Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 15:13
Điển tích truyện Kiều by Cẩn Vũ Today at 14:55
Trụ vững duyên thầy by Cẩn Vũ Today at 14:42
Hoạ thơ Bác Phượng by Trà Mi Today at 09:54
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 21:33
Đường luật by Tinh Hoa Yesterday at 08:36
7 chữ by Tinh Hoa Sun 06 Oct 2024, 22:55
TRANG THƠ LƯU NIỆM PHƯƠNG, LÝ by buixuanphuong09 Sun 06 Oct 2024, 20:15
Một cuộc di tản giáo dục lớn khỏi Việt Nam…! by Trà Mi Sun 06 Oct 2024, 07:49
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Fri 04 Oct 2024, 10:19
Lục bát by Tinh Hoa Fri 04 Oct 2024, 07:29
Một thoáng mây bay 14 by Ai Hoa Wed 02 Oct 2024, 08:55
Lịch Âm Dương by mytutru Tue 01 Oct 2024, 17:15
5 chữ by Tinh Hoa Tue 01 Oct 2024, 01:24
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sun 29 Sep 2024, 15:22
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sun 29 Sep 2024, 15:14
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sun 29 Sep 2024, 14:47
LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Sun 29 Sep 2024, 11:52
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sun 29 Sep 2024, 01:44
Chúc mừng sinh nhật Cẩn Vũ by Ai Hoa Fri 27 Sep 2024, 09:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Fri 27 Sep 2024, 09:27
Vinh Danh Trong Toàn Cầu Thập Bát Danh Nhân by Trà Mi Wed 25 Sep 2024, 12:15
Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh by Trà Mi Wed 25 Sep 2024, 11:57
8 chữ by Tinh Hoa Tue 24 Sep 2024, 14:23
ĐƯỜNG THƠ MÁI ẤM ĐÀO VIÊN by mytutru Mon 23 Sep 2024, 22:39
Tin Thời Sự Và Những Bình Luận “Trái Chiều” by chuoigia Sun 22 Sep 2024, 01:08
Kỳ thi Tú tài IBM ở Sài Gòn năm 1974 by Trà Mi Fri 20 Sep 2024, 09:44
Thành Tâm Chú Nguyện by mytutru Thu 19 Sep 2024, 10:42
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Wed 18 Sep 2024, 22:24
Vua Trời Hỏi Phật by mytutru Mon 16 Sep 2024, 22:10
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
| | 45 năm cuộc chiến tranh tự vệ chống xâm lược Trung Quốc | |
| Tác giả | Thông điệp |
---|
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7177 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: 45 năm cuộc chiến tranh tự vệ chống xâm lược Trung Quốc Fri 16 Feb 2024, 07:14 | |
| Tuyên bố: 45 năm cuộc chiến tranh tự vệ chống xâm lược Trung Quốc (17 tháng 2 năm 1979)
Ngày 17 tháng 2 năm 1979, Trung Quốc ngang nhiên xua 600 ngàn quân chiến đấu và phục vụ chiến đấu cùng 400 xe tăng xâm lược Việt Nam. Sau 27 ngày, quân Trung Quốc đã tổn thất nặng nề: 28.000 quân bị giết chết, 280 xe tăng bị phá hủy… Trung Quốc buộc phải rút quân về nước.
Nhưng cuộc xâm lược không dừng ở đó mà mở rộng trên cả đất liền với việc chiếm cao điểm 1059 (mà Trung Quốc gọi là Lão Sơn) ở Hà Giang năm 1984 và trên biển chiếm lấy một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào 14 tháng 3 năm 1988. Cuộc gây hấn của Trung Quốc với Việt Nam trên vùng biển Việt Nam vẫn đang tiếp diễn.
Lịch sử 4.000 năm của Việt Nam đã được các thế hệ cha ông luôn luôn răn dạy con cháu. Trung Quốc không bao giờ từ bỏ âm mưu thôn tính Việt Nam, biến nước ta thành nô lệ. Cuộc xâm lược ngày 17/02/1979 là cuộc xâm lược thứ 18 của Trung Quốc với Việt Nam.
Cuộc xâm lược trong thời đại Việt Nam – Trung Quốc cùng chung ý thức hệ đang cùng nhau xây dựng Xã Hội Chủ Nghĩa, cuộc xâm lược của đồng chí với đồng chí, cuộc xâm lược của một nước Cộng Sản vào một quốc gia Cộng Sản có chủ quyền. Cuộc xâm lược này cũng vứt bỏ khẩu hiệu Tinh Thần Quốc Tế Vô Sản xuống bùn, vứt bỏ khẩu hiệu Trung Quốc giúp Việt Nam vô tư vô vụ lợi vì cùng hệ tư tưởng Cộng Sản, chấm dứt mọi tuyên truyền xảo trá lừa bịp bấy lâu nay.
Cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc vào Việt Nam ngày 17/02/1979 và những gây hấn liên tiếp trên vùng Biển chủ quyền của Việt Nam cho đến hôm nay đã cho toàn thể nhân dân Việt Nam, cũng như toàn nhân loại hiểu một cách chính xác quyền lợi quốc gia dân tộc của Trung Quốc và của Đảng cộng sản Trung Quốc là tối thượng. Vì quyền lợi này, Trung Quốc sẵn sàng tiêu diệt bất cứ ai, bất cứ lúc nào, khi cần thiết. Khẩu hiệu “đồng chí”, “cùng hệ tư tưởng”, “cùng chung vận mệnh” chỉ là xảo trá, lừa dối, chẳng có ý nghĩa gì trong quan hệ giữa hai nước.
Việt Nam là quốc gia láng giềng của Trung Quốc, Việt Nam cần một môi trường hoà bình, hợp tác bình đẳng, cùng phát triển. Nhưng lịch sử là lịch sử, lịch sử phải được đánh giá đúng và không lãng quên, vì lịch sử tự vệ của Việt Nam chống Trung Quốc xâm lược là máu xương của toàn dân tộc qua 4.000 năm lịch sử.
Do vậy, chúng tôi, các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân yêu cầu nhà nước đưa cuộc chiến tranh tự vệ 1979 vào sử sách như Bạch Đằng, Đống Đa…, giảng dạy trong các nhà trường, báo chí truyền hình, thông tin rộng rãi trong ngoài nước, thể hiện trong các bảo tàng lịch sử và tổ chức công khai Lễ Tưởng Niệm đồng bào chiến sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh tự vệ chống xâm lược Trung Quốc. Sau đó, theo thông lệ 5 năm một lần làm Lễ Tưởng Niệm.
CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN SỰ
1. Lập Quyền Dân: Ông Nguyễn Khắc Mai đại diện
2. Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự: TS Nguyễn Quang A đại diện
3. Câu lạc bộ Nguyễn Trọng Vĩnh: GS Nguyễn Đình Cống đại diện
4. Câu lạc bộ Phan Tây Hồ: TS Hà Sĩ Phu đại diện
5. Ủy Ban ĐT/CT CĐ Liên Châu: Nguyễn Sơn Hà đại diện
6. Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng: Ông Lê Thân đại diện
CÁ NHÂN:
1. Nguyễn Quang A, Hà Nội.
2 . Nguyễn Kim Chi, nghệ sĩ, CLB Lê Hiếu Đằng, TP.HCM.
3. Nguyễn Nguyên Bình, nhà văn, Hà Nội
4. Nguyễn Đình Cống, Giáo sư, Hà Nội
5. Nguyễn Khắc Mai, Hà Nội
6. Mạc Văn Trang, nhà giáo, TP.HCM
7. Vũ Trọng Khải, PGS.TS chính sách nông nghiệp, TP.HCM.
8. Lê Phú Khải, nhà báo, CLB Lê Hiếu Đằng, TP.HCM.
9. Kha Lương Ngãi, nguyên phó TBT báo SGGP, CLB Lê Hiếu Đằng, TP.HCM
10. Lại Thị Ánh Hồng, nghệ sĩ, CLB Lê Hiếu Đằng, TP.HCM
11. Hoàng Hưng, nhà văn, TP.HCM
12. Nguyễn Sơn Hà
13. Lê Thân, CLB Lê Hiếu Đằng, TP.HCM
14. Daniel Thiều Thị Tân, CLB Lê Hiếu Đằng, TP.HCM
15. Bùi Nghệ, Kỹ sư, CLB Lê Hiếu Đằng, TP.HCM
16. Andre’ Mendras (Hồ Cương Quyết), nhà giáo Việt – Pháp, CLB Lê Hiếu Đằng, Paris Pháp
17. Hà Sĩ Phu, tiến sĩ, Đà Lạt Lâm Đồng
18. Đỗ Như Ly, kỹ sư, hưu trí, CLB Lê Hiếu Đằng, TP.HCM
19. Trần Minh Quốc, nhà giáo, CLB Lê Hiếu Đằng, TP.HCM
20. Đinh Hoàng Thắng, cựu Đại Sứ VN tại Hòa Lan, Hà Nội
(Nguồn: Tiếng Dân) |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7177 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: 45 năm cuộc chiến tranh tự vệ chống xâm lược Trung Quốc Fri 16 Feb 2024, 07:47 | |
| 45 năm chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc: Để lịch sử không lặp lại đau thương
Trần Trung Hiếu
45 năm trôi qua kể từ ngày bắt đầu cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc (17/2/1979), thời gian đủ dài để cả Trung Quốc và Việt Nam bình tĩnh, khách quan nhìn lại cuộc chiến này một cách khoa học, đầy đủ, chân thực.
Lực lượng công an vũ trang chiến đấu tại khu vực Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: TTXVN
Thời gian lùi xa nhưng không làm thay đổi sự thật và bản chất
Mờ sáng 17/2/1979, dưới chiêu bài “Phản kích tự vệ”, 60 vạn quân Trung Quốc bất ngờ tấn công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc. Quân dân Việt Nam đã anh dũng chiến đấu để bảo vệ biên cương, bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước. Ngày 5/3/1979, Trung Quốc tuyên bố rút quân, nhưng trên thực tế “cuộc chiến đấu mới” này phải kéo dài tới 10 năm (1979-1989) đầy ác liệt, mất mát, đau thương.
Mở cuộc tiến công xâm lược Việt Nam, Trung Quốc hy vọng sẽ đạt được 5 mục tiêu cơ bản sau :
Một là, cứu bọn Pol Pot. Ý đồ của họ là chiếm một số khu vực đất đai của Việt Nam ở gần biên giới, nếu thuận lợi sẽ tiến sâu vào sâu, buộc ta phải đàm phán, ép ta phải rút quân khỏi Campuchia.
Hai là, thông qua chiến tranh chống Việt Nam để tranh thủ Mỹ và các nước đồng minh giúp họ thực hiện “Bốn hiện đại hóa”.
Ba là, phá hoại tiềm lực kinh tế và quốc phòng của Việt Nam, làm Việt Nam suy yếu. Ý đồ của họ là tiêu diệt một bộ phận lực lượng vũ trang ta, nhất là bộ đội chủ lực, phá hoại kinh tế, tàn sát dân thường, gây tâm lý khủng khiếp trong nhân dân, kích động bạo loạn, hạ uy thế của Việt Nam sau khi thắng Mỹ năm 1975.
Bốn là, uy hiếp Lào từ phía Bắc, buộc Lào phải trung lập hoặc theo họ chống lại Việt Nam, uy hiếp Việt Nam từ phía Tây; gỡ thể diện trước các nước Đông Nam Á sau thất bại ở Campuchia.
Năm là, thăm dò phản ứng của Liên Xô và dư luận quốc tế để chuẩn bị cho những bước phiêu lưu tiếp theo.
Tổn thất lớn lao
Cuộc chiến tranh biên giới bảo vệ biên giới phía Bắc trong giai đoạn đầu chỉ diễn ra khoảng một tháng, thực chất là 17 ngày (từ 17/2/1979 đến khi Trung Quốc tuyên bố rút quân 5/3/1979) nhưng sự tổn thất về người và của lại không thua kém một cuộc chiến tranh dài ngày.
Trung Quốc là bên chịu tổn thất không hề nhỏ. Theo tác giả Trường Sơn, “Chiến tranh biên giới 1979 : Cuộc chuyển quân thần tốc” đăng trên Infonet ngày 18/2/2015 thì trong tuần đầu tiên của chiến tranh, lực lượng vũ trang 6 tỉnh biên giới phía Bắc đã loại khỏi vòng chiến đấu 16.000 quân Trung Quốc. Con số này tiếp tục tăng lên 27.000 quân vào ngày 28/2 và 45.000 quân vào ngày 5/3/1979.
Việt Nam chưa có thống kê đầy đủ, chính xác về tổn thất, mới chỉ có con số ước tính là: Có 320 xã, 735/904 trường học, 428/430 bệnh viện, trạm xá, 38/42 lâm trường, 41/41 nông trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ ở khu vực chiến sự bị tàn phá.
Khoảng một nửa trong số 3,5 triệu dân ở biên giới phía Bắc Việt Nam bị mất nhà cửa, tài sản, phương tiện sinh sống.
Các thị xã Lạng Sơn, Cao Bằng, Cam Đường gần như bị hủy diệt hoàn toàn. Nhiều di tích lịch sử văn hóa bị quân Trung Quốc cố ý phá hoại như hang Pắc Bó (Cao Bằng), động Tam Thanh, Nhị Thanh (Lạng Sơn)...
Mặt trận Hà Giang từ 1979-1989 có 4.760 liệt sĩ, trong đó khu vực chiến trận Vị Xuyên từ 1984-1989 có hơn 4.000 chiến sĩ thuộc 9 sư đoàn chủ lực hy sinh, riêng Sư đoàn 356 có khoảng 1.200 cán bộ, chiến sĩ hy sinh.
Trung Quốc thực hiện chiến tranh phá hoại nhiều mặt
Sau chiến trận toàn tuyến biên giới đầu năm 1979, Trung Quốc thực hiện chiến tranh phá hoại nhiều mặt chống lại Việt Nam bằng các hoạt động vũ trang như phục kích, tập kích, pháo kích, tấn công lấn chiếm... gây rất nhiều tổn thất về người và của cho quân dân Việt Nam. Đặc biệt, trong giai đoạn 1984 - 1989, Trung Quốc quay lại và duy trì trận chiến Vị Xuyên (Hà Giang) với cường độ cao, mật độ dày tạo ra tình trạng căng thẳng, bất ổn ở khu vực biên giới Việt - Trung, gây ra nhiều tổn thất và hậu quả nghiêm trọng cho quân dân Việt Nam.
Đi đến đâu, quân đội Trung Quốc cũng phá phách, phá hủy tất cả các cơ sở hạ tầng, tàn sát người dân vô tội. Vụ thảm sát tàn bạo nhất mà quân đội Trung Quốc gây ra ở Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An (Cao Bằng). Ngày 9/3/1979, 4 ngày sau khi tuyên bố rút quân khỏi Việt Nam, lính Trung Quốc đã tấn công vào một trại nuôi lợn ở bản Tổng Chúp, giết chết 43 người gồm phụ nữ, trẻ em và vùi xác dưới giếng. Từ ngữ trên tấm bia xi măng còn sót lại ở Tổng Chúp là không đủ và không bao giờ là đủ để diễn tả hết sự bạo tàn bởi những tội ác mà quân Trung Quốc đã gây ra khi đang trên đường rút quân về nước.
Vào những ngày Tết của xuân Giáp Thìn 2024, Cao Bằng đã khánh thành công trình Nhà văn hóa cộng đồng kết hợp gian thờ tưởng niệm tại nơi xảy ra vụ thảm sát tàn bạo đó 45 năm về trước
Thắp hương tưởng nhớ những nạn nhân vụ thảm sát ở Tổng Chúp. Ảnh: Lê Anh Dũng
Bảo vệ lợi ích quốc gia và giữ vững đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ
Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc 1979-1989 mà chúng ta đã giành thắng lợi, trước hết là vì chính nghĩa, vì hành động xâm lược của đối phương đã “kích hoạt” lòng yêu nước mãnh liệt của quân và dân ta.
Bài học vô giá cho sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay là giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia.
Thế giới đang trong xu thế hội nhập mạnh mẽ, quan hệ quốc tế diễn biến phức tạp, khó lường, đặt ra nhiều vận hội và thách thức cho các quốc gia. Hòa đồng với lợi ích chung của thế giới trong lợi ích của từng quốc gia dân tộc là điều cốt lõi của đường lối đổi mới, hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc ngày càng lùi xa nhưng thắng lợi và cả những sự hy sinh, tổn thất to lớn của quân dân Việt Nam đã để lại nhiều bài học sâu sắc cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong bối cảnh quốc tế và khu vực đan xen những thuận lợi và khó khăn, chúng ta luôn phải đề cao cảnh giác, nhận rõ bản chất của đối tác và đối tượng, từ đó có ứng xử phù hợp, góp phần giữ vững hòa bình, ổn định và phát triển.
(Theo vietnamnet.vn)
|
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |