Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
EM CHIM HÁT HAY QUÁ by mytutru Yesterday at 23:55

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:22

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 11:15

Một thoáng mây bay 13 by Ai Hoa Yesterday at 10:00

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Tue 07 May 2024, 23:54

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Tue 07 May 2024, 08:05

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Mon 06 May 2024, 11:42

Chết rồi! by Ai Hoa Mon 06 May 2024, 11:31

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Sun 05 May 2024, 11:06

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Fri 03 May 2024, 19:13

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 03 May 2024, 06:36

Mái Nhà Chung by mytutru Thu 02 May 2024, 00:38

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Wed 01 May 2024, 21:49

7 chữ by Tinh Hoa Tue 30 Apr 2024, 10:59

5 chữ by Tinh Hoa Sun 28 Apr 2024, 22:27

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:56

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:51

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:46

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:48

Trụ vững duyên thầy by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:34

THIỀN TUỆ (diệt trừ đau khổ) by mytutru Tue 23 Apr 2024, 00:07

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:36

Bức tranh gia đình by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:09

Mẹo kho thịt by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 07:29

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 23:01

Trang Họa thơ Phương Nguyên 2 by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 22:56

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 21 Apr 2024, 06:38

Mức thù lao không ai dám nghĩ đến by Trà Mi Wed 17 Apr 2024, 11:28

KHÔNG ĐỀ by Phương Nguyên Wed 17 Apr 2024, 11:00

Cách xem tướng mạo phụ nữ ngoại tình, không chung thủy by mytutru Tue 16 Apr 2024, 11:59

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 TRẢI LÒNG

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9
Tác giảThông điệp
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10564
Registration date : 23/11/2007

TRẢI LÒNG - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRẢI LÒNG   TRẢI LÒNG - Page 9 I_icon13Thu 13 Apr 2023, 08:30

buixuanphuong09 đã viết:
Gs Lâm Thanh Liêm, qua lời giới thiệu ở đầu tôi biết đó là vị Gs khả kính, trí tuệ uyên bác…, nhưng bài viết về CCRĐ, Hợp tác xã ở Miền Bắc thì : Đứng trên mây, nhìn một mắt với trái tim thù hận nên đã viết bừa, nói láo : 

+ Viết về CCRĐ mà không biết phân biệt thành phần giai cấp trong CCRĐ thì những điều khác chỉ là bịa đặt, nói bậy :

Ý kiến Gs Liêm :

     - Giai cấp “bần cố nông”: giai cấp xã hội nầy nghèo khổ nhất, không nhà cửa, không ruộng đất, không có gia súc, không có nông cụ chi cả. Họ làm đủ thứ nghề để nuôi sống gia đình (công nhân công nhật, gia nhân địa chủ…).
  - Giai cấp “bần nông”: họ có dưới 3 mẫu ta (1 mẫu=3600 m2), trực canh. Hoa lợi vừa đủ sống đấp đổI qua ngày.

- Giới "trung nông" được chia ra làm 2 thành phần:

        · Trung nông cấp thấp: có độ vài sào đất tối đa.

        · Trung nông cấp cao: có từ 1 đến 3 mẫu ta và 1 con trâu (hay con bò).

  - Giai cấp "phú nông": có từ 3 đến 4 mẫu ta và 1 con trâu. Họ trực canh và mướn thêm nhân công công nhật khi tới mùa làm ruộng.

  - Giai cấp "địa chủ": có “thật nhiều ruộng đất” nhưng họ không trực canh, đời sống khá giả nhờ thu địa tô cao và cho vay nặng lãi. Địa chủ được phân chia ra nhiều thành phần:

        · Địa chủ "thường": có từ 3 đến 5 mẫu ta. Họ “không giàu có mấy “ và không phạm các “trọng tội” dưới thời Pháp thuộc.

Ý kiến của tôi : 

- Giai cấp “bần cố nông”:

CCRĐ có 05 thành phần cơ bản : Cố nông, Bần nông, Trung nông, Phú nông và Địa chủ. Cố nông là Cố nông, Bần nông là Bần nông, làm gì có giai cấp Bần cố nông.

- Giai cấp “bần nông”: có dưới 3 mẫu ta, tức là 2,9 mẫu trở xuống? 

Ở mức ruộng này mà "vừa đủ sống đấp đổI qua ngày." ???

- Giới "trung nông" : chỉ có giới thanh niên, giới Phụ nữ…, làm gì có Giới Trung nông? 

"Trung nông cấp thấp: có độ vài sào đất tối đa."

2,9 mẫu là Bần nông mà vài sào đất là Trung nông cấp thấp???

" Trung nông cấp cao: có từ 1 đến 3 mẫu ta"

2,9 mẫu là Bần nông mà 03 mẫu đã là Trung nông cấp cao???

Từ 1 đến 2,9 mẫu vừa là Bần nông, vừa là Trung nông cấp cao???

- Giai cấp "phú nông": có từ 3 đến 4 mẫu

- Địa chủ "thường": có từ 3 đến 5 mẫu ta. 

Cái mốc 03 mẫu vừa là Trung nông cấp cao, vừa là Phú nông, vừa là Địa chủ thường? Thế thì c/b CCRĐ biết phân định ra sao?

Tóm lại, ông Gs này không biết gì về CCRĐ mà viết về CCRĐ thì chì có viết bừa, nói láo.

* Tác giả lấy dẫn chứng nhiều ở Hoàng Văn Hoan, nhưng Hoàng Văn Hoan là ai? Đó là tên phản bội đã bị Tòa án VN tuyên án tử hình vắng mặt. Vì sao? Vì đã tuyên bố ủng hộ Trung Quốc xâm lược VN năm 1979. 

Trong cuộc xâm lược VN nắm 1979, bọn Tầu ô đã có những hành động man rợ hơn cả thời Trung cổ đối với nhân dân VN, vậy mà HVH vẫn ủng hộ. Số phận hắn cũng như Lê Chiêu Thống, bỏ xác ở quê người, mang vết nhơ trong lịch sử VN ngàn đời không rửa sạch. Thế thì những trích dẫn ý của hắn có giá trị gì?

Ý kiến Gs Liêm :

      - Giai đoạn gọi là "hợp tác nông nghiệp" trong những năm 1958-1960.

      - Giai đạn tập thể hóa triệt để ruộng dất (1961-1965).

      - Giai doan biến đổi các hợp tác Xã bậc thấp thành các hợp tác xã bậc cao (1966-1975).

Ý kiến của tôi : 

Gs Liêm nói về Hợp tác xã cũng là bịa đặt, không có căn cứ.

Tôi hiểu rõ HTX đến từng vết chân lông. Tôi đã là Kế toán từ thời HTX mới thành lập, cả khi lên cấp cao, tôi cũng từng là Thư kí đội, là xã viên… Tôi đã nhiều lần họp huyện, hiểu phong trào HTX trong huyện, mà Huyện là theo sự chỉ đạo của Tỉnh. Tôi đã tham gia công việc về ruộng đất từ cuối năm 1954, ngay sau ngày HB, hiểu rõ mọi việc về CCRĐ và Tổ đổi công, HTX.

Năm 1955 là thời ruộng đất tạm chia, năm 1956 CCRĐ, ruộng đất chính thức giao về khẩu cho toàn dân, không phân biệt Địa chủ hay Cố nông.

+ Từ năm 1955 đến giữa năm 1959 là thời kì Tổ đổi công, các gia đình tự nguyện tập hợp, liên kết vào tổ, đổi công cho nhau.

+ Vụ mùa năm 1959, thành lập HTX cấp thấp, có Hoa lợi ruộng đất và ngày công. (45./. hộ vào HTX).

+ Vụ mùa năm 1960, HTX xã lên cấp cao, bỏ Hoa lợi ruộng đất, thực hiện Cổ phần công hữu. Vụ mùa 1960 cũng là thời kì toàn Miền Bắc hoàn thành Hợp tác hóa nông ghiệp, mọi người dân đều được vào HTX, xóa bỏ thành phần giai cấp, chỉ còn một danh xưng chung : "Xã viên HTX", về quyền lợi chính trị ai cũng như ai.

Thời kì 1959-1965 là thời cực thịnh của HTX, giá trị ngày công biến động từ 6-8kg/công lao động.

Thời kì 1966-1975 là thời chiến, ảnh hưởng chiến tranh và ít nhiều đã nẩy sinh tư tưởng "cha chung không ai khóc", năng xuất và giá trị ngày công sụt gảm nhiều, nhưng vẫn đảm bảo phục vụ chiến trường : "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người"

Thời kì 1976-1986 là thời kì đen tối nhất của nông nghiệp-nông thôn, cả Miền Bắc và Miền Nam, do ảnh hưởng của hai cuộc chiến tranh biên giới, bị Trung Quốc, các nước ASEAN, phương Tây bao vây kinh tế cộng với tư tưởng bảo thủ của đa số lãnh đạo muốn duy trì khuôn mẫu Stanin.

Đầu năm 1988, chính thức thực hiện "khoán hộ". Từ đây năng xuất nâng cao, từ một nước thiếu ăn đã dần có gạo xuất khẩu…

Đất nước VN dưới chế độ CS, dù trải qua nhiều bước thăng trầm, nhưng nó vẫn từng giờ từng phút đổi thay. Tôi không phủ nhận một thời gian dài sự quan liêu, bao cấp đã kìm hãm sự phát triển của đất nước. Đất nước này đâu phải của CS, nó là của nhân dân VN chúng tôi, do dân VN chúng tôi làm chủ, do đó trong dân đã nẩy sinh những anh tài, tham gia lèo lái con thuyền đất nước lướt sóng vươn lên sánh ngang tầm thế giới. Ngày nay, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 192/200 nước, quan hệ ngoại giao bình đẳng với tất cả các nước lớn, các nước thường trực Liên hợp quốc…, tham gia nhiều tổ chức kinh tế, chính trị thế giới…

Không phải GS Liêm nói láo đâu bác, mà là sách in sai (lỗi đánh máy trong bài khá nhiều). Đúng là GS Liêm có chút sai lầm gọi cố nông là bần cố nông, vì người ta quen miệng ghép bần nông và cố nông thành bần cố nông nên có thể gây hiểu lầm. Đáng lẽ phải viết là:

  - Giai cấp “cố nông”: giai cấp xã hội nầy nghèo khổ nhất, không nhà cửa, không ruộng đất, không có gia súc, không có nông cụ chi cả. Họ làm đủ thứ nghề để nuôi sống gia đình (công nhân công nhật, gia nhân địa chủ…).

  - Giai cấp “bần nông” (tức là tá điền): không có ruộng đất, thuê mướn đất của địa chủ (chủ điền), phải trả tô trên sản phẩm thu được.

  - Giai cấp "trung nông": họ có dưới 3 mẫu ta (1 mẫu=3600 m2), trực canh. Hoa lợi vừa đủ sống đắp đổI qua ngày, được chia ra làm 2 thành phần:

        · Trung nông cấp thấp: có độ vài sào đất tối đa dưới 1 mẫu.

        · Trung nông cấp cao: có từ 1 đến dưới 3 mẫu ta và 1 con trâu (hay con bò).

  - Giai cấp "phú nông": có từ 3 đến 4 mẫu ta và 1 con trâu. Họ trực canh và mướn thêm nhân công công nhật khi tới mùa làm ruộng.

  - Giai cấp "địa chủ" (tức là chủ điền): có “thật nhiều ruộng đất” nhưng họ không trực canh, đời sống khá giả nhờ thu địa tô cao và cho vay nặng lãi. Địa chủ được phân chia ra nhiều thành phần:

          · Địa chủ "thường": có từ 3 đến 5 mẫu ta. Họ “không giàu có mấy “ và không phạm các “trọng tội” dưới thời Pháp thuộc.
          · Địa chủ “cường hào ác bá": có trên 5 mẫu ta, hiếp đáp và ngược đãi bần nông và bần cố nông.
          · Địa chủ “phản động”: đảng viên các đảng phái “quốc gia” như đảng Đại Việt, Việt Nam Quốc Dân đảng.



Bần nông khác cố nông là bần nông thuê ruộng đất để canh tác còn cố nông chỉ đi làm mướn cho phú nông. Nếu mùa màng thất bát có khi bần nông còn nghèo hơn cố nông!


Trung nông có vài sào đất, canh tác lạc hậu thì đủ sống đắp đổi qua ngày là phải rồi!

Địa chủ phân biệt với phú nông và trung nông ở chỗ trung nông và phú nông trực canh, phú nông thường nhiều đất hơn và có thuê mướn thêm nhân công (cố nông) để canh tác còn địa chủ thì chỉ cho mướn đất lấy tô.

Đây chỉ là ý niệm căn bản. Thực tế thì việc phân chia không rạch ròi lắm và các thành phần giai cấp có thể chồng phủ lên nhau.

Về việc hợp tác hoá có thể tham khảo thêm bài của PGS Đinh Thu Cúc và nhà báo Vũ Ngọc Tiến, những người này sống ở miền Bắc và viết sách báo lề phải nên không có chuyện thù địch chế độ.

Riêng phần Hoàng Văn Hoan, GS Liêm chỉ trích dẫn vài câu nói và cũng cho rằng ông ta nói chưa đúng. Hơn nữa, việc tham khảo tài liệu từ những người được gọi là Việt gian (tuỳ theo quan điểm chính trị) cũng không phải là không thể được. Mọi người đều biết Lê Tắc biên soạn bộ sử "An Nam Chí Lược", một công trình khảo cứu về Việt Nam lâu đời nhất do một người Việt viết hiện còn sót lại, rất có giá trị. Nhiều học giả xưa và nay vẫn tham khảo tài lịệu này khi nghiên cứu lịch sử, địa lý và văn hoá Việt Nam, mặc dù có phê phán Lê Tắc "đứng trên quan điểm Nguyên triều", coi nước ta chỉ là phiên thuộc Bắc quốc.

Chú thích:

Lê Tắc là thuộc hạ dưới trướng Chương Hiến hầu Trần Kiện. Khi quân Nguyên tiến đánh Đại Việt lần thứ 2, Trần Kiện đầu hàng quân Nguyên. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép:

   ..."Tháng 2, ngày Giáp Thìn mồng 1, con thứ của Tĩnh Quốc đại vương Quốc Khang là Chương Hiến hầu (Trần) Kiện và liêu thuộc là bọn Lê Trắc đem cả nhà đầu hàng quân Nguyên. Toa Đô sai đưa bọn Kiện về Yên kinh. Thổ hào Lạng Giang là bọn Nguyễn Thế Lộc, Nguyễn Lĩnh tập kích ở trại Ma Lục (Chi Lăng). Gia nô của Trần Hưng Đạo là Nguyễn Địa Lô bắn chết Kiện. Trắc đưa xác Kiện lên ngựa, trốn đi đêm, chạy được vài chục dặm, tới Khâu Ôn chôn Kiện ở đó".

Lê Tắc trốn sang Tàu được phong sắc Tòng thị lang, lãnh chức Chỉ huyện Lệnh doãn.

Năm Đinh Hợi (1287), quân Nguyên mượn tiếng đưa "An Nam quốc vương" Trần Ích Tắc về nước để tấn công Đại Việt lần thứ ba. Lê Tắc đi theo phò tá. Tháng 12, quân Nguyên tan vỡ, bị vây hãm, Lê Tắc bỏ chạy sang Tàu, nhiều lần suýt chết. Năm Nhâm Thìn (1292), Lê Tắc được cấp hàm Phụng Sự lang, lĩnh hư chức đồng Tri châu An Tiêm. Theo Kiến văn tiểu lục, Lê Tắc ở trên Quan Hồ thuộc Hán Dương, chép sách và trồng trọt, nhà cửa xơ xác, mà ngày nào cũng có khách tới chơi, tự coi là người ở phương xa đến, chỉ để ý vào non nước, ngoài ra không thèm lưu ý đến việc gì cả. Lê Quý Đôn viết Kiến văn tiểu lục, cho rằng bằng vào những việc kể trên Lê Tắc cũng là người thanh cao.

_________________________
TRẢI LÒNG - Page 9 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

TRẢI LÒNG - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRẢI LÒNG   TRẢI LÒNG - Page 9 I_icon13Thu 13 Apr 2023, 11:39

Ai Hoa đã viết:
Không phải GS Liêm nói láo đâu bác, mà là sách in sai (lỗi đánh máy trong bài khá nhiều). Đúng là GS Liêm có chút sai lầm gọi cố nông là bần cố nông, vì người ta quen miệng ghép bần nông và cố nông thành bần cố nông nên có thể gây hiểu lầm. Đáng lẽ phải viết là:

  - Giai cấp “cố nông”: giai cấp xã hội nầy nghèo khổ nhất, không nhà cửa, không ruộng đất, không có gia súc, không có nông cụ chi cả. Họ làm đủ thứ nghề để nuôi sống gia đình (công nhân công nhật, gia nhân địa chủ…).

  - Giai cấp “bần nông” (tức là tá điền): không có ruộng đất, thuê mướn đất của địa chủ (chủ điền), phải trả tô trên sản phẩm thu được.

  - Giai cấp "trung nông": họ có dưới 3 mẫu ta (1 mẫu=3600 m2), trực canh. Hoa lợi vừa đủ sống đắp đổI qua ngày, được chia ra làm 2 thành phần:

        · Trung nông cấp thấp: có độ vài sào đất tối đa dưới 1 mẫu.

        · Trung nông cấp cao: có từ 1 đến dưới 3 mẫu ta và 1 con trâu (hay con bò).

  - Giai cấp "phú nông": có từ 3 đến 4 mẫu ta và 1 con trâu. Họ trực canh và mướn thêm nhân công công nhật khi tới mùa làm ruộng.

  - Giai cấp "địa chủ" (tức là chủ điền): có “thật nhiều ruộng đất” nhưng họ không trực canh, đời sống khá giả nhờ thu địa tô cao và cho vay nặng lãi. Địa chủ được phân chia ra nhiều thành phần:

          · Địa chủ "thường": có từ 3 đến 5 mẫu ta. Họ “không giàu có mấy “ và không phạm các “trọng tội” dưới thời Pháp thuộc.
          · Địa chủ “cường hào ác bá": có trên 5 mẫu ta, hiếp đáp và ngược đãi bần nông và bần cố nông.
          · Địa chủ “phản động”: đảng viên các đảng phái “quốc gia” như đảng Đại Việt, Việt Nam Quốc Dân đảng.



Bần nông khác cố nông là bần nông thuê ruộng đất để canh tác còn cố nông chỉ đi làm mướn cho phú nông. Nếu mùa màng thất bát có khi bần nông còn nghèo hơn cố nông!


Trung nông có vài sào đất, canh tác lạc hậu thì đủ sống đắp đổi qua ngày là phải rồi!

Địa chủ phân biệt với phú nông và trung nông ở chỗ trung nông và phú nông trực canh, phú nông thường nhiều đất hơn và có thuê mướn thêm nhân công (cố nông) để canh tác còn địa chủ thì chỉ cho mướn đất lấy tô.

Đây chỉ là ý niệm căn bản. Thực tế thì việc phân chia không rạch ròi lắm và các thành phần giai cấp có thể chồng phủ lên nhau.

Về việc hợp tác hoá có thể tham khảo thêm bài của PGS Đinh Thu Cúc và nhà báo Vũ Ngọc Tiến, những người này sống ở miền Bắc và viết sách báo lề phải nên không có chuyện thù địch chế độ.

Riêng phần Hoàng Văn Hoan, GS Liêm chỉ trích dẫn vài câu nói và cũng cho rằng ông ta nói chưa đúng. Hơn nữa, việc tham khảo tài liệu từ những người được gọi là Việt gian (tuỳ theo quan điểm chính trị) cũng không phải là không thể được. Mọi người đều biết Lê Tắc biên soạn bộ sử "An Nam Chí Lược", một công trình khảo cứu về Việt Nam lâu đời nhất do một người Việt viết hiện còn sót lại, rất có giá trị. Nhiều học giả xưa và nay vẫn tham khảo tài lịệu này khi nghiên cứu lịch sử, địa lý và văn hoá Việt Nam, mặc dù có phê phán Lê Tắc "đứng trên quan điểm Nguyên triều", coi nước ta chỉ là phiên thuộc Bắc quốc.

Chú thích:

Lê Tắc là thuộc hạ dưới trướng Chương Hiến hầu Trần Kiện. Khi quân Nguyên tiến đánh Đại Việt lần thứ 2, Trần Kiện đầu hàng quân Nguyên. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép:

   ..."Tháng 2, ngày Giáp Thìn mồng 1, con thứ của Tĩnh Quốc đại vương Quốc Khang là Chương Hiến hầu (Trần) Kiện và liêu thuộc là bọn Lê Trắc đem cả nhà đầu hàng quân Nguyên. Toa Đô sai đưa bọn Kiện về Yên kinh. Thổ hào Lạng Giang là bọn Nguyễn Thế Lộc, Nguyễn Lĩnh tập kích ở trại Ma Lục (Chi Lăng). Gia nô của Trần Hưng Đạo là Nguyễn Địa Lô bắn chết Kiện. Trắc đưa xác Kiện lên ngựa, trốn đi đêm, chạy được vài chục dặm, tới Khâu Ôn chôn Kiện ở đó".

Lê Tắc trốn sang Tàu được phong sắc Tòng thị lang, lãnh chức Chỉ huyện Lệnh doãn.

Năm Đinh Hợi (1287), quân Nguyên mượn tiếng đưa "An Nam quốc vương" Trần Ích Tắc về nước để tấn công Đại Việt lần thứ ba. Lê Tắc đi theo phò tá. Tháng 12, quân Nguyên tan vỡ, bị vây hãm, Lê Tắc bỏ chạy sang Tàu, nhiều lần suýt chết. Năm Nhâm Thìn (1292), Lê Tắc được cấp hàm Phụng Sự lang, lĩnh hư chức đồng Tri châu An Tiêm. Theo Kiến văn tiểu lục, Lê Tắc ở trên Quan Hồ thuộc Hán Dương, chép sách và trồng trọt, nhà cửa xơ xác, mà ngày nào cũng có khách tới chơi, tự coi là người ở phương xa đến, chỉ để ý vào non nước, ngoài ra không thèm lưu ý đến việc gì cả. Lê Quý Đôn viết Kiến văn tiểu lục, cho rằng bằng vào những việc kể trên Lê Tắc cũng là người thanh cao.


Cảm ơn thầy. Viết như thầy thì trò cũng khó phản bác. Tuy nhiên, bài viết của GS Liêm đầy sự hằn học, nói về Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quá đáng, xúc phạm trái tim của nhiều người dân Việt Nam. Trò chỉ là một nông dân, nhưng vẫn đủ sức để chẻ từng từng câu chữ của bài viết này, tiếc rằng sức khỏe hiện tại không cho phép. Trò không phủ nhận những sai lầm của CCRĐ, nhưng nếu cứ khoét sâu vào sai lầm để phủ nhận cái kết quả to lớn của nó thì không ổn. Nếu nói như vị GS này thì chế độ CS đã bị diệt vong từ lâu rồi. Như trong Trải lòng trò đẫ kể về cuộc đời mình, đói nghèo cơ cực cũng ở chế độ này, bây giờ sống sung túc với những tiện nghi đầy đủ, sang trọng cũng ở chế độ này, có đi Tây đâu. Khép lại quá khứ, buông bỏ hận thù, sống hòa nhập với nhau có hơn không. Nếu nói về sự căm thù, trò căm hờn bè lũ cướp nước và bán nước gấp trăm lần vị GS kia. Ngày nay Việt Nam đã hòa nhập quốc tế, chơi với cả Pháp, Mỹ, Tầu, Nga trong điều kiện tôn trọng lẫn nhau, hai bên cùng có lợi. Bọn bành chướng Bắc Kinh không dễ gì dám đụng đến Việt Nam. Chiến tranh biên giới năm 1979, VN bị cô lập nặng nề, nhưng nếu bọn Tàu ô không tuyên bố rút quân thì bão lửa sẽ dáng xuống đầu chúng : Quân đoàn 2  tinh nhuệ đã tập kết về đầy đủ, Quân đoàn 1 chưa rụng cái lông chân, Quân đoàn 5 mới thành lập với khí thế bưng bừng…

Ngày nay VN đã có tất cả : kho vũ khí đồ xộ Mỹ để lại, việc mua sắm vũ khí, khí tài hiện đại không chỉ của Nga mà cả của Mỹ và nhiều nước khác. Lực lượng mọi mặt thông suốt từ cơ sở đến trung ương, tinh thần chiến đấu thì không nước nào sánh được.


Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

TRẢI LÒNG - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRẢI LÒNG   TRẢI LÒNG - Page 9 I_icon13Tue 18 Apr 2023, 03:40

Hôm nay tôi lại kể cho các bạn nghe về một người Cộng Sản chân chính, một nông dân của những nông dân, một con người từ đầu đến chân, từ dòng máu con tim đến hơi thở vào ra đều hòa quyện với hương đồng cỏ nội, một Bí thư Tỉnh ủy của lòng dân : Kim Ngọc.

Kim Ngọc - tên thật là Kim Văn Nguộc, sinh 10/10/1917, tại xã Bình Định, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc, rồi khi hợp nhất hai tỉnh là Vĩnh Phú vẫn được bầu là Bí thư. Tính cả bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc và bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phú, ông có thâm niên bí thư tỉnh ủy 21 năm 11 tháng. Đại hội Tỉnh đảng bộ t.5/77 Kim Ngọc xin rút khỏi Bí thư tỉnh ủy, năm 1978 chính thức về hưu. Ngày 26 tháng 5 năm 1979, Kim Ngọc mất ở tuổi 62.

Đánh giá  

 "Công lao anh Kim Ngọc thật lớn, cần phải dựng tượng để tỏ lòng biết ơn con người như anh Kim Ngọc." (Nguyễn Văn Linh TBT năm 1986)

- "Đất nước phải biết ơn anh Kim Ngọc. Một người tâm huyết dám đưa ra cái mới, đến bây giờ đất nước có phát triển là nhờ có lúa gạo mà anh Ngọc đã đi tiên phong…" Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Tôn vinh

- Năm 1995 Nhà nước tặng Huân chương Độc lập hạng nhất
- Năm 1996 hai ngôi trường ở xã Bình Định nơi ông sinh ra mang tên ông. Năm 2005, một con đường đẹp nhất TP Vĩnh Yên mang tên ông.
- Năm 2004, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc tặng gia đình ông bức tượng bằng đồng nặng 45kg
- Năm 2009 nhà nước truy tặng ông Huân chương Hồ Chí Minh.
- Từ ngày 27/9/2010-21/1/2011, bộ phim truyền hình 50 tập "Bí thư Tỉnh ủy" lây nguyên mẫu cuộc đời ông đã ra đời.

"Khoán hộ"  và số phận người khai sinh ra nó

Vốn xuất thân từ một tá điền, ông hiểu và cảm thông sâu sắc nỗi lòng của nông dân. Là Bí thư tỉnh ủy, ông thường dành ⅓ thời gian để xuống cơ sở. Mùa Đông giá rét ông vẫn xắn cao quần lội xuống các khu ruộng lầy thụt thăm lúa, thăm ruông ngô khoai. Vì luôn đi sát cơ sở nên ông đã rút ra một điều "Xã viên không coi ruộng đất là của mình nên họ chẳng thiết tha gì với đồng ruộng. Phải để nông dân làm chủ mảnh đất của mình." Những suy nghĩ manh nha ban đầu ấy cứ lớn dần, trở thành Nghị quyết của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc cuối năm 1966, mang số hiệu 68. Nghị quyết 68 đề ra nhiều cách khoán như: a) Khoán cho hộ làm một khâu hoặc nhiều khâu sản xuất trong một thời gian dài. b) Khoán cho hộ các khâu dài ngày hoặc suốt vụ. c) Khoán sản lượng cho hộ, cho nhóm. d) Khoán trắng ruộng đất cho hộ.  
"Ra một nghị quyết thay đổi cả một phương thức sản xuất đã trở thành nguyên tắc, điều lệ chẳng khác gì bắn phát đại bác công phá thành trì của chủ nghĩa giáo điều và bảo thủ. Phải táo bạo, dũng cảm lắm mới dám nổ súng. Và người dám làm việc ấy là ông Kim Ngọc."



Trải qua hai vụ sản xuất với hình thức khoán mới, nền nông nghiệp Vĩnh Phúc đã có bước tiến vượt bậc. Xin dẫn ra đây vài con số : Năm 1967 tuy chiến tranh ác liệt, hạn hán kéo dài nhưng toàn tỉnh đã có hai huyện, 46 xã và 160 hợp tác xã (hơn 70% số hợp tác xã) đạt năng suất bình quân từ 5 tấn đến trên 7 tấn/ha. Tổng sản lượng quy thóc năm 1967 toàn tỉnh đạt 222.000 tấn, tăng hơn năm 1966 là 4.000 tấn.
Việc "Khoán hộ" ở Vĩnh Phúc vẫn chỉ là dấu Trung ương, nhưng ông Trường Chinh, Chủ tịch Quốc hội đã biết, đã viết bài đăng trên báo Nhân dân, phê phán rất gay gắt việc "Khoán hộ" ở Vĩnh Phúc. 

Đầu năm 1968, hợp nhất hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ thành Vĩnh Phú, ông Kim Ngọc vẫn được bầu là Bí thư Tỉnh ủy với số phiếu rất cao. Tỉnh ủy Vĩnh Phú đã áp dụng Nghị quyết của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, thực hành sang Phú Thọ… Nhưng "ngày vui ngắn chẳng tày gang…" 
Ngày 6-11-1968, tại hội nghị cán bộ tỉnh Vĩnh Phú chủ trương “khoán hộ” bị phê phán gay gắt: “Khoán cho hộ thực chất là trở lại cách làm ăn cá thể. Nó phá vỡ nội dung của phong trào hợp tác hóa nông nghiệp, làm cho hợp tác xã chỉ còn là hình thức. Nó không những sai lầm về phương pháp quản lý mà còn trái với đường lối hợp tác hóa nông nghiệp của Đảng và của Nhà nước…”.

“Bằng cách giao khoán ruộng đất của hợp tác cho hộ, trong một số hợp tác xã đang diễn ra tình trạng chia lại ruộng đất… Bằng cách khoán sản lượng cho hộ, một số hợp tác xã đã biến mình thành người phát canh thu tô đối với xã viên… Trong nhiều hợp tác xã, phương thức sản xuất cá thể đang lấn át phương thức sản xuất tập thể… Ở một số địa phương, đường lối và nguyên tắc hợp tác hóa nông nghiệp của Đảng bị vi phạm nghiêm trọng”...

Cuộc kiểm điểm kéo dài suốt một tuần, sau đó ông Kim Ngọc phải viết kiểm điểm thừa nhận “quan điểm lập trường còn mơ hồ nên chưa quán triệt đường lối, nguyên tắc, chính sách của Đảng trong việc quản lý hợp tác xã sản xuất nông nghiệp”. Tiếp theo, Trung ương có lệnh đình chỉ “khoán hộ”. 

Tuy bị kiểm điểm phải nhận sai nhưng trong lòng ông chưa bao giờ cho mình là sai, vẫn tin rằng lịch sử rất sáng suốt và công bằng.

Thực tế, dù TƯ có lệnh đình chỉ, nhưng khắp tính Vĩnh Phúc vẫn âm thầm bằng mọi cách "khoán chui". Sau ngày ông mất, cái "khoán chui" này không chỉ ở Vĩnh Phúc mà nó như vết dầu loang đã lan rộng khắp Bắc-Trung_Nam.

Là một người rất có nghị lực, nhưng sau ngày đó ông Kim Ngọc sống như người mất hồn. Kim Nam, con trai thứ hai của ông Kim Ngọc kể : "Hễ mỗi lần nghe đài, đọc báo thấy ta chạy đi Đông Âu xin viện trợ lương thực, thực phẩm thì bố buồn thỉu.

Ông ngồi mãi một chỗ, cười buồn, thốt lên một câu: “Sống trên thóc gạo mà phải đi xin..., thóc gạo ở ngay trong lòng dân, sức dân. Sao không nghĩ cách làm cho người dân nhiều thóc gạo, mà lại kìm hãm người dân, rồi lại nhân danh người dân mà đi xin người ta. Sao không nghĩ cách không phải đi xin. Đồng tiền có mắt. Hạt gạo có chân. Miếng ăn đi ăn xin thì còn đắng mãi về sau…”.

Tháng 5/1977, Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú, ông xin rút chức Bí thư Tỉnh ủy, nhưng TBT Lê Duẩn có mặt nói : "Anh còn sức khỏe, TW chưa cho anh nghỉ được đâu. TBT Lê Duẩn có cái nhìn về "Khoán hộ" khác với nhiều người trong ban lãnh đạo thời đó. "Khi khoán Vĩnh Phúc đã bị đình chỉ, ông chỉ còn biết lên thăm Kim Ngọc và bày tỏ sự đồng tình với những tìm tòi của Kim Ngọc, an ủi về việc những sáng kiến quá mới như thế thường không dễ đi ngay vào cuộc sống"..

Ông Kim Ngọc có những cái nhìn khác người : 
+ Ngay từ những năm 60, khi mà sự giáo điều trong nhận thức lúc đó còn hết sức nặng nề về “ăn ngon, mặc đẹp, ở sang” (đồng nghĩa với sự sùng bái vật chất tư bản chủ nghĩa), nhưng ông Kim Ngọc phát biểu trong Đảng bộ tỉnh đã khẳng định một chân lý có thể nói là cực kỳ táo bạo về sự phấn đấu của người đảng viên là làm sao để: “Dân luôn được ăn ngon, mặc đẹp, ở sang, học hành chữa bệnh không mất tiền”. Ông nói, đấy chính là mục tiêu của CNXH.
+ Địa chủ bóc lột nông dân là một tội ác nên đánh đổ là đúng, nhưng cũng phải học tập cách quản lý lao động của họ. Không cần đánh kẻng, cũng chẳng cần chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, đội trưởng sản xuất, chỉ có vài anh quản lý mà công việc đâu vào đó. Cái hay cái tốt làm gì có tính giai cấp. Nếu sợ mất lập trường mà không tiếp thu kiến thức của họ thì suốt đời chỉ sống trong mông muội.
Riêng chuyện giữa buổi cày họ cho gánh ra một gánh khoai hoặc sắn cùng nồi chè xanh rất ngon cho thợ cày, thợ cấy ăn thì rõ ràng đây là một tính toán quá giỏi. Cày cấy đang mệt và đói, được mấy củ khoai và bát nước chè vào bụng thì khỏe lại ngay, năng suất lao động tăng lên giống như khi mới bắt đầu làm.

Mỗi lần đi công tác xuống cơ sở, ông Kim Ngọc và những người đi cùng thường đem cơm nắm và muối vừng theo ăn. Ông từ chối mọi thứ tiệc tùng, chiêu đãi của cấp dưới. Nhưng khi đến với dân thì ông không từ chối, gặp gì ăn nấy. Đến bữa, ông bẻ cơm nắm chia cho lũ trẻ, bưng bát cơm độn sắn, khoai ăn ngon lành.

Về hưu, ông Kim Ngọc từ chối việc cấp nhà, cấp đất ở những nơi được coi là ưu tiên mà chỉ xin một miếng đất bỏ hoang nằm ngoài rìa thị xã Vĩnh Yên làm nơi vui thú điền viên. Mảnh đất rộng khoảng 1.000m2 tách ra khỏi phố phường, một bên là đầm Vạc, một bên là bãi tha ma. Trông nó giống như một bán đảo hoang vu, có lẽ vì thế mà chẳng ai ngó tới. Có đất rồi, hai ông bà làm một căn nhà cấp bốn để làm nơi lưu trú cho cả gia đình và tự khoán mỗi ngày cuốc 4 mét vuông vườn, nhặt sạch sỏi đá, mảnh sành, mảnh vại, quy hoạch cải tạo mảnh đất thành vườn tược để trồng cây lưu niên và các loại rau ăn hằng ngày….

Tháng 5/1979, ông lâm bệnh nặng và mất vào ngày 26, thọ 62 tuổi.
Tin ông Kim Ngọc mất chẳng bao lâu đã được truyền từ người này sang người khác. Hôm đưa linh cữu ông từ Hà Nội về Phủ Đức - Việt Trì, bà con kéo đến tiễn biệt rất đông. Từ những làng quê ở Vĩnh Phúc đến Việt Trì có những nơi ngót nghét gần trăm cây số nhưng bà con vẫn lặn lội tìm đến đưa tiễn ông. Thôi thì đủ các loại phương tiện. Xe công nông, xe đạp thồ, có những người cuốc bộ suốt đêm. 70 vòng hoa tiễn biệt! Hoa để lên mộ ông cũng đủ loại đủ kiểu. Hoa trồng trong sân nhà, hoa sim, hoa mua hái ở trên đồi… Bà con khóc ông Kim Ngọc chẳng khác gì người ruột thịt của mình. 

20 năm sau khoán hộ của ông Kim Ngọc, năm 1988, nghị quyết về khoán hộ của Bộ Chính trị chính thức được ban hành (được gọi tắt là khoán 10). Nghị quyết này hoàn toàn dựa trên những kinh nghiệm đúc kết của nhiều tỉnh thành đã âm thầm áp dụng khoán hộ của ông Kim Ngọc.
Nghị quyết 10 “lấy hộ làm đơn vị sản xuất tự chủ. Người nông dân được trao quyền tự chủ sản xuất, sử dụng ruộng đất lâu dài, tự do tiêu thụ sản phẩm...” 
Năm 1990, có nghĩa chỉ sau 2 năm áp dụng Nghị quyết 10, đã có sự thay đổi kỳ diệu trong nông nghiệp. Lần đầu tiên ta đã không phải nhập khẩu lương thực để cứu đói. Một năm sau, 1991, ta đã chủ động xuất khẩu được gạo và đến nay là nước đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo với việc năm 2005 xuất khẩu tới 4 triệu tấn gạo. Trên tất cả các cánh đồng hiện nay (2007), đều áp dụng cách khoán mà 40 năm trước ông Ngọc đã từng áp dụng.

(Quê tôi cũng theo cách Vĩnh Phúc, "khoán chui" từ năm  1981 : 
Năm 81, ruộng giao lao động
Một bước chuyển mình, lúa lại xanh tươi
Nhưng từ khi thực hiện Khoán 10
Dân mới được đổi đời no ấm)

Tạm dừng.
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

TRẢI LÒNG - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRẢI LÒNG   TRẢI LÒNG - Page 9 I_icon13Mon 24 Apr 2023, 08:27

Tôi đã kể về cuộc đời riêng tư của tôi, những chuyện về gia đình, làng xóm, quê hương đất nước có liên quan đến tôi, trang Trải lòng đến đây đã có thể kết thúc. Tuy nhiên, tôi còn muốn viết một bài nữa, tổng kết cuộc đời, những cảm nhận cuối cùng…, nhưng sức khỏe tôi kém quá, đành phải tạm dừng. Khi nào có điều kiện tôi sẽ viết nốt. Giờ tôi sẽ phục hồi những trang viết đã xóa, trừ những bài viết riêng tư quá tế nhị…
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

TRẢI LÒNG - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRẢI LÒNG   TRẢI LÒNG - Page 9 I_icon13Tue 25 Apr 2023, 22:49

Hôm nay tôi đã đăng sửa lại rất nhiều, nhưng nhìn lại có nhiều bài mất. Có lẽ do tôi sửa nhiều quá, máy nó chặn nên cắt đi nhiều, bài đăng lung tung. Biết làm sao!!!
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

TRẢI LÒNG - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRẢI LÒNG   TRẢI LÒNG - Page 9 I_icon13Wed 26 Apr 2023, 15:22

Tôi đã rà soát đánh số lại, tổng cộng có 51 bài đăng, trừ 02 bài mang tính riêng tư nhạy cảm, tế nhị, còn lại tôi đã phục hồi đủ 49 bài. Hiện còn một số ô trống nhưng không tìm thấy bản lưu, nhưng như vậy cũng đầy đủ. Tôi còn muốn viết tiếp vài bài CẢM NHẬN của riêng mình, tổng kết cuộc đời, nhưng sức khỏe hiện tại rất kém chưa viết được, chỉ cố gắng níu giữ Trang HOA và LAN.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




TRẢI LÒNG - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRẢI LÒNG   TRẢI LÒNG - Page 9 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
TRẢI LÒNG
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 9 trong tổng số 9 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN THƠ :: THƠ TRỮ TÌNH SÁNG TÁC ::  Góc thơ :: BùiXuânPhượng-