Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Yesterday at 23:54

EM CHIM HÁT HAY QUÁ by mytutru Yesterday at 23:10

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:09

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Yesterday at 08:05

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Mon 06 May 2024, 11:42

Một thoáng mây bay 13 by Ai Hoa Mon 06 May 2024, 11:39

Chết rồi! by Ai Hoa Mon 06 May 2024, 11:31

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Sun 05 May 2024, 11:06

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Fri 03 May 2024, 19:13

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Fri 03 May 2024, 16:27

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 03 May 2024, 06:36

Mái Nhà Chung by mytutru Thu 02 May 2024, 00:38

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Wed 01 May 2024, 21:49

7 chữ by Tinh Hoa Tue 30 Apr 2024, 10:59

5 chữ by Tinh Hoa Sun 28 Apr 2024, 22:27

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:56

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:51

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:46

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:48

Trụ vững duyên thầy by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:34

THIỀN TUỆ (diệt trừ đau khổ) by mytutru Tue 23 Apr 2024, 00:07

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:36

Bức tranh gia đình by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:09

Mẹo kho thịt by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 07:29

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 23:01

Trang Họa thơ Phương Nguyên 2 by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 22:56

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 21 Apr 2024, 06:38

Mức thù lao không ai dám nghĩ đến by Trà Mi Wed 17 Apr 2024, 11:28

KHÔNG ĐỀ by Phương Nguyên Wed 17 Apr 2024, 11:00

Cách xem tướng mạo phụ nữ ngoại tình, không chung thủy by mytutru Tue 16 Apr 2024, 11:59

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Tam Tạng Pháp Số

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1 ... 10 ... 17, 18, 19 ... 29 ... 40  Next
Tác giảThông điệp
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11171
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 18 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 18 I_icon13Tue 08 Sep 2015, 16:42

Tam Tạng Pháp Số 169
 
TAM ƯNG CÚNG DƯỜNG
三應供養(Tăng nhất A hàm kinh)
 
Một, Như lai sở ưng cúng dường.
Phật xuất hiện thế gian, hết thảy vì muốn lợi ích chúng sanh, là bậc tôn quý nhất trong trời, người. Những người chưa phục tùng thì đã phục tùng.
Những người chưa được cứu giúp thì đã được cứu giúp. Những người chưa được độ thoát thì đã độ thoát.
Vì nhân duyên ấy, tất cả trời, người nên cúng dường Phật.
Hai, A la hán sở ưng cúng dường. Tiếng Phạn là A la hán, tiếng Hoa là Vô học.
Vì A la hán sanh, tử đã hết, phạm hành đã vững vàng, mà còn có thể lợi ích cho chúng sanh, làm phước điền cho đời. Vì nhân duyên ấy tất cả trời người đều nên cúng dường A la hán.
Ba, chuyển luân thánh vương sở ứng cúng dường.
Chuyển luân thánh vương luôn dùng chánh pháp cai trị, dạy dỗ thiên hạ, khiến cho nhân dân trong nước của ông không sát sanh, không trộm cướp, không có các điều lỗi lầm, ác hại, đều thấm nhuần ân trạch, ai nấy đều toại nguyện.
Vì nhân duyên ấy, tất cả nhân dân đều nên cúng dường.
 
TAM CHỦNG THỊ ĐẠO
三種示導 (Bát nhã kinh)
 
Thị là khai thị (chỉ bày). Đạo là dẫn đạo (dẫn dắt).
Bồ tát thấy chúng sanh ở trong địa ngục, chịu rất nhiều quả báo cực khổ, thì khởi tâm cứu giúp, nên có ba loại thị đạo (chỉ bày đạo pháp).
 
Một, Thần biến thị đạo. Bồ tát thương xót chúng sanh ở trong địa ngục khổ đau, nên hiện sức thần thông, diệt trừ tất cả khí cụ làm cho chúng sanh đau khổ như vạc dầu sôi, lửa cháy, rừng đao, núi kiếm, khiến cho chúng sanh nương nhờ thần biến ra khỏi địa ngục, sanh vào cõi trời, người; hưởng thọ an vui.
Đó là thần biến thị đạo.
 
Hai, Ký thuyết thị đạo. Bồ tát thương xót chúng sanh ở địa ngục khổ đau kia, nên luôn luôn nhớ đến không quên, và vì họ mà nói pháp, khiến cho nương nhờ pháp lực ra khỏi địa ngục, sanh vào cõi trời, người được hưởng an vui.
Đó là ký thuyết thị đạo.
Ba, Giáo giới thị đạo. Bồ tát thương chúng sanh chịu khổ trong địa ngục, liền phát tâm từ bi, hỉ xả, nói pháp dạy dỗ, khiến cho họ nhờ vào sự dạy dỗ này ra khỏi địa ngục, sanh vào cõi trời, người, hưởng an vui. Đó là giáo giới thị đạo.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11171
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 18 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 18 I_icon13Tue 08 Sep 2015, 16:46

Tam Tạng Pháp Số 170
 
TAM THIỆN ĐẠO
三善道 (Tứ giáo nghi tập chú).
 
