Bài viết mới | Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Today at 15:58
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Today at 15:43
Tranh thơ Tú_Yên by Tú_Yên tv Today at 15:35
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 04:50
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:04
TRANG THƠ JENNY HO by phambachieu Yesterday at 16:29
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Yesterday at 14:56
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Yesterday at 01:40
Lịch Âm Dương by mytutru Sun 01 Dec 2024, 05:24
Đường luật by Tinh Hoa Sat 30 Nov 2024, 05:22
7 chữ by Tinh Hoa Fri 29 Nov 2024, 19:04
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Ai Hoa Thu 28 Nov 2024, 13:05
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by Ai Hoa Thu 28 Nov 2024, 09:35
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Ai Hoa Thu 28 Nov 2024, 09:32
Lục bát by Tinh Hoa Mon 25 Nov 2024, 16:48
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| Con Đường Đi Đến Ban Khoa Học & Kỹ Thuật Thành Phố | |
| Tác giả | Thông điệp |
---|
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Con Đường Đi Đến Ban Khoa Học & Kỹ Thuật Thành Phố Tue 28 Feb 2023, 07:09 | |
| Con Đường Đi Đến Ban Khoa Học & Kỹ Thuật Thành Phố
TS Mai Thanh Truyết
Ngay từ giữa năm 1976, sau khi giải tán cái gọi là Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam, chấm dứt giai đoạn làm công cụ để lừa bịp ngưới dân Việt và thế giới, CS Bắc Việt bắt đầu lưu ý đến việc phát triển thành phố Sài Gòn. Thành ủy cho cán bộ tập kết từ miền Nam ra Bắc vào những năm 1954, cho đi du học ở Liên Sô để có cấp bằng Phó Tiến sĩ. Thành phần nầy được cho vào Nam trước hết và bắt đầu thực hiện và xây dựng nền móng ban đầu cho một cơ chế mới trong xây dựng và phát triển khoa học kỹ thuật.
Vì chính sách và chủ trương của người chiến thắng trong giai đoạn ban đầu (và cũng mãi mãi cho đến hiện tại) là đeo đuổi chính sách “quá độ” để tiến lên xã hội chủ nghĩa, cho nên họ phủ nhận tất cả những gì hiện có ở miền Nam như cơ sở vật chất và chất xám Nam kỳ trước 30/4/1975 nhằm hình thành một nền kinh tế theo mô thức tư bản nhà nước với một hệ thống phát triển và sản xuất theo quan điểm của cộng sản.
Giai đoạn quân quản
Ngay sau khi tiến chiếm Sài gòn, CS Việt Nam bắt đầu thiết lập ngay chế độ quân quản cùng xử dụng một số “cách mạng nằm vùng” và “cách mạng 30/4” trong các công sở cùng những xí nghiệp công tư trong thành phố. Nhờ thế, họ có khả năng xây dựng lại cơ cấu hành chánh và quản trị từng nơi với những chỉ điểm của hai loại cách mạng trên. Việc quản lý nhân sự “cũ” cũng không mấy khó khăn cho họ, vì có những lời thêu dệt của hai loại cách mạng trên để “lấy điểm” của những hạng người “ăn cơm quốc gia mà thờ ma cs”.
Thành quả ban đầu có thể kể đến trước hết là, hầu như tất cả những loại công xa của VNCH đều được chuyển về Bắc, thậm chí đến những máy phát điện thời Ấp chiến lược (thời cuối thập niêm 1950), và chiếc cầu Bến Lức cũng được “làm thịt” để mang về Bắc. Một chuyện đáng kể hơn hết là máy computer lớn IBM của Bộ Tổng tham mưu cũng được trang trọng lên tàu vượt tuyến… Nhưng kết quả sau cùng là những nguyên vật liệu kể trên biến thành một đống sắt vụn, các máy phát điện ở rải rác các quận huyện ngoài Bắc, còn máy IBM không biết hiện giờ nằm ở góc xó nào?
Qua vài hình ảnh kể trên để người đọc nhận định được chánh sách ban đầu của Ban Quân quản. Còn đối với trong Nam, hầu hết các phương tiện sản xuất từ lớn tới nhỏ đều bị tịch thu và chủ nhân những cơ sở nầy đều bị đi “cải tạo” (tù). Người viết có dịp được nghe qua lời kể của một cán bộ đã từng giữ một vai trò cao nhứt nước là trong thời gian nầy, có một “nhà máy” sản xuất thắng xe đạp (phanh xe đạp) là một căn nhà rộng 5 x 25 thước, công nhân gồm hai vợ chồng và gia đình đứa con gái…Máy móc gồm một máy dập nhôm phế thải thành nhôm thỏi, thu mua được từ các “nhà” thu mua “lạt son, ve chai, và kim loại”. Một máy khác là máy ép thành các hàm thắng nhôm. Chỉ giản dị như thế mà sản xuất được hàng loạt sản phẩm cung ứng cho thị trường thành phố Sài Gòn và các tỉnh. Trong lúc đó, ngoài Bắc có một xí nghiệp quốc doanh làm phanh gồm nhiều trăm nhân viên nhưng hàng xuất xưởng bị quá nhiều “sự cố” về phẩm chất!
Khi chiếm được cơ sở sản xuất trong Chợ Lớn trên, việc tiếp thu và quản lý gồm tổ công đoàn, tổ chị nuôi, tổ hành chánh, tổ sản xuất, tổ an ninh… gồm hàng trăm nhân viên…, nhưng cuối cùng không một thành phẩm nào được ra đời sau đó cả.
Đó là một sự thật, và tình trạng nầy tương tự như hầu hết tất cả những xí nghiệp đã được quân quản “tiếp thu”. Và giai đoạn thành hình và tiến tới việc thành lập Ban Khoa học và Kỹ thuật Thành phố cũng không là một ngoại lệ, xin được mô tả dưới đây.
Trạm Sản xuất Thí nghiệm
Vào khoảng tháng 6, 1976, một nhà đòn nằm ở ngã tư đường Đề Thám và Cô Bắc đã bị trưng dụng. Một Phó tiến sĩ người miền Nam tập kết, Nguyễn Công Khanh (mất năm 2003), bắt đầu giai đoạn tìm kiếm nhân sự khoa học của miền Nam cũ để mời hợp tác. Một số giáo chức đại học và kỹ sư các công ty từng làm việc trong khu kỹ nghệ Biên Hòa được tiếp xúc tham gia hợp tác. Và, Trạm Sản Xuất thí nghiệm ra đời tại địa điểm trên.
Cũng cần ghi nhận, ngoài Bắc có một tầng lớp khoa học kỹ thuật được huấn luyện ở Liên Sô trong giai đoạn chiến tranh. Việc đỗ đạt Phó Tiến sĩ cũng như cung cách và chương trình đào tạo thiết nghĩ không cần phải bàn nơi đây vì có thể nói 100% “thực tập sinh” du học ở Liên Sô sau khi tốt nghiệp về không biết nói và hiểu tiếng …Nga!
Choáng ngợp trước sự phát triển của VNCH, sau khi vào Nam, họ càng thể hiện một thái độ tự cao tự đại của người chiến thắng để hầu mong che đậy một mặc cảm tự ti trong tiềm thức.
Do đó, họ bắt đầu đi “săn lùng” nhân sự khoa học có tầm vóc của chế độ VNCH và được biết đến trong thành phố. Công việc trong giai đoạn nầy của Trạm là đi “tiếp thu” các cơ sở sản xuất hay nhà cửa của những người đi di tản trước đó hay các nhà bị đánh tư sản “mại bản”. Chỉ một thời gian ngắn sau, địa điểm số 208 Hùng Vương được biến thành một tổ thí nghiệm sản xuất đầu tiên của Trạm. Đó là Tổ Hữu cơ do một giảng nghiệm trưởng Trần Văn Long của ban Hóa học ĐH Khoa học Sài Gòn đảm nhiệm (hiện ở Montréal).
Vài tháng sau, địa điểm số 101 Đường Nguyễn Du, một biệt thự của một kiến trúc sư nổi tiếng thời VNCH, được trở thành Văn phòng của Trạm và Trạm được đổi tên thành Trung Tâm Nghiên Cứu Sản Xuất Thử.
Các địa điểm kể ra sau nầy lần lần được thành lập theo thứ tự thời gian như trên đường Hùng Vương do một cựu Đại tá VNCH, Nguyễn Văn Sâm làm tổ trưởng;
• Tổ Đá Quý năm trên đường Phan Thanh Giản gần ngã bảy Lý Thái Tổ do ngưới con rễ của vị Đại tá trên;
• Tổ nấm mốc nằm trên đường Gia Long, là dược phòng của Giảng sư ĐH Khoa Học Sài Gon, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sương làm Tổ trưởng sau khi “hiến” cơ ngơi của mình cho “cách mạng”.
• Tổ Cơ khí nằm gần cầu Băng Ky, Gia Định do một kỹ sư của công ty Đường Việt Nam, Mai Thanh Tra làm Tổ trưởng;
• Tổ dược phẩm nằm ở số 4 đường Tự Đức. Đây là viện bào chế của dược sĩ Nguyễn Chí Nhiều cũ. Tổ nấy do một tiến sĩ du học ở Hoa Kỳ, TS Vũ Thượng Quát (Khoa trưởng Đại học Minh Đức trước 1975) làm Tổ trưởng.
• Địa điểm 15 đường Nguyễn Gia Thiều được xử dụng như một nơi tập hợp chuyên viên do một anh Phó TS người miền Nam tập kết làmTổ trưởng;
• Và sau cùng địa điểm ở góc đường Phan Thanh Giản (Điện Biên Phủ bây giờ) và Đoàn Thị Điểm là trụ sở của Ủy Ban Khoa học Thành phố từ năm 1980 cho đến ngày nay.
Qua các phát triển cơ sở vật chất như trên và dưới chính sách kêu gọi sự hợp tác của các nhà làm khoa học cũ, những sĩ quan biệt phái phải đi học tập, Thành ủy lúc bấy giờ do Võ Văn Kiệt nắm giữ đã cho ra Nghị quyết 36/TpHCM đưa ra chính sách bảo lãnh những nhà khoa học trên trong các trại “học tập” ra “phục vụ” trong các chương trình phát triển thành phố lúc bấy giờ. |
| | | Trăng
Tổng số bài gửi : 1844 Registration date : 23/04/2014
| Tiêu đề: Re: Con Đường Đi Đến Ban Khoa Học & Kỹ Thuật Thành Phố Tue 28 Feb 2023, 14:35 | |
| - Trà Mi đã viết:
- Con Đường Đi Đến Ban Khoa Học & Kỹ Thuật Thành Phố
TS Mai Thanh Truyết
Ngay từ giữa năm 1976, sau khi giải tán cái gọi là Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam, chấm dứt giai đoạn làm công cụ để lừa bịp ngưới dân Việt và thế giới, CS Bắc Việt bắt đầu lưu ý đến việc phát triển thành phố Sài Gòn. Thành ủy cho cán bộ tập kết từ miền Nam ra Bắc vào những năm 1954, cho đi du học ở Liên Sô để có cấp bằng Phó Tiến sĩ. Thành phần nầy được cho vào Nam trước hết và bắt đầu thực hiện và xây dựng nền móng ban đầu cho một cơ chế mới trong xây dựng và phát triển khoa học kỹ thuật.
Vì chính sách và chủ trương của người chiến thắng trong giai đoạn ban đầu (và cũng mãi mãi cho đến hiện tại) là đeo đuổi chính sách “quá độ” để tiến lên xã hội chủ nghĩa, cho nên họ phủ nhận tất cả những gì hiện có ở miền Nam như cơ sở vật chất và chất xám Nam kỳ trước 30/4/1975 nhằm hình thành một nền kinh tế theo mô thức tư bản nhà nước với một hệ thống phát triển và sản xuất theo quan điểm của cộng sản.
Giai đoạn quân quản
Ngay sau khi tiến chiếm Sài gòn, CS Việt Nam bắt đầu thiết lập ngay chế độ quân quản cùng xử dụng một số “cách mạng nằm vùng” và “cách mạng 30/4” trong các công sở cùng những xí nghiệp công tư trong thành phố. Nhờ thế, họ có khả năng xây dựng lại cơ cấu hành chánh và quản trị từng nơi với những chỉ điểm của hai loại cách mạng trên. Việc quản lý nhân sự “cũ” cũng không mấy khó khăn cho họ, vì có những lời thêu dệt của hai loại cách mạng trên để “lấy điểm” của những hạng người “ăn cơm quốc gia mà thờ ma cs”.
Thành quả ban đầu có thể kể đến trước hết là, hầu như tất cả những loại công xa của VNCH đều được chuyển về Bắc, thậm chí đến những máy phát điện thời Ấp chiến lược (thời cuối thập niêm 1950), và chiếc cầu Bến Lức cũng được “làm thịt” để mang về Bắc. Một chuyện đáng kể hơn hết là máy computer lớn IBM của Bộ Tổng tham mưu cũng được trang trọng lên tàu vượt tuyến… Nhưng kết quả sau cùng là những nguyên vật liệu kể trên biến thành một đống sắt vụn, các máy phát điện ở rải rác các quận huyện ngoài Bắc, còn máy IBM không biết hiện giờ nằm ở góc xó nào?
Qua vài hình ảnh kể trên để người đọc nhận định được chánh sách ban đầu của Ban Quân quản. Còn đối với trong Nam, hầu hết các phương tiện sản xuất từ lớn tới nhỏ đều bị tịch thu và chủ nhân những cơ sở nầy đều bị đi “cải tạo” (tù). Người viết có dịp được nghe qua lời kể của một cán bộ đã từng giữ một vai trò cao nhứt nước là trong thời gian nầy, có một “nhà máy” sản xuất thắng xe đạp (phanh xe đạp) là một căn nhà rộng 5 x 25 thước, công nhân gồm hai vợ chồng và gia đình đứa con gái…Máy móc gồm một máy dập nhôm phế thải thành nhôm thỏi, thu mua được từ các “nhà” thu mua “lạt son, ve chai, và kim loại”. Một máy khác là máy ép thành các hàm thắng nhôm. Chỉ giản dị như thế mà sản xuất được hàng loạt sản phẩm cung ứng cho thị trường thành phố Sài Gòn và các tỉnh. Trong lúc đó, ngoài Bắc có một xí nghiệp quốc doanh làm phanh gồm nhiều trăm nhân viên nhưng hàng xuất xưởng bị quá nhiều “sự cố” về phẩm chất!
Khi chiếm được cơ sở sản xuất trong Chợ Lớn trên, việc tiếp thu và quản lý gồm tổ công đoàn, tổ chị nuôi, tổ hành chánh, tổ sản xuất, tổ an ninh… gồm hàng trăm nhân viên…, nhưng cuối cùng không một thành phẩm nào được ra đời sau đó cả.
Đó là một sự thật, và tình trạng nầy tương tự như hầu hết tất cả những xí nghiệp đã được quân quản “tiếp thu”. Và giai đoạn thành hình và tiến tới việc thành lập Ban Khoa học và Kỹ thuật Thành phố cũng không là một ngoại lệ, xin được mô tả dưới đây.
Trạm Sản xuất Thí nghiệm
Vào khoảng tháng 6, 1976, một nhà đòn nằm ở ngã tư đường Đề Thám và Cô Bắc đã bị trưng dụng. Một Phó tiến sĩ người miền Nam tập kết, Nguyễn Công Khanh (mất năm 2003), bắt đầu giai đoạn tìm kiếm nhân sự khoa học của miền Nam cũ để mời hợp tác. Một số giáo chức đại học và kỹ sư các công ty từng làm việc trong khu kỹ nghệ Biên Hòa được tiếp xúc tham gia hợp tác. Và, Trạm Sản Xuất thí nghiệm ra đời tại địa điểm trên.
Cũng cần ghi nhận, ngoài Bắc có một tầng lớp khoa học kỹ thuật được huấn luyện ở Liên Sô trong giai đoạn chiến tranh. Việc đỗ đạt Phó Tiến sĩ cũng như cung cách và chương trình đào tạo thiết nghĩ không cần phải bàn nơi đây vì có thể nói 100% “thực tập sinh” du học ở Liên Sô sau khi tốt nghiệp về không biết nói và hiểu tiếng …Nga!
Choáng ngợp trước sự phát triển của VNCH, sau khi vào Nam, họ càng thể hiện một thái độ tự cao tự đại của người chiến thắng để hầu mong che đậy một mặc cảm tự ti trong tiềm thức.
Do đó, họ bắt đầu đi “săn lùng” nhân sự khoa học có tầm vóc của chế độ VNCH và được biết đến trong thành phố. Công việc trong giai đoạn nầy của Trạm là đi “tiếp thu” các cơ sở sản xuất hay nhà cửa của những người đi di tản trước đó hay các nhà bị đánh tư sản “mại bản”. Chỉ một thời gian ngắn sau, địa điểm số 208 Hùng Vương được biến thành một tổ thí nghiệm sản xuất đầu tiên của Trạm. Đó là Tổ Hữu cơ do một giảng nghiệm trưởng Trần Văn Long của ban Hóa học ĐH Khoa học Sài Gòn đảm nhiệm (hiện ở Montréal).
Vài tháng sau, địa điểm số 101 Đường Nguyễn Du, một biệt thự của một kiến trúc sư nổi tiếng thời VNCH, được trở thành Văn phòng của Trạm và Trạm được đổi tên thành Trung Tâm Nghiên Cứu Sản Xuất Thử.
Các địa điểm kể ra sau nầy lần lần được thành lập theo thứ tự thời gian như trên đường Hùng Vương do một cựu Đại tá VNCH, Nguyễn Văn Sâm làm tổ trưởng;
• Tổ Đá Quý năm trên đường Phan Thanh Giản gần ngã bảy Lý Thái Tổ do ngưới con rễ của vị Đại tá trên;
• Tổ nấm mốc nằm trên đường Gia Long, là dược phòng của Giảng sư ĐH Khoa Học Sài Gon, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sương làm Tổ trưởng sau khi “hiến” cơ ngơi của mình cho “cách mạng”.
• Tổ Cơ khí nằm gần cầu Băng Ky, Gia Định do một kỹ sư của công ty Đường Việt Nam, Mai Thanh Tra làm Tổ trưởng;
• Tổ dược phẩm nằm ở số 4 đường Tự Đức. Đây là viện bào chế của dược sĩ Nguyễn Chí Nhiều cũ. Tổ nấy do một tiến sĩ du học ở Hoa Kỳ, TS Vũ Thượng Quát (Khoa trưởng Đại học Minh Đức trước 1975) làm Tổ trưởng.
• Địa điểm 15 đường Nguyễn Gia Thiều được xử dụng như một nơi tập hợp chuyên viên do một anh Phó TS người miền Nam tập kết làmTổ trưởng;
• Và sau cùng địa điểm ở góc đường Phan Thanh Giản (Điện Biên Phủ bây giờ) và Đoàn Thị Điểm là trụ sở của Ủy Ban Khoa học Thành phố từ năm 1980 cho đến ngày nay.
Qua các phát triển cơ sở vật chất như trên và dưới chính sách kêu gọi sự hợp tác của các nhà làm khoa học cũ, những sĩ quan biệt phái phải đi học tập, Thành ủy lúc bấy giờ do Võ Văn Kiệt nắm giữ đã cho ra Nghị quyết 36/TpHCM đưa ra chính sách bảo lãnh những nhà khoa học trên trong các trại “học tập” ra “phục vụ” trong các chương trình phát triển thành phố lúc bấy giờ. Bảo lãnh các trí thức đang học tập cải tạo ra để phục vụ, phục vụ xong có "được' quay dìa học tiếp hôn tỷ ? |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Con Đường Đi Đến Ban Khoa Học & Kỹ Thuật Thành Phố Wed 01 Mar 2023, 07:13 | |
| - Trăng đã viết:
- Trà Mi đã viết:
- Con Đường Đi Đến Ban Khoa Học & Kỹ Thuật Thành Phố
TS Mai Thanh Truyết
Ngay từ giữa năm 1976, sau khi giải tán cái gọi là Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam, chấm dứt giai đoạn làm công cụ để lừa bịp ngưới dân Việt và thế giới, CS Bắc Việt bắt đầu lưu ý đến việc phát triển thành phố Sài Gòn. Thành ủy cho cán bộ tập kết từ miền Nam ra Bắc vào những năm 1954, cho đi du học ở Liên Sô để có cấp bằng Phó Tiến sĩ. Thành phần nầy được cho vào Nam trước hết và bắt đầu thực hiện và xây dựng nền móng ban đầu cho một cơ chế mới trong xây dựng và phát triển khoa học kỹ thuật.
Vì chính sách và chủ trương của người chiến thắng trong giai đoạn ban đầu (và cũng mãi mãi cho đến hiện tại) là đeo đuổi chính sách “quá độ” để tiến lên xã hội chủ nghĩa, cho nên họ phủ nhận tất cả những gì hiện có ở miền Nam như cơ sở vật chất và chất xám Nam kỳ trước 30/4/1975 nhằm hình thành một nền kinh tế theo mô thức tư bản nhà nước với một hệ thống phát triển và sản xuất theo quan điểm của cộng sản.
Giai đoạn quân quản
Ngay sau khi tiến chiếm Sài gòn, CS Việt Nam bắt đầu thiết lập ngay chế độ quân quản cùng xử dụng một số “cách mạng nằm vùng” và “cách mạng 30/4” trong các công sở cùng những xí nghiệp công tư trong thành phố. Nhờ thế, họ có khả năng xây dựng lại cơ cấu hành chánh và quản trị từng nơi với những chỉ điểm của hai loại cách mạng trên. Việc quản lý nhân sự “cũ” cũng không mấy khó khăn cho họ, vì có những lời thêu dệt của hai loại cách mạng trên để “lấy điểm” của những hạng người “ăn cơm quốc gia mà thờ ma cs”.
Thành quả ban đầu có thể kể đến trước hết là, hầu như tất cả những loại công xa của VNCH đều được chuyển về Bắc, thậm chí đến những máy phát điện thời Ấp chiến lược (thời cuối thập niêm 1950), và chiếc cầu Bến Lức cũng được “làm thịt” để mang về Bắc. Một chuyện đáng kể hơn hết là máy computer lớn IBM của Bộ Tổng tham mưu cũng được trang trọng lên tàu vượt tuyến… Nhưng kết quả sau cùng là những nguyên vật liệu kể trên biến thành một đống sắt vụn, các máy phát điện ở rải rác các quận huyện ngoài Bắc, còn máy IBM không biết hiện giờ nằm ở góc xó nào?
Qua vài hình ảnh kể trên để người đọc nhận định được chánh sách ban đầu của Ban Quân quản. Còn đối với trong Nam, hầu hết các phương tiện sản xuất từ lớn tới nhỏ đều bị tịch thu và chủ nhân những cơ sở nầy đều bị đi “cải tạo” (tù). Người viết có dịp được nghe qua lời kể của một cán bộ đã từng giữ một vai trò cao nhứt nước là trong thời gian nầy, có một “nhà máy” sản xuất thắng xe đạp (phanh xe đạp) là một căn nhà rộng 5 x 25 thước, công nhân gồm hai vợ chồng và gia đình đứa con gái…Máy móc gồm một máy dập nhôm phế thải thành nhôm thỏi, thu mua được từ các “nhà” thu mua “lạt son, ve chai, và kim loại”. Một máy khác là máy ép thành các hàm thắng nhôm. Chỉ giản dị như thế mà sản xuất được hàng loạt sản phẩm cung ứng cho thị trường thành phố Sài Gòn và các tỉnh. Trong lúc đó, ngoài Bắc có một xí nghiệp quốc doanh làm phanh gồm nhiều trăm nhân viên nhưng hàng xuất xưởng bị quá nhiều “sự cố” về phẩm chất!
Khi chiếm được cơ sở sản xuất trong Chợ Lớn trên, việc tiếp thu và quản lý gồm tổ công đoàn, tổ chị nuôi, tổ hành chánh, tổ sản xuất, tổ an ninh… gồm hàng trăm nhân viên…, nhưng cuối cùng không một thành phẩm nào được ra đời sau đó cả.
Đó là một sự thật, và tình trạng nầy tương tự như hầu hết tất cả những xí nghiệp đã được quân quản “tiếp thu”. Và giai đoạn thành hình và tiến tới việc thành lập Ban Khoa học và Kỹ thuật Thành phố cũng không là một ngoại lệ, xin được mô tả dưới đây.
Trạm Sản xuất Thí nghiệm
Vào khoảng tháng 6, 1976, một nhà đòn nằm ở ngã tư đường Đề Thám và Cô Bắc đã bị trưng dụng. Một Phó tiến sĩ người miền Nam tập kết, Nguyễn Công Khanh (mất năm 2003), bắt đầu giai đoạn tìm kiếm nhân sự khoa học của miền Nam cũ để mời hợp tác. Một số giáo chức đại học và kỹ sư các công ty từng làm việc trong khu kỹ nghệ Biên Hòa được tiếp xúc tham gia hợp tác. Và, Trạm Sản Xuất thí nghiệm ra đời tại địa điểm trên.
Cũng cần ghi nhận, ngoài Bắc có một tầng lớp khoa học kỹ thuật được huấn luyện ở Liên Sô trong giai đoạn chiến tranh. Việc đỗ đạt Phó Tiến sĩ cũng như cung cách và chương trình đào tạo thiết nghĩ không cần phải bàn nơi đây vì có thể nói 100% “thực tập sinh” du học ở Liên Sô sau khi tốt nghiệp về không biết nói và hiểu tiếng …Nga!
Choáng ngợp trước sự phát triển của VNCH, sau khi vào Nam, họ càng thể hiện một thái độ tự cao tự đại của người chiến thắng để hầu mong che đậy một mặc cảm tự ti trong tiềm thức.
Do đó, họ bắt đầu đi “săn lùng” nhân sự khoa học có tầm vóc của chế độ VNCH và được biết đến trong thành phố. Công việc trong giai đoạn nầy của Trạm là đi “tiếp thu” các cơ sở sản xuất hay nhà cửa của những người đi di tản trước đó hay các nhà bị đánh tư sản “mại bản”. Chỉ một thời gian ngắn sau, địa điểm số 208 Hùng Vương được biến thành một tổ thí nghiệm sản xuất đầu tiên của Trạm. Đó là Tổ Hữu cơ do một giảng nghiệm trưởng Trần Văn Long của ban Hóa học ĐH Khoa học Sài Gòn đảm nhiệm (hiện ở Montréal).
Vài tháng sau, địa điểm số 101 Đường Nguyễn Du, một biệt thự của một kiến trúc sư nổi tiếng thời VNCH, được trở thành Văn phòng của Trạm và Trạm được đổi tên thành Trung Tâm Nghiên Cứu Sản Xuất Thử.
Các địa điểm kể ra sau nầy lần lần được thành lập theo thứ tự thời gian như trên đường Hùng Vương do một cựu Đại tá VNCH, Nguyễn Văn Sâm làm tổ trưởng;
• Tổ Đá Quý năm trên đường Phan Thanh Giản gần ngã bảy Lý Thái Tổ do ngưới con rễ của vị Đại tá trên;
• Tổ nấm mốc nằm trên đường Gia Long, là dược phòng của Giảng sư ĐH Khoa Học Sài Gon, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sương làm Tổ trưởng sau khi “hiến” cơ ngơi của mình cho “cách mạng”.
• Tổ Cơ khí nằm gần cầu Băng Ky, Gia Định do một kỹ sư của công ty Đường Việt Nam, Mai Thanh Tra làm Tổ trưởng;
• Tổ dược phẩm nằm ở số 4 đường Tự Đức. Đây là viện bào chế của dược sĩ Nguyễn Chí Nhiều cũ. Tổ nấy do một tiến sĩ du học ở Hoa Kỳ, TS Vũ Thượng Quát (Khoa trưởng Đại học Minh Đức trước 1975) làm Tổ trưởng.
• Địa điểm 15 đường Nguyễn Gia Thiều được xử dụng như một nơi tập hợp chuyên viên do một anh Phó TS người miền Nam tập kết làmTổ trưởng;
• Và sau cùng địa điểm ở góc đường Phan Thanh Giản (Điện Biên Phủ bây giờ) và Đoàn Thị Điểm là trụ sở của Ủy Ban Khoa học Thành phố từ năm 1980 cho đến ngày nay.
Qua các phát triển cơ sở vật chất như trên và dưới chính sách kêu gọi sự hợp tác của các nhà làm khoa học cũ, những sĩ quan biệt phái phải đi học tập, Thành ủy lúc bấy giờ do Võ Văn Kiệt nắm giữ đã cho ra Nghị quyết 36/TpHCM đưa ra chính sách bảo lãnh những nhà khoa học trên trong các trại “học tập” ra “phục vụ” trong các chương trình phát triển thành phố lúc bấy giờ. Bảo lãnh các trí thức đang học tập cải tạo ra để phục vụ, phục vụ xong có "được' quay dìa học tiếp hôn tỷ ? chắc là có á T., CM là phục vụ "cả đời", hổng chịu phục vụ nữa thì đi học tiếp là phải gòy! |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Con Đường Đi Đến Ban Khoa Học & Kỹ Thuật Thành Phố Wed 01 Mar 2023, 10:41 | |
| Con Đường Đi Đến Ban Khoa Học & Kỹ Thuật Thành Phố (tt) - TS Mai Thanh Truyết
Để có một khái niệm về sản xuất và thí nghiệm trong phát triển theo quan điểm của người cộng sản Việt lúc bấy giờ, chúng tôi xin ghi lại các phần nhiệm của các Tổ kể trên cũng như một số dự án đã thực hiện.
Tổ Hữu Cơ
Tổ nầy nhằm mục đích khai triển các dự án dưới hình thức pilot tức sản xuất nhỏ. Các dự án sau đây đã được thực hiện:
• Sơn bóng Verni Urethane do TS Chu Phạm Ngọc Sơn làm chủ dự án dựa theo luận án tiến sĩ của ông ở Hoa Kỳ. Nơi đây đã sản xuất được những mẻ verni bóng để làm mẫu;
• Dự án khai thác bentonite do TS Chu Phạm Ngọc Sơn và Trần Kim Thạch. Dự án căn cứ vào tính chất hấp thu (absorption) dầu của đất sét bentonite được tìm thấy ở vùng Thái Mỹ, nằm trên ranh giới tỉnh Tây Ninh và Tân An. Nhóm địa chất của tổ nầy do anh KS Nguyễn Hữu Trí (Việt Nam) đã đi khoanh vùng và ước tính trữ lượng của Bentonite ở nơi đây. Sau đó, đất sét được khai thác và mang về Tổ để tách rời bentonite nguyên chất bằng phương pháp rữa sạch và ly tâm. Đất sét bentonite tinh chất nầy được xem như là một phụ gia trong việc chế biến xà bông gọi là xà bông bentonite, dùng để tẩy rửa trong các hảng xưởng hay bịnh viện. Đã sản xuất thử và xử dụng;
• Dầu thông: Một phương án đã được áp dụng là khai thác dầu thông térébenthine, và colophane ở Tùng Nghĩa, cách Thị xã Đà Lạt khoảng 30 Km, bằng cách chưng cất cây thông trong vùng. Dung dịch sau khi chưng cất có tính acid (acetic acid) và còn lại mốt số dư lượng của dầu được tận dụng qua sáng kiến của cá nhân tôi lúc bấy giờ, để làm thuốc xức ghẻ “bộ đội”. Số là, vì thiếu ăn và vì điều kiện vệ sinh của môi trường nước và không khí kém, cho nên sức miễn nhiễm và đề kháng của người dân Sài Gòn giảm thiểu rất nhanh. Do đó, dễ bị nhiễm độc vào những chỗ hiểm yếu của cơ thể như lòng bàn tay, bàn chân, phần da ở giữa các ngón tay, dưới nách v.v…
Vào thời đó, những loại thuốc khử trùng thông thường như teinture d’iode hay mercuro-chrome hầu như biến mất. Trong một buổi đi thăm biệnh viện Da Liễu đường Bà Huyện Thanh Quan, tôi đã đề nghị dùng nước chưng cất để trị bịnh. Và đề nghị trên đã được chấp thuận cũng như các bình chứa bằng chai dầy 20 lít lấy được ở hảng dầu khuynh diệp bác sĩ Tín, đã được chuyên chở từ Tùng Nghĩa về bịnh viện và trị liệu các chứng bịnh “thời đại” trên. Từ đây, tôi có được danh xưng là Ông Kỹ sư thanh niên do chính Võ Văn Kiệt đặt cho;
• Ngoài ra còn có hai dự án không nằm trong Tổ Hữu Cơ là dự án tinh chế Hà thủ ô và tinh chế étoile d’anis (đại hồi). Số là sau khi trưng dụng cộng ty BGI ở đường Hai Bà Trưng và Tăng Bạt Hổ. Nước xá xị Con Cọp được điều chế bằng mùi của hột hồi. Hột đại hồi nầy mọc rất nhiều ở tỉnh Hoàng Liên Sơn trên độ cao trên 3.000 thước. Ngoài Bắc không có khả năng để ly trích hột hồi nầy. Do đó, sau khi xử dụng hết lượng nguyên liệu hồi còn lại của hảng BGI, cần phải có dầu hồi để sản xuất xá xị. Ông Thanh niên được mời gọi đảm nhiệm công cuộc lý trích trên.
Dầu hồi là một loại dầu có tỷ trọng chỉ nhẹ hơn nước (d = 1.00) một ít (d = 0.96) và có tính thăng hoa (sublimation) rất cao. Do đó, nếu chưng cất quá nóng dầu sẽ biến thành khí và bay đi mất. Trong thời gian sản xuất dầu hồi, Ông Thanh niên được dịp để làm ra rượu khai vị (aperitif) Anis (giống như rươu Pernot của Pháp) để biếu bạn bè, cũng thơm và có vị ngọt như rượu nhập cảng từ Pháp vì khi cho nước đá hay pha thêm nước thì dầu hồi trở thành một dung dịch đục như sữa vậy.
• Còn dự án tinh chế hà thủ ô có lịch sử như sau: Ở trại học tập Trảng Lớn, “học tập viên” khám phá rất nhiều dây hà thủ ô trong rừng (đừng hy vọng tìm được củ Hà thủ ô giống như trong chuyện kiếm hiệp vì củ hà thủ ô nằm rất sâu trong lòng đất có thể trên 9, 10 thước và lâu năm). Đặc tính của cây hà thủ ô là tăng cường sinh lực và làm cho tóc đen. Việc ly trích hà thủ ô cũng giống như ly trích hột hồi ở trên, nghĩa là dùng nhiệt độ thấp vừa đủ làm cho nước sôi (đun độ 100oC). Dầu hà thủ ô sẽ chảy qua một ống xoắn serpentin có đường kính nhỏ độ 5 mm, sau đó được làm lạnh lại trong nước. Hà thủ ô kết tinh lại dưới một dạng dẻo. Hà thủ ô ngâm với rượu là một loại thuốc bổ, chỉ cần mỗi tối trước khi đi ngủ, uống một ly nhỏ là bạn có thể có một giấc ngủ dài ngon giấc. (Chúng tôi không dám lạm bàn đến sức tăng cường sinh lực của hà thủ ô ở đây).
