Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 18:23

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Fri 26 Apr 2024, 16:41

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:56

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:51

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:46

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:55

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:48

Trụ vững duyên thầy by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:34

Mái Nhà Chung by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:33

THIỀN TUỆ (diệt trừ đau khổ) by mytutru Tue 23 Apr 2024, 00:07

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 09:57

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:36

Bức tranh gia đình by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:09

Mẹo kho thịt by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 07:29

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 23:01

Trang Họa thơ Phương Nguyên 2 by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 22:56

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 21 Apr 2024, 06:38

Mức thù lao không ai dám nghĩ đến by Trà Mi Wed 17 Apr 2024, 11:28

KHÔNG ĐỀ by Phương Nguyên Wed 17 Apr 2024, 11:00

Cách xem tướng mạo phụ nữ ngoại tình, không chung thủy by mytutru Tue 16 Apr 2024, 11:59

Ở NHÀ MỘT MÌNH by Phương Nguyên Tue 16 Apr 2024, 09:59

HÁ MIỆNG CHỜ SUNG by Phương Nguyên Sun 14 Apr 2024, 13:29

Trang thơ vui Phạm Bá Chiểu by phambachieu Fri 12 Apr 2024, 15:48

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Fri 12 Apr 2024, 15:32

Chết rồi! by Phương Nguyên Fri 12 Apr 2024, 13:57

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Thu 11 Apr 2024, 17:43

THẬN TRỌNG SIÊU LỪA by mytutru Wed 10 Apr 2024, 20:33

Không đánh, không mắng, không phạt, không có học sinh ưu tú by Trà Mi Wed 10 Apr 2024, 11:45

KHÓ NGỦ by Phương Nguyên Wed 10 Apr 2024, 01:46

MỘT CHÚT BUỒN by Phương Nguyên Tue 09 Apr 2024, 15:33

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7112
Registration date : 01/04/2011

ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH   ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH - Page 2 I_icon13Thu 17 Oct 2019, 15:30

Con gái cô giáo làm thơ “Đất nước mình ngộ quá phải không anh?” giành học bổng lớn của Đại học Mỹ

ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH - Page 2 Lam-0010

Cô giáo Trần Thị Lam và con gái Minh Phương – Ảnh: Báo Hà Tĩnh.

Đó là tiêu đề bài phóng sự các báo của VN đã đăng ngày 10.4.2018 (giờ VN) (xem chẳng hạn các tài liệu tham khảo [1],[2],[3] cuối bản tin). Bài báo đưa tin về một nữ sinh lớp 12 chuyên Anh văn, trường THPT chuyên Hà Tĩnh đã giành được học bổng trị giá 6,2 tỷ Đồng VN từ Trường ĐH Smith College (Hoa Kỳ). Các báo viết: nữ sinh này tên là Phan Thị Minh Phương, con gái của cô giáo từng được nhiều người biết đến Trần Thị Lam, tác giả bài thơ 'Đất nước mình ngộ quá phải không anh'.

Minh Phương là thủ khoa đầu vào khối chuyên Anh trong kỳ thi tuyển sinh vào Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh năm học 2015-2016; huy chương vàng IOE quốc gia môn Tiếng Anh năm lớp 11; giải nhất học sinh giỏi tỉnh từ lớp 9 đến lớp 12; 2 năm liền lớp 11 và 12 đều thi học sinh giỏi quốc gia môn Tiếng Anh và đạt giải Khuyến khích và giải Ba ; IELTS: 8.0; SAT: 1530/1600. Thời gian tới, Minh Phương sẽ tập trung hoàn tất chương trình học phổ thông và chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia và sẽ lên đường sang Mỹ vào tháng 8. Cô nữ sinh Hà Tĩnh quyết định theo học chuyên ngành Vật lý và Khoa học máy tính trong 4 năm.

Các báo viết:„Mẹ và cũng là bạn đồng hành trong quá trình học tập với Minh Phương chính là cô giáo Trần Thị Lam, được biết đến là tác giả của bài thơ Đất nước mình ngộ quá phải không anh? từng gây xôn xao cộng đồng mạng“.

ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH - Page 2 Lam-0110

Nữ sinh Phan Thi Minh Phương – Ảnh: VNN

Dưới đây là bài thơ của cô giáo Trần Thị Lam, giáo viên trường Trung học Phổ thông chuyên Hà Tĩnh:

Đất nước mình ngộ quá phải không anh?

Đất nước mình ngộ quá phải không anh
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi...

Đất nước mình lạ quá phải không anh
Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay...

Đất nước mình buồn quá phải không anh
Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì đang chết
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa...

Đất nước mình thương quá phải không anh
Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại
Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải
Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu...

Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh
Anh không biết em làm sao biết được
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu...

TRẦN THỊ LAM
Trường THPT chuyên Hà Tĩnh.


Tài liệu tham khảo: (Rất tiếc các bài báo trên đường dẫn sau đã bị gỡ)

[1]http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/guong-mat-tre/con-gai-co-giao-lam-tho-dat-nuoc-minh-ngo-qua-phai-khong-anh-gianh-hoc-bong-lon-cua-my-440724.html

[2] http://phununews.vn/con-gai-co-giao-lam-tho-dat-nuoc-minh-ngo-qua-phai-khong-anh-gianh-hoc-bong-lon-500582.htm

[3] https://baomoi.com/con-gai-co-giao-lam-tho-dat-nuoc-minh-ngo-qua-phai-khong-anh-gianh-hoc-bong-lon/c/25600173.epi

Tin: BTT LH  (tổng hợp)


ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH - Page 2 Lam-0210

Bài báo trên phununews.vn theo nguồn của VNN.

(Theo bvd-vn.de)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7112
Registration date : 01/04/2011

ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH   ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH - Page 2 I_icon13Thu 17 Oct 2019, 15:44


Con gái cô giáo làm thơ “Đất nước mình ngộ quá phải không anh?” giành học bổng lớn


Nữ sinh Phan Thị Minh Phương (lớp 12 Anh 1 Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh), cũng là con gái của cô giáo từng được nhiều người biết đến Trần Thị Lam, vừa xuất sắc giành được học bổng trị giá 6,2 tỷ đồng từ Trường ĐH Smith College (Hoa Kỳ).

Chia sẻ với PV, cô nữ sinh chuyên Anh cho biết em cảm thấy rất vui với kết quả vừa đạt được cho những nỗ lực của bản thân mình.

“Hôm đó, em đã dậy từ rất sớm đề ngồi đợi tin báo kết quả trước khi đến trường. Khi thấy thư chúc mừng gửi đến từ nhà trường em vỡ òa trong sung sướng và chạy ngay đến khoe với mẹ”, Minh Phương kể.

ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH - Page 2 Lam-0110

Phan Thị Minh Phương (lớp 12 Anh 1 Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh).

Mẹ và cũng là bạn đồng hành trong quá trình học tập với Minh Phương chính là cô giáo Trần Thị Lam, được biết đến là tác giả của bài thơ “Đất nước mình ngộ quá phải không anh?” từng gây xôn xao cộng đồng mạng.

Chị Trần Thị Lam nhớ lại:

“Tôi cảm nhận rõ niềm vui trong đôi mắt con gái nhưng con không bộc lộ một cách ồn ào mà bình tĩnh như tính cách thường ngày. Khi biết tin cả nhà rất mừng bởi con ấp ủ ước mơ được du học, tiếp cận các nền giáo dục trên thế giới từ ngày mới lên lớp 10”.

Ngày trước, dù biết niềm mơ ước của con, nhưng xác định điều kiện gia đình không đủ kinh tế để có thể cho con du học bằng hình thức tự túc, vợ chồng chị Lam thường chia sẻ rằng nếu có ước muốn thì chỉ bằng cách con phải tự nỗ lực.

Thế rồi, em tự mình lên kế hoạch, ôn thi và tự tìm kiếm các thông tin các trường để apply.

Trước ĐH Smith College, Minh Phương cũng nhận được thư đồng ý của 2 trường khác nhưng mức học bổng hỗ trợ tài chính thấp hơn. Nhưng lần này là mức học bổng 6,2 tỷ cho 4 năm học với trường đại học mà cô bạn ưng ý nhất.

ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH - Page 2 Lam-0010

Mẹ Trần Thị Lam là người luôn đồng hành trong quá trình học tập và cũng khơi nguồn đam mê đọc sách cho Minh Phương. Ảnh: Báo Hà Tĩnh.

Thực tế, khả năng của Minh Phương cũng được bạn bè và thầy cô biết đến từ trước khi sở hữu thành tích học tập đáng nể:

Thủ khoa đầu vào khối chuyên Anh trong kỳ thi tuyển sinh vào Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh năm học 2015-2016; huy chương vàng IOE quốc gia môn Tiếng Anh năm lớp 11; giải nhất học sinh giỏi tỉnh từ lớp 9 đến lớp 12; 2 năm liền lớp 11 và 12 đều thi học sinh giỏi quốc gia môn Tiếng Anh và đạt giải Khuyến khích và giải Ba ; IELTS: 8.0; SAT: 1530/1600…

Minh Phương cho rằng, ngoài thành tích học tập thì bài luận và hoạt động ngoại khóa là những yếu tố rất quan trọng khiến em gây được ấn tượng tốt với các nhà tuyển sinh. Từ niềm đam mê đọc sách, em đã viết những bài luận về những quyển sách mà mình đã đọc để gửi tới các trường đại học.

Niềm say mê đọc sách và rồi thành quả có được ngày hôm nay, Minh Phương cho rằng cũng một phần xuất phát từ chính người mẹ của mình.

“Khi con còn nhỏ, tôi thường có thói quen đọc sách cho con nghe vào buổi tối và mỗi sáng thức dậy bằng những mẩu chuyện. Có thể nói khởi đầu và kết thúc mỗi ngày là những trang sách. Lúc nhỏ chủ yếu là truyện thiếu nhi, cổ tích, sau này khi tự đọc được thì con bắt đầu tự tìm sách và lên cấp 2, 3 thì con có gu của riêng mình”, chị Lam kể.

ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH - Page 2 Lam-0310

Gia đình cô giáo Trần Thị Lam và nữ sinh Phan Thị Minh Phương (lớp 12 Anh 1 Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh)

Minh Phương luôn nhất quán trong suy nghĩ bản thân rằng không cần cố gắng thay đổi cá tính, thiên hướng của bản thân mà đầu tư phát triển thế mạnh cá nhân để tìm kiếm một ngôi trường thật sự phù hợp.

“Con từng nói với tôi rằng cho con thử sức năm nay và nếu chưa được thì sẽ tiếp tục theo đuổi cho kỳ được. Là mẹ, tôi ủng hộ con tuyệt đối và khuyến khích con theo đuổi đam mê. Tôi vẫn luôn động viên rằng nếu thất bại thì về với mẹ và rồi con đã thành công”, chị Lam tâm sự.

Nói về Minh Phương, thầy Lê Phi Hùng, Hiệu phó Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh đánh giá:

“Là một học sinh chuyên Anh có năng lực khi là thủ khoa đầu vào khối chuyên Anh trong kỳ thi tuyển sinh vào trường và rất chăm chỉ. Những năm gần đây, nhà trường liên tiếp có học sinh giành được các suất học bổng cao của các trường đại học uy tín trên thế giới, nhưng Minh Phương là một trong những học sinh đặc biệt khi vừa tham gia đội tuyển quốc gia vừa lặng lẽ tìm kiếm các cơ hội học bổng. Em là cô gái điềm đạm được các thầy cô trong trường đánh giá rất cao. Đặc biệt cô giáo Lam là người luôn quan tâm sâu sát và động viên con”.

Thời gian tới, Minh Phương sẽ tập trung hoàn tất chương trình học phổ thông và chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia và sẽ lên đường sang Mỹ vào tháng 8. Cô nữ sinh Hà Tĩnh quyết định theo học chuyên ngành Vật lý và Khoa học máy tính trong 4 năm.

(Theo Vietnamnet)
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10556
Registration date : 23/11/2007

ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH   ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH - Page 2 I_icon13Mon 21 Oct 2019, 07:12

Trà Mi đã viết:

Con gái cô giáo làm thơ “Đất nước mình ngộ quá phải không anh?” giành học bổng lớn


Nữ sinh Phan Thị Minh Phương (lớp 12 Anh 1 Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh), cũng là con gái của cô giáo từng được nhiều người biết đến Trần Thị Lam, vừa  xuất sắc giành được học bổng trị giá 6,2 tỷ đồng từ Trường ĐH Smith College (Hoa Kỳ).

Chia sẻ với PV, cô nữ sinh chuyên Anh cho biết em cảm thấy rất vui với kết quả vừa đạt được cho những nỗ lực của bản thân mình.

“Hôm đó, em đã dậy từ rất sớm đề ngồi đợi tin báo kết quả trước khi đến trường. Khi thấy thư chúc mừng gửi đến từ nhà trường em vỡ òa trong sung sướng và chạy ngay đến khoe với mẹ”, Minh Phương kể.

ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH - Page 2 Lam-0110

Phan Thị Minh Phương (lớp 12 Anh 1 Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh).

Mẹ và cũng là bạn đồng hành trong quá trình học tập với Minh Phương chính là cô giáo Trần Thị Lam, được biết đến là tác giả của bài thơ “Đất nước mình ngộ quá phải không anh?” từng gây xôn xao cộng đồng mạng.

Chị Trần Thị Lam nhớ lại:

“Tôi cảm nhận rõ niềm vui trong đôi mắt con gái nhưng con không bộc lộ một cách ồn ào mà bình tĩnh như tính cách thường ngày. Khi biết tin cả nhà rất mừng bởi con ấp ủ ước mơ được du học, tiếp cận các nền giáo dục trên thế giới từ ngày mới lên lớp 10”.

Ngày trước, dù biết niềm mơ ước của con, nhưng xác định điều kiện gia đình không đủ kinh tế để có thể cho con du học bằng hình thức tự túc, vợ chồng chị Lam  thường chia sẻ rằng nếu có ước muốn thì chỉ bằng cách con phải tự nỗ lực.

Thế rồi, em tự mình lên kế hoạch, ôn thi và tự tìm kiếm các thông tin các trường để apply.

Trước ĐH Smith College, Minh Phương cũng nhận được thư đồng ý của 2 trường khác nhưng mức học bổng hỗ trợ tài chính thấp hơn. Nhưng lần này là mức học bổng 6,2 tỷ cho 4 năm học với trường đại học mà cô bạn ưng ý nhất.

ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH - Page 2 Lam-0010

Mẹ Trần Thị Lam là người luôn đồng hành trong quá trình học tập và cũng khơi nguồn đam mê đọc sách cho Minh Phương. Ảnh: Báo Hà Tĩnh.

Thực tế, khả năng của Minh Phương cũng được bạn bè và thầy cô biết đến từ trước khi sở hữu thành tích học tập đáng nể:

Thủ khoa đầu vào khối chuyên Anh trong kỳ thi tuyển sinh vào Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh năm học 2015-2016; huy chương vàng IOE quốc gia môn Tiếng Anh năm lớp 11; giải nhất học sinh giỏi tỉnh từ lớp 9 đến lớp 12; 2 năm liền lớp 11 và 12 đều thi học sinh giỏi quốc gia môn Tiếng Anh và đạt giải Khuyến khích và giải Ba ; IELTS: 8.0; SAT: 1530/1600…

Minh Phương cho rằng, ngoài thành tích học tập thì bài luận và hoạt động ngoại khóa là những yếu tố rất quan trọng khiến em gây được ấn tượng tốt với các nhà tuyển sinh. Từ niềm đam mê đọc sách, em đã viết những bài luận về những quyển sách mà mình đã đọc để gửi tới các trường đại học.

Niềm say mê đọc sách và rồi thành quả có được ngày hôm nay, Minh Phương cho rằng cũng một phần xuất phát từ chính người mẹ của mình.

“Khi con còn nhỏ, tôi thường có thói quen đọc sách cho con nghe vào buổi tối và mỗi sáng thức dậy bằng những mẩu chuyện. Có thể nói khởi đầu và kết thúc mỗi ngày là những trang sách. Lúc nhỏ chủ yếu là truyện thiếu nhi, cổ tích, sau này khi tự đọc được thì con bắt đầu tự tìm sách và lên cấp 2, 3 thì con có gu của riêng mình”, chị Lam kể.

ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH - Page 2 Lam-0310

Gia đình cô giáo Trần Thị Lam và nữ sinh Phan Thị Minh Phương (lớp 12 Anh 1 Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh)

Minh Phương luôn nhất quán trong suy nghĩ bản thân rằng không cần cố gắng thay đổi cá tính, thiên hướng của bản thân mà đầu tư phát triển thế mạnh cá nhân để tìm kiếm một ngôi trường thật sự phù hợp.

“Con từng nói với tôi rằng cho con thử sức năm nay và nếu chưa được thì sẽ tiếp tục theo đuổi cho kỳ được. Là mẹ, tôi ủng hộ con tuyệt đối và khuyến khích con theo đuổi đam mê. Tôi vẫn luôn động viên rằng nếu thất bại thì về với mẹ và rồi con đã thành công”, chị Lam tâm sự.

Nói về Minh Phương, thầy Lê Phi Hùng, Hiệu phó Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh đánh giá:

“Là một học sinh chuyên Anh có năng lực khi là thủ khoa đầu vào khối chuyên Anh trong kỳ thi tuyển sinh vào trường và rất chăm chỉ. Những năm gần đây, nhà trường liên tiếp có học sinh giành được các suất học bổng cao của các trường đại học uy tín trên thế giới, nhưng Minh Phương là một trong những học sinh đặc biệt khi vừa tham gia đội tuyển quốc gia vừa lặng lẽ tìm kiếm các cơ hội học bổng. Em là cô gái điềm đạm được các thầy cô trong trường đánh giá rất cao. Đặc biệt cô giáo Lam là người luôn quan tâm sâu sát và động viên con”.

Thời gian tới, Minh Phương sẽ tập trung hoàn tất chương trình học phổ thông và chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia và sẽ lên đường sang Mỹ vào tháng 8. Cô nữ sinh Hà Tĩnh quyết định theo học chuyên ngành Vật lý và Khoa học máy tính trong 4 năm.

(Theo Vietnamnet)



Con nhà tông... May là cái ông yêu Xít-ta-lin bằng 10 cha mẹ đi chầu ổng rùi!   :whisper:

_________________________
ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH - Page 2 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7112
Registration date : 01/04/2011

ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH   ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH - Page 2 I_icon13Wed 14 Oct 2020, 09:15

Vì sao lại gỡ bài đưa thông tin con gái cô giáo làm thơ “Đất nước mình ngộ quá phải không anh?”?


ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH - Page 2 Datnuo10


Như bao trường hợp khác, nếu có một học sinh giành học bỏng ở các trường đại học danh tiếng ở Mỹ hay các nước có nền giáo dục nổi bật thì sẽ được báo chí đưa tin đậm. Bởi vì những thông tin này chứng tỏ giáo dục Việt Nam đào tạo ra nhiều người tài giỏi thực thụ, và không hề kém cạnh các nước. Thế nhưng, riêng trường hợp của em Phan Thị Minh Phương lớp 12 Anh 1 Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh, đã xuất sắc giành được học bỏng trị giá 6,2 tỷ đồng từ Trường ĐH Smith College (Hoa Kỳ) thì khác. Thông tin liên quan về em được báo chí nhiệt tình đăng tải, nhưng sau đó lại đồng loạt gỡ bài. Nhiều người thắc mắc tin này có gì sai, vì sao lại gỡ?

Được biết em Minh Phương là con của cô giáo Trần Thị Lam, cô Lam cũng là tác giả của bài thơ “Đất nước mình ngộ quá phải không anh?” từng gây xôn xao cộng đồng mạng. Phương đã có mơ ước từ nhỏ là được đi du học, nhưng điều kiện gia đình không đủ kinh tế để em có thể du học bằng hình thức tự túc.

Để được nhận học bỏng của một trường đại học danh giá ở Mỹ, Minh Phương đã phải tự nỗ lực hết mình. Em tự mình lên kế hoạch, ôn thi và tự tìm kiếm các thông tin các trường để apply.

Và kết quả đền đáp sự nỗ lực của Phương là em đã giành học bổng 6,2 tỷ cho 4 năm học với trường đại học ĐH Smith College. Trước đó Phương cũng nhận được thư đồng ý của 2 trường khác nhưng mức học bổng hỗ trợ tài chính thấp hơn.

Lẽ ra những nổ lực vươn lên của Minh Phương là thông tin đáng được báo chí loan tải để cho nhiều học sinh khác lấy đó làm động lực cố gắng trong học tập. Đấy là thông điệp đáng được ca ngợi. Thậm chí nhiều người còn có ý định cho con mình đọc trực tiếp bài báo để tham khảo, đồng thời khuyến khích con, thế nhưng khi vào xem lại thì không còn nữa. Thật đáng tiếc.

Thiết nghĩ đây không phải là thông tin nhạy cảm về mặt chính trị, không gây ảnh hưởng đến mọi người, mà chỉ làm tăng thêm tinh thần học hỏi. Thế nhưng vì sao các báo đồng loạt gỡ đồng loạt? Có phải vì lý do em là con của cô giáo Trần Thị Lam – người có bài thơ cảm thán nổi tiếng “Đất nước mình ngộ quá phải không anh”? Chả lẽ vì “Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn – Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm – Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi?

Để rộng đường dư luận, BTT xin giới thiệu lại bài thơ của cô giáo Trần Thị Lam.

ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH ?

Đất nước mình ngộ quá phải không anh
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi…

Đất nước mình lạ quá phải không anh
Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay…

Đất nước mình buồn quá phải không anh
Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì đang chết
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa…

Đất nước mình thương quá phải không anh
Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại
Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải
Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu…

Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh
Anh không biết em làm sao biết được
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu…

TRẦN THỊ LAM
Trường PTTH chuyên Hà Tĩnh.


(Theo Tiền Tiêu)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7112
Registration date : 01/04/2011

ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH   ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH - Page 2 I_icon13Wed 14 Oct 2020, 09:35

ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH - CẢM NHẬN VÀ LỜI BÌNH

Một đời đọc văn, một đời viết báo, tôi đã đọc nhiều bài thơ viết về đất nước. Những bài thơ viết về đất nước và những bài lấy hẳn tiêu đề là ĐẤT NƯỚC. Đất nước hiện lên trong văn chương, trong thơ ca một thuở đầy tự hào, tỏa sáng lung linh. Hãy xem: Đất nước trong thơ Nguyễn Đình Thi trong veo, bình yên và đầy chất thơ cùng "gió thổi mùa thu hương cốm mới". Đất nước ấy bị giày xéo thảm thương với "những cánh đồng quê chảy máu / dây thép gai đâm nát trời chiều", nhưng cũng đầy bất khuất: "Súng nổ rung trời giận dữ / Người lên như nước vỡ bờ / Nước Việt Nam từ máu lửa / Rũ bùn đứng dậy sáng loà". Đất nước trong thơ Nguyễn Khoa Điềm là cánh hạc từ ngàn xưa bay về, mang theo linh hồn núi sông và tự tình dân tộc. Đất nước là "tóc mẹ thì bới sau đầu", là "cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn", là gấm vóc, là giang san, là thương yêu biết mấy cho vừa: "Đất là nơi anh đến trường / Nước là nơi em tắm / Đất Nước là nơi ta hò hẹn / Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm / Đất là nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc / Nước là nơi con cá ngư ông móng nước biển khơi...". Đất nước trong ca từ của Phạm Minh Tuấn, diết da như từng nốt nhạc dịu dàng: "Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu...". Còn đất nước trong thơ Chế Lan Viên thì đậm chất sử thi, oai hùng bất khuất: "Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc / Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn / Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa Bắc / Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sóng Bạch Đằng..."

     Tươi đẹp, nhân văn, nhân hậu và oai hùng như thế, ai sinh ra mà không tự hào khi mình may mắn được là con dân, công dân của một đất nước như vầy?

     Ấy thế mà đất nước ngày hôm nay, cứ nghĩ đến là lòng đau quặn thắt. Cái oai hùng, mãnh liệt ngàn năm đâu mất, giờ chỉ còn lại là sự sợ hãi, khuất phục, nhút nhát, rụt rè. Đất nước một thời ta ngẩng đầu hiên ngang, giờ đây cúi gằm mặt bước đi lầm lũi cứ như kẻ có tội hay điều chi mờ ám. Đất nước tan tành từ biển cả đến núi non, tan tành cả lòng người. Giờ nói về đất nước, người ta chỉ biết ngậm ngùi cảm thán. Lãnh đạo thì nói dối, nói dối leo lẻo, biết mình nói dối mà vẫn không hề mắc cỡ, hay nói theo ngôn ngữ miền Bắc là không hề biết ngượng mồm. Dân thì biết đấy nhưng không nói lại được, và cũng không có con đường nào để nói lên ý mình. Lạ nhất là gần trăm triệu dân đều một lòng một dạ, nhưng bất lực bởi bị bưng mắt bịt tai bởi những lời nói giả dối, ấm ớ, quàng xiên, né tránh sự thật.

     Và trong bối cảnh ấy, tôi đã đọc "ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH...".

    Một bài thơ đầy cảm thán. Nó chẳng tự hào, nó không ru ngủ như một thời tôi đã phải học những "đất nước" lung linh ánh bạc trong trường phổ thông.

     Lấy cái khác với lẽ thông thường để gọi là "ngộ", "lạ", là một cách nói có chút mỉa mai và chê trách nhẹ nhàng, là cái tứ của tác giả. Mà cũng chỉ vậy thôi, ngôn ngữ thơ ca không có những ùn ùn mắng nhiếc, ào ào gào thét như người ta trực tiếp chỉ vào mặt nhau, hoặc chửi rủa như trên các trang xã hội được.


Đất nước mình ngộ quá phải không anh
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi…


     Không ngộ đâu nhưng mà là ngộ thật. Ngộ bởi vì nó quá khác cái lẽ thường tình. Chữ "ngộ" thốt lên nhẹ nhàng nhưng quặn thắt, xót xa. Bởi ai cũng biết vì sao nó ngộ, bởi tác giả biết vì sao nó ngộ, nên mới dùng chữ "ngộ" cho thơ mình. Ai? Ai làm cho người dân "trước những bất công vẫn không biết kêu đòi"? Chỉ ra được quá đi chứ? Ấy vậy mà chính những người có trách nhiệm kêu đòi cho đất nước, cho dân tộc lại là những kẻ khỏa lấp đầu tiên. Điều ấy đúng là rất "ngộ".

     Một hình ảnh so sánh độc đáo, giữa cái "kỳ vĩ" đầy hào nhoáng với cái thân phận bé mọn của con người. Mấy ngày qua câu chuyện và lời phát biểu "nhỏ như cái móng tay" đang bị dư luận rùng rùng phẫn nộ, đã đi vào thơ của Trần Thị Lam, một cách tự nhiên, nhẹ nhàng. Không gào lên, không rủa sả, không chửi bới, mà chỉ với một câu thơ giản dị trong một khổ thơ so sánh, tác giả chọn cách nói cho riêng mình:


Đất nước mình lạ quá phải không anh
Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay…


     Phép so sánh đầy sáng tạo. Đã quá nhiều lần, những cái "to nhất" đầy phản cảm đã bị người dân lên án. Tất cả những cái "to nhất" đó cuối cùng cũng đều vứt đi vì không dùng được. Vậy mà người ta còn dùng cả xốp, mút để độn, cho cái thành tích đó to ra. Cái tư duy gian trá của "con cháu" đời nay đó đã được người ta đưa cả vào trong lễ vật dâng lên tổ tiên, lên vua Hùng, lên chính vị vua đã từng làm ra sản vật đó. Người ta mải miết chạy theo những cái thành tích "to nhất" ấy, trong khi đó lẽ ra đối tượng đáng quan tâm nhất là CON NGƯỜI, thì bị gạt qua một bên. Người ta sẵn sàng chà đạp lên thân phận con người, xem chuyện một con người bị hàm oan chỉ bằng cái móng tay. Chuyện ông Tấn với quán cà phê Xin Chào, ông Bỉ với cái chòi vịt không hề là những câu chuyện đơn lẻ, cá biệt, mà nó chính là những minh chứng hùng hồn nhất, tiêu biểu nhất cho một cái thể chế không hề coi trọng con người, tùy tiện trong việc quyết định số phận người khác bất kể sai đúng, khổ đau.

     Buồn chớ sao không buồn, thương chớ sao không thương, khi giang sơn gấm vóc bị người ta khai thác đến kiệt quệ, tàn hại đến tận cùng. Những hình ảnh tác giả đưa lên, vốn đã từng lung linh trên những trang thơ ngày trước, cũng đã từng lung linh trên hàng vạn bức tranh. Thế nhưng trong "ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH...", từng hình ảnh hiện lên, cũng biển xanh sông gấm, cũng non xanh nước biếc, nhưng sao da diết đớn đau.


Đất nước mình buồn quá phải không anh
Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì đang chết
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa…


     Phải rồi, non sông càng tươi đẹp thì lòng càng buồn đau, vì nó đang bị tàn phá không thương tiếc. Nó bị đào lên đem bán, nó bị rải chất độc từ núi cao đến biển xa, độc tố không khác gì chất độc dioxin mà ta đang vận động quốc tế lên án, đòi bồi thường.

     Nhạc tính trong câu "Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc" cũng miên man, cũng trải dài không dứt, cũng đưa người ta tới cảm giác lâng lâng trước một bức tranh sơn thủy với màu xanh bất tận. Nó đẹp vậy nhưng tự dưng chết nghẹn, bởi những thanh trắc và vần "ết", như một dấu chấm hết, một cái kết đột ngột, bất ngờ. Bất ngờ đến mức những cái mất mát trải ra trước mắt rồi đấy mà vẫn không thể nào kịp tin:


"Rừng đã hết và biển thì đang chết"


     Và cái sự khắc khoải chờ chết ấy, được tác giả gói gọn bằng hình ảnh những con thuyền phơi nắng phơi sương dần dần mục nát. Thuyền thì phải có biển, phải ra biển, thì thuyền mới "sống", mới tung hoành được, cũng như con chim có bầu trời cao, con cá với sông với nước. Chớ thuyền mà nằm bờ thì thuyền chết, dân đói, cuộc sống héo mòn.

     Những câu hỏi băn khoăn của tác giả không mới, nhưng một khi không ai trả lời thì nó không bao giờ là câu hỏi cũ. Nợ công lút đầu nguy cơ gây vỡ nợ quốc gia nhưng người ta vẫn báo cáo tình hình kinh tế ổn định, làm sao mà người có hiểu biết chút ít và quan tâm thời cuộc không lo âu. Chỉ cần một đứa trẻ vừa lọt lòng ra cũng sẽ như bà già trăm tuổi, cùng với cha mẹ chúng, lập tức phải gánh khoảng 29 triệu đồng nợ công trên lưng:


Đất nước mình thương quá phải không anh
Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại
Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải
Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu…


     "Gánh", chỉ là một từ giản dị, bình dân, mà động tác này cũng chỉ có ở thôn quê mới có, nhưng đã có sức nặng lột tả được khối nợ công làm oằn vai đất nước một cách bàng hoàng. Gánh, là công việc của người có sức vóc, như dân lao động ở nông thôn vẫn gánh đá, gánh lúa, gánh khoai. Gánh, là đôi quang trên vai bà mẹ tảo tần hôm sớm: "Gánh gồng trĩu nặng trên vai / Đôi chân mòn mỏi xóm mai chợ chiều / Thân gầy dáng cỏ hắt hiu / Áo nâu bạc trắng nắng chiều như vôi" (Tg). Khi lớn lên, trưởng thành, vỗ cánh bay xa, có cuộc sống xa nhà, lòng ta vẫn thắt nghẹn khi nhớ về quê hương, nhớ về gia đình với hình ảnh đôi quang gánh trên chiếc lưng còng, trên tấm thân còm cõi của mẹ.

     "Gánh", là nặng như vậy đấy. Chỉ những vật phải nặng mới gánh, còn vật gì nhẹ thì người ta cầm, xách, mang đi. Vậy mà ngày nay, đứa trẻ sơ sinh có sức vóc gì đâu mà cũng phải oằn lưng ra cùng người lớn gánh món nợ khổng lồ do người ta đi vay mượn về tiêu pha hoang phí và bỏ túi cá nhân. Điều mà cha ông ta dạy "đời cha ăn mặn đời con khát nước" đã bắt đầu hiển hiện, lừng lững ra trước mắt. Nó không còn là nỗi lo xa xôi nữa. Tác giả đã thực sự lo sợ, với những câu hỏi "gửi trời xanh, gửi người sau, người trước", cuống quít, vội vàng. Mặc dù nhịp thơ chậm, có phần như ưu tư lắng vào, nhưng điệp từ "Gửi", cùng điệp cấu trúc "người sau / người trước", giúp ta hình dung ra một sự khẩn thiết, gấp gáp, người hỏi đang chới với đôi tay giữa thinh không, vùng vẫy ngược xuôi, như tìm kiếm, như bấu víu trong vô vọng.

    "Đất nước mình rồi sẽ về đâu?", đây không phải đây là câu hỏi lần đầu, mà người ta đã hỏi nhau nhiều lắm. Nhưng nó được tác giả bê nguyên câu nói ngày thường và đưa vào đây, đúng ngữ cảnh đã trở thành câu thơ đau đáu. Nó đau đáu đến mức, người ta sợ phải nghĩ tới nó mỗi khi nghĩ đến rừng vàng biển bạc cạn kiệt, khi nghĩ đến nợ công lút đầu, và nghĩ đến những lời lãnh đạo dối trá, lừa dân.

     Tác giả không hề dụng công làm văn chương. Toàn bài thơ, tất cả các câu thơ chỉ là những câu nói giản dị, ngôn từ giản dị, không huy động thủ pháp nghệ thuật, không nỗ lực huy động ngôn ngữ thơ ca. Nhưng bài thơ vẫn có sức lay động lòng người mãnh liệt, thậm chí sức lay động chính là ở điểm này. Bởi, đây là tiếng lòng trung thực nhất, nỗi lo đau đáu bật lên từ tâm can, nó thành thơ bởi tác giả là người biết dùng vần điệu để chuyển tải suy nghĩ. Không có câu nào, chữ nào là hạt ngọc lấp lánh lung linh, là toàn bích, là điểm nhấn cả. Mà tất cả, từng câu từng chữ đều gánh nặng tâm tình, tạo nên cảm xúc thơ. Có chăng nếu có chút dụng ý ngôn từ, thì có thể đó là phép dùng từ biểu lộ cảm xúc tịnh tiến, và cũng nhẹ nhàng chứ không găy gắt, không đao to búa lớn: Đó là, ban đầu "Ngộ", rồi đến "Lạ", kế đến là "Buồn", và cuối cùng là "Thương". Quả đúng như trình tự cảm xúc. Thấy gì khác thường, người ta thấy "ngộ". Nhưng "ngộ", đó chỉ là trường hợp đơn lẻ. Còn sau đó, thấy quá nhiều thứ khác với lẽ thường tình mà nó vẫn tồn tại bình thường, thì rõ ràng không còn là "ngộ" nữa, mà là "lạ" quá rồi. Và khi hiểu ra cái bản chất của nó, hiểu rằng người dân không thể tự quyết định được cuộc đời mình, không có quyền quyết định số phận dân tộc mình, đất nước mình, thì người ta chỉ còn biết buồn thôi, và cuối cùng là "thương" một cách dằn vặt. Tiếc một chút là tác giả còn thiếu một chữ "Đau" cho đủ các cung bậc cảm xúc, và nói đúng tâm trạng của người dân đang quan tâm đến vận mệnh đất nước hiện giờ. Nhưng có lẽ, biết đâu ý tại ngôn ngoại, toàn bài thơ đã dấy lên một cảm xúc đau buồn rồi, nên tác giả không cần đến chữ "đau" đầy khắc khoải nữa này chăng?

     Điều tôi tiếc nhất là ở câu thứ hai trong bài, nếu tác giả bỏ chữ "DÂN" đi thì hay biết mấy. Không phải "Bốn ngàn năm tuổi mà DÂN không chịu lớn" như tác giả nghĩ. Dân tộc ta vĩ đại lắm, nhân dân ta lớn lao lắm, nhưng họ không ngẩng đầu lên nổi, không phải vì họ không chịu ngẩng đầu. Ai đã làm gì để họ không lớn nổi, không thể ngẩng cao đầu? Ai đã làm gì để trước bất công thiệt thòi mà người dân không thể kêu đòi? Thiết nghĩ ai cũng hiểu được, và tác giả "ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH..." cũng có thể tự trả lời.

     Có những người cả đời làm thơ, có hàng trăm bài được gọi là thơ, nhưng không thể trở thành nhà thơ. Trần Thị Lam là một giáo viên, làm thơ không chuyên, có thể cũng có vài bài thơ - thậm chí có nhiều bài thơ - mà ta chưa biết. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, chỉ cần với một bài thơ này thôi, cô giáo Lam đã đủ xứng đáng là một nhà thơ có tầm vóc.

Đặng Vỹ (Trung tâm NTIC Đà Nẵng)
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH   ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH - Page 2 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» MỘT MÌNH
» DO MÌNH
» MÌNH BẤT LỰC
» MÌNH ƠI ! MÌNH À !
» MỘT MÌNH
Trang 2 trong tổng số 2 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN THƠ :: THƠ SƯU TẦM :: Thơ Hiện Đại-