyện đã đến. Đó là chưa kể, Hoa coi Nhật là kẻ thù vì tô giới Thượng Hải. Năm 1931 Nhật chiếm Mãn Châu, thư viện Đại Liên chính là thư viện Đường sắt Mãn Châu Nhật chiếm đóng của Trung Hoa, không dễ gì một người Hoa vào được thư viện hoàng gia Nhật, cũng như thư viện Đại Liên Nhật chiếm đóng để nghiên cứu. Còn nếu bản chép tay bình quân mỗi trang 8 dòng, mỗi dòng 20 chữ thì có thể là cuốn A953 ở Việt Nam, Tôn Khải Đệ có thể thấy.
Cũng trong bài viết này ông có nói sách chữ Hán đầu tiên dịch sang tiếng Nhật là cuốn Song Kỳ Mộng. (sách Tôn Khải Đệ đã dẫn, Trung Quốc thông sử, trang 135) Ông đã xếp cuốn Song Kỳ Mộng cho Từ Vị, nghĩa là ông không đồng nhất Song Kỳ Mộng với cuốn Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân là một. Vì Kim Vân Kiều truyện
theo ông đã đọc và đếm từng trang tại Nhật. (mặc dù sách ông đếm không thấy ở đâu!?
Cùng lắm là ông đọc Kim Vân Kiều Lục từ Việt Nam. Bernoit thẩm tra cũng đồng ý cuốn sách chữ Hán dịch đầu tiên dịch tại Nhật là cuốn Song Kỳ Mộng. Cho nên Tú Tượng thông tục Kim Kiều truyện nếu có, cũng nói dịch năm 1767 thì dịch từ cuốn Song Kỳ Mộng theo thuyết của học giả Trung Hoa.
Tề Như Sơn năm 1937 soạn Tiểu thuyết Tam Thập Bộ, ông đã đưa 33 tiểu thuyết lấy tên là Tiểu thuyết Câu Trần, trong đó có cuốn Song Kỳ Mộng chép tay lại từ nhà in Đàm Tích Hiên nên ông nhận định Song Kỳ Mộng xuất bản thời Minh. Ông không hề nói cuốn đó là Kim Vân Kiều truyện. ( Trần Ích Nguyên, Nghiên cứu câu truyện Vương Thúy Kiều, trang 256).
Trần Ích Nguyên nói theo Đổng Văn Thành rằng Song Kỳ Mộng là bản giản của Kim Vân Kiều truyện. Theo Trần Ích Nguyên: Tề Như Sơn không chú ý những "tình tiết sóng gió, quanh co rất nhiều" của nhân vật trong Song Kỳ Mộng chính là cuộc đời Vương Thúy Kiều. Theo cách nói đó thì bản Song Kỳ Mộng không hề giống như cuốn Kim Vân Kiều truyện rồi! Tức là chẳng những không trùng nhan đề, không trùng tên nhân vật, mà còn không trùng số phận nhân vật tức cốt truyện. Cũng là một kiểu có chút tình tiết giống nhau đem gán ghép. Cũng như ai đó muốn gán thì nói chị Dậu trong Tắt Đèn của Ngô Tất Tố là phóng tác từ hình ảnh nàng Kiều dưới chế độ phong kiến! Cuối cùng thì Trần Ích Nguyên cho Tôn Khải Đệ 1931 và Tề Như Sơn 1937 là 2 người đầu tiên may
mắn nhìn thấy Song Kỳ Mộng mà cả hai không biết nó là Kim Vân Kiều truyện vì cả hai không hề biết nó đã đổi tên thành Kim Vân Kiều vào nửa cuối đời Thanh? Xác quyết của Đổng Văn thành và Trần Ích Ngyên vô căn cứ mà mâu thuẫn. Đã nói không có di lục đến 1926 nhắc tới Kim Vân Kiều Truyện và Thanh Tâm Tài Nhân, lại nói đổi tên cuốn Song Kỳ Mộng thành Kim Vân Kiều truyện vào nửa cuối đời Thanh?. Theo Đổng
văn Thành tại thư viện Đại Liên còn một cổ bản bìa ghi: Kim Vân Kiều ( không có chữ Truyện) - Quán Hoa Đường phê bình ( không phải bình luận). Vỏn vẹn những dòng chữ đó, không hề có Thanh Tâm Tài Nhân biên thứ và Thánh Thán ngoại thư. Benoit cũng xác nhận như thế. Bìa thì ai viết gắn thêm vào chẳng được, mà lại không tên tác giả.
Ngược lại như trên đã nói, Benoit khảo chứng cuốn Song Kỳ Mộng khuyết danh là cuốn sách chữ Hán đầu tiên dịch ra tiếng Nhật. Cuốn này còn một bản ở thư viện của Havard Yenching, cũng khuyết danh. Đồng thời cũng so bản chép tay từ bản in nhà Đàm Tích Hiên mà Trần Ích Nguyên nói. Xem kỹ nội dung với cuốn Tiểu Thuyết Câu Trần, Benoit
"chắc chắn rằng" Song Kỳ Mộng là lược bản toàn tập Tiểu Thuyết Câu Trần, không ăn nhập gì với nhân vật và cốt truyện của Kim Vân Kiều Truyện cả. Rõ ràng cuốn Song Kỳ Mộng không ghi tên Thanh Tâm Tài Nhân. (Charles Benoit, sdd, trang 319-321)
Vài dẫn chứng đơn giản nhất, cũng là quan trọng nhất để thấy thông tin Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Nhân nhập vào Nhật năm 1764 là chưa có bằng chứng và mâu thuẫn với sự thật. Một sự cố ngụy tạo và ngụy biện của Đổng Văn Thành, cũng như từng gán ghép vô tội vạ hàng trăm tiểu phẩm cho rằng trích ra từ Kim Vân Kiều truyện, thậm chí nhân vật Hồng Hy Phượng trong Hồng Lâu Mộng là ảnh hưởng Hoạn Thư trong Kim Vân Kiều truyện!
(Còn...
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ???   TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? - Page 2 I_icon13Wed 06 Mar 2024, 12:24

C.Kim Vân Kiều Lục là sách gì?
Nhắc lại, giáo sư Dương quảng Hàm đã so sánh 3 cuốn: Kim Vân Kiều Lục khuyết danh, cuốn chép tay A953 Kim vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Tử và cuốn in KVKT của Thanh Tâm Tài Nhân. Ông đã kết luận KVK Lục là cuốn tóm tắt thơ Truyện Kiều, mặc dù ông không giải thích vì sao, ngày nay thẩm định là chuẩn xác. Nói rằng tóm tắt thơ Truyện Kiều tức hàm ý ra đời sau Truyện Kiều Nguyễn Du.
Tuy nhiên giáo sư không thấy được Kim Vân Kiều Lục là tiền thân của Kim Vân Kiều Truyện. Nếu chúng ta chứng minh được điều này thì có nghĩa rằng Kim Vân Kiều Truyện ra đời sau Truyện Kiều của Nguyễn Du, tức Truyện Kiều có trước Kim Vân Kiều truyện không phải là án oan.
Kim Vân Kiều Lục có một số phận đặc biệt, nó được biết tới lần đầu năm 1884 khi Trương Minh Ký gửi cho Abel des Michels, bản in tại Hà Nội năm 1876. Nó được nhắc lại bởi gs Dương Quảng Hàm năm 1941, nhưng cuốn 1876 Trương Minh Ký gửi Abel hiện nay không biết ở đâu. Trần Ích Nguyên tham khảo là cuốn in năm 1888, 1896 và các bản chép tay trong đó có một bản AC521, không biết ai viết và viết năm nào, ông
không thấy có dị bản quan trọng. Ông đánh giá Kim Vân Kiều Lục rất cao năm 2003, nhưng mãi đến 2015 Phạm Tú Châu mới dịch bản này, không thấy ai quan tâm nhận xét vì sao Trần Ích Nguyên đánh giá là quốc bảo.
Sách được ông Abel des Michelle ghi đầu tiên ở phần ghi chú Lời giới thiệu cuốn dịch thơ Kiều sang tiếng Pháp năm 1884. Ông này đã nghe đồn có một cuốn sách chữ Hán Kim Vân Kiều nhưng chưa thấy. Khi sách lên khuôn in ông mới nhận được từ Trương Minh Ký ở Saigon gửi sang, nên viết đôi dòng ghi chú trong lời giới thiệu. Ông đã hiểu lầm cuốn Kim Vân Kiều Lục là cổ thư Trung Hoa, là nguồn gốc Truyện Kiều. Ghi chú
của ông vì vô tình hay cố ý bị dịch " nhầm" thành Kim Vân Kiều Truyện. Dẫn tới nhiều người viện dẫn để chứng minh thêm rằng Kim Vân Kiều Truyện đã xuất hiện từ trước 1867. Người tham khảo đời sau sẽ không có gì tranh cãi. Rất may là sau khi chúng tôi ý kiến tháng 5/2020 đã chỉnh lại là Kim Vân Kiều Lục, tuy nhiên ắt nhiều người chưa biết thông tin này.
Trần Ích Nguyên cũng đã tỏ ra lúng túng khi phát hiện cuốn Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Tử và Thanh Tâm Tài Nhân có sử dụng một bài thơ của Kim Vân Kiều Lục AC521, có nghĩa là KVK Truyện phải ra đời sau Kim Vân Kiều Lục, nhưng ông làm ngơ không nói ra ý đó.
Mặc dù giáo sư Dương Quảng Hàm đã nhắc tới năm 1941 các nhà Kiều học lớn của Việt Nam như Đào Duy Anh, Hoàng Xuân hãn… cũng đã làm ngơ cuốn này. Khi Phạm Tú Châu tự ái trước lời lẽ ngông cuồng hạ bệ Nguyễn Du của Đổng Văn Thành học giả Hoa Lục, bà đã từng phản biện yếu ớt, nhưng bà lại có công khi dịch Kim Vân Kiều Lục sang quốc ngữ năm 2015. Do đó đến nay giới Kiều học Việt Nam còn nhiều người chưa đọc huống chi là người ngoại đạo và sinh viên học sinh.
1.Đặc điểm của Kim Vân Kiều Lục:
a. Hình thức:
Nhan đề trùng với tên với trường thi Kim Vân Kiều Nguyễn Du ( tên được Minh Mạng đổi thay cho Đoạn Trường Tân Thanh. Chỉ khác chữ Lục. Lục trong tiếng Hán là sách viết bằng văn xuôi. Vì sách khuyết danh, viết bằng văn xuôi tiếng Hán nên nếu cuốn này lọt sang Trung Hoa hay nước khác đương nhiên cũng bị nhầm là sách Trung Hoa như
Abel des Michelle đã nhầm.
b.Nội dung:
Nội dung trùng khớp với bố cục truyện Kiều viết bằng chữ hán, văn xuôi diễn theo lời thơ Truyện Kiều. Bổ sung 52 bài thơ dài ngắn mà Truyện Kiều không có. Đó là những bài thơ diễn đạt tâm trạng của nhân vật truyện Kiều và những bài Truyện Kiều có nhắc nhưng không thể hiện nội dung. Ví dụ khi Truyện Kiều viết Kiều viếng mã Đạm Tiên:
-Rút trâm sẳn giắt mái đầu
Vạch da cây vịnh bốn câu ba vần
Thì Kim Vân Kiều Lục viết: " Kiều rút trâm vạch da cây phù dung viết:
Tuyền hạ giai nhân tri dã vô
Hồng nhan thùy thị cánh vô phu
Lạc nhạn trầm ngư mê khách tứ
Thê lương phong nguyệt xúc nhân sầu"
(khác với trong KVK Truyện là bài thất ngôn bát cú)
c.Xác định Kim Vân Kiều Lục là tác phẩm của người Việt:
Năm 1884, ông Abel đã lầm đây là cuốn tiểu thuyết của Trung Hoa mà Nguyễn Du đã dựa vào nó chuyển ra thơ Kiều vì ông biết tiếng Hán nhưng không rành cổ văn Việt.
Đến nay ta không biết bản in năm 1876 là in từ bản nào trong 6 bản còn lưu tại Thư viện Văn Học, có thể không phải bản 1888 mà Phạm Tú Châu dịch có in đầu chính văn bài thơ của Phạm Quý Thích, cuốn 1876 có thể là bản viết tay ký hiệu AC 521.
Giáo sư Dương Quảng Hàm chỉ nói Kim Vân Kiều Lục là cuốn tóm tắt Truyện Kiều, tất nhiên ám chỉ tác giả người Việt. Chúng tôi xác định ý kiến của giáo sư là đúng vì trong các bài thơ thể khúc nhiều lần dùng những câu của Chinh Phụ ngâm khúc:
Ví dụ:
Chinh phụ ngâm:
Thiên địa phong trần
Hồng nhan đa truân
Du du bỉ thương hề thùy tạo nhân
Cổ bề thanh động Trường Thành nguyệt
Kim Vân Kiều Lục:
Du du bỉ thương thùy tạo nhân
Hồng nhan hà tự cánh đa truân.
CPN:
Tu du trung hề đối diện
Khoảnh khắc lý hề đăng trình.
……….
Tương cố bất tương kiến
KVKL lặp lại:
Tu du hề đối diện
Khoảnh khắc hề đăng trình
…..
Tương cố bất tương kiến
Hoặc CPN:
Vọng vân khứ hề lang biệt thiếp
Vọng sơn khứ hề thiếp tư lang
KVKL:
Vân khứ hề lang biệt thiếp
Vân quy hề thiếp tư lang

Còn cả chục dẫn chứng nữa, song bấy nhiêu cũng đủ chắc chắc rằng Kim Vân Kiều lục tác giả là người Việt, vận dụng thơ Việt. Hơn nữa tác giả này ảnh hưởng lối văn ngôn, lẫn hình thức khúc vốn thịnh hành thời Lê mạt. (Còn...
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ???   TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? - Page 2 I_icon13Wed 06 Mar 2024, 15:01

3. Ảnh hưởng của Kim Vân Kiều Lục.
Không phải ngẫu nhiên mà Trần Ích Nguyên gọi Kim Vân Kiều Lục là "quốc bảo" của Việt Nam. Kim Vân Kiều Lục là hậu thân của Truyện Kiều nhưng lại là tiền thân của Kim Vân Kiều Truyện. Kim Vân Kiều Lục ảnh hưởng lên rất nhiều tác phẩm của Việt Nam khi tác phẩm đó phóng tác truyện Kiều. Nói cách khác các tác giả trong thế kỷ 19 khi phóng tác truyện Kiều đã tham khảo Kim Vân Kiều Lục. Những tác phẩm kể đến lần lượt là: Đào Hoa Mộng Ký 1 và 2, của Mộng Liên Đường, Tuồng Kim Vân Kiều của Ngụy Khắc Đản, Kim Vân Kiều Trò khuyết danh, Phong Tình Lục Thúy Kiều Thực sự của Trương Minh Ký. Các tác phẩm này đều không hề nhắc mình tham khảo Kim Vân Kiều Truyện mà chỉ nhắc đến Đoạn Trường Tân Thanh và Kim Vân Kiều Lục, và cũng không hề mượn chi tiết cá biệt nào của Kim Vân Kiều truyện tự vẽ ra sau này.
Ví dụ
- Đào Hoa Mộng Ký 1 của Mộng Liên Đường nói về sở thích hai chị em Lan và Huệ ( là kiếp sau của Thúy Kiều và Thúy Vân theo như giải thích từ đầu, tác phẩm còn gọi là
Tục Đoạn Trường Tân Thanh 1) :
" Canh khuya nguyệt gác ngàn sương
Chị em thường giở Đoạn Trường kể chơi
Thật là :
Đoạn trường tỉnh mộng căn duyên tỏ
Bạc mệnh ngừng dây, oán hận dài
Một tấm tài tình, muôn thuở lụy
Tân thanh thương xót chính vì ai"
(3 câu sau nhắc lại bài Thính Đoạn Trường Tân Thanh của Phạm Quý
Thích, không hề nói tới Kim Vân Kiều Truyện)
¬-Đào Hoa mộng ký 2 của Cấn Phong Hà Đạm Hiên viết:
Bao nhiêu cổ tích xem tường
Kim Vân Kiều Lục lại càng thích xem
( Không hề nhắc tới KVK truyện, Thanh Tâm Tài Nhân Truyện)
Kim Vân Kiều Trò là một vở chèo, mở đầu:
Mừng triều Gia Tĩnh
Thiên hạ bình khang
Quận Lôi Châu viên ngoại họ Vương.
Kim Vân Kiều Lục là tác phẩm duy nhất nói Kiều quê ở Lôi Châu. Kim Vân Kiều truyện nói Kiều quê ở Bắc Kinh. Vậy soạn giả chỉ đọc Kim Vân Kiều lục không đọc Kim Vân Kiều truyện vốn ra đời sau.
Ngoải ra Kim Vân Kiều Lục còn ảnh hưởng đến giới Nho học thời đó, Họ đã xem nó là"
tín sử " để chú giải truyện Kiều. Ví dụ Chu Mạnh Trinh trong Thanh Tâm Tài Nhân Thi Tập Tự 1905 cũng nhắc tới Lôi Châu:
Kim sử:
Duyên đề tặng phiến, Liêu Dương bất quy thúc phụ chi tang
Biến khởi mại ti, Lôi Châu đức biện oan dân chi án Bản Kiều Bùi Khánh Diễn 1912 cũng trích nguyên văn của Kim Vân Kiều Lục, cũng nói
giấc mộng hoa đào, nhưng gọi là Thanh Tâm Tài Nhân Truyện. Như vậy cả Chu Mạnh Trinh lẫn Bùi Khánh Diễn cũng chỉ đọc Kim Vân Kiều Lục (bản Kim Vân Kiều Truyện sau này nói quê Kiều ở Bắc Kinh và không có chi tiết giấc mộng hoa đào)
Ngoài Truyện Kiều, tất cả những sáng tác nói trên đều có những chi tiết riêng mà Kim Vân Kiều Truyện sau này có mượn ít nhiều để hoàn thành tiểu thuyết chương hồi của mình.Việc này xin dẫn chứng ở bài chuyên đề : Những tác phẩm góp phần hình thành Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tử. Ở đây chúng tôi trích một phần về quan hệ trước sau của Kim Vân Kiều Lục và Kim Vân Kiều Truyện, để khẳng định Kim Vân

Kiều Lục được nhắc tới trước.  (Còn...
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ???   TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? - Page 2 I_icon13Wed 06 Mar 2024, 15:03

4.Kim Vân Kiều Lục với Kim Vân Kiều truyện.
Luận điểm của vài nhà nghiên cứu nguồn gốc Truyện kiều hiện nay là theo đuôi Đổng Văn Thành và Trần Ích Nguyên thấy cũng thật lạ lùng. Các vị có thể đem mọi truyện, kịch từ Trung Hoa đến Nhật Bản, không cùng nhan đề, tên nhân vật cũng không trùng khớp, số phận nhân vật khác với Kim Vân Kiều truyện lại cho là trích dẫn từ Kim Vân Kiều truyện, hoặc là gợi ý Thanh Tâm Tài Nhân viết Kim vân kiều truyện!?
Trong khi đó giữa KVK Lục và KVK Truyện, nhan đề sách, tên nhân vật trùng khớp, cốt truyện khớp nhau từng diễn biến, hình thức văn xuôi xen thơ diễn nội tâm nhân vật cũng khớp nhau lại cho là hai tác phẩm độc lập!? Một sự thiên vị đến lố bịch, tráo trở.
Vì sao không so sánh thêm nội dung để biết truyện nào đã phóng tác truyện nào ?
Thực tế so nội dung chi tiết phóng tác, Kim Vân Kiều Lục không mượn chi tiết nào của Kim Vân Kiều Truyện, chỉ diễn thơ Kiều do đó tên nhân vật không thêm không bớt. Ví dụ chỉ nói Kim Trọng, Mã Giám Sinh, Thúc Sinh chứ không nói thêm: Kim Thiên Lý, Mã Bất Tiến, Thúc Thủ… Ngược lại Kim Vân Kiều truyện đã mượn chi tiết của KVK Lục sử dụng lại.
Sau đây là vài chi tiết:
-Bản Kim vân Kiều Lục ký hiệu AC 521, không xác định niên đại, tác giả, 96 trang, ở trang 64, đoạn Kiều trầm mình sông Tiền Đường có để lại bài thơ Tuyệt Mệnh sau:
Thập ngũ niên tiền hữu ước
Kim triêu chi ( phương) đáo Tiền Đường
Bách thế quang âm hữu thước
Nhất sinh sự nghiệp (thân sự) hoàng lương
Triều tín thôi nhân khứ dã
Đẳng gian (nhàn) khước liễu (liểu khước) đoạn trường
Bài thơ này lại xuất hiện ở hồi thứ 19 của KVKT Thanh Tâm Tài Tử ( và TT Tài Nhân), cũng trong đoạn Kiều trầm mình. Chỉ bị đổi 3 từ và đảo 2 từ kép. Chữ trong ngoặc trên đây là do KVKT đổi.
-Truyện Kiều Nguyễn Du chỉ tả một câu Mã Giám Sinh mặc cả khi mua Kiều:
Cò kè bớt một thêm hai
Hồi lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm
Kim Vân Kiều Lục phóng tác thêm chi tiết: Mã giám sinh xin nộp tiền xanh 500 xâu.
Kim Vân Kiều Truyện cũng lặp lại Mã Giám Sinh mua Kiều 500 tiền xanh.
Thêm vào đó đến đoạn sau, KVK Lục phóng tác Tú Bà đòi Thúc Sinh trả vốn 500 tiền xanh. Kim Vân Kiều Truyện cũng viết Thúc Sinh nhờ người thương thuyết chỉ trả vốn cũng đúng 500 bạc xanh.
Làm thế nào mà 2 tác phẩm độc lập lại trùng hợp chi li đến thế? Như vậy chỉ cần lượt qua đã có đủ yếu tố tổng thể đến chi tiết để kết luận: KVK Lục và KVK Truyện không những có quan hệ với nhau mà KVK Lục còn là tiền thân của KVK Truyện. Nói một cách ví von Truyện Kiều có con đẻ là Kim Vân Kiều Lục, Kim Vân Kiều Lục đẻ tiếp đám cháu lai Kim Vân Kiều Truyện.

Xin nói thêm hồi thứ 19, Kim Vân Kiều truyện đã mượn bài Tuyệt bút của Kim Vân Kiều Lục đã dẫn trên, cộng với mượn bài Chiêu Hồn Khuất Nguyên của Tống Ngọc thay cho bài Kim trọng điếu Thúy Kiều, chứng tỏ sự vội vàng cho việc in sách. Kim Trọng khi còn thư sinh đã ngâm vịnh với Kiều bao nhiêu bài thơ. Đến khi là một tiến sĩ, lại không viết nổi một bài phúng điếu cho người yêu, phải mượn bài của một học trò đàn ông khóc ông quan Khuất Nguyên, thật là nực cười! Rất mong các vị yêu truyện Kiều nhất là các nhà Kiều học hãy nghiên cứu nghiêm túc Kim Vân Kiều Lục. (Còn... 
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ???   TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? - Page 2 I_icon13Wed 06 Mar 2024, 18:32

Chương Hai
SỰ HÌNH THÀNH KIM VÂN KIỀU LỤC DẪN TỚI KIM VÂN KIỀU
TRUYỆN CỦA THANH TÂM TÀI TỬ.
I. Tóm tắt.
Hiện nay còn lưu được trên 300 tác phẩm chữ Hán và Nôm, với mọi loại hình văn học, nghệ thuật lấy cảm hứng từ Truyện Kiều. Bao gồm thơ, phú, tiểu thuyết, ca kịch như chèo, tuồng, cải lương, kịch nói, phim ảnh trước 1925, nghĩa là 100 năm về trước.
Trong loại hình tiểu thuyết những tác phẩm dài hơi cần kể đến: Kim Vân Kiều lục, Tục Đoạn Trường Tân Thanh, Đào Hoa Mộng Ký diễn ca, Kịch Truyện Túy Kiều, Kim Vân Kiều Trò và Kịch Phong Tình Lục Thúy Kiều Thực Sự và cuối cùng là Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Tử rồi của Thanh Tâm Tài Nhân. Các tác phẩm trên xét về năm được công bố theo thứ tự thời gian trước đến sau như trên. Nhưng để thêm vững
chắc chúng tôi xét tên nhân vật, nội dung cũng đều là kế thừa nhau.
A.Truyện Kiều và Kim Vân Kiều Lục:
Người bàn đến nguồn gốc truyện Kiều mà không đọc kỹ Kim Vân Kiều Lục thì cũng xem như chưa chưa biết gì. Dù tác giả KVKL là ai, Phạm Quý Thích hay ai khác nữa thì đó cũng là tác phẩm của Việt Nam ra đời sau truyện Kiều. Hiện nay có tới 6 dị bản chữ Hán còn lưu trong thư viện Văn Học, Phạm Tú Châu dịch lại năm 2015 trên cơ sở cuốn in năm 1888. Còn quyển in năm 1876, Trương Minh Ký giao cho ông Abel des Michel
năm 1884, đến nay chưa nhà nghiên cứu tìm hiểu. Kim Vân Kiều Lục, kể cả Trần Ích Nguyên cũng xác định là tiểu thuyết Việt Nam. Ông nhận định thế vì dựa vào văn phong của Việt Nam. Điều này hoàn toàn đúng. Bởi vì chúng tôi phát hiện trong đó rải rác sử dụng nhiều lần các câu thơ trong thơ chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn và bài thơ của
Phạm Quý Thích in ở trang đầu. Nhưng ông cho rằng hai tác phẩm Kim Vân Kiều Lục không quan hệ với Kim Vân Kiều truyện là sai. Vì ông không phát hiện Kim Vân Kiều truyện đã mượn nhiều chi tiết của Kim Vân Kiều Lục sẽ dẫn chứng sau.
Kim Vân Kiều Lục diễn văn xuôi đi sát truyện Kiều, kể cả tình huống và nhân vật. Chỉ bổ sung thêm 52 bài thơ truyện Kiều nhắc tới nhưng không có nội dung. Ví dụ Truyện Kiều viết khi Kiều viếng mã Đạm Tiên:
Rút trâm sẳn giắt mái đầu
Vạch da cây vịnh, bốn câu ba vần
Nhưng bài thơ đó tứ tuyệt đó không có. Trong khi KVK Lục diễn:"… Kiều bèn thắp hương thì thầm cầu khấn, loanh quanh mãi không thôi. Lại rút trâm đề thơ lên cây phù dung rằng:
Tuyền hạ giai nhân tri dã vô
Hồng nhan thùy thị cánh vô phu
Lạc nhạn trầm ngư mê khách tứ
Thê lương phong nguyệt xúc nhân sầu."
( Suối vàng người đẹp biết hay không
Má thắm vì đâu chẳng có chồng
Cá lặn chim sa mê mẩn khách
Thê lương trăng gió khiến người sầu)
Phạm Tú Châu dịch)
Xác định Kim Vân Kiều Lục là cuốn diễn văn xuôi của Truyện Kiều, mà Kim Vân Kiều truyện lại mượn chi tiết của Kim Vân Kiều Lục tức là Kim Vân Kiều Truyện ra sau Kim Vân Kiều Lục. Tác giả Trung Hoa không khi nào lại kế thừa tác giả Việt Nam, cùng với bút danh Thanh Tâm Tài Tử xuất hiện tại Việt Nam thì cuốn tiểu thuyết văn xuôi Kim Vân Kiều Truyện là của Việt Nam.
B. Kim Vân Kiều Lục với Tục Đoạn Trường Tân Thanh và Đào Hoa Mộng Ký diễn ca.
Với cái tên Tục Đoạn Trường Tân Thanh kèm tác giả Mộng Liên Đường, khỏi cần chứng minh cũng biết nó có sau truyện Kiều. Lời thơ Nôm lại mượn ngôn ngữ Truyện Kiều dày đặc. Trong tác phẩm này, Mộng Liên Đường chỉ trước rằng tác giả Hà sinh sẽ viết tiếp. Quả nhiên có Đào Hoa Mộng Ký diễn ca của Cấn Phong Hà Đạm Hiên tiếp Tục Đoạn Trường Tân Thanh. Trong Đào Hoa Mộng Ký có cho nhân vật hai chị em Lan
nương và Huệ nương vốn là kiếp sau của Thúy Kiều và Thúy Vân đã đọc Kim Vân Kiều Lục: " Kim Vân Kiều Lục lại càng thích xem" Cả hai tác phẩm có chen văn xuôi kèm thơ.
Hai tác phẩm này cần được nhắc tới cùng KVK Lục, ngoài tính tính kế tục của Truyện Kiều rõ ràng, còn vì về hình thức cũng như Kim Vân Kiều lục là mô hình tiểu thuyết văn thơ xen kẻ cho KVKT sau này. KVKT dựa vào sườn Kim Vân Kiều Lục góp nhặt đôi chi tiết khác trong truyện thơ Việt Nam để phóng tác thành một tiểu thuyết chương hồi.
Ở đây cần nhấn mạnh, KVKT của Thanh Tâm Tài Tử có mượn chi tiết giấc mộng hoa đào của Kim Vân Kiều Lục. Ngoài ra tên cha của của Lan và Huệ tên Vương Tùng, để nâng tên đời trước Vương ông tên Vương Lưỡng Tùng. Nói cách khác KVKT ra đời sau Đào Hoa Mộng Ký diễn ca, đương nhiên ra sau Kim Vân Kiều Lục, thì chắc chắn có sau truyện Kiều. KVKT là tiểu thuyết phóng tác cuối cùng từ Truyện Kiều. Mọi khẳng định
KVKT có trước Nguyễn Du chỉ là suy diễn hai nội dung giống nhau mà không đưa ra bằng chứng liên quan để biết tác phẩm nào có trước.
C. Kim Vân Kiều Lục với Kim Vân Kiều truyện.
Luận điểm của vài nhà nghiên cứu hiện nay là theo đuôi Trần Ích Nguyên cũng thật lạ lùng. Các vị có thể đem mọi truyện, kịch từ Trung Hoa đến Nhật Bản, không cùng tên nhân vật cũng không trùng khớp số phận nhân vạt với Kim Vân Kiều truyện lại cho là trích dẫn hoặc làm nên KVKT của Thanh Tâm Tài Nhân. Còn KVKL và KVKT tên nhân vật trùng khớp, hình thức tiểu thuyết giống nhau văn xuôi diễn cốt truyện khớp
nhau từng diễn biến, xen thơ diễn nội tâm nhân vật cũng khớp nhau lại cho là hai tác phẩm độc lập!? Một sự thiên vị đến lố bịch, tráo trở. Tại sao không so sánh thêm nội dung để biết truyện có trước?
Trong thực tế khi so nội dung chi tiết phóng tác Kim Vân Kiều truyện đã mượn chi tiết của KVK Lục sử dụng lại.
Sau đây là vài chi tiết:
-Bản Kim vân Kiều Lục ký hiệu AC 521, không xác định niên đại, tác giả, 96 trang, ở
trang 64, đoạn Kiều trầm mình sông Tiền Đường có bài thơ sau:
Thập ngũ niên tiền hữu ước
Kim triêu chi ( phương) đáo Tiền Đường
Bách thế quang âm hữu thước
Nhất sinh sự nghiệp (thân sự) hoàng lương
Triều tín thôi nhân khứ dã
Đẳng gian (nhàn) khước liễu (liểu khước) đoạn trường
(Mười lăm năm xưa có hẹn
Sớm nay mới đến Tiền Đường
Trăm năm bóng câu chớp nhoáng
Một đời giấc mộng hoàng lương
Tiếng sóng giục người đi khuất
Thênh thang chút nợ đoạn trường
Tô Nam dịch)
Bài thơ này lại xuất hiện ở hồi 19 KVKT của Thanh Tâm Tài Tử, kể cả cuốn có tên TT Tài Nhân, cũng trong đoạn Kiều trầm mình. Chỉ bị đổi 3 từ và đảo 2 từ kép. Chữ trong ngoặc là do KVKT đổi.
-Truyện Kiều Nguyễn Du chỉ tả một câu Mã Giám Sinh mặc cả:
Cò kè bớt một thêm hai
Hồi lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm
Kim Vân Kiều Lục lại diễn thêm chi tiết: Mã giám sinh xin nộp tiền xanh 500 xâu. Kim Vân Kiều Truyện cũng lặp lại Mã Giám Sinh 500 tiền xanh.
Thêm vào đó, KVK Lục phóng tác Tú Bà đòi Thúc sinh trả vốn 500 tiền xanh. Kim Vân Kiều Truyện cũng viết Thúc Sinh nhờ người thương thuyết chỉ trả vốn cũng đúng 500 bạc xanh.
Như vậy có đủ yếu tố tổng thể và chi tết KVK Lục và KVK Truyện có quan hệ với nhau.

Như trên đã nói, vì KVKT mượn chi tiết của Đào Hoa Mộng Ký nên KVKT có sau cùng.  (Còn...
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ???   TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? - Page 2 I_icon13Wed 06 Mar 2024, 20:25

D.Tổng thuyết Minh Mạng và Hoa Tiên truyện với Kim Vân Kiều Truyện. Sự kiểm chứng.
1.Truyện Hoa Tiên:
Truyện Hoa Tiên của Nguyễn Huy Tự, vai cháu rễ Nguyễn Du nhưng lớn hơn ông đến 24 tuổi, đã ảnh hưởng lên Nguyễn Du cách mở đầu cho tiểu thuyết luận đề và bố cục đoạn cuối: Kiều sống lại, sẽ bàn sau. Ở đây chỉ trích đoạn mở đầu Hoa Tiên Truyện so với lời bình của Kim Thánh Thán.
Lời Bình Kim Thánh Thán mở đầu như sau: " Thân em như vóc đại hồng. Tấm vóc đại hồng kia, có đường ngang có đường dọc, mà đường ngang bộ sách này tức là chữ tình, đường dọc này tức là chữ khổ vậy. Người ta nhân cảnh ngộ mà sinh tình, vì gặp gỡ mà nên khổ" ( Truyện Kiều và Kim Vân Kiều truyện, bản dịch Tô Nam Nguyễn Đình Diệm
1971)
Đọc đoạn này, thấy quen quen với cách ví von của Việt nam đã viết đâu đó. Kim Thánh Thán mà sao có suy nghĩ và ví von giống người Việt quá. Chẳng trách mọi học giả Tây Tàu tất cả đều phân tích Kim Thánh Thán giả. Hóa ra ông Kim Thánh Thán này người Việt, ông đã gom ý, lời của người Việt để mà bình luận: Hoa Tiên:
Trăm năm một sợi chỉ hồng
Buộc người tài sắc vào trong khung trời
Ca dao:
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
Minh Mạng: Từng thấy :
Tài làm cho người ta lâm vào cảnh ngộ
Tình cũng vì cảnh ngộ mà phải đổi đời
Người ta có thể nghĩ rằng đó chỉ là sự trùng hợp chưa đủ cơ sở kết luận TT Tài Tử là người Việt. Vậy xét thêm trường hợp sau đây.
2.Tổng thuyết Minh Mạng 1830
Ra đời 10 năm sau Nguyễn Du quy tiên. Ngoài việc văn bản đề cập đến cụm từ Thanh Tâm Tài Tử, xét nội dung lời bình truyện Kiều, Minh Mạng có so sánh thân phận Kiều với các nhân vật: Tây Thi, Thôi Oanh Oanh, Điêu thuyền, Chiêu quân. Dương quý phi… Minh Mạng so sánh bởi vì trong thơ Kiều không có tên các nhân vật này:
Tuy nhiên:
Đã có người tài tình hơn đời
Tất có việc tài tình hơn đời.
Tây Thi sau khi tắm gội
Vẻ băng tuyết hiện lên.
Chiêu Quân chẳng mượn hoạ màu
Khúc Tỳ bà còn để lại.
Xét tấm lòng u uẩn , mới hay lòng dạ sắt son.
Dẫu nghe khúc Tư Mã " Cầu hoàng"
Nhưng khác gì Trác Văn Quân bên lò cất rượu.
Tuy cũng giống Thôi Oanh Oanh, ngâm câu thơ " Đãi nguyệt "
Trong lời mở đầu Kim Vân Kiều truyện,Thanh Tâm Tài Tử lại cũng so sánh Kiều với đúng tên của nhân vật Minh Mạng đã đề cập:
"Xưa nay đại phàm những bậc giai nhân tuyệt sắc, thường không hưởng hạnh phúc giàu sang, mà hay gặp những cảnh khắc khe, khổ sở. Xem như Chiêu quân, Quý Phi, Phi Yến, Linh Đức, Tây Tử, Điêu Thuyền…toàn là bậc hương trời sắc nước cả, nhưng số mệnh có ai ra gì đâu".(KVKT)
3. Kịch của Ngụy Khắc Đản và Trương Minh Ký.
Các vở kịch, tuồng của Trung Hoa được gán là trích từ Kim Vân Kiều truyện, hầu hết là khác tên nhân vật, nội dung chỉ na ná Kim Vân Kiều truyện vài đoạn. Không một tác phẩm nào vừa trùng tên vừa trùng cảnh một lúc với Kim Vân Kiều truyện. Trong khi đó vở tuồng Túy Kiều của Ngụy Khắc Đản, một ông quan thời Tự Đức thì hệt lời thoại của Kim Vân Kiều truyện. Nếu Kim Vân Kiều Lục là cái sườn văn ngôn, thì lời thoại trong tuồng của Ngụy Khắc Đản viết trước 1872, Trương Minh Ký chuyển quốc ngữ 1897, đủ cho Thanh Tâm Tài Tử làm nên KVKT. Các nhà nghiên cứu sao lại bỏ qua những tác phẩm logic với nhau? Ngụy Khắc Đản phóng tác Tuồng Kim Vân Kiều, lấy đúng tên truyện Kiều thời đó mà không hề nhắc tới tên Thanh Tâm Tài Nhân. Đặc biệt vẫn gọi
tên là Thúc sanh chứ không gọi Thúc Thủ như A953.
Hãy so sánh đoạn Hoạn Thư hành hạ Kiều:
-Hoạn Thư nói:
Thưa phu quân,
Con hầu đó giỏi giang bao việc
Mẹ thiếp cho giúp đỡ sớm khuya
Âm nhạc đã lành nghề
Hồ cầm thêm đủ ngón
Lại nói:
Ủa này có chi phiền muộn
Chẳng đặng hân hoan
Gần một năm mới được đoàn viên
Sánh đôi mặt cớ sao sầu thảm
-Thúc sanh:
Đường xa ngàn dặm
Trời cách hai phương
Trông mây thôi phát nhớ huyên đường
Nên : tuôn mưa khó ngăn cầm được lụy, chớ.
-Hoạn thư:
Phải điều tình lý
Hẳn thiệt hiếu thân
Hoa nô!
Hầu tiệc phú ngươi chuốc tửu!
KVKT: "Con hầu đó gia gia mua ở Bắc Kinh cho sang đây hầu thiếp, nó lại có đủ tài hoa, đã hát được tân thanh lại giỏi cả ngón Hồ cầm nữa đó…Cớ sao tướng công lại quá cảm động vậy"
Sinh rằng: Vì sắp hết tang, nhớ đến thân mẫu ngày trước, nên chi lệ mới trào ra.
Tiểu thư rằng:
Nếu quả thật những hạt nước mắt của chàng vì thân mẫu trào ra, thực cũng đáng khen là bậc hiếu tử vậy.
….
Tiểu thư gọi Hoa nô tới rót rượụ và bảo rằng: Hôm nay tướng công mới về, ta cần mi khuyên chàng uống thật nhiều đó!"
Cả một vở kịch đem so lời thoại, thì thấy không khác chi tiết nào. Hỡi ôi nếu các nhà Kiều học bỏ chút thời gian ra so sánh, thì thấy nhiều món ăn đã được nấu sẳn, Thanh Tâm Tài Tử chỉ sắp lên mâm. Mà vị Thanh Tâm Tài Tử cuối cùng này có thể là Trương Minh Ký, người hiệu đính là Phươc Binh Lê. ( liệu ông này có là Lê Đức Bỉnh đổi tên hay không?)
Khi Đoạn Trường Tân Thanh đã đổi tên thành Kim Vân Kiều Truyện, trong suốt 80 năm các bản in từ Tự Đức đến 1902, người ta vẫn hiểu tác giả Kim Vân Kiều Truyện là Nguyễn Du. Rất nhiều tác phẩm tuồng, chèo phóng tác ra để diễn. Ví dụ vở chèo Kim vân Kiều Trò gồm 6 màn từ lúc mở đầu truyện Kiều đến kết thúc Kiều tạ ơn báo oán.
Mỗi màn đều có một câu đối giới thiệu tóm tắt nội dung, thứ tự như sau:
- Tự hữu vu xuân nhật tầm phương
Tư hội kỳ lương tiêu đính ước
-Trọng chung tình biệt quyết tư lang
Thỉ hiếu niệm mãi thân thục phụ
-Đôn tố nghiệp khuyến đệ miễn học
Trọng tiền minh chúc muội thành thân
-Ngấn Lang quy cước nhập thanh lâu
Đố phụ cam tâm tác tiền thụ
-Xuất bình khang bái cữu hoàn lương
Tao quỷ húc nhập môn kiến đố
-Tạ tặc công hoạch báo ân cừu
Cảm phu tình tư hoàn danh tiết.
Người đọc tưởng rằng tác giả vở chèo diễn theo tiểu thuyết Kim Vân Kiều Truyện.
Nhưng không, tác giả đã tham khảo truyện Kiều là đương nhiên và chắc chắn đã diễn Kim Vân Kiều Lục. Bởi vì Kim Vân Kiều Lục mới nói quê Kiều ở Lôi Châu:
Mừng triều Gia Tĩnh, thiên hạ bình khang.
Quận Lôi Châu viên ngoại họ Vương.
Những câu đối trong các vở chèo, đã góp phần hình thành các câu đối trong 20 hồi của Kim Vân Kiều Truyện. Nó được trau chuốt dần trong 3 hồi Kim Vân Kiều truyện của Trương Minh Ký. Trong vở kịch còn lưu này, trang đầu đều có giới thiệu : Phong tình lục Thúy Kiều tự. Trang tiếp trên đầu mỗi hồi đều ghi: Phong tình lục Thúy Kiều thực sự. 3 câu đối mở đầu của mỗi hồi tiến gần tới câu đối trong Kim Vân Kiều Truyện:
-Tảo mộ, Thúy Kiều mộng Đạm Tiên, tự tình oan trái
Thám hoa, Vương thị phùng Kim Trọng, đính ước lương duyên
-Thúy Kiều mãi thân thục phụ, Lâm Tri quận đệ nhất thanh lâu
Hoạn Thư đố kỷ xuất gia vong, Thai Châu địa ngộ mưu Bạc hạnh
-Thai Châu Thúy Kiều phùng Từ Hải, oán nghĩa báo minh
Tiền Đường Kim Trọng kiến Giác Duyên, ân tình tái hợp.
Trần ích Nguyên khi tham khảo các tiểu phẩm, thơ phú và vở kịch của Trương Minh Ký này đã nói thêm, " các bài thơ dẫn trong kịch hầu hết lấy trong cuốn Kim Vân Kiều Lục, chứng tỏ chịu ảnh hưởng của Kim Vân Kiều lục rõ ràng" ( Trần Ích Nguyên, sđd, trang 134) Nếu so sánh các câu đối của Kim Vân Kiều truyện với các câu đối trong vở chèo, câu
đối của vở kịch này đi dần vào văn phong câu đối trong tiểu thuyết chương hồi sau này của Kim Vân Kiều truyện. Ví dụ 2 câu đối 2 hồi đầu của Kim Vân Kiều truyện:
-1.Vô tình hữu tình lộ điếu Đạm Tiên. Hữu duyên vô duyên không ngộ Kim Trọng
-2.Vương Thúy Kiều tọa si tưởng, mộng đề đoạn trường thi. Kim Thiên Lý miến đông tường, dao định đồng tâm ngữ.
Rõ ràng đi từ truyện Hoa tiên, văn bản Minh Mạng, Kim Vân Kiều Lục, các vở tuồng, chèo đã dần cung cấp ý tưởng, lời thoại, câu đối cho Kim Vân kiều truyện.
Duy Minh Thị là người có vai trò tham gia soạn Kim Vân Kiều Truyện- Thanh Tâm Tử.
Trong Kim Vân Kiều Truyện gọi tên Thúc Sinh là Thúc Thủ. Bản Kiều Duy Minh Thị 1872 cũng có tên Thúc Thủ. Thay vì các bản Kiều khác, khi Kiều bước vào nhà Tú Bà
Thấy:
Giữa thì hương án hẳn hoi
Trên treo một tượng trắng đôi lông mày.
Bản Kiều Duy Minh Thị 1872 sửa lại
Giữa thì hương nến hẳn hoi
Trên tranh Quan Thánh trắng đôi lông mày
Khi Kiều than về Hoạn Thư và Thúc Sinh:
Người đâu sâu sắc nước đời
Làm cho chàng Thúc ra người bó tay
Thì Duy Minh Thị 1872 sửa thành:
Người đâu sâu sắc nước đời
Làm cho Thúc Thủ ra người bó tay
Cái tên Quan Thánh và Thúc Thủ này chỉ có trong Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Tử xuất hiện 30 năm sau đó. Vì vậy mới kết luận Duy Minh Thị là người tham gia soạn A953 ít nhất cũng soạn đến hồi thứ 16. Còn 4 hồi nữa là kết thúc truyện.
Trương Minh Ký (1855-1900), tuy ông mất sớm nhưng đóng vai trò đặc biệt nhiệt tình trong chuyển Truyện Kiều thành tiểu thuyết. Động cơ nào đã khiến ông nhiệt tình như vậy sẽ nói thêm trong phần bối cảnh lịch sử từ Đoạn Trường Tân Thanh ra Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Tử trong những năm cuối thế kỷ 19. Trong những năm làm báo, trương Minh Ký đã tích cực chuyển quốc ngữ kịch nôm của Ngụy Khắc Đản, gửi Kim Vân Kiều Lục cho Abel des Michel năm 1884, sáng tác 3 hồi kịch trên (1896-1897). Chưa nói đến hàng loạt vở cải lương, tuồng chèo khác chưa dịch, bị thất bát. Sự hoàn chỉnh cuốn A953 là kế thừa các tác phẩm ở Việt Nam nói trên. Nếu các nhà nghiên cứu tìm hiểu thêm sẽ gia cố mắc xích không thể lung lay.
Kết luận: Nguồn gốc chân thực Truyện Kiều của Nguyễn Du:
Trước khi sáng tác nên truyện Kiều, Nguyễn Du đã có những tập thơ chữ Hán: Thanh Hiên Thi tập, Nam Trung Thi Tập, Bắc Hành Thi Tập. Thơ chữ Hán của ông cũng phản ánh tư duy, tâm hồn người Việt của ông. Truyện Kiều lại càng mang dấu ấn kiến thức và tâm hồn người Việt thấm vào cuộc đời tri thiên mệnh của ông. Nói cách khác Truyện Kiều ra đời là phản ánh tư duy, tâm hồn người Việt qua Nguyễn Du. Việc kế thừa ca dao và các sáng tác trước và đương thời của người khác và của chính ông là yếu tố chính để viết nên tuyệt tác trường thi lục bát Truyện Kiều. Việc này đã nói trên. Tuy nhiên tri thức của ông có tiếp cận sử và các tác phẩm của Trung Hoa để kết hợp các yếu tố Việt:
-Minh sử: Vương Kiều Nhi truyện của Từ Học Mô, viết 1577: 3 nhân vật có tên và tình tiết giống Truyện Kiều: Từ Hải- Vương Thúy Kiều- Tổng đốc Hồ Tôn Hiến.
-Kịch: Hổ phách Trủy của Diệp Trĩ Phỉ, còn bản chép tay 1707 : có tên 2 nhân vật lầu xanh như: Tú Bà, vợ chồng Thúc Giản, vợ chỉ gọi theo tên chồng. Tên 2 nhân vật này trùng với tên 2 nhân vật Tú Bà và vợ chồng Thúc Sinh trong truyện Kiều tuy cốt truyện không hoàn toàn giống truyện Kiều.
Do 2 tác phẩm này có trước khi Nguyễn Du sinh, tên 3 nhân vật chính: Từ Hải, Vương Thúy Kiều, Hồ Tôn Hiến và 2 nhân vật phụ Tú Bà, vợ chồng Thúc sinh có trong truyện nên Nguyễn Du đã mượn chất liệu từ sử và mượn tên nhân vật tác phẩm này. Không thể chối cãi. Tất cả chiếm 5% cốt truyện chúng tôi đã chứng minh: 173/3254 câu thơ Kiều.
