Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Yesterday at 23:54

EM CHIM HÁT HAY QUÁ by mytutru Yesterday at 23:10

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:09

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Yesterday at 08:05

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Mon 06 May 2024, 11:42

Một thoáng mây bay 13 by Ai Hoa Mon 06 May 2024, 11:39

Chết rồi! by Ai Hoa Mon 06 May 2024, 11:31

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Sun 05 May 2024, 11:06

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Fri 03 May 2024, 19:13

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Fri 03 May 2024, 16:27

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 03 May 2024, 06:36

Mái Nhà Chung by mytutru Thu 02 May 2024, 00:38

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Wed 01 May 2024, 21:49

7 chữ by Tinh Hoa Tue 30 Apr 2024, 10:59

5 chữ by Tinh Hoa Sun 28 Apr 2024, 22:27

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:56

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:51

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:46

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:48

Trụ vững duyên thầy by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:34

THIỀN TUỆ (diệt trừ đau khổ) by mytutru Tue 23 Apr 2024, 00:07

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:36

Bức tranh gia đình by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:09

Mẹo kho thịt by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 07:29

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 23:01

Trang Họa thơ Phương Nguyên 2 by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 22:56

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 21 Apr 2024, 06:38

Mức thù lao không ai dám nghĩ đến by Trà Mi Wed 17 Apr 2024, 11:28

KHÔNG ĐỀ by Phương Nguyên Wed 17 Apr 2024, 11:00

Cách xem tướng mạo phụ nữ ngoại tình, không chung thủy by mytutru Tue 16 Apr 2024, 11:59

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Tam Tạng Pháp Số

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1 ... 15 ... 27, 28, 29 ... 34 ... 40  Next
Tác giảThông điệp
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11171
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 28 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 28 I_icon13Thu 10 Dec 2015, 22:28

Tam Tạng Pháp Số 266
 

TỨ BỐI
四輩 (Phiên dịch kinh nghĩa)
 
Một, Tỳ kheo. Tiếng Phạn là Tỳ kheo, tiếng Hoa là Khất sĩ.
Người xuất gia, trên xin giáo pháp để nuôi huệ mạng, dưới xin thức ăn để nuôi sắc thân, nên gọi là khất Sĩ.
Hai, Tỳ kheo ni.
Tiếng Phạn là Ni, tiếng Hoa là nữ. Phật ban đầu không cho người nữ xuất gia.
Vì di mẫu Ma ha ba xà ba đề xin xuất gia, Phật mới cho phép; nên gọi là Tỳ kheo ni. Tiếng Phạn là Ma ha ba xà ba đề, tiếng Hoa là Đại ái đạo.
Ba, Ưu Bà Tắc.
Tiếng Phạn là Ưu bà tắc, tiếng Hoa là thanh tịnh sĩ.
Tuy là ở tại gia mà hay giữ năm giới thanh tịnh, lại còn gọi là cận sự nam.
Nghĩa là hay giữ năm giới và gần gũi giúp đỡ Phật pháp, nên gọi là Ưu bà tắc.
Bốn, Ưu bà di.
Tiếng Phạn là Ưu bà di, tiếng Hoa là thanh tịnh nữ. Nghĩa là tuy ở tại gia, mà hay giữ gìn năm giới, giữ mình trong sạch, nên gọi là Ưu bà di.
 
 
NHÂN TỨ SANH hay Tứ chủng sanh
人四生 (Pháp uyển châu lâm)
 
Người có bốn cách sanh. Người thế gian cũng có bốn cách sanh, noãn, thai, thấp, hoá.
Một, Noãn sanh: Sanh bằng trứng. Sanh bằng trứng là nương vỏ trứng mà sanh ra. Luận Bà sa nói: Ngày xưa có một thương nhân, vào trong biển bắt được một con hạt mái, sau đó sanh ra hai trứng.
Trứng từ từ hấp thụ hơi nóng sanh ra hai đồng tử, đẹp đẽ thông minh, lớn lên xuất gia, tu chứng quả A la hán. Đứa lớn tên là Thế la, đứa nhỏ tên là Ổ ba la thế.
Hai, Thai sanh:
Sanh bằng thai Sanh bằng thai là ở trong bọc mà sanh ra.
Người thế gian, bao bọc trong thai của mẹ, đủ mười tháng thì sanh ra.
Ba, Thấp sanh.
Nhờ nơi ẩm thấp mà sanh ra.
Kinh Hiền ngu nói: Ở đời quá khứ có ông vua của một nước lớn tên là Thiện trụ. Trên đầu của ông mọc một bướu từ từ lớn dần rồi sanh một đồng tử, mặt mũi đoan chánh, đẹp đẽ.
Lại Kinh luật dị tướng nói: Ngày xưa ở nước Duy da ly, ở nhà một phạm chí có trồng cây tần, trên thân cây mọc lên một cái đốt (mắt), từ đốt ấy mọc ra một cái nhánh cách mặt đất bảy trượng.
Từ nhánh này mọc ra các cành tạo thành hình cái lọng lật ngửa, làm thành một cái gác có thể lên đó quan sát, thì thấy trong lọng có một cái ao và một cô gái ở trong ao nước ấy. (Tiếng Phạn là Duy da ly, tiếng Hoa là Quảng nghiêm).
Bốn, Hoá sanh.
Hoá sanh là không mà bỗng có. Kinh Niết bàn nói: Phật cùng bốn chúng đi du hành, có Tỳ kheo ni tên là A la bà, bỗng từ trong đất hoá sanh ra.
Lại nữa, con người ở kiếp sơ đều hoá sanh. 
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11171
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 28 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 28 I_icon13Thu 10 Dec 2015, 22:31

Tam Tạng Pháp Số 267
 
TỨ CHỦNG NHÂN
四種人 (Thành thật luận)
 
Một, Thường một. Người không thể tu tập các pháp Niết bàn thì không thể ra khỏi sông sanh tử, nên gọi là thường một.
Hai, Tạm xuất hoàn một.
Người thế gian, đối với năm căn lành, không giữ được lâu bền, lại còn thối lui, trôi nổi sống chết; nên gọi là tạm xuất hoàn một. (năm căn lành là tín, tấn, niệm, định, huệ)
Ba, Xuất quán. Người chìm đắm trong sông sanh tử mà có thể tuỳ thuận các pháp Niết bàn, muốn ra khỏi sanh tử, giống như người đã chìm trong nước mà muốn được cứu giúp, nên trước tiên xem xét phương hướng, vì vậy gọi là xuất quán.
Bốn, Đắc độ.
Người tu đầy đủ các pháp Niết bàn, thì có thể dứt hẳn dòng sông sống chết, đến bờ Niết bàn, nên gọi là đắc độ.
 
 
TỨ PHÁP BẤT ĐẮC BỒ ĐỀ
四法不得菩提 (Địa trì kinh)
 
Một, Vô thiện hữu. Người tu hành, tuy có tâm tinh tấn nhưng không có thiện hữu tri thức hướng dẫn nói pháp dẫn đường, cuối cùng không thể chứng được Phật quả Bồ đề.
Hai, Mậu thọ học.
Người tu hành, tuy gặp được và nghe thiện hữu tri thức thuyết pháp, nhưng bẫm tánh ngu si, chậm chạp nên hiểu biết giáo pháp sai lầm, cũng không thể được Phật quả Bồ đề.
Ba, Bất tinh tấn.
Người tu hành, tuy được học hỏi đúng đắn, hiểu biết giáo pháp không sai, chỉ vì chính mình giải đãi, không nỗ lực siêng năng, cũng chẳng chứng được Phật quả Bồ đề.
Bốn, Bất điều phục.
Người tu hành, tuy nghe chánh pháp siêng năng tu hành; nhưng căn lành chưa chín, từ kiếp trước đến nay không thể điều phục được tâm mình, thì cũng không thể chứng được Phật quả Bồ đề.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11171
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 28 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 28 I_icon13Thu 10 Dec 2015, 23:12

Tam Tạng Pháp Số 268
 
TỨ NHÂN QUẢ BÁO
四人果報 (Pháp uyển châu lâm)
 
Một, Tiên khổ hậu lạc. Có người trước sanh trong gia đình hèn kém, ăn mặc không đủ, chịu nhiều khở cực, nhưng tâm không có tà kiền.
Tự nghĩ kiếp trước không tu hạnh bố thí, không tu phước đức, luôn gặp nghèo hèn, thì liền sám hối sửa đổi những việc đã làm, tu các việc lành.
Đời sau sanh làm người có nhiều của báu, không bị thiếu thốn.
Đó là trước khổ sau vui.
Hai, Tiên lạc hậu khổ.
Có người trước sanh trong nhà giàu sang, ăn mặc đầy đủ, hưởng nhiều khoái lạc, nhưng tâm chứa chấp tà kiến, không chịu bố thí, tu phước, tạo nhiều ác nghiệp, kiếp sau sanh vào địa ngục, chịu nhiều đau khổ.
Nếu sanh làm người thì nghèo khổ, xấu xí, không có cơm ăn, áo mặt.
Đó gọi là trước vui sau khổ.
Ba, Tiên khổ hậu khổ.
Có người trước sanh trong gia đình nghèo hèn, ăn mặc không đủ, chịu nhiều bực bội, bức bách, lại ôm lòng tà vậy, tu tập các pháp ác, sau đoạ vào địa ngục, chịu bao nhiêu đau khổ.
Nếu sanh làm người lại càng nghèo hèn, ăn mặc không đủ. Đó là trước khổ sau khổ.
Bốn, Tiên lạc hậu lạc.
Có người trước sanh trong gia đình giàu sang. Có nhiều của quí, hưởng nhiều vui sướng, lại hay kính trọng Tam bảo, bố thí, tu phước.
Kiếp sau sanh vào cõi người, cõi trời, luôn hưởng giàu sang, của quí càng nhiều, vừa ý tự tại. Đó là trước vui sau vui.
 
TỨ NGHIỆP BÁO
四業報 (Pháp uyển châu lâm)
Một, Hiện báo. Đời này làm nghiệp cực thiện hay cực ác thì đời này hưởng quả lành hay chịu quả ác.
Hai, Sanh báo.
Đời này gây nghiệp lành hay nghiệp dữ, đời sau hưởng quả lành hay quả dữ.
Ba, Hậu báo.
Thân này tạo nghiệp, đời sau chưa nhận, nhiều đời sau mới nhận quả báo.
Bốn, Vô báo.
Do nghiệp vô ký mà nhận quả không thiện không ác.
(Vô ký nghiệp là nghiệp không lành không dữ, không nơi ghi nhớ, nên gọi là vô ký).


TỨ BÁO ĐỊNH BẤT ĐỊNH
四報定不定 (Pháp uyển châu lâm)
 
Một, thời định báo bất định. Thời là thế gian.
Báo là quả báo. Ba thời chắc chắn không thay đổi, do nghiệp mà có sự chuyển dời, nên chịu quả báo không cố định.
Đó là thời định báo bất định. (ba thời là hiện báo, sanh báo và hậu báo).
Hai, Báo định thời bất định.
Vì nghiệp lực không thay đổi, nên quả báo không thể thay đổi, nhưng thời gian có thể chuyển dời, nên thời gian không cố định.
gọi là quả báo cố định, thời gian không định.
Ba, Thời báo câu định.
Do nghiệp báo cố định, nên thời gian cũng cố định, nên gọi là thời báo câu định.
Bốn, Thời báo câu bất định.
Do nghiệp bất định, nên thời gian báo ứng cũng không cố định.
Bởi vì nghiệp của chúng sanh có nặng có nhẹ, nên thời gian chịu quả báo có gần có xa. Theo nhân duyên trước hay sau không nhất định, nên gọi là thời báo câu bất định. 
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11171
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 28 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 28 I_icon13Thu 10 Dec 2015, 23:15

Đó Tam Tạng Pháp Số 269
 
TỨ HỮU
四有 (Tông cảnh lục)
 
Nhân quả không mất gọi là hữu. Vì chúng sanh gây nghiệp cảm quả, quả ắt do nhân. 
Nhân, quả hỗ tương thì có sống, chết.
Đã có sống, chết ắt có thân thể, và trải qua thân trung ấm luân chuyển không ngừng, nên tạo thành bốn hữu.
(Trung ấm là người vừa mới chết, chưa thác sanh nơi nào, nên gọi là trung ấm).
Một, Sanh hữu.
Từ thân trung ấm, đến gá vào thai mẹ, một niệm thức tâm tương tục, năm uẩn nhờ đó mà sanh khởi. Đó là hữu sanh.
Hai, Bổn hữu.
Thời gian sau khi, trước khi chết, trong giai đoạn này có sắc thân năm uẩn. Đó vốn là nghiệp báo, nên gọi là bổn hữu.
Ba, Tử hữu.
Sau bổn hữu, trước trung hữu, sắc thân do nghiệp quả năm uẩn tạo thành đến lúc hoại diệt. Đó gọi là tử hữu.
Bốn, Trung hữu. Tức là trung ấm, sau khi đã chết, trước khi sanh, trong giai đoạn này thức chưa thác thai, đó là trung hữu.
 
TỨ THAI TƯỚNG
四胎相 (A tì đạt ma câu xá luận)
 
Một, Chánh tri nhập bất chánh tri trụ xuất. Chuyển luân vương đời trước từng tu tập nhiều phước đức, nghiệp của ông rất tốt đẹp, chỉ biết khi vào thai, không thể biết thời gian ở trong thai.
Hai, Chánh tri nhập trụ bất chánh tri xuất.
Bậc Độc giác tu lâu học nhiều, trí của các Ngài siêu việt, chỉ biết lúc vào và thời gian ở trong thai, không biết rõ lúc nào ra khỏi thai.
Ba, Câu chánh tri nhập trụ xuất.
Bồ tát nhiều kiếp tu hành, vì phước đức, trí huệ đều tối thắng, nên biết rõ thời gian vào, thời gian ở trong, thời gian ra khỏi thai.
Bốn, Câu bất chánh tri.
Chúng sanh hữu tình trong sáu đường.
Nếu chúng sanh phước đức mỏng manh, lúc vào thai mẹ hoặc thấy gió lớn, mưa to, hoặc nghe nhiều loại âm thinh bức bách, ghê rợn, liền thấy thân mình đi vào bụi rậm, rừng sâu và ở trong đó rồi từ đó đi ra.
Nếu chúng sanh có phước đức nhiều, lúc vào thai mẹ, tự mình hoặc ở nơi vườn cảnh thanh lịch tuyệt đẹp, hoặc ở nơi cung điện nguy nga, và ở trong đó rồi từ đó đi ra mà thời gian vào, thời gian ở, thời gian ra khỏi thai đều không biết. 
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11171
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 28 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 28 I_icon13Thu 10 Dec 2015, 23:18

Đó Tam Tạng Pháp Số 270
 
NGŨ CĂN HỮU TỨ SỰ TĂNG THƯỢNG
五根有四事增上 (Ngũ sự tỳ bà sa luận)
 
Ngũ căn là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân. Tăng thượng như tăng thắng (vượt trội).
Một, Trang nghiêm thân.
Trang nghiêm là đoan chánh đẹp đẽ.
Mắt, tai, mũi, lưỡi đẹp đẽ ở thân hình rồi sau mới đầy đủ xinh đẹp.
Với các căn này, nếu thiếu một thì trở thành khiếm khuyết.
Nếu không thiếu căn nào thì đó là hoàn hảo, tuyệt vời. Đó là trang nghiêm thân. Hai, Đạo dưỡng thân.
Đạo dưỡng: Đạo là hướng dẫn, dưỡng là nuôi nấng.
Nghĩa là mắt có thể thấy điều an hay nguy; tai có thể nghe tiếng tốt, xấu; mũi có thể ngưởi mùi thơm hay thúi; lưỡi có thể nếm vị ngọt hay đắng.
Những hiểu biết như vậy đối với sắc, tiếng, mùi vị hoặc tốt, hoặc xấu đều có thể phân biệt và hướng dẫn cho thân theo tốt tránh xấu, làm cho thân thêm tốt đẹp.
Đó là đạo dưỡng thân.
Ba, Sanh thức.
Thức có nghĩa là phân biệt. Nghĩa là mắt đối với sắc, tai đối với tiếng, mũi đối với hương, lưỡi đối với vị, thân đối với xúc hay sanh phân biệt.
Đó là sự phân biệt của thức và các pháp tương ưng đều được thêm lên vượt trội.
Đó là sanh thức.
Bốn, Bất cộng sự. Mắt chỉ thấy sắc, tai chỉ nghe tiếng, mũi chỉ ngưỡi mùi, lưỡi chỉ nếm vị, thân chỉ biết xúc chạm.
Các căn như thế đều có phần dùng riêng, không hề lộn xộn, đối với các pháp tương ưng với các căn. Đó là bất cộng sự.
 
TỨ TĂNG THẠNH
四增盛 (A tì đạt ma tỳ bà sa luận)
 
Một, Thọ lượng tăng thạnh. Lúc kiếp mạt, người ở Châu Thiệm bộ này, tuổi thọ giảm đến mười tuổi, rồi lại tăng dần dần lên lên đến 80000 tuổi.
Đó gọi là thọ lượng tăng thạnh.
(Thiệm bộ là tiếng Phạn, còn gọi là Diêm phù đề, tiếng Hoa là Thắng kim).
Hai, Hữu tình tăng thạnh.
Hữu tình tức chúng sanh. Khi kiếp mạt, châu Thiệm bộ này chỉ hơn 10000 người, sau tăng dần dần đến vô số, vào thời kiếp tăng, đất này rộng rãi trang nghiêm sạch sẽ, nhân dân phước đức, hiền lành.
Vì dân chúng gia tăng nhiều, nên gọi là hữu tình tăng thạnh.
Ba, Tư cụ tăng thạnh.
Tư cụ là dụng cụ để làm ăn sinh sống. Vào thời kiếp mạt, nhân dân ở châu Thiệm bộ đói khát vì mất mùa, lấy lúa ma (lúa trời) làm thức ăn mà cho là ngon nhất.
Đến khi kiếp tăng, an ổn, trúng mùa, vui vẻ. Hương vị của đất tự nhiên sanh ra, cho đến lúa gạo các loại từ từ đầy đủ. Đó gọi là tư cụ tăng thạnh.
Bốn, Thiện phẩm tăng thạnh.
Thiện phẩm là đạo phẩm do các người lành tu được. Vào lúc kiếp mạt, chúng sanh ở thế gian tạo mười nghiệp ác, không tu mười nghiệp lành, đến khi kiếp tăng, nhân dân tu mười nghiệp lành và các đạo phẩm. Đó gọi là thiện phẩm tăng thạnh.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11171
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 28 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 28 I_icon13Thu 10 Dec 2015, 23:47

Tam Tạng Pháp Số 271
 
TỨ LỰC
四力 (Địa trì kinh)
 
Một, Tự lực. Người ở đời, đời trước có trồng căn lành, không nhờ người khác dạy dỗ, mà tự mình siêng năng, dũng mãnh phát tâm Bồ đề. Đó là tự lực.
Hai, Tha lực.
Người ở đời, hoặc nhờ người khác dạy bảo, hoặc nhờ việc của người khác làm cảm động, rồi phát tâm Bồ đề, đó là nhờ sức của người khác, nên gọi là tha lực.
Ba, Nhân lực.
Người ở đời, đời trước tu tập pháp Đại thừa, đời này nhân gặp Phật đạo vô thượng, rồi phát tâm Bồ đề. Đó gọi là nhân lực.
Bốn, Phương tiện lực.
Người ở đời, trong đời hiện tại gần gũi thiện hữu tri thức, nghe các vị ấy thiện xảo phương tiện nói pháp, rồi phát tâm Bồ đề. Đó gọi là phương tiện lực.
 
 
TỨ ÂN
四恩 (Bổn sanh tâm địa quán kinh)
 
Một, Phụ mẫu ân. Kinh nói: Cha là từ ân, mẹ là bi ân của ta, bởi vì ân cha mẹ nuôi dưỡng ta lớn lên, to lớn không gì sánh bằng.
Nếu có con trai hay con gái quên ân cha mẹ và không thuận thảo, chết liền đoạ vào địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh.
Nếu có con trai hay con gái nuôi dưỡng, hiếu thuận cha mẹ, thường được chư thiên hộ niệm, phước đức, an vui không cùng, huống hồ mỗi ngày ba bữa cắt thịt thân mình để nuôi cha mẹ, còn chưa thể báo đáp được ân cha mẹ một ngày.
Hai, Chúng sanh ân.
Kinh nói: Từ vô thỉ đến nay, tất cả chúng sanh luân chuyển trong năm đường, hầu hết đều có liên hệ mẹ cha với nhau. Vì có liên hệ mẹ cha, nên tất cả con trai tức là từ phụ, tất cả con gái tức là bi mẫu.
Vì nhân duyên này mà các loài chúng sanh cũng đều có ân to lớn với nhau, giống như cha mẹ của ta hiện tại, chẳng có gì khác nhau.
Ba, Quốc vương ân.
Kinh nói: Quốc vương phước đức hơn hết, tuy sanh ở nhân gian, mà vẫn được tự tại.
Tất cả sơn hà, đại địa trong một nước đều của quốc vương.
Một người có phước đức hơn cả mọi người có phước đức, lại lấy chánh pháp cai trị quốc dân, làm cho chúng sanh đều được an vui.
Nếu một người dân trong một nước tu tập việc lành, trong bảy phần phước đức người ấy làm thì vua hưởng hai phần, vì nhờ vua mà mới tu tập được việc lành ấy. Nếu vua dùng pháp lành dạy dân thì các trời, thiện thần thường đến gia hộ.
Nếu có kẻ ác sanh lòng phản nghịch, chỉ trong phút chốc, phước tự tiêu tan, khi chết phải đoạ xuống địa ngục, chịu bao khổ sở.
Tại sao như thế?
Vì chúng sanh không biết ân của vua, mới khởi lên phản nghịch và phải chịu quả báo như vậy.
Nếu có người dân hay làm các điều lành, kính phục vua hiền, tôn trọng như Phật thì người ấy đời này được an ổn, vui tươi.
Tại sao như thế?
Tất cả quốc vương ở đời quá khứ, từng thọ cấm giới của Phật, thường vì người, đem đến an ổn, vui mừng. Vì nhân duyên này, quả báo có trái ngược nhau như ảnh theo hình, vang theo tiếng.
Bốn, Tam bảo ân.
Tam bảo tức là Phật, Pháp, Tăng đáng tôn trọng, đáng quí kính, gọi đó là bảo (quí báu). Kinh nói: Tam bảo đem đến lợi lạc cho chúng sanh, chưa từng ngừng nghỉ, công đức cao vời không gì sánh được, phước đức sâu rộng giống như biển cả, trí huệ vô ngại dường như hư không.
Tất cả chúng sanh do phiền não nghiệp chướng, ngụp lặn trong biển khổ, sống chết không cùng.
Tam bảo xuất thế là thuyền trưởng vĩ đại, có thể dứt hẳn dòng ái nhiễm, vượt qua bờ bên kia, nên ân ấy khó đền trả.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11171
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 28 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 28 I_icon13Thu 10 Dec 2015, 23:49

Tam Tạng Pháp Số 272
 

TỨ ÂN
四恩 (Thích thị yếu lãm)
Một, Quốc vương ân. Người xuất gia, quốc vương cho phép, mới được xuất gia.
Lại nhờ sự cai trị của quốc vương mới tránh được nổi lo buồn về mạnh hiếp yếu, giàu hiếp nghèo, mà sống an ổn trong núi rừng để tu tập đạo nghiệp và còn cơm ăn áo mặc đều là của quốc vương. Đó là ân của quốc vương.
Hai, Phụ mẫu ân.
Nhờ từ thân thể của cha mẹ mà mình thành người. Ân sanh thành, nuôi dưỡng dạy dỗ của cha mẹ như trời cao lồng lộng.
Cha mẹ lại cho phép ta xuất gia, tiến tu đạo nghiệp. Đó là ân cha mẹ.
Ba, Sư hữu ân.
Người xuất gia, nhờ thầy cạo tóc dạy dỗ, trao truyền đạo nghiệp và gặp được bạn lành, giảng giải đạo nhiệm mầu, mở mang trí huệ. Đó là ân của thầy, bạn.
Bốn, Đàn việt ân.
Tiếng Phạn là Đàn việt, tiếng Hoa là thí (cho).
Người xuất gia tất cả thực phẩm nuôi thân đến y phục và các vật khác đều do thí chủ cung cấp, thân tâm mới được an ổn, tu hành. Đó là ân của đàn việt.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11171
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 28 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 28 I_icon13Thu 10 Dec 2015, 23:50

Tam Tạng Pháp Số 273
 
TỨ NAN
四難 (Pháp hoa kinh văn cú)
 
Một, Trị Phật nan.
Chúng sanh vì phiền não nghiệp chướng, luân hồi trong sáu nẻo, bốn đường không thể gặp Phật nghe pháp.
Giả sử được làm thân người, nếu sanh vào châu Đông, Tây, Bắc thì Phật không xuất hiện ở đó, nên cũng không gặp Phật.
Sanh được vào châu Nam mà hoặc ở nơi biên địa, hoặc chấp chặc tà kiến; tuy có Phật xuất thế, những người như thế cũng chẳng gặp Phật.
Huống nữa, Phật không thường xuất hiện gặp được càng khó.
Kinh nói: Chư Phật ra đời nhưng gặp được rất là khó khăn. Đây nêu lên người khó gặp Phật.
Hai, Thuyết pháp nan.
Phật ra đời cốt muốn nói pháp Đại thừa, bởi vì căn cơ không giống nhau, bất đắc dĩ mới tạm nói pháp ba thừa, tuỳ nghi khéo léo dẫn chúng sanh đi vào bảo sở.
Nguyên nhân hơn 40 năm, nói hơn 300 pháp hội, cuối cùng tới hội Pháp Hoa, mới hiển bày được chân thật (Phật quả).
Kinh nói: Xuất hiện ra đời, nói pháp này lại khó hơn.
Đây nêu lên nói pháp lớn khó.
Ba, Văn pháp nan.
Pháp Nhất thừa viên đốn, nhiệm mầu sâu xa, khó hiểu khó thâm nhập, không phải bậc thượng trí lanh lẹ, nghe đến ắt kinh tâm vỡ mật, sanh nghi ngờ, chê bai.
Như ở hội Pháp Hoa, 5000 người hơn, tuy phạm âm vang vọng mà còn có kẻ đứng dậy, ra đi. Kinh nói: vô lượng vô số kiếp, nghe được pháp ấy rất khó.
Đây là nêu lên nghe pháp khó.
Bốn, Tín thọ nan.
Pháp Nhất thừa viên đốn, chỉ nói lý trung đạo thật tướng, đó là quả Phật đã chứng được; bậc Tam thừa không thể biết đến.
Nhưng Phật ra đời chỉ muốn mọi người tín thọ pháp này, đến hơn 40 năm lần lượt giải bày, uốn nắn, cuối cùng đến hội Pháp hoa: Ban đầu, Phật vì hàng thượng căn nói Tam thừa qui về Nhất thừa, chỉ có Ngài Xá lợi phất mới ngộ được.
Kế đến, Phật vì hàng trung căn nói ba xe qui về một xe, chỉ bốn đại đệ tử là Tu Bồ đề, Ca chiên diên, Ca diếp, Mục kiền liên mới ngộ được.
Sau cùng, Phật vì hàng hạ căn, nói pháp túc thế nhân duyên thì 1200 Thinh văn mới ngộ được.
Kinh nói: Có đủ khả năng nghe pháp này, người ấy lại càng khó.
Đây là nêu lên khó về tín thọ. (Túc thế nhân duyên là người Trưởng giả buộc hạt châu vào vạt áo người bạn nghèo.
A nan dẫn chứng Phật Không vương mà được thọ ký).
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11171
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 28 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 28 I_icon13Thu 10 Dec 2015, 23:51

Tam Tạng Pháp Số 274
 
TỨ SỰ BẤT KHẢ CỬU BẢO.
四事不可久保 (Xuất diệu kinh).
 
Kinh nói: một người mẹ cô đơn, vừa chôn đứa con của bà, buồn rầu khôn xiết, đến thưa với Phật. Phật liền lấy bốn việc này nói với bà.
Một, Thường tất vô thường.
Mọi vật trong thế gian đều vô thường. Ví như bền lâu muôn kiếp, vững chắc như sắt đá, cao như núi Tu di, sâu rộng như biển cả, cuối cùng cũng tiêu tan vì vô thường. Vì thế không có gì lâu bền được.
Hai, Phú quí tất bần tiện.
Mọi việc trong đời, có thạnh ắt phải có suy, đầy ắt phải vơi. Đó là lý hiển hiên.
Bởi vì giàu sang tuy do mạng trời, mà theo lý thì không thể thường còn được.
Vì vậy bây giờ giàu sang, làm sao biết được ngày mai không nghèo hèn; cho nên giàu và sang cũng không thể nào giữ gìn lâu bền được.
Ba, Hội họp tất biệt ly.
Người sống ở đời, chia lìa ắt có gặp gỡ và gặp gỡ ắt phải chia lìa.
Đây là lý tự nhiên, chẳng phải ý người có thể sửa đổi được.
Vì vậy bây giờ gặp gỡ làm sao biết được mai sau không xa lìa; cho nên gặp gỡ không thể giữ gìn lâu bền được.
Bốn, Cường kiện tất tử.
Người ở đời có sống ắt có chết. Đó là lý bình thường.
Vì thế cho nên, tuy ở tuổi khoẻ mạnh, cuối cùng cũng suy yếu.
Dù là ở trong hư không, dù ở trong biển sâu, dù ở trong núi đá cũng không đâu trốn được bệnh, chết. Đó là khoẻ mạnh cũng không thể giữ gìn lâu bền được.
 
TỨ SỰ BẤT KHẢ ĐẮC
四事不可得 (Chư kinh yếu tập)
 
Phật bảo các Tỳ kheo, ở đời có bốn việc không thể tránh được.
Từ xưa đến nay, trời đất thành lập, không tránh khởi cái khổ đau này. Vì bốn cái khổ này, Phật thường ra đời làm cho tất cả chúng sanh đều được thoát ly.
Một, Thường thiếu bất khả đắc.
Lúc tuổi trẻ, tóc đen răng trắng, hình dung tươi mát, mọi người khen ngợi, ai ai cũng mến yêu. một ngày kia, già cả, tóc trắng răng rụng, hơi thở gấp gáp rên rỉ. Muốn trẻ luôn không già, không cách nào có thể.
Hai, Vô bệnh bất khả đắc.
Thân thể mạnh khoẻ, đi lại nhẹ nhàng. một ngày kia bệnh tật, nằm vùi trên giường, không thể cục cựa.
Muốn cho luôn luôn an lành không bệnh hoạn, làm sao mà được.
Ba, Trường thọ bất khả đắc.
Mong muốn sống lâu, tuỳ thích theo năm dục, tâm lý buông lung, mong kéo dài vô tận.
Vô thường bổng đến, lăng đùng ra chết, mong mỏi sống lâu, làm sao cho được. Bốn, Bất tử bất khả đắc.
Cha mẹ, anh em, thê thiếp, dâu con sum vầy vui vẻ, nghĩ rằng luôn luôn giữ được. Vô thường bổng đến, thần thức ra đi, mong muốn không chết, làm sao cho được.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11171
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 28 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 28 I_icon13Thu 10 Dec 2015, 23:52

Tam Tạng Pháp Số 275
 
TỨ SƠN
(Biệt dịch tạp A hàm kinh)
 
Phật ở trong vườn ông Cấp cô độc, nói với vua ba tư nặc rằng: Có một dãy núi lớn bằng đá, đỉnh giáp trời, chân gáp lòng đất, chạy dài từ phương Đông qua các nơi, cây cỏ um tùm có nhiều loài sinh vật, tất cả đều bị phá hết diệt sạch. Các núi ở phương nam, tây, bắc cũng đều như thế.
Dùng bốn núi này để ví dụ bốn tướng sanh, lão, bệnh, tử của chúng sanh.
(Tiếng Phạn là ba tư nặc, tiếng Hoa là Thắng quân)
Một, Lão sơn.
Người già cả, hình hài khô đét, tiều tuỵ, tinh thần tăm tối, tóc trắng da nhăn, chẳng còn bao lâu, tướng tá tươi đẹp ngày xưa của tuổi trẻ sẽ suy tàn biến hoại, giống như núi lớn kia đến lúc mọi vật suy đồi, hao tổn, không cách nào cứu vãn được.
Vì vậy kinh nói: Núi già có thể phá hoại tất cả khoẻ mạnh, tươi đẹp của tuổi hoa niên.
Hai, Bệnh sơn. bốn đại của con người không điều hoà, hoặc nóng hoặc lạnh sanh ra nhiều bệnh, khiến cho sức khoẻ giảm sút, tinh thần suy sụp.
Giống như núi lớn kia đến lúc, tất cả sinh vật hư tổn, không thể nào tránh khỏi.
Vì vậy kinh nói bệnh sơn có thể pháp hoại tất cả những gì vững chãi nhất.
Ba, Tử sơn.
Khi thân người sắp chết, bốn đại và các căn đều trở về huỷ diệt.
Giống như núi lớn kia, đến lúc muôn vật suy hoại trong chốc lát, nào ai ngăn được. Vì vậy kinh nói là tử sơn, có thể tiêu tan mọi mạng sống.
Bốn, Suy hao sơn.
Đời sống con người chịu bao nhiêu bức bách, hao tổn, thế lực ra đi, tiền của trở về không, danh dự chẳng ai nghe, ý chí tiêu tan.
Giống như dãy núi kia đến lúc mọi vật đều hư hao tiêu hoại, không cách nào trốn chạy. Vì vậy kinh nói: suy hao sơn, hay làm tan nát tất cả vinh hoa, phú quí.
 
TỨ CHỦNG TỬ
四種死 (A tì đàm tỳ bà sa luận)
 
Một, Thọ tận tài bất tận tử. Như có người do nghiệp đời trước, nên quả báo tuổi thọ đã ngắn, ở kiếp hiện tại, lại không làm điều thiện, tạo việc phước, chỉ biết lo lắng làm ăn kiếm tiền, cầu mong nhiều tiền của.
Tuổi thọ của họ đã hết mà chất chứa tiền của còn nhiều. Đó gọi là tuổi thọ thì đã hết mà tiền của đến chết chưa hết.
Hai, Tài tận thọ bất tận tử.
Như có người không thể kinh doanh sản xuất. Tuổi trẻ có tiền của, thọ mạng tuy chưa hết mà tiền của do ngồi không ăn xài mà hết, hoặc vì đói khát, hoặc vì rét buốt mà phải chết. Đó gọi là tiền của hết, tuổi thọ chưa hết mà chết.
Ba, Thọ tận tài tận tử.
Như có người tạo ra nghiệp chết yểu, lại không kinh danh kiếm tiền. một ngày kia tuổi thọ đã hết và tiền của cũng hết.
Đó là tuổi thọ hết mà tiền của cũng hết khi chết.
Bốn, Thọ bất tận tài bất tận tử.
Như có người tạo nhiều nghiệp sống lâu, tạo nhiều nghiệp tiền tài.
Tiền của và tuổi thọ của họ chưa hết. Vì nhân duyên khác, bổng bị chết bất ngờ.
Đó gọi là tuổi thọ chưa hết, tiền của chưa hết mà chết.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
Sponsored content




Tam Tạng Pháp Số  - Page 28 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 28 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Tam Tạng Pháp Số
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 28 trong tổng số 40 trangChuyển đến trang : Previous  1 ... 15 ... 27, 28, 29 ... 34 ... 40  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện sáng tác, truyện kể ::   :: mytutru-