• Nhà máy sản xuất ammoniac: Vào giữa năm 1974, TS Hoàng Cơ Định và KS Lâm Văn Giản đã hợp tác và xây dựng một nhà máy sản xuất ammoniac ở Bún, trên đường lên Thủ Dầu Một. Ông Thanh Niên cũng giữ phần nhiệm nghiên cứu để hy vọng xem có thể xử dụng được hay không? Qua quan sát trực diện, nhà máy chỉ mới xây dựng khung nhà ban đầu và hai bồn chứa bằng xi măng… cho nên không cần phải tái cấu trúc lại để xử dụng vì quá tốn kém và ở một địa điểm không thích hợp cho sản xuất, cũng như nguồn điện và nước cần thiết, và phương tiện chuyển vận.
Tổ Muối
Muối là một loại thực phẩm tuy đơn giản nhưng rất cần thiết cho nhu cầu ăn uống của người dân cũng như trong nhiều công trình sản xuất khác. Ở những năm đầu tiên sau 30/4, muối bị khan hiếm trầm trọng. Người dân không có đủ muối để ăn và giá cả trên thị trường tương đối cao hơn so với các thức ăn khác.
Tổ muối được thành lập và dùng phương pháp tẩy rửa và ly tâm để tách muối hột từ các ruộng muối ở các tỉnh ven biển thành muối “bọt” trắng và sạch. Tổ nầy đã đi vào sản xuất thường xuyên và có thể sản xuất vài tấn muối hàng ngày.
Tổ Đá Quý
Gồm một nhóm chuyên viên địa chất đi thăm dò các mỏ đá quý ở khắp nơi rồi mang về dùng cưa, đục để tách đá quý thô. Sau đó, mài, giũa…để làm những món hàng trang sức. Chính cơ sở nầy là một bàn đạp ban đầu cho một thành viên trong gia đình của VVK thành lập một công ty đá quý ở Singapore sau nầy.
Tổ Nấm Mốc
Đây là một tổ đặc biệt có cơ sở vật chất tương đối quy cũ vì là một dược phòng sản xuất thuốc tây và có phòng thí nghiệm được khử trùng. Đã sản xuất được meo làm nấm mèo (mộc nhĩ) và nấm rơm. Tổ đã thực hiện hướng dẫn và bày bán cho dân chúng. Meo được chứa trong những chai nước biển cũ và được khử trùng trước khi tung ra thị trường. Năng suất rất cao, nhứt là nấm mèo. Thay vì dùng cây so đũa (có đường kính nhỏ) để “gieo meo”, người dân được hướng dẫn dùng bất cứ loại cây nào có mủ trắng như xoài, mít, nhứt là cây cao su già. Tôi đã từng thí nghiệm trên cây cao su và nhận thấy năng suất rất cao, các tai nấm mèo to như bàn tay của một người trưởng thành và dầy cơm. Nấm mèo nếu ăn khi còn tươi rất mát và dòn.
Tổ Cơ Khí
Đây là một tổ có nhiệm vụ “tái chế” ra những máy móc dùng trong các dự án của các tổ khác như các máy ly tâm, máy chưng cất, máy cắt, máy dập v.v… tận dụng tất cả máy móc cũ và nguyên liệu thu thập tư các nơi qua những chiến dịch đánh tư sản mại bản…. Tổ nầy tương đối thành công trong các kế hoạch sản xuất.
Tổ Dược Phẩm
Tuy đây cũng là một cơ sở sản xuất dược phẩm, nhưng không được tận dụng. Và chỉ làm văn phòng cho một số chuyên viên kỹ thuật chưa được phân công. Nơi đây cũng có một phòng thiết kế có nhiệm vụ vẽ sơ đồ và các đồ án kỹ thuật dự kiến thành lập trong tương lai.
Tổ Chuyên Viên
Đây cũng là nơi quy tụ nhiều “quần hùng” (chuyên viên đi “học tập” về) chưa được phân công cụ thể ngoài công việc tư vấn lặt vặt và “đấu láo” với nhau, đa số đều bị đặt trong tình trạng lo sợ bị đày đi các vùng kinh tế mới.
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Con Đường Đi Đến Ban Khoa Học & Kỹ Thuật Thành Phố Sat 04 Mar 2023, 10:02 | |
| Con Đường Đi Đến Ban Khoa Học & Kỹ Thuật Thành Phố (tt) - TS Mai Thanh Truyết
Ban Khoa học Kỹ thuật Thành phố
Địa điểm nầy đã được trưng dụng vào khoảng 1980. Và một số “cán bộ” khai phá ban đầu đã được điều động đi nơi khác. Và các”cán bộ” lãnh đạo sau nầy và mãi đến hôm nay (2011) là những người miền Bắc vào nắm quyền lãnh đạo như “Anh Hai Tân” và TS Đặng Quan Đức hiện tại (2011). Ban Khoa học ngày hôm nay chính là bộ mặt khoa học của thành phố Sài Gòn tọa lạc tại số 244 Đường Điện Biên Phủ (Phan Thanh Giản cũ).
(Danh xưng của BKHKTTP ngày hôm nay là Department of Science, Technology, and the Environment of HCM City (DOSTE), 244 Dien Bien Phu – District 3- HCM City- Viet Nam, tel# 84-8-8242-709)
Còn một vài sự kiện quan trọng khác cần kể đến trong thời gian khai phóng của Ủy ban Khoa học Thành phố là:
Hội đồng Kinh tế Kỹ thuật Thành phố:
Do chính Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải làm Chủ tịch và Phó Chủ tịch. Tôi làm Thơ ký Hội đồng, có nhiệm vụ nghiên cứu tính khả thi của các dự án và trình bày trước hội đồng trong khi xét duyệt. Các buổi duyệt xét diễn ra ở một biệt thự trên đường Đoàn Thị Điểm gần Tú Xương, trước kia là Thư viện Hoa Kỳ.
Triển lãm Đệ nhứt chu niên thành lập Trung Tâm Nghiên Cứu Sản xuất Thử:
Sau một năm hoạt động, Trung tâm cố gắng thực hiện những thành quả để trình làng tại trụ sở 101 Nguyễn Du. Công việc thu góp thành phẩm, sản phẩm cũng được giao cho Ông Thanh niên đảm trách. Và một người phụ tá đắc lực nhứt trong công tác nầy là một giáo chức trẻ, hiện là một luật sư ở San Jose. Ngày triển lãm do Tướng cs Võ Nguyên Giáp khánh thành vì ông là Chủ tịch Ủy ban Khoa học nhà nước trong giai đoạn nầy. Cần phải nói thêm nơi đây là những thành quả kể trên tuy không có “là bao” so với thời kỳ sản xuất của VNCH, nhưng vẫn được khen ngợi là những bước “đột phá vĩ đại” của thành phố vừa được “giải phóng”!
Khôi phục nhà máy bột ngọt Vị hương tố:
Đây là một công trình quan trọng đã được chính VVK điều động là bằng mọi giá phải khôi phục lại nhà máy. Có hai toán làm việc: Toán thiết kế và cơ khí có nhiệm vụ kiểm soát lại máy móc, máy bơm, các ống dẫn và các bồn chứa cũng như rà soát quy trình sản xuất sẵn có. Toán nầy do Nguyễn Văn Sơn (còn gọi là Sơn Râu, hiện còn ở Việt Nam) và Mai Thanh Tra (ở Davis, CA) và – Toán thứ hai là toán chuyên viên vi sinh gồm BS Trần Văn Ái, nguyên Giám đốc Viện Pasteur VNCH, TS Phạm Văn Hai, và tôi.
Nhà máy Vị hương tố nằm ở Bình Đông gần các chà gạo do người Tàu quản lý. Toán vi sinh có nhiệm vụ khôi phục lại hai chai chứa men được mang từ Hong Kong về Sài Gòn ngày 23/4/1975. Nhà máy dựa theo phương pháp vi sinh, nghĩa là cấy men trong môi trường bột tạo ra sự lên men và quá trình sau cùng là bột ngọt dưới dạng dung dịch là MSG hay Mono Sodium Glutamate. MSG lỏng sẽ qua các hệ thống ly tâm và kết tinh để cho ra MSG dạng bột màu trắng sau khi được tẩy trắng bằng hóa chất.
Cũng cần nói ra đây, là người Tàu không muốn nhà máy chứa nhiều men giống, cho nên chỉ gữi 2 chai men hàng tuần qua Hàng không Việt Nam thời bấy giờ mà thôi. Trên nguyên tắc, qua quá trình lên men với men còn “tươi” thì một lít dung dịch sẽ cho ra độ 80 đến 100 gram MSG bột. Nhưng vì con men đã để quá lâu trong ngăn đá dưới 0oC cho nên những mẻ đầu tiên chi cho ra năm suất khoảng 30 gram mà thôi. Thêm nữa, nạn tham lam của cán bộ trong giai đoạn nầy (có lẽ vì còn nghèo đói) cho nên những mẻ đầu tiên thay vì được chuyển qua dạng bột, “họ” lại báo cáo là hư… để từ đó chuồn ra ngoài thị trường dưới sản phẩm rất cần thiết cho giai đoạn nầy là ….xì dầu.
BS Ái và TS Hai được VVK giữ lời hứa là cho đi chính thức sang Pháp ngay sau khi khôi phục nhà máy xong. TS Hai sau mầy mất tại Hoa Kỳ vào năm 2006. Còn cá nhân tôi không được đi chính thức vì còn quá nhiều thời gian “phục vụ” cho nên không được đi… đành phải vượt biên sang Hoa Kỳ sau đó.
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Con Đường Đi Đến Ban Khoa Học & Kỹ Thuật Thành Phố Wed 08 Mar 2023, 11:18 | |
| Con Đường Đi Đến Ban Khoa Học & Kỹ Thuật Thành Phố (tt) - TS Mai Thanh Truyết
Qua các sự kiện liên quan đến việc thành lập Ban Khoa học và Kỹ thuật Thành phố ngày hôm nay, chúng ta rút tỉa được bài học gì?
Những suy nghĩ tiếp theo đây là của người viết và xin được chia xẻ với quý bạn, hy vọng từ đó gợi ý cho sự phát triển bền vững, ứng hợp với chiều hướng toàn cầu hoá của Việt Nam trong tương lai.
• Trước hết, trong giai đoạn giao thời, mọi tiếp cận và đối thoại của người cầm quyền và giới chuyên viên của miền Nam còn nhiều cản ngại. Cản ngại trong cung cách cư xử qua sự say men của kẻ chiến thắng. Từ đó, đa số giới chuyên viên không dám hay không muốn đề nghị một phương cách phát triển nào cả, mà chỉ “làm việc” trong tâm trạng thụ động và cầu an. Dĩ nhiên, vẫn còn có một số trí thức 30/4, cố ráng cầu cạnh để mong được “cấp trên” đoái hoài đến. Và họ đã lầm và đã phải trả một giá rất đắt là sự khinh bỉ của bè bạn khắp nơi.
• Cũng vì là buổi giao thời và ngay sau khi chiến tranh chấm dứt, Việt Nam bị cấm vận cho nên nguồn nguyên vật liệu không còn nữa, cho việc sản xuất và phát triển các dự án không thể thực hiện được mặc dù quy trình sản xuất đều nằm trong khả năng và tầm tay của tầng lớp khoa học của VNCH cũ.
• Lớp cán bộ miền Bắc không tin tưởng thực sự những người làm khoa học trong Nam. Sự khác biệt về trình độ và nhận thức khoa học không theo kịp đà tiến bộ của thế giới khiến họ bị mặc cảm dù họ thuộc thành phần lãnh đạo.
• Tình hình an ninh trong nước thời bấy giờ dưới nhản quan cộng sản, khiến cho họ cần tập trung tầng lớp trí thức khoa học để dễ kiểm soát hơn là thực sự khai thác khả năng của anh em trí thức trong Nam.
• Trong những năm hoạt động đầu tiên nầy, Ủy ban đã có một tập hợp trí tuệ hơn 100 nhân sự tốt nghiệp ở Việt Nam (VNCH), Pháp, Úc, Đức, và Hoa Kỳ… và tuổi trung bình vào khoảng 30 đến 40, tuổi của sáng kiến, năng động và tinh thần đóng góp cao độ. Nếu so sánh với các thành quả thu hoạch được trong giai đoạn nầy có thể nói là không có hiệu quả kinh tế so với thành phẩm sản xuất. Lý do tâm lý có thể là lý do quan trọng nhứt trong cung cách cư xử giữa hai đối tác như đã kể trên mặc dù một số trí thức trẻ vẫn còn mang tinh thần tích cực trong đóng góp.
Với những điều kiện thuận lợi trong việc tập hợp ban đầu như thế, nhưng tại sao tầng lớp nầy lần lượt bỏ đi, không tiếp tục hợp tác với chế độ trong công cuộc phát triển Việt Nam?
Câu trả lời chung quy gồm các lý do có thể tóm lược sau đây:
• Điều kiện và các cơ sở vật chất là những cơ ngơi chiếm đoạt trong quá trình “đánh tư sản” hay được “dâng hiến”, do đó, không thích ứng cho bất cứ một dự án sản xuất nào cả vì thiếu máy móc và nguyên vật liệu.
• Thành phố không có chương trình hành động hay kế hoạch phát triển…ngoài việc thấy đâu làm đó. Lãnh đạo nghe “báo cáo” nơi nầy, nghe rĩ tai nơi nọ…rồi từ đó “chỉ thị” lên phương án làm việc. Các “chuyên viên” chế độ cũ từ đó mà …viết dự án, thiết kế nhà máy…nhưng tất cả chỉ trên giấy tờ…để có số liệu mà báo cáo lên…trung ương (!)
• Chính sách đãi ngộ đối với trí thức quá bạc bẽo nếu không nói là những lời khuyến dụ hào nhoáng bề ngoài không thuyết phục được họ, dù lãnh đạo các cấp của CS cố gắng đem tình tự quê hương để khêu gợi lòng yêu nước của họ.
• Trong số trí thức tập hợp được trong giai đoạn nầy, vẫn còn có nhiều anh chị có những suy nghĩ hết sức tích cực là cho dù người cộng sản mang đi các thành phẩm sản xuất được về Bắc, thì ít ra cũng còn lại một số ít để lại cho miền Nam dùng, may ra trong số ít người được hưởng đó có bà con mình. Ý tưởng tích cực đó, theo thời gian lần lần bị thui chột trong tâm trí những trí thức trẻ. Và quyết định sau cùng của họ là đành phải liều mạng bỏ nước ra đi dưới nhiều hình thức như vượt biên, vượt biển hay đi đoàn tụ nếu có điều kiện.
Còn bây giờ, sau gần 26 năm rút kinh nghiệm, Ban Khoa học và Kỹ thuật Thành phố đã thực hiện được những gì?
Việt Nam cho đến nay vẫn theo chính sách phát triển Việt Nam trong cơ chế thị trường nhưng phải theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là một cơ chế đã được cổ súy hàng 36 năm qua, nhưng xin thưa, có thể nói một cách khẳng quyết rằng, ngay cả những người hoạch định chính sách ở cấp cao nhứt nước, vẫn không thể nào triển khai hay giải thích có tính cách thuyết phục cả. Điều đó có nghĩa là chính sách trên chỉ là sản phẩm của một số não trạng đã bị đóng băng trong kinh điển cộng sản nửa vời.
Vì vậy, Đất và Nước ngày hôm nay phải gánh chịu biết bao dự án bị bỏ dở nửa chừng hay dự án treo, hàng loạt “đại công ty”, đại doanh nghiệp quốc doanh như Vinashin, Cty Dầu khí, Điện lực, Hóa dầu Dung Quất, v.v…lần lượt khai phá sản và để lại gánh nặng cho “Nhà nước”, chính là “cha đẻ” của những đại công ty trên!
Hơn 25 năm mở của tiếp thu văn minh và kỹ thuật cùng công nghệ tân tiến trên khắp thế giới, đã tiếp nhận biết bao viện trợ khắp nơi, thế mà, Việt Nam vẫn không thoát khỏi cảnh nghèo đói.
Vì đâu nên nỗi!
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Con Đường Đi Đến Ban Khoa Học & Kỹ Thuật Thành Phố Fri 10 Mar 2023, 12:02 | |
| Con Đường Đi Đến Ban Khoa Học & Kỹ Thuật Thành Phố (tt) - TS Mai Thanh Truyết
Kết kuận…không lời kết
Nhớ lại, dưới thời cố Tổng thống Ngô Đình Diệm, chính sách cấm 14 ngành nghề mà người Trung Hoa không được nắm giữ trong đó có nhiều ngành dự phần vào việc phát triển kinh tế quốc gia. Cấm cản nhưng không có chính sách thay thế cho nên kinh tế miền Nam trong giai đoạn nầy bị điêu đứng một thời gian. Cấm cản nhưng không giam cầm người Hoa.
Để đối lại, chính sách triệt hạ tư sản “mại bản” của những người nắm quyền bính ngay những ngày đầu sau 1975 tạo ra một sự khủng hoảng toàn diện. Đất nước kiệt quệ thậm chí người dân không đủ gạo để ăn! Và đại đa số những tư bản Tàu và Việt có khả năng “làm kinh tế” trong các dịch vụ sản xuất và phát triển quốc gia hầu hết đều bị cầm tù cho nên có thể nói, tất cả hệ thống phát triển kinh tế trong giai đoạn nầy đều bị khựng lại.
