Bài viết mới | Điển tích truyện Kiều by Trà Mi Today at 08:14
Một cuộc di tản giáo dục lớn khỏi Việt Nam…! by Trà Mi Today at 07:49
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:24
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 06:57
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Fri 04 Oct 2024, 10:19
Lục bát by Tinh Hoa Fri 04 Oct 2024, 07:29
7 chữ by Tinh Hoa Wed 02 Oct 2024, 12:22
Một thoáng mây bay 14 by Ai Hoa Wed 02 Oct 2024, 08:55
Lịch Âm Dương by mytutru Tue 01 Oct 2024, 17:15
5 chữ by Tinh Hoa Tue 01 Oct 2024, 01:24
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sun 29 Sep 2024, 15:22
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sun 29 Sep 2024, 15:14
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sun 29 Sep 2024, 14:47
LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Sun 29 Sep 2024, 11:52
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sun 29 Sep 2024, 01:44
Chúc mừng sinh nhật Cẩn Vũ by Ai Hoa Fri 27 Sep 2024, 09:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Fri 27 Sep 2024, 09:27
Vinh Danh Trong Toàn Cầu Thập Bát Danh Nhân by Trà Mi Wed 25 Sep 2024, 12:15
Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh by Trà Mi Wed 25 Sep 2024, 11:57
8 chữ by Tinh Hoa Tue 24 Sep 2024, 14:23
ĐƯỜNG THƠ MÁI ẤM ĐÀO VIÊN by mytutru Mon 23 Sep 2024, 22:39
Tin Thời Sự Và Những Bình Luận “Trái Chiều” by chuoigia Sun 22 Sep 2024, 01:08
Kỳ thi Tú tài IBM ở Sài Gòn năm 1974 by Trà Mi Fri 20 Sep 2024, 09:44
Thành Tâm Chú Nguyện by mytutru Thu 19 Sep 2024, 10:42
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Wed 18 Sep 2024, 22:24
Vua Trời Hỏi Phật by mytutru Mon 16 Sep 2024, 22:10
BÀI GIẢNG RẤT HAY by mytutru Mon 16 Sep 2024, 20:09
Những bài học thuộc lòng by buixuanphuong09 Mon 16 Sep 2024, 06:46
Đường luật by Tinh Hoa Mon 16 Sep 2024, 06:08
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Thu 12 Sep 2024, 07:44
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
| | |
Tác giả | Thông điệp |
---|
Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10598 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Tửng đi bộ đội 2 Wed 19 Apr 2023, 08:59 | |
| Tửng đi bộ đội - Ái Hoa
Ngoài chú Bảy H., chú Sáu N. trưởng ban Chính sách, Phòng quân lực còn có chú Năm Đ. là Phó Trưởng phòng, cấp Thiếu tá, người dong dỏng, mang kiếng trắng trông có vẻ trí thức, chú Tư C., trưởng ban Động viên, hiền lành, vui tính, tóc cũng húi cua, thân người thấp hơn, không to béo như chú Bảy H. Cấp dưới nữa có Trung uý D., Thiếu uý Dh., ông L., trung uý chuyên nghiệp và C. chuẩn uý chuyên nghiệp. Lúc đầu Tửng không hiểu, tưởng đâu từ “chuyên nghiệp” dành cho những người chuyên tâm theo đuổi nghiệp quân nhân, té ra không phải. Đó là những người có kỹ thuật chuyên môn làm việc trong quân đội, khác với các sĩ quan chỉ huy được đào tạo qua các trường sĩ quan chính quy như trường sĩ quan lục quân, không quân, pháo binh, thiết giáp…) hay trường sĩ quan quân chính. Tên gọi chính thức là quân nhân chuyên nghiệp. Một số người gọi nhầm họ là sĩ quan chuyên nghiệp, sự thực họ không phải là sĩ quan, mặc dù mang quân hàm từ cấp chuẩn uý lên đến trung tá là cao nhất. Họ được hưởng quyền lợi đãi ngộ như sĩ quan, nhưng không giữ chức vụ chỉ huy.
Trên nguyên tắc, các sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp có gia đình được phép về nhà sau giờ làm việc. Tuy nhiên Trung uý D. Thiếu uý Dh và Trung uý chuyên nghiệp L. gia đình đều ở miền Bắc nên cũng ăn ngủ cùng với bọn Tửng trong toà nhà. Ông L. không già lắm nhưng tóc nhiều sợi bạc, mấy tên hay gọi đùa là bố L.
Nhóm hạ sĩ quan thì đứng đầu là V., Thượng sĩ chuyên nghiệp, rồi tới 3 tên T., H. và S. đều là Trung sĩ, bét hết là Tửng và Cường, Hạ sĩ nhập ngũ cùng đợt với Tửng. V. là cháu gái của chú Bảy H. còn T. là con của Thầy ruột Tửng. T. thi đậu vào Đại học kiến trúc nhưng chưa nhập học đã bị bắt đi nghĩa vụ với lời hứa hẹn rằng sau 3 năm chiến đấu sẽ được trở về học. Tuy nhiên bây giờ đã 4 năm trôi qua mà T. cũng vẫn còn phải ở trong quân đội. May mắn cho T. là sau thời gian huấn luyện ở Quang Trung, bị đưa ra đơn vị khi hắn còn đang khốn khổ đồn trú ở một nơi rừng núi xa xôi thì nhờ sự can thiệp trực tiếp của Bộ Tư lệnh Quân Khu 7 hắn được chuyển về Bộ Tham mưu Quân Khu. Chính T. là người đã giới thiệu Tửng cho chú Bảy H. để ông điều động Tửng về đây thành lập Phòng hoá học, chứ với hệ thống hành chánh trì trệ của quân đội, đề nghị của Thượng uý N. có khi nào lên được đến đúng nơi. T. trắng trẻo đẹp trai, nhanh nhẹn tháo vác được các đồng đội yêu mến, đặc biệt là lấy nhiều cảm tình của cô cháu gái ông Trưởng phòng Quân lực. V. thân hình nhỏ thó, gia đình người Nam tập kết nhưng nói tiếng Bắc rặt. Ngoài V. và đám sĩ quan sơ cấp gốc miền Bắc, tất cả sĩ quan cấp tá và hạ sĩ quan đều là người miền Nam.
Tới giờ ăn thì mọi người đến phòng ăn tập thể, chia nhau ngồi vào bàn. Sĩ quan sơ cấp từ cấp trung uý trở xuống ăn cùng với hạ sĩ quan. Sĩ quan trung cấp từ thượng uý đến trung tá ăn ở phòng khác, tiêu chuẩn cao hơn. Từ Thượng tá trở lên được xếp vào hạng cao cấp. Nói chung là phần ăn cũng khá tốt, đủ thịt cá rau canh, thế mới biết ở trung ương bao giờ cũng hưởng ưu đãi hơn các đơn vị địa phương, vừa ít hiểm nguy gian khổ lại ăn ở sung sướng hơn nhiều. Đám bọn D., Dh, C. thường đùa với nhau: công việc phân phối từ dưới lên trên, đường sữa phân phối từ trên xuống dưới! Ý bọn họ là khi lãnh nhu yếu phẩm thì các sĩ quan trung cấp được nhiều hơn sĩ quan sơ cấp, còn việc làm thì sĩ quan cấp dưới giành phần nặng nhọc hơn. Lúc đầu ông L. ăn chung với bọn Tửng, mấy tháng sau ông lên bậc Thượng uý chuyên nghiệp thì phải tách rời, qua phòng ăn riêng của sĩ quan trung cấp. Bọn Tửng không phải trả tiền ăn vì không có lương, các sĩ quan sơ cấp phải trích một phần lương trả tiền ăn, sĩ quan trung cấp trả nhiều tiền hơn một tí cho bữa ăn tương đối “có chất lượng” hơn.
Công tác của Tửng ở phòng Quân lực hết sức nhẹ nhàng thoải mái. Chỉ vài việc kiểm tra sổ sách, tên họ những quân nhân gia đình được hưởng chính sách trong toàn bộ Quân Khu 7 gồm 6 tỉnh thành: TPHCM, Đồng nai, Long an, Tây ninh, Sông bé và Bà rịa Vũng tàu, Đôi khi có họp Phòng để chú Bảy H. phổ biến chính sách & phân bố công việc. Giống như chú Tám V. chú Bảy H. cũng bảo đám Tửng có rảnh rang nên tích cực lao động. Tửng tức mình nên nhiều khi xong việc sớm mang cuốc đi vun gốc cho mấy cây chuối trồng trước cửa Phòng quân lực, ngay cả trong giờ hành chánh. Nhờ vậy, Tửng thường được biểu dương là thành tích lao động làm Tửng cười thầm mấy người trình độ nông dân thấp kém không hiểu giá trị lao động là gì! Tuy nhiên trong một buổi họp chú Bảy H. huấn lệnh rằng: “Các đồng chí phải xác định là mình sẽ phục vụ quân đội lâu dài” thì Tửng lập tức đứng lên phản đối rằng Tửng chỉ làm nghĩa vụ đến đúng thời hạn chớ không muốn theo nghiệp quân đội luôn suốt đời. Cả bọn tròn mắt nhìn Tửng, lo sợ cơn thịnh nộ lôi đình của ông Trưởng phòng quân lực giáng xuống vì xưa nay chưa từng có cấp dưới nào dám phát biểu ngược ý ông, nhưng trái với suy nghĩ của mọi người, chú Bảy H. chỉ cười xoà bỏ qua lời nói của Tửng.
Thỉnh thoảng Từng đại diện ban Chính sách ra cổng nhận đơn từ của dân chúng gởi & khiếu nại. Có một lần trong số giấy tờ Tửng nhận có một lá đơn xin cho con gái được giải ngũ, bên dưới ký tên là Đ.V.H., Tửng nhận ra là lãnh đạo cơ quan cũ của Từng, người đã quyết định đưa Tửng đi nghĩa vụ hồi trước. Con gái ông nghe bạn bè đoàn thể xúi giục trốn nhà đi nghĩa vụ cùng đợt với Tửng dù chỉ mới có 16 tuổi, nay đã mãn hạn 3 năm nên gia đình làm đơn xin cho về. Tửng không rõ Phòng Quân lực có chấp thuận hay không. Tửng nhớ lại sự vui mừng không thể tả khi nhận quyết định cho xuất ngũ của các nữ bộ đội Đoàn 600 nơi Tửng công tác hồi trước, dù rằng họ cũng chỉ là những cô gái trẻ, nhiều cô dưới 18 tuổi, bắt buộc phải tình nguyện nhập ngũ giống như trường hợp này.
Vì Tửng là đoàn viên nên phải họp Chi đoàn thường kỳ. Chi đoàn gồm toàn bộ các hạ sĩ quan và Chuẩn uý C. trong đó C. là đảng viên dự bị. Trong buổi họp bầu ban chấp hành chi đoàn C. được số phiếu bầu cao nhất, kế đến là N. và sau cùng mới tới V., ai cũng nghĩ C. sẽ là bí thư. Nhưng do chỉ đạo của chi uỷ, V. được chỉ định làm bí thư chi đoàn, N. là phó bí thư và C. là uỷ viên tổ chức. Thế là đám hạ sĩ quan xầm xì với nhau rằng bí thư là người ít được tín nhiệm nhất! Cả C. tuy là đảng viên dự bị cũng bất mãn ra miệng. _________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10598 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Tửng đi bộ đội 2 Wed 03 May 2023, 10:17 | |
| Tửng đi bộ đội - Ái Hoa
Bộ đội công tác ở Bộ Tham mưu QK tuy làm công tác hành chánh đôi khi cũng được phái đi lao động tăng gia cho hậu cần. Có một lần Tửng và H. đi công tác ở vùng nào đó trên Hốc môn. Tửng ở lán trại quân đội chớ không ở nhà dân như hồi đi lao động ở Lộc ninh cho Đoàn 210. Điều tệ hại là nơi này không có hố vệ sinh nên mỗi sáng bọn Tửng phải chuồn ra vườn giải quyết bầu tâm sự và nhân thể bón tưới cho cây. Vì không có nước và giấy nên phải sử dụng đến lá cây thay thế. Khủng khiếp nhất là bầy ruồi cứ vo ve bâu chực nên thay vì là đệ tứ khoái thì nó lại trở thành... đệ nhất khổ! Riêng đám nữ bộ đội, Tửng không biết họ giải quyết chuyện này như thế nào.
Công việc chính trong chuyến lao động này của Tửng là lột vỏ bắp. Bắp thu hoạch về chất đầy cả nhà kho, bọn Tửng mỗi ngày ngồi lột vỏ với nhau. Trong bọn có tên T. còn trẻ, ăn nói hoạt bát rất tếu. Trong lúc ngồi lột vỏ bắp thỉnh thoảng nó ném trái bắp đã lột về phía đám con gái để chọc ghẹo, chủ yếu nhắm vào một cô nàng tên là Nh. Nh. người hơi lún, da bánh mật, khuôn mặt bầu bĩnh, tuy không đẹp sắc sảo nhưng trông cũng khá dễ thương. Không những ném bắp chọc ghẹo Nh., nó còn hát ca những câu như là Nh. ơi Nh. hỡi thật sống sượng. Tửng không biết Nh. nghĩ gì khi bị tán tỉnh táo bạo như thế, nếu đổi trường hợp mình Tửng không thể nào dạn mày dạn mặt làm người khác phải xấu hổ. Nhưng mà nhiều đứa con trai vẫn thuộc nằm lòng câu “đẹp trai không bằng chai mặt”, và bạn Tửng từng bảo rằng đó chính là một trong những chiến thuật “cua gái” cực kỳ hiệu quả. Mặt khác, một ông thầy dạy Tửng hồi Trung học cũng bày kinh nghiệm rằng ranh giới giữa “yêu” và “ghét” rất mong manh. Ổng xúi đám trò trai nếu không thể làm đối tượng yêu mình thì đổi sang làm nó ghét, có khi sẽ đạt ý nguyện. Còn đám trò gái ổng dặn đừng nên ghét ai, vì khi ghét thì hình ảnh họ cứ quanh quẩn trong tâm trí khó mà thoát khỏi, ngày nào đó ghét sẽ trở thành yêu theo thói thường “ghét của nào trời trao của nấy”!
Tuy nhiên Nh. đã có người yêu nên Tửng nghĩ rằng T. khó thành công.
Trong chuyến lao động đã xảy ra một chuyện cũng tức cười. Một bữa chiều Tửng thấy bọn con trai nháy nhó nhau rằng có đám nữ bộ đội đi tắm suối. Bọn chúng rủ nhau theo rình xem. H. ham vui cùng nhập bọn với chúng còn Tửng dứt khoát không đi. Chúng đi một lúc thì Tửng chợt nghe mấy tiếng súng nổ đùng đùng, rồi một lát sau thấy H. hớt hải chạy về. Nghe hắn kể lại thì trong đám con gái có một đứa đã phòng xa, đi tắm vẫn mang súng nạp đạn sẵn. Khi phát hiện bị rình mò cô ta lập tức vớ lấy súng bắn chỉ thiên làm bọn con trai hoảng hốt chạy tán loạn. Tửng hú hồn là mình không ham vui, không thôi còn mặt mũi nào của đấng nam nhi trước đám quần thoa nữ kiệt?
Ngày cuối cùng T. tìm đến phòng của Nh. để tỏ tình. Sau đó hắn trở về với khuôn mặt cực kỳ thất vọng, Không cần hỏi Tửng cũng biết là hắn thất bại thảm hại rồi. Hắn bèn rủ Tửng ra quán đầu đường uống rượu. Tửng vốn không uống rượu nhưng lúc đó Tửng đang có tâm trạng nặng nề do hay tin người yêu bị cha mẹ ép gả cho người khác nên cũng muốn thử nghiệm trạng thái say xỉn một lần. T. đoan chắc với Tửng rằng nếu có chuyện gì hắn sẽ đưa Tửng về an toàn. Hai đứa gọi 1 xị rượu nếp than và một dĩa khô bò nhấm nháp. Trông T. rất thảm, không chút vẻ xuân tươi sống động như lúc bình thường. Khi uống đến xị rượu thứ hai thì T. đã xỉn lắm, hắn quờ quạng đi không vững, còn Tửng chỉ hơi nóng mặt, choáng đầu chút đỉnh. Kết cuộc là Tửng phải xốc vai dìu T. về trại!
Qua hôm sau toàn đơn vị lên xe trở lại Sài gòn. Từ đó Tửng không bao giờ có dịp gặp T. hay Nh. nữa.
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10598 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Tửng đi bộ đội 2 Thu 11 May 2023, 13:41 | |
| Tửng đi bộ đội - Ái Hoa
Tình hình Campuchia lúc này đã ổn định hơn nên nhà nước bắt đầu chủ trương cho phép các bộ đội nghĩa vụ thi đậu vào Đại học trước khi nhập ngũ sau thời gian phục vụ 4 năm được phép xuất ngũ trở về nhập học. T. chính là thuộc diện này. Thế là hắn từ biệt mọi người mà đi. Bọn Tửng mừng cho hắn nhưng vẫn ngậm ngùi không biết số phận của mình ra sao.
Khoảng vài tháng sau chính sách mới ban hành cho bộ đội xuất ngũ lan rộng hơn. H. và S. được bố trí cho học trường sĩ quan quân chính để lãnh quân hàm sĩ quan dự bị trước khi xuất ngũ.
Cường và Tửng được chú Bảy H. đặc cách phong Thượng sĩ. Hắn bàn với Tửng làm đơn xin hưởng lương theo chính sách ban hành 1 năm sau khi Tửng nhập ngũ. Đơn được gởi cho Phòng chính trị được ít lâu thì Trung tá trưởng phòng Chính trị gọi hai đứa đến phỏng vấn. Theo chính sách này thì các quân nhân nhập ngũ có trình độ đại học được lãnh bậc lương quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội. Vị Trung tá bảo Cường sẽ lãnh bậc lương tương đương thiếu uý chuyên nghiệp còn Tửng, do thời gian tốt nghiệp lâu hơn nên sẽ được thăng lên bậc lương Trung uý chuyên nghiệp. Ông còn nói thêm chính sách này chỉ áp dụng riêng cho những người nhập ngũ trong đợt của Tửng và một vài đợt trong năm kế, nhưng đã bị bãi bỏ sau đó nên ngay cả những người nhập ngũ trễ hơn một chút cũng không được hưởng. Tửng thầm nghĩ đúng là chính sách nhà nước thay đổi như chong chóng, may nhờ rủi chịu không biết đâu mà lường! Ngay như trường hợp của T. con Thầy K., ở các năm sau năm mà T. bị gọi nhập ngũ các học sinh thi đậu đại học đều được hoãn nghĩa vụ cho tới khi tốt nghiệp ra trường. Nhưng trong cái rủi cũng có cái may, sau khi T. xuất ngũ và nhập học Đại học Kiến Trúc ít lâu thì được chọn đi du học nước ngoài. Một là điểm thi vào Đại học của T. cao, thứ hai là có thành tích phục vụ quân đội 4 năm, mà “hồng” quan trọng hơn “chuyên”. Điều này được chứng minh rành rành qua trường hợp em của Tửng. Nó thi vào đại học bách khoa đậu Á khoa, lý lịch gia đình bình thường, tức là ưu tiên 3, không thuộc thành phần dính dấp chế độ cũ. Sau khi học năm đầu tiên một thời gian, một bữa em của Tửng đi học về phàn nàn với gia đình rằng bạn học trong lớp được chọn đi du học nước ngoài trong khi nó có điểm cao hơn nhiều mà không được vô danh sách. Thế là em của Tửng bèn quyết định tự túc đi du học không cần xin phép chính quyền, may mà thuyền nó đi chạy thoát sự truy đuổi của hải tặc!
Ban Chính sách nơi Tửng làm việc chỉ có toàn nam, nhưng cũng có một số nữ ở các bộ phận khác như Văn phòng Bộ tham mưu hoặc các phòng Phòng không, Pháo binh,… nằm rải rác trong các toà nhà của Bộ tham mưu. Trong Phòng quân lực có một cô gái tuổi khoảng 18, nhập ngũ từ năm 16 tuổi, làm việc ở Ban động viên, người thấp lùn, mặt xinh xắn. Cô này chớm có quan hệ tình cảm với trung uý D. nên bị thuyên chuyển về đơn vị Bà rịa-Vũng Tàu. Trung uý D. rất buồn, nhưng đành bất lực, ôm mối sầu tương tư không biết tỏ cùng ai. Văn phòng có cô Th., hạ sĩ, tuổi chưa tới 20, hiền lành dễ mến, nói chuyện với Tửng xưng anh em rất ngọt ngào. Tửng thường liên hệ giấy tờ nên cũng hay gặp Th., nhưng mặt Th. có nhiều mụn nên chưa phải là mẫu người lý tưởng của Tửng.
Một ngày khi vào làm việc Tửng thấy thấp thoáng một bóng hồng nơi cửa, làm cho văn phòng ban Chính sách dường như sáng rực lên. Cô gái có mái tóc dài, thân hình thon thả, mặc áo trắng có chấm xanh đậm, quần tây đen. Nhìn nụ cười của nàng mà Tửng cảm thấy tâm tư xao động, nhưng chưa kịp nói chuyện thì cô gái đã đi rồi. Hỏi ra mới biết tên nàng là Mai Ng., con gái của Thiếu tướng Năm Ng., Phó tư lệnh Tham mưu trưởng quân Khu 7. Tửng vụt dập tắt ngay ý định làm quen.
Do đề nghị của bí thư, chi đoàn lập kế hoạch tăng gia, hùn tiền mua một con heo mọi, nuôi trong căn nhà của Phòng quân lực gần dãy phòng ngủ. Các đoàn viên chia nhau chăm sóc, lấy cơm thừa trộn rau, cám cho heo ăn và tắm rửa nó. Chẳng biết thế nào mà heo nuôi hoài không lớn cứ gầy đét và nhỏ xíu.
Rồi cũng tới lúc Cường và Tửng nhận lệnh đi học trường sĩ quan quân chính ở Bà rịa. Khác với trường hợp của H. và S. học để nhận quân hàm sĩ qua dự bị trước khi xuất ngũ, chú Bảy H. muốn cấp quân hàm sĩ quan chỉ huy cho 2 đứa mục đích là đưa về Phòng hoá học QK sẽ thành lập sau này. Cường và Tửng theo xe đi ra miền đất đỏ vào quân trường khởi đầu chương trình huấn luyện sĩ quan trong 3 tháng. Hai đứa được phân vào các đơn vị khác nhau, và Tửng bắt đầu làm quen với những đồng đội mới.
Người bạn đầu tiên cùng tiểu đội với Tửng là Kh., Trung sĩ, thuộc gia đình cán bộ cách mạng. Tính Kh. rất tốt, vui vẻ chịu khó. Hắn giới thiệu cho Tửng một bạn khác của hắn là Tr. ở đội khác. Tr. và Kh. dẫn Tửng tới gặp một bạn nữa, không ngờ là Mai Ng., người mà Tửng từng gặp hôm nọ ở Phòng Quân lực. Mai Ng. lại kéo thêm A. đi, A. chính là người bạn cùng cơ quan đã nhập ngũ chung với Tửng. Rõ đúng thật là trái đất tròn. Buổi tối sau giờ tập luyện, bọn Tửng 5 người kéo nhau đi chơi với nhau. Trong khi trò chuyện, A. kể Tửng nghe chuyện của hắn, hết sức ly kỳ. Số là hắn cùng Tửng nhập ngũ huấn luyện tại Trung đoàn Gia định ở trung tâm huấn luyện Quang Trung, Hốc Môn, chưa tới 1 tháng thì Sư đoàn 407 nhận quân huấn luyện chiến đấu lấy hắn vì hắn to cao khoẻ mạnh, còn Tửng bị bỏ lại do mang kiếng cận, không đủ tiêu chuẩn sức khoẻ. Sau 1 thời gian hắn chuyển tới lữ đoàn Thiết giáp đóng ở Long thành, do có bằng đại học hắn được làm nhiệm vụ bộ đội truyền tin. Khi bộ đội Việt Nam vượt biên giới Campuchia qua làm nhiệm vụ quốc tế tiêu diệt Khmer đỏ, lữ đoàn thiết giáp cũng đi theo, A. chuyển sang Mặt trận 479 chiến đấu. Không kham nổi sự cực khổ và hiểm ác của chiến trường Campuchia, A. bèn viết thư cầu cứu Mai Ng., vì hai người là bạn rất thân thiết cùng học với nhau ở Liên Xô. Cả hai đều là con em miền Nam tập kết nên khi tốt nghiệp thì về Thành phố công tác. Mai Ng. cũng nhập ngũ và nhờ biết tiếng Nga nên được phân công làm việc tại Phòng đối ngoại. Nhận được thư của A., Mai Ng. báo cho ba cô biết, ông Năm Ng. liền chỉ thị xuống Phòng Quân lực phải mang A. về Bô Tham mưu. Chú Bảy H. phái chú Sáu N. lo vụ này. Chú Sáu N. lần theo hồ sơ đến Đoàn 407 tìm thì được báo là A. đã chuyển đến Long thành. Chú Sáu N. chạy xuống Long Thành lại biết là A. hiện ở Mặt trận 479. Chú Sáu đành trở về báo cáo cho Bộ tham mưu đánh điện khẩn cấp điều A. về Quân Khu. Sau đó hắn được phân công tác tại Phòng đối ngoại cùng với Mai Ng. Tửng cũng bó tay với hệ thống hành chánh của quân đội! Hèn gì mà tay bí thư đảng nói với bọn Tửng trước khi nhập ngũ rằng ông ta đã thoả thuận với bên quân đội để bọn Tửng công tác ở các đơn vị kỹ thuật sau thời gian huấn luyện, nhưng thực tế Tửng được đưa đi cuốc đất ở rừng Cát tiên còn A. được đưa qua chiến trường Campuchia “làm nhiệm vụ quốc tế”! Để có thể bảo đảm vai trò tiếp khách, A. và Mai Ng. được cử đi học trường Quân chính khi về sẽ chính thức phong sĩ quan. Cả hai hiện đang mang quân hàm Thượng sĩ.
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10598 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Tửng đi bộ đội 2 Wed 17 May 2023, 11:16 | |
| Tửng đi bộ đội - Ái Hoa
Chương trình huấn luyện cũng tương tự như ở Quang Trung nhưng kỹ lưỡng hơn. Học viên lên lớp nghe các cán bộ trường giảng dạy về tổ chức quân đội cùng tính năng các vũ khí và ra thao trường thực hành kỹ thuật tác chiến. Tổ chức quân đội nhân dân VN chính quy dựa trên số 3, gọi là tam tam chế bắt đầu từ tổ 3 người có một tổ trưởng. 3 tổ làm thành 1 tiểu đội, 3 tiểu đội thành 1 trung đội, 3 trung đội thành tiểu đoàn,vv… Đơn vị từ đại đội trở lên có hai bậc chỉ huy song song, một về quân sự, một về chính trị. Chỉ huy quân sự chịu trách nhiệm về tác chiến, chỉ huy chính trị kiêm bí thư đảng chỉ đạo phương hướng đường lối. Chỉ huy đơn vị tính ngang theo cấp bậc: Tiểu đội phó Hạ sĩ Tiểu đội trưởng Trung sĩ Trung đội phó Thượng sĩ Trung đội trưởng Chuẩn uý Đại đội phó (hay Chính trị viên phó) Thiếu uý Đại đội trưởng (hay Chính trị viên đại đội) Trung uý Tiểu đoàn phó (hay Chính trị viên phó) Thượng uý Tiểu đoàn trưởng (hay Chính trị viên tiểu đoàn) Đại uý Trung đoàn phó (hay Phó chính uỷ) Thiếu tá Trung đoàn trưởng (hay Chình uỷ trung đoàn) Trung tá Sư đoàn phó (hay Phó chính uỷ) Thượng tá Sư đoàn trưởng (hay Chính uỷ sư đoàn) Đại tá Phó tư lệnh quân khu hay quân đoàn Thiếu tướng Tư lệnh quân khu hay quân đoàn Trung tướng
Trên thực tế có thể tăng hay giảm một bậc, nghĩa là 1 cấp có thể đảm nhiệm 3 chức vụ và ngược lại, 1 chức vụ có thể được đảm nhiệm bởi 3 cấp. Thí dụ chức đại đội trưởng có thể là Thượng uý, Trung uý hay Thiếu uý và cấp Trung uý có thể giữ 3 chức Đại đội phó, Đại đội trưởng hay Tiểu đoàn phó.
Trên lớp Tửng học các tính năng và công dụng của các loại vũ khí từ cá nhân như K54, K59, súng trường, tiểu liên, đến trung liên, đại liên, súng chống tank B40, B41, DKZ. Thực tế chỉ thực hành sử dụng K54 và K59. Còn các vũ khí nặng chỉ dùng miệng trong các buổi thực tập tác chiến trên đồng, các chiến thuật tấn công, phòng thủ dưới chiến hào. Buồn cười nhất là việc hư trương thanh thế để làm địch quân tưởng bị bao vây bằng lực lượng hùng hậu. Nói chung chiến thuật chính của quân đội vẫn là “tiền pháo hậu xung”, dập pháo dữ dội để tiêu diệt hàng phòng ngự địch trước khi bộ đội xung phong áp theo xe tang tiến vào chiếm căn cứ.
Ngoài ra còn môn Trinh sát – Bản đồ, đi thực tập dã ngoại rất là vui. Môn chính trị không thể thiếu được trong tất cả mọi chương trình học tập thì đâu cũng như đâu không cần phải kể!
Chỉ có điều việc ăn uống khá kham khổ, tệ hơn ở Bộ tham mưu nhiều. Khi thức ăn do gia đình chuẩn bị sẵn như muối đậu, mắm ruốc, thịt khô… đã hết bọn Tửng phải tìm mua nước tương và ớt để ăn cơm. Anh Tr. có sáng kiến lấy lá sả xắt nhỏ bằm ra làm muối sả ăn cũng khá ngon.
Nhờ sống ở đây, Tửng mới biết đến cây trường, đặc sản của Bà rịa. Có rất nhiều vườn trường cây trái bạt ngàn và hái trường là một trong những nghề phổ thông ở vùng này. Tửng nghe nói người hái trường một ngày được trả công 50 đồng, một số tiền khá lớn vì mức lương của Tửng kể cả mọi phụ cấp chỉ được chừng 170 đồng một tháng, còn Cường khoảng 150 đồng. Người mới tốt nghiệp đại học lương còn thấp hơn nhiều.
Ngày chủ nhật được nghỉ cả bọn rủ nhau đi Vũng tàu chơi. Từ Bà rịa tới Vũng tàu khoảng 12 cây số, bọn Tửng đón xe lam đi khoảng 15-20 phút. Ở đó 1 đứa có nhà quen dẫn tới thay quần áo, tắm rửa nên không tốn phí tiền thuê mướn. Tửng cùng đồng bạn vui thú chơi đùa dọc bờ biển, đến xế chiều mới đón xe về trường.
Nói chung 3 tháng nơi trường Quân chính đối với Tửng vô cùng thoải mái, khác hẳn với thời gian huấn luyện ở Quang Trung, ban ngày cực nhọc, tối về thảo luận chính trị nghe đám tiểu đội trường nói chuyện vòng quanh thế giới vừa buồn ngủ vừa nhức đầu. Đã vậy, tân binh lâu lâu còn bị bắt tập dượt báo động đêm mang ba lô đồ đạc chạy vòng vòng mất hết giấc ngủ vô cùng quý báu! Thế mới biết làm sĩ quan khác với binh lính nhiều!
Cuối khoá học có kỳ thi mãn khoá. Các kỳ thi kiểm tra Tửng đều lọt qua êm xuôi, duy chỉ có hồi thi vấn đáp môn Quân sự phát sinh 1 vấn đề nhỏ. Vào phòng gặp ngay một Đại uý người Bắc, Tửng vừa rập chân giơ tay chào theo đúng tác phong quân đội thì tay này bảo Tửng: _ Đề nghi đồng chí bỏ kính xuống!
Tửng lập tức phản đối: _ Báo cáo đồng chí, kính này là kính cận, theo luật được phép mang theo.
Tay đại uý gật đầu không nói gì, sau đó bắt đầu đưa ra câu hỏi, Tửng đáp trôi chảy rồi chào lão trước khi quay ra.
Kết quả Tửng được 8/10 môn Quân sự, không biết tay đại uý có trừ điểm cứng đầu của Tửng hay không. Môn Chính trị Tửng được 9 điểm còn môn Trinh sát-Bản đồ Tửng được 10 điểm.
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Phương Nguyên
Tổng số bài gửi : 4873 Registration date : 23/03/2013
| Tiêu đề: Re: Tửng đi bộ đội 2 Wed 17 May 2023, 12:39 | |
| - Ai Hoa đã viết:
- Tửng đi bộ đội - Ái Hoa
Chương trình huấn luyện cũng tương tự như ở Quang Trung nhưng kỹ lưỡng hơn. Học viên lên lớp nghe các cán bộ trường giảng dạy về tổ chức quân đội cùng tính năng các vũ khí và ra thao trường thực hành kỹ thuật tác chiến. Tổ chức quân đội nhân dân VN chính quy dựa trên số 3, gọi là tam tam chế bắt đầu từ tổ 3 người có một tổ trưởng. 3 tổ làm thành 1 tiểu đội, 3 tiểu đội thành 1 trung đội, 3 trung đội thành tiểu đoàn,vv… Đơn vị từ đại đội trở lên có hai bậc chỉ huy song song, một về quân sự, một về chính trị. Chỉ huy quân sự chịu trách nhiệm về tác chiến, chỉ huy chính trị kiêm bí thư đảng chỉ đạo phương hướng đường lối. Chỉ huy đơn vị tính ngang theo cấp bậc: Tiểu đội phó Hạ sĩ Tiểu đội trưởng Trung sĩ Trung đội phó Thượng sĩ Trung đội trưởng Chuẩn uý Đại đội phó (hay Chính trị viên phó) Thiếu uý Đại đội trưởng (hay Chính trị viên đại đội) Trung uý Tiểu đoàn phó (hay Chính trị viên phó) Thượng uý Tiểu đoàn trưởng (hay Chính trị viên tiểu đoàn) Đại uý Trung đoàn phó (hay Phó chính uỷ) Thiếu tá Trung đoàn trưởng (hay Chình uỷ trung đoàn) Trung tá Sư đoàn phó (hay Phó chính uỷ) Thượng tá Sư đoàn trưởng (hay Chính uỷ sư đoàn) Đại tá Phó tư lệnh quân khu hay quân đoàn Thiếu tướng Tư lệnh quân khu hay quân đoàn Trung tướng
Trên thực tế có thể tăng hay giảm một bậc, nghĩa là 1 cấp có thể đảm nhiệm 3 chức vụ và ngược lại, 1 chức vụ có thể được đảm nhiệm bởi 3 cấp. Thí dụ chức đại đội trưởng có thể là Thượng uý, Trung uý hay Thiếu uý và cấp Trung uý có thể giữ 3 chức Đại đội phó, Đại đội trưởng hay Tiểu đoàn phó.