-Ngoài ra tại Trung Hoa không còn tiểu phẩm nào có tên nhân vật phụ giống truyện Kiều cả. Vì vậy các tên còn lại trong Truyện Kiều do Nguyễn Du hư cấu. Cách hư cấu tên nhân vật theo ước lệ tính cách của văn học nghệ thuật cổ, chứ không theo một tác phẩm nào khác.
Tóm tắt toàn chương

Minh sử+ kịch Hổ Phách Trủy của Trung Hoa -> Truyện Kiều -> Kim Vân Kiều lục +tiểu phẩm Việt Nam-> Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Tử Việt Nam. ->KVKT của Thanh Tâm Tài Nhân Việt Nam. Theo đó sách KVKT Thanh Tâm Tài Nhân của Việt Nam và có ở nước ngoài đều là những cuốn đạo thư KVKT của Thanh Tâm Tài Tử.  (Còn...
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ???   TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? - Page 2 I_icon13Thu 07 Mar 2024, 07:10

Chương Ba :
CON ĐƯỜNG CHỨNG MINH NGUYỄN DU DỊCH TRUYỆN KIỀU CỦA HỌC
GIẢ TRUNG HOA.
Như trên đã trích, thông tin gần nhất, năm 2015, học giả Wang Xiaolin, tiến sĩ, Đại học Sư Phạm Hồ Nam, Trung Quốc xác nhận như sau:
"....Trên thực tế, từ trước những năm 80 của thế kỷ XX, tất cả các bộ sách, giáo trình về lịch sử Trung Quốc, bao gồm cả Trung Quốc Tiểu Thuyết Sử Lược của Lỗ Tấn đều không đề cập đến Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Tháng 10 năm 1983, lần đầu tiên nhà xuất bản Văn Nghệ Xuân Phong cho xuất bản bộ tiểu thuyết chương hồi
từ lâu đã thất truyền này, sách lấy tên tác giả là Thanh Tâm Tài Nhân, do học giả Lý Trí Trung hiệu điểm..." ( Đại Thi Hào Dân Tộc Danh Nhân Văn Hóa Nguyễn Du, trang 876, Nxb Đại Học Quốc Gia tp. Hồ Chí Minh).
Thế nhưng từ trước 1983, chúng ta vẫn tin rằng Truyện Kiều Nguyễn Du dựa vào cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Câu chuyện dỡ cười dỡ khóc là vậy. Từ đó đến nay các học giả Trung Hoa đã cố tìm tòi nguồn gốc cuốn Kim Vân Kiều Truyện, đặt biệt gần như là một phong trào ồ ạt, nhằm khẳng định Kim Vân Kiều truyện là của Trung Hoa và Nguyễn Du đã dịch tóm tắt lại cuốn truyện đó bằng thơ lục bát Việt Nam. Động cơ nào họ lại sốt sắng thế là chuyện chúng ta cần suy nghĩ.
I. Từ không thành có từ khó hóa dễ:
A.Giai đoạn trước 1924.
Học giả Abel des Michel năm 1884, khi giới thiệu Truyện Kiều tại Viện Hàn lâm Pháp, ông tuyên bố ông không tìm thấy Truyện Kiều có nguồn gốc Trung Hoa. Nhưng ngay hôm sau ông nhận được một cuốn sách từ Trương Minh Ký gửi qua từ Sài Gòn. Cuốn sách tên Kim Vân Kiều Lục khuyết danh chép lại cuốn sách theo Phước Bình Lê là chép lại bản in tiếng Hán năm 1876 tại Hà Nội. Ông đã hiểu lầm và viết chú thích cuốn Kim Vân Kiều Lục là sách Trung Hoa và là nguồn gốc Truyện Kiều. Ông không hề biết đó là cuốn bình giảng thơ Truyện Túy Kiều do người Việt viết vì ông không rành lắm cổ văn Việt Nam cũng viết bằng tiếng Hán. Trong Kim Vân Kiều Lục có thơ Phạm Quý Thích và trích nhiều đoạn Chinh Phụ Ngâm Khúc của Đặng Trần Côn. Trương Minh Ký không
thể lầm nhưng không hề đính chính là một việc làm khó hiểu.Thời đó nghe vậy người Hoa có ngạc nhiên hay không ta không biết, nhưng chưa có bài viết nào nhắc tới việc này.
Khi Truyện Kiều dần được dịch ra nhiều thứ tiếng, giảng ở nhiều trường Đại học, đóng phim năm 1924, công chiếu năm 1925, chắc được đánh giá không kém gì vỡ kịch Hamlet ở phương Tây. Đặc biệt là những năm 1898 đến 1902, phải nói đến vai trò của báo Đồng Văn, tờ báo tiếng Hán của triều đình nhà Nguyễn đã báo hiệu cho việc ra đời cuốn A953. Những người chủ chốt của tòa soạn Đồng văn là quan chức nhà Nguyễn sau này là cựu thần như các ông Đào Nguyên Phổ, Kiều Oánh Mậu, Bùi Khánh Diễn, Nguyễn Đỗ Mục đã tiếp nối với nhóm Duy Minh Thị, Trương Minh Ký ở miền Nam.
Các ông bắt đầu chú giải truyện Kiều sau khi Kiều Oánh Mậu phục hồi nhan đề Đoạn Trường Tân Thanh và in năm 1902. Tất cả các vị đã tích cực nhắc tới lúc thì nhan đề Thanh Tâm Tài Nhân Lục, Thanh Tâm Tài Nhân Truyện, hoặc Kim Vân Kiều Lục, hoặc tiểu thuyết Thanh Tâm Tài Tử.
Tên tiểu thuyết Kim Vân Kiều bằng chữ quốc ngữ chỉ xuât hiện năm 1925, khi Nguyễn Duy Ngung dịch cuốn A953-Thanh Thanh Tâm Tài Tử nhưng quảng cáo là tiểu thuyết Tàu. Động cơ của triều Nguyễn, nhóm Văn Thân và Cần Vương trên mặt trận văn hóa này phân tích ở phần bối cảnh lịch sử và thuyết âm mưu.
Cuốn Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Tử chữ Hán là một trong những bản thảo viết tay và chép tay đầu tiên các thành viên của tòa soạn này có, mà sau này bán lại cho Viễn Đông Bác Cổ, Bảo tàng London một bản và một bản Maurice Durand tặng đại học Yale hiện nay.
Các nhà Trung Hoa học người Pháp như Maspero, Craysac, Coedier, Durand từ 1914-1930 có nhiều bài viết về nguồn gốc truyện Kiều, cũng chỉ nhắc tới Kim Vân Kiều Lục và Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Tử và cũng cho là cuốn sách của Trung Hoa, nhưng không hề nhắc đến tên Thanh Tâm Tài Nhân. Riêng Maspero thì cho Thanh Tâm và Hoa Đường đều là bút danh Phạm Quý Thích người biên tập, hiệu đính. Theo ông, Quán Hoa Đường bình luận và Thánh Thán Ngoại Thư cũng chỉ là ai đó giả mạo. (Tri tân số 4, 1941)

Cho đến 1920 khi Lỗ Tấn soạn văn học sử Trung Hoa nêu rất nhiều tiểu thuyết nhưng cũng không một đề cập nào đến Kim Vân Kiều truyện và Thanh Tâm Tài Nhân như Wang Qiaolin nói trên.  (Còn...
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ???   TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? - Page 2 I_icon13Thu 07 Mar 2024, 09:14

B.Giai đoạn 1924- 1980.
Đến năm 1924 Phan Sĩ Bàng và Lê Thước có bài viết xác nhận mình vừa thấy một cuốn bản in chữ Hán, in trên giấy Tàu có tên Thanh Tâm Tài Nhân. Khác với cuốn lưu chép tay các ông thấy trước đó ở Viễn Đông Bác Cổ ghi Thanh Tâm Tài Tử. Năm 1925 Nguyễn Đổ Mục và Nguyễn Duy Ngung lại xuất bản cuốn Tiểu Thuyết Kim Vân Kiều Truyện, quảng cáo là từ tiểu thuyết Tàu Thanh Tâm Tài Tử!
Thế là các học giả Trung Hoa chụp ngay cơ hội. Học giả Việt Nam mở đường cho họ tham gia cuộc chơi biến không thành có.
Năm 1926, Cổ Thực ghi vào Trung quốc Văn Học Sử Đại cương: Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. (Cổ Thực, Thương Vụ Thượng Hải in năm 1926 dẫn từ Khảo luận truyện Kiều- Đào Duy Anh)
Năm 1930, Tôn Khải Đệ xác nhận tại Trung Hoa không có bản Kim Vân Kiều truyện.
Tôn Khải Đệ có thể đã đọc Đoạn Trường Tân Thanh nên ông mới xếp Song Kỳ Mộng khuyết danh vào nhóm Di Viên tứ chủng vốn là 4 vở Kịch của Từ Vị. Đồng lúc ông mở đường rằng Kim Vân Kiều truyện chỉ tồn tại ở nước ngoài. Điều này khẳng định chínhTôn Khải Đệ đã biết nội dung Song Kỳ Mộng không phải là Kim Vân Kiều truyện. (Tôn Khải Đệ, Nhật bản Đông Kinh trang 152, Thượng Hải 1931)
Những học giả theo sau Tôn Khải Đệ tin Từ Vị là Thanh Tâm Tài Nhân. Niềm tin đó xây dựng ở Việt nam đầu tiên bởi Lý Văn Hùng một nhà báo người Việt gốc Hoa ở Chợ Lớn. Lý Văn Hùng cũng có bản dịch thơ Kiều sang tiếng Hán. Năm 1961 Lý văn Hùng có đăng bài viết liên hệ tiếng vượn khóc, nhan đề Di Viên ngũ chủng của Từ Vị gần nghĩa với nhan đề Đoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn Du. Vì đoạn trường theo tích
Trung Hoa là do vượn khóc đứt ruột, nên cho 5 vở kịch này là tiền thân truyện Kiều (xem ảnh tư liệu)
Thực ra cuốn này có tên Song Kỳ Mộng khuyết danh do nhà Đàm Tích Hiên ấn hành này nằm trong tập: Tiểu thuyết tam thập bộ của nhà biên soạn Tề Như Sơn năm 1937.
Do nhà Đàm Tích Hiên hoạt động thời nhà Minh nên ông xếp vào tiểu thuyết nhà Minh.
Trước đó Tôn Khải Đệ đã xếp vào Từ Vị là cài sẳn một lý do mơ hồ để hạ thấp vai trò sáng tác của người Việt. Lý Văn Hùng đã cố ý gán ghép. Rất dễ hiểu vì ông là Hoa kiều.
Giản Chi viết bài nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh Nguyễn Du 1965 đã ngụy tạo nội dung của Lý Văn Hùng thành một ghi chép từ lời một người bạn của ông trước năm 1954 thuật lại. Rằng bạn ông qua Trung Hoa và tận mắt đọc cuốn sách có cuốn Kim Vân Kiều Truyện tác giả là Từ Vị. Người Việt tin, người Hoa lợi dụng.
Hệ lụy dây chuyền diễn ra, bắt đầu từ đó học giả Việt Nam thêu dệt Thanh Tâm Tài Nhân là bút danh khác của Từ Vị. Kim Vân Kiều truyện do ông viết ra được Kim Thánh Thán phê bình trong một tập sách gọi là ngoại thư. Thuyết này từ miền nam bay sang Pháp tới Hoàng Xuân Hãn, từ Hoàng Xuân Hãn bay về Bắc, được nhiều học giả tên tuổi Việt nam đến ngày nay vẫn đem ra viện dẫn. Họ không biết rằng chính học giả người Hoa đã phủ nhận Từ Vị là Thanh Tâm Tài Nhân, lẫn Kim Thánh Thán là người phê bình hoặc đem in. Người phủ nhận thuyết phục nhất là Charles Benoit, 1980. Khi ông dẫn chứng lịch sử: mọi tên gán cho Thanh Tâm Tài Nhân từ Từ Vị, Kim Thánh Thán, Trương Chiêu, Trương Quân, Thiên Hoa Tàng chủ nhân, Từ Chấn đều bị bác bỏ tại Trung Hoa, cho đến thời điểm 1980 người Hoa không biết Thanh Tâm Tài Nhân là ai.
Vì vậy giáo sư tiến sĩ nào lỡ có bài viết Từ Vị hoặc một trong những bút danh kể trên là Thanh Tâm Tài Nhân thì nên đính chính, kẻo bị cười mà còn gây hại cho học thuật.
Năm 2013 Trần Ích Nguyên giả thiết Thanh Tâm Tài Nhân là Tề Thế Xương, với biện luận như Đổng Văn Thành rằng: Song Kỳ Mộng toàn truyện vốn là Kim Vân Kiều Truyện, nằm trong tuyển tập tiểu thuyết tam thập bộ tên tác giả sưu tập là Tề Như Sơn, in năm1937. Đổng và Trần giả thiết rằng Thanh Tâm Tài Nhân đổi bút hiệu thành Tề Thế Xương để khỏi mang họa vì nội dung bôi bác triều đình, nên Tề Như Sơn không
biết. Lại một kiểu suy diễn không bằng chứng, biện luận lập lờ đánh lận. Liền theo đó có người nói có dị bản Kim Vân Kiều truyện 30 hồi, là bản phồn. Thực ra tên Song Kỳ Mộng toàn truyện hiện nay không thấy bản lưu, chỉ có cuốn Song Kỳ Mộng truyện khuyết danh ( không có chữ toàn) là cuốn tóm tắt của 33 tiểu thuyết được sưu tập, được đặt tên là Tiểu thuyết Câu Trần. Tề Như Sơn là nhà sưu tâp 33 tiểu thuyết, ông xếp cuốn Song Kỳ Mộng nhà Đàm Ân Hiên vào chung trong bộ Tiểu Thuyết Câu Trần. Việc Trần Ích Nguyên gán cho Tề Thế Xương là tác giả Song Kỳ Mộng chỉ là suy diễn chứ không phải có bằng chứng trực tiếp. (Trần Ích Nguyên, sđd, trang 256. Charles Bienoit, sđd, trang 320). Tóm lại đến nay các học giả Trung Hoa còn tranh luận vì không xác định được bút danh Thanh Tâm Tài Nhân có ở Trung Hoa. Bởi vì thực chất nó là bút danh ảo xuất hiện tại Việt Nam.
Nhưng cần nhắc lại, chính thức đóng dấu ấn chứng nhận Nguyễn Du dịch KVKT của TT Tài Nhân là giáo sư Dương Quảng Hàm trong cuốn Văn Học Sử Việt Nam Đại Cương năm 1943. Cùng thời và sau đó các nhà học giả lớn khác như Đào Duy Anh, Hoàng Xuân Hãn tán thành và củng cố. Đào Duy Anh đã định nghĩa Tài Tử = Tài Nhân = nhân
tài để bổ sung thay vì nói viết nhầm tử thành nhân như cụ Dương, có nghĩa Tài tử và Tài nhân như nhau muốn viết sao cũng được. Hoàng Xuân Hãn thì viện dẫn Kim Vân Kiều án của Nguyễn Văn Thắng và bài Tổng Từ của Tự Đức cũng như thuyết Thanh Tâm Tài Nhân bình và Kim Thánh Thán in sách bán! Các lớp đàn em sau này cũng chỉ lặp lại những gì mà 3 cây đại thụ Dương, Đào, Hoàng để lại. Nhưng nói ngắn gọn hơn, không dẫn chứng dài dòng, đại để : Ai cũng biết Nguyễn Du đã dựa vào tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân để viết nên tuyệt tác truyện Kiều!

Chính người Việt đặt nên tiên đề Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, tạo lòng tin cho người Hoa có thêm can đảm nhận tác phẩm về mình, kể cả tạo ngụy thư. (Còn...
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ???   TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? - Page 2 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ???
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân
» Bên Cầu Dệt Lụa - Thanh Nga (NSƯT), Thanh Sang - tuyệt phẩm cải lương xưa
» Câu Truyện Mơ Trong Giấc Mộng-Truyện ngắn Nhất Linh
» Có một Sài Gòn từng thanh lịch, duyên dáng và thanh lịch
» Truyền Thuyết Truyện Cổ
Trang 2 trong tổng số 4 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN THƠ :: THƠ TRỮ TÌNH SÁNG TÁC ::  Góc thơ :: BùiXuânPhượng-