Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7165 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: 'Kẻ bại trận' Mon 13 Mar 2023, 08:48 | |
| Bị Tập Cận Bình cho ra rìa, Lý Khắc Cường cúi đầu từ chức Thủ tướng
Verna Yu
Những hy vọng rằng Lý Khắc Cường sẽ là một nhà cải cách theo tự do đã bị Tập Cận Bình cắt đứt khi viên chủ tịch ngày càng có nhiều quyền lực hơnThủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cúi chào các đại biểu sau khi trình bày báo cáo công tác trong phiên khai mạc Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc. Ảnh: Noel Celis/AFP/Getty Images Trong bài phát biểu chia tay sau 10 năm giữ chức vụ lãnh đạo số hai của Trung Quốc, thủ tướng Lý Khắc Cường đã có một thông điệp khó hiểu cho nhân viên của mình: “Con người làm việc gì có trời chứng giám. Ông trời có mắt.”
Những lời nói thẳng thắn khác thường của ông, được thấy trong một video clip trên mạng xã hội nhưng không được truyền thông nhà nước đưa tin, làm dấy lên suy đoán về việc liệu ông có đang ngầm công kích Chủ tịch Tập Cận Bình hay không.
Theo Tiến sĩ Vương Juntao, một người bạn của Cường tại Trường Đại học Bắc Kinh 40 năm trước, những lời của Cường phản ánh một cảm giác thất vọng sâu sắc trong hơn một thập kỷ, khi ông ta đáng lẽ có thể thực hiện chương trình cải cách chủ yếu của mình nhưng lại bị cản trở do ở dưới bóng của một chính khách mạnh mẽ và do các cuộc khủng hoảng khác.
“Đây là [tiếng nói của] một kẻ bại trận… người hy vọng rằng thần thánh sẽ minh oan cho mình,” Juntao, nhà bất đồng chính kiến bị bỏ tù trong phong trào dân chủ Thiên An Môn năm 1989 và hiện đang sống lưu vong ở Mỹ, nói.
Ông Cường, người sẽ rút lui vào cuối kỳ họp quốc hội hiện tại và sẽ được thay thế bởi một đồng minh của ông Tập, là “thủ tướng yếu nhất sau khi đảng Cộng sản Trung Quốc lên nắm quyền vào năm 1949”, Chen Daoyin, cựu giáo sư khoa học chính trị và luật tại Đại học Thượng Hải nói.
Khi trở thành thủ tướng vào năm 2013, người ta hy vọng rằng Cường, người đã nghiên cứu các truyền thống luật pháp phương Tây, có bằng luật và tiến sĩ kinh tế, sẽ là một nhà cải cách theo hướng tự do.
Nhưng ông ta đã không thể tiến lên. Cường có lẽ đã dẫn dắt nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vượt qua thời kỳ khó khăn do nợ chính phủ gia tăng, xung đột thương mại với Mỹ và đại dịch Covid, nhưng quyền lực của ông ta đã bị cắt bởi Tập Cận Bình, người đã đặt các đồng minh của mình vào những vị trí chiến lược quan trọng trên ông ta.
Trong những năm qua, Cường ngày càng bị gạt ra ngoài lề khi Bình – một lãnh tụ đỏ giành được quyền lực lớn hơn của một người cha già đáng kính trong đảng.
Steve Tsang, giám đốc Viện Trung Quốc tại Trường Nghiên cứu Phương Đông và Châu Phi thuộc Đại học London, cho biết: “Cường đã bị Bình cố ý gạt sang bên rìa một cách công khai. Ông ta thực sự không có cơ hội để gây nhiều ảnh hưởng.”
Những người biết Cường miêu tả ông là một nhà kỹ trị thông minh nhưng trầm ngâm và thận trọng. Họ nói rằng ông gia nhập đảng Cộng sản với một hoài bão cao cả là đóng góp cho đất nước của mình, nhưng đã bị chế độ quan liêu cứng nhắc của nó bóp nghẹt.
Juntao cho biết ông cảm thấy đau lòng khi chứng kiến một trí thức từng ứng biến nhanh nhạy, thẳng thắn và có tư duy độc lập trình bày báo cáo cuối cùng công việc chính phủ của mình trước quốc hội vào thứ Hai. Trong báo cáo, Cường đã nói ngay đơ về hoạt động của chính phủ trong bài phát biểu dài một giờ, trong đó bảy lần ca tụng Tập Cận Bình là “hạt nhân của ban lãnh đạo đảng”." /> Lý Khắc Cường trở lại chỗ ngồi cạnh Tập Cận Bình tại phiên khai mạc Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc ở Bắc Kinh. Ảnh: Thomas Peter/Reuters Ông phát biểu trước Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc: “Chúng ta có được những thành tựu của mình… nhờ sự lãnh đạo mạnh mẽ của ủy ban trung ương đảng với đồng chí Tập Cận Bình làm nòng cốt và sự hướng dẫn đúng đắn của Tư tưởng Tập Cận Bình”.
Juntao nói: “Tôi nghĩ anh ấy hẳn đã rất đau lòng… khi phải đọc ra mọi quan điểm mà anh ấy hẳn đã phản đối.”
‘Sự kết thúc của sự lãnh đạo tập thể’
Cường, con trai của một quan chức địa phương ở tỉnh An Huy nghèo khó, đã thăng tiến nhờ tham gia Đoàn Thanh niên Cộng sản. Đến năm 1998, ông là tỉnh trưởng trẻ nhất của đất nước, ở tỉnh miền trung đông dân cư Hà Nam, sau đó trở thành bí thư thành ủy.
Sau một thời gian ngắn làm bí thư tỉnh uỷ Liêu Ninh phía bắc, ông được đề bạt làm phó thủ tướng dưới thời cựu thủ tướng Ôn Gia Bảo từ năm 2008 đến năm 2013, giám sát việc phát triển kinh tế và quản lý kinh tế vĩ mô.
Cường được coi là người kế nhiệm được mong muốn của cựu lãnh tụ Hồ Cẩm Đào cho chức vụ chủ tịch nước, nhưng giới lãnh đạo đã chọn Tập Cận Bình, con trai của nguyên lão đảng Tập Trọng Huân, sau khi cân nhắc các lợi ích phe phái.
Các nhà phân tích cho biết Cường, bị hạn chế bởi tính cách của mình và không bị gạt qua bên bởi Bình, hầu hết đã không tận dụng được tối đa vốn liếng mà ông ta được trao.
Daoyin nói, một trong những lỗi lớn nhất của Cường là không thể ngăn Bình chuyển giao quyền lực của hội đồng nhà nước, nội các Trung Quốc, cho các tổ chức đảng từ năm 2018. Một sự thay đổi nữa để tăng cường sự kiểm soát của đảng Cộng sản trong các tổ chức nhà nước đang được cân nhắc tại cuộc họp quốc hội hiện tại. Dự kiến nó sẽ liên quan đến việc sáp nhập nhiều bộ của chính phủ hơn – đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính, cảnh sát và bộ máy an ninh quốc gia – vào hệ thống của Đảng Cộng sản.
Daoyin nói rằng Cường có khả năng ngăn chặn Bình “phá vỡ” tinh thần của chính sách “cải cách và mở cửa” được đưa ra vào năm 1978, chính sách hạ thấp sự thống trị của đảng trong hoạt động của chính phủ và mở đường cho sự trỗi dậy kinh tế vượt bậc của Trung Quốc sau Cách mạng Văn hóa.
“Nhưng ông ấy đã không đủ can đảm để cố giữ chính sách của Đặng Tiểu Bình trong việc phân chia quyền lực giữa đảng và chính phủ,” Daoyin nói.
Các nhà phân tích cho biết Cường dù sao cũng sẽ được nhớ đến vì tác dụng ôn hòa của ông đối với Bình và sự quan tâm của ông đối với người dân.
Cường thúc đẩy kinh tế tư nhân và đầu tư nước ngoài, trái ngược với việc Tập Cận Bình tập trung vào sở hữu nhà nước, và ông dựa vào dữ liệu từ ngành công nghiệp tư nhân để phân tích tình trạng của nền kinh tế Trung Quốc. Ông từng mô tả số liệu thống kê GDP chính thức của Trung Quốc là "do con người tạo ra", theo một kênh ngoại giao của Mỹ do WikiLeaks công bố, và cho biết ông dựa vào dữ liệu như mức tiêu thụ điện và khối lượng hàng hóa vận tải đường hoả xa để hiểu nền kinh tế của chính mình.
Trong khi các quan chức đảng thường lên án các nhân vật ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông là những kẻ phản bội được “các thế lực thù địch nước ngoài” hậu thuẫn, thì Cường đã giữ im lặng.
Wen-Ti Sung, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Quốc gia Úc, cho biết: “Lý sẽ được nhớ đến như một nhà lãnh đạo không quên hoàn cảnh khó khăn của người dân và là người ủng hộ 'nền kinh tế hàng rong trên đường phố' để tạo cơ hội việc làm cho tầng lớp dưới”. .
Giáo sư William Hurst, phó giám đốc Trung tâm Địa chính trị tại Đại học Cambridge, cho biết: “Không có ông ấy, giới lãnh đạo Trung Quốc có thể đạt được sự nhất trí cao hơn, nhưng có thể dễ mắc sai lầm hơn”.
Tsang cho biết sự ra đi của Lý Khắc Cường sẽ "đánh dấu sự kết thúc của sự lãnh đạo tập thể". Được thống trị bởi các đồng minh trung thành của ông Tập Cận Bình, giới chính trị tinh hoa từ giờ trở đi “sẽ được hướng dẫn cách để làm hài lòng ông chủ nhất”.
Theo The Guardian (Trà Mi dịch)
|
|