Là trời, người, A tu la cùng tu tập thập thiện, tuy có thượng phẩm, trung phẩm, hạ phẩm không giống nhau, nhưng đều gọi là thiện thọ (con đường lành).
Một, Thiên đạo.
Thiên là trời, ba cõi dục, sắc, và vô sắc. Vì tu thượng phẩm thập thiện, còn tu thiền định của thế gian mà được sanh vào cõi ấy. Đó là thiên đạo.
Hai, Nhân đạo.
Nhân là người khắp bốn châu nhờ thực hành ngũ thường, ngũ giới, lại thực hành trung phẩm thập thiện mà được sanh vào trong cõi ấy.
Đó là nhân đạo (bốn châu là Nam thiện bộ châu, Tây ngưu hoá châu, Đông thắng thần châu, Bắc câu lô châu. năm thường là nhân, nghĩa, lễ, trí, tính).
Ba, Tu la đạo.
Tiếng Phạn là A tu la, tiếng Hoa là vô tửu. Tuy thực hành ngũ thường, lòng ham muốn hơn người khác. Thực hành hạ phẩm thiện đạo, sau được vào cõi ấy.
Đó là tu la đạo, cũng gọi là tiên đạo. (Vô tửu là tu la ở trong bốn châu thiên hạ hái hoa ủ rượu ở biển lớn.
Nghiệp lực của cá và rồng ở trong biển làm cho mùi vị của rượu không biến đổi, bèn sân hận đố kỵ thề bỏ rượu, nên gọi là vô tửu)
 
TAM CHỦNG LỄ PHẬT
三種禮佛 (Hoa nghiêm kinh khổng mục).
 
Một, Thành quá lễ.
Khi lễ Phật, thân không ngay thẳng, mà còn khinh mạn. Lễ giống như giả gạo. Phật bảo là có lỗi. Đó là thành quá lễ.
Hai, Tương tự lễ.
Khi lễ Phật, thân thể dường như ngay thẳng, nhưng trong tâm xen nhiều niệm tạp. Đó là tương tự lễ.
Ba, Thuận thật lễ. Khi lễ Phật, thân thể ngay thẳng và cùng chánh trí tương ưng, thuận với lý chân thật. Đó là thuận thật lễ.


Được sửa bởi mytutru ngày Wed 09 Sep 2015, 20:29; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11171
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 18 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 18 I_icon13Wed 09 Sep 2015, 19:32

Tam Tạng Pháp Số 171 
 
TAM PHÁT TÂM
三發心 (Thích thị yếu lãm).
 
Một, Yếm ly hữu vi phát tâm. Người chán ghét các pháp hữu vi ở thế gian hay chiêu tập khổ sống, chết trong ba cõi. Muốn xa lìa khổ này thì phải phát tâm tu hành.
Đó là yếm ly hữu vi phát tâm.
 
Hai, Sở cầu Bồ đề phát tâm. Người sẵn có căn lành đời trước, đầy đủ chánh tri kiến, muốn cầu đạo xuất thế, liền phát tâm tu hành. Đó là sở cầu Bồ đề phát tâm.
 
Ba, Nhiêu ích hữu tình phát tâm. Hữu tình tức là chúng sanh. Người phát khởi tâm từ bi thương nhớ tất cả chúng sanh chịu khổ sanh tử trong thế gian, liền phát tâm tu hành, nguyện dứt trừ khổ đau ấy và đem đến an vui cho chúng sanh. Đó là nhiêu ích hữu tình phát tâm.
 
TAM CHỦNG PHÁT TÂM
三種發心 (Quán kinh diệu tông sao).
 
Kinh quán vô lượng thọ Phật nói: nếu có chúng sanh muốn sanh về nước Cực Lạc, thì phải phát ba loại tâm mới được vãng sanh về cõi ấy.
Một, Chí thành tâm. Chí là chuyên nhất; thành là thành thật. Chúng sanh ở cõi Ta bà muốn sanh về nước Cực lạc, phải phát tâm thành thật, chuyên nhất, chánh niệm chân như (trước sau như một), cầu nguyện vãng sanh, nên gọi là chí thành tâm.
Hai, Thâm tâm. Cầu Phật quả vô thượng thì tâm phải khế hợp với lý sâu xa, phải trồng căn lành sâu dày. Kinh Niết bàn nói: Căn sâu khó nhổ, nên gọi là thâm tâm
( tâm sâu).
Ba, Phát nguyện tâm. Dùng tâm chân như chân thật, hướng về kết quả của thiện tâm. Công đức của hai tâm này, khéo léo hồi hướng, phát nguyện vãng sanh tịnh độ, mau chứng pháp nhẫn, rộng trừ tất cả khổ não của chúng sanh, nên gọi là phát nguyện tâm. (pháp nhẫn là đối với pháp vô sanh, tin tưởng và chứng được).
 
TAM CHỦNG PHÁT BỒ ĐỀ TÂM
三種發菩提心 ( khởi tín luận)
 
Một, Trực tâm. Là tâm thường thật thà ngay thẳng, xa lìa nịnh hót quanh co, hay thực hành chánh pháp, tức là tâm Bồ đề.
Hai, Thâm tâm. Là đối với chánh pháp, sanh tâm tin tưởng sâu xa và lại còn ưa tu tất cả hạnh lành, tức là tâm Bồ đề.
Ba, Đại bi tâm. Bi là thương xót, lo toan. Thương xót tất cả chúng sanh chịu khổ, thường suy nghĩ cứu giúp chúng, khiến cho chúng được an lạc, tức là Bồ đề tâm.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11171
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 18 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 18 I_icon13Wed 09 Sep 2015, 20:38

Tam Tạng Pháp Số 172
 
TAM HẠNH cũng gọi là Tam chủng nghiệp
三行 (Đại trí độ luận và chánh pháp niệm xứ kinh)
 
Một, Phước hạnh. Nhờ tu thập thiện và các phước lành khác nữa, quả báo sanh lên cõi dục giới hoặc làm trời, hoặc làm người và A tu la hưởng thọ phước lạc, nên gọi là phước hạnh.
Hai, Tội hạnh. Do làm các tội ngũ nghịch, thập ác, quả báo sanh vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, gánh chịu tội khổ, nên gọi là tội hạnh.
( ngũ nghịch là giết cha mẹ, phá hoà hợp tăng, làm thân Phật chảy máu, giết A la hán, phá yết ma tăng).
Ba, Vô động hạnh. Cũng gọi là bất động hạnh. Tu thiền định ở thế gian, quả báo sanh lên cõi trời sắc giới, vô sắc giới. Tâm định không động, nên gọi là vô động hạnh.
 
TAM CHỦNG THANH TỊNH
三種清凈 (Đại trí độ luận)
 
Một, Tâm thanh tịnh. Bồ tát tu học Bát nhã, không sanh tâm nhiễm trước, không sanh tâm kiêu mạng, không sanh tâm keo kiệt, không sanh tâm tà kiến. Đó là tâm thanh tịnh.
Hai, Thân thanh tịnh. Bồ tát tu học Bát nhã, tâm đã thanh tịnh, thọ lại thân sau, thường được hoá sanh. Đó là thân thanh tịnh.
Ba, Tướng thanh tịnh. Bồ tát tu học Bát nhã; tâm, thân đều đã thanh tịnh, thì đầy đủ tướng tốt, trang nghiêm thân thể. Đó là tướng thanh tịnh.
 
THANH TỊNH TAM NGHIỆP
清凈三業 (Anh lạc kinh)
 
Kinh nói: Tu Bồ đề hỏi về sắc thân của Phật. Phật bèn dùng ba nghiệp, trả lời ông.
(Tiếng Phạn là Tu Bồ đề, tiếng Hoa là Không sanh, hay còn gọi là Thiện hiện). 
Một, Thân hành thanh tịnh. Hành động của thân, có thể phòng ngừa tất cả pháp chẳng lành. Đó là thân nghiệp thanh tịnh.
Hai, Khẩu ngôn chân thành. Tất cản những lời nói ra chân thật, thành tín, luôn luôn xa lìa lời tà vọng, Đó gọi là khẩu nghiệp thanh tịnh.
Ba, Ý nghiệp chuyên hướng đạo. Thân tâm gìn giữ, thường ở nơi vắng vẻ, không hề có tạp niệm. Đó là ý nghiệp thanh tịnh.
 
TAM NGHIỆP CÚNG DƯỜNG
三業供養 (Pháp hoa văn cú)
 
Một, Thân cúng dường. Thân chí thành kính lễ chư Phật, Bồ tát. Đó là thân cúng dường.
Hai, Khẩu cúng dường. Miệng nói lời tán thán, khen ngợi công đức chư Phật, Bồ tát. 
Đó là khẩu nghiệp cúng dường. 
Ba, Ý nghiệp cúng dường. 
Tâm ý trang nghiêm ngay thẳng nghĩ nhớ đến tướng tốt chư Phật, Bồ tát. Đó là ý nghiệp cúng dường.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11171
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 18 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 18 I_icon13Wed 09 Sep 2015, 20:40

Tam Tạng Pháp Số 173
 
TAM CHỦNG TỊNH NGHIỆP
三種凈業 (Quán vô lượng thọ Phật kinh)
 
Kinh nói: Vi đề hy bạch Phật rằng: Thưa đức Thế Tôn, con nay rất thích sanh về thế giới Cực lạc, nước của Phật A di đà, xin đức Thế Tôn, dạy con tư duy, dạy con thiền định. Khi ấy Thế Tôn dùng ba thứ tịnh nghiệp để đáp lại cách tư duy và mộtsáu pháp quán nhiệm mầu về thiền định.
Vì vậy nên biết ba thứ tịnh nghiệp là nhân vãng sanh về tịnh độ.
(Tiếng Phạn là Vi Đề Hy, tiếng Hoa là Tư duy. Tiếng phạn là A di đà, tiếng Hoa là Vô lượng thọ- 16 pháp quán vi diệu là nhật quán, thuỷ quán, địa quán, bảo thọ quán, bát công đức thuỷ quán, tổng quán, hoa toà quán, tượng quán, Phật chân thân quán, Quán thế âm quán, Đại thế chí quán, phổ tướng quán, tạp tướng quán, thượng bối quán, trung bối sanh quán, hạ bối sanh quán).
 
Một, Hiếu dưỡng phụ mẫu đẳng nghiệp. Nếu hay hiếu dưỡng cha mẹ, nuôi nấng kính trọng sư trưởng, thì tâm từ chắc chắn không giảm bớt, tu mười nghiệp lành. Đó là tịnh nghiệp.
Hai, Thọ từ tam quy đẳng nghiệp. Quy y ba ngôi Phật, pháp, tăng Tam bảo, giữ giới đầy đủ, oai nghi nghiêm chỉnh. Đó là tịnh nghiệp.
Ba, Phát Bồ đề tâm đẳng nghiệp. Tiếng Phạn là Bồ đề, tiếng Hoa là Đạo. Phát tâm vô thượng Bồ đề, tin sâu nhân quả, tụng kinh Đại thừa, khuyến khích người tu hành tấn tới. Đó là tịnh nghiệp.
 
TAM THÍ
三施 (Đại trí độ luận).
 
Một, Tài thí. Tự mình giữ gìn giới luật, không xâm phạm tài sản của người, ngược lại hay lấy tài sản của mình cho người khác. Đó là tài thí.
Hai, Pháp thí. Đã bố thí tài sản, lại còn vì người nói pháp, khiến cho họ được khai ngộ chánh pháp. Đó là pháp thí.
Ba, Vô uý thí. Tất cả chúng sanh đều sợ chết, người giữ giới, không có tâm giết hại, khiến cho họ không sợ. Đó là vô uý thí.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11171
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 18 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 18 I_icon13Wed 09 Sep 2015, 20:43

Lê Hồng Sơn dịch 174
 
TAM THÍ
三施 (Hoa nghiêm kinh sớ sao)
 
Một, Ẩm thực thí. Thấy người đói khát thì lấy thức ăn, thức uống cứu giúp sự khốn khổ đói khát của họ. Đó là hạ phẩm thí
 
Hai, Trân bảo thí. Thấy người nghèo khổ, liền lấy tài sản quý báu chu cấp sự thiếu thốn của họ. Đó là trung phẩm thí.
 
Ba, Thân mạng thí. Cắt thịt của thân thể cứu giúp chúng sanh đói khát thì gọi là thân thí. Nếu bố thí hết thân thể, mạng sống cũng không còn thì gọi là mạng thí. Việc bố thí này rất khó rất nặng. Đó là thượng phẩm thí.
 
TAM LUÂN THỂ KHÔNG
三輪体空 (Năng đoạn kim cang kinh luận)
 
Khi bố thí phải hiểu người cho, người nhận và vật đem cho đều vốn không, thì mới có thể vượt thoát tướng chấp trước. Đó là tam luân thể không 
Một, Thí không. Đã biết vô ngã thì tâm mong cầu phước báo cũng không. Đó là thí không.
Hai, Thọ không. Đã hiểu được người cho vốn vô ngã, cũng không có người nhận. Đó là thọ không.
Ba, Thí vật không. Vật là tiền của quí báu, có thể hiểu thấu tất cả đều không, há có vật để mà cho sao. Đó là thí vật không
 
TAM CHỦNG BẤT KIÊN DỊCH TAM KIÊN PHÁP
三種不堅易三堅法 (Bổn sự kinh)
 
Một, Bất kiên tài mậu dịch kiên tài. Tất cả tài sản ở thế gian vốn không chắc chắn, có đó rồi mất đó vô thường, không thể giữ gìn lâu. Nếu được người tu phạm hạnh dùng vào việc bố thí thanh tịnh, mong cầu vô thượng an vui Niết bàn, hoặc cầu được quả báo an lạc trời, người đời sau thì liền trở thành tài sản chắc chắn, vĩnh cửu không lui mất. Đó là dùng tiền của không chắc chắn biến thành tiền của chắc chắn.
Hai, Bất kiên thân mậu dịch kiên thân. Thân do cha mẹ sanh ra, là do tứ đại tạm bợ hợp thành, bất an không thật. Thân thể không chắc chắn, còn mất khó lường, không thể giữ gìn lâu xa. Nếu có khả năng giữ gìn ngũ giới, sạch sẽ không ô nhiễm, tu tập đạo vô thượng Bồ đề, để chứng được thân kim cang bất hoại. Đó là biến đổi thân không chắc chắn thành thân chắc chắn.
 
Ba, Bất kiên mạng mậu dịch kiên mạng. Mạng sống mà con người có được đây; thọ, yểu chẳng giống nhau, tựa như mộng ảo, thể của nó chẳng vững chắc mà còn vô thường mau chóng, không thể nào giữ lâu được. Nếu thấu hiểu Tứ đế, tu tập chánh pháp, vượt ra ngoài sanh tử để tiếp nối huệ mạng thường còn.

Đó là dùng mạng không vững bền biến đổi thành mạng vững bền. 
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11171
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 18 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 18 I_icon13Wed 09 Sep 2015, 20:46

Tam Tạng Pháp Số 175
 
TAM TỤ GIỚI
三聚戒 (Bồ tát giới nghi sớ và pháp uyển châu lâm). Tụ: tập trung.

Giới là ngăn cấm. ba loại giới này có thể thu nhiếp tất cả giới Đại thừa, nên gọi là tam tụ giới. Pháp uyển châu lâm nói: Bậc đại thánh độ người thành công chỉ ở giới. Trang nghiêm luận nói: giới đầu tiên cốt yếu dùng để ngăn ngừa, sau đó hai giới là nhiếp thiện pháp giới và nhiếp chúng sanh giới lấy siêng năng, dũng mãnh làm thể.
 
Một, Nhiếp luật nghi giới. Là tất cả luật nghi đều tập trung, thu nhiếp điều lành và các giới Đại thừa. Luật tức là luật pháp, có nghĩa là ngăn cấm. Nghi tức là nghi thức, có nghĩa là khuôn phép. Pháp uyển châu lâm nói: Nhiếp luật nghi chủ yếu có bốn :
1/ không được vì lợi dưỡng, khen mình chê người;
2/ không được keo kiệt, không bố thí cho người ngoài.
3/ không được để tâm sân nổi lên, đánh chưởi chúng sanh;
4/ không được chê bai kinh điển Đại thừa. Giữ gìn bốn pháp này, tất cả ác lìa xa.
Vì vậy gọi là Nhiếp luật nghi giới.
Hai, Nhiếp thiện pháp giới. Là tất cả việc mình làm, đều hay thu nhiếp tất cả pháp lành. Tất cả động tác của thân, miệng, ý đều làm vì pháp lành và ba huệ học văn, tư, tu; thu nhiếp bố thí, lục độ. Vì vậy gọi là Nhiếp thiện pháp giới.
 
Ba, Nhiếp chúng sanh giới. Là hay nhiếp thọ tất cả chúng sanh, hay thu nhiếp hành động, tức là từ bi, hỷ xả.
Từ là thương nhớ, vì đem đến an vui cho chúng sanh.
Bi là thương xót, vì hay diệt trừ khổ cho chúng sanh.
Hỷ là vui mừng vì thấy tất cả chúng sanh lìa khổ được vui.
Xả là không ghét không thương, thường nhớ chúng sanh cùng được tâm không ghét không thương. Dùng các pháp này thu nhiếp chúng sanh.
 
TAM SỰ GIỚI
三事戒 (Đại bảo tích kinh)
 
Một, Thân tịnh giới. Thân nhận các giới không có sai sót, không vi phạm. Đó là thân tịnh giới.
Hai, Ngôn tịnh giới. Tất cả lời ăn tiếng nói của mình không có nịnh hót, dối trá, không đúng sự thật. Đó là ngôn tịnh giới.
Ba, Ý tịnh giới. Trừ hết ý nghĩ ác, xa lìa tham dục. Đó là ý thanh tịnh.
 
DIỆT HỮU TAM NGHĨA
滅有三義 (Hoa nghiêm kinh Tuỳ sớ diễn nghĩa sao).
 
Hoa nghiêm kinh sớ nói: Tiếng Phạn là Tỳ ni hoặc phiên âm là diệt. Diệt có ba nghĩa.
Một, Diệt nghiệp phi. Giới hay diệt trừ sát sanh, trộm cắp và bao nhiêu tội nghiệp của lỗi lầm, sai trái. Vì vậy gọi là diệt nghiệp phi.
Hai, Diệt phiền não. Giới có khả năng diệt trừ tham, sân, si và tất cả phiền não.
Vì vậy gọi là diệt phiền não.
Ba, Đắc diệt quả. Nhờ giới nên đã diệt được nghiệp và phiền não và liền chứng quả vô vi tịch diệt. Vì vậy gọi là đắc diệt quả.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11171
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 18 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 18 I_icon13Wed 09 Sep 2015, 20:48

Tam Tạng Pháp Số 176
 
TAM CHỦNG NHẪN HẠNH
三種忍行 (Chư kinh yếu tập)
 
Một, Thân nhẫn hạnh. Khi Bồ tát tu tập thì xả bỏ thân mạng, tài sản không chút luyến tiếc; thân thể, tuy bị cắt xéo, nhưng vẫn chịu đựng. Đó là thân nhẫn hạnh.
 
Hai, Khẩu nhẫn hạnh. Khi Bồ tát tu tập, tuy bị người xem thường, ghen ghét, mắng chưởi, đánh đập; nghe rồi nên nhẫn, không nổi tâm hơn thua, đấu tranh.
Đó là khẩu nhẫn hạnh.
Ba, Ý nhẫn hạnh. Lúc Bồ tát tu tập tuy bị người chỉ trích, chê bai, mắng chưởi, làm nhục, sân hận, trách móc; nghe rồi nên nhịn, đừng nổi tâm giận dữ, thù hận. Đó là ý nhẫn hạnh.
 
TAM CHỦNG TINH TẤN
三種精進 (Bồ tát thiện giới kinh)
 
Một, Trang nghiêm tinh tấn. Trang là đoan trang. Nghiêm là nghiêm sức. Khi Bồ tát phát tâm, siêng năng tu tập tất cả phạm hạnh, trang nghiêm đạo quả, lại còn giáo hoá chúng sanh, thị hiện thọ sanh trong tam giới; cho đến vì từ bi vào trong địa ngục, thay thế chúng sanh chịu khổ, tâm chưa từng nghỉ ngơi.
Đó là trang nghiêm tinh tấn.
Hai, Nhiếp thiện pháp tinh tấn. Bồ tát đã tu lục độ, phạm hạnh, không bị phiền não, tà kiến khuynh đảo, lay động; thu giữ tất cả pháp lành thế gian và xuất thế gian, tâm không buông lung. Đó là nhiếp thiện pháp tinh tấn.
Ba, Lợi ích chúng sanh tinh tấn. Bồ tát luôn luôn tu tập thánh đạo, đem lợi ích cho tất cả chúng sanh, dùng vô lượng pháp dạy dỗ, dìu dắt chúng sanh, khiến cho hết thảy diệt trừ nhân ác, thành tựu quả lành; dù trải qua vô số kiếp như vi trần, tâm không mỏi mệt. Đó là lợi ích chúng sanh tinh tấn.
 
TAM CHỦNG THẮNG DŨNG MÃNH
三種勝勇猛 (Đại thừa trang nghiêm kinh luận).
 
Một, Nguyện thắng dũng mãnh. Nguyện tức là thệ nguyện. Lúc bắt đầu tu hành phải phát bốn thệ nguyện lớn, phát tâm thật mạnh mẽ, thành Phật (giác ngộ), rộng giáo hoá chúng sanh biết được công đức tối thắng. Đó là nguyện thắng dũng mãnh. (bốn thệ nguyện lớn là
1/ Thề nguyện độ hết chúng sanh không giới hạn;
2/ Thề nguyện dứt hết phiền não không kể xiết;
3/ Thề nguyện học hết vô lượng pháp môn;
4/ Thề nguyện thành vô lượng Phật đạo- Tiếng Phạn là Bồ đề, tiếng Hoa là đạo).
 
Hai, Hạnh thắng dũng mãnh. Hạnh là công việc mình làm. Chí tâm học đạo thì có thể làm được hạnh nhiệm mầu. Phát tâm mạnh mẽ, quyết hướng về Bồ đề. Đó là hạnh thắng dũng mãnh.
 
Ba, Quả thắng dũng mãnh. Quả là kết quả do tu nhân mà ra. Nhất tâm siêng năng tu các hạnh mầu nhiệm, phát tâm mạnh mẽ, quyết cầu thành Phật. Vào một ngày kia sẽ cùng tất cả Phật bình đẳng, không hai. Đó là quả thắng dũng mãnh.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11171
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 18 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 18 I_icon13Wed 09 Sep 2015, 20:51

Tam Tạng Pháp Số 177
 
TAM CHỦNG ĐỊNH NGHIỆP LUÂN
三種定業輪 (Địa tạng thập luân kinh)
 
Định là thiền định. Nghiệp là hạnh nghiệp. Luân là xoay tròn, nghiền nát. Phật dùng thiền định để tụng, tu tập xoay chuyển bánh xe pháp, nghiền nát tất cả phiền não, hoặc nghiệp mà thành vô thượng Bồ đề; cùng khiến cho chúng sanh tu hành theo lời Phật dạy mà chứng được đạo quả. Vì vậy nói ba thứ định nghiệp luân này.
 
Một, Kiến tập tu định chánh quán. Quán sát tướng nổi lên và diệt mất của vô minh, phiền não và quán sát cuộc đời như mộng ảo, như phù du.
Dùng phương pháp sổ tức để thanh lọc suy nghĩ, thì có thể phá hết hoặc nghiệp, tâm ở trong chánh định. Đó là kiến lập tu định nghiệp luân.
 
Hai, Kiến lập tập tụng nghiệp luân. Dạy bảo chúng sanh tu tập, đọc tụng kinh điển Đại thừa. Đầu, giữa, cuối đêm siêng năng không lười biếng. Tâm không tán loạn thì có thế phá hết hoặc nghiệp. Đó là kiến lập tập tụng nghiệp luân.
 
Ba, Kiến lập doanh phước nghiệp luân. Dạy dỗ chúng sanh tu tập bố thí, giữ giới, đắp tượng, xây tháp, cúng dường Phật, Pháp, Tăng, lại còn làm nhiều việc phước báo, thì có thể phá hết hoặc nghiệp. Đó là kiến lập doanh phước nghiệp luận.
 
TAM THẮNG HỌC
三勝学 (Du già sư địa luận).
 
Một, Tăng thượng giới học. Thọ trì cụ túc giới Đại thừa hay Tiểu thừa, khắc phục lỗi lầm, sái quấy, thành tâm oai nghi. Đối với giới pháp đã có thể tăng trưởng ích lợi. Đó là tăng thượng giới học.
Hai, Tăng thượng tâm học. Nên bỏ các pháp bất thiện ở dục giới. Hãy vào sơ thiền cho đến thiền thứ tư. Đối với các tâm đã định tĩnh nên có thể tăng trưởng lợi ích.
Đó là tăng thượng tâm học.
Ba, Tăng thượng huệ học. Đối với pháp Tứ đế, biết đúng như thật. Đó là tăng thượng huệ học.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11171
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 18 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 18 I_icon13Wed 09 Sep 2015, 20:55

Tam Tạng Pháp Số 178
 
TAM SỰ VÔ TẬN
三事無尽 (Chúng đức Tam muội kinh).
 
Một, Bố thí vô tận. Bồ tát ưa thích bố thí, không keo kiệt tiền của, cho đến mạng sống cũng có thể đem cho, tâm không biết chán. Đó là bố thí vô tận.
Hai, Trì giới vô tận. Bồ tát giữ gìn giới cấm, chưa từng sai phạm. Thấy người phạm giới, thương xót buồn rầu. Thấy người giữ giới tôn trọng, kính yêu. Lại dùng giới pháp truyền trao cho người khác, tâm không biết chán. Đó là trì giới vô tận.
Ba, Bác văn vô tận. Bồ tát nghe pháp như thế, liền ra sức phụng hành, suy nghĩ cách đem dạy cho người khác, nên phải học rộng tất cả kinh điển, những nghệ thuật ở thế gian, tất cả đều am tường, lão luyện; luôn mong được nghe được học, tâm không chán nản. Đó là Bác văn vô tận.
 
TAM CHỦNG CHỨNG TƯỚNG BẤT ĐỒNG
三種証相不同 (Pháp hoa sám nghi)
 
Tu tập Pháp hoa Tam muội, trong 21 ngày, nhất tâm siêng năng có ba tướng chứng được không giống nhau, do nguyên nhân của người tu, căn tánh không giống nhau.
Một, Hạ căn chứng tướng. 
Người tu tập trong 21 ngày, chứng được giới căn thanh tịnh. Trong đó tướng chứng được cũng có ba phẩm không giống nhau. Nếu trong 21 ngày, hoặc thấy được mộng lành linh ứng, hoặc hiểu ra các căn sáng tỏ thanh tịnh, thân tứ đại nhẹ nhàng lanh lợi, tâm đạo phát khởi mạnh mẽ. Đó là tướng từ thanh tịnh của giới căn hạ phẩm.
Nếu trong 21 ngày, trong lúc tu tập, toạ thiền bỗng thấy ánh sáng ngũ sắc thanh tịnh, nghe được mùi hương mầu nhiệm và tiếng khen ngợi vi diệu; thân, tâm vui sướng chứng được niềm vui của pháp.
 
Đó là tướng thanh tịnh giới căn trung phẩm. Nếu trong 21 ngày, thân tâm vắng lặng, hoặc tự thấy được thân mình mặc pháp phục thanh tịnh, oai nghi nghiêm chỉnh, thân tướng đoan nghiêm, tín tâm rộng mở, chứng được niềm vui của pháp, không còn gì sợ sệt. Đó là tướng thanh tịnh giới căn thượng phẩm. ba phẩm này là tất cả tướng chứng được của hành giả hạ căn.
Hai, Trung căn chứng tướng. Khi người tu tập thiền định, chứng được thanh tịnh định căn, tướng trong đó chứng được cũng có ba phẩm không giống nhau.
Nếu lúc tọa thiền, bỗng nhận ra thân tâm trong sạch, phát khởi các thiền định, phân biệt rõ ràng giác, quán.Tâm thái hoàn toàn vui mừng. Đó là tướng thanh tịnh căn hạ phẩm.
Nếu lúc tọa thiền, thân tâm an định, nhận rõ hơi thở ra vào dài hay ngắn, nhẹ nhàng. 
Các lỗ chân lông toàn thân thở ra, hít vào không trở ngại.
Hoặc thấy các tướng bất tịnh ở thân thể của mình, nhờ phát khởi thiền định, thân tâm được yên vui, trong thiền định vắng lặng. Đó là tướng thanh tịnh định căn trung phẩm.
Nếu lúc toạ thiền, thân tâm an ổn vắng lặng, nhờ thân ngũ ấm này mà hiểu ra vô thường, khổ, không, là mộng ảo không thật, cho đến tất cả các pháp không sanh không diệt, giống như hư không, vô vi vắng lặng, chán ghét, xa lìa thế gian, thương xót nhớ nghĩ tất cả. 
Đó là tướng thanh tịnh căn thượng phẩm. 
Ba tưởng này nằm trong những tướng hành giả trung căn chứng được.
Ba, Thượng căn chứng tướng. Lúc tu tập thiền định chứng được huệ căn thanh tịnh, trong đó tướng chứng được cũng có ba phẩm khác nhau. Nếu trong khi tu tập toạ thiền, niệm Phật, tụng kinh, bỗng thấy thân tâm như mây như khói, mộng ảo không thật.
Nhờ tâm hiểu biết này mà trí huệ được phát triển, thấu hiểu các pháp chẳng thấy chướng ngại. Đối với kinh, luận hiểu rõ, giải thích ý nghĩa theo từng căn cơ; những câu hỏi khó đều trả lời thông suốt. Đó là tướng chứng được của huệ căn hạ phẩm.
Nếu khi tu tập tọa thiền, niệm Phật, tụng kinh, thân tâm vắng lặng tựa như hư không. 
Ở trong trí huệ chân chánh, tận mắt thấy Bồ tát Phổ hiền và vô lượng Bồ tát. chính mình đi nhiễu cung kính trước cảnh hiện tiền ấy.
Đó là đã chứng được trí huệ lớn. Đối với pháp Phật đã nói, hiểu rõ ý nghĩa nhiệm mầu, có nói cũng không cùng. Đó là tướng của huệ căn trung phẩm. Nếu khi tu tập toạ thiền, niệm Phật, tụng kinh, thân tâm bỗng nhiên thanh tịnh, vào sâu trong thiền định giác, huệ rõ ràng, chứng được tổng trì vô ngại, được sáu căn thanh tịnh, mở ra tri kiến của Phật, đứng vào hàng Bồ tát.
Đó là tướng chứng được của huệ căn thượng phẩm. Đây là tướng ba phẩm mà hành giả thượng căn chứng được.
 
TAM THIỆN CĂN
三善根 (A tỳ đạt ma tập dị môn túc luận)
 
Một, Vô tham thiện căn. Đối với cảnh ngũ dục không tham, không mê đắm, không yêu, không thích. Đó là pháp không tham; đó là chủng tánh thiện có thể làm được vô lượng căn bản pháp lành. Nên gọi là vô tham thiện căn.
Hai, Vô sân thiện căn. Đối với tất cả chúng sanh không sanh tâm giận hờn, không lòng làm tổn hại. Đó là pháp không sân, chủng tánh thiện đó có thể làm vô số pháp lành căn bản. Vì vậy gọi là vô sân thiện pháp.

Ba, Vô si thiện pháp. Đối với tất cả pháp đều hiểu rõ thấu suốt. Biết đó là pháp lành, biết đó là pháp không lành, biết đó là pháp gây ra tội, biết đó là pháp không gây ra tội, biết đó là pháp phải tu, biết đó là pháp không phải tu.
Đây là pháp không si mê, là chủng tánh thiện có thể làm vô lượng pháp lành căn bản. Đó là vô si thiện pháp.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
Sponsored content




Tam Tạng Pháp Số  - Page 18 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 18 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Tam Tạng Pháp Số
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 18 trong tổng số 40 trangChuyển đến trang : Previous  1 ... 10 ... 17, 18, 19 ... 29 ... 40  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện sáng tác, truyện kể ::   :: mytutru-