Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Yesterday at 20:28

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:15

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 16:18

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Yesterday at 10:41

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Yesterday at 10:27

Lục bát by Tinh Hoa Yesterday at 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Yesterday at 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Sat 16 Mar 2024, 10:05

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:09

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:07

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Thu 14 Mar 2024, 09:55

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

LỀU THƠ NHẠC by Phương Nguyên Sun 10 Mar 2024, 08:39

MỪNG NGÀY 08.03 by Phương Nguyên Sun 10 Mar 2024, 08:21

Chỉn by Trà Mi Sat 09 Mar 2024, 12:30

Lỗi 404 by mytutru Fri 08 Mar 2024, 11:09

Thể Tánh Muôn Loài by mytutru Tue 05 Mar 2024, 23:44

5-8-8-8 by Tinh Hoa Tue 05 Mar 2024, 03:32

Còn mãi duyên thầy by buixuanphuong09 Mon 04 Mar 2024, 13:37

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sat 02 Mar 2024, 12:09

Hoa Sen Ao Sen by mytutru Sat 02 Mar 2024, 08:27

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 TẾT NGUYÊN ĐÁN: Lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

TẾT NGUYÊN ĐÁN: Lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa Empty
Bài gửiTiêu đề: TẾT NGUYÊN ĐÁN: Lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa   TẾT NGUYÊN ĐÁN: Lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa I_icon13Wed 25 Jan 2023, 10:01

Lịch sử ngày Tết Nguyên đán

Tết Nguyên đán (còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền hay đơn giản là Tết) là dịp lễ đầu năm mới theo âm lịch của các nước Đông Á như Trung Quốc, Đài Loan, bán đảo Triều Tiên, và các nước Đông Nam Á như Singapore, Malaysia, Indonesia và Việt Nam.


TẾT NGUYÊN ĐÁN: Lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa Duong-11


Vì Tết tính theo Âm lịch, là lịch theo chu kỳ vận hành của mặt trăng, nên Tết Nguyên đán của Việt Nam muộn hơn Tết Dương lịch (hay Tết Tây). Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 20 tháng 2 Dương lịch mà rơi vào giữa những ngày này. Toàn bộ dịp Tết Nguyên đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).

"Tết Nguyên Đán" vốn không phải là một tiết trong 24 điểm "Tiết khí" (節氣) của Thời tiết phân chia theo lịch Mặt trăng (Nông lịch). Từ “nguyên” 元 trong “Nguyên Đán” 元旦 có nghĩa là sự khởi đầu hay là sơ khai và "đán" 旦 có nghĩa là buổi sáng sớm hay là bình minh. Nghĩa gốc của từ “Nguyên Đán” 元旦 là chỉ "Buổi sáng đầu tiên/Ngày đầu tiên (tức ngày mồng một) của một năm Nông lịch".


TẾT NGUYÊN ĐÁN: Lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa Anhdux10


Hiện nay, tại Trung Quốc, Tết âm lịch không còn được gọi là Tết Nguyên Đán nữa. Tại Trung Quốc đại lục, thời Dân quốc, năm thành lập Trung Hoa Dân quốc (năm 1912) được lấy làm mốc khởi thủy để định tên năm dương lịch. Năm thành lập Trung Hoa Dân quốc được coi là Trung Hoa Dân quốc năm thứ nhất. Năm sau Dân quốc năm thứ nhất, tức là Công nguyên năm 1913, là Dân quốc năm thứ hai, năm 1914 là Dân quốc năm thứ ba, năm 1915 là Dân quốc năm thứ tư... Lấy số năm Công nguyên trừ cho 1911 thì sẽ ra số năm Dân quốc tương ứng của năm Công nguyên đó. Ngày 27 tháng 9 năm 1949, tại Hội nghị Toàn thể Khoá I Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc quyết định gọi tên các năm dương lịch theo thứ tự trong kỷ nguyên Công lịch, chính thức quy định ngày 1 tháng 1 dương lịch (tức Tết Tây) gọi là “Nguyên đán”, ngày mồng một tháng giêng nông lịch gọi là “Xuân tiết” (chữ Hán: 春節, pinyin: chūnjié) (nghĩa là lễ hội mùa xuân).

Hai miền Nam Bắc Việt Nam từ sau năm 1975 đều cùng sử dụng múi giờ GMT+7 (trước đó Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sử dụng múi giờ GMT+7, còn Việt Nam Cộng hoà sử dụng múi giờ GMT+8), Trung Quốc thì sử dụng múi giờ GMT+8. Do Việt Nam và Trung Quốc sử dụng hai múi giờ khác nhau, âm lịch Việt Nam và âm lịch Trung Quốc cũng có đôi chút khác biệt, có lúc thì chỉ lệch có một giờ, có lúc thì lệch đến một tháng. Vì vậy mà có năm Việt Nam đón Tết cùng ngày với Trung Quốc, có năm lại đón Tết trước hoặc sau Trung Quốc (Năm 2007 Đinh Hợi Việt Nam ăn Tết trước 1 ngày, năm 1985 Ất Sửu, Việt Nam đón Tết trước Trung Quốc 1 tháng). Cũng như vậy, ngày mồng Một Tết Mậu Thân (1968) ở Bắc Việt nam là ngày thứ Hai 29-1-1968 dương lịch, trong khi ở Nam Việt nam là ngày thứ Ba 30-1-1968 dương lịch.


TẾT NGUYÊN ĐÁN: Lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa Tet-1-10


Phần đông mọi người nghĩ rằng Tết Nguyên đán là một trong những nét văn hóa được du nhập vào nước ta trong thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc. Theo lịch sử Trung Quốc, nguồn gốc Tết Nguyên đán có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ. Đời Tam Vương, nhà Hạ chuộng màu đen nên chọn tháng giêng, tức tháng Dần trong khi nhà Thương thích màu trắng nên lấy tháng Sửu, tức tháng chạp làm tháng đầu năm. Nhà Chu ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý, tức tháng mười một, làm tháng Tết. Các vua chúa nói trên quan niệm về ngày giờ "tạo thiên lập địa" như sau: giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người nên đặt ra ngày Tết khác nhau.

Thời Đông Chu, Khổng Tử đổi ngày Tết vào một tháng nhất định là tháng Dần. Đời nhà Tần (thế kỷ 3 TCN), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi, tức tháng mười. Đến thời nhà Hán, Hán Vũ Đế (140 TCN) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần, tức tháng giêng. Từ đó về sau, không còn triều đại nào thay đổi về tháng Tết nữa.

Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giống gà, ngày thứ hai có thêm chó, ngày thứ ba có thêm lợn, ngày thứ tư sinh dê, ngày thứ năm sinh trâu, ngày thứ sáu sinh ngựa, ngày thứ bảy sinh loài người và ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc. Vì thế, ngày Tết thường được kể từ ngày Mồng một cho đến hết ngày mồng Bảy.

Song những chi tiết này chỉ tìm thấy trong sách sử Trung Quốc, không có các nguồn tư liệu khác để kiểm chứng. Theo các nghiên cứu gần đây, thực tế cư dân Bách Việt ngày xưa ăn Tết vào tháng Tý (tháng 11 âm lịch ngày nay) đến thời Hán mới chính thức đổi thành tháng Dần (tháng Giêng). Nền văn minh nông nghiệp lúa nước – do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã "phân chia" thời gian trong một năm thành 24 tiết khí khác nhau và ứng với mỗi tiết này có một thời khắc "giao thừa" trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Nguyên Đán tiết. Sau này được biết đến là Tết Nguyên Đán. Năm mới của Việt Nam bị ảnh hưởng bởi nền văn minh lúa nước cổ đại.

Theo nhà sử học Trần Văn Giáp ngày "Tết Nguyên đán" ở Việt Nam đã có từ đầu thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên. Nguồn gốc chữ Tết cũng như nghĩa chữ "Tết Nguyên đán" cũng được phổ biến từ thời đó.

Nhưng dựa vào sự tích "Bánh chưng, bánh giầy", Tết Nguyên đán có thể đã xuất hiện từ thời Hùng vương, với câu chuyện về Lang Liêu dâng bánh chưng bánh giầy cúng tổ tiên vào dịp Tết. Như vậy lễ tết đã có ở nước ta từ lâu trước thời kỳ Bắc thuộc. Có tài liệu nói Khổng Tử viết rằng “Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn người Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó”, từ đấy cũng có thể suy luận rằng Tết Nguyên đán là bắt nguồn từ Việt Nam.


TẾT NGUYÊN ĐÁN: Lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa 1-158010


Dù còn nhiều tranh cãi xoay quanh nguồn gốc của Tết Nguyên đán là bắt nguồn từ Việt Nam hay Trung Quốc nhưng có thể thấy được Tết Nguyên đán ở mỗi nước đều có những nét đặc trưng riêng và đây là dịp lễ quan trọng của người dân mỗi nước.

Trong 3 ngày Tết diễn ra với ba cuộc gặp gỡ lớn ngay tại mỗi nhà. Thứ nhất là cuộc gặp gỡ của những gia thần, đó là tiên sư hay nghề sư là vị tổ đầu tiên dạy nghề mà gia đình mình đang làm. Thổ công, trong giữa đất, nơi mà mình đang ở; và Táo quân là thần của việc nấu ăn của mọi người trong gia đình. Cuộc gặp gỡ thứ hai là cuộc gặp gỡ tổ tiên ông bà, những người đã khuất.

Người Việt Nam quan niệm rằng ngày Tết thì tất cả mọi thứ đều phải thật sớm và mới. Do đó trước ngày Tết khoảng hơn 2 tuần, các gia đình đã sắm sửa cho ngày Tết. Họ thường quét dọn, trang trí nhà cửa, mua hoa, sắm thức ăn... thật chu đáo cho ngày Tết. Ngoài ra, tất cả những vật dụng không cần thiết hoặc bị cho là đem lại điềm gở cũng bị vứt bỏ.


TẾT NGUYÊN ĐÁN: Lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa Top-7-10


(còn tiếp)


Được sửa bởi Trà Mi ngày Fri 27 Jan 2023, 09:14; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

TẾT NGUYÊN ĐÁN: Lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TẾT NGUYÊN ĐÁN: Lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa   TẾT NGUYÊN ĐÁN: Lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa I_icon13Fri 27 Jan 2023, 08:51

Nguồn gốc của Tết Nguyên đán là gì?

Tết, khởi đầu của một năm, một tháng, một mùa, một chu kỳ sản xuất nông nghiệp mới. Tết cũng là lễ hội lớn nhất, quan trọng nhất của người Việt trong năm và ai cũng dành những điều tốt đẹp nhất cho Tết.

Trong sử sách, ở mỗi thời, các nhà nghiên cứu đều phân tích và cho thấy những yếu tố gì dẫn đến việc hình thành nên cái Tết như ngày nay.


TẾT NGUYÊN ĐÁN: Lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa 00110


TS. Nguyễn Văn Huyên viết trong tạp chí Indochine số 75 và 75 ngày 12/12/1942, được MaiHaBooks dịch và in lại trong cuốn "Tết Việt Nam xưa" rằng, Tết theo lịch âm ở châu Á là một ngày lễ được người Việt tổ chức long trọng nhất trong năm.

Theo lịch âm dựa trên sự vận động của mặt trăng, mỗi tháng bắt đầu vào một ngày trăng mới. Và năm mới bắt đầu vào ngày trăng xuất hiện sau khi mặt trời ló rạng khỏi chí tuyến nam, dấu hiệu cuối cùng trong ba dấu hiệu mùa đông.

Tết, vì thế mà theo sự diễn biến của cả mặt trăng và mặt trời. Tết mở ra mùa xuân và luôn rơi vào khoảng từ 10 ngày cuối cùng của tháng Một đến ngày thứ ba của tháng Hai.

Tết này gọi là "tiết Nguyên đán", "thời kỳ rạng đông bắt đầu". Ngày này là ngày bắt đầu của năm, của tháng và của mùa, vì vậy, đó là buổi sáng thiêng liêng nhất. Nó báo trước những sự kiện tốt lành của mặt trăng sẽ xảy ra sau đó.


TẾT NGUYÊN ĐÁN: Lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa 17298810


Trần Văn Giáp trong bài viết "Nguồn gốc Tết Nguyên đán ở Việt Nam" năm 1963 (Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I giới thiệu) cũng phân tích, "Tết" hiểu theo gốc chữ Hán là chữ "Tiết", nghĩa là "thời tiết" tức là "Bát tiết" và "khí tiết".

"Bát tiết" theo chữ Hán là Tám ngày thay đổi khí hậu (khí tiết) trong bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông, gồm: Lập Xuân, Lập Hạ, Lập Thu, Lập Đông, Xuân phân, Thu phân, Hạ chí và Đông chí.

Trong tiếng Việt, Tết hay tiết là dịp hội hè, cũng là dịp lễ vui vẻ, bát tiết của Việt Nam không phải là Lập xuân, Xuân phân... mà là những ngày Tết có cúng lễ, gồm: Nguyên đán, Thượng nguyên, Hàn thực, Đoan ngọ, Trung nguyên, Trung thu, Thường tân, Đông chí.

Trong tám ngày Tết ấy, Nguyên đán là ngày tết đầu năm, cho nên gọi là Tết Cả, cùng với các tết khác, ở các đình, chùa, đền, miếu đều có cúng lễ linh đình, ở các nhà thờ họ, các nhà riêng đều có làm cỗ bàn cúng lễ và hội họp vui vẻ.


TẾT NGUYÊN ĐÁN: Lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa 00310


Hai chữ "Nguyên đán" là một danh từ chữ Hán, theo sách cổ, sau thời nguyên thủy người ta đã biết định ra thế nào là một năm, thì lấy ngày thứ nhất của một năm gọi là Nguyên đán. "Nguyên" nghĩa là đầu; "đán" nghĩa là buổi sớm; "Nguyên đán" là buổi sớm đầu năm…

Theo nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng phân tích trong cuốn "Tập tục đời người", người Việt sử dụng nông lịch hay lịch âm được tính theo vòng quay của mặt trăng chung quanh trái đất, nhưng cũng tính được 24 tiết khí của trái đất với mặt trời, với 4 điểm gốc Xuân phân, Thu phân, Đông chí, Hạ chí.

Tết bắt đầu từ ngày đầu tiên của tháng Giêng, khởi đầu của một năm mới, cũng là khởi đầu của một chu kỳ canh tác mới.

Còn trong cuốn "Bắc kỳ tạp lục" của tác giả Henri Emmanuel Souvignet viết: "Tết Nguyên đán hay Tết đầu năm bắt đầu với lễ tế giao thừa lúc nửa đêm, vào đúng thời khắc năm cũ qua đi (giao) và năm mới tới (thừa), chính vì thế mà có cái tên Tế giao thừa để gọi lễ này".

Còn về nguồn gốc Tết ở Việt Nam bắt đầu từ bao giờ, cho đến nay vẫn chưa có tài liệu nào xác định.


TẾT NGUYÊN ĐÁN: Lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa 00410


Ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền là gì?

Tết Nguyên đán là thời điểm giao thoa giữa trời và đất

Tết Nguyên đán được xem là thời điểm thể hiện cho sự giao thoa giữa trời đất, thần linh với con người. Tết trong Tết Nguyên đán có nghĩa là tiết (ở đây biểu hiện cho thời tiết) sẽ vận hành theo 4 mùa trong năm Xuân - Hạ - Thu - Đông, một chu trình kết thúc và có nghĩa đặc biệt cho nền kinh tế xưa khi còn dựa vào nông nghiệp là chủ yếu.

Chính vì mang tính chất sự khởi đầu của một giai đoạn gieo trồng mới, một tháng mới, mùa mới, năm mới, cho nên Tết có ý nghĩa rất lớn trong đời sống của người Việt.

Nguyễn Văn Huyên viết: "Ngày này là lúc khởi đầu của một năm, tháng và mùa. Nó đứng đầu chuỗi nhịp điệu các thời kỳ. Vì thế, sáng hôm đó là buổi sáng linh thiêng nhất. Nó là điềm báo trước các sự kiện tốt lành của các tháng âm lịch tiếp theo. Và tất cả các cử chỉ ta làm trong những giờ đầu tiên này đều có hiệu lực của một đạo bùa quý báu".

Chính vì thế, "người ta thổi ống tiêu để đoán tính chất điều kiện khí hậu trong năm; người ta uống rượu để xua đi các hơi lạnh và tử khí, người ta đốt vàng mã để xua đuổi hiểm họa binh đao; người ta giặt quần áo để tránh mọi tật bệnh và sự khốn khó…

Trong các công sở, người ta cất triện vào hòm khóa và sự giải quyết việc công được ngừng ngay từ hôm 25 tháng Chạp, chỉ tiếp tục lại một cách long trọng vào ngày 25 tháng Giêng âm lịch năm mới".


TẾT NGUYÊN ĐÁN: Lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa 00510


Tết Nguyên đán là ngày may mắn và hy vọng

Năm mới tượng trưng cho mở đầu mới, vì vậy mỗi dịp Tết đến mọi người thưởng rủ nhau đi chùa để cầu phúc và cầu may mắn cho một năm sắp tới.

Từ xưa đến nay luôn có quan niệm rằng Tết Nguyên đán đến sẽ xua đuổi đi những điều không may của năm cũ và đón nhận những niềm hy vọng tốt đẹp hơn cho năm mới. Vì vậy, đây là thời điểm được nhiều người lựa chọn để mở đầu công việc cho năm và là thời điểm tốt để khởi nghiệp nhờ vào vận khí năm mới.

TS. Nguyễn Văn Huyên cũng nhấn mạnh vào ý nghĩa quan trọng của Tết: "Dù thế nào đi nữa, nếu không phải tất cả các truyền thống cổ đều còn được tôn trọng, thì trong dịp lễ này, từ bắc chí nam, cả nước đều hoan hỉ.

Chẳng biến cố nào của thế giới bên ngoài có thể cướp đi của người nghèo nhất cũng như giàu nhất niềm vui trong lòng này và sự thỏa mãn được ăn Tết một cách xứng đáng trước bàn thờ thần linh trong nhà hoặc giữa những người cùng xứ sở.

Dân thành thị cố gắng làm ngơ để quên đi những điều phiền toái mà các bức điện từ nước ngoài đưa đến và ăn Tết thảnh thơi khỏi mọi lo toan trước mắt. Nhà nông, với đời sống hằng ngày vất vả cơ cực, chẳng biết gì đến nghỉ ngơi hằng tuần, ngừng mọi công việc vào ngày đầu năm. Cả nước bị cuốn hút vào một tình cảm đồng tâm nhất trí bởi một sức mạnh vô hình…

Bản thân hoàng đế cũng phải đánh dấu, bằng những nghi lễ được quy định cẩn thận, sự kiện tạo cho ngài một năm mới để thực hiện thiên mệnh của mình".


TẾT NGUYÊN ĐÁN: Lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa 00210


Tết Nguyên đán là dịp để bày tỏ lòng thành kính tới thần linh

Đây cũng là dịp lễ được mọi người chú trọng nhất, theo tín ngưỡng dân gian thì người nông dân sẽ bày tỏ lòng biết ơn của mình đến thần Mưa, thần Đất, thần Mặt trời,… một năm qua đã giúp đỡ họ.

Tết Nguyên đán là dịp để tỏ lòng thành kính lên ông bà tổ tiên

Từ xưa đến nay, người dân Việt Nam rất xem trọng việc thờ cúng ông bà tổ tiên để cầu phúc cho gia đình.

Có thể nói đây là dịp quan trọng nhất trong năm mà con cháu trong nhà sẽ tập trung lại để chuẩn bị và dâng lên bàn thờ ông bà tổ tiên những mâm cơm, mâm ngũ quả trang trọng nhất.

Theo quan niệm từ xưa, vào dịp lễ này ông bà tổ tiên sẽ về nhà ăn Tết cùng con cháu và phù hộ cho gia đình mình được mạnh khỏe, hòa thuận hơn.


TẾT NGUYÊN ĐÁN: Lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa Cungte10


Tết Nguyên đán là thời gian để gia đình quây quần bên nhau

Với mỗi người Việt, Tết là dịp tụ họp, đoàn viên gia đình.

Không phải gia đình nào cũng được ở gần nhau, vì vậy Tết Nguyên đán chính là thời điểm mà mọi người trong gia đình mong ngóng nhất để được đoàn tụ bên những người yêu thương. Được cùng nhau quây quần bên nồi bánh chưng đêm giao thừa thì đây là điều mà mọi người đều mơ ước. Con cháu đi làm ăn xa, dù bận đến mấy cũng cố gắng về ăn Tết với gia đình. Mọi người ai nấy đều cố hoàn thành công việc, giải quyết công nợ xong hết trước Tết, để có thể đón một năm mới thanh thản, an vui.

Ngoài ra, đây là cũng là thời gian để con cháu tỏ tạ ơn cho ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng bằng tình cảm chân thành nhất hay đơn giản bằng những món quà cho ngày Tết.

Nhà văn Toan Ánh viết: "Ngày xưa mỗi khi giáp Tết, con cháu làm ăn xa xôi, cách trở phương trời đến mấy cũng gắng thu xếp về sum họp cùng gia đình. Bởi dịp này là dịp gặp gỡ ông bà, cha mẹ, anh em, họ hàng ruột thịt. Để chờ đến giao thừa, mỗi người thắp một nén nhang trước bàn thờ gia tiên, nhờ người xưa phù độ hộ trì. Nói chung, không khí đêm giao thừa trong lòng người Việt chúng ta là thiêng liêng lắm. Người sống và người đã khuất trong thời khắc ấy hình như có một cuộc gặp gỡ trong cõi vô hình, điều này khó có ai giải thích nổi."


TẾT NGUYÊN ĐÁN: Lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa Gia-di10


Tết là sinh nhật của mọi người

“Mừng thêm tuổi mới”: Đây là câu cửa miệng quen thuộc của ông bà, ba mẹ, cô chú khi chúc tết nhau để mừng nhau thêm một tuổi.

Vào dịp này mọi người sẽ gửi đến nhau những lời chúc may mắn nhất, hy vọng một năm mới tốt đẹp hơn. Người lớn sẽ mừng tuổi cho người già và trẻ nhỏ để mong cho các cụ được sống lâu khỏe mạnh, còn các cháu sẽ lớn nhanh, ngoan ngoãn và học giỏi.


TẾT NGUYÊN ĐÁN: Lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa Mungtu10
Về Đầu Trang Go down
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4760
Registration date : 23/03/2013

TẾT NGUYÊN ĐÁN: Lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TẾT NGUYÊN ĐÁN: Lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa   TẾT NGUYÊN ĐÁN: Lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa I_icon13Fri 27 Jan 2023, 09:13

Như này mà có lần suýt thì bị bỏ mất tết để theo tây đấy
Về Đầu Trang Go down
Trăng



Tổng số bài gửi : 1841
Registration date : 23/04/2014

TẾT NGUYÊN ĐÁN: Lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TẾT NGUYÊN ĐÁN: Lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa   TẾT NGUYÊN ĐÁN: Lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa I_icon13Fri 27 Jan 2023, 09:55

Phương Nguyên đã viết:
Như này mà có lần suýt thì bị bỏ mất tết để theo tây đấy

Tết mệt gì thì mệt, vẫn thích có Tết hé tỷ
Về Đầu Trang Go down
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4760
Registration date : 23/03/2013

TẾT NGUYÊN ĐÁN: Lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TẾT NGUYÊN ĐÁN: Lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa   TẾT NGUYÊN ĐÁN: Lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa I_icon13Fri 27 Jan 2023, 11:26

Trăng đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
Như này mà có lần suýt thì bị bỏ mất tết để theo tây đấy

Tết mệt gì thì mệt, vẫn thích có Tết hé tỷ

Đúng thế T ui
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

TẾT NGUYÊN ĐÁN: Lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TẾT NGUYÊN ĐÁN: Lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa   TẾT NGUYÊN ĐÁN: Lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa I_icon13Mon 30 Jan 2023, 12:25

Trình tự đón Tết

Cúng rằm tháng chạp

Rằm tháng Chạp là lễ cúng rằm của tháng tổng kết cuối cùng của một năm, chuẩn bị cho lễ cúng ông Táo và lễ Giao Thừa đón năm mới. Chính vì vậy, nhiều gia đình Việt coi trọng lễ này hơn các lễ cúng rằm khác trong năm. Các lễ nghi và thủ tục cúng rằm tháng Chạp cũng được chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng hơn. Rằm tháng Chạp vào ngày 15 tháng cuối cùng âm lịch, tức là chỉ còn 8 ngày nữa đến Tết ông Táo, và khoảng nửa tháng nữa là đến lễ cúng tất niên đón năm mới.

Cúng ông Công ông Táo

Công việc chính thức sửa soạn đón Tết của người Việt Nam thường bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp, là ngày mà người Việt cúng ông Táo (Táo quân). Theo quan điểm của người Việt thì ông Táo vừa là thần bếp trong nhà vừa là người ghi chép tất cả những việc làm tốt xấu mà con người đã làm trong năm cũ và báo cáo với Ngọc Hoàng những vấn đề tốt xấu của gia chủ.

   + Cúng tiễn:

Ông Táo được cúng tiễn về trời vào trưa hoặc chiều ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm. Lễ cúng gồm có hương (nhang), nến, hoa quả, vàng mã và hai mũ đàn ông, một mũ đàn bà kèm theo ba con cá chép (cá chép thật hoặc cá chép làm bằng giấy kèm theo cỗ mũ). Theo sự tích ông Táo, cá chép sẽ đưa ông Táo vượt qua Vũ Môn để lên Thiên đình gặp Ngọc Hoàng.



TẾT NGUYÊN ĐÁN: Lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa Tong-h10


    + Cúng rước:

Vào đêm giao thừa, các gia đình sẽ phải cúng để rước ông Táo về nhà. Thời gian cúng từ 23 giờ đến 23 giờ 45 phút ngày 30 Tết, lễ vật chuẩn bị cũng tương tự như tiễn ông Táo về trời.



TẾT NGUYÊN ĐÁN: Lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa Tong-h12


Dựng nêu

Một số gia đình ở nông thôn vẫn còn gìn giữ phong tục dựng cây nêu, trong khi ở thành phố, phong tục này đã bị lãng quên. Theo phong tục, cây nêu được dựng lên để chống lại quỷ dữ và những điềm gở. Tại miền Bắc Việt Nam cây nêu thường được người Kinh dựng vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, là ngày Táo quân về trời, với quan niệm rằng chính từ chính vì từ ngày này cho tới đêm giao thừa, vắng mặt Táo công, ma quỷ thường nhân cơ hội này lẻn về quấy nhiễu.



TẾT NGUYÊN ĐÁN: Lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa Cay-ne10


Cây nêu thường được treo hoặc trang trí thêm những thứ được coi là để dọa ma quỷ như: tỏi, xương rồng, hình nộm và lá dứa. Ngày dựng cây nêu gọi là lên nêu, và ngày 7 tháng giêng âm lịch, ngày làm lễ dỡ cây nêu xuống, gọi là ngày hạ nêu.


TẾT NGUYÊN ĐÁN: Lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa Cay-ne11


Người Mường trồng cây nêu vào ngày 28 tháng Chạp âm lịch, trong khi đó cây nêu của người Hmông vùng Tây Bắc Việt Nam được dựng trong lễ hội Gầu tào (cầu phúc hoặc cầu mệnh) tổ chức từ ngày 3 đến ngày 5 tháng giêng âm lịch.


Gói bánh chưng, bánh tét

Trước ngày Tết, người Việt cũng chuẩn bị bánh chưng, bánh giầy còn ở miền nam thì loại bánh phổ biến là bánh tét và các món ăn thịnh soạn để dâng lên ông bà tổ tiên.

Vào dịp Tết đến các hàng quán ngoài chợ đầy ắp các sạp bán lá dong, lá chuối, ống nứa để phục vụ cho công việc gói bánh ngày tết. Bởi vì bánh chưng, bánh tét chính là 2 loại bánh truyền thống nằm trong danh sách các món ăn ngày Tết không thể thiếu để dâng lên bàn thờ tổ tiên hoặc làm quà tết cho người hay bạn bè.

Ở một số khu vực hiện nay, người dân vẫn còn duy trì thói quen là vào trước Tết các gia đình trong dòng họ, hàng xóm sẽ tập trung lại với nhau để gói bánh, luộc bánh và trò chuyện xuyên đêm. Thật ý nghĩa khi truyền thống gói bánh chưng, bánh tét ngày Tết vẫn còn được duy trì và truyền lại cho các thế hệ sau này đến tận bây giờ.



TẾT NGUYÊN ĐÁN: Lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa Cach-g10


Vệ sinh nhà, cửa

Với người dân Việt Nam việc lau dọn nhà cửa mỗi dịp cuối năm mang ý nghĩa là sẽ loại bỏ đi những điều không tốt của năm cũ chuẩn bị đón chào điều may mắn và tài lộc cho năm mới. Vì thế mà đây cũng là dịp để các thành viên trong gia đình được cùng nhau dọn dẹp làm mới cho các vật dụng trong nhà mình.


TẾT NGUYÊN ĐÁN: Lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa Ve-sin10


Ngoài ra, để trang trí nhà cửa đón Tết người Việt còn mua rất nhiều loại hoa chưng Tết với nhiều màu sắc và ý nghĩa khác nhau như: Hoa Thủy Tiên, Hoa Đồng Tiền, Hoa Cúc,...

Chưng dọn bàn thờ

Trong gia đình người Việt thường có một bàn thờ tổ tiên, ông bà (hay còn gọi ông vải). Cách trang trí và sắp đặt bàn thờ khác nhau tùy theo từng nhà. Biền, bàn thờ là nơi tưởng nhớ, là thế giới thu nhỏ của người đã khuất. Hai cây đèn tượng trưng cho Mặt Trời, Mặt Trăng và hương là tinh tú. Một bát hương đặt chính giữa (có thể có hai bát hương nhỏ hơn đặt đối xứng hai bên). Phía sau hai cây đèn thường có hai cành hoa cúc giấy với nhiều bông nhỏ bao quanh bông lớn. Có nhà cũng cắm "cành vàng lá ngọc" (một thứ hàng mã) với sự cầu mong làm ăn được quả vàng, quả bạc và buôn bán lãi gấp nhiều lần năm trước. Ở giữa có trục "vũ trụ" là khúc trầm hương dưới dạng khúc khuỷu và vươn lên trong bát hương. Nhiều gia đình đặt xen hai cái đĩa giữa đèn và hương để đặt hoa quả lễ gọi là mâm ngũ quả (tuỳ mỗi miền có sự biến thiên các loại quả, nhưng mỗi loại quả đều có ý nghĩa của nó). Trước bát hương để một bát nước trong để coi như nước thiêng. Hai cây mía đặt ở hai bên bàn thờ là để các cụ chống gậy về với con cháu và dẫn linh hồn tổ tiên từ trên trời về hạ giới.



TẾT NGUYÊN ĐÁN: Lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa 1280px10


Bày mâm ngũ quả

Một mâm ngũ quả để dâng lên bàn thờ ông bà tổ tiên là nét đặc trưng không thể thiếu trong dịp lễ Tết Nguyên đán, nó bày tỏ cho sự tôn kính và lòng biết ơn của con cháu trong nhà đến bề trên.

Tại mỗi vùng miền sẽ có những cách bày trí mâm ngũ quả khác nhau cũng như các loại trái cây cũng có sự khác biệt. Tuy nhiên tất cả đều mang ý nghĩa chung là cầu mong cho năm mới được may mắn và bình an hơn năm cũ.



TẾT NGUYÊN ĐÁN: Lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa Mam-ng10


Tảo mộ

Đây là phong tục được diễn ra vào những ngày cận Tết Nguyên đán. Vào ngày này con cháu trong nhà sẽ tập trung tại mộ của ông bà tổ tiên đế làm sạch khu mộ cũng như thăm viếng. Phong tục này thể hiện sự kính trọng và đạo hiếu của con cháu đối với ông bà cha mẹ và tổ tiên đã khuất.

Cúng tất niên

Cúng tất niên là nét truyền thống có từ lâu đời của dân tộc Việt Nam. Đây là nghi lễ quan trọng thường được làm vào ngày 30 Tết để mời ông bà tổ tiên về ăn Tết cùng gia đình. Đồng thời là cột mốc đánh dấu thời điểm năm cũ qua đi để chuẩn bị đón một năm mới an khang, thịnh vượng hơn. Thông thường, người dân sẽ gộp chung lễ này với lễ cúng tạ đất vào trưa 30 Tết. Theo truyền thống, lễ đón ông bà thường được bắt đầu vào trưa ngày 30 tháng Chạp hoặc cho đến trước khi thời khắc giao thừa đến.

Tất Niên trong tiếng Hán có nghĩa là kết thúc một năm. Ngày Tất niên có thể là ngày 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu). Trong ngày này, vào buổi sáng, trưa hay chiều tối, các gia đình sẽ làm một mâm cơm cúng tất niên, thỉnh mời gia tiên tông tổ về ăn Tết với con cháu.


TẾT NGUYÊN ĐÁN: Lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa Tong-h11


Mâm cỗ cúng tất niên là mâm cỗ quan trọng nhất trong dịp Tết nguyên đán của người Việt. Vì ngoài ý nghĩa lớn nhất là tỏ lòng thành kính với gia tiên thì đó còn là dịp hiếm hoi trong năm các thế hệ trong gia đình quây quần cùng nhau bên mâm cơm đầm ấm. Mâm cúng ông bà, gia tiên ngày 30 Tết thường có đủ món mặn và cả món chay. Nhiều gia đình còn có thói quen nấu những món ăn mà ngày xưa ông bà mình thích dùng. Cúng lễ đầu tiên là để thể hiện lòng thành kính, tưởng nhớ đến các bậc tiền bối, đấng sinh thành,… sau là dịp để mọi người tụ tập chúc tụng, ăn uống, chuyện trò vui vẻ.

Cúng giao thừa

Giữa ngày 30 (hoặc 29) tháng Chạp và ngày mồng 1 tháng Giêng, giờ Tý (từ 23 giờ hôm trước đến 1 giờ hôm sau), trong đó thời điểm bắt đầu giờ Chính Tý (0 giờ 0 phút 0 giây ngày Mồng 1 tháng Giêng) là thời khắc quan trọng nhất của dịp Tết. Nó đánh dấu sự chuyển giao năm cũ và năm mới, nó được gọi là Giao thừa. Để ghi nhận thời khắc này, người ta thường làm hai mâm cỗ. Một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà mình và một mâm cúng thiên địa ở khoảng sân trước nhà. Một số cộng đồng lấy con hổ là vật thờ thì gọi là cúng Ông Ba Mươi. Một số cộng đồng khác thì có một phần cỗ dành để cúng chúng sinh, cúng những cô hồn lang thang không nơi nương tựa.

Giao thừa là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Trong thời khắc giao thừa mọi người trong gia đình thường dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Vào dịp này, các địa phương thường tổ chức bắn pháo hoa ở những địa điểm rộng rãi, thoáng mát.

Cúng Giao thừa là lễ cúng để đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ sắp qua để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến.

 -  Cúng Giao thừa ngoài trời

Theo tục lệ cổ truyền thì Giao thừa được tổ chức nhằm đón các Thiên binh (chữ Hán: 天兵, tức 12 vị Hành khiển). Lúc đó họ đi thị sát dưới hạ giới, rất vội không kịp vào tận bên trong nhà được, nên bàn cúng thường được đặt ở ngoài cửa chính mỗi nhà. Hết một năm, vị Hành khiển (行遣) cũ đã cai quản Hạ giới trong năm cũ sẽ bàn giao công việc cho vị Hành khiển mới đi xuống sẽ cai quản Hạ giới trong năm mới. Mỗi năm có một vị, sau 12 năm thì các vị Hành khiển sẽ luân phiên trở lại.

Mâm lễ được sắp bày với lòng thành kính tiễn đưa người Nhà Trời đã cai quản mình năm cũ trở lại Thiên đình và đón người mới xuống sẽ làm nhiệm vụ cai quản Hạ giới năm tới. Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị chỉ có thể ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà. Trên chiếc hương án có bình hương, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến.

Lễ vật gồm các chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, bánh giày, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu hoặc nước và vàng mã. Các quan mặc dầu phút bàn giao bận rộn khẩn trương nhưng vì là... người nhà trời nên có tài thấu hiểu ngay "ruột gan" của gia chủ. Nếu có ý cầu lợi, mua chuộc, đút lót, các vị chỉ nhìn dấu hiệu ở khói hương, lửa đèn là biết ngay, và lập tức các vị dông thẳng, không thèm ngó ngàng gì đến vật cúng giao thừa của các nhà cầu lợi ấy. Trái lại, những nhà chân chất, thật thà, sống bằng lao động, ăn ở tử tế thì có khi chỉ cần chén rượu, nén hương (như Thổ công đánh tín hiệu qua hương đèn), các vị có chức trách biết ngay mà vui vẻ thưởng thức, dốc lòng phù hộ.

Lễ trừ tịch còn là lễ để "khu trừ ma quỷ", do đó có từ "trừ tịch". Lễ trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên còn mang tên là lễ giao thừa.



TẾT NGUYÊN ĐÁN: Lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa Tet_of10


  -  Cúng Giao thừa trong nhà

Cúng Giao thừa trong nhà là lễ cúng tổ tiên vào chính thời khắc giao thừa vừa tới nhằm để cầu xin Tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình gặp những điều tốt lành trong năm mới sắp đến. Mâm lễ bao gồm các món ăn mặn ngày Tết được chế biến tinh khiết với phong cách trang nghiêm.

Cỗ mặn gồm có bánh chưng, giò, chả, xôi gấc, thịt gà, xôi các loại, rượu, bia và các loại thức uống khác. Các món ăn mặn khác tùy theo nhu cầu của gia đình. Cỗ ngọt và chay bao gồm Hương, hoa, đèn nến, bánh kẹo, mứt Tết.

Khi cúng Giao thừa trong nhà, các thành viên trong gia đình thường đứng trang nghiêm trước bàn thờ (không cần tất cả, chỉ cần gia chủ và vài ba người nữa) để khấn tổ tiên và xin được các cụ phù hộ độ trì trong nhà mới và cầu an khang thịnh vượng, sức khỏe tốt. Trước khi khấn Tổ tiên để mời tiền nhân về ăn Tết cùng với con cháu hậu thế, các gia chủ thường khấn thần Thổ Công để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết. Ông là vị thần cai quản trong nhà (thường bàn thờ tổ tiên ở giữa, bàn thờ Thổ Công ở bên trái).

Đi chùa, hái lộc

Trong đêm giao thừa, nhiều người đi lễ chùa, xin lộc không chỉ để cầu may mắn mà đó còn là nét đẹp văn hóa của người Việt. Đối với người Việt Nam, đi lễ chùa đầu năm không đơn giản chỉ để ước nguyện mà đó còn là khoảnh khắc để con người hòa mình vào chốn tâm linh, bỏ lại phía sau bao vất vả cuộc mưu sinh. Hòa vào dòng người đi lễ, mỗi người trong chúng ta sẽ cảm nhận được sự giao hòa của trời - đất.



TẾT NGUYÊN ĐÁN: Lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa 911


Ngoài tục lễ chùa đầu năm, nhiều người Việt còn có tục hái lộc. Theo quan niệm của người xưa, không có loài nào sinh sôi nảy nở và có sức sống mãnh liệt như loài cây. Mỗi độ xuân về, những chồi non nhú lên thể hiện sức sống tràn đầy sinh lực. Do đó, người ta đi xin lộc đầu năm mới là để cầu mong có được sức sống dẻo dai, mạnh khỏe.


TẾT NGUYÊN ĐÁN: Lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa Hailoc10


Cũng theo phong tục cổ truyền và quan niệm của người xưa, cành lộc được chọn thường là loại cây có phong cách, dáng dấp của người quân tử, thể hiện được sự bao dung và nhân ái. Theo đó, lộc xuân được hái từ những cây như đa, sung, sanh, si,... sẽ đem lại những kết quả tốt đẹp nhất. Còn hái lộc từ cây tùng, cúc, trúc, mai,... sẽ mang lại niềm vui, hạnh phúc và sức khỏe cho mọi người trong gia đình.

Xông đất


Sau thời khắc giao thừa đón chào năm mới thì người đầu tiên bước vào nhà sẽ là người xông đất cho gia đình. Theo quan niệm từ xưa đến nay, người xông đất nên là người hợp tuổi với gia chủ để mang lại cho gia đình một năm làm ăn thuận lợi, sức khỏe dồi dào và gia đình hòa thuận.



TẾT NGUYÊN ĐÁN: Lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa Xong-d10


Chúc tết, mừng tuổi

Năm mới đến tượng trưng cho mỗi người sẽ được thêm một tuổi, do đó mà mọi người sẽ dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất để hy vọng một năm mới nhiều thành công hơn. Thông thường, vào ngày mồng một tết con cháu sẽ đến để mừng tuổi cho ông bà , cha mẹ sau đó những người lớn sẽ lì xì lại cho trẻ con những bao lì xì đỏ cho một năm mới may mắn và học giỏi hơn.



TẾT NGUYÊN ĐÁN: Lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa Chuc-t11


Lễ cúng Tết nguyên đán

Mùng 1 Tết, ngày đầu tiên trong năm được coi là ngày đặc biệt quan trọng. Bữa cơm cúng sáng mùng 1 Tết là cúng Nguyên đán.

Cỗ cúng có thể mặn hoặc chay tuỳ theo phong tục từng gia đình. Các món trong mâm cỗ được tùy biến theo điều kiện từng gia đình, nhưng không thể thiếu các món ăn cơ bản ngày Tết là bánh chưng, xôi, gà, giò, thịt lợn,…



TẾT NGUYÊN ĐÁN: Lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa 1012


Nhiều gia đình cho rằng ngày mùng 1 Tết kiêng sát sinh và ăn các món ăn làm từ thịt động vật hoang dã. Vì vậy, họ sẽ lựa chọn cúng các món chay và ăn chay suốt ngày đầu tiên của năm mới.

Lễ cúng thí (thí thực)


Cúng thí thực là một nghi thức đầu năm phổ biến trong văn hóa tâm linh của người Việt. Nghi thức này có thể được thực hiện ở nhà hay ở chùa.

Đồ lễ gồm có phần trà và phần thực. Phần trà thì pha nước trà có hương thơm. Phần thực là mâm cơm chay, gồm các đồ ăn từ rau củ quả, không có thịt, sữa tươi hoặc nước cơm, hoa, quả, bánh, kẹo, cháo, gạo, muối.


TẾT NGUYÊN ĐÁN: Lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa Thithu10


Lễ hóa vàng

Lễ cúng kết thúc Tết nguyên đán, ông cha ta hay gọi là cúng hóa vàng, là lễ cúng để tiễn các cụ về lại âm phủ. Tùy từng gia đình, có gia đình chọn ngày mùng 3, mùng 4 hay mùng 5 để làm lễ cúng này.

Theo quan điểm từ xa xưa của người Việt, gọi là lễ cúng hóa vàng vì vào ngày ấy, con cháu có cái sớ, với mấy đồng tiền vàng để đốt cho các cụ chi tiêu ở dưới âm phủ. Vàng mã sau khi được hóa sẽ thành tài sản của các cụ để các cụ phù hộ độ trì cả năm cho con cháu.


TẾT NGUYÊN ĐÁN: Lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa Hoavan10



Lễ cúng Thần tài, Thổ địa

Thổ địa là vị thần cai quản đất đai, trạch thổ. Thần tài chính là vị thần cai quản tiền bạc và của cải, đem đến tài lộc cho mọi người, mọi nhà. Người ta không thờ Thần Tài một mình mà thường thờ chung với Thổ Địa (vị thần cai quản đất đai nhà cửa) giúp con người làm ăn phát đạt.

Cuối năm, bàn thờ thần Tài, Thổ địa sẽ được gia chủ trang hoàng dọn rửa gọn gàng để chào đón năm mới.



TẾT NGUYÊN ĐÁN: Lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa Cung_t12


Ngoài ra, ngày vía Thần Tài thường được diễn ra vào ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch hằng năm. Ngày này tất cả mọi nhà, công ty, cửa hàng,… có thờ Thần Tài, đều dâng lên các vị thần hưởng hương, hoa,…

(Trà Mi sưu tầm & tổng hợp; hình ảnh tổng hợp từ internet)
Về Đầu Trang Go down
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4760
Registration date : 23/03/2013

TẾT NGUYÊN ĐÁN: Lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TẾT NGUYÊN ĐÁN: Lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa   TẾT NGUYÊN ĐÁN: Lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa I_icon13Wed 01 Feb 2023, 13:52

applause Nhiều lễ quá. Giờ còn mấy ai theo đủ? Mà ai không biết chứ anh PN là không theo nổi chắc luôn :pp:
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10549
Registration date : 23/11/2007

TẾT NGUYÊN ĐÁN: Lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TẾT NGUYÊN ĐÁN: Lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa   TẾT NGUYÊN ĐÁN: Lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa I_icon13Thu 02 Feb 2023, 10:55

Phương Nguyên đã viết:
applause Nhiều lễ quá. Giờ còn mấy ai theo đủ? Mà ai không biết chứ anh PN là không theo nổi chắc luôn  :pp:  

dân mình có tục ham ăn uống, bày ra lễ cúng nhiều thì được ăn uống nhiều, ăn uống nhiều thị mau sạt nghiệp! :potay:

_________________________
TẾT NGUYÊN ĐÁN: Lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4760
Registration date : 23/03/2013

TẾT NGUYÊN ĐÁN: Lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TẾT NGUYÊN ĐÁN: Lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa   TẾT NGUYÊN ĐÁN: Lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa I_icon13Thu 02 Feb 2023, 13:43

Ai Hoa đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
applause Nhiều lễ quá. Giờ còn mấy ai theo đủ? Mà ai không biết chứ anh PN là không theo nổi chắc luôn  :pp:  

dân mình có tục ham ăn uống, bày ra lễ cúng nhiều thì được ăn uống nhiều, ăn uống nhiều thị mau sạt nghiệp!       :potay:

Dân tình đang lục tục cúng rằm tháng giêng thầy ạ. Thấy ai cũng nói “cúng quanh năm không bằng rằm tháng giêng”. Mà người ta bắt đầu cúng rằm từ hôm qua rồi :potay:
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




TẾT NGUYÊN ĐÁN: Lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TẾT NGUYÊN ĐÁN: Lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa   TẾT NGUYÊN ĐÁN: Lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
TẾT NGUYÊN ĐÁN: Lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan ngọ
» Nguồn gốc và ý nghĩa phong tục mừng tuổi ngày Tết
» Nghĩa lý và cội nguồn 2 câu thơ: “Văn Như Siêu, Quát/Thi Đáo Tùng, Tuy”
» 686 có ý nghĩa gì? Ý nghĩa sim điện thoại đuôi 686
» Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: GIẢI TRÍ :: Quê Hương yêu dấu :: Phong tục tập quán-