Bài viết mới | Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Today at 09:15
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Today at 02:06
Vua Trời Hỏi Phật by mytutru Yesterday at 22:10
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 21:56
BÀI GIẢNG RẤT HAY by mytutru Yesterday at 20:09
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Yesterday at 09:22
Những bài học thuộc lòng by buixuanphuong09 Yesterday at 06:46
Đường luật by Tinh Hoa Yesterday at 06:08
Kỳ thi Tú tài IBM ở Sài Gòn năm 1974 by Ai Hoa Sun 15 Sep 2024, 16:35
7 chữ by Tinh Hoa Sun 15 Sep 2024, 03:07
Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh by Trà Mi Sat 14 Sep 2024, 12:43
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Thu 12 Sep 2024, 07:44
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 11 Sep 2024, 11:42
Một thoáng mây bay 14 by Ai Hoa Wed 11 Sep 2024, 07:37
Tính cách của người Sài Gòn ngày xưa by Trà Mi Mon 09 Sep 2024, 08:28
Vinh Danh Trong Toàn Cầu Thập Bát Danh Nhân by Trà Mi Mon 09 Sep 2024, 07:21
Tin Thời Sự Và Những Bình Luận “Trái Chiều” by chuoigia Wed 04 Sep 2024, 21:29
Lục bát by Tinh Hoa Sat 31 Aug 2024, 23:09
Xe gắn máy tại miền Nam Việt Nam trước 1975 by Trà Mi Thu 29 Aug 2024, 14:22
Lưu Kỷ Niệm TX Ngọc Điền by mytutru Wed 28 Aug 2024, 16:25
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Tue 27 Aug 2024, 18:39
Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Tue 27 Aug 2024, 14:36
Một thoáng mây bay 5 by Ai Hoa Tue 27 Aug 2024, 14:22
CHIA ĐAU CÙNG PHƯƠNG NGUYÊN by Ai Hoa Mon 26 Aug 2024, 15:19
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Thu 22 Aug 2024, 03:13
TRANG THƠ LƯU NIỆM PHƯƠNG, LÝ by buixuanphuong09 Wed 21 Aug 2024, 15:30
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:35
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:26
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:23
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU by Phương Nguyên Tue 20 Aug 2024, 08:58
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
| | Nhạc Cổ Truyền Việt Nam tại Paris | |
| Tác giả | Thông điệp |
---|
Việt Đường
Tổng số bài gửi : 2141 Registration date : 21/08/2009
| Tiêu đề: Nhạc Cổ Truyền Việt Nam tại Paris Sat 19 May 2018, 16:45 | |
| Nhạc Cổ Truyền Việt Nam tại Paris
Có biết đến mới Thương, Thương mới quý và quý thì mình sẽ gìn giữ…
Hôm qua Trúc Tiên mơ thấy nội, chắc vì đang lo lắng cho chương trình nhạc ngũ cung ngày 13 tháng 5 tới đây. Thơ ấu ở quê nhà là quãng thời gian Trúc Tiên có nhiều kỷ niệm với nội nhất. Nhớ lắm những chiều tắt nắng, hai chung trà nhạt bên ánh đèn dầu leo lét, nội tằng tẳng tăng tăng búng dây đàn kìm rồi biểu hát. Hát chưa hết câu thì bị kí đầu, nội gắt : « Bây ca như đi chợ ! ». Hồi nhỏ, có bác Hai bên cạnh nhà cũng dạy học trò đàn cổ, tôi nghe các anh chị học đàn học hát : « Liu Tồn Liu Xáng U, cú trên đầu ba bữa còn u ». Thật vậy, mới hôm qua thôi, Trúc Tiên mơ mà cũng bị nội kí đầu, giờ cảm giác còn đau đau. Nhưng thà được kí mà còn có nội bên cạnh để dạy dỗ, để có thể hỏi nội những thắc mắc về nhạc cổ truyền. Hồi nhỏ, và bây giờ nữa, đối với Trúc Tiên nội là kho tàng quí báu, quyển tự điển sống vì chuyện gì nội cũng biết, mà có rất nhiều chuyện Trúc Tiên chưa biết.
Có nhiều tin nhắn, email hỏi Trúc Tiên về 2 buổi diễn Nhạc ngũ cung ngày 13 tháng 5 và ngày 24 tháng 6 tới đây. Có một câu hỏi chung là « khác biệt giữa nhạc Tây và nhạc Ta » ?
Trúc Tiên không phải nhà nghiên cứu âm nhạc, với cái nhìn đơn thuần (còn non lắm) của một người yêu âm nhạc cổ truyền Việt Nam, nghĩ gì thì Trúc Tiên nói đó, nếu các bác nào biết xin chỉ dạy thêm, Trúc Tiên chân thành cảm ơn. Mới hôm qua, anh nhà của Trúc Tiên nói là : « Chắc hồi nhỏ em ăn gan gấu ! ».
Thưa các anh chị, trong giáo dục của người Việt Nam mình, thường thì người lớn nói, người nhỏ nghe, không được trả lời và ít khi được nói ra cảm nghĩ của mình. Trúc Tiên lớn lên bên Pháp nên ít nhiều ảnh hưởng văn hoá tây phương. Trúc Tiên nghĩ, nếu không nói ra những điều mình nghĩ thì làm sao biết được mình đúng hay sai. Mà sai thì sửa và học hỏi.
Khác nhau về note đàn
Hôm qua Trúc Tiên hỏi nội : « Nội ơi, nhạc Tây phương có bảy nốt đàn là : Do, Ré, Mi, Fa, Sol, La, Si và các thăng (dièse) hoặc giáng (bémol) cuả mỗi nốt. Còn cổ nhạc Miền Nam thì có 5 nốt là Hò, Xự, Xang, Xê, Cống, cộng với hai "nấc trên" của Hò và Xự là Liêu và Ú thì mình có bảy nốt. Tính ra nhạc mình có ít nốt hơn nhạc tây, sao dương cầm không chơi được nhạc cổ vậy nội ? »
Nội Trúc Tiên cười, vẫn nụ cười hiền hoà trong trí nhớ của Trúc Tiên, từ tốn : « Bây quên hết rồi sao ? Vào cuối nhịp hay cuối câu thường bây làm sao ? »
Trúc Tiên nhẩm trong đầu câu cuối Nam Ai, chợt reo lên : « À mình có vô số tiếng ngân phải không nội ? ». Nội cười gật đầu. Trúc Tiên phân vân tự hỏi, mà ngân tiếng tây là gì ta ? Trúc Tiên nhớ có học nhạc ở trung học bên Pháp nầy, "ngân" không phải là "vê" (trille) vì "vê" là đánh thật nhiều lần rất mau trên một nốt. "Ngân" cũng không hẳn là "rung" (vibrato) vì tuy ngón tay trái "rung rung" trên nốt đàn nhưng sợi dây đàn căng thẳng (tension) khiến tiếng không thay đổi bao nhiêu. Có lần Trúc Tiên nghe bác Hai bên nhà dạy học trò : "ngân" thì đánh có một lần vào nốt nào đó trong lúc ngón tay trái vẫn tiếp tục ấn mạnh nhẹ liên hồi vào dây đàn để cho độ căng của dây thay đổi hầu phát ra những tiếng "éo on" của nốt đàn ấy ; thí dụ như đánh nốt Xang ở cuối câu thì không phải để phát ra một tiếng "Xang" rồi thôi, mà phải phát ra một tiếng Xang éo on như "Xàng Xaãang". Thế có lẽ chữ gần nhất với chữ "ngân" là chữ "moduler" phải không ạ ? Bác nào giỏi nhạc, nghĩ hộ Trúc Tiên.
Chắc vì vậy mà mình không thể dùng nhạc khí tây phương để diễn tả cổ nhạc Miền Nam, như dương cầm chẳng hạn, dù cho có giữ ngón tay trên phiếm hay có dùng bàn đạp cũng chỉ kéo dài tiếng đàn chớ không phát ra được những tiếng "éo on" của ngân. Còn nếu dùng những nhạc khí có dây của nhạc tây phương như đàn Madoline hay đàn guitar thì trên cán đàn phải khoét lõm ở chỗ bấm nốt để có thể ấn mạnh nhẹ, nhanh chậm xuống dây đàn hầu thay đổi độ căng của nó để mà ngân. Nghe nói đàn guitare hawaienne rất thích hợp để diễn tả cổ nhạc miền Nam vì có thể nhích tới nhích lui cục sắt nằm trong tay trái để phát ra tiếng "ngân".
Bỗng Trúc Tiên nghe nơi đầu đau đau, lại bị kí ! Nội tôi mắng : « Bây học bao nhiêu trả lại thầy cô hết trơn ». Đúng vậy, có những điều nghe thấy lúc 10 tuổi, hiểu theo 10 tuổi, lúc 20 tuổi hiểu theo 20 tuổi và lúc đụng chuyện thì mới ngộ ra như một puzzle ráp lại.
Khác nhau về « conception »
Có lần Trúc Tiên đi hát, một anh nói với Trúc Tiên: « Tôi thấy cổ nhạc mình hơi nghèo nàn, cứ đổi lời rồi hát, sáu câu vọng cổ hát y chang. Nghe 1 bài còn được, nghe 3 bài chắc chết ! ». Anh này không phải là người đầu tiên cũng sẽ không là người cuối cùng nghĩ vậy. Và việc anh ấy nghĩ cũng không phải là đúng mà cũng không hoàn toàn sai. Nếu mình có thời gian hơn một chút để mà ngồi lại trao đổi thì chắc hẳn sẽ tìm ra câu trả lời khác hơn là : « Ừ hén, nước mình quá nghèo ! ». Không biết các anh chị có để ý không ? Trong những buổi văn nghệ của chúng ta hiện tại, khách hấp tấp đến, và lúc cuối hấp tấp trao nhau những lời "khen nhặng" rồi chia tay, hấp tấp về. Tiếc đi !
Trở lại với việc đổi lời rồi hát. Thì Trúc Tiên thấy là một bài nhạc tây phương do một nhạc sĩ viết ra cho mình chơi, người khác chơi, một dàn nhạc chơi và còn nhiều thế hệ khác chơi nữa. Vì thế họ tạo ra hệ thống ký âm solfège để người chơi khi đánh bài nhạc đó thì không sai một ly nào. Và khi nhạc sĩ chơi đàn thì luôn có bản đàn trước mặt. Một bà thầy dạy piano ở Plaisir nói với Trúc Tiên : « Một bản đàn hay, trước tiên là đàn đúng theo partition nghĩa là « exécuter », sau đó mới đến phần « interpréter » tình cảm của tác giả… ». Trong khi bên nhạc cổ truyền của Việt Nam mình khác hẳn. Trúc Tiên nhớ năm vừa qua khi chuẩn bị chương trình Đàn Ca Tài Tử "Dạ". Khi dợt chung với hai anh Văn Môn và Huỳnh Tuấn từ bên nhà sang, chị Hồ Thụy Trang hỏi anh Môn là có bản đàn không. Anh này lập tức lấy tay chỉ vào bụng nói : « Tất cả đều ở trong này ». Thời xưa các cụ không có lối viết nhạc. Nếu Trúc Tiên không hiểu nhầm thì người mình có khái niệm rằng 1 bản nhạc là một cái "khuôn", một cái "mẫu" theo điệu nào đó để người đàn có thể tự sáng tác ngay tại chỗ, nói một cách khác : các nhạc sĩ nhạc cổ Việt Nam là một "Compositeur instantané", sáng tác một bản nhạc theo điệu nào đó, trong một cái khuôn hay cái mẫu, rồi tùy cảm xúc của mỗi người lúc đó mà diễn tả. Vì thế mỗi khi nghe một bản cổ nhạc thì mình nhận ra ngay là nhạc sĩ nào đàn, mỗi người một kiểu riêng biệt (vì thế mỗi người viết ra bản đàn khác nhau). Nếu chúng ta đem so bài thâu của bài vọng cổ hôm qua, so lại với bài vọng cổ hôm nay thì chỉ cái khuôn là giống nhau, còn kết cấu bên trong thì khác. Chắc vì thế mà người mình có câu « tri âm tri kỷ », người nghe biết người đàn nghĩ gì như "đọc được trong ruột" người đó vậy.
Khác nhau về structure
Trong một bản nhạc Tây Phương (cảm ơn bác Charles đã chỉ cho Trúc Tiên) thì mỗi nhịp (mesure) được chia ra làm nhiều "thì" (temps) như 2/4, 4/4 hoặc 3/8, 6/8, 9/8… để rồi, tùy theo cái "thì" đó mà mỗi nhịp có bao nhiêu nốt loại nào (tròn, trắng, đen, 1 móc, 2 móc…), bao nhiêu quãng ngừng (pause, silence), nhạc sĩ đều ghi ra rõ ràng để người chơi đàn đánh theo y vậy. Dỉ nhiên là cũng tùy người chơi đàn mà « libre ».
Còn trong nhạc cổ miền Nam thì có nhịp (mesure) nhưng hình như không có khái niệm thì (temps) như bên tân nhạc hoặc khác đi, cho nên nhạc sĩ tùy ý theo cảm hứng mà đánh bao nhiêu nốt trong một nhịp. Cũng như nghỉ bao nhiêu lần bao nhiêu lâu cũng được, miễn là canh nhịp cho đúng, để mà ra vô khuôn cho đúng (dỉ nhiên là trong khuôn có những nhịp chánh không thể khác…).
Ví dụ như trong bài vọng cổ, ở câu một, thì nhịp đầu là Hò, nhịp thứ tư là Hò, nhịp thứ 8 là Xang, nhịp thứ 12 là Cống, thì nhạc sĩ chỉ cần canh nhịp cho đúng để đến nhịp 1 thì xuống Hò, nhịp 8 thì xuống Xang, và nhịp 12 thì xuống Cống, còn ở những chỗ khác thì tha hồ, tuỳ ý, tuỳ hứng.
Chắc chắn là còn nhiều khác biệt nữa, mà Trúc Tiên chưa biết. Về lý thuyết là thế, nhưng đến tận nơi thưởng thức 1 bản nhạc cổ truyền Việt Nam do các nhạc sĩ chuyên nghiệp bên nhà sang trình diễn, chắc chắn các anh chị sẽ thương và quý thể nhạc cổ nước mình. Nhóm Cội Nguồn có mở Master Classe ở quận 13 (Phượng Ca) giúp các anh chị nào muốn tìm hiểu về nhạc cổ về lý thuyết cũng như thực hành. Rất mong được các anh chị ủng hộ nhóm Cội Nguồn.
Trúc Tiên |
| | | Việt Đường
Tổng số bài gửi : 2141 Registration date : 21/08/2009
| Tiêu đề: Re: Nhạc Cổ Truyền Việt Nam tại Paris Sat 19 May 2018, 23:10 | |
| Chuyện Ngũ CungPhiếm luận
Anh bạn tôi hào hứng, sôi nổi : « Từ hôm xem chương trình văn nghệ ra mắt đĩa nhạc Dạ – tiếng hát Trúc Tiên, thuần túy thể loại Đàn Ca Tài Tử, về tìm hiểu nhiều hơn vì tò mò, tao mới hay thang âm (échelle sonore) Ngũ Cung (Pentatonique) không chỉ áp dụng trong nhạc cổ của mình mà còn trong các thể nhạc cổ của nhiều dân tộc khác nữa, khắp nơi trên thế giới, như : nhạc cổ Hi Lạp, cả Tây Phi, Celtic, Folk music, Joik của dân tộc Saami (kiểu a capella, chỉ thể hiện bằng giọng người, một ít bài kèm thêm tiếng trống lập nhịp), ngay cả Nhạc Phúc Âm ; và là nền móng của một số thể loại âm nhạc đương đại như : Jazz, Blues, Rock (!)… Lạ chưa ?! »
Đúng vậy. Nhiều người không biết, cứ ngỡ chỉ có Ta… và Tàu chuyên dụng thang âm Ngũ Cung.
THANG ÂM NGŨ CUNG
Theo nghiên cứu của các chuyên gia âm nhạc, họ khẳng định rằng quãng âm thiên nhiên (sons naturel) đầu tiên mà con người nhận được qua thính giác là vòng quãng 5 (quinte juste) từ thế giới âm thanh bao quanh như tiếng rì rào của cành lá âu yếm nhau, bước gió trên đỉnh cao, tiếng thác gầm gừ đổ, tiếng sấm rền vang trong mưa lũ, tiếng chim ríu rít buổi hừng đông…
Đứa nầy chửi đứa kia, đứa kia chửi lại rồi hai đứa uất quá đồng thanh chí chóe chụp mũ nhau thế là nảy sinh thể a capella hay không thì không biết. Nhưng loài đứng thẳng bằng hai chân không chỉ nhận mà còn tìm cách tạo những âm thanh nhận được đó. Thoạt đầu bằng những thể thức đơn giản với dụng cụ thô sơ thu nhặt chung quanh như thổi vào… ống xương các loài (eo ôi !) sau khi đã chè chén no nê, "văn minh" hơn chút thì phùng mang với cái tù và là sừng thú để mô tả tiếng gió hú, hoặc "lịch sự" hơn khi chúm chím thổi nhẹ vào ống tre trúc đua tiếng chim… Và từ đó nhạc cụ hiện hữu…
NHẠC CỤ DÂN TỘC
Mỗi dân tộc vì tận dụng ưu đãi thiên nhiên đặc biệt có riêng và với óc tưởng tượng phong phú nên mỗi nơi lại phát sinh những nhạc cụ dị biệt đi kèm với cung cách lập âm khác nhau ; thật là phong phú. Phi Châu có nhiều thú lớn nên lột da làm trống, Á Châu nhiều rừng nên hầu hết nhạc cụ bằng gỗ, kể cả tre trúc, lau sậy – không hiểu sao người Bỉ, thuộc Âu Châu, đất nước không có mỏ đồng mỏ kẽm gì cả mà nghĩ ra được cái kèn saxophone mới là lạ – và dĩ nhiên người Esquimo không chỉ hò hát nhảy múa, họ còn dẫm băng tạo âm (ai chết nấy chịu !) và chế trống bằng da hải cẩu, cuống họng hải mã hoặc ruột cá voi… và đánh bằng xương thú vì có rừng đâu mà lấy que.
Riêng người Việt Nam mình cũng phát minh nhiều nhạc cụ, trong số đó đáng kể nhất là đàn bầu hay còn gọi kiểu hoa mỹ là Độc Huyền Cầm, tức đàn một dây.
Đàn bầu, nhạc cụ độc đáo của dân tộc ta Gọi là đàn bầu vì nguyên thủy được kết hợp từ ống tre và… quả bầu khô (có khi là gáo dừa nữa). Giờ thì phần lớn là đàn hộp gỗ, loại nhẹ như gỗ vông, ngô đồng, thông… ; thể tích cũng nhỏ hơn xưa vì đã có thể lắp ráp hệ thống khuếch âm. Âm vực đàn bầu khá rộng, độ 3 quãng tám ; là âm bội, không dễ lẫn vào những âm thanh khác.
Ta còn có loại đàn khác mà hình thù cũng lạ lùng không kém, là đàn đáy.
Đàn đáy là cách gọi tóm gọn quen dùng tuy nghịch nghĩa, vì "nhũ danh" là đàn… không đáy (tức Vô Đề Cầm) vì nó không có đáy (!) Bầu đàn hình thang nối cần dài chia 10-12 phím (đàn đáy cổ có tới 16 phím) gồm 3 dây (dây Hàng, Trung và Liễu), mỗi dây cách nhau 1 quãng bốn đúng. Dây đàn chia làm 5 cung : cung Nam, Bắc, Nao, Huỳnh và Pha. Âm vực đàn đáy chỉ hơn 2 quãng tám chút.
Đàn đáy là loại đàn… không đáy (!) Xưa chuyên dụng trong thể Ca Trù Những ai mê Ca Trù không thể quên âm thanh đục, ngắn, và trầm ấm của đàn đáy, vì xưa đàn đáy chỉ dụng trong thể loại nầy, cùng với phách và trống chầu. Đàn đáy giờ được áp dụng rộng rãi hơn trong các thể loại khác của nhạc dân tộc ta, nhất là cho những bản hoà tấu.
PHÁT SINH – PHÁT TRIỂN
Trở lại với Ngũ Cung. Tuy nay nhân loại đã quen với âm điệu Thất Cung (Heptatonique), nhưng âm hưởng Ngũ Cung vẫn vang vọng. Giống như ta ví nhạc Pop, Techno, Rap… ra đời rồi thịnh hành nhưng Classic, Celtic… vẫn hiện hữu, đáp ứng đủ mọi thị hiếu. Thì Việt Nam ta cũng thế, tuy nền Tân Nhạc phát triển mạnh mẽ cả trăm năm nay – phát xuất vào đầu thế kỉ XX, sau thời điểm của nhạc Jazz, Blues bên Mỹ một chút (vào cuối thế kỉ XIX) –, nền cổ nhạc vẫn còn đó, vẫn Hò-Xự-Xang-Xê-Cống, như bên Mỹ người ta vẫn thưởng thức nhạc Country vậy. Nghĩa là thể loại mới nầy ra đời (có thể mang nguồn gốc của thể loại kia) là không hẳn thể loại xưa kia phải bị khai tử, lắm khi lại là phát triển mạnh mẽ song song. Đơn cử trường hợp Đàn Ca Tài Tử với gốc gác Nhạc Cung Đình phát sinh vào giữa thế kỉ XIX rồi lại sản sinh ra thể loại Cải Lương vào đầu thế kỉ XX, và cả Cải Lương lẫn Đàn Ca Tài Tử đều tồn tại đến ngày nay.
ĐỔI MỚI – SÁNG TẠO
Và bất cứ bộ môn nghệ thuật nào nếu không muốn một bước vào viện bảo tàng đều cần sự đổi mới, tiến hóa : cổ nhạc ta "hợp thức hóa" Tây Ban Cầm thành Việt Tây Cầm (guitar phím lõm) để âm thanh phong phú hơn, cũng giống như đã trình bày bên trên, đàn đáy hôm nay không chỉ biệt dụng cho Ca Trù mà thâm nhập vào các thể loại khác của cổ nhạc. Có Tân Cổ Giao Duyên thì cũng có Ngũ Cung chen vào Thất Cung. Không hiếm khi chúng ta nghe tiếng đàn tranh, đàn bầu trong các tấu trình Tân Nhạc hôm nay, nhất là Thánh Ca – những nhạc sĩ Thánh Ca như Phạm Trung, Trung Nguyên cư ngụ bên Gia Nã Đại, Nhất Chi Vũ, Văn Duy Tùng tại Hoa Kỳ, Nguyễn Công Hùng bên Na Uy… thường xuyên áp dụng âm hưởng Ngũ Cung vào tác phẩm – mà rất hài hoà, rất điệu nghệ, lại rất Ta. Từ đó vì nhu cầu nên nảy sinh hình thức như nhạc sĩ Đức Nhuận với lối chơi bồi âm trên bồi âm hoặc vê (trémolo) với đàn bầu, ca sĩ Trúc Tiên nhiều khi sử dụng kĩ thuật ngân thay vì luyến láy thuần túy cổ nhạc… Thị hiếu theo thời cũng có đổi thay : tân nhạc ban đầu với các giọng kim (soprano) được ưa chuộng như Ngọc Cẩm, Thái Thanh, Hà Thanh…, sau có thêm những giọng thổ (alto), trầm hơn, lẫy lừng với Lệ Thu, Khánh Ly, Bạch Yến… thì cổ nhạc cũng thế, cũng uốn mình theo trào lưu.
Dĩ nhiên, trước khi tân tiến hóa cần phải nắm vững nguyên lí nguyên thủy. Và, đổi mới chưa đủ, còn phải sáng tạo nữa. Về điểm nầy thì phải nhìn nhận cổ nhạc ta chưa có được những bước mạnh dạn, đột phá sau nầy. Vì sao ?… Xin nhường câu trả lời cho các vị Hàn Lâm.
Nhạc Sĩ Cơ Thụy và những tuyệt kĩ đàn tranh Đổi lời nguyên một nhạc phẩm có sẵn, hay chắp nhặt các đoạn của những bài bản cổ với lời mới thì cũng chỉ là bình mới rượu cũ mà thôi. Làng Cổ Nhạc vẫn còn rất ít ỏi những nhạc sĩ sáng tác, còn hiếm hoi như lá mùa cuối thu (đếm trên cành chứ không phải dưới đất). Đây chỉ xin đơn cử nhạc sĩ Cơ Thụy, với những tác phẩm : Mênh Mông (dựa trên làn điệu Dân Ca Quan Họ Bắc Ninh), Câu Hò Bến Ngự (âm Huế), Trăng Soi Giếng Cổ (thể loại Đàn Ca Tài Tử với các hơi Oán, Lễ và Xuân),… chẳng hạn. Sáng tác mới cần được lưu tâm, khuyến khích để chắp cánh bay lượn trên đại dương bát ngát, hay nói cách khác là đâm chồi nảy lộc trong vườn âm thanh muôn sắc màu.
THỂ LOẠI
Anh bạn tôi còn gật gù, khề khà : « Nhờ đi coi hát, được hướng dẫn tao mới biết Đàn Ca Tài Tử khác với Cải Lương. Trước giờ cứ tưởng một ! »
Đúng là người không "sành điệu" dễ lạc trong bãi sương mù khi mà bích chương ghi Đàn Ca Tài Tử nhưng nguyên chương trình thì 9/10 là… trích đoạn và phần còn lại là Lý Con Sáo với Lý Ngựa Ô…, họa may có được dăm câu Nam Xuân, chấm hết, thì thử hỏi người ta không gom từ Đàn Ca Tài Tử đến Cải Lương qua Dân Ca, Hồ Quảng… vào làm một sao được. May là một số còn phân biệt được Hát Bội là của Tàu và vẽ mày vẽ mặt tùm lum.
Tôi chỉ thủng thỉnh mách nước thế nầy : « Ví dụ, hễ mày thấy bích chương ghi chương trình văn nghệ Tân Cổ Giao Duyên nhưng thành phần ca sĩ gồm Khánh Hà, Nguyên Khang, Diễm Liên hay Bằng Kiều… thì hẳn chỉ có "tân" chứ không có "cổ". Cũng vậy, khi cô hướng trình viên giới thiệu kiểu "sau đây là trích đoạn…" thì đó là Cải Lương – Cải Lương là tuồng (vở) thành thử "trích 1 đoạn" của "tuồng" gì đó để diễn (Cải Lương là thể nhạc kịch nên chú trọng phần diễn) – chứ nếu Đàn Ca Tài Tử hẳn phải bảo trích "câu" vì là bài hát, như điệu Nam Ai có 67 câu, người ta trích 8 câu để hát, từ câu mấy tới câu mấy chẳng hạn. Còn tựa bài hát bắt đầu bằng chữ "Lý" thì phần nhiều sẽ là Dân Ca…»
Đây không bàn đến hay/dở vì thể loại nào cũng có giới mộ điệu, chỉ đề cập chuyện không minh bạch, treo đầu bò bán thịt trâu mà thôi.
Mà nếu như chương trình văn nghệ có nhiều tiết mục thuộc nhiều thể loại khác nhau thì nên ghi, chẳng hạn như chương trình ngày 13/5 tới đây tại Paris với các nghệ sĩ : Xuân Yên, Bích Hiền, Cơ Thụy Công Trường…, như thấy trên bích chương : "Cổ Kim Hoà Điệu" với tiểu tựa "Trình tấu Nhạc Ngũ Cung" , thì người thưởng ngoạn biết để chọn lọc, hưởng ứng hay không, mà không phải ngỡ ngàng.
Ôn cố tri tân với Ngũ Cung. Hay lắm chứ !
Vũ Huyên Thuyên (Vũ Hạ) 5/2/2018 |
| | | NguyenKy
Tổng số bài gửi : 4 Registration date : 02/06/2019
| Tiêu đề: Re: Nhạc Cổ Truyền Việt Nam tại Paris Sun 02 Jun 2019, 11:06 | |
| Hình như cải lương cũng là một thể loại nhạc cổ truyền hay sao ý, nhưng sao có vẻ không được mọi người chú ý để phát triển nó nhỉ. |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Nhạc Cổ Truyền Việt Nam tại Paris | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |