Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 16:41

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Thu 25 Apr 2024, 18:57

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:56

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:51

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:46

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:55

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:48

Trụ vững duyên thầy by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:34

Mái Nhà Chung by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:33

THIỀN TUỆ (diệt trừ đau khổ) by mytutru Tue 23 Apr 2024, 00:07

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 09:57

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:36

Bức tranh gia đình by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:09

Mẹo kho thịt by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 07:29

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 23:01

Trang Họa thơ Phương Nguyên 2 by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 22:56

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 21 Apr 2024, 06:38

Mức thù lao không ai dám nghĩ đến by Trà Mi Wed 17 Apr 2024, 11:28

KHÔNG ĐỀ by Phương Nguyên Wed 17 Apr 2024, 11:00

Cách xem tướng mạo phụ nữ ngoại tình, không chung thủy by mytutru Tue 16 Apr 2024, 11:59

Ở NHÀ MỘT MÌNH by Phương Nguyên Tue 16 Apr 2024, 09:59

HÁ MIỆNG CHỜ SUNG by Phương Nguyên Sun 14 Apr 2024, 13:29

Trang thơ vui Phạm Bá Chiểu by phambachieu Fri 12 Apr 2024, 15:48

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Fri 12 Apr 2024, 15:32

Chết rồi! by Phương Nguyên Fri 12 Apr 2024, 13:57

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Thu 11 Apr 2024, 17:43

THẬN TRỌNG SIÊU LỪA by mytutru Wed 10 Apr 2024, 20:33

Không đánh, không mắng, không phạt, không có học sinh ưu tú by Trà Mi Wed 10 Apr 2024, 11:45

KHÓ NGỦ by Phương Nguyên Wed 10 Apr 2024, 01:46

MỘT CHÚT BUỒN by Phương Nguyên Tue 09 Apr 2024, 15:33

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Truyện Thiền Đối Thoại

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9  Next
Tác giảThông điệp
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11123
Registration date : 08/08/2009

Truyện Thiền Đối Thoại - Page 6 Empty
Bài gửiTiêu đề: VÂNG LỜI   Truyện Thiền Đối Thoại - Page 6 I_icon13Sat 22 Oct 2011, 00:39

VÂNG LỜI

Các buổi thuyết giảng của thiền sư Bankei thu hút không chỉ thiền sinh mà đủ mọi hạng người của mọi giáo phái.

Thiền sư chẳng bao giờ nhắc đến kinh kệ hay dùng các lý luận khoa bảng, mà chỉ nói trực tiếp từ quả tim đến thẳng quả tim của người nghe.

Truyện Thiền Đối Thoại - Page 6 Zen-meister

Một nhà sư của giáo phái Nichiren bực tức vì đám đông đến nghe thiền sư Bankei và vì một số tín đồ của nhà sư đã bỏ sư mà đi nghe Bankei giảng.
Vị sư Nichiren tự ái, đi đến chùa, nhất định phải tranh luận với Bankei.


“Ê, thiền sư!” vị sư Nichiren gọi. “Đợi một tí. Ai kính trọng ông sẽ vâng theo lởi ông, nhưng người như tôi không kính trọng ông. Ông có thể làm tôi vâng lời ông không?”

“Đến bên cạnh tôi và tôi sẽ chỉ cho ông,” Bankei nói.
Nhà sư Nichiren hãnh diện bước qua đám đông đến cạnh thiền sư.

Bankei smiled. “Qua bên trái tôi.” Vị sư làm theo.

“Không,” Bankei nói, “chúng ta nói chuyện dễ hơn nếu anh đứng bên phải. Bước qua đây.”

Nhà sư hãnh diện bước sang bên phải.

“Anh thấy không” Bankei nhận xét, “anh đang vâng lời tôi và tôi nghĩ
rằng anh là một người rất hiền dịu. Bây giờ, anh ngồi xuống đây và
nghe.”


Bình:

• Sân hận và kiêu căng làm vị sư Nichiren mù mắt, đầu óc hết nhậy bén và không thấy những gì đang xảy đến cho mình.

• Ở mức độ cao hơn: Khi tâm mình chấp vào một điều gì đó—như vị sư
Nichiren quyết tâm chứng minh trước đám đông là thiền sư Bankei không điều khiển được ông– mình dễ bị mù mắt. Chấp trước làm ta thành si mê.


• Một tâm tĩnh và một tâm động. Tĩnh chỉ huy động, chứ động không
chỉ huy tĩnh. Tướng ngồi trong trướng, quân chạy bên ngoài. Tướng chỉ
huy quân, quân không chỉ huy tướng.


• Thời Đông Châu Liệt Quốc, Quỷ Cốc Tử, thầy binh pháp của Tôn Tẫn
và Bàng Quyên, cũng bị Tôn Tẫn thắng bằng trí.

Quỷ Cốc Tử ngồi trên ghế và hỏi hai đệ tử làm cách nào cho ông rời ghế mà không đụng vào người ông. Bàng Quyên nói sẽ đốt lửa dưới ghế.

Thầy cho là kế hay. Tôn Tẩn nói, “Con không làm cho thầy rời ghế được, nhưng nếu thầy đứng dậy con sẽ có cách làm thầy phải ngồi xuống ghế.” Quỷ Cốc Tử đứng dậy, và trúng kế học trò. (Hai học trò, mỗi người một tâm ý).

(Trần Đình Hoành dịch và bình)
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
BachVanNhi

BachVanNhi

Tổng số bài gửi : 557
Age : 73
Location : Vườn Thiền Hoa Đạo
Registration date : 08/09/2011

Truyện Thiền Đối Thoại - Page 6 Empty
Bài gửiTiêu đề: "Đóng Cửa Dùm Ta"   Truyện Thiền Đối Thoại - Page 6 I_icon13Sat 22 Oct 2011, 00:56

"Đóng Cửa Dùm Ta"

Thiền Sư Đại Hàm , một đêm đang ngồi đọc sách dưới ánh đèn dầu, Sư chợt thấy có bóng người đang đứng sau lưng mình . Sư từ từ quay lại thì thấy một tên cướp cao lớn, trong tay cầm con dao lớn, sáng loáng đứng sừng sững trước mặt mình . Sư điềm nhiên hỏi:
- Ngươi đến để lấy đồ hay lấy mạng ?
- Ta cần tiền hay vàng ! Hãy đưa hết tất cả ra đây ....
Sư thản nhiên chỉ tên cướp cái rương nhỏ trong góc phòng:
- Đó là tất cả những gì ta có ! Ngươi cứ từ từ mà lấy rồi đi đi ....
Nói xong, Sư ung dung ngồi xuống bàn, bên cạnh cây đèn dầu, tiếp tục đọc sách ..... Tên cướp lấy xong, chuẩn bị chuồn êm ....
Chính khi ấy, thiền sư thét to lên một tiếng vang động không gian đêm tỉnh mịch:
- Đứng lại !!!
Tên cướp giật bắn người, đứng sững lại nơi cửa .....
- Ngươi đi ra rồi, nhớ đóng cửa lại dùm ta !!!
Tên cướp hú hồn chuồn mất ......và tự nói với mình " Chưa bao giờ ta có cái cảm giác khiếp sợ trong đời như đêm nay "


Truyện Thiền Đối Thoại - Page 6 Picture
Về Đầu Trang Go down
BachVanNhi

BachVanNhi

Tổng số bài gửi : 557
Age : 73
Location : Vườn Thiền Hoa Đạo
Registration date : 08/09/2011

Truyện Thiền Đối Thoại - Page 6 Empty
Bài gửiTiêu đề: Nghe và Không Nghe   Truyện Thiền Đối Thoại - Page 6 I_icon13Sat 22 Oct 2011, 08:26

Nghe và Không Nghe

Thiền sư Thanh Lâm Sư Kiền ban đầu tham vấn thiền sư Động Sơn. Động Sơn hỏi :
- Ông từ đâu đến ?
Thanh Lâm đáp :
- Vũ Lăng.
Động Sơn lại hỏi :
- Phật pháp của Vũ Lăng có khác gì của ta ở đây không ?
Thanh Lâm đáp :
- Như trên vùng cát đá hoang vu nở một đóa hoa tươi đẹp.
Động Sơn nghe xong, xoay đầu dặn đệ tử :
- Làm một bữa cơm ngon đặc biệt để cúng dường người này.
Thanh Lâm nghe xong phất tay áo ra đi.
Động Sơn nói với đại chúng :
- Ông ấy sau này tất nhiên sẽ làm cho học tăng đua nhau đến tham học trong pháp hội của ông.
Có một hôm, Thanh Lâm đến từ giã Động Sơn ra đi. Động Sơn hỏi :
- Ông chuẩn bị đi đâu ?
Thanh Lâm thưa :
- Mặt trời không che giấu mà không để cho mọi người xem thấy, vì đã là mặt trời tất nhiên sáng soi trùm khắp.
Động Sơn ấn khả :
- Ông cần phải bảo trọng, khéo tự làm lấy !
Khi ấy, Động Sơn đưa Thanh Lâm ra sơn môn, lúc chia tay, Động Sơn chợt nói :
- Lần đi xa này, ông có thể nói được một câu thoại không?
Thanh Lâm không cần suy nghĩ, nói :
Bước bước đạp hồng trần,
Toàn thân không bóng dáng.
Động Sơn trầm tư giây lâu, Thanh Lâm hỏi :
- Lão sư ! Sao thầy không nói thoại ?
- Ta đã nói thoại cho ông nhiều lần như thế, sao ông còn vu khống ta không nói ?
Thanh Lâm quỳ xuống thưa :
- Khi thầy nói, đệ tử không nghe, khi thầy không nói, đệ tử nghe.
Động Sơn đỡ Thanh Lâm dậy, nói :
- Ông có thể đạt đến chỗ không nói, không dạy rồi.

Lời bình :
Các thiền sư rất cẩn thận, không bao giờ dối gạt. Rõ ràng lời của người khác nói mà ngài nói không nghe, còn người khác không nói mà ngài cho rằng nghe. Thực ra, nghe khai thị pháp ngữ vô ngôn vô thuyết, đó mới là nghe được pháp âm thiền ngữ chân chánh.


Truyện Thiền Đối Thoại - Page 6 Picture
Về Đầu Trang Go down
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11123
Registration date : 08/08/2009

Truyện Thiền Đối Thoại - Page 6 Empty
Bài gửiTiêu đề: Giọng Nói Của Hạnh Phúc    Truyện Thiền Đối Thoại - Page 6 I_icon13Sat 22 Oct 2011, 13:00

Giọng Nói Của Hạnh Phúc

Sau khi thiền sư Bankei qua đời, một người mù sống gần chùa của thiền sư nói với một người bạn: “Bởi vì tôi mù, tôi không thể quan sát sắc mặt người ta, nên tôi phải xét tư cách của họ qua giọng nói.

Thường thì khi tôi nghe một người chúc mừng người khác về chuyện vui hay thành công nào đó, tôi cũng nghe một âm bí mật của ganh tị.

Khi chia buồn với người khác về mất mát của họ, tôi cũng nghe thích thú và thỏa mãn, cứ như là người chia buồn thật sự vui vì có cái gì đó để lại cho họ hưởng trong thế giới riêng của họ.


“Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của tôi thì giọng nói của Bankei luôn luôn thành thật.
Khi thiền sư bày tỏ hạnh phúc, tôi chẳng nghe gì khác ngoài hạnh phúc, và khi thiền sư bày tỏ buồn rầu, tôi chẳng nghe gì khác ngoài buồn rầu.”


Bình:

Bàn Khuê Vĩnh Trác (盤珪永琢), 1622 – 1693, cũng được gọi là Bàn Khuê
Quốc sư (zh. 盤珪國師, ja. bankei kokushi), là một Thiền sư Nhật Bản, thuộc tông Lâm Tế, hệ phái Diệu Tâm tự (妙心寺, ja. myōshin-ji).

Sư là một trong những Thiền sư danh tiếng nhất trong lịch sử Phật giáo Nhật Bản với tư cách là người đã phổ biến thiền học đến lớp quần chúng. Chúng ta đã có bài Vâng Lời về Bankei trước đây.

• Ý nghĩa của truyện này rất rõ. Không phải chỉ là người mù, nhưng người sáng mắt, dù tai không thính như vậy, cũng cảm nhận được suy tư của một người khi họ nói chuyện với mình. Cho nên quy luật số một của truyền thông hiệu quả là: Thành thật.

Truyện Thiền Đối Thoại - Page 6 Zen1

Nếu khen thì khen thành thật, đừng khen dối. Nếu một người bạn cho xem một bài văn rối ren đọc không hiểu gì, nhưng ít ra cũng là cố gắng lớn của bạn, thì đừng khen “Bài này hay quá.”

Nói thế là “nói láo tận răng” (lying to the teeth). Thay vì vậy thì khen thật tình, “Chị bận thế mà cố gắng bỏ công sức viết bài này thật là quý.” Hoặc là thêm nếu cần, “Em cần đọc lại vài lần nữa để hiểu hết ý bài viết.”

Khen dối, người bị hại đầu tiên là mình. Nó làm mình coi thường chính nhân cách của mình. Sau đó là hại bạn, vì nó cho bạn ăn bánh vẽ.

• Ngày nay chúng ta cần để ý đến lời mình viết trên email và Internet.
Rất nhiều khi đọc một câu khen trên Internet diễn đàn ta thấy rõ ràng là câu khen đó không thành thật.
Kỹ thuật viết là một chuyện, nhưng là chuyện nhỏ. Chuyện lớn hơn là tâm ta khi viết.

• Có lẽ vấn đề ta thấy thường xuyên nhất và tràn ngập nhất trong mỗi cá nhân chúng ta, trong gia đình, trong nhà nước, trong quốc gia…
Là thiếu thành thật.
Lời nói là bạc, im lặng là vàng, lời nói thành thật là kim cương xanh.
• Sống thế nào để lời nói ra ngoài và suy tư bên trong cùa mình là một–đó là thiền.

Dĩ nhiên là nếu tâm ta đang có suy tư tối tăm, thì không thể giả vờ sáng sủa bên ngoài để “trong ngoài là một” được. Cho nên, cốt yếu là tâm phải trong sáng như giọt thủy tinh.

• Không phải chỉ có người mù mới nghe được sự thành thật hay giả dối trong giọng nói của người khác. Ai trong chúng ta cũng có khả năng này, chỉ cao thấp khác nhau mà thôi.

Thường thì chúng ta có thể biết được một người nói thật lòng không, hay chỉ nói cho có lệ, hay là nói dối. Cho nên người hời hợt hay dối trá trong đối thoại rất ít khi giấu được ai.

(Trần Đình Hoành dịch và bình)
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11123
Registration date : 08/08/2009

Truyện Thiền Đối Thoại - Page 6 Empty
Bài gửiTiêu đề: Dấm của Tosui   Truyện Thiền Đối Thoại - Page 6 I_icon13Sat 22 Oct 2011, 13:28

DẤm Của Tosui

Truyện Thiền Đối Thoại - Page 6 Amidabuddha

Tosui là vị Thiền sư đã xa rời hình thức trịnh trọng của chùa chiền để sống dưới gầm cầu với một đám ăn mày. Khi Tosui đã rất già, một người bạn giúp thiền sư kiếm sống mà không phải ăn xin.

Người bạn chỉ Tosui cách gom cơm lại để làm dấm. Tosui làm dấm cho đến khi chết.

Thời Tosui đang làm dấm, một người trong đám ăn mày cho thiền sư một tấm ảnh Phật. Tosui treo tấm ảnh trên tường trong căn chòi của thầy và gắn một tấm biển bên cạnh.

Tấm biển ghi: “Ông Phật Adiđà ơi: Phòng này rất chật. Tôi có thể để ông ở đây như người tạm trú. Nhưng ông đừng nghĩ là tôi đang xin được vãng sinh trong cõi cực lạc của ông nhé.”

Bình:

• Chúng ta đã nói đến Tosui trước đây trong bài (Thiền Trong Đời Của Gã Ăn Mày)
• Tosui rất là độc lập—không lệ thuộc vào khuôn thước của thiền viện, lại không muốn lệ thuộc ai nên đi ăn xin; quá già thì làm dấm để sinh sống.
• Và Tosui độc lập trong cả đạo Pháp. Tosui muốn tự mình giúp mình giác ngộ thành Phật, chứ không muốn có sự trợ lực của Phật Adiđà.

Theo Tịnh Độ Tông, người niệm “Nam Mô Adiđà Phật” thành kính, thì khi chết sẽ được Phật Adiđà cho tái sinh ở thế giới Tây Phương Cực Lạc của ngài.

Xứ này rất an lạc thanh tịnh, nhưng chỉ ở tạm, để sẽ thành Phật, vì người của xứ thanh tịnh đó rất dễ thành Phật, hơn là ta bà thế giới của ta rất nhiều.

Tosui vừa không muốn được Phật Adiđà trợ lực, vừa chơi chữ rất vui: Tosui cho Phật Adiđà “tạm trú” trong chòi, nhưng lại không cần về thế giới “tạm trú” của Phật Adiđà.

• Tự do độc lập là tinh thần của Thiền tông. Và là tinh yếu của Phật pháp.

(Trần Đình Hoành dịch và bình)
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11123
Registration date : 08/08/2009

Truyện Thiền Đối Thoại - Page 6 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện Thiền Đối Thoại   Truyện Thiền Đối Thoại - Page 6 I_icon13Sat 22 Oct 2011, 13:44

THIỀN TRONG ĐỜI CỦA KẺ ĂN MÀY

Tosui là một Thiền sư nổi tiếng vào thời của ngài. Tosui đã trụ trì vài chùa và dạy ở nhiều tỉnh. Chùa cuối cùng Tosui viếng thăm thu hút nhiều môn sinh đến nỗi Tosui nói với họ là ngài sẽ bỏ việc giảng dạy vĩnh viễn. Tosui khuyên họ ra về và đi đâu tùy ý. Sau đó chẳng còn ai biết tông tích ngài ở đâu.

Truyện Thiền Đối Thoại - Page 6 An-may

Ba năm sau một đệ tử của Tosui khám phá ra ngài đang sống với vài người hành khất dưới một gầm cầu ở Tokyo. Người đệ tử lập tức nài nĩ Tosui dạy mình.

“Nếu cậu có thể làm như tôi làm, dù chỉ đôi ba ngày, thì tôi có thể dạy,” Tosui trả lời. Vậy người đệ tử mặc áo quần như hành khất và theo Tosui cả ngày. Đến đêm một người trong đám ăn mày chết.

Tosui và người đệ tử khiêng xác nửa đêm và chôn xác trên sườn núi. Rồi họ trở về lại chỗ ở dưới gầm cầu.


Tosui ngủ ngon lành, nhưng người đệ tử không ngủ được. Đến sáng Tosui nói: “Chúng ta không phải đi xin đồ ăn hôm nay. Ông bạn vừa chết của mình đã để lại ít thức ăn đằng kia.” Nhưng người đệ tử chẳng ăn nổi miếng nào.

“Tôi đã nói là cậu không làm như tôi được,” Tosui kết luận. “Đi đi và đừng làm phiền tôi nữa.”

Bình:

• Tosui Unkei, thiền sư dòng Tào Động (Soto), là thiền sư lập dị nhất trong lịch sử Thiền Nhật Bản. Ngày nay nhiều người so sánh Tosui với thánh Francis of Assisi (Thiên chúa giáo), hay gọi Tosui “Chàng hippy đầu tiên”, và sách về cuộc đời của Tosui được gọi là “Hippy nhập môn.”

100 năm sau khi Tosui qua đời, thiền sư học giả Menzan Zuiho (1683-1769), thu nhặt tài liệu và các truyện truyền khẩu, viết lại quyển sách về cuộc đời của Tosui.

Quyển này ngày nay đã được dịch sang tiếng Anh dưới tên “Letting go: The Story of Zen Master Tosui.” Có thể đọc quyển này trên
Truyện Thiền Đối Thoại - Page 6 Happybeggar

• Tosui xem ra không thích học trò nghe mà không thực hành. Thường thì nghìn người nghe may ra được một người thực hành nghiêm chỉnh.

Bao nhiêu người trong chúng ta đã nghe, đọc, và xem phim ảnh sách vở về tập thể dục. Bao nhiêu người đang tập hàng ngày? Hay là kinh sách Phật? Hay là Thánh Kinh?

Đa số người có ảo tưởng là cứ xem hay đọc điều gì thì mình sẽ có điều đó trong mình. Cứ xem phim Superman và Batman cả đời xem ta có thể thành Superman hay Batman không?

• Có lẽ, đối với Tosui, mang an lạc của Thiền đến cho vài người ăn mày, dưới đáy xã hội, có ý nghĩa hơn là giảng cho cả nghìn người mà chẳng mấy ai thực hành.

• Thực ra Tosui đã dạy cho người đệ tử kèo nài xin theo học rồi.
Anh này chỉ học không nổi mà khôi. Thiền là sống thoải mái trong bất kỳ
hoàn cảnh nào, bất kỳ nơi đâu. Kể cả sống đời ăn mày. Sống “ở đây lúc này.”


Anh đệ tử này chỉ thích “nghe” giảng, nhưng thầy chỉ muốn học trò “sống”.

• Thiền là sống không vướng mắc. Vậy thôi. Mê nghe lời thầy giảng là một vướng mắc lớn. Cả “lời giảng” lẫn “nghe giảng” đều không phải là “sống.”

Thầy muốn thử xem nếu mình phải sống như ăn mày, mình có thể sống với tâm không vướng mắc không?

Sống không QUEN, thì đương nhiên rồi. Ví dụ là khó ngủ vì lạ nơi.
Nhưng không MUỐN ăn đồ ăn của bạn mình vừa chết lại là chuyện khác. Đây là vướng mắc lớn về ý chí.

Hai vướng mắc này rất lớn: Việc nên làm (i.e., ăn) thì không làm. Việc không cần (lời gỉảng) thì lại cầu. Rất khó để “thấy đường”.

(Trần Đình Hoành dịch và bình)
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11123
Registration date : 08/08/2009

Truyện Thiền Đối Thoại - Page 6 Empty
Bài gửiTiêu đề: Ấn hành kinh sách   Truyện Thiền Đối Thoại - Page 6 I_icon13Tue 25 Oct 2011, 17:55

Ấn hành kinh sách

Tetsugen, một người sùng mộ Thiền ở Nhật, quyết định sẽ ấn hành kinh
sách, vào thời kinh sách chỉ có bằng tiếng Hán.

Sách phải in với những khối khắc gỗ, bảy ngàn bản in một lần, tốn rất nhiều công sức.

Truyện Thiền Đối Thoại - Page 6 Woodblockprinting1
Tetsugen bắt đầu đi khắp nơi và quyên góp tiền bạc. Vài người ủng hộ
cho vài trăm đồng vàng, nhưng thường thì Tetsugen chỉ nhận được vài xu lẻ.

Ông cám ơn mỗi người bố thí với lòng tri ân như nhau. Sau mười
năm Tetsugen đã có đủ tiền để bắt đầu in.


Nhưng vào lúc đó Sông Uji gây lụt lội. Nạn đói theo sau. Tetsugen
dùng tiền đã quyên góp cho sách để giúp mọi người khỏi chết đói. Rồi
ông lại bắt đầu quyên góp tiền.


Bảy năm sau một trận dịch lan khắp nước. Tetsugen lại dùng tiền quyên góp, để giúp mọi người.

Ông lại quyên góp tiền lần thứ ba, và sau 20 năm ước mơ của ông thành
hiện thực. Những khối gỗ khắc in những bản kinh đầu tiên ngày nay còn
trưng bày trong tu viện Obaku ở Kyoto.


Người Nhật dạy con cái họ là Tetsugen in ba bộ kinh, và hai bộ đầu vô hình vượt trội hơn cả bộ cuối cùng.

Bình

Truyện Thiền Đối Thoại - Page 6 Printedsutra

• Tetsugen cám ơn người cho trăm đồng vàng và người cho vài xu lẻ “vói lòng tri ân như nhau.”
• In kinh sách không quan trọng bằng cứu người.
• Sách in sớm hay muộn cũng không chết chóc ai, người đói người bệnh
mà không cứu ngay thì chết. Thời tính ấn định ưu tiên lúc này.

• Việc gì cần phải làm thì làm, đừng nhắm mắt mù quáng theo đúng “kế
hoạch”. “Kế hoạch được sinh ra để được điều chỉnh.” (Plan is made to
be changed).

• 37 năm để hoàn thành tâm nguyện in một bộ kinh. Nhẫn.

Trần Đình Hoành dịch và bình
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11123
Registration date : 08/08/2009

Truyện Thiền Đối Thoại - Page 6 Empty
Bài gửiTiêu đề: Vậy à   Truyện Thiền Đối Thoại - Page 6 I_icon13Tue 25 Oct 2011, 18:06

Vậy à
Thiền sư Hakuin được láng giềng ca tụng là sống một cuộc đời tinh khiết.
Truyện Thiền Đối Thoại - Page 6 Hakuin
Gần nơi thiền sư ở có một cô gái đẹp con của ông bà chủ tiệm thực phẩm. Đột nhiên bố mẹ cô gái khám phá là cô đang có thai.

Bố mẹ cô rất giận. Cô chẳng thú nhận ai là bố đứa bé, nhưng sau nhiều áp lực, cuối cùng cô khai tên thiền sư Hakuin.

Cực kỳ giận dữ, bố mẹ cô đến gặp thiền sư. “Vậy à.” thiền sư chỉ nói vậy.

Sau khi đứa bé chào đời, nó được mang đến cho Hakuin. Đến giờ này
thiền sư đã hoàn toàn mất hết tăm tiếng, nhưng ngài chẳng thấy phiền toái gì, và ngài lo cho đứa bé rất tốt.

Thiền sư xin hàng xóm sữa và các thứ mà đứa bé cần.

Một năm sau cô gái mẹ đứa bé chịu hết nổi. Cô thú thật với bố mẹ rằng bố thật của đứa bé là một cậu làm việc trong chợ cá.

Bố mẹ cô gái đi gặp Hakuin ngay và xin lỗi, năn nỉ kể lể dài dòng, và xin đứa bé lại.
Hakuin bằng lòng. Và khi giao đứa bé lại, thiền sư chỉ nói “Vậy à.”

Bình:

Tâm tĩnh lặng. Có tăm tiếng, không vui. Mất tăm tiếng, không buồn . Gặp bất công, không sân hận. Hết bất công, không mừng rỡ.

Sống tùy duyên. Duyên mang bé đến thì nuôi. Duyên đưa bé đi thì thôi. Chẳng có gì phải thắc mắc.

“Tâm không” như bầu trời trong xanh. Mây đến tự nhiên và mây đi tự nhiên.

• Nhưng tại sao thiền sư không giải thích tối thiểu là một câu “tôi không phải là cha đứa bé?”
Có thể vì đính chính cũng vô ích–chẳng qua cũng chỉ là lời người này chọi lời người kia. Bé đã có duyên đến với ta thì ta nuôi nấng và vui chơi với bé.

• Một năm sau mẹ em bé tự nhiên đổi ý, khai sự thật, hay cô ta đã được sự tĩnh lặng của Hakuin chuyển hóa?

Tĩnh lặng có sức mạnh hay không? Tĩnh lặng có lời nói hay không?

Tinh thần của truyện này là “không tranh cãi”.
Nếu nói trong đời sống có tranh cãi vì quyền lợi của chúng ta, thì hãy vì tinh thần phải nuôi dưỡng nó mà “ không nên tranh cãi càng tốt”.


Nghĩa là cố gắng để đừng tranh cãi, trừ khi mình cảm thấy bắt buộc phải tranh cãi.
Tủy theo nội lực của mình. Có người thì trong 100 chuyện, thấy mình phải tranh cãi 101 chuyện. Có người thì chỉ thấy 50. Có người chỉ thấy 1. Thánh nhân thì thấy 0.

Mỗi người phải tự quyết định cho mình khi nào thì phải tranh cải.

Ví dụ: Chuyện A này mà không làm cho rõ trắng đen thì e rằng mình sẽ sập tiêm, không có tiền mua sữa cho con. Vậy thì hãy làm cho rõ trắng đen.

Điều quan trọng là nắm vững tinh thần: “Chỉ phải tranh cãi khi có nhu cầu bắt buộc phải tranh cãi.” Không thì cứ Vậy À cho được việc. Chịu thiệt một chút thì cũng nên.

(Trần Đình Hoành dịch và bình)



Được sửa bởi mytutru ngày Wed 26 Oct 2011, 00:39; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11123
Registration date : 08/08/2009

Truyện Thiền Đối Thoại - Page 6 Empty
Bài gửiTiêu đề: Shoun và mẹ   Truyện Thiền Đối Thoại - Page 6 I_icon13Tue 25 Oct 2011, 18:25

Shoun và mẹ
Shoun là một vị thầy về thiền Tào Động. Khi còn là học trò, bố của Shoun qua đời, Shoun phải chăm sóc mẹ.

Mỗi khi vào phòng thiền, Shoun luôn luôn mang mẹ đi theo. Vì có mẹ đi theo, mỗi khi Shoun viếng một tu viện, ông không thể sống chung với các vị sư khác. Vì vậy Shoun xây một nhà nhỏ để lo cho mẹ.

Shoun chép lại kinh sách, và thi ca nhà Phật, và nhờ đó nhận được ít tiền mua thực phẩm.

Truyện Thiền Đối Thoại - Page 6 Monkandoldlady

Khi Shoun mua cá cho mẹ, người ta chế giễu ông, vì người tu hành không được ăn cá. Nhưng Shoun không màng. Tuy nhiên, mẹ của Shoun thì buồn, thấy con mình bị cười chê.

Cuối cùng bà nói với Shoun: “Mẹ nghĩ là mẹ sẽ thành ni cô. Mẹ cũng có thể ăn chay được.” Bà thành ni cô, và mẹ con nghiên cứu chung với nhau.

Shoun yêu nhạc và là nhạc sĩ giỏi về đàn hạc, Mẹ shoun cũng chơi đàn nhạc. Những đêm trăng tròn hai mẹ con chơi đàn với nhau.

Có một đêm một cô gái trẻ đi ngang nhà và nghe nhạc. Cảm xúc quá, cô bèn mời Shoun đến nhà cô đêm hôm sau và đánh đàn. Shoun đồng ý.
Vài ngày sau Shoun gặp lại cô ấy ngoài phố và cám ơn lòng hiếu khách của cô. Mọi người cười chê, vì Shoun đã đến nhà một cô gái làng chơi.


Ngày nọ Shoun đi thuyết giảng ở một chùa xa. Vài tháng sau ông trở về nhà và biết mẹ vừa chết. Các bạn không biết tìm ông ở đâu, nên an táng lễ đã bắt đầu.

Shoun bước lên, dùng gậy gõ vào quan tài. “Mẹ, con đã về đây,” ông nói. “Mẹ mừng con đã về,” ông trả lời thế cho mẹ.
“Vâng, con cũng mừng,” Shoun trả lời. Rồi ông nói mới mọi người quanh ông: “Lễ tang đã xong. Các bạn có thể hỏa táng.”

Khi Shoun đã rất già, ông biết ngày cuối đã gần kề. Một buổi sáng, ông gọi các đệ tử lại quanh ông, nói cho họ biết ông sẽ ra đi vào lúc trưa. Thắp nhang trước ảnh mẹ và thầy cũ, ông viết một bài thơ:

Năm mươi sáu năm gắng sống tử tế
Đi đường tôi trong thế giới này
Giờ mưa đã ngừng, mây đã hết
Trời trong xanh một mảnh trăng đầy


Các đệ tử đứng quanh ông, tụng kinh, và Shoun ra đi khi kinh còn đang tụng.

Bình:

Truyện Thiền Đối Thoại - Page 6 Burmese-harp

• Người ta nghĩ rằng xuất gia là “ra khỏi nhà”, bỏ cha bỏ mẹ đi tu. Nhưng đâu có Phật nào cản con lo cho mẹ từng ngày, ngay cả lúc ngồi thiền là lúc cần yên tĩnh nhất, cũng mang mẹ theo bên cạnh để chăm sóc.

Ngoài gánh nặng tiền bạc và công khó, còn gánh nặng bị người đời cười chê. Mang gánh nặng để lo cho mẹ, đó chính là bằng chứng cụ thể nhất của tình yêu.

• Không chỉ lo về thể chất, mà Shoun còn lo về phát triển tinh thần của mẹ–chơi nhạc cùng mẹ, nghiên cứu Phật pháp cùng mẹ, và mẹ rốt cuộc
cũng thành ni cô, mở rộng tâm mẹ trên đường tu học. Còn cái lo nào lớn cho bằng.


• Vì yêu mẹ, nên Shoun kính trọng phụ nữ, kể cả gái làng chơi. Và kính trọng phụ nữ, ngay cả khi người khác cười mình là giao du với người xấu.

• Khi mẹ chết Shoun thay mẹ để nói chuyện với mình, đó là do cảm thấy gần gũi mẹ đến mức thấy có mẹ trong mình, và mẹ nói được lời mẹ qua miệng mình.

• Thực sự thì, trong ta có cha mẹ và tất cả tổ tiên ta.

Bởi vì Shoun biết mẹ đã ở trong Shoun, nên Shoun chẳng buồn gì cả.
Nói chuyện với mẹ xong là điềm tĩnh bảo mọi người có thể hỏa táng xác
mẹ.

• Cho đến ngày cuối đời, vẫn không quên mẹ và thầy.
• Đến ngày cuối đời, Shoun mới xác nhận là mình đã giác ngộ–Giờ mưa đã ngừng, mây đã hết, trời trong xanh môt mảnh trăng đầy.

(Trần Đình Hoành dịch và bình)

Shoun and His Mother

Shoun became a teacher of Soto Zen. When he was still a student his father passed away, leaving him to care for his old mother.

Whenever Shoun went to a meditation hall he always took his mother
with him. Since she accompanied him, when he visited monasteries he
could not live with the monks.

So he would build a little house and care for her there. He would copy sutras, Buddhist verses, and in this manner receive a few coins for food.

When Shoun bought fish for his mother, the people would scoff at him,
for a monk is not supposed to eat fish. But Shoun did not mind.

His mother, however, was hurt to see the others laugh at her son.

Finally she told Shoun: “I think I will become a nun. I can be a vegaterian too.” She did, and they studied together.

Shoun was fond of music and was a master of the harp, which his mother also played. On full-moon nights they used to play together.

One night a young lady passed by their house and heard music. Deeply
touched, she invited Shoun to visit her the next evening and play.
He accepted the invitation.

A few days later he met the young lady on the street and thanked her for her hospitality. Others laughed at him. He had visited the house of a woman of the streets.

One day Shoun left for a distant temple to deliver a lecture. A few months afterwards he returned home to find his mother dead. Friends had not known where to reach him, so the funeral was then in progress.

Shoun walked up and hit the coffin with his staff. “Mother, your son has returned,” he said.

“I am glad to see you have returned, son,” he answered for his mother.

“Yes, I am glad too,” Shoun responded. Then he announced to the
people about him: “The funeral ceremony is over. You may bury the body.”


When Shoun was old he knew his end was approaching. He asked his
disciples to gather around him in the morning, telling them he was going
to pass on at noon. Burning incense before the picture of his mother
and his old teacher, he wrote a poem:


For fifty-six years I lived as best I could,
Making my way in this world.
Now the rain has ended, the clouds are clearing,
The blue sky has a full moon.


His disciples gathered about him, reciting a sutra, and Shoun passed on during the invocation.

Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
BachVanNhi

BachVanNhi

Tổng số bài gửi : 557
Age : 73
Location : Vườn Thiền Hoa Đạo
Registration date : 08/09/2011

Truyện Thiền Đối Thoại - Page 6 Empty
Bài gửiTiêu đề: Ngươi Ðang Làm Gì! Thầy Ðang Nói Gì!   Truyện Thiền Đối Thoại - Page 6 I_icon13Wed 26 Oct 2011, 01:38

Ngươi Ðang Làm Gì! Thầy Ðang Nói Gì!

Trong thời đại mới, đã có lắm chuyện quái dị về các vị thiền sư và những đệ tử, và về chuyện thầy chỉ truyền thừa tâm ấn cho các đệ tử tín cẩn mà thôi. Dĩ nhiên Thiền phải được truyền thừa như thế, dĩ tâm tải tâm, và trong quá khứ nó đã thành công. Tỉnh lặng và khiêm tốn quí hơn là chuyên nghiệp và cường điệu. Người được truyền tâm ấn thường ẩn thân đến cả hai chục năm. Cho đến khi có kẻ cầu đạo khám phá ra thì thiền sư mới lộ diện hóa độ. Sự kiện xảy ra rất tự nhiên và giáo pháp cứ thế mà được truyền thừa. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, thiền sư không bao giờ tự xưng "Ta là kẻ kế thừa của Tổ này Tổ nọ." Chỉ gây điều bất lợi mà thôi.
Thiền sư Mu-nan chỉ có một đệ tử kế thừa. Tên của ngài là Shoju. Sau một thời gian dài theo học, Shoju được thầy gọi vào phòng. "Ta đã già," ngài bảo, "và như ta biết, Shoju, chỉ có con là kẻ sẽ kế thừa giáo pháp này. Ðây là một cuốn kinh. Nó đã được truyền lại cho các thầy đến bảy đời. Ta cũng có thêm vào nhiều điểm theo sự liu ngộ của ta. Cuốn sách này rất quí, và ta trao lại cho con như ấn chứng."
"Nếu cuốn kinh quan trọng đến thế thì thầy nên giữ lấy," Shoju trả lời. "Con đã được truyền thụ Thiền không nhờ văn tự và con rất thỏa nguyện."
"Ta biết thế," Mu-nan bảo. "Cho dù như vậy, tập kinh này đã được truyền lại cho các thầy đến bảy đời, con nên giử lấy như là bảo vật chánh truyền giáo pháp. Ðây."
Hai thầy trò đang nói chuyện bên lò than. Ngay khi Shoju cầm lấy sách ngài liền quăng ngay vào lò lửa. Chẳng một ham muốn sở hữu.
Mu-nan, chưa từng biết giận, hét lên: "Ngươi đang làm gì vậy!"
Shoju quát lại: "Thầy đang nói gì vậy!"

Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Truyện Thiền Đối Thoại - Page 6 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện Thiền Đối Thoại   Truyện Thiền Đối Thoại - Page 6 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Truyện Thiền Đối Thoại
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Mùa “kim thiền thoát xác”
» Audio book - truyện ngắn Mpn
» Truyện đọc Online - Thiên Hùng
» Cõi Thiên Đường Rác - truyện ngắn Phan Trang Hy
» Câu Truyện Mơ Trong Giấc Mộng-Truyện ngắn Nhất Linh
Trang 6 trong tổng số 9 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện Sưu tầm-