Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 18:23

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Fri 26 Apr 2024, 16:41

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:56

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:51

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:46

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:55

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:48

Trụ vững duyên thầy by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:34

Mái Nhà Chung by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:33

THIỀN TUỆ (diệt trừ đau khổ) by mytutru Tue 23 Apr 2024, 00:07

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 09:57

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:36

Bức tranh gia đình by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:09

Mẹo kho thịt by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 07:29

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 23:01

Trang Họa thơ Phương Nguyên 2 by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 22:56

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 21 Apr 2024, 06:38

Mức thù lao không ai dám nghĩ đến by Trà Mi Wed 17 Apr 2024, 11:28

KHÔNG ĐỀ by Phương Nguyên Wed 17 Apr 2024, 11:00

Cách xem tướng mạo phụ nữ ngoại tình, không chung thủy by mytutru Tue 16 Apr 2024, 11:59

Ở NHÀ MỘT MÌNH by Phương Nguyên Tue 16 Apr 2024, 09:59

HÁ MIỆNG CHỜ SUNG by Phương Nguyên Sun 14 Apr 2024, 13:29

Trang thơ vui Phạm Bá Chiểu by phambachieu Fri 12 Apr 2024, 15:48

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Fri 12 Apr 2024, 15:32

Chết rồi! by Phương Nguyên Fri 12 Apr 2024, 13:57

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Thu 11 Apr 2024, 17:43

THẬN TRỌNG SIÊU LỪA by mytutru Wed 10 Apr 2024, 20:33

Không đánh, không mắng, không phạt, không có học sinh ưu tú by Trà Mi Wed 10 Apr 2024, 11:45

KHÓ NGỦ by Phương Nguyên Wed 10 Apr 2024, 01:46

MỘT CHÚT BUỒN by Phương Nguyên Tue 09 Apr 2024, 15:33

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Tam Tạng Pháp Số

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1 ... 9 ... 15, 16, 17 ... 28 ... 40  Next
Tác giảThông điệp
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11123
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 16 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 16 I_icon13Mon 25 May 2015, 20:58

Tam Tạng Pháp Số 149
 
TAM NGHĨA HOAN HỈ
三義歡喜 (Quán kinh diệu tông sao)
 
Quán vô lượng thọ Phật kinh sớ, nhân giải thích cho A nan và trời, rồng… hiểu rõ nên nghe pháp vui mừng, làm lễ rồi lui ra, nên có ba nghĩa này.
Một, Ngộ nhân hoan hỷ.
Nhân là Phật. Phật có đầy đủ bốn trí vô ngại, nói pháp về kinh quán vô lượng thọ của Phật A di đà, không hề sai lầm. Nay gặp được Phật thật là vui mừng.
Đó là ngộ nhân hoan hỷ.
(bốn trí vô ngại là Pháp vô ngại trí, nghĩa vô ngại trí, từ vô ngại trí, nhạo thuyết vô ngại trí).
Hai, Văn pháp hoan hỷ. Pháp Phật nói có mười cửa, là khúc ca rất mầu nhiệm, khiến cho tâm phàm phu vào sâu Tam muội, nghe pháp như thế, há lại không vui mừng. Đó là văn pháp hoan hỷ.
( mười sáu quán môn là nhật quán, thuỷ quán, địa quán, bảo thọ quán, bát công đức thuỷ quán, tổng quán, hoa toà quán, tượng quán, Phật chân thân quán, Quán thế âm quán, Đại thế chí quán, phổ tưởng quán, tạp tưởng quán, thượng bối quán, trung bối quán, hạ bối quán).
Ba, Đắc quả hoan hỷ.
Quả là do tu quán mà được. Bà Vi đề hy và nhiều người khác, nghe Phật nói kinh Quán vô lượng, nương vào đó mà tu, có phần kết quả chân thật, thị nữ và các trời cũng được quả tương tự. Được quả như thế há không vui mừng.
Đó là đắc quả hoan hỷ.
(Tiếng Phạn là Vi đề hy, tiếng Hoa là Tư duy; Phần chân là chứng một phần trung đạo).
 
TAM NHÂN
三因 (Phật tánh luận).
 
Một, Ưng đắc nhân. Nương vào lý không chân như mà tu nhân hạnh, được quả Bồ đề, nên gọi là ưng đắc nhân.
Hai, Gia hạnh nhân. Nương vào tâm Bồ đề dốc sức tu hành, lấy đó làm nhân, thì chứng được quả pháp thân, nên gọi là da hạnh nhân.
Ba, Viên mãn nhân. Do da hạnh nên nhờ đó mà hạnh được viên mãn, gọi là viên mãn nhân.
 
TAM ĐOẠN
三断 (Tông cảnh lục).
 
Một, Tự tánh đoạn. Lúc trí huệ phát khởi thì phiền não ám chướng tự nó dứt trừ; nên gọi là tự tánh đoạn.
Hai, Bất sanh đoạn. Lúc chứng được pháp không, khiến cho quả khổ tam đồ ác đạo vĩnh viễn không sanh; nên gọi là bất sanh đoạn.
Ba, Duyên phược đoạn.
Phiền não trong tâm đã dứt thì tham, sân ở cảnh trần bên ngoài không nỗi lên.
Đối cảnh tuỳ duyên mà không sanh nhiễm trước; nên gọi là duyên phược đoạn.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11123
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 16 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 16 I_icon13Mon 25 May 2015, 21:01

Tam Tạng Pháp Số 150
 
TAM ĐOẠN
三断 (A tì đạt ma phẩm loại túc luận).
 
Một, Kiến sở đoạn. Người chứng sơ quả Thinh văn, dứt hoặc thấy lý, gọi là kiến đạo. Nhờ dứt trừ kiến hoặc 88 sử trong ba cõi; nên gọi là sở đoạn.
(88 sử là mười sử: thân kiến, biên kiến, kiến thủ, giới thủ, tà kiến, tham, sân, si, mạn, nghi.
Mười sử này trải qua ba cõi Tứ đế dưới đây tăng, giảm không giống nhau; thành ra 88. Dục giới, khổ đế có mười sử đủ- tập đế, diệt đế có bảy sử ( trừ thân, biên kiến, giới thủ). Đạo đế có tám sử (trừ thân, biên kiến).
Tổng cộng dục giới Tứ đế có 32 sử.
Sắc giới và Vô sắc giới mỗi đế trong bốn đế trừ sân sử, còn lại như ở dục giới. Tổng cộng hai giới là 56.
Như vậy tất cả là 32+56=88 sử trong ba cõi phối hợp với Tứ đế).
Hai, Tu sở đoạn.
Ở quả thứ hai và thứ ba của Thinh văn, tu chân đoạn hoặc; gọi là tu đạo; nhờ dứt mười tuỳ miên trong ba cõi nên gọi là sở đoạn. (mười tuỳ miên là tư hoặc, vì lúc nào cũng tiềm ẩn theo sát không rời, che mất chân tánh, nên gọi là tuỳ miên).
Dục giới có bốn: tham, sân, si, mạn Sắc giới, vô sắc giới có ba: tham, si, mạn Tổng cộng là mười tuỳ miên.
Ba, Phi sở đoạn. Quả thứ tư Thinh văn, phiền não trong ba cõi đều dứt hết, chứng quả vô lậu, không còn phiền não phải dứt; nên gọi là phi sở đoạn.
 
LONG HOA TAM HỘI
龍華三會 (Pháp trụ ký).
 
Di lặc hạ sanh kinh nói: Bồ tát Di lặc, ngay ngày xuất gia liền chứng được quả Phật, ngồi dưới cây Long hoa, trong vườn Hoa lâm, thuyết pháp ba hội; nên gọi là long hoa tam hội.
(Tiếng Phạn là Di lặc, tiếng Hoa là Từ thị).
Hội thứ nhất, Độ cửu thập lục câu thi Thinh văn chúng.
Tiếng Phạn là Câu chi, tiếng Hoa là Trăm ức.
Ký nói: Nếu các quốc vương, đại thần, trưởng giả, cư sĩ; nam, nữ tất cả thí chủ; nay ở trong chánh pháp của Phật Thích ca mâu ni, làm Phật sự, tự trồng căn lành; hoặc dạy người khác trồng.
Dùng bảy báu vàng, bạc, ngọc, đồng, sắc, cây, đá, đất bùn, tơ lụa, hoặc vẽ hoặc làm hình tượng Phật, xây dựng tháp; hoặc lớn hoặc nhỏ, cho đến lớn bằng lóng tay; hoặc dùng hương, hoa và các đồ dùng tốt nhất cúng dường.
Do căn lành như thế, đến lúc Phật Di lặc thành chánh giác, được làm thân người, ở hội thứ nhất, cắt tóc xuất gia, nhờ nguyện lực đời trước liền chứng Niết bàn.
(Tiếng Phạn là Tất đổ ba, tiếng Hoa là Cao hiển tức là tháp).
Hội thứ hai, Độ cửu thập tứ câu chi Thinh văn chúng.
Ký nói: Nếu quốc vương, thần, dân, nay ở trong chánh pháp của Phật Thích ca mâu ni, hay làm việc Phật pháp.
Đối với kinh điển Đại thừa, hoặc luật, hoặc luôn đọc tụng cung kính cúng dường; hoặc sửa sang, trang sức kinh điển.
Do thiện căn ấy, đến lúc Phật Di lặc thành chánh giác, được làm thân người, ở trong hội thứ hai, xuống tóc, xuất gia; nhờ nguyện lực đời trước liền chứng Niết bàn.
Hội thứ ba, Độ cửu thập nhị câu chi Thinh văn chúng.
Ký nói: Nếu quốc vương, thần, dân, nay ở trong chánh pháp của Phật Thích ca mâu ni, hay tự trồng căn lành, hoặc dạy người khác trồng.
Vào ngày mùng một mỗi tháng, hoặc ngày mùng tám, ngày rằm, sắm lễ trai tăng cúng dường Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, hoặc cúng dường dụng cụ ngồi, nằm cho chư tăng. 
Do căn lành nay đến lúc Phật Di lặc thành chánh giác; ở trong hội thứ ba, xuống tóc, xuất gia, như nguyện lực đời trước, liền chứng Niết bàn.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11123
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 16 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 16 I_icon13Mon 25 May 2015, 21:10

Tam Tạng Pháp Số 151
 
BỒ TÁT TAM TU HỌC
菩薩三修学 (Bồ tát anh lạc bản nghiệp kinh)
 
Một, Bách kiếp đỉnh tịch định trùng tu chư Tam muội. Kiếp là tiếng Phạn, nói đủ là kiếp ba, tiếng Hoa là Phân biệt thời tiết. (Thời tiết: thời gian- kiếp là thời kỳ rất dài nên gọi là đại thời).
Tiếng Phạn là Tam muội, tiếng Hoa là Chánh định.
Đỉnh tịch định: trong các định thì định này trên hết, nên gọi là đỉnh.
Đẳng giác Bồ tát ở trong định đỉnh tịch, dùng sức đại nguyện sống lâu đến trăm kiếp, tu tất cả Tam muội rồi vào kim cang Tam muội, cùng với tất cả pháp tánh tương ưng một cách sâu xa, mà chứng được nhất hợp tướng
(nhất hợp tướng:thế giới). Đẳng giác là địa vị cách Phật một bậc, Kim cang Tam muội: kim cang rất cứng, rất sắc.
Vào Tam muội này thì tất cả phiền não dứt trừ được hết.
Hai, Thiên kiếp kim cang định trung học chư oai nghi. Đẳng giác Bồ tát lại sống lâu ngàn kiếp, học tất cả oai nghi của Phật.
Cái nhìn của voi chúa; bước đi của sư tử. Tu vô lượng các pháp thần thông hoá đạo của Phật ở hiện tại.
Đi vào chỗ Phật đi, ngồi vào đạo tràng của Phật.
Ba, Vạn kiếp đại tịch định trung học Phật hoá hạnh. Đẳng giác Bồ tát lại sống lâu vạn kiếp, học hạnh giáo hoá của Phật, hiện ra các sắc tướng để giáo hoá chúng sanh, lại hiện cùng với chư Phật thường thực hành trung đạo trong an lạc khôn cùng.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11123
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 16 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 16 I_icon13Mon 25 May 2015, 21:17

Tam Tạng Pháp Số 152
 
BỒ TÁT SANH ĐÂU SUẤT THIÊN TAM SỰ THẮNG
菩薩生兜率天三事勝 (Niết bàn kinh)
 
Bồ tát sắp được Phật bổ xứ, nên sanh cõi Đâu suất. Tiếng Phạn là Đâu suất, tiếng Hoa là tri túc, vì năm món dục ở cảnh giới này biết dừng thì đủ.
Một, Mạng thắng.
Bồ tát đã xa lìa sống, chết ba cõi, tuy không tu mạng nghiệp (sống lâu), nhưng đã thác sanh ở cõi trời ấy thì sống lâu đến bốn ngàn tuổi.
Thiên số hết rồi, giáng sanh xuống nơi đô hội để làm Phật ở đây. Đó là mạng thắng.
Hai, Sắc thắng.
Bồ tát tuy không tu sắc nghiệp (sắc đẹp), đã sanh cõi Đâu suất thì sắc thân, tự nhiên, trang nghiêm rạng rỡ, nhiệm mầu, khác với các vị trời. Đó là sắc thắng.
Ba, Danh thắng.
Phật bổn hạnh tập kinh nói: Bồ tát đã sanh cõi trời Đâu suất, thiên chúng ở đó, gọi Bồ tát ấy là Hộ minh. Âm vang chư thiên xưng tán gọi tên đó, trên thấu đến cõi Tịnh Cư, cho đến cõi cao nhất của sắc giới. Đó là danh thắng.
(Hộ Minh là Phật Thích Ca; từ thời Phật Ca Diếp, giữ gìn giới cấm, phạm hạnh thanh tịnh, chết sanh lên cõi trời, không mất bổn tâm, không quên hạnh đời trước; nên gọi là Hộ Minh).
 
TAM HIỀN
三 贤 (Nhân vương hộ quốc kinh sớ)
 
Chư vị Bồ tát tu Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, đều gọi là hiền.
Đây là dựa vào biệt giáo mà luận. Vì các vị Bồ tát này chỉ dứt hết kiến, tư hoặc, còn vô minh hoặc, chưa vào thánh vị; nên gọi là hiền.
Một, Thập trụ. Tâm hiểu rõ lý, an trụ không động nên gọi là trụ. Thập trụ là
1) Phát tâm trụ;
2) Trị địa trụ;
3) Tu hành trụ;
4) Sanh quí trụ;
5) Cụ túc phương tiện trụ;
6) Chánh tâm trụ;
7) Bất thối trụ;
8) Đồng chân trụ;
9) Pháp vương tử trụ;
10) Quán đỉnh trụ.
 
Hai, Thập hạnh.
Hạnh là thẳng tiến.
Tu tập hạnh này thì có thể đạt được quả vị nên gọi là hạnh.
Thập hạnh là
1) Hoan hỷ hạnh;
2) Nhiêu ích hạnh;
3) Vô vi nghịch hạnh;
4) Vô khuất nạo hạnh;
5) Vô si loạn hạnh;
6) Thiện hiện hạnh;
7) Vô trước hạnh;
8) Nan đắc hạnh;
9) Thiện pháp hạnh;
10) Chân thật hạnh.
 
Ba, Thập hồi hướng. Trở về các nhân, hướng đến quả, gọi là hồi hướng.
Thập hồi hướng là;
1) Cứu chư chúng sanh ly chúng sanh tướng hồi hướng;
2) Bất hoại hồi hướng;
3) Đẳng nhất thiết chư Phật hồi hướng;
4) Chí nhất thiết xứ hồi hướng;
5) Vô tận công đức tạng hồi hướng;
6) Nhập nhất thiết bình đẳng thiện căn hồi hướng;
7) Đẳng tuỳ thuận nhất thiết chúng sanh hồi hướng;
8) Chân như tướng hồi hướng;
9) Vô phược vô trước giải thoát hồi hướng;

10) Nhập pháp giới vô lượng hồi hướng.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11123
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 16 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 16 I_icon13Mon 25 May 2015, 21:25

Tam Tạng Pháp Số 153
 
TAM CHỦNG PHÁT TÂM
三種發心 (Khởi tín luận)
 
Một, Tín thành tựu phát tâm. Thập tín, hạnh đầy đủ, tín tâm thành tựu.
Mới vừa phát tâm vào Thập trụ; nên gọi là tín thành tựu phát tâm.
(Thập tín là:
1) Tín tâm,
2) Niệm tâm,
3) Tinh tấn tâm,
4) Huệ tâm,
5) Định tâm,
6) Bất thối tâm,
7) Hộ pháp tâm,
8) Hồi hướng tâm,
9) Giới tâm,
10) Nguyện tâm).
 
Hai, Giải hạnh phát tâm.
Giải là hiểu rõ. Hạnh là tu hành. Vào vị Thập hạnh hiểu rõ pháp tánh vốn không, tu theo hạnh lục độ, phát tâm hồi hướng vào Thập hồi hướng; nên gọi là giải hạnh phát tâm.
Ba, Chứng phát tâm. Chứng là chứng nhập vào sơ địa cho đến địa thứ mười và chứng ngộ này thì không có cảnh giới mà chỉ có trí chân như; gọi là pháp thân. Pháp thân hiển lộ, nên gọi chứng phát tâm.
 
TAM BẤT THỐI
三不退 (Quán kinh diệu tông sao)
 
Một, Vị bất thối. Bồ tát của biệt giáo, từ vị sơ trụ dứt trừ kiến hoặc, đến thất trụ thì dứt tư hoặc, thì hoàn toàn ở vị siêu phàm không bị thối lui nữa; nên gọi là vị bất thối.
Hai, Hạnh bất thối. Bồ tát của biệt giáo, từ bát trụ trở đi đến địa vị Thập hạnh, dứt trần sa hoặc, thì hoàn toàn ở địa vị Bồ tát hạnh không bị thối lui nữa; nên gọi là hạnh bất thối.
Ba, Niệm bất thối. Bồ tát của Biệt giáo từ sơ địa trở đi phá vô minh hoặc, thì hoàn toàn ở địa vị trung đạo Chánh niệm, không bị thối lui nữa; nên gọi là niệm bất thối.
 
TAM XỨ NHẬP PHÁP GIỚI
三處入法界 (Hoa nghiêm kinh sớ).

Pháp giới là tâm vốn có của tất cả chúng sanh, lý bình đẳng mà Phật chứng được. Nói nhập ba xứ là do Bồ tát có căn nhanh, chậm; có hành cạn, sâu; nên chỗ chứng ngộ trước, sau không cố định, còn chia ra ba chỗ.
Một, Thập trụ sở tâm nhập pháp giới Dẹp vô minh hoặc, chứng ngộ vào được lý bình đẳng pháp giới, được bậc không thối lui. Đó là Thập trụ sơ tâm nhập pháp giới. 
Hai, hồi hướng chung tâm nhập pháp giới.
Tâm Bồ tát ở Thập hồi hướng về sau, các hạnh đã thuần thục, chứng ngộ vào pháp giới. Đó là hồi hướng chung tâm nhập pháp giới.
Ba, Sơ địa nhập pháp giới. Bồ tát trước đã đi vào trong hồi hướng, công đức đầy đủ; đến sơ địa thì chứng ngộ vào pháp giới và hiểu rõ ba đức viên dung, ba thân tự tại. Đó là sơ địa nhập pháp giới.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11123
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 16 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 16 I_icon13Mon 25 May 2015, 21:36

Tam Tạng Pháp Số 154
 
VĂN THÙ TAM DANH
文殊三名 (Phiên dịch danh nghĩa).
 
Một, Văn thù sư lợi. Tiếng Phạn là Văn Thù sư lợi, tiếng Hoa là Diệu đức. Công đức mầu nhiệm vô cùng và đầy đủ không thể nghĩ bàn; nên gọi là Diệu đức.
Hai, Mãn thù thi lợi.
Tiếng Phạn là Mãn thù thi lợi, tiếng Hoa là Diệu thủ. Công đức nhiệm mầu và đầy đủ không thể nghĩ bàn, vượt lên trên các vị Bồ tát; nên gọi là Diệu thủ.
Ba, Mạn thù thất lợi.
Tiếng Phạn là Mạn thù thất lợi, tiếng Hoa là Diệu cát tường. Công đức nhiệm mầu và đầy đủ không thể nghĩ bàn, tốt đẹp hơn hết; nên gọi là Diệu cát tường.
 
TAM NHÂN QUÁN THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN
三人觀十二因緣 (Niết bàn kinh).
 
Ba người là đối với thông giáo: Thinh văn, Duyên giác, Bồ tát, tuy cùng quán 12 nhân duyên, nhưng tuỳ theo trí huệ sâu, cạn mà thành tựu có cao, thấp; nên có ba thứ khác nhau.
Một, Hạ trí quán cố đắc Thinh văn Bồ đề. Tiếng Phạn là Bồ đề, tiếng Hoa là Đạo. Thinh văn dùng thể không của trí, bắt đầu quán 12 nhân duyên sanh, kế quán 12 nhân duyên diệt.
Quán sanh diệt này thì ngộ được chẳng sanh chẳng diệt, phá dẹp kiến, tư hoặc, chứng được lý chân không. Đó là hạ trí quán, nên được Bồ đề của bậc Thinh văn. (Thể không là thấu đạt các pháp tánh vốn không).
Hai, Trung trí quán cố đắc Duyên giác Bồ đề. Duyên giác cũng dùng thể không của trí, ban đầu quán
12 nhân duyên sanh, kế đến quán 12 nhân duyên diệt.
Quán sanh diệt này thì ngộ được chẳng sanh chẳng diệt, phá dẹp kiến, tư hoặc, tiến lên diệt trừ tập khí. Vì còn dùng trí năng quán nên so với Thinh văn thì kém hơn một chút, do lý chơn không chứng được cũng sâu xa. Đó là trung trí quán cố đắc Duyên giác Bồ đề.
Ba, Thượng trí quán cố đắc Bồ tát Bồ đề. Bậc Bồ tát tuy cũng dùng thể không của trí, quán 12 nhân duyên sanh, diệt; ; hiểu rõ chẳng sanh chẳng diệt và có thể dứt trừ nhanh chóng kiến hoặc, tư hoặc, tập khí; vì dùng trí năng quán so với Duyên giác lại hơn lên, do chứng được lý chân không rất sâu xa.

Đó là thượng trí quán cố đắc Bồ tát Bồ đề.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11123
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 16 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 16 I_icon13Mon 25 May 2015, 21:53

 Tam Tạng Pháp Số 155
 
A LA HÁN TAM NGHĨA
呵羅漢三義 (Phiên dịch danh nghĩa)
 
Tiếng Phạn là A la hán, tiếng Hoa là Vô sanh, cũng gọi là Vô học, sống, chết trong ba cõi đã chấm dứt, đó là vô sanh. Không có pháp nào đáng học, đó là vô học.
Một, Sát tặc.
Tặc là giặc tức là kiến hoặc và tư hoặc. Vì nó cướp công đức của con người, cướp lấy sinh mạng trí huệ của con người; nên gọi là giặc. A la hán có thể dứt trừ kiến, tư hoặc trong ba cõi, nên gọi giết giặc.
Hai, Bất sanh.
Bất sanh là không sanh. A la hán đã dứt trừ hết kiến, tư hoặc, không sanh vào ba cõi một lần nữa, nên gọi là bất sanh.
Ba, Ứng cúng. A la hán đã chứng được trí lậu tận và dứt hết kiến, tư hoặc ba cõi, công đức đầy đủ, đáng được sự cúng dường của trời, người; nên gọi là ứng cúng.
 
TAM CA DIẾP
三迦葉 (Pháp hoa văn cú).
 
Tiếng Phạn là Ca diếp, tiếng Hoa là Quang ba vì ánh sáng từ thân toả ra chói lọi xung quanh. 
Thời Phật Tỳ bà thi, ba vị (Ca diếp) cùng dựng trụ kỷ niệm.
Vì nhân duyên ấy cảm ứng quả báo, nên làm anh em với nhau.
(Tiếng Phạn là Tỳ bà thi, tiếng Hoa là Thắng quang).
Một, Ưu lâu tần loa Ca diếp.
Tiếng Phạm là Ưu lâu tần loa, tiếng Hoa là mộc qua lâm; vì Ngài ở gần rừng mộc qua, nên lấy tên rừng đặt tên cho Ngài. Giúp đỡ bốn chúng, cung cấp bốn sự không thiếu thốn điều gì, đứng vào bậc nhất. (Tứ chúng là Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, ưu bà tắc, ưu bà di- Tứ sự là ăn uống; y phục, ngoạ cụ; thuốc thang).
Hai, Già da Ca diếp.
Tiếng Phạn là Già da, tiếng Hoa là Thành. Vì nhà Ngài ở phía nam thành Vương xá bảy do tuần; nên đặt tên Ngài như vậy. Ngài quán sát thấu hiểu các pháp hoàn toàn không bị dính mắc, dạy dỗ chúng sanh, đứng vào bậc nhất.
(Tiếng Phạn là do tuần, tiếng Hoa là hạn lượng. một do tuần= 40 lý = 20.000 m). 
Ba, Na đề ca diếp.
Tiếng Phạn là Na đề, tiếng Hoa là Hà. Vì Ngài ở gần một con sông, nên tên Ngài đặt như vậy. Tâm ý của Ngài vắng lặng, hàng phục kết nghiệp, siêng năng tu hành, đứng vào bậc nhất.
 
A NAN TAM DANH
呵難三名 (Phiên dịch danh nghĩa).
 
A nan là con của Hộc phạn vương, sanh ra nhằm ngày Phật thành đạo.
Do đó Ngài có khả năng giữ gìn pháp tạng. Ngài có ba tên, tuỳ theo đức độ mà đặt. 
Một, A nan.
Tiếng Phạn là A nan, tiếng Hoa là Khánh hỉ, vì Ngài sanh ra cả  nước đều vui mừng hân hoan và chính Ngài được Phật chỉ bảo trực tiếp; giáo hoá mọi người. Ngài là vị truyền thừa và gìn giữ tạng Thinh văn.
Hai, A nan bạt đà.
Tiếng Phạn là A nan bạt đà, tiếng Hoa là Hỷ hiền; vì còn ở địa vị hữu học, chứng được ba giải thoát môn là không, vô tướng, vô nguyện thì được trao cho và giữ gìn tạng Duyên giác. (không là hiểu rõ tự tánh vốn không, không có ngã và ngã sở- vô tướng là tất cả pháp không, không có tướng nam, nữ- Vô nguyện là thấu hiểu các pháp vô tướng, không có gì để tìm cầu).
Ba, A nan ca la.
Tiếng Phạn là A nan ca la, tiếng Hoa là Hỷ hải, vì Ngài hiểu rõ pháp của Phật nói; không nói mà nói; nói mà không nói, do đó nói Phật pháp như nước trong biển lớn; vào, ra tâm Ngài A nan, nên được trao cho và giữ gìn tạng Bồ tát.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11123
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 16 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 16 I_icon13Mon 25 May 2015, 21:55

Tam Tạng Pháp Số 156
 
THINH VĂN TAM ĐẠO
聲聞三道 (Thiên Thai tứ giáo nghi tập chú)
 
Một, Kiến đạo. Thinh văn nhờ dứt trừ kiến hoặc trong ba cõi, thấy được lý chân đế, nên gọi là kiến đạo, tức là sơ quả Tu đà hoàn. (kiến hoặc là ý căn đối với pháp trần khởi lên phân biệt- Tiếng Phạn là Tu đà hoàn, tiếng Hoa là Dự lưu, nghĩa là đã vào dòng thánh).
Hai, Tu đạo. Thinh văn đã được sơ quả rồi, lại duyên vào lý chân đế, dứt trừ chín phẩm tư hoặc ở dục giới, gọi là tu đạo, tức là quả thứ hai Tư đà hàm và quả thứ ba A na hàm.
(Tư hoặc là năm căn đối với năm trần khởi lên tâm tham nhiễm gọi là tư- chín phẩm là thượng, trung, hạ. Mỗi ba phẩm ấy lại chia làm ba phẩm.
Tổng cộng chín. Tiếng Phạn là Tư đà hàm, tiếng Hoa là Nhất lai, trở lại thọ sanh ở dục giới một lần. Tiếng phạm là A na hàm, tiếng Hoa là Bất lai, không lại thọ sanh ở dục giới).
Ba, Vô học đạo.
Thinh văn dứt hết kiến, tư hoặc trong ba cõi, chứng được cứu cánh lý chân đế, không còn pháp để học, nên gọi là Vô học, tức là quả thứ tư A la hán. (Tiếng Phạn là A la hán, tiếng Hoa là Vô học).
 
KẾT TẬP TAM NHÂN
結集三人 (Phó pháp tạng nhân duyên kinh).
 
Một, A nan. Con của vua Hộc Phạn, sanh vào ngày Phật thành đạo, lúc sanh cả nước vui mừng, nên gọi là Khánh hỷ, theo Phật xuất gia chứng được quả A la hán, đa văn số một, có thể giữ gìn pháp tạng. Sau khi Phật Diệt độ, cùng với Ngài Văn thù sư lợi, tập hợp đại chúng, ở tại núi Thiết vi, kết tập Tu đa la tạng.
(tiếng Phạn là Tu đa la, tiếng Hoa là Khế kinh).
Hai, Ưu ba Ly.
Tiếng Phạn là Ưu ba ly, tiếng Hoa là Hoá sanh, hoặc là thượng thủ, vì giữ giới số một, làm mô phạm cho chúng tăng. 
Sau khi Phật Diệt độ, Ngài cùng với 500 thánh nhân, ở trong hang Tất bát La, kết tập Tì nại da tạng.
(Tất bát la là Bồ đề thọ. Tiếng Phạn là tì nại da, tiếng Hoa là Thiện trị, tức là Luật). 
Ba, Ca diếp.
Tiếng Phạn là Ca diếp ba, tiếng Hoa là Ẩm quang, vì thân Ngài toả ánh sáng chung quanh. Sau khi Phật Diệt độ, tập hợp đại chúng ở hang Tất bát la, kết tập A tì đàm tạng. 
(Tiếng Phạn là A tì đàm, tiếng Hoa là Vô tỉ pháp, tức là Luận).
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11123
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 16 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 16 I_icon13Mon 25 May 2015, 21:59

Tam Tạng Pháp Số 157
 
SƠ QUẢ TAM KẾT
初果三結 (Tứ giáo nghi tập chú).
 
Kết tức là kiến hoặc. Chúng sanh do kiến hoặc này ràng buộc. Không thể xa lìa sanh, tử. Bậc Thinh văn đã dứt hết hoặc này, thì chứng được sơ quả Tu đà hoàn; nên gọi là sơ quả tam kết. 
Một, Thân kiến kết. Chúng sanh ở trong năm năm ấm lầm cho đó là thân; rán sức lập nên chủ tể rồi luôn khởi lên ngã kiến (thấy có ngã). Đó là thân kiến kết.
Hai, Giới thủ kết.
Kẻ ngoại đạo, đối với giới luật sai lầm mà cho đó là giới, cố giữ để thực hành, như giới gà, giới chó v.v…. Đó là giới thủ kết. (giới gà, kẻ ngoại đạo, cho thân mình kiếp trước là từ trong con gà đến đây, nên đứng một chân v.v… cho giống như gà. Giới chó, hoặc cho rằng mình từ trong con chó đến đây, nên ăn phân dơ bẩn.v.v…)
Ba, Nghi kết.
Tâm mê mờ từ bỏ chân lý, đối với chánh pháp do dự không quyết, không thể có đức tin sâu xa. Đó là nghi kết.
 
TAM DƯ
三餘 (Hoa nghiêm Tuỳ sớ diễn nghĩa sao).
 
Một, Phiền não dư. Còn gọi là chướng dư. Bậc Nhị thừa, tuy đã dứt hết kiến, tư hoặc trong ba cõi, nhưng vẫn còn vô minh hoặc; nên gọi là phiền não dư.
Hai, Nghiệp dư. Còn gọi là đạo dư. Bậc Nhị thừa, tuy đã dứt hết nghiệp trói buộc trong ba cõi, nhưng còn nghiệp biến dịch sanh tử; nên gọi là nghiệp dư.
Ba, Khổ dư. Còn gọi là quả dư. Bậc Nhị thừa đã ra khỏi phần đoạn sanh tử trong ba cõi, nhưng vẫn còn khổ về biến dịch sanh tử; nên gọi là khổ dư.
 
TAM PHẬT TỬ
三佛子 (Hoa nghiêm kinh sớ)
 
Một, Ngoại tử. Những kẻ phàm phu chưa từng vào đạo, chưa từng tiếp nối giống Phật. Đó là ngoại tử.
Hai, Thứ tử. Thinh văn, Duyên giác chỉ nhận giáo lý Tiểu thừa, sống với pháp thân, mà không theo Phật sống với Đại thừa. Đó là thứ tử.
Ba, Chân tử. Đại thừa Bồ tát, nhận Đại thừa của Phật và sống với pháp thân. Đó là chân tử.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11123
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 16 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 16 I_icon13Mon 25 May 2015, 22:01

Tam Tạng Pháp Số 158
 
TAM XA
三車 (Pháp hoa kinh).
 
Xa là chuyên chở. Ba xe là dụ người tu chứng Tam thừa. Mỗi người trong Tam thừa nhờ pháp đó chuyên chở ra khởi tam giới và đi đến Niết bàn.
Một, Dương xa. Dùng dê kéo xe, nên gọi là xe dê, dụ người tu Thinh văn thừa, tu Tứ đế, mong ra khỏi ba cõi, chỉ muốn tự độ, không lưu tâm đến người khác, giống như con dê ra sức kéo xe, không quây đầu nhìn lại bầy ở phía sau. Vì vậy dùng xe dê để dụ cho. Kinh nói: Giống như các đứa con kia, vì mình cầu cho được xe dê để ra khỏi nhà lửa.
Hai, Lộc xa. Dùng nai kéo xe, nên gọi là xe nai, dụ cho bậc Duyên giác, tu mười hai nhân duyên, cầu mong ra khỏi ba cõi. Kinh nói: Giống những đứa con kia, vì muốn cầu xe nai để ra khỏi nhà lửa.
Ba, Ngưu xa. Dùng trâu kéo xe, nên gọi là xe trâu, dụ cho bậc Bồ tát, tu lục độ, chỉ muốn độ người ra ngoài ba cõi, mà không cầu cho mình. Giống như trâu chuyên chở nặng nề, chịu đựng vất vả tình huống khó khăn trên đường đi, nên lấy xe trâu làm ví dụ. Kinh nói: Giống như những đứa con kia, vì cầu xe trâu, ra khỏi nhà lửa.
 
TAM THỪA
三乘 (Pháp Hoa kinh).
 
Thừa có nghĩa là vận tải (chuyên chở). Thinh văn, Duyên giác, Bồ tát đều có pháp riêng của mình để chuyên chở ra ngoài ba cõi sống, chết; cùng đến Niết bàn chân không; nên gọi là Tam thừa.
Một, Thinh văn thừa. Nghe Phật pháp mà ngộ được đạo, nên gọi là Thinh văn. Các vị này biết khổ, dứt trừ tập, mến chuộng sự tịch tỉnh nên tu đạo (đế); lấy Tứ đế làm xe chuyên chở.
Hai, Duyên giác thừa. Nhờ quán mười hai nhân duyên, giác ngộ được lý chân đế, nên gọi là Duyên giác. Ban đầu quán vô minh duyên hành… cho đến lão tử. Đó là quán mười hai nhân duyên sanh. Kế đến quán vô minh diệt cho đến lão tử diệt. Quán nhân duyên sanh, diệt như vậy thì ngộ được phi sanh phi diệt. Vì vậy dùng mười hai nhân duyên làm xe chuyên chở.
Ba, Bồ tát thừa. Tiếng Phạn là Bồ tát, nói đủ là Bồ đề tát đoả, tiếng Hoa là Giác hữu tình, giác ngộ cho tất cả hữu tình chúng sanh. Bồ tát tu lục độ, giáo hoá rộng lớn chúng sanh, ra khỏi sanh tử; nên lấy lục độ làm xe chuyên chở.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
Sponsored content




Tam Tạng Pháp Số  - Page 16 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 16 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Tam Tạng Pháp Số
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 16 trong tổng số 40 trangChuyển đến trang : Previous  1 ... 9 ... 15, 16, 17 ... 28 ... 40  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện sáng tác, truyện kể ::   :: mytutru-