Sau cùng danh từ “thời kỳ quá độ” đã được rêu rao ầm ĩ trong những nằm đầu…đã đi vào quên lãng. Vì sao? Vì mãi đến hôm nay, 36 năm qua, chính sách phát triển Việt Nam cũng vẫn còn nằm trong…thời kỳ quá độ theo định nghĩa lúc ban đầu.
Phải chăng đây là một chính sách không văn bản nhằm mục đích “cào bằng” sự “giàu sang” của miền Nam ngang hàng với mức nghèo đói của miền Bắc?
Những sự kiện đã được nêu ra trên đây là lời người kể chuyện về những chuyện đã xảy ra vào những năm đầu tiên sau 30/4 cho đến giữa kế hoạch ngũ niên của Việt Nam lần thứ hai. Hiện tại, sau 26 năm mở cửa, tình trạng phát triển Việt Nam vẫn không thay đổi:
Phát triển có kế hoạch trên chỉ giấy tờ, nhưng trên thực tế là một sự phát triển…vô kế hoạch. Việt Nam vẫn không “tiêu hóa” được tinh thần của việc thiết lập khu chế xuất nhằm mục đích tiết kiệm năng lượng, tận dụng nguyên vật liệu, phó sản và phế phẩm để thực hiện một dây chuyền liên hoàn sản xuất, chứ nào phải đâu là nơi tập trung của một số nhà máy sản xuất “hổ lốn” như trong hơn 80 khu chế xuất hiện tại trên khắp miền đất nước.
Gánh nặng nhân sự của bộ máy quốc doanh làm trì trệ quốc gia và không phát triển bền vững được vì vẫn còn chính sách hồng hơn chuyên thể hiện đâu đó trong các dự án hay kế hoạch.
Và kết quả sau cùng hiện tại là môi trường đã bị ô nhiễm có thể nói là không còn phương sách nào có thể cứu vãn được từ không khí, đất, nguồn nước mặt và nước ngầm.
Vì vậy, để kết luận, người viết xin trích đoạn bài viết ngắn của TS Nguyễn Quang A để mỗi người trong chúng ta cùng suy nghĩ cho chính sách xây dựng quốc gia và trồng người của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chất lượng nhân lực của nơi phát triển nguồn nhân lực? -- Nguyễn Quang A
18/05/2011 12:11:10
– Ngày 19/4/2011, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã ký Quyết định 579/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 – 2020 có hiệu lực từ ngày ký. Ngày 30/4, Công báo đã đăng toàn văn Quyết định có tên hết sức quan trọng này.
Người ta quan tâm đến các chi tiết như: Phấn đấu đến năm 2020 đạt được một số chỉ tiêu chủ yếu phát triển nguồn nhân lực là: tỷ lệ lao động qua đào tạo là 70%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 55%; Số sinh viên đại học – cao đẳng là 400 sinh viên/10.000 dân; Có hơn 10 trường dạy nghề và trên 04 trường đại học đạt đẳng cấp quốc tế. Chỉ tiêu nâng cao thể lực nhân lực, phấn đấu tuổi thọ trung bình của lao động là 75 tuổi, chiều cao trung bình của thanh niên là 1,65m, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 05 tuổi nhỏ hơn 5%.
Quyết định 579/QĐ-TTg cũng nêu rõ, “thông qua Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam 2011-2020”.
Thế rồi ngày 17/5/2011, trang tin điện tử của Chính phủ lại đưa tin “khẩn trương hoàn thiện Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực 2011-2020”. Bản tin này còn cho biết, “bản Quy hoạch còn xuất hiện nhiều số liệu tổng hợp chưa cập nhật, trùng lắp, cách sắp xếp, bố cục còn dài và chưa khoa học. Các mục tiêu đề ra còn chung chung, chưa chỉ ra được định hướng và giải pháp cụ thể”. Thật chẳng hiểu ra sao? Gần một tháng trước Quyết định phê duyệt chiến lược khẳng định “thông qua” Quy hoạch, nay lại bảo “khẩn trương hoàn thiện”. Chẳng lẽ, ngày 19/4 khi ông Phó Thủ tướng ký, mới có “dự thảo” quy hoạch mà thôi! Thật kỳ lạ hay khôi hài?
Một vấn đề trọng đại của đất nước, đã được nhắc đi nhắc lại từ 2007 rồi 2009, tức là sau 3-4 năm mà Quy hoạch vẫn sơ sài. Có lẽ một số cơ quan nhà nước, tiêu tiền của dân, nên nhìn lại công việc của mình, xem lại chất lượng nhân lực của chính mình.
Cho nên, chẳng hề lạ là nguồn nhân lực của chúng ta chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước. Có lẽ phải xem xét lại chất lượng “nguồn nhân lực” của chính các cơ quan lo phát triển nguồn nhân lực cho đất nước?
Mai Thanh Truyết (Hội Ái Hữu Petrus Trương Vĩnh Ký Úc Châu)
|
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10657 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: Con Đường Đi Đến Ban Khoa Học & Kỹ Thuật Thành Phố Tue 14 Mar 2023, 07:32 | |
| - Trà Mi đã viết:
- Con Đường Đi Đến Ban Khoa Học & Kỹ Thuật Thành Phố (tt) - TS Mai Thanh Truyết
Kết kuận…không lời kết
Nhớ lại, dưới thời cố Tổng thống Ngô Đình Diệm, chính sách cấm 14 ngành nghề mà người Trung Hoa không được nắm giữ trong đó có nhiều ngành dự phần vào việc phát triển kinh tế quốc gia. Cấm cản nhưng không có chính sách thay thế cho nên kinh tế miền Nam trong giai đoạn nầy bị điêu đứng một thời gian. Cấm cản nhưng không giam cầm người Hoa.
Để đối lại, chính sách triệt hạ tư sản “mại bản” của những người nắm quyền bính ngay những ngày đầu sau 1975 tạo ra một sự khủng hoảng toàn diện. Đất nước kiệt quệ thậm chí người dân không đủ gạo để ăn! Và đại đa số những tư bản Tàu và Việt có khả năng “làm kinh tế” trong các dịch vụ sản xuất và phát triển quốc gia hầu hết đều bị cầm tù cho nên có thể nói, tất cả hệ thống phát triển kinh tế trong giai đoạn nầy đều bị khựng lại.
Sau cùng danh từ “thời kỳ quá độ” đã được rêu rao ầm ĩ trong những nằm đầu…đã đi vào quên lãng. Vì sao? Vì mãi đến hôm nay, 36 năm qua, chính sách phát triển Việt Nam cũng vẫn còn nằm trong…thời kỳ quá độ theo định nghĩa lúc ban đầu.
Phải chăng đây là một chính sách không văn bản nhằm mục đích “cào bằng” sự “giàu sang” của miền Nam ngang hàng với mức nghèo đói của miền Bắc?
Những sự kiện đã được nêu ra trên đây là lời người kể chuyện về những chuyện đã xảy ra vào những năm đầu tiên sau 30/4 cho đến giữa kế hoạch ngũ niên của Việt Nam lần thứ hai. Hiện tại, sau 26 năm mở cửa, tình trạng phát triển Việt Nam vẫn không thay đổi:
Phát triển có kế hoạch trên chỉ giấy tờ, nhưng trên thực tế là một sự phát triển…vô kế hoạch. Việt Nam vẫn không “tiêu hóa” được tinh thần của việc thiết lập khu chế xuất nhằm mục đích tiết kiệm năng lượng, tận dụng nguyên vật liệu, phó sản và phế phẩm để thực hiện một dây chuyền liên hoàn sản xuất, chứ nào phải đâu là nơi tập trung của một số nhà máy sản xuất “hổ lốn” như trong hơn 80 khu chế xuất hiện tại trên khắp miền đất nước.
Gánh nặng nhân sự của bộ máy quốc doanh làm trì trệ quốc gia và không phát triển bền vững được vì vẫn còn chính sách hồng hơn chuyên thể hiện đâu đó trong các dự án hay kế hoạch.
Và kết quả sau cùng hiện tại là môi trường đã bị ô nhiễm có thể nói là không còn phương sách nào có thể cứu vãn được từ không khí, đất, nguồn nước mặt và nước ngầm.
Vì vậy, để kết luận, người viết xin trích đoạn bài viết ngắn của TS Nguyễn Quang A để mỗi người trong chúng ta cùng suy nghĩ cho chính sách xây dựng quốc gia và trồng người của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chất lượng nhân lực của nơi phát triển nguồn nhân lực? -- Nguyễn Quang A
18/05/2011 12:11:10
– Ngày 19/4/2011, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã ký Quyết định 579/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 – 2020 có hiệu lực từ ngày ký. Ngày 30/4, Công báo đã đăng toàn văn Quyết định có tên hết sức quan trọng này.
