Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Yesterday at 20:28

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:15

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 16:18

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Yesterday at 10:41

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Yesterday at 10:27

Lục bát by Tinh Hoa Yesterday at 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Yesterday at 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Sat 16 Mar 2024, 10:05

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:09

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:07

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Thu 14 Mar 2024, 09:55

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

LỀU THƠ NHẠC by Phương Nguyên Sun 10 Mar 2024, 08:39

MỪNG NGÀY 08.03 by Phương Nguyên Sun 10 Mar 2024, 08:21

Chỉn by Trà Mi Sat 09 Mar 2024, 12:30

Lỗi 404 by mytutru Fri 08 Mar 2024, 11:09

Thể Tánh Muôn Loài by mytutru Tue 05 Mar 2024, 23:44

5-8-8-8 by Tinh Hoa Tue 05 Mar 2024, 03:32

Còn mãi duyên thầy by buixuanphuong09 Mon 04 Mar 2024, 13:37

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sat 02 Mar 2024, 12:09

Hoa Sen Ao Sen by mytutru Sat 02 Mar 2024, 08:27

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Đôi đũa trong văn hóa Á Đông

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

Đôi đũa trong văn hóa Á Đông   Empty
Bài gửiTiêu đề: Đôi đũa trong văn hóa Á Đông    Đôi đũa trong văn hóa Á Đông   I_icon13Wed 16 Jun 2021, 11:56

Đôi đũa là vật dụng phổ biến tại các nước Á Đông, hình dạng của nó cũng rất phù hợp với thói quen ẩm thực tại xứ sở này. Do ảnh hưởng qua lại lẫn nhau về văn hoá, Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên đều dùng đũa trong bữa ăn, nhưng mỗi nơi lại có những thay đổi nhất định.

Về mặt khảo cổ học, người ta từng tìm thấy một đôi đũa bằng ngà voi được chế tác rất tinh xảo tại Trung Quốc, ước tính vào khoảng 3.000 năm trước. Điều đó cho thấy đũa đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử văn minh nhân loại.

Việt Nam là một nước nông nghiệp với nền văn minh lúa nước, cùng với đó là sự ưu ái của tự nhiên cho nguồn lương thực, thủy hải sản dồi dào. Trong mâm cơm của người Việt có hạt gạo mềm dẻo, có miếng cá, miếng thịt hay sợi rau dài, chính vì thế người Việt lựa chọn dùng đũa trong bữa ăn để tiện cho việc gắp thức ăn. Dù sang giàu hay nghèo khổ thì bất cứ ai sinh ra và lớn lên ở nước Việt đều biết đến sự hiện diện của đôi đũa mộc mạc.

Đôi đũa trong văn hóa Á Đông   Dua05_10

Nguồn gốc ra đời đôi đũa

Đũa là một cặp thanh có chiều dài bằng nhau, được các nước Đông Á sử dụng làm dụng cụ ăn uống. Các nhà sử học Tây phương nói rằng đũa thuộc văn minh Trung Hoa, văn minh đũa hay còn gọi là civilisation des baguettes. Đũa được cho rằng ra đời cách đây 4000 - 5000 năm trước, trong triều đại nhà Thương (năm 1600 - 1046 TCN), đôi đũa đầu tiên bằng kim loại được tìm thấy tại điểm khảo cổ Ân Khư. Vị vua cuối cùng của triều đại nhà Thương là Trụ Vương đã sử dụng đũa ngà.

Về nguồn gốc đôi đũa, người ta chỉ nêu ra giả thuyết hoặc đặt ra truyền thuyết để giải thích nguồn gốc thí dụ như truyền thuyết hoàng đế Hạ Vũ, Khương Tử Nha, Đát Kỷ….

* Truyền thuyết về Đát Kỷ

Tương truyền tại vùng Giang Tô, vua Trụ (triều đại nhà Thương) buồn vui thất thường, khi hắn ăn uống thì hoặc là chê thịt cá không tươi, khi lại mắng canh gà nóng quá, thậm chí còn bực bội vì mặt nhạt không hợp khẩu vị,... Kết quả rất nhiều ngự trù đã mất mạng dưới thái độ hách dịch của vị hôn quân này.

Yêu hồ Đát Kỷ được vua Trụ sủng ái, mỗi lần có yến tiệc, để tránh làm Trụ Vương nổi giận, Đát Kỷ đều thử đồ ăn trước. Có một lần Đát Kỷ chọn ra được vài món hợp khẩu vị nhưng thấy phần quá nóng, thời gian lại gấp không kịp cho đổi. Trong lúc vội quá Đát Kỷ liền nhanh trí rút trâm ngọc trên đầu rồi kẹp đồ ăn và thổi, sau đó mới đưa cho Trụ Vương.


Đôi đũa trong văn hóa Á Đông   Dua0910

Trụ Vương thấy hành động gắp đồ ăn của Đát Kỷ lạ mắt nên rất vui, từ đó ngày nào cũng yêu cầu Đát Kỷ làm như thế. Mỹ nhân này liền nhờ người thợ thủ công làm cho hai cây trâm ngọc thật dài để gắp đồ ăn. Đây chính là hình thức đầu tiên của đũa ngọc. Về sau cách gắp đồ ăn này được truyền đến dân gian, sinh ra đôi đũa trúc.

Truyền thuyết này không hợp với bằng chứng lịch sử. Giới khảo cổ học trước đây đã khai quật khu lăng mộ thời nhà Ân Thương ở khu Hầu Gia Trang, thuộc An Dương và đã tìm thấy loại đũa bằng thép, qua khảo chứng niên đại thì sớm hơn thời mạt kỳ Trụ Vương nhà Thương.

* Truyền thuyết về Khương Tử Nha


Đây là truyền thuyết xuất phát từ Tứ Xuyên. Thuyết này kể, vì Khương Tử Nha quá nghèo túng, vợ của ông muốn hại chết ông để lấy người khác. Một hôm người vợ nói: "Ông đói phải không? Tôi nấu thịt cho ông rồi, mau dùng đi nhé!”

Khương Tử Nha tay đang cầm miếng thịt, bỗng một con chim bay từ ngoài cửa sổ vào rồi mổ vào tay Khương Tử Nha. Khương Tử Nha đau quá kêu "ai da" một tiếng, rồi xua đuổi con chim đi. Lần thứ hai cầm miếng thịt con chim lại bay vào mổ vào tay ông. Sau ba lần liên tục, Khương Tử Nha bất giác nghi ngờ, không lẽ miếng thịt này không ăn được? Thế là Khương Tử Nha đuổi theo con chim ra ngoài, chạy đến một sườn núi không có người. Con chim lúc này đậu trên một cành trúc rồi kêu lên lảnh lót: "Khương Tử Nha ôi Khương Tử Nha, ăn thịt không được dùng tay cầm, đồ để gắp thịt ở dưới chân ta đây…”

Khương Tử Nha nghe thế thì nghĩ đây đúng là con chim thần, bèn nghe theo chỉ điểm của chim, bẻ hai nhánh trúc nhỏ rồi đi về nhà. Về đến nhà người vợ lại thúc giục ông ăn thịt, Khương Tử Nha dùng hai que trúc thò vào trong bát kẹp miếng thịt, đâu ngờ từ một đám khói xanh bốc lên từ que trúc, "tại sao que trúc lại bốc khói, không lẽ có độc?" Nghĩ thế Khương Tử Nha liền gắp miếng thịt bắt vợ ăn. Người vợ sợ hãi vội bỏ chạy đi. Câu chuyện sau đó bị nhiều người biết, vợ Khương Tử Nha không còn dám đầu độc ông nữa, còn hàng xóm láng giềng thì ai nấy học cách dùng nhánh trúc ăn cơm.


Đôi đũa trong văn hóa Á Đông   Dua17_10

Truyền thuyết này không phù hợp với lịch sử. Khương Tử Nha sống cùng thời vua Trụ nhà Thương, đã có vua Trụ dùng đũa ngà voi, vậy thì đũa trúc của Khương Tử Nha không phải nguồn gốc đầu tiên của đũa.

* Truyền thuyết về Đại Vũ trị thuỷ

Một truyền thuyết phổ biến trong dân gian cho rằng đôi đũa được Hoàng đế Hạ Vũ tìm ra. Hạ Vũ nổi tiếng là một vị vua nhân cách đạo đức ngay thẳng và có tài chống lũ lụt.

Trong một giai đoạn lịch sử, khi đất nước mà ông trị vì liên tục bị lũ lụt nghiêm trọng đe dọa, vì quá bận rộn với công việc cải cách hệ thống những con đê để kiểm soát nước nên Hạ Vũ không thể dành thời gian để gặp vợ và con mình, không thể cùng họ dùng một bữa cơm tươm tất.


Đôi đũa trong văn hóa Á Đông   Dua1010

Một lần nọ, khi cùng những binh lính đến một hòn đảo, Hạ Vũ đích thân chuẩn bị dụng cụ nấu ăn và lửa để nấu thịt. Vì quá đói do làm việc cật lực dưới trời mưa lớn và nước ngập mọi nơi, đồng thời muốn rút ngắn thời gian ăn uống để quay lại công việc, ông đã bẻ hai nhành cây nhỏ từ một cành cây gần đó và dùng chúng để trực tiếp gắp thịt thả vào nồi nước đang sôi. Những người hầu cận và binh lính có mặt lúc đó cũng bắt chước ông. Và cây đũa đã ra đời trong hoàn cảnh như vậy.

Truyền thuyết này nếu tính theo thời gian thì lại khá hợp lý. Tuy nhiên, cũng không có gì khảo chứng chuẩn xác điều này.

Truyền thuyết Trầu Cau

Trong văn hóa Việt có một câu chuyện dân gian chứng minh cho sự ra đời rất sớm của đôi đũa, đó là sự tích Trầu Cau. Câu chuyện ra đời từ thời vua Hùng, trước cả thời nhà Thương và trước khi đến 1000 năm Bắc thuộc. Khi cô gái dọn cơm cho anh em Tân và Lang, cô chỉ dọn một đôi đũa để thử lòng hai anh em xem ai sẽ nhường ai trước. Tuy đến nay chưa thể khẳng định người Việt sáng tạo ra đũa trước nhưng có thể thấy rằng đôi đũa trở thành một biểu tượng văn hóa của người Việt Nam.


Đôi đũa trong văn hóa Á Đông   Dua0110

Có người cho rằng động tác dùng đũa gắp thức ăn ở Việt Nam phỏng theo con chim dùng mỏ để nhặt hạt. Những biểu tượng như chim hồng, chim hạc ở Việt Nam đều là loài có mỏ dài, sử dụng mỏ để mổ thức ăn.

Nếu khảo sát các vùng văn hóa thì đôi đũa chỉ hiện diện trong vùng văn hóa Viễn Đông (Trung Hoa, Nhật, Triều Tiên, Việt Nam) có nghĩa đôi đũa được phát minh tại đây và có lẽ trên vùng văn minh nông nghiệp của Bách Việt miền Hoa Hạ, tại sao? Tổ tiên người Trung Hoa xưa đến từ phía Tây lưu vực sông Hoàng Hà sống chủ yếu với nền văn minh nông nghiệp khô, tức là ăn bốc bằng tay mà không dùng đũa. Khi bắt đầu kéo quân về thôn tính vùng đất phương Nam, đó là vùng Đông Nam Á thì họ mới bắt đầu có nền văn minh lúa nước. Nền văn minh này sử dụng thức ăn chính là hạt gạo nhỏ, ngắn và thường dính với nhau, lúc này việc dùng đũa trở nên hiệu quả.


Đôi đũa trong văn hóa Á Đông   Dua1210

Có nhiều câu chuyện khác sinh ra lý giải về nguồn gốc của đôi đũa. Nhưng có những câu chuyện thiết thực hơn về sự ra đời của đôi đũa là ở thời đại trước, khi dân số ngày càng gia tăng, lương thực trở nên khan hiếm thì con người dùng cách chia thức ăn ra thành từng miếng nhỏ để nấu được nhiều bữa, tiết kiệm hơn. Và đôi đũa ra đời là để có thể chia, gắp thức ăn thành nhiều mẩu bé. Vì dân Việt gốc nông nghiệp, trâu bò dùng để cày bừa, thức ăn chính là ngũ cốc, rau cá. Miếng thịt rất hiếm quí nên nếu có thì phải cắt nhỏ xào nấu cho cả nhà ăn vì vậy phải dùng đôi dũa để gắp. Trái lại, dân du mục chăn nuôi phía bắc Hoa Hạ cũng như người Âu, ẩm thực chú trọng đến cắt, xiên những miếng thịt lớn nên cần có dao và ngón tay, rồi nĩa thay ngón tay khi văn minh hơn.
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

Đôi đũa trong văn hóa Á Đông   Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đôi đũa trong văn hóa Á Đông    Đôi đũa trong văn hóa Á Đông   I_icon13Fri 18 Jun 2021, 12:00

Loại đũa

Đũa của người Việt thân tròn để mộc, đầu đũa không quá nhọn. Đũa của Trung Quốc dài và thẳng, đầu đũa tròn.

Người Nhật dùng đũa ngắn, đầu đũa tròn và nhọn. Người Nhật đa phần đều ăn “cơm suất”, nên không cần dùng đũa dài. Đầu đũa thường được vót nhọn cho dễ gỡ xương vì người Nhật thích ăn cá.

Đũa của người Nhật chủ yếu là đũa mộc, họ có thói quen dùng đũa một lần. Loại đũa này đa phần được nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc các nước Đông Nam Á, vì người Nhật rất chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường trên hòn đảo của mình.

Cả Nam Hàn và Bắc Triều Tiên đều không dùng đũa trúc hay đũa mộc mà dùng đũa kim loại. Từ thời xa xưa, người Hàn đã thích sử dụng kim loại. Bởi vì các món ăn của người Hàn thường nóng và nhiều dầu mỡ, họ cho rằng dùng kim loại sẽ ít bị chảy chất sơn như nhựa hay bong tróc như gỗ. Mặc khác, tương truyền rằng người dân Triều Tiên hayg dùng các loại gia vị màu đỏ, nếu sử dụng đũa trúc hay đũa mộc lâu ngày đầu đũa sẽ bị nhuộm đỏ và phải vứt bỏ. Trên bán đảo này, trước kia các vị đại vương, đại thần và người giàu có đều dùng đũa vàng, đũa bạc, còn dân tình phổ thông chỉ có thể dùng đũa sắt, đũa nhôm. Ngày nay những đôi đũa inox trở nên thịnh hành.

Đôi đũa của người Hàn Quốc cũng không tròn như của Việt Nam hay Trung Quốc, cũng không trên to dưới nhỏ như ở Nhật Bản, mà có hình dẹt dài.

Ở Việt Nam, thông dụng nhất vẫn là đũa tre, đũa gỗ. Dọc khắp đất nước đâu đâu cũng có sự xuất hiện của lũy tre làng. Người Việt Nam dùng tre để làm đũa vì nguyên liệu có sẵn, dễ tìm. Thường người nông dân tự vót lấy đũa thành thanh vuông, một đầu được vót tròn để dễ gắp thức ăn. Có một câu ca dao về việc vót đũa như sau:

“Đời cha cho chí đời con,
Muốn vót cho tròn thì hãy đẽo vuông”

Cũng chỉ có ở Việt Nam mới có đũa để xới cơm từ nồi ra bát, đó là dạng đũa cả lớn, dẹt và làm từ tre hoặc gỗ. Trước khi xới cơm, muốn cơm không dính thì nhúng đũa cả vào nước, sau khi xới cơm thì dùng chiếc đũa nọ gạt cơm ra khỏi chiếc kia chứ không được gõ vào thành tạo tiếng động.

Mỗi miền ở nước Việt lại tạo cho mình một nét văn hóa độc đáo khác nhau, nhưng điểm chung là đều sử dụng đũa. Ở miền Bắc bao trùm là tre nên người dân dùng thanh tre già để gọt đũa, miền Nam lại chủ yếu là những tán dừa nên họ sử dụng dừa để làm đũa. Hiện nay cùng với sự gia tăng dân số nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu cho người dùng thì có nhiều chất liệu sản xuất đũa hơn như nhựa, inox, nhôm..

Đũa của vua làm bằng tre già khẳm lá vót xong thì dùng dăm tre chuốt cho bóng láng, bỏ vào nồi hấp rồi phơi khô trước khi nhập kho. Đũa vua dùng phải thay đổi hằng ngày, loại đũa ngà không tiện dụng vì hơi nặng đối với tay nhà vua. Ngày xưa, vua thường dùng đũa gỗ “Kim giao” (Podocarpus macrophyllus) để phát hiện các độc tố. Cây kim giao có thân cây cỡ nhỏ mọc nhiều trên núi vùng Lạng Sơn, Cao bằng. Gỗ màu trắng ngà, nhẹ và dai có đặc tính ngả san màu đen nếu gặp chất độc vì vậy mà gọi là «đũa đổi màu» hay «đũa tiến vua».

Hiện nay kỹ nghệ Việt Nam sản xuất rất nhiều loại đũa gỗ quí như đũa gỗ kim giao, gỗ mun, trắc đỏ, gỗ dừa, đàn hương, căm xe…

Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

Đôi đũa trong văn hóa Á Đông   Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đôi đũa trong văn hóa Á Đông    Đôi đũa trong văn hóa Á Đông   I_icon13Tue 22 Jun 2021, 09:23

Tại sao người Hàn Quốc thích dùng đũa kim loại?

Một số lý giải cho việc người Hàn Quốc dùng đũa kim loại như sau:

1. Người Hàn Quốc từ xa xưa đã rất thích kim loại, ngày xưa người giàu thì dùng thìa vàng đũa bạc, trung lưu thì dùng đồng, còn nhà thường dân cũng phải cố sắm một bộ bằng sắt, sau thời công nghiệp hóa thì nhà nghèo dùng thìa đũa nhôm, còn bây giờ hầu như dùng thép không gỉ (inox).

2. Người Hàn Quốc dùng đũa kim loại để đảm bảo vệ sinh. Dùng đũa gỗ hay bị bong tróc, còn dùng kim loại khi nhúng vào món nóng sẽ không có chất sơn hay nhựa chảy ra.

Ngoài ra đũa kim loại rất bền, không bị gãy vỡ. Nhiều nhà hàng Hàn Quốc còn sắm cả bộ bát đĩa bằng sắt cho kinh tế. Cũng vì lý do bền nên những bộ đĩa, bát hay đũa, thìa bằng kim loại cũng trở thành món quà tặng cho các đôi vợ chồng mới cưới, với mong muốn chúc vợ chồng sống bên nhau hòa thuận đến đầu bạc răng long.

3. Người Hàn Quốc hay ăn các món nướng (thịt, hải sản nướng), các loại canh hay thức ăn tẩm gia vị tương ớt, có màu đỏ hay mùi mắm. Vì thế dùng đũa sắt sẽ không bị bén lửa, lại dễ rửa, dễ khử trùng, khử mùi hôi.



Đôi đũa trong văn hóa Á Đông   Dua1810


4. Hàn Quốc là đất nước ít tài nguyên nên có bao nhiêu rừng họ… quây lại hết để bảo vệ môi trường và… nhập gỗ từ nước khác về dùng.

Trong khi đó công nghệ đúc gang, đúc thép thì ngày càng phát triển đạt trình độ hàng đầu thế giới. Vì thế dùng đũa sắt cũng là một trong những sản phẩm của nhà trồng được ở Hàn Quốc.

Nếu bạn được người Hàn Quốc mời dùng cơm bằng những đôi đũa làm bằng kim loại quý (vàng, bạc…) hoặc chạm khắc hoa văn cầu kỳ có nghĩa là bạn đã trở thành khách đặc biệt của họ.

Nhưng tại sao phải là đầu dẹt?

Đũa sắt ở Hàn Quốc có hai loại: loại đầu tròn và đầu dẹt.



Đôi đũa trong văn hóa Á Đông   Dua1910


Thời xưa, người phụ nữ phong kiến Hàn Quốc phải hầu chồng 3 bữa cơm thịnh soạn sau đó phải bưng từng đĩa lớn đĩa nhỏ lên bàn. Chiếc đũa hình dáng dẹt có thể tránh được việc đũa bị lăn, hay rơi khi xếp nhiều món lên bàn.

Chiếc đũa dẹt còn giống như một chiếc kéo dùng để xắn các loại mì, miến khi ăn.

Chỉ trừ món mì lạnh, do sợi mì dai, ngâm trong nước lạnh nên khó xắn, còn lại đũa sẽ đóng vai trò của chiếc kéo, có thể “cắt”, gỡ các loại thức ăn rất tiện dụng và dễ dàng hơn đũa vuông tròn.

(Theo D'Annam)
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Đôi đũa trong văn hóa Á Đông   Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đôi đũa trong văn hóa Á Đông    Đôi đũa trong văn hóa Á Đông   I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Đôi đũa trong văn hóa Á Đông
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Hình tượng con mèo trong văn hóa dân gian
» 9 đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Việt Nam
» Vay mượn trong Văn Học Cổ Việt Nam
» Diễn văn trong lễ tốt nghiệp của một tiến sĩ
» Cảnh mộ của gia quyến Khổng Tử bị đào trong thời Cách mạng Văn hóa
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: GIẢI TRÍ :: Quê Hương yêu dấu :: Phong tục tập quán-