Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 16:41

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Thu 25 Apr 2024, 18:57

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:56

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:51

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:46

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:55

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:48

Trụ vững duyên thầy by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:34

Mái Nhà Chung by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:33

THIỀN TUỆ (diệt trừ đau khổ) by mytutru Tue 23 Apr 2024, 00:07

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 09:57

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:36

Bức tranh gia đình by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:09

Mẹo kho thịt by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 07:29

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 23:01

Trang Họa thơ Phương Nguyên 2 by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 22:56

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 21 Apr 2024, 06:38

Mức thù lao không ai dám nghĩ đến by Trà Mi Wed 17 Apr 2024, 11:28

KHÔNG ĐỀ by Phương Nguyên Wed 17 Apr 2024, 11:00

Cách xem tướng mạo phụ nữ ngoại tình, không chung thủy by mytutru Tue 16 Apr 2024, 11:59

Ở NHÀ MỘT MÌNH by Phương Nguyên Tue 16 Apr 2024, 09:59

HÁ MIỆNG CHỜ SUNG by Phương Nguyên Sun 14 Apr 2024, 13:29

Trang thơ vui Phạm Bá Chiểu by phambachieu Fri 12 Apr 2024, 15:48

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Fri 12 Apr 2024, 15:32

Chết rồi! by Phương Nguyên Fri 12 Apr 2024, 13:57

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Thu 11 Apr 2024, 17:43

THẬN TRỌNG SIÊU LỪA by mytutru Wed 10 Apr 2024, 20:33

Không đánh, không mắng, không phạt, không có học sinh ưu tú by Trà Mi Wed 10 Apr 2024, 11:45

KHÓ NGỦ by Phương Nguyên Wed 10 Apr 2024, 01:46

MỘT CHÚT BUỒN by Phương Nguyên Tue 09 Apr 2024, 15:33

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Nhớ Về Trại Tỵ Nạn Galang

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : 1, 2, 3, 4  Next
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7112
Registration date : 01/04/2011

Nhớ Về Trại Tỵ Nạn Galang Empty
Bài gửiTiêu đề: Nhớ Về Trại Tỵ Nạn Galang   Nhớ Về Trại Tỵ Nạn Galang I_icon13Mon 12 Nov 2018, 09:51

Nhớ Về Trại Tỵ Nạn Galang

Nguyễn Duy-An

Cuối tháng 7, 2008 tôi nhận được Email của ông Trần Đông, giám đốc Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam từ Úc gởi qua mời tham dự Chuyến Đi Về Bến Tự Do V (Back to the Shore of Freedom) để thăm lại 2 trại tỵ nạn Bidong (Malaysia) và Galang (Indonesia) từ ngày 9 đến 17 tháng 9, 2008.

"Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam (Archive of Vietnamese Boat People) là một tổ chức thiện nguyện. Mục tiêu tối hậu của VKTNVN là sưu tập tài liệu và di vật thuyền nhân Việt nam để đưa vào hệ thống Văn khố hay Bảo tàng viện quốc gia hay quốc tế. Các thế hệ mai sau sẽ tìm hiểu về nguồn gốc di dân của mình. Những tài liệu này sẽ là nguồn dữ kiện vô giá để các cháu nghiên cứu và tìm hiểu. Công tác Văn Khố do vậy là công tác thuần tuý lịch sử, văn hóa và xã hội..."

Một câu nói được đăng trên trang web vnbp.org đã thúc đẩy tôi tìm về với kỷ niệm từ 25 năm trước ở trại tỵ nạn Galang, Indonesia: "Nếu không được thu thập có hệ thống và khoa học, chỉ 10 năm hay 20 năm nữa, khi những thế hệ thứ nhất của người Việt ở các trại tỵ nạn không còn, khi những người làm việc ở các trại tỵ nạn cũng không còn, khi ấy những dữ kiện về Thuyền Nhân Việt Nam cũng sẽ theo năm tháng chôn vùi!"

Tôi xin trích đoạn một vài trang "Nhật Ký Đời Tỵ Nạn" để tưởng nhớ quãng thời gian tôi đã "tạm trú" ở trại tỵ nạn Galang, Indonesia.

Ngày... Tháng 6, 1983:

Tôi đến Galang vào một buổi chiều trời mưa như thác đổ. Cùng với hơn 300 người được chuyển tới từ đảo Kuku trên chiếc tầu Tegu Mulia, tôi chạy vội vào "trung tâm tiếp cư" của Cao Uỷ là một căn nhà trống ở bến tàu Galang để làm thủ tục nhập trại. Có tiếng ai đó vọng đến từ loa phóng thanh: "Đây Galang, ngưỡng cửa của Tự Do và Tình Người xin chào đón các bạn." Tim tôi rộn rã một niềm vui không bút mực nào diễn tả được. Tôi đã đặt chân tới bến bờ Tự Do sau gần một tuần lênh đênh trên biển cả và hơn một tháng đợi chờ ở Singkawang, rồi Kalimatan Barat trước khi được chuyển tới đảo Kuku...

Tôi thấy lòng mình se lại! Tôi muốn bắt chước một vị yếu nhân nào đó quỳ mọp xuống để hôn lên mảnh đất của Tự Do và Tình Người nhưng tôi không đủ can đảm làm việc đó vì tôi chỉ là một tên "vô danh tiểu tốt" vừa mới thoát khỏi Việt Nam trên một chiếc thuyền tre nhỏ bé... Tôi bần thần xúc động. Tôi muốn khóc cho niềm vui Tự Do nhưng mắt tôi vẫn trơ trơ ráo hoảnh. Còn đâu nữa những giọt nước mắt thương đau để trào ra sau hơn 8 năm sống kiếp đọa đày với bao nhiều lần vượt biên thất bại, bị bắt và "cải tạo" ở B5 (Biên Hòa), Bầu Lâm (Xuyên Mộc), rồi Cây Gừa (Cà Mau)... và những tháng ngày sống lây lất ở vùng "khỉ ho cò gáy" Bình Giả – Xuân Sơn, ngày hai bữa khoai mì không đủ no! Tôi đã tới được bến bờ Tự Do. Tôi đã chứng kiến bao nhiêu cảnh thương tâm của đồng bao tôi đang gánh chịu trong lòng đất mẹ Việt Nam – Quê hương yêu dấu của chúng ta. Mẹ Việt Nam ơi, con xin phép được quên đi những ngày tháng lang thang "đầu đường xó chợ" để bắt đầu lại một cuộc đời mới . Con muốn được cùng với hơn một triệu người dân Việt đang sống tha hương nơi đất khách quê người nối kết lại một vòng tay chờ ngày trở về xây dựng lại quê Mẹ dấu yêu. "Mẹ Việt Nam ơi, xin Mẹ đừng khóc nữa vì chúng con vẫn còn đây, những đứa con mang dòng máu đỏ da vàng..."

Tôi được chuyển tới Barrack 1, Zone 1, trại tỵ nạn Galang I. Tôi nằm thao thức mãi tới gần sáng vì những người đến trước đã kể cho tôi nghe nhiều chuyện "Galang nửa mảnh tình xù" với những đổ vỡ thương tâm, chuyện ăn chơi trác tác, chuyện tranh giành quyền lợi, vu khống, trả thù và thanh toán lẫn nhau của nhiều phe nhóm trong trại. Ôi! Trớ trêu thay cho cuộc đời! Vì không thể chịu đựng được cuộc sống mất tự do ở quê nhà nên tôi đã liều mạng ra đi bất chấp sóng gió đại dương. Tôi ra đi để làm gì? Một dấu hỏi thật lớn đã xuất hiện trong đầu làm tôi không ngủ được. Tôi sẽ lao mình vào cuộc sống hưởng thụ tạm thời ở đây chăng? Có thể lắm. Tôi đã trải qua biết bao nhiêu gian khó để vượt thoát đến đây, tôi có quyền tìm kiếm một chút gì đó để tự đền bù cho chính tôi. Tôi chỉ muốn buông xuôi theo dòng đời, phó mặc cho thời gian, người ta sao mình vậy. Không được. Lương tâm tôi tự nhắc nhở. Tôi đã bất chấp rủi ro, tù tội, và cả cái chết, để cùng bạn bè xuống thuyền vượt biển tìm Tự Do. Tôi đã thành công. Tôi phải vươn lên. Tôi phải sống làm sao để không hổ thẹn với lòng mình khi nghĩ tới những người còn ở lại: Cha mẹ, anh chị em, bạn bè và cả dân tộc Việt Nam đang từng ngày rên rỉ kéo lê tấm thân tàn trong tuyệt vọng vì "cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc" nhưng vẫn khắc khoải trông mong và đợi chờ một "ngày mai trời lại sáng." Tôi không thể buông xuôi. Tôi không thể sống trong tuyệt vọng. Tôi phải can đảm đứng lên làm lại từ đầu.

Ngày... Tháng 7, 1983:

Tôi nhận lời cha Đỗ Minh Trí (Gildo Dominici) dọn vào trung tâm "Unaccompanied Minors" để "cùng ăn cùng ở" với gần 200 trẻ em không thân nhân như một người anh cả của đám trẻ ngang bướng và ngỗ nghịch nhất ở trại tỵ nạn Galang. Tại đây, tôi đã gặp một vài em chỉ mới 6, 7 tuổi rất tội nghiệp vì cha mẹ của các em bị "rớt" lại lúc di chuyển từ "taxi" ra thuyền lớn... Tôi đã trằn trọc suốt đêm sau khi nghe một em bé mồ côi kể lại chuyến hải hành đầy máu và nước mắt, và chính em đã tận mắt chứng kiến cảnh cha mẹ bị hải tặc dùng búa tạ đập vỡ sọ trước khi vất xác xuống biển!