Người ta quan tâm đến các chi tiết như: Phấn đấu đến năm 2020 đạt được một số chỉ tiêu chủ yếu phát triển nguồn nhân lực là: tỷ lệ lao động qua đào tạo là 70%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 55%; Số sinh viên đại học – cao đẳng là 400 sinh viên/10.000 dân; Có hơn 10 trường dạy nghề và trên 04 trường đại học đạt đẳng cấp quốc tế. Chỉ tiêu nâng cao thể lực nhân lực, phấn đấu tuổi thọ trung bình của lao động là 75 tuổi, chiều cao trung bình của thanh niên là 1,65m, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 05 tuổi nhỏ hơn 5%.
Quyết định 579/QĐ-TTg cũng nêu rõ, “thông qua Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam 2011-2020”.
Thế rồi ngày 17/5/2011, trang tin điện tử của Chính phủ lại đưa tin “khẩn trương hoàn thiện Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực 2011-2020”. Bản tin này còn cho biết, “bản Quy hoạch còn xuất hiện nhiều số liệu tổng hợp chưa cập nhật, trùng lắp, cách sắp xếp, bố cục còn dài và chưa khoa học. Các mục tiêu đề ra còn chung chung, chưa chỉ ra được định hướng và giải pháp cụ thể”. Thật chẳng hiểu ra sao? Gần một tháng trước Quyết định phê duyệt chiến lược khẳng định “thông qua” Quy hoạch, nay lại bảo “khẩn trương hoàn thiện”. Chẳng lẽ, ngày 19/4 khi ông Phó Thủ tướng ký, mới có “dự thảo” quy hoạch mà thôi! Thật kỳ lạ hay khôi hài?
Một vấn đề trọng đại của đất nước, đã được nhắc đi nhắc lại từ 2007 rồi 2009, tức là sau 3-4 năm mà Quy hoạch vẫn sơ sài. Có lẽ một số cơ quan nhà nước, tiêu tiền của dân, nên nhìn lại công việc của mình, xem lại chất lượng nhân lực của chính mình.
Cho nên, chẳng hề lạ là nguồn nhân lực của chúng ta chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước. Có lẽ phải xem xét lại chất lượng “nguồn nhân lực” của chính các cơ quan lo phát triển nguồn nhân lực cho đất nước?
Mai Thanh Truyết (Hội Ái Hữu Petrus Trương Vĩnh Ký Úc Châu)
10 năm trồng cây, 100 năm trồng người... Chưa đủ 100 năm mừh! _________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Con Đường Đi Đến Ban Khoa Học & Kỹ Thuật Thành Phố Wed 15 Mar 2023, 10:45 | |
| - Ai Hoa đã viết:
- Trà Mi đã viết:
- Con Đường Đi Đến Ban Khoa Học & Kỹ Thuật Thành Phố (tt) - TS Mai Thanh Truyết
Kết kuận…không lời kết
Nhớ lại, dưới thời cố Tổng thống Ngô Đình Diệm, chính sách cấm 14 ngành nghề mà người Trung Hoa không được nắm giữ trong đó có nhiều ngành dự phần vào việc phát triển kinh tế quốc gia. Cấm cản nhưng không có chính sách thay thế cho nên kinh tế miền Nam trong giai đoạn nầy bị điêu đứng một thời gian. Cấm cản nhưng không giam cầm người Hoa.
Để đối lại, chính sách triệt hạ tư sản “mại bản” của những người nắm quyền bính ngay những ngày đầu sau 1975 tạo ra một sự khủng hoảng toàn diện. Đất nước kiệt quệ thậm chí người dân không đủ gạo để ăn! Và đại đa số những tư bản Tàu và Việt có khả năng “làm kinh tế” trong các dịch vụ sản xuất và phát triển quốc gia hầu hết đều bị cầm tù cho nên có thể nói, tất cả hệ thống phát triển kinh tế trong giai đoạn nầy đều bị khựng lại.
Sau cùng danh từ “thời kỳ quá độ” đã được rêu rao ầm ĩ trong những nằm đầu…đã đi vào quên lãng. Vì sao? Vì mãi đến hôm nay, 36 năm qua, chính sách phát triển Việt Nam cũng vẫn còn nằm trong…thời kỳ quá độ theo định nghĩa lúc ban đầu.
Phải chăng đây là một chính sách không văn bản nhằm mục đích “cào bằng” sự “giàu sang” của miền Nam ngang hàng với mức nghèo đói của miền Bắc?
Những sự kiện đã được nêu ra trên đây là lời người kể chuyện về những chuyện đã xảy ra vào những năm đầu tiên sau 30/4 cho đến giữa kế hoạch ngũ niên của Việt Nam lần thứ hai. Hiện tại, sau 26 năm mở cửa, tình trạng phát triển Việt Nam vẫn không thay đổi:
Phát triển có kế hoạch trên chỉ giấy tờ, nhưng trên thực tế là một sự phát triển…vô kế hoạch. Việt Nam vẫn không “tiêu hóa” được tinh thần của việc thiết lập khu chế xuất nhằm mục đích tiết kiệm năng lượng, tận dụng nguyên vật liệu, phó sản và phế phẩm để thực hiện một dây chuyền liên hoàn sản xuất, chứ nào phải đâu là nơi tập trung của một số nhà máy sản xuất “hổ lốn” như trong hơn 80 khu chế xuất hiện tại trên khắp miền đất nước.
Gánh nặng nhân sự của bộ máy quốc doanh làm trì trệ quốc gia và không phát triển bền vững được vì vẫn còn chính sách hồng hơn chuyên thể hiện đâu đó trong các dự án hay kế hoạch.
Và kết quả sau cùng hiện tại là môi trường đã bị ô nhiễm có thể nói là không còn phương sách nào có thể cứu vãn được từ không khí, đất, nguồn nước mặt và nước ngầm.
Vì vậy, để kết luận, người viết xin trích đoạn bài viết ngắn của TS Nguyễn Quang A để mỗi người trong chúng ta cùng suy nghĩ cho chính sách xây dựng quốc gia và trồng người của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chất lượng nhân lực của nơi phát triển nguồn nhân lực? -- Nguyễn Quang A
18/05/2011 12:11:10
– Ngày 19/4/2011, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã ký Quyết định 579/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 – 2020 có hiệu lực từ ngày ký. Ngày 30/4, Công báo đã đăng toàn văn Quyết định có tên hết sức quan trọng này.
Người ta quan tâm đến các chi tiết như: Phấn đấu đến năm 2020 đạt được một số chỉ tiêu chủ yếu phát triển nguồn nhân lực là: tỷ lệ lao động qua đào tạo là 70%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 55%; Số sinh viên đại học – cao đẳng là 400 sinh viên/10.000 dân; Có hơn 10 trường dạy nghề và trên 04 trường đại học đạt đẳng cấp quốc tế. Chỉ tiêu nâng cao thể lực nhân lực, phấn đấu tuổi thọ trung bình của lao động là 75 tuổi, chiều cao trung bình của thanh niên là 1,65m, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 05 tuổi nhỏ hơn 5%.
Quyết định 579/QĐ-TTg cũng nêu rõ, “thông qua Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam 2011-2020”.
Thế rồi ngày 17/5/2011, trang tin điện tử của Chính phủ lại đưa tin “khẩn trương hoàn thiện Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực 2011-2020”. Bản tin này còn cho biết, “bản Quy hoạch còn xuất hiện nhiều số liệu tổng hợp chưa cập nhật, trùng lắp, cách sắp xếp, bố cục còn dài và chưa khoa học. Các mục tiêu đề ra còn chung chung, chưa chỉ ra được định hướng và giải pháp cụ thể”. Thật chẳng hiểu ra sao? Gần một tháng trước Quyết định phê duyệt chiến lược khẳng định “thông qua” Quy hoạch, nay lại bảo “khẩn trương hoàn thiện”. Chẳng lẽ, ngày 19/4 khi ông Phó Thủ tướng ký, mới có “dự thảo” quy hoạch mà thôi! Thật kỳ lạ hay khôi hài?
Một vấn đề trọng đại của đất nước, đã được nhắc đi nhắc lại từ 2007 rồi 2009, tức là sau 3-4 năm mà Quy hoạch vẫn sơ sài. Có lẽ một số cơ quan nhà nước, tiêu tiền của dân, nên nhìn lại công việc của mình, xem lại chất lượng nhân lực của chính mình.
Cho nên, chẳng hề lạ là nguồn nhân lực của chúng ta chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước. Có lẽ phải xem xét lại chất lượng “nguồn nhân lực” của chính các cơ quan lo phát triển nguồn nhân lực cho đất nước?
Mai Thanh Truyết (Hội Ái Hữu Petrus Trương Vĩnh Ký Úc Châu)
10 năm trồng cây, 100 năm trồng người... Chưa đủ 100 năm mừh! lỡ chết rùi, đâu có bít thành quả trồng người sau 100 năm hở Thầy? |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Con Đường Đi Đến Ban Khoa Học & Kỹ Thuật Thành Phố | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |