Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 21:31

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 16:53

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Yesterday at 00:18

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Thu 05 Sep 2024, 19:19

Tin Thời Sự Và Những Bình Luận “Trái Chiều” by chuoigia Wed 04 Sep 2024, 21:29

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Tue 03 Sep 2024, 23:39

Vinh Danh Trong Toàn Cầu Thập Bát Danh Nhân by Trà Mi Tue 03 Sep 2024, 07:50

Lục bát by Tinh Hoa Sat 31 Aug 2024, 23:09

Xe gắn máy tại miền Nam Việt Nam trước 1975 by Trà Mi Thu 29 Aug 2024, 14:22

Lưu Kỷ Niệm TX Ngọc Điền by mytutru Wed 28 Aug 2024, 16:25

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Tue 27 Aug 2024, 18:39

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Tue 27 Aug 2024, 14:36

Một thoáng mây bay 5 by Ai Hoa Tue 27 Aug 2024, 14:22

CHIA ĐAU CÙNG PHƯƠNG NGUYÊN by Ai Hoa Mon 26 Aug 2024, 15:19

7 chữ by Tinh Hoa Sun 25 Aug 2024, 15:19

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Thu 22 Aug 2024, 03:13

TRANG THƠ LƯU NIỆM PHƯƠNG, LÝ by buixuanphuong09 Wed 21 Aug 2024, 15:30

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:35

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:26

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:23

THÀNH KÍNH PHÂN ƯU by Phương Nguyên Tue 20 Aug 2024, 08:58

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Tue 20 Aug 2024, 05:55

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Mon 19 Aug 2024, 01:44

Chia buồn by Phương Nguyên Fri 16 Aug 2024, 08:13

Phật Tại Tâm = Cánh Cửa Mở Vào Cửa Phật & Bốn Quả Thánh by mytutru Fri 16 Aug 2024, 02:14

Một thoáng mây bay 13 by Ai Hoa Thu 15 Aug 2024, 07:39

Chút tâm tư by tâm an Wed 14 Aug 2024, 07:12

CHẮP CÁNH BAY XA by buixuanphuong09 Mon 12 Aug 2024, 06:27

ĐƯỜNG THƠ MÁI ẤM ĐÀO VIÊN by mytutru Sun 11 Aug 2024, 22:03

Trụ vững duyên thầy by mytutru Sun 11 Aug 2024, 21:54

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Tứ Niệm Xứ - Thiền và Giới Luật

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11317
Registration date : 08/08/2009

Tứ Niệm Xứ - Thiền và Giới Luật  Empty
Bài gửiTiêu đề: Tứ Niệm Xứ - Thiền và Giới Luật    Tứ Niệm Xứ - Thiền và Giới Luật  I_icon13Fri 14 Oct 2022, 17:32

Tứ Niệm Xứ - Thiền và Giới Luật  Screen47
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11317
Registration date : 08/08/2009

Tứ Niệm Xứ - Thiền và Giới Luật  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tứ Niệm Xứ - Thiền và Giới Luật    Tứ Niệm Xứ - Thiền và Giới Luật  I_icon13Fri 14 Oct 2022, 17:36

QUÁN CHIẾU CÁCH THỨC TU TẬP TỨ NIỆM XỨ
---
Phương pháp tu tập như sau :
1. Bước 1 : Quán thân trên thân để khắc phục tham ưu
- Luyện tập một tuần cho tâm quay vô, quan sát nhìn toàn thân và tỉnh thức trên thân hành của nó thật quen, thật nhuần nhuyễn, thuần thục. 
- Nghĩa là khi mình chỉ vừa tác ý thì tâm nó liền quay vô.
* Ngồi kiết già, giữ tư thế ngồi cho đúng : thẳng lưng ( không ưỡn ngực hoặc khòm lưng ), đầu thẳng mắt mở một phần ba, nhìn xuống trước mặt cách độ 5 -- 7 tấc, không được nhắm mắt. 
- Nhiếp tâm như vậy rồi tác ý:
" Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô. Cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra".
" Tâm quay vô nhìn thân, quan sát thân của mình ".
Tiếp tục ngồi yên lắng nghe cái tâm nó quay vô nhìn thân của nó.
- Truyền lệnh : Tâm quay vô nhìn bốn chỗ : Thân, Thọ, Tâm, Pháp.
- Ngồi yên lặng thì thấy tâm nó quay vô nó nhìn, nó cảm nhận liền.
- Nó quay vô, nó tỉnh thức trên thân liền. 
- Nếu quên thì nhắc lại câu truyền lệnh lần nữa.
* Chú ý quan sát toàn thân, chứ không phải cái bụng phình xẹp.
- Có niệm hay không không quan trọng, có niệm thì biết mình có niệm, không có niệm thì biết mình không có niệm.
* Đừng quên hơi thở, mà hãy nương hơi thở và cảm nhận toàn thân của mình.
- Vừa biết hơi thở, vừa biết cảm nhận, đừng để mất hơi thở. 
- Nếu quên thì nhắc lại câu pháp hướng trên lần nữa.
- Phải thấy cảm nhận hơi thở khắp toàn thân, hít thở, hơi thở cứ lên xuống, lên xuống giúp ta cảm nhận rất rõ. 
- Phải thấy, cảm nhận từ chân lên đầu. Đi ngang bụng cũng thấy phình lên, xẹp xuống như thế, nhưng không đứng tại chỗ bụng mà đi tiếp.
- Đừng cho tâm trụ vào một điểm nào mà phải quán toàn thân. 
- Nghĩa là tập làm sao cho tâm cảm nhận cho được cái thân, không trụ ở hơi thở, cũng không trụ ở ổ bụng hay mũi. 
- Không trụ ở hơi thở, cũng không trụ ở bụng hay ở mỗi hành động của thân thì đó là đã đạt được. 
- Luôn luôn có sự nhẹ nhàng quan sát từ dưới chân lên trên đầu, từ đầu xuống chân, tức nó đang quán, đang tập quán, làm sao thấy nó quan sát cái rung động, chuyển động của toàn thân chứ không phải chạy theo hơi thở lên xuống.
- Cũng không phải dẫn hơi thở chạy lên xuống, không phải dẫn hơi thở đi chỗ này, chỗ khác, mà nó quan sát toàn thân theo nhịp của hơi thở.
* Sau khi tập ngồi quan sát thân, thọ, tâm của mình theo hơi thở đã thuần thục thì mới đối oai nghi sang đi quan sát thân, thọ, tâm của mình, tất cả cho nhuyễn, cho quen, cho tỉnh thức trong mỗi hành động để nhận biết rõ trạng thái quán.
- Phải tập căn bản : Phần quan sát thân này thì nương vào hơi thở mà quan sát, gồm các giai đoạn tâm quay vô nhìn thân, định trên thân hành, cảm nhận thân của mình và tỉnh thức trên thân hành.
* Khởi tập trong tư thế ngồi 30 phút và quan sát thân nương theo hơi thở.
- Trong 30 phút đó nếu bị hôn trầm, đau nhức gì thì đứng dậy đi kinh hành mà phá chướng ngại pháp nhưng trong lúc đó không rời, không ngắt đoạn, không gián đoạn cái quan sát thân.
- Thay đổi bốn oai nghi mà vẫn quan sát thân tức là tỉnh thức, tức là tâm định trên thân.
- Phải tu tập cẩn thận, cố gắng siêng năng, tinh tấn và chuẩn bị cho thật kỹ lưỡng, sửa soạn tư thế cho đúng, cho nghiêm chỉnh mới có thể ngồi lâu không mỏi mệt. 
* Ngồi thì phải ngồi kiết già, nằm thì phải nằm kiết tường, cũng như đi phải chậm và nhẹ nhàng hơn lúc đi kinh hành tỉnh giác. 
- Đứng, ngồi và nằm đều có cảm nhận giống nhau.
- Đi thì cảm nhận khác hơn, nhưng vì tránh không để xảy ra cảm thọ, nên ta thay đổi oai nghi cho phù hợp đặc tướng của mình, để mình thiện xảo tùy nghi mà ôm pháp vượt chướng ngại thoải mái.
* Cái tướng nó cũng rất cần cho việc tập luyện nên phải chú ý điều chỉnh cho đúng ngay từ đầu.
- Nhìn vào tướng của một người đang ngồi nhiếp tâm mà chân cẳng động địa, quạt lên quạt xuống hoặc cái đầu lúc lắc thì ta biết ngay là người đó đang ở trong trạng thái tưởng. 
- Vì vậy phải giữ tư thế cho ngay ngắn, đúng cách thức, cho nghiêm chỉnh rồi mới bắt đầu nhiếp tâm. 
* Phải tập ngay từ giây phút đầu, lúc mới ngồi.
- Cái thân và cái tâm của chúng ta ảnh hưởng trong sự nhiếp tâm chặt chẽ lắm. 
- Khi đi vẫn quán thân nhưng khác với lúc ngồi, lúc ngồi thì nương vào hơi thở để quán thân.
- Còn đi thì nương vào bước chân để quán thân chứ không nương vào hơi thở. 
- Trong lúc chân bước đi, mình biết toàn bộ từ trên đầu xuống tới chân từ chân lên tới trên đầu, không lưu tâm tới bước đi, tập trung tâm vào trên toàn thân.
- Vì vậy, cần đi chậm để quan sát chân cho kỹ. 
- Động tác đi làm thân máy động, rung động theo nhịp bước đi nên ta nương vào đó để quan sát thân, không cho thất niệm quan sát thân.
- Và quan sát thân cho thật kỹ sẽ không có niệm hay cảm thọ gì xen vô lúc đó được. 
- Cho nên mình tu cái thân mà trên thân thì có thọ, tâm, pháp thành ra mình quán thân thì có tất cả.
*  Quán thân tức là quán thọ, quán tâm quán pháp đủ hết.
- Vì thân là cái khối của Tứ Niệm Xứ, trong thân có luôn bốn xứ : Thân, Thọ, Tâm, Pháp.
- Nhưng hiện giờ ta tu quán thân trên thân nên không cho thọ tới, cũng không cho tâm tới, pháp tới, chỉ quán thân thôi. 
- Lúc đang quan sát thân niệm xứ, đừng để thọ niệm xứ xen vào bằng cách tác ý.
" Thân thanh thản, an lạc, vô sự, không phóng dật hay quay vô nhìn thân, quan sát thân, không chạy theo niệm thọ, tâm, pháp ".
* Mỗi khi tâm phóng khởi niệm gì đều cặn kẽ, kiên trì tác ý rõ ràng như vậy.
* Đừng rơi vào hơi thở mà quên quán thân. 
- Đừng cảm nhận hơi thở mà phải cảm nhận cái rung động của thân nhè nhẹ từ đầu xuống tới chân.
* Tập quán thân cho kỹ như vậy.
Phải tập luyện trong trạng thái đầy đủ ý thức, đừng để ý thức có một chút nào quên mờ. 
- Khi ý thức có một khoảnh khắc mê mờ thì ngay lúc đó tưởng thức có cơ hội chen vào là hướng dẫn cái biết của ta đi vào tường.
- Ta phải tu ý thức từng hơi thở, đừng để mất ý thức hay ý thức bị chìm lắng đi. 
- Do vậy không nên tu lâu trong một ý niệm, bằng không sẽ đi đến chỗ ức chế tâm, mà ức chế tâm thì tưởng thức mới có cơ hội chen vào đẩy lùi ý thức đi, để tưởng thức thay chỗ.
* Đạo Phật tu bằng ý chứ không tu bằng tưởng. 
- Khi hít vô, thở ra đều có sự rung động, bành trướng, giãn nở.
- Đó là cảm nhận thân hành.
* Tập quan sát toàn thân đầy đủ không có sót một chỗ nào, không có niệm, quán trọn vẹn liên tục suốt thời gian từ phút đầu, phút cuối đều như vậy thì đó mới xem là được.
2. Bước 2 : Khắc phục tham ưu
- Nghĩa là sau khi tâm biết quay vô nhìn và cảm nhận tỉnh thức trên thân hành của nó.
- Nhờ nương hơi thở thì bước 2 là quán thân mà không có quán  thọ, tâm, pháp.
- Nên chỉ cần quán thân thôi thì không niệm nào khởi lên vô được mới gọi là quán thân khắc phục tham ưu.
* Quán thân kỹ thì không có niệm nào mà không khắc phục, như vậy mới đi đến định tĩnh.
- Ở giai đoạn cuối này là tâm không phóng dật, định tĩnh nghĩa là không cần nương hơi thở nữa mà nó vẫn tỉnh thức trên thân của nó toàn diện, không có gì làm mất sự quan sát đó được, nó nhẹ nhàng lắm.
* Lúc đầu, còn tác ý cảm giác toàn thân, nhưng sang bước này thì không dùng pháp tác ý mà dùng pháp hướng tâm ra lệnh 
" Tâm không phóng dật, quay vô nhìn thân quan sát thân "
Ra lệnh xong, ngồi lắng yên cảm nhận xem nó quay vô chưa, tức là nó không phóng dật nữa, rồi hướng tâm ".
" Tâm thanh thản, an lạc, vô sự ".
- Rồi lắng thì thấy tâm thanh thản, an lạc, vô sự.
(Lắng là mình thấy nó quan sát). 
- Nó hướng tâm thì nhanh lắm, không cần sử dụng tác ý như bước một.
- Quan trọng của Tứ Niệm Xứ là tâm không phóng dật, mình nhắc là nó quay vô liền, nên mình nhắc :
" Tâm không phóng dật, quay vô, quan sát thân theo Tứ Niệm Xứ".
- Thì nó bắt đầu quay vô.
- Lệnh truyền thì mau lắm, tức là mình luyện tập Tứ Thần Túc rồi đó.
- Mình có thể nhắc rõ ra lệnh.
" Tâm thanh thản, an lạc, vô sự quan sát thân ". 
- Rồi mình yên lặng thì thấy tâm nó quay vô, để ý thấy tâm nhìn vào thân, và bắt đầu thấy toàn thân rung động ăn nhịp với hơi thở vô ra.
- Tuy mình không cần hơi thở nữa nhưng mình vẫn thấy và nhận diện được nó 
* Ngồi im thì thấy rõ ràng là tâm nó đương nhìn cái thân, giống như là cái thân đang ngủ mà cái tâm đang coi cái thân vậy. 
- Vậy là tâm đang quan sát rồi đó. 
- Có hai phần thực sự : Cái thân đang ngồi và cái tâm đứng ở ngoài nhìn thân.
- Luôn luôn nó nhìn thân chứ không phải nhìn chỗ khác, nó chú ý nhìn cái thân đang ở đó.(Nó ngồi yên lặng). 
- Đó là cách quan sát Tứ Niệm Xứ đã được định tĩnh đó.
- Nó đã định tĩnh trên thân mà quan sát cái thân của nó. (Nó hoàn toàn định tĩnh).
Nó đã định tĩnh thì nó không phóng dật, nếu mình còn nghĩ này nghĩ kia là mình còn phóng dật.
* Mình cần phải hiểu cho thông :  khắc phục tham ưu là nhờ nhiếp tâm mà khắc phục hết mọi tham muốn làm ưu phiền mình.
- Nên khi định tĩnh được thì nó tự khắc phục tham ưu trong pháp định tĩnh đó nhiều lắm.
* Nếu tâm mình tỉnh giác, không phóng dật, quay vô là nó đã xảy ra rồi vì không xả thì không định tĩnh được.
- Nó đã ly rồi thì tham ưu đâu có tác động vô được.
- Khi mình đã tỉnh giác, đã định tĩnh thì tham ưu đâu có dễ gì vô chỗ mà người ta luôn quan sát, canh chừng cẩn mật được.
* Tỉnh thức, không phóng dật thì nó xả biết bao nhiêu ác pháp rồi. 
- Thêm vào đó, tự trong tâm mình có cái hiểu biết chánh kiến nhờ học lớp Chánh Tri Kiến đã trang bị cho mình hiểu như thật về duyên hợp _ tan, nhân _ quá, vô thường và bất tịnh đã giúp rất nhiều các dục, các ác pháp. 
- Chẳng hạn như khi mình đã quán thân sâu về thực phẩm bất tịnh thì tâm đã nhàm, không thèm, không muốn ăn nghĩa là nó ly dục ăn rồi.
- Sau đó, quán các pháp vô thường thì nó đã xả ngã rồi. 
- Tại quán không sâu nên ngã, chứ quán sâu thấy thật sự vô thường thì nó không chấp nhận ngã, không chấp nhận thường.
- Riêng học nhân quả mà đi sâu rồi thì có cái gì mà không ở trong nhân quả.
- Thế nên dục tham mình bị chặn, bị giảm nhờ sự hiểu biết chánh kiến của mình.
- Không cho dục tham tác động vào thân, bảo vệ không cho tâm dục của mình khởi lên.
* Tâm định tĩnh thì nó sẽ xả những cái vi tế, còn chánh tri kiến thì nó xả phần thô.
- Định tĩnh mà không bị ức chế, cái đó mới quan trọng. 
- Tâm mình không bị ức chế trong đối tượng nào hết, nên mình sẽ thấy nó xả.
- Khi đã định tĩnh được rồi, không phóng dật rồi thì không có niệm nào phóng ra được hết. 
* Lớp Chánh Tri Kiến xây dựng toàn bộ sự hiểu biết cho mình và bây giờ có thêm sức định tĩnh nữa thì còn mặt nào mà ác pháp vô tác động mình được nữa. 
- Không còn ác pháp vô, thì đâu có gì cần phải đuổi, tự nó khắc phục tham ưu rồi, nó chỉ còn thanh thản, an lạc, vô sự mà thôi.
- Nó ở trạng thái đó dầu nó ở một mình nó vẫn an nhiên.
Bài viết của: Tỳ Khưu Ni Thích Nữ Tuệ Hạnh .. Mô Phật 🙏
----
Cảm Niệm "Bài viết này" của SC TH 
 Phải công nhận người viết diễn giải rất chính xác
* lý do mình Đã từng tu tập và hành y như vậy MP..
Riêng một điều mình không nghĩ Tâm
Mà dùng tâm thay cho ông thầy
Luôn quan sát từng hành động bất thiện để nhắc nhở và dạy thân phải nghiêm chỉnh lại, vì mình có được thân người rất khó.. \(|)/
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
♥️🙏🙏🙏♥️
---------
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
 
Tứ Niệm Xứ - Thiền và Giới Luật
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Ngắm thiên nhiên kỳ vĩ qua thiết kế của các thương hiệu đình đám thế giới
» Chữ Đức Hàm Chứa Thiên Cơ ...
» DẤU CHÂN TRẦN THẾ
» NI CÔ DIỆU THIỆN - Ái Hoa
» Những bài thơ bất tử 2 - Lời Kỹ Nữ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện sáng tác, truyện kể ::   :: mytutru-