Bài viết mới | 7 chữ by Tinh Hoa Today at 00:49
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 22:20
Lan Đào Viên 5 by buixuanphuong09 Sat 03 Jun 2023, 19:10
TÌNH YÊU CÂY CỎ ĐV 12 by buixuanphuong09 Sat 03 Jun 2023, 15:35
8 chữ by Tinh Hoa Sat 03 Jun 2023, 11:12
Hội thảo khoa học “Cách viết bài vị và văn cúng bằng Tiếng Việt” by buixuanphuong09 Fri 02 Jun 2023, 14:41
Phụ huynh "giật mình" khi biết lớp con 37/37 đều đạt học sinh giỏi by Trà Mi Fri 02 Jun 2023, 09:40
NÀNG ĐI MUA CUA by Phương Nguyên Fri 02 Jun 2023, 06:29
Một thoáng mây bay 9 by Ai Hoa Wed 31 May 2023, 10:11
Lục bát by Tinh Hoa Wed 31 May 2023, 06:22
LÀM GÌ CÓ “THẦN TRỐNG ĐỒNG”? by Trà Mi Tue 30 May 2023, 09:49
Vài ý kiến về vụ án “Cô giáo Lê Thị Dung” ở Nghệ An by Trà Mi Tue 30 May 2023, 09:13
EM LA Cô Gái Bạc Liêu by nguoidienviyeunguoi Tue 30 May 2023, 09:07
Chính sách cải cách ruộng đất Việt Nam (1954-1995) by Trà Mi Tue 30 May 2023, 08:36
CHUYỆN NGHỀ .. by Trà Mi Tue 30 May 2023, 08:22
NHƯỢC NGUYỆT. by Trà Mi Tue 30 May 2023, 08:18
Chút tâm tư by tâm an Tue 30 May 2023, 03:37
VIỆT NAM "THUỘC TRUNG QUỐC" BAO GIỜ? by Ai Hoa Mon 29 May 2023, 10:35
MÈO HOANG by buixuanphuong09 Sun 28 May 2023, 16:08
MÈO ĐẾN THÌ KHÓ, CHÓ ĐẾN THÌ GIÀU by Ai Hoa Sun 28 May 2023, 14:26
Đem 3280 tỷ làm đồ giả ngắm chơi! by Ai Hoa Sun 28 May 2023, 14:24
Thế giới Tình yêu by nguoidienviyeunguoi Sat 27 May 2023, 18:39
HÒ Ơ Ơ by nguoidienviyeunguoi Sat 27 May 2023, 18:24
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Fri 26 May 2023, 11:16
GÓC VƯỜN ĐÀO XƯỚNG HỌA 2023 by mytutru Fri 26 May 2023, 00:51
Chọn Cách Trả Nghiệp SC Đào Liên by mytutru Thu 25 May 2023, 21:52
Trang thơ Quang Dự by quangdu Thu 25 May 2023, 20:47
Lược sử Ukraine by Trà Mi Mon 22 May 2023, 13:14
Holodomor (Голодомо́р), nạn đói ở Ukraine by Trà Mi Mon 22 May 2023, 12:54
Ca Dao by bounthanh sirimoungkhoune Sun 21 May 2023, 22:25
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
| | "Da trắng vỗ bì bạch" và những câu đáp mới | |
| Tác giả | Thông điệp |
---|
Thanh USA

Tổng số bài gửi : 5 Registration date : 08/11/2020
 | Tiêu đề: "Da trắng vỗ bì bạch" và những câu đáp mới Sun 08 Nov 2020, 21:33 | |
| "Da trắng vỗ bì bạch" và những câu đáp mới Người ra câu đối "Da trắng vỗ bì bạch" là Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm (1705-1749). Tương truyền có một hôm, khi bà Điểm đang tắm, Trạng Quỳnh đòi vào tắm chung. Bà Điểm ra câu đối "Da trắng vỗ bì bạch" và nói khích nếu Trạng Quỳnh đáp được câu đối bà đưa ra, bà sẽ cho ông vào tắm chung. Trải qua gần 300 năm, các câu đáp được đưa ra rất nhiều. Hầu hết các câu đáp chỉ thỏa mãn một vài qui tắc về luật đối: đối từ, đối ý, đối vần (hoặc còn gọi là đối thanh - bằng trắc), cách chơi chữ, cộng thêm ngữ cảnh, tình tiết, âm thanh, hình ảnh và đòi hỏi tất cả các chữ trong câu đáp phải gồm các chữ thuần Việt, nhưng hình như chưa có câu đáp nào thỏa mãn hết tất cả các đòi hỏi đó. Ðể đóng góp cho văn hóa Việt Nam, gần đây có 4 câu đáp tương đối hoàn chỉnh mới được nghĩ ra. Tôi có một người thân thích làm thơ (một nhà thơ dân giã) nhớ đến dòng nước xanh trên một dòng sông mà cô ta thấy lúc còn nhỏ nên lấy bút hiệu là Thủy Lục (nước xanh). Thủy lục là nước xanh. Nước xanh là thủy lục. Từ đó dựa theo câu đáp "Trời xanh màu thiên thanh" mà có câu đáp "Nước xanh màu thủy lục" [1]. Ðiều lạ là câu đáp đơn giản này chưa bao giờ được lưu truyền trong nhân gian hoặc ghi chép trong sách vỡ. Tra cứu thêm về các câu đáp cho câu đối "Da trắng vỗ bì bạch", tôi có thêm 3 câu đáp khác khá hoàn chỉnh đã được nghĩ ra. Chơi láng quất sành sạch Ngựa vô luồn mã phi Ngựa vô nước mã phi "Chơi láng quất sành sạch" dựa theo cách đối âm, đối ý của "Da trắng vỗ bì bạch". Chữ "chơi" có thể hiểu là tay chơi hoặc khách làng chơi, có nghĩa một người "sành" (điệu) / sành (sỏi). "Láng" cũng có nghĩa "sạch" (như láng sạch hoặc sạch láng). Sành sạch là âm thanh đối lại với âm thanh bì bạch. Các từ đối bì da / bạch trắng, sành chơi / sạch láng hoặc đảo ngược lại da bì / trắng bạch, chơi sành / láng sạch đều là các chữ thuần Việt và dều nghe xuôi tai cả. Có nhiều ý kiến cho rằng "da" là một bộ phận thân thể chỉ có thể đáp tốt nhất bằng những bộ phận thân thể tương xứng như môi, mắt, mũi, tay, v..v... Dựa theo đó, hai chữ "chơi láng" có thể hiểu là người chơi (tay chơi hoặc khách làng chơi) có dáng điệu bên ngoài láng o / láng bóng. "Láng" là một tính từ đối lại với chữ "trắng" cũng là một tính từ. Về nghệ thuật đảo ngược bì bạch thành bạch bì (từ Hán có nghĩ là da trắng), nếu đảo ngược sành sạch thành sạch sành cũng có không thay đổi ý nghĩa của nó như trong câu thơ "sạch sành sanh vét cho đầy túi tham" (trích truyện Kiều) có nghĩa là vơ vét cho hết sạch, vét cho cạn kiệt. Bàn về từ "vỗ": vỗ có nghĩa là đánh nhẹ vào, trong khi từ đối lại "quất" có thể hiểu ngầm là quất ngựa truy phong (nghĩa đen: quất mạnh vào con ngựa cho nó chạy thật nhanh, nghĩa bóng: chơi xong rồi chạy lẹ) Câu đáp này thuộc loại tục mà thanh, thanh mà tục. Ở sòng bài (casino), "chơi láng quất sành sạch" có nghĩa chơi một ván cho hết tiền (tiếng Mỹ gọi là "All in"). "Ngựa vô luồn mã phi" là câu đáp cho "Da trắng vỗ bì bạch" trong cách đối vần (đối thanh) cho tất cả các chữ trong câu đáp. Xét riêng về chữ "vô": vô có nghĩa là không, nếu là tính từ, tức không màu và vần bằng, coi như đúng qui tắc đối từ và đối vần (đối thanh) khi đối với chữ "trắng". Vô có nghĩa là không, đối với phi, phi cũng có nghĩa là không (phi thương bất phú, không buôn bán thì không làm giàu được). Vô cũng là giới từ (đi vô nhà, đi ra đi vô, ngựa vô nước kiệu, ...). Cũng giống như "bì bạch", "mã phi" có thể được coi là một từ thuần Việt. Mã phi nghĩa là ngựa phi. Không hiểu lý do gì người Việt dùng "quất ngựa truy phong" mà không nói hoặc viết "quất mã truy phong" (đánh ngựa đuổi gió)? Xem ra "mã" và "ngựa" có thể dùng thay thế cho nhau. Như khi đánh cờ tướng, người ta thường gọi các quân cờ xe pháo ngựa hoặc xe pháo mã, cả hai cách gọi đều có nghĩa như nhau, cho nên khi nói "mã phi" tức là "ngựa phi". Nói về cách dùng từ Hán Việt: đảo ngược của "bì bạch" là "bạch bì", một từ Hán Việt, đảo ngược "mã phi" là "phi mã" cũng là một từ Hán Việt. Mã phi có nghĩa ngựa chạy, ngựa nhảy, ngựa phi. Phi mã: nhảy ngựa (cũng có thể hiểu theo nghĩa bóng), tiếng Hán nghĩa là ngựa chạy, ào ạt, nhanh chóng (lạm phát phi mã). Chữ "ngựa" thường hay dùng chung với đĩ ngựa, ngựa đực. Chữ "luồn" như luồn chỉ qua lỗ kim (động từ) hoặc một luồn chỉ / ống chỉ / cuộn chỉ (danh từ), biểu tượng cho sự lập đi lập lại một cách tuần hoàn. Khi quất cho ngựa đi hoặc chạy, nếu ngựa đi chậm, người ta gọi là ngựa vô nước kiệu, khi ngựa chạy nhanh, đó là ngựa vô nước đại, hoặc có thể gọi là "ngựa vô nước mã phi" (ngựa vô nước ngựa phi). Câu đáp "ngựa vô luồn mã phi" tưởng như hoàn chỉnh về mọi qui tắc đối từ, đối ý, đối vần (đối thanh - bằng trắc), cách chơi chữ, cộng thêm ngữ cảnh, tình tiết, âm thanh, hình ảnh và đòi hỏi tất cả các chữ trong câu đáp phải gồm các chữ thuần Việt. Thế nhưng xét về chữ "vô", nếu "vô" nghĩa là không, có nghĩa là không màu để đối lại chữ "trắng", như vậy "ngựa vô" có nghĩa là gì? Là ngựa tàng hình à? Chữ "vô" vừa là chữ Việt (vô nhà / ra vô / đi ra đi vô / đi vô đi / vô lưới) vừa là từ Hán Việt (vô gia cư - không phải "vô nhà" mà là không nhà / vô trách nhiệm / vô tâm / vô cảm [xúc] / vô duyên / vô tư [lự] / vô đạo đức / vô liêm sĩ / v..v...). Nếu là chữ Việt thì vô là giới từ (preposition), không phải là tính từ (adjective), cho nên không theo đúng qui tắc đối từ vì "vô" trong câu đáp được dùng theo nghĩa "đi vô", chứ không theo nghĩa "không có". Nhưng nếu đổi thành "Ngựa không luồn mã phi" cũng không ổn. Coi như không thỏa đáng để đối với chữ trắng (màu trắng) trong "Da trắng vỗ bì bạch". Nhưng dầu sao đi nữa, "ngựa vô luồn mã phi" cũng khá gần hoàn chỉnh. "Ngựa vô nước mã phi" cũng là câu đáp khá hoàn chỉnh. Chữ "nước" tức là nước bước (động từ) đối lại với "vỗ" (động từ). Cũng như da trắng không tự "vỗ", con ngựa không tự có "nước" bước mà phải bị đánh / quất (mạnh) mới chịu cất nước bước và tùy theo bị đánh nhẹ hay quất mạnh mà con ngựa có nước kiệu hay nước đại hay nước ngựa phi (mã phi). Hành động và cường độ con ngựa bị đánh / quất có thể được hiểu ngầm qua nước đi của nó, giống như chữ "vỗ" cũng được hiểu ngầm (ai vỗ và vỗ cái gì để có tiếng bì bạch?). Cho nên, để có "nước" mã phi, con ngựa sẽ bị quất rất mạnh, đối lại rất chỉnh với "vỗ" bì bạch (đánh nhẹ vào). Giống như đề cập phía trên, khi quất cho ngựa đi hoặc chạy, nếu ngựa đi chậm, người ta gọi là ngựa vô nước kiệu, khi ngựa chạy nhanh, đó là ngựa vô nước đại, hoặc có thể gọi là "ngựa vô nước mã phi" (ngựa vô nước ngựa phi). Câu đáp này cũng có thể được xếp vào thể loại thanh mà tục. Nghĩa đơn thuần là quất cho ngựa chạy nhanh, phi nhanh. "Ngựa vô nước mã phi" đồng nghĩa với "quất ngựa truy phong" - đánh ngựa đuổi gió - (nghĩa đen: đánh con ngựa cho nó chạy thật nhanh, nghĩa bóng: có 2 nghĩa bóng - động tác trong phòng the / chơi xong rồi chạy lẹ). Nguyễn văn Thành - USA (10/2020)---- Khi xưa, đối thanh có nghĩa là đối thanh âm (âm thanh), khác với đối vần (bằng/trắc). Các thể loại đối: đối chữ (hoặc đối từ | từ ngữ), đối ý, đối vần, đối thanh (hoặc đối âm), đối hình (hình tượng), đối cảnh (cảnh trí, cảnh vật).[1] [Video] Về Phong Nha ngắm sông Son thơ mộng màu xanh thủy lục https://www.vietnamplus.vn/video-ve-phong-nha-ngam-song-son-tho-mong-mau-xanh-thuy-luc/615677.vnp
Được sửa bởi Thanh USA ngày Mon 09 Nov 2020, 19:21; sửa lần 2. |
|  | | Thanh USA

Tổng số bài gửi : 5 Registration date : 08/11/2020
 | Tiêu đề: "Da trắng vỗ bì bạch" và 7 câu đáp Mon 09 Nov 2020, 00:41 | |
| "Da trắng vỗ bì bạch" và 7 câu đáp
##### Câu đáp 1 #####
Da trắng vỗ bì bạch Chuột nhắt nhỏ tí ti (*)
(*) tý ti
##### Câu đáp 2 #####
Da trắng vỗ bì bạch Tương đen chèn dầu hắc (*)
Dầu hắc: nhựa đường Tương đen: tương ăn phở
(*) chèn: chèn ép, kê vô, chận lại
Da trắng vỗ bì bạch Tương đen ép dầu hắc (**)
(**) ép: ép dầu ép mỡ ... ai nỡ ép duyên Có thể hiểu theo nghĩa ép duyên thời xưa
Dầu hắc = dầu màu đen = xì dầu (Tương đen ép duyên xì dầu)
##### Câu đáp 3 #####
Da trắng vỗ bì bạch Mẹ tôi ngàn mẫu tự (*) (**) [1]
(*) tự: giống như "tự sát" (tôi tự giết tôi) (**) Mẹ tôi ngàn chữ mẹ
##### Câu đáp 4 #####
Da trắng vỗ bì bạch (Trời xanh màu thiên thanh) Nước xanh màu thủy lục
##### Câu đáp 5 #####
Da Trắng vỗ bì bạch Chơi láng quất sành sạch
##### Câu đáp 6 #####
Da trắng vỗ bì bạch Ngựa vô luồn mã phi
##### Câu đáp 7 #####
Da trắng vỗ bì bạch Ngựa vô nước mã phi
Nguyễn văn Thành (10/2020)
----
[1] Mẹ Tôi Ngàn Mẫu Tự !
Mẹ tôi ngàn mẫu tự ! Ngàn tiếng hát lời ca Cả trời đất bao la Ngợi ca tình yêu Mẹ !
Mẹ tôi ngàn mẫu tự ! Thuở "cắt rốn chôn nhau" Ơn mang nặng đẻ đau Cưu mang tôi thành người
Mẹ tôi ngàn mẫu tự ! Lời ca dao ngọt ngào Ru tôi vào giấc ngủ Trẻ thơ hay giật mình
Mẹ tôi ngàn mẫu tự ! Biết bao sự hy sinh Bao đêm trường thức trắng Bao sương gió dãi dầu
Mẹ tôi ngàn mẫu tự ! Như một quyển sách dầy Chứa biết bao chuyện kể Chuyện nhân nghĩa ở đời
Mẹ tôi ngàn mẫu tự ! Dòng suối nước Trời ban Nuôi đời tôi khôn lớn Dạy dỗ tôi nên người
Mẹ tôi ngàn mẫu tự ! Ngàn tiếng hát lời ca Cả biển rộng bao la Không đong đầy tình Mẹ !
NVT (4/2010) |
|  | | chuoigia
Tổng số bài gửi : 804 Registration date : 18/06/2017
 | Tiêu đề: Re: "Da trắng vỗ bì bạch" và những câu đáp mới Mon 09 Nov 2020, 05:39 | |
| Chào mừng anh Thanh USA đã tham gia vào diễn đàn ĐVTC. Chúc anh có được nhiều niềm vui khi sinh hoạt nơi đây! chuoigia xin ké một câu đáp góp vui với anh nha: ÓC DÀY SOI NÃO NÙNG (cg) Câu này chỉ là đối từ loại cho vui chứ cg không biết giải nghĩa ra sao để nghe cho thuận tai đây.  |
|  | | Thanh USA

Tổng số bài gửi : 5 Registration date : 08/11/2020
 | Tiêu đề: Re: "Da trắng vỗ bì bạch" và những câu đáp mới Mon 09 Nov 2020, 10:59 | |
| "Da trắng vỗ bì bạch" và những câu đáp mới Người ra câu đối "Da trắng vỗ bì bạch" là Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm (1705-1749). Tương truyền có một hôm, khi bà Điểm đang tắm, Trạng Quỳnh đòi vào tắm chung. Bà Điểm ra câu đối "Da trắng vỗ bì bạch" và nói khích nếu Trạng Quỳnh đáp được câu đối bà đưa ra, bà sẽ cho ông vào tắm chung. Trải qua gần 300 năm, các câu đáp được đưa ra rất nhiều. Hầu hết các câu đáp chỉ thỏa mãn một vài qui tắc về luật đối: đối từ, đối ý, đối vần (hoặc còn gọi là đối thanh - bằng trắc), cách chơi chữ, cộng thêm ngữ cảnh, tình tiết, âm thanh, hình ảnh và đòi hỏi tất cả các chữ trong câu đáp phải gồm các chữ thuần Việt, nhưng hình như chưa có câu đáp nào thỏa mãn hết tất cả các đòi hỏi đó. Ðể đóng góp cho văn hóa Việt Nam, gần đây có 4 câu đáp tương đối hoàn chỉnh mới được nghĩ ra. Tôi có một người thân thích làm thơ (một nhà thơ dân giã) nhớ đến dòng nước xanh trên một dòng sông mà cô ta thấy lúc còn nhỏ nên lấy bút hiệu là Thủy Lục (nước xanh). Thủy lục là nước xanh. Nước xanh là thủy lục. Từ đó dựa theo câu đáp "Trời xanh màu thiên thanh" mà có câu đáp "Nước xanh màu thủy lục" [1]. Ðiều lạ là câu đáp đơn giản này chưa bao giờ được lưu truyền trong nhân gian hoặc ghi chép trong sách vỡ. Tra cứu thêm về các câu đáp cho câu đối "Da trắng vỗ bì bạch", tôi có thêm 3 câu đáp khác khá hoàn chỉnh đã được nghĩ ra. Chơi láng quất sành sạch Ngựa vô luồn mã phi Ngựa vô nước mã phi "Chơi láng quất sành sạch" dựa theo cách đối âm, đối ý của "Da trắng vỗ bì bạch". Chữ "chơi" có thể hiểu là tay chơi hoặc khách làng chơi, có nghĩa một người "sành" (điệu) / sành (sỏi). "Láng" cũng có nghĩa "sạch" (như láng sạch hoặc sạch láng). Sành sạch là âm thanh đối lại với âm thanh bì bạch. Các từ đối bì da / bạch trắng, sành chơi / sạch láng hoặc đảo ngược lại da bì / trắng bạch, chơi sành / láng sạch đều là các chữ thuần Việt và dều nghe xuôi tai cả. Có nhiều ý kiến cho rằng "da" là một bộ phận thân thể chỉ có thể đáp tốt nhất bằng những bộ phận thân thể tương xứng như môi, mắt, mũi, tay, v..v... Dựa theo đó, hai chữ "chơi láng" có thể hiểu là người chơi (tay chơi hoặc khách làng chơi) có dáng điệu bên ngoài láng o / láng bóng. "Láng" là một tính từ đối lại với chữ "trắng" cũng là một tính từ. Về nghệ thuật đảo ngược bì bạch thành bạch bì (từ Hán có nghĩ là da trắng), nếu đảo ngược sành sạch thành sạch sành cũng có không thay đổi ý nghĩa của nó như trong câu thơ "sạch sành sanh vét cho đầy túi tham" (trích truyện Kiều) có nghĩa là vơ vét cho hết sạch, vét cho cạn kiệt. Bàn về từ "vỗ": vỗ có nghĩa là đánh nhẹ vào, trong khi từ đối lại "quất" có thể hiểu ngầm là quất ngựa truy phong (nghĩa đen: quất mạnh vào con ngựa cho nó chạy thật nhanh, nghĩa bóng: chơi xong rồi chạy lẹ) Câu đáp này thuộc loại tục mà thanh, thanh mà tục. Ở sòng bài (casino), "chơi láng quất sành sạch" có nghĩa chơi một ván cho hết tiền (tiếng Mỹ gọi là "All in"). "Ngựa vô luồn mã phi" là câu đáp cho "Da trắng vỗ bì bạch" trong cách đối vần (đối thanh) cho tất cả các chữ trong câu đáp. Xét riêng về chữ "vô": vô có nghĩa là không, nếu là tính từ, tức không màu và vần bằng, coi như đúng qui tắc đối từ và đối vần (đối thanh) khi đối với chữ "trắng". Vô có nghĩa là không, đối với phi, phi cũng có nghĩa là không (phi thương bất phú, không buôn bán thì không làm giàu được). Vô cũng là giới từ (đi vô nhà, đi ra đi vô, ngựa vô nước kiệu, ...). Cũng giống như "bì bạch", "mã phi" có thể được coi là một từ thuần Việt. Mã phi nghĩa là ngựa phi. Không hiểu lý do gì người Việt dùng "quất ngựa truy phong" mà không nói hoặc viết "quất mã truy phong" (đánh ngựa đuổi gió)? Xem ra "mã" và "ngựa" có thể dùng thay thế cho nhau. Như khi đánh cờ tướng, người ta thường gọi các quân cờ xe pháo ngựa hoặc xe pháo mã, cả hai cách gọi đều có nghĩa như nhau, cho nên khi nói "mã phi" tức là "ngựa phi". Nói về cách dùng từ Hán Việt: đảo ngược của "bì bạch" là "bạch bì", một từ Hán Việt, đảo ngược "mã phi" là "phi mã" cũng là một từ Hán Việt. Mã phi có nghĩa ngựa chạy, ngựa nhảy, ngựa phi. Phi mã: nhảy ngựa (cũng có thể hiểu theo nghĩa bóng), tiếng Hán nghĩa là ngựa chạy, ào ạt, nhanh chóng (lạm phát phi mã). Chữ "ngựa" thường hay dùng chung với đĩ ngựa, ngựa đực. Chữ "luồn" như luồn chỉ qua lỗ kim (động từ) hoặc một luồn chỉ / ống chỉ / cuộn chỉ (danh từ), biểu tượng cho sự lập đi lập lại một cách tuần hoàn. Khi quất cho ngựa đi hoặc chạy, nếu ngựa đi chậm, người ta gọi là ngựa vô nước kiệu, khi ngựa chạy nhanh, đó là ngựa vô nước đại, hoặc có thể gọi là "ngựa vô nước mã phi" (ngựa vô nước ngựa phi). Câu đáp "ngựa vô luồn mã phi" tưởng như hoàn chỉnh về mọi qui tắc đối từ, đối ý, đối vần (đối thanh - bằng trắc), cách chơi chữ, cộng thêm ngữ cảnh, tình tiết, âm thanh, hình ảnh và đòi hỏi tất cả các chữ trong câu đáp phải gồm các chữ thuần Việt. Thế nhưng xét về chữ "vô", nếu "vô" nghĩa là không, có nghĩa là không màu để đối lại chữ "trắng", như vậy "ngựa vô" có nghĩa là gì? Là ngựa tàng hình à? Chữ "vô" vừa là chữ Việt (vô nhà / ra vô / đi ra đi vô / đi vô đi / vô lưới) vừa là từ Hán Việt (vô gia cư - không phải "vô nhà" mà là không nhà / vô trách nhiệm / vô tâm / vô cảm [xúc] / vô duyên / vô tư [lự] / vô đạo đức / vô liêm sĩ / v..v...). Nếu là chữ Việt thì vô là giới từ (preposition), không phải là tính từ (adjective), cho nên không theo đúng qui tắc đối từ vì "vô" trong câu đáp được dùng theo nghĩa "đi vô", chứ không theo nghĩa "không có". Nhưng nếu đổi thành "Ngựa không luồn mã phi" cũng không ổn. Coi như không thỏa đáng để đối với chữ trắng (màu trắng) trong "Da trắng vỗ bì bạch". Nhưng dầu sao đi nữa, "ngựa vô luồn mã phi" cũng khá gần hoàn chỉnh. "Ngựa vô nước mã phi" cũng là câu đáp khá hoàn chỉnh. Chữ "nước" tức là nước bước (động từ) đối lại với "vỗ" (động từ). Cũng như da trắng không tự "vỗ", con ngựa không tự có "nước" bước mà phải bị đánh / quất (mạnh) mới chịu cất nước bước và tùy theo bị đánh nhẹ hay quất mạnh mà con ngựa có nước kiệu hay nước đại hay nước ngựa phi (mã phi). Hành động và cường độ con ngựa bị đánh / quất có thể được hiểu ngầm qua nước đi của nó, giống như chữ "vỗ" cũng được hiểu ngầm (ai vỗ và vỗ cái gì để có tiếng bì bạch?). Cho nên, để có "nước" mã phi, con ngựa sẽ bị quất rất mạnh, đối lại rất chỉnh với "vỗ" bì bạch (đánh nhẹ vào). Giống như đề cập phía trên, khi quất cho ngựa đi hoặc chạy, nếu ngựa đi chậm, người ta gọi là ngựa vô nước kiệu, khi ngựa chạy nhanh, đó là ngựa vô nước đại, hoặc có thể gọi là "ngựa vô nước mã phi" (ngựa vô nước ngựa phi). Câu đáp này cũng có thể được xếp vào thể loại thanh mà tục. Nghĩa đơn thuần là quất cho ngựa chạy nhanh, phi nhanh. "Ngựa vô nước mã phi" đồng nghĩa với "quất ngựa truy phong" - đánh ngựa đuổi gió - (nghĩa đen: đánh con ngựa cho nó chạy thật nhanh, nghĩa bóng: có 2 nghĩa bóng - động tác trong phòng the / chơi xong rồi chạy lẹ). Nguyễn văn Thành - USA (10/2020)----Khi xưa, đối thanh có nghĩa là đối thanh âm (âm thanh), khác với đối vần (bằng/trắc). Các thể loại đối: đối chữ (hoặc đối từ | từ ngữ), đối ý, đối vần, đối thanh (hoặc đối âm), đối hình (hình tượng), đối cảnh (cảnh trí, cảnh vật).[1] [Video] Về Phong Nha ngắm sông Son thơ mộng màu xanh thủy lụchttps://www.vietnamplus.vn/video-ve-phong-nha-ngam-song-son-tho-mong-mau-xanh-thuy-luc/615677.vnp
Được sửa bởi Thanh USA ngày Tue 10 Nov 2020, 12:32; sửa lần 2. |
|  | | Thanh USA

Tổng số bài gửi : 5 Registration date : 08/11/2020
 | Tiêu đề: Da trắng vỗ bì bạch Mon 09 Nov 2020, 11:37 | |
| Da trắng vỗ bì bạch Ngựa vô luồn mã phi
Nhóm 1: Hỏng ngay chữ đầu tiên, không đối thanh, hoặc trật từ loại (DA là danh từ, thanh bằng. Do đó câu đáp nào có từ đầu tiên trùng thanh bằng, hoặc không phải là danh từ đương nhiên bị loại)
- Ngựa: thanh sắc, danh từ, coi như đúng qui tắc 1.
Nhóm 2: Hỏng chữ thứ nhì (TRẮNG là tính từ chỉ màu sắc, thanh trắc. Câu đáp nào có chữ thứ nhì trùng thanh trắc và không phải là tính từ sẽ bị loại.)
- Vô: có nghĩa là không, nếu là tính từ tức không màu và thanh bằng, coi như đúng qui tắc 2. (Ngựa không màu là ngựa tàn hình, có mà như không, không mà như có, chỉ "cảm thấy" được thôi. Ngựa này là loại ngựa siêu đẳng, đọc tiếp sẽ biết). Vô cũng là giới từ (đi vô nhà, đi ra đi vô, nhảy vô, ngựa vô nước kiệu, ...). Vô có nghĩa là không, đối với phi, phi cũng có nghĩa là không (phi thương bất phú, không buôn bán thì không làm giàu được).
Nhóm 3: Hỏng chữ thứ ba (VỖ là động từ, thanh trắc. Do đó, câu đáp nào có chữ thứ ba trùng thanh trắc hoặc không phải là động từ cũng bị loại).
- Luồn: thanh bằng và là động từ (luồn lách, luồn chỉ qua lỗ kim), coi như đúng qui tắc 3.
Nhóm 4: Hai từ cuối không tượng thanh, không tượng hình, cũng không biểu cảm. Đương nhiên bị loại.
- Mã phi: nghĩa là ngựa chạy (ngựa phi, ngựa phi đường xa ..., cà rọc, cà rọc, cà rọc ..) vừa tượng thanh vừa tượng hình, coi như đúng qui tắc 4.
Nhóm 5: Có 2 từ cuối, tượng thanh, tượng hình hoặc biểu cảm, nhưng không nghịch thanh (cùng có 2 thanh bằng hoặc 2 thanh trắc)
- Mã phi: mã (thanh trắc), phi (thanh bằng) tức là nghịch thanh, coi như đúng qui tắc 5.
Nhóm 6: Có 2 từ cuối tượng thanh, tượng hình, hoặc biểu cảm và 2 từ này nghịch thanh (một trắc, một bằng). Đây là câu cho đáp án ĐÚNG (nếu 3 chữ đầu cũng đúng)
- Mã phi: Hai từ này nghịch thanh (một trắc, một bằng) vừa tượng thanh và tượng hình (như đề cập ở qui tắc 4). Vậy "Ngựa vô luồn mã phi" có phải là câu đáp án ÐÚNG không?
----- Chú thích thêm:
1. bì bạch / bạch bì mã phi / phi mã nghe rất xuôi tai. mã phi: ngựa chạy, ngựa nhảy, ngựa phi phi mã: nhảy ngựa (cũng có thể hiểu theo nghĩa bóng), tiếng Hán nghĩa là tăng cao ngất một cách ào ạt (lạm phát phi mã)
2. Ngựa: đĩ ngựa, ngựa đực
3. Chữ "luồn" như luồn chỉ qua lỗ kim (động từ) hoặc một luồn chỉ / ống chỉ / cuộn chỉ (danh từ), biểu tượng cho sự lập đi lập lại một cách tuần hoàn. Nếu dẹp u qua một bên thì mặc sức cho ngựa nhảy (mã phi). Không phải ngựa vô nước kiệu mà ngựa vô nước đại, có thể gọi là "ngựa vô nước mã phi" - ngựa vô ... ngựa nhảy.
Da trắng vỗ bì bạch Ngựa vô luồn mã phi
------ Tự Giải Ðáp:
Câu đáp "ngựa vô luồn mã phi" tưởng như hoàn chỉnh về mọi qui tắc đối từ, đối ý, đối vần (đối thanh - bằng trắc), cách chơi chữ, cộng thêm ngữ cảnh, tình tiết, âm thanh, hình ảnh và đòi hỏi tất cả các chữ trong câu đáp phải gồm các chữ thuần Việt.
Vô: vừa là chữ Việt (vô nhà / ra vô / đi ra đi vô / đi vô đi / vô chưa? / vô lẹ lên / thụt ra thụt vô / vô lưới - thủng lưới) vừa là từ Hán Việt (vô gia cư - không phải "vô nhà" mà là không nhà / vô trách nhiệm / vô tâm / vô cảm [xúc] / vô duyên / vô tư [lự] / vô đạo đức / vô liêm sĩ / v..v...). Nhưng nếu là chữ Việt thì vô là giới từ (preposition), không phải là tính từ (adjective), cho nên không theo đúng qui tắc 2 (qui tắc đối từ) vì "vô" trong câu đáp được dùng theo nghĩa "đi vô", chứ không theo nghĩa "không có". Nhưng nếu đổi thành "Ngựa không luồn mã phi" cũng không ổn. Coi như chữ trắng (màu trắng) trong "Da trắng vỗ bì bạch" làm nhiều người bị kẹt đạn.
Nhưng dầu sao đi nữa, "ngựa vô luồn mã phi" cũng khá gần hoàn chỉnh.
Thanh USA (10/31/2020) |
|  | | Trà Mi

Tổng số bài gửi : 6682 Registration date : 01/04/2011
 | Tiêu đề: Re: "Da trắng vỗ bì bạch" và những câu đáp mới Tue 10 Nov 2020, 06:47 | |
| |
|  | | Thanninh
Tổng số bài gửi : 1 Registration date : 07/03/2023
 | Tiêu đề: Re: "Da trắng vỗ bì bạch" và những câu đáp mới Tue 07 Mar 2023, 14:26 | |
| Nay tình cờ lướt web thấy post này. Ninh xin góp vui đối thử 1 câu ✍️ “Phòng tối nói xì xầm” Trắng cũng đồng nghĩa với sáng nên dùng tối để đối . Nói đối vỗ,đều là động từ . Xì xầm đối bì bạch,là từ tượng thanh. Bì bạch ngược lại là bạch bì là da trắng ,xì xầm ngược lại là sầm sì là trời tối, nên dù nói xuôi hay nói ngược cũng đều đối đc. Phòng tối nói xì xầm cũng ám chỉ tối nay 2 đứa mình xxx, ghé sát tai lại đây thì thầm a nói nhỏ 😉 |
|  | | Sponsored content
 | Tiêu đề: Re: "Da trắng vỗ bì bạch" và những câu đáp mới  | |
| |
|  | | |
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |