Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 15:13

Điển tích truyện Kiều by Cẩn Vũ Today at 14:55

Trụ vững duyên thầy by Cẩn Vũ Today at 14:42

Hoạ thơ Bác Phượng by Trà Mi Today at 09:54

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 21:33

Đường luật by Tinh Hoa Yesterday at 08:36

7 chữ by Tinh Hoa Sun 06 Oct 2024, 22:55

TRANG THƠ LƯU NIỆM PHƯƠNG, LÝ by buixuanphuong09 Sun 06 Oct 2024, 20:15

Một cuộc di tản giáo dục lớn khỏi Việt Nam…! by Trà Mi Sun 06 Oct 2024, 07:49

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Fri 04 Oct 2024, 10:19

Lục bát by Tinh Hoa Fri 04 Oct 2024, 07:29

Một thoáng mây bay 14 by Ai Hoa Wed 02 Oct 2024, 08:55

Lịch Âm Dương by mytutru Tue 01 Oct 2024, 17:15

5 chữ by Tinh Hoa Tue 01 Oct 2024, 01:24

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sun 29 Sep 2024, 15:22

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sun 29 Sep 2024, 15:14

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sun 29 Sep 2024, 14:47

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Sun 29 Sep 2024, 11:52

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sun 29 Sep 2024, 01:44

Chúc mừng sinh nhật Cẩn Vũ by Ai Hoa Fri 27 Sep 2024, 09:30

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Fri 27 Sep 2024, 09:27

Vinh Danh Trong Toàn Cầu Thập Bát Danh Nhân by Trà Mi Wed 25 Sep 2024, 12:15

Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh by Trà Mi Wed 25 Sep 2024, 11:57

8 chữ by Tinh Hoa Tue 24 Sep 2024, 14:23

ĐƯỜNG THƠ MÁI ẤM ĐÀO VIÊN by mytutru Mon 23 Sep 2024, 22:39

Tin Thời Sự Và Những Bình Luận “Trái Chiều” by chuoigia Sun 22 Sep 2024, 01:08

Kỳ thi Tú tài IBM ở Sài Gòn năm 1974 by Trà Mi Fri 20 Sep 2024, 09:44

Thành Tâm Chú Nguyện by mytutru Thu 19 Sep 2024, 10:42

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Wed 18 Sep 2024, 22:24

Vua Trời Hỏi Phật by mytutru Mon 16 Sep 2024, 22:10

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Một thoáng mây bay 6

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3  Next
Tác giảThông điệp
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10598
Registration date : 23/11/2007

Một thoáng mây bay 6 - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 6   Một thoáng mây bay 6 - Page 2 I_icon13Sat 27 Aug 2022, 08:31

Một thoáng mây bay 6

Thầy Khuyến được tin tôi trúng tuyển Y khoa chắc cũng bất ngờ, vì lúc trước tôi nói với Thầy là làm bài thi không được. Thầy khen tôi hết lời, nhưng rồi lại tiếp tục thuyết phục tôi theo con đường Khoa học. Thầy bảo học Y khoa phải học bài thuộc lòng nhiều, cái mà tôi không thích. Những người học Y khoa không cần thông minh, giỏi Toán, giỏi khả năng suy luận, những điều mà ngành Khoa học đòi hỏi. Thầy lấy ví dụ GS Chu Phạm Ngọc Sơn, trước kia đã bỏ Y khoa mà theo Khoa học. Mặc dù Thầy Sơn học SPCN, nhưng Thầy Sơn rất giỏi Toán, và khi ở Mỹ về, Thầy chuyên dạy về môn Hoá lý là môn học đòi hỏi trình độ Toán học cao. Hiện thời Thầy Sơn là một khoa học gia có tiếng cả trong và ngoài nước. Còn về việc tôi yêu nghề dạy học thì dạy Đại học phải hơn Trung học rồi. Ở Trung học chỉ bó hẹp trong chương trình của Bộ Giáo dục quy định, còn dạy Đại học tự do hơn, lại có điều kiện khảo cứu phát huy kiến thức và sở trường của mỗi người. Ngoài mức lương giảng dạy Đại học cao hơn, số giờ giảng dạy cũng ít hơn. Theo tìm hiểu của tôi, giáo sư Trung học đệ nhị cấp bắt buộc dạy tối thiểu 14 giờ một tuần, còn ở Đại học Giảng nghiệm viên chỉ cần dạy 12 giờ Thực tập, Giảng nghiệm trưởng 6 giờ, Giáo sư, Giảng sư chỉ phải dạy 3 giờ lý thuyết mỗi tuần (1 giờ lý thuyết tương đương 2 giờ Thực tập). Dạy nhiều hơn số giờ quy định thì được lãnh tiền phụ trội. Chỉ số lương căn bản của giáo sư trung học đệ nhị cấp (4 năm đại học) là 470 (khoảng 27 ngàn/tháng) so với Giảng nghiệm viên có bằng Cử nhân (4 năm hoặc 3 năm nếu học dồn) chỉ số lương 510 (29-30 ngàn) cộng thêm 6 ngàn đồng phụ cấp khảo cứu và giảng dạy đại học. Nếu lấy thêm 1 chứng chỉ Thâm cứu (thường gọi là Cao học) thì tăng lên chỉ số 550. Chỉ số lương khởi điểm của Giảng sư là 630 (bậc lương của người có bằng Bác sĩ hay Tiến sĩ đệ tam cấp), không nhiều hơn bao nhiêu, nhưng phụ cấp khảo cứu và giảng dạy tăng lên tới 30 ngàn/tháng. Càng thâm niên công vụ thì mức lương càng tăng, như Thầy Sơn hơn mười năm sau khi về nước trở thành Giáo sư thực thụ thượng hạng ngoại hạng, mức tột cùng trong ngạch giáo sư. Tuy nhiên khi tôi gặp Thầy Nguyễn Hữu Tính, học trò Thầy Sơn, Thầy Tính bảo tôi Thầy Sơn không học Y khoa là do Thầy Sơn sợ nhìn thấy máu. Còn về phía Thầy Sơn, biết tôi đậu Y khoa Thầy Sơn xúi tôi học Y khoa đi, chứ như bản thân Thầy leo lên đến Giáo sư thực thụ thượng hạng ngoại hạng tột mức vẫn chưa thấy gì! Có lẽ ý Thầy muốn nói là không giàu sang danh vọng như bác sĩ. Lúc đó tôi còn trẻ, tuổi trẻ còn mang nhiều hoài bão vỹ đại. Tiền bạc danh vọng tôi không màng. Tôi được giáo dục theo đạo lý thánh nhân khinh thường danh lợi. Tôi chỉ kính phục những bậc danh nho ngày xưa như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, La Sơn Phu Tử,... và thích cuộc sống tiêu dao nhàn hạ.

Thú thực tôi có phần sợ phải học Y khoa lắm. Tôi nghe nói có một số môn được giảng dạy bằng tiếng Anh, Pháp và những tên bệnh, bộ phận cơ thể, thuốc men đều dùng tiếng Latin hoặc Anh, Pháp rất khó nhớ. Nếu không có trí nhớ cực tốt thì phải rất cần cù chăm chỉ, giả như dự thi hai tính chất này chắc chắn là tôi sẽ được xếp rốt bảng! Vì vậy con đường của Thầy Khuyến đưa ra có lẽ sẽ hợp với tôi. Tôi thưa với Thầy:
_ Thầy đã nói vậy, em cũng muốn theo Thầy. Nhưng Ba Mẹ em muốn em học Y khoa để trông nhờ về sau. Nhà em chưa có ai học bác sĩ cả!

Thầy Khuyến bèn nói:
_ Em ghi cho tôi địa chỉ, tôi sẽ tới nhà thuyết phục ba mẹ em cho!

Chiều hôm đó theo như hẹn trước Thầy Khuyến tới nhà gặp ba tôi. Thầy cũng nói với ba tôi những điều giống như đã nói với tôi, tất nhiên là không đầy đủ chi tiết từng giai đoạn của tiến trình. Thầy hứa hẹn sẽ lo cho tôi đi du học hậu đại học để lấy bằng Tiến sĩ và phát triển tài năng của tôi trong ngành khoa học. Sau hai giờ trò chuyện cuối cùng Thầy cũng thuyết phục được ba của tôi. Ba tôi bảo:
_ Vậy tôi xin giao nó cho Thầy, mong Thầy tận tình chiếu cố!

Thầy hứa:
_ Tôi cam đoan sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm về tương lai của em nó. Anh chị đừng lo!

Sau khi nhận được lời ưng thuận của ba tôi, Thầy Khuyến ra về. Ba tôi suy nghĩ một hồi chợt bảo:
_ Cha nhớ ra rồi, ông Khuyến là bạn học cùng lớp của cha lúc còn ở Mỹ Tho.

Tôi ngớ người. Gia đình tôi tuy là gốc Bắc nhưng đã di cư vào Nam rất lâu nên các chị tôi và tôi đều sinh ra ở Mỹ Tho, sau này mới chuyển về Sài gòn. Ba tôi nói thêm:
_ Con hỏi lại ông Khuyến coi. Hình như ổng có người anh tên Luyến học trên một lớp.

Ôn lại ký ức ngày xưa, ông kể tiếp:
_ Ông Khuyến học rất giỏi, trong lớp mình đã cố gắng hết sức để thi đua với ổng mà cuối cùng lần nào cũng chỉ đứng thứ hai sau ổng. Lúc đó mình thiệt là tức!

Tôi chợt nảy ra một ý tưởng ngộ nghĩnh rằng, có lẽ hồi đó cũng lắm phen ông đã ngửng mặt lên trời than một mình:
_ Trời đã sanh ra ta sao còn sanh ra Khuyến?! *

Ba tôi học giỏi, điều này tôi biết. Rủi ro cho ông là do hoàn cảnh gia đình, ông nội tôi già bịnh rồi mất, Ba chưa học xong bằng Tú tài đã phải bươn chải kiếm sống, ngay cả lúc đầu còn phải phụ cậu tôi buôn bán ngoài chợ. Ông cố gắng lấy được bằng Tú Tài I, học một khoá Sư phạm bổ túc được bổ làm giáo viên dạy ở trường Tiểu học Đông hoà. Lúc này ông đã lập gia đình, rồi chuyển về Sài gòn. Tới khi một nách mười con ông mới ghi danh lớp đệ nhất học buổi tối và thi đậu Tú Tài II, trước chị cả tôi chỉ có một năm. Tôi còn nhớ năm đệ thất ông lái xe mobylette chở tôi đi ngang trường Văn học, vô cùng tự hào chỉ vào tấm bảng kết quả Tú Tài II dựng trước cổng trường, trên đó có tên ông với thứ hạng Bình thứ. Như tôi đã nói, trước kia thi đậu Tú Tài với măng sông (mention) là điều hết sức vẻ vang. Và như thế, hiện giờ sau mấy mươi năm, hai bạn học cùng lớp gặp lại nhau, một người là Tiến sĩ giáo sư đại học danh tiếng và một người chỉ là giáo sư Trung học quèn!

_________

* phỏng theo câu "Thiên dĩ sinh Du hà sinh Lượng!" của Chu Du trong Tam quốc Chí.


_________________________
Một thoáng mây bay 6 - Page 2 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10598
Registration date : 23/11/2007

Một thoáng mây bay 6 - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 6   Một thoáng mây bay 6 - Page 2 I_icon13Tue 30 Aug 2022, 08:53

Một thoáng mây bay 6

Sau khi tôi quyết định không bổ túc hồ sơ học Đại học Y khoa mà nộp đơn xin làm Nghiệm chế viện bán thời gian, cuộc đời tôi bắt đầu gắn liền với trường khoa học. Ít nhất cũng có một người ăn mừng: thí sinh trúng tuyển dự khuyết hạng thứ 211 trên danh sách niêm yết. Nghiệm chế viên bán thời gian được lãnh 3000 đồng/tháng, đủ 12 tháng trong năm và tiền được lãnh vào cuối năm học. Trên nguyên tắc, họ chỉ phải làm việc 6 giờ một tuần, nhưng Thầy Khuyến bảo tôi có mặt tại Ban thường trực, ngoại trừ giờ đi học. Bạn tôi, Tuấn cận và Tuấn cao cũng được tuyển làm Nghiệm chế viên bán thời gian như tôi, Tuấn cận ở cùng Ban Hoá vô cơ và Ứng dụng, trong khi Tuấn cao làm ở Ban Hoá hữu cơ.

Mỗi Ban Hoá học tuyển dụng 6 Nghiệm chế viên bán thời gian, Ban Hoá vô cơ và Ứng dụng có 3 người được tái tuyển là chị Lan Anh, chị Ngọc Anh và Nguyễn Hưng. Chị Lan Anh chỉ còn một chứng chỉ để hoàn thành văn bằng Cử nhân, trong khi chị Ngọc Anh và Nguyễn Hưng cần thêm 2 chứng chỉ nữa. Ba người mới dự tuyển là tôi, Tuấn cận và Nguyễn Thanh Hương, bạn cùng lớp MPC. Nguyễn Thanh Hương người Bình định, tướng cao ráo khoẻ mạnh, tuy nhiên tình cờ Nguyễn Hưng khám phá ra Hương được hoãn dịch vì lý do sức khoẻ, và lý do thiệt khó ai ngờ: hắn có xương cánh tay mặt bị cong. Thầy Hoàng Trưởng Ban Hoá vô cơ và Ứng dụng bảo nếu đã như vậy thì Hương không thể làm việc phòng thí nghiệm được nên thẳng thừng loại tên hắn ra khỏi danh sách. Thầy Khuyến hỏi chúng tôi xem có quen biết ai không để bổ sung, điều kiện tiên quyết là đậu chứng chỉ MPC hạng Bình!

Trước đó một tuần, tôi ngồi nói chuyện với đám bạn trước cửa phòng Thực tập Hoá vô cơ. Nơi này có một bệ đá dài trên có mấy cái cột chống đỡ trần nhà hành lang rất thích hợp cho sinh viên ngồi nghỉ giữa các giờ học. Bệ đá láng bóng do đã nhiều thế hệ sinh viên mài đũng quần trên nó. Tôi ngồi nói chuyện với Trí, tôi gọi là Trí đen vì hắn có nước da ngăm đen, hắn không phải là người đã cho tôi mượn cours Sinh vật học thi Y khoa. Trong lúc vui miệng tôi đề cập tới việc nộp đơn làm Nghiệm chế viên bán thời gian. Trí đang đứng cùng với vài người bạn tôi không quen biết, một trong số đó là Võ Văn Thành (vào thuở đó do nhiều người tên trùng nhau chúng tôi hay có thói quen gọi tên luôn cả họ, chẳng hạn như tôi sẽ không ai gọi là Hoa mà sẽ gọi là Vương Ái Hoa hoặc Hoa Vương, Tuấn cận là Nguyễn Hoàng Tuấn và Tuấn cao là Bùi Quang Tuấn). Võ Văn Thành tỏ vẻ tiếc rẻ vì hắn về quê không kịp hay tin thông cáo tuyển dụng và bây giờ các Ban đều đã đóng hồ sơ ứng tuyển. Hắn cũng đậu hạng Bình chứng chỉ MPC. Vì vậy khi nghe Thầy Khuyến hỏi, tôi mạnh dạn giới thiệu Võ Văn Thành với Thầy. Thầy Khuyến liền bảo tôi tìm cách nhắn tin hắn biết để nộp đơn ứng tuyển.

Điều khó khăn là tôi không quen hắn, không biết nhà hắn ở đâu, nên chỉ còn cách tìm Trí đen nhờ cậy. May mắn là bữa sau tôi gặp Trí đen ở trường, tôi lập tức bảo hắn liên lạc với Thành. Trí đen nói không biết có gặp được hắn không nhưng sẽ cố gắng. Vài ngày sau Võ Văn Thành tới kiếm tôi và tôi hướng dẫn hắn nộp đơn lên Thầy Khuyến và sau đó hắn được tuyển vào làm việc.

Thầy Khuyến dẫn chúng tôi vào phòng thực tập giới thiệu. Trong phòng chỉ gặp ông Nguyễn Trút Đỉnh, Giảng nghiệm trưởng, Trưởng thực tập chứng chỉ Hoá vô cơ, và anh Đoàn Xuân Liêm, nghiệm chế viên toàn thời gian vừa được chuyển ngạch giảng nghiệm viên sau khi hoàn thành văn bằng Cử nhân. Anh Liêm người thấp bé, rất hiền lành, cần cù chịu khó. Thầy Đỉnh tuy cũng vui vẻ nhưng chúng tôi hơi ngại tiếp xúc vì có cảm giác Thầy khá khó tánh. Chúng tôi bắt đầu công tác bằng việc xoi nút chai và uốn ống thuỷ tinh để làm hệ thống phòng bị với sự hướng dẫn của anh Đoàn Xuân Liêm. Tay chúng tôi phồng dộp cả lên mà lỗ xoi vẫn xéo xẹo, và thỉnh thoảng bị cắt chảy máu vì mảnh thuỷ tinh bể. Sau đó là học mài nhôm thành bột để dùng cho bài Thực tập điều chế kim loại Mangan từ Oxid Mangan.

Dần dần chúng tôi hiểu biết tổ chức hành chánh của Khoa học đại học đường. Đây là một trong số 8 phân khoa của Viện đại học Sài gòn gồm: Khoa học, Văn khoa, Luật khoa, Sư phạm, Kiến trúc, Y khoa, Nha khoa và Dược khoa. Đứng đầu có Khoa trưởng và Hội đồng khoa, cùng với Tổng thư ký khoa giúp việc hành chánh. Khoa học đại học đường có 15 ban chuyên môn lần lượt là: Toán học, Toán cơ, Toán dự bị và ứng dụng, Vật lý, Điện & Điện tử, Vật lý nguyên tử, Vật lý địa cầu, Hoá lý và hoá lý hữu cơ, Hoá hữu cơ, Hoá vô cơ và ứng dụng, Sinh hoá, Sinh lý, Động vật, Thực vật, Địa chất. Trường đào tạo các văn bằng Cử nhân Toán, Vật Lý, Lý hoá, Hoá học, Vạn vật và Địa chất. Cử nhân hoá học chia làm ba hướng: Hoá lý hữu cơ, Hoá hữu cơ và Sinh hoá. Các chứng chỉ chuyên khoa hoá học bậc 1 gồm có Hoá hữu cơ cơ cấu, Hoá vô cơ, Hoá lý I hay Lý hoá I (gọi hoá lý là theo tiếng Việt hay tiếng Pháp, Chimie physique; còn lý hoá là theo tiếng Hán Việt hay tiếng Anh, Physical Chemistry). Tất cả ba chứng chỉ này là bắt buộc cho văn bằng cử nhân hoá học. Ngoài ra còn thêm chứng chỉ Sinh hoá I nếu chọn hướng Sinh hoá. Các chứng chỉ chuyên khoa bậc 2 gồm có Hoá hữu cơ mô tả, Hoá phân giải, Hoá ứng dụng, Hoá lý II hay Lý hoá II, Sinh hoá II, và về sau có thêm chứng chỉ Hoá lý hữu cơ. Gọi là chuyên khoa bậc 2 điều kiện ghi danh học là phải đậu chứng chỉ chuyên khoa bậc 1 tương ứng, thí dụ học Lý hoá II cần có Lý hoá I, Hoá hữu cơ mô tả (COD) cần có Hoá hữu cơ cơ cấu (COS); Hoá phân giải, Hoá ứng dụng cần có Hoá vô cơ, Hoá hữu cơ cơ cấu và Lý hoá I; Sinh hoá II cần có Sinh hoá I. Do vậy, năm đầu tiên chúng tôi ghi danh 3 chứng chỉ bắt buộc COS, Hoá vô cơ và Lý hoá I. Vì là nhân viên của ban Hoá Vô cơ và Ứng dụng chúng tôi được miễn đóng tiền thực tập cho chứng chỉ Hoá vô cơ và được phát cours học miễn phí.