Trên lớp Tửng học các tính năng và công dụng của các loại vũ khí từ cá nhân như K54, K59, súng trường, tiểu liên, đến trung liên, đại liên, súng chống tank B40, B41, DKZ. Thực tế chỉ thực hành sử dụng K54 và K59. Còn các vũ khí nặng chỉ dùng miệng trong các buổi thực tập tác chiến trên đồng, các chiến thuật tấn công, phòng thủ dưới chiến hào. Buồn cười nhất là việc hư trương thanh thế để làm địch quân tưởng bị bao vây bằng lực lượng hùng hậu. Nói chung chiến thuật chính của quân đội vẫn là “tiền pháo hậu xung”, dập pháo dữ dội để tiêu diệt hàng phòng ngự địch trước khi bộ đội xung phong áp theo xe tang tiến vào chiếm căn cứ.
Ngoài ra còn môn Trinh sát – Bản đồ, đi thực tập dã ngoại rất là vui. Môn chính trị không thể thiếu được trong tất cả mọi chương trình học tập thì đâu cũng như đâu không cần phải kể!
Chỉ có điều việc ăn uống khá kham khổ, tệ hơn ở Bộ tham mưu nhiều. Khi thức ăn do gia đình chuẩn bị sẵn như muối đậu, mắm ruốc, thịt khô… đã hết bọn Tửng phải tìm mua nước tương và ớt để ăn cơm. Anh Tr. có sáng kiến lấy lá sả xắt nhỏ bằm ra làm muối sả ăn cũng khá ngon.
Nhờ sống ở đây, Tửng mới biết đến cây trường, đặc sản của Bà rịa. Có rất nhiều vườn trường cây trái bạt ngàn và hái trường là một trong những nghề phổ thông ở vùng này. Tửng nghe nói người hái trường một ngày được trả công 50 đồng, một số tiền khá lớn vì mức lương của Tửng kể cả mọi phụ cấp chỉ được chừng 170 đồng một tháng, còn Cường khoảng 150 đồng. Người mới tốt nghiệp đại học lương còn thấp hơn nhiều.
Ngày chủ nhật được nghỉ cả bọn rủ nhau đi Vũng tàu chơi. Từ Bà rịa tới Vũng tàu khoảng 12 cây số, bọn Tửng đón xe lam đi khoảng 15-20 phút. Ở đó 1 đứa có nhà quen dẫn tới thay quần áo, tắm rửa nên không tốn phí tiền thuê mướn. Tửng cùng đồng bạn vui thú chơi đùa dọc bờ biển, đến xế chiều mới đón xe về trường.
Nói chung 3 tháng nơi trường Quân chính đối với Tửng vô cùng thoải mái, khác hẳn với thời gian huấn luyện ở Quang Trung, ban ngày cực nhọc, tối về thảo luận chính trị nghe đám tiểu đội trường nói chuyện vòng quanh thế giới vừa buồn ngủ vừa nhức đầu. Đã vậy, tân binh lâu lâu còn bị bắt tập dượt báo động đêm mang ba lô đồ đạc chạy vòng vòng mất hết giấc ngủ vô cùng quý báu! Thế mới biết làm sĩ quan khác với binh lính nhiều!
Cuối khoá học có kỳ thi mãn khoá. Các kỳ thi kiểm tra Tửng đều lọt qua êm xuôi, duy chỉ có hồi thi vấn đáp môn Quân sự phát sinh 1 vấn đề nhỏ. Vào phòng gặp ngay một Đại uý người Bắc, Tửng vừa rập chân giơ tay chào theo đúng tác phong quân đội thì tay này bảo Tửng: _ Đề nghi đồng chí bỏ kính xuống!
Tửng lập tức phản đối: _ Báo cáo đồng chí, kính này là kính cận, theo luật được phép mang theo.
Tay đại uý gật đầu không nói gì, sau đó bắt đầu đưa ra câu hỏi, Tửng đáp trôi chảy rồi chào lão trước khi quay ra.
Kết quả Tửng được 8/10 môn Quân sự, không biết tay đại uý có trừ điểm cứng đầu của Tửng hay không. Môn Chính trị Tửng được 9 điểm còn môn Trinh sát-Bản đồ Tửng được 10 điểm.
Tửng giỏi ghê |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7174 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Tửng đi bộ đội 2 Thu 18 May 2023, 08:00 | |
| - Phương Nguyên đã viết:
- Ai Hoa đã viết:
- Tửng đi bộ đội - Ái Hoa
Chương trình huấn luyện cũng tương tự như ở Quang Trung nhưng kỹ lưỡng hơn. Học viên lên lớp nghe các cán bộ trường giảng dạy về tổ chức quân đội cùng tính năng các vũ khí và ra thao trường thực hành kỹ thuật tác chiến. Tổ chức quân đội nhân dân VN chính quy dựa trên số 3, gọi là tam tam chế bắt đầu từ tổ 3 người có một tổ trưởng. 3 tổ làm thành 1 tiểu đội, 3 tiểu đội thành 1 trung đội, 3 trung đội thành tiểu đoàn,vv… Đơn vị từ đại đội trở lên có hai bậc chỉ huy song song, một về quân sự, một về chính trị. Chỉ huy quân sự chịu trách nhiệm về tác chiến, chỉ huy chính trị kiêm bí thư đảng chỉ đạo phương hướng đường lối. Chỉ huy đơn vị tính ngang theo cấp bậc: Tiểu đội phó Hạ sĩ Tiểu đội trưởng Trung sĩ Trung đội phó Thượng sĩ Trung đội trưởng Chuẩn uý Đại đội phó (hay Chính trị viên phó) Thiếu uý Đại đội trưởng (hay Chính trị viên đại đội) Trung uý Tiểu đoàn phó (hay Chính trị viên phó) Thượng uý Tiểu đoàn trưởng (hay Chính trị viên tiểu đoàn) Đại uý Trung đoàn phó (hay Phó chính uỷ) Thiếu tá Trung đoàn trưởng (hay Chình uỷ trung đoàn) Trung tá Sư đoàn phó (hay Phó chính uỷ) Thượng tá Sư đoàn trưởng (hay Chính uỷ sư đoàn) Đại tá Phó tư lệnh quân khu hay quân đoàn Thiếu tướng Tư lệnh quân khu hay quân đoàn Trung tướng
Trên thực tế có thể tăng hay giảm một bậc, nghĩa là 1 cấp có thể đảm nhiệm 3 chức vụ và ngược lại, 1 chức vụ có thể được đảm nhiệm bởi 3 cấp. Thí dụ chức đại đội trưởng có thể là Thượng uý, Trung uý hay Thiếu uý và cấp Trung uý có thể giữ 3 chức Đại đội phó, Đại đội trưởng hay Tiểu đoàn phó.
Trên lớp Tửng học các tính năng và công dụng của các loại vũ khí từ cá nhân như K54, K59, súng trường, tiểu liên, đến trung liên, đại liên, súng chống tank B40, B41, DKZ. Thực tế chỉ thực hành sử dụng K54 và K59. Còn các vũ khí nặng chỉ dùng miệng trong các buổi thực tập tác chiến trên đồng, các chiến thuật tấn công, phòng thủ dưới chiến hào. Buồn cười nhất là việc hư trương thanh thế để làm địch quân tưởng bị bao vây bằng lực lượng hùng hậu. Nói chung chiến thuật chính của quân đội vẫn là “tiền pháo hậu xung”, dập pháo dữ dội để tiêu diệt hàng phòng ngự địch trước khi bộ đội xung phong áp theo xe tang tiến vào chiếm căn cứ.
Ngoài ra còn môn Trinh sát – Bản đồ, đi thực tập dã ngoại rất là vui. Môn chính trị không thể thiếu được trong tất cả mọi chương trình học tập thì đâu cũng như đâu không cần phải kể!
Chỉ có điều việc ăn uống khá kham khổ, tệ hơn ở Bộ tham mưu nhiều. Khi thức ăn do gia đình chuẩn bị sẵn như muối đậu, mắm ruốc, thịt khô… đã hết bọn Tửng phải tìm mua nước tương và ớt để ăn cơm. Anh Tr. có sáng kiến lấy lá sả xắt nhỏ bằm ra làm muối sả ăn cũng khá ngon.
Nhờ sống ở đây, Tửng mới biết đến cây trường, đặc sản của Bà rịa. Có rất nhiều vườn trường cây trái bạt ngàn và hái trường là một trong những nghề phổ thông ở vùng này. Tửng nghe nói người hái trường một ngày được trả công 50 đồng, một số tiền khá lớn vì mức lương của Tửng kể cả mọi phụ cấp chỉ được chừng 170 đồng một tháng, còn Cường khoảng 150 đồng. Người mới tốt nghiệp đại học lương còn thấp hơn nhiều.
Ngày chủ nhật được nghỉ cả bọn rủ nhau đi Vũng tàu chơi. Từ Bà rịa tới Vũng tàu khoảng 12 cây số, bọn Tửng đón xe lam đi khoảng 15-20 phút. Ở đó 1 đứa có nhà quen dẫn tới thay quần áo, tắm rửa nên không tốn phí tiền thuê mướn. Tửng cùng đồng bạn vui thú chơi đùa dọc bờ biển, đến xế chiều mới đón xe về trường.
Nói chung 3 tháng nơi trường Quân chính đối với Tửng vô cùng thoải mái, khác hẳn với thời gian huấn luyện ở Quang Trung, ban ngày cực nhọc, tối về thảo luận chính trị nghe đám tiểu đội trường nói chuyện vòng quanh thế giới vừa buồn ngủ vừa nhức đầu. Đã vậy, tân binh lâu lâu còn bị bắt tập dượt báo động đêm mang ba lô đồ đạc chạy vòng vòng mất hết giấc ngủ vô cùng quý báu! Thế mới biết làm sĩ quan khác với binh lính nhiều!
Cuối khoá học có kỳ thi mãn khoá. Các kỳ thi kiểm tra Tửng đều lọt qua êm xuôi, duy chỉ có hồi thi vấn đáp môn Quân sự phát sinh 1 vấn đề nhỏ. Vào phòng gặp ngay một Đại uý người Bắc, Tửng vừa rập chân giơ tay chào theo đúng tác phong quân đội thì tay này bảo Tửng: _ Đề nghi đồng chí bỏ kính xuống!
Tửng lập tức phản đối: _ Báo cáo đồng chí, kính này là kính cận, theo luật được phép mang theo.
Tay đại uý gật đầu không nói gì, sau đó bắt đầu đưa ra câu hỏi, Tửng đáp trôi chảy rồi chào lão trước khi quay ra.
Kết quả Tửng được 8/10 môn Quân sự, không biết tay đại uý có trừ điểm cứng đầu của Tửng hay không. Môn Chính trị Tửng được 9 điểm còn môn Trinh sát-Bản đồ Tửng được 10 điểm.
Tửng giỏi ghê hổng giỏi thì hổng phải là Tửng!
|
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10598 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Tửng đi bộ đội 2 Thu 18 May 2023, 09:05 | |
| |
| | | Phương Nguyên
Tổng số bài gửi : 4873 Registration date : 23/03/2013
| Tiêu đề: Tửng đi bộ đội 2 Thu 18 May 2023, 11:02 | |
| |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10598 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Tửng đi bộ đội 2 Wed 28 Jun 2023, 10:59 | |
| Tửng đi bộ đội - Ái Hoa
Thi tốt nghiệp xong, trường tổ chức buổi liên hoan mãn khoá. Cả đám học viên uống say bí tỉ, nhếch nhác chả ra sao. Tên trung đội trưởng huấn luyện, người cao gầy trắng trẻo, mỗi buổi thảo luận chính trị phát biểu cũng oai phong, vậy mà khi uống rượu say gục đầu khóc ti tỉ khiến mấy đội viên nhịn không được phải tới bên ôm cổ dỗ dành. Ngược lại, một tên trong tiểu đội của Tửng, người lùn thấp, đầu tròn, tóc húi, uống rượu vô cứ ngồi cười hi hi từng tràng dài rất quái dị. Cũng may là không có chuyện gì đáng tiếc xảy ra.
Đêm trước ngày rời trường, Tửng và các bạn gặp nhau bên một bờ giếng nước, dưới ánh trăng sáng huyền hoặc, trò chuyện lần cuối trước khi bịn rịn chia tay. Cả bọn trao đổi địa chỉ để có thể liên lạc sau này bởi vì vào thời đó chưa có mobile phone hay email như bây giờ.
Mai Ng. và A. về Phòng đối ngoại, được phong quân hàm Trung uý, trong lúc Cường và Tửng trở lại Bộ Tham mưu, được phân qua Phòng hoá học vừa mới thành lập. Vài năm sau Tửng gặp Kh. thì hắn đã xuất ngũ về học ngành Kỹ sư Xây dựng, còn Tr. mất liên lạc hẳn.
Hiện tại, Phòng Hoá học có Thiếu tá Ng. mới bổ nhiệm làm phó phòng giữ chức vụ quyền Trưởng phòng và Thượng uý B. làm phụ tá. Ngoài ra còn có hai tên Thiếu uý, L. và H. ở ngoài Bắc vào. Hai đứa này nguyên là Kỹ sư hoá học tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội, nhập ngũ được tuyển đi học trường Sĩ quan Hoá học rồi phân công vào Nam.
Thiếu tá Ng. tuổi trên dưới 50, mang dáng dấp điển hình của bộ đội miền Nam tập kết giống như chú Năm H. hay chú Ba T. ở Trung đoàn 210. Bọn Tửng đều gọi ông bằng anh. Thượng uý B. quê miền Bắc, thái độ vui vẻ, hoà đồng. Có lẽ ông là người có học thức nên cách xử thế khác với phần lớn cán bộ quân đội miền Bắc xuất thân từ giai cấp bần cố nông. Tuy nhiên ông vẫn không tránh khỏi thói tục của bộ đội Bắc là... chăm chỉ lao động tăng gia. Ông hô hào mọi người thu gom chất thải khi đi vệ sinh để tận dụng... bón phân cho mấy cây chuối trồng quanh đơn vị.
Riêng L. và H. thì phải nói là rất hợp với Tửng và Cường vì tuổi tác cùng sàn sàn với nhau, và cùng là dân Đại học ngành khoa học kỹ thuật cả. Tửng rảnh rỗi mượn tài liệu của H. ghi chép để tự học. Trước nhất là tài liệu phòng hoá bao gồm các loại chất độc chiến tranh và công cụ phòng chống. Ngoài ra Tửng còn mượn thêm tập sách ghi môn Hoá Công của H. khi học trường ĐHBK. Nói chung thì giờ của Tửng rất nhiều nên Tửng tha hồ tranh thủ học tập.
Cũng vì rảnh rỗi không có việc gì làm nên Tửng thường đi ra chỗ đám cây keo trồng trên lối đi để thọc trái xuống ăn. Trái keo chín màu đỏ trông rất bắt mắt. Có lần Tửng đang thọc keo thì gặp Phó tham mưu trưởng cùng một số sĩ quan cấp tá chức vụ Trưởng phó phòng đi ngang, Tửng teo quá chuồn lẹ về.
_________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Phương Nguyên
Tổng số bài gửi : 4873 Registration date : 23/03/2013
| Tiêu đề: Re: Tửng đi bộ đội 2 Wed 28 Jun 2023, 20:00 | |
| - Ai Hoa đã viết:
- Tửng đi bộ đội - Ái Hoa
Thi tốt nghiệp xong, trường tổ chức buổi liên hoan mãn khoá. Cả đám học viên uống say bí tỉ, nhếch nhác chả ra sao. Tên trung đội trưởng huấn luyện, người cao gầy trắng trẻo, mỗi buổi thảo luận chính trị phát biểu cũng oai phong, vậy mà khi uống rượu say gục đầu khóc ti tỉ khiến mấy đội viên nhịn không được phải tới bên ôm cổ dỗ dành. Ngược lại, một tên trong tiểu đội của Tửng, người lùn thấp, đầu tròn, tóc húi, uống rượu vô cứ ngồi cười hi hi từng tràng dài rất quái dị. Cũng may là không có chuyện gì đáng tiếc xảy ra.
Đêm trước ngày rời trường, Tửng và các bạn gặp nhau bên một bờ giếng nước, dưới ánh trăng sáng huyền hoặc, trò chuyện lần cuối trước khi bịn rịn chia tay. Cả bọn trao đổi địa chỉ để có thể liên lạc sau này bởi vì vào thời đó chưa có mobile phone hay email như bây giờ.
Mai Ng. và A. về Phòng đối ngoại, được phong quân hàm Trung uý, trong lúc Cường và Tửng trở lại Bộ Tham mưu, được phân qua Phòng hoá học vừa mới thành lập. Vài năm sau Tửng gặp Kh. thì hắn đã xuất ngũ về học ngành Kỹ sư Xây dựng, còn Tr. mất liên lạc hẳn.
Hiện tại, Phòng Hoá học có Thiếu tá Ng. mới bổ nhiệm làm phó phòng giữ chức vụ quyền Trưởng phòng và Thượng uý B. làm phụ tá. Ngoài ra còn có hai tên Thiếu uý, L. và H. ở ngoài Bắc vào. Hai đứa này nguyên là Kỹ sư hoá học tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội, nhập ngũ được tuyển đi học trường Sĩ quan Hoá học rồi phân công vào Nam.
Thiếu tá Ng. tuổi trên dưới 50, mang dáng dấp điển hình của bộ đội miền Nam tập kết giống như chú Năm H. hay chú Ba T. ở Trung đoàn 210. Bọn Tửng đều gọi ông bằng anh. Thượng uý B. quê miền Bắc, thái độ vui vẻ, hoà đồng. Có lẽ ông là người có học thức nên cách xử thế khác với phần lớn cán bộ quân đội miền Bắc xuất thân từ giai cấp bần cố nông. Tuy nhiên ông vẫn không tránh khỏi thói tục của bộ đội Bắc là... chăm chỉ lao động tăng gia. Ông hô hào mọi người thu gom chất thải khi đi vệ sinh để tận dụng... bón phân cho mấy cây chuối trồng quanh đơn vị.
Riêng L. và H. thì phải nói là rất hợp với Tửng và Cường vì tuổi tác cùng sàn sàn với nhau, và cùng là dân Đại học ngành khoa học kỹ thuật cả. Tửng rảnh rỗi mượn tài liệu của H. ghi chép để tự học. Trước nhất là tài liệu phòng hoá bao gồm các loại chất độc chiến tranh và công cụ phòng chống. Ngoài ra Tửng còn mượn thêm tập sách ghi môn Hoá Công của H. khi học trường ĐHBK. Nói chung thì giờ của Tửng rất nhiều nên Tửng tha hồ tranh thủ học tập.
Cũng vì rảnh rỗi không có việc gì làm nên Tửng thường đi ra chỗ đám cây keo trồng trên lối đi để thọc trái xuống ăn. Trái keo chín màu đỏ trông rất bắt mắt. Có lần Tửng đang thọc keo thì gặp Phó tham mưu trưởng cùng một số sĩ quan cấp tá chức vụ Trưởng phó phòng đi ngang, Tửng teo quá chuồn lẹ về.
Thầy ui, “teo” ở đây là gì ạ? |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Tửng đi bộ đội 2 | |
| |
| | | |
Trang 1 trong tổng số 3 trang | Chuyển đến trang : 1, 2, 3 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |