Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 06:20

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 22:08

Lục bát by Tinh Hoa Yesterday at 01:35

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 12:39

Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân by Ai Hoa Wed 30 Oct 2024, 08:41

7 chữ by Tinh Hoa Mon 28 Oct 2024, 15:04

Chút tâm tư by tâm an Sat 26 Oct 2024, 21:16

Một thoáng mây bay 14 by Ai Hoa Fri 25 Oct 2024, 10:33

Trụ vững duyên thầy by buixuanphuong09 Thu 24 Oct 2024, 16:03

Điển tích truyện Kiều by Trà Mi Wed 23 Oct 2024, 07:42

5 chữ by Tinh Hoa Tue 22 Oct 2024, 03:37

TRANG THƠ LƯU NIỆM PHƯƠNG, LÝ by buixuanphuong09 Mon 21 Oct 2024, 14:07

CHÚC MỪNG SINH NHẬT Bạn Và Đệ Tử by mytutru Mon 21 Oct 2024, 00:00

Trang Thơ Phạm Đa Tình by Phạm Đa Tình Sat 19 Oct 2024, 15:16

Đường luật by Tinh Hoa Sat 19 Oct 2024, 06:52

Rất Tuyệt Với by mytutru Fri 18 Oct 2024, 12:12

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Fri 18 Oct 2024, 00:04

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Thu 17 Oct 2024, 13:40

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Thu 17 Oct 2024, 13:32

Một góc Quê hương by Tú_Yên tv Thu 17 Oct 2024, 13:28

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Thu 17 Oct 2024, 12:32

8 chữ by Tinh Hoa Thu 17 Oct 2024, 08:57

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Thu 17 Oct 2024, 07:31

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Tue 15 Oct 2024, 06:58

BỊ OÁNH VÌ THƠ?!!! by Phương Nguyên Sun 13 Oct 2024, 18:39

CHÍN NĂM DUYÊN by buixuanphuong09 Sun 13 Oct 2024, 12:07

5-8-8-8 by Tinh Hoa Sat 12 Oct 2024, 08:37

Hoạ thơ Bác Phượng by Trà Mi Tue 08 Oct 2024, 09:54

Một cuộc di tản giáo dục lớn khỏi Việt Nam…! by Trà Mi Sun 06 Oct 2024, 07:49

Lịch Âm Dương by mytutru Tue 01 Oct 2024, 17:15

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9  Next
Tác giảThông điệp
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11361
Registration date : 08/08/2009

Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  Empty
Bài gửiTiêu đề: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên    Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  I_icon13Sun 03 Jan 2021, 04:26


Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  Fb_img71


BÀI GIẢNG CỦA .. (Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên)
tkn ĐL coppy..
---
* Thế Giới Này Là Thế Giới Của Nhân Và Quả
"Tôi nói không biết bao nhiêu lần: Cứ cắm đầu ăn mặn không biết tu hành học hỏi giáo lý thì đời sau sanh ra làm loài ăn thịt.
- Còn cắm đầu ăn chay không học giáo lý, không tu tập thiền định, kiếp sau sanh ra làm loài ăn cỏ."
* Chúng sanh chia thành 4 nhóm người :
- Nhóm 1 là chúng sanh bất thiện (ác)
- Nhóm 2 là chúng sanh dục thiện (lành)
- Nhóm 3 là chúng sanh hiền thiện (sắc, vô sắc) (lành)
- Nhóm 4 là thánh nhân (không thiện không ác)
Thế giới này là thế giới của nhân và quả, được gọi là thiện hay là ác thì cũng vẫn nói đến 2 chuyện "Nhân và Quả"
* Bất thiện là hạng trốn khổ tìm vui, sẵn sàng hại người khác, chỉ biết hưởng thụ mà không biết làm thiện.
* Dục thiện cũng trốn khổ tìm vui, cũng muốn ăn ngon mặc đẹp chăn êm lụa ấm, ... thích hưởng thụ nhưng biết làm thiện.
* Hiền thiện cũng là thiện nhưng không còn thích dục nữa, ăn rồi xếp bằng hành thiền lim dim suốt.
* Gồm thiền sắc (tức là họ ngồi chăm chú vào đề mục như Đất, Nước, Lửa, Gió, Xanh, vàng, Đỏ, Trắng, hư không, ánh sáng, đề mục tử thi, đề mục xương cốt, đề mục hơi thở, ...
- Nói chung những đề mục đó toàn là vật chất không, khi đắc thiền thì nó gọi là thiền sắc) và thiền vô sắc (là thiền dành cho những người đã đắc thiền sắc rồi và họ thấy chán, họ thấy còn dây dưa liên hệ với vật chất nó không có đã, chưa có tới).
* Sẵn đây tôi nói luôn: Đời sống của chúng ta là một hành trình vượt biên.
- Những người trong đời này cứ vùi đầu trong tham sân si, sát sanh, trộm cướp mà không biết chui ra, không biết vượt biên, thì coi như đời đời nó cứ nằm trong vũng lầy của sanh tử.
* Nhưng hạng thứ 2 nó biết vượt biên là hạng biết sợ, biết chán cái bất thiện.
- Nó vẫn hưởng dục như hạng 1 nhưng lên một cảnh giới cao hơn là hưởng thì cũng hưởng nhưng tu thì cũng tu.
* Làm thiện thì có làm nhưng còn hưởng dục thì không khá.
- Bởi vì còn hưởng dục thì bao nhiêu cái thiện mình làm cũng chỉ để quay trở lại hưởng dục.
- Đứa thích hưởng dục mà không tu trở lại làm dòi, làm bọ.
- Đứa hưởng dục mà có tu quay trở lại làm người, làm thiên, được quần là áo lụa.
- Tôi nói không biết bao nhiêu lần: Cứ cắm đầu ăn mặn không biết tu hành học hỏi giáo lý thì đời sau sanh ra làm loài ăn thịt.
- Còn cắm đầu ăn chay không học giáo lý, không tu tập thiền định, kiếp sau sanh ra làm loài ăn cỏ.
- Chỉ thích mặc đẹp mà không tu hành bố thí giữ giới, đời sau sanh ra làm loài sặc sỡ diêm dúa lòe loẹt: bướm, kỳ đà,...
- Làm loại hạ cấp nhưng sặc sỡ, lòe loẹt, diêm dúa.
- Thích ăn ngon mà không có công đức thì đời sau sanh ra làm loài ăn tạp.
* Thì ở đây cũng vậy, hạng chúng sanh thứ nhất là trốn khổ tìm vui, tham sống sợ chết nhưng không thiết tu hành gì hết cho nên gọi là chúng sanh bất thiện.
* Cái hạng thứ hai gọi là dục thiện có nghĩa là vẫn trốn khổ tìm vui, tham sống sợ chết, thích vật chất hưởng thụ này nọ nhưng có làm các công đức, mà làm công đức để chi? Để quay lại hưởng tiếp.
* Trích bài giảng : HỘT LỰU
Sư Giác Nguyên
Xin tri ân bạn mslenhung ghi chép
Namo Buddhaya.
---------
🌹💖🌹🙏🙏🙏🌹💖🌹

Ghi Chú :
Thuốc đắng giã tật
Lời thật mất lòng.!
---------
.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11361
Registration date : 08/08/2009

Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên    Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  I_icon13Sat 09 Jan 2021, 03:06


Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  D7ec3610



GÓI MÌ GÁO NƯỚC PHÔNG TÊN.
"Con đường đến bờ bên kia" là bài kinh Parayana Sutta trong Tiểu bộ kinh.
----
* Đây là một bài kinh rất dài gồm 16 phần vấn đáp giữa Thế Tôn và 16 vị Bà la môn học giả.
- Đặc biệt bài kinh này được xem là một trong không nhiều những bài kinh mà được chú giải riêng, được đích thân Ngài Xá Lợi Phất chú giải riêng.
* Bài kinh này nó có cái duyên sự rất là đặc biệt, đó là có một ông Bà La Môn sống 120 tuổi, uyên thâm bác học - chuyện dài lắm, tôi nhớ tôi có giải thích rồi, khổ quá, chuyện tôi kể vắn tắt thôi, nó có một vài chi tiết phong thần tôi bỏ hết.
* Ổng nghe danh Đức Phật, ổng có 1600 đệ tử, ổng chỉ cử ra 16 đệ tử thôi, có nghĩa là cứ 100 người ổng lấy ra 1 người, là 16 đệ tử lớn đi đến gặp Đức Phật.
- Và ổng dặn thế này: "Ta được biết Ngài là một vị Phật, tại vì nghe mô tả là vì Ngài có những hảo tướng của một vị Phật, cho nên các con đến đừng có hỏi gì hết, tới chào hỏi rồi ngồi yên như vậy, rồi mỗi người tự đặt câu hỏi trong bụng của mình, thì coi, coi Ngài sẽ làm sao?" -
-Thì đúng như vậy.
* Khi 16 ông này tới gặp Phật, mấy ổng chào Ngài xong mấy ổng ngồi yên quan sát.
- Mấy ổng thấy Ngài có 30 tướng tốt nhưng còn thiếu 2 tướng nữa mới đủ 32.
- Thì lúc đó Ngài biết như vậy,
- Ngài đang thuyết pháp cho người ta,
- Ngài mới dùng thần thông cho mấy ổng thấy 2 tướng còn lại, tức là tướng lưỡi và tướng sinh thực khí.
- Thì họ đã tin hết 80% đây là Phật rồi, bây giờ cái chuyện 20% còn lại là họ mới đặt câu hỏi về những thắc mắc về triết học, về tư tưởng chứ họ làm gì mà biết Phật Pháp.
* Họ chỉ thắc mắc về con đường tu hành mà theo quan điểm tín ngưỡng, triết học, tư tưởng của thời đó.
* Lần lượt Đức Thế Tôn đọc được tư tưởng của từng người và Ngài trả lời cho từng người.
* Cái pháp thoại đó làm người ta sửng sốt là bởi vì người ta thấy lạ một chỗ là cách nói của Đức Thế Tôn rõ ràng, không phải là ngẫu hứng, không phải tự nhiên mà nói.
* Mà họ thấy hình như cách này là đang trả lời cho ai đó.
* Bởi vì câu trả lời trước, câu trả lời sau nó không mắc mớ gì với nhau hết.
* Mà lạ một chỗ là từ lúc có 16 ông này vô ngồi thì Ngài mới có cách thuyết pháp lạ như vậy.
- Họ không hề biết rằng là Đức Thế Tôn đang dĩ tâm truyền tâm, dĩ ngôn mà truyền tâm cho mấy người này.
* Khiếp như vậy đó.
- Mấy người đó đã dĩ tâm truyền ngôn, họ dùng tâm họ để họ trình với Ngài.
* Ngài trả lời cho họ tổng cộng là 16 câu vấn đáp rất là đáng để đọc, rất là đáng học.
* Mà rất nhiều phật tử Việt Nam mình, trời ơi, sợ kinh cắn! Coi như cứ ăn rồi là cứ chờ mấy ông sư ban cho bao nhiêu thì được nhiêu.
- Mỗi năm cứ Vu Lan là nghe báo hiếu, rồi Phật đản là nghe kể tích Phật, cứ dâng y là nghe nói quả báu dâng y.
- Mà cả năm nghe tới nghe lui.
- Làm phật tử 40 năm mà có đời nào mà đụng tới mấy cuốn kinh tạng? Hễ đụng tới là nó ngáp rách miệng rồi than là không hiểu.
- Mà tại sao không chịu tự đi tìm hiểu chớ?
- Thử hỏi thời bây giờ nếu mấy cái đó mà là bài thuốc tiểu đường, cao máu, ung thư thì khó đọc cỡ nào cũng ráng mà đọc chứ.
- Còn đằng này mình coi đời sống tâm linh nó hỏng có đáng, coi Phật Pháp hỏng ra gì hết, biết được thì tốt, hỏng biết thì thôi, có chết thằng tây nào đâu.
- Cho nên là kệ nó, kệ nó. Tùy mấy thầy ban cho cái gì thì nhận cái đó.
* Mà trong khi tôi nói hoài.
- Ông già mình chết để lại một núi kim cương, một kho tàng cao ngất trời.
- Mà mình bị sốt bại liệt, cho nên mỗi ngày mình cứ lết qua cái ông hàng xóm, nhờ ổng lấy được cái gì trong đó ra ổng cho.
- Mà thường là ổng cho mì gói không hà.
- Mà trong khi ông già mình để lại nguyên một tòa lâu đài đựng toàn kim cương tới nóc, nóc chạm mây, kim cương trong đó hàng ngàn, hàng triệu tấn.
- Vậy mà cứ mỗi ngày mình lết qua trước nhà nhờ cái ông gác cổng, ổng vô ổng lấy cho mình cái gì đó ra mình xài.
- Mà ổng cứ đem ra bữa thì chai nước suối, khi thì gói mì tôm vậy đó.
- Mà mấy chục năm trời như vậy đó.
- Ông già mình để cho mình cái gì mình không có biết.
- Kim cương dầy đặc trong đó.
- Mà cứ ngày nào cũng chai nước suối với gói mì tôm.
- Có bữa ông hàng xóm làm biếng, ổng hứng nước phông tên ở ngoài sân, rồi ổng lấy cái miễng dùa ổng múc cho miếng nước phông tên, rồi ông gác cổng cho gói mì chuột gặm, đem ra cũng ráng mà trợn trạo mà nuốt, rồi cám ơn thấy bà luôn, quì lạy mấy cái ông hàng xóm, gác cổng đó.
- Đó chính là bức tranh vẽ về mình.
- Đau lắm, đau lắm.
- Cha mình giàu quá, để lại gia sản đồ sộ vậy đó, mà mình thì cứ mỗi ngày mình tới mình xin gói mì với gáo nước phông tên vậy.
Trích bài giảng Sư Giác Nguyên
Xin tri ân bạn elteetee ghi chép Namo Buddhaya 🙏🙏🙏
---------
-

Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11361
Registration date : 08/08/2009

Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên    Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  I_icon13Fri 15 Jan 2021, 03:28

Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  Fb_img75


ĐỔ HẾT MỌI SỰ CHO NGHIỆP CŨNG LÀ NGỘ NHẬN
Đức Phật Ngài dạy rằng:
1. Cho rằng cái gì cũng là nghiệp quá khứ, đây là một cực đoan.
2. Cho rằng mọi thứ ngẫu nhiên mà có, đây cũng là cực đoan.
3. Cho rằng mọi thứ là do một đấng cao siêu nào đó an bài, cũng là cực đoan.
Trong đó 2 điều sau là dễ hiểu rồi.
- Cho rằng ngẫu nhiên là sai.
- Cho rằng do đấng cao siêu nào đó an bài cũng là sai.
* Nhưng riêng cái điều đầu tiên, Ngài dạy rằng tin rằng mọi thứ là do tiền nghiệp hết là sai.
* Vì nếu tin như vậy thì bây giờ mình tu làm cái gì? Mình cứ ngồi ở đây mình chờ nghiệp cũ, khỏi phải tu làm gì, đúng không? Hôm nay là ngày 12, mình cứ chờ cái quả của ngày 13 nó trổ, nên ngày 12 mình khỏi có tu.
Nghe vậy được không? Tại hôm nay là ngày 13, mình cứ chờ cái quả của ngày 12, cho nên mình khỏi có tu hành gì hết.
- Như vậy tới ngày 14 thì sao? Các vị có hiểu không?
* Cho nên mỗi ngày là phải gieo nhân lành hiện tại.
- Hễ còn là phàm thì dầu muốn dầu không, tôi ghi bằng mực đỏ "dầu muốn dầu không", miễn là chưa chứng La hán thì "dầu muốn dầu không" trong từng giây ta đều tạo nghiệp hết.
- Nhưng có một điều là tạo nghiệp có 3:
1. Tạo nghiệp trong sự thiếu kiểm soát.
2. Tạo nghiệp trong sự kiểm soát để cầu quả sanh tử.
3. Tạo nghiệp trong sự kiểm soát và chỉ hướng đến quả giải thoát.
* Tạo nghiệp không kiểm soát là muốn làm gì thì làm, thất niệm, thất định, phóng dật.
* Cái thứ hai là gieo nhân sanh tử.
- Nghĩa là làm lành, làm phước nhưng còn cầu quả nhân thiên.
* Còn trường hợp thứ ba là thường xuyên sống chánh niệm.
* Tôi nói không biết bao nhiêu lần bài học vô cùng quan trọng này.
- Học giáo lý và sống chánh niệm.
- Chỉ bao nhiêu đó là đủ rồi.
- Nhiều người nghe như vậy họ tưởng thiếu.
* Không thiếu đâu.
- Tôi bảo đảm bằng cái mạng cùi của tôi.
- Chỉ học giáo lý căn bản rồi sống chánh niệm là không thiếu gì hết.
* Là tại sao? Bởi vì khi anh có giáo lý căn bản và anh sống chánh niệm thì anh không hề bỏ qua cơ hội bố thí, không hề bỏ qua cơ hội nghe pháp, phục vụ, hồi hướng. Tin tôi đi.
* Chỉ cần anh có giáo lý và có chánh niệm thì anh không hề bỏ sót một cơ hội làm phước nào hết.
- Đồng thời anh sẽ làm phước bằng sự kiểm soát của hành giả "làm gì biết nấy".
- Và công đức của người hành giả như vậy, hành giả mà có giáo lý, có chánh niệm thì công đức đó mình mới hy vọng "hợp trí vô trợ thọ hỷ."
* Tại sao tôi dám nói người có giáo lý thì làm phước dễ được cái tâm hợp trí?
- Là vì hợp trí có 3: văn, tư, tu.
- Một người có giáo lý nếu khi họ làm phước cái tư nó chưa kịp tới thì tối thiểu nó cũng có trí và văn.
* Tối thiểu là vậy.
- Bởi vì họ có giáo lý nên mấy cái đó nó nằm trong người họ chớ đi đâu?
- Cho nên người có giáo lý thì khi họ làm công đức gì, chuyện đầu tiên phải là hợp trí, đương nhiên là hợp trí, vì dầu gì họ làm bằng cái nhận thức của người có hiểu biết.
* Họ cũng có ly trí nhưng rất hiếm.
- Khi mình có giáo lý thì mình khó bề mà làm cái gì mà ly trí.
* Tôi ví dụ. Một dược sĩ, bác sĩ hoặc một y tá có biết về thuốc, về y, về dược, có nhiều lúc họ quên mất cái bằng cấp của họ.
- Như khi họ nấu ăn, khi họ chọn rau, chọn trái để họ mua, lúc đó làm gì thì làm, họ quên mất cái bằng của họ rồi, nhưng mà ngộ lắm, đa phần trong đời sống họ vẫn ăn, vẫn nấu, vẫn mua sắm, vẫn sinh hoạt theo cái kiến thức của một người có biết về y, về dược.
- Tôi bảo đảm cái đó.
- Nó ngộ lắm.
- Tuy lúc đó họ không có nhớ tới cái nghề nhưng họ vừa đưa tay họ bóc cái chôm chôm là họ nhớ: "Ủa, Châu u làm gì có chôm chôm đây trời? Trái này là nhập từ Châu Á, mà hể nhập từ Châu Á thế nào cũng có phân, cũng có thuốc sâu.
" Họ vừa đưa tay cầm trái bưởi lên, họ thấy chữ "China", không phải họ ghét Tàu, không phải họ ghét trên quan điểm chính trị, mà trên cái góc độ khoa học.
- Họ vừa cầm trái bưởi, họ thấy chữ "China" là họ đặt xuống.
- Cầm trái thanh long, thèm lắm, nhưng chực nhớ "Ủa, xứ này đâu có thanh long trời? Vậy là đồ nhập từ Châu Á rồi."
- Thế là không xong, phải để xuống.
- Ngộ lắm. Tôi có từng đi chợ với mấy người đó, họ ngộ, họ bén lắm.
- Củ tỏi họ cầm lên, thấy chữ "China" là họ để cái cụp xuống liền.
- Họ phải mua tỏi Peru, tỏi của Nam Mỹ, tỏi của Turkey, Thổ Nhĩ Kỳ. Vì sao?
- Là vì tuy lúc đó họ quên mất bằng cấp học vị, họ quên mất chuyên môn, nhưng mà cái biết đó đã thành cái là cái nền, cái lõi suy nghĩ của
* Cho nên người có kiến thức giáo lý họ làm phước rất dễ có tâm đại thiện hợp trí là chỗ đó.
- Bài học hôm nay hiểu được Ngài Hatthisāriputta hoàn tục 7 lần là vì sao? Là vì cái nghiệp.
- Nhưng mà đừng có nghe như vậy rồi mai mốt các vị cứ hoàn tục hoài, rồi ra vô, ra vô, coi cái chùa như cái chợ - "Tại cái nghiệp của em như thế thì em phải chịu." Sai bét.
- Không phải lúc nào cũng móc cái nghiệp ra mà đổ thừa.
- Bởi vì chính Đức Phật đã dạy "Đổ hết mọi sự cho nghiệp cũng là một ngộ nhận".
******** SƯ GIÁC NGUYÊN ********
Namo Buddhaya
---------

Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11361
Registration date : 08/08/2009

Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên    Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  I_icon13Tue 26 Jan 2021, 16:21



Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  Fb_img77


CHỦNG TỬ
---
* Chúng ta hôm nay có là bác sĩ, là kỹ sư, là hoa hậu, là người mẫu, là thầy chùa, là linh mục, là bất cứ cái gì đi nữa, cao sang đạo đức cỡ nào đi nữa..
- Nhưng mà trong mỗi người chúng ta cái chủng tử ăn phân người, chủng tử ăn thịt sống máu tươi nó luôn luôn còn đó, miễn là chúng ta còn phàm. Là vì sao?
- Là vì bây giờ chúng ta đang là kỹ sư, bác sĩ, chỉ cần chúng ta tắt thở một cái, có trời biết chúng ta về đâu.
- Chúng ta làm con bọ, con dòi thì lúc đó mình thấy đống phân là mình gặp mình mừng lắm.
- Mà nếu trong lúc tắt thở mà chúng ta đi về xứ Châu Phi chúng ta làm con beo, con sư tử thì sao? Thì chỉ có thịt sống máu tươi thôi.
* Cho nên, cứ nhớ cái này: "Tôi có là ai trong cuộc đời này, sang trọng, giàu có bằng trời đi nữa, miễn là tôi còn phàm thì cái chủng tử, cái hạt giống, cái seed, mà ăn thịt sống, ăn phân người, cái chủng tử mà thích nước cống, nước rãnh, thích bồn cầu nó vẫn còn trong con người của tôi, không mất được".
- Gớm như vậy. Hiểu như vậy nó mới teo.
- Hôm nay mình làm đẹp, mình phấn son, mình trang sức, mình quần là, áo lụa, mắt kính, đồng hồ, dây nịt, mắt kính, túi xách; mình tưởng mình sang, mình bảnh.
- Nhưng nếu mà mình sống triền miên chìm sâu ở trong thích và trong ghét, thiếu niệm, thiếu định và thiếu tuệ, thiếu tàm úy, thiếu niềm tin, thì sao?
- Tắt thở rồi là những cái chủng tử, những cái hạt giống kia nó sẽ tìm ngay một mãnh đất để mà nó sinh sôi, nó tìm ngay lập tức.
- Bởi vì trong người mình có rất nhiều hạt giống mà cái gớm nhất trong đó - tôi nhắc lại - gớm nhất là cái khả năng ăn thịt sống uống máu tươi, cái khả năng ăn phân, cái khả năng lăn lộn trong cống rãnh của mình nó rất lớn, lớn lắm, mà mình không có ngờ.
- Tham, sân, si ở đâu thì phân người và cống rãnh nằm ở đó.
- Tại vì chỉ có mấy ông đó nó mới đưa mình về cái chỗ đó được.
- Mấy cái tâm lành, tâm thiện nó không thể đưa mình về đó được.
- Tín, tấn, niệm, định, tuệ, từ, bi, bao dung, cảm thông, chia xẻ, nhận thức là mấy cái không thể nào nó đưa mình xuống chỗ thấp được.
- Chỉ có mấy cái anh tham, sân, si, ái, mạn, kiến, nghi, tỵ hiềm, bủn xỉn, nhỏ mọn, toan tính; mấy cái đó chính là cái con đường, là cái lộ trình nó đưa mình xuống mấy cái lỗ cống, mấy cái bồn cầu; nó đưa mình vô mấy cái đống rác, nó đưa mình vào cái chốn rừng sâu núi thẳm để mà liếm láp thịt sống, máu tươi.
- Cho nên tùy thuộc vào đời sống của chúng ta, tùy thuộc vào 6 căn nó tiếp xúc với 6 trần bằng cái thái độ tâm thức như thế nào.
* Và tôi cũng đã nói rồi: "Trình độ nó quyết định thái độ".
- Thái độ sống, thái độ tâm lý, thái độ tâm thức của chúng ta đối với 6 trần.
- Tôi nói, tôi phang mấy cái này ra thì bà con nghe ớn quá, nhưng mà đó là sự thật.
* Toàn bộ nội dung cái quyển Thiền môn nhật tụng Kalama là lấy từ trong kinh tạng Phạn-Việt, tức là Pali-Việt, chứ không có cái gì của riêng chúng tôi hoặc của một cá nhân, đoàn thể nào hết.
- Trong đó chúng tôi có trích một bài kinh từ Trung bộ.
- Bài Kinh Hiền Ngu nói một chuyện lạnh xương sống.
- Đó là một khi mà đã lọt xuống đường đọa thì rất khó quay trở lên.
- Là vì sao? Là vì khi mà lọt xuống đường đọa, chúng ta chỉ sống toàn là bằng bản năng, "basic instinct".
- Sống toàn bằng bản năng: lớn hiếp nhỏ, mạnh hiếp yếu, đói ăn, khát uống, đực cái, trống mái, chỉ biết giao phối và tự vệ.
- Tự vệ có nghĩa là đứa nào đụng tới mình thì mình phản ứng, phản ứng bằng cách một là mình tấn công lại nó, hai nữa là mình co rút hoặc là mình chạy trốn.
- Chỉ biết bao nhiêu đó thôi: đói ăn, khát uống, giao phối và phản vệ (phản ứng và tự vệ).
- Các vị tưởng tượng có rất nhiều người trong chúng ta chỉ sống bằng 4 cái này thôi.
- Mặc dù là cũng có bằng cấp đại học, cũng có vợ đẹp, chồng giỏi, cũng có nhà lầu, xe hơi, nhưng cả ngày của mình chỉ vật lộn với 4 thứ này.
* Các vị tưởng các vị có trình độ khoa học, kiến thức, văn minh? Chưa chắc.
- Nhiều khi cái bằng cấp của các vị, đồng ý trong mấy năm đại học, nó cho mình cái kiến thức chuyên môn. Đúng.
- Nhưng sau đó mình coi nó là cần câu cơm để mình đi kiếm cơm thôi, thưa quí vị.
- Thì mình gọi đó là hành nghề, nhưng mà thật ra nói nôm na nó là kiếm sống, mà nói tục chút xíu là kiếm ăn.
- Nó khổ như vậy đó... Ba cái từ đó, ba cái level, ba cái slice khác nhau.
- Một là mình xài cái chữ sang đó là hành nghề, tệ hơn chút là kiếm sống, mà bậy nhất là kiếm ăn.
- Mà khi đẩy cái chuyện hành nghề nó xuống tới kiếm ăn rồi đó, thì mình nhớ kỹ coi trong đầu của mình, mình có khác mấy cái con kia không? Con nào nó cũng ăn rồi nó ngủ một giấc, nó dậy nó đi kiếm ăn, đúng không? Nó khiếp lắm quí vị.
- Đều là kiếm ăn, nhưng mà do cái điều kiện, hoàn cảnh mà mỗi đứa, mỗi loài nó có kiểu kiếm ăn khác nhau, chỉ vậy thôi.
- Nếu mà ngoài cái chuyện lo cho tình cảm của mình, lo cho vợ chồng con cái, mà mình không biết cái gì ngoài ra thì coi chừng đời sau, kiếp khác cái chỗ cao mình khó leo lên lắm.
- Bởi vì cái thế giới thật sự là thế giới hiền thánh; là phải sống có trong, có ngoài, có trên, có dưới, có thân, có sơ.
* Có nghĩa là quí vị phải quan sát đời sống của một vị Bồ tát như trong kinh mô tả: Ngoài cha, mẹ, vợ, con, bạn bè, thân quyến thì Ngài còn có vô vàn thiên hạ để Ngài yêu thương,
- Ngài chăm sóc, Ngài chia xẻ, Ngài bận tâm, Ngài nặng lòng.
- Đó mới đúng là bậc hiền thánh.
- Và các vị nhớ dùm cái này "Cái giá trị của một con người nó nằm ở sức chứa ở trái tim".
- Tim anh ta chứa được bao nhiêu thì cái giá trị của anh ta nặng bấy nhiêu.
- Chưa hết, cái giá trị của con người nó không phải nằm ở chỗ anh ta nhận được bao nhiêu, mà nó còn ở khả năng anh ta trao ra được bao nhiêu, nhớ như vậy.
* Chỉ có con người, chỉ có loài động vật cao cấp, là vạn vật chi linh, nó mới có khả năng trao ra, có khả năng chia xẻ.
- Còn đa phần là khi mình sống mà mình chỉ biết có ru rú, ru rú cái thân này của mình, gia đình này của mình, dòng tộc này của mình.
- Sống như vậy thì coi chừng nó trở thành nếp sống khép kín: Một là ích kỷ bản thân, hai là nếp sống bầy đàn.
- Các vị biết không? Khi mà mình chỉ biết lo cho gia đình mình không, mình không biết lo cái gì ngoài ra, coi chừng rất có thể đó là tâm thức bầy đàn.
- Trích bài giảng ngày KTC.6.62 Lời Cảm Hứng
Kalama xin tri ân bạn elteetee ghi chép
Nguồn: toaikhanh Sư Giác Nguyên
---------
-
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11361
Registration date : 08/08/2009

Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên    Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  I_icon13Thu 28 Jan 2021, 15:57


Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  Fb_img79

Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  Fb_img80


CÓ 3 ĐIỀU NẾU TA BIẾT ĐƯỢC
TA LẬP TỨC THAY ĐỔI LỐI SỐNG

* Thứ 1: Ta biết về cái chết ( chết ở đâu, kiểu gì, lúc nào )
* Thứ 2: Biết được những người chung quanh mình
- những người thường chào hỏi, thăm hỏi mình, biết được họ nghĩ gì về mình, lúc đó là cắn lưỡi.
* Thứ 3: Biết được khi chết rồi, mình sẽ đi về đâu.
- Đầu hôm lúc 9h mình là giám đốc bệnh viện,
2 sáng mình xuống cống làm chuột ở dưới.
- Mình biết vậy thì mình nản lắm.
- Tôi cứ kể quài câu chuyện một vị thánh ở trên núi đó, ngài ngồi cười cười..
- lúc đó có 2 thầy trò mà ổng nhìn xuống núi ổng cười cười, học trò hỏi:
- Thầy có chuyện gì mà cười vậy
Thầy: Con biết không thầy mới thấy chuyện lạ lạ dưới núi.
- Một cái kẻ ôm kẻ thù trong tay, ăn thịt cha, mà lấy chân đạp mẹ.
- Thì học trò nói: thầy nói rõ hơn đi.
* Thầy: Cách đây nhiều năm có 2 gia đình ở dưới núi họ gây gỗ
- hiềm khích với nhau vì lằn ranh miếng đất, cái hàng rào đó.
- Hai người gây gỗ với nhau thì 1 ngày, 1 người lăn ra chết, bị đột quỵ,
- họ chết xong mới đầu thai về làm con của thằng cha hàng xóm.
- Rồi ba má của cái ông bên đây này, (mượn đỡ “tên “ kể)
- Ông Bách gây với cô Nga.
- Ông Bách lăn đùng ra chết.
- Ổng mới sanh về bụng cô Nga ổng làm con.
- Còn Ba Má cô Nga về già cũng lăn ra chết,
- Má cô thương cô quá mới sanh làm con chó trong nhà,
- còn Ba cô thì làm con cá trong cái đầm, cái hồ phía sau nhà.
- Bữa đó 2 vợ chồng cô tát mương, thấy con cá to quá nên bắt lên ăn,
- lúc đem con cá lên dọn ăn thì con chó nó thấy xương nó chồm chồm.
- Cô Nga tay bồng đứa con ( mà đứa con thật ra là thằng cha Bách)
- Rồi con chó nó thấy miếng ăn nó chồm chồm thì cổ lấy cái chân cổ đạp nó ra
- ( trong khi đó là mẹ cũ của mình )
- còn con cá trong cái mâm ăn là ông già của cổ
- Vị Thầy trên núi ngài thấy cảnh này Thầy mới cười
- ngài thấy cảnh đó ngài cười ngài mới nói:
* “ Ta cười cho cái cuộc luân hồi này “. Thấy ghê quá!
* Trong Kinh Tăng Chi, Đức Phật Ngài dạy:
- Này các tỳ kheo, Các Chúng sanh trong đời
- Cái khuynh hướng nào sẽ tìm về với nhau theo khuynh hướng đó..!
----
☀ Sư Giác Nguyên ( ghi chép từ bài giảng )
Trích: A Tỳ Đàm ( 1) Paramita2021
---------
-
Và vì sao Đạo Phật kêu gọi chúng ta không được sát sinh.. Ăn Chay... Tu đi
---------

Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11361
Registration date : 08/08/2009

Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên    Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  I_icon13Fri 29 Jan 2021, 23:58

Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  0c94cf11

32 ĐẠI NHÂN TƯỚNG
---
* Trong nhân loại của mình cứ mỗi một vùng lớn,
- vùng bé, có một ông đứng đầu, mình gọi là ông vua hoặc lãnh chúa.
- Nhưng Chuyển Luân Thánh Vương là sao?
- Tức là lâu lâu trên hành tinh này xuất hiện...
- Một con người đủ ba mươi hai tướng tốt như Đức Phật vậy.
- Lâu lâu có một con người như vậy.
- Mà ở đâu ra con người đó?
- Là trong ngàn triệu ông vua có một ông mà tu tập nhiều đời.
- Ông Ngân Luân Vương ổng cũng có ba mươi hai tướng tốt.
- Mà ba mươi hai tướng không phải ngẫu nhiên mà có.
- Mà thí dụ như ổng có cái tướng gót chân dài ..
- là do nhiều đời ổng giữ giới sát sanh, giữ giới bằng sát.
- Người có cái gót chân đặc biệt như vậy thì không có bị người khác làm cho tử thương, tức là không có chết do người ta đâm chém.
- Người có gót chân dài là đau thương bất nhập mà bất độc, bất xâm.
* Bất độc, bất xâm tức là mình không có đầu độc,
- mình bỏ thuốc không chết được.
- Rồi Ngài có cái tướng cái lưỡi Ngài nó dài hơn người bình thường, thì kẻ thù ghét mình bằng trời nghe Ngài nói, ghe cái giọng Ngài thôi là nó bị nhũn như bún thiêu vậy.
- Là vì nhiều đời Ngài chỉ nói cái lời cao ngôn mỹ từ thôi.
- Rồi nhiều đời Ngài không có nhìn ngang liếc dọc, thấy huých lườm liếc, chỉ nhìn người khác bằng cái lòng lành thôi, cho nên đời này sanh ra cái cặp mắt của Ngài đẹp hơn người bình thường.
- Kẻ thù muốn đâm Ngài cái nó nhìn mắt Ngài là nó muốn buông gươm, buông kiếm, nó bị nhũn ra.
- Tổng cộng là có ba mươi hai đại nhân tướng, có được từ ba mươi hai cái công đức.
- Trên người Ngài đầy hết, không có chỗ nào lõm xấu như người bình thường..
- Là vì nhiều đời Ngài bố thí thức ăn ngon cho người khác, có gì ngon Ngài hay chia.
- Có nhiều người họ thảo ăn lắm, mà thảo ăn là sanh ra là người có lộc ăn.
- Tôi thấy nhiều người họ thảo ăn lắm, có gì một chút cũng kiếm chia, mà tới hồi cái quả nó trổ thì ai có gì ngon là nhớ họ đầu tiên.
- Tôi không biết tôi tạo cái nghiệp gì mà người ta là món ngon vật lạ mà tôi là vật lạ nhiều hơn món ngon.
- Chắc hồi đó mình cũng cho người ta cái gì ngộ ngộ vậy đó.
- Chè mà mình chang nước mắm hay cái gì không biết.
- Mà đời này sao tôi ăn nhiều thứ đồ lạ lắm, vật lạ nhiều, món ngon thì hiếm, có nhiều món không tên luôn.
----
Chuyện Kể của Sư Toại khanh
---------
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11361
Registration date : 08/08/2009

Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  Empty
Bài gửiTiêu đề: ĐỨC PHẬT GIÁC NGỘ SAU MỘT ĐÊM THIỀN    Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  I_icon13Mon 01 Feb 2021, 16:17


Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  Fb_img88


Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
(Một Đêm Ngồi Thiền Đã Giác Ngộ)
----
" Lang thang vạn kiếp luân hồi,
Tìm không gặp kẻ xây ngôi nhà này!
Ôi! Đời sống thật buồn thay!
Bèo mây bến cũ vẫn xoay lối về.
Hỡi này anh thợ nhà kia,
Rui mè, kèo cột gãy lìa nát tan.
Bao tham ái thảy tiêu tan,
Tâm ta thắng đạt, niết bàn thảnh thơi."
-
Nhiều kiếp chúng ta đã đem cái mạng của mình để mà giành giựt danh lợi, nhan sắc, quyền lực, tiếng tăm, bao nhiêu đam mê khoái lạc mình đã bỏ hết để mình tìm nó.
Bây giờ muốn bỏ niềm đam mê đó phải dùng chính cái mạng cùi của mình thì mình mới dứt được.
- Cho nên mình đầu tư phiền não bằng toàn bộ con người của mình, nhưng tới hồi tu thì mình tu xìu xìu, tu chỉ với 1%-2% công sức giống như lấy móng tay mà đào núi thì làm sao được!
- Ngày xưa mình đã dựng cái tòa nhà bằng bao nhiêu thầy thợ, bao nhiêu công cụ.
- Hôm nay muốn phá nó mình phải xài chất nổ, xài xe chuyên phá bê tông, xe chuyên dụng, chứ còn tòa nhà đúc bê tông dầy nửa mét, nặng 5-7 ngàn tấn mà bây giờ muốn phá mình lấy cây búa đóng đinh mình ngồi gõ gõ thì biết kiếp nào xong.
- Qúi vị biết trong Phật học có một từ rất là hay, đó là chữ Saṅkhāra.- Chữ này có rất nhiều nghĩa nhưng có một nghĩa là sự cấu tạo, sự xây dựng.
- Toàn bộ đời sống của chúng ta, toàn bộ dòng chảy luân hồi sinh tử của chúng ta nó là một tòa nhà mà được mình xây cất bằng bao nhiêu tâm huyết.
- Ngay đến Đức Phật trong lúc hành đạo Ngài cũng có nói câu đó:
Lang thang vạn kiếp luân hồi,
Tìm không gặp kẻ xây ngôi nhà này!
Ôi! Đời sống thật buồn thay!
Bèo mây bến cũ vẫn xoay lối về.
Hỡi này anh thợ nhà kia,
Rui mè, kèo cột gãy lìa nát tan.
Bao tham ái thảy tiêu tan,
Tâm ta thắng đạt, niết bàn thảnh thơi.
-
- Ngài nói bao nhiêu kiếp rồi Ngài cứ cất, cất, cất cái nhà to đùng giữa cuộc đời đau khổ này mà không ngừng tay được.
- Hôm nay thì Ngài thấy cái nhà đó không cần thiết nữa, phá nát, Ngài biết rõ là bàn tay nào đã gầy dựng lên căn nhà đau khổ đó, đã xây lên cái khám đường, cái ngục thất, cái nhà giam, biết rõ nó.
- Hôm nay phá nát không có giữ lại ngôi nhà đó nữa.
- Chữ Saṅkhāra cũng đi ra từ đó.
- Và trong những biểu đồ vẽ về dòng chảy 12 Duyên khởi Duyên sinh thì ở cái mắc xích Vô minh người ta vẽ một người mù không thấy đường.
- Vô minh duyên Hành, Hành duyên Thức.
- Qua tới Hành người ta vẽ một người thợ gốm đang nhồi nắn mấy thứ lu, bình, chum, lọ.
- Hình ảnh đó đẹp lắm.
- Qúi vị không học giáo lý nên không có thấy đã, hình ảnh đó đẹp lắm.
- Đời sống nó là một sự cấu tạo, là building, là construction, là master key của mình.
- Mà tại sao lựa đồ gốm?
- Bởi vì khi mình nắn một cái lu gốm, chậu gốm thì mình phải đầu tư bao nhiêu tâm sức trong đó ..
Nhưng cái chuyện nó thành rồi mà nó có trụ được bao lâu thì chỉ có trời biết thôi.
- Hình ảnh người thợ gốm hay lắm, đời sống chỉ là một sự cấu tạo và cái hình ảnh người thợ gốm..
- Đôi bàn tay người thợ nói lên tinh thần cấu tạo, bản chất đời sống chỉ là sự cấu tạo.
- Và hình ảnh của gốm nói lên cái bản chất mong manh của đời sống.
- Mình bỏ công ra xoay cái bàn gốm, rồi vuốt, chỉnh sửa cho đã, tới hồi phơi khô rồi lại đem đi nung, bao nhiêu công phu, tới hồi đem ra thì nó tồn tại được bao lâu thì không đoán được.
- Cái hay của cái thí dụ là ở đó.
- Tinh thần rốt ráo của bài giảng hôm nay là chính chúng ta trong từng phút đang chuẩn bị cho ngày mai, ngày mốt, tuần sau, tháng sau, năm sau, thập niên sau của mình.
- Nếu qúi vị đang ở tuổi trẻ thì chính qúi vị đang chuẩn bị cho tuổi trung niên đồng thời cũng đang chuẩn bị luôn cả tuổi già của mình.
- Tuổi già đó như thế nào? Ở thiền viện hay ở nhà? Ở nhà trong tình trạng nào?
=== Sư Giác Nguyên ===
Namo Buddhaya
---------
-
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11361
Registration date : 08/08/2009

Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên    Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  I_icon13Mon 22 Mar 2021, 10:48

Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  Fb_img91

Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  Fb_img92


🔴KHÔNG HỌC GIÁO LÝ CĂN BẢN, MÀ CỨ TU TẬP ĐỀ MỤC THIỀN CHỈ-THIỀN QUÁN THÌ BIẾT CÁI GÌ MÀ TU.
TÔI YÊU CẦU CHÂN THÀNH BÀ CON LẬN LƯNG MỘT ÍT GIÁO LÝ CĂN BẢN‼️

🆘Chúng ta không thể nào hấp tấp vội vã mong được cái này đắc cái kia khi chúng ta thiếu thời gian chuẩn bị thích hợp.
- Tôi không tin tưởng tuyệt đối, nghi ngờ những hành giả Đời Này chữ Đời Này viết bằng mực đỏ, không có học giáo lý căn bản mà cứ tu tập đề mục Tuệ Quán hay là Thiền Chỉ nào đó thì tôi rất là nghi ngờ, vì các vị không có căn bản giáo lý thì các vị biết cái gì mà tu ?Các vị đừng có nói với tôi là “học mất thời giờ, tôi chỉ có thiền thôi.”

🔴Tứ Niệm Xứ là nhận diện bản thân mình, nhận diện những hoạt động của thân và tâm. Hoạt động của thân thì mình biết rồi cầm lên để xuống, cắn, nhai, nuốt, tắm rửa, dùng khăn, mở cửa, tắt đèn, dỡ, bước, đạp, ngồi xuống, đứng lên, sờ, chạm..v..v.
- Tất cả những hoạt động của thân thì mình còn nhận diện được, nhưng còn những hoạt động của tâm, nhận diện bằng cách nào khi mình không học giáo lý làm sao mình biết cái nào là ngã mạn, phóng dật, tham, sân, si, ái, mạn, kiến, nghi, hối hận, tật đố, xan lẫn...v..v.
- Sẵn đây tôi nói luôn, giáo lý căn bản là học về lộ tâm, lộ sắc, người và cõi, 12 Duyên Khởi, 37 Phẩm Bồ Đề, 24 Duyên Hệ, Bất Thiện Tập Yếu. Đại khái giáo lý Tứ Đế chứ không thể nào mù tịt không biết Tứ Đế là gì .

✳️Lộ Tâm: Là học để biết rõ cái gọi là tâm.
- Tâm thức của chúng sanh phàm và thánh, từ lúc mình đầu thai tâm mình diễn tiến ra sao ?
- Rồi khi giây phút đầu đời trở đi trong từng phút tâm tư chúng ta diễn tiến ra sao ?
- Khi mắt thấy cảnh sắc, tai nghe tiếng, rồi khi mình ngồi yên suy nghĩ chuyện này chuyện kia, khi mình sống bằng tâm bất thiện, khi sống bằng tâm thiện, thì cái diễn biến tâm thức của mình nó ra sao ?
- Thế nào là sát na tâm ? Thế nào là lộ tâm ?Tâm nào có mặt ở cõi nào ? Loài nào có được tâm nào ? Chứ không phải các loài đều có đủ các tâm giống nhau.Hoặc như con heo, chuột, nó không thể có đủ các tâm của loài người, và loài người không thể có đủ các tâm của Phạm Thiên.
- Thí dụ như thánh nhân có những cái tâm mà người phàm không có, rồi phàm có những cái tâm mà thánh nhân không có. Đó là học về Lộ Tâm.
✳️Lộ Sắc: Biết rõ tấm thân bốn đại này ở các loài noãn thai thấp hoá.Noãn tức là sanh ra bằng trứng.
- Thai tức là sanh ra nguyên con.
- Thấp là sanh ra trong điều kiện ẩm thấp của thiên nhiên.
- Hóa là tự nhiên xuất hiện, đột hiện.
- Cái gọi là thế giới vật chất, tấm thân vật chất ở các loài nó khác nhau như thế nào ?
- Từ lúc nó xuất hiện buổi đầu đời cho đến lúc nó chết, trong thời gian đó tấm thân sinh lý, tấm thân vật chất của mỗi loài lúc nào nó ra sao mình phải biết rõ.Đó gọi là Lộ Sắc .
✳️Người Và Cõi: Tức là mình biết rõ có vô lượng vũ trụ, trong mỗi vũ trụ như vậy nó có 31 cõi .
- Trong 31 cõi đó nó chia làm 3 phần : Dục , Sắc và Vô Sắc .
Cõi Dục gồm những cõi nào ?Cõi Sắc gồm những cõi nào ? Cõi Vô Sắc gồm những cõi nào ? Ở cõi nào có loại chúng sanh nào ?
- Thí dụ như ở cõi Dục thì có những chúng sanh ở cõi Sắc không có, học Người Cõi là học như vậy.
-
1️⃣2️⃣DUYÊN KHỞI:
Học 12 Duyên Khởi để thấy rằng đời sống của chúng ta chỉ là sự ghép nối của 6 căn.
- Lúc thì chúng ta sống bằng nhãn căn, lúc thì nhĩ căn, nhưng có một điều đời sống đó chúng ta sống kiểu gì mà chúng ta tiếp tục tạo ra một đời sống khác.
- Một vị A La Hán cũng có mắt, tai, mũi, lưỡi như mình, nhưng khi Ngài tắt thở rồi thì xong, không còn tái sanh nữa.
- Còn đời sống của mình cũng là 6 căn nhưng mình sống kiểu gì ? Bằng tâm gì ? Bằng những động cơ nào ? Những thúc đẩy nào ? Tác động nào ? Cũng là đời sống 6 căn, mà hễ 6 căn này nó rụi rồi là bèn có 6 căn khác. Thì đó được gọi là giáo lý duyên khởi hay là 12 nhân duyên .
-
3️⃣7️⃣PHẨM BỒ ĐỀ:
Là biết rõ chúng ta sanh tử là do phiền não, bây giờ chúng ta phải sống ngược lại với phiền não đó bằng cách là trau dồi các thiện pháp đối xứng.
- Thí dụ như ngày xưa tới giờ mình chỉ biết tham, sân, si, tà kiến, ngã mạn, bỏn xẻn, ganh tỵ, thì bây giờ mình phải tu tập những thiện pháp đối lập lại, đối xứng với những bất thiện đó gồm có : Thất Giác Chi , Bát Chánh Đạo, Ngũ Căn, Ngũ Lực, Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ý Túc.
- Mình phải học về các pháp thiện, tức là con đường giải thoát.
- Rồi mình cũng phải học Bất Thiện Thập Yếu để mình biết rõ vì đâu mà mình sanh tử, và muốn thoát sanh tử thì mình phải tu tập cái gì ? Chứ không phải khơi khơi vô thiền viện rồi thiền sư hướng dẫn kỹ thuật hít thở theo dõi chánh niệm như vậy là đủ .
-
✅Tôi xin nói rõ chỗ này, nói thiệt chậm : Thời Phật có cả một tỉ người không cần học giáo lý họ vẫn đắc dễ dàng là vì ít nhất là 2 lý do :
💎Những nhân vật dễ dàng đắc chứng họ là ai ?Họ đã tu bao nhiêu đời bao nhiêu kiếp rồi, mình nhắm mình có bì bằng họ không ?
💎Người hướng dẫn họ là Đức Phật, là các vị thánh tăng, là những vị thánh cư sĩ.
- Nói chung là các bậc thánh nhân.
- Khả năng của họ tràn trề thừa mứa, không phải đủ mà là thừa mứa, đã vậy đương sự được sự hướng dẫn toàn là những vị phước báo cao như núi, sâu như biển thì làm sao mình bì với họ được.
- Cho nên mình đừng dựa vào một hai câu chuyện mấy nhân vật đó rồi mình nghĩ là không cần học giáo lý .
-
🔴Tôi chỉ yêu cầu chân thành bà con lận lưng một ít giáo lý căn bản.
- Còn các vị học thế nào ? Học cái gì ? Học với ai ? Thì chuyện đó của các vị.
- Khi nào các vị tìm đến tôi là chuyện của tôi.Phải hội đủ những điều kiện này thì chúng ta mới có thể thành tựu được tâm nguyện giải thoát của mình .

👉🏻Mời quí vị xem đường link dưới đây :
Tam Học
https://www.facebook.com/1255927284529972/posts/2321861991269824?d=n&sfns=mo
Danh & Sắc
https://www.facebook.com/1255927284529972/posts/2342009135921776?d=n&sfns=mo

🌹Sư Giác Nguyên🌹
( ✍🏻Chép lại bài giảng của Sư🙏🏻).
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11361
Registration date : 08/08/2009

Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên    Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  I_icon13Wed 24 Mar 2021, 23:35

Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  Fb_img93

NẾU TÔI CÓ ĐỆ TỬ RUỘT, CÓ NGƯỜI TÔI THƯƠNG THÌ TÔI SẼ ÉP BUỘC HOẶC NĂN NỈ HỌ HỌC THUỘC LÒNG PHẦN CHÚ GIẢI CỦA CHƯƠNG NÀY
---
Ai muốn mỗi đêm tụng kinh thì nên đọc trọn vẹn phần Chú giải của phẩm này, gồm toàn giáo lý tinh hoa hàng đầu của Phật Pháp đặc biệt về A-Tỳ-Đàm và Vipassana lẫn Samatha.
- Nếu tôi có đệ tử ruột, tôi có người mà tôi thương thì tôi sẽ ép buộc hoặc năn nỉ họ học thuộc lòng phần Chú giải của chương này "Chương Một Con Người" rất xuất sắc hay và dài lắm.
- Thí dụ như thế nào là chư Phật đã đến như vậy, đã đi như vậy ?Tức là từ kiếp này chư Phật đã đi như thế nào trong đây có nói, chẳng hạn Đức Phật Tỳ Bà Thy cho đến Đức Phật Ca Diếp đã từ đây mà ra đi mà ra đi như thế nào ? Chư Phật đã ra đi bằng cách :
-
Dùng niệm ly dục mà bỏ tham dục
Đã bỏ sân tâm bằng tâm vô sân
Đã dùng niệm ánh sáng để bỏ hôn thuỵ
Dùng chánh định để đối phó trạo hối
Dùng trạch pháp giác chi để bỏ hoài nghi
Dùng trí mà bỏ vô minh
Dùng pháp hỷ mà bỏ bất mãn
Dùng sơ thiền mà loại bỏ năm triền
Dùng nhị thiền mà bỏ tầm tứ
Dùng tam thiền mà bỏ hỷ
Dùng tứ thiền bỏ khổ lạc
Dùng hư không vô biên mà bỏ sắc tưởng
Vượt qua hư không vô biên để mà đắc thức vô biên
Vượt qua thức vô biên để đắc vô sở hữu xứ
Vượt qua vô sở hữu xứ để đắc phi tưởng phi phi tưởng
Tùy quán vô thường để bỏ ý niệm thường hằng
Tuỳ quán khổ đau để từ bỏ ý niệm về hạnh phúc
Tuỳ quán về vô ngã để từ bỏ ngã tưởng.
-
Toàn bộ Pháp tu nằm hết trong chương này, coi như một người dốt đặc chữ chưa đầy một lá me không biết giáo lý gì hết cứ học thuộc lòng đoạn này, nếu mà viết qua trang giấy học sinh thì tôi nghĩ cũng không có nhiều lắm.
- Đây là phần tóm tắt và dĩ nhiên cái này ghi xong học thuộc lòng phải đi kiếm thầy để mà hỏi, chứ còn cái này nó giống như là chú Lăng Nghiêm vậy đó, đây mới là tinh hoa của Phật Pháp. Đây là hành trình tu chứng của tất cả chư Phật ba đời mười phương đều giống hệt nhau trong kiếp chót, cho nên từ đó ra đi, các ngài được gọi là đã ra đi như vậy.
----
Sư Giác Nguyên
(Chép lại bài giảng của Sư ngày 18-12-2017)
Như Lai Đã Ra Đi Như Vậy
---------
-
Mô Phật con cảm niệm công đức của Sư
Lời dạy hữu ích cho chúng sanh
Học Thuộc đi.. Tất cả những người bạn của tôi, rồi các bạn sẽ có lúc muốn tìm hiểu, các bạn sẽ như người trong bóng đêm, trong tay có công tắc, bật lên ánh sáng sẽ tràn về, cho bạn thấy rõ đường đi mà không sợ bị lạc đường..
-
---------
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11361
Registration date : 08/08/2009

Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên    Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  I_icon13Tue 20 Apr 2021, 12:49

Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  Fb_img94


* TẠI SAO TA PHẢI TU BẰNG HƠI THỞ.?
----
Bởi vì hơi thở là hiện tượng lý tưởng nhất để ta nhận ra hoạt động và sự tồn tại ngắn ngủi của thân tâm.
- Không một hoạt động nào của cơ thể lại thường trực và dễ nhận ra như hơi thở.
- Ví dụ tuần hoàn của máu huyết thì tuy là liên tục và thường trực nhưng làm sao mình cảm nhận được? Còn những tư thế sinh hoạt như ăn uống, nằm ngồi, đi đứng, nhai nuốt, gãi vuốt, chà xát, cầm lên để xuống, tiểu tiện, tắm giặt,… thì lúc có lúc không.
- Chỉ có hơi thở. Hơi thở là hoạt động thường trực nhất mà dễ nhận ra nhất trong người mình.
- Còn những cái kia thường trực mà khó nhận ra.
- Chỉ quan sát hơi thở thì ta mới toàn tâm toàn ý dốc hết sự chuyên chú vào đề mục, vào tấm thân này cùng với những biến chuyển tâm lý đi kèm.
- Đây! Tôi đang thở ra bằng sự hờn giận.
- Đây! Tôi đang thở ra bằng sự ghen tuông, sợ hãi, tiếc nuối, áy náy, ray rứt, thao thức, trăn trở…
- Không có hiện tượng nào trong cơ thể của mình lý tưởng hơn hơi thở.
- Quý vị tìm cho tôi đi. Những hoạt động thường trực khác là quá sâu kín, quá trìu tượng.
- Chỉ có hoạt động hơi thở là cái mình có thể theo nó, dựa vào nó để nhận ra thân tâm này, bản chất của nó ra sao.
- Tức là dựa vào hơi thở mình mới thấy được "À, thì ra sự tiếp nối buồn và vui liên tục như vậy, sự tiếp nối của cảm giác dễ chịu và khó chịu liên tục như vậy."
- Không quan sát hơi thở thì chúng ta khó bề mà nhận ra được sự biến chuyển liên tục, thường trực, thường xuyên của tấm thân này.
* Chỉ quan sát hơi thở.
- Quan sát tâm thì lại là đề mục khác.
- Trong bài kinh này Đức Phật nhìn căn cơ của những vị Tỳ kheo đang ngồi trước mặt mà Ngài giảng về đề mục thân hành tùy niệm.
- Ở một chỗ khác, thì Ngài lại dạy quán thân quán thọ, quán pháp.
- Nhưng ở đây, ngay chỗ này, Ngài nói về thân hành niệm.
- Một lần đó Đức Phật và chư tăng sau một chuyến du hành hoằng hóa lâu ngày, chuyến đi đường xa trở về chùa Kỳ Viên.
- Buổi chiều đó chư tăng ngồi với nhau.
- Các vị phàm tăng nhắc lại chuyến đi.
- Một vị thích hồ thì nói rằng: “Ở yên một chỗ đâu ngờ trên đời này lại có những cái hồ đẹp vậy.”
- Vị thích rừng thì nói: “Đâu ngờ trên đời lại có những cánh rừng đẹp vậy.”
- Có vị thích suối, thích hoa, thích ong bướm, có vị thích ngã ba sông bát ngát, những cánh đồng ngút mắt.
- Đức Thế Tôn từ hương thất bước qua giảng đường, ở đó lúc nào cũng có chỗ ngồi sẵn cho Ngài, Ngài bước vào ngồi xuống và hỏi: “Các ngươi đang bàn chuyện gì?” Câu chuyện bị gián đoạn bởi sự có mặt của Như Lai.
- Chư tăng thưa họ đang nhắc lại những nơi chốn đã đi qua.
- Đức Phật dạy rằng: "Này các Tỳ kheo, không có vùng đất nào đáng để chúng tay lưu tâm chú ý cho nhiều bằng cái thân này, cái tâm này.
- Thân tâm này chứa hết vũ trụ trong đó, siêu đọa hay giải thoát mai sau đều nằm hết ở đây”.
- Tức là mai này mà mình có thành Bill Gates hay Steve Jobs, có giàu, có giỏi, có tiếng tăm, hay vô danh, nghèo đói dưới gầm cầu, mái hiên hay con giòi, con bọ dưới cống, hay phạm thiên trên các cõi, thì tất cả các điều đó đều khởi đi từ thân tâm này.
,* Có đúng không?
- Bây giờ tự nhiên có người ăn rồi là chui vô một góc ngồi hít thở.
- Khi nào có dịp bố thí thì đi bố thí, có dịp đi phục vụ thì đi phục vụ, có dịp nghe pháp thì đi nghe pháp.
- Còn hễ không chuyện gì thì liền chạy về góc ngồi lim dim.
- Đời sống người đó nhìn thì có vẻ hình như hơi bị hâm, không bình thường.
- Nhưng mình đâu có ngờ người đó đang từng ngày từng ngày làm 2 chuyện sau đây:
* Một là đang đổ nhựa cho con đường giải thoát, mai này chiếc xe của họ cứ lăn bánh mà đi thôi.
* Hai là trong thời gian chờ đợi giải thoát thì họ đang kiến tạo những khu vườn, những lâu đài, hồ nước, hoa viên cực đẹp mà mình không ngờ.
- Bởi vì họ đang tu.
- Cứ quởn là ngồi thiền chỉ, thiền quán. Còn có dịp thì bố thí, phục vụ, nghe pháp.
- Quý vị tưởng tưởng đó có phải là kiểu sống đang đổ nhựa cho đường giải thoát, đang âm thầm xây những lâu đài hoa viên cho kiếp sau không? Chính xác là đúng!
- Thay vì bàn bạc về phong cảnh này phong cảnh kia thì họ quay về với tấm thân này và họ xử lý nó.
- Họ đã ngẫu nhiên, tình cờ, âm thầm kiến tạo ra cảnh giới cho họ có mặt mai này trong thời gian họ trên đường giải thoát sinh tử.
- Qua thân hành niệm, hành giả mở ra con đường giải thoát và âm thầm kiến tạo những lạc cảnh tuyệt vời cho mai sau.
- Xưa nay ta chỉ cử động theo ý thích nên ta sống thất niệm, phóng dật, lúc buồn lúc vui không kiểm soát.
- Sinh hoạt kiểu đó một tỉ năm cũng chỉ là tạo nhân sanh tử.
- Nay biết pháp môn thân hành niệm, ta thở ra thở vào cũng là thở công đức, đi đứng nằm ngồi bằng niệm và tuệ đều là hoạt động công đức.
- Mỗi nhúc nhích đều là công đức.
- Phải tin như vậy, có chết cũng phải hiểu như vậy.
- Bởi vì niệm và tuệ là tâm lành.
- Nếu đủ duyên thì chứng thánh ngay đời này.
- Còn chưa đủ duyên thì đi cầu cũng là công đức.
- Chải tóc, rửa mặt, lau mặt, xức dầu,... tất cả đều là công đức.. Vì sao? Vì mình sống bằng niệm.
- Hôm nay mình học thân hành niệm mới thấy cái đề mục này sâu lắm.
- Nghĩa là từ khi có được cái pháp này, thì có dịp mình vẫn đi bố thí.
- Bố thí là vitamin C, còn trì giới là calcium, còn những công đức khác là vitamin B1, B6, B12.
- Mình không thể nào lấy thuốc bổ này thay thuốc bổ kia được.
- Thân hành niệm nói riêng, và tứ niệm xứ nói chung là tu tập đường tuệ học.
- Nhưng mà không phải vì vậy mà mình bỏ lơ những cái khác.
- Cả vitamin C và calcium đều là những thứ cần thiết.
- Nhưng mình còn cần bao nhiêu thứ khác nữa, còn cần sắt, magnesium nữa chứ.
- Có dịp thì vẫn đi tụng kinh, đi lễ Phật, vẫn nghe pháp, bố thí, vẫn phục vụ người khác, vẫn quét tước, dọn dẹp, rửa chén như bình thường.
- Nhưng tất thảy những hoạt động lớn nhỏ đều được diễn ra trong chánh niệm.
- Như vậy thì lúc bấy giờ hít thở cũng là công đức.
- Gãi lưng, vuốt tóc là công đức.
- Đi cầu không giúp ai mà cũng là tạo phước.
- Tôi nói hơi toẹt móng heo như vậy nhưng phải nói như vậy.
- Vì tất cả đều làm trong chánh niệm.
- Cái gì làm trong chánh niệm thì cái đó là công đức.
- Khi anh sống trong chánh niệm thì thế giới biến đi một mầm loạn.
- Đó là vô úy thí .
* Nhắc lại có 3 loại thí:
1) TÀI THÍ là cho vật chất,
2) PHÁP THÍ là chia sẻ kiến thức phật pháp,
3) VÔ ÚY THÍ là khiến mình không còn là mối đe dọa cho bất cứ ai.
- Quý vị đừng có nói rằng quý vị tay yếu chân mềm, xưa nay quý vị nhút nhát không có lòng hại ai nên quý vị không là mối đe dọa cho ai.
- Hãy bỏ tư tưởng đó đi vì nó rất là sai.
- Quý vị có ốm yếu, thiếu máu, kiệt sức nhưng nếu quý vị có cái tật nói xấu, nhiều chuyện, nói đâm thọc người khác thì quý vị đã là mối họa cho nhiều người rồi.
- Quý vị có thể hoàn toàn khiến cho người ta tan nhà nát cửa bằng một cái email, một cú phone, một tin nhắn.
- Biết bao nhiêu người đã tự tử vì kẻ khác lấy hình họ đăng trên facebook, để họ nhục mà tự tử chết.
- Khi thân nhau thì kể cho nhau nghe những bí mật, lúc ghét nhau thì khai quật bí mật của nhau.
- Vì vậy mình đừng nói rằng sống chánh niệm là vô nghĩa với tha nhân.
- Kiểu sống chánh niệm tự thân nó đã là vô úy thí, là một pháp bố thí, vì người sống chánh niệm khiến mình trở nên vô hại đối với thiên hạ.
---------
Trích bài giảng Kinh Tăng Chi số 023
Sư Giác Nguyên
---------

Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
Sponsored content




Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên    Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Diệp mã nhi phú - Nguyễn Phi Khanh
» NHẠC LÊ KHANH
» Lý Thuyết Và Hành - Động Tuệ Khanh
» Tản Đà toàn tập
» Truyện Kiều - Nguyễn Du
Trang 1 trong tổng số 9 trangChuyển đến trang : 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện sáng tác, truyện kể ::   :: mytutru-