Vào ngày đầu khai giảng niên học mới Thầy Khuyến tổ chức lễ phát thưởng cho Thủ khoa MPC tại Giảng đường II trong buổi hướng dẫn môn học (Induction) cho sinh viên MPC mới ghi danh. Đây là giải thưởng đầu tiên và duy nhất trong quá trình lịch sử của chứng chỉ này (và có lẽ là duy nhất tại Khoa học đại học đường Sài gòn). Chắc hẳn là Thầy chỉ cốt yếu phát thưởng cho tôi vì không có giải thưởng thứ hai cho người nào khác, kể cả sinh viên Thủ khoa MPC khoá thi đợt I. Người phát giải thưởng cho tôi là Thầy Phó Đức Minh ban Vật lý, Phó trường chứng chỉ MPC. Một tay bắt tay tôi, một tay Thầy trao phần thưởng trước đông đảo sinh viên trong tiếng vỗ tay vang dội khắp Giảng đường. Thầy còn giới thiệu thành tích hai bằng Tú Tài hạng Tối Ưu và trúng tuyển vào hai Đại học Y khoa và Sư phạm nữa. Do buổi nói chuyện này rất nhiều sinh viên học tại trường bắt đầu biết tới tôi.

Sau này một số người trách tôi vô lễ khi bắt tay Thầy Phó Đức Minh chỉ bằng một tay, nhưng những người khác lại bênh vực, nói rằng tay kia tôi bận đỡ gói phần thưởng Thầy trao. Riêng tôi nghĩ, tập tục bắt tay Tây phương thông thường chỉ dùng một tay, chắp cả hai tay ra làm vẻ vồ vập, khúm núm quá, giống như thái độ của những kẻ siểm nịnh. Gói phần thưởng tôi nhận gồm 6 cuốn sách hoá học bằng tiếng Anh khá dày, phù hợp chương trình tôi sẽ học năm tới.



_________________________
Một thoáng mây bay 6 - Page 2 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10598
Registration date : 23/11/2007

Một thoáng mây bay 6 - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 6   Một thoáng mây bay 6 - Page 2 I_icon13Wed 07 Sep 2022, 10:11

Một thoáng mây bay 6

Một hôm đang trò chuyện với Thầy Khuyến trong sân trường, một người trông còn khá trẻ đi ngang qua chào. Thầy Khuyến giới thiệu với tôi đó là Thầy Trịnh Toàn, Giảng sư mới của ban Hoá vô cơ và ứng dụng. Thầy Toàn dáng người lùn thấp, tóc hơi quăn, mang cặp kính cận dày gọng trắng, nói giọng Bắc, vui vẻ. Thầy cũng giới thiệu tôi với Thầy Toàn. Sau khi Thầy Toàn đi, Thầy Khuyến bảo tôi Thầy Toàn trước kia cũng là giảng nghiệm viên đi du học ở Mỹ mới lấy bằng Tiến sĩ về nước. Thầy là người đầu tiên (và duy nhất hiện thời) học chuyên ngành Hoá vô cơ, trong khi các Thầy khác như Thầy Hoàng, Thầy Bích xuất thân Hoá hữu cơ. Thầy Khuyến định cho tôi theo Thầy Toàn làm việc. Thầy nói:
_ Sau này anh sẽ làm việc với Thầy Toàn. Thầy Toàn rất giỏi, còn trẻ, năng động, có nhiều kiến thức mới mẻ học được từ nước ngoài. Anh theo Thầy Toàn sẽ đạt được nhiều tiến bộ, ích lợi hơn là làm với tôi nữa!

Tôi thật sự cảm động. Nghĩ tới tương lai học trò, Thầy Khuyến không màng đến việc giữ người giỏi lại làm đệ tử ruột của Thầy, một điều mà đa số các giáo sư khác hay làm, điển hình là GS Lê Văn Thới của ban Hoá hữu cơ. Thầy Thới là một cây cổ thụ trong ngành Hoá, thường đi dạy thỉnh giảng ở các trường đại học nước ngoài. Thầy có một phát minh được quốc tế công nhận, mang tên Thầy, gọi là “chuỗi phản ứng của Thoi”. Thầy từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong và ngoài nước như Trưởng ban khảo cứu cây thông của Viện Đại học Bordeaux, Trưởng phòng Khảo cứu Sinh học Sở khai thác Thuốc lá và Diêm quẹt Paris, Khoa trưởng Khoa học Đại học đường Sài gòn, Viện trưởng Viện Đại học Sài gòn, Giám đốc Nguyên tử lực cuộc, Chủ tịch Uỷ ban Khảo cứu Khoa học, Chủ tịch Ủy ban Soạn thảo Danh từ Chuyên môn quốc gia. Thầy cũng đào tạo nhiều học trò từ bậc Cử nhân, Cao học cho tới Tiến sĩ. Tuy nhiên Thầy có nhược điểm là đòi hỏi học trò lúc nào cũng phải tùng phục Thầy. Thầy Thới từng phát biểu:
_ Tại sao mấy người cứ muốn đi du học? Bộ trong nước không có thầy dạy được mấy người sao?

Sự thực là Thầy Thới rất thương những học trò làm việc với Thầy. Thầy sẵn sàng tạo điều kiện khảo cứu khoa học cho họ, nhưng đòi hỏi họ tự sinh tồn nhiều hơn. Chẳng hạn những người khảo cứu phải tìm phương hướng, lập danh sách những thiết bị hoá chất cần thiết đưa Thầy, Thầy đặt hàng mang về, lo đầy đủ mọi thứ được yêu cầu để họ làm khảo cứu. Tuy vậy, Thầy Thới không xắn tay áo vào phòng thí nghiệm làm chung với học trò, và khi có vấn đề khó khăn, phần lớn họ phải tự giải quyết. Đây là điểm khác biệt lớn của Thầy Thới với Thầy Sơn. Thầy Sơn luôn cùng làm khảo cứu và giải quyết vấn đề với học trò, vì vậy nhiều sinh viên thích làm khảo cứu với Thầy Sơn hơn. Mặt nữa, Thầy Thới hay mang nặng thành kiến với người khác. Chẳng hạn anh Phạm Tùng Chi, giảng nghiệm viên ban Hoá lý và hoá lý hữu cơ đã từng khốn đốn với thành kiến của Thầy. Anh Chi người to béo, da ngăm đen, sói đầu, ăn nói bặm trợn, nhưng thẳng tính. Anh là Việt kiều ở Cambode hồi hương, tiếng Tây rành hơn tiếng Việt. Nghe nói anh Chi mấy năm trước thi chứng chỉ Hoá hữu cơ cơ cấu thâm cứu (tức là Cao học hoá), đang làm bài thi Thầy Thới đi ngang nhìn vào thấy anh vẽ cơ cấu hợp chất decanol có Carbon năm nối. Thầy phán cho một câu:
_ Decanol mà vẽ thế này à?

Anh Chi lật đật nói:
_ Dạ xin lỗi Thầy, em quên!

Rồi anh sửa lại. Mặc dù anh Chi làm bài tương đối tốt nhưng Thầy Thới vẫn chấm rớt vì Thầy cho rằng đó là nhờ Thầy nhắc, chứ vẽ cơ cấu Carbon năm nối là mất căn bản về Hoá học. Và liên tục ba năm liền với 6 khoá thi, anh Chi không đậu nổi chứng chỉ này. Cuối cùng khi Thầy Sơn mở ra chứng chỉ Hoá hữu cơ cơ cấu thâm cứu hướng Hoá lý hữu cơ, anh Chi chuyển qua học, thi lần đầu đậu ngay!

Một lần cùng phiên gác đêm với anh Nguyễn Đình Huyên ban Hoá hữu cơ, không hiểu bất mãn chuyện gì với Thầy Thới, anh thổ lộ tâm sự với tôi:
_ Đành rằng là học trò, chúng tôi rất kính trọng và biết ơn Thầy, nhưng Thầy không nên cản trở bước tiến của học trò. Chúng tôi học Thầy nhưng chúng tôi cũng có những suy nghĩ riêng của chúng tôi!

Anh Huyên quê ở miền Trung, mỗi lần trò chuyện sinh hoạt với nhau tôi thấy anh cũng vui vẻ, chẳng biết sao các sinh viên bảo tôi là anh rất khó tánh. Có lẽ là anh không chấm bài sinh viên dễ dãi như những người khác. Nếu quả đúng thế thì tôi còn “khó tánh” hơn cả anh!



_________________________
Một thoáng mây bay 6 - Page 2 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4873
Registration date : 23/03/2013

Một thoáng mây bay 6 - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 6   Một thoáng mây bay 6 - Page 2 I_icon13Wed 07 Sep 2022, 12:56

Ai Hoa đã viết:
Một thoáng mây bay 6

Một hôm đang trò chuyện với Thầy Khuyến trong sân trường, một người trông còn khá trẻ đi ngang qua chào. Thầy Khuyến giới thiệu với tôi đó là Thầy Trịnh Toàn, Giảng sư mới của ban Hoá vô cơ và ứng dụng. Thầy Toàn dáng người lùn thấp, tóc hơi quăn, mang cặp kính cận dày gọng trắng, nói giọng Bắc, vui vẻ. Thầy cũng giới thiệu tôi với Thầy Toàn. Sau khi Thầy Toàn đi, Thầy Khuyến bảo tôi Thầy Toàn trước kia cũng là giảng nghiệm viên đi du học ở Mỹ mới lấy bằng Tiến sĩ về nước. Thầy là người đầu tiên (và duy nhất hiện thời) học chuyên ngành Hoá vô cơ, trong khi các Thầy khác như Thầy Hoàng, Thầy Bích xuất thân Hoá hữu cơ. Thầy Khuyến định cho tôi theo Thầy Toàn làm việc. Thầy nói:
_ Sau này anh sẽ làm việc với Thầy Toàn. Thầy Toàn rất giỏi, còn trẻ, năng động, có nhiều kiến thức mới mẻ học được từ nước ngoài. Anh theo Thầy Toàn sẽ đạt được nhiều tiến bộ, ích lợi hơn là làm với tôi nữa!

Tôi thật sự cảm động. Nghĩ tới tương lai học trò, Thầy Khuyến không màng đến việc giữ người giỏi lại làm đệ tử ruột của Thầy, một điều mà đa số các giáo sư khác hay làm, điển hình là GS Lê Văn Thới của ban Hoá hữu cơ. Thầy Thới là một cây cổ thụ trong ngành Hoá, thường đi dạy thỉnh giảng ở các trường đại học nước ngoài. Thầy có một phát minh được quốc tế công nhận, mang tên Thầy, gọi là “chuỗi phản ứng của Thoi”. Thầy từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong và ngoài nước như Trưởng ban khảo cứu cây thông của Viện Đại học Bordeaux, Trưởng phòng Khảo cứu Sinh học Sở khai thác Thuốc lá và Diêm quẹt Paris, Khoa trưởng Khoa học Đại học đường Sài gòn, Viện trưởng Viện Đại học Sài gòn, Giám đốc Nguyên tử lực cuộc, Chủ tịch Uỷ ban Khảo cứu Khoa học, Chủ tịch Ủy ban Soạn thảo Danh từ Chuyên môn quốc gia. Thầy cũng đào tạo nhiều học trò từ bậc Cử nhân, Cao học cho tới Tiến sĩ. Tuy nhiên Thầy có nhược điểm là đòi hỏi học trò lúc nào cũng phải tùng phục Thầy. Thầy Thới từng phát biểu:
_ Tại sao mấy người cứ muốn đi du học? Bộ trong nước không có thầy dạy được mấy người sao?

Sự thực là Thầy Thới rất thương những học trò làm việc với Thầy. Thầy sẵn sàng tạo điều kiện khảo cứu khoa học cho họ, nhưng đòi hỏi họ tự sinh tồn nhiều hơn. Chẳng hạn những người khảo cứu phải tìm phương hướng, lập danh sách những thiết bị hoá chất cần thiết đưa Thầy, Thầy đặt hàng mang về, lo đầy đủ mọi thứ được yêu cầu để họ làm khảo cứu. Tuy vậy, Thầy Thới không xắn tay áo vào phòng thí nghiệm làm chung với học trò, và khi có vấn đề khó khăn, phần lớn họ phải tự giải quyết. Đây là điểm khác biệt lớn của Thầy Thới với Thầy Sơn. Thầy Sơn luôn cùng làm khảo cứu và giải quyết vấn đề với học trò, vì vậy nhiều sinh viên thích làm khảo cứu với Thầy Sơn hơn. Mặt nữa, Thầy Thới hay mang nặng thành kiến với người khác. Chẳng hạn anh Phạm Tùng Chi, giảng nghiệm viên ban Hoá lý và hoá lý hữu cơ đã từng khốn đốn với thành kiến của Thầy. Anh Chi người to béo, da ngăm đen, sói đầu, ăn nói bặm trợn, nhưng thẳng tính. Anh là Việt kiều ở Cambode hồi hương, tiếng Tây rành hơn tiếng Việt. Nghe nói anh Chi mấy năm trước thi chứng chỉ Hoá hữu cơ cơ cấu thâm cứu (tức là Cao học hoá), đang làm bài thi Thầy Thới đi ngang nhìn vào thấy anh vẽ cơ cấu hợp chất decanol có Carbon năm nối. Thầy phán cho một câu:
_ Decanol mà vẽ thế này à?

Anh Chi lật đật nói:
_ Dạ xin lỗi Thầy, em quên!

Rồi anh sửa lại. Mặc dù anh Chi làm bài tương đối tốt nhưng Thầy Thới vẫn chấm rớt vì Thầy cho rằng đó là nhờ Thầy nhắc, chứ vẽ cơ cấu Carbon năm nối là mất căn bản về Hoá học. Và liên tục ba năm liền với 6 khoá thi, anh Chi không đậu nổi chứng chỉ này. Cuối cùng khi Thầy Sơn mở ra chứng chỉ Hoá hữu cơ cơ cấu thâm cứu hướng Hoá lý hữu cơ, anh Chi chuyển qua học, thi lần đầu đậu ngay!

Một lần cùng phiên gác đêm với anh Nguyễn Đình Huyên ban Hoá hữu cơ, không hiểu bất mãn chuyện gì với Thầy Thới, anh thổ lộ tâm sự với tôi:
_ Đành rằng là học trò, chúng tôi rất kính trọng và biết ơn Thầy, nhưng Thầy không nên cản trở bước tiến của học trò. Chúng tôi học Thầy nhưng chúng tôi cũng có những suy nghĩ riêng của chúng tôi!

Anh Huyên quê ở miền Trung, mỗi lần trò chuyện sinh hoạt với nhau tôi thấy anh cũng vui vẻ, chẳng biết sao các sinh viên bảo tôi là anh rất khó tánh. Có lẽ là anh không chấm bài sinh viên dễ dãi như những người khác. Nếu quả đúng thế thì tôi còn “khó tánh” hơn cả anh!



Nói về độ “khó tánh” khi chấm bài, thầy đứng thứ nhất luôn dzot
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10598
Registration date : 23/11/2007

Một thoáng mây bay 6 - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 6   Một thoáng mây bay 6 - Page 2 I_icon13Fri 11 Nov 2022, 11:35

Phương Nguyên đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Một thoáng mây bay 6

Một hôm đang trò chuyện với Thầy Khuyến trong sân trường, một người trông còn khá trẻ đi ngang qua chào. Thầy Khuyến giới thiệu với tôi đó là Thầy Trịnh Toàn, Giảng sư mới của ban Hoá vô cơ và ứng dụng. Thầy Toàn dáng người lùn thấp, tóc hơi quăn, mang cặp kính cận dày gọng trắng, nói giọng Bắc, vui vẻ. Thầy cũng giới thiệu tôi với Thầy Toàn. Sau khi Thầy Toàn đi, Thầy Khuyến bảo tôi Thầy Toàn trước kia cũng là giảng nghiệm viên đi du học ở Mỹ mới lấy bằng Tiến sĩ về nước. Thầy là người đầu tiên (và duy nhất hiện thời) học chuyên ngành Hoá vô cơ, trong khi các Thầy khác như Thầy Hoàng, Thầy Bích xuất thân Hoá hữu cơ. Thầy Khuyến định cho tôi theo Thầy Toàn làm việc. Thầy nói:
_ Sau này anh sẽ làm việc với Thầy Toàn. Thầy Toàn rất giỏi, còn trẻ, năng động, có nhiều kiến thức mới mẻ học được từ nước ngoài. Anh theo Thầy Toàn sẽ đạt được nhiều tiến bộ, ích lợi hơn là làm với tôi nữa!

Tôi thật sự cảm động. Nghĩ tới tương lai học trò, Thầy Khuyến không màng đến việc giữ người giỏi lại làm đệ tử ruột của Thầy, một điều mà đa số các giáo sư khác hay làm, điển hình là GS Lê Văn Thới của ban Hoá hữu cơ. Thầy Thới là một cây cổ thụ trong ngành Hoá, thường đi dạy thỉnh giảng ở các trường đại học nước ngoài. Thầy có một phát minh được quốc tế công nhận, mang tên Thầy, gọi là “chuỗi phản ứng của Thoi”. Thầy từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong và ngoài nước như Trưởng ban khảo cứu cây thông của Viện Đại học Bordeaux, Trưởng phòng Khảo cứu Sinh học Sở khai thác Thuốc lá và Diêm quẹt Paris, Khoa trưởng Khoa học Đại học đường Sài gòn, Viện trưởng Viện Đại học Sài gòn, Giám đốc Nguyên tử lực cuộc, Chủ tịch Uỷ ban Khảo cứu Khoa học, Chủ tịch Ủy ban Soạn thảo Danh từ Chuyên môn quốc gia. Thầy cũng đào tạo nhiều học trò từ bậc Cử nhân, Cao học cho tới Tiến sĩ. Tuy nhiên Thầy có nhược điểm là đòi hỏi học trò lúc nào cũng phải tùng phục Thầy. Thầy Thới từng phát biểu:
_ Tại sao mấy người cứ muốn đi du học? Bộ trong nước không có thầy dạy được mấy người sao?

Sự thực là Thầy Thới rất thương những học trò làm việc với Thầy. Thầy sẵn sàng tạo điều kiện khảo cứu khoa học cho họ, nhưng đòi hỏi họ tự sinh tồn nhiều hơn. Chẳng hạn những người khảo cứu phải tìm phương hướng, lập danh sách những thiết bị hoá chất cần thiết đưa Thầy, Thầy đặt hàng mang về, lo đầy đủ mọi thứ được yêu cầu để họ làm khảo cứu. Tuy vậy, Thầy Thới không xắn tay áo vào phòng thí nghiệm làm chung với học trò, và khi có vấn đề khó khăn, phần lớn họ phải tự giải quyết. Đây là điểm khác biệt lớn của Thầy Thới với Thầy Sơn. Thầy Sơn luôn cùng làm khảo cứu và giải quyết vấn đề với học trò, vì vậy nhiều sinh viên thích làm khảo cứu với Thầy Sơn hơn. Mặt nữa, Thầy Thới hay mang nặng thành kiến với người khác. Chẳng hạn anh Phạm Tùng Chi, giảng nghiệm viên ban Hoá lý và hoá lý hữu cơ đã từng khốn đốn với thành kiến của Thầy. Anh Chi người to béo, da ngăm đen, sói đầu, ăn nói bặm trợn, nhưng thẳng tính. Anh là Việt kiều ở Cambode hồi hương, tiếng Tây rành hơn tiếng Việt. Nghe nói anh Chi mấy năm trước thi chứng chỉ Hoá hữu cơ cơ cấu thâm cứu (tức là Cao học hoá), đang làm bài thi Thầy Thới đi ngang nhìn vào thấy anh vẽ cơ cấu hợp chất decanol có Carbon năm nối. Thầy phán cho một câu:
_ Decanol mà vẽ thế này à?

Anh Chi lật đật nói:
_ Dạ xin lỗi Thầy, em quên!

Rồi anh sửa lại. Mặc dù anh Chi làm bài tương đối tốt nhưng Thầy Thới vẫn chấm rớt vì Thầy cho rằng đó là nhờ Thầy nhắc, chứ vẽ cơ cấu Carbon năm nối là mất căn bản về Hoá học. Và liên tục ba năm liền với 6 khoá thi, anh Chi không đậu nổi chứng chỉ này. Cuối cùng khi Thầy Sơn mở ra chứng chỉ Hoá hữu cơ cơ cấu thâm cứu hướng Hoá lý hữu cơ, anh Chi chuyển qua học, thi lần đầu đậu ngay!

Một lần cùng phiên gác đêm với anh Nguyễn Đình Huyên ban Hoá hữu cơ, không hiểu bất mãn chuyện gì với Thầy Thới, anh thổ lộ tâm sự với tôi:
_ Đành rằng là học trò, chúng tôi rất kính trọng và biết ơn Thầy, nhưng Thầy không nên cản trở bước tiến của học trò. Chúng tôi học Thầy nhưng chúng tôi cũng có những suy nghĩ riêng của chúng tôi!

Anh Huyên quê ở miền Trung, mỗi lần trò chuyện sinh hoạt với nhau tôi thấy anh cũng vui vẻ, chẳng biết sao các sinh viên bảo tôi là anh rất khó tánh. Có lẽ là anh không chấm bài sinh viên dễ dãi như những người khác. Nếu quả đúng thế thì tôi còn “khó tánh” hơn cả anh!



Nói về độ “khó tánh” khi chấm bài, thầy đứng thứ nhất luôn dzot

Không đúng, chấm bài đã nương tay nhiều lắm rồi, lúc nào cũng tâm niệm lời vàng ngọc Thầy dạy: "bọn học trò chúng nó dở ẹt hà, em nhớ chấm bài nương tay một chút nghe!"

Nhưng... đây là truyện sáng tác mà? Ai bảo tin là thiệt đâu! lol2

_________________________
Một thoáng mây bay 6 - Page 2 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4873
Registration date : 23/03/2013

Một thoáng mây bay 6 - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 6   Một thoáng mây bay 6 - Page 2 I_icon13Fri 11 Nov 2022, 12:40

Ai Hoa đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Một thoáng mây bay 6

Một hôm đang trò chuyện với Thầy Khuyến trong sân trường, một người trông còn khá trẻ đi ngang qua chào. Thầy Khuyến giới thiệu với tôi đó là Thầy Trịnh Toàn, Giảng sư mới của ban Hoá vô cơ và ứng dụng. Thầy Toàn dáng người lùn thấp, tóc hơi quăn, mang cặp kính cận dày gọng trắng, nói giọng Bắc, vui vẻ. Thầy cũng giới thiệu tôi với Thầy Toàn. Sau khi Thầy Toàn đi, Thầy Khuyến bảo tôi Thầy Toàn trước kia cũng là giảng nghiệm viên đi du học ở Mỹ mới lấy bằng Tiến sĩ về nước. Thầy là người đầu tiên (và duy nhất hiện thời) học chuyên ngành Hoá vô cơ, trong khi các Thầy khác như Thầy Hoàng, Thầy Bích xuất thân Hoá hữu cơ. Thầy Khuyến định cho tôi theo Thầy Toàn làm việc. Thầy nói:
_ Sau này anh sẽ làm việc với Thầy Toàn. Thầy Toàn rất giỏi, còn trẻ, năng động, có nhiều kiến thức mới mẻ học được từ nước ngoài. Anh theo Thầy Toàn sẽ đạt được nhiều tiến bộ, ích lợi hơn là làm với tôi nữa!

Tôi thật sự cảm động. Nghĩ tới tương lai học trò, Thầy Khuyến không màng đến việc giữ người giỏi lại làm đệ tử ruột của Thầy, một điều mà đa số các giáo sư khác hay làm, điển hình là GS Lê Văn Thới của ban Hoá hữu cơ. Thầy Thới là một cây cổ thụ trong ngành Hoá, thường đi dạy thỉnh giảng ở các trường đại học nước ngoài. Thầy có một phát minh được quốc tế công nhận, mang tên Thầy, gọi là “chuỗi phản ứng của Thoi”. Thầy từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong và ngoài nước như Trưởng ban khảo cứu cây thông của Viện Đại học Bordeaux, Trưởng phòng Khảo cứu Sinh học Sở khai thác Thuốc lá và Diêm quẹt Paris, Khoa trưởng Khoa học Đại học đường Sài gòn, Viện trưởng Viện Đại học Sài gòn, Giám đốc Nguyên tử lực cuộc, Chủ tịch Uỷ ban Khảo cứu Khoa học, Chủ tịch Ủy ban Soạn thảo Danh từ Chuyên môn quốc gia. Thầy cũng đào tạo nhiều học trò từ bậc Cử nhân, Cao học cho tới Tiến sĩ. Tuy nhiên Thầy có nhược điểm là đòi hỏi học trò lúc nào cũng phải tùng phục Thầy. Thầy Thới từng phát biểu:
_ Tại sao mấy người cứ muốn đi du học? Bộ trong nước không có thầy dạy được mấy người sao?

Sự thực là Thầy Thới rất thương những học trò làm việc với Thầy. Thầy sẵn sàng tạo điều kiện khảo cứu khoa học cho họ, nhưng đòi hỏi họ tự sinh tồn nhiều hơn. Chẳng hạn những người khảo cứu phải tìm phương hướng, lập danh sách những thiết bị hoá chất cần thiết đưa Thầy, Thầy đặt hàng mang về, lo đầy đủ mọi thứ được yêu cầu để họ làm khảo cứu. Tuy vậy, Thầy Thới không xắn tay áo vào phòng thí nghiệm làm chung với học trò, và khi có vấn đề khó khăn, phần lớn họ phải tự giải quyết. Đây là điểm khác biệt lớn của Thầy Thới với Thầy Sơn. Thầy Sơn luôn cùng làm khảo cứu và giải quyết vấn đề với học trò, vì vậy nhiều sinh viên thích làm khảo cứu với Thầy Sơn hơn. Mặt nữa, Thầy Thới hay mang nặng thành kiến với người khác. Chẳng hạn anh Phạm Tùng Chi, giảng nghiệm viên ban Hoá lý và hoá lý hữu cơ đã từng khốn đốn với thành kiến của Thầy. Anh Chi người to béo, da ngăm đen, sói đầu, ăn nói bặm trợn, nhưng thẳng tính. Anh là Việt kiều ở Cambode hồi hương, tiếng Tây rành hơn tiếng Việt. Nghe nói anh Chi mấy năm trước thi chứng chỉ Hoá hữu cơ cơ cấu thâm cứu (tức là Cao học hoá), đang làm bài thi Thầy Thới đi ngang nhìn vào thấy anh vẽ cơ cấu hợp chất decanol có Carbon năm nối. Thầy phán cho một câu:
_ Decanol mà vẽ thế này à?

Anh Chi lật đật nói:
_ Dạ xin lỗi Thầy, em quên!

Rồi anh sửa lại. Mặc dù anh Chi làm bài tương đối tốt nhưng Thầy Thới vẫn chấm rớt vì Thầy cho rằng đó là nhờ Thầy nhắc, chứ vẽ cơ cấu Carbon năm nối là mất căn bản về Hoá học. Và liên tục ba năm liền với 6 khoá thi, anh Chi không đậu nổi chứng chỉ này. Cuối cùng khi Thầy Sơn mở ra chứng chỉ Hoá hữu cơ cơ cấu thâm cứu hướng Hoá lý hữu cơ, anh Chi chuyển qua học, thi lần đầu đậu ngay!

Một lần cùng phiên gác đêm với anh Nguyễn Đình Huyên ban Hoá hữu cơ, không hiểu bất mãn chuyện gì với Thầy Thới, anh thổ lộ tâm sự với tôi:
_ Đành rằng là học trò, chúng tôi rất kính trọng và biết ơn Thầy, nhưng Thầy không nên cản trở bước tiến của học trò. Chúng tôi học Thầy nhưng chúng tôi cũng có những suy nghĩ riêng của chúng tôi!

Anh Huyên quê ở miền Trung, mỗi lần trò chuyện sinh hoạt với nhau tôi thấy anh cũng vui vẻ, chẳng biết sao các sinh viên bảo tôi là anh rất khó tánh. Có lẽ là anh không chấm bài sinh viên dễ dãi như những người khác. Nếu quả đúng thế thì tôi còn “khó tánh” hơn cả anh!



Nói về độ “khó tánh” khi chấm bài, thầy đứng thứ nhất luôn dzot

Không đúng, chấm bài đã nương tay nhiều lắm rồi, lúc nào cũng tâm niệm lời vàng ngọc Thầy dạy: "bọn học trò chúng nó dở ẹt hà, em nhớ chấm bài nương tay một chút nghe!"

Nhưng... đây là truyện sáng tác mà? Ai bảo tin là thiệt đâu!  lol2

Nhưng cũng có ai cấm không được tin đâu ạ. Với lại thầy cũng khó tính còn gì dzot
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7177
Registration date : 01/04/2011

Một thoáng mây bay 6 - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 6   Một thoáng mây bay 6 - Page 2 I_icon13Mon 14 Nov 2022, 07:57

Phương Nguyên đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Một thoáng mây bay 6

Một hôm đang trò chuyện với Thầy Khuyến trong sân trường, một người trông còn khá trẻ đi ngang qua chào. Thầy Khuyến giới thiệu với tôi đó là Thầy Trịnh Toàn, Giảng sư mới của ban Hoá vô cơ và ứng dụng. Thầy Toàn dáng người lùn thấp, tóc hơi quăn, mang cặp kính cận dày gọng trắng, nói giọng Bắc, vui vẻ. Thầy cũng giới thiệu tôi với Thầy Toàn. Sau khi Thầy Toàn đi, Thầy Khuyến bảo tôi Thầy Toàn trước kia cũng là giảng nghiệm viên đi du học ở Mỹ mới lấy bằng Tiến sĩ về nước. Thầy là người đầu tiên (và duy nhất hiện thời) học chuyên ngành Hoá vô cơ, trong khi các Thầy khác như Thầy Hoàng, Thầy Bích xuất thân Hoá hữu cơ. Thầy Khuyến định cho tôi theo Thầy Toàn làm việc. Thầy nói:
_ Sau này anh sẽ làm việc với Thầy Toàn. Thầy Toàn rất giỏi, còn trẻ, năng động, có nhiều kiến thức mới mẻ học được từ nước ngoài. Anh theo Thầy Toàn sẽ đạt được nhiều tiến bộ, ích lợi hơn là làm với tôi nữa!

Tôi thật sự cảm động. Nghĩ tới tương lai học trò, Thầy Khuyến không màng đến việc giữ người giỏi lại làm đệ tử ruột của Thầy, một điều mà đa số các giáo sư khác hay làm, điển hình là GS Lê Văn Thới của ban Hoá hữu cơ. Thầy Thới là một cây cổ thụ trong ngành Hoá, thường đi dạy thỉnh giảng ở các trường đại học nước ngoài. Thầy có một phát minh được quốc tế công nhận, mang tên Thầy, gọi là “chuỗi phản ứng của Thoi”. Thầy từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong và ngoài nước như Trưởng ban khảo cứu cây thông của Viện Đại học Bordeaux, Trưởng phòng Khảo cứu Sinh học Sở khai thác Thuốc lá và Diêm quẹt Paris, Khoa trưởng Khoa học Đại học đường Sài gòn, Viện trưởng Viện Đại học Sài gòn, Giám đốc Nguyên tử lực cuộc, Chủ tịch Uỷ ban Khảo cứu Khoa học, Chủ tịch Ủy ban Soạn thảo Danh từ Chuyên môn quốc gia. Thầy cũng đào tạo nhiều học trò từ bậc Cử nhân, Cao học cho tới Tiến sĩ. Tuy nhiên Thầy có nhược điểm là đòi hỏi học trò lúc nào cũng phải tùng phục Thầy. Thầy Thới từng phát biểu:
_ Tại sao mấy người cứ muốn đi du học? Bộ trong nước không có thầy dạy được mấy người sao?

Sự thực là Thầy Thới rất thương những học trò làm việc với Thầy. Thầy sẵn sàng tạo điều kiện khảo cứu khoa học cho họ, nhưng đòi hỏi họ tự sinh tồn nhiều hơn. Chẳng hạn những người khảo cứu phải tìm phương hướng, lập danh sách những thiết bị hoá chất cần thiết đưa Thầy, Thầy đặt hàng mang về, lo đầy đủ mọi thứ được yêu cầu để họ làm khảo cứu. Tuy vậy, Thầy Thới không xắn tay áo vào phòng thí nghiệm làm chung với học trò, và khi có vấn đề khó khăn, phần lớn họ phải tự giải quyết. Đây là điểm khác biệt lớn của Thầy Thới với Thầy Sơn. Thầy Sơn luôn cùng làm khảo cứu và giải quyết vấn đề với học trò, vì vậy nhiều sinh viên thích làm khảo cứu với Thầy Sơn hơn. Mặt nữa, Thầy Thới hay mang nặng thành kiến với người khác. Chẳng hạn anh Phạm Tùng Chi, giảng nghiệm viên ban Hoá lý và hoá lý hữu cơ đã từng khốn đốn với thành kiến của Thầy. Anh Chi người to béo, da ngăm đen, sói đầu, ăn nói bặm trợn, nhưng thẳng tính. Anh là Việt kiều ở Cambode hồi hương, tiếng Tây rành hơn tiếng Việt. Nghe nói anh Chi mấy năm trước thi chứng chỉ Hoá hữu cơ cơ cấu thâm cứu (tức là Cao học hoá), đang làm bài thi Thầy Thới đi ngang nhìn vào thấy anh vẽ cơ cấu hợp chất decanol có Carbon năm nối. Thầy phán cho một câu:
_ Decanol mà vẽ thế này à?

Anh Chi lật đật nói:
_ Dạ xin lỗi Thầy, em quên!

Rồi anh sửa lại. Mặc dù anh Chi làm bài tương đối tốt nhưng Thầy Thới vẫn chấm rớt vì Thầy cho rằng đó là nhờ Thầy nhắc, chứ vẽ cơ cấu Carbon năm nối là mất căn bản về Hoá học. Và liên tục ba năm liền với 6 khoá thi, anh Chi không đậu nổi chứng chỉ này. Cuối cùng khi Thầy Sơn mở ra chứng chỉ Hoá hữu cơ cơ cấu thâm cứu hướng Hoá lý hữu cơ, anh Chi chuyển qua học, thi lần đầu đậu ngay!

Một lần cùng phiên gác đêm với anh Nguyễn Đình Huyên ban Hoá hữu cơ, không hiểu bất mãn chuyện gì với Thầy Thới, anh thổ lộ tâm sự với tôi:
_ Đành rằng là học trò, chúng tôi rất kính trọng và biết ơn Thầy, nhưng Thầy không nên cản trở bước tiến của học trò. Chúng tôi học Thầy nhưng chúng tôi cũng có những suy nghĩ riêng của chúng tôi!

Anh Huyên quê ở miền Trung, mỗi lần trò chuyện sinh hoạt với nhau tôi thấy anh cũng vui vẻ, chẳng biết sao các sinh viên bảo tôi là anh rất khó tánh. Có lẽ là anh không chấm bài sinh viên dễ dãi như những người khác. Nếu quả đúng thế thì tôi còn “khó tánh” hơn cả anh!



Nói về độ “khó tánh” khi chấm bài, thầy đứng thứ nhất luôn dzot

Không đúng, chấm bài đã nương tay nhiều lắm rồi, lúc nào cũng tâm niệm lời vàng ngọc Thầy dạy: "bọn học trò chúng nó dở ẹt hà, em nhớ chấm bài nương tay một chút nghe!"

Nhưng... đây là truyện sáng tác mà? Ai bảo tin là thiệt đâu!  lol2

Nhưng cũng có ai cấm không được tin đâu ạ. Với lại thầy cũng khó tính còn gì dzot

tỷ có nói ngàn lần thì Thầy cũng hong dễ được chút nào! :cache3:
Về Đầu Trang Go down
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4873
Registration date : 23/03/2013

Một thoáng mây bay 6 - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 6   Một thoáng mây bay 6 - Page 2 I_icon13Mon 14 Nov 2022, 12:53

Trà Mi đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Một thoáng mây bay 6

Một hôm đang trò chuyện với Thầy Khuyến trong sân trường, một người trông còn khá trẻ đi ngang qua chào. Thầy Khuyến giới thiệu với tôi đó là Thầy Trịnh Toàn, Giảng sư mới của ban Hoá vô cơ và ứng dụng. Thầy Toàn dáng người lùn thấp, tóc hơi quăn, mang cặp kính cận dày gọng trắng, nói giọng Bắc, vui vẻ. Thầy cũng giới thiệu tôi với Thầy Toàn. Sau khi Thầy Toàn đi, Thầy Khuyến bảo tôi Thầy Toàn trước kia cũng là giảng nghiệm viên đi du học ở Mỹ mới lấy bằng Tiến sĩ về nước. Thầy là người đầu tiên (và duy nhất hiện thời) học chuyên ngành Hoá vô cơ, trong khi các Thầy khác như Thầy Hoàng, Thầy Bích xuất thân Hoá hữu cơ. Thầy Khuyến định cho tôi theo Thầy Toàn làm việc. Thầy nói:
_ Sau này anh sẽ làm việc với Thầy Toàn. Thầy Toàn rất giỏi, còn trẻ, năng động, có nhiều kiến thức mới mẻ học được từ nước ngoài. Anh theo Thầy Toàn sẽ đạt được nhiều tiến bộ, ích lợi hơn là làm với tôi nữa!

Tôi thật sự cảm động. Nghĩ tới tương lai học trò, Thầy Khuyến không màng đến việc giữ người giỏi lại làm đệ tử ruột của Thầy, một điều mà đa số các giáo sư khác hay làm, điển hình là GS Lê Văn Thới của ban Hoá hữu cơ. Thầy Thới là một cây cổ thụ trong ngành Hoá, thường đi dạy thỉnh giảng ở các trường đại học nước ngoài. Thầy có một phát minh được quốc tế công nhận, mang tên Thầy, gọi là “chuỗi phản ứng của Thoi”. Thầy từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong và ngoài nước như Trưởng ban khảo cứu cây thông của Viện Đại học Bordeaux, Trưởng phòng Khảo cứu Sinh học Sở khai thác Thuốc lá và Diêm quẹt Paris, Khoa trưởng Khoa học Đại học đường Sài gòn, Viện trưởng Viện Đại học Sài gòn, Giám đốc Nguyên tử lực cuộc, Chủ tịch Uỷ ban Khảo cứu Khoa học, Chủ tịch Ủy ban Soạn thảo Danh từ Chuyên môn quốc gia. Thầy cũng đào tạo nhiều học trò từ bậc Cử nhân, Cao học cho tới Tiến sĩ. Tuy nhiên Thầy có nhược điểm là đòi hỏi học trò lúc nào cũng phải tùng phục Thầy. Thầy Thới từng phát biểu:
_ Tại sao mấy người cứ muốn đi du học? Bộ trong nước không có thầy dạy được mấy người sao?

Sự thực là Thầy Thới rất thương những học trò làm việc với Thầy. Thầy sẵn sàng tạo điều kiện khảo cứu khoa học cho họ, nhưng đòi hỏi họ tự sinh tồn nhiều hơn. Chẳng hạn những người khảo cứu phải tìm phương hướng, lập danh sách những thiết bị hoá chất cần thiết đưa Thầy, Thầy đặt hàng mang về, lo đầy đủ mọi thứ được yêu cầu để họ làm khảo cứu. Tuy vậy, Thầy Thới không xắn tay áo vào phòng thí nghiệm làm chung với học trò, và khi có vấn đề khó khăn, phần lớn họ phải tự giải quyết. Đây là điểm khác biệt lớn của Thầy Thới với Thầy Sơn. Thầy Sơn luôn cùng làm khảo cứu và giải quyết vấn đề với học trò, vì vậy nhiều sinh viên thích làm khảo cứu với Thầy Sơn hơn. Mặt nữa, Thầy Thới hay mang nặng thành kiến với người khác. Chẳng hạn anh Phạm Tùng Chi, giảng nghiệm viên ban Hoá lý và hoá lý hữu cơ đã từng khốn đốn với thành kiến của Thầy. Anh Chi người to béo, da ngăm đen, sói đầu, ăn nói bặm trợn, nhưng thẳng tính. Anh là Việt kiều ở Cambode hồi hương, tiếng Tây rành hơn tiếng Việt. Nghe nói anh Chi mấy năm trước thi chứng chỉ Hoá hữu cơ cơ cấu thâm cứu (tức là Cao học hoá), đang làm bài thi Thầy Thới đi ngang nhìn vào thấy anh vẽ cơ cấu hợp chất decanol có Carbon năm nối. Thầy phán cho một câu:
_ Decanol mà vẽ thế này à?

Anh Chi lật đật nói:
_ Dạ xin lỗi Thầy, em quên!

Rồi anh sửa lại. Mặc dù anh Chi làm bài tương đối tốt nhưng Thầy Thới vẫn chấm rớt vì Thầy cho rằng đó là nhờ Thầy nhắc, chứ vẽ cơ cấu Carbon năm nối là mất căn bản về Hoá học. Và liên tục ba năm liền với 6 khoá thi, anh Chi không đậu nổi chứng chỉ này. Cuối cùng khi Thầy Sơn mở ra chứng chỉ Hoá hữu cơ cơ cấu thâm cứu hướng Hoá lý hữu cơ, anh Chi chuyển qua học, thi lần đầu đậu ngay!

Một lần cùng phiên gác đêm với anh Nguyễn Đình Huyên ban Hoá hữu cơ, không hiểu bất mãn chuyện gì với Thầy Thới, anh thổ lộ tâm sự với tôi:
_ Đành rằng là học trò, chúng tôi rất kính trọng và biết ơn Thầy, nhưng Thầy không nên cản trở bước tiến của học trò. Chúng tôi học Thầy nhưng chúng tôi cũng có những suy nghĩ riêng của chúng tôi!

Anh Huyên quê ở miền Trung, mỗi lần trò chuyện sinh hoạt với nhau tôi thấy anh cũng vui vẻ, chẳng biết sao các sinh viên bảo tôi là anh rất khó tánh. Có lẽ là anh không chấm bài sinh viên dễ dãi như những người khác. Nếu quả đúng thế thì tôi còn “khó tánh” hơn cả anh!



Nói về độ “khó tánh” khi chấm bài, thầy đứng thứ nhất luôn dzot

Không đúng, chấm bài đã nương tay nhiều lắm rồi, lúc nào cũng tâm niệm lời vàng ngọc Thầy dạy: "bọn học trò chúng nó dở ẹt hà, em nhớ chấm bài nương tay một chút nghe!"

Nhưng... đây là truyện sáng tác mà? Ai bảo tin là thiệt đâu!  lol2

Nhưng cũng có ai cấm không được tin đâu ạ. Với lại thầy cũng khó tính còn gì dzot

tỷ có nói ngàn lần thì Thầy cũng hong dễ được chút nào!  :cache3:

Giang sơn dễ đổi bản tính khó dời  :potay:   :cheers:  
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10598
Registration date : 23/11/2007

Một thoáng mây bay 6 - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 6   Một thoáng mây bay 6 - Page 2 I_icon13Sat 17 Dec 2022, 07:26

Phương Nguyên đã viết:
Trà Mi đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Một thoáng mây bay 6

Một hôm đang trò chuyện với Thầy Khuyến trong sân trường, một người trông còn khá trẻ đi ngang qua chào. Thầy Khuyến giới thiệu với tôi đó là Thầy Trịnh Toàn, Giảng sư mới của ban Hoá vô cơ và ứng dụng. Thầy Toàn dáng người lùn thấp, tóc hơi quăn, mang cặp kính cận dày gọng trắng, nói giọng Bắc, vui vẻ. Thầy cũng giới thiệu tôi với Thầy Toàn. Sau khi Thầy Toàn đi, Thầy Khuyến bảo tôi Thầy Toàn trước kia cũng là giảng nghiệm viên đi du học ở Mỹ mới lấy bằng Tiến sĩ về nước. Thầy là người đầu tiên (và duy nhất hiện thời) học chuyên ngành Hoá vô cơ, trong khi các Thầy khác như Thầy Hoàng, Thầy Bích xuất thân Hoá hữu cơ. Thầy Khuyến định cho tôi theo Thầy Toàn làm việc. Thầy nói:
_ Sau này anh sẽ làm việc với Thầy Toàn. Thầy Toàn rất giỏi, còn trẻ, năng động, có nhiều kiến thức mới mẻ học được từ nước ngoài. Anh theo Thầy Toàn sẽ đạt được nhiều tiến bộ, ích lợi hơn là làm với tôi nữa!

Tôi thật sự cảm động. Nghĩ tới tương lai học trò, Thầy Khuyến không màng đến việc giữ người giỏi lại làm đệ tử ruột của Thầy, một điều mà đa số các giáo sư khác hay làm, điển hình là GS Lê Văn Thới của ban Hoá hữu cơ. Thầy Thới là một cây cổ thụ trong ngành Hoá, thường đi dạy thỉnh giảng ở các trường đại học nước ngoài. Thầy có một phát minh được quốc tế công nhận, mang tên Thầy, gọi là “chuỗi phản ứng của Thoi”. Thầy từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong và ngoài nước như Trưởng ban khảo cứu cây thông của Viện Đại học Bordeaux, Trưởng phòng Khảo cứu Sinh học Sở khai thác Thuốc lá và Diêm quẹt Paris, Khoa trưởng Khoa học Đại học đường Sài gòn, Viện trưởng Viện Đại học Sài gòn, Giám đốc Nguyên tử lực cuộc, Chủ tịch Uỷ ban Khảo cứu Khoa học, Chủ tịch Ủy ban Soạn thảo Danh từ Chuyên môn quốc gia. Thầy cũng đào tạo nhiều học trò từ bậc Cử nhân, Cao học cho tới Tiến sĩ. Tuy nhiên Thầy có nhược điểm là đòi hỏi học trò lúc nào cũng phải tùng phục Thầy. Thầy Thới từng phát biểu:
_ Tại sao mấy người cứ muốn đi du học? Bộ trong nước không có thầy dạy được mấy người sao?

Sự thực là Thầy Thới rất thương những học trò làm việc với Thầy. Thầy sẵn sàng tạo điều kiện khảo cứu khoa học cho họ, nhưng đòi hỏi họ tự sinh tồn nhiều hơn. Chẳng hạn những người khảo cứu phải tìm phương hướng, lập danh sách những thiết bị hoá chất cần thiết đưa Thầy, Thầy đặt hàng mang về, lo đầy đủ mọi thứ được yêu cầu để họ làm khảo cứu. Tuy vậy, Thầy Thới không xắn tay áo vào phòng thí nghiệm làm chung với học trò, và khi có vấn đề khó khăn, phần lớn họ phải tự giải quyết. Đây là điểm khác biệt lớn của Thầy Thới với Thầy Sơn. Thầy Sơn luôn cùng làm khảo cứu và giải quyết vấn đề với học trò, vì vậy nhiều sinh viên thích làm khảo cứu với Thầy Sơn hơn. Mặt nữa, Thầy Thới hay mang nặng thành kiến với người khác. Chẳng hạn anh Phạm Tùng Chi, giảng nghiệm viên ban Hoá lý và hoá lý hữu cơ đã từng khốn đốn với thành kiến của Thầy. Anh Chi người to béo, da ngăm đen, sói đầu, ăn nói bặm trợn, nhưng thẳng tính. Anh là Việt kiều ở Cambode hồi hương, tiếng Tây rành hơn tiếng Việt. Nghe nói anh Chi mấy năm trước thi chứng chỉ Hoá hữu cơ cơ cấu thâm cứu (tức là Cao học hoá), đang làm bài thi Thầy Thới đi ngang nhìn vào thấy anh vẽ cơ cấu hợp chất decanol có Carbon năm nối. Thầy phán cho một câu:
_ Decanol mà vẽ thế này à?

Anh Chi lật đật nói:
_ Dạ xin lỗi Thầy, em quên!

Rồi anh sửa lại. Mặc dù anh Chi làm bài tương đối tốt nhưng Thầy Thới vẫn chấm rớt vì Thầy cho rằng đó là nhờ Thầy nhắc, chứ vẽ cơ cấu Carbon năm nối là mất căn bản về Hoá học. Và liên tục ba năm liền với 6 khoá thi, anh Chi không đậu nổi chứng chỉ này. Cuối cùng khi Thầy Sơn mở ra chứng chỉ Hoá hữu cơ cơ cấu thâm cứu hướng Hoá lý hữu cơ, anh Chi chuyển qua học, thi lần đầu đậu ngay!

Một lần cùng phiên gác đêm với anh Nguyễn Đình Huyên ban Hoá hữu cơ, không hiểu bất mãn chuyện gì với Thầy Thới, anh thổ lộ tâm sự với tôi:
_ Đành rằng là học trò, chúng tôi rất kính trọng và biết ơn Thầy, nhưng Thầy không nên cản trở bước tiến của học trò. Chúng tôi học Thầy nhưng chúng tôi cũng có những suy nghĩ riêng của chúng tôi!

Anh Huyên quê ở miền Trung, mỗi lần trò chuyện sinh hoạt với nhau tôi thấy anh cũng vui vẻ, chẳng biết sao các sinh viên bảo tôi là anh rất khó tánh. Có lẽ là anh không chấm bài sinh viên dễ dãi như những người khác. Nếu quả đúng thế thì tôi còn “khó tánh” hơn cả anh!



Nói về độ “khó tánh” khi chấm bài, thầy đứng thứ nhất luôn dzot

Không đúng, chấm bài đã nương tay nhiều lắm rồi, lúc nào cũng tâm niệm lời vàng ngọc Thầy dạy: "bọn học trò chúng nó dở ẹt hà, em nhớ chấm bài nương tay một chút nghe!"

Nhưng... đây là truyện sáng tác mà? Ai bảo tin là thiệt đâu!  lol2

Nhưng cũng có ai cấm không được tin đâu ạ. Với lại thầy cũng khó tính còn gì dzot

tỷ có nói ngàn lần thì Thầy cũng hong dễ được chút nào!  :cache3:

Giang sơn dễ đổi bản tính khó dời  :potay:   :cheers:  

phụ nữ chắc dễ đổi tính hơn! :thinking:

_________________________
Một thoáng mây bay 6 - Page 2 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4873
Registration date : 23/03/2013

Một thoáng mây bay 6 - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 6   Một thoáng mây bay 6 - Page 2 I_icon13Sat 17 Dec 2022, 18:46

Ai Hoa đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
Trà Mi đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Một thoáng mây bay 6

Một hôm đang trò chuyện với Thầy Khuyến trong sân trường, một người trông còn khá trẻ đi ngang qua chào. Thầy Khuyến giới thiệu với tôi đó là Thầy Trịnh Toàn, Giảng sư mới của ban Hoá vô cơ và ứng dụng. Thầy Toàn dáng người lùn thấp, tóc hơi quăn, mang cặp kính cận dày gọng trắng, nói giọng Bắc, vui vẻ. Thầy cũng giới thiệu tôi với Thầy Toàn. Sau khi Thầy Toàn đi, Thầy Khuyến bảo tôi Thầy Toàn trước kia cũng là giảng nghiệm viên đi du học ở Mỹ mới lấy bằng Tiến sĩ về nước. Thầy là người đầu tiên (và duy nhất hiện thời) học chuyên ngành Hoá vô cơ, trong khi các Thầy khác như Thầy Hoàng, Thầy Bích xuất thân Hoá hữu cơ. Thầy Khuyến định cho tôi theo Thầy Toàn làm việc. Thầy nói:
_ Sau này anh sẽ làm việc với Thầy Toàn. Thầy Toàn rất giỏi, còn trẻ, năng động, có nhiều kiến thức mới mẻ học được từ nước ngoài. Anh theo Thầy Toàn sẽ đạt được nhiều tiến bộ, ích lợi hơn là làm với tôi nữa!

Tôi thật sự cảm động. Nghĩ tới tương lai học trò, Thầy Khuyến không màng đến việc giữ người giỏi lại làm đệ tử ruột của Thầy, một điều mà đa số các giáo sư khác hay làm, điển hình là GS Lê Văn Thới của ban Hoá hữu cơ. Thầy Thới là một cây cổ thụ trong ngành Hoá, thường đi dạy thỉnh giảng ở các trường đại học nước ngoài. Thầy có một phát minh được quốc tế công nhận, mang tên Thầy, gọi là “chuỗi phản ứng của Thoi”. Thầy từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong và ngoài nước như Trưởng ban khảo cứu cây thông của Viện Đại học Bordeaux, Trưởng phòng Khảo cứu Sinh học Sở khai thác Thuốc lá và Diêm quẹt Paris, Khoa trưởng Khoa học Đại học đường Sài gòn, Viện trưởng Viện Đại học Sài gòn, Giám đốc Nguyên tử lực cuộc, Chủ tịch Uỷ ban Khảo cứu Khoa học, Chủ tịch Ủy ban Soạn thảo Danh từ Chuyên môn quốc gia. Thầy cũng đào tạo nhiều học trò từ bậc Cử nhân, Cao học cho tới Tiến sĩ. Tuy nhiên Thầy có nhược điểm là đòi hỏi học trò lúc nào cũng phải tùng phục Thầy. Thầy Thới từng phát biểu:
_ Tại sao mấy người cứ muốn đi du học? Bộ trong nước không có thầy dạy được mấy người sao?

Sự thực là Thầy Thới rất thương những học trò làm việc với Thầy. Thầy sẵn sàng tạo điều kiện khảo cứu khoa học cho họ, nhưng đòi hỏi họ tự sinh tồn nhiều hơn. Chẳng hạn những người khảo cứu phải tìm phương hướng, lập danh sách những thiết bị hoá chất cần thiết đưa Thầy, Thầy đặt hàng mang về, lo đầy đủ mọi thứ được yêu cầu để họ làm khảo cứu. Tuy vậy, Thầy Thới không xắn tay áo vào phòng thí nghiệm làm chung với học trò, và khi có vấn đề khó khăn, phần lớn họ phải tự giải quyết. Đây là điểm khác biệt lớn của Thầy Thới với Thầy Sơn. Thầy Sơn luôn cùng làm khảo cứu và giải quyết vấn đề với học trò, vì vậy nhiều sinh viên thích làm khảo cứu với Thầy Sơn hơn. Mặt nữa, Thầy Thới hay mang nặng thành kiến với người khác. Chẳng hạn anh Phạm Tùng Chi, giảng nghiệm viên ban Hoá lý và hoá lý hữu cơ đã từng khốn đốn với thành kiến của Thầy. Anh Chi người to béo, da ngăm đen, sói đầu, ăn nói bặm trợn, nhưng thẳng tính. Anh là Việt kiều ở Cambode hồi hương, tiếng Tây rành hơn tiếng Việt. Nghe nói anh Chi mấy năm trước thi chứng chỉ Hoá hữu cơ cơ cấu thâm cứu (tức là Cao học hoá), đang làm bài thi Thầy Thới đi ngang nhìn vào thấy anh vẽ cơ cấu hợp chất decanol có Carbon năm nối. Thầy phán cho một câu:
_ Decanol mà vẽ thế này à?

Anh Chi lật đật nói:
_ Dạ xin lỗi Thầy, em quên!

Rồi anh sửa lại. Mặc dù anh Chi làm bài tương đối tốt nhưng Thầy Thới vẫn chấm rớt vì Thầy cho rằng đó là nhờ Thầy nhắc, chứ vẽ cơ cấu Carbon năm nối là mất căn bản về Hoá học. Và liên tục ba năm liền với 6 khoá thi, anh Chi không đậu nổi chứng chỉ này. Cuối cùng khi Thầy Sơn mở ra chứng chỉ Hoá hữu cơ cơ cấu thâm cứu hướng Hoá lý hữu cơ, anh Chi chuyển qua học, thi lần đầu đậu ngay!

Một lần cùng phiên gác đêm với anh Nguyễn Đình Huyên ban Hoá hữu cơ, không hiểu bất mãn chuyện gì với Thầy Thới, anh thổ lộ tâm sự với tôi:
_ Đành rằng là học trò, chúng tôi rất kính trọng và biết ơn Thầy, nhưng Thầy không nên cản trở bước tiến của học trò. Chúng tôi học Thầy nhưng chúng tôi cũng có những suy nghĩ riêng của chúng tôi!

Anh Huyên quê ở miền Trung, mỗi lần trò chuyện sinh hoạt với nhau tôi thấy anh cũng vui vẻ, chẳng biết sao các sinh viên bảo tôi là anh rất khó tánh. Có lẽ là anh không chấm bài sinh viên dễ dãi như những người khác. Nếu quả đúng thế thì tôi còn “khó tánh” hơn cả anh!



Nói về độ “khó tánh” khi chấm bài, thầy đứng thứ nhất luôn dzot

Không đúng, chấm bài đã nương tay nhiều lắm rồi, lúc nào cũng tâm niệm lời vàng ngọc Thầy dạy: "bọn học trò chúng nó dở ẹt hà, em nhớ chấm bài nương tay một chút nghe!"

Nhưng... đây là truyện sáng tác mà? Ai bảo tin là thiệt đâu!  lol2

Nhưng cũng có ai cấm không được tin đâu ạ. Với lại thầy cũng khó tính còn gì dzot

tỷ có nói ngàn lần thì Thầy cũng hong dễ được chút nào!  :cache3:

Giang sơn dễ đổi bản tính khó dời  :potay:   :cheers:  

phụ nữ chắc dễ đổi tính hơn!  :thinking:

Dạ vâng, tại phụ nữ giàu lòng trắc ẩn, dễ mủi lòng, hay thương người nên… :tongue:
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Một thoáng mây bay 6 - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một thoáng mây bay 6   Một thoáng mây bay 6 - Page 2 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Một thoáng mây bay 6
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» cách điều trị bệnh thoái hóa cột sống và bài thuốc chữa thoái hóa cột sống
» Tiếng hát Thoại Mỹ - CD2
» Lục bát
» THOÁT
» Một thoáng mây bay 9
Trang 2 trong tổng số 3 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện sáng tác, truyện kể ::   :: Ái Hoa-