Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
TÌNH YÊU CÂY CỎ ĐV 14 by buixuanphuong09 Today at 03:58

Lan Đào Viên 7 by buixuanphuong09 Today at 03:33

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 10:39

LỀU THƠ NHẠC by chuoigia Yesterday at 07:12

Lẩu Rắn Đường Nghiệt Thịt by chuoigia Yesterday at 07:02

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Wed 27 Sep 2023, 20:54

Giọng hát "Cọp nhai đậu phộng" by Phương Nguyên Wed 27 Sep 2023, 07:12

8 chữ by Tinh Hoa Tue 26 Sep 2023, 02:06

10 HUYỆT ĐẠO (bảo bối của Sức Khỏe) by mytutru Sun 24 Sep 2023, 23:34

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Sat 23 Sep 2023, 07:31

CỬA HÀNG BÁCH HOÁ XANH by mytutru Fri 22 Sep 2023, 08:09

4 chữ by Tinh Hoa Fri 22 Sep 2023, 06:55

Chim Đan Tổ Nghỉ Ngơi by mytutru Fri 22 Sep 2023, 01:19

Khoảnh Khắc Vui Với Đường Thi by Tam Muội Thu 21 Sep 2023, 09:28

CHUYỆN CỔ TÍCH Ở BẾN BÌNH ĐÔNG by Trà Mi Thu 21 Sep 2023, 09:22

CÔNG TỬ VƯỢT BIÊN by Trà Mi Thu 21 Sep 2023, 07:42

Luận án tiến sĩ về mại dâm by Trà Mi Wed 20 Sep 2023, 11:08

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Wed 20 Sep 2023, 10:40

Cơm nóng, cơm nguội by Trà Mi Wed 20 Sep 2023, 10:29

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Wed 20 Sep 2023, 08:23

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Wed 20 Sep 2023, 02:02

Còn mãi duyên thầy by buixuanphuong09 Tue 19 Sep 2023, 19:35

GIA ĐÌNH QUA KỸ NIỆM TU HỌC by mytutru Tue 19 Sep 2023, 11:05

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Mon 18 Sep 2023, 16:21

7 chữ by Tinh Hoa Mon 18 Sep 2023, 06:18

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sun 17 Sep 2023, 12:06

Truyện thơ "Lời cho Mây" by Tú_Yên tv Sun 17 Sep 2023, 12:04

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Sun 17 Sep 2023, 12:01

Những Đoá Từ Tâm by Trà Mi Sun 17 Sep 2023, 10:43

Ghi danh học lớp thơ lục bát by Trà Mi Sun 17 Sep 2023, 10:28

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Một thoáng mây bay 11

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10474
Registration date : 23/11/2007

Một thoáng mây bay 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: Một thoáng mây bay 11   Một thoáng mây bay 11 I_icon13Tue 05 Sep 2023, 09:09

Một thoáng mây bay 11: Đường mây thênh thang

Cuối niên khoá tôi ghi danh thi ba chứng chỉ Lý hoá II, Hoá phân giải và Hoá ứng dụng. Nguyên do Hoá lý hữu cơ là chứng chỉ dư thừa, tôi không thể gồm chung nó trong văn bằng Cử nhân giáo khoa hoá học hướng hoá lý hữu cơ, trừ phi tôi bỏ chứng chỉ Hoá phân giải, một điều rõ ràng không thể chấp nhận bởi vì tôi đang làm việc ở phòng Hoá phân giải và trưởng chứng chỉ này là Thầy Khuyến. Tôi dự định dứt điểm cả 3 chứng chỉ ở khoá 1, để nếu có thì giờ tôi sẽ thi Hoá lý hữu cơ khoá 2 chơi cho vui. Tuấn cận cũng ghi danh thi 3 chứng chỉ như tôi, nó không học Hoá lý hữu cơ, còn Thành Võ thi hai chứng chỉ Hoá ứng dụng và Hoá hữu cơ mô tả (COD), chứng chỉ Hoá lý hữu cơ để chừa cho khoá 2.

Tôi dành hầu hết thời gian để học thi Hoá ứng dụng. Chứng chỉ này do 3 giáo sư phụ trách: Trưởng chứng chỉ là Thầy Hoàng dạy môn phẩm nhuộm và chất hoạt động bề mặt hay còn gọi là chất diện hoạt (Surfactant), Thầy Kiệt dạy môn Phân bón và Vải sợi, Thầy Sơn dạy chất trùng hợp, gọi theo danh pháp của Thầy Thới là chất đa phân (Polymer). Nói chung chứng chỉ này nổi tiếng là phải học thuộc lòng, nhiều sinh viên rất ngán sợ. Thành Võ bảo nó học đi học lại bài học của Thầy Hoàng và Thầy Kiệt, thuộc lòng như cháo, đọc một mạch toàn bài của 2 ông từ đầu đến cuối tổng cộng 5 lần, chữ mà chúng tôi gọi là “tụng” vì liên tưởng đến việc tụng kinh kệ ở chùa. Nó có thể nhớ ra từng chữ từng câu, câu nào ở dòng thứ mấy, trang bên trái hay bên phải, ngay cả chỗ ngắt dòng sang trang, vv. đều như hiển hiện ra trong trí nó. Thành Võ bảo tôi là nó vẫn còn kém Nguyễn Hưng những... 2 lần. Anh ta đọc thuộc lòng bài học tới 7 lần, hèn gì mà đậu hạng ưu chứng chỉ Hoá ứng dụng!

Tôi sắp xếp 3 ngày để học bài Lý hoá II sau khi thi Hoá ứng dụng và một tuần để học Hoá phân giải.

Kế hoạch của tôi bị đổ vỡ khi gần đến hạn kỳ thì ngày thi Hoá ứng dụng bị đôn lên sớm hơn 10 ngày so với lịch thi. Tôi đã dự trù kết thúc ôn tập đúng ngày ấn định, nên không đủ thời gian hoàn thành bài vở với vài ba ngày còn lại khi ngày thi thay đổi. Tôi quyết định bỏ thi Hoá ứng dụng trong khoá 1, vì không nắm chắc sẽ đậu cao, mà tôi không muốn đạt thành tích kém đối với chứng chỉ trong ban, điều này sẽ gây hình tượng xấu trước mắt quý thầy, ảnh hưởng sự tiến thân của tôi. Tuấn cận cũng bỏ thi Hoá ứng dụng giống tôi nhưng Thành Võ vẫn tiếp tục thi 2 chứng chỉ như trù tính vì nó đã đọc thuộc lòng bài nhiều lần rồi. Kết quả là Thành Võ đậu hạng Bình chứng chỉ Hoá ứng dụng và Bình Thứ chứng chỉ Hoá mô tả. Khi làm bài thi Hoá ứng dụng ra nó tuyên bố với tôi bài Thầy Hoàng nó chỉ viết thiếu có 2 chữ, chắc có lẽ là sẽ bị trừ 2 điểm!

Sau giờ thi viết Hoá ứng dụng Thầy Hoàng ra gặp tôi hỏi ngay tại sao tôi không thi. Tôi phải thú thật với Thầy tôi không học kịp bài vì ghi danh thi tới 3 chứng chỉ một lúc. Tuy nhiên Thầy có vẻ rất phiền lòng là tôi không ưu tiên thi chứng chỉ do Thầy phụ trách. Ý Thầy là tôi có thể để lại Lý hoá II là chứng chỉ của ban khác, còn chứng chỉ trong ban của mình thì phải coi trọng hơn. Thầy nào có biết là thời gian tôi dành cho  Lý hoá II chưa tới 1 phần 10 bài của Thầy và Thầy Kiệt.


_________________________
Một thoáng mây bay 11 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10474
Registration date : 23/11/2007

Một thoáng mây bay 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 11   Một thoáng mây bay 11 I_icon13Wed 06 Sep 2023, 09:59

Một thoáng mây bay 11: Đường mây thênh thang

Đối với chứng chỉ Hoá phân giải, tôi học dễ dàng hơn rất nhiều, mặc dù môn Phương pháp phân giải hữu cơ của Thầy Hoàng cũng đòi hỏi nhớ thuộc lòng. Thầy Khuyến dạy môn Phương pháp phân giải vô cơ, Thầy Bích dạy Phân giải quang phổ tử ngoại và khả kiến, Thầy Kiệt dạy Phân giải điện hoá. Môn của Thầy Khuyến tôi khỏi cần học bởi tiếp thụ liền trong lớp. Bài của Thầy toàn là suy luận và tính toán. Ngay cả công thức tính toán tôi cũng không cần nhớ vì tôi có thể suy luận ra công thức từ những kiến thức khoa học căn bản. Tôi tính nhẩm rất nhanh các hàm số logarit và hàm số luỹ thừa, điều này giúp ích rất nhiều trong các bài toán hoá phân giải. Tài năng tính nhẩm của tôi thời đó khiến bạn bè bái phục và Thành Võ thường gọi đùa tôi là máy tính điện tử. Mỗi khi tính toán nó thường hỏi tôi kết quả của nó đúng hay không! Có lẽ tôi được di truyền tài năng tính nhẩm từ mẹ tôi. Mặc dù phải bỏ học năm lớp ba bươn chải cuộc sống ngay từ năm lên tám, bà làm tính nhẩm rất nhanh và, kỳ lạ thay, rất đúng theo phương pháp khoa học. Mẹ tôi lúc sinh tiền vẫn hằng tiếc nuối không được học hành từ thuở nhỏ nên bà rất trọng việc học của chúng tôi. Nếu bị sai bảo làm việc gì, tôi đưa lý do bận học thì có thể trốn thoát ngay. Mặt khác nếu em tôi lười học, tôi có thể đánh đòn nó mà không sợ bị la mắng. Chị em chúng tôi từ nhỏ đến lớn đều phải có nhiệm vụ giúp mẹ làm việc nhà, đi chợ, nấu cơm, làm bếp, giặt giũ, lau quét nhà cửa, giữ em... Nhưng tới năm thi thì được miễn hết. Thời xưa có 4 năm phải thi: lớp nhất (thi bằng Tiểu học và tuyển vào đệ thất trung học), đệ tứ (thi bằng trung học đệ nhất cấp), đệ nhị (thi bằng Tú tài I) và đệ nhất (thi bằng Tú tài II), sau này các kỳ thi được Bộ Giáo dục từ từ bãi bỏ, trước hết là tiểu học, rồi tới Trung học đệ nhất cấp và cuối cùng bỏ luôn Tú tài I. Tôi nghĩ giá như mẹ tôi được đến trường đàng hoàng, bà có thể trở thành một học sinh xuất sắc và biết đâu cũng sẽ đứng vào hàng ngũ trí thức ưu tú của quốc gia.

Học thi Hoá phân giải tôi cũng phải dành nhiều thì giờ chính yếu cho môn của Thầy Hoàng. Thầy dạy phép định lượng, chuẩn độ các nhóm định chức của hợp chất hữu cơ. Phải nhớ chất chuẩn độ, thuốc thử, môi trường, trình tự phân giải,vv... Đối với môn của Thầy Bích, mặc dù cũng nhiều bài học, tôi chỉ cần nắm vững lý thuyết căn bản phương pháp phân giải quang phổ học, công thức Beer-Lambert và nhớ một số vừa đủ các độ dài sóng cho các nhóm chính để định danh hợp chất hữu cơ bằng phổ tử ngoại.

Môn thi viết của Thầy Khuyến tôi làm trọn vẹn, nên được 18/20, nhân hệ số 2 là 36/40. Sau này xem lại bài thi lưu trữ, bài của tôi không bị Thầy gạch đỏ và ghi dấu thiếu sót ở chỗ nào, có nghĩa là trả lời đúng 100% và 18/20 là điểm cao nhất mà Thầy cho đối với một bài thi hoàn hảo. Môn Thầy Hoàng tôi không thuộc lắm nên chỉ được 14.5/20, môn Thầy Bích 16/20 và môn Thầy Kiệt hơi kém, chỉ có 11/20. Thành Võ bảo tôi là Thầy Kiệt còn vượt qua Thầy Hoàng về phương diện học bài thuộc lòng. Thầy yêu cầu bài thi viết của sinh viên phải đúng theo lời Thầy từng dòng từng chữ thì mới mong được điểm!

Có kết quả thi viết xong tôi vào thi thực tập. Dĩ nhiên là tôi thi thực tập không mấy khó khăn vì tôi còn có thể thay anh Phương để hướng dẫn thực tập cho sinh viên Hoá phân giải nữa cơ mà! Anh Phương và anh Ngô Quốc Thành bàn nhau cho tôi thi với bài thực tập khó nhất để làm chuẩn cho các sinh viên! Khi thi bút vấn, riêng môn Phân giải điện hoá của Thầy Kiệt, tôi rút kinh nghiệm lần thi viết Thầy cho điểm thấp, kỳ này tôi không hành văn theo ý mình mà viết hoàn toàn từng chữ theo bài Thầy giảng. Quả nhiên tôi được 9 điểm trên 10 cho môn thi bút vấn của Thầy Kiệt!

Kết quả niêm yết tôi đậu Thủ khoa chứng chỉ Hoá phân giải. Hơi thất vọng vì chỉ đạt hạng Bình, mặc dù tính ra tôi hơn điểm đứa hạng nhì rất xa, những 13 điểm trên tổng số 190. Trên bảng danh sách trúng tuyển Hoá phân giải khoá 1 chỉ ghi một hạng Bình duy nhất. Dù sao đối với Ban vô cơ đó là một thành tích đáng kể, quý Thầy rất vui lòng vì xưa nay các anh chị làm việc trong Ban chưa bao giờ chiếm được ngôi vị đầu bảng chứng chỉ này. Cùng thi với tôi, Tuấn cận đậu hạng Bình thứ. Tuấn cận làu bàu với tôi Thầy không chịu nâng lên tí xíu cho nó được hạng Bình như tôi, vẻ vang hơn một chút!


_________________________
Một thoáng mây bay 11 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4657
Registration date : 23/03/2013

Một thoáng mây bay 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 11   Một thoáng mây bay 11 I_icon13Thu 07 Sep 2023, 17:57

Ai Hoa đã viết:
Một thoáng mây bay 11: Đường mây thênh thang

Đối với chứng chỉ Hoá phân giải, tôi học dễ dàng hơn rất nhiều, mặc dù môn Phương pháp phân giải hữu cơ của Thầy Hoàng cũng đòi hỏi nhớ thuộc lòng. Thầy Khuyến dạy môn Phương pháp phân giải vô cơ, Thầy Bích dạy Phân giải quang phổ tử ngoại và khả kiến, Thầy Kiệt dạy Phân giải điện hoá. Môn của Thầy Khuyến tôi khỏi cần học bởi tiếp thụ liền trong lớp. Bài của Thầy toàn là suy luận và tính toán. Ngay cả công thức tính toán tôi cũng không cần nhớ vì tôi có thể suy luận ra công thức từ những kiến thức khoa học căn bản. Tôi tính nhẩm rất nhanh các hàm số logarit và hàm số luỹ thừa, điều này giúp ích rất nhiều trong các bài toán hoá phân giải. Tài năng tính nhẩm của tôi thời đó khiến bạn bè bái phục và Thành Võ thường gọi đùa tôi là máy tính điện tử. Mỗi khi tính toán nó thường hỏi tôi kết quả của nó đúng hay không! Có lẽ tôi được di truyền tài năng tính nhẩm từ mẹ tôi. Mặc dù phải bỏ học năm lớp ba bươn chải cuộc sống ngay từ năm lên tám, bà làm tính nhẩm rất nhanh và, kỳ lạ thay, rất đúng theo phương pháp khoa học. Mẹ tôi lúc sinh tiền vẫn hằng tiếc nuối không được học hành từ thuở nhỏ nên bà rất trọng việc học của chúng tôi. Nếu bị sai bảo làm việc gì, tôi đưa lý do bận học thì có thể trốn thoát ngay. Mặt khác nếu em tôi lười học, tôi có thể đánh đòn nó mà không sợ bị la mắng. Chị em chúng tôi từ nhỏ đến lớn đều phải có nhiệm vụ giúp mẹ làm việc nhà, đi chợ, nấu cơm, làm bếp, giặt giũ, lau quét nhà cửa, giữ em... Nhưng tới năm thi thì được miễn hết. Thời xưa có 4 năm phải thi: lớp nhất (thi bằng Tiểu học và tuyển vào đệ thất trung học), đệ tứ (thi bằng trung học đệ nhất cấp), đệ nhị (thi bằng Tú tài I) và đệ nhất (thi bằng Tú tài II), sau này các kỳ thi được Bộ Giáo dục từ từ bãi bỏ, trước hết là tiểu học, rồi tới Trung học đệ nhất cấp và cuối cùng bỏ luôn Tú tài I. Tôi nghĩ giá như mẹ tôi được đến trường đàng hoàng, bà có thể trở thành một học sinh xuất sắc và biết đâu cũng sẽ đứng vào hàng ngũ trí thức ưu tú của quốc gia.

Học thi Hoá phân giải tôi cũng phải dành nhiều thì giờ chính yếu cho môn của Thầy Hoàng. Thầy dạy phép định lượng, chuẩn độ các nhóm định chức của hợp chất hữu cơ. Phải nhớ chất chuẩn độ, thuốc thử, môi trường, trình tự phân giải,vv... Đối với môn của Thầy Bích, mặc dù cũng nhiều bài học, tôi chỉ cần nắm vững lý thuyết căn bản phương pháp phân giải quang phổ học, công thức Beer-Lambert và nhớ một số vừa đủ các độ dài sóng cho các nhóm chính để định danh hợp chất hữu cơ bằng phổ tử ngoại.

Môn thi viết của Thầy Khuyến tôi làm trọn vẹn, nên được 18/20, nhân hệ số 2 là 36/40. Sau này xem lại bài thi lưu trữ, bài của tôi không bị Thầy gạch đỏ và ghi dấu thiếu sót ở chỗ nào, có nghĩa là trả lời đúng 100% và 18/20 là điểm cao nhất mà Thầy cho đối với một bài thi hoàn hảo. Môn Thầy Hoàng tôi không thuộc lắm nên chỉ được 14.5/20, môn Thầy Bích 16/20 và môn Thầy Kiệt hơi kém, chỉ có 11/20. Thành Võ bảo tôi là Thầy Kiệt còn vượt qua Thầy Hoàng về phương diện học bài thuộc lòng. Thầy yêu cầu bài thi viết của sinh viên phải đúng theo lời Thầy từng dòng từng chữ thì mới mong được điểm!

Có kết quả thi viết xong tôi vào thi thực tập. Dĩ nhiên là tôi thi thực tập không mấy khó khăn vì tôi còn có thể thay anh Phương để hướng dẫn thực tập cho sinh viên Hoá phân giải nữa cơ mà! Anh Phương và anh Ngô Quốc Thành bàn nhau cho tôi thi với bài thực tập khó nhất để làm chuẩn cho các sinh viên! Khi thi bút vấn, riêng môn Phân giải điện hoá của Thầy Kiệt, tôi rút kinh nghiệm lần thi viết Thầy cho điểm thấp, kỳ này tôi không hành văn theo ý mình mà viết hoàn toàn từng chữ theo bài Thầy giảng. Quả nhiên tôi được 9 điểm trên 10 cho môn thi bút vấn của Thầy Kiệt!

Kết quả niêm yết tôi đậu Thủ khoa chứng chỉ Hoá phân giải. Hơi thất vọng vì chỉ đạt hạng Bình, mặc dù tính ra tôi hơn điểm đứa hạng nhì rất xa, những 13 điểm trên tổng số 190. Trên bảng danh sách trúng tuyển Hoá phân giải khoá 1 chỉ ghi một hạng Bình duy nhất. Dù sao đối với Ban vô cơ đó là một thành tích đáng kể, quý Thầy rất vui lòng vì xưa nay các anh chị làm việc trong Ban chưa bao giờ chiếm được ngôi vị đầu bảng chứng chỉ này. Cùng thi với tôi, Tuấn cận đậu hạng Bình thứ. Tuấn cận làu bàu với tôi Thầy không chịu nâng lên tí xíu cho nó được hạng Bình như tôi, vẻ vang hơn một chút!


Tiếc cho mẹ của “tôi” thật đấy
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 6890
Registration date : 01/04/2011

Một thoáng mây bay 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 11   Một thoáng mây bay 11 I_icon13Fri 08 Sep 2023, 06:38

Phương Nguyên đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Một thoáng mây bay 11: Đường mây thênh thang

Đối với chứng chỉ Hoá phân giải, tôi học dễ dàng hơn rất nhiều, mặc dù môn Phương pháp phân giải hữu cơ của Thầy Hoàng cũng đòi hỏi nhớ thuộc lòng. Thầy Khuyến dạy môn Phương pháp phân giải vô cơ, Thầy Bích dạy Phân giải quang phổ tử ngoại và khả kiến, Thầy Kiệt dạy Phân giải điện hoá. Môn của Thầy Khuyến tôi khỏi cần học bởi tiếp thụ liền trong lớp. Bài của Thầy toàn là suy luận và tính toán. Ngay cả công thức tính toán tôi cũng không cần nhớ vì tôi có thể suy luận ra công thức từ những kiến thức khoa học căn bản. Tôi tính nhẩm rất nhanh các hàm số logarit và hàm số luỹ thừa, điều này giúp ích rất nhiều trong các bài toán hoá phân giải. Tài năng tính nhẩm của tôi thời đó khiến bạn bè bái phục và Thành Võ thường gọi đùa tôi là máy tính điện tử. Mỗi khi tính toán nó thường hỏi tôi kết quả của nó đúng hay không! Có lẽ tôi được di truyền tài năng tính nhẩm từ mẹ tôi. Mặc dù phải bỏ học năm lớp ba bươn chải cuộc sống ngay từ năm lên tám, bà làm tính nhẩm rất nhanh và, kỳ lạ thay, rất đúng theo phương pháp khoa học. Mẹ tôi lúc sinh tiền vẫn hằng tiếc nuối không được học hành từ thuở nhỏ nên bà rất trọng việc học của chúng tôi. Nếu bị sai bảo làm việc gì, tôi đưa lý do bận học thì có thể trốn thoát ngay. Mặt khác nếu em tôi lười học, tôi có thể đánh đòn nó mà không sợ bị la mắng. Chị em chúng tôi từ nhỏ đến lớn đều phải có nhiệm vụ giúp mẹ làm việc nhà, đi chợ, nấu cơm, làm bếp, giặt giũ, lau quét nhà cửa, giữ em... Nhưng tới năm thi thì được miễn hết. Thời xưa có 4 năm phải thi: lớp nhất (thi bằng Tiểu học và tuyển vào đệ thất trung học), đệ tứ (thi bằng trung học đệ nhất cấp), đệ nhị (thi bằng Tú tài I) và đệ nhất (thi bằng Tú tài II), sau này các kỳ thi được Bộ Giáo dục từ từ bãi bỏ, trước hết là tiểu học, rồi tới Trung học đệ nhất cấp và cuối cùng bỏ luôn Tú tài I. Tôi nghĩ giá như mẹ tôi được đến trường đàng hoàng, bà có thể trở thành một học sinh xuất sắc và biết đâu cũng sẽ đứng vào hàng ngũ trí thức ưu tú của quốc gia.

Học thi Hoá phân giải tôi cũng phải dành nhiều thì giờ chính yếu cho môn của Thầy Hoàng. Thầy dạy phép định lượng, chuẩn độ các nhóm định chức của hợp chất hữu cơ. Phải nhớ chất chuẩn độ, thuốc thử, môi trường, trình tự phân giải,vv... Đối với môn của Thầy Bích, mặc dù cũng nhiều bài học, tôi chỉ cần nắm vững lý thuyết căn bản phương pháp phân giải quang phổ học, công thức Beer-Lambert và nhớ một số vừa đủ các độ dài sóng cho các nhóm chính để định danh hợp chất hữu cơ bằng phổ tử ngoại.

Môn thi viết của Thầy Khuyến tôi làm trọn vẹn, nên được 18/20, nhân hệ số 2 là 36/40. Sau này xem lại bài thi lưu trữ, bài của tôi không bị Thầy gạch đỏ và ghi dấu thiếu sót ở chỗ nào, có nghĩa là trả lời đúng 100% và 18/20 là điểm cao nhất mà Thầy cho đối với một bài thi hoàn hảo. Môn Thầy Hoàng tôi không thuộc lắm nên chỉ được 14.5/20, môn Thầy Bích 16/20 và môn Thầy Kiệt hơi kém, chỉ có 11/20. Thành Võ bảo tôi là Thầy Kiệt còn vượt qua Thầy Hoàng về phương diện học bài thuộc lòng. Thầy yêu cầu bài thi viết của sinh viên phải đúng theo lời Thầy từng dòng từng chữ thì mới mong được điểm!

Có kết quả thi viết xong tôi vào thi thực tập. Dĩ nhiên là tôi thi thực tập không mấy khó khăn vì tôi còn có thể thay anh Phương để hướng dẫn thực tập cho sinh viên Hoá phân giải nữa cơ mà! Anh Phương và anh Ngô Quốc Thành bàn nhau cho tôi thi với bài thực tập khó nhất để làm chuẩn cho các sinh viên! Khi thi bút vấn, riêng môn Phân giải điện hoá của Thầy Kiệt, tôi rút kinh nghiệm lần thi viết Thầy cho điểm thấp, kỳ này tôi không hành văn theo ý mình mà viết hoàn toàn từng chữ theo bài Thầy giảng. Quả nhiên tôi được 9 điểm trên 10 cho môn thi bút vấn của Thầy Kiệt!

Kết quả niêm yết tôi đậu Thủ khoa chứng chỉ Hoá phân giải. Hơi thất vọng vì chỉ đạt hạng Bình, mặc dù tính ra tôi hơn điểm đứa hạng nhì rất xa, những 13 điểm trên tổng số 190. Trên bảng danh sách trúng tuyển Hoá phân giải khoá 1 chỉ ghi một hạng Bình duy nhất. Dù sao đối với Ban vô cơ đó là một thành tích đáng kể, quý Thầy rất vui lòng vì xưa nay các anh chị làm việc trong Ban chưa bao giờ chiếm được ngôi vị đầu bảng chứng chỉ này. Cùng thi với tôi, Tuấn cận đậu hạng Bình thứ. Tuấn cận làu bàu với tôi Thầy không chịu nâng lên tí xíu cho nó được hạng Bình như tôi, vẻ vang hơn một chút!


Tiếc cho mẹ của “tôi” thật đấy

hổng mần được thì giao nhiệm vụ cho thế hệ sau, phẻ re mờ! :jj:
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10474
Registration date : 23/11/2007

Một thoáng mây bay 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 11   Một thoáng mây bay 11 I_icon13Sat 09 Sep 2023, 08:32

Một thoáng mây bay 11: Đường mây thênh thang

Trong chứng chỉ Lý Hoá II tôi sợ nhất là môn Cơ học lượng tử Thầy Tích phụ trách. Khả năng sư phạm của Thầy quả thật là “kinh-khủng-khiếp”! Có thể nói từ đầu đến cuối tôi không hiểu Thầy dạy cái gì. Tôi không kiếm được tài liệu đọc vì thông thường các giáo sư đại học tự soạn ra chương trình dạy theo chuyên môn khảo cứu của mình và các tạp chí khoa học mà không dựa hẳn vô một cuốn sách giáo khoa nào cả! Thầy Sơn dạy môn Năng lượng cơ chế phản ứng và Thầy Ngọc dạy Quang phổ hồng ngoại và từ cộng hưởng hạch tâm thì không có vấn đề. Dẫu rằng môn Thầy Sơn khó và cũng không có tài liệu tham khảo, tôi tiếp thụ bài Thầy dạy khá dễ dàng. Thực tập do cô Nhứt Hoa và chị Kim Dung dạy, chủ yếu là đoán phổ để xác định hợp chất hữu cơ. Thi viết chứng chỉ Lý Hoá II tôi làm tốt môn Thầy Sơn, trong đó có một câu hầu hết các sinh viên khác đều làm sai. Chấm bài thi xong Thầy Sơn ra ngoài nói chuyện, chê trách các sinh viên viết phản ứng cho ra hợp chất có nhánh dây dài thay vì hợp chất vòng. Thầy quay sang tôi nói:
_ Tôi thấy bài chú cũng ra dây dài lòng thòng...

Tôi phản đối:
_ Dạ không có đâu Thầy, em làm ra hợp chất vòng mà!

Thầy nhìn tôi nghĩ ngợi. Quả thật tôi viết phản ứng ra hợp chất vòng đúng như ý Thầy muốn, có lẽ Thầy nhớ nhầm vì chấm mấy trăm bài thi khó mà nhớ rõ chi tiết!

Đề thi môn Thầy Tích cho 2 câu tôi chỉ trả lời một câu. Câu thứ nhì có thể nói không riêng gì tôi, tất cả mọi sinh viên chẳng ai làm được.

Thi thực tập thì không có vấn đề.

Lúc ra kết quả vòng thực tập chứng chỉ Lý Hoá II thì Thầy Sơn gặp Vương thị Ánh. Ánh cùng đám học trò Thầy đang thập thò trước cửa phòng Hoá lý để chờ xem kết quả vào vấn đáp. Ánh đậu khoan hồng vòng thi viết, nghĩa là được cho nợ điểm để vào thi Thực tập. Nhưng điểm thi thực tập của Ánh cũng thấp không bù được điểm thi viết. Thầy Sơn bảo Ánh:
_ Điểm cô tệ quá, kỳ này tôi miễn cưỡng cho cô vào thi vấn đáp, nếu cô vẫn kém thì tôi buộc cho cô rớt chớ không thể nâng cô lên được! Cô liệu rán mà làm!

Tôi hơi bất bình vì nếu Thầy Sơn đã tử tế vớt cho Ánh đậu thì đừng nên miệt thị nàng trước mặt các bạn đồng học như vậy. Một người có lòng tự trọng sẽ khó chịu nổi. Quả nhiên, Ánh tự ái liền xin Thầy Sơn cho rớt để thi lại khoá 2. Thầy Sơn có vẻ cũng hơi áy náy nên hỏi lại:
_ Cô có chắc không? Cô phải thi lại từ đầu đó?

Ánh quả quyết:
_ Dạ chắc, thưa Thầy! Em sẽ rán học để thi khoá 2 có kết quả tốt hơn.

Vào thi bút vấn, các môn khác không sao, chỉ môn Thầy Tích đề thi chỉ cho duy nhất một câu hỏi đúng y câu hỏi mà khi thi viết không thí sinh nào làm được. Tôi đành nộp nguyên tờ giấy trắng môn này. Tôi tự trách mình ỷ y không chịu khó mang bài thi làm không được nhờ các thầy cô anh chị trong ban Hoá lý giải giúp như các sinh viên khác. Chủ yếu là do tôi “cạch” môn Thầy Tích và không nghĩ là sẽ có bao giờ dùng đến nó sau này.

Quá thất vọng về bài thi của mình tôi vào ban Hoá lý gặp Thầy Sơn xin Thầy cho tôi rớt nếu Thầy thấy điểm tôi kém không đạt thứ hạng cao. Thầy cười lớn, nói như phân bua:
_ Mấy người bây giờ gan ghê há! Người ta toàn xin đậu còn mấy người lại xin rớt!

Thầy cứ lặp lại câu “mấy người gan ghê há” liên tục. Có lẽ vào thời đó tôi là sinh viên đầu tiên và duy nhất xin Thầy đánh rớt, không kể trường hợp Ánh vốn đã rớt mà Thầy định miễn cưỡng vớt cho thiếu nợ!

Kết quả cuối cùng tôi đậu hạng 5 trên tổng số 72 sinh viên trúng tuyển. Tôi thầm tiếc nếu tôi biết khôn nhờ người dạy cách giải bài thi của Thầy Tích trước khi thi bút vấn như Huỳnh Ngọc Chênh với Hồ Sơn Thạch thì ngôi vị nhứt nhì bảng đâu dễ lọt vào tay chúng nó!

Hồ Sơn Thạch trở thành nhân vật tiếng tăm khá lừng lẫy trong giới sinh viên khi nó là người duy nhất thi đậu cả 4 chứng chỉ chuyên khoa ở khoá 1, trong đó có 2 hạng Bình, mặc dù 2 chứng chỉ Lý Hoá II và Hoá lý hữu cơ có một nửa số môn học chung nên đáng ra chỉ bằng 1 chứng chỉ rưỡi. Tuy nhiên hậu quả là nó phải chịu đứt gánh 2 chứng chỉ còn lại, chỉ được xếp hạng Thứ.


_________________________
Một thoáng mây bay 11 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10474
Registration date : 23/11/2007

Một thoáng mây bay 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 11   Một thoáng mây bay 11 I_icon13Mon 11 Sep 2023, 11:03

Một thoáng mây bay 11: Đường mây thênh thang

Do phải thi Hoá ứng dụng tôi không dám ghi danh thi Hoá lý hữu cơ nữa để tập trung sức học bài. Kỳ thi Hoá ứng dụng ở khoá 2 tôi không cảm thấy nhàn nhã hơn nhiều dù đã học phần lớn bài từ trước, giờ chỉ còn phải ôn lại. Tôi cố gắng tụng giống như Thành Võ, nhưng chỉ kịp đọc thuộc được có 3 lần, mà cũng không thể nhớ từng dòng từng trang như nó. Thi viết lần này đề thi môn Thầy Kiệt cho có một câu duy nhất là Phân Phosphat, tôi chép từ đầu tới cuối không thiếu chữ nào. Chấm bài ra gặp tôi Thầy Kiệt cười cười nói:
_ Trúng tủ sao mà làm bài xuất sắc vậy?

Trời đất, chỉ học thuộc lòng rồi chép ra thì có gì đáng gọi là giỏi đâu?

Môn thi thực tập giả dụ anh Vinh trưởng phòng thực tập Hoá ứng dụng có thiên vị tôi thì cũng chỉ cho đến 18/20 là cùng. Ngày xưa chấm bài bao giờ các thầy cô cũng ấn định mức giới hạn nên chẳng bao giờ bài thi được điểm tối đa!

Kết quả ba vòng tôi còn thiếu 4 điểm trên tổng số 190 điểm để đạt hạng Ưu. Họp ban giám khảo xuống anh Vinh báo tin buồn là các Thầy quyết định giữ nguyên không nâng điểm như hồi Nguyễn Hưng thi. Do vậy, dù điểm cao hơn rất nhiều so với sinh viên đứng nhì bảng với hạng Bình thứ, tôi cũng chỉ đạt hạng Bình, dôi ra tới 15 điểm. Lúc nhắc chuyện Nguyễn Hưng được nâng điểm đậu hạng Ưu, Hoa bảo tôi:
_ Thiếu 2 điểm nâng lên thì phải rồi! Tưởng đâu thiếu nhiều...

Tôi cười cười nói:
_ Phải rồi, thiếu 2 điểm thì nâng chớ thiếu 4 điểm thì không nên nâng!

Hoa chợt nhớ ra, vội vàng đính chính;
_ Ấy ấy không phải Hoa muốn nói vậy!

Mọi người cùng cười.

Tôi thầm nghĩ giả sử như anh Vinh phá lệ cho tôi 19/20 thì chắc tôi cũng hạng Ưu rồi. Dù sao so với Thành Võ tôi đầu tư thời gian học ít hơn nó rất nhiều mà Thành Võ cũng chỉ đạt hạng Bình chứng chỉ Hoá ứng dụng ở khoá 1.

Tôi nộp đơn nơi phòng hành chánh để xin cấp bằng Cử nhân giáo khoa Hoá học. Văn bằng cử nhân gồm tổng cộng 7 chứng chỉ thì có 5 chứng chỉ tôi đứng đầu với một hạng Ưu và 4 hạng Bình, thành tích học tập như vậy xem ra cũng không đến đỗi mất mặt đối với quý Thầy!



_________________________
Một thoáng mây bay 11 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4657
Registration date : 23/03/2013

Một thoáng mây bay 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 11   Một thoáng mây bay 11 I_icon13Tue 12 Sep 2023, 08:06

“Tôi” quá giỏi applause :bong:
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10474
Registration date : 23/11/2007

Một thoáng mây bay 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 11   Một thoáng mây bay 11 I_icon13Fri 15 Sep 2023, 13:28

Một thoáng mây bay 11: Đường mây thênh thang

Thi cử xong tôi cùng cha tôi đi Lái Thiêu để coi mắt. Từ nhỏ chị em chúng tôi thường được cha tôi chở đi Lái Thiêu thăm Bà Mười là dì ruột của ông. Bà Mười là em út của Bà Nội tôi, khuôn mặt trông rất giống Bà Nội tôi trong bức hình trên bàn thờ. Ba tôi mồ côi mẹ khi còn bé, Ông Nội muốn hỏi Bà Mười làm kế thất. Gia đình hai bên đều tán thành vì nếu dì ruột làm mẹ kế thì dù sao cũng sẵn tình máu mủ, hai người con nhỏ là cô tôi và ba tôi sẽ có thể tránh được cảnh dì ghẻ tai ác với con chồng thường xảy ra trong xã hội. Tuy nhiên Bà Mười nhất quyết không ưng Ông Nội tôi. Bà lấy Ông Mười, một người làm công, học vấn và địa vị thua kém hẳn Ông Nội tôi, nên Bà bị nhiều người chê trách, nhưng Bà vẫn chẳng màng. Ông Bà có chín người con, trừ cô Hai Huê và cô Tư Yến có chồng đã ra riêng và chú Năm Nhung trung uý quân đội, cô Ba Anh goá chồng và các cô chú khác còn độc thân vẫn ở chung với Ông Bà trong ngôi nhà gạch khang trang ở Lái Thiêu với những thửa vườn rộng lớn trồng nhiều loại cây ăn trái như chôm chôm, mít tố nữ, đặc biệt rất nhiều dâu da và măng cụt. Vườn quanh nhà trồng chùm ruột, xoài, ổi và cây ra hoa như mai, sứ. Các cô chú phụ giúp Ông Bà chăm lo thu hoạch vườn tược, nói chung cuộc sống khá sung túc. Trong nhà có nuôi hai con chó berger rất to để giữ nhà. Về sau này chúng bị du kích bắn chết thật tội.

Ông Bà và các cô chú rất yêu quý chúng tôi. Chú Thạnh, chú Lộc và chú Phúc hay dẫn đi bắt chim, sóc chơi còn cô Hạnh, tôi gọi là cô Mười vì cô là con út, thì hái trái cây cho chúng tôi ăn. Cô bày chúng tôi ăn chùm ruột với muối tiêu và giảng giải rằng mỗi thứ trái có một thức chấm riêng, như cóc ổi thì muối ớt, xoài tượng thì nước mắm đường, còn chùm ruột phải muối tiêu mới đúng điệu. Chú Phúc kém tôi một tuổi còn cô Mười kém tôi hai tuổi. Chú Phúc hơi tức cười, lúc đầu chú xưng chú với tôi, thấy hơi ngượng nghịu bèn bảo:
_ Thôi chú còn nhỏ tuổi, hay là xưng anh đi cho dễ!

Cô Mười thì xưng em với chị của tôi và Hạnh với tôi, chẳng đúng vai vế họ hàng gì cả! Tôi thấy cô khá dễ thương, nếu không phải quan hệ  họ hàng thì không chừng tôi sẽ theo đuổi cô!

Càng lớn lên tôi càng ít có dịp đi Lái Thiêu thăm viếng Ông Bà Mười và các cô chú. Khi tôi vô học đại học, có một lần ba tôi đưa tôi về Lái Thiêu thăm Bà Mười đang bị bệnh. Bà nằm trên giường, ba tôi và tôi vào thăm. Bà nắm tay tôi hỏi han tôi học ngành gì. Tôi đáp tôi học Khoa học. Bà bảo học gì thì học, đừng học luật sư nghe con. Luật sư là nghề rất tổn âm đức, cãi đen thành trắng, bảo vệ kẻ có tiền, tội lỗi vô cùng. Rồi bà nói bà sẽ giới thiệu cho tôi một cô gái rất hiền và giỏi ở gần xóm. Tôi ngượng ngùng vâng dạ chớ chẳng biết trả lời ra sao.

Sau đấy mấy tháng, Bà Mười mất. Qua thời gian cư tang, Ông Mười sai người lên nhà tôi nhắn ba tôi xuống coi mắt cô gái mà Bà Mười đã chọn cho tôi.

Hồi hộp cùng ba tôi xuống nhà Ông Bà, tôi hơi cảm thấy hoang mang trong lòng. Tôi tưởng tượng rằng các cô gái miệt vườn hẳn có lẽ ngọt ngào như hương vị trái cây chín, tương tự như là cô Mười của tôi vậy (khi tôi lớn lên, thỉnh thoảng tôi vẫn nghĩ tới cô Mười, nhớ những điều cô nói, cái này tôi giấu kín trong đầu không thể lộ cho ai biết).



_________________________
Một thoáng mây bay 11 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Một thoáng mây bay 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 11   Một thoáng mây bay 11 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Một thoáng mây bay 11
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» cách điều trị bệnh thoái hóa cột sống và bài thuốc chữa thoái hóa cột sống
» Một thoáng mây bay 10
» THOÁT ĐỌA ĐÀY
» Tranh thơ Tú_Yên
» PhỐ ĐạI GiA !
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện sáng tác, truyện kể ::   :: Ái Hoa-