Theo chỉ thị của Cao Uỷ, trung tâm chỉ nhận những trẻ em không thân nhân dưới 16 tuổi; tuy nhiên, cũng có rất nhiều em đã lớn nhưng khai rút tuổi nên "ban lãnh đạo" còn phải đứng ra dàn xếp nhiều chuyện "gỡ rối tơ lòng" của tuổi đôi mươi mặc dầu đa số chúng tôi cũng chỉ lớn hơn các em vài tuổi. Trung tâm được các huynh trưởng của đoàn Thanh Niên Công Giáo, Tin Lành, Gia Đình Phật Tử và Hướng Đạo Việt Nam tận tình giúp đỡ nên chỉ trong một thời gian ngắn, tất cả các em đều được "đoàn ngũ hóa" và sắp xếp theo học các lớp tại trung tâm Giáo Dục Phổ Thông.

Ngày... Tháng 9, 1983:

Sáng nay tôi buồn kinh khủng! Tôi chỉ muốn "nằm mộng nghe kèn" suy nghĩ vẩn vơ, nhưng rồi tôi cũng vượt thắng được tính ươn lười, chỗi dậy đánh răng rửa mặt rồi lững thững lê gót lên trung tâm Sinh Ngữ để vào lớp dạy. Tôi không muốn làm mất niềm tin của hơn 30 học trò trong lớp Anh Văn tôi đang phụ trách. Tôi đã tự hứa sẽ cố gắng hết sức để hướng dẫn các bạn tôi trau dồi thêm tiếng Anh chuẩn bị cho bước đường định cư. Tôi được may mắn học hành tạm đầy đủ lúc còn ở quê nhà, bây giờ tôi phải đem hết khả năng ra phục vụ đồng bào đang chờ đợi ở trại Galang này. Tôi và "học trò của tôi", chúng tôi đã gặp gỡ, chia sẻ tâm sự thật nhiều từ ngày đầu tiên tôi đến nhận lớp. Tôi phải "hiên ngang" lên lớp mặc dầu tôi đang "rầu thối ruột!"

Chiều hôm qua, trên quãng đường từ bãi biển trở về với các em "minors" tôi đã tình cờ gặp lại một người lớp đàn anh học cùng trường từ trước năm 1975. Tôi không thể nào tưởng tượng được là anh ta vẫn còn ở Galang. Anh ấy đã rời Việt Nam từ cuối năm 1980. Tại sao? Tại sao lại có những người phải ở trại tỵ nạn một thời gian dài đến thế? Tôi đã thấm thía cảm nhận được thân phận của một người tỵ nạn không có thân nhân qua lời tâm sự của anh:

Cậu không thể ngờ được là mình vẫn còn ở đây phải không? Mình bỏ nước ra đi với bao nhiêu hoài bão phải không Duy? Nhưng bây giờ, sau gần 3 năm đợi chờ, mình đã chán nản và tuyệt vọng lắm rồi. Cậu nghĩ xem, mình chưa xong Đại Học thì "nước mất nhà tan", lang thang mãi hơn 5 năm sau mới tìm được đường ra đi. Mình không còn là "minor" nhưng cũng chưa đủ lớn để đi lính hay làm việc cho chính quyền trước năm 1975 nên không có tiêu chuẩn ưu tiên đi Mỹ. Tới đảo được 3 tháng mình bị phái đoàn Úc "đá đèn" vì lúc ấy có quá nhiều người xin đi Úc, nhân viên phái đoàn cứ rút đại một số đơn trong xấp hồ sơ, ai hên được gọi phỏng vấn, mình không may nên lọt sổ. Sau đó mình được Canada nhận nhưng 6 tháng sau bị từ chối vì sức khỏe của mình "mèng" quá! Cậu nghĩ xem, từ lúc đi "nông trường" sau năm 1975, mình hút hết thuốc lào rồi thuốc rê để chống muỗi, sang đây cứ 5 ngày một bịch P3V, thân nhân không có, mình lấy đâu ra tiền để tẩm bổ mà sức khỏe chẳng "mèng", phổi nào mà chẳng có vấn đề, phải không? Mình nản quá, không còn tin tưởng gì ở tương lai... Mình cóc thèm học hành hay làm thiện nguyện việc gì cho mệt xác, cứ ngày hai bữa Cao Uỷ nuôi!

Đêm qua tôi lại mất ngủ! Tôi không tài nào hiểu được tại sao người đàn anh đáng kính cùng trường với tôi bây giờ lại bạc nhược đến thế. Tại sao? Tại sao một người có trình độ đại học như anh mà không được phái đoàn nào nhận? Tại sao một người có học thức như anh mà bây giờ lại chấp nhận một cuộc sống tẻ nhạt và chán chường đến thế? Người tỵ nạn chúng tôi chẳng có một lựa chọn nào hết. Chấp nhận bỏ nước ra đi là chấp nhận tất cả... Biết đâu rồi cá nhân tôi cũng dần dần bại xuội như thế! Hoàn cảnh bây giờ đã khác xưa nhiều lắm. Nhân dân và chính phủ các nước đồng minh đã không còn đủ kiên nhẫn để cưu mang mãi một dòng người từ Việt Nam bỏ nước ra đi kéo dài đến bất tận. Người ta đang nhìn chúng tôi, những người tỵ nạn, như là một gánh nặng cần phải vứt bỏ càng sớm càng tốt. Đã có nhiều nơi người ta xua đuổi không cho thuyền của người tỵ nạn vào bờ!

Xin cám ơn Thượng Đế, Cao Uỷ tỵ nạn, chính quyền và nhân dân Indonesia... còn để lại cho chúng tôi một cái phao. Galang là một trong những trạm dừng chân cuối cùng còn mở cửa tiếp nhận thuyền nhân Việt Nam. Đã có không biết bao nhiêu ngàn người đã dừng chân nơi đây trong những năm vừa qua, và cũng đã có nhiều người chọn nơi này làm quê hương vĩnh viễn trong một nghĩa trang hiu quạnh bên con đường nhỏ nối liền hai trại tỵ nạn ở Galang. Tôi cứ miên man suy nghĩ suốt đêm dài để buồn thương thật nhiều cho thân phận của người tỵ nạn. Sáng nay tôi đến lớp như một cái xác không hồn. Tôi cứ bị ray rứt mãi khi được biết còn quá nhiều người đang sống trong tuyệt vọng ở nơi đây!

Một khi niềm tin và hy vọng đã chết, con người sẽ sống như tôi con vật. Tôi lo lắng rồi mai đây chính tôi cũng sẽ lâm vào tình trạng như thế. Tôi cứ thắc mắc mãi với hai tiếng tại sao. Tôi đã quyết định phải tự kiềm chế bản thân trước mọi gian khó để không bao giờ tuyệt vọng. Tôi phải luôn luôn tỉnh thức để không bao giờ buông xuôi theo hoàn cảnh đẩy đưa, cho dẫu tôi có khổ cực tới mức nào ở trại tỵ nạn cũng chẳng thấm vào đâu nếu đem so sánh với những người còn kẹt ở lại quê nhà. Ở đây tôi không có thân nhân "viện trợ" nên phải ăn uống cực khổ ư? Tôi có bao giờ nghĩ tới bao nhiêu người đang phải vật lộn với cuộc sống đói khổ rau cháo qua ngày trên quê hương yêu dấu Việt Nam hay không? Tôi bị các phái đoàn từ chối và phải ở đây làm "chúa đảo" ư? Tôi phải bình tĩnh suy nghĩ lại. Tôi không thể quên rằng lúc này vẫn còn hàng ngàn bạn bè đang vật vã trong trại cải tạo hay trên những nông trường lao động không công... Ai khổ hơn ai? Tôi đã vượt thoát tới được "ngưỡng cửa của Tự Do và Tình Người" trong khi hàng ngàn người khác đã ra đi nhưng chẳng bao giờ tới bến. Bây giờ tôi không làm được gì cho quê hương, dân tộc Việt Nam ở bên kia bờ biển Thái Bình Dương, nhưng tôi có cả một cộng đồng trước mặt đang cần đến bàn tay phục vụ của những người như cá nhân tôi. Tôi phải sống xứng đáng là "con rồng cháu tiên!" Tôi tự hứa sẽ cố gắng hết mình để vươn lên. Gian khó hôm nay chuẩn bị cho vinh quang ngày mai.

Ngày... Tháng 11, 1983:

Bao nhiêu mộng đẹp và ước vọng về tương lai của tôi đã hoàn toàn sụp đổ sau 5 tháng ở Galang, sau khi biết tin mình không được xếp vào bất cứ một "diện ưu tiên" nào để đi Mỹ... Tôi chỉ còn biết nằm chờ một dịp may rất nhỏ khi phái đoàn Mỹ mở hồ sơ "hốt rác" mỗi năm một lần! Chán nản. Buông xuôi. Tôi ngồi lỳ trong quán cà phê suốt buổi sáng, bỏ mặc học trò đến lớp chờ đợi rồi lang thang "bát phố" vì không có người hướng dẫn. Tôi bực mình. Tôi thất vọng. Tại sao phái đoàn Mỹ không chịu mở hồ sơ phỏng vấn tôi? Tôi làm thông dịch viên cho Cao Uỷ. Tôi trông coi các trẻ em không thân nhân trên đảo, trong đó cũng có nhiều em "lai Mỹ". Tôi dạy tiếng Việt cho nhân viên các phái đoàn... Tôi đã lăn lộn tối ngày sáng đêm với bao nhiêu công tác thiện nguyện nhưng có được nâng đỡ gì đâu! Tôi bỏ bê mọi sự. Tôi chỉ muốn lè phè cho qua ngày.

Chiều nay tôi nhận được lá thư đầu tiên của Mẹ từ Việt Nam gởi qua. Tôi thật sự xúc động khi đọc lại những dòng chữ thân thương của mẹ. Mẹ tôi như đã biết trước tâm trạng của tôi lúc này nên viết cho tôi những lời khuyên xác thực. Lá thư của mẹ đến thật đúng lúc. Tôi đã tìm lại được nghị lực. Tôi phải chỗi dậy bắt đầu lại. Tôi không có quyền lè phè trong khi ở quê nhà còn bao nhiêu người thân yêu đang sống trong tức tưởi, mòn mỏi đợi chờ và hy vọng những người đã ra đi như tôi sẽ làm được một chút gì đó cho quê hương, dân tộc. Tôi đã ngã quỵ nhưng tôi phải thu hết can đảm đứng lên đương đầu với thực tế để vươn lên và vươn lên mãi. Tôi phải tiếp tục đi theo con đường phục vụ thay vì phè phỡn ăn chơi cho qua ngày tháng ở trại tỵ nạn. Tôi phải tìm lại niềm vui cho chính mình để tiếp tục sống những ngày đáng sống ở Galang trong niềm vui phục vụ... Rồi sóng gió cũng sẽ qua nhanh.

Ngày... Tháng 3, 1984:

Tôi đang chuẩn bị di chuyển vào Galang II để theo học khóa C.O. 26 (Cultural Orientation). Tôi đã được phái đoàn Mỹ nhận mấy ngày trước tết Âm Lịch. Mùa xuân thứ nhất xa quê hương, tôi đã buồn thật nhiều vì nhớ nhà, nhưng nỗi buồn đã qua mau nhờ hình bóng một người con gái. Tôi gặp nàng trong một bữa tiệc tất niên. Tôi làm quen, và...

Cô bé ấy có đôi mắt bồ câu thật đẹp và mái tóc thề xõa ngang vai mang dáng dấp một thiên thần. Lúc tôi đến làm quen, nàng đã mỉm cười thật tươi với đôi má lúm đồng tiền nho nhỏ. Nói tóm lại là tôi đã tìm được "chiếc xương sườn cụt" lạc mất từ lúc chào đời. Tôi quyết định sẽ xin nghỉ tất cả công tác thiện nguyện với lý do sắp sửa phải vào khóa học chuẩn bị lên đường định cư; nhưng thực ra là tôi muốn có nhiều giờ rảnh rỗi để đến với nàng. Cô bé đã ngỏ ý nhờ tôi dạy thêm tiếng Anh. Thôi, từ nay mình đã có người lo cơm nước, đỡ phải lang thang và cũng không phải bận tâm lo lắng cho đám trẻ nghịch ngợm ở trung tâm "Unaccompanied Minors" nữa. Tôi đã làm việc phục vụ gần một năm trời ở trại, và bây giờ tôi có quyền nghỉ ngơi.

Nhưng rồi một người bạn, nói đúng ra là một người đàn anh, đã đến tìm tôi và vạch ra một công tác mới để tôi có thể tiếp tục phục vụ đồng bào trong thời gian theo học khóa C.O. 26 ở Galang II. Tôi đã phải miễn cưỡng nghe theo vì sợ bị chê trách là "chí lớn không đong đầy đôi mắt giai nhân!" Đã hơn một lần tôi buồn vì công việc quá bận rộn nên tôi không có được những giây phút thần tiên bên nàng. Tinh thần trách nhiệm đã khiến tôi phải xa nàng, và nàng cũng đã xa tôi để tìm vui bên một người thanh niên lúc nào cũng kề cận sẵn sàng an ủi và giúp đỡ nàng. Tôi thất tình! Tôi đã buồn khổ một mình biết bao nhiêu đêm nhưng không dám bỏ bê công việc. Mãi rồi tôi cũng tìm lại được niềm vui trong phục vụ. Tôi quyết định sẽ dùng đôi tay và khối óc làm việc phục vụ cho tới ngày rời đảo.

Ngày... Tháng 7, 1984:

Cầm tờ giấy nợ (promissory notes) ra khỏi văn phòng Cao Uỷ tôi chợt thấy lòng mình chùng xuống, buồn man mác. Trời vẫn còn mưa. Mưa Galang dai dẳng buồn không chịu được. Tôi đã chạy như bay, bất chấp trời đang mưa nặng hạt khi nghe loa gọi lên văn phòng Cao Uỷ ký giấy nợ. Niềm vui chợt đến vì mình có tên đi định cư vào ngày 28-07-1984. Nhưng bây giờ, sau khi đã hoàn tất thủ tục giấy tờ rời đảo, tôi mới thấy thấm thía câu nói "ra đi là chết ở trong lòng một nửa!" Tôi buồn vì chẳng còn bao lâu nữa tôi sẽ vĩnh viền ra đi, mãi mãi rời xa Galang, nơi được mệnh danh là "ngưỡng cửa của Tự Do và Tình Người." Tôi buồn vì mấy ngày nữa tôi phải giã từ tất cả những kỷ niệm dấu yêu và bạn bè thân thương ở trại tỵ nạn để một mình bước vào một con đường mới hoàn toàn xa lạ. Nơi tôi sẽ đến là một tỉnh nhỏ ở phía Tây Bắc của tiểu bang Pennsylvania... Tôi nghe nói ở vùng đó việc tìm gặp một người Việt Nam còn khó hơn đi tìm vàng. Buồn!

Hơn một năm trời ở Galang với bao nhiêu kỷ niệm vui buồn, tôi xin gởi lại tất cả cho đồng bào tôi, những người còn ở lại. Tôi xin khắc ghi vào tâm khảm để không bao giờ quên Galang và "tình người" nơi đây: Những lúc miệt mài, vất vả vì công việc; những giờ phút thoải mái trong một quán nước bên đường; những ngày đứng giảng bài trong lớp học oi bức; những bữa cơm đạm bạc từ khẩu phần P3V; những giờ phút chán nản và tuyệt vọng; những kỷ niệm và hình bóng thân thương của bạn bè còn ở lại nơi đây... Một lần nữa, tôi xin được vẫy tay từ giã Galang, ngưỡng cửa của Tự Do và Tình Người để lên đường định cư.


* * *


Đã 25 năm qua rồi kể từ khi tôi đặt chân đến Galang... Trại tỵ nạn Galang đã bị đóng cửa hoàn toàn vào năm 1996, khi Cao Uỷ kết thúc chương trình trợ giúp thuyền nhân Việt Nam và giao trả trại lại cho chính quyền Indonesia. Đã có hơn 250 ngàn người tỵ nạn đã từng tạm trú một thời gian ở Galang trước khi lên đượng định cư, và cũng có gần 300 người đã vĩnh viễn ở lại trong những ngôi mộ ở nghĩa trang Galang. Đài tưởng niệm thuyền nhân ở Galang được khánh thành vào ngày 24.03.2005 cũng đã bị đục bỏ vào cuối tháng 5, 2005!

Sau đây là một vài chi tiết về đài tưởng niệm chỉ tồn tại vỏn vẹn 2 tháng ở Galang: Xây bằng bê-tông cốt sắt cao 2 mét, rộng 1 mét, dày 15 phân, dựng trên một bệ tam cấp bằng bê-tông cốt sắt vuông mỗi cạnh khoảng 2 mét. Hai mặt đài là hai tấm đá hoa cương lớn, cao 1 mét, rộng 70 phân, dày 3 phân, một tấm màu đen, một tấm màu trắng.

Tấm màu trắng là Bia Tri ân có nội dung như sau: "In appreciation of the efforts of UNHCR, the Red Cross and Indonesian Red Crescent Society and other world relief organizations, the Indonesian Government and people as well as all countries of first asylum and resettlement. We also express our gratitude to the thousands of individuals who worked hard in helping the Vietnamese refugees. OVERSEAS VIETNAMESE COMMUNITIES, 2005." (Tri ân những nỗ lực của Cao Uỷ Tỵ nạn Liên hiệp quốc, của Hội Hồng thập tự và Hội Hồng Nguyệt Nam dương cùng các tổ chức cứu trợ quốc tế khác, Chính phủ và nhân dân Nam dương cũng như các quốc gia tạm dung và các quốc gia định cư. Chúng tôi cũng tri ân hàng ngàn người đã làm việc tận lực để giúp đỡ người tỵ nạn Việt nam. CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠI 2005).

Tấm màu đen là Bia Tưởng niệm có nội dung như sau: "In commemoration of the hundreds of thousands of Vietnamese people who perished on the way to Freedom (1975-1996). Though they died of hunger or thirst, of being raped, of exhaustion or of any other cause, we pray that they may now enjoy lasting peace. Their sacrifice will never be forgotten. OVERSEAS VIETNAMESE COMMUNITIES, 2005." (Tưởng niệm hàng trăm ngàn người Việt đã bỏ mình trên con đường đi tìm Tự do (1975-1996). Dù họ chết vì đói khát, vì bị hãm hiếp, vì kiệt sức hay vì bất cứ lý do nào khác, chúng ta thảy đều cầu nguyện để họ được yên nghỉ dài lâu. Sự hy sinh của họ sẽ không bao giờ bị lãng quên. CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠI 2005).

Trại tỵ nạn Galang không còn nữa, nhưng cũng như hàng ngàn người đã từng "đi qua" Galang, tôi sẽ không bao giờ quên được những tháng ngày sống ở trại tỵ nạn Galang, ngưỡng cửa của Tự Do và Tình Người muôn năm.
Về Đầu Trang Go down
Trăng



Tổng số bài gửi : 1841
Registration date : 23/04/2014

Nhớ Về Trại Tỵ Nạn Galang Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhớ Về Trại Tỵ Nạn Galang   Nhớ Về Trại Tỵ Nạn Galang I_icon13Mon 12 Nov 2018, 12:00

Trà Mi đã viết:
Nhớ Về Trại Tỵ Nạn Galang

Nguyễn Duy-An

Cuối tháng 7, 2008 tôi nhận được Email của ông Trần Đông, giám đốc Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam từ Úc gởi qua mời tham dự Chuyến Đi Về Bến Tự Do V (Back to the Shore of Freedom) để thăm lại 2 trại tỵ nạn Bidong (Malaysia) và Galang (Indonesia) từ ngày 9 đến 17 tháng 9, 2008.

"Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam (Archive of Vietnamese Boat People) là một tổ chức thiện nguyện. Mục tiêu tối hậu của VKTNVN là sưu tập tài liệu và di vật thuyền nhân Việt nam để đưa vào hệ thống Văn khố hay Bảo tàng viện quốc gia hay quốc tế. Các thế hệ mai sau sẽ tìm hiểu về nguồn gốc di dân của mình. Những tài liệu này sẽ là nguồn dữ kiện vô giá để các cháu nghiên cứu và tìm hiểu. Công tác Văn Khố do vậy là công tác thuần tuý lịch sử, văn hóa và xã hội..."

Một câu nói được đăng trên trang web vnbp.org đã thúc đẩy tôi tìm về với kỷ niệm từ 25 năm trước ở trại tỵ nạn Galang, Indonesia: "Nếu không được thu thập có hệ thống và khoa học, chỉ 10 năm hay 20 năm nữa, khi những thế hệ thứ nhất của người Việt ở các trại tỵ nạn không còn, khi những người làm việc ở các trại tỵ nạn cũng không còn, khi ấy những dữ kiện về Thuyền Nhân Việt Nam cũng sẽ theo năm tháng chôn vùi!"

Tôi xin trích đoạn một vài trang "Nhật Ký Đời Tỵ Nạn" để tưởng nhớ quãng thời gian tôi đã "tạm trú" ở trại tỵ nạn Galang, Indonesia.

Ngày... Tháng 6, 1983:

Tôi đến Galang vào một buổi chiều trời mưa như thác đổ. Cùng với hơn 300 người được chuyển tới từ đảo Kuku trên chiếc tầu Tegu Mulia, tôi chạy vội vào "trung tâm tiếp cư" của Cao Uỷ là một căn nhà trống ở bến tàu Galang để làm thủ tục nhập trại. Có tiếng ai đó vọng đến từ loa phóng thanh: "Đây Galang, ngưỡng cửa của Tự Do và Tình Người xin chào đón các bạn." Tim tôi rộn rã một niềm vui không bút mực nào diễn tả được. Tôi đã đặt chân tới bến bờ Tự Do sau gần một tuần lênh đênh trên biển cả và hơn một tháng đợi chờ ở Singkawang, rồi Kalimatan Barat trước khi được chuyển tới đảo Kuku...

Tôi thấy lòng mình se lại! Tôi muốn bắt chước một vị yếu nhân nào đó quỳ mọp xuống để hôn lên mảnh đất của Tự Do và Tình Người nhưng tôi không đủ can đảm làm việc đó vì tôi chỉ là một tên "vô danh tiểu tốt" vừa mới thoát khỏi Việt Nam trên một chiếc thuyền tre nhỏ bé... Tôi bần thần xúc động. Tôi muốn khóc cho niềm vui Tự Do nhưng mắt tôi vẫn trơ trơ ráo hoảnh. Còn đâu nữa những giọt nước mắt thương đau để trào ra sau hơn 8 năm sống kiếp đọa đày với bao nhiều lần vượt biên thất bại, bị bắt và "cải tạo" ở B5 (Biên Hòa), Bầu Lâm (Xuyên Mộc), rồi Cây Gừa (Cà Mau)... và những tháng ngày sống lây lất ở vùng "khỉ ho cò gáy" Bình Giả – Xuân Sơn, ngày hai bữa khoai mì không đủ no! Tôi đã tới được bến bờ Tự Do. Tôi đã chứng kiến bao nhiêu cảnh thương tâm của đồng bao tôi đang gánh chịu trong lòng đất mẹ Việt Nam – Quê hương yêu dấu của chúng ta. Mẹ Việt Nam ơi, con xin phép được quên đi những ngày tháng lang thang "đầu đường xó chợ" để bắt đầu lại một cuộc đời mới . Con muốn được cùng với hơn một triệu người dân Việt đang sống tha hương nơi đất khách quê người nối kết lại một vòng tay chờ ngày trở về xây dựng lại quê Mẹ dấu yêu. "Mẹ Việt Nam ơi, xin Mẹ đừng khóc nữa vì chúng con vẫn còn đây, những đứa con mang dòng máu đỏ da vàng..."

Tôi được chuyển tới Barrack 1, Zone 1, trại tỵ nạn Galang I. Tôi nằm thao thức mãi tới gần sáng vì những người đến trước đã kể cho tôi nghe nhiều chuyện "Galang nửa mảnh tình xù" với những đổ vỡ thương tâm, chuyện ăn chơi trác tác, chuyện tranh giành quyền lợi, vu khống, trả thù và thanh toán lẫn nhau của nhiều phe nhóm trong trại. Ôi! Trớ trêu thay cho cuộc đời! Vì không thể chịu đựng được cuộc sống mất tự do ở quê nhà nên tôi đã liều mạng ra đi bất chấp sóng gió đại dương. Tôi ra đi để làm gì? Một dấu hỏi thật lớn đã xuất hiện trong đầu làm tôi không ngủ được. Tôi sẽ lao mình vào cuộc sống hưởng thụ tạm thời ở đây chăng? Có thể lắm. Tôi đã trải qua biết bao nhiêu gian khó để vượt thoát đến đây, tôi có quyền tìm kiếm một chút gì đó để tự đền bù cho chính tôi. Tôi chỉ muốn buông xuôi theo dòng đời, phó mặc cho thời gian, người ta sao mình vậy. Không được. Lương tâm tôi tự nhắc nhở. Tôi đã bất chấp rủi ro, tù tội, và cả cái chết, để cùng bạn bè xuống thuyền vượt biển tìm Tự Do. Tôi đã thành công. Tôi phải vươn lên. Tôi phải sống làm sao để không hổ thẹn với lòng mình khi nghĩ tới những người còn ở lại: Cha mẹ, anh chị em, bạn bè và cả dân tộc Việt Nam đang từng ngày rên rỉ kéo lê tấm thân tàn trong tuyệt vọng vì "cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc" nhưng vẫn khắc khoải trông mong và đợi chờ một "ngày mai trời lại sáng." Tôi không thể buông xuôi. Tôi không thể sống trong tuyệt vọng. Tôi phải can đảm đứng lên làm lại từ đầu.

Ngày... Tháng 7, 1983:

Tôi nhận lời cha Đỗ Minh Trí (Gildo Dominici) dọn vào trung tâm "Unaccompanied Minors" để "cùng ăn cùng ở" với gần 200 trẻ em không thân nhân như một người anh cả của đám trẻ ngang bướng và ngỗ nghịch nhất ở trại tỵ nạn Galang. Tại đây, tôi đã gặp một vài em chỉ mới 6, 7 tuổi rất tội nghiệp vì cha mẹ của các em bị "rớt" lại lúc di chuyển từ "taxi" ra thuyền lớn... Tôi đã trằn trọc suốt đêm sau khi nghe một em bé mồ côi kể lại chuyến hải hành đầy máu và nước mắt, và chính em đã tận mắt chứng kiến cảnh cha mẹ bị hải tặc dùng búa tạ đập vỡ sọ trước khi vất xác xuống biển!

Theo chỉ thị của Cao Uỷ, trung tâm chỉ nhận những trẻ em không thân nhân dưới 16 tuổi; tuy nhiên, cũng có rất nhiều em đã lớn nhưng khai rút tuổi nên "ban lãnh đạo" còn phải đứng ra dàn xếp nhiều chuyện "gỡ rối tơ lòng" của tuổi đôi mươi mặc dầu đa số chúng tôi cũng chỉ lớn hơn các em vài tuổi. Trung tâm được các huynh trưởng của đoàn Thanh Niên Công Giáo, Tin Lành, Gia Đình Phật Tử và Hướng Đạo Việt Nam tận tình giúp đỡ nên chỉ trong một thời gian ngắn, tất cả các em đều được "đoàn ngũ hóa" và sắp xếp theo học các lớp tại trung tâm Giáo Dục Phổ Thông.

Ngày... Tháng 9, 1983:

Sáng nay tôi buồn kinh khủng! Tôi chỉ muốn "nằm mộng nghe kèn" suy nghĩ vẩn vơ, nhưng rồi tôi cũng vượt thắng được tính ươn lười, chỗi dậy đánh răng rửa mặt rồi lững thững lê gót lên trung tâm Sinh Ngữ để vào lớp dạy. Tôi không muốn làm mất niềm tin của hơn 30 học trò trong lớp Anh Văn tôi đang phụ trách. Tôi đã tự hứa sẽ cố gắng hết sức để hướng dẫn các bạn tôi trau dồi thêm tiếng Anh chuẩn bị cho bước đường định cư. Tôi được may mắn học hành tạm đầy đủ lúc còn ở quê nhà, bây giờ tôi phải đem hết khả năng ra phục vụ đồng bào đang chờ đợi ở trại Galang này. Tôi và "học trò của tôi", chúng tôi đã gặp gỡ, chia sẻ tâm sự thật nhiều từ ngày đầu tiên tôi đến nhận lớp. Tôi phải "hiên ngang" lên lớp mặc dầu tôi đang "rầu thối ruột!"

Chiều hôm qua, trên quãng đường từ bãi biển trở về với các em "minors" tôi đã tình cờ gặp lại một người lớp đàn anh học cùng trường từ trước năm 1975. Tôi không thể nào tưởng tượng được là anh ta vẫn còn ở Galang. Anh ấy đã rời Việt Nam từ cuối năm 1980. Tại sao? Tại sao lại có những người phải ở trại tỵ nạn một thời gian dài đến thế? Tôi đã thấm thía cảm nhận được thân phận của một người tỵ nạn không có thân nhân qua lời tâm sự của anh:

Cậu không thể ngờ được là mình vẫn còn ở đây phải không? Mình bỏ nước ra đi với bao nhiêu hoài bão phải không Duy? Nhưng bây giờ, sau gần 3 năm đợi chờ, mình đã chán nản và tuyệt vọng lắm rồi. Cậu nghĩ xem, mình chưa xong Đại Học thì "nước mất nhà tan", lang thang mãi hơn 5 năm sau mới tìm được đường ra đi. Mình không còn là "minor" nhưng cũng chưa đủ lớn để đi lính hay làm việc cho chính quyền trước năm 1975 nên không có tiêu chuẩn ưu tiên đi Mỹ. Tới đảo được 3 tháng mình bị phái đoàn Úc "đá đèn" vì lúc ấy có quá nhiều người xin đi Úc, nhân viên phái đoàn cứ rút đại một số đơn trong xấp hồ sơ, ai hên được gọi phỏng vấn, mình không may nên lọt sổ. Sau đó mình được Canada nhận nhưng 6 tháng sau bị từ chối vì sức khỏe của mình "mèng" quá! Cậu nghĩ xem, từ lúc đi "nông trường" sau năm 1975, mình hút hết thuốc lào rồi thuốc rê để chống muỗi, sang đây cứ 5 ngày một bịch P3V, thân nhân không có, mình lấy đâu ra tiền để tẩm bổ mà sức khỏe chẳng "mèng", phổi nào mà chẳng có vấn đề, phải không? Mình nản quá, không còn tin tưởng gì ở tương lai... Mình cóc thèm học hành hay làm thiện nguyện việc gì cho mệt xác, cứ ngày hai bữa Cao Uỷ nuôi!

Đêm qua tôi lại mất ngủ! Tôi không tài nào hiểu được tại sao người đàn anh đáng kính cùng trường với tôi bây giờ lại bạc nhược đến thế. Tại sao? Tại sao một người có trình độ đại học như anh mà không được phái đoàn nào nhận? Tại sao một người có học thức như anh mà bây giờ lại chấp nhận một cuộc sống tẻ nhạt và chán chường đến thế? Người tỵ nạn chúng tôi chẳng có một lựa chọn nào hết. Chấp nhận bỏ nước ra đi là chấp nhận tất cả... Biết đâu rồi cá nhân tôi cũng dần dần bại xuội như thế! Hoàn cảnh bây giờ đã khác xưa nhiều lắm. Nhân dân và chính phủ các nước đồng minh đã không còn đủ kiên nhẫn để cưu mang mãi một dòng người từ Việt Nam bỏ nước ra đi kéo dài đến bất tận. Người ta đang nhìn chúng tôi, những người tỵ nạn, như là một gánh nặng cần phải vứt bỏ càng sớm càng tốt. Đã có nhiều nơi người ta xua đuổi không cho thuyền của người tỵ nạn vào bờ!

Xin cám ơn Thượng Đế, Cao Uỷ tỵ nạn, chính quyền và nhân dân Indonesia... còn để lại cho chúng tôi một cái phao. Galang là một trong những trạm dừng chân cuối cùng còn mở cửa tiếp nhận thuyền nhân Việt Nam. Đã có không biết bao nhiêu ngàn người đã dừng chân nơi đây trong những năm vừa qua, và cũng đã có nhiều người chọn nơi này làm quê hương vĩnh viễn trong một nghĩa trang hiu quạnh bên con đường nhỏ nối liền hai trại tỵ nạn ở Galang. Tôi cứ miên man suy nghĩ suốt đêm dài để buồn thương thật nhiều cho thân phận của người tỵ nạn. Sáng nay tôi đến lớp như một cái xác không hồn. Tôi cứ bị ray rứt mãi khi được biết còn quá nhiều người đang sống trong tuyệt vọng ở nơi đây!

Một khi niềm tin và hy vọng đã chết, con người sẽ sống như tôi con vật. Tôi lo lắng rồi mai đây chính tôi cũng sẽ lâm vào tình trạng như thế. Tôi cứ thắc mắc mãi với hai tiếng tại sao. Tôi đã quyết định phải tự kiềm chế bản thân trước mọi gian khó để không bao giờ tuyệt vọng. Tôi phải luôn luôn tỉnh thức để không bao giờ buông xuôi theo hoàn cảnh đẩy đưa, cho dẫu tôi có khổ cực tới mức nào ở trại tỵ nạn cũng chẳng thấm vào đâu nếu đem so sánh với những người còn kẹt ở lại quê nhà. Ở đây tôi không có thân nhân "viện trợ" nên phải ăn uống cực khổ ư? Tôi có bao giờ nghĩ tới bao nhiêu người đang phải vật lộn với cuộc sống đói khổ rau cháo qua ngày trên quê hương yêu dấu Việt Nam hay không? Tôi bị các phái đoàn từ chối và phải ở đây làm "chúa đảo" ư? Tôi phải bình tĩnh suy nghĩ lại. Tôi không thể quên rằng lúc này vẫn còn hàng ngàn bạn bè đang vật vã trong trại cải tạo hay trên những nông trường lao động không công... Ai khổ hơn ai? Tôi đã vượt thoát tới được "ngưỡng cửa của Tự Do và Tình Người" trong khi hàng ngàn người khác đã ra đi nhưng chẳng bao giờ tới bến. Bây giờ tôi không làm được gì cho quê hương, dân tộc Việt Nam ở bên kia bờ biển Thái Bình Dương, nhưng tôi có cả một cộng đồng trước mặt đang cần đến bàn tay phục vụ của những người như cá nhân tôi. Tôi phải sống xứng đáng là "con rồng cháu tiên!" Tôi tự hứa sẽ cố gắng hết mình để vươn lên. Gian khó hôm nay chuẩn bị cho vinh quang ngày mai.

Ngày... Tháng 11, 1983:

Bao nhiêu mộng đẹp và ước vọng về tương lai của tôi đã hoàn toàn sụp đổ sau 5 tháng ở Galang, sau khi biết tin mình không được xếp vào bất cứ một "diện ưu tiên" nào để đi Mỹ... Tôi chỉ còn biết nằm chờ một dịp may rất nhỏ khi phái đoàn Mỹ mở hồ sơ "hốt rác" mỗi năm một lần! Chán nản. Buông xuôi. Tôi ngồi lỳ trong quán cà phê suốt buổi sáng, bỏ mặc học trò đến lớp chờ đợi rồi lang thang "bát phố" vì không có người hướng dẫn. Tôi bực mình. Tôi thất vọng. Tại sao phái đoàn Mỹ không chịu mở hồ sơ phỏng vấn tôi? Tôi làm thông dịch viên cho Cao Uỷ. Tôi trông coi các trẻ em không thân nhân trên đảo, trong đó cũng có nhiều em "lai Mỹ". Tôi dạy tiếng Việt cho nhân viên các phái đoàn... Tôi đã lăn lộn tối ngày sáng đêm với bao nhiêu công tác thiện nguyện nhưng có được nâng đỡ gì đâu! Tôi bỏ bê mọi sự. Tôi chỉ muốn lè phè cho qua ngày.

Chiều nay tôi nhận được lá thư đầu tiên của Mẹ từ Việt Nam gởi qua. Tôi thật sự xúc động khi đọc lại những dòng chữ thân thương của mẹ. Mẹ tôi như đã biết trước tâm trạng của tôi lúc này nên viết cho tôi những lời khuyên xác thực. Lá thư của mẹ đến thật đúng lúc. Tôi đã tìm lại được nghị lực. Tôi phải chỗi dậy bắt đầu lại. Tôi không có quyền lè phè trong khi ở quê nhà còn bao nhiêu người thân yêu đang sống trong tức tưởi, mòn mỏi đợi chờ và hy vọng những người đã ra đi như tôi sẽ làm được một chút gì đó cho quê hương, dân tộc. Tôi đã ngã quỵ nhưng tôi phải thu hết can đảm đứng lên đương đầu với thực tế để vươn lên và vươn lên mãi. Tôi phải tiếp tục đi theo con đường phục vụ thay vì phè phỡn ăn chơi cho qua ngày tháng ở trại tỵ nạn. Tôi phải tìm lại niềm vui cho chính mình để tiếp tục sống những ngày đáng sống ở Galang trong niềm vui phục vụ... Rồi sóng gió cũng sẽ qua nhanh.

Ngày... Tháng 3, 1984:

Tôi đang chuẩn bị di chuyển vào Galang II để theo học khóa C.O. 26 (Cultural Orientation). Tôi đã được phái đoàn Mỹ nhận mấy ngày trước tết Âm Lịch. Mùa xuân thứ nhất xa quê hương, tôi đã buồn thật nhiều vì nhớ nhà, nhưng nỗi buồn đã qua mau nhờ hình bóng một người con gái. Tôi gặp nàng trong một bữa tiệc tất niên. Tôi làm quen, và...

Cô bé ấy có đôi mắt bồ câu thật đẹp và mái tóc thề xõa ngang vai mang dáng dấp một thiên thần. Lúc tôi đến làm quen, nàng đã mỉm cười thật tươi với đôi má lúm đồng tiền nho nhỏ. Nói tóm lại là tôi đã tìm được "chiếc xương sườn cụt" lạc mất từ lúc chào đời. Tôi quyết định sẽ xin nghỉ tất cả công tác thiện nguyện với lý do sắp sửa phải vào khóa học chuẩn bị lên đường định cư; nhưng thực ra là tôi muốn có nhiều giờ rảnh rỗi để đến với nàng. Cô bé đã ngỏ ý nhờ tôi dạy thêm tiếng Anh. Thôi, từ nay mình đã có người lo cơm nước, đỡ phải lang thang và cũng không phải bận tâm lo lắng cho đám trẻ nghịch ngợm ở trung tâm "Unaccompanied Minors" nữa. Tôi đã làm việc phục vụ gần một năm trời ở trại, và bây giờ tôi có quyền nghỉ ngơi.

Nhưng rồi một người bạn, nói đúng ra là một người đàn anh, đã đến tìm tôi và vạch ra một công tác mới để tôi có thể tiếp tục phục vụ đồng bào trong thời gian theo học khóa C.O. 26 ở Galang II. Tôi đã phải miễn cưỡng nghe theo vì sợ bị chê trách là "chí lớn không đong đầy đôi mắt giai nhân!" Đã hơn một lần tôi buồn vì công việc quá bận rộn nên tôi không có được những giây phút thần tiên bên nàng. Tinh thần trách nhiệm đã khiến tôi phải xa nàng, và nàng cũng đã xa tôi để tìm vui bên một người thanh niên lúc nào cũng kề cận sẵn sàng an ủi và giúp đỡ nàng. Tôi thất tình! Tôi đã buồn khổ một mình biết bao nhiêu đêm nhưng không dám bỏ bê công việc. Mãi rồi tôi cũng tìm lại được niềm vui trong phục vụ. Tôi quyết định sẽ dùng đôi tay và khối óc làm việc phục vụ cho tới ngày rời đảo.

Ngày... Tháng 7, 1984:

Cầm tờ giấy nợ (promissory notes) ra khỏi văn phòng Cao Uỷ tôi chợt thấy lòng mình chùng xuống, buồn man mác. Trời vẫn còn mưa. Mưa Galang dai dẳng buồn không chịu được. Tôi đã chạy như bay, bất chấp trời đang mưa nặng hạt khi nghe loa gọi lên văn phòng Cao Uỷ ký giấy nợ. Niềm vui chợt đến vì mình có tên đi định cư vào ngày 28-07-1984. Nhưng bây giờ, sau khi đã hoàn tất thủ tục giấy tờ rời đảo, tôi mới thấy thấm thía câu nói "ra đi là chết ở trong lòng một nửa!" Tôi buồn vì chẳng còn bao lâu nữa tôi sẽ vĩnh viền ra đi, mãi mãi rời xa Galang, nơi được mệnh danh là "ngưỡng cửa của Tự Do và Tình Người." Tôi buồn vì mấy ngày nữa tôi phải giã từ tất cả những kỷ niệm dấu yêu và bạn bè thân thương ở trại tỵ nạn để một mình bước vào một con đường mới hoàn toàn xa lạ. Nơi tôi sẽ đến là một tỉnh nhỏ ở phía Tây Bắc của tiểu bang Pennsylvania... Tôi nghe nói ở vùng đó việc tìm gặp một người Việt Nam còn khó hơn đi tìm vàng. Buồn!

Hơn một năm trời ở Galang với bao nhiêu kỷ niệm vui buồn, tôi xin gởi lại tất cả cho đồng bào tôi, những người còn ở lại. Tôi xin khắc ghi vào tâm khảm để không bao giờ quên Galang và "tình người" nơi đây: Những lúc miệt mài, vất vả vì công việc; những giờ phút thoải mái trong một quán nước bên đường; những ngày đứng giảng bài trong lớp học oi bức; những bữa cơm đạm bạc từ khẩu phần P3V; những giờ phút chán nản và tuyệt vọng; những kỷ niệm và hình bóng thân thương của bạn bè còn ở lại nơi đây... Một lần nữa, tôi xin được vẫy tay từ giã Galang, ngưỡng cửa của Tự Do và Tình Người để lên đường định cư.


* * *


Đã 25 năm qua rồi kể từ khi tôi đặt chân đến Galang... Trại tỵ nạn Galang đã bị đóng cửa hoàn toàn vào năm 1996, khi Cao Uỷ kết thúc chương trình trợ giúp thuyền nhân Việt Nam và giao trả trại lại cho chính quyền Indonesia. Đã có hơn 250 ngàn người tỵ nạn đã từng tạm trú một thời gian ở Galang trước khi lên đượng định cư, và cũng có gần 300 người đã vĩnh viễn ở lại trong những ngôi mộ ở nghĩa trang Galang. Đài tưởng niệm thuyền nhân ở Galang được khánh thành vào ngày 24.03.2005 cũng đã bị đục bỏ vào cuối tháng 5, 2005!

Sau đây là một vài chi tiết về đài tưởng niệm chỉ tồn tại vỏn vẹn 2 tháng ở Galang: Xây bằng bê-tông cốt sắt cao 2 mét, rộng 1 mét, dày 15 phân, dựng trên một bệ tam cấp bằng bê-tông cốt sắt vuông mỗi cạnh khoảng 2 mét. Hai mặt đài là hai tấm đá hoa cương lớn, cao 1 mét, rộng 70 phân, dày 3 phân, một tấm màu đen, một tấm màu trắng.

Tấm màu trắng là Bia Tri ân có nội dung như sau: "In appreciation of the efforts of UNHCR, the Red Cross and Indonesian Red Crescent Society and other world relief organizations, the Indonesian Government and people as well as all countries of first asylum and resettlement. We also express our gratitude to the thousands of individuals who worked hard in helping the Vietnamese refugees. OVERSEAS VIETNAMESE COMMUNITIES, 2005." (Tri ân những nỗ lực của Cao Uỷ Tỵ nạn Liên hiệp quốc, của Hội Hồng thập tự và Hội Hồng Nguyệt Nam dương cùng các tổ chức cứu trợ quốc tế khác, Chính phủ và nhân dân Nam dương cũng như các quốc gia tạm dung và các quốc gia định cư. Chúng tôi cũng tri ân hàng ngàn người đã làm việc tận lực để giúp đỡ người tỵ nạn Việt nam. CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠI 2005).

Tấm màu đen là Bia Tưởng niệm có nội dung như sau: "In commemoration of the hundreds of thousands of Vietnamese people who perished on the way to Freedom (1975-1996). Though they died of hunger or thirst, of being raped, of exhaustion or of any other cause, we pray that they may now enjoy lasting peace. Their sacrifice will never be forgotten. OVERSEAS VIETNAMESE COMMUNITIES, 2005." (Tưởng niệm hàng trăm ngàn người Việt đã bỏ mình trên con đường đi tìm Tự do (1975-1996). Dù họ chết vì đói khát, vì bị hãm hiếp, vì kiệt sức hay vì bất cứ lý do nào khác, chúng ta thảy đều cầu nguyện để họ được yên nghỉ dài lâu. Sự hy sinh của họ sẽ không bao giờ bị lãng quên. CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠI 2005).

Trại tỵ nạn Galang không còn nữa, nhưng cũng như hàng ngàn người đã từng "đi qua" Galang, tôi sẽ không bao giờ quên được những tháng ngày sống ở trại tỵ nạn Galang, ngưỡng cửa của Tự Do và Tình Người muôn năm.
Vậy những người ko được xét đi nước thứ 3 thì sao hở tỉ ?
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7112
Registration date : 01/04/2011

Nhớ Về Trại Tỵ Nạn Galang Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhớ Về Trại Tỵ Nạn Galang   Nhớ Về Trại Tỵ Nạn Galang I_icon13Mon 12 Nov 2018, 12:55

Trăng đã viết:

Vậy những người ko được xét đi nước thứ 3 thì sao hở tỉ ?

họ sẽ phải tự nguyện hoặc bị ép buộc trở về VN. :potay:
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7112
Registration date : 01/04/2011

Nhớ Về Trại Tỵ Nạn Galang Empty
Bài gửiTiêu đề: NHẬT KÝ 29 NGÀY VƯỢT BIỂN   Nhớ Về Trại Tỵ Nạn Galang I_icon13Thu 15 Nov 2018, 08:20

NHẬT KÝ 29 NGÀY VƯỢT BIỂN

Lê Minh

Gia đình tôi đông anh em và nghèo lắm! Muốn gom đủ 3 lượng vàng để lo cho một người vượt biển không phải là dễ. May sao nhờ nhà ở mé sông, nên có người tổ chức vượt biên họ cho tôi đi không với điều kiện ba mẹ tôi phải chứa chấp 8 người mà họ dắt mối từ Sài Gòn về chờ ngày ra tàu.

Công việc nầy cũng rất nguy hiểm, lỡ mà công an biết được là đi tù cải tạo.
Nhà nội tôi kế bên nhà tôi nên ba má tôi gởi bên nội 6 người còn nhà tôi chỉ chứa 2 người. Người tổ chức sắp xếp là đến ngày đi họ sẽ có thuyền nhỏ đậu dưới bến sông nhà nội tôi để đưa người ra tàu lớn đã đậu sẵn ngoài khơi.

Vào một đêm 30 tối đen như đêm cả miền Nam lọt vào tay Cộng sản, một chiếc thuyền đánh cá nhỏ trên thuyền phủ đầy lưới tấp vào bờ sau hè nhà nội tôi, họ nói phải chuyển người thật nhanh, "cá lớn" - có nghĩa là tầu lớn- đang đợi.

Tiếng xì xào to nhỏ làm nội tôi tuy đã già, 2 mắt đã mờ cũng giật mình thức giấc, ông hỏi:

- Thằng Minh đâu rồi?

- Dạ con nè, nội!

Trong bóng đêm, ông mò mẫm lấy tay rờ đầu tôi rồi nói nhỏ:

- Con ra đi lần nầy là chắc ông cháu mình sẽ không còn có dịp gặp nhau nữa đâu! Nơi đất khách quê người con ráng lo học hành và tự lo cho bản thân mình.

Ông nhét vào tay tôi 2 miếng gì hơi mỏng và cứng, rồi như không nén nổi sự xúc động, ông bỏ đi vào trong phòng. Sau đó tôi mới biết là ông đã gói ghém cho tôi 2 chỉ vàng, là gia tài dành dưỡng già của ông để tôi phòng thân.

Khi tôi ngồi viết bài nầy nhớ đến nội đã ra đi vĩnh viễn mà không có dịp nhìn mặt ông lần cuối cùng mà nước mắt tôi tuôn tràn.

(còn tiếp)

Nguồn: Hưng Việt
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7112
Registration date : 01/04/2011

Nhớ Về Trại Tỵ Nạn Galang Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhớ Về Trại Tỵ Nạn Galang   Nhớ Về Trại Tỵ Nạn Galang I_icon13Fri 16 Nov 2018, 10:38

NHẬT KÝ 29 NGÀY VƯỢT BIỂN

Lê Minh

(tiếp theo)


Ngày Đầu Tiên: qua trạm biên phòng

Sau khi 9 người chúng tôi đều xuống khoang thuyền, người đưa khách lấy lưới phủ lên trên người chúng tôi để ngụy trang như là một ngư phủ sửa soạn ra khơi đánh cá.

Nằm dưới đống lưới cá còn ướt đẫm mùi tanh của cá, mùi nước biển, hơi thở khó khăn làm tôi muốn ói nhiều lần.

Gần tới trạm công an biên phòng, người đưa khách nói:

- Các anh chị ráng giữ bình tĩnh, đừng nhúc nhích và nói gì hết! Qua khỏi trạm nầy là kể như đã đi được nửa đường.

Chiếc huyền bớt máy, chậm lại rồi ngừng hẳn. Tôi nghe có người nói:

- Giờ nầy còn đi đâu đó?

- Đi làm mẻ lưới sáng chớ anh! Nước triều đang lớn hy vọng sẽ trúng mánh.

- Có chở gì khác không?

- Trời! Anh biết tôi ngày nào cũng ra khơi đánh cá mà, đâu có chở gì! Anh muốn xuống coi không? Thôi lấy vài tờ uống cà phê nghe! bữa nay trúng lưới, mai về bọn mình nhậu cho đã.

- Thôi, đi di!

Tiếng máy nổ và thuyền lại rời bến. Người đưa khách cất tiếng:

- Chúc mừng các anh chị đã qua khỏi cửa biên phòng. Bây giờ có thể bỏ lưới qua một bên cho dễ thở.

Tôi tung lưới ra, ngước mặt nhìn về những dãy dừa xanh, những cây mắm mọc sát bờ biển và xa xa những mái nhà nhỏ của xóm ngư phủ... Đó là hình ảnh que để hình dung mảnh đất quê hương lần cuối cùng trước khi đi không hẹn ngày trở về.

(còn tiếp)

Nguồn: Hưng Việt
Về Đầu Trang Go down
Trăng



Tổng số bài gửi : 1841
Registration date : 23/04/2014

Nhớ Về Trại Tỵ Nạn Galang Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhớ Về Trại Tỵ Nạn Galang   Nhớ Về Trại Tỵ Nạn Galang I_icon13Fri 16 Nov 2018, 13:52

Trà Mi đã viết:
NHẬT KÝ 29 NGÀY VƯỢT BIỂN

Lê Minh

(tiếp theo)


Ngày Đầu Tiên: qua trạm biên phòng

Sau khi 9 người chúng tôi đều xuống khoang thuyền, người đưa khách lấy lưới phủ lên trên người chúng tôi để ngụy trang như là một ngư phủ sửa soạn ra khơi đánh cá.

Nằm dưới đống lưới cá còn ướt đẫm mùi tanh của cá, mùi nước biển, hơi thở khó khăn làm tôi muốn ói nhiều lần.

Gần tới trạm công an biên phòng, người đưa khách nói:

- Các anh chị ráng giữ bình tĩnh, đừng nhúc nhích và nói gì hết! Qua khỏi trạm nầy là kể như đã đi được nửa đường.

Chiếc huyền bớt máy, chậm lại rồi ngừng hẳn. Tôi nghe có người nói:

- Giờ nầy còn đi đâu đó?

- Đi làm mẻ lưới sáng chớ anh! Nước triều đang lớn hy vọng sẽ trúng mánh.

- Có chở gì khác không?

- Trời! Anh biết tôi ngày nào cũng ra khơi đánh cá mà, đâu có chở gì! Anh muốn xuống coi không? Thôi lấy vài tờ uống cà phê nghe! bữa nay trúng lưới, mai về bọn mình nhậu cho đã.

- Thôi, đi di!

Tiếng máy nổ và thuyền lại rời bến. Người đưa khách cất tiếng:

- Chúc mừng các anh chị đã qua khỏi cửa biên phòng. Bây giờ có thể bỏ lưới qua một bên cho dễ thở.

Tôi tung lưới ra, ngước mặt nhìn về những dãy dừa xanh, những cây mắm mọc sát bờ biển và xa xa những mái nhà nhỏ của xóm ngư phủ... Đó là hình ảnh que để hình dung mảnh đất quê hương lần cuối cùng trước khi đi không hẹn ngày trở về.

(còn tiếp)

Nguồn: Hưng Việt
Học trò của T ngày xưa đi đến 5 chuyến , mà chuyến nào hắn có mặt là bị dính , ko có mặt thì thuyền đi trót lọt à tỉ
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7112
Registration date : 01/04/2011

Nhớ Về Trại Tỵ Nạn Galang Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhớ Về Trại Tỵ Nạn Galang   Nhớ Về Trại Tỵ Nạn Galang I_icon13Sat 17 Nov 2018, 11:48

NHẬT KÝ 29 NGÀY VƯỢT BIỂN

Lê Minh

(tiếp theo)


Ngày Thứ 2: đem trứng cho ác

Chiếc thuyền nhỏ ra khơi trong cơn mưa phùn đầu tháng Mười. Quần áo ướt át, thêm gió biển rồi từng đợt sóng biển đánh vào khoang thuyền làm tôi lạnh run người.

Thuyền chạy gần 1 tiếng thì tôi nhìn thấy xa xa có một chiếc tàu khá lớn đang đậu gần một hòn đảo nhỏ, hình như là Hòn Tre thì phải.

Người đưa khách cho thuyền cặp vào chiếc tàu nầy rồi ra lệnh:

- Các anh chị leo lên tàu nầy. Lẹ lên!

Chiếc tàu cao quá so với thuyền nhỏ và những đợt sống làm lắc lư con tàu, khiến tôi nhảy mấy lần mà cũng chưa lên được. Cả hai chân bị rớm máu vì bị cắt bởi những con hà đóng quanh thành tàu.

Rốt cuộc thì tất cả đều lên được tàu. Người đưa khách vẫy tay chào chúng tôi rồi quay thuyền chạy thẳng về đất liền.

Trên tàu đã có một số người đến trước. Họ nói phải chờ cho đủ số người và tài công ra rồi mới bắt đầu cuộc hành trình. Vậy là tiếp tục chờ đợi, căng thẳng. Thuyền nhỏ cứ lâu lâu lại chở thêm 9- 10 người lên tàu. Gần chật cả khoang dưới lẫn trên boong tàu mà sao vẫn chưa thấy người chủ tàu, tài công hoặc người tổ chức?

Trời gần sáng thì có một chiếc thuyền nhỏ chở chủ tàu, tài công và người tổ chức. Họ lên tàu, tiền trao cháo múc, thanh toán tiền mua tàu còn lại bằng những thỏi vàng óng ánh, nói vài lời chúc may mắn đến chúng tôi rồi trở về thuyền đi về, chỉ để lại người tài công.

Chiếc tàu với sức chứa 70 người giờ đây đã có tất cả là 139 người. Coi lại lương thực thì trời ơi! Chỉ có một khạp nước với một khạp gạo. Làm sao có thể đỡ cảnh đói khát cho suốt cuộc hành trình vượt biển?

Trên tầu có nhiều người chửi rủa là "đem trứng cho ác, lấy vàng của người ta rồi tổ chức như vậy đó!" Nhưng chửi rủa gì cũng đã muộn rồi, chỉ còn quyết định là có nên tiếp tục đi hay là quay trở lại để chịu cảnh tù đày!

Cuối cùng tất cả đành quyết định ra đi, hy vọng khi ra được hải phận quốc tế sẽ có tàu buôn hoặc chiến hạm của Mỹ cứu vớt.

(còn tiếp)

Nguồn: Hưng Việt
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7112
Registration date : 01/04/2011

Nhớ Về Trại Tỵ Nạn Galang Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhớ Về Trại Tỵ Nạn Galang   Nhớ Về Trại Tỵ Nạn Galang I_icon13Mon 19 Nov 2018, 08:47

NHẬT KÝ 29 NGÀY VƯỢT BIỂN

Lê Minh

(tiếp theo)


Ngày Thứ 3: tài công không biết lái tàu

Người tài công nổ máy tàu và lây quây với chiếc hải bàn. Ông tự giới thiệu là đại úy Hải Quân VNCH, cùng đi với người bạn gái. Thấy ông lây quây mãi với cái hải bàn, có người hỏi:

- Sao không bắt đầu chạy đi mà ở đó coi cái gì vậy?

- Nói thiệt nghe! Tôi đi hải quân nhưng hồi đó đâu có lái tàu, làm sao biết đường nào đến Thailand!

- Trời đất! Dzậy sao ông nhận làm tài công cho tàu?

- Thì phải nói là tài công họ mới cho đi không lấy tiền! Bây giờ tôi cũng không biết tọa độ nào để lái tàu đến bờ biển Thailand!

Cả tàu xôn xao. Thiệt là đem con bỏ chợ mà! Tính sao bây giờ?

- Để tôi lái cho!

Từ phía sau mũi tàu có anh thanh niên vóc dáng vạm vỡ, nước da ngâm đen lên tiếng và đi lại buồng lái.

- Có gì khó đâu! Tôi nghe người ta nói cứ giữ hải bàn ở tọa độ 260 là sẽ đến hải phận quốc tế và đến Thailand.

Cả tàu thở ra. Anh thanh niên cho máy nổ rồi cầm tay lái cứ hướng 260 độ mà cho tàu chạy!

Con tàu băng băng. Mặt trời đã lên cao rọi những tia màu đỏ nhạt trên mặt nước biển.

(còn tiếp)

Nguồn: Hưng Việt
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7112
Registration date : 01/04/2011

Nhớ Về Trại Tỵ Nạn Galang Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhớ Về Trại Tỵ Nạn Galang   Nhớ Về Trại Tỵ Nạn Galang I_icon13Mon 19 Nov 2018, 08:49

Trăng đã viết:
Trà Mi đã viết:
NHẬT KÝ 29 NGÀY VƯỢT BIỂN

Lê Minh

(tiếp theo)


Ngày Đầu Tiên: qua trạm biên phòng

Sau khi 9 người chúng tôi đều xuống khoang thuyền, người đưa khách lấy lưới phủ lên trên người chúng tôi để ngụy trang như là một ngư phủ sửa soạn ra khơi đánh cá.

Nằm dưới đống lưới cá còn ướt đẫm mùi tanh của cá, mùi nước biển, hơi thở khó khăn làm tôi muốn ói nhiều lần.

Gần tới trạm công an biên phòng, người đưa khách nói:

- Các anh chị ráng giữ bình tĩnh, đừng nhúc nhích và nói gì hết! Qua khỏi trạm nầy là kể như đã đi được nửa đường.

Chiếc huyền bớt máy, chậm lại rồi ngừng hẳn. Tôi nghe có người nói:

- Giờ nầy còn đi đâu đó?

- Đi làm mẻ lưới sáng chớ anh! Nước triều đang lớn hy vọng sẽ trúng mánh.

- Có chở gì khác không?

- Trời! Anh biết tôi ngày nào cũng ra khơi đánh cá mà, đâu có chở gì! Anh muốn xuống coi không? Thôi lấy vài tờ uống cà phê nghe! bữa nay trúng lưới, mai về bọn mình nhậu cho đã.

- Thôi, đi di!

Tiếng máy nổ và thuyền lại rời bến. Người đưa khách cất tiếng:

- Chúc mừng các anh chị đã qua khỏi cửa biên phòng. Bây giờ có thể bỏ lưới qua một bên cho dễ thở.

Tôi tung lưới ra, ngước mặt nhìn về những dãy dừa xanh, những cây mắm mọc sát bờ biển và xa xa những mái nhà nhỏ của xóm ngư phủ... Đó là hình ảnh que để hình dung mảnh đất quê hương lần cuối cùng trước khi đi không hẹn ngày trở về.

(còn tiếp)

Nguồn: Hưng Việt
Học trò của T ngày xưa đi đến 5 chuyến , mà chuyến nào hắn có mặt là bị dính , ko có mặt thì thuyền đi trót lọt à tỉ

giống ca sĩ Thanh Lan há T? Nghe nói hễ ca sĩ này xuống tàu là người ta năn nỉ bả đi lên, hổng biết đúng hôn :potay:
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7112
Registration date : 01/04/2011

Nhớ Về Trại Tỵ Nạn Galang Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhớ Về Trại Tỵ Nạn Galang   Nhớ Về Trại Tỵ Nạn Galang I_icon13Wed 21 Nov 2018, 08:49

NHẬT KÝ 29 NGÀY VƯỢT BIỂN

Lê Minh

(tiếp theo)


Ngày Thứ 4: máy chết, tàu lủng

Con tàu chật ních người vẫn lướt trên biển cả mà chưa thấy bờ bến. Cơn nóng biển VN hòa lẫn với hơi người ngột ngạt. Bắt đầu đói khát lả người. Người ta nấu một nồi cơm lớn rồi chia phần cho mỗi người một muỗng cơm trắng với chút nước lã đo lường bằng cái nắp can để cầm cự, hy vọng sớm ra được hải phận quốc tế.

Trời về chiều, ở cuối chân trời hiện lên một vầng mây đen như báo trước bão tố sẽ chụp lấy con tàu nhỏ bé. Biển mênh mông không bờ bến, biết đâu là hải phận quốc tế, đâu là bờ biển Việt Nam?

Mọi người chợt hướng mắt nhìn về phía trước, một chiếc tàu buôn ngoại quốc đang chạy song song cách thuyền rất xa. Gương mặt mọi người đều hiện lên vẻ mừng! Chỉ trong hải phận quốc tế mới có tàu buôn ngoại quốc thôi!

Nhiều người cởi áo trắng ra vẫy vẫy làm dấu SOS với hy vọng chiếc tàu kia sẽ thấy mà quay lại cứu giúp. Tất cả dán mắt theo dõi nhưng cái tàu buôn vẫn làm ngơ. Có người đề nghị đục tàu cho chìm để họ thấy emergency thì bắt buộc phải vớt. Một số người đồng ý, phần còn lại thì không. Rủi họ không thấy thiệt thì chết cả đám. Thôi thì hy vọng có chiến hạm Mỹ hay gặp dàn khoan dầu là hay nhất!

Trời đã về đêm, gió bắt đầu đẩy những ngọn sóng bạc đầu thật lớn đánh vào thành tàu. Cơn mưa lớn chợt nổi lên. Con tàu của chúng tôi như nhào lộn trong lòng biển, lúc thì sóng đưa lên thật cao, lúc thì như chìm vào biển cả.

Cạch... cạch... cạch...Tiếng máy tàu nổ thêm 3 tiếng rồi tắt hẳn!

- Chết rồi! Tàu phá nước ngập cả máy rồi, bà con ơi xúm lại tát nước!

- Trời ơi! Vậy là chắc chết hết!

Tôi nghe tiếng khóc la hòa lẫn tiếng cầu kinh, niệm Phật cộng với tiếng gió rú mưa rơi giữa biển khơi mịt mù đen tối!

Đời người chỉ chết một lần! Tôi nhủ mình hãy cố bình thản trước cái chết gần kề. Đọc xong kinh ăn năn tội thấy mình không sợ cái chết nữa, dù thấy nó sẽ xảy đến trong giây lát. Trong số 139 người trên tàu, có những cụ già từng trải, những thanh thiếu nữ tương lai đầy hứa hẹn và những mái đầu xanh vô tội chưa từng nếm mùi đời. Tất cả đã đem sinh mạng mình ra để đánh đổi 2 chữ "Tự Do".

(còn tiếp)

Nguồn: Hưng Việt
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Nhớ Về Trại Tỵ Nạn Galang Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhớ Về Trại Tỵ Nạn Galang   Nhớ Về Trại Tỵ Nạn Galang I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Nhớ Về Trại Tỵ Nạn Galang
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 4 trangChuyển đến trang : 1, 2, 3, 4  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện Sưu tầm :: Hồi ký, tuỳ bút-