Bài viết mới | Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 20:34
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:23
Điển tích truyện Kiều by Trà Mi Thu 10 Oct 2024, 11:59
Chút tâm tư by tâm an Wed 09 Oct 2024, 22:20
Cột đồng chưa xanh (2) by Cẩn Vũ Wed 09 Oct 2024, 08:28
7 chữ by Tinh Hoa Wed 09 Oct 2024, 07:41
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Wed 09 Oct 2024, 02:20
Trụ vững duyên thầy by Phương Nguyên Tue 08 Oct 2024, 20:17
Hoạ thơ Bác Phượng by Trà Mi Tue 08 Oct 2024, 09:54
Đường luật by Tinh Hoa Mon 07 Oct 2024, 08:36
TRANG THƠ LƯU NIỆM PHƯƠNG, LÝ by buixuanphuong09 Sun 06 Oct 2024, 20:15
Một cuộc di tản giáo dục lớn khỏi Việt Nam…! by Trà Mi Sun 06 Oct 2024, 07:49
Lục bát by Tinh Hoa Fri 04 Oct 2024, 07:29
Một thoáng mây bay 14 by Ai Hoa Wed 02 Oct 2024, 08:55
Lịch Âm Dương by mytutru Tue 01 Oct 2024, 17:15
5 chữ by Tinh Hoa Tue 01 Oct 2024, 01:24
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sun 29 Sep 2024, 15:22
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Sun 29 Sep 2024, 15:14
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sun 29 Sep 2024, 14:47
LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Sun 29 Sep 2024, 11:52
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sun 29 Sep 2024, 01:44
Chúc mừng sinh nhật Cẩn Vũ by Ai Hoa Fri 27 Sep 2024, 09:30
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Fri 27 Sep 2024, 09:27
Vinh Danh Trong Toàn Cầu Thập Bát Danh Nhân by Trà Mi Wed 25 Sep 2024, 12:15
Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh by Trà Mi Wed 25 Sep 2024, 11:57
8 chữ by Tinh Hoa Tue 24 Sep 2024, 14:23
ĐƯỜNG THƠ MÁI ẤM ĐÀO VIÊN by mytutru Mon 23 Sep 2024, 22:39
Tin Thời Sự Và Những Bình Luận “Trái Chiều” by chuoigia Sun 22 Sep 2024, 01:08
Kỳ thi Tú tài IBM ở Sài Gòn năm 1974 by Trà Mi Fri 20 Sep 2024, 09:44
Thành Tâm Chú Nguyện by mytutru Thu 19 Sep 2024, 10:42
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
| | Bài thơ về hoa cúc nổi tiếng thời Trần | |
| Tác giả | Thông điệp |
---|
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7179 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Bài thơ về hoa cúc nổi tiếng thời Trần Fri 18 Feb 2022, 08:28 | |
| Bài thơ về hoa cúc nổi tiếng thời Trần bất ngờ liên quan đến… khảo cổ học
Vũ Kim Lộc
Trong văn chương Lý - Trần có nhiều thi ca về hoa cúc, tác giả có khi là vua, nhà sư nhưng nổi tiếng phải nói đến bài Cúc hoa của nhà sư Huyền Quang. Điều bất ngờ, dù là thơ nhưng lại liên quan mật thiết tới… khảo cổ học.
Trong bài viết Hoa cúc trong đường thi của Lê Thị Phương Mai đăng trong Hành trang cuộc sống (ngày 11.10.2010), tác giả đã ca ngợi bài Cúc hoa của nhà sư Huyền Quang thời Trần. Nếu xét ở góc độ khảo cứu thì những vần thơ đó lại liên quan và trùng hợp khá nhiều với những phát hiện của khảo cổ học ở thời kỳ này.
Tượng Kinnari thời Lý (Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)
Đầu tượng vũ công thời Lý (Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)
Theo tác giả Lê Thị Phương Mai, bàn về hoa cúc người ta thường nhắc đến bài thơ man mác hương vị thiền, siêu thoát của nhà sư Huyền Quang (1254 - 1334). Tên thật của ông là Lý Đạo Tái, pháp danh Huyền Quang, tổ thứ ba phái Thiền học Trúc Lâm. Các tác phẩm của ông gồm Chư phẩm kinh, Công văn tập, đặc biệt tập thơ Ngọc tiên tập có bài thơ Cúc hoa nổi tiếng. Phần nhiều tác phẩm bị thất lạc, hiện giờ chỉ còn khoảng 24 bài được lưu lại đến ngày nay. Còn tác giả Nguyễn Lang (trong Việt Nam Phật giáo sử luận) có nói thêm về tác giả bài thơ Cúc hoa như sau: “Huyền Quang giỏi Phật học nhưng thơ của ông bình dị, ít nặng về danh từ Phật giáo. Tuy vậy tính cách đạt độ thanh thoát vẫn bàn bạc trong thơ ông. Trong bài Cúc hoa ta đã đọc những câu ông viết về chuyện ngắm hoa tuyệt diệu, trong đó người với hoa hồn nhiên là một và hình ảnh kỳ diệu của một bông cúc nở trong trạng thái ấy. Ông cười với tất cả lòng từ bi khi nhìn thấy một thiếu nữ vì không thấy được bản chất mầu nhiệm của cúc, đã hái cúc cắm đầy đầu trước khi ra về”:
Niên hòa lộ hướng đương khai Nguyệt đạm phong quang thiếp thốn hoài Kham tiếu bất minh hoa diệu xứ Mãn đầu tùy đáo tháp quy lai
Dịch:
Năm tháng thu về nở thắm xinh Trăng thanh gió mát thiết tha tình Cười ai chẳng biết nhành vi diệu Về xứ tóc đầy hoa khiết trinh
(Hải Đà phỏng dịch)
Cũng theo tác giả Nguyễn Lang phân tích: "Nhà sư Huyền Quang rất yêu hoa cúc. Khi tuổi đã già, lòng khô héo, chỉ có hoa cúc mới làm êm dịu được lòng ông. Trúc với mai đối với ông không thể nào so với cúc được. Trong vườn đây đó ông trồng toàn hoa cúc. Ngồi thiền xong, ông ngồi ngắm cúc cho tới khi người ngắm hoa và hoa…".
Bài thơ Cúc hoa có nhiều tình tiết cảm động, bình dị mà siêu thoát. Ta hãy đọc toàn bài để thưởng thức sự rung cảm của một người trên 70 tuổi, một người xem như hoa cỏ cả thân mạng và cuộc đời nhưng hễ thấy hoa cúc là tâm tình rộn ràng như một người trai trẻ thấy bóng người yêu:
Hoa tại trung đình nhân tại lâu Phần hương độc tọa tự vong âu Chủ nhân nhữ vật hồn vô cạnh Hoa hướng quần phương xuất nhất đầu
Dịch:
Người ở lầu cao hoa trước hiên Ngồi im tâm tịnh đốt nhang thiền Vật, người an phận không hiềm tị Sánh với ngàn hoa cúc trước tiên
(Hải Đà phỏng dịch).
Các triều đại quân chủ ở Việt Nam đã sử dụng hình ảnh hoa cúc cho nhiều vấn đề quan trọng (Tư liệu Vũ Kim Lộc) Nhận thấy những vần thơ của ông tuy ngắn ngủi nhưng đã khắc họa phần nào đời sống văn hóa và nét thẩm mỹ ở xã hội thời bấy giờ như. Trong thơ tả cảnh thiên nhiên thơ mộng cùng với cử chỉ ngây thơ của cô gái hái hoa cúc rồi cài đầy lên đầu. Đây là nét thẩm mỹ được thịnh hành thời bấy giờ, vì vậy mà trên đầu của các tượng Kinnari và vũ công (nhạc công và vũ công ở trên trời) thời Lý - Trần được khảo cổ học tìm thấy tại chùa Phật Tích ở Bắc Ninh (hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia), hoa cúc đã được trang trí dày đặc. Điều thú vị nữa là được cài cả ở trên búi tóc của Phật và còn thấy rõ là cúc vạn thọ đơn. Hình như ở đây đã chỉ ra rằng thẩm mỹ trong đời sống của con người đã được áp dụng cho tượng.
Tiếp đó, câu thơ Sánh với ngàn hoa cúc trước tiên, tức là hoa cúc hơn các loài hoa một bậc. Điều này cũng được chứng minh qua những phát hiện của khảo cổ học, đó là các cảnh dâng hoa cúc cho Phật rất phổ biến ở thời Lý - Trần và đã được chạm khắc trên các bệ đá ở chùa Phật Tích, trên gỗ ở chùa Thái Lạc… Ngoài ra còn được trang trí trên các diềm bia, các đầu tượng Kinnari, cạnh phù điêu và cả đồ gốm, thú vị nhất là mũ trên trên tượng Kim Cương còn được lấy ý tưởng từ hoa cúc. Nhưng tiêu biểu thì phải kể đến bộ đĩa vàng Cộng Vũ (bảo vật quốc gia) được chế tác có hình hoa cúc để cúng Phật.
Đầu tượng Phật thời Lý (TƯ LIỆU 2000 năm gốm Việt Nam) Tuy nhiên một vấn đề được đặt ra là nhà sư Huyền Quang một lòng thờ Phật nhưng tại sao ông lại đề cao hoa cúc, trong khi hoa sen được nhiều người cho rằng là tượng trưng cho Phật? Để trả lời cho vấn đề này thì qua những phát hiện của khảo cổ học ở thời Lý - Trần cũng cho thấy tượng trưng cho Phật là lá đề, còn hoa sen chỉ được dùng trang trí ở bệ, như bệ tượng Phật, bệ thờ, bệ kê chân cột và trên đồ gốm; trong khi hoa cúc lại được dâng Phật rất thịnh hành. Tiếc là sư Huyền Quang không nói rõ bản chất vi diệu của hoa cúc nếu được diễn tả thêm... bằng thơ thì còn gì hấp dẫn bằng.
(Nguồn: Thanh niên) |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7179 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: Bài thơ về hoa cúc nổi tiếng thời Trần Tue 22 Feb 2022, 08:21 | |
| Trang sức danh dự của người xưa
Vũ Kim Lộc
Nói đến danh dự là nói đến lễ nghi, mà trong lễ nghi thì không thể thiếu trang phục.
Cúc áo nhật bình của triều Nguyễn NGUỒN: BẢO TÀNG CỔ VẬT CUNG ĐÌNH HUẾ Theo học giả Phan Huy Chú thì “Lễ dùng để biện biệt sự hiềm nghi, soi sáng chỗ vi ẩn, phân định thứ bậc cao thấp làm tỏ rõ vật nọ phẩm kia, chẳng có chỗ nào mà tinh thần cổ nhân không y ngụ ở đó”.
Điển hình và rõ ràng nhất là quy định mũ áo của quan lại triều Nguyễn, trong đó danh dự nhất chính là mũ rồi tiếp đến mới là áo, nhưng đại diện ở áo là phần ngực được thêu gì. Đối với trang phục của vua và hậu phi cũng vậy, danh dự nhất vẫn là mũ miện rồi mới đến rồng và phượng ở ngực áo. Như vậy, người xưa đã dựa vào cơ thể của con người để phân định vùng danh dự trong trang phục, đó là đầu và ngực. Có lẽ chính vì thế mà ngoài mũ áo ra họ đã chế ra cúc cài và dây chuyền, dây chuỗi có mặt đeo trước ngực như hình Phật, cây thánh giá…
Hiện nay, khảo cổ học đã phát hiện và cho chúng ta biết khá nhiều về các trang sức thuộc vật đeo ở các nền văn hóa của nước ta như Óc-Eo, Champa, đa phần chúng được làm từ đá quý hay vàng bạc và được khắc chạm thường là những đề tài thuộc về tâm linh, đôi khi chỉ là một viên đá có vân đẹp liên quan đến những vị như Lạt-ma, hoặc là những đồng tiền được bề trên ban tặng. Còn trên tượng thì do đa phần là các tượng thần, Phật nên trang sức đeo thường được thể hiện là các hạt chuỗi và yếm cổ với những cánh sen được cẩn xen kẽ những viên đá quý rất nghệ thuật.
Nhìn chung, qua các điển chế về trang phục được ghi chép trong lịch sử, cùng với những phát hiện của khảo cổ học, đã chứng minh xã hội ngày nay đã thừa hưởng và tiếp nối, như quốc huy gắn trên mũ, huân huy chương đeo trên ngực áo… Trong đó có một trang sức rất đặc biệt ở vị trí trước ngực của những người có địa vị cao trong xã hội xưa, đó là loại cúc cài.
Những trang sức được cho là của các nhân vật có địa vị cao trong xã hội thời quân chủ ở nước ta hiện nay quả là không còn nhiều, đặc biệt là trang sức đó gắn liền với tên tuổi chủ nhân thì độc nhất là bộ trang sức của phi tần chúa Nguyễn Phúc Khoát (1738 - 1765) đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Thế nhưng rất tiếc là tất cả các trang sức hiện tồn nói trên đa phần chỉ là nhẫn, khuyên tai, trâm, vòng, dây chuyền, dây chuỗi; còn trang sức đặc biệt thì cho đến thời điểm hiện tại vẫn duy nhất là chiếc cúc cài bằng vàng có đồ án trang trí song phượng chầu hoa cúc, hiện đang được Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế lưu giữ, trong khi loại hình này là khá phổ biến. Như vậy, chỉ còn cách nhận biết qua một số tranh tượng hiện tồn.
Hoa cúc cài trước ngực
Điển hình là bức tượng nữ quý tộc thời Lê sơ có niên đại thế kỷ 15 (thuộc dòng gốm hoa lam, đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia), cho thấy một trang sức thuộc dạng cúc cài có hình hoa cúc được cài ngay chính giữa cổ áo. Tiếp đến bức tượng hoàng đế Mạc Đăng Dung có niên đại thế kỷ 16 (đang lưu giữ tại chùa Trà Phương - TP.Hải Phòng, đã được công nhận là bảo vật quốc gia), ở trước ngực cũng là cúc hình hoa cúc. Tiếp nữa là bức tranh Thiền sư Nguyễn Minh Không, niên đại được đánh giá vào thời Lê - Trịnh (đang lưu giữ ở đền Thánh Nguyễn - tỉnh Ninh Bình) và bức ảnh của Hoàng hậu Nam Phương (chụp trong ngày cưới và cũng là lễ tấn phong Hoàng hậu ngày 21.3.1934) thuộc cuối triều Nguyễn, đều cho thấy một cúc hình hoa cúc được cài trước ngực.
Qua bốn điển hình nêu trên, điều đáng nói ở đây là trải dài xuyên suốt từ thế kỷ 15 (tượng nữ quý tộc thời Lê) đến giữa đầu thế kỷ 20 (ảnh Hoàng hậu Nam Phương) tức là khoảng 500 năm, thế nhưng các trang sức cũng vẫn một vị trí và điều thú vị ở chỗ vẫn là hoa cúc. Một biểu tượng của mặt trời và còn là sự viên mãn trường tồn, người được mang trang sức hoa cúc tức là mang trên người hình ảnh của mặt trời, người đó phải có địa vị cao trong xã hội, đồng thời cũng là người có công với triều đình, chính vì vậy mà hình ảnh của hoa cúc đã được trang trí danh dự ở phần ngực.
Cũng như chúng ta đã biết các đồ án trang trí trên bia ký thời Lê sơ, Mạc, Lê Trung hưng, Nguyễn đều cho thấy tại trung tâm trán bia khi thì là mặt trời, khi thì mặt trời hình hoa cúc, có khi là nguyên một hoa cúc, và đa phần đều được lưỡng long hoặc song phượng chầu, nhất là ở trên hệ thống mũ miện của triều Nguyễn. Ở bức tranh Thiền sư Nguyễn Minh Không còn cho thấy hai rồng ở hai tay áo hình như cũng được chầu hoa cúc ở trước ngực. Ngoài ra ở đây còn cho biết rất có thể liên quan đến tục cắt bỏ cúc áo của người chết, và như vậy cột mốc niên đại được biết sớm nhất là thời Lê sơ.
Thiền sư Nguyễn Minh Không đã có nhiều đóng góp đối với đời sống chính trị, tư tưởng văn hóa của Đại Việt thời Lý. Bức tranh Thiền sư Nguyễn Minh Không đã được các nhà nghiên cứu đánh giá có vào thời Lê - Trịnh, thế nhưng hình hoa cúc ở ngực và đai cho đến nay vẫn chìm trong sự quên lãng.
(Nguồn: Thanh niên) |
| | | |
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |